Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giám Đốc Trường Kỹ Thuật Không Quân

Collapse
X

Giám Đốc Trường Kỹ Thuật Không Quân

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giám Đốc Trường Kỹ Thuật Không Quân


    Giám Đốc Trường Kỹ Thuật Không Quân

    KQ VÕ TƯ QUA ĐỜI
    Gman


    Gia Đình Kỹ Thuật và Tiếp Vận vừa thông báo, cựu Thiếu Tá Võ Tư đã qua đời tại Na-Uy ngày 23-1-2002 trong khi bị mổ tim. Thành thật chia buồn cùng tang quyến. Tarin65.

    Nhân dịp này, chúng tôi xin đề cập một phần về chức vụ cuối cùng của Thiếu Tá Võ Tư là Giám Đốc Trường Kỹ Thuật Không Quân tại Biên Hòa. Tại sao lại có Trường Kỹ Thuật Không Quân tại Biên Hòa và tại Tân Sơn Nhất nữa, trong khi phần lớn nhiệm vụ huấn luyện trong Không Quân chúng ta đều được trao cho Trung Tân Huấn Luyện Không Quân tại Nha Trang? Có lẽ ít người biết việc này nếu không liên hệ nhiều đến công tác huấn luyện trong chương trình Việt Hóa Chiến Tranh.
    Trong chương trình qui mô này, ai cũng thừa biết là Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang bị tràn ngập. Kể cả huấn luyện quân sự cũng phải nhờ các Trung Tâm Huấn Luyện Bộ Binh, như Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn chẳng hạn. Mà kết quả thật là bi đát. Quân nhân chỉ biết chào là nhiều lắm rồi, đừng đòi hỏi là biết quân kỷ, còn nói về các thứ khác thì xin tha, khỏi bàn.
    Còn trường Kỹ Thuật của TTHLKQ/Nha Trang thì lại cũng không kham nổi số quá nhiều khóa sinh. Trong khi đó, nhu cầu huấn luyện chuyên viên cơ khí và khung phòng trực thăng thì quá to. Vấn đề gửi khóa sinh du học Mỹ lại bị chương trình huấn luyện sinh ngữ gây trở ngại quá nhiều, nên không làm sao bảo đảm chương trình đúng chương lịch được. Chỉ có huấn luyện hoa tiêu trực thăng mới gửi sang Mỹ, và ai cũng biết có rất nhiều khóa sinh bị trả về nước khi các trường dạy lái của Lục Quân Không Binh Mỹ đóng cửa trước ngày 30-4-1975, do đó có người bị trả về nước, có người chưa kịp về nước đã được giải ngũ tại Mỹ và nay rất nhiều bác sĩ, kỹ sư, nhờ tham gia chương trình này mà đã sang Mỹ FREE, không tốn tiền máy bay, và khỏi vất vả như những người phải đi tù hay vượt biển.
    Do đó, Bộ Tư Lệnh Không Quân chúng ta phối hợp với Phái Bộ Cố Vấn tổ chức huấn luyện chuyên viên ngay trong nước, tại Nha Trang, Biên Hòa, và Tân Sơn Nhất, theo một chương trình đặc biệt mà tôi mạn phép kể sau đây.
    Trước hết là chuẩn bị tài liệu (handout) và huấn luyện huấn luyện viên.
    Tài liệu: Được soạn thảo từng chương ngắn gọn. Mỗi một chương dùng cho một lớp trong khóa học. Và một khóa gồm 12 lớp. Có hai vị nay vẫn còn tại tiền là KQ Trần Thú và KQ Nguyễn Tống Quốc Trảng. Hai vị này được gửi sang Mỹ khoảng một năm để chăm lo dịch thuật tài liệu, mỗi ngày chỉ ăn "per diem". Tài liệu là một "check list" ghi rõ từ trên tới dưới phải làm động tác gì để khóa sinh học tập. Câu văn ngắn gọn, dễ hiểu. Người dịch tài liệu chỉ dịch các đoản văn, chứ không dịch toàn câu. Khi vào computer thì các đoản văn đó sẽ tự động ráp lại thành câu văn của check list. Rồi computer sẽ in ra theo mẫu mực ấn định để phát cho khóa sinh sau này. Cái buồn cười của sự chuyển dịch qua computer là vấn đề words order. Ví dụ người Mỹ bảo là "mời cô ngồi chơi" mà câu tiếng Việt sẽ là "mời cô chơi ngồi". Do đó sau khi in bản thảo còn phải coi đi coi lại nhiều lần mới có một bản chấp nhận được để khóa sinh không hiểu sai những gì ghi trong check list. Tuy mất một năm, nhưng đối với toàn chương trình Việt Hóa Chiến Tranh thì giải quyết rất nhanh, hơn là cứ theo đường cũ mà đi thì chẳng được gì cả, vì vấn đề lớn nhất - xin nhắc lại - là vấn đề huấn luyện Anh ngữ cho khóa sinh.

    Huấn luyện giảng viên: Huấn luyện giảng viên cho khóa học cũng rất đặc biệt. Những người sẽ trở thành giảng viên cho các khóa học sau này tại Việt Nam được gửi sang Mỹ để học làm giảng viên cho một lớp của khóa học liên hệ mà thôi. Nếu khóa học có 12 lớp thì có 2 người tập dạy lớp 1, hai người tập dạy lớp 2...cho đến lớp 12. Những ông thầy này chỉ biết dạy cho lớp liên hệ, còn những lớp khác, ông ta cũng chưa được học chứ nói gì để dạy. Sau khi về nước, thì các ông thầy mới tuynh này bắt tay vào việc, vì trợ huấn cụ đã được trang bị sẵn sàng tại các trường kỹ thuật vừa kể ở trên.

    Tới đây, xin kể về chương trình gửi khóa sinh vào trường để thụ huấn khóa học liên hệ. Chương trình này được mệnh danh "smooth flow operation". Nghĩa là , thời lượng của một lớp học là một tuần lễ, thì mỗi tuần phải bôm vào hệ thống một số lượng khóa sinh vào lớp 1 đúng như sĩ số mà trường chấp nhận được, không trên không dưới. Tuần kế tiếp thì lớp 1 lên lớp 2, và ta bôm vào một số khóa sinh cho lớp 1. Và cứ thế mà tiếp diễn cho hết nhu cầu huấn luyện trong ngành liên hệ. Sau khi hoàn tất chương trình này, ta đã đạt mức đào tạo nhanh theo thời gian, và phẩm chất huấn luyện cũng chấp nhận được. Tất nhiên, công việc bổ nhiệm các khóa sinh về đơn vị khi mãn khóa cũng được phối hợp nhuần nhuyễn để tránh quá nhiều khóa sinh kẹt lại ở Bộ Tư Lệnh Không Quân. Đáng lý ra thì khóa sinh phải được bổ nhiệm thẳng từ quân trường sau khi mãn khóa đến các đơn vị Không Quân, nhưng việc đó đã không thực hiện được vì lý do hành chánh chậm chạp, và nhất là cứ lo cứu xét cho ai về đâu, và cứu xét các đơn xin xỏ linh tinh. Âu cũng là tệ trạng của xã hội Việt Nam.

    Buồn cười nhất là số phận của các huấn luyện viên. Vì họ chưa tốt nghiệp như khóa sinh của họ. Khóa sinh tốt nghiệp vì đã thông qua 12 lớp, trong khi huấn luyện viên chỉ biết có một lớp. Do đó, sau khi hoàn tất chương trình, các huấn luyện viên luân phiên dạy cho nhau. Khi họ tốt nghiệp thì trở thành chuyên viên như khóa sinh của họ, nhưng về đơn vị trễ hơn nên phải qua chương trình huấn luyện thực nghiệp, để xác định khả năng trong ngành nghề thì họ cũng lại chậm hơn khóa sinh của họ. Về cấp bậc thì họ phải được kể như có thâm niên quân vụ nhiều hơn khóa sinh của họ, có thể xét đặc cách cho họ thăng cấp sớm hơn, nhưng khả năng chuyên môn sẽ không tương xứng với cấp bậc thì cũng là điều đáng tiếc.

    Chương trình huấn luyện này là do công thiết kế của Phòng Kế Hoạch thuộc Văn Phòng Tham Mưu Phó Huấn Luyện của BTLKQ. Các anh KQ Nguyễn Minh Tiên và cố KQ Nguyễn Xuân Cương là hai dũng tướng của kế hoạch này, phối hợp với Phái Bộ Cố Vấn. Một phòng sở khác cũng rất ư là bận, đó là Phòng Điều Hành Huấn Luyện thuộc Văn Phòng Tham Mưu Phó Huấn Luyện do KQ Bồ Đại Kỳ làm Trưởng Phòng. Nhắc lại chuyện cũ, chúng tôi thành thật bái phục tinh thần phục vụ của các vị này.

    Đại khái là như vậy, khi cựu Thiếu Tá Võ Tư làm Giám Đốc Trường Kỹ Thuật Không Quân tại Biên Hòa. Nhân dịp tang anh Tư, tôi nhắc lại công việc mà anh quản xuyến trước kia đã nằm trong một thời rất nguy cập và hỗn độn vì bao nhiêu vấn đề mà chúng ta đã phải đối phó. Anh Tư cũng đã chia sẻ với những người phụ trách huấn luyện như chúng tôi bao nhiêu nhọc nhằn, chắc cũng đã có lúc bấn xúc xích vì những chuyện đâu đâu, nhưng chúng tôi rất hài lòng về những việc đã làm trong quá trình Việt Hóa Chiến Tranh. Nhắc lại chuyện cũ cho thấy Không Quân Việt Nam lúc bấy giờ cũng khá trưởng thành về mặt quản lý nhờ các lớp dạy về công cụ quản lý như PRAISE của KQ Cung Thúc Cần tại Bộ Tư Lệnh Không Quân và tại các đơn vị.
    Một lần nữa, chúng tôi thành thật chia buồn cùng gia đình cựu Thiếu Tá Võ Tư, và cùng Gia Đình Kỹ Thuật & Tiếp Vận Không Quân.

    Gman


    Last edited by Phòng Trực; 01-30-2013, 08:41 AM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X