Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang

Collapse
X

Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang

    CÁI NÔI CỦA KHÔNG QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA
    TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN KHÔNG QUÂN NHA TRANG
    Đằng Vân


    Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975 cho đến nay vẫn còn nhiều uẩn khúc tuy rằng nếu xét cho cùng thì vẫn còn nhiều yếu tố mà chúng ta không lường được, nhất là trong khi quân lực chỉ là một trong những công cụ nằm trong tay những người lãnh đạo dùng để đạt được mục tiêu quốc gia, những trang thiết bị chúng ta dùng đều do bạn Ðồng Minh viện trợ nên khi họ đã đạt được một thỏa thuận nào đó trên bàn cờ quốc tế thì họ bỏ đi, nhưng với trên 50,000 quân nhân Mỹ và trên một triệu quân nhân Việt Nam đã hi sinh cho một "chính nghĩa đã mất", nước Mỹ, một cường quốc chưa bao giờ thua trận, đã có một trách nhiệm tinh thần sau cuộc chiến tại Việt Nam, nên nhân dân Mỹ đã hào phóng tiếp đón chúng ta hầu đền đáp một phần nào những mất mát đau thương mà quân dân ta phải hứng chịu.

    Nhưng riêng cho Không quân VNCH, ngày 30 tháng tư 1975 có thể nhìn dưới khía cạnh như một trang thanh niên đang ở lứa tuổi đôi mươi, lứa tuổi sung mãn nhất thì bị cố sát, đó là nhận xét của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, khi viết phần nhập đề cho cuôn sách "Flying Dragons, the South Vietnamese Air Force" tác giả là Robert C Mikesh, một Sĩ Quan Ðiều Không Tiền Tuyến (Forward Air Controller) tại Việt Nam trong nhửng năm 60.

    Sự phát triển của KQVN gắn liền với những biến chuyển của thời cuộc, vào năm 1951 với 4 phi đoàn gồm những loại phi cơ quan sát bà già và vận tải cơ cánh quạt cũ kỹ thường dùng cho những phi vụ liên lạc, cho tới năm 1975 KQVN đã trưởng thành với hơn 60 phi đoàn phần lớn là phản lực cơ đủ loại hiện đại, đứng hàng thứ tư trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Liên Sô và Trung Cộng, và từ quân số hơn 1,000 đã lên đến 70,000 người, từ cấp phi đoàn đã lên đến cấp sư đoàn KQ, với trên 2,000 phi cơ đủ loại.
    Ngay từ khi Quân Ðội Việt Nam được thành lập vào năm 1950, một Trung tâm huấn luyện Không quân, dưới sự bảo trợ của Không Quân Pháp, đươc thiết lập tại Nha Trang vào năm 1951 để đào tạo một số chuyên viên về bảo trì, về vô tuyến và những ngành khác cho KQVN, chủ yếu là có khả năng bảo trì loại phi cơ đơn giản như phi cơ Morane Saulnier 500 mà KQ Pháp dự trù sẽ chuyển giao cho KQVN, phi cơ MS.500 có thể nói là cái "phôi" của Không Lực VNCH, tuy rằng nó xấu xí, chậm chạp, tôc lực khoảng 60 mph, bộ bánh đáp dài thoòng thiếu thẩm mỹ nhưng chịu đựng được những vụng về của khóa sinh khi hạ cánh, hoặc những lồi lõm của những sân bay hành quân, nhưng đó là những bước đi chập chững của một Không Lực hùng mạnh nhất Ðông Nam Á sau này, khiến nhiều quốc gia sau này trên đà tiến triển đã lấy đó làm gương mẫu để thành lập Không quân của mình.

    Cùng thời gian này một số khóa sinh được tuyển chọn gởi đi du học tại các trường huấn luyện của Pháp như tại Salon de Provence (Học viện Không Quân Pháp), Avord (vận tải), Aulnat (bay vỡ lòng trên phi cơ Stamps), Rochefort và Chamberry (cơ khí), Auxerre(truyền tin) và tại Bắc Phi như Marrakech, Meknes, Khouribga, Blida và Fez (khu trục, oanh tạc, điều hành viên), sau này họ đều nắm những chức vụ quan trọng tiêu biểu như các niên trưởng Trần Văn Hổ, Nguyễn Xuân Vinh, Ðặng Đình Linh, Nguyễn Cao Kỳ, Huỳnh Hữu Hiền, Hà Xuân Vịnh, Nguyễn Ngọc Loan, Vũ Thượng Văn, Dương Thiệu Hùng ...

    Căn cứ Không Quân Nha Trang là một căn cứ lâu đời nhất trong các căn cứ quân sự tại Việt Nam, với ưu điểm về địa thế có núi và biển, khí hậu ôn hòa thời tiết tốt lý tưởng cho việc huấn luyện phi hành nên vào tháng ba 1952, khóa hoa tiêu quan sát đầu tiên được khai giảng tại Nha trang do các huấn luyện viên người Pháp đảm nhận gồm 14 khóa sinh (4 sĩ quan và 10 dân sự), những sĩ quan khóa sinh, những người tiên phong có vinh dự đưa màu cờ của Không Quân Việt Nam vào không gian góp mặt với Không quân thế giới là niên trưởng Nguyễn Ngọc Oánh, Võ Dinh, Từ Bộ Cam, Phạm Long Sửu Nguyễn Thế Anh cùng những bạn của khóa 1 hoa tiêu năm 1952. Trong khóa học, một tai nạn đáng tiếc đã khiến khóa sinh Nguyễn Tam Ðăng tử nạn khi đơn phi, anh được truy thăng Thượng Sĩ, mặc nhiên trở thành người đầu tiên hi sinh cho KQVN. Khi mãn khóa vị khóa sinh thủ khoa, Th/úy Phạm Long Sửu mang văn bằng hoa tiêu quân sự số 1 của KQVN, các khóa sinh dân sự tùy theo thứ bực khi thi mãn khóa được mang cấp bậc từ thiếu úy tới thượng sĩ. Với những chuyên viên kỹ thuật và nhân viên phi hành tốt nghiệp, sau một thời gian thực tập trong những đơn vị KQ Pháp, tháng 10 năm 1953, một trong những đơn vị đầu tiên được bàn giao cho KQVN là Ðệ Nhất Phi Ðoàn Quan Sát và Trợ Chiến đồn trú tại Tân Sơn Nhất, Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh là vị chỉ huy trưởng đầu tiên của phi đoàn này.

    Về tổ chức KQVN chỉ được gọi là Phòng Không Quân trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu do Th/tướng KQ Pháp Cuffaut chỉ huy, sau Ðại Tá Sagon thay thế.
    Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân là một đại đơn vị trực thuộc Phòng Không Quân và đồn trú trong căn cứ không quân Pháp mang tên Base Aérienne No. 194 Nhatrang, TTHLKQ được gọi tắt là CIAVN (Centre d'Instruction Aérienne du Viet Nam)

    Căn cứ Không Quân Nha Trang còn có tên là căn cứ Colonna, bộ chỉ huy nằm tại địa điểm của TTHL sau này, còn TTHLKQ lúc đầu chỉ gồm trong khu U và mấy dẫy nhà bên cạnh phi cảng dân sự mà thôi. Vị chỉ huy trưởng Th/Tá Carret và hai sĩ quan phụ tá Ð/Úy Sai và Ð/Úy Nhiêu phụ trách Ðại đội Hành chánh và Khối Huấn luyện gồm ba trường: hoa tiêu, quan sát và cơ khí. Sân cờ và vừa là sân tập thao diễn cơ bản quân sự chỉ cách đường lộ có hàng rào kẽm gai nên những hành khách trên xe đò Nha Trang Cầu Ðá có thể nhìn thấy những sinh hoạt của TTHLKQ nhất là những buổi chào cờ vào sáng thứ hai mỗi tuần hoặc những buổi lễ mãn khóa.

    Trường Hoa tiêu do Tr/Úy Fatio phụ trách và Trường Quan sát do Tr/Úy Desbordes cùng một số hạ sĩ quan huấn luyện viên như Th/Sĩ Vallière, Th/Sĩ Tocken..., sau này được bổ sung thêm những hoa tiêu mới như Th/Úy Dương thiệu Hùng, Mai Văn Hạnh, Trần Bá Quy, Nguyễn Văn Khánh...

    Với những phương tiện huấn luyện cũ kỹ và có thể nói là thô sơ KQVN đã khắc phục được nhiều khó khăn lúc ban đầu, nhất là về mặt tinh thần khi các khóa sinh mới chân ướt chân ráo bước vào ngưỡng cửa của Không Quân đã phải chứng kiến và tham dự buổi đưa đám theo đúng lễ nghi quân cách của một bạn đồng đội mới tử nạn trong lúc đơn phi, máy truyền tin liên lạc giữa phi cơ và đài kiểm soát khi bay tập trong vòng phi đạo thường hay trục trặc nên khóa sinh phải dùng cờ hiệu xanh đỏ tại đầu phi đạo để báo cho biết là "được phép đáp" "clear to land" hoặc là "tống ga bay lại" "go around", sự việc trên đôi khi gây trở ngại cho những phi cơ khác khi đi và đến Nha Trang, nhất là phi cơ dùng cho huấn luyện lại không sơn màu vàng cho dễ nhận, khi phải thực tập đáp sân ngắn các khóa sinh phải bay xuống Trại Cá, một phi đạo nhỏ phía Tây thị xã Ba Ngòi, Cam Ranh, những ngày này thường được tổ chức như một buổi picnic, sáng sớm một số khóa sinh và các bạn cơ khí viên đi bằng đường bộ mang các dụng cụ cần thiêt để sửa chữa cùng với những y tá của bệnh xá với đồ ăn thức uống ...tuy vậy các khóa đào tạo hoa tiêu vẫn tiếp tục cho đến khi mãn khế ước với KQ Pháp và TTHL tiếp nhận loại Phi cơ Cessna L-19 vào năm 1956 sau khi các phi đoàn quan sát thay thế các phi cơ MS 500 bằng loại phi cơ mới này, về khía cạnh an phi TTHL đã có rất ít tai nạn trong khi huấn luyện, Th/Úy Trương Hiệp khóa sinh tử nạn năm 1955, Tr/Úy Nguyễn Đình Huệ huấn luyện viên và một khóa sinh tử nạn vào năm 67 khi vào cận tiến đường bay 30, phi cơ bị cuốn vào vòng gió xoáy của một chiếc vận tải cơ C-130's vừa mới cất cánh trước đó năm phút, nhưng thành phố Nha Trang lại phải chấp nhận những tai họa của những thành phố gần sân bay như vào tháng 8 năm 1965, một oanh tạc cơ B-57 Canberra của KQ Mỹ đã rớt vào ngay trung tâm thành phố trên đường Ðộc Lập gây tử thương cho hơn 12 thường dân, Phi hành đoàn đã nhảy dù vô sự, và cuối năm 1970, một chiến đấu cơ F-100's Super Sabre đáp khẩn cấp trên phi đạo 12 đã trườn qua tỉnh lộ Nha trang Cầu Ðá chém ngang một chiếc xe Lam không may vừa chạy tới khiến một số hành khách chết và trọng thương, một phi cơ của Hàng Không Việt Nam, hư thắng khi hạ cánh đường bay 30 phát hỏa khi đâm vào một xóm nhà trong khu Xóm Mới ...

    Ðầu năm 1955 các hoa tiêu huấn luyện tại Pháp bắt đầu về nước, việc bàn giao quyền chỉ huy KQVN cho các sĩ- quan Việt Nam được diễn ra vào ngày 1 tháng Bảy 1955 tại Nha Trang sau một buổi duyệt binh, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã tuyển chọn Tr/Úy Trần Văn Hổ , đặc cách thăng cấp Th/Tá, giữ trách vụ chỉ huy KQVN, Phòng KQ trước kia nằm trong khuôn viên của Bộ Tổng Tham Mưu tại đường Trần Hưng Ðạo được chuyển về một khu biệt thự số 110 đường Testard, sau đổi tên là đường Trần Quý Cáp, rồi tới năm1957 được đổi danh xưng là Bộ Tư Lệnh KQVN và chuyển vào căn cứ Tân Sơn Nhất. Ngày 1 tháng Bảy là một ngày đầy ý nghĩa của KQVN, là ngày Không Quân VN trở thành một quân chủng riêng biệt tách rời khỏi Lục quân, là ngày KQVN tách rời khỏi KQ Pháp và quan trọng hơn cả, đó là ngày ra đời của KQVN.
    Một tuần lễ sau , Th/Tá Nguyễn Ngọc Oánh tiếp thu toàn bộ căn cứ Nha Trang, mang tên Căn Cứ 12 (căn cứ đầu tiên của KQVN) và KQVN bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển, hàng ngàn sinh viên, học sinh ưu tú đua nhau gia nhập Không Quân vì lý tưởng cao đẹp cũng như hào khí của sĩ phu thời chiến luôn được nêu cao trong cuốn Ðời Phi Công của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, cũng như những hình ảnh của "nghiệp bay" được thi vị hóa và mô tả như một bức tranh đẹp, "các anh sẽ cười vang trong khói súng và quay tròn trong mây biếc. Ánh lửa lòe bên cánh phải rực rỡ hơn màu hoa phượng và đồn địch nổ tung trời phải huy hoàng hơn vạn ánh nến liên hoan.."

    TTHLKQ bắt đầu tiếp nhận những trang thiết bị tối tân hơn, những phi cơ North American T-6G được dùng cho việc nâng cấp sau khi các khóa sinh qua lớp vỡ lòng trên phi cơ L.19, sau đó là loại Cessna Skywagon với cái tên quen thuộc là U.17, cho đến khi các phi đoàn quan sát mới được thành lập sử dụng thêm loại U.17 thì TTHL lại tiếp nhận loại Cessna Skyhawk 172 được cải biến là T.41D và sau cùng để huấn luyện chuyển tiếp lên các loại phản lực cơ A-37 và F-5, đang được trang bị cho các phi đoàn khu trục của KQVN một số phản lực cơ huấn luyện T-37 và trực thăng UH-1 được chuyển giao cho TTHLKQ, đồn trú tại căn cứ Phan Rang, Phi đoàn 920 với phản lực cơ T-37 do Th/Tá Ðàm Thiện Ngươn Phi đoàn Trưởng, là ngưỡng cửa của các hoa tiêu bước vào giai đoạn phản lực.

    Các trường khác được tuần tự thành lập theo đòi hỏi của nhu cầu như trường Anh ngữ chuẩn bị ngoại ngữ cho những khóa sinh sẽ đi du học và tu nghiệp tại Hoa Kỳ, trường Kỹ thuật, trường Truyền tin điện tử, trường Quân sự , truờng Quan sát, trường Mưu sinh và Thoát hiểm, nhiều lớp hoặc khóa học bổ túc được khai giảng tùy theo nhu cầu, trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp tiêu chuẩn hóa khả năng lãnh đạo các cấp Ðoàn trong Không Quân. Ngoài ra những hoạt động của Không Quân cũng gia tăng theo nhịp độ của chiến trường, nên TTHLKQ phải đưa các khóa sinh đi bay tập tại phi trường Dục Mỹ để dành phi đạo Nha Trang cho các đơn vị hành quân.

    Với phương châm "Luyện Cần Huấn Cẩn", TTHLKQ từ thuở ban đầu với những trang bị có thể nói là của thời "đồ đá" đã dần dần trưởng thành, đã đào tạo được hàng chục ngàn chuyên viên cho đất nước, góp phần vào việc bảo vệ tổ quốc và bầu trời, từ cái "Flintstone Airforce" ấy "Vietnamese Airforce" đã giật được giải "Topgun" khi thi đua với các bạn Ðồng Minh tại xạ trường Okinawa vào đầu thập niên 70. Ðược như vậy, thiết tưởng cũng là nhờ sự lãnh đạo khéo léo của những niên trưởng tài ba đã đem những kinh nghiệm trên chiến trường áp dụng và cải tiến các chương trình huấn luyện cho phù hợp với đà lớn mạnh của Không Quân.

    Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên của thời cuộc, niên trưởng Nguyễn Ngọc Oánh là vị Chỉ huy Trưởng đầu tiên và cũng là vị Chỉ huy Trưởng sau cùng của TTHLKQ Nha Trang.

    Ðã gần ba chục năm qua, thời gian trôi qua mau, nhưng chưa đủ để chúng ta không khỏi cay đắng ngậm ngùi nuối tiếc một sự mất mát to lớn cùng với những hi sinh của nhiều bạn đồng đội, để những hi sinh những mất mát này không phải là vô ích và tàn theo thời gian, thiết tưởng anh em Không Quân chúng ta, những người sống sót của một thời khói lửa trong cuộc đấu tranh vì một lý tưởng cao đẹp, vì lý tưởng tự do, có bổn phận và nhiệm vụ duy trì tình đồng đội, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của một quân chủng hào hùng, phảng phất đôi nét lãng mạn của những trang hiệp sĩ thời Trung cổ, đã không xá gì những hiểm nguy, xông pha nơi trận mạc, dẹp bất công và bạo tàn đem lại ấm no hạnh phúc cho toàn dân, để rồi tuy chúng ta chưa làm được gì cho đất nước thì con cháu chúng ta vẫn tự hào và hãnh diện vì cha ông chúng đã một thời đưa Tổ Quốc vào Không Gian.

    Virginia, mùa Ðông năm 2003
    Ðằng Vân

  • #2
    Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang

    Last edited by SVSQKQ; 01-26-2013, 09:39 AM.

    Comment


    • #3
      Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang

      Comment


      • #4



        Comment


        • #5
          Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang

          Comment


          • #6
            Phiếu Danh Bộ - Không Quân

            Comment


            • #7
              Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang



              Comment


              • #8
                Chắp cánh

                Một vài hình ảnh lễ mãn khoá của khoá 1 HTTT Biên Hoà năm 1974.

























                Comment


                • #9



                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi Tn07 View Post
                    CÁI NÔI CỦA KHÔNG QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA
                    TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN KHÔNG QUÂN NHA TRANG
                    Đằng Vân


                    Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975 cho đến nay vẫn còn nhiều uẩn khúc tuy rằng nếu xét cho cùng thì vẫn còn nhiều yếu tố mà chúng ta không lường được, nhất là trong khi quân lực chỉ là một trong những công cụ nằm trong tay những người lãnh đạo dùng để đạt được mục tiêu quốc gia, những trang thiết bị chúng ta dùng đều do bạn Ðồng Minh viện trợ nên khi họ đã đạt được một thỏa thuận nào đó trên bàn cờ quốc tế thì họ bỏ đi, nhưng với trên 50,000 quân nhân Mỹ và trên một triệu quân nhân Việt Nam đã hi sinh cho một "chính nghĩa đã mất", nước Mỹ, một cường quốc chưa bao giờ thua trận, đã có một trách nhiệm tinh thần sau cuộc chiến tại Việt Nam, nên nhân dân Mỹ đã hào phóng tiếp đón chúng ta hầu đền đáp một phần nào những mất mát đau thương mà quân dân ta phải hứng chịu.

                    Nhưng riêng cho Không quân VNCH, ngày 30 tháng tư 1975 có thể nhìn dưới khía cạnh như một trang thanh niên đang ở lứa tuổi đôi mươi, lứa tuổi sung mãn nhất thì bị cố sát, đó là nhận xét của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, khi viết phần nhập đề cho cuôn sách "Flying Dragons, the South Vietnamese Air Force" tác giả là Robert C Mikesh, một Sĩ Quan Ðiều Không Tiền Tuyến (Forward Air Controller) tại Việt Nam trong nhửng năm 60.

                    Sự phát triển của KQVN gắn liền với những biến chuyển của thời cuộc, vào năm 1951 với 4 phi đoàn gồm những loại phi cơ quan sát bà già và vận tải cơ cánh quạt cũ kỹ thường dùng cho những phi vụ liên lạc, cho tới năm 1975 KQVN đã trưởng thành với hơn 60 phi đoàn phần lớn là phản lực cơ đủ loại hiện đại, đứng hàng thứ tư trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Liên Sô và Trung Cộng, và từ quân số hơn 1,000 đã lên đến 70,000 người, từ cấp phi đoàn đã lên đến cấp sư đoàn KQ, với trên 2,000 phi cơ đủ loại.
                    Ngay từ khi Quân Ðội Việt Nam được thành lập vào năm 1950, một Trung tâm huấn luyện Không quân, dưới sự bảo trợ của Không Quân Pháp, đươc thiết lập tại Nha Trang vào năm 1951 để đào tạo một số chuyên viên về bảo trì, về vô tuyến và những ngành khác cho KQVN, chủ yếu là có khả năng bảo trì loại phi cơ đơn giản như phi cơ Morane Saulnier 500 mà KQ Pháp dự trù sẽ chuyển giao cho KQVN, phi cơ MS.500 có thể nói là cái "phôi" của Không Lực VNCH, tuy rằng nó xấu xí, chậm chạp, tôc lực khoảng 60 mph, bộ bánh đáp dài thoòng thiếu thẩm mỹ nhưng chịu đựng được những vụng về của khóa sinh khi hạ cánh, hoặc những lồi lõm của những sân bay hành quân, nhưng đó là những bước đi chập chững của một Không Lực hùng mạnh nhất Ðông Nam Á sau này, khiến nhiều quốc gia sau này trên đà tiến triển đã lấy đó làm gương mẫu để thành lập Không quân của mình.

                    Cùng thời gian này một số khóa sinh được tuyển chọn gởi đi du học tại các trường huấn luyện của Pháp như tại Salon de Provence (Học viện Không Quân Pháp), Avord (vận tải), Aulnat (bay vỡ lòng trên phi cơ Stamps), Rochefort và Chamberry (cơ khí), Auxerre(truyền tin) và tại Bắc Phi như Marrakech, Meknes, Khouribga, Blida và Fez (khu trục, oanh tạc, điều hành viên), sau này họ đều nắm những chức vụ quan trọng tiêu biểu như các niên trưởng Trần Văn Hổ, Nguyễn Xuân Vinh, Ðặng Đình Linh, Nguyễn Cao Kỳ, Huỳnh Hữu Hiền, Hà Xuân Vịnh, Nguyễn Ngọc Loan, Vũ Thượng Văn, Dương Thiệu Hùng ...

                    Căn cứ Không Quân Nha Trang là một căn cứ lâu đời nhất trong các căn cứ quân sự tại Việt Nam, với ưu điểm về địa thế có núi và biển, khí hậu ôn hòa thời tiết tốt lý tưởng cho việc huấn luyện phi hành nên vào tháng ba 1952, khóa hoa tiêu quan sát đầu tiên được khai giảng tại Nha trang do các huấn luyện viên người Pháp đảm nhận gồm 14 khóa sinh (4 sĩ quan và 10 dân sự), những sĩ quan khóa sinh, những người tiên phong có vinh dự đưa màu cờ của Không Quân Việt Nam vào không gian góp mặt với Không quân thế giới là niên trưởng Nguyễn Ngọc Oánh, Võ Dinh, Từ Bộ Cam, Phạm Long Sửu Nguyễn Thế Anh cùng những bạn của khóa 1 hoa tiêu năm 1952. Trong khóa học, một tai nạn đáng tiếc đã khiến khóa sinh Nguyễn Tam Ðăng tử nạn khi đơn phi, anh được truy thăng Thượng Sĩ, mặc nhiên trở thành người đầu tiên hi sinh cho KQVN. Khi mãn khóa vị khóa sinh thủ khoa, Th/úy Phạm Long Sửu mang văn bằng hoa tiêu quân sự số 1 của KQVN, các khóa sinh dân sự tùy theo thứ bực khi thi mãn khóa được mang cấp bậc từ thiếu úy tới thượng sĩ. Với những chuyên viên kỹ thuật và nhân viên phi hành tốt nghiệp, sau một thời gian thực tập trong những đơn vị KQ Pháp, tháng 10 năm 1953, một trong những đơn vị đầu tiên được bàn giao cho KQVN là Ðệ Nhất Phi Ðoàn Quan Sát và Trợ Chiến đồn trú tại Tân Sơn Nhất, Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh là vị chỉ huy trưởng đầu tiên của phi đoàn này.

                    Về tổ chức KQVN chỉ được gọi là Phòng Không Quân trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu do Th/tướng KQ Pháp Cuffaut chỉ huy, sau Ðại Tá Sagon thay thế.
                    Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân là một đại đơn vị trực thuộc Phòng Không Quân và đồn trú trong căn cứ không quân Pháp mang tên Base Aérienne No. 194 Nhatrang, TTHLKQ được gọi tắt là CIAVN (Centre d'Instruction Aérienne du Viet Nam)

                    Căn cứ Không Quân Nha Trang còn có tên là căn cứ Colonna, bộ chỉ huy nằm tại địa điểm của TTHL sau này, còn TTHLKQ lúc đầu chỉ gồm trong khu U và mấy dẫy nhà bên cạnh phi cảng dân sự mà thôi. Vị chỉ huy trưởng Th/Tá Carret và hai sĩ quan phụ tá Ð/Úy Sai và Ð/Úy Nhiêu phụ trách Ðại đội Hành chánh và Khối Huấn luyện gồm ba trường: hoa tiêu, quan sát và cơ khí. Sân cờ và vừa là sân tập thao diễn cơ bản quân sự chỉ cách đường lộ có hàng rào kẽm gai nên những hành khách trên xe đò Nha Trang Cầu Ðá có thể nhìn thấy những sinh hoạt của TTHLKQ nhất là những buổi chào cờ vào sáng thứ hai mỗi tuần hoặc những buổi lễ mãn khóa.

                    Trường Hoa tiêu do Tr/Úy Fatio phụ trách và Trường Quan sát do Tr/Úy Desbordes cùng một số hạ sĩ quan huấn luyện viên như Th/Sĩ Vallière, Th/Sĩ Tocken..., sau này được bổ sung thêm những hoa tiêu mới như Th/Úy Dương thiệu Hùng, Mai Văn Hạnh, Trần Bá Quy, Nguyễn Văn Khánh...

                    Với những phương tiện huấn luyện cũ kỹ và có thể nói là thô sơ KQVN đã khắc phục được nhiều khó khăn lúc ban đầu, nhất là về mặt tinh thần khi các khóa sinh mới chân ướt chân ráo bước vào ngưỡng cửa của Không Quân đã phải chứng kiến và tham dự buổi đưa đám theo đúng lễ nghi quân cách của một bạn đồng đội mới tử nạn trong lúc đơn phi, máy truyền tin liên lạc giữa phi cơ và đài kiểm soát khi bay tập trong vòng phi đạo thường hay trục trặc nên khóa sinh phải dùng cờ hiệu xanh đỏ tại đầu phi đạo để báo cho biết là "được phép đáp" "clear to land" hoặc là "tống ga bay lại" "go around", sự việc trên đôi khi gây trở ngại cho những phi cơ khác khi đi và đến Nha Trang, nhất là phi cơ dùng cho huấn luyện lại không sơn màu vàng cho dễ nhận, khi phải thực tập đáp sân ngắn các khóa sinh phải bay xuống Trại Cá, một phi đạo nhỏ phía Tây thị xã Ba Ngòi, Cam Ranh, những ngày này thường được tổ chức như một buổi picnic, sáng sớm một số khóa sinh và các bạn cơ khí viên đi bằng đường bộ mang các dụng cụ cần thiêt để sửa chữa cùng với những y tá của bệnh xá với đồ ăn thức uống ...tuy vậy các khóa đào tạo hoa tiêu vẫn tiếp tục cho đến khi mãn khế ước với KQ Pháp và TTHL tiếp nhận loại Phi cơ Cessna L-19 vào năm 1956 sau khi các phi đoàn quan sát thay thế các phi cơ MS 500 bằng loại phi cơ mới này, về khía cạnh an phi TTHL đã có rất ít tai nạn trong khi huấn luyện, Th/Úy Trương Hiệp khóa sinh tử nạn năm 1955, Tr/Úy Nguyễn Đình Huệ huấn luyện viên và một khóa sinh tử nạn vào năm 67 khi vào cận tiến đường bay 30, phi cơ bị cuốn vào vòng gió xoáy của một chiếc vận tải cơ C-130's vừa mới cất cánh trước đó năm phút, nhưng thành phố Nha Trang lại phải chấp nhận những tai họa của những thành phố gần sân bay như vào tháng 8 năm 1965, một oanh tạc cơ B-57 Canberra của KQ Mỹ đã rớt vào ngay trung tâm thành phố trên đường Ðộc Lập gây tử thương cho hơn 12 thường dân, Phi hành đoàn đã nhảy dù vô sự, và cuối năm 1970, một chiến đấu cơ F-100's Super Sabre đáp khẩn cấp trên phi đạo 12 đã trườn qua tỉnh lộ Nha trang Cầu Ðá chém ngang một chiếc xe Lam không may vừa chạy tới khiến một số hành khách chết và trọng thương, một phi cơ của Hàng Không Việt Nam, hư thắng khi hạ cánh đường bay 30 phát hỏa khi đâm vào một xóm nhà trong khu Xóm Mới ...

                    Ðầu năm 1955 các hoa tiêu huấn luyện tại Pháp bắt đầu về nước, việc bàn giao quyền chỉ huy KQVN cho các sĩ- quan Việt Nam được diễn ra vào ngày 1 tháng Bảy 1955 tại Nha Trang sau một buổi duyệt binh, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã tuyển chọn Tr/Úy Trần Văn Hổ , đặc cách thăng cấp Th/Tá, giữ trách vụ chỉ huy KQVN, Phòng KQ trước kia nằm trong khuôn viên của Bộ Tổng Tham Mưu tại đường Trần Hưng Ðạo được chuyển về một khu biệt thự số 110 đường Testard, sau đổi tên là đường Trần Quý Cáp, rồi tới năm1957 được đổi danh xưng là Bộ Tư Lệnh KQVN và chuyển vào căn cứ Tân Sơn Nhất. Ngày 1 tháng Bảy là một ngày đầy ý nghĩa của KQVN, là ngày Không Quân VN trở thành một quân chủng riêng biệt tách rời khỏi Lục quân, là ngày KQVN tách rời khỏi KQ Pháp và quan trọng hơn cả, đó là ngày ra đời của KQVN.
                    Một tuần lễ sau , Th/Tá Nguyễn Ngọc Oánh tiếp thu toàn bộ căn cứ Nha Trang, mang tên Căn Cứ 12 (căn cứ đầu tiên của KQVN) và KQVN bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển, hàng ngàn sinh viên, học sinh ưu tú đua nhau gia nhập Không Quân vì lý tưởng cao đẹp cũng như hào khí của sĩ phu thời chiến luôn được nêu cao trong cuốn Ðời Phi Công của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, cũng như những hình ảnh của "nghiệp bay" được thi vị hóa và mô tả như một bức tranh đẹp, "các anh sẽ cười vang trong khói súng và quay tròn trong mây biếc. Ánh lửa lòe bên cánh phải rực rỡ hơn màu hoa phượng và đồn địch nổ tung trời phải huy hoàng hơn vạn ánh nến liên hoan.."

                    TTHLKQ bắt đầu tiếp nhận những trang thiết bị tối tân hơn, những phi cơ North American T-6G được dùng cho việc nâng cấp sau khi các khóa sinh qua lớp vỡ lòng trên phi cơ L.19, sau đó là loại Cessna Skywagon với cái tên quen thuộc là U.17, cho đến khi các phi đoàn quan sát mới được thành lập sử dụng thêm loại U.17 thì TTHL lại tiếp nhận loại Cessna Skyhawk 172 được cải biến là T.41D và sau cùng để huấn luyện chuyển tiếp lên các loại phản lực cơ A-37 và F-5, đang được trang bị cho các phi đoàn khu trục của KQVN một số phản lực cơ huấn luyện T-37 và trực thăng UH-1 được chuyển giao cho TTHLKQ, đồn trú tại căn cứ Phan Rang, Phi đoàn 920 với phản lực cơ T-37 do Th/Tá Ðàm Thiện Ngươn Phi đoàn Trưởng, là ngưỡng cửa của các hoa tiêu bước vào giai đoạn phản lực.

                    Các trường khác được tuần tự thành lập theo đòi hỏi của nhu cầu như trường Anh ngữ chuẩn bị ngoại ngữ cho những khóa sinh sẽ đi du học và tu nghiệp tại Hoa Kỳ, trường Kỹ thuật, trường Truyền tin điện tử, trường Quân sự , truờng Quan sát, trường Mưu sinh và Thoát hiểm, nhiều lớp hoặc khóa học bổ túc được khai giảng tùy theo nhu cầu, trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp tiêu chuẩn hóa khả năng lãnh đạo các cấp Ðoàn trong Không Quân. Ngoài ra những hoạt động của Không Quân cũng gia tăng theo nhịp độ của chiến trường, nên TTHLKQ phải đưa các khóa sinh đi bay tập tại phi trường Dục Mỹ để dành phi đạo Nha Trang cho các đơn vị hành quân.

                    Với phương châm "Luyện Cần Huấn Cẩn", TTHLKQ từ thuở ban đầu với những trang bị có thể nói là của thời "đồ đá" đã dần dần trưởng thành, đã đào tạo được hàng chục ngàn chuyên viên cho đất nước, góp phần vào việc bảo vệ tổ quốc và bầu trời, từ cái "Flintstone Airforce" ấy "Vietnamese Airforce" đã giật được giải "Topgun" khi thi đua với các bạn Ðồng Minh tại xạ trường Okinawa vào đầu thập niên 70. Ðược như vậy, thiết tưởng cũng là nhờ sự lãnh đạo khéo léo của những niên trưởng tài ba đã đem những kinh nghiệm trên chiến trường áp dụng và cải tiến các chương trình huấn luyện cho phù hợp với đà lớn mạnh của Không Quân.

                    Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên của thời cuộc, niên trưởng Nguyễn Ngọc Oánh là vị Chỉ huy Trưởng đầu tiên và cũng là vị Chỉ huy Trưởng sau cùng của TTHLKQ Nha Trang.

                    Ðã gần ba chục năm qua, thời gian trôi qua mau, nhưng chưa đủ để chúng ta không khỏi cay đắng ngậm ngùi nuối tiếc một sự mất mát to lớn cùng với những hi sinh của nhiều bạn đồng đội, để những hi sinh những mất mát này không phải là vô ích và tàn theo thời gian, thiết tưởng anh em Không Quân chúng ta, những người sống sót của một thời khói lửa trong cuộc đấu tranh vì một lý tưởng cao đẹp, vì lý tưởng tự do, có bổn phận và nhiệm vụ duy trì tình đồng đội, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của một quân chủng hào hùng, phảng phất đôi nét lãng mạn của những trang hiệp sĩ thời Trung cổ, đã không xá gì những hiểm nguy, xông pha nơi trận mạc, dẹp bất công và bạo tàn đem lại ấm no hạnh phúc cho toàn dân, để rồi tuy chúng ta chưa làm được gì cho đất nước thì con cháu chúng ta vẫn tự hào và hãnh diện vì cha ông chúng đã một thời đưa Tổ Quốc vào Không Gian.

                    Virginia, mùa Ðông năm 2003
                    Ðằng Vân
                    Phần kết của Quân Sử KQ VNCH gây rất nhiều ấn tượng xúc động trong lòng người đọc.
                    Hy vọng, những hình ảnh đẹp tuyệt vời của tình đồng đội KQ VNCH sống mãi trong lòng tất cả anh chị em...

                    Comment


                    • #11
                      Trường Phi Hành TTHLKQ NTG

                      Nguyên văn bởi SVSQKQ View Post






                      Comment



                      Hội Quán Phi Dũng ©
                      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                      website hit counter

                      Working...
                      X