Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đánh dấu 55 năm Trận Điện Biên Phủ

Collapse
X

Đánh dấu 55 năm Trận Điện Biên Phủ

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đánh dấu 55 năm Trận Điện Biên Phủ

    ĐÁNH DẤU 55 NĂM TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ:
    NHÌN LẠI VAI TRÒ CỦA KHÔNG LỰC

    Nguyễn Hữu Thiện



    Dẫn nhập:
    Trong chiến tranh quy ước, không lực (air force) là lực lượng quyết định chiến trường. Lấy Đệ Nhị Thế Chiến làm thí dụ điển hình, vào thời gian Hoa Kỳ chưa nhảy vào chiến trường Đại Tây Dương, nếu Anh Quốc không có một không lực hùng hậu để chặn bớt sức tiến quân, đồng thời oanh tạc hậu cứ địch, thì Đức Quốc Xã đã chiếm trọn Âu Châu và Phi Châu. Và sau đó, ngay cả trong những trận đánh được gọi là “hải chiến” ở Thái Bình Dương, lực lượng phi cơ của Không Quân, Hải Quân Mỹ đã đóng vai trò chính yếu.

    Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954), người Pháp thua Cộng sản vì nhiều nguyên nhân, nhưng riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nguyên nhân chính là vì không có một không lực đủ mạnh để tiêu diệt bộ binh và pháo binh địch. Thực vậy, trong trận này, mặc dù người ta không thể phủ nhận yếu tố bất ngờ (sự điều binh của Tướng Võ Nguyên Giáp và sức mạnh của pháo binh địch), nhưng nếu ngày ấy, Không Quân Pháp tại Viễn Đông có một lực lượng tương đối, hoặc quân Pháp được Không Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương yểm trợ, chắc chắn cộng sản Việt Nam đã thất bại và tên tuổi của viên tướng họ Võ đã bị chôn vùi tại Điện Biên.

    Năm nay, đánh dấu 55 năm trận Điện Biên Phủ, tạm thời bỏ ngoài tai những lời khoe khoang khoác lác, thổi phồng đánh bóng cho “chiến thắng” Điện Biên Phủ - của CSVN cũng như của những “học giả” thuộc loại người “mơ sáng thức dậy, thấy mình trở thành người Việt Nam” – chúng tôi xin trở lại với trận đánh này trong tinh thần hoàn toàn khách quan, để quý độc giả - nhất là những người có chút kiến thức về không lực - thấy được rằng quân cộng sản thắng nhờ vào các yếu tố khách quan hơn là chủ quan.

    I. Không Quân Pháp tại Viễn Đông:
    Trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, tại Viễn Đông người Pháp không có một lực lượng không quân nào. Các lực lượng Không Quân Đồng Minh yểm trợ cho chiến trường này để chống lại phe Trục (Đức - Ý - Nhật), từ phía Bắc có Thập Tứ Không Lực Hoa Kỳ (14th Air Force) đóng tại Côn Minh, Trung Hoa, từ phía Nam có Không Lực Hoàng Gia Anh tại Ấn Độ (RAF-India) đặt Bộ Tư lệnh tại Jessore, Bengal. Sau khi Nhật đầu hang Đồng Minh (15/08/1945) và Pháp chuẩn bị tái chiếm Đông Dương, các đơn vị Không Quân Pháp tại Viễn Đông mới lần lượt được thành lập. Cuối năm 1945, Tướng Andrieu tới Saigon, thành lập Bộ Tư lệnh Không Quân Viễn Đông (CAEO: Commmandemant de I’Air en Extrême-Orient) tại số 110 đường Testard, sau này là đường Trần Quý Cáp.

    Về lực lượng, vào thời gian cao điểm của chiến tranh Đông Dương (1953-1954) Không Quân Pháp tại Viễn Đông có khoảng 7 phi đoàn khu trục, 3 phi đoàn oanh tạc, 5 phi đoàn vận tải, 3 phi đoàn quan sát, một phi đội trực thăng và vài phi đội thám thính, liên lạc. Tức là một lực lượng tương đương với Không Quân ViệtNam Cộng Hòa trong thời kỳ phát triển (giửa thập niên 60); có khác chăng là KQVNCH không có các phi đoàn oanh tạc nhưng lại có các phi đoàn trực thăng.

    Ngành Vận tải:
    Gồm 5 phi đoàn, sử dụng phi cơ C-47 Dakota, là các phi đoàn GT 1/64 Béarn, GT 2/64 Anjou, GT 3/64 Tonkin, GT 2/62 Franche-Comté và GT 3/62 Sénégal. Cũng nên biết phi đoàn Franche-Comté được đặt dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Văn Hinh (sau lên Trung Tướng, giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam), tới Biên Hòa vào năm 1949; phi đoàn này về sau được đưa ra miền Bắc để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Còn phi đoàn Sénégal đóng tại Tân Sơn Nhứt, là đơn vị sau này đã chuyển giao các phi cơ C-47 của họ để thành lập phi đoàn vận tải đầu tiên của Không Quân Việt Nam.

    Ngành Khu trục:
    Gồm 7 phi đoàn: GC 1/6 Corse, GC 3/6 Roussillon, GC 1/9 Limousin, GC 1/21 Artois, GC 2/21 Auvergne, GC 1/22 Saintogne và GC 2/22 Languidoo.
    Năm 1950, vào thời gian Trung Cộng đã chiếm trọn Hoa Lục, đe dọa Việt Nam, thì 7 phi đoàn nói trên đang sử dụng phi cơ Kingcobra, và Pháp đã yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ khẩn cấp các phi cơ Kingcobra khác để thay thế những chiếc đã quá cũ. Tuy nhiên vì không còn Kingcobra, Hoa kỳ đã cung cấp cho Pháp 48 chiếc Grumann F6F “Hellcat” để trang bị cho 3 trong số 7 phi đoàn khu trục.
    Một số Hellcat này thuộc đời sau cùng (F6F-5), được trang bị 2 đại bác 20 ly thay vì đại liên 50 (12 ly 7), số còn lại thuộc đời cũ với 6 nòng đại liên 50 ở hai bên cánh. Với khả năng mang 2000 lbs bom và 6 hỏa tiễn 5 inches, Hellcat được xem là khu trục cơ lý tưởng để yểm trợ chiến trường.
    Vì F6F Hellcat không còn được tiếp tục sản xuất và cũng không còn là phi cơ căn bản của Hải Quân Hoa kỳ, nên không thể gom đủ số lượng để trở thành trang bị đồng nhất cho tất cả các phi đoàn khu trục của Pháp tại Đông Dương. Do đó loại phi cơ này chỉ được sử dụng tạm thời trong khi chờ đợi thay thế bằng một loại mới hơn, cũng của hãng Grumann: F8F “Bearcat”.
    Những chiếc F8F này, nguyên là của các phi đội Hải Quân Hoa Kỳ, đã được Thập Tam Không Lực (13th Air Force) đóng tại Phi Luật Tân nhận lãnh để chuyển giao cho Pháp. Sau khi được cải biến hệ thống nhiên liệu cho phù hợp với hoạt động trên đất liền, những chiếc Bearcat (kiểu F8F-1D) được giao cho Pháp trong hai tháng 2 và 3-1951 để trang bị cho tất cả 7 phi đoàn.
    Sau này, Các phi cơ F8F Bearcat của hai phi đoàn GC1/21 Artois và GC 1/22 Saintogne được chuyển giao cho Không Quân Việt Nam để thành lập Đệ I Phi đoàn Khu Trục vào năm 1956.

    Ngành Oanh tạc:
    Cho tới cuối Đệ Nhị Thế Chiến, Không Quân Pháp nói chung vẫn chưa bắt tay vào việc hồi phục lực lượng oanh tạc của họ. Tại chiến trường Đông Dương, một số phi cơ Ju-52 Toucan và C-47 Dakota của hai phi đoàn vận tải 1/64 Béarn và 2/64 Ajou được biến cải để làm nhiệm vụ oanh tạc bất đắc dĩ.
    Ju-52 nguyên là kiểu phi cơ vận tải do hãng Junker của Đức chế tạo, sau này được ráp tại Pháp và được gọi là ACC.1 Toucan. Tại Đông Dương, người Pháp cũng bắt chước người Đức trước kia cho gắn “rack” bom dưới thân và cánh phi cơ để thi hành các phi vụ oanh tạc - với tối đa 6 trái bom 50kg hoặc 100kg. Ngoài ra, các phi cơ Ju-52 cùng với các vận tải cơ C-47 Dakota còn được sử dụng để thực hiện những phi vụ “oanh tạc bình phi” (bombardement horizontal), tức là bay trên cao thả những trái bom xăng đặc (napalm) dã chiến chế tạo tại chỗ, lớn như thùng phuy cũng có, mà nhỏ như cái hộp sắt cũng có, trên các mục tiêu. Những trái “bom” lớn được cột chặt lại như những kiện hang, khi tới mục tiêu sẽ được nhân viên áp tải đẩy ra khỏi cửa hang hóa từ trên cao và... cầu mong cho nó rơi trúng đích; những trái “bom” nhỏ thì được thả bằng tay, mỗi chiếc C-47 mang khoảng 50 trái “bom tay” này. Cho nên việc các C-47 trong thời gian 5 tháng đầu đã thả 15 tấn “bom”, phải được xem là một kỳ công!
    Tới khi có Chương Trình Viện trợ Phòng thủ Hổ tương (MDAP), tháng 12-1950, Pháp yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ khẩn cấp 25 oanh tạc cơ hạng nhẹ Douglas B-26 “Invader” để thành lập lực lượng oanh tạc tại Đông Dương. Mặc dù lức đó loại phi cơ này đang được ưu tiên cho chiến trường Triều Tiên, người Mỹ cũng chấp thuận yêu cầu của Pháp và 4 chiếc B-26 đầu tiên đã đáp xuống Tân Sơn Nhứt ngày 1-11-1950.
    Đơnvị oanh tạc đầu tiên được thành lập là Phi đoàn Oanh Tạc GB 1/19 Gascogne, đặt căn cứ tại Đà Nẵng (lúc đó còn gọi là Tourane). B-26 Invader là một loại oanh tạc cơ tương đối hiện đại, có khả năng mang 3 tấn bom và được trang bị một số đại lien 50 có thể lên tới 14 nòng cố định, đã trở thành phi cơ lý tưởng trongviệc yểm trợ quân bạn ở dưới đất, nhất là đối với những chiến trường xa, nằm ngoài tầm hoạt động của khu trục.
    Phi cơ B-26 rất được các phi công Pháp ưa chuộng vì tầm hoạt động, tốc độ, hỏa lực, lượng bomcũng như khả năng thao tác của nó. Từ ngày có sự hiện diện của của loại oanh tạc cơ này, nguy cơ các tiền đồn xa xôi bị Việt Minh tràn ngập đã giảm bớt hẳn.

    Ngành Quan sát:
    Lực lượng quan sát của Pháp tại Viễn Đông vào thời gian đầu hầu như không đáng kể, chỉ vỏn vẹn có 8 phi cơ cũ do Pháp tịch thu của quân Nhật, hoặc do quân Anh tịch thu rồi giao lại cho Pháp. Về sau, do tình hình chiến sự đòi hỏi, một số phi cơ MS-500 “Criquet” (Con Dế - người Việt thường gọi là “máy bay bà già”) đã được đem từ Pháp sang.
    Không Quân Pháp tại Viễn Đông có 4 phi đoàn quan sát là các Phi đoàn 21er, 22ème, 23ème và 24ème GAOAC (Groupe Aérien d’Observation et d’Accompagnement au Combat), đồn trú tại Tân Sơn Nhứt (21), Nha Trang (22), Gia Lâm, Hà Nội (23) và Đà Nẵng (24).
    Về sau, hai phi đoàn 21 và 22 được chuyển giao cho Không Quân Việt Nam để thành lập Phi đoàn 1 và Phi đoàn 2 Quan sát (1er và 2ème GAOAC, gọi tắt là GAO-1 và GAO-2).

    Ngành Trực thăng:
    Theo kinh nghiệm của người Mỹ ở chiến trường Triều Tiên, Pháp đã bắt đầu việc sử dụng phi cơ trực thăng vào công tác tải thương tại chiến trường Đông Dương. Những chiếc trực thăng Wessland S-55 (tức là kiểu Sikorsky H-19 của Mỹ) đã tỏ ra rất hữu hiệu trong việc đưa thương binh từ các tiền đồn xa xôi hẻo lánh về hậu phương. Tuy nhiên vì khả năng tài chánh eo hẹp, Không Quân Pháp tại Viễn Đông chỉ có một số rất ít Sikorsky H-19 và Hiller H-23, không đủ để đảm trách những nhiệm vụ cố định, có tính cách thường trực. Có lúc những trực thăng này được sử dụng vào việc tiếp tế khẩn cấp, có lúc được dung để tải thương, lại có khi lãnh nhiệm vụ chở các toán biệt kích (commando) thi hành công tác đặc biệt.
    Trong chiến tranh Đông Dương, trước sau chỉ có một đơn vị trực thăng duy nhất của Pháp được chính thức thành lập. Đó là Phi đội Trực thăng Tản Thương số 1 (Medivac-1), đặt căn cứ ở Thượng Lào. Tuy nhiên, theo sự tố cáo của phía Việt Minh, người Pháp còn sử dụng các trực thăng này vào mục đích quân sự, vì thế họ (Việt Minh) được quyền bắn hạ bất cứ trực thăng nào cho dù có sơn cờ Hồng Thập Tự. Sau khi một số phi cơ bị bắn hạ, hoạt động của Medivac-1 hầu như bị đình chỉ hẳn.

    II. Chiến dịch Điện Biên Phủ
    Nguyên nhân xa đưa tới việc Pháp mở chiến dịch Điện Biên Phủ là thành công của chiến dịch Nasan và các chiến thắng trước đó của Pháp tại Vỉnh Yên và Mạo Khê.

    1.Vỉnh Yên-Mạo Khê:
    Đầu năm 1951, thời Đại tướng De Lattre deTassigni làm Tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương, phấn khởi sau những trận đánh thắng quân Pháp tại Cao-Bắc-Lạng, tướng Võ Nguyê Giáp cho quân tiến về đồng bằng với ý định đánh chiếm Hà Nội và Hải Phòng. Ngày 13-01-1951, tướng Giáp sử dụng 3 sư đoàn mở cuộc tấn công quy mô vào Vỉnh Yên do hai liên đoàn Pháp trấn giữ - với lời hứa “sẽ vào Hà Nội kịp ăn Tết” để khích lệ tinh thần bộ đội. Nhưng quân Pháp, khi ấy đã nhận được viện trợ của Hoa Kỳ, không những chỉ giữ vững Vỉnh Yên mà còn đập tan “chiến thuật biển người” của Võ Nguyên Giáp (thực ra tướng Giáp chỉ học chiến thuật này của Chí Nguyện quân Trung Quốc ở Triều Tiên). Thương vong của Việt Minh tại Vỉnh Yên lên đến trên 10.000 người!
    Trong trận này, Pháp thắng nhờ có không quân. Các phi cơ C-47 đổ quân và tiếp tế ngày đêm, các phi cơ Criquet từ trên cao chỉ điểm vị trí tập trung quân của địch cho khu trục cơ và oanh tạc cơ tới tiêu diệt... Đây là chiến thắng lớn nhất của tướng De Lattre và cũng là một bài học để đời cho tướng Giáp: không bao giờ tập trung quân tại những trận địa mà địch có thể tập trung hỏa lực!

    Tuy bị thất bại tại Vỉnh Yên nhưng tướng Giáp vẫn chưa bỏ ý định đánh chiếm đồng bằng. Cuối tháng 3-1951, nhân tướng De Lattre đang ở Pháp, tướng Giáp mở cuộc tấn công vùng núi Đông Triều ở phía Tây Bắc Hải Phòng; nếu chiếm được vùng này, Việt Minh có thể chiếm cảng Hải Phòng và đe dọa vùng mỏ than ở Bắc Việt - tiềm năng kinh tế chính của Pháp tại đây. Đêm 23 tháng 3, Việt Minh tấn công và chiếm được 7 tiền đồn của Pháp, đồng thời cắt ống dẫn nước ngọt tới Hải Phòng. Được cấp báo, tướng De Lattre tức tốc trở lại Việt Nam vào ngày 26.

    Nhưng thay vì cho quân tới chiếm lại các đồn bót, De Lattre lại cho quân tới phòng thủ khu mỏ Mạo Khê vì ông tiên đoán tướng Giáp sẽ cho quân tới chiếm khu vực này. Quả nhiên 1 giờ sang ngày 27, Việt Minh bắt đầu tấn công Mạo Khê. Tuy nhiên vì tướng De Lattre đã dự phòng trước, lại được sự yểm trợ hữu hiệu của không quân nên sau hai ngày tấn công, dừ đã chiếm được một khu phố và một số hầm than, Việt Minh cũng phải tháo chạy. Ngoài 500 bộ đội phơi xác trên chiến trường, cònmột số không ít kẹt dưới các hầm than không chịu chui ra đầu hang, bị Pháp cho dung mìn nổ sập các miệng hầm để chôn sống.

    2.Nasan:
    Tháng 10 năm 1952, Đại tướng Salan, nguời thay thế tướng De Lattre, mở cuộc hành quân Lorraine để bình định vùng đất của người Thái ở hai tỉnh Lai Châu và Sơn La. Đã có mặt tại Đông Dương từ năm 1946 (dưới quyền tướng Leclerc), tướng Salan là một người có nhiều kinh nghiệm đối phó với Việt Minh. Trong thời gian mở cuộc hành quân Lorraine, Salan quyết định cho lập cứ điểm Nasan. Ông quan niệm: trước sức tấn công của các đơn vị chủ lực Việt Minh vào đất Thái, Pháp phải thay đổi các biện pháp đối phó tải miền núi bằng cách thiết lập các cứ điểm vững mạnh vựa vào các sân bay. Như thế có thể ngăn chận địch dể hơn là mở các cuộc hành quân phiêu lưu.
    Nasan là một thung lũng dài khoảng 2km, ngang 1km, chung quanh có 24 ngọn đồi bao bọc, nằm ở một vị trí chiến lược giữa các đường tiến quân từ Đông sang Tây và từ Nam lên đất Thái. Nasan còn có một sân bay có thể sử dụng cho phi cơ vận tải, rất thuận lợi cho việc thiết lập một cầu không vận từ Hà Nội. Về mặt chiến thuật, những ngọn đồi bao quanh sẽ là những trở ngại thiên nhiên đểng ngăn chặn sức tiến quân của đối phương. Trước đó, Nasan chỉ là một đồn nhỏ đặt dưới quyền chỉ huy của một hạ sĩ quan Pháp.
    Khi cho lập cứ điểm Nasan, tướng Salan có 3 mục đích: tiếp nhận các toán quân rút lui từ những nơi khác (để khỏi bị tiêu diệt) - tấn công ngăn chặn kịp thời các đơn vị Việt Minh tiến lên phía Bắc (Lai Châu) - dụ quân chủ lực của Việt Minh tới để tiêu diệt.
    Từ đầu tháng 11 năm 1952, cứ điểm được tăng cường quân số, và tới cuối tháng đã có 10 tiểu đoàn gồm Nhảy Dù, Bộ Binh, cộng với một tiểu đoàn Công Binh, một tiểu đoàn Pháo Binh gồm 5 pháo đội và hai chi đoàn thiết giáp thám thính xa. Cầu không vận được thiết lập với cả máy bay Bristol 170 của hang hang không Air France để chuyên chở đại bác, chiến xa.
    Đúng như dự đoán của tướng Salan, các đơn vị chủ lực của Việt Minh đã kéo tới vây hãm Nasan và mở cuộc tấn công đầu tiên vào đêm 23-11-1952 nhưng bị đẩy lui. Thế rồi lien tiếp trong hai đêm 30-11 rạng 1-12 và 1-12 rạng 2-12, Việt Minh mở cuộc tấn công đại quy mô vào Nasan nhưng bị thiệt hại nặng nề. Sau đó chỉ còn pháo kích lẻ tẻ từ các ngọn đồi chung quanh, và tới ngày 20-12-1952, quân Pháp mở cuộc hành quân tảo thanh tới tận Sơn La mà không hề gặp sức kháng cự nào.
    Theo tổng kết của Pháp, trong các đợt tấn công vào cứ điểm Nasan, Việt Minh bị thiệt hại tới 5.000 quân.

    3. Điện Biên Phủ:
    Đúng một năm sau, chiến dịch “cứ điểm dụ địch” của tướng Salan đã được tướng Navarre tái áp dụng tại Điện Biên Phủ - nơi diễn ra trận đánh lớn nhất quan trọng nhất trong chiến tranh Đông Dương.
    Lúc đó là cuối năm 1953, tình hình cuộc chiến Đông Dương trở nên ngang ngửa, cả Pháp lẩn Việt Minh không bên nào đủ mạnh để quyết định một chiến trường. Nhằm mục đích khai thông bế tắc đó, tướng Henry Navarre, Tư lệnh Quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương, đã quyết định thiết lập một cứ điểm tại Điện Biên Phủ.
    Điện Biên Phủ là một thung lũng (lòng chảo) dài 17km rộng 9km, nằm trong miền đất Thái, cách Hà Nội 300km, cách Lai Châu 80km. Thung lũng này được vây quanh bởi một vòng đai núi đồi có bán kính từ 10 tới 12km tính từ trung tâm - khoảng cách mà tướng Navarre cho rằng nếu Việt Minh đặt pháo binh ở phía bên kia sườn núi thì sẽ không bắn tới, còn nếu đặt phía bên này sẽ bị khám phá, trở thành mục tiêu cho pháo binh và phi cơ Pháp tiêu diệt.

    Ngoài mục đích chính là dụ tướng Võ Nguyên Giáp đem đại quân tới đối đầu tại một chiến trường mà Pháp có ưu thế về hỏa lực và không quân, khi cho lập cứ điểm Điện Biên Phủ, tướng Navarre còn có ba mục đích khác, đó là:
    - Cầm chân quân Việt Minh ở miền Bắc để cho quân Pháp rảnh tay bình định miền Trung.
    - Lập phòng tuyến ngăn chặn Việt Minh băng qua ngả Thượng Lào.
    - Dùng Điện Biên Phủ làm căn cứ bàn đạp đánh vào hậu tuyến của Việt Minh trong trường hợp đối phương bỏ ngỏ Việt Bắc để về đánh đồng bằng.
    Tại Điện Biên Phủ trước đây đã có một căn cứ gồm cả phi trường, bị lực lượng địa phương của Việt Minh chiến giữ từ cuối tháng 11 năm 1952. Chiến dịch Điện Biên Phủ của tướng Navarre được bắt đầu bằng cuộc nhảy dù tái chiếm căn cứ. Trong hai ngày 20 và 21-11-1953, 6 tiểu đoàn nhảy dù gồm 4.500 người, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Gilles đã được 64 phi xuất C-47 thả xuống Điện Biên Phủ (Thiếu tướng Gilles nguyên là Đại tá được thăng tướng nhờ công tử thủ cứ điểm Nasan). Quân Pháp chỉ gặp sự chống cự lẻ tẻ của bộ đội địa phương. Sauk hi hoàn tất việc chiếm đóng, tướng Gilles bàn giao quyền chỉ huy căn cứ cho Đại tá Castries, một sĩ quan thiết giáp xuất than từ hàng binh sĩ từng nắm giữ những chức vụ chiến đấu quan trọng. Tướng Cogny, Tư lệnh Lục quân Pháp tại Bắc Việt được trao toàn quyền trong các quyết định lien quan tới chiến trường Điện Biên Phủ, còn trách nhiệm yểm trợ căn cứ bằng không quân được trao cho tướng Pierre Bodet, phụ tá không quân của tướng Navarre.
    Ngay sau khi tái chiếm căn cứ, phi đạo cũ được cấp tốc sửa chữa để lập cầu không vận chuyển then quân và tiếp tế tới Điện Biên Phủ. Để giúp chuyển vận các trang bị và vũ khí nặng, Hoa Kỳ đã cho Pháp “mượn” 24 vận tải cơ C-119 Flying Boxcar. Những chiếc C-119 này được đưa tới phi trường Cát Bi gần Hải Phòng, sơn cờ hiệu Không Quân Pháp lên rồi giao cho các phi công Pháp hoặc phi công dân sự bay theo hợp đồng, đã giúp chuyển vận gần 30 khẩu đại bác và nhiều hang tiếp tế nặng tới Điện Biên Phủ.
    Tiếp theo, một số phi cơ quan sát MS-500 Criquet và khu trục F8F Bearcat đã được đưa lên đóng tại phi trường trong căn cứ để làm nhiệm vụ quan sát và yểm trợ chiến trường. Tính cho tới giữa tháng 3 năm 1954, tức thời gian cuộc giao tranh thực sự bắt đầu, Pháp có trên 15.000 quân tại Điện Biên Phủ, chưa kể 2.400 tù binh được Pháp đưa từ đồng bằng lên để làm lao công chiến trường.


    Như đã viết ở trên, mục đích chính của tướng Navarre tại Điện Biên Phủ là dụ tướng Võ Nguyên Giáp đem đại quân tới để đối đầu tại một chiến trường mà Pháp có ưu thế về hỏa lực và không quân. Và tướng Giáp đã “tương kế tựu kế”. Sau khi nghiên cứu địa thế và đánh giá lực lượng Pháp, tướng Võ Nguyên Giáp quyết định nhảy vào vòng chiến. Ông ta cho Hồ Chí Minh biết mình có thể huy động 50.000 quân tới bao vây Điện Biên Phủ, và với các đơn vị pháo binh, phòng không mới được Trung Cộng trang bị và huấn luyện, ông ta có thể “đóng cửa” phi trường, làm tê liệt mọi hoạt động của không lực Pháp, liên tục pháo kích các vị trí đóng quân cho tới khi bộ đội Việt Minh có thể tràn ngập cứ điểm. Dĩ nhiên,công việc chuẩn bị đòi hỏi một thời gian dài và sẽ cần tới số nhân lực vô cùng hùng hậu, nhưng trước sự tự tin quá đáng của người Pháp, cộng với đường tiếp tế cho Điện Biên Phủ quá xa xôi, các cấp chỉ huy Việt Minh tin tưởng họ sẽ đạt được chiến thắng sau cùng.
    Trong 5 tháng đầu (từ tháng 11-1953 đến tháng 3-1954), hai bên lo củng cố vị trí. Việt Minh đã sử dụng hang chục ngàn nhân công và du kích xẻ núi băng rừng để vận chuyển trên 200 đại bác va súng cối tới bố trí chung quanh Điện Biên Phủ mà quân Pháp không hề hay biết gì cả.[1]
    Trong khi đó, tất cả mọi nguồn tiếp tế của Pháp cho cứ điểm hoàn toàn lệ thuộc vào không quân. Trung bình, mỗi ngày cần ít nhất 20 phi xuất C-119 và 50 phi xuất C-47 mới đủ cung cấp mọi nhu cầu cho 15.000 binh lính và hơn 2.000 tù binh.

    Giữa tháng 1 năm 1954, các cuộc điện đàm của Việt Minh do Pháp nghe được cho biết đối phương đang tích trử đạn phòng không 37 ly, loại bắn nhanh do Liên Xô chế tạo, tại những ngọn đồi gần căn cứ. Người Pháp đã tham khảo với các chuyên gia về phòng không của Hoa Kỳ, và những người này sau khi nghiên cứu không ảnh chụp các khu vực phụ cận, đã đi tới kết luận (sai lầm tai hại) rằng không hề có bong dáng phòng không 37 ly trong vùng.

    Ngày 12-3-1954, Việt Minh mở màn cuộc tổng tấn công bằng những trận mưa pháo vào căn cứ. Bước sang ngày 14-3, sứng cối của địch đã được đưa tới gần phi đạo và phá hủy tại chỗ bãy F8F, hai C-47, một C-119, bốn MS-500 và hai trực thăng H-19. Kể từ lúc đó, căn cứ chỉ còn trông mong vào sự yểm trợ của phi cơ cất cánh từ những phi trường xa xôi, và từ hang không mẫu hạm Aéromanches của Pháp đậu ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Nhưng hỏa lực phòng không dầy đặc đã gây tổn thất nặng nề cho không lực Pháp. Ngay trong tuần lễ đầu tiên, một F6F Hellcat và một F8F Bearcat đã bị bắn rớt, năm phi cơ khác bị hư hại. Lúc đầu, các vận tải cơ C-47 và các loại phi cơ nhỏ hơn vẫn cố lách vào đáp xuống phi đạo để chở thương binh, tuy nhiên sau khi một C-47 Cứu Thương (Ambulance, có sơn huy hiệu Hồng Thập Tự) bị bắn cháy trên phi đạo vào ngày 28-3, tất cả những phi vụ tải thương tương tự đã bị đình chỉ.
    Vòng vây của Việt Minh từ từ xiết chặt, các cứ điểm phòng thủ chung quanh căn cứ lần lượt lọt vào tay địch. Các phi cơ Pháp tới thả dù quân tiếp viện và đồ tiếp tế vừa gặp khó khăn vì mục tiêu đã bị thu hẹp vừa phải hứng chịu một hỏa lực phòng không được mô tả là mảnh liệt nhất xưa nay tại chiến trường Đông Dương. Vì thế, để tránh tầm đạn của đại bác 37 ly, các vận tải cơ đã phải thả dù tiếp tế trên cao độ từ 8.000 đến 10.000 bộ, và hậu quả là từ phân nửa tới hai phần ba tiếp tế đã bị lọt vào tay địch. Cùng với các oanh tạc cơ của không quân, các phi cơ tuần phòng PB4Y-2 “Privateer” của hải quân cũng được sử dụng để thả bom hang loạt từ trên cao, nhưng hỏa lực phòng không địch cũng không hề giảm bớt.
    Tới khi tình hình trở nên tồi tệ, Pháp đã phải cầu cứu Hoa Kỳ. Ngày 3-4-1954, theo sự yêu cầu của chính phủ Pháp, 6 vận tải cơ khổng lồ C-124 “Globemaster” đã vận chuyển một tiểu đoàn nhảy dù (516 người) từ Ba-lê sang Việt Nam. Hai ngày sau, 5 chiếc C-124 khác đã vận chuyển 452 quân nhân của tiểu đoàn nhảy dù thứ hai tới Việt Nam. Cùng với việc giúp vận chuyển binh sĩ, Hoa Kỳ còn chuyên chở bom đạn tiếp tế cho quân đội Pháp, trong đó có một loại vũ khí đặc biệt là bom Hail, có biệt danh “Lazy Dog”. Đây là loại bom chum (cluster bomb) đầu tiên, được nghiên cứu chế tạo để chống lại chiến thuật biển người của Chí nguyện quân Trung Quốc tại Triều Tiên, nhưng chưa kịp sử dụng thì cuộc chiến đã kết thúc. Mỗi trái bom chum này nặng 500 cân Anh, bên trong chứa 11.200 đầu đạn nhỏ. Bomđược thả từ trên cao 15.000 bộ, xuống tới 5.000 bộ thì phát nổ, phóng ra những đầu đạn nhỏ xuống một khu vực rộng lớn. Ngày 16-4-1954, 500 trái bom Hail được chở tới Hải Phòng, và phi vụ đầu tiên đưỡc bốn phi cơ Privateer của hải quân thực hiện ngay trong ngày hôm đó, mỗi chiếc mang 12 trái. Trong vòng hai tuần lễ, 450 trái bom Hail đã được thả xuống những vị trí nghi ngờ có quân địch tập trung. Két quả được ghi nhận rất khả quan: Việt Minh đã phải phân tán lực lượng pháo binh và cường độ pháo kích giảm bớt hẳn.
    Cùng khoảng thời gian đó, ngày 23-4 Pháp yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp bằng cách sử dụng các Pháo Đài bay B-29 “Superfortress” thả bom quy ước hoặc bom nguyên tử chiến thuật xuống Điện Biên Phủ (B-29 là loại oanh tạc cơ hạng nặng đã thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki trong Đệ Nhị Thế Chiến). Trước đó, để chuẩn bị sẳn kế hoạch trong trường hợp Không quâ Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến, Chuẩn tướng Joseph D. Caldara, Tư lệnh Lực lượng Oanh tạc tại Viễn Đông (Far-East Air Force Bomber Command) đóng tại Nhật, đã đích than bay tới quan sát chiến trường trên một oanh tạc cơ B-17, và đi tới kết luận việc sưủ dụng oanh tạc cơ B-29 có thể giúp Pháp giải tỏa vòng vây của Việt Minh.
    Kế hoạch này mang tên “Diều Hâu” (Vulture) - được Tổng thống Eisenhower và các cố vấn của ông tán thành. Tuy nhiên, các nhân vật cầm đầu Quốc Hội Mỹ đã ra điều kiện Hoa Kỳ chỉ được tham chiến Đông Dương nếu có sự hợp tác của Anh Quốc. Sau khi Thủ tướng Anh Churchill từ chối, Tổng thống Eisenhower đành phải dẹp bỏ ý định này, và thay vào đó chỉ gia tăng tiếp tế vũ khí và đạn dược cho Pháp. Một chi tiết đáng ghi nhận là trong thời gian các cuộc thảo luận đang diễn ra tại Hoa-thịnh-Đốn các giới chức quân sự Mỹ đã tính tới giải pháp thứ hai là cho Pháp “mượn” 20 Pháo Đài bay B-29 để họ tự lái lấy; và mặc dù chưa biết giải pháp này có được cấp trên chấp thuận hay không, một số B-29 tại căn cứ không quân Clark của Mỹ ở Phi-luật-Tân đã được sơn sẳn huy hiệu của Pháp, chờ khi có lệnh là chuyển giao ngay. Tuy nhiên, việc này đã không xảy ra bởi chính tướng Navarre đã cho chính phủ Pháp biết ông từ chối, vì thứ nhất, không quân Pháp không có đủ phi hành đoàn để sử dụng loại oanh tạc cơ hạng nặng này, và thứ hai, ông lo sợ việc sử dụng oanh tạc cơ B-29 sẽ lôi kéo Trung Quốc vào vòng chiến bằng cách đưa chiến đấu cơ phản lực MiG-15 sang can thiệp.

    Ngày 6-5-1954, Việt Minh mở đợt tấn công cuối cùng, và cũng là đợt tấn công mảnh liệt nhất. Sáng 7-5, Việt Minh chiếm được phần lớn căn cứ, không lực Pháp ngưng mọi sự yểm trợ vì không thể phân biệt vị trí giữa quân địch và quân bạn. Theo kế hoạch có sẳn, trường hợp không thể chống cự, quâ Pháp sẽ rút về Thượng Lào - một cuộc triệt thoái mang tên Hành quân Xénophon. Tuy nhiên, trước tình thế tuyệt vọng, Đại tá De Castries nhận thấy nên đầu hang để khỏi phải hy sinh thêm tính mạng binh sĩ một cách vô ích. Ông điện về Hà Nội và được tướng Cogny chấp thuận. Ba giờ chiều, De Castries ra lệnh binh sĩ buông sung. Năm giờ chiều, Việt Minh bắt đầu tiếp nhận đầu hang. Trong số hơn 15.000 quân Pháp, chỉ có khoảng 100 người chạy thoát sang Lào.

    Tổng kết thiệt hại nhân mạng trong trận Điện Biên Phủ, Việt Minh chết tại trận khoảng 9.500 người (con số do Pháp ghi nhận), không kể số bộ đội, du kích và dân công chết dọc đường. Pháp chết 1.571người, 11.721 bị bắt làm tù binh. Sauk hi bị bắt, số tù binh này được dẫn giảì bằng đường rừng về chiến khu Việt Bắc; trên đoạn đường 800 cây số gian khổ ấy, hang ngàn người đã thiệt mạng. Theo Jim Mesko, tác giả cuốn VNAF – South Vietnamese Air Force, chỉ có khoảng 4.000 tù binh Pháp sống sót.
    Tổng kết thiệt hại về phi cơ của Pháp trong trận này được ghi nhận như sau: 48 phi cơ bị bắn rơi, 16 bị phá hủy dưới đất, 167 bị hư hại. Phi cơ cuối cùng bị bắn rơi là một chiếc PB4Y-2 Privateer của hải quân bị bắn hạ trong đêm căn cứ đầu hàng. Đối với một không lực không lấy gì làm hung hậu như Không Quân Pháp tại Đông Dương, con số nói trên phải được xem là một tổn thất khá nặng.

    III. Kết Luận:
    Không cần phải là một chuyên gia chiến lược, chiến thuật, người ta cũng có thể nhận ra ba nguyên nhân chính đưa tới thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ, đó là:
    1. Sự tự tin quá đáng và thiéu hiểu biết về chiến trường Đông Dương của Đại tướng Henri Navarre.
    2. Khả năng chuyển quân và vũ khí của tướng Võ Nguyên Giáp.
    3. Thái độ khoanh tay củ người Mỹ.
    Trước hết, nói về tướng Navarre. Ông ta cho rằng với lực lượng 15.000 quân – trong đó có 8 tiểu đoàn Nhảy Dù tinh nhuệ, cùng với lực lượng phi cơ khu trục và quan sát đóng ngay tại căn cứ sẳn sang đối phó, và quan trọng không kém, vòng đai phòng thủ vượt quá tầm pháo kích của pháo binh địch, Điện Biên Phủ đã trở thành căn cứ bất khả xâm phạm.
    Với quân số, trang bị và nhất là sự yểm trợ của không lực, nếu ngày ấy tướng Navarre cho bố trí lực lượng như sau này người Mỹ đã áp dụng ở Khe Sanh, chắc chắn địch quân đã không thể tiến tới sát phi trường, và tràn ngập căn cứ một cách dể dàng như thế.
    Thứ đến, nói về khả năng chuyển quân và vũ khí của tướng Giáp. Gọi viên tướng này là “thiên tài quân sự” là không tìm hiểu tới nơi tới chốn. Trên thực tế, tướng Giáp chỉ có một cái “tài”, đó là tài nướng quân. Riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tướng Giáp không chỉ nướng quân mà còn nướng dân. Chỉ có những ai từng sống tại miền Bắc trong vùng Việt Minh chiếm đóng mới cảm nhận được ý nghĩa hãi hung trong mấy chữ “đi dân công”, một thứ lao công chiến trường tệ hại nhất trên trần đời; xẻ núi, lấp sông, đói khổ, chết choc vì phi cơ Pháp, vì rừng thiêng nước độc...
    Thành thử, ca tụng “thiên tài” của tướng Giáp cũng chẳng khác nào ca tụng “công lao” của Tần Thủy Hoàng trong việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành!
    Chỉ có những chế độ độc tài và phi nhân mới chấp nhận chiến thắng bằng mọi giá - kể cả sinh mạng của thường dân!
    Cuối cùng, nói về thái độ khoanh tay của người Mỹ. Sau khi cộng sản Bắc Việt chiếm Saigon vào tháng Tư 1975, hang trăm ngàn cựu quân nhân công chức Việt Nam Cộng Hoà bị bắt đi “học tập cải tạo”, thì bài học chính trị đầu tiên bao giờ cũng là “Đế quốc Mỹ là kẻ thù không đội trời chung của nhân dân ta”!
    Thế nhưng, trên thực tế, chính “kẻ thù không đội trời chung” ấy đã gián tiếp giúp nhân dân ta... đánh đuổi thực dân Pháp!
    So với các đế quốc thực dân Anh, Pháp, Tây-ban-Nha, Hoà Lan.... Hoa Kỳ là một nước sinh sau đẻ muộn, khi bắt đầu trở thành một cường quốc thì bao nhiêu vùng đất màu mỡ phì nhiêu, hoặc mang tính cách chiến lược ở trên thế giới đều đã nằm trong tay “người ta” cả rồi, bèn tìm cách... hất cẳng! Điển hình nhất là việc hất cẳng Tây-ban-Nha tại Phi-luật-Tân, Cuba, và các quốc gia Mỹ La-tinh.
    Riêng tại Á Đông, mà phần lớn là thuôc địa của Anh, Pháp, phải đợi tới thời gian Đệ Nhị Thế chiến, Hoa Kỳ mới có “chính nghĩa” (chống Nhật) để nhảy vào.
    Hành động “khoanh tay” thứ nhất của Hoa Kỳ là trong cuộc Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương, khi được lực lượng Pháp ở Bắc Việt cầu cứu, Thập Tứ Không Lực Hoa Kỳ (14th Air Force) đóng tại Côn Minh, Trung Hoa, đã từ chối yểm trợ, viện lý do... thời tiết xấu - một lý do mà sau này vị Tư lệnh đã tiết lộ chỉ là cách từ chối khéo!
    Sau khi Nhật bại trận, Việt Minh cướp chính quyền (Cách mạng mùa Thu) Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ Liên Hiệp để chống Pháp, thì Hoa Kỳ đã có ngay đại diện tại Hà Nội!
    Thành thử cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Kế hoạch “Diều Hâu” để cứu Pháp tại Điện Biên Phủ do Tổng thống Eisenhower đưa ra đã bị Quốc Hội Mỹ bác bỏ. Để rồi sau này, khi đã bị Mỹ hất cẳng khỏi Đông Dương, Pháp đã trả thù bằng cách về phe với cộng sản Bắc Việt!

    Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, huyền thoại Điện Biên Phủ vẫn tiếp tục được CSVN đánh bong, khai thác. Xét cho cùng, quả thật đây là một nỗi nhục của người Pháp, nhưng với Cộngsản Việt Nam, chiến thắng ấy đã phải trả bằng một giá quá đắt – cũng đắt như cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 sau này.
    Riêng người viết, chỉ tiếc cho tướng Navarre, ngày ấy đã không biết tận dụng – và sử dụng đúng nơi đúng lúc - một khộng lực gồm 7 phi đoàn khu trục, 3 phi đoàn oanh tạc, 5 phi đoàn vận tải, 3 phi đoàn quan sát, một phi đội trực thăng, và các phi đội thám thính liên lạc, để giữ được Điện Biên Phủ, và cho Võ Nguyên Giáp một bài học nhớ đời – như Đại tướng De Lattre de Tassigny đã làm được tại Vỉnh Yên vào năm 1951!


    LTUC-Không lực 2009
    Melbourne, tháng 5-2009
    Nguyễn Hữu Thiện



    Chú thích:
    [1] Theo cuốn “Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trong giai đoạn hình thành”, quân số của Việt Minh tham gia trong chiến dịch Điện Biên Phủ sau này lên tới 63.000 người (3 sư đoàn chủ lực + 1 trung đoàn địa phương + 1 sư đoàn pháo + 2 trung đoàn công binh). Ngoài ra Việt Minh còn sử dụng 30.000 dân công tại mặt trận để khuân vác đạn dược, lương thực, đào hầm hố và mở đường. Về vận chuyển, Việt Minh được Trung Cộng cung cấp 600 xe Molotova để vận chuyển trên lộ trình dài 1.000 cây số từ Trung Quốc tới Điện Biên Phủ, chưa kể lực lượng nhân sự gồm hang vạn du kích, dân công khác để gồng gánh, hoặc dung xe đạp thồ tiếp tế cho chiến trường.
    Về Pháo binh, Việt Minh đã sử dụng 144 khẩu đại bác dã chiến (trong đó có 36 khẩu 105 ly), 30 khẩu không giật 75 ly, 36 ổ phòng không 37 ly, từ 12 tới 16 dàn hỏa tiển phòng không kiểu “Orgues de Staline”, mỗi dàn bắn một lần 6 hỏa tiển (từng gây kinh hoàng cho quân Đức trong Đệ Nhị Thế chiến), và vô số sung cối, trong đó có loại hạng nặng 120 ly.
    Last edited by chieutim; 07-27-2013, 07:12 AM. Lý do: Thay đổi chủ đề


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X