Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quân sử Không Quân

Collapse
X

Quân sử Không Quân

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Quân Sử Không Quân : H-19 & H-34

    Comment


    • #17
      Quân Sử Không Quân : UH-1

      Comment


      • #18
        Quân sử Không Quân

        Giai Ðoạn Hình Thành Không Quân Việt Nam

        Ngày Không Lực 01 tháng 7

        *
        * *


        I.- Thời điểm lịch sử
        - Ngày 09 tháng 9 năm 1947, một Phái Ðoàn Quốc Gia, gồm có 24 nhân vật thuộc nhiều thành phần quốc gia yêu nước, đến Hương Cảng (Hongkong) trình Thỉnh Nguyện Thư lên Cựu Hoàng Bảo Ðại để mời Cựu Hoàng về nước chấp chánh và mở cuộc đàm phán với Chánh Phủ Pháp hầu tái lập hòa bình ở Việt Nam và thực hiện nền độc lập cho đất nước.

        - Ngày 10 tháng 9 năm 1947, Cao Ủy Toàn Quyền Pháp tại Ðông Dương là ông Emile BOLLAERT (đã nhậm chức hồi 05.02.1947) đọc một bài diễn văn quan trọng tại Hà Ðông, theo đó ông tuyên bố sẵn sàng điều đình với mọi gia đình chánh trị và trí tuệ tại Việt Nam.

        - Ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1947, Cao Ủy Bollaert gặp Cựu Hoàng Bảo Ðại tại Vịnh Hạ Long, mở đầu mối giây liên lạc.

        - Ngày 26 tháng 3 năm 1948, tại Hương Cảng, Cựu Hoàng Bảo Ðại kêu gọi các đoàn thể chánh trị và tôn giáo thành lập chánh phủ trung ương lâm thời để thảo luận với Pháp một thỏa ước và thống nhất đất nước.

        - Ngày 21 tháng 5 năm 1948, tân Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập Chánh Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam.

        - Ngày 02 tháng 6 năm 1948, Chánh Phủ Nguyễn Văn Xuân công bố Quốc Ca Việt Nam là bài "Tiếng Gọi Công Dân" và quốc kỳ là nền vàng ba sọc đỏ.

        - Ngày 05 tháng 6 năm 1948, Bản Tuyên Bố Chung được ký kết tại Vịnh Hạ Long trên thiết giáp hạm Duguay Trouin của Pháp, giữa ông Emile Bollaert, Cố Vấn Chánh Phủ Cộng Hòa, Cao Ủy Pháp tại Ðông Dương và Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, Thủ Tướng Chánh Phủ Lâm Thời Việt Nam, trước mặt Hoàng Ðế Bảo Ðại, với sự hiện diện của các ông: Nghiêm Xuân Thiện, Ðặng Hữu Chí, Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn, Ðinh Xuân Quảng, Trần Văn Hữu và Lê Văn Hoạch, đại diện lần lượt cho miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

        Qua Bản Tuyên Bố Chung, Pháp cam kết bảo đảm nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là Thống Nhất, Ðộc Lập, nhưng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Việt Nam được coi là một nước hoàn toàn tự do, liên kết trong khối Liên Hiệp Pháp mà dân tộc được đặt ngang hàng, về quyền lợi cũng như về bổn phận.
        Sau khi thành lập Chánh Phủ Lâm Thời, các Ðại Diện của Việt Nam sẽ ký kết với các Ðại Diện của Cộng Hòa Pháp những thỏa ước hợp lý về các vấn đề ngoại giao, kinh tế, tài chánh và chuyên môn.

        - Ngày 08 tháng 3 năm 1949, Thỏa Ước Elysées ký tại Paris giữa Tổng Thống Pháp Vincent AURIOL (sanh 1884, mất tại Paris 1966) và Cựu Hoàng Bảo Ðại về nhiều vấn đề liên quan đến sự thống nhất, chủ quyền, ngoại giao, quân sự, tư pháp, văn hóa, kinh tế, tài chánh.

        - Ngày 14 tháng 3 năm 1949, Pháp ban hành luật tổ chức Hội Ðồng Lãnh Thổ Nam Kỳ. Hội Ðồng này có nhiệm vụ quyết định số phận của Nam Kỳ, lúc bấy giờ vẫn còn là thuộc địa của Pháp.

        - Ngày 01 tháng 4 năm 1949, Hội Ðồng Lãnh Thổ Nam Kỳ bầu xong, gồm có 14 đại biểu Pháp và 40 đại biểu Việt Nam.

        - Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Hội Ðồng Lãnh Thổ Nam Kỳ đồng ý tái nhập Nam Kỳ vào Việt Nam.

        - Ngày 04 tháng 6 năm 1949, Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ban hành luật công nhận Việt Nam Thống Nhất.

        - Ngày 20 tháng 6 năm 1949, Chánh Phủ Trung Ương Lâm Thời của Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân giải tán.

        - Ngày 01 tháng 7 năm 1949, Quốc Trưởng kiêm Thủ Tướng Bảo Ðại lập chánh phủ, lấy Sài Gòn làm thủ đô để nhấn mạnh sự thống nhứt đất nước sau khi miền Nam được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam.

        - Ngày 03 tháng 7 năm 1949, Quốc Trưởng Bảo Ðại bổ nhiệm 3 vị Thủ Hiến cho 3 miền: Ông Nguyễn Hữu Trí, Thủ Hiến Bắc Việt, Ông Phan Văn Giáo, Thủ Hiến Trung Việt và Ông Trần Văn Hữu, Thủ Hiến Nam Việt.

        - Ngày 18 tháng Giêng năm 1950, Quốc Trưởng Bảo Ðại ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Nguyễn Phan Long làm Thủ Tướng.

        - Ngày 06 tháng 5 năm 1950, ông Trần Văn Hữu được cử thành lập chánh phủ.

        - Từ tháng 6 năm 1950, các nền móng của Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam đã hình thành. Trường Sĩ Quan Huế được chuyển về Tường Võ Bị Dalat, được thành lập vào ngày 01 tháng 10 năm 1950 (Trường Sĩ Quan Huế chỉ có đào tạo được 2 khóa. Khóa đầu tiên của Trường Võ Bị Dalat được gọi là Khóa III). Trường Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức cũng được thành lập.

        - Ngày 19 tháng 8 năm 1950, tại Cannes (Pháp), Quốc Trưởng Bảo Ðại, Bộ Trưởng Pháp LETOURNEAU và Cao Ủy Pháp lúc bấy giờ là ông PIGNON, thảo luận thành lập Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam, có dự trù động viên nhân lực và tài lực.

        - Ngày 15 tháng 7 năm 1951, Quốc Trưởng Bảo Ðại ký Dụ thi hành tổng động viên.

        *
        * *


        - Ngày 07 tháng 5 năm 1954, khu lòng chảo Ðiện Biên Phủ bị thất thủ.

        - Ngày 07 tháng 7 năm 1954, một biến cố lịch sử xảy ra: ông Ngô Ðình Diệm từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam lập chánh phủ.

        - Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp Ðịnh Genève được ký kết, chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới hai miền Bắc-Nam.

        - Ngày 07 tháng 9 năm 1954, Pháp trao trả Dinh Toàn Quyền Ðông Dương ờ Ðại Lộ Norodom Sài Gòn, thường gọi là Dinh Norodom, cho chánh phủ Việt Nam, với sự hiện diện của Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm và Cao Ủy Pháp tại Ðông Dương cuối cùng là Tướng ELY. Lá cờ tam tài Pháp tung bay trên đất nước Việt Nam gần một thế kỷ được hạ xuống và lá cờ vàng ba sọc đỏ được thượng lên. Dinh Norodom được đổi tên là Dinh Ðộc Lập, biểu hiện cho một chánh quyền của một quốc gia độc lập về mọi phương diện.

        - Ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông Ngô Ðình Diệm cho tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý:
        Truất phế Bảo Ðại hay suy tôn Tổng Thống Ngô Ðình Diệm?
        Kết quả: 5.721.735 phiếu yêu cầu truất phế Bảo Ðại. Có 63.017 phiếu chống.

        - Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tuyên bố thành lập nèn Ðệ Nhất Cộng Hòa. Một thể chế mới ra đời, nhưng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và quốc ca: Tiếng gọi công dân vẫn được duy trì.

        - Ngày 15 tháng 3 năm 1956, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam quyết định cắt đứt mọi quan hệ với thực dân và phong kiến, thành lập một quốc gia độc lập tại Ðông Nam Á và có mặt trong đại gia đình Thế Giới Tự Do.

        - Ngày 26 tháng 10 năm 1956, Hiến Pháp mới của Việt Nam Cộng Hòa được công bố.

        *
        * *


        II.- Giai đoạn hình thành Không Quân Việt Nam

        - Vào khoảng tháng 6 năm 1951, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam được thành lập (État Major Général des Forces Armées du Việt Nam - EMG/FAVN), cơ sở đặt tại đường Trần Hưng Ðạo. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh được chỉ định làm Tổng Tham Mưu Trưởng (Chef d'EMG/FAVN).

        - Văn Phòng Phụ Tá Không Quân cũng như Văn Phòng Phụ Tá Hải Quân đều nằm trong sơ đồ tổ chức của Bộ Tổng Tham Mưu.

        - Ðể áp dụng bản tuyên bố chung, ký kết ngày 05.6.1948 tại Vịnh Hạ Long và để thi hành đúng theo tinh thần của Thỏa Ước Elysées ký tại Paris ngày 08 tháng 3 năm 1949 giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Cựu Hoàng Bảo Ðại, và vì Việt Nam còn nằm trong Liên Hiệp Pháp (Union Française) cho nên Quân Ðội Viễn Chinh Pháp vẫn còn nắm quyền chỉ huy về mặt quân sự.
        Ngoài Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh đã từng phục vụ trong Không Quân Pháp hồi Ðệ Nhị Thế Chiến, còn có một số sĩ quan Việt Nam đang phục vụ trong Quân Ðội Viễn Chinh Pháp, xin được chuyển qua phục vụ trong Quân Lực Việt Nam, trong số đó có Trung Tá Trần Văn Ðôn được chỉ định giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Major Général des FAVN) kiêm nhiệm Giám Ðốc Nha An Ninh Quân Ðội.
        Vì các sĩ quan Pháp có mặt trong các cơ quan đầu não của Quân Lực Việt Nam nên tiếng Pháp vẫn phải xử dụng trong các giao dịch.

        *
        * *

        Văn Phòng Phụ Tá Không Quân (Adjoint Air au Chef d'EMG/FAVN, cũng gọi là Département Air) được đặt ở trên lầu Bộ Tổng Tham Mưu. Trung Tá Không Quân Pháp tên ROUZAUD được đề cử giữ chức vụ Phụ Tá Không Quân. Cạnh Trung Tá Rouzaud, có Thiếu Tá VARRY, sĩ quan tham mưu. Nhiệm vụ của Adjoint Air là thi hành chỉ thị của Thiếu Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng để xây dựng Quân Chủng Không Quân Việt Nam, thiết lập chương trình đào tạo, huấn luyện tuyển mộ, xây cất các cơ sở mới, tiếp thu doanh trại do Không Quân Pháp bàn giao. Ðồng thời Phụ Tá Không Quân còn có nhiệm vụ liên lạc thường xuyên với Bộ Tư Lệnh Không Quân Pháp tại Viễn Ðông (Commandement de l'Air en Extrême Orient - CAEO) để xin yểm trợ trong các công tác tuyển mộ, huấn luyện, du học tại các trường Không Quân tại Pháp, gởi các sĩ quan, hạ sĩ quan đến các đơn vị Pháp tập sự...
        Nằm trong tổ chức của Bộ Tổng Tham Mưu từ khi thành lập vào tháng 6 năm 1951, nhưng phải chờ đến đầu năm năm 1952, Văn Phòng Phụ Tá Không Quân mới thật sự hoạt động. Các Phòng, Sở trực thuộc Département Air đã hình thành, nằm ở dải nhà dưới đất, phía sau lầu của Bộ Tổng Tham Mưu. Các Phòng, Sở này đều do sĩ quan Không Quân Pháp đảm trách. Ðược biết như sau:

        - Phòng Ngân Sách-Tài Chánh, tạm dịch chữ "Commissaire de l'Air" do Ðại Uý X... phụ trách. Phòng này hoạt động thao kế hoạch viện trợ của Chánh Phủ Pháp, do CAEO có bổn phận thông báo lịch trình gởi khóa sinh du học tai các trường Không Quân tại Pháp. Phòng Ngân Sách-Tài Chánh thông báo cho Phòng Huấn Luyện (Bureau Ecoles) mỗi đợt khóa sinh du học, để Phòng Huấn Luyện làm thủ tục lên đường, cùng tiếp đón khóa sinh mãn khóa hồi hương. Vì là công tác chuyên môn nên ít ai để ý.

        - Phòng Huấn Luyện hay là Phòng Du Học, tạm dịch chữ "Bureau Ecoles". Phòng Du Học có nhiệm vụ:
        1°) Cổ động các sinh viên, học sinh, nhân viên dân chính có đủ điều kiện dự thi tuyển chọn khóa sinh du học tại các trường đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn của Không Quân Pháp bằng cách:

        A) Tổ chức các buổi nói chuyện tại các Trường Trung Học để giới thiệu các trường huấn luyện Không Quân tại Pháp. Cho biết các quyền lợi vật chất và tinh thần khi du học và khi mãn khóa hồi hương, như lương bổng cao khi ở bên Pháp [Hồi thời đó, sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, kinh tế Pháp suy sụp, đồng quan (Franc) mất giá cho nên một đồng bạc Ðông Dương (Piastre) đổi được 17 quan Pháp], được du lịch nước Pháp trong các kỳ lễ. Khi mãn khóa, có một nghề chuyên môn vững chắc;

        B) Ra thông cáo tuyển mộ đăng trên các báo và phổ biến trên đài phát thanh.

        2°) Tổ chức các kỳ thi tuyển mộ. Hướng dẫn các khóa sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập ngũ. Hẹn ngày lên đường. Tiếp đón các khóa sinh hồi hương. Lập danh sách trình lên cấp trên để lấy quyết định phân phối và chuyển đến Phỏng Nhân Viên làm lệnh thuyên chuyển, đề nghị thăng cấp, v.v.
        Xin lưu ý là Không Quân Việt Nam đang trong thời kỳ mới thành lập nên các cơ sở chuyên môn chưa có. Vì vậy mọi thủ tục nhập ngũ đều do Ðơn Vị Quản Trị Ðịa Phương (Unité Administrative Régionale - UAR) đảm trách. Khám sức khỏe, phương tiện chuyên chở khóa sinh du học đều phải nhờ Không Quân Pháp đảm trách.
        Tại Quân Khu II và III, cuộc tuyển mộ khóa sinh du học cũng được tổ chức. Kết quả được chuyển về Bộ TTM/Phụ Tá Không Quân để Phòng Huấn Luyện hoàn tất mọi thủ tục nhập ngũ và lên đường.
        Như đã biết, ngày 15 tháng 7 năm 1951, Quốc Trưởng Bảo Ðại đã ký Dụ thi hành tổng động viên. Kế đến, ngày 27 tháng 7 năm 1951, lệnh động viên đã ban hành, gọi thanh niên từ 20 tuổi đến 28 tuổi có bằng Cao Ðẳng Tiểu Học trở lên phải trình diện nhập học Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức - Nam Ðịnh (Khóa I). Các thanh niên trong lứa tuổi nói trên thấy trước sau gì cũng phải "đi lính" nên xin đăng vào Không Quân để vừa được "đi Tây" khỏi tốn tiền mà còn học được một nghề chuyên môn vững chắc, càng ngày càng đông. (Không được biết tên Trưởng Phòng).

        - Phòng Tuyển Mộ - Bureau Recrutement - có nhiệm vụ:

        1°) Thâu nhận tân binh, không nghề, hướng dẫn làm thủ tục nhập ngũ, gởi đi huấn luyện quân sự tại các Trung Tâm Huấn Luyện Ðịa Phương (Quang Trung) và về sau, gởi ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân ở Nha Trang để được huấn luyện quân sự.
        - Xong phần huấn luyện quân sự, các tân binh được phân phối đến các đơn vị vừa được thành lập để làm tạp dịch, phòng vệ, v.v.
        - Việc tuyển mộ tân binh không nghề không gặp khó khăn vì điều kiện tình nguyện nhập ngũ rất dễ dàng.
        2°) Tuyển mộ các chuyên viên dân chính có nghề chuyên môn tình nguyện gia nhập Không Quân. Các chuyên viên này phải trình đầy đủ giấy tờ chứng minh đã hành nghề và cấp bằng, nếu có. Sĩ quan phụ trách tuyển mộ tiếp xúc, khảo sát sơ khởi, kiểm tra hồ sơ và trình kết quả lên cấp trên để duyệt xét và ấn định cấp bậc đồng hóa, từ hạ sĩ nhất đến thượng sĩ, tùy theo thâm niên phục vụ tại các hãng, xưởng dân sự và trình độ chuyên môn. Tuyển mộ theo phương thức này được nhiều thợ chuyên môn tình nguyện gia nhập Không Quân rất đông. Các thợ trúng tuyển mang cấp bực và hưởng những quyền lợi tương xứng, được thuyên chuyển đến các đơn vị xử dụng. Lần hồi sẽ được gởi đi huấn luyện quân sự.

        - Phòng Nhân Viên (Bureau Personnel, do Ðại Úy Le François làm Trưởng Phòng). Phòng Nhân Viên có nhiệm vụ:

        1°) Thiết lập lệnh thuyên chuyển các sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ, nữ quân nhân (về sau này vào năm 1953) đến các đơn vị Không Quân Việt Nam đã thành lập, hoặc biệt phái thặng số đến đơn vị Không Quân Pháp để tập sự.
        2°) Thiết lập lệnh bổ nhiệm.
        3°) Lập đề nghị thăng thưởng, hoặc lệnh phạt.
        4°) Quản trị hồ sơ quân bạ;
        5°) Báo cáo quân số, v.v.

        - Sở Kỷ Thuật Không Quân (Services Techniques de l'Armée de l'Air - Chánh Sở là Thiếu tá Locret, thuộc Không Quân Pháp). Sở Kỷ Thuật có nhiệm vụ:

        1°) Ðón nhận các sĩ quan kỷ thuật, các hạ sĩ quan tốt nghiệp các Trung Tâm và Trường Ðào Tạo chuyên viên các ngành tại Pháp hồi hương.
        2°) Lập danh sách phân phối đến đơn vị Không Quân Việt Nam và Pháp để thực tập và chuyển danh sách qua Phòng Nhân Viên để làm lệnh thuyên chuyển.
        3°) Tiếp nhận các trang bị kỷ thuật máy móc, quân xa,...)

        Ngoài các sĩ quan Không Quân Pháp giữ các chức vụ trưởng phòng, còn có Ðại Úy Lê Văn Châu, một kỷ sư Chánh Sở Kỷ Thuật Cứu Hỏa Ðô Thành được trưng dụng với cấp bực đại úy đồng hóa (capitaine assimilé).
        Văn phòng Ðại Úy Lê Văn Châu được đặt cùng một dải nhà với các Phòng Ngân Sách-Tài Chánh, Phòng Huấn Luyện, Phòng Tuyển Mộ, Phòng Nhân Viên và Sở Kỷ Thuật. Có thể nói chức vụ của Ðại Úy Lê Văn Châu là sĩ quan phụ tá điều hành. Ngoài việc chỉ huy trực tiếp Phòng Tuyển Mộ và Phòng Nhân Viên, Ðại Úy Châu còn phối hợp với Phòng Huấn Luyện, Phòng Ngân Sách-Tài Chánh và Sở Kỷ Thuật trong hoạt động hàng ngày. Ðại Úy Lê Văn Châu nhận lệnh trực tiếp của Trung Tá Rouzaud, Phụ Tá Không Quân.

        *
        * *


        Ngay sau khi Pháp trao trả Dinh Toàn Quyền ở Ðại Lộ Norodom cho chánh phủ Nam Việt Nam, vào ngày 07 tháng 9 năm 1954, các cấp chỉ huy Pháp được lệnh bàn giao đơn vị, cơ sở cho cấp chỉ huy Việt Nam. Ðến cuối năm 1955, không còn một quân nhân Pháp nào tại các đơn vị Hải-Lục-Không Quân Việt Nam, cũng như các cơ sở trung ương.
        Trung Tá Rouzaud, Phụ Tá Không Quân, mãn nhiệm kỳ hồi hương vào cuối năm 1954. Ðại Tá Không Quân Pháp SAGON (sĩ quan khu trục) được chỉ định thay thế Trung Tá Rouzaud.
        Vào đầu tháng 7 năm 1955, Ðại Tá Sagon chấm dứt nhiệm kỳ và chuẩn bị bàn giao cho sĩ quan Việt Nam. Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa liền chỉ định Ðại Tá Nguyễn Khánh, sĩ quan thuộc binh chủng Nhảy Dù, thay thế Ðại Tá Sagon ở chức vụ Phụ Tá Không Quân. Có thể nói Ðại Tá Nguyễn Khánh là cấp chỉ huy đầu tiên của Không Quân Việt Nam. Ðại Tá xin được bổ sung Trung Tá Trần Ngọc Tám (về sau lên cấp trung tướng) về giữ chức vụ phụ tá cho Ðại tá Nguyễn Khánh.
        Vào cuối năm 1955, Bộ Chỉ Huy Không Quân Pháp tại Viễn Ðông (Commandement de l'Air en Extrême Orient - CAEO) được giải tán và được lệnh rút lui, cơ sở của CAEO bàn giao cho Không Quân Việt Nam. Cơ sở của CAEO nằm ở đường Testard, Sài Gòn (sau này là đường Trần Quý Cáp), nguyên là biệt thự của ông Sáu Nhiều, đã bị trưng dụng khi Pháp trở lại Ðông Dương hồi năm 1945.
        Rồi một biến chuyển quan trọng đã xảy ra trong cấp lãnh đạo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa:
        Sau cuộc trưng cầu dân ý, tổ chức vào ngày 23 tháng 10 năm 1955 tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam, Quốc Trưởng Bảo Ðại bị truất phế và Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm được suy tôn làm tổng thống nước Việt Nam. Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tuyên bố thành lập Ðệ Nhất Cộng Hòa, một thể chế mới ra đời.
        Vào tháng 2 năm 1956, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm chỉ định Trung Tướng Lê Văn Tỵ (Tư Lệnh Ðệ I Quân Khu vừa được vinh thăng trung tướng) thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh ở chức vụ tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu Tướng Trần Văn Ðôn vẫn được giữ lại ở chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân kiêm Giám Ðốc Nha An Ninh Quân Ðội.
        Riêng về Không Quân Việt Nam cũng có thay đổi ở cấp chỉ huy. Lệnh của Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống (lúc bấy giờ là Ðại Tá Huỳnh Văn Cao) chỉ thị cho Văn Phòng Phụ Tá Không Quân gọi Trung Úy Trần Văn Hổ, đang phục vụ tại Phi Ðội Liên Lạc (Escadrille de Liaison Aérienne -ELA) ở Tân Sơn Nhứt về trình diện Ðại Tá Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, vài ngày sau khi Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh bị thay thế (tháng 2 năm 1956).
        Sau khi trình diện xong Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, Trung Úy Trần Văn Hổ trở về Văn Phòng Phụ Tá Không Quân với lệnh bổ nhiệm Trung Tá Trần Văn Hổ vào chức vụ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam thay thế Ðại Tá Nguyễn Khánh, được chỉ định giữ nhiệm vụ khác. Ngoài lệnh bổ nhiệm, Trung Úy Trần Văn Hổ còn nắm trên tay mấy nghị định thăng cấp. Như vậy là Tham Mưu Biệt Bộ đã nhận chỉ thị của thượng cấp và đã liên lạc trước với Tổng Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng. Trung Úy Trần Văn Hổ đã được thăng cấp đạì úy thực thụ, thiếu tá tạm thời và trung tá giả định. Cuộc bàn giao xảy ra nhanh chóng.
        Xin mở đấu ngoặc ở đây, là sau khi Trung Tướng Hinh bàn giao chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng cho Thiếu Tướng Lê Văn Tỵ xong thì Trung Tướng Hinh đã trở về với Không Quân Pháp với cấp bực cũ (trung tá?). Sau đó Tướng Hinh trở qua Pháp tiếp tục phục vụ trong Không Quân Pháp, lần hồi được vinh thăng đến cấp bậc trung tướng Không Quân Pháp, giữ chức vụ rất quan trọng là Tư Lệnh Lực Lượng Tấn Công của Pháp, dưới thời cố Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle (Commandant de la Force de Frappe Française). Hiện nay, tướng Hinh đã về hưu và sống tại Pháp.
        Trường hợp Thiếu Tá Lê Văn Châu (đã được thăng cấp thiếu tá hồi năm 1954), có quốc tịch Pháp, xin từ chức để trở về với Không Quân Pháp, và hồi hương trong năm 1956.

        *
        * *


        Trung Tá Trần Văn Hổ vừa nhậm chức Tư Lệnh Không Quân Việt Nam thì các phòng sở của CAEO đã được sửa chữa, sơn phết lại sạch sẻ.
        Trung Tá Trần Văn Hổ đặt Bộ Tham Mưu tại cơ sở mới. Các văn phòng cũng như nhân viên các cấp thuộc Văn Phòng Phụ Tá Không Quân tại Bộ Tổng Tham Mưu được dọn về theo.
        Không được rõ tại sao lúc ban đầu lại đặt tên là Bộ Tham Mưu Không Quân. Có lẽ vì lúc đó quân số Không Quân không được cao, khoảng 2.500 người, các cơ sở, các đơn vị không có nhiều. Cho đến khi Bộ Tham Mưu Không Quân dọn về căn cứ Tân Sơn Nhứt vào đầu năm 1957 thì Không Quân Việt Nam tiếp thu trọn vẹn các căn cứ, đơn vị, trung tâm do Không Quân Pháp chuyển giao. Bộ Tham Mưu được đổi thành Bộ Tư Lệnh Không Quân. Trung Tá Trần Văn Hổ cũng được thăng Ðại Tá. Khi Trung Tá Hổ về Bộ Tham Mưu Không Quân, ông đã chọn Ðại Úy Lê Trung Trực (sau được thăng Thiếu Tá tạm thời) làm Tham Mưu Trưởng.
        Các Phòng Hành Quân, Huấn Luyện, Truyền Tin đều có sĩ quan đảm trách. Phòng Nhân Viên được Bộ Tổng Tham Mưu chỉ định Ðại Úy Ðặng Ðình Ðán chuyển sang Không Quân để giữ chức vụ Trưởng Phòng Nhân Viên. Ty An Ninh Không Quân vẫn còn biệt phái tại Nha An Ninh Quân Ðội. Ngoài ra, còn có một Trung Ðội Phòng Vệ, canh gác và bảo vệ Bộ Tham Mưu Không Quân do một trung sĩ nhất đảm trách. Chỉ có Phòng Tài Chánh là chưa thành hình. Lương bổng sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ đều do Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu và Ðơn Vị Hành Chánh Ðia Phương đảm trách

        *
        * *


        Sự hình thành Không Quân Việt Nam ở giai đoạn đầu đến đây là chấm dứt.
        Bước sang năm 1957 là giai đoạn bành trướng Không Quân Việt Nam.

        *
        * *

        Qua các sự việc nêu trên, có thể nói:

        - Ðại Tá Nguyễn Khánh là vị sĩ quan Việt Nam đầu tiên chỉ huy Không Quân Việt Nam.

        - Ðại Tá Trần Văn Hổ là vị Tư Lệnh Không Quân đầu tiên của Không Quân Việt Nam.

        *
        * *


        III.- Sau hết, hỏi tại sao lấy ngày 01 tháng 7 làm Ngày Không Lực Việt Nam?

        Ðại Tá Nguyễn Khánh thay thế Ðại Tá Sagon ở chức vụ Phụ Tá Không Quân vào đầu tháng 7 năm 1955. Trung Tá Trần Văn Hổ, Tư Lệnh Không Quân và Thiếu Tá Lê Trung Trực đã nhận định rõ sự kiện quan trọng này nên quyết định lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm làm Ngày Không Lực đánh dấu ngày "chào đời" của Không Quân Việt Nam.


        Paris 30 Septembre 2003
        Huỳnh Minh Quang


        Comment


        • #19
          Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật-KQ/VNCH

          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X