Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bạn Già Không Quân : Tưởng Niệm

Collapse
X

Bạn Già Không Quân : Tưởng Niệm

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bạn Già Không Quân : Tưởng Niệm

    Tưởng niệm NT cố Đại Tá Không Quân Nguyễn Quang Tri, chủ biên trang web "Bạn Già Không Quân", xin sưu tầm lại một số bài viết của ông đã được đăng rải rác khắp nơi cũng như những bài viết về KQ đã được NT Tri chọn đăng trên BGKQ. Kính mong quý NT và quý bạn cùng góp sức. Thành thật cám ơn.


    Hình Trang chính "Bạn Già Không Quân"






    CŨNG MỘT VÌ SAO
    Gman





    LTS. Chuẩn Tướng Lê Trung Trực vừa qua đời ngày 30 tháng 6 năm 2002 tại Orange County, California, thọ 76 tuổi. Thật tình, rất ít người biết về ông ta, nên tôi xin bạo gan viết một ít về ông hầu các bạn có thể có chút khái niệm về con người và sự nghịêp của ông. Chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót nên mong các bạn đọc bổ túc cho.Tarin65.

    Khi từ Pháp về ngày 24-2-1957, tôi trình diện Bộ Tư Lệnh Không Quân trong căn cứ Tân Sơn Nhứt vào ngày 26-2-1957, sĩ quan Việt Nam đầu tiên mà tôi được gặp là Thiếu Tá Lê Trung Trực, Tham Mưu Trưởng tại BTLKQ. Ông có tầm vóc không cao, tối đa 1,60m, đó là thước tấc tối thiểu cho một người lái. Vì trên máy bay, ai cũng biết, tay ngắn quá thì không với tới các nút vặn trước mặt hay mắt không nhìn được bên ngoài. Nếu để ghế ngồi cao lên thì chân lại không chạm bàn đạp để thắng hay lái cho chính xác được. Có người mô tả ông bằng câu “người ngồi không thấy chân”. Đó là sự thật. Nhưng cũng nên nhớ trên thế gian này, những người có biệt tài đều rất thấp khổ, như Georges Washington chẳng hạn, hay Hitler, và trong nước ta thì vị tổng thống đầu tiên cũng có chiều cao rất khiêm tốn. Riêng ông Trực, tôi không biết tài lái máy bay của ông ra sao cả, vì tôi về nước trễ nên chỉ thấy ông giữ các chức vụ cao chứ không hề thấy ông bay bất cứ một loại máy bay nào. Ông Lê Trung Trực là Tham Mưu Trưởng đầu tiên tại BTLKQ dưới quyền Đại Tá Trần Văn Hổ (Paul) từ 1955 đến 1957. Sau khi trình diện tại BTLKQ, tôi di chuyển về đơn vị đầu tiên của tôi tại Biên Hòa, Phi Đoàn 1 Khu Trục & Trinh Sát do Thiếu Tá Huỳnh Hữu Hiền chỉ huy, đồng thời Thiếu Tá Hiền cũng là chỉ huy trưởng Căn Cứ 2 Trợ Lực Không Quân, Biên Hòa. Vào khoảng cuối năm 1957 hay đầu năm 1958, Thiếu Tá Hiền thuyển chuyển về BTLKQ làm Tham Mưu Trưởng dưới quyền Phụ Tá Không Quân Đại Tá Nguyễn Xuân Vinh, và Thiếu Tá Lê Trung Trực lên Biên Hòa thay thế Thiếu Tá Hiền chỉ huy Căn Cứ 2 Trợ Lực Không Quân, trong khi Đại Úy Hà Xuân Vịnh chỉ huy Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát.

    Ở Biên Hòa, lúc ấy còn rất ít sĩ quan, nhà cửa dư thừa. Gia đình tôi được cấp một nhà biệt lập nhỏ nằm ngay đối diện với các nhà lớn dành cho cấp chỉ huy. Tuy vậy, rất ít khi tôi được tiếp xúc với Thiếu Tá Trực dù ông là đàn anh đồng môn. Ông xuất thân từ Trường Võ Bị Không Quân Pháp, khóa 1950. Là người đầu tiên theo học trường này trong số 60 người đã xuyên qua đây từ 1950 đến 1957. Liền kế sau ông là khóa 1952 gồm các đàn anh như Nguyễn Quang Côn, Lê Văn Khương(ngành cơ khí) và Lê Đình Cao, Nguyễn Xuân Vinh, Hà Xuân Vịnh(ngành phi hành). Trong thời điểm đó, Trường Võ Bị Không Quân Pháp tại Salon-de-Provence, có chương trình học hai năm tại trường, và các khóa sinh phi hành của Pháp đều được gửi qua Canada để thụ huấn bay bổng. Ông Trực đã được chuyển qua Marrakech để học lái theo khóa 51H mà chỉ có ông là người Việt. Trước ông có khóa 51B có anh Huỳnh Xuân Phong, và các anh La Vĩnh Sinh, Lý Tri Tình, Ôn Văn Hiển thuộc khóa 51B phụ, toàn là khóa sinh Hạ Sĩ Quan. Sau khóa của ông có khóa kế tiếp là khóa 52F1 gồm có:

    -Sĩ quan khóa sinh:
    *Huỳnh Hữu Hiền
    *Phạm Ngọc Sang
    *Huỳnh Minh Bon
    *Huỳnh Bá Tính
    *Đinh Văn Chung
    *Phan Phụng Tiên
    *Võ Công Thống

    -Và Khóa sinh HSQ:
    *Võ Bá Phược
    *Nguyễn Hữu Chẩn
    *Đỗ Cao Đẳng
    *Nguyễn Ngọc Thăng
    *Nguyễn Gia Thành

    Sắp xếp như vừa nêu để các bạn nhận rõ vị trí thăm niên trong ngành Không Quân của ông Lê Trung Trực.
    Trong cương vị chỉ huy trưởng căn cứ, ông Trực thường ngồi xe quân xa kiểu “staff car” của Pháp để lại trong khi thi hành nhiệm vụ, trong hay ngoài căn cứ, nhưng mỗi lần về Saigon thăm gia đình thì ông dùng xe riêng, một chiếc xe hơi Mỹ rất sang trọng thời đó. Hội hè sĩ quan trong căn cứ thì ít, nhưng ông thường tổ chức mời các chính trị gia trong khu vực Biên Hòa như các nghị sĩ, dân biểu và các chức sắc địa phương tỉnh Biên Hòa. Ăn nói nhỏ nhẹ, và cả vào các buổi chào cờ, ông cũng chỉ tổ chức riêng cho đơn vị của căn cứ mà thôi, chứ không tổ chức chung cho tất cả các đơn vị đồn trú như Công Xưởng Không Quân và Phi Đoàn 1 Khu Trục & Trinh Sát. Đối với đơn vị đồn trú, ông chỉ tỏ ra có tình anh em chứ không có ý gì lấn át quyền hành như nhiều nơi khác lấy quyền chỉ huy lãnh thổ để chi phối các đơn vị đồn trú trong lãnh thổ của mình. Ông chỉ lo nhiệm vụ yểm trợ của ông đúng theo qui định. Ở thời điểm đó, sĩ quan cấp nhỏ như chúng tôi, tuy thích ông nhưng thấy ông là một chính trị gia hơn là một sĩ quan cao cấp, lấy thịt đè người. Từ điểm đó, ta thấy sau này, ông đã vươn lên nhờ khả năng chính trị của ông chứ không vì thành tích quân sự.

    Sau khi rời Biên Hòa vào khoảng 1961, không biết ông đã được bổ nhiệm đến đơn vị nào, hoặc ở Bộ Tổng Tham Mư hay Bộ Quốc Phòng. Mãi cho đến khi theo học khóa 4 Trường Cao Đẳng Quốc Phòng tại số 2 Đường Thống Nhất vào năm 1971, chúng tôi mới gặp lại ông. Trung Tướng Vĩnh Lộc chỉ huy trưởng Trường Cao Đẳng Quốc Phòng. Đại Tá Lê Trung Trực là chỉ huy phó của trường này. Trước khi theo học khóa này, khi đang làm việc tại BTLKQ với chức vụ Phụ Tá cho Tham Mưu Phó Huấn Luyện Trung Tá Nguyễn Khắc Ngọc, Đại Tá Trực điện thoại cho tôi và khuyên tôi hãy ghi danh theo học, vì đây là trường tốt nhất chuẩn bị cho sĩ quan cao cấp có đủ trình độ tham gia vào những công trình lớn của quốc gia, nghiên cứu sách lược quốc phòng. Tôi liền nghe theo và rất sung sướng được đàn anh chỉ lối, nhưng khi đó tôi còn mang cấp bậc Trung Tá, chưa đủ điều kiện cấp bậc vì phải Đại Tá mới được theo học. Ông Trực bèn hứa cho tôi miễn điều kiện cấp bậc nên tôi vội làm đơn theo học khóa 4 Cao Đẳng Quốc Phòng. May mắn thay, đơn chưa kịp gửi đi lại nhận thăng cấp Đại Tá, và cũng vì cấp bậc vừa thăng nên tôi càng phải rời nhiệm sở cũ để đi học.

    Theo khóa học này, tôi mới có cơ hội hiểu thêm về con người của ông Lê Trung Trực. Nhớ ngày trình diện ông lần đầu tiên tại BTLKQ, tôi mang cấp Thiếu Úy, ông mang Thiếu Tá lại chức cao quyền trọng. Nay tuy chúng tôi đều là Đại Tá, nhưng thật tình đàn em còn cần rất nhiều sự hướng dẫn của đàn anh, cách tôi đến ba khóa ở Trường Võ Bị Không Quân Pháp. Trường Cao Đẳng Quốc Phòng là nơi mà ông Trực có thể phát huy sở trường của mình. Vốn thích hợp với văn hơn võ, ông tiếp xúc với chính trị gia, các đại sứ các nước tại Saigon, các giáo sư của các trường đại học khác để mở một diễn đàn tự do trong bốn vách tường của trường, bàn luận về mọi vấn đề chính trị, xã hội, quân sự, kinh tế mà ở các nơi khác không thể nói ra một cách thành thật được. Đây không phải là nơi dụ dỗ người ta phát biểu để tìm cách loại trừ phần tử chống đối chính quyền, mà là nơi mổ xẻ tận gốc mọi vấn đề mà chính quyền vì áp lực này nọ từ trong ra ngoài nên đã không giám đối diện. Dù ăn nói rất khúc chiết, nhưng ông Trực không phải là nhà hùng biện mà chỉ là một người nghiên cứu mọi vấn đề có chiều sâu. Điều ông thường căn dặn tôi, “cái gì không có lợi thì đừng làm”. Đó là một điều khó cho tôi, vì tôi thường nghĩ “cái gì nghĩ đúng thì cứ làm”. Sự đóng góp của ông Trực đối với Trường Cao Đẳng Quốc Phòng chắc không nhỏ. Khi rời Trường CĐQP rồi, tôi mang theo một hành trang khác hơn quá nhiều hành trang mà tôi đã nhận được từ Trường Command & Staff College ở Maxwell AFB, Montgomery, Alabama. Trước kia, tôi rất hãnh diện hiểu nhiều về “quản lý quân sự”(military management). Sau này, suy nghĩ về chính sách mới thấy là bao la.

    Trở về BTLKQ làm việc vào giữa năm 1972, tôi lại thấy chìm đấm trong những vấn đề quân sự phức tạp mà người Mỹ sấp sửa để lại cho chúng ta. Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết, Trường Cao Đẳng Quốc Phòng cũng đổi chủ. Đại Tá Lê Trung Trực thuyên chuyển về Phủ Tổng Thống, làm Trung Tâm Phó Trung Tâm Điều Hợp Thi Hành Hiệp Định Paris, và từ đó ông thăng Chuẩn Tướng.

    Tháng 6 năm 1975, tôi lấy làm ngạc nhiên gặp lại ông khi đi trình diện học tập cải tạo. Rồi bẳng một thời gian cải tạo khá lâu, tôi gặp lại ông ở trại Nam Hà, Hà Nam Ninh. Chịu đựng 12 năm tù, ông chỉ định cư tại Mỹ vào những năm đầu thập niên 90, người đã tàn tạ nhiều. Sự nghiệp của ông, dù xuất thân một trường võ bị lớn của Pháp, ông không thành công trong nghiệp bay hay chỉ huy quân sự dù đã được rất nhiều cơ hội trong thời gian đầu. Cấp bậc cuối cùng của ông do Tổng Thống VNCH ban thẳng tại Phủ Tổng Thống. Từ năm 1972, ông theo đạo Tin Lành, chẳng những theo đạo mà còn học thêm về thần học để trở thành mục sư Tin Lành. Trong những tháng sau cùng trước khi lìa đời, ông phải phấn đấu với bệnh ung thư máu, mỗi tuần phải vào bệnh viện thay máu. Vài tuần trước khi ông mất, chúng tôi có đến thăm ông tại bệnh viện. Tuy nói năng khó khăn, nhưng trí ông vẫn còn minh mẩn, nhận ra tôi, một đàn em đã nhiều lần nghe theo lời chỉ dẫn của ông trong bước đường binh nghiệp. Nay thì ông đã ra đi vĩnh viễn như một sao băng...

    Gman

  • #2
    Thành tích l-19

    THÀNH TÍCH L-19
    Mệ


    (NT Trần Phước)

    Thành tích của một phi cơ có thể phân chia làm hai loại: thành tích kỷ thuật và thành tích chiến đấu. Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trong 21 năm chiến tranh đã sử dụng trên 30 loại phi cơ khác nhau. Khu Trục, Vận Tải, Trực Thăng, mỗi ngành có bốn năm loại phi cơ dể chia sẻ công tác và hổ trợ cho nhau. Riêng ngành Quan Sát có 4 loại phi cơ : U-6 hay là L-20, U-17, O-2 và O-1 hay L-19. Phi cơ U-6 và O-2 chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn, chỉ còn lại U-17 và L-19 hoạt động cho tới ngày cuối cùng. Nhưng L-19 có trước, từ năm 1955, tính ra đúng 20 năm hiện diện trên chiến trường Việt Nam, lâu hơn bất cứ loại phi cơ nào của Không Lực Việt Nam, cũng đã xứng đáng đứng đầu về thành tích kỷ thuật, máy móc tốt, khung phòng dẻo dai. Riêng về thành tích chiến đấu, L-19 nổi bật hơn nữa, không vì có hỏa lực mạnh, nhưng địch mỗi khi nhìn thấy xuất hiện, đều kinh hồn thất đởm vì đây mới là tai họa chính của những trận bom hay trọng pháo giáng lên đầu địch. Nhưng thành tích duới đây có vẻ khác thường.

    Đầu tháng 7 năm 1990, chúng tôi được mời gắn cánh bay cho con chúng tôi tốt nghiệp Trường Bay tại Căn Cứ Hải Quân Hoa Kỳ ở Pensacola, Florida. Sau phần lể lạc và tiệc tùng mừng mản khóa, gia đình chúng tôi đi thăm viếng Bảo Tàn Viện Hải Quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Aviation Museum) ở gần đó. Tôi hết sức sửng sốt khi nhìn thấy ở giữa rừng phi cơ của Hải Quân Hoa Kỳ đủ loại, lại xuất hiện một chiếc phi cơ L-19 mang phù hiệu Không Quân Việt Nam treo lủng lẳng trên trần nhà, bên cạnh những phi cơ khổng lồ (đối với hình thù nhỏ bé của L-19) F-14, F-15. Chiếc L-19 này màu trắng, phần đuôi của thân phi cơ sơn các ô vuông (domino) đen vàng, mang danh hiệu FDD. Bản ghi chú sơ lược ở dưới đất không đủ giải tỏa mọi thắc mắc trong lòng tôi. Vì theo như tôi biết và chứng kiến nữa, các phi cơ của Không Lực Việt Nam khi đáp ở các Căn Cứ Không Quân Hoa Kỳ trên lảnh thổ Thái Lan, đều tức khắc bị xóa ngay các phù hiệu trên thân phi cơ. Nếu đáp trên các tàu chiến Hoa Kỳ thì đều được đẩy xuống biển, để dành chỗ đáp cho những phi cơ khác. Nhưng tại sao L-19 này lại còn nguyên vẹn màu sơn và phù hiệu?

    Trên bước đường chạy loạn, khi tôi nằm duới hầm tàu Miller thuộc Hạm Đội 7 Hoa Kỳ đang lênh đênh trên mặt bể vào những ngày cuối tháng Tư đầu tháng 5 năm 1975, tôi có nghe nói có một L-19 đáp trên Hàng Không Mẩu Hạm Hoa Kỳ, còn mọi chi tiết khác thì mù tịt, nên thắc mắc mãi.

    Năm 1991 tôi có dịp đọc bài báo dưới đây, đăng ở báo địa phương Houston Chronicle, tôi đã hiểu gần hết câu chuyện, khi sực nhớ lại chiếc L-19 của Viện Bảo Tãn Hải Quân Hoa Kỳ, ở Pensacola.

    FAMILY, EX-OFFICER RECALL $10 MILLION RESCUE

    Associated Press

    PENSACOLA, Fla. - Members of a Vietnamese family were reunited with the U.S. Admiral who saved their lives by dumping $10 million worth of helicopters in the sea so they could land a small plane on the deck of his aircraft carrier.
    South Vietnamese Major Bung Lee, his wife and their five children had crammed into a single-seat Cessna O-1 Bird Dog to escape from their homeland as it was overrun by communist forces in April 1975.
    It appeared they would be unable to land on the USS Midway in the South China Sea because its flight deck was filled with helicopters used to evacuate Saigon. Rear Admiral Lawrence Chambers, now retired, ordered the deck cleared.
    Lee and Chambers reminisced about the landing at the U.S. Naval Aviation Museum, where the tiny plane was on display Friday.
    Another retired Admiral, Magruder Tuttle, bought the plane for an undisclosed price 13 years ago and donated to the Museum at Pensacola Naval Air Station.
    Lee, now a waiter at a Polynesian restaurant at Walt Disney World; his wife Van, an electronic worker, and four of their five children came from their Winter Park home for the dedication ceremony.
    Lee had flown through Viet Cong fire in dense fog, heading out to sea without knowing what was a head. The plane was miles from shores and running low on fuel when he spotted the Midway.
    Lee had no radio, so he attempted to drop a note onto the deck asking permission to land. He said he was afraid to fly too low for fear the crew might think it was under attack and shoot down the plane.
    Three times he dropped notes attached to a knife, a boot and a key chain, but it was too light and blew away.
    On the fourth attempt, a note tied to Lee,s survival pistol hit the carrier,s deck. It read.

    * Can you move these helicopters to the other side, I can land on your runway, I can fly one hour more, we have enough time to move. Please rescue me, Major Bung-Ly, wife and 5 children *.
    Chambers said there was not space to move the UH-1 Huey helicopters, so he ordered them pushed overboard. The single-engine plane touched down once, bounced and rolled to a stop.

    Tôi nghĩ rằng ai cũng hiểu được nội dung của bài báo này. Tôi e rằng dịch ra Việt ngữ sẽ mất tính chất trung thực của câu chuyện.
    Đúng là chiếc phi cơ L-19 do hoa tiêu LEE BUNG lái, Nhưng anh này là ai? Vì theo báo Hoa Kỳ đăng tên không có dấu, nên khó có thể đoan chắc 100% được.
    Tình cờ vài tháng sau, một ông bạn không phi hành đã đưa cho tôi xem một tấm hình và nhờ tôi nhận diện người trong hình. Không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là hình của cựu Thiếu Tá LÝ BỬNG với bộ điệu đang nói chuyện, đứng bên cạnh một chiếc L-19 mang phù hiệu Không Quân Việt Nam.
    Anh Lý Bửng với tôi một thời gian cùng phục vụ chung tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, Nha Trang. Anh là huấn luyện viên giỏi của Trường Phi Hành T-41, rất vui tánh và gan lì. Những ai là huấn luyện viên cùng thời sẽ không bao giờ quên được tai nạn phi cơ của anh Lý Bửng xảy ra ở gần đèo Rù Ri, Nha Trang năm xưa. Thời gian đó việc cứu cấp gặp trở ngại vì thời tiết xấu; mãi một tuần lể sau mới tìm kiếm được. Khi đưa anh Lý Bửng trở về đơn vị, mặt mày và giáng diệu của anh ta rất bình thản, như tuồng không có chuyện gì xảy ra, mặc dầu anh ta đã chịu đói rét và có lẽ cả sợ hãi nữa trong mấy ngày qua.
    Đọc bài báo trên đây, tôi rất cảm mến cựu Đề Đốc (ex Rear Admiral) Lawrence Chambers của Hải Quân Hoa Kỳ đã có quyết định hết sức nhân đạo và sáng suốt, bằng cách đẩy một số phi cơ trị giá 10 triệu đô la, để có chỗ cho L-19 trên có 7 mạng người đáp xuống.
    Trước kia tôi đã từng chở 4 người cất cánh ở phi đạo ngắn A Luoi, vùng núi, tưởng rằng mình ngon lành, nay qua sự việc này tôi thấy mình kém xa, nên cảm phục anh Lý Bửng sát đất về sự quyết tâm gan dạ cũng như tài nghệ của anh đã tạo nên một thành tích hi hữu, có một không hai từ trước tới nay, không những trong lịch sử Không Quân Việt Nam mà kể cả Không Quân thế giới nữa, là:

    L-19 CHỞ 7 NGƯỜI VÀ ĐÁP AN TOÀN TRÊN HÀNG KHÔNG MẨU HAM.

    Thành tích này đáng liệt vào chuyện có thật nhưng khó tin.


    Ngày 20 tháng 3 năm 2002.

    Mệ

    Comment


    • #3
      A-1h skyraider

      A-1H SKYRAIDER

      Tarin65


      Tiếp theo bài viết về F-8F Bearcat, chúng ta thấy rằng việc thay thế nó là điều nhất định phải làm, chẳng những ở Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, mà còn ở Bộ Tư Lệnh Không Quân và Phái Bộ Cố Vấn (MAAG). Sôi nỗi nhất là ở phi đoàn. Phải nói rằng Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức và tôi thật sự nóng nải, chớp mọi thời cơ, gây mọi áp lực cần thiết, nói lý, dùng cảm tình, làm mọi cách để cho có một loại phản lực cơ thay thế chiếc Bearcat. Có người cho rằng vì chúng tôi đã được qua các trường lớp huấn luyện trên phản lực cơ nên chúng tôi tranh đấu để có phản lực cơ trong KQVN, và từ đó dễ bước lên một nấc thang danh vọng nào đó. Danh vọng thì có biết sống được bao lâu mà màn tới, đâu có phải như nhảy dù một cái là biết đánh nhau như lính dù, và lãnh đạo dù là lãnh đạo tất cả. Muốn lãnh đạo, chỉ cần bay đại khái một chuyến L-19A như ông KHA từng muốn làm để có cơ hội lãnh đạo KQVN. Chúng tôi muốn KQVN có một " bước nhảy vọt" so
      với Không Quân các nước tân tiến. Bây giờ, chúng tôi mới biết là chúng tôi đã không tự lượng sức mình, vì đất nước ta còn nghèo, mọi thứ đều nhờ ngoại bang chi viện. Nhưng ở đây mình nói cho sướng miệng thôi, vì lúc đó, chúng tôi vẫn còn trẻ lắm. Năm 1958, anh Vịnh mới lên 25, Đức 24, chúng tôi máu còn sôi sụt, chưa biết sợ là gì, mà cũng vì vậy mà không biết có Trời cao Đất rộng, chỉ có lý tưởng bay bổng, chỉ có "A la chasse, bordel". Và chúng tôi đã chọn A-4E Skyhawk. Một chiếc vừa thon nhỏ, không kén phi trường, laị chở nhiều bom đạn (4 x 6 bom 500 lbs)., lại có đại bác 20 ly tha hồ mà bắn.
      Nên nhớ là sau tháng 6-1957, Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát bắt đầu có Cố Vấn Mỹ thay Cố Vấn Pháp. Các ông cố vấn Mỹ này không có cảm tình với pilote trẻ chúng tôi, và chắc với các anh lớn như các ông Hiền, ông Khánh, ông Hùng, thì các cố vấn cũng không thích nói chuyện cho lắm, vì phần lớn chúng tôi, nếu không bị câm thì bị điếc. Nhưng chúng tôi hiểu được các ông không muốn chúng tôi chỉ thích máy bay của NAVY. Chẳng biết vì sao. Có lẽ vì các ông cũng chẳng biết gì máy bay của NAVY để cố vấn chúng tôi. Vậy Không Quân Argentine dùng A-4E thì sao? Nếu từ chối chiếc A-4E, bảo rằng không thích hợp cho chiến trường VN thì tại sao sau này người Mỹ đẩy chúng tôi ra để xeng vào cuộc chiến thì dùng toàn Jet, như F-100, F-104, F-105, F-4 trong Không Quân, và bên NAVY thì có lẽ chiếc A-4E dành nhiều chiến tích nhứt, ít nhứt về số lần xuất trận. Tôi đã có dịp xuống hàng không mẫu hạm của Mỹ và nhìn máy bay lên xuống, thấy thèm làm sao. Cái tiện ở VN ta khi dùng may bay của US NAVY là nó đáp ngắn lắm, bay được xa, chở bom đạn nhiều. Sau một thời gian bàn cải với cố vấn Mỹ tại phi đoàn, chúng tôi chờ đợi một thời gian khá lâu.
      Một ngày nào đó, chúng tôi được giới thiệu với một tập hồ sơ, có handbook, có hình ảnh của chiếc AD-6. Thoạt đầu, phải nói lên sự thất vọng của chúng tôi, khi nghe cố vấn giải thích tại sao chiếc AD-6 có lợi hơn chiếc A-4E. Thật là không còn gì để nói, đối với chúng tôi. Chúng tôi biết chỉ có một điều là thất vọng tràn trề, không có jet để bay thì chiếc nào chẳng được. Mình bắt đầu làm quen với sự việc "coi lý tưởng như dẹp qua một bên" khi mình chưa phải "tự lực cánh sinh". Viết như vậy để cho các em sau nầy, nhiều khi cũng nóng tính như các anh hồi còn trẻ, có lý tưởng thì sao, phục vụ là phục vụ thôi. Như sau nầy, cho KQVN chúng ta bay F-5 và A-37, toàn là máy bay
      huấn luyện biến cải. Máy bay gì mà không có súng để bắn mà gọi là khu trục cái nỗi gì. Tôi nhớ đến cái vụ dùng A-37 kè một chiếc máy bay chuyên xịt thuốc trừ sâu và phân bón của nhà nông của Tân Tây Lan, lạc đường lãng vãng trên vùng Cà Mau, để bắt về đáp tại sân bay Bình Thủy, hoa tiêu phi tuần trưởng phải bay lại gần máy bay lạ, lấy tay chỉ chỏ bảo phải đáp xuống, và khi anh ta muốn dọa đối phương, bèn rút súng Colt.45 ra chỉ vào anh pilote kia. Buồn cười không? Nói dài dòng để cho biết "Mình là ai?" thôi, chứ không có ý chê khen cá nhân nào trong chúng ta cả. Việc bàn tán và chọn lựa máy bay thay chiếc F-8F Bearcat bằng chiếc AD-6 Skyraider bắt đầu từ năm 1958 mà tận đến năm 1961 chúng ta mới thấy mặt nó tại Biên Hòa, home of the fighters.


      Năm 1960, chúng tôi là một trong số 6 người đầu tiên sang Corpus Christi, Texas để tập lái AD-6. Đọc cho lẹ một tí thì cũng lấy le được
      vậy. Ai hỏi ta bay gì, ta bèn nhanh miệng AD-6 thì thoáng nghe như Eighty Six . Chúng tôi là Nguyễn Quan Huy, Tô Minh Chánh, Phạm Phú Quốc, Nguyễn Ngọc Biện, Nguyễn Văn Long, và người viết bài này. Các cụ thấy không, tại sao tôi lại còn sống mà họ đi đâu cả rồi. Đó là những người bạn chết sống với nhau, những người không biết Trời cao bao nhiêu và Đất rộng bao nhiêu. Bay là cái gì cũng bay. Chữ nghĩa thì chẳng bao nhiêu.
      Nhớ anh huấn luyện viên của chúng tôi là Lt Morenville, tên có vẻ Tây lắm, chắc phải chọn người biết tiếng Lang Sa, vì chúng tôi nói ít tiếng Anh. Đại khái như Left là Trái, Right là Phải. Nhớ lại khi thi ESL, anh Huy với tôi ăn ý nhau về mật mã, đầu nhọn bút chì chỉ xuống là (a), chỉ lên là (b), chỉ qua Trái là (c), chỉ qua Phải là (d).. Người cao điểm trắc nghiệm Anh ngữ nhất là anh Nguyễn Văn Long (em cuả anh Nguyễn Tấn Trào), vì anh Long có theo học Hội Việt Mỹ. Chúng tôi đã có một số giờ trên F-8F bearcat, tối thiểu 200 giờ, trừ anh Quốc có nhiều giờ F-8F hơn cả, lại có bằng Phi Tuần Phó nữa. Nhưng nhai cái Technical Order bằng Anh ngữ thì thật là khổ sở. Đêm nào tôi cũng dịch ra nhờ quyển Tự Điển bỏ túi cúa tôi (Tout Petit Dictionaire Larousse). Có điều là trợ huấn cụ của NAVY tại trường căn bản Corpus Christi phải nói là ngon lành, nhứt là cả cái động cơ được cắt ra, còn cho đúng màu, hệ thống xăng, hệ thống nhớt, hệ thống thủy điều, tôi khen Mỹ lắm, thấy Tây thua xa (vì Tây nghèo hơn Mỹ).
      Đại khái là chúng tôi làm quen với AD-6. Chúng tôi được chở trên AD-5 một chuyến . Thật sự không học hỏi gì nhiều. Có điều là lần đầu tiên leo lên chiếc Skyraider, tôi thấy nó cao làm sao ấy, có lẽ không thua khi ngồi trên C-47 đâu. Nhìn xéo từ 8 giờ hay 4 giờ thì nó giống như một óng kem đánh răng. Như các cụ thấy qua cái tên của nó AD-6, A là Attack(loại dùng vũ khí mang bên ngoài để tấn công, khác với
      chữ B là chở bom trong bụng), D là hãng chế tạo Douglas, sau này bị Boeing merge rồi, còn 6 là serie. Sẵn đây, cho biết sau này tất cả máy
      bay của quân đội Mỹ đều phải theo một lối đặt tên duy nhứt, không phân biệt Hải Lục Không Quân, nên AD-6 trở thành A-1H, và AD-5 trở thành A-1E, là hai chiếc KQVN đã dùng.

      Tại trường Corpus Christi, chúng tôi ghi nhận ba sự kiên tôi nhớ mãi. Sự kiện thứ nhứt là khi tác xạ ở xạ trường , thay vì quẹo phải để tác xạ vào mục tiêu của chúng tôi ngày hôm đó thì anh Long quẹo trái tác xạ trên mục tiêu dành cho F-11 Cougar. Trong lúc Cougar tập thả bom nguyên tử nên chỉ trúng gần nhất là 300 feet, thì anh Long nhà ta chỉ thả bulls eye. Chiều đó, huấn luyện viên của chúng tôi nhận báo cáo của xạ trường, bảo đuổi cách gỉ anh Long cũng không đi chỗ khác, mà quả nào cũng trúng đích. May mà không bị đụng nhau trên không. Bay thực tập tác xạ thì huấn luyên viên chắp chúng tôi 30 feet average về bom (pratice bomb nhẹ lắm, gió 25 gút lận, khó thả vào vòng 100 feet). Thế mà anh ba Huy luôn luôn giúp chúng tôi uông beer free mỗi ngày. Học trò giỏi thì thầy cũng được khen, nên anh Morenville vui vẻ trả tiền beer. Điều thứ ba mà tôi nhớ mãi là nhân ngày lễ thành lập trung tâm huấn luyện Corpus Christi, hằng năm có đội biểu diển Blue Angels đến. Nhưng năm 1960, đội Blue Angels vừa lãnh thẹo, một tai nạn chết người, nên miễn đến. Hôm đó lại trùng
      hợp máy bay của Morenville bi hỏng, phải về đáp trước. Thường khi thì Morenville dẫn 4 chiếc đáp trước, theo sau là Quốc dẫn 3 chiếc. Chúng tôi liền lợi dụng cơ hội, bảo Quốc dẫn phi tuần 6 chiếc về đáp một lượt. Sáu chiếc bay hợp đoàn sát cánh hàng dọc bên phải, cứ tách đúng 3 giây về hạ cánh an toàn và kỷ luật. Vào parking thì ôi thôi, mấy thằng học trò Mỹ chạy lại bắt tay khen, chưa thấy có ai bay hợp đoàn đẹp thế.


      Rời Corpus Christi sau một tháng rưỡi, chúng tôi sang San Diego bay với đơn vị VA-122 tại Coronado, North Island. Vui nhất là tác xạ bom đạn thật tại Camp Penlenton, không biết viết như vậy có đúng không, nhưng đó cũng là chỗ sau này cho đồng bào ta ở tạm khi mới vào đất Mỹ. Tất cả mục tiêu là xe tank, chòi dưới hốc núi, muc tiêu gì cũng bị bọn VNAF này tiêu hủy cả. Họ than phiền là tốn tiền tái tạo mục tiêu thật, nghĩa là trước kia báo cáo tổn phí nhưng khỏi phải làm, vì có ai bắn trúng đâu.
      Còn xạ trường Yuma thì thật là cực hình. Thời tiết quá nóng, chỉ hoạt động từ 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa, mà chỉ nổ máy một lần, sau đó, thay hoa tiêu thì phải để chèn bánh và để máy chạy, vì tắt máy, quay máy lại sẽ bị back fire vì hoà khí quá non khi trời nóng bức. Trưa ở trong BOQ nhìn ra hồ tắm, thấy nước xanh mà không có bóng người. Chỉ mặc quần lót trong phòng lạnh mới chịu nỗi.

      Sau ba tháng huấn luyện, chúng tôi về nước. Và vài tháng sau, chúng tôi nhận phi cơ A-1H đầu tiên, mỗi đợt 6 chiếc. KQVN tiếp tục gửi theo học khóa xuyên huấn như chúng tôi vừa kể, cũng được 4 hay 5 đợt gì đó. Tuy vậy, khi nhận máy bay, chúng tôi đã thả tại Biển Hòa hoặc TSN khi di chuyển để làm phi đạo mới (27-09) tại Biên Hòa. Phi Đoàn lúc đó thật là nhiêu khê. Theo bản cấp số thì còn 25 chiếc F-8F Bearcat, rồi thêm 9 chiếc T-6G để huấn luyện khu trục cho các khóa sinh vừa tốt nghiệp khóa 58 A(khóa Trần Duy Kỷ) trên L-19 mà sau này gọi là O-1A. Rồi thêm 12 chiếc A-1H, nhưng nhân viên của Phi Đoàn vừa hành quân vừa huấn luyện đâu có gì thay đỗi. Nhiệm vụ tăng, nhân viên thiếu so với bản cấp số căn bản của phi đoàn, nên nhớ lại phát ớn. Khi Phi Đoàn đỗi tên thành Phi Đoàn 514, tất cả nhân viên các Phòng Hành Quân cơ hữu chỉ có 20 hoa tiêu kể cả chỉ huy trưởng và chỉ huy phó, mà số sĩ quan học viên vừa trên T-6G vừa trên A-1H khoảng 30 người. Phòng Vật Liệu là Phòng đông đảo nhân viên nhất do anh Dương Xuân Nhơn điều hành thật tốt, lúc đó có trên
      dưới 400 người. Phòng Hành Chánh thì nhỏ nhất, nhưng cũng bận rộn không kém các nơi khác. Tôi không biết quản lý một nhân số phức tạp như vậy, sau này tính ngang hàng với đơn vị như thế nào đây.


      Chiếc A-1H Skyraider được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Cao Ly (1950-53). Sau đó, Mỹ có bán cho Pháp một số AD-4 để trang bị cho 4 phi đoàn. Nếu tôi nhớ không lầm, một phi đoàn Pháp hồi đó có 25 máy bay, như vậy có thể nói Mỹ bán cho Pháp 100 chiếc AD-4. Việc nầy có tầm quan trọng về ngoại giao đáng kể sau này. Vì khi De Gaulle bất mãn với Mỹ, qua Nam Vang chỏ mõ qua Việt Nam mà tuyên bố "Vùng Đông Nam Á phải được trung lập hóa". Và khi Mỹ đòi mua lại Skyraider từ tay Pháp để viện trợ cho VNCH thì Pháp đã từ chối, trong khi đó, trong kho dự trử của Mỹ không còn phi cơ hay phụ tùng gì thuộc A-1H nữa. Đó là một dấu ngoặc lịch sử của Skyraider.

      Ai đã bay A-1H rồi thì phải công nhận nó thật thích hợp cho chiến trường Việt Nam trong giai đoạn VC sử dụng Du Kích Chiến và chưa được trang bị SA-7. Với động cơ Wright 3,300, có thể chở đến gần 8,000 lbs vũ khí đạn dược, hoặc thời gian bao vùng lâu nhứt làm cho quân bạn dưới đất thích nó hơn chiếc nào khác. Chỉ có mệt cho hoa tiêu, người phải ngồi chịu trận cả năm tiếng đồng hồ, phải kéo G cho đến thân em mềm nhủn ra, về nhà còn bị các chị hành hạ thêm nữa. Nghĩ lại mà tội nghiệp cho các cánh chim như Phượng Hoàng, như Phi Hổ…

      Theo cấu trúc của chiếc A-1H thì dù động cơ mạnh hơn của F-8F, chong chóng cũng có thể to hơn, nhưng người ta làm cho cái đòn dài ra nên chỗ ngồi của hoa tiêu thoải mái hơn và nhìn rõ bên ngoài. Sở dĩ có thể quan niệm như vậy vì đây chỉ là một phi cơ loại Attack, đánh những mục tiêu dưới đất mà thôi, như yểm trợ tiếp cận (close support), như đánh phá hậu tuyến của địch (interdiction), mà không dự vào không chiến. Tuy vậy mà trong các cuộc hành quân Bắc Tiến, một A-1E của Hải Quân Mỹ đã hạ một chiếc MIG trong phi vụ yểm trợ cấp cứu hoa tiêu lâm nạn trên vùng mục tiêu, có lẽ vì anh lái MIG đó đang dỡ trò "tắt máy phục kích trên không", chẳng may lại đưa lưng cho 4 khẩu đại bác 20 ly bắn rụn. Do chế tạo để đánh các mục tiêu dưới đất, nên sở trường của nó là thả bom với nhiều độ chúi khác nhau: 70 độ, 45 độ, hay 30 độ chúi. Máy bay khi chúi sẽ đầm hơn chiếc F-8F, nhưng cũng đòi hỏi phải có cao độ sơ khởi khá cao, vì nó leo lên chậm lắm, và dễ mất cao độ khi xuống đánh. Cao độ tối thiểu mà tôi kinh nghiệm là 4,500 bộ khi bắt đầu. Nếu bắt đầu từ cao độ thấp hơn thì sau khi đánh sẽ không trồi lên lại được tới cao độ sơ khởi, và cứ thế mất dần cao độ, làm cho các kỳ xuống đánh tiếp theo càng lúc
      càng nguy hiểm, nhứt là cho phi tuần viên số 2. Nếu một phi tuần 4 chiếc, ta có thì giờ chờ đợi và lên cao độ, nhưng khi chỉ có hai chiếc
      thì người số 2 muốn làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cho số 1 phải giữ vòng bay sát nhau, do đó, anh sô 2 vừa không đươc số 1 bào vệ khi anh xuống đánh, vừa không đủ cao độ để đánh chính xác và an toàn. Dive bombing là một trò vui mà cũng hao sức với A-1H. Bắt đầu từ 10,000 bộ, ra dive brake, chúi xuống 70 độ (sự thật, ta thấy thân mình nằm trên giây cột an toàn tòn ten khi chúi như vậy), thả bom ở cao độ 3,000 bộ, vào dive brake và kéo lên đúng 4.5G. Làm chừng 5 cái thấy "học xì dầu", vì ít khi tôi kéo 4.5G mà thường là 7.5G, do đó, các bạn có thể nói tất cả máy bay mau hư là vì tôi đó. Với độ chúi 45 độ thì ít vấn đề. Đại khái là khi chúi, và nhắm bắn, chúng ta lúc đầu chưa quen, hay sửa cho tâm điểm trên máy nhắm nằm trên mục tiêu, thì kết quả lại phải sửa ngược lại khi tốc độ tăng cao, vì nhà chế tạo canh ngẫu lực chong chóng làm cho đuôi có độ lệch khá lớn đối với trục dọc máy bay, làm máy bay lãnh hệ quả không đồng đều khi tốc độ thay đỗi quá nhiều trong đà chúi của chúng ta. Một tật nữa rất nguy hiểm cho hoa tiêu là " sink rate" khá cao, vì thân nó quá nặng nề. Thường thường những vụ mang ngọn tre về đáp, hay tệ hơn nữa là cày dưới ruộng, đó là hậu quả của mất nhiều cao độ khi ta múc lên. Mũi máy bay thì đã nằm trên chân trời, nhưng máy bay còn tiếp tục trằn xuống theo quỷ đạo chúi của nó trước kia một lúc lâu rồi mới ngóc đầu lên thật sự. Đó là vì quán tính của ly tâm. Ở đây không nói nhiều về cơ học được. Chỉ đưa ra một so sánh để các cụ đọc chơi. Bây giờ là lúc trời đang có tuyết và phần lớn các nơi đó có đường đống băng trơn trợt. Lái xe trên đường như vậy, bạn thử nhích tay lái một chút là xe bắt đầu quẹo. Nếu cứ giữ tay lái như vậy thì các bạn sẽ trợt (glisser, glide). Nếu thấy trợt va vào gốc cây mà tăng thêm vòng quẹo thì sẽ trợt nhiều hơn nữa, chứ không phải là tránh được gốc cây đâu, mà trái lại sẽ đụng mạnh hơn, vì bạn đã tăng lực ly tâm khi bẻ tay lái quẹo gắt hơn. Tại các xạ trường, nhứt là tập tác xạ ban đêm, ta mất nhiều thì giờ để nhắm hơn. Cố sửa cho tâm điểm của máy nhấm nằm trên mục tiêu, sửa mãi mà không ngờ cao độ giải tỏa đã tới từ lâu rồi. Hoãn hốt kéo lên mạnh chừng nào thì lực ly tâm càng trằn máy bay xuống đất chừng nấy. Khi điều tra tai nạn, chỉ cần xem phần nào của máy bay chạm đất trước thì đủ biết nguyên nhân tai nạn là gì. Các anh đi học Mỹ về thường dùng chữ Target Fixation.
      Cũng đúng, đó là nguyên nhân đầu tiên. Mãi nhấm đến khi quá gần đất rồi thì kéo mạnh. Ta sẽ thấy khi chạm đất, phần đuôi chạm trước, rồi xác máy bay rải dài theo trục bay của máy bay. Nếu lúc ta thấy kéo mà không lên thì ta ngưng kéo, hoặc dằn tay lái xuống thì nó sẽ ngưng trằn xuống lập tức. Giống như khi lái xe trên đường lộ, ta quẹo trái thấy cứ lọt qua lane phải thì ngưng đừng cố quẹo gắt nữa thì nó sẽ nằm yên. Phải quẹo gắt mà ngưng lại thì hiệu quả mới đúng như đã nói, chứ quẹo chưa đủ mà ngưng thì là vấn đề khác rồi.


      Vì đòn dài và nặng nề nên đánh nhau giữa hai loại máy bay thì không thích hợp. Đừng nói chi đấu với F-8H thì thua quá xa rồi, đấu với T-28 cũng không lại. Vì thế, không nên bắt mèo ăn cứt. Về không hành (navigation) thì tương đối thoải mái hơn F-8F. Có thể bay xa hơn, như bay qua Phi Luật Tân chẳng hạn thì dễ như chơi. Tuy trang bị cũng xoàng thôi, nhưng cũng đủ để bay đêm rất tốt. Và Phi Đoàn 514 đã có khả năng đó. Nhất là khi trời trên mục tiêu tốt mà từ phi trường xuất phát lại xấu, ta bắt buộc phải cất cánh hợp đoàn, ngày hay đêm không thành vấn đề, rồi nhờ radar hướng dẫn đến mục tiêu, tha hồ mà đánh. Xong rồi về hạ cánh , trời xấu thì hợp đoàn từng hai chiếc mà xuyên mây hạ cánh cũng tốt. Tôi còn nhớ có lần, chúng tôi hành quân đặc biệt ban đêm, oanh tạc theo chỉ điểm của lực lượng đặc biệt, bay hợp đoàn sát cánh ba chiếc, tắt cả đèn mà chỉ nhìn ánh lữa từ óng thoát ra mà bay ở cao độ thấp cho đến khi đến mục tiêu, chúng tôi lấy đội hình oanh kích, làm mỗi người một passe salvo bomb, đã thật. Kết quả phối kiểm có hình ảnh, rất tốt.

      Phạm Phú Quốc khi thành lập Phi Đoàn 518 đã được huấn luyện vượt biên bằng đường biển ở cao độ thấp (50 feet) cho đến vùng mục tiêu mới làm vòng tác xạ thường lệ. Như vậy mới khai thác tận dụng khả năng của A-1H.

      Về trang bi vũ khí, A-1H có thể nói là số một trong những chiếc mà tôi được bay. Thêm nữa, được KQVN ta sử dụng, chiếc A-1H mới thêm rạng rỡ, nỗi tiếng hơn bao giờ hết. Thành thật mà nói, có bay cùng chiếc máy bay này ở đơn vị VA-122 của US NAVY, mới thấy KQVN bỏ xa mút tí tè. Chẳng những về bảo trì phi động cơ, mà nói về vũ khí thì phải nói là KQVN vô địch. Súng họ bắn ở Yuma, tôi hỏi anh Biện xem tôi bắn ở mấy giờ mà xạ trường báo "zero hit" trên bia điện tử. Biện thường bay ở gió xuôi khi tôi tác xạ, nên mấy vòng anh mới thấy được ở "một mile 6 giờ". Trong khi đó, đi hành quân trên vùng Hồng Ngự Cái Cái mà bắn xuồng ba lá bằng đại bác 20 ly thì chỉ cần một tràn ở mũi xuồng là xuồng bị toét ra thành ba mảnh. Ai dại gì bắn giữa xuồng, chỉ đục lỗ xuyên qua, VC lại lấi đất trét lên và bơi như thường. Vì súng của ta có anh Phan Đàm Liệu điều chỉnh trước Fire-in-but ở 300m xa, ai mà bắn trật thì người đó không phải hoa tiêu của PĐ-514. Bởi vậy, VC khó mà thoát khi bị PĐ-514 bao vây. Như kỳ Aáp Bắc chẳng hạn, ai làm bậy đâu không, làm những thành tích của PĐ-514 tiêu ra ma. Chính mắt tôi thấy mấy trái chuối của Hoa Kỳ (H-21) bị Ground resonance lật ngữa ngay trên vùng, không có ai đánh hết, mình tự té nhào ra, hết chiếc nầy đến chiếc kia, tổng cọng 5 chiếc, rồi bảo VNCH chúng ta không biết hành quân, không biết bảo vệ cho trực thăng đổ bộ. Rồi sau đó, lại thấy cái cảnh Pháo Binh rượt lính Bảo An chạy có cờ. Toàn là mình chơi mình không thôi. Tiểu Đoàn 514 của Tiền Giang có mặt ở đó, nhưng nó bị chúng tôi phát giác còn xa vùng mục tiêu.
      Chính ba Huy và anh Biện bao vây chúng trên mặt ruộng, chờ Bảo An lại tóm gọn. Chắc các anh cho tôi nói láo cho vui chớ gì. Rõ ràng là như vậy. Bị chúng tôi ví thì không làm sao thoát khỏi. Ở Mỹ này, có anh phi tuần viên đã từng bay chung với tôi là anh Nguyễn Quốc Thành, hỏi anh ấy thì biết, gặp chúng tôi vây thì chỉ có chết mà thôi. Vì vậy, VC phải xin viện trợ cho được SA-7, nếu không chúng bị KQVN diệt hết. Chúng tôi dùng Đại Bác 20 ly một cách say mê, tiết kiệm từng viên đạn, có khi gở bớt circuit breaker súng để chỉ bắn một lần hai cây mà thôi. Có nhiều phi tuần viên muốn về sớm cho đỡ mệt, không thích làm như vậy. Có anh lại phí đạn quá sớm. Làm phi tuần trưởng cụt hứng, phải kéo nhau đi về. Đó là chúng tôi áp dụng đúng mức nguyên tắc chiến tranh vào việc sử dụng hỏa lực.

      Bom thi A-1H là vua chở bom. Trọng lượng chưa trang bị là 9,000 lbs. Trang bị tối đa là 17,000 lbs. Lần hành quân Lam Sơn 1 ở Đa Nẳng với Trung Tướng Trần Văn Đôn, thả bom để tiêu diệt Tướng Đôn của VC đang nằm trong chân núi, chúng tôi trang bị tối đa bom. Hai quả 1,000 lbs ở inboard racks, 8 quả 500 lbs ở outboard racks, và thêm ít quả 100 lbs ở các kẻ hở và ngoài đầu cánh. Khi cất cánh, bắt buộc phải dùng full flaps. Khi có tốc độ sau khi vào chân đáp rồi mới giảm xuống ¼ flaps để bay lên. Tới cao độ 10,000 bộ mới bình phi và vào flaps trọn vẹn. Nếu ai không nghe briefing kỹ thì dễ chết lắm, hay ít ra cũng hết hồn, như có người thấy không lên nỗi bèn ra biển thả hết bom để về đáp cho sớm. Chúng tôi hiểu, chúng ta là con người mà, có lúc phải teo một tí. Nhưng nếu chịu khó khai thác TO, chịu khó nghe briefing thì đâu có gì đâu. Không lẽ những người làm được là những người chỉ biết liều mạng? Nhớ lại kỳ thả bom đó, tới nay tôi còn thấy tiếc, tại sao mình đã không bỏ salvo một pass mà thôi, như vậy, mình không cần trúng đích cũng làm cho thiên hạ vỡ màng nhỉ mà chết. Chứ dựa vào phóng ảnh mà thả bom thì có thấy gì cụ thể đâu. Nhưng sau khi giải tỏa hết bom rồi, thấy sao mình nhẹ phơi phới, khó tả.

      Mười hai dàn bên ngoài cánh còn có thể dùng phóng hỏa tiền đủ loại, nhưng thú thật với các bạn, hỏa tiển không có công dụng tốt trong chiến tranh du kích đâu, vì chúng chưa dùng đến chiến xa, và không có công sự kiên cố như đồn bót chúng ta. Trừ phi chúng đã chiếm đống trong các vị trí của chúng ta mà thôi. Trái lại, bom napalm có nhiều công dụng tốt hơn. Và A-1H cho phép chở đến ba quả ở inboard racks, và 6 quả nữa ở outboard racks nếu có loại 500 lbs như bom của Nhật Bản để lại hay loại dùng trên T-28 sau này. Kinh nghiệm cho thấy, không nên trộn lẩn Napalm với bom nổ hay hỏa tiển. Pha trộn như vậy thường do các yêu cầu của những giới chức có thẩm quyền nhưng không hiểu biết về ngành hỏa lực, vì rất nguy hiểm cho hoa tiêu. Chỉ cần bấm lộn nút trong khi xuống thấp 50 bộ để thả napalm mà thả lầm bom nổ thì quá nguy, bắn hỏa tiển ở cao độ thấp làm sao giải tỏa khỏi kịp , nếu cố gắng quá có thể bị déclenché (snap roll?). Công dụng tốt nhất của Napalm là diệt những VC trốn dưới hầm bí mật. Khi ta thả từng cặp một cách nhau 1 giây thì sẽ có sức cháy phủ trùm lên nhau. Nhiệt độ cháy của Napalm là 1,500 độ C. Nếu có sức cháy phủ trùm lên nhau thì sẽ đốt hết oxy trên mặt đất, và từ các lỗ thông hơi đốt cả oxy dưới hầm trú ẩn. VC sẽ bị chết khô dưới hầm, chứ không phải bị chết cháy. Người phi tuần trưởng có nhiệm vụ điều khiển
      cho thả napalm chồng lên nhau thì kết quả bảo đảm hơn. Thường thì anh em dùng napalm để đốt nhà. Đâu cần như vậy. Chỉ dùng đại bác 20 ly của A-1H, bắn vào vách nhà sau thường để bếp, hoặc trúng phải lò dầu, hoặc làm tung củi đang cháy vào vách, hoặc chính băïng đạn có đạn lửa của chúng ta cũng đủ đốt nhà lá rồi. Napalm còn một loại mục tiêu khác là diệt súng phòng không của địch, nhưng không nên dùng A-1H vì quá chậm, mà phài dùng F-5 mới tốt. Vì sức nóng cháy của napalm làm cong nòng súng, không làm sao sửa chữa được. Một loại vũ khí khác để diệt phòng không là CBU, không phải để tiêu hủy súng mà là giết chết xạ thủ. Những người nầy phải được tập luyện khó khăn, khó được thay thế nhanh chóng.


      Nói thêm một ưu điểm nữa của A-1H mà nhiều người đã biết, nhưng ít dùng đến trong các kế hoạch dài hạn. Nó đáp rất ngắn. Với trang bị nhẹ, có thể lên xuống với phi đạo dài 750 mét. Cụ thể , chúng tôi đã sử dụng phi trường Cù Hanh ở Pleiku, do công của Hà Xuân Vịnh thám sát phi trường ở vùng cao nguyên. Lúc đó, phi trường được lót bằng vĩ sắt (PSP) loại đen nhỏ bảng. Chúng tôi đáp lên giốc, cất cánh xuống giốc, trên dưới 1,000 mét. Có lần tôi chờ các anh thay thế, ngồi ngoài phi đạo nhìn các anh cất cánh. Tôi giật mình khi thấy chiếc A-1H sụp vào một lỗ giữa phi đạo, vĩ sắt thụn xuống, cây cọc sắt dài độ 4 tấc tây lòi lên, và sau khi bánh lăn qua rồi thì vĩ sắt trở lên như củ, nên ta không thấy cọc sắt đâu cả. Tôi chạy ra ngay tại chỗ có vũng nước màu đỏ của Pleiku, gọi hai ba anh cơ khí gần đó chạy xe dodge 4x4 lại đè lên vĩ sắt thì rõ ràng có cây cọc lòi lên. Có lần, một anh không cảnh giác bị lạc tay lái khi sụp lỗ nên anh bị tạt khỏi trục phi đạo, chạy băng ra hàng rào kẻm gai có cọc bê tong, và anh tiếp tục hốt lên với cái cọc bê tông ấy, vất nó xuống cách hàng rào cả chục thước. Điều nầy cho thấy chân đáp của A-1H rất chắc.
      Một sân ngắn nữa chúng tôi đã dùng là sân Sóc Trăng, dài 1,000 mét, nhưng lúc đó có một cái lỗ to ở khoảng ¾ phi đạo, nghĩa là còn lại 750 mét. Do đó, anh Nguyễn Thành Long (Long Chà) đã làm hư một chiếc A-1H vì đáp quá ngắn, đúng chỗ có bùn trơn trợt ngòai đầu phi đạo, nên anh bị lạc hướng chạy qua trái 60 độ, vượt khỏi rào kẻm gai, ra ngoài ruộng còn cán ù chết tại chỗ một chị người nhà của một anh lính pháo binh cùng đóng tại phi trường. Đó là trong chiến dịch Bình Tây do Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm làm tư lệnh chiến dịch.
      Một lần khác, tôi hành quân tại phi trường Nha Trang trong lúc phi trường đang được sửa chữa. Chỉ còn một nửa chiều rộng, và một nửa chiều dài, chúng tôi đã trang bị khoảng 2 tấn rưỡi bom đạn cũng hành quân tốt.. Nói cách khác, chỗ nào C-47 lên xuống được, chúng tôi đều hành quân được.

      Chúng tôi nhận thấy chỉ có thể viết về chiếc A-1H như thế thôi. Lẽ tất nhiên, có nhiều phi đoàn đã sử dụng nó, càng lúc càng hay hơn. Nhưng mà rủi cho các anh phải bay trong giai đoạn sau cùng của nó, vì nó cũng đã quá nhão nhề rồi. Tôi nhớ người Mỹ cứ khen thưởng KQVN bảo trì giỏi. Để chi? Để tăng thêm giờ hoạt động trước khi mang về Mỹ để làm đại tu. Chỉ cần o bế với anh Tech Rep của hãng Wright để báo cáo và đề nghị, thì bên kia, Nhà Nước Mỹ cũng nói cho hãng Wright biết nên chấp thuận cho tăng giờ bay thì phải đỡ tiền viện trợ không. Cứ thế, ta xài mãi mà không thấy hư. Tài thật. Có gì thì pilote VN chịu, có phải pilote Mỹ đâu mà họ lo. Còn phe ta mà được khen thì chỉ có một bằng tưởng lục là xong, chỉ tốn có mấy trang in roneo mà thôi. Sau cùng, cái nạn SA-7 làm cho phe A-1H phải cụt hứng, vì nó quá dễ bị tiêu diệt. Tính chung về sự đóng góp cho chiến tranh tại Việt Nam của các loại máy bay, phải nói A-1H là số
      một. Đây không phải là vì tôi bay nó mà nó hay đâu. Đừng chê cười.


      Tarin65
      Last edited by khongquan2; 12-22-2012, 05:04 AM.

      Comment


      • #4
        Phi vụ gián điệp



        PHI VỤ GIÁN ĐIỆP

        Tarin65


        Nhân vụ chiếc P-3 Orion của US NAVY bị hạ cánh ép buộc xuống Hải Nam vì lỡ đụng phải một chiếc khu trục của Trung Cộng muốn tìm cách bắt chiếc P-3 phải đáp xuống sân bay ở Hải Nam, chúng tôi muốn nêu lên trong quá khứ cũng có nhiều trường hợp đấu đá với nhau trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tìm tin tức quân sự là một nhu cầu chiến lược. Khi hai nước có giao hảo tốt đẹp với nhau, như Mỹ với Anh chẳng hạn, thì mọi nhu cầu thông tin đều được trao đỗi với nhau. Còn khi mà người ta đã lỡ xếp mình vào đầu danh sách phải theo dõi sát rồi, thì làm sao tránh được những cặp mắt cú vọ luôn luôn tìm sơ hở, hay bất cứ biến chuyển gì trong nội bộ cũng ghi nhận cho đầy đủ chi tiết. Nếu thật mà nay Trung Quốc đã trở thành kẻ thù số 1 của Mỹ, (chuyện đó cũng thấy khó hiểu, vì Mỹ đâu hề nói như vậy bao giờ?!) ta chỉ nói "nếu như" thôi, thì cái gì của Trung Quốc mà Mỹ muốn biết lại chưa được biết, nhất là về mặt quân sự. Không phải Trung Quốc đã nhiều lần bảo Mỹ chấm dứt các chuyến bay vệ tinh trên đầu Trung Hoa sao? Và Trung Cộng đã "dọa sẽ bắn rơi vệ tinh của Mỹ"õ. Chắc ông đại sứ Mỹ ở Trung Quốc đã trả lời "as you please", vì những món đồ chơi đó chúng tôi còn nhiều, bắn rớt cái nầy, chúng tôi còn cái khác; vả lại có bắn được hay không rồi hẳn nói. Còn việc làm của một chiếc P-3 là công việc có tính cách cục bộ, nhỏ nhặt của Hải Quân, như các thuyền bè lại gần hạm đội Mỹ gồm có những gì, có nên để họ lại gần hay không, vì ngoài vấn đề kẻ thù ra mặt còn có kẻ thù núp bóng (vì khủng bố là hành động của tiểu nhân=kẻ yếu). Biết đâu chừng, công việc làm Patrol của Hải Quân Mỹ là để giúp đỡ một "biệt tài" nào khác mà Mỹ đang o bế. Chứ nói chiếc P-3 làm phi vụ gián điệp thì thật khôi hài, vì nó sẽ ghi nhận những gì có lợi cho tình báo Mỹ, dù là tình báo chiến thuật? Hay là Trung Cộng chỉ muốn tỏ ra rằng mình là


        US Navy EP-3E Aries II

        một cường quốc quân sự, đừng giởn chơi mà chọc tức. Hay là guồng máy quân sự Trung Cộngõ chỉ là "lăng ba vi bộ", tiền hậu bất nhất, lệnh vua thua lệ làng, là những gì mà ta sợ nhất ở một nước có tiềm lực chiến tranh mà không có khả năng quản lý nghiêm ngặt, người dưới làm, ngưới trên không biết, không có đườùng lối chính sách rõ rệt, không có tiêu lệnh rõ rệt (SOP). Khi tôi đang viết bài nầy thì trên đài ABC TV, người ta loan tin, nhà nước Mỹ khuyến cáo những người Mỹ du lịch ở Trung Quốc không nên có lời lẽ chỉ trích chính quyền Trung Quốc, vì làm như vậy có thể bị bắt giũ, nhất là người Mỹ gốc Hoa. Đó cũng là một chỉ dấu cho thấy Trung Cộng gần đây rất nhạy cảm trước những vấn đề giao hảo Mỹ Trung. Chúng tôi không muốn làm thầy bói về thời sự, vì chúng tôi chỉ muốn giáo đầu cho tình hình giao hảo hai nước là cơ sở lý luận một phi vụ, hay một hải vụ, có phải là một hành động gián điệp hay không? Và trong quá khứ, phi vụ nào là phi vụ gián điệp.

        Trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Khối Cộng và các nước tự do, lúc mà chưa có phương tiện vệ tinh, hay vệ tinh tuy đã có nhưng chưa đủ khả năng tìm những tin tức chi tiết hơn, thì những phi vụ gián điệp đã đựơc thực hiện bằng các loại máy bay đặc biệt chế tạo cho nhiệm vụ nầy. Đó là chiếc U-2 và chiếc SR-71. Chúng tôi chỉ viết những gì chúng tôi biết qua báo chí, của Pháp và của Mỹ, là những bài viết của phóng viên báo chí, không có gì là mật cả. Có điều, có người đọc không để ý lắm, hoặc giả không để ý đọc nên đã không biết, cũng là việc thường tình.


        Phi cơ SR-71

        Về chiếc U-2 thì nhiều người biết và có thể trông thấy, thậm chí có thể chụp hình chiếc máy bay, nhưng tuyệt đối, bạn không thể chụp hình được người lái máy bay đó. Các bạn nên biết là huấn luyện một số pilote hiếm hoi để tin tưởng họ làm công việc nguy hiểm đó mà không ngại bị bắt là tội gián điệp, không thể cho địch biết để gày người mua chuộc, thủ tiêu, làm agent double,vv…Khi lên máy bay thì họ đi từ cửa một phòng lạnh, với đầy đủ trang bị đi bay, nghĩa là đã có óng dưỡng khí gắn vào mặt. Khi xuống máy bay, người ta cũng đưa thẳng người lái từ phòng lái vào phòng lạnh chở trên xe thùng chạy thẳng ra sân bay sát cạnh máy bay. Những thứ ghi nhận dữ kiện cần thiết của chuyến bay được cẩn thận lấy xuống ngay và được bảo vệ đến phòng chuyên biệt để khai thác, có người võ trang hộ tống chuyên viên, và chuyên viên phụ trách lại được một tổ chức khác chứng kiến khách quan. Những người làm việc của mình, không biết việïc của ngườùi khác. Tóm lại, nhìn xem có vẻ bí mật lắm. Vật thì ta có thể biết đang ở đâu, sân bay nào, hangar nào, nhưng người thì ta vô phường biết, tên gì, mặt mũi ra sao, từ đâu đến. Trước khi phi vụ được thi hành, có nhiều người từ nơi khác đến nơi đang có phi cơ , nhưng ai sẽ bay phi vụ đó, chính các pilote cũng không biết, và họ cũng chẳng biết nhau.


        Phi cơ U-2

        Máy bay U-2 có nhiều đặc điểm chuyên biệt của một phi vụ không thám cao độ cao:60,000 bộ. Máy bay bay rất chậm, nghĩa là loại subsonic, nhưng có khả năng bay lên cao độ nhanh nhờ hai cánh nhỏ như cánh tàu lượn (planeur) và đầu cánh nhọn (chiếu ngang của cánh rất to). Điều đó cho thấy cao độ trần(ceiling) của phi cơ rất cao, nhờ bộ cánh nầy. Vì cánh quá dẹp, mỏng tanh, nên không thể để bất cứ thứ gì trong đó, cho nên bánh đáp chỉ để dưới bụng và thuộc loại xếp hàng dọc (monorail). Vì hai cánh quá dài nên khi chưa có sức nâng, hai đầu cánh cụp xuống và sẽ đụng đất khi bị dằn nhẹ, nên phải có hai cây chỏi ở hai đầu cánh và do hai xe chạy theo máy bay khi cất cánh để thu hồi hai cây chỏi khi phi cơ có đủ sức nâng. Khi đáp xuống, cũng có hai xe chạy theo để cấm hai cây chỏi vào trước khi cánh xệ xuống dần. Phòng lái cũng chế biến khác thường vì chỉ có phòng lái mới có nén khí (pressurised) cho phi công có thể sinh hoạt bình thường ở cao độ 60,000 bộ (Stratosphere). Và khi cần thoát hiểm thì cả phòng lái sẽ xuống dù, và người lái cứ ngồi yên trong đó, không có vấn đề eject, vì ra ngoài không gian khí loãng và lạnh cực độ, không thể để phi công mạo hiểm. Tất cả vấn đề khung phòng đều được nghiên cứu để bay thật cao.

        Muốn lên đến cao độ đó, thì động cơ phải thuộc loại chạy nhiên liệu không cần oxy bên ngoài, vì sẽ không thực hiện đủ sức nén oxy để bảo đảm công suất tốt. Vì thế, người ta dùng rocket, chứ không phải động cơ phản lực thường để bay cao.

        Tại sao người ta phải nghĩ đến một loại máy bay như vậy để thám sát trên vùng của Liên Sô củ. Vì Liên Sô có hỏa tiển địa không SAM-2, có khả năng bắn hạ máy bay đến 40,000 bộ. Vì MIG-21 thời đó hay khu trục cơ nào khác cũng chỉ bay tới cao độ 40,000 bộ mà thôi, nếu sử dụng động cơ phản lực thường. Nói cách khác, chỉ cần phối trí xuất phát ở một nơi gần khu vực cần thám sát, bay lên cao độ an toàn trước rồi tiến tới vùng mục tiêu, xong trở về đáp ngay.

        Qua nhiều lần theo dỏi các chuyến bay của U-2, Liên Sô rất bực tức và tìm cách đối phó. Họ nhận thấy rằng U-2 hay lợi dụng các đường bay quốc tế, ẩn náo theo các chuyến bay hàng không dân sự rồi bất chợt đi thẳng vào không phận của họ làm trở tay không kịp. Họ không thể dời các đường bay quốc tế ra xa ADIZ của họ mãi (Air Defense Identification Zone), vì tổ chức hàng không quốc tế mà bộ chỉ huy đặt tại Canada phải giúp đỡ dàn xếp với các nước để rút ngắn các đường bay quốc tế hầu giảm tiêu thụ nhiên liệu. Do đó, Liên Sô mới nãy ra ý kiến dụ địch xâm nhập không phận ở điều kiện chúng có thể bắn hạ trước khi người lái ý thức được rằng mình đã bị hố.

        Liên Sô đã nghiên cứu các đường bay nào mà từ Thổ Nhỉ Kỳ, đi về hướng Tây mà chỉ thẳng vào không phận Liên Sô. Ngay chỗ gốc mà các phi cơ hàng không dân sự phải đỗi hướng để tiếp tục hành trình theo một cạnh khác. Ngay chỗ đó, họ nghiên cứu để một beacon khác trong hướng bay củ, cấm một beacon cùng tín hiệu nhưng mạnh hơn gấp ba lần. Do đó, giả sử ta muốn bay từ điểm A tới điểm C đi ngang qua điểm B, thì con đường mà Liên Sô gày bẫy là U-2 sẽ đi từ A đến B’ có công suất 15 kw chẳng hạn (thay vì từ A đến B có công suất 5 kw thì đã chuyển hướng), hoa tiêu sẽ chờ cho đến B để chuyển hướng, không ngờ đã qua khỏi B rồi mà vẫn tiếp tục bay thẳng đến B’ vì sức hút quá mạnh của đài beacon B’. Do đó, nếu hoa tiêu chỉ tin tưởng nơi phi cụ mà bay,- nhất là ở cao độ thường bay là 40,000 bộ thì nhìn xuống đất, dù có thuộc lòng đường đất đi nữa, không thế nào xác định được chính xác dưới đất là đâu(khó xác định được real vertical)- thì đương nhiên lọt vào không phận cấm bay mà chưa kịp lên cao độ an toàn (60,000 bộ). Khi đó, Liên Sô có thể bắn rơi U-2 ở cao độ dưới 60,000 bộ, làm cho hoa tiêu phải thoát hiểm bằng cách thả phòng lái của mình để nhảy dù. Hoa tiêu đã bị bắt sống và giam giữ nhiều năm. Sau đó, hoa tiêu U-2 đã được trao đỗi với một gián điệp Liên Sô bị Mỹ bắt giữ.

        Vào khoảng đầu thập niên 80, có vụ Liên Sô hạ một máy bay Boeing 747 của Hàng Không dân sự Đại Hàn (South Korea). Khi đó tôi còn trong tù, được đọc báo củõa Liên Sô (Les Temps Nouveaux=Thời Đại Mới), họ kể lại trên trục bay đó, máy bay thám thính của Mỹ đã nhiều lần vi phạm không phận Liên Sô, nhưng chưa khi nào intercept kịp thời. Nghe tin như vậy, tôi liên tưởng đến vụ việc Liên Sô gày bẫy Mỹ như thế nào ở Trung Đông. Nhưng tại sao không hạ được máy bay thám thính Mỹ? Có lẽ vì nơi đó quá xa các yếu điểm của Liên Sô, như các vị trí phi trường phòng không, các vị trí SAM-2, nên vũ khí phòng không thích hợp còn thiếu thốn. Và tại sao nhiều lần lên không cản đều quá trễ. Chỉ có một giả thuyết là Mỹ đã dùng AWACS(Aircraft Warning Airborne Control System) , là một loại máy bay cở Boeing 707 (C-135), có trang bị radar trên lưng, và có chuyên viên Weapons Controler đi theo như các kỳ oanh tạc Bắc Việt họ từng sử dụng để làm Bộ Chỉ Huy Hành Quân Trên Không (Airborne Command Post). Chỉ có như vậy, khi có khu-trụõc cơ lên nghênh cản thì AWACS thấy ngay và tìm đường thoát ra an toàn nhất. Đã nhiều lần, phi cơ nghênh cản của Liên Sô lên mà luôn luôn bị trễ , và có thể khi AWACS vừa ra khỏi không phận ADIZ của Liên Sô thì đã được khu trục cơ của Mỹ chực sẵn đó để counter air, bảo vệ AWACS. Theo tờ báo kể lại thì, lúc đó vào khoảng 6 giờ sáng, mặt trời đã ló dạng, nên hoa tiêu nghênh cản của Liên Sô đã thấy máy bay Mỹ, trên lưng có mang radar, chứ không phải là phi cơ dân sự. Đó là một lỗi lầm lớn của hoa tiêu. Đáng lý ra, trong điều kiện DefCon bình thường (Defense Condition là tình huống khẩn trương trong chiến tranh), hai nước Mỹ và Liên Sô chưa tuyên chiến, dù có ghét nhau cách mấy, giống như Mỹ và Trung Quốc hiện nay, cũng không nên hành động nổ súng quá đáng, nhất là khi đó, phi cơ Đại Hàn đã ra khỏi không phận ADIZ của Liên Sô. Hoa tiêu nghênh cản không được tự ý quyết định, mà phải có positive visual contact, sau đó báo cáo chờ lệnh. Trong trường hợp họ bắn hạ phi cơ dân sự mà cứ tưởng là AWACS vì từ khoảng cách bắn hỏa tiển không /không (air-to-air missile)bình thường là 6 miles, thì họ không thế nào biết chắc mục tiêu là gì, dù nói rằng trời đã sáng rồi. Từ 6 miles, ta chỉ thấy khi nhìn ngang một Boeing 747 cũng có gù trên lưng giống như AWACS là Boeing 707 có radar trên lưng. Đó là một bài học cho ta thấy rằng hệ thống chiến tranh của Liên Sô lúc ấy rất bén nhạy, nhưng không hoàn chỉnh. Bén nhạy là vì giới quân sự của Liên Sô rất hiếu chiến. Không hoàn chỉnh vì một sơ sót về quân sự như vậy có thể đưa đến chiến tranh, mà chính cấp chỉ huy tối cao của Liên Sô không mấy quan tâm. Nếu sơ xuất là phóng nhầm hỏa tiển liên lục địa thì sao(ICBM)? Bài học đó, chắc chắn Mỹ đã rút tỉa được.

        Đó là những gì tôi hiểu về hành quân gián điệp. Sau nầy, người ta không còn dùng U-2 để tìm tin tức , vì các vệ tinh đã cho rất đầy đủ dũ kiện chiến lược. Trung Cộng đã từng tuyên bố sẽ bắn rớt vệ tinh Mỹ, hãy chờ xem. Còn về phi vụ chiến thuật thì người ta thường thay thế phi cơ thám sát không ảnh hay điện tử bằng phi cơ không người lái, chẳng những chạy bằng nhiên liệu thường mà còn chạy bằng nhiên liệu mặt trời, bay vòng quanh trái đất cũng được, vì được hướng dẫn bằn vệ tinh, thay vì bằng C-130 như trước đây tại Việt Nam.

        Tarin65

        ____

        Ghi chú:

        -Muốn biết chi tiết về chiếc máy bay SR-71 Blackbird thì hãy vào website USAF Museum, có đầy đủ chi tiết

        -Máy bay tuần thám ORION có hai loại: một loại dùng để săn tàu lặn thay thế chiếc P-2, và không trang bị radar để dò tìm trên không, trái lại có một loại khác có radar giống như chiếc EC-3 làm nhiệm vụ AWACS của USAF

        -Khi tìm tài liệu về chiếc U-2, chúng tôi được biết Mỹ đã bán U-2 cho Đài Loan sử dụng, và đã ngưng hoạt động U-2 của họ từ năm 1990. Và sau đây là một vài hình ảnh của U-2 của Không Quân Đài Loan


        Last edited by khongquan2; 12-29-2012, 07:49 AM.

        Comment


        • #5
          Cám ơn Chim Trời

          Comment


          • #6
            Vietnam Officers visit on December 11, 1959 to Air University's Command and Staff College, Maxwell Air Force Base, Alabama.

            Last edited by khongquan2; 12-29-2012, 07:43 PM.

            Comment


            • #7
              Niên trưởng
              Tarin65

              Có một bạn hỏi tôi, Niên Trưởng có nghĩa gì?
              Từ Niên Trưởng cũng đã làm tôi suy nghĩ khi mới tiếp xúc với nó lần đầu tại xứ Mỹ này. Đúng là sanh sau đẽ muộn, nên cái gì cũng phải suy nghĩ lâu lắm mới dám có ý kiến. Nhưng chắc gì mình lại nghĩ đúng, vì mỗi thứ đúng sai tùy vị trí nào mà xét, và chắc chắn không khỏi phần chủ quan. Vì vậy, xin phép độc giả, đây cũng là ý kiến chủ quan của kẻ hèn này. Xin quí vị miễn thứ.


              Trước hết là khi vào quân trường thì cái từ huynh trưởng được đặt ra. Khóa đàn anh có thăm niên ở trường này trước khóa chúng ta một năm. Vậy thì họ là huynh trưởng. Nếu tính về thâm niên của các học viên xuất thân từ một trường nào đó thì người đi sau gọi người đi trước là huynh trưởng, hay là niên trưởng. Mà chỉ có các trường lớn, thì từ niên trưởng này mới có tầm quan trọng đáng kể…chỉ vì khóa đàn anh có quyền…hành hạ khóa đàn em trong giai đoạn nào đó của khóa học. Cái đó thường được gọi là “huấn nhục”. Huấn nhục là truyền thống của các trường đại học nổi tiếng của Mỹ, của Pháp, của Anh.

              Trong giới nhà binh chúng ta thì ở quân trường nào cũng có chương trình huấn nhục, dài hay ngắn, ác ôn hay dễ chịu, nhàm chán hay hấp dẫn, đó là do sáng kiến từng trường, do mục đích huấn nhục của trường ấy đối với khóa sinh, hay còn mục đích nào khác nữa của trường đối với tiếng tăm ngoài dân sự. Trường nào cũng muốn người ta coi trọng trường mình, muốn được nổi tiếng không những qua thành tích đào tạo được người tốt nghiệp ưu tú, mà còn được xã hội nhìn vào với cặp mắt thán phục, thèm thuồng, háo hức muốn được vào học trường đó, muốn lấy một người chồng tốt nghiệp trường đó, vì vậy, trường muốn ngoài xã hội biết đến dưới hình thức này hay hình thức khác. Và chương trình huấn nhục cũng đóng góp vào việc quảng bá trường mình ngoài xã hội, và xa hơn nữa, các nước khác nhìn vào cũng thèm muốn tương tự.

              Ở cái trường của tôi tốt nghiệp ra sĩ quan căn bản thì cái từ huấn nhục được dịch là “bahutage”, nghĩa là trong thời gian này, khóa đàn anh có quyền “bắt nạt” khóa đàn em. Mục đích rõ rệt là biến một người dân sự trở thành một quân nhân trong thời gian ngắn nhất. Điều cần để trở thành một quân nhân là biết phục tùng cấp trên. Phục tùng là làm theo lệnh cấp trên, không cần phải được giải thích tại sao cấp trên ban hành lệnh như vậy. Vì vậy, song song với chương trình huấn luyện quân sự chính thức của trường, ngoài giờ học, khóa đàn anh có chương trình riêng của họ đối với khóa đàn em. Trường thăm dò ý kiến để tìm ra một người lãnh đạo công cuộc huấn nhục, mà trường gọi là “le zef”, là người dấy lên giông tố, quét cả lũ khóa đàn em một cách thảm hại. Anh nầy có tiếng hô thật to lớn, hô to đến nỗi đứng trên gió cũng nghe lồng lộng, thật là tướng chỉ huy tương lai để ra lệnh cho nhiều người trong hàng binh dưới quyền mình. Thường được chọn vào vị trí này là một người xuất thân “Thiếu Sinh Quân”, nghĩa là người có giòng máu nhà binh trong gia đình, sống trong các trường thiếu sinh quân từ tiểu học, trung học, và bây giờ vào đây thì được coi như một trường đại học để tốt nghiệp sĩ quan. Vào mấy tháng bãi trường, anh này về nhà sẽ phác họa một chương trình huấn nhục mà anh sẽ mang ra áp dụng cho khóa tới khi tựu trường.


              Thời gian huấn nhục kéo dài khoảng 6 tuần lễ, sau tựu trường chừng 2 tuần. Nói khác đi, sau 8 tuần lễ thì sẽ thả các khóa sinh mới này ra ngoài xã hội mà không sợ mất mặt nhà trường. Vì vậy, thời gian ấn định rất khắt khe, và càng khó nhọc cho khóa sinh đàn em vừa bước chân vào quân trường thì phải chịu đựng hai chương trình nhào nắn gian khổ, đó là huấn luyện quân sự và huấn nhục cùng một lúc.
              Huấn luyện quân sự nào cũng khó khăn đối với một học sinh trung học khi bước vào cửa lính. Tiếp xúc với giày đinh không vừa chân làm cho chân phòng đau tứ phía. Không chịu đựng nỗi các cuộc quân hành ngày đêm làm đau chân và mệt lã người dưới sức nặng của ba lô, của súng cá nhân hay súng cộng đồng. Phải vượt các rào kẻm gai làm rách quần áo và cả da thịt cũng đầy vết thương. Phải nhảy qua các đoạn đường chiến binh mà nhiều người tới đó rồi ngẫn người không biết làm sao vượt qua. Phải có can đảm vượt qua, vì sau ta còn người khác phải tiến lên, và không vì ta mà đoàn người phải ngừng lại để chờ…và như một guồng máy cứ chạy và chạy tiếp.

              Trong giờ học đã đỗ nhiều mồ hôi rồi. 11 giờ rưỡi tan học buổi sáng và bắt đầu tập họp để đi ăn trưa. Vừa xuống dưới chân lầu thì đã có một tốp chuẩn úy đứng chờ gọi om: ”tập họp, mau lên…” Một tên gọi to:”Nghiêm” Một tên khác lại la: ”Nghỉ”. Rồi một tên thứ ba: ”Đúng là lũ…giặc châu chấu”. Không biết đàng nào mà mò. Không biết phải nghe ai, còn ai thì không được nghe. Cha nào cũng ra lệnh…Rồi cả đội mới nhớm đi đàng trước bước được năm ba bước thì đã có lệnh chạy với nhịp độ nhanh hơn…và nhanh hơn nữa…Tưởng đâu chạy xuống nhà ăn thì lại bị rẽ chạy vòng sân một vòng, sau đó mới xuống nhà ăn. Khi ai nấy ngồi xuống rồi, thì chẳng còn thấy tốp quỹ khi nãy đâu cả. Mừng thầm trong bụng, tưởng đâu được để yên mà dùng cơm. Ai ngờ, một tốp khác đã ồn ào tới nơi. Té ra là họ luân phiên nhau, có tốp ăn trước rồi để tiếp theo công việc bắt nạt gian dỡ. Rồi chúng bảo ngồi dưới bàn mà ăn. Ngồi dưới với lên tìm thức ăn thì các cha chen vào hỏi: ”thịt gà rôti, hay là rau sống". Hễ xin cho thịt gà thì hắn lại đưa rau sống. Khi xin rượu van thì chúng lại đưa cho nước lã. Hễ xin tiêu thì chúng đưa muối. Mà trong giai đoạn này, thức ăn sao mà tràn trề,thật là ngon và bổ dưỡng. Trái lại, bữa ăn chỉ được liếm láp chút thôi…rồi thì lại có lệnh tập họp dưới sân nhà ăn để chạy một mạch về khu nhà ở của các cha nội mà làm cọt-vê, nghĩa là làm tạp dịch cho bọn ma quỹ. Nào là lau phòng cho bóng lán, chùi câu tiêu cho sạch cho thơm, đánh giày cho từng người…Trước giờ tập họp lên lớp buổi chiều chừng 30 phút thì chúng tự động thả cho về phòng ngủ của phe ta. Đặt lưng xuống là nhắm mắt ngủ liền. Ngủ 5 hay 3 phút cũng là ngủ, vì thật thèm ngủ, vì đã quá mệt.

              Sau giờ học chiều cũng thế. Tập họp, chạy xuống nhà ăn, ăn qua loa, rồi chạy về phòng làm tạp dịch. Thường thì 9 giờ tối bắt đầu có kèn hiệu tắt đèn. Nửa tiếng trước đó, quỹ mới tha cho về phòng. Có người phải đi tắm. Có người chỉ ngả lên giường là ngủ luôn. Nhưng chẳng được bao lâu, vì vào 10 giờ tối thì ma đã tới lật giường.

              Bắt nạt về đêm là một việc cực nhọc cho cả hai bên, nên công việc làm huấn nhục phải tổ chức thế nào cho đỡ buồn, và nếu có vui một chút càng tốt. Mỗi đội đều có mục tiêu chỉ định trước. Và sự sắp xếp giường ngủ, giày dép, tủ quần áo, ba lô, giá súng của từng phòng bên này giống y như phòng ở dãy nhà đối diện. Khi tôi trở thành ma cũ thì cái anh mà tôi phải lật giường là một anh Cambodge, không biết sau này anh ấy có làm lớn ở Nam Vang không nữa. Người chuẩn bị cho lật giường không gây thương tích cho mình phải kéo giường ra khỏi tủ quần áo, nếu không, trong đêm tối, vào là lật ngay, không cần biết có sẵn sàng hay không. Nếu giường chưa kéo ra khỏi cạnh tủ thì đầu sẽ bị đập vào bản lề tủ, có thể làm trầy da trán. Cái anh Cambodgien nhà tôi thì được miễn bahutage nên anh phây phây để nguyên giường sát tường. Vì vậy tôi lật giường thì đầu anh va chạm vào hông tủ một cái rầm. Rồi sau khi bật đèn phòng lên, tôi lại phải xin lỗi. May cho tôi, chỉ vài lần thôi thì tôi đã nhớ mà tha cho anh ta.
              Sau khi đèn đã bật sáng thì cả buồng nghe lệnh. Hôm nay ta mặc quần áo như thế nào? Mặc nhiều mặc ít tùy lệnh của zef từng hôm một.


              Ví dụ cho một đêm lả lướt. Hôm nay mỗi người mang vào người 10 bộ đồ theo thứ tự như sau…..Bạn tưởng tượng phải mặc chồng lên người 10 bộ đồ. Trong tủ quần áo, có cả hai bộ đồ lễ hay y phục giao phố, một bộ mùa đông và một bộ mùa hè, hai bộ đó thì không được động đến trong lúc huấn nhục. Còn các thứ khác thì họ toàn quyền cho chơi thả cửa. Tất cả quân trang đều có thêu vào số của từng người tùy thứ tự phòng ngủ của mình để cho tiện lo việc giặt ủi. Cái trường của chúng tôi nó hèn ở chỗ, lương thì cho lương hạ sĩ quan, trừ tiền ăn, tiền giặt ủi, mà ở thời điểm đó chỉ có 37,000 quan Pháp, trong khi các sinh viên du học tự túc chỉ được chuyển ngân 15,000 quan một tháng, cọng thêm 600,000 quan một năm để sắm sửa quần áo và đồ dùng khác.

              Đêm hôm đó chúng tôi mang trên người 10 bộ đồ. Bên ngoài được trùm lên người bằng một tấm trải giường, và chúng tôi khum người xuống, người sau nắm thắt lưng người trước. Giống như một con rắn dài bò từ sân dưới nhà, và cứ thế mà di chuyển tới trước theo lệnh ma quỹ. Khi đến khối nhà dành cho học tập mà chúng tôi gọi là BDE (Bâtiment des Etudes) thì chúng tôi nhận ra ngay, vì nó có 5 tầng lầu phải leo lên, và khi đi xuống thì còn 3 tầng ở dưới mặt đất. Tất cả 8 tầng. Ở mặt của tầng 1 thì có cái đại sãnh to ở giữa. Con rắn cứ thế mà bò lên 5 tầng lầu, xong rồi xuống 5 tầng, đi lần vào giữa sãnh rộng, dừng lại và cỡi bỏ tại đó một món đồ trên người. Thấy cũng nhẹ đi phần nào. Rồi trùm tấm trải giường lại mà bò xuống ba tầng dưới lầu rồi trở vào đại sãnh mà ghé lại đó, bỏ ra một món đồ cho nhẹ nhõm…Và đống quần áo càng lúc càng lớn dần. Tất cả chúng tôi có 7 đội, mỗi đội trên 40 người.
              Khoảng 300 người một khóa, mà mỗi lần ta bỏ lại đó một món, và tất cả quần áo được trộn đều. Mồ hôi chúng tôi lả chả rơi, dù bên ngoài gió Mistral thổi mạnh từ phương Bắc, rất là lạnh, lạnh đánh cầm cập. Đến phút chót thì trên người chúng tôi còn lại những gì? Còn 2 cạp chân. Còn cây chóng lều. Còn 2 cái cà vạt đen. Còn một tấm trải giường. Và theo lệnh, chúng tôi được trang sức nhưsau:một cạp chân bên chân trái, cạp chân kia bên tay phải, một cà vạt thắt cánh bướm trên đầu thằng nhỏ, một cà vạt thắt trên cổ lòng thòng, và xếp hàng ngang, chúng tôi bắt súng chào (dùng cây chống lều làm súng), rồi thì flash chớp lia lịa, chụp hình lưu niệm cảnh bắt súng chào của đội hình hàng ngang. Xong rồi thì một phe giả làm nữ mặc lên người tấm trải giường, một phe nam y phục như vừa kể, chúng tôi khiêu vũ điệu valse ngay sãnh đường, xoay quanh đống quần áo để giữa. Rồi thì flash vẫn chớp, chúng tối vẫn nhảy cho đến 12 giờ khuya.

              12 giờ khuya, ma quỹ biến về ngủ. Còn chúng tôi phải giàn xếp với nhau làm sao lựa lọc cho đúng số quần áo của mình mà mang về cho kịp, sáng hôm sau trình diện với đội trưởng đúng 6 giờ sáng, giày bóng, quần áo đầy đủ trong tủ và xếp ngăn nấp. Mỗi đội ghi rõ số quần áo của mình trên kiếng cửa bằng phấn nước. Ai thấy số nào thì cứ thẩy vào vùng của đội đó, rồi từ đội chia ra thành buồng, mỗi buồng chỉ có 8 người. Vậy mà có người không cố gắng tìm cho đúng số của mình. Tôi nhớ số của tôi là 611. Vải trắng, thêu số đỏ rất đẹp và phát sẵn cho từng người. Tôi còn nhớ ngày hôm sau tôi xuống thăm ông Từ nhà tôi. Trong đội ông này có một chàng ĐVH có quần áo không số nào là của anh ấy cả. Sau năm học đó, anh giả bộ khùng điên và xin bỏ cuộc, giải ngủ tại chỗ, để sau này trở thành bác sĩ, lấy vợ đầm sanh được 10 đứa con. Nghĩ lại có người tưởng đâu khùng mà khôn đáo để, trong lúc mình phải về nước để chết sống không biết lúc nào, mà tương lai thì đặt trong tay ma quỹ thứ thiệt còn nguy hiễm bằng mấy mấy cha khóa đàn anh.


              Qua câu chuyện này, chúng ta học được óc tổ chức, tinh thần đoàn kết, tập thể là trên hết. Không có trò vui nào không dứt. Chúng tôi đã chơi rất lâu, lâu đến 6 tuần lễ. Và chúng tôi bắt đầu thấy có cảm tình riêng với một ai đó ở khóa đàn anh. Và khóa đàn anh cũng đã chọn một tên để đỡ đầu. Ngườiđỡ đầu cho tôi tên Claude Osdoit. Anh thường bắt tôi đánh giày cho anh, đánh miết cho thật bóng vì anh không muốn tôi bị người khác bắt nạt, nghĩa là dành lấy tôi. Ngày chúng tôi nhận kiếm thì chính anh ta trao kiếm cho tôi. Và ngày xuất trại đầu tiên, anh là người hướng dẫn tôi xuống chơi ở Marseille một cuối tuần. Anh và một huynh trưởng khác cùng hai đứa poussins (gà con) chúng tôi cùng chung phòng ngủ, cùng đi xem chiếu bóng, cùng ăn cơm tối. Sáng hôm sau, chúng tôi đánh thức các huynh trưởng dậy mà ăn sáng do chúng tôi chi, nhưng theo lệ thường thì huynh trưởng phải bao tất cả trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật này, nên các anh giả bộ còn muốn ngủ nữa cho đến trưa thì lên xe bus về lại trường, chỉ vì các anh đã hết tiền rồi. Đối với Tây, họ phải thi hành xong giai đoạn nghĩa vụ quân sự, được gọi là “pendant duree legale” thì dù họ đã đỗ các giai đoạn quân sự, họ vẫn phải lãnh lương binh nhì trong vòng 18 tháng đầu, vì vậy, đàn anh Tây nghèo hơn poussin Việt Nam rất nhiều, vì poussin mà lương trung sĩ, còn thêm tiền xa xứ nữa...

              Huynh trưởng của tôi sang Canada để học lái trên T-33. Và theo dõi cuộc đời của anh, được biết anh đã trở thành cha tuyên úy, giải ngủ với cấp bậc đại tá…

              Riêng cá nhân tôi thì tôi được hân hạnh trao kiếm cho TNH. Vì anh tốt nghiệp trung học tại Paris nên lầnđầu tiên anh được dù ra khỏi trường là anh nhảy lên xe lữa đi Paris du hí. Còn tôi lại dẫn anh NKT đi Marseille chơi…Không biết tại sao NKT côi cút như thế…Thế mà có ngày tôi nghe chị TNH bảo là anh ấy lớn tuổi hơn tôi, chắc có lẽ tôi phải gọi anh ấy bằng Niên Trưởng vì đó là chuyện thường tình…có phải như vậy không? Niên Trưởng là người lớn tuổi hơn mình. Nghe có gì không được ổn.

              …..

              Khóa đàn em chúng tôi còn có dịp cùng tổ chức một cuộc thoát trại tập thể. Công việc này thật là nhiêu khê, vì làm sao kết hợp được hoàn thành công tác một cách êm thấm, an toàn, đến nơi đến chốn, và tự lực cánh sinh, không cần sự giúp đỡ của khóa đàn anh, mà phải giữ kín hoàn toàn với một tổ chức phòng thủ căn cứ và của cán bộ nhà trường. Năm chúng tôi đã thất bại thê thảm, và chúng tôi phải lãnh phạt cả tháng sau không được xuất trại, và ngay đêm hôm đó, phải chạy 20 vòng sân với quân phục tác chiến.

              Kế hoạch dự trù cũng khá hấp dẫn cho khóa của tôi là khóa 53. Chúng tôi mướn xe car từ Aix-en-Provence, chạy tới xa lộ Marseille-Paris và chờ ngoài rào của trường. Chúng tôi trang phục giày tennis cho nhẹ và êm, quần áo đi trận, đội ca lô. Dự trù 10 đêm thì xe có mặt tại vị trí. Chúng tôi sẽ đi từ Salon về Aix-en-Provence và mục tiêu là Lycee Jeunes Filles tại Aix. Sẽ có các màn lật giường ngủ, ăn cắp đồ lót của các nử sinh, và mang các chiến lợi phẩm đó về trang trí ngay trong phòng làm việc của Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng trường.

              Trở ngại làm cho thất bại là sự phối hợp không chính xác giữa người đặt mướn xe car và công ty xe car ở Aix. Công ty này, vào giờ chót là khoảng 10:15 tối, họ gọi điện thoại về trường để xác nhận nơi đón khóa sinh đi từ Salon tới Aix. Điện thoại gọi vào tổng đài, thì tổng đài không biết ai lại mướn xe car như vậy, bèn hỏi Sĩ quan Trực căn cứ. Sĩ quan Trực căn cứ liền hỏi Sĩ quan Trực của trường. Và chừng đó, Sĩ quan Trực của trường, từ cấp Tá xuống cấp Úy, rồi cả lính canh căn cứ đều bị báo động, kể cả lính chó hay là quân khuyển. Lúc đó thì nửa khóa đã lọt ra khỏi trường rồi, đang ngồi chờ xe bên lề đường, im lặng, không nói chuyện, không hút thuốc. Còn nửa kia thì đang rón rén xuất trại trái phép, xuyên rào kẻm gai ở phía tây căn cứ. Mọi thừ đều hỏng bét, đành chịu phạt. Cái nhục không phải là hình phạt. Mà là chỉ có một cơ hội quậy phá, nhưng lại thất bại thì thật là tiếc.

              Nói về cái màn vướt khỏi trại thì khóa sau tôi thành công mỹ mãn. Họ đỗ bộ xuống Marseille bằng xe car. Họ di hành có hàng ngủ qua các đường phố Marseille trong vòng trật tự, giống như trường tổ chức di hành đêm. Xong rồi họ xuống tàu bơi ra đão nhỏ gọi là Chateau d’If. Chắc ai có đọc truyện Comte de Mont Christo của Alexandre Dumas thì biết họ có đề cập đến nhà tù này nhưng sự kiện không có thật, và trong Le Papillon thì người viết cũng cho ra nhà tù này. Từ Henri IV, đây là một đồn Hải Quân kiên cố nhìn ra biển, chỉ cách bờ Marseille 4km, sau đó được biến cãi thành nhà tù. Khóa 54 đã thành công trong chuyến vượt rào, và sống ở trên đão Chateau d’If cả tuần lễ.

              Cái vinh hay cái nhục trong đời quân ngủ bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt như vậy. Nó là kết quả của sự đoàn kết gắn bó với nhau, từ khóa này đến khóa nọ. Cái trường Võ Bị này với khóa đầu tiên vào năm 1930, vào năm 1936 thì có một người Pháp gốc Việt theo học, đó là ông Nguyễn Văn Hinh. Và chính ông là người gửi chúng ta theo học trường đó từ 1951 đến 1955, tổng cọng được trên 60 người. Đó là chương trình đào tạo nhân viên nồng cốt cho KQVN mà, theo tôi nghĩ, do chương trình đào tạo của kế hoạch hổn hợp Pháp Mỹ, tiền Mỹ, Pháp lãnh dạy. Chứ tôi không tin rằng Pháp có chương trình dùng người Việt đánh người Việt mà duy trì tình trạng thuộc địa ở Việt Nam.
              Đối với các bạn đồng môn, chúng ta có các anh ở các khóa như sau:

              -1950:
              1-Lê Trung Trực

              -1952:
              1-Nguyễn Quang Côn
              2-Lê Văn Khương
              3-Nguyễn Xuân Vinh
              4-Hà Xuân Vịnh
              5-Lê Đình Cao

              -1953:
              1-Nguyễn Ngọc Loan
              2-Đặng Đình Linh
              3-Từ Văn Bê
              4-Nguyễn Văn Ngọc
              5-Nguyễn Quang Diệm
              6-Trịnh Hoành Mô
              7-Cung Thúc Cần
              8-Lưu Văn Đức
              9-Vĩnh Đạt
              10-Trần Đỗ Cung
              11-Cao Thông Minh
              12-Nguyễn Quang Tri
              13-Trần Ngọc Đóa
              14-Nguyễn Thượng Hành
              15-Bùi Thanh Dương
              16-Nguyễn Văn Tư (giải ngủ tại chỗ)
              17-Đặng Vũ Hùng (giải ngũ tại chỗ)

              -1954:
              1-Pham Long Sửu
              2-Từ Bộ Cam
              3-Đặng Hữu Hiệp
              4-Nguyễn Mạnh Bổng
              5-Nguyễn Khắc Ngọc
              6-Vũ Thượng Văn
              7-Trần Văn Minh
              8-Trần Duy Kỷ
              9-Nguyễn Đức Khánh
              10-Trương Như Hoàng
              11-Nguyễn Bình Trứ
              12-Dương Xuân Nhơn
              13-Trương Trọng Công
              14-Ngô Khắc Thuật
              15-Nguyễn Văn Trung
              16-Nguyễn Cao Nguyên
              17-Võ Quang Tâm
              18-Nguyễn Minh Tiên
              19-Lê Anh Dũng
              20-Tạ Minh Đức

              - 1955:
              1-Châu Hữu Lộc
              2-Mạc Hữu Lộc
              3-Mạc Mạnh Cầu
              4-Phạm Quốc Anh
              5-Tô Minh Chánh
              6-Phạm Kim Lân
              7-Bồ Đại Kỳ
              8-Trần Đình Hòa
              9-Đoàn Minh
              10-Trần Thú
              11-Nguyễn Dương
              12-Đào Kim Quang
              13-Nguyễn Tú
              14-Trần Công Hiệp
              15-Hoàng Đức Phương
              16-Lê Văn Thăng
              17-Tôn Thất Đàm
              18-Lê Vĩnh Hòa
              19-Nguyễn Phước Thế
              20-Vũ Viết Thượng

              Cộng chung, ta có 63 người xuất thân từ trường Võ Bị Không Quân Pháp, Salon-de-Provence, Pháp quốc:
              1950--1 người
              1952--5 người
              1953--17 người
              1954--20 người
              1955--20 người

              Trong số này thì bây giờ còn rất ít, nên chi mỗi lần gặp gỡ là những cơ hội hiếm quý.
              Thân chúc quý niên trưởng sống lâu trăm tuổi.
              Thân chúc các gà con, có gáy thì gáy ít thôi, coi chừng hụt hơi đấy.
              Còn nếu không phải là niên trưởng vì không cùng tốt nghiệp một trường, nhưng có cấp bực hay chức vụ cao hơn, thì xin được gọi là thượng cấp, nếu không muốn gọi lại cấp bậc cũ sợ người ta buồn, vì bao nhiêu năm rồi mà vẫn chưa thấy thăng cấp.
              Còn đối với các cụ cao niên hơn, dù trước kia là cấp dưới của mình thì xin gọi là "cụ à".

              Tarin65
              Ngày 11-11-2010
              Last edited by khongquan2; 12-31-2012, 08:12 PM.

              Comment


              • #8
                Khóc Bạn Già Không Quân

                Khóc BGKQ.Net
                Võ Ý

                Tháng tư bảy lăm Việt Nam
                Tháng tư Hội Hoa Đào hai ngàn lẻ sáu
                Băm mốt năm qua
                họng đỗ quyên còn rướm máu
                đàn chim di
                có lúc bôi mặt làm gà
                có nơi khản cổ gọi tình nhà
                rút ruột dâng đời
                lời chính khí

                Bạn Già, mà trẻ măng ý chí
                Không Quân, nhưng đầy ắp nghĩa tình
                Là tổ ấm ân cần thăm hỏi
                Là bao la vùng trời
                hun đúc ước nguyện bình sinh

                Năm năm qua, BGKQ.Net
                Đối mặt kẻ thù không nao núng
                Đồng đội sau lưng sao lại e dè
                nghẹn ngào ngao ngán
                hộc máu tươi
                đột tử ?!

                Tử ?
                Thì tử sinh là lẽ thường tình
                Chỉ tiếc một điều,
                Sao không tử già tử bịnh
                hoặc tan xác cùng quan tài bay
                trên vùng trời quốc tổ
                mà lại bất đắc kỳ tử
                xứ lạ quê người ?

                Lại thương một nỗi
                Sao trối trăn những lời dể dải
                Để lòng già nơi nơi
                ngẩn ngơ chấm hỏi ?

                Thôi thì,
                Nghĩa tử nghĩa tận
                Sống phiền não là dai
                Chết giải thoát là khôn
                Khôn, xin đừng tự cao tự đại
                Dại, xin nhẩn nhịn khiêm cung

                Có khôn thiêng
                xin phù hộ kỳ cùng
                Đồng đội và thế hệ đời sau
                Chín bỏ làm mười
                Đại thể trên cá thể

                Thôi thì,
                Cầu xin hợp đoàn anh linh
                những Cánh Chim Tự Do
                tiếp dẫn hương linh BGKQ.net
                bay vút về Vùng Trời Tổ Quốc

                Vô tận cảm thông bao la thân thiết
                Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè...
                Thành kính,

                Saint Louis, 30/04/2006
                Võ Ý

                Comment


                • #9
                  Cái Sự... Đời

                  CÁI SỰ ... ĐỜI

                  TRUYỆN PHIẾM CỦA LÃO ĐỒ THÂM



                  "Sáng trăng mà ngỡ tối trời,
                  Em ngồi, em để Sự Đời em ra
                  Sự Đời như ... cái lá đa
                  Đen hơn mõm chó, chém cha Sự Đời

                  Viết truyện phiếm này để riêng tặng những bằng hữu Khóa 61 của Trung tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang, nhân dịp các bạn ấy chọn Houston làm nơi họp mặt khóa vào Đêm Không Gian 18 với chủ đề "CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ ...". Có một số độc giả thuộc Khóa 61 đã biết Lão Đồ Thâm là ai rồi, nhưng còn lại một số vị chả biết Đồ Thâm là thằng "cha căng chú kiết" nào. Bởi thế, Đồ Thâm xin lượt qua đôi hàng tiểu sử gốc gác để quí vị chưa biết đỡ thắc mắc.

                  Số là khi thằng Đầu Bếp đảm đương Giai Phẩm Lý Tưởng của Hội Không Quân Houston, nó chẳng kiếm đâu ra người để "trám" bài vở cho đầy tờ báo, nên nó đề nghị Đồ Thâm giữ tiết mục "Truyện Phiếm" như các cụ xưa thường nói: "thừa giấy làm chi, chẳng vẽ voi". Tóm lại, Đồ Thâm chỉ là một cầu thủ phòng hờ trong đội bóng Lý Tưởng, chỉ cần đến hắn nhỡ khi ra quân mà đội bóng thiếu mất một ... tay chơi nhà nghề.

                  Thằng Đầu Bếp giảng giải: "Viết phiếm cũng giống như nói phiếm đều toàn là những chuyện bá vơ, bâng quơ không đầu không đuôi. Người viết chẳng cần phải sắp xếp nội dung hoặc bố cục câu chuyện một cách mạch lạc mà độc giả muốn hiểu thế nào cũng được, tùy theo cảm quan của mỗi người. Vậy ông chẳng có gì phải lo sợ độc giả cười về sự yếu kém của mình". Nghe thằng Đầu Bếp nói xuôi tai, Đồ Thâm bèn đánh bạo chơi trò đánh đu ... với chữ nghĩa.

                  Đồ Thâm xuất thân con nhà nông chân lấm tay bùn trải mấy đời, chuyên môn cầy sâu cuốc bẩm, thức khuya dậy sớm lo việc đồng áng. Bọn cộng sản xếp những người thuộc giai cấp như Đồ Thâm là bần cố nông ... ngũ đại (xin đừng nói lái). Vì chiến tranh lan tràn trên đất nước, hắn mới theo nghề binh bị và ngáp phải ruồi ... trở thành chú lính lái tàu bay. Vốn căn bản học hành đã không bao nhiêu, lại thêm những tháng năm quân ngũ lo miệt mài trận mạc, thành thử chẳng có cơ hội trau dồi kiến thức, vì thế sự hiểu biết của hắn rất nông cạn.

                  Các bạn thắc mắc vì sao một kẻ "tài sơ trí thiểu" như thế mà dám mon men vào cõi báo chí viết lách ư ? Và tại sao dám mang danh "Đồ" như thể là ông Đồ chuyên bày "mực Tầu, giấy đỏ" mỗi độ Xuân về trong bài thơ "Ông Đồ Già" của Vũ Đình Liên ư ?

                  Xin thưa, như trên đã nói Đồ Thâm dám liều mạng là tại nghe lời dụ dỗ của thằng Đầu Bếp. Còn cái bút hiệu Đồ Thâm sở dĩ mà có là vì Đồ Thâm sinh quán làng Nho Lâm, Phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là nơi đẻ ra nhiều vị khoa bảng như Tiến Sĩ, Hoàng Giáp và ... rất đông Thầy Đồ đến nỗi hai chữ Đồ Nghệ rất phổ biến trong dân gian. Thầy Đồ cũng từng là sĩ tử vác lều chỏng vào Kinh ứng thí, nhưng không thành công trong nghiệp khoa cử để tiến thân trên bước đường hoạn lộ, bèn đi làm nghề "gõ đầu trẻ" (gia sư: "précepteur") cho kẻ giàu có để kiếm tiền độ nhật. Chữ nghĩa của ông Đồ đầy bụng (như Tú Xương) nhưng không gặp thời hoặc hay phạm "trường quy" mới ra nông nổi lêu lổng, chơi bời ("Vị Xuyên có Tú Xương, Dở dở lại ương ương, Cao lâu thời ăn quịt, thổ đĩ lại chơi lường") . Đồ Thâm này không có ý định nhập nhằng để tự khoe ta đây cũng là một tay "hay chữ lỏng" nhưng chẳng gặp thời. Đồ Thâm chỉ là kẻ luôn nhớ cội nguồn, nhớ về xứ Nghệ có lắm Thầy Đồ mà tự đặt cho mình chữ Đồ. Còn Thâm là tại nước da sậm của con nhà gốc nông dân đen bóng như nồi đồng mắt cua, chứ chẳng phải thâm thúy hay uyên thâm gì cả. Nói tóm lại, chẳng qua vì không muốn quên gốc gác của mình nên lấy bút hiệu "Đồ Thâm" để nhắc nhở mình là anh nhà quê xứ Nghệ mà lại xuất thân con nhà nông dân. Thế mà đôi khi, chữ "Đồ" đã bị những kẻ có óc hài hước, tiếu lâm diễn nghĩa một cách thô tục, bậy bạ quá sức.

                  Anh Không Quân mang ngoại hiệu Thầy Tầu đang cư ngụ ở thành phố Ba-Lê hoa lệ là người chuyên môn xuyên tạc, bẻ cong bẻ queo chữ nghĩa của Thánh hiền. Có người chiến sĩ nhờ tài cầm quân đánh thắng nhiều trận lớn như Ấp Bắc, Đỗ Xá, Đồng Xoài, Bình Giã, Bình Long, Pleime ... được tôn vinh là bậc anh hùng bách chiến bách thắng; tới khi xe tăng quân thù mới tràn đến Xuân Lộc mà anh đã vội quăng súng bỏ chạy thoát thân sang tận đất Hoa Kỳ. Nay kẻ thù vì nhu cầu tồn tại, chúng mở rộng cửa ... để hốt đô-la, người anh hùng ấy hớn hở về thăm quê hương (hay thăm cái gì thì không biết). Thầy Tầu bèn hỏi:

                  -- Khi nhập nội Việt Nam, anh phải lót tờ giấy bạc xanh xanh dưới tấm thông hành để thằng bộ đội mặt mũi non choẹt không làm khó dễ, cho đi trót lọt qua cửa khẩu, anh không thấy xấu hổ hay sao ?

                  Người chiến sĩ anh hùng một thời, ấp úng tìm phương chống chế:

                  -- Thuở nhỏ, ông cụ tôi từng cho đi tắm biển ở Vịnh Hạ Long, đi nghỉ mát trên đỉnh Chapa, đi viếng cảnh Chùa Hương Tích, duy chỉ có Đồ Sơn là nơi tôi chưa từng đặt chân đến nên tôi phải về để nhìn thấy nó một lần trước khi nhắm mắt.

                  Thầy Tầu tủm tỉm cười khen (vừa hóm hỉnh vừa xỏ lá kềnh):

                  -- Rõ ràng quan bác là người ấp ủ "giấc mộng lớn" như thi sĩ Tản Đà. "Đồ Nhà" là thứ đồ thiệt, quan bác để mốc meo chẳng ngó ngàng gì tới; lại cất công vượt trùng dương ngàn dậm để đi thăm đồ giả là thứ "Đồ Sơn" chỉ được cái hào nhoáng nhờ sơn phết bề ngoài.

                  Người chiến sĩ anh hùng đau và cay lắm nhưng không biết trả lời sao cho ổn về cái hành động quên mình là kẻ đào binh. Đồ Sơn là một trong những danh lam thắng cảnh nước nhà còn bị đem ra chế giễu trong dân gian. Huống hồ Đồ Thâm thì làm sao tránh khỏi "bia miệng" ?

                  Tóm lại, xin minh xác một lần nữa, Đồ Thâm này chỉ để nói lên hình ảnh của anh học trò nghèo có nước da đen bóng của một nông dân dầm mưa dải nắng trên cái xứ sở nổi danh "đất cầy lên sỏi đá" (hay chó ăn đá, gà ăn muối), xin bạn đọc đừng hiểu theo cái nghĩa "hóm hỉnh" như cái ông Thầy Tầu bên Paris kia thì rất tổn thương lòng khiêm tốn của kẻ nông dân này.

                  Do cái tinh thần hủ lậu, tồn cổ của nông dân, Đồ Thâm đã sống trên đất Mỹ ngót 26 năm qua mà không len được vào "dòng chính" (mainstream) của xã hội văn minh tiến bộ, quanh năm chỉ du dú ở xó nhà như dán ngày. May nhờ có ông hàng xóm là cụ Thông Thái kết bạn vong niên, nên cũng đỡ quạnh hiu trong quãng đời tị nạn.

                  Cụ Thông Thái, tên Thông họ Thái Vì đổi đời, tên họ cũng bị đảo ngược, chứ cụ ấy không hề tự phong cho mình là nhà thông thái, uyên bác. Cụ cũng là một dân cầy, lớn lên vào buổi thế giới chiến tranh thứ hai bùng nổ, Tây thuộc địa xứ An-Nam ta mộ lính thợ sang mẫu quốc làm hỏa đầu quân (ordinance) lo việc ẩm thực cho quan Pháp đánh giặc. Chiến tranh chấm dứt, cụ không trở về nguyên quán. Cụ tâm sự: "Những nhà cách mạng lão thành như cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh, cụ Nguyễn Thế Truyền ... bôn ba xứ người tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân; còn tao tài hèn sức mọn, tao quyết định ở lại mẫu quốc là để ... trả thù dân tộc. Thằng Tây sang đô hộ xứ mình, bao nhiêu đàn bà con gái đẹp chúng nó cum ráo trọi, thì nay được dịp tao phải trả thù chớ !". Đồ Thâm phân vân tự hỏi chẳng hiểu cụ Thông Thái giải bày như thế là để ngụy biện cho việc làm của mình hay cụ thực tâm nghĩ rằng sự trả thù dân tộc theo cái kiểu đó cũng là một hành động yêu nước thương nòi ? Nhưng cụ bày tỏ tâm tình của cụ một cách quả quyết như đinh đóng cột thì chắc chắn cụ tin tưởng đấy là chân lý. Đồ Thâm nghi cụ ngụy biện (kể cũng bậy thật) là tại vì thấy thiên hạ lập nên nhiều tổ chức kháng chiến ma giả danh quá, nên sinh lòng hoài nghi bất cứ ai nhân danh lý tưởng cao đẹp.

                  Có điều đáng nói là khi cụ Thông Thái xuất ngoại tùng chinh, trên người cụ chưa trang bị chữ a, chữ b nào cả, đến nỗi cụ không biết ký tên của mình mà phải dùng "nhất chỉ thần công" (nôm na là lăn tay) mà sau bao năm "trả thù dân tộc" của nhiều giống dân khác nhau, cụ được dịp trau dồi nhiều ngôn ngữ (vừa bác học, vừa đường phố), rồi bỗng trở thành một người có thể nói thao thao năm bảy thứ tiếng ngoại quốc, thông kim bác cổ như một học giả chính hiệu làu làu triết lý, khoa học nhân văn. Cụ nói về Mạnh Đức Tư Cưu (Montesqieu), Lư Thoa (Voltaire), Tolstoi, Shakespeare, Lâm Ngữ Đường, Lỗ Tấn ... nghe rất đả lỗ tai. Hoặc giả cụ "phịa" ra thì cũng khó lòng kiểm chứng. Cho nên, ngoài tình bạn hàng xóm vong niên cùng nhau chén thù chén tạc sớm hôm, cụ Thông Thái còn là người thầy của Đồ Thâm nữa.

                  Đồ Thâm có thằng cháu nội sinh đẻ tại Mỹ, được bố nó giao cho "babysit". Cuối tuần bố nó còn chịu khó chở đến Chùa để học tiếng Việt. Thành thử giữa hai ông cháu trao đổi với nhau hằng ngày không có vấn đề trở ngại ngôn ngữ. Thằng bé có khiếu "ngoại ngữ" (tiếng Việt), lại thêm mang tính hiếu kỳ, cứ hay đặt những câu hỏi cắc cớ làm cho Đồ Thâm bí không trả lời được. Đồ Thâm thường phải chạy sang nhà ông hàng xóm, cụ Thông Thái, để nhờ giải thích. Do những lần đàm đạo với cụ, trí óc Đồ Thâm cũng tỏa ra được phần nào.

                  Mới đây thằng bé hỏi:

                  -- Ông ơi, tại sao các cụ nhà ta xưa thường nói: "Người ăn thì còn, con ăn thì mất" hả ông?

                  Câu nói đầu cửa miệng thế gian ai nấy thường nghe và chắc ai nấy cũng hiểu, thế mà Đồ Thâm, "vua rối trí", cứ lẩm bẩm lặp đi lặp lại câu hỏi của thằng cháu nội hoài mà không thể nào giảng cho nó hiểu được. Đồ Thâm bèn dẫn thằng cháu nội chạy sang nhờ vả bộ óc Thông Thái của ông hàng xóm vậy. Dưới đây là những gì cụ Thông Thái giảng:

                  -- Nói chung các dân tộc Á Châu, đặc biệt là Trung Hoa và Việt Nam, rất chuộng điều ân nghĩa. Cái câu "chữ ÂN đáng giá ngàn vàng" là do sự tích Hàn Tín khi công thành danh toại đã mang một ngàn lạng vàng để đền ơn Phiếu Mẫu cho mình bát cơm ăn đỡ đói lòng thuở hàn vi.

                  Không đợi cụ Thông Thái dứt lời, thằng cháu nội Đồ Thâm hỏi:

                  -- Thưa ông, Hàn Tín và Phiếu Mẫu là ai vậy?

                  Cụ Thông Thái đưa tay xoa đầu thằng bé, rồi khen:

                  -- Cháu có đầu óc học hỏi thật đáng quí. Hàn Tín là người ở đất Hoài Âm bên Trung Hoa, rất tài ba lỗi lạc, thuở thanh niên còn hàn vi, anh ta thường đi câu cá đổi lấy gạo mà ăn. Khi không câu được cá thì chàng đành chịu đói. Nhiều bữa đói tưởng chết, chàng bèn sang nhà bà hàng xóm xin ăn. Người đàn bà ấy làm nghề giặt quần áo nên gọi là Phiếu Mẫu, cho chàng bát cơm ăn đỡ đói lòng. Hàn Tín hứa với bà rằng khi công thành danh toại sẽ trả ơn bà ngàn lạng vàng. Quả nhiên sau này được Trương Lương, Tiêu Hà, Hạ Hầu Anh tiến cử chức Đại Soái Nguyên Nhung, phò Lưu Bang diệt Sở Bá Vương Hạng Võ, lập nên nhà Hán. Hàn Tín nhớ ân xưa bèn đem một ngàn lạng vàng tặng Phiếu Mẫu. Ngày còn mồ ma chế độ Việt Nam Cộng Hòa, có bà mẹ buôn thúng bán mẹt, cố dành dụm tiền bạc nuôi con ăn học thành tài. Anh con về sau làm đến chức Tổng Trưởng, giàu sang phú quí mà vẫn để mặc bà mẹ già ngồi bán thuốc lá lẻ ở góc chợ Ông Tạ để kiếm tiền độ nhật. Thiên hạ chê cười ông Tổng Trưởng quá sức. Cho nên cái câu "Người ăn thì còn, con ăn thì mất" có nghĩa là cho người thì người trả ơn, cho con thì con coi đó như là bổn phận của bố mẹ. (They take it for granted). Gặp đứa con có hiếu thì không nói làm gì; gặp phải đứa con bất hiếu như ông Tổng Trưởng kia thì đau lắm.

                  Nghe lời giảng của cụ Thông Thái xong, hai ông cháu Đồ Thâm cám ơn người, rồi dắt nhau về nhà. Trên đường về, thằng cháu hỏi:

                  -- Mười mấy năm trước đây, ông có người bạn rất thân thiết là Người Nhạn Trắng Phạm Đăng Cường mà ông ví hai người là Bá Nha – Tử Kỳ thời nay. Tại sao ông ví như thế hả ông ? Bá Nha, Tử Kỳ là ai vậy ông ?

                  Không ngờ thằng cháu nội lại lưu tâm đến cả bạn bè của mình, Đồ Thâm càng yêu thằng cháu nội của mình hơn:

                  -- Trong một bài viết cho Lý Tưởng, ông Phạm Đăng Cường bày tỏ lòng biết ơn Quân Đội, đặc biệt Không Quân, đã cho nhiều thanh niên đi du học để trở thành phi công. Nên ngày nay mấy ông Không Quân, dù mất nước, họ còn có thể lớn tiếng hát lên "Ôi, phi công danh tiếng muôn đời". Lời phát biểu của ông Phạm Đăng Cường đã khiến cho ông nội con thấm thía cái ân tình của người đồng đội nhớ đến cội nguồn, nên ông mạo muội ví ông Cường với ông như đôi bạn tri kỷ...

                  Ngừng một lát, Đồ Thâm tiếp:

                  -- Bá Nha là người đời Tống, làm quan đến chức Thượng Đại Phu, có tài chơi đàn rất giỏi. Bá Nha thường phàn nàn trong thiên hạ chưa ai có thể thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một đêm trăng sáng, nhân đi sứ ở nước Sở về, lại có gió mát, cảnh vật nên thơ gợi hứng, Bá Nha bèn cho quân ghé thuyền vào bến Hàm Dương lấy đàn ra gẩy. Trên bờ sông, Tử Kỳ vừa đốn củi về, nghe tiếng đàn trầm bổng liền dừng lại nghe trộm. Cung đàn đang trầm bổng nhặt khoan, chợt đàn đứt dây, Bá Nha cho rằng đây là có người đang rình nghe. Nhưng lại nghĩ nơi này vắng vẻ, núi non chập chùng, chắc là có bọn trộm đạo gì chăng, liền sai quân sĩ lên bờ tìm bắt. Tử Kỳ vội lên tiếng đáp: "Tôi là người đốn củi, chợt qua đây nghe đại nhân gẩy khúc đàn hay nên trộm lắng nghe, chứ không phải là người bất lương". Bá Nha không tin một gã tiều phu trẻ tuổi lại biết thưởng thức tiếng đàn tuyệt diệu của mình, liền hỏi: "Ta đàn bản gì ban nảy đó?". Tử Kỳ không chút ngần ngại đáp: "Ngài đàn bản Đức Khổng Phu Tử thương tiếc thầy Nhan Hồi. Bá Nha nghe xong, có ý trọng người am hiểu tiếng đàn của mình, mời xuống thuyền mình và lên dây gẩy một đàn khác, tâm trí lại nghĩ mình đang ở chốn non cao. Tử Kỳ khen hay: "Tiếng đàn cao vút, chí của Ngài vời vọi ở chốn non cao (Nga nga hồ chí tại cao sơn)". Bá Nha lại đàn một bản khác tâm trí nghĩ mình đang ở nơi dòng nước chảy xiết. Tử Kỳ lại khen hay: "Chí của Ngài cuồn cuộn như dòng nước chảy (Dương dương hồ chí tại lưu thủy)". Bá Nha phải nhìn nhận Tử Kỳ là người tri âm của mình, nên rất quí mến. Cả hai cùng đàm đạo rất tương đắc. Bá Nha mời Tử Kỳ cùng về kinh đô nước Tống để chung hưởng phú quí. Tử Kỳ từ chối vì còn cha mẹ già phải phụng dưỡng, không thể trái đạo làm con. Cả hai hẹn nhau đến sang năm cùng hội ngộ ở nơi này. Y hẹn qua năm sau, Bá Nha vào triều xin nhà vua về thăm nhà, đến chỗ cũ đem đàn ra gẩy mà không thấy Tử Kỳ đâu, tiếng đàn lại nghe như oán như than. Bá Nha sinh nghi liền tìm đến nhà hỏi thì mới biết Tử Kỳ đã chết. Bá Nha thương tiếc khôn nguôi, xin đến mả để thăm người bạn tri kỷ tri âm lần cuối cùng. Đến phần mộ Tử Kỳ, Bá Nha đem đàn ra gẩy một bản ai điếu, khóc than thảm thiết, đàn xong liền đập đàn vỡ tan, thề trọn đời không đàn nữa, vì thiếu bạn tri âm. Trong giờ phút lâm chung, nhà cách mạng Phan Bội Châu làm bài thơ Gởi Phường Hậu Tử có câu: "Đàn Bá Nha mấy kẻ thưởng âm? Bỗng nghe qua khóc trộm, lại thương thầm, Chung Kỳ chết ném đàn không gẩy nữa"...

                  Thằng cháu nội Đồ Thâm nghe ông dẫn giải xong, trầm trồ khen:

                  -- Ông cũng khá biết tích xưa đấy chứ nhỉ?

                  Đồ Thâm hơi ngượng bởi lời khen của thằng cháu nội, vì kỳ thực cái biết của Đồ Thâm là do cụ Thông Thái truyền đạt. Nó hỏi tiếp:

                  -- Bây giờ Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tan hàng, thì làm sao những người Không Quân Việt Nam ở hải ngoại làm ăn khá giả có thể noi gương Hàn Tín để đền ơn Không Quân được hả ông?

                  -- Cháu nói đúng, Không Quân Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, nhưng người Không Quân Việt Nam bất hạnh vẫn còn bên quê nhà. Những ai có lòng "khinh tài trọng nghĩa", ý thức được nhờ đâu mà mình có ngày hôm nay và biết mình rồi cuối cuộc đời cũng ra đi với hai bàn tay trắng thì vẫn phải dang tay cứu giúp những người anh em khốn cùng để hàn gắng vết thương của dĩ vãng. Bởi thế, Hội Không Quân Việt Nam Cộng Hòa tại Houston đặt tên cho Đêm Không Gian 18 bằng cái chủ đề "CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ ..." là để nhắc nhau đừng quên nghĩa vụ của mình đối với anh em, chứ không phải chỉ để nhớ một thời tung mây lướt gió dọc ngang, ngang dọc ...

                  Thằng cháu nội gật gù:

                  -- Có lẽ rồi đây, con sẽ noi gương các bạn ông, con sẽ đi Không Quân. Con thấy người Không Quân các ông tình nghĩa quá !

                  Comment


                  • #10
                    Bà già hành quân đêm

                    BÀ GIÀ HÀNH QUÂN ĐÊM

                    Mệ



                    Cessna L-19/O-1 Bird Dog

                    Đầu năm 1954, một Biệt Đội Quan Sát gồm năm máy bay bà già MS 500 thuộc 1er GAO (Group Aérien d’Observation et d’Accompagnement au Combat), gọi tắt là GAO, sau này đổi tên là Phi Đoàn Quan Sát, đóng ở Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt được biệt phái tới Căn Cứ Không Quân Đà Nẳng làm việc chung với các GAO của Pháp.

                    Tháng Tư năm ấy, Biệt Đội lại dời ra Huế, đóng quân ở sân bay Thành Nội. Đây là sân bay của Hoàng Cung khi xưa còn vua Bảo Đại. Đường bay dài khoảng 300 mét, ngang 15 mét, mặt nền bằng đất đỏ trộn lẩn với đá ba lát nện cứng. Cơ sở chỉ lèo tèo một nhà chứa phi cơ cở nhỏ với một dảy nhà ngang 6 phòng. Chúng tôi phải tự lập, tự túc về mọi mặt, chỉ trừ về phương diện hành quân, Biệt Đội được đặt duới quyền điều động trực tiếp của GATAC/CENTRE (Groupement Aérien Tactique du Centre), tức là Không Đoàn Chiến Thuật Trung Phần. Hồi đó Chỉ Huy Trưởng 1er GAO là (Đại Úy) Capitaine Cotet, Sĩ Quan Kỹ Thuật là (Đại Úy) Capitaine Ausimour. Chỉ Huy Trưởng GATAC/CENTRE là (Trung Tá) Lieutenant Colonel Cuffaut. Bộ Chỉ Huy của GATAC/CENTRE đóng tại mấy nhà lầu của Tòa Khâm Sứ Pháp củ ở đường từ cầu Trường Tiền lên An Cựu, sau này có một thời là Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Trung Nguyên Trung Phần. Riêng phi cơ cơ hữu của GATAC/CENTRE gồm vài chếc C-45 và Siebel nằm ở phi trường Phú Bài, cách Huế 15 cây số về phía Đông Nam.

                    Năm 1954 chiến tranh Việt Pháp sắp đến hồi kết thúc, nên các chiến trận diển ra rất sôi động và ác liệt, nhất là vào những ngày có những kỷ niệm đặc biệt như ngày ký Hiệp Ước Fontainbleau, ngày tuyên bố độc lập và quan trọng hơn cả là ngày sinh nhật giặc Hồ. Không biết ông Hồ Chí Minh có bao nhiêu tên và bao nhiêu ngày sinh tháng đẻ, nhưng Việt Minh (sau này mới gọi Cộng Sản) chọn ngày 19 tháng 5 là ngày sinh nhật chính thức, nên chúng thường tuyên truyền, đốc thúc và gia tăng hoạt động, nhứt là về mặt quân sự, Nên năm nào vào ngày này chúng ta cũng đặc biệt đề phòng. Chiều hôm đó, tôi, biệt đội trưởng và sĩ quan hành quân đến Bộ Chỉ Huy GATAC/CENTRE tham dự buổi thuyết trình về tình hình quân sự trong vùng trách nhiệm và các hoạt động không quân liên quan. Chúng tôi nhận lệnh phải sẳn sàng phi cơ và phi hành đoàn để có thể hành quân ban đêm.

                    Khi ra về tuy hai chúng tôi rất thắc mắc về chuyện bay đêm nhưng không mấy quan tâm vì nghĩ rằng máy bay bà già làm sao hành quân đêm được, vì chúng tôi không được huấn luyện nên chưa thi hành một phi vụ đêm nào, nên cho rằng lệnh túc trực chỉ là hình thức canh giữ lính trong trại mà thôi, nếu nghiêm trọng thì đã có lệnh cấm trại 100% rồi. Biệt đội chỉ có một xe Jeep dùng chung, nên tôi nhờ viên sĩ quan hành quân đưa tôi về nhà, rồi anh ta lái xe về đồn Mang Cá, để xe trực đêm tại đây rất tiện và an toàn vì là nơi tạm trú của các nhân viên phi hành, có điện thoại. Nếu có chuyển khẩn cấp, nhân viên phi hành sẽ báo lại và cho xe đón tôi. Nhà tôi cũng như đồn Mang Cá ở cách sân bay chỉ trên 1 cây số.

                    Tôi hôm đó tôi đang ngủ ngon, vào khoảng 11 giờ, nghe tiếng gỏ cửa, tôi thức dậy, ra ngoài gặp hai nhân viên phi hành đứng chờ sẳn tôi ở cửa; họ báo có lệnh khẩn cấp của GATAC/CENTRE bảo phải bay ngay bây giờ, và chính các nhân viên của cơ quan này cũng đang trên đường vào sân bay, nên tôi vội vã mặc áo quần, chưa kịp có lời từ giả gia đình, leo lên xe đi ngay. Nghe vậy tôi hốt hoảng không phải sợ trể giờ, nhưng vì những điều hồi chiều đi dự họp về tôi không mấy chú ý, nay trở thành sự thật và quan trọng vì bắt buộc phải bay đêm. Tôi hết sức lo lắng, tự hỏi, ai bay bây giờ đây? Là biệt đội trưởng, tôi có trách nhiệm cắt cử phi hành đoàn thi hành phi vụ đêm nay, nhưng tất cả anh em phi hành đoàn chưa ai bay hành quân đêm. Bay đêm chắc chắn là nguy hiểm hơn bay ngày. Nếu tôi có gánh lấy phần nguy hiểm cũng chỉ chịu nửa phần mà thôi với tư cách là một quan sát viên, còn hoa tiêu là ai? Đây là vấn đề nan giải; tuy các hoa tiêu ai cũng hăng hái, nhưng nếu có bề gì rủi ro tôi cũng hết sức ân hận.

                    Vào tới sân bay, chúng tôi gặp ngay vị Chỉ Huy Trưởng GATAC/CENTRE là Trung Tá Cuffaut, không biết ông ta tới từ hồi nào, có lẽ cũng không lâu. Chúng tôi kéo nhau vào bên trong nhà chứa phi cơ, Trung Tá Cuffaut trải bản đồ lên đuôi một phi cơ bà già trong lúc chúng tôi vây quanh nghe giảng giải về phi vụ sắp thi hành. Đây là phi vụ yểm trợ một đồn bạn đang bị địch vây đánh. Thuyết trình xong, Trung Tá tuyên bố, chỉ cần một phi cơ và một quan sát viên mà thôi, phần hoa tiêu do ông ta đảm nhận. Nghe vậy tôi hết sức vui mừng như vừa trút được gánh nặng đang đè lên vai tôi, vì chưa biết phải nên cắt cử hoa tiêu nào bay đêm nay.

                    Nay Trung Tá Cuffaut lái, chắc chắn là một hoa tiêu tài ba và dày kinh nghiệm, cứ xem cánh chim có râu và ngực áo của ông ta đầy huy chương thì đủ rỏ, nên tôi cảm thấy rất an tâm cùng bay với ông ta đêm nay. Ông ta cấp bực lớn, chức vụ cao đã làm gương, dành lấy nguy hiểm cho mình; tôi, tuy cấp bậc rất nhỏ chỉ có Trung Úy, không những phải noi gương, mà sự bay chung còn là một đáp lễ lịch sự nữa vì tôi là biệt đội trưởng.

                    Tôi bảo anh em đi dốt đèn cổ ngổng đem đặt dọc hai bên đường bay và nhờ vào kho lấy cho tôi hai khẩu súng carbin và hai túi nịt vải đựng một cấp số đạn, trong lúc tôi và Trung Tá sửa soạn bay. Tôi cũng không quên hỏi xem Trung Tá có cần thêm thứ gì nữa không. Ông đáp đã chuẩn bị sẳn cả rồi, sau khi bảo tài xế của ông mang lại cho tôi hai mươi quả lựu đạn khói chày, đựng trong một túi da vuông và đứng. Đây là một loại lựu đạn khói đặc biệt, dài khoảng 3 tấc, đầu lớn bằng nắm tay, nối với đuôi hình chong chóng bằng cái cán thon và nhỏ, giống như cái chày tay giả gạo, hai đầu to, cán tay cầm giữa nhỏ, bởi vậy nên mới có danh từ lựu đạn chày để phân biệt với những loại lựu đạn thông thường. Trước khi mang lên phi cơ, tôi đã kiểm soát lại và sắp xếp cẩn thận, đuôi nằm dưới, đầu lên trên, phòng khi phi cơ cất cánh bị dằn mạnh, chốt an toàn có thể bung ra, lựu đạn nổ tung làm mất mạng như chơi.

                    Sẵn sàng xong, nhìn đồng hồ, kim dạ quang chỉ quá nửa đêm, cảnh vật chung quanh yên lặng như tờ, trong lúc chúng tôi cất cánh hướng Tây Bắc. Khi phi cơ vừa lên cao, băng qua khỏi bờ thành, tôi ngoái cổ nhìn về phía sau, thành phố Huế với màu đèn vàng lợt yếu ớt như đang ngủ say. Chúng tôi trực chỉ đồn Thế Chí Tây, một đồn bạn hiện đang bị địch vây đánh. Đồn này nằm hướng chính Bắc cách Huế khoảng 30 cây số đường chim bay. Vùng này nổi tiếng vì đã từng xảy ra những trận đánh ác liệt, bom đạn và trọng pháo đã san bằng bình địa, nên có biệt danh là Đường Buồn Hiu, người Pháp thường gọi là Piste Sans Joie. Thật đúng, ban ngày từ trên cao nhìn xuống, thấy cảnh vật điêu tàn hoang vắng, chỉ có một đồn bạn cô quạnh trấn đóng ở đó. Vì đây là điểm giao liên, là vùng tiếp tế quan trọng của địch nhằm vào các làng trù phú hẻo lánh của các làng giáp giới giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên; ở đây còn có con đường thông ra biển.

                    Chúng tôi bay chừng hai mưoi phút thì tới nơi, nhờ đã từng hành quân nên quen vùng, nhưng cũng cần xác định lại vị trí, vì phía dưới tối om. Chúng tôi liên lạc với nhau bằng máy vô tuyến SCR 300. Đồn bạn cho biết đang bị áp lực địch mạnh và xin không yểm. Tôi nghĩ ngay tới Trung tá Cuffaut, Chỉ Huy Trưởng GATAC/CENTRE là hoa tiêu đang ngồi trước mặt tôi và cũng là người có thẩm quyền thoả mản thỉnh cầu kia. Tôi trình lại, Trung Tá Cuffaut cho biết khu trục không thể yểm trợ đồn bót ban đêm, không những vì vấn đề an phi mà còn vì sự an toàn sinh mạng của quân bạn nữa. Tôi bèn đề nghị xin yểm trợ trọng pháo. Đồn bạn trả lời, đã có làm nhưng không được thoả mản, vì ngoài tầm bắn của các đội trọng pháo thuộc Tiểu Khu Thừa Thiên. Chúng tôi lại bảo, tại sao không xin yểm trợ trọng pháo của các đơn vị bạn chung quanh, vì khi còn phục vụ bên Lục Quân, tôi được biết, các đồn bót cấp đại đội trở lên đều có trang bị súng nặng, như trọng pháo 80 pouces, súng cối 81 ly hoặc 106 ly và đôi khi còn cả súng cannon Beaufort 37 ly nữa, để tự bảo vệ và yểm trợ các đồn bạn. Nhưng họ trả lời không liên lạc được.

                    Việc cấp bách bây giờ là nhờ chúng tôi chỉ điểm vị trí địch chung quanh đồn. Thật khó khăn, vì quan sát về đêm chỉ căn cứ vào các đốm lửa và các lằn đạn sáng chói bắn ra mà thôi, Nhưng từ trong đồn ngoài đồn đều tối om. Chỉ còn một cách, chúng tôi liệng những quả lựu đạn khói chung quanh vị trí phòng thủ của đồn. Nhờ ánh sáng toả ra, bạn bên trong có thể nhìn thấy địch bên ngoài. Và đồng thời chúng tôi bảo, hể thấy địch về hướng nào thì hãy dùng một ít đạn lửa bắn về phía đó, để chúng tôi liệng thêm lựu đạn tăng cường ánh sáng. Hình thể của đồn hình tam giác, nên chúng tôi bắt buộc phải quẹo ngặt thật vất vả. Trong lúc quân bạn và địch dưới đất bắn nhau, chúng tôi bay bao vùng trên cao và giữ liên lạc với đồn bạn. Khoảng một giờ đồng hồ sau, đồn bạn cho biết tình hình đã lắng dịu, nên chúng tôi báo sẽ rời vùng. Và trước khi ra đi, chúng tôi sẽ liệng hết những quả lựu đạn còn lại, chào tạm biệt, chúc đồn bạn thành công và nhận lời cám ơn.

                    Xưa kia tôi là đồn trưởng, đã từng trải qua tình huống như thế này, đồn bị địch vây đánh, cầu viện mà không được đáp ứng kịp thời, thật là thất vọng, chúng tôi tự mình bảo vệ. Nay các bạn đồng ngũ ở đồn Thế Chí Tây, đang chiến đấu với địch quân và có sự hiện diện và sự cọng tác nhỏ nhặt của chúng tôi cũng là điều phấn khởi cho họ, nhưng chúng tôi không thể ở lâu trên vùng vì số xăng có hạn. Chúng tôi rời vùng hành quân với lòng xót xa, khi nghĩ tới các chiến hữu ở đồn Thế Chí Tây, họ là thành phần thiệt thòi nhứt, ăn uống kham khổ thiếu dinh dưởng, toàn những thực phẩm khô, tích trử lâu ngày, năm sáu tháng mới được tiếp tế một lần; có khi bất trắc vì vấn đề an ninh và giao thông, tiếp tế chưa đến kịp, nhịn đói cả tuần lể. Ăn đã thiếu, ngủ lại không ngon giấc, lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày, vì luôn luôn phải đối đầu với áp lực của địch quân vây hảm thường xuyên bên ngoài. Tuy bận rộn và lo âu, nhưng nào đâu có giảm bớt sự cô đơn ray rứt và sự nhớ nhung gia đình triền miên trong lòng họ. Trong lúc họ đơn độc chiến đấu, đối diện với tử thần, thì ở hậu phương, biết bao nhiêu kẻ khác đang an nhàn vui hưởng cảnh đầm ấp bên vợ con và gia đình thân quyến. Họ cũng mơ ước như vậy, nhưng không bao giờ so sánh hay ganh tỵ, vì họ đã ý thức được trách nhiệm của người trai thời chiến, chỉ cố dốc hết lòng bảo vệ giang san tổ quốc. Ôi cao quý thay người chiến sĩ biên cương!

                    Vì nhận thấy chưa được an tâm, nên khi rời đồn bạn, bay qua thành phố Quảng Tri, tôi đã bá cáo với Tiểu Khu nơi đây về tình hình xảy ra ở đồn Thế Chí Tây và nhờ yểm trợ pháo binh, vì nghĩ rằng đồn này nằm trong tầm súng đại bác của Tiểu Khu Quảng Trị, nhưng lại trực thuộc Tiểu Khu Thừa Thiên. Không biết sau đó lời yêu cầu của tôi có được thực hiện hay không, tôi cũng không rỏ. Nhưng dẩu sao tôi cũng cảm thấy nhẹ nhỏm với lời gửi gắm của mình.

                    Giờ đây chúng tôi mới an tâm bay về Huế dọc theo hai đường song song, quốc lộ và hoả xa. Chừng vài phút sau, chúng tôi đến đồn Diên Sanh, nơi đây trước kia tôi đã từng dẩn quân bố phòng cho Công Binh xây cất. Chính anh Nguyễn Đình Giao, bạn đồng khóa quan sát viên với tôi xưa kia phục vụ tại đồn này. Bay chừng năm phút nữa, ngang qua đồn Mỷ Chánh. Trước kia tôi là quản gia ở đây, giữ chức vụ Đại Đội Trưởng/Đại Đội Chỉ Huy của Tiểu Đoàn 8 VN, là đơn vị cuối cùng tôi phục vụ bên Lục Quân trước khi xin chuyển sang Không Quân vào cuối năm 1952. Biết bao kỷ niệm vui đẹp đã từng xảy ra nơi đây. Nào là những buổi sáng tinh sương dẩn lính đi tuần tiểu mở đường quốc lộ và thiết lộ, có dịp bắt heo rừng con về nướng nhậu. Hoặc muốn ăn cá tươi, chờ khi mặt trời lên, ánh nắng xuyên qua các kẽ hở của các thanh gổ bắt ngang cầu, đó là lúc các chú cá tràu (quả) nổi lên mặt nước sưởi nắng; chỉ cần bắn một phát súng bên cạnh, cá bị tức bể bong bóng, ta nhặt về làm bữa cơm ngon lành. Có những ngày lể lớn, muốn có bữa ăn ngon cho toàn thể Tiểu Đoàn Bộ, chỉ cần một viên đạn súng cối 81 ly, loại lớn (capacité double), gắn đầu nổ lựu đạn thường vào, rồi đem thảy xuống mấy bụi tre trầm (bị nước sói mòn) dọc sông Mỷ Chánh, tha hồ mà bắt cá, vô số kể, chứa đầy cả nửa xe cam nhông, nhiều nhứt là cá măng. Lính tráng ăn mấy ngày mới hết.

                    Bay một lát nữa ngang qua Cây Số P.K.36, đây là nguồn lợi tre gỗ, khi cần cho việc xây cất doanh trại hay bố phòng, cho lính đến đây chặt mang về. Bay lần vào sẽ ngang qua đồn Phò Trạch ở cây số 30. Tôi từng là đồn trưởng nơi đây năm 1951, với biết bao kỷ niệm vui buồn. Đáng ghi nhớ nhứt là tôi được bay lần đầu tiên (baptême de l’air) trên phi cơ quan sát MS.500 do (Thượng Sĩ) Adjudant Michel, Không Quân Pháp lái. Chính vì lần được bay này là ngã rẻ của đời binh nghiệp tôi, muốn trở thành hoa tiêu. (Câu chuyện này tôi đã kể lại ở bài Mộng Bay Bổng). Bay thêm mươi cây số nữa sẽ ngang qua đồn An Lổ, nơi đóng Bản Doanh Tiểu Đoàn 8, trước khi dời ra Mỷ Chánh. Tại đây, hằng ngày tôi dẩn quân lính đi bố phòng và giữ gìn an ninh cho Công Binh sửa chửa trục lộ An Lổ-Thạch Bình (Sịa) và xây cất pháo đài hai bên đường này. Kỷ niệm đáng ghi nhớ nhứt là tôi suýt chết vì gở và phá mìn địch chôn giấu dọc đường. (Câu chuyện này tôi đã ghi lại ở bài Gở, Phá Mìn).


                    Giờ đây bay ngang qua Cây Số P.K.17, nơi đóng quân của Đại Đội Trọng Pháo Nặng 155 ly, do quân đội viển chinh Pháp đảm trách, đa số là quân lính Sénégalais và Marocains, Phi Châu. Tôi đã từng chứng kiến và nay hình dung lại hoạt cảnh tác xạ của đại đội này, với sức vóc tôi, tôi không thể chịu nổi, vì quá nặng nề và nhức óc. Mỗi lúc xoay trở hướng súng, phải bốn người lính Phi Châu lực lưỡng mới làm nổi, lại thêm tiếng nổ quá lớn. Có lần muốn quan sát cho rõ ràng, tôi đã đứng gần phía sau nòng súng, tiếng nổ đã đẩy tôi lui mấy bước suýt ngã, may nhờ đã được báo trước phải bịt tai, nếu không, thì nay tôi đã là người điếc rồi. Đang suy nghĩ miên man, chợt nhớ lại chỉ còn đúng 17 cây số nữa về đáp, tôi sẽ ghi vào sổ phi lệnh, phi vụ đêm hoàn tất. Tôi nhìn ra bên ngoài, bầu trời thật đẹp với bao nghìn sao lấp lánh, nhưng lòng tôi vẫn còn thắc mắc, liệu đồn bạn Thế Chí Tây có an toàn thoát hiểm đêm nay không? Và tôi ước mơ.

                    Tôi đã từng làm việc chung với Đại Đội Trọng Pháo Nặng này, ước gì đồn Thế Chí Tây ở trong tầm bắn thì chúng tôi có thể xin yểm trợ hỏa lực, là phương cách thực tế và hữu hiệu nhứt để giải tỏa đồn bạn khỏi áp lực địch, thì yên chí biết mấy. Thật đáng tiếc. Tuy rằng sự không yểm của chúng tôi mang lại rất khiêm nhường, chỉ bằng cách soi sáng chung quanh đồn mà thôi, nhưng sự có mặt của chúng tôi trong lúc đồn bạn bị địch vây đánh giữa lúc khuya khoắc lẻ loi, chắc rằng đã nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ trong đồn không ít. Nghĩ như thế, tôi cảm thấy khoan khoái trong lòng. Hơn nữa, đây là phi vụ hành quân đêm đầu tiên của tôi bằng bà già, thật là hi hữu.


                    Ngày 19 tháng 5 năm 2002.
                    Kỷ niệm 48 năm.
                    Mệ
                    Last edited by chimtroi; 03-29-2013, 10:10 AM.

                    Comment


                    • #11
                      CERCUEIL VOLANT
                      F-8F BEARCAT
                      ~~~





                      Vào cuối tháng 2 năm 1957, tôi trình diện đơn vị đầu tiên của tôi sau hơn ba năm rưỡi du học ở các trưòng Pháp tại Pháp và Maroc. Tôi không nhớ rõ hôm đó là ngày mấy, nhưng đó chắc chắn là ngày thứ Hai trong tuần. Sau khi gặp vị chỉ huy trưởng, Thiếu Tá Huỳnh Hữu Hiền, trưởng phòng hành quân Đại Uý Nguyễn Kim Khánh, và Đại Uý Dương Thiệu Hùng, Trung Uý Hà Xuân Vịnh , mỗi người một Phi Đội , tôi được biết là tôi trực thuộc Phi Đội 2 của anh Vịnh. Anh Vịnh, đội trưởng, sẽ lo thả bay cho tôi. Vịnh và Đức đều là bạn đồng khóa đã về nước trứơc tôi từ một năm đến 6 tháng, nhờ họ học giỏi hơn tôi. Nhưng Vịnh thì qua một giai đoạn huấn luyện khá ly kỳ. Đáng lý ra, các anh Nguyễn Xuân Vinh, Hà Xuân Vịnh, Lê Đình Cao, Nguyễn Quang Côn, và Lê Văn Khương thuộc khóa 52 dự trù nhập học trường Võ Bị Không Quân Pháp vào 1-10-1952, nhưng vì thủ tục bên Việt Nam làm chậm thế nào mà các anh ấy đã sang Pháp quá trễ, nên chỉ có anh Côn và anh Khương nhập học khóa cơ khí, còn Vinh, Vịnh và Cao thì sang Marrakech để học bay căn bản trên T-6, xong rồi sang Salon để cùng chúng tôi (khoá 53) học về quân sự và khoa học hàng không. Khi chúng tôi bắt đầu đi bay căn bản trên máy bay SIPA thì các anh ấy lại đi Avord để học lái phi cơ vận tải trên máy bay Marcel Dassault. Sau khi về nước, không biết nhu cầu hoa tiêu cần khu trục hơn hay sao đó, anh Vịnh lại theo một số anh như Hiền, Khánh, Hùng, Chẩn, Huy, Biện, Hội, Thông học một chương trình huấn luyện khu trục trên T-6 ở Marrakech và F-6F Hellcat tại một căn cứ Hải Quân Pháp ở Kouribga, Maroc. Sau đó, các anh trở về nước và gia nhập với nhóm các anh Phạm Phú Quôc, Nguyễn Thế Long, Võ Văn Sĩ, Lê Ngọc Duệ, Vũ Khắc Huề, Nguyễn Hữu Bách, Trương Đăng Lượng, Thái Văn Dương, Mặc Kỉnh Dung, Nguyễn Đình Nam, Nguyễn Tấn Sĩ, Huỳnh Hữu Bạc, anh Võ Văn Xuân… (chắc niên trưởng cụ Huỳnh Hữu Hiền nhớ rõ hơn tôi), đó là các hoa tiêu khu trục đầu tiên của Không Quân Việt Nam. Bản thân tôi thuộc về đàn em, về nước sau cả anh Nguyễn Ngọc Loan và Lưu Văn Dức đến 6 tháng. Đức, sau khi tốt nghiệp ở Mecknes (Ecole de Chasse) thì về thẳng Việt Nam, trong khi đó, tôi lại phải sang Kouribga để xuyên huấn trên máy bay khu trục chong chóng F-6F trước khi về nước. Lý do dễ hiểu là khi ta nhảy từ phản lực cơ sang phi cơ chong chóng, ta không quen được với các ngẫu lực thường là nguyên nhân gây tai nạn. Tới đây thì bạn đọc có một ít khái niệm về ngành khu trục thời ban khai như thế nào.

                      Trình diện ngày thứ hai đầu tuần, được gặp lại các anh Vịnh và Đức đã đỡ thấy cô đơn, tôi còn gặp hai cố vấn người Pháp là Lt Gillote (tốt nghiệp trường Ecole de l’Air) và Lt. Ruelle (tốt nghiệp trường Ecole Militaire de l’Air). Anh Vịnh bảo tôi: "Mầy về lo thủ tục nhà cửa, lãnh bàn ghế giường chiếu, xong rồi đọc cuốn Handbook nầy, ngày mai tao sẽ test amphi carlingue cho mầy để thả bay”. Các bạn hiểu cho tôi, dốt đặc cán mai khi bắt tôi đọc tiếng Anh. Tôi về sang Căn Cứ 2 Trợ Lực Không Quân (do Thiếu Tá Huỳnh Hữu Hiền kiêm nhiệm chỉ huy) để làm circuit d’arrivée, nghĩa là trình diện các phòng ban để họ ghi tên mình vào sổ sách. Hì hà hì hục khuân bàn ghế giừơng chiếu một mình, về một căn nhà bỏ xó không ai ở từ lâu, trong thì đầy váng nhện, ngoài thì rập cỏ tranh. Chiều thứ Ba, Vịnh cho tôi bịt mắt để xem có thuộc các vị trí trong phòng lái chiếc F-8F hay chưa. Chỉ có thế thôi, cũng không cho mở máy nữa. Tôi rất buồn cho một nước nhược tiểu như Việt Nam thời đó, bây giờ mới biết là đất nước ta còn quá trẻ nên làm sao so sánh với Pháp, với Mỹ được. Ở bên Pháp, dù còn là sinh viên sĩ quan, nhiều lắm là khiêng nệm đi xuống sous sol mà ngủ khi bị củ, chứ bình thường thì có bọn lính nó lo cho hết, và có HSQ hoặc SQ hậu cần lo các thứ linh tinh đó. Hoa tiêu chỉ lo bay mà thôi, có đâu lại đi khiêng bàn ghế! Nhưng rồi cũng xong.

                      Sáng thứ Tư, tôi vào Phòng Hành Quân, nhận lệnh bay chuyến đầu tiên trên F-8F Bearcat, mà người ta thường gọi là Cercueil Volant. Tôi rất hãnh diện đây là chiếc máy bay một chỗ ngồi thứ ba của tôi (sau Vampire V và F-6F). Anh Vịnh dĩ nhiên là người hướng dẫn tôi bay. Anh lên trên đài kiểm soát ngồi ở đó cho đến khi tôi hạ cánh an toàn. Ngày thứ Năm tôi bay một chuyến nữa. Ngày thứ Sáu có một tai nạn chết người, là chiếc sau cỡi lên chiếc trước do anh Nguyễn Thông lái. Anh Thông bị miếng kê tựa đầu bằng thép đánh vào sọ nên chết ngay tại chỗ. Vòng vo tam quốc để kể lại cho thấy, cuộc đời hoa tiêu khu trục nhỏ bé thế nào, nhất là khi bay F-8F. Về trình diện ngày thứ hai, ngày thứ Sáu đã có người chết, ngày Chủ Nhật khiêng quan tài. Các cụ cứ điểm danh lại mà thấy, như khóa của anh Quốc về nước 13 người (trên tổng số 50 người nhập học bên Pháp), nay còn Lê Ngọc Duệ (sang Mỹ, chết vì bệnh), Nguyễn Hữu Bách, Trương Đăng Lượng, Thái Văn Dương, Nguyễn Đình Nam và anh Võ Văn Sĩ (sang Mỹ chết vì bệnh). Những người chết vì bay F-8F có thể nhớ như sau :Huỳnh Hữu Bạc, Võ Văn Xuân, Mạc Kỉnh Dung, Nguyễn Tấn Sĩ, Nguyễn Thế Long, Trần Duy Kỷ, Lưu Văn Đức. Đó là những người chết oan uổng, chỉ vì đất nước ta nghèo, không có máy bay tốt cho chúng ta bay. Đến đây, chúng ta thử tìm hiểu tại sao F-8F lại nguy hiểm như vậy.

                      Chế Tạo.- Nếu tôi nhớ không lầm thì hãng Gruman đã chế tạo chiếc Bearcat, để đáp ứng nhu cầu không chiến vào cuối thế chiến thứ II. Trang bị 4 khẩu 12ly,7 (50 caliber), hoặc đại bác 20 ly, một giá dưới bụng chở một quả bom 1,000 lbs, hoặc bình xăng phụ, hoặc bom napalm, 4 dàn ngoài cánh có thể gắn 4 hỏa tiển 5", loại mà chúng tôi thường dùng lúc bấy giờ. Động cơ Prat & Whitney 2,800 với chong chóng khá rộng bề kính.

                      Kể như trên thì bạn đọc chỉ biết đại khái là người viết nhớ mù mờ vậy thôi, nó chẳng nói lên được gì tại sao F-8F lại nguy hiểm. Vậy tôi xin cố gắng hầu quí bạn đọc một vài ý kiến chuyên môn. Nếu có vị nào có thêm ý kiến bổ túc, tôi rất hoan nghênh.

                      Máy Bay Quá Cũ.- Điều này dễ hiểu. Khung phòng đã nhão rồi thì nhiều cái xảy ra không ngờ được. Tôi nhớ thời đó, có ông cố vấn Mỹ đầu tiên sang Việt Nam. Ông rất thích được bay loại máy bay ra muộn này, đáng lẽ ra thì đã góp sức nhiều trong thế chiến. Về đáp, ông lấy le với chúng tôi bằng một cái slow roll ở cao độ 1,000 bộ. Khi vào phòng hành quân ký sổ bay, áo bay của ông có tẩm mùi xăng. May là ông có để kiếng xuống che mắt, nếu không… Ông bảo khi ông ở thế bay ngửa thì không biết xăng từ đâu phụt ra ngay mặt ông. Có như vậy, ông mới báo cáo thuận lợi cho chúng ta đổi máy bay khác. Khung phòng bị nhão là chắc rồi. Vì quân đội Pháp đã xử dụng chán chê rồi mới chuyển cho KQVN. Mỗi phi vụ hành quân đều kéo G, ít nhất 8 lần, đối với dân lười, vì tiêu thụ cho đến nơi đến chốn 800 viên đạn chắc tối thiểu 10 lần tác xạ rồi. Mỗi lần kéo bình bình theo họ lười đi nữa là 4G. Nếu đã bay cả ngàn phi vụ thì cứ thế mà nhân lên. Kéo miết thì cánh cũng long. Và chúng tôi biết chắc chắn có anh Đức là chết vì rụng cánh trên Đồng Tháp Mười. Trường hợp tương tự xảy ra trên A-1H/G Skyraider sau này. Khi mới nhận máy bay, các bạn có thể trim cho tốt rồi buông tay ra khi bay hợp đoàn sát cánh. Sau này, cả phi tuần trưởng cũng không giữ nổi hướng bay.

                      Thiếu Tài Liệu Kỹ Thuật-Sau khi xử dụng máy bay một thời gian, các hãng chế tạo máy bay đều phổ biến kinh nghiệm xử dụng và cho tu bổ cách thức bảo trì. Nói đến các mục nầy, tôi biết thế nào cũng có các cụ lên tiếng dùm tôi. Vì chiếc F-8F Bearcat không được xử dụng trong quân đội Mỹ nữa, mà chỉ bán nó cho Tây, cho Thái, vân ..vân.., nên sống chết mặc bây, tiền thầy ông bỏ túi. Không có một Technical Order Change nào cả. Những gì Tây có kinh nghiệm thì để lại cho Tây dùng. Do đó, có nhiều trường hợp, không biết phải xử lý ra sao. Tôi xin kể ra đây một trường hợp, ai tin thì tin, không tin thì cũng chẳng biết nói sao. Vào lần thứ năm tôi bay F-8F, nghĩa là vốn liếng F-8F của tôi chưa tới 5 giờ bay, khi về tách để đáp, tôi đã lên cơn khùng làm một cái peel off: cận tiến từ xa ở cao độ sát đất và đúng trục phi đạo để hạ cánh, khi tới đầu phi đạo, múc lên và làm 360 độ vừa tròn vừa thay đổi cao độ vả tốc độ thế nào chạm bánh trong thời gian ngắn nhất. Kỹ thuật nầy được áp dụng trong chế chiến, vì khi về đáp, phải quan sát kỹ phi đạo có còn xử dụng được hay không, và khi về hạ cánh là lúc chúng ta dễ bị địch tấn công bất thần, chết oan uổng, nên chi phải bay thật thấp, lẩn núp trong nền xanh xám của đất mà về đáp ở phi trường nhà. Ấy thế mà khi tôi hô vòng chót, chân đáp ra và khóa thì nhận trước mặt một hỏa pháo đỏ để làm vòng bay khác. Trong bụng nghĩ chắc anh Dương Hùng Cường chơi mình rồi, cái ông này rớt pi-lốt nhưng về làm đài kiểm soát rất thân với pi-lốt chúng tôi, nhất là anh Nguyễn Thế Long. Ai dè, nhìn kỹ lại, bánh của mình còn lock up. Kiểm soát gear handle thì down, mà indicator thì up. Đèn đỏ xăng báo hiệu còn 15 phút thôi. Tôi báo cáo lên đài kêu cầu cứu, vì không biết phải làm sao. Trong quyển phương thức khẩn cấp mà anh Vịnh giao cho tôi không có mục này: cần điều khiển chân đáp bị gãy nên không ra chân đáp được. Chỉ còn hạ cánh xuống bụng hay nhảy dù. Ai quyết định cho mình đây? Bụng bảo dạ, không biết làm gì bây giờ. Ở đây, tôi không muốn nghe ý kiến của các hoa tiêu, vì các anh có biết thì các anh mới còn sống đến ngày nay. Tôi chỉ muốn hỏi mấy anh chuyên viên bảo trì, các anh đó mới rành và bắt buộc phải rành để chúng ta bay được an toàn. Tôi kể lần lượt những gì tôi đã làm để các cụ già cụ non gì cho tôi ý kiến.

                      a. Giảm tốc độ, kéo giây đỏ dành để thả chân đáp ra (manual release), xong rồi làm một cái múc cho tốt để khóa chân đáp. Có phải như vậy không? Tôi làm xong, vẫn thấy chân đáp nằm nguyên tại chỗ, lock up. Vì sao? Vì hệ thống thủy điều (hydraulic system) còn áp suất tốt 3,000 PSI, và selector main system ở Gear Up. Như thế, chúng ta có hydraulic lock Gear Up. Không cách nào chuyển selector main system sang Gear Down, nếu không có cần điều khiển Gear Handle (đã bất khả dụng ở trong, có thể vì phá hoại, có thể vì mất óc). Nên nhớ, muốn làm manual release Gear, điều kiện cần là phải có zero pressure trong hệ thống thủy điều chính. Như vậy thì phải nghĩ cách nào tạo ra điều kiện đó. Các bạn hãy làm giúp tôi nhanh vì xăng gần hết rồi.

                      b. Để selector qua Emergency Gear, rồi kéo manual release Gear. Thả chân đáp ra cũng không được vì vị trí Emergency Gear cũng dùng thủy điều còn lại dưới cùng mà thôi, nhưng trong trường hợp nầy ta đâu có mất pressure, mà không thay đổi được vị trí của selector mà thôi.

                      c. Để selector qua Emergency Flaps, rồi kéo manual release Gear, thì chân đáp chịu xuống và khóa theo phương thức thông thường. Tôi về hạ cánh khi xăng đã cạn còn chừng vài giọt. Thật là may mắn. Khi ta chuyển sang Emergency Flaps thì bên hệ thống Gear không còn pressure, do đó ra gear bằng phương thức khẩn cấp. Trái lại, để selector emergency bên Gear thì hệ thống vẫn bị khóa chặt vì pressure 3,000PSI còn đó. Đó là cách ra chân đáp mà không cần đến cần điều khiển chân đáp (gear control handle). Tôi dùng từ không chỉnh, xin quí bạn đọc đừng cười.

                      Sau đó, tôi cứ nghĩ, nếu chúng ta bay mà thiếu TO như vậy, rất là nguy hiểm. Mỗi chuyến bay trở thành một thử thách đối với chúng tôi. Vì thế, anh Võ Văn Hội là người về phi đoàn lâu lắm rồi mà chỉ bay chiếc L-19 của đơn vị để duy trì khả năng bay. Tôi nhớ, có hôm Đức bảo thả bay cho Hội. Hội cũng miễn cưỡng học bài, test amphicarlingue. Nhưng ngày thả bay thì Quốc lo thả cho Hội. Hội trèo lên máy bay trước, Quốc hì hục bước theo sau. Khi Quốc lên đứng cạnh phòng lái rồi thì thấy Hội đứng dưới đất phía bên kia, lắc đầu bảo "tao chịu thua, không dám đâu". Dường như sau nầy, Đức có ép Hội để thả bay trên Bearcat một lần nữa, cũng thất bại. Phải nói là dễ sợ thật, nhưng còn nhiều điều dễ sợ hơn nữa, đó là sự ép buộc phải bay một chiếc máy bay như vậy. Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng có một chiếc mà người lái gọi là gì nhỉ, dường như là "widow flyer", đó là chiếc F-105 Thundershief.

                      Lỗi Hoa Tiêu.- Đổ cho hoa tiêu cho nó xong, vì không lẽ lại đổ cho ai khác, như trong trường hợp của chiếc F-105. Tôi nghe các bạn Mỹ cùng tuổi nói với tôi sự tích làm sao cho chiếc F-105 ra các đơn vị chiến đấu của Không Quân Hoa Kỳ. Vì có ông dân biểu của tiểu bang, nơi mà hãng Republic chế tạo chiếc Thundershief, ông nói rằng, nếu hãng Republic không trúng thầu kỳ này thì sẽ bị phá sản, và theo đó, sẽ có rất nhiều người thất nghiệp. Còn chiếc Bearcat của chúng ta chắc không phải vì lý do gì tương tự. Chỉ vì trong thời kỳ thế chiến thứ II, chưa có phản lực cơ, thành thử cố gắng chế những chiếc máy bay đông cơ nổ và chong chóng cực mạnh, có vòng quẹo gắt thật nhỏ để đối phó với chiếc Zero của Nhật trên bầu trời Thái Bình Dương. Chiếc F-6F cũng có thành tích diệt Zero khá tốt, nhưng chỉ có thể nói là tương đương mà thôi. So với chiếc F-8F thì F-6F không thăng tốc nhanh bằng, nghĩa là lên cao độ chiến đấu nhanh, còn vòng quẹo gắt cũng tương đương. So với chiếc Vampire V của Anh quốc sau thế chiến thì F-8F có thăng tốc tương đương, tuy tốc độ tối đa không bằng.

                      Động cơ mạnh, có công suất cao, cần có thêm một chong chóng có đường kính lớn mới làm tăng thêm hiệu suất chung. Và chính đây là bước đầu gây trở ngại cho hoa tiêu. Động cơ mạnh và chong chóng lớn là nguồn gốc của ngẫu lực các thứ xảy ra trong lúc di chuyển cần ga, tăng thì mũi chĩa sang trái, giảm thì mũi chĩa sang phải. Ngẫu lực càng lớn khi chiếc F-8F ngắn đòn, và rất dễ lật khi rồ ga quá mạnh mà không đề phòng cái bàn đạp cho sớm. Tại sao lại ngắn đòn. Vì muốn máy bay xoay trở nhanh, quẹo gắt được thì góc độ giữa cánh và đuôi ngang phải to lớn, và trọng tâm của máy bay nằm trong một vòng tròn tương đối nhỏ hơn những chiếc bay vững như máy bay vận tải vậy. Ngắn đòn kết hợp với chong chóng lớn làm cho máy bay khi ở dưới đất có vị thế ngoác mũi cao, làm cho từ phòng lái không thể thấy trước mặt. Khi di chuyển, bắt buộc phải theo hình chữ Z, nếu không thì không thấy sẽ đi về đâu. Do đó, bay trên trời sướng bao nhiêu, dưới đất thì cực kỳ khó khăn, từ lúc cất cánh cho tới lúc đáp, hoa tiêu mới nào cũng bị ám ảnh. Trước khi Bearcat chuyển cho KQVN thì các hoa tiêu Pháp đã lãnh thẹo nhiều lắm rồi. Tôi nhớ hồi tôi về nước còn phi đạo 33, các anh Pháp cất cánh từ phi đạo nầy đã chạy thẳng vào hangar của Không Đoàn 23 sau này, nghĩa là vừa lên ga, anh ta quẹo hẳn hoi 90 độ và cứ thế chui vào hangar chịu chết.

                      Nhưng lên trời, bay Bearcat thật là một thú vị hiếm có. Tôi nghĩ khỏi cần phải quảng cáo, các bạn Khóa Trần Duy Kỷ cũng đã có lần thưởng thức hai ông Lưu Văn Đức và Nguyễn Thế Long biểu diễn tại Nha Trang. Vừa sau khi cất cánh, vừa vào chân đáp vừa quay một aileron roll, roll xong thì bánh cũng vào xong. Cũng impressionant chứ các cụ. Tôi chỉ thấy Bob Hoover làm như vậy trên F-86 Sabre, nhưng F-86 làm gì có ngẫu lực mạnh và đáng sợ như F-8F. Còn nói về bay lả lướt thì có anh Long, thật là tuyệt. Nhưng cũng vì háo thắng anh Long đã sanh nghề tử nghiệp. Một hôm, anh em cá uống la-ve, anh Long biểu diễn đáp xuống sông Nhà Bè. Anh đã làm một ditching tuyệt đẹp, mở mui ra, bơi vào bờ, vì anh bơi rất giỏi. Hôm đó, sông Nhà Bè nước rông, mực nước dâng cao, bờ xa thăm thẳm. Anh thấy nên cởi áo ra thì nhẹ nhàng hơn, nên kéo zipper tụt xuống tới chân, nhưng hai chân bị bó ở đó vì không mở được zipper của ống quần (nên nhớ lúc đó, chúng tôi mặc áo bay local, làm bằng vải kaki vàng, và zipper cũng local, hay kẹt lắm). Giày là giày bố cũng local, không có dao để cắt giây giày nên không cởi được giày. Anh bị chết đuối trên sông Nhà Bè. Sau đó, trục máy bay lên và cho máy chạy lại, rất tốt, không phải vì lý do kỹ thuật. Anh chết để lại một vợ đẹp và một đứa cháu gái xinh xắn. Sau này, nghe đâu chị Nguyễn Tường Tuyết cũng theo nghề bay, làm việc cho Air Việt-Nam.

                      Tóm lại, chiếc F-8F Bearcat rất nguy hiểm vì đã cũ, đã rệu, mà còn có các đặc tính cố hữu của nó đã làm khó rất nhiều cho các hoa tiêu còn non tay nghề. Vì vậy, chúng tôi cho nó cái tên là cercueil volant.

                      Tarin65
                      Last edited by chieutim; 03-26-2017, 12:46 PM.

                      Comment


                      • #12
                        KQVN Làm Cho A-1 Skyraider Nổi Tiếng

                        KQVN Làm Cho A-1 Skyraider Nổi Tiếng
                        ~~~






                        Ai cũng biết A-1 Skyraider là thiên thần diệt cộng, nhưng ít ai ngờ rằng, chính Không Quân Việt Nam chúng ta đã làm cho chiếc máy bay này trở thành nổi tiếng. Chúng ta thử duyệt qua quá trình sinh ra và lớn lên của nó, và tìm hiểu tại sao nó được nổi tiếng nhờ chúng ta, những người hoa tiêu can trường ngoài tiền tuyến cũng như các chiến sĩ đổ mồ hôi tại các phi trường.

                        Sanh ra vào năm 1946 từ hãng Douglas, nơi mà các phi cơ chiến đấu được chế tạo rất nhiều. Tên được đặt ra từ đầu là AD-... sau đó là số thứ tự. A có nghĩa là Attack. Người ta phân biệt Attack khác với Bomber ở chổ loại Attack mang bom ở ngoài cánh, còn Bomber mang bom ở trong thân máy bay. D, chữ thứ nhì là Douglas, là hãng chế tạo chiếc máy bay này. Hãng này nay đã đổi tên vì hãng Boeing đã mua hãng Douglas. Sau năm 1960, người ta thống nhất việc đặt tên cho phi cơ chiến đấu không phân biệt quân chủng, nên đã thay tên chiếc Skyraider thành A-1. Trong số phi cơ bắt đầu bằng chữ A, ta có thể ghi:

                        • A-1 là Skyraider
                        • A-3 là Skywarrior
                        • A-4 là Skyhawk
                        • A-5 là Vigilante
                        • A-6 là Intruder
                        • A-7 là Corsair II
                        • AV-8B là Harrier (VTOL)
                        • A-10 là Thunderbolt II
                        • A-37 là Dragonfly
                        • AC-130 là Spectre

                        Riêng chiếc A-1 Skyraider được hãng Douglas sản xuất tất cả 3,180 chiếc theo 28 kiểu khác nhau để có thể đảm trách nhiều phi vụ khác nhau. Cho đến năm 1957 thì hãng ngưng sản xuất loại này.

                        Để làm gì? Tức nhiên là dội bom trên đầu địch. Nó có thể mang đến 8,000 lbs bom các loại, từ bom nổ tổng quát cho đến bom napalm hay bom nguyên tử, như chiếc AD-4B có thể làm được bằng một đà tấn công đặc biệt ("toss-bombing" hay "over the shoulder"). Nhưng thường thì người ta trao cho nó các loại phi vụ như sau:

                        • có thể dùng trên hàng không mẫu hạm hay xuất phát từ phi trường trên đất liền;
                        • để hoạt động ngày cũng như đêm;
                        • để tấn công các mục tiêu diện địa;
                        • để chụp hình;
                        • để thám thính;
                        • để quấy nhiểu điện tử;
                        • để làm trạm chỉ huy trên không;
                        • để chở yếu nhân liên lạc lên xuống hàng không mẫu hạm hay bất cứ nơi nào khác;
                        • để dò tìm "tiềm thủy đĩnh" hay chiến hạm địch trong một vùng biển rộng lớn.


                        Khu Trục A-1H (AD-6)

                        Vì thế có nhiều kiểu khác nhau mà ta có thể nhận thấy được trong các đơn vị hải quân Hoa Kỳ. Có loại một chỗ ngồi như chiếc A-1H. Có loại hai chỗ người lái như chiếc A-1E (hay là AD-5), hay một người lái và một chuyên viên khác như điều khiển radar, và nếu có hai phi hành đoàn cùng bay để thay phiên nhau thì cũng có chỗ để phi hành đoàn thứ 2 nghỉ ngơi ở phía sau. Cái phòng rộng rãi đó có thể chứa đến 12 người dễ dàng khi cần đến, như trong vụ di tản khẩn cấp hồi 1975.

                        Thành tích chiến đấu trước khi đến Việt Nam là chiến tranh Cao Ly (1950-53), hồi đó, hàng không mẫu hạm Mỹ đã chở đến nơi cho 29 phi đoàn Skyraider tham gia chiến trường từ tháng 10 năm 1951 cho đến năm 1955. Vào năm1960, chiếc Skyraider được tham chiến ở Việt Nam trong đơn vị đầu tiên là Phi Đoàn 1 Khu Trục tại Biên Hòa (sau đổi tên thành Phi Đoàn 514). Sau đó, Skyraider tiếp tục hoạt động cho đến năm 1975, với tình trạng què quặt, yếu ớt, nhưng cũng đã bay một số phi xuất cuối cùng trong những ngày cuối của cuộc chiến, không vì phi cơ mệt mỏi, nhưng vì lòng hoa tiêu còn chẳng muốn ngừng.

                        Trên chiến trường Cao Ly, chắc chắn chiếc Skyraider cũng đã đóng góp rất nhiều công sức. Tuy nhiên, trên chiến trường này, cái mà ta đã có ở Việt Nam không có ở Cao Ly: đó là ưu thế tuyệt đối trên không phận. Phải nhờ đến chiếc F-86 Sabre để dành lại ưu thế không phận những nơi nào có quân bạn hoạt động ở diện địa. Và do đó, chiếc F-86 đã lừng danh, vì có nhiều cơ hội diệt Mig-15 để tranh dành ưu thế không gian.

                        Trên chiến trường Việt Nam, lực lượng diện địa sướng nhất khi có được sự có mặt trên vùng hầu như liên tục, mỗi khi có sự tham dự của Skyraider. Tuy bay không nhanh, nhưng Skyraider có thể treo trên vùng, giống như VC thường nói là "phục kích trên mây". Ví dụ bay từ Biên Hòa xuống đến Cà Mau, phải mất hết một giờ bay. Vậy mà khi có nhu cầu bao vùng, Skyraider có thể ở lại vùng ba giờ, và vào cuối giờ còn có thể tiêu thụ bom đạn trong vòng 30 phút rồi mới rời vùng. Thường khi thì các phi tuần trưởng am hiểu cách làm sao để thực hiện điều này. Bay một phi tuần nhẹ hai phi cơ, khi đã đến vùng rồi thì chọn một cao độ thích ứng thường là 4,500 bộ cao ngay trên vùng hoạt động của quân bạn để bất cứ lúc nào cũng có sẵn cao độ tấn công tức thời khi có lệnh. Phi tuần trưởng cho sử dụng cơ chế bay lâu tối đa, nghĩa là để 1,500 vòng/phút (RPM), và kéo cần hòa khí về còn bay với tốc độ chừng 120 kts. Xong, khóa ở cơ chế đó mà bay vòng vòng. Với cơ chế này, sự tiêu thụ xăng dầu rất ít. Với trọng lượng bom đạn trung bình cho một phi xuất bao vùng tổng quát chừng 2 tấn rưỡi thì chiếc Skyraider có thể thực hiện một phi vụ tổng cộng là 5 giờ bay. Đó là lý do đầu tiên làm cho quân bạn an tâm. Họ có lý để an tâm, vì chỉ cần có một cặp A-1H có mặt trên vùng thì VC chỉ biết có trốn lánh. Vì thế, các cánh quân muốn tìm và diệt địch thì họ không muốn có A-1H bay trên đầu. Chừng đó, chúng tôi phải tránh xa một tí, núp vào một chỗ cách đó chừng 5 phút bay để trổ tài bất thần.

                        Có mặt lâu trên vùng, theo từ ngữ của Mỹ là có được một "loiter time" tốt, nghĩa là cứ lang thang đâu đó để chờ lệnh. Chúng tôi thường trang bị tốt ,nhất là có CBU hay bom chùm chống người như lựu đạn miễng. Cộng thêm là súng đại bác 20 ly với 800 viên đạn. Nhưng thông thường thì trang bị vào khoảng 2 tấn rưỡi bom đạn đủ loại: như bom nổ 100 lbs, bom nổ 250 lbs, hỏa tiễn 2.75", đó là những thứ thường dùng nhất. Với sự huấn luyện công phu của các đơn vị sử dụng A-1H, chúng ta đã không phí đạn dược mà còn đạt một độ chính xác rất cao, vì bay tương đối thấp, quan sát rõ mục tiêu, và tấn công chính xác. Thường thì khi có lệnh, phi cơ điều không tiền tuyến chỉ điểm nhanh chóng mục tiêu để chúng ta có thể oanh kích rất gần quân bạn mà không sợ lạc đạn, và làm tăng hiệu quả tấn công rất cao. Nhiều khi trái pháo màu chỉ điểm vừa nổ là bom hay hỏa tiễn đã nổ ngay sau đó. Thời gian giữa khi chỉ điểm đến khi bom đạn nổ càng ngắn bao nhiêu càng không cho phép địch tẩu thoát bầy nhiêu. Vì thế, mỗi quả bom hay viên đạn bắn xuống đầu địch đều thu hoạch kết quả tốt. Chẳng những quan sát viên nhìn rõ kết quả đó mà chính hoa tiêu khu trục cũng tận mắt thấy được và hành động sửa sai thích nghi. Người viết bài này đã hai lần thấy máu của địch loang cả trên ruộng đầy nước. Khác hơn loại máy bay khác như phản lực cơ, cũng oanh kích không kém chính xác, nhưng thường hoa tiêu khu trục phải lệ thuộc vào sự chỉ điểm hoàn toàn của quan sát viên, vì cao độ tấn công của phản lực phải cao hơn nhiều. Còn nói về thời gian trên vùng của phản lực cơ càng bị rút ngắn rất nhiều, có khi chỉ được 15 phút tối đa, và tổng số giờ bay cho một phi xuất trung bình chỉ có 1 giờ, trong khi Skyraider có giờ bay trung bình một phi xuất là 2 giờ rưỡi, với bom đạn tiêu thụ trung bình là 2 tấn rưỡi.

                        A-1H Skyraider có thể bay lâu và bay xa, nhờ bình nhớt chứa đựng và mức tiêu thụ nhớt cho phép bay tối đa là 8 tiếng. Khi động cơ đã cũ thì mức tiêu thụ nhớt thường tăng cao và giảm giờ bay chỉ còn 5 tiếng. Giờ bay tối đa của phi cơ này tùy thuộc độ tiêu thụ nhớt của động cơ hơn là số lượng xăng mang theo, vì phi cơ còn có thể mang theo bình xăng phụ ở các dàn bom của cánh trong.


                        Phi cơ chịu đựng tốt khi bị trúng đạn

                        Nếu chỉ là đạn 12,7 ly thì sức chịu đựng coi như vô hạn. Điển hình là phi cơ của Phạm Phú Quốc bị bắn từ dinh Độc Lập, có tất cả 72 phát đạn trúng đích, nhưng chỉ vì một phát đạn canh van của một xy lanh nên xăng trào ra làm cháy máy. Anh Quốc đã phải đáp xuống sông Saigon. Sau này, khi đã có SA-7 và các loại súng phòng không to hơn thì Skyraider trở thành mồi ngon của chúng vì tốc độ bay quá chậm và cao độ hoạt động quá thấp.


                        Chở được nhiều bom đạn là yếu tố thứ nhì làm cho nhiều đơn vị diện địa ưa thích Skyraider. Thế nào gọi là nhiều? Tối đa khi hành quân Lam Sơn 1 xuất phát từ phi trường Đà Nẵng trong năm 1961, mỗi chiếc A-1H trang bị như sau:

                        • 3 bom GP 1,000 lbs, ở ba dàn phóng của cánh trong; Mỗi dàn này có sức chịu đựng lên đến 3,000 lbs khi người ta sử dụng loại torpedo để tấn công chiến hạm. Đặc biệt dàn chính giữa ngay dưới bụng còn có một khả năng tống quả torpedo xuống dưới để cho khi buông ra nó không chạy tới trước nhanh và chạm vào chong chóng máy bay.
                        • 4 bom GP 500 lbs ở các dàn trên cánh ngoài nhưng phía trong cánh xếp được. Trên cánh này đúng ra có 4 dàn chở được tới 500 lbs, nhưng vì các bom 500 lbs có tiết diện quá to, nên chỉ gắn được 3 quả trên bốndàn này. Chỉ vì cánh có độ nhị diện (gốc α là dièdre lateral), nên bom phải thòng xuống, và vì thế làm khoảng cách của hai bom trên dàn thứ ba và thứ tư quá hẹp, nên không đủ chổ để gắn hai bom 500 lbs như ở các dàn số một và số hai.
                        • 8 quả bom GP250 lbs trên các dàn còn lại.

                        Với trang bị này, chúng ta có trọng lượng là 7,000 lbs cho bom nổ và 800 viên đạn đại bác 20 ly. Phi cơ chưa trang bị chỉ nặng khoảng đó mà thôi. Vì thế cho nên ta có thể nói chiếc Skyraider có thể nâng một trọng lượng bằng sức nặng của nó. Phi trường Đà Nẵng là phi trường đủ dài để cất cánh bay lên với trọng lượng tối đa này. Bắt buộc chúng tôi phải dùng cánh tăng nâng (Flaps) để cất cánh, vì số bom gắn nhiều sẽ làm cho trọng tâm của phi cơ di chuyển về phía trước. Khi để cánh tăng nâng thì ta tăng độ cong của cánh (courbure) và nhờ thế, tăng thêm độ nhị diện dọc là gốc β. Khi tới tốc độ cất cánh thì hoa tiêu phải nâng cho phi cơ lên, nếu không, nó sẽ cấm đầu chạy mãi dù đã có tốc độ, đúng như các trường hợp bị trọng tâm nằm quá về đàng trước trên mọi loại máy bay. Sau khi cất cánh cứ giữ cánh tăng nâng để bay lên cao độ 10,000 bộ, cao độ thích hợp nhất để tăng đà chúi lên đến 60 độ (dive bomb) Một điều khác nữa nên cẩn thận là khi mang quá nhiều trọng lượng bom trên cánh, nếu ta kéo quá nhiều G thì cánh sẽ không chịu đựng nổi, nhất là phần cánh ngoài. Do đó, tốt nhất là nên thả bom ở cánh ngoài trước, thả hết càng tốt. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 1, chúng tôi cố tình đánh các hầm hố là doanh trại của Tướng Đôn của lực lượng Bắc Việt, nên khó mà đánh trúng một hầm nào dù có thấy được từ 10,000 bộ đi nữa. Vì thế, thả tất cả bom một lần để tạo sức ép là thượng sách. Bom đã thả ở cao độ 3,000 bộ và mọi người đều thả trừ một người hỏng máy nên giải tỏa ra biển. Kết quả cuộc hành quân là quân Bắc Việt trong các hầm hố đều bị chảy máu lổ tai mà chết vì sức ép của nhiều quả bom cùng lúc, dù không bị tan xác.

                        Skyraider còn sử dụng được nhiều loại bom đạn khác nhau. Theo kinh nghiệm cho thấy thì các dàn ngoài chở đựợc trọng lượng 500 lbs còn có thể chở Napalm. Công dụng của Napalm không phải là đốt cháy nhà cửa, mà chính là gây nên một sức nóng kinh khủng lên đến 1,500 độ C. Vì thế, trong trường hợp ta cần tạo nên sức nóng dữ dội đó trên một mục tiêu nhất định, ta phải tập trung sức đốt trên vùng đó một cách liên tục. Napalm sẽ được thả chồng lên nhau, chứ không phải thả trùm lên một vùng rộng lớn phân phối đều số lượng napalm được thả trên một diện tích tối đa. Những mục tiêu nào được dùng napalm?

                        • Thứ nhất là hầm cá nhân, những loại hầm ngầm dưới đất, có khi không thấy miệng hầm ở đâu. Người sống dưới hầm cần có oxygen để thở. Nếu ta đốt tất cả oxy mà họ cần dùng thì phổi của họ sẽ khô đi và chết, trong khi da thịt vẫn còn nguyên. Sức nóng trên mặt đất đốt oxy trên mặt đất, và không khí dưới hầm hố cũng được rút lên và đốt cháy cả. Vì thế, các lỗ thông hơi trở thành nới tiếp xúc của khí đốt với không khí trong hầm.
                        • Thứ nhì là tạo nên sức nóng khủng khiếp đó sẽ làm cho các nòng súng đều cong. Nòng súng bị cong rồi thì không còn sử dụng được nữa. Nòng súng đó có thể là AK-47, nhưng cũng có thể là đại bác 37 hay 57 ly. Nếu địch chủ trương ác ôn là cột xạ thủ vào nơi đặt súng phòng không thì xạ thủ sẽ bị cháy chết. Phá hủy súng phòng không không cần phải làm cho súng hư hỏng mà chỉ cần tiêu diệt nhân viên chuyên môn phục vụ súng, vì đây là súng cộng đồng, và phải có chuyên viên, nên không thể lấy người không chuyên để thế vào.

                        Muốn tạo sức nóng đó, chúng tôi đã sử dụng napalm loại nhỏ của Nhật để lại gắn ở cánh ngoài và napalm loại lớn gắn ở cánh trong. Chúng tôi còn nhớ, khi mang napalm của Nhật để lại di chuyển ra phi đạo, dọc đường để lại dấu napalm bị rò rỉ chảy dài theo đường di chuyển. Những khi thả thì thả một lần salvo, tất cả napalm, ba quả ở cánh trong và 4 quả ở cánh ngoài. Phi tuần viên theo sau có thể cũng làm y như vậy theo sự hướng dẫn của sĩ quan điều không để thả cho đúng nơi cần. Chúng tôi dùng một phi tuần 4 chiếc để thả napalm thì có thể bảo đảm một vùng khá rộng lớn, mà sự việc xảy ra rất nhanh, khó mà lường được để tẩu thoát nếu địch muốn cũng không còn đủ thì giờ để ra khỏi hầm.

                        Skyraider chở rất nhiều loại bom đạn khác nhau, từ tân tiến đến cổ lổ, đều mang theo được. Điều khác biệt là KQVN biết sử dụng bom đạn đúng sở trường của Skyraider, một chiếc có thể gánh nhiều đòn, mang nhiều bom, hỏa tiễn nhờ các dàn phóng hỗn hợp của nó. Sự linh động sử dụng khai thác được công dụng tối đa của phi cơ này.

                        KQVN còn nắm vững thời gian quay vòng để trang bị lại một phi tuần nhẹ 2 phi cơ. Vào khoảng 1963, chúng tôi chỉ cần 90 phút, nghĩa là một tiếng rưỡi để quay vòng, vừa thay phi hành đoàn, đổ đầy xăng nhớt, và trang bị lại. Thời gian quay vòng càng ngắn sẽ giúp người điều quân tận dụng được khả năng đơn vị khi cần thiết. Đơn vị của bạn cần bao nhiêu thời gian để quay vòng? Như trong chiến tranh giữa Do Thái và A Rập vào năm 1967, gọi là chiến tranh 6 ngaỳ, người Do Thái quay vòng một chiếc oanh tạc cơ nhẹ loại Vautour là 30 phút. Đó là một kỷ lục khó vượt qua.


                        Khu Trục A-1E (AD-5)

                        KQVN còn được tiếng biết sử dụng loại động cơ Wright R-3350-26B. Đó là loại động cơ trang bị cho AD-6 và AD-7, loại mà chúng ta sử dụng trong KQVN. Sau này còn thêm loại AD-5 hay là A-1J. Tôi còn nhớ lúc Phi Đoàn 1 Khu Trục sử dụng A-1H thì hãng Wright đã cho chúng tôi có một đại diện kỹ thuật, gọi là Tech Rep, đó là ông Coleman. Không biết tôi nhớ có đúng không, nhưng ông này là vị có thẩm quyền để giao dịch với hãng Wright về những gì liên quan đến động cơ. Ông Coleman người nhỏ nhắn, dễ mến. Ông sinh hoạt rất gần gũi với chúng tôi, với anh em kỹ thuật đã đành, giới hoa tiêu cũng đều thích ông. Điều mà ai cũng thích là ông có một cô đào người Việt ở Saigon, rồi cô đó dạy ông hát bài "Chiều Mưa Biên Giới". Nhưng không phải vì thích mà ông phát biểu cái gì cũng tốt cho KQVN. Tôi nhớ có lần, khi chuyển đơn vị về TSN để hoạt động vì phi trường Biên Hòa đang được xây dựng phi đạo mới là 27-09. Lúc đó, tôi cất cánh với đầy bom đạn, nhưng bị đèn Oil sum Warning Light cháy, nên tôi trở về đáp gấp. Người ta lấy ra một mãnh nhỏ trong lọc nhớt, nhỏ chừng bằng 2 mm mà thôi, nhưng ông cũng đóan ra đó là một mãnh của bộ phận điều chỉnh chong chóng (Propeller Regulator). Thật là tài. Ông Coleman đã đề nghị cho hãng Wright tăng thêm giờ hoạt động của động cơ lên cao mãi. Có lẽ anh em trong ngành bảo trì nhớ rõ hơn tôi, nhưng cứ tăng thêm mãi không chịu gửi về Mỹ để đại tu động cơ thì đối với chúng ta không mấy an toàn. Ông viện lý do là nhân viên bảo trì cũng như hoa tiêu KQVN sử dụng động cơ đúng cách, có kỷ luật, nên tránh được vấn đề overboost, vì đó là lý do làm cho động cơ mau hư hỏng khi xài nhiều. Về kỷ luật lái thì chúng tôi công nhận, chúng tôi luôn áp dụng tiêu lệnh hành quân và sử dụng máy rất nghiêm khắc, vì đó dính liền với sinh mạng của mình. Mỗi khi vào vòng tác xạ, chúng tôi đều nhắc nhau đưa vòng máy lên 2,500 RPM, và với cơ chế 45" trên tay ga, chúng ta có thể khóa cần ga ở đó mà chỉ lo nhắm bắn, không đá động đến cần ga nữa. Có người không hiểu, khi vừa chúi mũi thấy áp xuất hòa khí giảm bèn tăng ga, khi xuống cao độ thấp sẽ bị overboost, nghĩa là để ga quá cao so với vòng máy đang dùng. Nhờ các ưu điểm sử dụng đó, KQVN đã làm tăng thêm uy tín của chiếc Skyraider.


                        KQVN đã Không Quân hóa chiếc Skyraider

                        Tôi nhớ việc đầu tiên mà Không Quân biến cải Skyraider là làm cho nó bay đêm theo kiểu không quân. Nghĩa là sao? Nghĩa là đáp đêm phải có đèn đáp. Tôi nhớ lần đầu tiên tôi xin đáp tại phi trường Tân Sơn Nhứt ban đêm, đài kiểm soát bảo "Show your landing light!". Tôi đành phải nói rất tiếc là tôi không có đèn đáp. Họ lấy làm lạ, một chiếc máy bay không có đèn đáp??? Cái đèn đáp đêm mà họ yêu cầu, có nghĩa là khi chân đáp ra rồi và khóa thì mở đèn đáp mới được. Đó là an phi của họ. Vì thế, các cố vấn Không Quân Hoa Kỳ bèn nghĩ ra cách gắn đèn đáp cho KQVN trên Skyraider. Thử nghĩ nói chuyện này cho các hoa tiêu Hải Quân thì họ cười bể bụng. Vì khi đáp xuống hàng không mẫu hạm mà để đèn đáp thì sẽ chói các vị điều khiển hạ cánh trên boong tàu. Lần đầu tiên tôi bay thử đèn đáp gắn dưới bộ phận chân đáp, thật là vất vả. Khi bật đèn lên, ánh sáng phản chiếu trên chong chóng làm cho hoa tiêu chỉ thấy có chong chóng mà thôi, không còn thấy gì chung quanh nữa, kể cả phòng lái của mình. Đành phải tắt ngay để đáp như trước kia không có đèn, hầu nghiên cứu cách gắn trở lại. Mò mẫm mãi rồi cũng xong, một cặp đèn đáp được gắn dưới chân đáp để các cố vấn Không Quân có thể đáp đêm.


                        Cũng theo nhu cầu của Không Quân, một chiếc máy bay đầy đủ an phi phải có phương tiện phóng ra ngoài khi nguy cập. Trên phản lực cơ, người ta đều có ghế phóng, gọi là "ejection seat". Tại sao vậy? Vì tốc độ phi cơ quá nhanh, ta không thể nhảy ra từ phòng lái và rớt ra ngoài mà không chạm phải cái đuôi phi cơ ở đàng sau đang chờ bạn.. Phải nhờ một bộ phận là "ghế phóng" để tống cả con người lái ra khỏi phi cơ bằng hai đại bác cực mạnh đặt ngay sau ghế. Khi ghế đã phóng ra ngoài, tức nhiên chở theo hoa tiêu, thì hoặc tự động, hoặc do hoa tiêu điều khiển, hoa tiêu sẽ rời khỏi ghế, và dù bọc ra. Có nhiều ghế phóng cho hoa tiêu thoát hiểm ở cao độ mặt đất đang trên phi đạo, và tốc độ bằng không. Thế mà ghế phóng cũng giúp cho hoa tiêu thoát hiểm, dù bọc đàng hoàng tuy không có cao độ gì cả. Những hoa tiêu quen bay mấy chiếc phản lực tân kỳ đó, sang Việt Nam phải bay một chiếc cổ lổ nên hơi ngại. Họ nghiên cứu chế tạo một bộ phận giúp hoa tiêu ra khỏi phòng lái, mà họ gọi là "Extractor", nghĩa là kéo hoa tiêu ra ngoài, hoa tiêu mang dù sẵn, và tới độ cao đủ thì dù sẽ bọc. Họ cũng dùng hai hỏa tiễn để kéo hoa tiêu sau khi hoa tiêu tống bỏ mui kiếng của mình. Không biết tại sao họ quá quan tâm cho hoa tiêu như vậy, trong lúc máy bay vẫn bay với tốc độ dưới 200 kts ở cao độ từ 4,500 đến 1,000 bộ trong các phi vụ thường thức. Dù sao, đó cũng là điều mới lạ mà chỉ có KQVN mới có khi sử dụng A-1 Skyraider.

                        Trang bị thêm vô tuyến FM loại ARC-44 để khu trục cơ có thể liên lạc thẳng với lực lượng diện địa, cụ thể là các đồn đang bị địch tấn công , trong khi khu trục đã đến nơi trước cả phi cơ quan sát. Đó là trường hợp khu trục cơ đảm nhiệm phi vụ khác, được điều động cấp thời đến để giải vây đồn, ban ngày. Còn nếu ban đêm thì khu trục cơ cũng có thể đến nơi trước phi cơ soi sáng mà thường xuyên đóng vai trò điều không tiền tuyến ban đêm. Trong mọi trường hợp, nếu chỉ có khu trục cơ trên vùng thì có thể trực tiếp liên lạc được với lực lượng dưới đất đang cần sự yểm trợ hỏa lực. Phương tiện đó là tầng số FM được gắn trên A-1 Skyraider.

                        Trang bị hỏa châu cũng làm tăng khả năng hoạt động ban đêm của Skyraider. Phi cơ túc trực bay đêm thường được trang bị bom đạn nhẹ. Để 4 dàn phóng ngoài cùng (mỗi bên hai dàn) để trang bị hỏa châu, sẽ giúp cho khu trục cơ tự soi sáng lấy. Soi sáng cho quân bạn dưới đất thấy được mục tiêu và phi cơ thấy vị trí quân bạn ở đâu để tránh nhầm lẫn. Vì thế, nếu ta soi sáng không đúng cách thì sẽ giúp cho địch thay vì giúp cho bạn. Ví dụ, nếu ta cứ thả trái sáng ngay trên quân bạn thì có phải là giúp cho địch thấy bạn ở đâu để điều chỉnh tác xạ của chúng, phần nhiều là súng cối. Thường thì đồn bót dùng đạn lửa của trung liên hay đại liên để chỉ điểm, hướng tấn công của địch. Chính chúng ta phải soi sáng về hướng đó đủ xa quân bạn, ngay trên đầu địch là tốt nhất, thì trái sáng sẽ có công dụng thực tế hơn. Trái sáng xuống thấp phải rớt trên vùng địch hay sau lưng địch thì quân bạn dễ nhìn thấy địch hơn. Địch cũng thường vào hệ thống FM để chuyển cho máy bay nhiều công điện có lợi cho chúng, ví như, bảo chúng ta về đi vì địch đã rút lui rồi. Khu trục trang bị trái sáng thì thay phiên nhau thả. Trục tác xạ không đi ngang qua vùng bạn, và mạch gió xuôi nằm đối diện với vị trí bạn. Ngay trên mạch gió xuôi đó, khu trục cơ thả trái sáng.

                        Người ta phải công nhận rằng phi cơ Skyraider là phi cơ thích hợp nhất cho chiến tranh chống du kích. Khi trong nguồn tiếp liệu của Mỹ không còn Skyraider nữa, Mỹ đã cố gắng thuyết phục Pháp nhường lại số AD-4 mà Mỹ đã bán cho Pháp để trang bị Hải Quân Pháp trong chiến tranh Algérie. Nhưng Pháp không chịu bán lại số phi cơ đó, tuy đã cũ kỹ rồi. Người ta còn nghiên cứu chế tạo một loại phi cơ cánh quạt, tuy chạy với động cơ phản lực, ta thường gọi là turbo-prop, nhưng chiếc này không sản xuất được, nên đã được thay bằng những chiếc như A-37 và F-5 như ta đã biết. Theo người viết bài này, chiếc Skyraider đã có một thời vẻ vang mà không chiếc nào có thể thay thế nó được trong số máy bay đang có trong quân đội Hoa Kỳ. Và chính KQVN đã làm cho chiếc phi cơ này có giá trị vượt bực. Người ta thường ví chiếc phi cơ mà người lái thích nhất giống như người đàn bà trăm năm của mình. Đối với bạn, chiếc Skyraider ở vào vị trí nào?

                        Gman
                        10-2005
                        Last edited by khongquan2; 12-27-2014, 04:36 AM.

                        Comment


                        • #13
                          Không Chiến

                          Không Chiến
                          ~~~



                          Xin tạm hiểu khi phi cơ đánh nhau trên trời thì mình gọi đó là không chiến. Cái từ này tùy từng nước có sự mô tả khác nhau. Tây thì gọi đó là “combat tournoyant”, hay là quần thảo. Mỹ thì gọi đó là “dogfight”, không lẽ dịch là chó cắn đuôi, nhưng thật sự rất là giống chó cắn đuôi vậy khi chúng nó cắn nhau. Còn ở Trường Khu Trục, có lần chúng tôi đánh nhau giữa hai phe, mỗi bên 24 chiếc. Bắt đầu ở thế ngang nhau, cùng cao độ, ngược chiều nhau, và khoảng cách trong tầm nhìn thấy được, chúng tôi sáp lại gần nhau, nghĩa là quay đầu vào nhau, rồi cố cắt ngắn vòng quẹo thế nào để có thể nhắm bắn đối phương từ sau nhắm tới. Không lâu thì sẽ có trường hợp người cầm đầu toán có thể nhắm bắn phi cơ cuối cùng của phe kia. Quay phim mang về chiếu lại mà thấy rõ sau đuôi ghi chữ gì thì biết đó là phi cơ thuộc phe nào, và phe đó sẽ thua. Cái cảnh quần thảo giữa 48 chiếc Vampire V với nhau cũng hồi hộp lắm các bạn. Nó làm cho máu nóng trai trẻ sôi lên, mà nó cũng có khi làm cho ta cảm thấy lạnh ót khi bị ai đó bám miết vào phía 6 giờ, thật là khó chịu.


                          Tổ chức lực lượng

                          Không chiến thường xảy ra trên vùng tranh chấp dành ưu thế không phận để hoàn thành mục tiêu tiêu diệt đối phương. Các bạn xem các phim tài liệu Thế Chiến II, chắc đã thấy cảnh phi cơ Đồng Minh và phi cơ phe Trục đánh nhau ở chiến trường Âu hay Á. Có tấn công thì có phòng thủ.

                          Sau này, khi tổ chức Không Quân được quy củ hơn thì ta thấy rõ rệt vấn đề công hay thủ đều có chuyên ngành. Ví dụ, khi phi cơ Mỹ tấn công trên vùng trời Bắc Việt thì Bắc Việt đưa hệ thống phòng thủ của mình ra để đối phó. Thành phần này gọi là Phòng Không. Và ta biết có Phòng Không bằng phi cơ, bằng hỏa tiển địa/không (SAM=Surface to Air Missile), hay bằng pháo phòng không. Nếu nói riêng về Phòng Không thì tổ chức từ nước nhỏ đến nước lớn cũng giống nhau, từ phòng không cho một hay nhiều yếu điểm cho đến tổ chức phòng không cho một vùng, và như trên đất Mỹ ta có tất cả 5 vùng phòng không. Thường thì các vùng phòng không có ranh giới trùng hợp với sự chia cắt lãnh thổ, vì có lãnh thổ mới có không phận. Đó là nói trên đất liền vì nó liên hệ đến chỉ huy lãnh thổ. Nếu như nước Việt Nam thì còn vùng ngoài biển và vì thế ta phải kéo cái rào ranh giới chúng ta ra khỏi đất liền một khoảng nữa mà chúng ta được biết theo quy ước quốc tế là ADIZ, có nghĩa là Air Defense Identification Zone. Máy bay nào xâm nhập trái phép vùng phòng không của chúng ta thì ta có quyền ứng phó tùy tình hình mức độ khẩn thiết của chiến tranh hay hòa bình. Tóm lại, từ đất nhà mà lên đánh nhau với kẻ địch từ ngoài đến thì ta gọi đó là phòng không.

                          Nhiệm vụ của Hải Quân là bảo vệ biển. Sự đóng góp của họ vào phòng không lãnh thổ kết hợp với phòng không diện địa (Lục Quân) khi tàu chiến đậu ở các cảng quân sự. Còn khi ra khơi đánh nhau, Hải Quân có tổ chức riêng cho mình về phòng không dùng phi cơ hay hỏa tiễn và pháo phòng không của chính hạm đội.

                          Còn đoàn phi cơ tấn công thì sao?

                          Lấy chiến tranh Việt Nam làm thí dụ thì mỗi lần có đoàn phi cơ tấn công ra Bắc, phi cơ Mỹ chia làm nhiều đợt khác nhau với nhiệm vụ chính xác. Chủ yếu là phi cơ đánh vào các mục tiêu chỉ định, dù đó là phi cơ khu trục hay oanh tạc. Trước khi tấn công, có một đợt tiền kích nhằm đánh phá các hệ thống radar bằng vũ khí đặc biệt. Có radar dò tìm, có radar điều khiển nghênh cản, có radar riêng dành hướng dẫn hỏa tiển địa/không. Họ tiến vào từ ngoài ở cao độ thật thấp. Họ vừa chụp ảnh để tìm các mục tiêu cho các đợt tấn công sau này. Và họ đánh vào các đài radar bằng vũ khí hướng dẫn từ xa (guided missiles). Đối phương biết tần số VHF đang bị nhiễu thì họ tắt ngay tần số VHF và hệ thống sẽ hoạt động trên UHF. Phi cơ tấn công đều nắm các tần số đó và cứ thế để cho “homing” đến radar cần tiêu diệt. Sau các đợt tiền kích này thì coi như một số radar bất khiển dụng. Hệ thống radar còn lại phải có nhiều lỗ hỏng (gap) làm cho sự kiểm soát vùng trời có nhiều khiếm khuyết nguy hại. Phần còn lại mà các đoàn phi cơ tấn công phải làm là gây nhiễu loạn điện tử, như B-52 thường bắn ra “decoy” về một hướng nào đó trong khi phi cơ thật lại tấn công theo một hướng khác. Và chung quanh các đoàn phi cơ tấn công còn có phi cơ điện tử chuyên rải mạt sắt mà nhiều anh em tù đã nhìn thấy xung quanh phi trường Yên Bái để cho các radar lớn không còn khả năng hướng dẫn phi cơ của họ. Nếu tính từ một yếu điểm thì từ ngoài đi vào, đoàn phi cơ tấn công sẽ gặp trước nhất là phi cơ phòng không địch (Air Defense Aircrafts), rồi đến hỏa tiễn SAM (Surface to Air Missiles), rồi sau cùng là pháo phòng không (AAA=Anti Aircraft Artillery). Để đối phó, phi cơ tấn công đều được khu trục cơ bảo vệ mà nhiệm vụ chính yếu là hộ tống, nghĩa là truy kích phi cơ nào tấn công vào đoàn phi cơ đang tiến đến mục tiêu. Đoàn này sẽ không bao giờ thay đổi đội hình dù có bị pháo bắn lên thấy trước mắt hay phi cơ địch tấn công từ đâu cũng vậy, họ giữ đội hình tiến đến mục tiêu đã chỉ định. Nếu bạn biết sự phân công trên oanh tạc cơ hồi Thế Chiến II thì khi đã vào cận tiến rồi, người điều khiển oanh tạc cơ dẫn đầu chính là anh điều hành viên kiêm oanh tạc viên chứ không còn là trưởng phi cơ nữa. Còn các phi cơ bay theo thì phải giữ đội hình hợp đoàn. Có như thế mới tổ chức được sự oanh tạc toàn vùng chính xác theo kiểu trải thảm. Vì thế phải nhờ đến phi cơ hộ tống, cấm đoán mọi sự tấn công của phi cơ địch vào đoàn, và đó là cơ hội chúng ta có thể thấy được không chiến giữa phi cơ phòng không địch và phi cơ phản không (counter air) của đoàn tấn công. Phi cơ phản không là khu trục cơ theo tổ chức Mỹ nằm trong Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật (TAC=Tactical Air Command). Hoạt động kiểm soát và điều khiển không chiến trên vùng địch hiện nay được thực hiện từ loại phi cơ AWACS (Airborne Warning And Control System) vì không chiến thời nay không thể dùng mắt thấy mà phải nhờ đến phương tiện điện tử, radar để phát hiện sự dàn trận của địch và điều khiển phi cơ phản không phải làm gì. Đó là các phi cơ lớn có trang bị radar. Thêm vào theo nhu cầu không chiến còn có tổ chức tiếp tế nhiên liệu trên không, tổ chức tìm cứu và bảo vệ tìm cứu. Các tổ chức bên lề phi cơ đánh nhau rất phức tạp và đã thay đỗi rất nhiều từ Thế Chiến II đến giờ.

                          Phi cơ phòng không nằm trong tổ chức Bộ Chỉ Huy Phòng Không (nay đã thay đổi thành Air Combat Command, gồm cả ADC và TAC). Họ dùng phi cơ chuyên về phòng không, như F-102, F-106… trước kia. Bắc Việt đã dùng MIG-17, MIG-21 là hai loại đáng kể nhất.

                          Đặc điểm của loại phi cơ này là có tốc độ bay lên cao độ nhanh (rate of climb hay là vitesse ascensionnelle) mà ta thường đọc trên đồng hồ variometer, như Vampire V thì có thể thay đổi cao độ 24m/s, và chiếc Bearcat F-8F cũng có khả năng đó. Tốc độ này cần thiết vì khi khẩn cấp ta phải có phi cơ nghênh chiến ở một cao độ nào đó. Vì ở thế thủ nên mọi phản ứng nhanh giờ phút chót đều rất quan trọng. Bay lên cao độ cho kịp để còn có ưu thế đánh nhau mà ai cũng biết là ở cao độ cao hơn thì ưu thế tấn công tốt hơn vì ta có thể biến cao độ thành tốc độ (nghĩa là biến “énergie potentielle” thành “énergie cinétique”).

                          Đặc điểm kế tiếp là phi cơ phải có vòng quẹo nhỏ, nghĩa là cho phép phi cơ quẹo gắt được mà không bị triệt nâng. Tây gọi đó là khả năng “manœuvrabilité”. Khả năng này khác với “maniabilité” có nghĩa là dễ điều khiển. Thường thì ta thấy các phi cơ có khả năng quẹo gắt được đều có cánh hình tam giác mà ta thường gọi là cánh Delta. Bạn thấy phần cánh trong có chiều sâu lớn sẽ bị triệt nâng trước trong khi đó thì ngoài đầu cánh vẫn còn sức nâng và còn giữ phi cơ tiếp tục đà bay quẹo của nó mà không làm mất cao độ. Nếu bạn có thể đến gần mà quan sát chiếc Convair F-106 làm ở San Diego thì bạn sẽ hết sức ngạc nhiên thấy rằng cánh của nó có tiết diện thay đổi từ trong ra ngoài. Tây gọi đó là “courbure variable”. Điều này tăng thêm khả năng làm cho triệt nâng chậm lại hơn nữa khi phía trong của cánh đã vào thế triệt nâng rồi vì gốc tới quá to lúc quẹo làm cho lớp không khí bốc rời khỏi mặt trên của cánh. Tại sao lại cần quẹo gắt hơn người ta? Vì như vậy mới đặt điểm nhắm bắn của mình phía trước phi cơ địch thì bắn mới trúng được. Ta gọi là bắn chận. Phần này thì mỗi phi cơ đều có khả năng khác nhau nhờ kết hợp được khả năng động cơ và khung phòng của nó.

                          Chắc các bạn đều nghe nói về chiếc F-6F Hellcat trong Thế Chiến II ở chiến trường Thái Bình Dương. Người viết bài này hân hạnh được bay chiếc đó, coi như chiếc phi cơ một chỗ ngồi thứ hai của tôi. Khả năng bay lên thẳng đứng của nó rất là ly kỳ. Vì vậy, khi bị Zero đuổi thì F-6F cứ để hết ga bay thẳng đứng và chờ đợi. Chàng Zero bay theo hụt hơi rồi từ từ rụng xuống như tàu lá. Thế là anh F-6F làm cái “wing over” hay “renversement” mà tha hồ đuổi theo nhắm bắn, vừa có thế trên cao đánh xuống một con mồi đang cố gắng lấy lại thăng bằng sau một cuộc xoáy vòng (spin hay vrille). Người ta bảo rằng F-6F giỏi nhờ động cơ khỏe, nghĩa là đối với trọng lượng của nó thì động cơ có công suất thừa thãi. Cánh của nó rất rộng (wing span), chứ không hẹp như chiếc F-8F sau nó.

                          Thêm vào đó, muốn quẹo được gắt thì độ nhị diện dọc phải to, là gốc hợp thành bởi cánh và bình ổn ngang. Lấy ví dụ chiếc vận tải cơ C-47 thì độ nhị diện dọc nhỏ, vì thế nó xoay trở chậm, nhưng trái lại nó bay rất đầm và đó là yêu cầu cho một vận tải cơ. Trái lại, lấy chiếc F-8F Bearcat thì ta thấy gốc đó rất to. Vì vậy, chiếc F-8F quẹo rất gắt và đáp ứng nhanh khi động đến các tay lái. Vậy thì khi bạn đánh nhau với ai, bạn nên biết đối thủ của mình có gì hơn hay kém mình. Còn bạn đánh nhau với một thằng bạn bay cùng loại máy bay với mình thì sao? Bạn chỉ cần nhớ một điều rất sơ đẳng là khi bạn về hạ cánh thì bạn ra “flaps” hay “volets” mà người thì dịch là cánh cản, người dịch là cánh tăng nâng. Khi bạn ra “flaps” thì bạn tăng độ nhị diện dọc. Nhờ thế, bạn quẹo vòng chót an toàn hơn là không có nó. Và khi đánh nhau, bạn cứ ra một tí cánh ấy (khi tốc độ giảm mới có thể ra được) thì bạn có thể thắng anh bạn của bạn rồi. Một cái khác nữa cũng làm cho bạn giảm tốc độ nhanh mà không cần giảm ga, đó là “speed brake” hay “frein de piqué”. Thường thì trong lúc quần thảo, người ta tránh giảm ga vì phản lực cơ không phản ứng nhanh như phi cơ chong chóng, giảm rồi lên lại phải mất thời gian mà một giây cũng là nguy hại trong cuộc chiến, nên tốt hơn hết là giữ nguyên ga mà ra “speed brake” rồi vào “speed brake” chứ đừng động tới tay ga, thậm chí có người quýnh lên kéo ga về rồi đẩy tới nhanh quá làm cho phản lực tắt luôn (compressor stall).

                          Điều sau cùng mà tôi biết được là trên F-102 hay F-106 thời đó, có trang bị hệ thống điện tử để điều khiển nghênh cản ngay từ trung tâm phòng không chứ không cần phải ra lệnh trên tần số vô tuyến cho phi công thi hành, ngoại trừ giao trả quyền bắn hạ cho phi công khi có lệnh để nạp vũ khí và bắn, chiếu trên tình hình của radar trên máy bay. Và vũ khí tấn công dùng toàn hỏa tiễn không không chứ chẳng cần đến súng đại bác như trước kia. Một hệ thống radar tinh vi như vậy có tên là SAGE=Semi-Automatic Ground Environment.


                          Còn loại phi cơ đi tấn công thì người ta tìm một giải pháp đa dụng (versatile aircraft), nghĩa là vừa có thể dùng để mang bom đạn tấn công, vừa có thể không chiến với phi cơ phòng không của địch. Cái thời mà Mc Namara làm Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ thì có nghiên cứu chế tạo một fighter đa dụng cho Hải Lục Không Quân Mỹ, gọi là TFX. Chiếc này có cánh cụp cánh xòe, bay nhanh trên tốc độ âm thanh khi xếp cánh lại, và có thể dũi cánh ra cho rộng để tăng nâng và cho phép mang nhiều bom ngoài cánh như trong bụng, thậm chí còn mang được bom nguyên tử loại nhỏ và thả theo chiến thuật bay lên rồi lộn về của hình “rétablissement” hay “immelmann”. Chủ yếu là làm giàu cho một hãng trúng thầu chiếc TFX này. Khổ nỗi nó quá đắt tiền nên không mang ra áp dụng. Robert Strange McNamara nghĩ rằng khi các quân binh chủng cùng dùng một loại máy bay thì vấn đề tiếp liệu hay tiếp vận nói chung sau này sẽ giản dị hơn vì một loại phi cơ có tối thiểu là 50,000 món hàng tiếp liệu về bộ phận thay thế. Nhưng rồi thì đầu voi đuôi chuột nên gỡ gạc bạn thấy chiếc F-111 ra đời để ai bay nó phải chịu cảnh chết non.

                          Chiếc mà ta thấy ở chiến trường Bắc Việt có thể đương đầu với chiếc MIG-21 của Liên Sô là chiếc F-4 Phantom II. Từ lâu, chiếc MIG-21 là nữ hoàng không trung rồi. Trên đất Ấn Độ, chiếc F-101 Woodoo đã bị chiếc Super Mystère của Pháp chụp hình. Nhưng chiếc MIG-21 đã từng làm chúa tể mà chưa có chiếc nào thắng được. Trên chiến trường Việt Nam, F-4 cũng vất vả ở cao độ 40,000 bộ, vì ở cao độ đó, khi quẹo thì F-4 bắt đầu mất cao độ và MIG-21 vẫn giữ được ưu thế (power to weight ratio). Trái lại dưới 40,000 bộ thì hai bên đấu nhau vui vẻ, ai giỏi thì thắng. Bởi vậy, ta thấy trong mọi không chiến, khả năng của phi cơ rất quan trọng. Sau đó thì phải nói nhanh trí, có gan, và tinh thần quyết chiến quyết thắng thì mới tạo được thành tích.


                          Chiến Thuật

                          Sau đây, tôi xin hầu các bạn một số loại quần thảo giữa khu trục cơ với nhau.

                          Cái gì cũng bắt đầu từ căn bản.

                          Chiến Thuật Căn Bản là tìm cách vào vị trí thích hợp sau lưng địch để nhắm bắn. Nhắc lại hồi chưa sử dụng radar thì quan trọng nhất là “thấy trước làm cha”. Không nói ai cũng hiểu, thấy địch trước thì có thì giờ tạo điều kiện thuận tiện để tấn công.

                          Tôi nhớ hồi tập quýnh nhau ở Biên Hòa trên Bearcat vào những năm 1957-58. Chúng tôi tham chiến với 4 chiếc là đi nghênh cản để đánh 2 chiếc làm oanh tạc cơ đi trên đường không đỗi hướng với 4 chiếc hộ tống chúng. Nhắc lại chuyện này thì có hai người tôi rất nhớ và nhớ hoài, đó là anh Phạm Long Sửu là người có cặp mắt thấy xa, chưa ai nhìn ra một đốm đen bằng đầu cây tăm xỉa răng mà anh ấy đã gọi to ơi ới “phi cơ ở 11 giờ cao”… Còn người kia là anh Phạm Phú Quốc, là người giữ vai hộ tống bao giờ cũng hoàn thành nhiệm vụ, nghĩa là chẳng ai tấn công được oanh tạc cơ giả mà anh hộ tống cả.

                          Đánh nhau đòi hỏi nhiều hiểu biết không nên coi thường khi lâm trận. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa các hình nhào lộn cần dùng và phải dùng đúng lúc, với sự vận dụng khả năng phi cơ mình so với phi cơ địch và còn tận dụng sự biến thiên năng xuất động cơ và trọng lượng phi cơ, biến năng lượng này thành năng lượng khác như đã nói, biến cao độ thành tốc độ hay trái lại. Chỉ nghĩ đến gốc độ cần có tương đối giúp ta có vị trí tấn công nhanh, hay là giúp ta khi bị săn đuổi tránh được trong tích tắc sự nhắm bắn của địch bằng một cái đạp ngang trên lái hướng. Vì thế, kết hợp các yếu tố trên giúp ta lấy thế tấn công hay giúp ta thoát nạn khi bị bám đằng đuôi.

                          Chiến Thuật Căn Bản phải có những nguyên tắc của nó.

                          Bảo tồn năng lượng là nguyên tắc đầu tiên. Bay bất cứ máy bay nào phải biết giới hạn của nó, và khả năng tương đối với phi cơ mình đánh nhau. Lấy ví dụ, trước kia tôi dẫn một phi tuần 4 chiếc A-1H lên vùng biên giới Việt-Miên ở Pleiku vì phi cơ của ta đánh nhầm trên đất Cam-Bốt làm chúng nổi giận mang T-28 lên để đối phó với ta. Liên lạc với radar Pleiku thì tôi biết mình nằm bên nay biên giới, trong khi đó thì tôi đã bay bên kia biên giới khoảng 15 miles chiếu theo bản đồ. Đó là sai sót của radar trên vùng đồi núi. Vì T-28 có thể quẹo gắt hơn, xoay trở dễ dàng hơn, lên cao độ nhanh hơn, nên tôi luôn giữ 2,000 bộ cao hơn chúng. Vừa cao hơn vừa ở phía Đông của chúng vào buổi sáng nên chúng nhìn lên thấy mặt trời chiếu xuống khó chịu lắm. Chúng đâu dám bò lên vì chúng lên thì tôi lên, chúng bay lại gần biên giới thì tôi lấn sát chúng để lùa chúng về phía Tây trên đất của chúng, mãi cho đến khi tôi nằm trên đất chúng hơn 30 miles mà chúng cứ phải lùi. Nếu tôi muốn đánh thì cứ bổ xuống tấn công rồi múc lên cao thì chúng không thế nào rượt theo kịp. Trường hợp bị chúng rượt thì tôi sẽ bổ nhào xuống tăng tốc độ nhanh và bay thẳng thì chúng sẽ không theo kịp. Trái lại, nếu tôi bay T-28 thì tôi sẽ đánh nhau trong vòng quẹo, vì tôi sẽ quẹo được gắt hơn để bắn chận. Năng lượng là thế. Bạn lái A-1H tấn công từ trên cao xuống thì tôi đợi giờ chót mà quẹo gắt để bạn bị lố trớn (overshoot) và tôi sẽ roll back để bắn bạn, giống như A-1 của USN đã hạ được MIG ngoài Bắc Việt.

                          Khả năng quẹo là nguyên tắc thứ nhì. Có hai yếu tố, bán kính vòng quẹo và tốc độ quẹo (nghĩa là bao nhiêu độ đổi hướng một giây chẳng hạn). Hai yếu tố này đều thay đổi khi tốc độ bay của phi cơ thay đổi. Bay với tốc độ 300 kts thì vòng quẹo to hơn bay với tốc độ 200 kts. Bay với tốc độ 300 kts khi tôi bay phi cụ trên T-33 thì với độ nghiêng 45 độ, muốn làm một vòng 360 phải mất 4 phút: đó là tốc độ thay đổi hướng bay tùy theo tốc độ bay. Chiếc T-6 thì chỉ bay với tốc độ 135 mph, có thể quẹo 360 độ trong vòng 1 phút. Nếu bạn bay với tốc độ 300 kts mà kéo 3 G thì làm 360 độ trong vòng 4 phút, nhưng kéo 4.5 G thì sẽ rút ngắn thời gian quẹo lại còn 3 phút chẳng hạn. Vậy thì khi đang bay với tốc độ 300 kts, thình lình bạn thấy có địch nhắm bắn từ hướng 7 giờ thì bạn làm gì? Break trái và tăng hết ga để thoát thân. Bạn biết bạn sẽ dùng tối đa G mà phi cơ cho phép, ví dụ T-33 là 7.5 G, và nếu bạn không tăng ga thì sẽ mất cao độ vì khi quẹo bạn làm tăng trọng lượng phi cơ (poids apparent) thì phải bù lại bằng ga, nghĩa là tăng năng suất động cơ thì mới tránh được không mất cao độ hay triệt nâng. Người ta cũng có thể dùng “speed brake” và tăng ga để thoát thân, như vậy vừa quẹo được gắt và giữ động cơ ở cơ chế cao mà lấy lại tốc độ khi vào “speed brake”. Một yếu tố ngoài lề là bạn chịu đựng được bao nhiêu G, vì phần đông, tới 4.5 G thường bị black out. Muốn chịu được nhiều G, thêm vào anti-G thì bạn cố tập thể dục cho bụng có cơ bắp cứng, và trước khi kéo, bạn phình bụng, xong thét lên thật to đúng khi bạn kéo nhiều G thì đoan chắc bạn sẽ không bị “black out” hay “voile noire” khi đối thủ của bạn không cầm cự được nữa.

                          Thế tấn công là nguyên tắc thứ ba. Lúc nào hoa tiêu cũng ý thức được mà không cần suy nghĩ là gốc độ bay tới hạn mà vượt qua sẽ bị triệt nâng. Độ nghiêng tới hạn từng tốc độ mà khi vượt qua cũng làm cho mất sức nâng. Họ quen phi cơ của họ mà không cần ai nhắc là nghiêng bao nhiêu hay kéo bao nhiêu G là vừa phải với tốc độ và cơ chế động cơ nào đó. Rồi mới nói đến bảo họ đưa phi cơ họ lái vào phía đuôi của địch thế nào cho tốt để có thế tấn công. Thế đó gọi là thế đuổi bắt. Nếu mũi phi cơ tấn công chỉ về phía trước phi cơ bị săn đuổi chừng một thân máy bay thì người ta gọi là chận đầu. Còn nhắm ngay mũi phi cơ địch gọi là thế đuổi. Còn bay theo sau chừng một thân phi cơ địch thì chỉ là bay theo.

                          Thế chận đầu giúp ta bay càng lúc càng gần lại phi cơ địch. Càng chận đầu nhiều càng xích lại gần nhau nhanh hơn. Nếu gốc độ chận đầu tính bằng gốc độ của chiều dọc phi cơ địch với chiều dọc phi cơ ta thì gốc đó gọi là gốc chận hay “angle off tail” AOT. Càng xích lại gần địch thì phải kéo nhiều G hơn để tránh bị bung ra ngoài vòng quẹo, hoặc giả ta sàng lên sàng xuống so với mặt phẳng ngang cũng làm cho ta khỏi bị trờ tới trước, nghĩa là kéo dài quỹ đạo bay mà không thay đổi khoảng cách giữa hai phi cơ (yo-yo sẽ được đề cập tới sau). Sở dĩ phải dùng thế chận vì khi bắn súng phải bắn chận đầu, để khi đạn bắn tới nơi thì phi cơ địch cũng trờ tới đó. Trên chiếc Vampire V mà tôi đã bay hồi 1956 ở Maroc, máy nhắm của nó có con quay (gyroscope) nên cho ta thấy một vòng tròn cố định của mũi phi cơ và một vòng tròn khác phía sau mà vòng này phải nằm trên phi cơ ta muốn bắn. Để cái vòng gyro đó trên phi cơ mà ta đuổi theo thật không dễ chút nào, vì ngoài sự chính xác của đà bay đuổi bắt còn có sự vùng vẫy của phi cơ địch cố tình thoát thân, lúc kéo nhanh lúc lơi vòng quẹo làm cho ta phải cố bám theo từng chút một. Thế chận này ta thường áp dụng khi tập họp sau khi cất cánh, và nó cũng rất nguy hiễm nếu ta không làm nhẹ nhàng và đúng lúc. Bạn thử nghĩ khi sáp lại gần thì bạn giảm ga, rồi bạn tăng độ nghiêng, rồi bạn đạp chân để né tránh sự va chạm sắp sửa xảy ra, đúng là một thế để vào xoáy vòng nếu bạn từ dưới bay lên trong đà tập họp với phi tuần trưởng. Đừng trách tại sao các phi tuần trưởng giật mình break đi mất vì sợ bạn tông vào. Nhưng địch thì tinh lắm. Chỉ đợi đúng tầm bạn có thế nhả đạn là chúng quẹo gắt thêm một tí thôi, đủ để làm bạn overshoot rồi kết thúc bằng một barel roll để lùi về phía 6 giờ của bạn mà thay đổi thế thượng phong.

                          Thế đuổi là thế dùng để bắn hỏa tiễn không/không. Ở thế này phi cơ ta và phi cơ địch cũng có phần xích gần lại nhau nhưng rất ít, nhất là khi địch bay nhanh hơn ta thì phải lo thả hỏa tiễn càng sớm càng tốt. Về phần địch thì rất khó thấy được ta vì ở đúng 6 giờ với phần phản chiếu của phi cơ ta nhỏ nhất nhìn từ trước ra sau, thay vì nhìn ngang thì mặt phản chiếu có diện tích to hơn, nhất là khi phi cơ nghiêng cánh.

                          Thế bay theo dùng khi chúng ta muốn lơi ra trong vòng đuổi bắt mà ta đã sáp lại quá gần. Khi ta lơi về phía sau nằm ngoài vòng quẹo của địch thì ta tăng được tốc độ trong khi đó thì địch cố quẹo gắt hơn và tự làm giảm tốc độ. Nếu ta nằm ở trên và khoảng cách tương đối xa thì địch sẽ cố quẹo gắt thêm lên. Còn nếu ta nằm dưới bụng của địch và gần địch thì địch không còn thấy ta nữa và phản ứng tự nhiên là quẹo về phía ngược lại để tìm coi ta ở đâu. Biết trước được các phản ứng tự nhiên đó giúp ta thắng lợi sau cùng.


                          Đổi Mặt Phẳng của quỹ đạo bay sẽ cho phép ta thay đổi vị thế đối với địch mà không cần thay đổi cơ chế bay. Nếu cảm thấy gần địch quá thì có thể ngốc mũi cao làm cho cao độ tăng thì khoảng cách ta và địch sẽ tăng thêm. Mặt phẳng của quỹ đạo bay của ta so với quỹ đạo bay của địch hợp thành một gốc độ nào đó. Gốc độ đó càng lớn khi cách biệt tốc độ giữa ta và địch càng to. Ví dụ bạn đuổi một chiếc C-47 thì bạn múc lên xuống để giảm bớt tốc độ trờ tới của bạn. Còn nếu khi bạn đuổi theo một chiếc có khả năng quẹo gắt hơn bạn thì khi thấy họ tăng tốc độ quẹo làm bạn văng ra ngoài thì bạn dùng barrel roll mà chận đầu họ lại. Chừng đó không phải mũi phi cơ của bạn chận đầu mũi phi cơ địch mà là trục đứng của phi cơ bạn quay quanh phi cơ địch để từ thế bay theo trở thành thế chận đầu mà bạn có thể khai hỏa bằng súng được.


                          Hình 1. Bay trong mặt phẳng khác hơn địch

                          Thế ban đầu là vị trí hai bên khi mới gặp nhau.

                          Thế ngang nhau khi ngay lúc gặp nhau thì không bên nào ở thế thượng phong.

                          Thế thượng phong thường là khi thấy địch trước, nhờ thế tìm cách lấy thế thuận lợi để tấn công như cao độ cao hơn, tốc độ cao hơn, nằm giữa mặt trời và địch để địch khó nhận ra mình trước khi tấn công chúng. Từ trên cao đánh xuống còn có lợi sau khi đánh ta giải tỏa lấy lại cao độ và giữ thế thượng phong.

                          Thế bất lợi khi phát hiện ra địch quá trễ nên địch đã ở thế thượng phong rồi. Ví dụ ta ở dưới hay ở hướng 12 giờ thấp của địch. Chỉ còn cách làm sao trở về thế ngang nhau. Còn nếu địch tấn công ta từ trên xuống hay bay nhanh chận đầu ta thì cố mà gài địch vào thế bị lố trớn (overshoot) để chuyển bại thành thắng. Bằng không tìm cách thoát thân nếu khả năng động cơ cho phép tăng tốc độ, hay chúi xuống thấp để lấy tốc độ và trốn sát mặt đất, hay bay quanh các đồi núi để gài địch va vào chướng ngại thiên nhiên. Tôi chính mắt thấy hồi Thế Chiến II, 4 chiếc zero đuổi theo một chiếc B-26 dọc theo sông Tiền Giang. Chiếc B-26 bay sát mặt sông nên họ chỉ còn nhìn lên trên mà chiến đấu vì mặt dưới đã có sông nước bảo vệ cho họ rồi. Trong đà tấn công từng chiếc một, có một chiếc zero khi chúi xuống bắn, chúi luôn xuống nước nổ tung.



                          Nguyên tắc không chiến.

                          Điều cần lưu ý là khi tấn công, ta phải làm sao bay vào mặt phẳng đang bay của đối phương, vào thế bay chận đầu để giảm khoảng cách ta và địch mà không bị lố trớn để tấn công địch một cách an toàn.

                          Vòng quẹo chuẩn định nghĩa từ khả năng quẹo của phi cơ địch như sau: vòng tròn có bán kính nhất định với tốc độ đang bay, và tốc độ quay trên quỹ đạo tròn đó. Nếu địch tăng G thì sẽ làm cho vòng bay nhỏ hơn và tốc độ quay cũng cao hơn. Đối với một phi cơ đang bay như vậy, nếu ta có được vị trí giữa tâm của vòng tròn và phi cơ đó thì có nhiều lợi thế thắng lợi hơn vì nó sẽ không tài nào tấn công ta được vì không thể quẹo gắt hơn nữa. Đó là vị thế mà khi đánh nhau ai cũng muốn có được.

                          Một khi đã lọt vào trong vòng tròn đó rồi, việc kế tiếp là làm sao vào mặt phẳng của quỹ đạo bay của nó, và giảm được sự xích gần lại con mồi tuy phải tránh bị lỡ trớn. Lý tưởng là bay sau con mồi với khoảng cách bằng bán kính vòng quẹo của nó thì nắm vững được phần thắng một cách an toàn.

                          Khi giao chiến thì có thể có trường hợp như sau:

                          -Khi gặp nhau ngược chiều thì hai bên cùng tách về một phía để bắt đầu vòng dogfight. Trong trường hợp này, ai có vòng quẹo nhỏ hơn sẽ thắng. Người ta thường giảm bán kính vòng quẹo bằng cách đổi mặt phẳng bay so với địch và thêm ga để tránh triệt nâng khi kéo mũi cao. Cách roll để giữ thế thượng phong cũng nhằm mục đích bay theo vòng bay nhỏ hơn địch.
                          -Khi gặp nhau ngược chiều thì hai bên tách theo chiều khác nhau, nghĩa là bay theo hai vòng tròn khác nhau. Trong trường hợp này, ưu thế dành cho chiếc nào có tốc độ quay cao hơn (vitesse angulaire, quẹo nhiều độ trong một giây).



                          Thế Đánh

                          Đội hình hành quân. Ví dụ hai chiếc đang hợp đoàn hành quân thì tách rời ra xa nhau chừng một dặm hay cao độ cách nhau chừng 1,500 bộ. Chiếc dưới thấp làm mồi nhữ địch tấn công vào và dẫn dụ thế nào cho chiếc bay trên vào tấn công chúng sau lưng.

                          Tách ngược chiều. Khi bị tấn công thì hai chiếc trong hợp đoàn tách ngược chiều, một quẹo sang trái và một quẹo sang phải. Địch chỉ phải theo một chiếc nào đó thì chiếc kia tiếp tục quẹo để vào phía sau của địch mà giải tỏa cho bạn mình.

                          Tách mạnh khi bị tấn công từ sau lưng. Tách về phía của phi cơ tấn công. Cái tách này có lợi khi ta bay chậm hơn địch nên vòng quẹo nhỏ hơn, làm cho địch lố trớn. Điều này sẽ không đúng nếu ta lại tách về phía ngược lại. Ví dụ, địch tấn công từ trái thì phải tách về trái.

                          Barrel roll để lấy lại thế công. Địch vừa tách bên trái thì tức khắc ta làm cái barrel roll bên phải và chấm dứt sau đuôi địch giống như ta vừa quẹo 90 độ trái. Nói khác đi, sau khi làm barrel roll phải, ta đã thực hiện cái quẹo 275 độ trên không gian 3 chiều mà thực tế giống như quẹo 90 độ trái. Vì ta đánh một vòng ở trên nên kết thúc ta nằm sau lưng địch.



                          Hình 2. Barrel roll để lấy lại thế công

                          Bổ xuống từ trên cao. Là thế đánh khi ta muốn tránh quần thảo với địch khi địch có vòng quẹo nhỏ hơn ta, như P-40 đánh với zero. Áp dụng thực tế, ta lấy thế từ trên cao, từ trong mây cũng được, phóng xuống bắn vào đuôi của một hợp đoàn dùng tốc độ nhanh trờ tới từ đàng sau và múc lên cao để núp lại trong mây hay lấy lợi thế chờ dịp tấn công khác.

                          Low Yo-Yo. Thế đánh này áp dụng khi ta ở đàng sau xa mà địch đang quẹo trước mặt ta cùng cao độ. Ta cho phi cơ quẹo với mũi trút xuống lấy tốc độ khi phải chịu mất cao độ. Tốc độ gần lại tăng nhanh mà thế chận cũng dễ thực hiện. Khi cảm thấy gần tới rồi thì kéo lên cùng cao độ hoặc cao hơn để tránh bị lỡ trớn.


                          Hình 3. Low yo-yo

                          High Yo-Yo. Khi đang tấn công thì địch tách nên ta tránh bị lỡ trớn trờ tới trước. Dùng High yo-yo là cách giữ con mồi trong tầm tay. Ta kéo mũi cao, thay vì phải quẹo gắt. Quỹ đạo bay của ta dài hơn trong mặt phẳng khác nên không cần quẹo gắt với tốc độ nhanh, nhưng khi vọt lên rồi thì tốc độ đã giảm làm ta tuột về đàng sau địch tránh được lỡ trớn. Từ trên, chờ đúng lúc trở lại quỹ đạo bay của địch vào thế đuổi cùng cao độ. Nếu thấy còn lố trớn nữa thì tiếp tục làm cái high yo-yo khác.


                          Hình 4. High yo-yo

                          Scissors. Đây là một số thay đổi chiều quẹo liên tiếp giữa hai phe, cố tình tạo ra thế thượng phong dùng súng bắn đối phương. Kẻ bị đuổi bắt thì tránh sao không theo nhịp trở đi trở lại của địch, còn người muốn tấn công thì cố làm sao đi vào nhịp qua lại của đối phương. Phi cơ nào có vòng quẹo gắt hơn sẽ thực hiện điều mình mong muốn.


                          Hình 5. Flat Scissors

                          Ta phân biệt thế scissors trong mặt phẳng ngang gọi là Flat scissors. Khi bị tấn công mà trượt ra ngoài, lố trớn, nhưng ở tốc độ chậm thì chiếc trước đổi chiều quẹo hy vọng chiếc sau trờ tới trước để mình có thế nhắm bắn chận lại. Phi cơ tấn công cũng đổi chiều quẹo, cố giữ thế thượng phong đàng sau. Cứ thế mà hai chiếc bung ra rồi sáp lại, luôn xây lưng vào nhau, ai cũng cố gắng siết chặt vòng quẹo để kỳ gặp lại tới mình ở thế thượng phong để có thể nổ súng được.

                          Rolling scissors hay vertical scissors xảy ra khi nào có sự tấn công từ trên cao xuống và bị lố trớn, thì chiếc vừa bị tấn công liền kéo mũi cao rồi vào thế bay ngửa để nhìn địch thủ trong thế hai chiếc kẻ ngốc người ngửa, rồi thì ở trên liền kéo xuống và ở dưới thì kéo ngược lên, cố làm sao mình nằm sau chiếc kia để tấn công bằng súng. Trong vụ này, có khi kéo lên kéo xuống, hai quỹ đạo bay chéo nhau với tốc độ đáng sợ, và chiếc nào có tỷ lệ công suất/trọng lượng cao hơn sẽ thắng cuộc (nghĩa là động cơ mạnh có công suất cao so với trọng lượng phi cơ).


                          Trang bị vũ khí

                          Trước khi kết thúc bài này, thiết tưởng nên đề cập đến vũ khí dùng để không chiến. Người ta có nhu cầu súng trên phi cơ hay không? Hỏa tiễn nào thích hợp để tiêu diệt địch?

                          Chúng ta có thể tóm lược là ở chiến trường Việt Nam, người Mỹ nhận thấy vẫn còn cần đến súng. Vì lẽ quy luật chiến đấu bắt buộc phải chắc chắn không bắn nhầm bạn, nên phải sáp lại gần phi cơ ta đuổi bắt để nhận dạng bằng mắt thường (visual identification), và như vậy, nếu gặp phải địch thì đã quá gần để có thể dùng hỏa tiễn. Nếu địch chấp nhận giao chiến thì ta lại không có súng, làm sao sáp gần để đánh nhau.

                          Họ cũng cho biết rằng các loại hỏa tiễn họ đã dùng ở chiến trường VN đều không thích hợp. Các loại như AIM-4 Falcon, AIM-9 Sidewinder thuộc loại tầm nhiệt, và loại hướng dẫn bằng radar là AIM-7 Sparrow đều lỗi thời vì chế tạo để bắn các loại phi cơ chậm như oanh tạc cơ Liên Sô. Dùng Sparrow mà bắn MIG thì sự phản chiếu radar của máy bay MIG quá nhỏ, không thể nào nhắm bắn chính xác được. Còn loại tầm nhiệt như Sidewinder thì bắn gần quá không được, bắn 7 chiếc thì may ra trúng một, và phi cơ MIG thì xoay trở nhanh nhẹn nên dễ thoát khỏi AIM-9.
                          Riêng về KQVN ta thì có lần tôi nghe qua khi có người hỏi ta phải làm gì khi Trung Quốc đang chiếm Hoàng Sa. Có người lên tiếng mang F-5 ra đó nghênh chiến, có được không? Thì có người cười. Rồi có người hỏi, có thể nào mang AC-119 ra đó để yểm trợ không? Thật là không biết nói sao. Mỗi lần đến Sơn Trà, nhìn thấy MIG-21 cất cánh từ Hải Nam rồi bay thẳng vào Đà Nẵng thì lòng đau thắt. Khi tới rào ADIZ của ta thì chúng lại đổi hướng ra Hoàng Sa. Khi đến Hoàng Sa rồi thì chúng bay thấp xuống nên radar của Panama không còn thấy dưới 15,000 bộ nữa. Sau đó thì họ lại lên cao độ và bay thẳng về Hải Nam hạ cánh.


                          Kỹ thuật hiện đại

                          Nói về không chiến mà chỉ nói đến các loại máy bay cũ thì có vẻ lạc hậu. Ai cũng biết là người ta chỉ bàn về khả năng tàng hình của các chiếc F-22 Raptor và chiếc F-35 Lightning II. Hai chiếc này còn giải quyết cho cấp chỉ huy không chiến về vấn đề xác định bạn địch mà ta thường biết với từ ngắn gọn là IFF, nghĩa là Indentification Friend or Foe. Việc xác định nhanh chóng ngay trong phòng lái hoa tiêu là một việc đáng mừng, vì trong các trận không chiến từ trước tới giờ, vấn đề bắn nhầm phi cơ bạn là vấn đề hốc búa.

                          Còn nếu ai đã từng thích thú với các video cho xem khả năng của hai loại phi cơ này thì xin các bạn lưu ý đến khả năng bay rất chậm trong thế ngốc mũi cao mà trước kia làm rất nhiều người lái giỏi phải mất mạng trên các loại phi cơ chong chóng hay phản lực. Đó là loại hình nhào lộn mà Tây gọi là Renversement, và Mỹ gọi là Wing Over. Loại hình này dẫn đến một hình nguy hiễm là Cloche, nghĩa là từ thế bay lên thẳng đứng cho đến tốc độ gần bằng không, rồi quay đầu bay trút xuống thẳng đứng. Nhưng rất nhiều lần phi cơ trút xuống đằng đuôi làm cho các cánh lái chiều sâu và các cánh lái nghiêng bị gẫy, hoặc phi cơ vào thế xoay vòng ngược (inverted spin) mà cao độ không cho phép giải tỏa kịp thời. Nhưng trên Raptor thì nó bay chậm chạp, lửng lờ như đùa giỡn, thật ly kỳ, vì nó có các bộ phận khung phòng và động cơ tiếp tay vào giữ cho máy đừng tắt, giữ cho khung phòng còn bay, dù với góc tới cực kỳ to lớn. Bù lại thì giá thành của mấy chiếc này thật kinh khủng.


                          Hình 6. F-22 Raptor


                          Hình 7. F-35 Lightning II

                          Nếu bạn có dịp bay trên các loại này thì thật là diễm phúc của một hoa tiêu. Nghe đâu có vài nữ hoa tiêu gốc Việt đã làm cho ta hãnh diện trên các phi cơ này.

                          Nhưng có điều bạn nên biết là bay phi cơ tối tân có nhiều cái… mất sướng. Ví dụ nó bị người ta điều khiển từ dưới đất hay từ một AWACS. Đang ngồi ngó trời ngó đất thì thình lình phi cơ tách 7 G làm cho tối mắt và có thể ngất đi một thời gian ngắn rồi tỉnh trở lại. Cái đó tôi không thích. Phi cơ bay nhanh quá thì khi đánh nhau, chiến thuật là của người điều khiển chứ không còn là của hoa tiêu nữa, vì ta dù có mắt thần cũng khó thấy địch được nữa. Rồi khi đã đến lúc cận tiến với phi cơ địch nằm ngay trước mũi thì bạn được lệnh lái đi để bắn hạ địch mà ghi thành tích đánh nhau. Cái đó cũng mất sướng. Có hôm tôi nhận được email của anh bạn họ Bồ, bảo rằng bây giờ tốc độ máy bay có thể như hỏa tiễn rồi kìa, thì tôi nghĩ rằng cái nghề lái máy bay không còn thú vị gì nữa, vì nó đã trở thành trò chơi game của con nít, nhưng phải học cho nhiều để hiểu, hiểu rồi để người ta điều khiển mình. Vì thế, khi xem airshow, tôi thích xem mấy chiếc máy bay cũ, động cơ nổ ồn ào, bay trong tầm mắt của tôi rất ngoạn mục. Cái thời xem F-8F đã qua rồi. Nay chỉ còn xem được cái bóng của em thôi, nhìn từ sau đít cũng không được rõ cho mấy.


                          Thay lời kết

                          Về không chiến, KQVN ta chưa có cơ hội rút kinh nghiệm. Nhưng ai đã từng bay một chiếc khu trục rồi cũng đã thèm thuồng những trận đánh nhau trên không. Bạn đọc đỡ bài này cho vui, chứ chẳng ai dám cho mình có kinh nghiệm trong lãnh vực này. Trong bài viết này, chúng tôi đã chua vào nhiều tiếng Anh hay tiếng Pháp để giúp chúng ta hiểu một vấn đề kỹ thuật mà chúng ta chưa thống nhất được tiếng Việt, vì vậy xin bạn đọc chăm chước cho. Thật tình vì Đại Hội Khu Trục Kỳ 2 này mà tôi bạo gan viết cho Đặc San Không Quân Bắc Cali một bài cho vui, xin quý bạn đọc miễn thứ nếu có gì sơ sót.

                          Thành thật cám ơn quý bạn.

                          Tarin65
                          Tháng 1-2011
                          Quán Gió Ngàn Mây

                          Comment


                          • #14
                            Thả Bay Trên Vùng Trời Cát Bi

                            Thả Bay Trên Vùng Trời Cát Bi
                            ~~~





                            LTS. Đây là câu chuyện của một hoa tiêu khu trục Pháp tên J. Rajau (tốt nghiệp khóa 1945 trường Võ Bị Không Quân Pháp, “VBKQP”), kể lại chuyến bay đầu tiên của ông tại phi trường Cát Bi, Bắc Việt, trên phi cơ F-8F Bearcat trước khi nhận lãnh các phi vụ hành quân. Câu chuyện cho thấy sự “ngỡ ngàng” của các hoa tiêu “thượng phiên” và sự “bất cần” của các hoa tiêu “hạ phiên”, may mắn sống còn và hối hả về nước. Nhớ lại tinh thần chiến đấu của các hoa tiêu Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam từ 1965 đến 1973, so với hoa tiêu Pháp trước kia cũng chẳng có gì khác biệt. Họ chỉ đợi ngày xong 100 phi vụ hành quân mà còn giữ được mạng sống để trở về gặp lại gia đình, ngoài ra, chẳng có gì quan trọng đối với họ, kể cả những kinh nghiệm chiến đấu của họ cũng không được sử dụng lại trên chiến trường nếu không trở lại chiến đấu thêm một nhiệm kỳ khác. (Tarin65)


                            Liên Phi Đoàn khu trục Languedoc của chúng tôi dự trù thay thế Liên Phi Đoàn Khu Trục Saintonge ở Hải Phòng. Ở thời điểm đó, người ta sắp xếp thay cả một đơn vị, từ cấp chỉ huy trở xuống, từ quan tới lính. Liên Đoàn chúng tôi được thành lập tại Oran, Maroc, dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Brunschwig*. Chúng tôi bay được khoảng 50 giờ trên phi cơ P-47 chuyên tập duợt về các cách yểm trợ diện địa và tấn công ngăn chận địch theo kiểu đánh assault. Với hành trang 50 giờ này, cọng với số 40 giờ bay trên phi cơ Spitfire tại Trường Khu Trục Mecknès, tổng cộng tôi được 90 giờ bay trên loại phi cơ một chổ ngồi. Tuy vốn liếng bay bổng chưa được là bao, nhưng trước mặt các cơ trưởng, tôi cứ tưởng mình như Guynemer**.

                            Liên Phi Đoàn Languedoc chúng tôi dự trù xuống tàu Pasteur với đầy đủ trang bị vũ khí cá nhân và hành lý sẽ khởi hành vào tháng 12. Tàu Pasteur là loại du thuyền đường xa đi Viễn Đông, có khả năng chở đến ba ngàn người. Chuyến này là một chuyến hải vận quân sự nên đã chở đến năm ngàn người. Đến tháng 12 rồi mà chẳng thấy bóng dáng tàu Pasteur đâu cả.


                            Tin tức cho biết là tàu Pasteur bị hỏng một chân vịt. Với cái nhìn của chúng tôi, là “áo liền quần” hay “mậu phi” cũng thế, thay chong chóng thì cứ lấy từ các phi cơ đang kiểm kỳ mà ráp vào chiếc bị hỏng chong chóng để có bay ngay trong vòng vài giờ, tục gọi là canibaliser***. Nhưng chân vịt tàu thủy thì không đơn giản như vậy, tàu nào, chân vịt nấy, không có thể chuyển hoán khơi khơi. Do đó,vụ thay chân vịt làm chậm mất hai tháng. Nhưng chương trình luân phiên đã dự trù một khoảng thời gian bản lề khá nhiều, hai tháng trễ cũng không hề hấn gì. Có lẽ bọn “Saintonge” sẽ coi thời gian chờ đợi quá lâu chăng? Khi chúng tôi đến nơi, sự tiếp đón vô cùng nồng hậu cũng chứng minh được sự sốt ruột của họ. Đó là vào khoảng đầu năm 1952.

                            Tôi còn nhớ rất rõ khi chúng tôi đến Vịnh Hạ Long. Té ra vùng nhiệt đới là thế này: lạnh buốt xương, sa mù bao phủ, mây bay là là sát mặt biển, một luồng gió thầm lặng làm co rút gân cốt, và cái Vịnh Hạ Long bao phủ một màn sương ảm đạm. Tàu lớn quá to để ngược dòng sông vào cửa Hải Phòng, nên chi, người ta xếp chúng tôi như mấm, vừa người vừa đồ đạt, súng óng, chật nức cả con tàu đổ bộ loại L.C.T cũng có, hay L.C.N. hay L.C. gì đó, có thứ nào đi thứ nấy. Tàu có một lỗ hỏng to chính giữa. Khi lướt sống, cả tấn nước ập vào làm ướt cả hành trang rồi thoát ngã nào đâu mất. Thật không biết ngành hàng hải làm việc thế nào, thật khó mà tin nếu không phải chính mắt mình trông thấy. Có lẽ nhu cầu hành quân quá khẩn cấp không cho phép họ làm khác hơn được.

                            Như thế, chúng tôi đến Hải Phòng, lạnh buốt và ướt như chuột. Các bạn đến đón chúng tôi với sự nồng nhiệt khác thường làm chúng tôi cũng thấy ấm lòng. Chẳng mấy chóc, chúng tôi được đưa vào Câu Lạc Bộ, và chỉ 15 phút sau, trên tay mỗi người một ly rượu “Cordon Rouge”. Ở đây, truyền thống hoa tiêu khu trục chỉ uống “Cordon Rouge”, hoặc giả “Gnac Soda”****. Và họ không đủ thì giờ để kịp nói thêm điều gì. Chiều tà phủ xuống một màn đen... (say mướt). Họ túm giường cho chúng tôi và hẹn gặp lại “hừng sáng” bên cạnh chiếc Bearcat*****.

                            Ngày hôm sau, trời cũng chẳng khá hơn. Sau vài câu khơi màu ngắn gọn (briefing supposed to be brief), họ quyết định thả bay tập thể. Cứ theo hệ thống quân giai, từ chỉ huy trưởng trở xuống. Vì tôi là cấp “út” nhất nên được bay vào lúc 11 giờ sáng.

                            Tôi cất cánh, trong đầu đầy ấp lời khuyên của các anh tiền nhiệm, của các niên trưởng:”Nếu anh không vào ngay chân đáp khi vừa hỏng bánh, bánh sẽ không chịu vào nữa”; “Nếu có tống ga bay lại, hãy từ từ, thận trọng”; “Coi chừng ngẫu lực, khi cất cánh phải nhớ chỉnh lái hướng ba khất bên phải(right rudder trim), bằng không, bạn sẽ kết thúc giữa ruộng”; vân vân và vân vân...Tựu trung, tôi chẳng có vấn đề gì về lái máy bay, nhưng họ đều quên nói cho tôi điểm chính yếu. Điều đó là: sau khi vào chân đáp, tôi ngoái đầu nhìn về phía sau, tôi không còn thấy phi đạo đâu cả, mà chỉ có mênh mông... mênh mông là nước. Thật tình mất cả phương hướng! Đâu cũng thấy nước giữa các con đê nhỏ như hình một bàn cờ “dame”. Chỉ mới nhìn về phía sau thì phi cơ chợt chui vào mây thấp dầy đặc lúc nào không biết. Tôi liền đẩy nhanh cần lái về trước làm cả người tôi vội lơ lửng trong phòng lái. Máy bay lại được dịp thăng tốc nhanh 40 kts nhưng tôi liền thấy lại đất. Thế là tôi giảm tí ga. Rồi tôi lại lay hoay rối trí với vòng phút và ga (vấn đề overboost). Đảo 180 độ sang trái, tôi cố tìm lại sân bay.

                            Tôi nghĩ rằng bay ngược lại chừng một phút ở cạnh gió xuôi này, tôi có nhiều hy vọng tìm lại phi trường Cát Bi. Nhưng mà mình cất cánh ở hướng nào nhỉ! Đang lúng túng, con ngựa sắt lại lên cơn chứng liên tục(vì chưa rành chỉnh các cánh lái) nên làm tôi lặng hụp đùa giởn với trần mây thấp. Phải có thêm thời gian, ôi! Thượng Đế hãy cho tôi thêm thời gian để chỉnh lại tất cả các “trim”, vòng phút, tay ga, vv...vv. Khi đâu đó chỉnh tề, nó bay đầm một tí. Còn tôi thì... hoàn toàn bị lạc, không biết mình đang ở đâu, trên là mây, dưới toàn là nước... mẹ ơi! Tôi bay qua lắm con sông, nhưng sông nào là sông nào, vì nhánh nhỏ nhất cũng bằng con sông Rhône ở Pháp(vì nước lủ nên mặt sông như rộng ra). Sông cùng khắp, sông tứ hướng! Tôi nhẹ nhàn giữ vững tay lái, chậm rãi, ngoan ngoãn... Rồi phi trường xuất hiện, tôi thoát nạn. Từ giờ, tôi không để mất phi trường nữa, nên cứ làm vòng tròn bên trái ở cao độ 500 bộ, mắt bám chặc vào đài kiểm soát phi trường. Vì phải thực hiện một phi vụ một tiếng bay, nên phải bay vòng chờ tới giờ xin vào đáp. Phải đấm đá tí ti vì khi trần mây quá thấp nên chui ra chui vào mãi. Vừa đến giờ, tôi hấp tấp gọi đài kiểm sóat xin chỉ thị hạ cánh. Người thả bay tôi chỉ chờ có lúc này vì anh trực sẵn ở đầu phi đạo coi tôi đáp. Ông cho biết tôi đáp như “thợ”. Thế mà tôi tin lắm. Ở tuổi đó, người ta tin bất cứ điều gì!

                            Chúng tôi đều là thiên thần, cả liên phi đoàn chúng tôi là như vậy. Các bạn của tôi cũng nhiều ít làm như tôi, phải đấm đá giữa mây thấp và mặt nước. Có một chàng, không tiện nêu tên, lại có ý nghĩ bay ra biển khi bị lạc, vì biển rất gần, chỉ có vài chục cây số thôi. Cũng là một ý kiến! Nhưng khi chàng bay trở về đất liền, chàng lại nhầm phi trường. Chàng đã làm vòng bay trên phi trường Đồ Sơn(nghe đâu bãi biển Đồ Sơn rất đẹp, và người cũng đẹp) đang trong thời gian xây cất. Đài kiểm soát Cát Bi(nơi phải đáp) chẳng để ý gì cả và còn cho phép hạ cánh theo kiểu “múc”(peel-off) và chờ đợi anh ta ở vòng chót mà chàng đang làm vòng chót cách đó 12 cây số. May thay, chàng tống ga bay lại khi thấy mình “hố” rồi...

                            Chiều lại, tôi bay một lần nữa. Lần này khá hơn. Tôi có thể làm vài vòng quẹo gắt, làm hình số 8 trên mặt phẳng đứng (lazy eight). Ngày hôm sau, các hoa tiêu cũ nức nở khen tặng chúng tôi: ”các cha lái thật tài tình!”. Nói y như rằng, họ chẳng còn gì để dạy bảo chúng tôi nữa. Rồi họ dẫn các cấp chỉ huy của chúng tôi đi hành quân để am tường thể thức hành quân ở chiến trường này. Và quan trọng nhất là họ có thể bắt đầu sửa soạn “va-li” mà “chuồn” cho gắp. Họ còn bảo “ai có nhắn gì về gia đình”, họ sẵn sàng, “đừng ngại”.

                            Ngày hôm sau, trời gần như đẹp hẳn. Tôi bay phi vụ thứ ba trên phi cơ này và là phi vụ hành quân đầu tiên. May mà mọi việc đều suông sẻ. Suông sẻ cho tất cả mọi người, trừ Thiếu Úy Léger đã mãi mãi ra đi ngay trong phi vụ hành quân đầu tiên mà cũng là phi vụ cuối cùng của anh ta. Chẳng ai biết tự sự ra sao, nhưng theo tôi nghĩ, thả bay hấp tấp như vậy thật có nhiều điều không ổn...


                            GHI CHÚ:

                            *Thiếu Tá Brunschwig đã tử trận ở Việt Nam. Sau này lấy tên ông đặt tên cho khóa 1953 của Trường VBKQP tại Salon-de-Provence, khóa mà Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan theo học.
                            **Guynemer là tên một thần tượng Không Quân Pháp trong Đệ I Thế Chiến. Tên ông được đặt cho khóa đầu tiên của Trường VBKQP vào năm 1935. Ông Nguyễn Văn Hinh, một tướng lãnh ba sao trong Không Quân Pháp là người Pháp gốc Việt, đã tốt nghiệp Khóa thứ hai của trường này, khóa tên Astier de Villate-1936.
                            ***”canibal” là một giống dân Phi Châu ăn thịt người. “Canibaliser” có nghĩa là “làm thịt” một chiếc máy bay bất khả dụng để lấy bộ phận rời cứu vãn một phi cơ khác.
                            ****”Gnac Soda” là “Cognac” pha “Soda” để giải khát ở Việt Nam. Cognac là loại Brandy phổ biến ở Pháp, nhưng người Pháp chỉ dùng uống một ly nhỏ để tiêu cơm vào buổi tối.
                            *****Theo truyền thống quân đội Pháp, khi người bạn uống say, ta phải diều họ về phòng, đặt lên giường, đấp chăn ấm để tránh bị lạnh và ngủ say đến sáng, không biết trời trăng gì cả.



                            Tarin65

                            http://www.oocities.org/tarin65/thabay.htm

                            Comment



                            Hội Quán Phi Dũng ©
                            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                            website hit counter

                            Working...
                            X