Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiền Học : Tiểu Tự - Trịnh Khải Hoàng

Collapse
X

Thiền Học : Tiểu Tự - Trịnh Khải Hoàng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiền Học : Tiểu Tự - Trịnh Khải Hoàng

    Tiểu Tự

    Trịnh Khải Hoàng

    Trời rét mướt vỡ nhòa trang kinh ngọc
    Cổ Thư ơi! Ai nát kiếp Tầm văn?
    (TGĐ)

    Nhiên khứ lai hề mà thân phận con người như ốc đảo cô đơn trong vũ trụ vô thủy vô chung…!
    Thiên thu giả mộng mà phong trần phiêu bạt lang thang khắp vạn nẻo đường đời đến đâu và về đâu… ?


    Cái bao la hằng chuyển như thế tuy có trước con người. Nhưng chỉ bắt đầu có ý nghĩa kể từ khi được loài người nhận biết và kết hợp trong mối tương quan thật chặt chẽ: Nhiên Giới và Con Người. Nhiên Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới hay là Cõi Sắc Giới ngày càng được hiểu rõ hơn, nhiều hơn, đúng hơn trong tiến trình đi lên của nhân loại, kinh nghiệm qua nhiều bộ môn khoa học thực nghiệm là một trong những điều kiện nhu yếu để con người sống còn tiếp nối và tiến hóa… Nhưng có phải tất cả đạt được toàn hảo để con người sinh sống hạnh phúc và thay thế tạo hóa chăng? Hãy thanh thản vứt bỏ mớ kiến thức như giày dép để bên ngoài cánh cửa vì Tâm Trí đã huân tập, dung chứa nhiều những Tri Kiến: Thường Kiến hoặc Đoạn Kiến rốt ráo nó chỉ là Tà Kiến vì vạn pháp duy thức cũng chỉ là vô minh (Avijja) khi Tuệ giác Minh Sát (Vipassana Nana) như ánh sáng chiếu rọi vào bóng tối…! Bây giờ với Tâm Trí Vô Ngại chúng ta bước vào thế giới quan được diễn đạt bởi Tác Giả Thinh Quang qua câu chuyện Những Bí Mật Của Dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya): Với dãy núi cao sừng sững chót vót quanh năm tuyết phủ trắng xóa ẩn dưới những tầng mây mù khiến ta có cảm giác cô phong lạnh lẽo quạnh hiu tưởng chừng như không có sự sống của những sinh vật bình thường… ! Nhưng như chúng ta đã biết phiến diện hoặc thâm sâu trên những rặng tuyết sơn kia còn có dân tộc Tây Tạng (Tibetan) đã và đang sống với những nhu cầu giản dị: Thực phẩm đơn sơ đủ để no lòng, quần áo thô thiển, lều vải tự chế chỉ để che ấm tấm thân kham nhẫn cực khổ mà đời sống tâm linh thì thật là phong phú, thanh tao… Vì họ thọ hưởng được nền minh triết Phật Giáo Kim Cang Thừa, từ hiển lộ phổ thông tới quảng đại tầng lớp bình dân sơ cơ, cho đến được bí mật thu nhận Quán Đảnh với những lễ Điểm Đạo Tối Thượng, truyền thừa trong dòng phái Mật Tông cho những đệ tử có căn cơ, hữu duyên và vị thế của Người Thầy, Bậc Đạo Sư, Chân Nhân Điểm Nhãn được tôn trọng như vị Phật Sống ảnh hưởng toàn thể cả hai phía Đạo và Đời.


    Tác Giả Thinh Quang với “văn dĩ tải đạo” đã lịch lãm diễn đạt Tình, Lý, Cảnh… như hóa thân thể hiện từng mỗi nhân vật trong truyện, kinh qua đấy ta thẩm thấu và hiểu biết: Tác Giả là: Nhà Văn, Học Giả, Đạo Sư… ? Không. Ắt hẳn tác giả không bận tâm và cần thiết với những danh vị mà người đời ham chuộng… Nó cũng chỉ là phiền não, ô nhiễm và là thói tật của phàm phu hệ lụy mà thôi! Vì với sở trí Đa Văn Tâm đắc với nhiều học thuật Minh Triết Đông Phương uyên thâm “Cách Vật Trí Tri” Tác Giả đã hiển lộ nửa lời khơi cho ta lần theo vết “Niêm Hoa Vi Tiếu” để tầm cho đặng Chân Đế Vi Diệu (Paramattha) mà những quy ước, lệ thường của vạn cảnh cuộc đời sống trải qua đều chỉ là trong Tục Đế, Danh Sắc Chế Định mà thôi! Xuyên suốt qua những Bí Mật Của Dãy Hy Mã Lạp Sơn, ta cảm chiêu Tư Văn của Tác Giả. Vì không phải chỉ nan hành khổ hạnh công phu học luyện… Tác Giả Thinh Quang với tư chất thông minh đặc biệt cũng phải miệt mài suy tư, quán xét thâm sâu vượt lộ trình “Cô Thân Vạn Lý Du”:

    Bình bát cơm ngàn nhà
    Thân chơi muôn dậm xa
    Mắt xanh nhìn trần thế
    Mây trắng hỏi đường qua.
    (Cô Thân Vạn Lý Du)


    … mà đạt Lý, ngộ Đạo vậy. Nhưng Thiền Định (Samadhi) mà Tác Giả đề cập đến trong truyện không dễ mấy ai có được sở đắc nầy! Những Hành Gỉa thực hành pháp môn Thiền Định (Thiền vắng lặng, Jhana Samadhi) vận dụng một Tâm Sở (Cetasika) để giữ yên những Tâm Sở khác trên đối tượng làm đề mục qua một khoảng thời gian khá lâu dài… Đạt Tâm Định: Tâm của Hành Giả trở nên yên tịnh, vắng lặng có thể quán chiếu mọi vật từ nội thân và ngoại giới một cách rõ ràng… Cái như nhất này là cả quá trình tu luyện, quán niệm từng sátna, từng sátna… Qua những mẫu đối thoại của Lỗ San với những Bậc Đạo Sư uyên thâm ta cũng cảm chiêu được Tâm Trực Ngộ của Tác Giả Thinh Quang vượt qua khỏi những Ngôn Từ và Danh Sắc Quy Ước Chế Định, Tâm Thân Đồng Nhất Thể, Tâm Vật Trực Ngộ Như Nhất…. Trong Kinh Thánh Cựu Ước Thiên Chúa Giáo có thuyết kể đoạn tiên tri Moses xuống núi sấp mình quỳ lạy hôn mặt đất và thảng thốt nên lời: “Ôi… Mặt đất thật mầu nhiệm… “!. Đến nay đã qua đi hơn 3.000 năm… Có ai trong số hàng triệu Kytô Hữu chứng thật được điều này…?


    Những Bí Mật Của Dãy Hy Mã Lạp Sơn qua ngòi bút của Tác Giả Thinh Quang cho ta biết thêm với từng mẫu Đạo Từ dẫn giải của những Bậc Đạo Sư Kim Cang Thừa về những bí pháp Tông Truyền, Đàn Pháp (Tantra) Thần Chú (Dharani) chân ngôn vô lượng nghĩa thậm thâm vi diệu, Chủng Tử Vi Tế, hạt nguyên tố Akaska, Prãnã tạo thành Sắc Pháp và cũng bị luật Vô Thường hằng chuyển biến đổi sinh diệt trùng trùng duyên khởi… Sắc (Rupa) nầy là phần Vật Lý dù là Thô hay Vi Tế và Danh (Nama) là phần Tâm Lý: Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Ngũ Uẩn nầy trong Trí Tuệ Bát Nhã Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Bodhisattva Avalokiteshavaraya) Tổ của dòng phái Mật Tông đã quán xét thâm diệu ngay trong sátna tự tại bằng Trí Tuệ Bát Nhã (Pãnnã Paramita) không có gì ngăn trở, chướng ngại và Ngài đã Tuyên Đạo: “Ngũ Uẩn Giai Không” và hãy: “… Viễn Ly luôn cả Điên Đảo Mộng Tưởng lẫn Cứu Cánh Niết Bàn… ” Vì ngay cả Niết Bàn (Nibbana) trong Kinh Thuyết cũng chỉ là Niết Bàn Hữu Dư và hãy còn trong Tưởng mà thôi! Do Phúc hay Họa của Thiện Nghiệp hay Ác Nghiệp, Tà Kiến hay Chánh Niệm mà Hành Giả hành Thiền, Tâm Chứng ở cõi Sơ Thiền thường hay “Du Hồn” vân du qua những cảnh giới Atula còn phiền não hay các Cảnh Trời Sắc Giới… sở đắc nầy là phiền não và là trở ngại trên tiến trình tu chứng Tứ Thánh Đạo Quả để đoạn lìa sinh diệt Nhập Niết Bàn.


    Qua Những Bí Mật Trên Dãy Hy Mã Lạp Sơn, Tác Giả Thinh Quang hé lộ cho ta phương pháp luyện luồng Chân Hỏa (Kundhalini), Hỏa Hầu xuyên suốt qua bẩy Đại Huyệt (Chakra) trong thân thể mà mỗi một (Chakra) được xung phá khai mở cho ta chứng đắc Thế Giới Quan nhiệm mầu vượt ra khỏi thân xác và Thế Gian Pháp vốn chật hẹp và thô kệch nầy… Từ dãy Tuyết Sơn lạnh lẽo Himalaya ngàn năm trước Thánh Sư Tây Tạng, Hành Giả Yogis Milarepa đã thọ truyền từ vị đạo sư MARPA giáo lý bí truyền luồng Chân Hoả, Milarepa đã khổ luyện thành tựu Đạo Quả Arahan và tại Ấn Độ Tổ Sư Bodhi Dharma (Bồ Đề Đạt Ma) hành trình từ Tây Trúc đến Đông Độ Trung Hoa, rồi lại vượt qua sa mạc mênh mông, đến hội kiến với Milarepa, thọ lãnh bí pháp luyện luồng Chân Hỏa nầy rồi lại trở về Trung Hoa và diện bích tọa Thiền, khổ luyện sau 9 năm ròng rã ngài phóng bè lao vượt sông trở về Tây Trúc… Tác Giả Thinh Quang đã đem đến cho nền Văn Học Hải Ngoại một tác phẩm Đạo Học để đời, được diễn đạt qua câu chuyện Những Bí Mật Của Dãy Hy Mã Lạp Sơn. Đây là Đạo Thư, Tín Thư một cần thiết cho những ai có ít bụi trần vướng trong mắt xanh, sử dụng để trau giồi kiến văn và cầu mong quyển sách nầy là khởi duyên lành tới quý độc giả Thiện Tri Thức sẽ vượt thoát ra khỏi Ngã Chấp:

    Thiên hạ đồng minh giai học vấn
    Nhân tình thông đạt tức văn chương


    Trịnh Khải Hoàng
    CA 2007
    Last edited by khongquan2; 11-08-2012, 02:54 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X