Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Góc Truyện Tình HOÀI HƯƠNG...

Collapse
X

Góc Truyện Tình HOÀI HƯƠNG...

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Thế giới Google (Google Earth) đã công nhận Hoàng Sa của Việt Nam!

    Thế giới Google (Google Earth) đã công nhận Hoàng Sa của Việt Nam!





    Google Earth đã thể hiện Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

    Sau nhiều cố gắng của các nhà khoa học Thế giới trong đó có cả chính những nhà khoa học chân chính Trung Quốc và đặc biệt công sức lớn lao của các nhà khoa học Việt Nam tại Hải Ngoại cung cấp bằng chứng khoa học, sát thực cùng với sự đấu tranh không mệt mỏi đến nay trên Google Earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta!
    Phầm mềm Google earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam (Paracel islands belong to Vietnam)

    TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM
    PARACEL ISLANDS & SPRATLY ISLANDS BELONG TO VIETNAM ...


    Điều này cho thấy chân lý Hoàng Sa là của chúng ta đã được Thế Giới Google (Google Earth) công nhận.

    Nhân dân Việt Nam, bạn bè Năm châu bốn biển hãy cùng nắm tay nhau quảng bá vào xem để đưa rating lên cao giúp bất cứ ai khi vào google sẽ hiện ra ngay hình ảnh này!

    THH "Sưu tầm trên net"

    Comment


    • #77
      Lời Chân Thật Nghẽn Đắng Lòng



      Lời Chân Thật Nghẽn Đắng Lòng


      Hương yêu như cây thông xanh không ngày nào khỏi lớn dần lên, choàng vào lòng Nị nhiều say đắm và ước mong, hy vọng ngọt ngào bao năm tháng niềm tin yêu vừa khởi sắc, và bừng lên trong cuộc sống. Nị chợt thấy những xôn xao đê mê rộn ràng như một thời trẻ dại xa lắc xa lơ nào đó, tưởng đã vụt xa bay trong niềm luyến lưu hoài mong, đau buốt, ray rứt, muộn phiền, bùi ngùi và tiếc ngẩn… Nào dè như từng cơn bão lòng đang bừng sống lại từng ngày từng tháng… luyến nhớ anh yêu! Khi “người ấy” thốt lên câu:
      Bây giờ mận mới hỏi đào
      Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
      Mận hỏi thì đào xin thưa
      Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!
      (1)
      Rồi “chàng” đã vui vẻ ướm lời:
      “Thân trai cũng mười hai bến nước,
      Nặng nỗi lo vô phước gặp 'chằng'.
      Thế nhưng, chuyện chẳng khó khăn,
      Miễn là khéo nịnh, khéo ăn, khéo 'mần', "
      . Hình em chụp mấy tấm rõ ràng nhưng nhìn nghiêng, nên anh không nhận ra em được khi tình cờ gặp em đâu. Nếu không hẹn trước là chịu. Anh dám ôm hôn ẩu kẻ khác lắm à nghe, em liệu đấy hổng trách anh được à. Em đẹp và có nét quá đi, bởi vậy mới là hoa hậu chứ. Hình đầu tiên em nói chụp năm vừa qua, sao mà trẻ quá vậy? Nói em 40t không ai tin. Còn hình cười thì cỡ vừa ngoài 40, thấy trẻ mà không rõ mặt! Em khá đẹp trẻ hơn tuổi đó nghe.

      Bây giờ chúng mình gặp nhau muộn màng, đã có tuổi rồi, anh không kỳ vọng gì nơi em như xưa đâu. Dĩ nhiên đầu có bạc, da nhăn nheo, cũng đâu có sao phải không, ai đòi hỏi em phải săn đầy như vài ba chục năm về trước được. Anh biết chớ, ai cũng vậy, em mà còn được nhu vậy là #1 đó! Anh cần cái tình nồng nàn và chân thật của em hơn nhé, coi anh như #bis là ok nghe. Mong sao mình còn có nhau với hạnh phúc đến hết đời, là mãn nguyện! Thương em quá đi, cưng lắm nghe. Nếu kẹt gì mà không mail cũng đừng phiền trách nhau nha. Anh dặn trước vậy! Không nghe là đánh đòn mà hổng thèm yêu đó!

      Em yêu! Hồi trưa vừa chat với em xong là anh lại bận. Số là như vầy, anh có ông bạn cùng khoá ở Minnesota đi thăm vợ anh bạn bị cancer, và về ghé anh chơi, thì vợ chồng bạn kêu anh lại ăn cơm chiều, và vui chơi với anh nầy! Coi vậy chứ cũng lu bu hết ngày giờ, bây giờ lo thêm cái vụ sân cỏ nữa. Anh định diệt cỏ nầy trước xem sao cái đã. Dù lót đá hay cỏ giả gì, cũng phải diệt nó trước. Vì trước kia anh không biết, cứ nghĩ nó cũng là một loại cỏ, nên không diệt từ đầu, bây giờ mới mệt cầm canh.

      Ngày mai sau khi đi bộ xong, chắc anh phải đi ra Walmart gần nhà để tìm thuốc diệt cỏ, và mua dụng cụ để đào cỏ xem sao. Anh rất thương và yêu em lắm nghe. Anh nghĩ đến em hoài, nhưng phải chịu và an phận như vầy thôi em ạ! Lâu lâu có chuyện gì cần nói và chat, thì mình hẹn nhau. Anh còn nhiều chuyện làm lắm em ơi. Như ngày nay anh không nằm nghỉ được 1/2 giờ nữa đó. Bye em, anh đi ngủ nghe.

      Ngờ đâu… khi Thiệu chat, nói chuyện phone với Nị qua những “câu thơ & ca dao” và những lời ấy, anh “gieo quẻ” đầu năm hỏi “thăm em”, thì… thì… Nị quyết định mang tình yêu chân thật và say đắm đến “thăm anh”; ấy là một buổi sáng mùa xuân đầu năm... Nị tới phi trường lấy boarding pass trên chuyến bay: 2398 từ vùng WPB, lúc 11:20 am’ ngày 14 tháng Giêng, để đi tới phi trường HB intl vào lúc 01;15 pm’. Thiệu nào có biết khi Nị ngồi tại seat 14A ở trong phi cơ, thì tâm trí Nị ngổn ngang trăm mối tơ vò ra sao!? Nị hình dung lúc gặp mặt anh, là nàng cảm thấy nôn nao, vui vẻ, xao xuyến, bồn chồn, hồi hộp, băn khoăn kỳ lạ.

      Thế rồi phi cơ hạ cánh. Đi vòng vo khá lâu rồi từ xa xa, Nị đã thấy Thiệu đứng đơn lẽ tại cổng ra baggage claim như đã hẹn. Anh mặc chiếc áo da đen, áo sơ mi màu xanh, quần tây đậm và mang đôi giày sport. Còn Nị đội mũ bê rê đen sụp xuống trán, đeo kính đen, mặc áo khoát mà̀u nâu pha vàng, bên trong mặc áo len dày, và quần tây ca rô màu nâu đậm, nàng mang giày cao 9 phân (vì anh cao lắm, nên Nị phải mang giày cao gót). Có lẽ do Nị “hóa trang” trở thành “cao bồi vườn" coi cho nó "ngầu” một xí, nên Thiệu không nhận ra cô em chăng? Khi Nị nghiêm trang và từ từ kéo carry on đến gần anh, thì Thiệu xê dịch người về phía cô em, và hơi mỉm cười ngập ngừng hỏi:
      - Xin lỗi, có phải cô là…

      Nị đã nhận ra anh ngay. Thiệu chưa nói dứt câu, thì Nị không thể cưỡng lại lòng mình: reo vui và mừng rỡ toét miệng cười tươi và sà vào lòng Thiệu. Họ ôm chầm lấy nhau, anh cúi xuống hôn phớt nhẹ nào má Nị, rồi vui vẻ kéo carry on đi, còn tay kia Thiệu quàng qua hông cô em ríu rít tíu tít chuyện trò như hồi còn bé, và dìu nhau đi trên nốt nhạc tình thánh thót mà tìm parking. Khi vào chỗ vắng khuất, Thiệu dừng lại tìm môi Nị. Nàng không chịu ngoãnh đi bảo:
      - Coi chừng có người nhìn thấy. Kỳ quá anh à!

      Kỳ… thật thì trong bụng em bảo dạ: "Con ếch ngồi dựa gốc bưng. Nó kêu cái "quệt", biểu ưng cho rồi". Nị thẹn thùng xô nhẹ anh ra. Anh cười cười bấm alarm để bỏ carry on vào cốp xe xong, Thiệu ngồi vào băng ghế giữa và bảo em ngồi bên cạnh:
      - Bây giờ ngồi trong xe, “cửa đóng then cài” kín đáo rồi, em không mắc cỡ nữa ha!
      Nị gối đầu lên ngực anh. Thế là họ đắm đuối tìm môi nhau. Vài lần sau thì Nị không còn e lệ rụt rè bẽn lẽn… Khi về tới điểm hẹn, hai anh chị vào nhà hàng Kim Sơn ăn trưa, rồi Thiệu dẫn Nị đi mua thức ăn, để ăn tạm vài buổi sáng, còn những buổi ăn trưa, thì “chúng mình” dự tính sẽ ăn buffet, và những buổi tối sẽ ăn ở nhà hàng Việt Nam, cho đỡ ngán. Thiệu nhìn Nị tươi cười:
      - Em biết lúc nầy anh ăn tráng miệng bằng gì không? Ăn xoài đấy! Ở Cali có bán xoài giống như xoài thanh ca màu vàng, họ bán một thùng 14 trái lớn cỡ 13 dollars, mua về để vàng và da hơi dùn nhăn một xí, thì ăn rất ngọt em à. Còn hôm qua anh có mua bắp sống $1/6 trái, đem về ăn cũng rất ngọt, bắp Mỹ mà! Em biết cách làm không?
      - Dạ không anh à.
      - Không phải luộc đâu nghe, kiểu luộc xưa rồi và nhà quê lắm. Anh chỉ cách nầy: Em lột sạch vỏ, rồi em hãy lấy giấy paper towel (giấy dầy lau tay trên bàn ăn đó) đem nhúng nước cho ướt, xong bóp giấy cho ráo nước, rồi quấn kín trái bắp lại, bỏ vào Microwave nhấn nút 4 phút, là nó dư sức chín, em đem ra ăn rất ngọt. Người ta ăn kiểu đó không hà! Hy vọng em biết.
      - Dạ, bây giờ em mới biết. Ở Cali chợ Việt mới có bán xoài, còn bắp tươi mới hái đem về thì chợ Mỹ, Việt gì cũng có anh à.
      Anh cất vào xe xong xuôi mọi thứ, như y hẹn ước hai anh em lại vào tiệm Ross cho gần, vì nếu đi Mall lại rất xa, sợ không có thì giờ kịp trở về; để họ đi chuyến du hí đã ấn định. Họ chọn quà để tặng cho nhau, hầu đánh dấu kỷ niệm những ngày đầu tiên gặp gỡ. Nị tính mua tặng Thiệu con dao cạo râu bằng điện có ba chấu Remington, nhưng ở đó không bán. Thế là họ đi vài ba tiệm khác. Vào tiệm kia tìm được tủ bán dao cạo râu. Nhưng ai ngờ khi bà bán hàng cho chìa khóa vào để mở ổ khóa, cớ sao lại bị gãy lìa cái chìa khóa ở trong ổ?
      Họ đứng chờ hoài không được. Nên Nị bảo:
      - Hay đây là “cái điềm” báo trước: nếu tặng dao, kéo, cho nhau; thì không tốt, có thể “cắt nhau đứt lìa, chia ly vĩnh viễn” chăng?

      Họ không mua dao cạo râu nữa. Nị và Thiệu đồng ý chọn cho nhau mỗi người hai cái áo. Ui! “Mình” tuy hai nhưng chỉ là một, tuy một mà là của hai, vì đã hiểu ý nhau, chọn đúng màu sắc, sở thích của người yêu mà không ngờ. Thế mới ngộ. Nị trao tặng anh cái bóp mới kèm $105 dollars, là cô em suy nghĩ:
      - Cái bóp mới toanh để lấy hên, anh à! Và có ý nghĩa khác là: em trao tặng anh “một trăm năm” hạnh phúc bên nhau nghen.
      Anh cứ dẫy nẫy lên không chịu nhận, Thiệu nói:
      - Em tốn tiền vì anh quá nhiều.
      - Vậy chứ anh không tốn tiền mua những món quà cho em ư? Điều quan trọng là cách anh đã trao tặng món quà, mà em rất vừa ý đấy sao? Anh Thiệu à, có những món quà mình tặng cho nhau; tưởng rằng đó là đắt tiền… hay tự tay em đan cho anh cái mũ xinh xắn, để anh đội mà đi bộ vào mùa đông chẳng hạn, hoặc con chó lông xù… như là vật-tín báo hỉ về sự trung thành tình nghĩa. Mình đã chọn quà cho nhau thật vừa ý quá chừng. Những món quà ân tình đậm nét yêu thương ấy, sẽ đi theo chúng mình suốt cuộc đời ngắn ngủi còn lại. Nhưng kỳ thực trong lòng em nghĩ khác: “Em xa mình hổng chết cũng đau. Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền".

      Tiền bạc hay vật chất mình tặng cho nhau, có khi rồi sẽ hết. Còn tình yêu và hạnh phúc mình trân trọng trao cho nhau, dù chỉ một lần mà vĩnh cửu một đời. Và, không có ai không có gì có thể so sánh, hay dùng tiền bạc đánh đổi tình yêu, hay hạnh phúc được suốt cuộc hành trình đi tìm về vùng hạnh phúc của riêng ta. Hẳn là anh cũng đồng ý với em điều nầy. Phải không hở anh yêu của em!?
      - Anh đồng ý.
      Xong xuôi, còn dư nhiều giờ, ngồi bên nhau trong nhà hàng chờ chuyến di hành, họ kể lại biết bao chuyện đáng nói. Gần đến giờ lên đường, vào trong xe nàng bắt đầu chọn quần áo gọn gàng để mang theo, dù vậy đồ đạc đàn bà bao giờ cũng rườm rà, nên Nị chọn lui chọn tới, mang những thứ cần thiết qua một túi xách khác, Nị nghiêng đầu:
      - Anh cho em chung ké với anh trong ba lô không cồng kềnh, cho anh mang vác nặng mệt nghỉ vì em, há anh yêu. Đừng phụ tình em, nghen anh.
      - Rồi anh sẽ có một đời mang nặng… Em ơi! Em hãy nghe anh nói: Anh biết em yêu anh nhiều lắm, nên em không suy nghĩ chính chắn, chính điều ấy đã làm phiền lòng em! Anh tức cười chứ không giận, hay bực gì em cả, vì anh biết đó là do bắt nguồn tự tình cảm yêu đương mà em đã dành cho anh. Anh cũng yêu em và anh rất trân trọng tình yêu của mình. Bây giờ anh nhắc lại, để em suy nghĩ nha:

      Hôm xưa ấy… Em suy luận sai, anh không có tình ý gì, anh chẳng biết họ là ai cả. Nói lại là KHÔNG rồi; bây giờ NẾU là anh có, thì cũng là chuyện quá khứ. Anh nói hiện tại ngoài em ra, anh không có ai hết. Mà anh đã nói “không có”, là không. Còn bây giờ nếu anh nghe chuyện em kể về em, tự dưng anh cằn nhằn: “khi trước em có tình yêu như vậy”, thì sao nà! Vô lý ha. Việc nữa: anh làm Thơ Vui, là anh nói chọc (chọc phá, chứ không phải chọc để "gò, cua, câu" người ta! Chẳng có biểu lộ tình cảm riêng tư gì ở đó đâu!

      Anh không biết em hiểu sao, chứ khi anh post những bài thơ đó, bạn đọc cho là vui, (chứ không một ai coi đó là: anh có tình ý gì cả; ngoài việc chọc cười thôi!). Và người kia cũng cảm thấy như vậy, để vui hay bị quê xí thôi. Em cho anh biết có người thứ hai nào nói như em vậy, thì tội gì anh cũng chịu! Ban đầu anh tưởng em giả bộ đùa thôi, đâu dè thế. Anh nói lại một lần nữa: Vì biết tất cả là do TÌNH em YÊU anh, vì em ghen mà ra, nên anh không hờn em gì cả! Nhưng em nhớ là mình phải đắn đo suy nghĩ cho hợp lý một chút nghe.
      - Dạ vâng! Anh nói phải.

      Đúng 8g30 pm đoàn xe lên đường. 11:00 pm đến nơi, Thiệu vào check hotel, họ lên thang máy ở từng lầu 15. Phòng ngủ khá khang trang tiện nghi sạch sẽ và rộng rãi. Ngồi bên nhau chuyện trò ăn uống thoải mái, cùng đi tắm rữa, Thiệu kỳ lưng cho Nị và em kỳ cọ lưng cho anh. Trước khi mua quà tặng nhau, thì ở nhà Thiệu đã mua sẵn hai chiếc áo thun, một cái có size XX rất rộng, dài, và một cái size vừa vừa, để khi gặp gỡ, là mỗi người mặc áo ấy vào cho người yêu, hầu lấy "hơi hướm" của nhau. Rồi khi nào chia tay, thì họ sẽ trao đổi áo đó đã mặc, để đem về nhà mình.

      Bây giờ Thiệu trang trọng mặc áo cho Nị, và cô em mặc áo cho anh. Họ đã mặc chiếc áo ngàn đời khó quên, như sợi tơ trời dệt gấm hoa tình yêu, sẽ không ai có thể rứt ra mối duyên nầy. Cho dù tuổi đời họ không còn trẻ dại như ngày xưa. Nhưng “tình yêu đôi ta” vẫn nồng thắm duyên mơ, nồng nàn và đắm say như thuở mái tóc mình còn xanh vậy.

      Suốt trong thời gian hầu như gần một tháng rưỡi nay Nị bị đau, nào là bị cảm cúm, lại ho kinh khủng. Khi lên phi cơ đến với anh, Nị cũng không thể mở mắt ra. Ấy thế mà… trên đường đôi ta đi tìm dấu chân tình yêu, thì đích thực sự mãn nguyện đã đến với họ trong tột đỉnh hạnh phúc cuối cùng ("happy ending")… quá tuyệt vời! Cả hai đều không thể và không bao giờ ngờ. Mùi thơm từ hương hoa ngâu trên từng lầu 15 trong Lake Charles bay về phòng, nhắc Nị nhớ lại mùi hương yêu thâm trầm đằm thắm mà ngọt ngào sâu lắng.

      Nị cảm thấy dường như tình tuyệt hảo hoá thân vào mùi hương đó, và từ bờ môi ân tình say đắm nầy, mình thở nhẹ vào trái tim, vào trí óc lá bùa yêu ngọt lịm, khiến cho đêm thương ngày ngẩn ngơ mê mệt nhớ! Trùng dương mở hội cho tình yêu chân thật rất đỗi đằm thắm dịu dàng và nồng nàn lên ngôi. Bừng thức dậy khi Nị nghe tiếng chim hót trên mái lầu: Nị vương tay ra, thì chạm gói qùa và tờ thiệp hoa, ghi:
      Em ngủ ngon không? Anh ngủ không ngon lắm, chỉ tàm tạm. Anh chúc em được vui tươi bình an trong tâm hồn bên anh. Anh tạ ơn em đã mang đến cho anh tình yêu nồng nàn chân thật, cho anh tin rằng mình đã yêu và được yêu trong một mối tình lớn trong đời! Anh mừng sinh nhật của em kể từ hôm nay luôn. Cầu chúc em đạt được những gì mơ ước và yêu đời kể từ nay mãi đến tận mai sau.
      Người yêu em
      Th.


      Ôi! Anh Thiệu: Thiếu Tá Không Quân Việt Nam Cộng Hòa quyết ươm tơ vàng ung dung bay đi dệt mộng hải hồ, rong ruỗi quan hà lả lướt qua muôn dặm sơn khê: suốt từ Bến Hải cho tới Mũi Cà Mau. Anh rất hào hoa phong nhã, trí thức, cao ráo (1mét 76). Anh thuộc típ người to con, và đẹp trai với mái tóc cắt ngắn, vừng trán vuông vắn cao và rộng, khuôn mặt hồng hào, lông mày rậm và đuôi mày hơi nhếch lên dưới đôi mắt hai mí có tình, mũi lân, miệng rộng. Anh có duyên nhất là từ bờ môi nầy, khi anh cười thì lộ ra hàm răng thật đều đặn, và giọng nói miền Nam nghe sang sảng rõ ràng, nhưng ngọt ngào ấm áp chứ không gay gắt. Khiến Nị ưa ngẩn ngơ ngắm nhìn anh. Dù nay trên vầng trán anh đã in nhiều dấu ấn suy tư, mái tóc anh nhuộm muối tiêu đầy phong sương và bụi phấn thời gian phủ trên đôi vai săn chắc. Dù ngày nay tất cả và tất cả với anh đã không còn; nhưng Nị rất kính trọng anh và yêu anh tha thiết ngần nào.
      Nị quàng tay lên cổ anh, vít xuống và thủ thỉ:
      - Nị đến với anh dẫu muộn màng, nhưng càng yêu anh nhiều lắm. Nị yêu anh nhất và chưa từng yêu ai hơn trong đời. Bởi hôm nay đây “em yêu anh”, không vì ở trên ngực áo của anh còn gắn phù hiệu cánh bay, không vì trên cầu vai anh có một hai cánh mai bạc rực rỡ, không vì anh có chức tước vinh sang trong cuộc đời giàu kinh nghiệm xưa, (và nay đã thành phù phiếm thế trần). Bây giờ em thật lòng yêu anh khi anh không còn gì. Anh đến với em bình dị không danh phận, không xa hoa phù du như cuộc tình đầu.

      Em yêu anh vì cung-cách đáng quý mến ngợi khen của anh. Em yêu anh vì lúc nào và bao giờ anh cũng giữ mực thước, trí thức, thấu hiểu, uy nghi, tính tình anh đàng hoàng, tiết độ chững chạc, không hề lợi dụng ai… và anh chân tình tin yêu. Em yêu anh vì anh có trái tim bao dung và độ lượng tình đồng-cảm. Vậy thì, xin anh hãy cho em say đắm tìm về chút mùi hoài hương xưa nồng thắm từng ấp ủ trong vòng tay nhau, dạt dào quắt quay nỗi quấn quít nhớ nhung. Nhe anh.
      - Anh hiểu. Anh cũng rất yêu em, chân tình và vụng dại như ngày nào anh còn trẻ.
      * * *

      Trên đường trở về trưa chủ nhật, sau khi Thiệu lái xe đi vòng lần thứ nhất, thì Nị ngồi lại chờ người thân đến đón, nhưng quá lâu, nàng tủi thân và bật khóc trong tiệm ăn, nên nàng vào restroom rửa mặt. Rồi lần thứ nhì, nàng ngồi trong tiệm nhìn ra thấy Thiệu vòng xe đến, Nị vui mừng lắm, vội chạy ra parking, cốt để nhìn chàng xí thôi. Lòng Nị quá buồn khi anh chìa tay ra siết chặt tay mình, đôi mắt Thiệu trữ tình nhìn Nị say đắm thay lời chào từ biệt. Sau những ngày hạnh phúc, mình chia tay nhau, bỗng dưng Nị thèm khóc và đã nức nở gục đầu vào hai bàn tay ở trong tiệm ăn.

      Dù đã dặn lòng: “Dễ gì mà khóc khi mình vẫn còn là của nhau. Vĩnh viễn. Đừng lau nước mắt tức tưởi nghẹn ngào. Không khóc nghe! Đừng buồn. Hãy cương quyết và tươi vui lên. Dù bị cào xé hơn roi vọt mỗi ngày ngấm đẫm vào tim khi tạm chia xa, em vẫn can đảm và không khóc. Hay em đã trở thành chai đá rồi sao”!? Hay vì, em vẫn và sẽ là người chiến thắng. Phản quang sinh tồn ấy là nhờ tình yêu của anh khát khao yêu em rất chân thật và chung thủy, thì hy vọng chúng ta sẽ vượt qua tất cả. Phải không anh yêu dấu?

      Hôm thứ Hai, em hỏi đứa cháu gái, thì nó cho biết khu nhà ấy đúng là khu nhà mới, có tên đường ấy. Em dự định ra chợ mua những món quà Tết, mang đến nhà anh để cúng ba má, cũng muốn nhìn anh xí và để anh ngạc nhiên. Thật ra em muốn mua rất nhiều thứ: thịt, cá, rau, lạp xưỡng, v.v. nữa. Nhưng sợ không kịp giờ về cho chuyến bay xa, em nghĩ đi nghĩ lại, thấy không mấy tiện, sợ sẽ lôi thôi ra. Nên em mua mấy món quà hoa quả bánh mứt tượng trưng cho ngày Tết. (nếu bất ngờ không phone báo trước, em không gặp anh ở nhà, em sẽ để những món quà ấy ở ngoài cửa, không sợ những thứ khác như thịt, cá, vân vân… bị hư).

      Chúng em tìm nhà anh mãi, chạy xe lui chạy tới gần chục vòng, cuối cùng đã tìm thấy. Tới nhà anh, em chưa kịp chui ra xe, ai dè cô ấy lại đến bấm chuông nhà anh hồi nào, và anh bước ra. Ôi, em không thể nào tưởng tượng anh đã sửng sốt bàng hoàng đến thế. E ngại, nên em không nhớ dự định ban đầu của em là: Em muốn tự tay em sắp xếp những món quà đó lên bàn thờ, và thắp ba nén nhang lạy tạ ba má. Em chỉ nhìn lướt sơ trong nhà anh, em cũng không nhớ coi cho rõ, nhà anh có phòng đọc sách, nơi anh làm việc. Trong nhà chưng bày đầy đủ, gọn gàng, sạch sẽ tươm tất lịch sự, nhưng quá vắng lặng. Anh đang sống độc thân một mình.

      Anh yêu, con chim phượng hoàng rực rỡ dù có soãi rộng đôi cánh tung bay tự do thoải mái khắp bốn phương trời; thì đến một lúc cũng rã rời đôi cánh, muốn vĩnh viễn dừng lại ở mái hiên nào đó trong căn nhà vừa đủ ấm. Thế mà sao em vội ra đi như gã trể tàu, như người lỡ hẹn, như người chạy trốn, sợ e sự phiền toái ập đến?! Một nỗi buồn kinh khủng phủ chụp lấy trái tim em, đầy nghẹn ngào và chua xót, khi em mệt mỏi bước vô lòng phi cơ. Nhưng rồi trong phút chốc tràn lan hy vọng và hạnh phúc khôn cùng: là chúng mình sẽ vĩnh viễn yêu bên nhau, khiến em vui lắm.
      ***

      Lần thứ nhất họ đển bên nhau là: Jan-14-2008. Nị vùi đầu trên ngực anh, lắng nghe Thiệu tâm tình:
      - Khi anh đọc thơ, và cũng như lúc mình nói vơí nhau, anh thật vui và thấy có hạnh phúc. Cám ơn trời đã mang mình lại với nhau! Anh nghĩ: lúc trước không biết anh tán em hồi nào, anh cũng không nhớ, và không có ý đó nữa. Nhưng mà sao lúc nói với em, tự nhiên anh có những lời lẽ như thể mình đã quen thân, bồ bịch với nhau tự thuở nào vậy! Bây giờ nhớ lại, anh tức cười ghê. Như vậy mà thành há. Bởi vậy anh cho là hai đứa mình được Ơn Trên sắp đặt đến đúng thời điểm nầy, là dính với nhau thôi! Được vậy, thì cứ nên trân trọng, cùng hưởng nghe em yêu.

      Chỉ biết mình đến với nhau bằng tình chân thật, và hết lòng với nhau trong hiện tại, không dám đòi hỏi gì hơn. Có được là tốt thêm thôi, chứ không bắt buộc. Trong những lúc nào đó trong đời sống mình có gì không vừa ý, thì hãy nhớ rằng: vẫn còn có anh (hoặc em) bên cạnh, để vỗ về và sống với nhau, tuy trong mộng, mà thực đấy nghe. Anh vẫn mong muốn cho em có hạnh phúc, và anh chỉ là kẻ lấp đầy thêm những cái em thiếu thôi, nhất là về tình yêu, để cho em vui, là đẹp rồi. Đúng là trên đời nầy biết bao người có đầu óc làm hại kẻ khác vì ích kỷ, rêu rao nầy nọ, khoe khoang! Anh hoàn toàn không như vậy, nghĩa là con người anh thuộc loại bình thường, nhưng lương thiện, chứ không là bậc anh hùng, hay loại đạo cao đức trọng gì. Những gì anh đã hứa và nói với em, đều đáng tin cậy vì chữ tín, và lương tâm của anh lớn lắm.
      - Lần thứ nhì họ hẹn hò với nhau 4 ngày là: Thứ Ba, ngày 17-Mar-2009. Lần nầy Thiệu nhìn sâu vô mắt Nị:
      - Em yêu. Lúc trước mình đã từng nói với nhau rằng: hễ có gì thắc mắc không rõ, là nói ngay ra, đừng ghim trong lòng mà giận hờn không nên. Em còn nhớ chứ?! Thì ra nói vậy mà không phải vậy há!! Anh cũng không ngờ anh đùa với em, cái ý nói “em đúng là dân... hay cải đó”, mà anh viết (… chấm chấm); không ngờ em lại không hiểu ý bởn cợt của anh!! Biết em như vậy, từ nay anh không bao giờ đùa với em nữa, là yên chuyện. Trong đầu em lại nghĩ là: anh nói em là (thứ) dân gì là sao?, (tại chính em mang vô chữ “thứ" nghe nó nặng nề thêm, lầm là vậy đấy).
      Nàng cúi đầu im lặng.
      - Tại sao em nói hiểu anh; mà em cho con người anh ăn nói như vậy chứ?! Có bao giờ anh lại khinh miệt người mình yêu một cách vô cớ như vậy không? Anh thật không ngờ em hay bắt bẻ vô lý, em hay hỏi dò, để xem ý, rồi suy đoán sai. Em có tật hay nói lẩy quá đi! còn nói mát và xóc óc nữa! Bản tánh của anh thẳng thắn, nên nói ra ngay như thế! Thí dụ như em nói: “thì xin lỗi đó, được chưa? Hoặc giả… “thì em ngu nên không hiểu ý anh”. Sao em không để dành những câu như vậy, để đối đáp với những nơi và những ai cần đối đáp. Chứ em đem ra nói với anh làm gì, mất vui! Cái gì không bằng lòng và không rõ, thì em nói thẳng ra, dù em xem anh thế nào đi nữa.

      Phần anh thì cư xử với ai cũng vậy hết. Tại sao đến giờ phút nầy mà lại có chuyện vô cớ, làm khổ nhau, hả em? Hay là cá nhân em vừa có chuyện gì buồn bực trong lòng, mà nảy sinh ra gắt gỏng như thế chăng? Em thử xem lại coi anh có ý nói như vậy không? anh không có gì sợ mà tráo trở tránh né đâu. Đó là bản tánh của anh, mong em thấy. Như vậy là em cố tình tạo ra sự căng thẳng... dựa vào một chuyện không có thực gì cả! Tại sao em không đem chuyện đó ra thẳng thắn mà hỏi anh? Mà có gì đâu để hỏi chứ? Hay là em chỉ dựa vô đó như là một cái cớ, để xa nhau... mà thôi? Nếu em muốn vậy, thì cứ nói ra, chứ cần gì nại cớ nầy cớ nợ làm chi!

      Anh đã nói từ lâu anh không có gì oán trách em hết, cho dù em xa anh bằng cách nào. Thế thì có ngại gì em phải lấy cớ... mà cũng nực cười là cái cớ không có gì vững vàng cả! Anh sợ gì chuyện quen người nầy người nọ mà nói dối chứ. Nếu anh có quen ai, cũng xảy ra trước khi anh gặp em mà. Thế thì đâu có gì đáng trách anh? Ngặt nỗi là anh không quen ai trong lúc đang yêu em; mới đáng nói chứ! Nầy em, nếu em vẫn coi chuyện ấy là quá serious, và em TỰ cho mình là đúng, thì anh mong em kể rõ lý do vì sao mà em quyết định như vậy đi.

      Cái gì cũng nên nói một lần cho dứt khoát! Chúng ta là người lớn, có hiểu biết cả, xin thẳng thắn phân tỏ rành mạch, đừng để hối tiếc, và phải ân hận vì sự nông nỗi của mình, nghe em. Anh không muốn chuyện tình của mình tan vỡ một cách phi lý như vậy. Đó là vì anh cũng vẫn tin nơi những gì em nói với anh từ trước, nên anh nhắc lại thế! Xin nói lại anh không có gì lỗi trong chuyện nầy cả, nên anh không cần phải năn nỉ hay xin lỗi gì hết!
      - Dạ, anh nói rất phải. Em sai.
      - Nếu em biết là sai, thì từ nay em không nên lập lại nghe em.
      - Dạ vâng.

      Người ta thường bảo: “Sinh ly, tử biệt rồi, mới nhận ra sự chân tình của người mình yêu”, thì đã muộn chăng? Thế mà giờ đây khi ngồi trên seat 17 F chuyến phi cơ CO 1830 W, lúc 7:15PM – thành phố của người yêu trầm mình dưới đáy phi cơ đang trôi bồng bềnh trong bầu trời đêm rét mướt, khi triệu triệu ánh đèn màu xa dần, xa dần… chìm khuất và mất hẳn. Trả lại anh yêu ở ngôi nhà cũ trong đêm đen vô tận, Nị gửi lại cho người yêu những chéo mộng, cùng nỗi trống vắng vô cùng nhớ nhung, thương cảm xót xa tột cùng.

      Trở về nơi chốn xưa, Nị đã xé tặng Thiệu nửa mãnh trái tim, lòng nàng trĩu nặng nhớ thương mà quá đỗi là đau, cơn đau đầy tê tái trong hạnh phúc vun ắp bẽ bàng quá thật! Ôi sao giờ đây mình đã xa nghìn trùng sóng bão. Hở anh yêu?! Chao! tình yêu ấy nhè nhẹ, an nhàn, đơn sơ, mộc mạc, thấm đượm tình yêu đồng quê cỏ nội mãi hoài nhe anh yêu! Khi mình hân hoan dẫm trên lối xưa để tìm đến nhau. Cùng chia sẻ niềm vui chất ngất trong hạt lúa trổ đòng đòng. Cùng cụng ly rượu hồi quang ngọt bùi, bên nồi ngô khoai bốc hơi thơm ngào ngạt. Yêu nhau trong tiếng ca dao tình tự, trìu mến lời ru con từ mẹ nhân ái trong từng nốt nhạc hân hoan, độ lượng và ưu ái khoan dung.

      Lòng mình sẽ lắng dịu hết những u uẩn đau buồn cao chất ngất. Ta hãy cùng nghe mình đang phổ tình yêu đắm đuối vào từng nốt nhạc, thở hơi sương lả lướt đắm say trong lòng đời: Ước mong anh sẽ lắng nghe bài thơ nầy; trong đó, Nị yêu thích nhất là những đoạn nhạc lời thơ rũ rê gọi mời nhau rất trữ tình, vô tình nói giúp nàng bao hạnh phúc đơn sơ, mà nàng không thể diễn đạt nên lời.
      - Lần thứ ba gặp nhau 4 ngày là: Ngày thứ Tư, 02-Sept- 2009. Khi hai người ngồi bên nhau, Nị thút thít khóc, thì Thiệu băn khoăn:
      - Em à, có mấy điều anh cần nói thẳng ra, em nên suy nghĩ xem sao nghe: Tự dưng kêu nhau đến đây, rồi phút chót em lại kiếm chuyện gì không đâu, để làm phiền lòng nhau. Tại sao tới giờ nầy mà em không tin anh bận? Cái vụ làm sân gạch và cỏ nhà anh, đâu phải làm một vài ngày là xong. Anh vừa lo nghĩ cách làm, vừa làm mệt, mà nói ra như vậy, không được sao, không tin à? Đúng là em cứ đem ba cái chuyện đó ra nghi ngờ, dọ hỏi để không tin, rồi nói lẩy nói đương; như vậy có giúp ích gì trong tình yêu không? Nếu em không tin mà cứ cho anh là như vậy, thì em nên xa anh ngay, cho em khoẻ thân và không bận lòng gì cả! Thật ra, anh cũng có nỗi buồn vậy! Nhưng mà em à, mình phải chấp nhận cái tình cảnh hiện tại thôi, biết để mà không buồn và oán trách nghịch cảnh gì cả em à!

      Thuở ban đầu mình tưởng rằng chỉ thân nhau thôi, nhưng không ngờ mình đã được đến với nhau, sống hạnh phúc bên nhau, như vậy là bù đắp được khá nhiều rồi em ơi. Không nên mơ ước theo ý mình hoàn toàn, để rồi thất vọng, khổ tâm thêm chứ ích gì! Em tập nghĩ rằng: mình có được như vầy là ĐƯỢC THÊM đi nghe em. Nếu không được thêm nữa, thì đành chịu vậy. Nhớ mà trân trọng, nâng niu cái gì mình đã có với nhau. Giữ mãi như vậy, là quý đó em ạ! Trong tương lai, dù khó khăn, nhưng biết đâu có sự xui khiến, thì mình gặp nhau thôi, biết đâu được, có ai ngờ!

      Anh nghĩ là số mình chắc chắn là thọ, có điều là sau nầy sức khoẻ sẽ yếu kém nhiều vì một phần là lớn tuổi, một phần sức khoẻ sẽ suy yếu, là đương nhiên. Cho nên nghĩ và nói ra cái thực tế là: sau nầy mình rất khó gặp lại nhau lắm em ạ. Thôi thì dù sao bây giờ mình cũng may mắn gặp gỡ, hạnh phúc vui vẻ với nhau như vậy, cũng là rất quý và đáng trân trọng, ghi nhớ há. Trong tương lai chắc là mình cũng còn trọn lòng với nhau, và nghĩ về nhau là tốt rồi đó em ơi. Đó là thực tế, mình phải thấy như vậy!

      Hôm sau khi nhổ răng cái thứ nhì về, là chiều tối Thiệu bị sốt, mà trong người lạnh run, phải trùm và nằm trên tấm heat nóng khoảng hơn một giờ, mới hết lạnh run. Có lẽ do anh hơi ớn lạnh muốn bệnh, mà đi nhổ răng, nên mới sinh ra như vậy. Lần đầu tiên trong đời mới bị như vậy. Tóm lại coi như tiêu thêm hai cái răng hàm dưới, từ nay ăn uống sẽ khó khăn và chậm chạp, đành chịu thôi. Chứ nó nhức từng cơn không thể nào chịu nỗi. Cái bệnh nướu răng nó khốn nạn thật! Nhìn hai cái răng không hư hao gì cả, mà phải nhổ thật là tiếc!
      ***

      Nị đã thẩn thờ lo âu và bàng hoàng lắng nghe tin nhắn: Thiệu lâm trọng bệnh:
      Những lời dặn trước mong rằng em suy nghĩ cho chính chắn, để làm đúng theo lời anh dặn nghe. Duyên tình của mình được Trời cho thêm như vậy là quý rồi, và mình cũng có may mắn gặp nhau như vậy, là coi như mãn nguyện. Bây giờ không phải là lúc hỏi có yêu nhau không? mà câu đó mình đã nói - cũng như xác nhận từ lâu rồi, phải không em?

      Hôm DEC 10 anh đi đến bác sĩ để làm siêu âm về tim như thường lệ, mỗi năm làm một lần. Mãi đến hôm Dec24 (14 ngày sau) bác sĩ mới kêu anh đi vào bệnh viện emergency, để có thêm những cái test khác, vì KẾT QUẢ họ thấy không bình thường. Thế mà lúc đó là cận lễ NOEL, nên anh tự động dời lại đến thứ 2 DEC 28 mới đi đến đó. Nhưng khi vào bệnh viện phòng emergency, thì họ không cho về, và bắt anh phải nằm lại, để có nhiều cái test. Lúc đầu họ nghĩ là anh bị máu đóng cục.

      Nhưng sau khi làm siêu âm lại - thì không phải, mà họ thấy trong valve tim của anh, có một chút gì đó rất nghi ngờ bị nhiễm trùng. Nên họ lấy máu để xem có đúng hay không, họ cần anh phải làm nội soi, cho họ nhìn rõ bên trong xem ra sao. Họ bắt anh ở lại để sáng hôm nay thứ 4 sẽ làm nội soi. Anh không đồng ý xin về, và thứ Hai tuần tới gọi phone để hẹn và sẽ làm sau. Lý do nằm trong nhà thương mà chờ đợi thì tốn tiền vô lối lắm.

      Trở về thực tế thì anh xin nói và dặn như thế nầy. Trong thời gian anh phẩu thuật cũng như sau nầy tuyệt đối không muốn em đến thăm hay gọi phone gì cả. Vì làm như vậy không ích lợi gì cho nhau, mà gây rối rắm và phiền hà lắm. Mấy đêm qua có ngủ được chút đỉnh; thật tình anh cũng không biết con người bây giờ ra sao nữa. Nó xáo trộn khi vầy khi khác không đoán trước được; duy có điều là anh dễ bị mệt hơn xưa nhiều lắm.

      Thí dụ như chỉ xách mấy bịch đồ đi chợ về, từ garage vô nhà mà cũng mệt. Thật nản cho anh bây giờ. Thực lòng mà nói sức khoẻ của anh được bình thường 85%, nghĩa là không còn nước ra; phải mang ống nữa; chứ không có nghĩa là 85% của lúc xưa, em hiểu không? Bây giờ dễ mệt, đi mà nhìn qua lại nhanh là chóng mặt, lên cầu thang cỡ 7,8 bậc là mệt. Hay là ngước lên vói tay làm gì đó, là mệt phải thở...

      Kể sơ như vậy. Dù sao được như bây giờ cũng là quá ngon lành rồi. Chứ lúc trước chỉ riêng cái vụ fluid là nó quần anh mệt lắm, vì nó ép buồng phổi khó thở. Anh vẫn biết rằng mỗ tim mà đâu dễ bình phục mau được! Sức khoẻ làm phiền mình lắm từ thể xác đến tinh thần...
      Có một số bạn bè của anh biết anh sẽ đi phẩu thuật, tất cả những tin tức bạn bè thăm hỏi ấy anh đều không đọc, vì thời gian trong tháng đầu tiên sức khoẻ còn yếu sức lắm, nên cá nhân anh không thích ồn ào xôn xao. Em có suy nghĩ và thấy vậy không.

      Do giải phẩu trong VAN TIM nên, phải mất thời gian khá lâu mới hồi phục sức khoẻ lại bình thường, anh nghĩ ít ra cũng vài tháng, mới có thể ngồi lên sơ sơ vào Internet được, còn bình phục hoàn toàn phải cả năm đó em à! Khi nào khoẻ được thì anh vào gửi mail cho em ngay nhé. Bởi vậy mình đã có cơ may gặp nhau như vậy, cũng là mừng vui, hạnh phúc lắm rồi; trong tương lai sức khoẻ của anh sẽ yếu đi, chắc gì mà mình gặp nhau được. Thì mình vẫn gặp và yêu nhau trên nầy, và ở trong phòng của mình vậy.
      Mong em đọc kỹ và làm đúng như lời dặn của anh nghe. Hôn em nhiều lắm.

      May-01-10.
      Em yêu
      Dĩ nhiên là thời gian nầy anh vẫn liên lạc thư với em đều đặn mà. Thật sự anh không sợ hãi vụ đi phẩu thuật gì cả. Ngay cả không sợ chết đâu, nghĩ mình cũng lớn tuổi rồi, nếu Trời không cho sống nữa, thì chịu thôi, anh bình thản không sợ gì cả. Tuy nhiên vì là con người nên có lo lắng, tâm trạng như học sinh bồn chồn băn khoăn như ngày đi thi vậy mà, chứ thật tình anh không sợ gì hết.

      Thứ 5 tới, là ngày JAN 21, anh phải đi vào đó làm một cái test khác trước khi phẩu thuật, đó là điều bắt buộc, để b/s xem anh có bị nghẻn tắt ở mạch nào không, để khi giải phẩu b/s biết thì họ làm luôn. Sau đó sẽ có ngày hẹn đi giải phẩu, chứ bây giờ chưa biết, nhưng anh nghĩ là khoảng cuối tháng nầy! Hôm nọ nhờ thọc máy chụp hình vào họng để soi, tim nên thấy trong Van Tim của anh có một cục thịt thừa tròn nằm dính phía ngoài VAN, giống như cái bong bóng có dây cột vô que gỗ vậy. Van tim như que gỗ, mỗi khi đóng mở, thì cái bong bóng nó bay đập tứ tung.

      Bác sĩ bật hình lên cho anh thấy, nên anh mới quyết định cho mổ, vì sợ nó vỡ ra, hoặc là nó nằm nghẻn mạch, là nguy hiểm lắm. Nhưng mà em yên tâm nghe, vì B/S nói: đó là loại dễ trong mấy ca mổ Van Tim. Nhưng mà vì mổ tim nên phải cần thời gian hồi phục. Anh hỏi thăm và đoán biết rằng ít nhất cũng phải gần ba bốn tháng mới thấy đỡ đau. Dĩ nhiên sức khoẻ không được như xưa đâu. Hiện tại anh vẫn thấy bình thường, khoẻ mạnh, vẫn đi bộ như thường em ạ!

      Anh không nói ra, nhưng hiểu tình cảm mà em dành cho anh như thế nào chứ. Anh biết và cảm động lắm. Yêu em nhiều. Anh vẫn nhớ và giữ lời nói lúc trước với em! Với bạn bè, một số ít biết, anh yêu cầu họ đừng phổ biến đến những bạn khác, vì lẽ anh sợ họ gọi tới hỏi thăm nầy nọ, lại làm cho mình thêm lo lắng hơn thôi, thà để yên vậy cho thanh thản đến ngày đi phẩu thuật. Khi nào gọi cho em, thì anh sẽ viết cho biết trước; nhưng em phải bình tĩnh, đừng khóc lóc hay lo sợ gì cả, không hay nghe em. Anh nhớ những lời em dặn, phải hỏi b/s chớ, nhưng dù sao mình phải kiêng ăn tôm, cá biển và nếp... dễ làm cho thịt lồi ra và ngứa...
      ***

      Ca mổ của Thiệu là đại phẩu thuật vì mổ xẻ trái tim, mổ gần 5 giờ đồng hồ, xong có đặt ống để cho chảy nước vàng ra. Anh bị biến chứng, vì cỡ 4 ngày sau bác sĩ rút ống chảy nước vàng ra, nên nó ứ đọng, làm anh mệt và khó thở lắm. Anh ho, là ra máu ở ngay lằn mổ, nên bác sĩ biết có máu đọng, do đó Thiệu phải mổ lần hai, để lấy nước vàng ra, và đặt ống rút nước, để vậy đến bây giờ coi như cả tháng. Mổ lần hai lấy ra gần 1 lít nước vàng.

      Rồi sau đó vì nhịp tim Thiệu đập yếu, nên họ phải giải phẩu lần ba, để đặt máy trợ tim =pace maker vào cơ thể của anh vĩnh viễn. Bác sĩ quyết định đặt máy trợ tim để khi nào tim mình đập thấp, thì nó tự động kích trái tim mình đập mạnh lên. Máy nầy đặt dưới da trên ngực, chứ không phải trong trái tim. Cỡ gần 10 năm khi check thấy hết pin, là bác sĩ mổ ra ngay chỗ đó, để thay pin, chứ không phải mổ tim ra nữa. Mổ chỗ đó chỉ khoảng 1/2 giờ thôi. Có nhiều cái phức tạp nữa…

      Tim anh vẫn còn trục trặc, hôm nọ đi rút nước ra rồi, mà nó vẫn còn có air trong thành của buồng phổi! Nếu nó từ từ biến mất thì ok. Còn không, phải đi rút kiểu khác, rất phiền. Anh vẫn còn yếu và mau mệt. Chuyện về mình, trong tương lai thật khó mà gặp nhau lắm, vì sức khoẻ của anh. Em ạ! Anh đã đọc mail của em và attach mà em gửi, nên bây giờ anh có đôi điều nói với em đây:

      Về phần anh. Thật tình mà nói anh có ý tốt đối với em, mà em không thấy hay sao lại đâm ra quạo quọ với anh vậy?? Anh biết tình cảm của em đối anh mà. Nhưng anh cũng biết thân của mình bây giờ, nên anh không trói buột em điều gì cả, mà đó chẳng qua là mở lối cho em cảm thấy thoải mái thôi. Phần anh đối với em vẫn vậy! Nhưng nói trước vì sức khoẻ, nên lắm khi bất ngờ anh không vào mail cho em mỗi ngày. Như vậy làm cho em nổi nực, rồi nghĩ nầy nọ (như 5 ngày vừa qua đó) ...làm anh cũng thấy không vui. Tất cả những gì nói trên là góp ý và nhận xét chân thật, nếu có gì khác ý của em, cũng bỏ qua cho nhá.. Có gì cần chia xẻ và trao đổi với anh thì em cứ tự nhiên. Lúc nầy anh oải quá hết hôn em nổi.

      Riêng phần em, anh đồng ý cho em vui vẻ, hoặc trao đổi thư từ với những ai mà em thấy hợp. Anh không hề trách cứ gì em cả. Miễn là em được đền bù vui vẻ là mừng rồi. Đó là những gì anh nói thực. Vì mình phải biết và nhận thấy cái thực tế đó em ạ! Anh rất hiểu tình cảm và sự lo lắng của em dành cho anh. Anh không quên cám ơn những lần cầu nguyện và sự quan tâm em dành cho anh. Em cứ tự nhiên cho đỡ buồn, nhưng nhớ tình là chính và căn bản đó nghe em. Cám ơn em đã lo lắng và an ủi anh. Anh rất hiểu điều đó, anh hiểu, biết và thấy nhiều về tình cảm của chúng mình. Nhưng anh không muốn kể lể ra làm chi, giữ mãi trong lòng thôi em ạ.

      Đúng ra bây giờ anh yếu và hay chóng mặt quá. Hôm nọ trên FL, đi ra ngoài ăn, đang ngồi trên bàn ăn thấp, anh nghiêng qua một bên để lau chùi cái bàn bị rớt đồ ăn dơ, vậy mà mất thăng bằng, ngã xuống sàn nhà, không sao cả, nhưng thấy là mình yếu nên không gượng vững được. Cũng như ở nhà khi ngồi chồm hổm một xí là bật ngửa trên thảm, vì ngồi như vậy thì uất hơi khó thở! Nếu ngồi cả ngày mà không nằm nghỉ, là mệt thấy rõ! Phải chịu vậy thôi. Dáng đi của anh bây giờ thì khom và rút vai. Thấy nản quá. Tập sửa dáng đi lại, chắc cũng hơi khó đây!

      Lúc nầy trời ở đây rất lạnh dưới 40 độ, Anh đi bộ mặc áo lạnh dày và trùm mũ len do Nị đan tặng… nên rất ấm áp. Bây giờ chỉ có vậy và hồi ức là hình ảnh đẹp. Mình biết vậy và phải chấp nhận. Tự trong thâm tâm Thiệu mong Nị cũng biết nghĩ suy cái thực tế, để mà sống bình thản! Dù sao thực tại mình còn liên lạc trao đổi vui buồn trong cuộc sống, như những người bạn tâm giao là điều quý. Thiệu cũng có sự hiểu biết, coi chuyện xưa là kỷ niệm đẹp thôi, và anh cũng cám ơn Ơn Trên đã cho mình được những gì mong ước. Coi như vậy là đủ... Giữ chuyện xưa ở mức độ như thế là đẹp!

      Vì thực tế về sức khoẻ của chàng bây giờ đã khiến Thiệu bức rức, tánh tình hay bẳng gắt lắm! Ngay chớn-thuỷ ở ngực hay bị uất hơi, khó thở, và hơi đau lói ở đó, có lẽ do bị nhịp tim (rhythm) đập nhanh gây ra như vậy. Thiệu đang uống thuốc bệnh nầy! Khi đi thì cảm thấy như bị co rúm lại, nên khó thẳng người. Ngoài ra da măt và da đầu bây giờ hay bị tróc da như vảy cá vậy! Có lẽ bị mỗ tim, nên nó làm cho da khô hơn xưa? Ngồi dựa lưng vào thành ghế một xí là bị ho, do phổi yếu chắc. Bây giờ một ngày uống hơn 10 viên thuốc. vì vậy Thiệu để hình ảnh xưa cho nó đẹp, hơn là thực tại (em nhá).

      Dĩ nhiên đó cũng gợi nhớ đến kỷ niệm vui… nhưng mà thôi, chắc là cái phần mình chỉ được có vậy thôi, không nên than oán gì cả! Sức khoẻ làm cho con người cũng hết hăng hái mọi chuyện.. Phần em phải lo cho sức khoẻ mọi thứ đi nghe... Vì lớn tuổi thì sức khoẻ của mình cũng thất thường lắm! Anh cầu mong cho em khoẻ mạnh và vui. Thiệu về nhà mà còn mang một túi nhỏ bên hông để đựng nước vàng. Tội nghiệp gia đình, em yêu, người thân và bạn bè đều lo lắng, đồng thời cầu nguyện cho anh nhiều lắm. Thiệu rất xúc động và mang ơn tất cả.
      ***

      Mỗi đêm… từng đêm… Nị hai tay ôm đầu, lắng nghe bài ca: “Cơn Bão Nghiêng Đêm” và, không thể cầm được lòng, nàng đã gục đầu lên thành ghế khóc nức nở, khóc hoài, khóc mãi muốn mờ đôi mắt.
      ***

      Tình Hoài Hương
      Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-22-2017, 10:48 PM.
      Bút trần nào tả được lưu luyến!
      Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
      Tình Hoài Hương

      Comment


      • #78
        Trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola



        Lời cảm tạ
        Với sự nhiệt tình đóng góp nhiều chi tiết của các Phượng hoàng: Phạm Đình Khuông, Lê Thuận Lợi, Tạ Thượng Tứ, & những hình ảnh, dữ liệu đã thu lượm được trên các trang mạng ‘google.com’ ‘wikipedia.org’ , và tài liệu cá nhân. Nhứt là lấy trong quyển ‘The Flight Jacket’ cadets classes 1-48/ 1962, chúng tôi xin mạn phép được giới thiệu công lao của Trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola: đã trang bị cho KLVNCH những tài năng hiếm quí; đã từng đóng góp một phần xương máu cho Thế Giới Tự Do nói chung, và cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa nói riêng.
        Phượng Hoàng Kim Cương

        ***



        Không Quân Pháp rất kiêu hãnh về Trường Võ Bị Không Quân Salon-de-Provence (École de l’Armée de l’Air et de l’Aéronavale Française) thì Hoa Kỳ cũng không kém tự hào về Trường Phi Hành Hải Quân Pensacola (U.S. Naval Air School Pensacola) của họ. Trường là cái nôi của Hàng-không Hải-quân Hoa Kỳ (Cradle of Naval Aviation), nơi đã đào tạo nhiều nhân tài, điển hình là các phi hành gia không gian, như Đề đốc hồi hưu Alan B. Shepard Jr., người Mỹ đầu tiên du hành trong không gian. Tr/tá Neil A. Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên Nguyệt cầu, và gần đây nhứt là hai cha con cựu Tổng thống Hoa kỳ George H. W. Bush và George W. Bush, và ứng cử viên Tổng thống Thượng nghị sĩ Tiểu bang Arizona John S. McCain III.
        Lịch sử Hàng không Hải quân HK bắt đầu từ Pensacola, thành phố đã có từ thế kỷ XVI. Mãi đến 1825 Bộ trưởng Hải quân HK mới cử một phái đoàn đi tìm đặt một căn cứ hải quân tại đây. Đến năm 1910 Hải-quân Đ/úy T.G. Ellyson là người đầu tiên thọ giáo hai anh em Orville và Wilbur Wright và Ông Glenn Curtiss, để học bay tại căn cứ này. Trường này đã đào tạo 999 phi công vào Thế chiến I và trên 28,000 vào Thế chiến II.
        Người ta gọi nó là “Annapolis of the Air” Võ bị Hải Quân của Không gian. Bộ Chỉ huy Phi huấn HQHK (Naval Air Training Command) đã chọn nơi đây để đặt đại bản doanh. Toán phi diễn nổi tiếng của HQHK “Blue Angels” tạm dịch là "Thiên Sứ Xanh" cũng chọn nơi đây làm tổ ấm. Với những thành tích trên, chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng: “Xuất thân từ Trường Pensacola là những phi công ưu tú nhứt thế giới” - “Through the gates of the Naval Air Station Pensacola pass the finest pilots in the world”.
        Nằm ngay cuối cán xoong của Tiểu bang Florida, sát ranh giới Nam Tiểu bang Alabama, dọc theo vịnh mang cùng tên là hải cảng to lớn và thành phố Pensacola. Khí hậu ôn hòa mát mẻ của Vịnh Mễ-Tây-Cơ, rất thích hợp cho các công tác thao luyện nhọc nhằn và nhiều tập trung của trường bay. Căn cứ bay Naval Air Station Pensacola là một mũi đất (langue de terre), chiếm trọn phần còn lại phía Tây-Nam vùng vịnh, tiếp giáp thành phố trên một địa thế rộng 5,804 acres; phía Bắc là cửa sông Bayou Grande, và phía Nam là phần còn lại của vịnh Pensacola Bay trước khi đi vào Big Lagoon; một đầu là ụ tàu navy yard và bãi đáp trực thăng Chevalier Field (1) ở Đông-Nam, và sân đánh golf A.C. Read (2) ở Đông-Bắc; đầu bên kia là phi trường Forrest Sherman Field (3) ở Tây-Nam.

        Chỉ một căn cứ hải quân thôi mà có tới 3 Bộ Chỉ huy đồn trú: ngay cột cờ màu xanh nước biển với một sao trắng trước tòa nhà Bldg 45: là BCH Phi huấn Căn bản Chief of Naval Air Basic Training. Cờ với hai sao trắng trước Bldg 628 là: BCH Phi huấn Hải quân Chief of Naval Air Training. Cờ đỏ với huy hiệu binh chủng Thủy-quân Lục-chiến Hoa Kỳ là: BCH Liên đoàn Trợ Huấn Phi hành Marine Aviation Training Support Group. Không đoàn VI Phi huấn gồm Phi đoàn VT-4 Warbucks (Chiến lộc). Phi đoàn VT-10 Wildcats (Linh miêu) và Phi đoàn VT-86 Sabrehawks (Kiếm ưng). Phi đoàn Phi diễn Blue Angels và Biệt đội Trực thăng Tìm Cứu NAS Pensacola Search and Rescue Detachment, đóng ở phi trường Sherman Field.
        Ngoài ra, Viện Bảo tàng Quốc-gia Hàng-không Hải-quân National Museum of Naval Aviation trưng bày nhiều phi cơ, và phi thuyền với lịch sử của nó. Pháo đài cổ Fort Barrancas và Nghĩa trang Barrancas National Cemetery là những di tích của thời Nội chiến Civil War. Ngọn hải đăng Pensacola Lighthouse, nằm phía bên kia đường cách Viện Bảo tàng là một địa danh lịch sử hiếm quí, và một phong cảnh ngoạn mục cho những cặp tân hôn và nhiều người đến chụp hình trong những dịp lễ đặc biệt.
        Trung tâm Huấn luyện Kỹ thuật Naval Air Technical Training Center nằm ở Chevalier Hall, Trường Phi hành Naval Air Schools gồm có Trường Địa huấn School of Preflight. Trường Sĩ quan Phi hành Naval Aviation Officers School. Trường Y khoa Phi hành School of Aviation Medicine đã cung cấp hoa tiêu, nhân viên phi hành và kỹ thuật hàng không, bác sĩ phi hành cho cả Hải quân Navy. Thủy quân Lục chiến Marine. Lực lượng Duyên phòng Coast Guard Hoa kỳ và một số Quân đội đồng minh Allied Forces.
        Tại Trường Địa huấn, hằng tuần có một lớp nhập học và một lớp ra trường. Bỏ qua các mùa lễ lớn, mỗi năm có 48 lớp. Số người không nhất định. Có lớp đến 70 người như lớp 48-62, còn có lớp chỉ có 16 người thôi, như lớp 16-62. Khóa sinh gồm có:
        - Các sinh viên đã tốt nghiệp 4 năm Võ Bị Hải Quân US Naval Academy, Annapolis, Võ Bị Quốc Gia US Military Academy at West Point, và Đại học Universities hay Colleges, là những AOC (Aviation Officer Candidates).
        - Các sinh viên đã tốt nghiệp Junior Colleges là những NAVCAD (Naval Aviation Cadets) hoặc MARCAD (Marine Cadets);
        - Các sĩ quan, hạ sĩ quan đã tốt nghiệp Đại học, muốn chuyển qua ngành phi hành.
        - Các khóa sinh SQ hoặc SVSQ đồng minh (Allied Students) trong chương trình trao đổi hoặc viện trợ quân sự.
        Sinh viên Sĩ quan (Cadets) thì phải qua 16 tuần lễ huấn luyện, còn Sĩ quan chuyển ngành thì có 8 tuần để vào khuôn khổ (indoctrination). Chương trình Địa huấn bao gồm 3 lãnh vực: Văn hóa, Thể lực, Quân sự. Khóa sinh phải đạt được điểm chuẩn cho từng ngành thì mới được tốt nghiệp.
        Tất cả khóa sinh mới phải trình diện ở Phòng Trực OOD (Officer of the Day) tại Bldg 624. SVSQ và khóa sinh dân sự thì bị tước đoạt hết mọi thứ đồ xi-vin, khi ra trường mới được trả lại. Họ phát cho mỗi người một bộ áo liền quần (poupie suits) và một đôi giày đi rừng (boondockers, loại giày da lộn sần sùi), rồi tống cổ tất cả vào một hầm tối tập thể (squad bay), đóng sầm cánh cửa sắt và khóa lại. Đây là một loại khám tối (cachot), không có đèn đuốc chi cả. Một nửa bức tường ngăn ở giữa. Sát hai bên tường này là một bậc thềm cao, và rộng vừa đủ để có thể nằm ngủ trên đó. Đi tiểu thì ở cái mương dọc theo vách phía bên kia, có nước nhểu rỉ rả. Cánh cửa sắt có cái cửa chớp (shutter), cái khe nhỏ vừa đủ rộng để mắt nhìn ra ngoài; khi có đại tiện thì gọi SVSQ trực mở cửa. Sáng sớm hôm sau, họ đánh thức bằng tiếng chuông reo inh ỏi và loa hô to:



        Cổng chánh vào Trường Phi hành Pensacola

        “Reveille! Reveille! Reveille! All hands hit the deck”. Tất cả chạy ra ngoài, nghe giảng một hồi, rồi co tay chạy đều lên phòng ăn sáng, không thấy thằng nào đánh răng, rửa mặt chi cả. Ăn xong là tất cả xếp hàng chạy bộ về lớp học. Tiểu đoàn trưởng Khóa sinh Battalion Officer chào mừng khóa sinh mới đến: “Welcome aboard!” và giới thiệu chương trình lớp Indoctrination Class tạm dịch là lớp Huấn Nhục. Sau đó họ đưa đi cạo đầu sát rạt (như mấy thầy chùa vậy đó). Các cadet đến phòng quân trang, lấy ni nón, áo quần, giày, rồi được lãnh quân phục, chụp hình làm thẻ căn cước và cấp cho thẻ bài dogtag…
        Huấn luyện viên là US Marine Sergeants. Họ truyền thụ, từ lời ăn tiếng nói dõng dạc to lớn, đến cách đi đứng chặt góc vuông, chào hỏi. Ngồi ăn phải thẳng lưng và nâng thức ăn ngang miệng, rồi mới đưa vào.
        Khóa sinh ngoại quốc phải mất thêm ít nhất 2 tuần lễ nữa để học Anh văn của Hải quân Hoa kỳ. Sau khi khám sức khỏe tổng quát lại, thấy tốt, thì mới được xếp vào lớp.
        Mỗi sáng khi nghe tiếng chuông reo và loa phóng thanh đánh thức, mọi đứa, mắt nhắm mắt mở, đều chụp lấy nùi lau, quơ quàu cái màn lá sách che cửa sổ (venitian blinds), tấn drap giường cho thẳng thớm, làm vệ sinh cá nhân, ôm bồn cầu lau sạch sẽ, bồn rửa mặt cũng phải khô ráo, cục xà-bông phải xài, chớ không được để chưng thờ, mà phải lau khô sau mỗi lần xài. Khi tới phiên trực còn phải biết sử dụng máy vacuum cleaner hút bụi, hoặc dùng cây broom đẩy bụi vào một góc rồi hốt, lấy mop lau nhà với nước sáp nóng (hot wax), rồi đánh bóng sàn nhà lại với floor buffer, ngoài ra còn cleaning details nữa, nghĩa là đánh bóng mấy ổ khoá cửa, tay nắm/ quả đấm cửa (knob/ poignée). Sau 8 tuần huấn nhục thì các khóa sinh được sinh hoạt bình thường.
        Chương trình Huấn luyện Quân sự (Military Training) rèn luyện khóa sinh thi hành công việc hằng ngày mà một sĩ quan thật sự làm, dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của các sĩ quan huấn luyện viên và sinh viên cán bộ trong Trung-đoàn Khóa-sinh. Thường thì huấn luyện quân sự nhắm vào việc cai quản hành chánh, quân phong quân kỷ, và khả năng tác chiến. Ngoài ra khóa sinh còn học cách sử dụng vũ khí cá nhân, chào kiếm chuẩn bị lúc làm lễ ra trường.
        Mỗi sáng, sau khi thức dậy và vệ sinh cá nhân xong, loa gọi “All hands fall in for morning spiffy (inspection)”, thì tất cả chạy ra xếp hàng ngoài sân, quần áo thẳng nếp, giày bóng loáng, cà vạt và bâu áo phải có kim gài (collar and tie pins). Sinh viên cán bộ đến trước từng người ngắm nghía xem quân phục có đúng cách không, rồi hỏi những câu về lịch sử, chính quyền, quân đội, thời sự…. Mọi câu hỏi đều có chuẩn bị câu trả lời. Các trưởng lớp class leader họp với ban tham mưu của Trung-đoàn Khóa-sinh sau mỗi bữa cơm chiều, và đem về phổ biến lại cho lớp mình. Nói một cách khác là ngoài quân phong quân kỷ, tinh thần đồng đội (esprit de corps) lúc nào cũng được rèn luyện.
        Đi ăn ở mess hall (nhà ăn tập thể) vẫn đi từng lớp và theo đúng cơ bản thao diễn. Mỗi thứ tư có bữa cơm chiều dưới ánh đèn cầy (candlelight dinner), có bồi bàn đứng hầu bên cạnh để phục vụ rượu vang, trông thật là quí phái. Thực đơn luôn thay đổi theo từng dân tộc một, tuần này món ăn Ý với spaghetti và rượu Chianti. Tuần sau món ăn Pháp với civet de lapin và Beaujolais. Món Đức thì có sauerkraut với Riesling. Còn món Nga thì có caviar với Rkatsiteli…. Mỗi thứ sáu có buffet ăn xả láng tự phục vụ, có khi cả một đùi bê thui, hoặc một con trừu quay, hoặc một con cá tầm (sturgeon) đút lò to lớn để nguyên trên một cái bàn dài ở giữa phòng ăn. Thứ Bảy, Chúa Nhựt thì nhà ăn mở cửa trể, điểm tâm và ăn trưa nhập chung lại làm một bữa gọi là brunch.


        Chương trình Văn hóa (Academics) thì có các môn Toán và Vật lý áp dụng cho ngành hàng không, phải dùng thước slide rule để tính, một dụng cụ mới lạ mà sinh viên ở VN có bao giờ xài đến đâu. Môn Naval Orientation dạy cho biết về lịch sử và tổ chức Hải quân Hoa kỳ. Aerodynamics là khí động học áp dụng cho phi cơ và bom đạn sử dụng. Study Skills dạy cách học bài trong đó có Speed Reading Skills (Speedy Skills) kỹ năng đọc nhanh và Communication Skills kỹ năng thông đạt. Leadership là nghệ thuật lãnh đạo. Engineering trong đó có môn Động-cơ-nổ và Động-cơ phản-lực.
        Aviation Science dạy cách điều khiển các bộ phận của phi cơ, luật lệ lưu thông hàng không, phương sách bảo trì phi cơ, phương thức liên lạc vô tuyến, Code Morse và Recognition nhận dạng các phi cơ đồng minh và phi cơ địch. Weather and Meteorology Thời tiết và Khí tượng. Navigation (không hành) trong đó có Celestial Navigation nhắm hướng ban đêm bằng vị trí các sao trên trời, cách sử dụng các phi cụ. Ngoài ra còn có môn Chính-trị FNP (Foundation of the National Power) phần lớn dạy về lịch sử thế giới với những chế độ khác nhau, những tổ chức quốc tế, như UNO, NATO, WAPA, những lắc léo ngoại giao, những hiệp ước, công ước cận đại, nhứt là quá nhiều những ngày tháng (date) phải thuộc lòng. Tất cả đều có phim ảnh, trợ huấn cụ cho từng ngành, từng môn một.
        Chương trình Thể Lực và Mưu sinh Thoát hiểm (Physical Fitness-Survival) phát triển sự kết hợp sức mạnh vào kỹ năng chuyên môn. Tập dượt các môn võ đô vật truyền thống (collegiate wrestling), quyền Anh có đội nón độn nệm (smokers boxing). Bơi lội thì phải bơi suốt 2,000 m (40 vòng tới lui) có bận đồ bay. Còn nói tới “Dilbert Dunker” thì khỏi chê: người ta đặt anh ngồi vào một cái ghế sắt tương tự như cockpit (phòng lái) của phi cơ nhỏ T-34, gài dây an toàn shoulder harness và safety belt, kéo anh lên tuốt trên đỉnh của giàn phóng, cao khoảng chừng 10 m, rồi khi nào nghe huấn luyện viên thổi tu huýt một cái, thì họ buông cái ghế cho rơi theo đường ray chúi xuống chừng 60° vào hồ bơi. Cái ghế lật úp. Nước bắn tung tóe tùm lum. Anh phải đếm thầm: “One thousand one, one thousand two,…one thousand five”, rồi nhanh nhẹn tháo gỡ dây an toàn bụng và vai. Hai chân ngồi chồm hổm lên ghế, hai tay vói thẳng lên miếng gổ, giả làm windshield (kính che gió), ngửa đầu ra phía sau, rồi hai tay, hai chân tống thẳng cẳng mạnh ra khỏi cái “Dilbert Dunker”. Tứ chi vẫy vùng như con ếch, cố ngoi đầu từ dưới đáy hồ lên khỏi mặt nước. Ngoài ra còn phải biết đánh vào quai hàm của nạn nhân, để làm cho họ bất tỉnh trước khi lôi họ vào bờ cứu họ, biết làm hô hấp nhân tạo CPR. Ngoài Đoạn đường Chiến binh (Obstacle Course) còn biết chơi trampoline, không phải chỉ nhún nhảy, mà còn phải biết nhào lộn, như thế sau này khi lên trời sẽ mạnh dạn làm mấy động tác phi hành (flight maneuvers) hơn.
        Nhảy dù trên đất liền và dưới nước. (Jungle/ Swamp/ Sea Survival) mưu sinh thoát hiểm trong rừng, sinh lầy và cả dưới biển. Nói cho cùng là môn thể lực huấn luyện sức chịu đựng dẻo dai trong tinh thần thể thao (spirit of sportmanship) và ngay thẳng (fair play).
        Sau 16 tuần lễ quần quật với đèn sách, đoạn đường chiến binh, lúc nào cũng ship shape, sạch sẽ ngăn nắp thứ tự như ở dưới tàu. Tuần lễ cuối cùng cả lớp bị bỏ vào khu sình lầy của rừng Eglin AFB từng huấn luyện Biệt Kích Mỹ, để học lớp Mưu Sinh Thoát Hiểm. Khi trở về trại nhà, thì mỗi khóa sinh được phát một tờ khai chọn lựa ngành nghề Career of Preference. Có người chọn ngành phi hành gia Astronaut. Phần đông là phi công fixed wing pilots. Còn lại là phi công trực thăng rotary wing pilots. Khóa sinh Việt-Nam không có đường chọn lựa mà chỉ ghi fighter pilots, để điền cho đầy đủ rồi nộp với người ta.

        Tại buổi lễ mãn khóa Địa-huấn, SVSQ nhận bằng tốt nghiệp Diploma, là quyết định bổ nhiệm chức vụ sinh viên cán bộ Cadet Officer gồm có: Trung đoàn trưởng SVSQ Cadet Regiment Commander (5 gạch). Trung đoàn phó SVSQ Cadet Regiment Sub-Commander (4 gạch). Nhạc trưởng Dàn nhạc & Ban hợp ca Trung đoàn Regimental Band & Choir Commander (4 gạch). 4 Tiểu đoàn trưởng SVSQ Battalion Commander (3 gạch), 4 Tiểu đoàn phó Battalion Sub-Commander (2 gạch), 12 Đại đội trưởng Company Commander (2 gạch), 36 Trung đội trưởng Platoon Leader (1 gạch) phụ trách 36 lớp còn lại (8 lớp Huấn nhục không tham dự). Người nào xuất sắc về một lãnh vực nào đó, thì được gắn thêm lên trên bảng tên ở nắp túi áo bên mặt một badge màu đen có tên lãnh vực đó chữ trắng, nếu được hai lãnh vực xuất sắc thì badge đỏ chữ trắng, còn cả ba lãnh vực thì badge vàng chữ xanh nước biển....
        Tới ngày ra trường, mấy Officer Candidates Mỹ được gắn lon thiếu úy: Hải quân và Lực lượng Duyên phòng là Navy/ Coast Guard Ensign; còn Thủy Quân Lục Chiến là Marine Second Lieutenant. Mấy anh tân sĩ quan phải có sẵn trong mình một đồng đô-la bằng vàng. Hể người nào đầu tiên chào và chúc mừng họ “Sir, Congratulations, Sir!” thì được tặng đồng tiền vàng đó. Sau đó thì họ chia tay nhau, ai đi ngành nào thì lên đường qua trường đó.
        Khóa sinh Kỹ thuật không phi hành (aviation ground officers), Điều hành viên, Cơ khí Phi hành (air crewmen) chẳng đi đâu xa mà đã có Trường Naval Aviation Officers School ngay tại Căn cứ Pensacola này rồi.
        Căn cứ phụ Naval Air Auxiliary Station Ellyson Field là Trường Phi hành Trực thăng Helicopter Training Squadron EIGHT HT-8 ở cách Căn cứ Pensacola 16 mi về hướng Đông-Bắc.
        Căn cứ phụ NAAS Saufley Field là Trường bay Vỡ lòng VT-1 (Primary Flight Training) ở cách 10 mi về hướng Bắc của Mainside (nickname của căn cứ chánh NAS Pensacola). Tất cả khóa sinh Student Naval Aviators đều phải qua trường này và đã tìm thấy cái cảm giác mạnh lúc đơn phi đầu tiên (first solo) tại đây.
        Sau vài ngày làm thủ tục đến và làm quen (Orientation) với cách ăn ở và làm việc tại Căn cứ và Trường phi hành VT-1, là hai tuần địa huấn (ground training), học để hiểu biết chiếc phi cơ mà mình sẽ bay trong nay mai:
        Cockpit Procedures chỉ cách sử dụng các bộ phận và làm quen với các đồng hồ phi kế, lúc mở máy, đang bay, trường hợp khẩn cấp và lúc đáp; ở đây có nguyên cái cockpit (phòng lái) của phi cơ làm trợ huấn cụ nên rất dễ hiểu. Engineering và Flight Characteristics cho ta biết khả năng của phi cơ, chịu đựng được bao nhiêu G’s, hỏng bánh ở tốc độ nào, và chạy được bao xa mới hỏng bánh. Vòng đáp touch-and-go (chạm bánh-bay lại) như thế nào. Phương thức liên lạc vô tuyến với đài kiểm soát không lưu ra sao; ở đây có skull practice, nghĩa là mỗi khóa sinh được mang một cái headset để thực tập, gọi báo cáo với đài không lưu và được nghe đài trả lời y như trên thực tế. Ngoài ra còn có link trainer (phòng lái giả) để cho khóa sinh thực tập ôn lại mấy động tác bay trong lúc chờ đợi có phi cơ khả dụng để bay.
        Rồi đến sáu tuần phi huấn. Giai đoạn pre-solo (tiền đơn phi) có 13 phi vụ. Trừ phi vụ làm lễ ra mắt (baptême de l’air), khóa sinh sẽ bay 10 phi vụ thực tập các động tác bay căn bản, sử dụng bộ phận điều chỉnh phi cơ bay bình phi, phương thức làm vòng đáp và kỹ thuật đáp, đồng thời học cách đối phó với các trường hợp khẩn cấp, luôn luôn phải giữ sự bình tĩnh và an toàn của một phi công (good airmanship and safety). Phi vụ 12 (safe-for-solo check flight) khóa sinh sẽ bay với một thầy khác, nhiều kinh nghiệm trong nghề huấn luyện, để khảo hạch. Nếu check pilot ra dấu “thumbs up” , thì phi vụ 13 là phi vụ đơn phi đầu tiên “first solo”.


        Tiếp theo là giai đoạn precision stage (nhuần nhuyễn) với 18 phi vụ, ôn lại mấy động tác học trước đây, và cứ xen kẽ một phi vụ có thầy (dual) với một phi vụ đơn phi (solo). Phi vụ có thầy thì học những ‘chiêu thức’ (figure) mới: loop/ boucle (nhào lộn 360 ), cuban eight (vòng số 8), wingover/ renversement (lật ngược 180 ), barrel roll/ tonneau barriqué (lăn xoắn ốc), spin/ vrille (xoáy vòng), phi vụ đơn phi thì khóa sinh dượt lại cho nhuần nhuyễn. Phi vụ khảo sát bay với một thầy ở khác flight (phi đội).
        Xong phi huấn vỡ lòng, Khóa sinh Phi công Cánh quạt qua NAAS Whiting Field ở Milton, cách Pensacola khoảng 40 mi về hướng Đông-Bắc. Ở đây trường bay VT-2 và VT-3 có chương trình Phi huấn Căn bản (Basic Flight Training).
        Trường bay VT-4 ở Sherman Field ngay trong Căn cứ Pensacola thì dạy bay Căn bản Phản lực (Basic Jet Training) và đồng thời dạy đáp hàng không mẫu hạm cho các Khóa sinh Phi công Phản lực.
        Trường Phi hành VT-6 cũng ở khu Bắc Whiting với VT-2, dạy Vỡ lòng Phi hành với phi cơ nhiều máy (Primary Multi-Engine Training) và phi cụ cho phi công trực thăng.
        Trường Phi hành VT-2 chuyển tiếp (transition stage) khóa sinh từ một chiếc phi cơ nhẹ và yếu như T-34B Mentor cân nặng 2,960 lb với công suất 225 mã lực, qua chiếc T-28B/C Trojan, nặng hơn gấp đôi 6,424 lb và mạnh trên 6 lần, công suất là 1,425 mã lực. Giai đoạn này kéo dài 9 phi vụ, 8 phi vụ bay với thầy và phi vụ thứ 9 là phi vụ đơn phi. Phương thức bay căn bản (basic air work) tương tự như mấy phi vụ đầu tiên ở Saufley, thêm vào đó là phương thức báo cáo lấy cao độ và xuống cao độ vào vòng đáp (climbing and letdown), thực tập đáp khẩn cấp (giả máy tắt) từ cao độ cao (simulated high altitude emergency), vòng đáp ở các sân bay phụ (outlying fields) cùng với phương thức đáp hạ toàn cánh phụ (full flap landing).
        Giai đoạn nhuần nhuyễn (precision stage) ở VT-2 là 7 phi vụ. Ở một sân bay phụ, người ta vẽ một hình chữ nhựt có gạch chéo màu trắng ở đầu phi đạo, vừa đủ an toàn để phi cơ chạm bánh lúc đáp. Khóa sinh phải tập chạm bánh trong ô này lúc hạ cánh. Những động tác bay căn bản (basic air work) được luyện cho đến mức dịu dàng (smooth) và wingover hay hammerhead/ renversement luôn được luyện tập, vừa kéo mũi phi cơ lên thẳng đứng, vừa quẹo gắt, gần vào triệt nâng (stall), rồi nhả cánh lại ở 180° đổi hướng và hạ mũi phi cơ xuống, để lấy lại tốc độ bình phi. Khảo sát thấy bay nhuần nhuyễn và đủ an toàn thì được qua giai đoạn kế tiếp.
        Giai đoạn nhào lộn (acrobatic phase) có 10 phi vụ gồm 4 phi vụ dual và 6 solo. Những chiêu thức căn bản như làm loop, lăn tròn (aileron roll/ tonneau), lăn xoắn ốc (barrel roll), immelmann/ rétablissement normal, cuban 8 (vòng số 8), half-Cuban eight/ rétablissement tombé (½ vòng số 8), spin (xoáy vòng), snap roll/ déclenché, split-S/ retournement. Mỗi chiêu đều bắt đầu bằng tốc độ bay (airspeed) khác nhau và phải luôn giữ hòn bi của đồng hồ chỉ độ quẹo (turn-and-slip indicator) ngay giữa.
        Sau 8 tuần ở VT-2, khóa sinh được chuyển qua VT-3 ở khu Nam để học 20 tuần phi huấn và 14 tuần địa huấn gối đầu lên nhau.
        Giai đoạn đầu là Huấn luyện Phi cụ Căn bản (Basic Instrument), suốt thời gian này bay với thầy và luôn chui vào hood (mui che), thực tập scan (nhìn lướt qua lại) mấy phi kế như attitude gyro (thế bay), turn-and-slip indicator (độ quẹo), rate-of-climb (độ lên xuống cao độ), altimeter (cao độ kế), airspeed indicator (tốc độ kế), accelerometer (gia tốc kế chỉ G’s). Khi làm slow flight còn cần phải theo dõi cylinder head temperature indicator (đồng hồ nhiệt độ đầu xy-lanh), lập lại mấy chiêu bay nhào lộn sử dụng phi kế, và vào cận tiến có đài hướng dẫn/ shoot GCA (ground control approach).


        Giai đoạn kế tiếp là Huấn luyện bay Hợp đoàn (Formation). 4 phi vụ đầu bay với thầy, 7 phi vụ kế tiếp bay solo. 3 phi vụ bay 2 chiếc, 4 phi vụ bay 4 chiếc, đều có thầy bay theo (chase). Thay phiên nhau làm lead dẫn phi tuần và làm wingman đeo theo, để luyện tập breakup-and-rendezvous (tách và tập hợp), tập hợp vào hợp đoàn sát cánh (parade formation/ échelon serré). Phi cơ lead (dẫn phi tuần) phải bay thật smooth, không động tới tay ga, giữ tốc độ an toàn cho phi tuần. Khi bay slow flight, không quẹo vào trong echelon (cánh nặng) nếu là phi tuần 4 chiếc.
        Hợp đoàn hành quân là tactical formation với 2 chiếc gọi là phi tuần nhẹ (element) và 4 chiếc là phi tuần nặng (flight/ patrouille). 4 chiếc là 2 phi tuần nhẹ và bay theo hình ngón tay (fingertip formation). Với hợp đoàn hành quân khóa sinh thực tập động tác phi hành flat scissors/ ciseaux.
        Hợp đoàn chiến đấu chase/ combat formation thực tập không chiến dogfight/ combat tournoyant với 2 và 4 phi cơ. Thật ra ở đây phi cơ/ phi tuần số 1 dẫn đầu chỉ làm những phi tác nhào lộn căn bản và phi cơ/ phi tuần đuổi bắt (chase) chỉ đeo theo, áp dụng những kỹ thuật chuyên môn đã thu thập. Không làm spin, hammerhead, snap roll, nói một cách khác là không áp dụng triệt nâng (stall/ décrochage) ở đây.
        Giai đoạn Huấn luyện Không hành (Navigation) ngày lẫn đêm. Không hành ngày làm Round Robin, đi lòng vòng, dạy cho khóa sinh biết chuẩn bị lộ trình (route planning), sử dụng bản đồ không hành (navigational charts), phân biệt những điểm mốc check points như xa lộ, đường rầy xe lửa, sông, hồ, v.v…. Bài học bay đêm nằm trong 2 phi vụ cross country (băng đồng) đêm đi xa ở lại đêm (overnight), một phi vụ sử dụng dead reckoning techniques, định hướng và tính giờ dựa theo tốc độ mình bay, từ điểm này (địa danh/ thành phố) đến điểm nọ; phi vụ kia thì không hành bằng phi cụ (IFR), sử dụng trợ phi kế (Navaid) TACAN, làm letdown (xuống cao độ), holding pattern (vòng chờ) và GCA pickup on final (cận tiến vòng chót có đài hướng dẫn).
        Giai đoạn cuối cùng là Huấn luyện Tác xạ (Gunnery), gồm có 5 phi vụ. Phi vụ đầu được thầy biểu diễn và 4 phi vụ đầu chỉ làm dry run để biết làm vòng tác xạ, phi vụ thứ 5 mới bắn bia.
        Sau suốt một niên khóa học tại Whiting, các khóa sinh trở về Saufley để bắt tay vào chương trình tập đáp hàng không mẫu hạm Carrier Qualification của Trường Phi hành VT-5.
        Sau hai ngày nghe giảng và trắc nghiệm về vòng đáp và những bộ phận trợ phi (flight support) trên hàng không mẫu hạm như hoạt động của hệ thống kính chiếu trên tàu (operation of the mirror landing system), cũng như cơ chế, tốc độ, sử dụng chân đáp, cánh phụ, móc đuôi tailhook (performance characteristics of the aircraft), và biện pháp an ninh phi hành áp dụng trên tàu (carrier safety), khóa sinh bắt đầu tập dượt đáp theo kính chiếu trên đất liền MFCLP (Mirror Field Carrier Landing Practice) tại 2 phi trường phụ Bari và Bronson.
        Ở VT-5 chuông đánh thức reveille đúng 0400 giờ sáng để tránh không khí chao động lúc mặt trời mọc. Mỗi khóa sinh phải trải qua 13 đợt tập dượt, 12 đợt trên đất liền và đợt chót trên tàu.
        Sau 3 phi vụ “demo” biểu diễn bay với thầy ngồi ở ghế sau, mấy phi vụ còn lại bay solo. Mỗi đợt tập dượt có khoảng chừng 8 lần đáp. Trên hàng không mẫu hạm thì 2 lần đầu chạm bánh bay lại (touch-and-go) và 6 lần đáp với móc tailhook (arrested landing) và cất cánh trên giàn phóng (catapult).


        Hệ thống đèn hạ cánh optical landing system (OLS) thường được biết qua tên gọi meatball (cục bò viên) chỉ cho hoa tiêu biết độ chúi (glidepath) của cận tiến vòng chót (final approach) trên hàng không mẫu hạm. Landing Signal Officer (LSO) sử dụng cờ màu (colored flags), ván (cloth paddles) và gậy đèn (lighted wands) để điều khiển phi cơ hạ cánh trên mẫu hạm, Flight Deck Officer (FDO) chỉ huy toán và tất cả những người mặc áo màu vàng sáng chói làm việc rất ăn khớp với nhau (perfect teamwork).
        Hàng không mẫu hạm USS Antietam (CVS-36) được Trường Pensacola sử dụng để huấn luyện hoa tiêu đáp tàu từ 1957, trước đây có boong thẳng (straight deck) theo kiểu “Essex”. Xưởng tàu Brooklyn Naval Shipyard đã sửa lại thành boong xiên góc đầu tiên thế giới vào 1953. Boong xiên góc (angled deck) đã cho thấy ba điểm lợi hơn boong thẳng (fore-and-aft deck): thứ nhứt là cùng một lúc có thể điều khiển cho phi cơ cất cánh và đáp; thứ nhì là, khi phi công nhìn thấy boong trống trải, họ cảm thấy an toàn hơn; cuối cùng là phi cơ lớn có thể đáp trên tàu được.
        Năm 1962 mẫu hạm CSS Lexington (CVS-16) vào thế chổ CSS Antietam trong Vịnh Mể-Tây-Cơ….
        Nhiều khóa sinh khi lần đầu chạm boong tàu (hit the deck), móc được vào một trong sáu dây cáp (arresting cables) cảm thấy cảm giác có vẻ mạnh hơn lần đầu tiên họ được thả solo (first solo).
        Sau lần cuối đáp trên tàu này thì khóa sinh hội đủ điều kiện (qualified) để mang cánh bay vàng của Hoa tiêu Hải quân Naval Aviator.
        Một buổi lễ gắn cánh bay được tổ chức tại Đại Sảnh Đường của BCH Phi huấn Căn bản HQHK (Naval Air Basic Training Command) Bldg 633 ở Mainside Pensacola.
        Tính ra thì chương trình học quân sự, địa huấn, bay ở trường vở lòng, 2 trường căn bản phi hành và trường đáp hàng không mẫu hạm của riêng trường Pensacola đã mất ròng rã hết 2 niên học. Cho nên sau giai đoạn địa huấn và bay vỡ lòng thì sinh hoạt ở đây thật là thoải mái. Ở Whiting Field, đi bay về là khóa sinh có thể giải trí ở ACRAC (Air Cadet Recreation Center), để nghe nhạc, chơi games, bi-da, nhậu bia lai rai. Một vài anh còn ghi danh học thêm cao học nữa. Nhà nguyện Whiting Field Chapel thường hay làm lễ cưới cho khóa sinh ở đây. Hằng năm cứ vào mùa xuân thì nhà trường phối hợp với mấy trường Đại học quanh Pensacola, để tổ chức buổi Dạ vũ Mùa xuân Cadet Spring Formal. Danh sách sinh viên được treo ở Tòa nhà Hành chánh (Admin Bldg) kế bên Phòng Thư tín (Mail Room) để khóa sinh chọn theo kiểu blind date/ rendez-vous arrangé. Căn cứ Whiting có đội đánh golf và ban nhạc Bộ Tứ Quartet riêng của họ. Vào những ngày ấm áp chúng ta không khỏi thưởng thức mùi thịt nướng BBQ thơm phức sau dãy nhà Cadet Barracks của SVSQ.
        Sau khi mãn khóa căn bản, được gắn cánh bay vàng Hải quân Navy Wings of Gold, SVSQ được tấn phong sĩ quan và được thuyên chuyển qua BCH Cao huấn Phi hành Naval Air Advanced Training ở NAS Corpus Christi, Texas. Tùy từng nhiệm vụ, khóa sinh nhận sự vụ lệnh để đến các đơn vị mới.
        Tại Corpus Christi, Trường bay VT-30 xuyên huấn hoa tiêu trên phi cơ A-1H Skyraider. A-1H Skyraider là loại xung kích cơ cánh quạt, bánh đuôi, một chỗ ngồi, không có bom đạn cân nặng 11,968 lb và sức nặng tối đa lúc cất cánh là 25,000 lb, động cơ xuyên tâm (radial engine) Wright công suất 2,700 hp (mã lực).


        Địa huấn được gói gọn trong 3 quyển sách:
        - A-1 Skyraider Flight Manual TO-1 gọi tắc là Dash One, gần như phi công nào bay loại phi cơ nầy phải nằm lòng. Nó mô tả đầy đủ phi cơ và tất cả hệ thống máy móc, cách sử dụng với checklists, phương thức điều hành bình thường và khẩn cấp….
        - Aerodynamics, Khí động học dành cho phi cơ và bom đạn sử dụng trên loại phi cơ này.
        - Flight Rules gồm có luật lưu thông hàng không bay bằng mắt VFR (Visual Flight Rules) và phi cụ IFR (Instrument Flight Rules).
        Giai đoạn làm quen Fam Stage (viết tắt của Familiarization) là khó khăn hơn tất cả. Nội mở máy không thôi, đã là một vấn đề ngay từ đầu rồi. Hể nhấn primer lâu quá, thì carburetor bị flooded (ngộp), cơ trưởng lấy hai ngón tay bóp mũi ra dấu; còn hể ít quá, thì bị backfire (lửa sớm), cơ trưởng phải leo lên xem coi butterfly valve có bị bung ra không. Nếu lơ là, không kiểm soát kỹ, dễ bị cháy máy vì xăng rò rỉ. Phi vụ đầu tiên cũng đã phải bay một mình rồi (solo), vì phi cơ chỉ có một chổ ngồi thôi.
        Lúc cất cánh, chân mặt phải kềm bánh lái thật mạnh, và nhanh chóng làm sao cho bánh đuôi hỏng lên mới dễ giữ phi cơ chạy thẳng được. Đáp thì phải giữ đúng three-point attitude để luôn chạm bánh 3 điểm. Chạm bánh rồi thì phải ôm cần lái vào bụng, hai chân phải luôn làm việc để giữ phi cơ chạy thẳng, chân trái đạp mạnh hơn.
        Sau giai đoạn làm quen với phi cơ thì các giai đoạn khác gần như lập lại những gì đã học ở trường bay căn bản. Dash One không cho phép tự động làm xoáy vòng (voluntary spin). Phi cơ có trang bị hệ thống chống G’s (anti-G system), sử dụng G-suit để tránh bị “black-out” lúc kéo nhiều +G’s khi nhào lộn (aerobatics/ voltige aérienne)và không chiến.
        Trong hợp đoàn hành quân, khóa sinh được luyện tập Thach Weave (4).
        Hai chiếc hoặc hai element (phi tuần) bay ngang nhau cách xa chừng 1 nm (dưới 2 km một chút), số 2 bên mặt chẳng hạn. Khi lead muốn đổi hướng thì lắc cánh cho số 2 thấy, rồi quẹo mặt vào số 2. Nếu muốn quẹo trái, thì khi giao nhau, lead nhắp cánh trái (cánh cao) một cái rồi trở cánh quẹo ngược qua trái; số 2 lúc đầu đang quẹo trái vào lead, thấy lead nhắp cánh cao thì tiếp tục giữ quẹo trái, đến khi nào lead roll out (trở cánh bay thẳng) thì mới thôi; bây giờ thì số 2 nằm bên trái.
        Trở lại trường hợp đầu tiên, số 2 nằm bên mặt cho khỏi lộn. Và lead quẹo mặt vào số 2 để đổi hướng. Nếu muốn quẹo mặt, thì lúc giao nhau, lead nhắp cánh mặt (cánh thấp) và tiếp tục giữ quẹo mặt cho đến hướng mình muốn đi thì roll out, số 2 đang quẹo trái, khi thấy lead nhắp cánh thấp thì trở cánh quẹo ngược qua mặt ngay, và cũng roll out theo lead.
        Nếu chỉ muốn đổi bên thôi, thì khi giao nhau, lead nhẹ nhàng trở cánh thăng bằng chớ không nhắp cánh, cross over/ under (bay ngang qua đầu/ dưới bụng) tùy theo cao độ rồi mới quẹo trái về hướng đi ban đầu.
        Còn nếu muốn đổi hướng 180 thì khi giao nhau, không nhắp cánh, không trở cánh thăng bằng, mà cứ tiếp tục quẹo đến hướng mình muốn rồi mới roll out.
        Người lead giỏi phải tính (plan) làm sao cho tất cả được an toàn: trường hợp bay cao thì element luôn giữ ở dưới và còn wingman của họ nữa; ở cao độ thấp thì ngược lại, wingman và element luôn ở cao hơn lead. Scouting formation đội hình thám thính áp dụng cho armed recce (tuần thám võ trang), escort ship/ train/ convoy (hộ tống tàu bè/ xe lửa/ đoàn xe), thường ở cao độ thấp, do đó lead set radar altimeter 100 ft còn wingman thì 50 ft.
        Luyện tập Không hành ngày và đêm đủ kiểu cận tiến ở cao độ cao high altitude approach, xuyên mây penetration và làm vòng chờ holding pattern, sử dụng thiết bị điện tử hàng không TACAN. Lấy cao độ 14,000 bộ, khi qua gần tới 12,000 bộ thì mở bơm tăng nạp supercharger…

        Lời Tuyên thệ của Phi công Hải quân Hoa kỳ lúc làm lễ gắn Cánh bay Vàng

        Luyện tập Oanh kích và Tác xạ (Bombing and Strafing) ngày và đêm.
        Trước hết tập nhào xuống thả bom (dive bombing). Để mục tiêu ở ngay giá bom bên trong (inboard rack), kéo mũi phi cơ lên chừng 30°, lật phi cơ thế nào để thấy mục tiêu ngay hướng 12 giờ, kéo mũi phi cơ xuống để máy nhắm (gunsight/ collimateur) hơi sau mục tiêu (aim short) một chút, rồi trở cánh ra cho phi cơ bay xuống thẳng vào mục tiêu, ngừng crosshairs/ réticule (chữ thập) trên mục tiêu rồi bấm nút bom, xong kéo mũi phi cơ lên 60° và quẹo trở lại, nhìn theo người phía trước. Đó là đánh bom trên cùng một trục (same-axis pattern). Chúng tôi còn tập đổi trục 90 như cánh chuồn (cloverleaf pattern) nữa.
        Bom nổ và hỏa tiển (rockets) thì ở cao độ cao. Đại bác (cannon) thì ở cao độ thấp hơn và độ chúi lài hơn. Napalm (bom xăng đặc) thì bay sát ngọn cây (low level/ rase-mottes). Tác xạ còn phải ra bãi tác xạ (range) mới có bia để nhắm bắn. Mỗi loại bom đạn đều có mil-lead khác nhau đã có ghi rõ trong quyễn A-1 Weapons Delivery Handbook (Sử dụng Bom đạn trên Phi cơ A-1).
        Khóa sinh trực, ngoài việc ghi tình trạng phi trường Notams, tình trạng phi cơ khả dụng trong ngày, cập nhựt Dash One, còn giúp Sĩ quan An phi ra flight line (phi đạo), lấy mấy yellow sheet xem phi cơ bị trục trặc chỗ nào và dò trong TO-2 (Technical Manual), ghi ra cách sửa chữa, rồi kẹp chung với yellow sheet.
        Hàng không mẫu hạm Lexington hoạt động thường xuyên ngoài khơi các cảng Pensacola, Corpus Christi và New Orleans trong Vịnh Mê-Tây-Cơ. Ngày 1 tháng 1, 1969 CVS-16 được cải danh là CVT-16 và vẫn tiếp tục nhiệm vụ thả đáp tàu carrier qualification (CQ) cho naval aviator 22 năm nữa. Cho đến ngày 8 tháng 11, 1991 mẫu hạm giải nhiệm và được đưa về làm USS Lexington Museum on the Bay, Tàu Bảo Tàng trong Vịnh Corpus Christi, Texas. 1989 USS Kitty Hawk (CV-63) được lệnh thay thế CVT-16 nhưng vẫn ở trong vịnh nhà San Diego, California. Đến 1992 USS Forrestal (CV-59) mới thật sự vào Vịnh Gulf of Mexico, đến 11 tháng 9, 1993 thì giải nhiệm.
        BCH Huấn luyện Phi hành Căn bản Naval Air Basic Training Command trước ở Pensacola, sau đó sáp nhập với BCH Cao huấn Phi hành thành một Bộ Chỉ huy Huấn luyện Phi hành HQHK Naval Air Training Command, đặt trụ sở tại Căn cứ Corpus Christi, Texas.
        Năm 1971, Căn cứ NAS Pensacola được chọn làm tổng hành dinh cho Bộ Chỉ huy Giáo dục và Huấn luyện HQHK Chief of Naval Education and Training (CNET), điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động và tổ chức giáo dục và huấn luyện trong quân chủng Hải quân Hoa kỳ.
        Năm 2003, Bộ này được đổi thành Bộ Tư lệnh Giáo dục và Huấn luyện Hải quân Naval Education and Training Command (NETC).
        Theo Chương trình MAP Viện trợ Quân sự Hoa kỳ, Không Lực Việt Nam Cộng Hòa đã gởi sang một toán gồm 3 Sĩ quan và 32 Sinh viên Sĩ quan Không quân thuộc Khóa 61 vỡ lòng để theo học ngành Phi công Khu trục Cánh quạt, là những khóa sinh VN đầu tiên tại Trường Pensacola này.



        (Từ phải) NT Dan Hoài Bữu, NT Lê Như Hoàn, NT Phạm Đăng Cường. NT Vũ Hiệp. NT Nguyễn Văn Phong.

        Danh sách khóa 61 Navy
        1- Tr/úy Hoàng Thanh Nhã
        2- Th/úy Bùi Tam Kỳ
        3- Th/úy Lê Thành Hòa
        4- Đào Trọng Chí
        5- Nguyễn Quang Lãm
        6- Nguyễn Huy Bổng
        7- Dan Hoài Bữu
        8- Vũ Hiệp
        9- Nguyễn Văn Phong
        10- Võ Ngọc Trinh
        11- Hồ Kế
        12- Lê Văn Lâm
        13- Võ Văn Trương
        14- Phạm Đình Anh
        15- Phạm Đăng Cường
        16- Cao Minh Dõng
        17- Lê Như Hoàn
        18- Nguyễn Đình Quý
        19- Nguyễn Tiến Thành
        20- Nguyễn Văn Bé
        21- Nguyễn Trí Kiên
        22- Hồ Viết Thanh
        23- Phạm Xuân Thu
        24- Hồ Kim Giàu
        25- Nguyễn Đình Nghị
        26- Nguyễn Văn Nhơn
        27- Nguyễn Đức Chương
        28- Thang Quất Phan
        29- Nguyễn Văn Phú
        30- Lê Trai
        31- Trần Văn Việt
        32- Nguyễn Văn Tám
        33- Đặng Hùng Thiết
        34- Đào Công Trực
        35- Nguyễn Việt Tước

        Hiệp, Trinh, Nghị : tử nạn trong lúc huấn luyện.
        Bổng: hy sinh trong một phi vụ hành quân vùng Tuy Hòa,
        Lâm: tử nạn trực thăng trong lúc biệt phái tại Bình Thủy, Cần Thơ.
        Trương: hy sinh trong một phi vụ oanh kích ở Tây-Nam Sài-Gòn.
        Dõng: hy sinh trong phi vụ hành quân ở Vùng I.
        Quý: tử nạn sau một phi vụ hành quân về đáp ở Đà-Nẵng.
        Kiên: rớt F-5 lúc cất cánh từ Biên-Hòa đi hành quân.
        Thu: đã hy sinh trong vụ pháo kích Bộ Chỉ huy Tiền phương Phước Long,
        Phan: tử nạn trên F-5 trong phi vụ oanh kích Lộc-Ninh,
        Phú: tử nạn lúc về đáp ở Đà-Nẳng sau khi hành quân.


        Hình chụp Tr/tá Lê Như Hoàn trong bộ Flight Jacket của US Navy sau 50 năm

        Sau cùng Đ/tá Hoàng Thanh Nhã làm Không đoàn trưởng KĐ23CT.
        Tr/tá Lê Như Hoàn Trưởng Khối Đặc trách Khu trục/ TMP Hành quân/ BTLKQ.

        Danh sách khóa 62B Navy
        1- Nguyễn Thế Tế
        2- Phạm Bình An
        3- Nguyễn Văn Linh
        4- Trần Văn Toàn
        5- Trần Văn Xía

        Tế: hy sinh trong một phi vụ Bắc phạt.
        Xía: hy sinh trong một phi vụ hành quân với L-19.

        Trước 30-4-1975, Tr/tá An là Trưởng Khối Nghiên cứu/ TMP Hành quân/ BTLKQ.


        Bằng Đáp Hàng không Mẫu hạm

        Danh sách khóa 63A Navy
        1- Nguyễn Đỗ Toàn (Lắc)
        2- Trần Thanh Vân (Cào Cỏ)
        3- Trần Văn Nghiêm (PĐT 516)
        4- Vũ Ngọc Liễn
        5- Ngô Đức Cửu
        6- Nguyễn Kiểm
        7- Phạm Văn Thặng (Fulro)
        8- Nguyễn Văn Phú (Cà Chua)
        9- Trần Ngọc Hà (Cà Chớn)
        10- Nguyễn Công Bình
        11- Bùi Ngọc Bình
        12- Nguyễn Trung
        13- Cao Văn Luy
        14- Lê Ngọc Yên
        15- Bùi Đại Giang
        16- Nguyễn Phúc Hưng
        17- Diệp Thanh Tú
        18- Phạm Trung Quân
        19- Nguyễn Kim Chung
        20- Bùi Văn Quí
        21- Tạ Thượng Tứ
        22- Bửu Vy
        23- Nguyễn Lễ
        24- Trần Hữu Quang
        25- Trần Kiêm Tuấn
        26- Nguyễn Khoa Phiên
        27- Triệu Ngọc Trình
        28- Nghiêm Ngọc Ẩn
        29- Trần Nhật Thăng
        30- Ngô Văn Trung
        31- Khổng Hữu Trí
        32- Mai Tiến Đạt
        33- Trần Hữu Dụng
        34- Dương Bá Trát
        35- Nguyễn Hoàng Dự
        36- Trần Phi
        37- Lê Văn Luận (chuyển từ khóa 62C)

        Trần Hữu Dụng: tử nạn trong một phi vụ bay solo T-34 ở Saufley Field.
        Thặng: hy sinh trong phi vụ hành quân ở Kontum.
        Bùi Ngọc Bình: hy sinh trong phi vụ đánh napalm ở Tây Ninh.
        Nguyễn Trung: hy sinh trong phi vụ hành quân.
        Giang: hy sinh trong phi vụ hành quân ở Hố Bò, Bình Dương.

        - Sau cùng Tr/tá Dương Bá Trát làm PĐT PĐ514 Phượng Hoàng, - Th/tá Trần Văn Nghiêm PĐT PĐ516 Phi Hổ.
        - Cựu Th/tá Lê Văn Luận, giờ chót là sĩ quan hành quân Phi-đoàn 118 (Pleiku). Sau khi miền Nam Việt Nam lọt vào tay cộng-sản, anh Luận đi tù... Ra tù, anh Luận đi vượt biên; nhưng không may anh Luận đã bỏ mình ngoài biển!

        Danh sách 64A/ B Navy
        1- Đinh Văn Sơn
        2- Trần Lợi Tường
        3- Bùi Văn Thắng
        4- Lưu Kim Thanh
        5- Lại Tấn Tồn
        6- Đàm Chí Dzũng
        7- Lê Hưng Long
        8- Nguyễn Điền Phong
        9- Võ Hữu Huy
        10- Đỗ Tín
        11- Bùi Văn Tài
        12- Lê Văn Ngoạt
        13- Đinh Quang Cứ
        14- Trần Thu Thủy
        15- Đỗ Minh Tăng
        16- Trần Việt Hưng
        17- Lê Thuận Lợi
        18- Dương Bá Khôi
        19- Koan Châu Đạt
        20- Lương Khánh Nam
        21- Nguyễn Văn Trang
        22- Cẩn Thanh Cát
        23- Nguyễn Thanh Bửu
        24- Trần Văn Mười
        25- Lê Văn Sang
        26- Trần Chúc
        27- Nguyễn Đình Thịnh
        28- Nguyễn Đại Điền

        Thanh: hy sinh trong phi vụ hành quân tại Phước Long, Bà Rá,
        Dzũng: hy sinh trong phi vụ hành quân trên phi trường Bình Thủy,
        Phong: hy sinh trong phi vụ hành quân vùng I,
        Tín: tử nạn ở Biên Hòa, Cát hy sinh ở Pleiku.


        Danh sách 64C Navy
        1- Trương Văn Ba
        2- Nguyễn Văn Bé
        3- Lưu Ngọc Điềm
        4- Nguyễn Thành Trung
        5- Nguyễn Văn Xê

        Danh sách 64D Navy
        1- Nguyễn Hữu Bông
        2- Tô Văn Cáp
        3- Nguyễn Ngọc Lành
        4- Nguyễn Văn Quí
        5- Vương Văn Quý

        Danh sách 65A Navy
        1- Chữ Quân Anh
        2- Lương Tứ Cường
        3- Vũ Việt Dũng
        4- Lê Chiêu Hiền
        5- Đỗ Phụng Hoàng
        6- Nguyễn Cao Hùng
        7- Phạm Đình Khuông
        8- Huỳnh Văn Lài
        9- Võ Hiếu Liêm
        10-Nguyễn Huy Lộc
        11-Đoàn Phan
        12-Nguyễn Công Phúc
        13-Tăng Tấn Tài
        14-Trần Văn Tám
        15-Vũ Thể
        16-Phạm Công Thành

        Thể: tử nạn trong lúc huấn luyện,
        Hùng: hy sinh ở chiến trường An Lộc, Bình Long,
        Lài: ở Phước Long, Bà Rá
        Hiền: ở Vũng Rô,
        Tài: ở Mỹ-Tho,
        Thành: ở Biên-Hòa.

        Danh sách 65C Navy
        1- Lê Đình Hải
        2- Lê Văn Tiên

        Danh sách 65D Navy
        1- Nguyễn Hữu Ân
        2- Hồ Văn Du
        3- Nguyễn Trọng Đức
        4- Trần Hoán
        5- Nguyễn Văn Sao
        6- Nguyễn Văn Tỷ

        Ân: tử nạn ở vòng đai phi trường Pleiku 1969 sau phi vụ hành quân
        Và đám này là những SVSQKQ/VNCH cuối cùng ở US Navy. Sau đó, không còn ai được gởi sang thụ huấn tại Pensacola nữa.
        Một điểm nữa là hình như từ các khóa 64 đến 65 thì VT-2 và VT-3 huấn luyện giống nhau, trừ việc nhà ở và sân bay khác nhau.




        Chú thích

        Những chữ viết xiên là thuật ngữ bằng tiếng ngoại quốc mà tiếng Việt không thể diễn đạt một cách ngắn gọn được. Sau đây là những chú thích về tên của các địa danh hoặc những kỹ thuật chuyên môn:
        (1) Hải quân Th/tá Godfrey DeCourcelles Chevalier, xuất thân từ Võ bị Hải quân HK 6/1910, lấy bằng phi công HQ Naval Air Pilot số 7 ngày 7/11/1915 và bằng hoa tiêu Naval Aviator số 7 ngày 7/11/1918.
        (2) Đề đốc Rear Admiral Albert Cushing Read, thủ khoa khóa 1907 Võ bị Hải quân HK và một trong những người đầu tiên đã thụ huấn tại Trường Pensacola, bằng hoa tiêu Hải quân Naval Aviator số 24.
        (3) Đô đốc Tư lệnh HQHK trẻ nhứt lúc bấy giờ và cũng là hoa tiêu hải quân đã thụ huấn tại NAS Pensacola, Admiral Forrest Percival Sherman (cho đến 1970 Đô đốc Admiral Elmo Zumwalt lên làm Tư lệnh HQHK mới chiếm lấy cương vị Tư lệnh trẻ nhứt).
        (4) Đô đốc John Smith “Jimmy” Thach đã phát minh ra kiểu hợp đoàn chiến đấu này, được mang tên Ông, để chống phá thế thượng phong của chiến đấu cơ địch vào Thế chiến II. Ông là một naval aviator, chiến thuật gia không chiến (air combat tactician) của Hải quân Phi hành HK.


        ***

        Phượng Hoàng Kim Cương
        Tết Nhâm Thìn 2012
        Viết mừng ngày Khóa 62 SVSQKQ
        50 năm Nhập Ngũ
        Bút trần nào tả được lưu luyến!
        Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
        Tình Hoài Hương

        Comment


        • #79
          Xuân Quỳnh & Người Đàn Bà Danh Vọng



          Xuân Quỳnh & Người Đàn Bà Danh Vọng
          Tình Hoài Hương
          *


          Khí hậu ở Đà Lạt thật dễ chịu, không khí thoáng mát, trong lành ấm dịu khôn tả. Tia nắng hoàng hôn nhuộm mặt hồ thành màu vàng óng, sang sáng, trăng trắng như tráng bạc. Con đường rất rộng len lỏi qua những đồi thông ngút ngàn, mang dáng dấp sang trọng, thấp thoáng đó đây nhiều ngôi biệt thự xinh xắn, muôn vẻ, muôn hình dáng yêu kiều đứng riêng trong từng thổ cư, có bao chiếc xe nhà bóng loáng đi về lả lướt, càng tô điểm cho bộ mặt thị thành vinh sang và nên thơ hơn. Nên thơ! Phải! Mọi sự đã khởi sự bắt đầu, cũng như chấm dứt từ chỗ nên thơ đây! Từ thành phố hoa đào duyên dáng thơ mộng nầy. Từ con đường mòn uốn khúc dưới rặng thông xanh ngút ngàn, dẫn đến ngôi trường thân quen suốt năm niên khóa. Phiến trời xanh xanh lộ ra dưới kẽ lá rì rào, bóng râm trên đỉnh núi dài hẳn ra, báo hiệu một ngày nữa hoàng hôn sắp lụi tàn. Quỳnh thấy quắt quay niềm nhớ nhung, dù rằng Quỳnh còn đứng trên con đường thân thuộc, và sẽ do dự bùi ngùi lúc chia xa.
          Xuân Quỳnh tần ngần giây lát rồi lững thững bước lên thềm, việc đầu tiên khi vô lớp, cô cất xách tay, cây dù ở trong tủ, cô đem sách dạy trong ngày, vở soạn bài, dụng cụ thính thị cần cho buổi dạy. Những cuốn tập học sinh làm bài ngày hôm trước. Tất cả bưng được lên bàn xong. Quỳnh kéo ghế ngồi. Trước hết, Quỳnh mở quyển “Bút Ký của Chúng Mình” ra, quyển bút ký nầy chỉ có Thụy Mi & Xuân Quỳnh đọc và viết cho nhau mà thôi. Chẳng hạn như bạn đã viết:
          - “Quỳnh ơi! Ngày 28/3 Hội Thuyết Giáo Khoa. Lần nầy Quỳnh phải dạy mẫu cho giáo chức toàn Tỉnh và Thị Xã xem đó nghe. Hãy chuẩn bị kỹ bài vỡ nhen.
          - Sau khi đi Hội họp xong, Quỳnh nhớ kêu Mai, Hạ, Cúc, đến nhà mình ăn bánh xèo, bánh căn, hỉ.
          - Ngày mai dạy xong, là mình lên xe “chuồn” về trước. Quỳnh về sau vui vẻ nhe bồ tèo”.

          Đôi khi đọc chuyện Quỳnh viết, Thụy Mi vui, hoặc buồn bã bâng khuâng thế nào ấy. Một hôm, Mi đọc lời tâm tình của bạn ghi như sau: . . . “Tháp chuông nhọn hoắt của ngôi giáo đường đâm thủng nhiều tảng mây trắng, xôm xốp, bồng bềnh, vỡ thành triệu giọt nước, hòa vào sương giá, và tiếng chuông càng thánh thót, ngân nga, háo hức rủ bình minh bừng dậy. Quỳnh nao nao nghĩ về mối tình của mình… bắt đầu từ các câu đối thoại với chàng:
          - Anh là Trung-Tá Nguyễn Bá, tự Rồng Vàng, là Tỉnh-trưởng và Chỉ-huy-trưởng trên tiền đồn heo hút sơn khê. Anh là sĩ quan cao cấp như thế, có biết bao binh lính sống tuốt trên thượng nguồn, đóng quân trong rừng sâu, nơi toàn thác nước và suối ngàn. Ở đó, chỉ có chim, khỉ, cọp và voi… Làm gì có trường học, không có dân cư, làm sao được khi anh nói với Quỳnh: “Anh sẽ thưa với mẹ Quỳnh, cho anh xin “ngón tay đeo nhẫn cưới của em” - rồi anh trang trọng kiệu em lên đó, để em dạy học? Ha anh?!
          - Á… Vấn đề là anh sống tận rừng sâu nước độc thật, thế nhưng nơi đó có đồng bào kinh và đồng bào thiểu số hiền lành chất phác, đôn hậu, lương thiện, họ nhọc nhằn khổ sở lắm, em à. Em sẽ trở thành hoàng hậu rừng xanh của các em bé thơ ngây, hiền lành chất phác, thật thà và giản dị nhất. Nhe em!
          - Ở rừng sâu nước độc, nơi khỉ ho cò gáy chỉ có sốt rét, chiến tranh. Ai dám ở.
          - Anh sẽ cố gắng quy tụ dân cư gom lại một nơi an toàn, đem bình an cho từng thôn, xóm. Rồi sau khi anh bình định mọi việc xong xuôi, em sẽ ở nhà dạy dỗ cho chính đàn con nhỏ xinh xinh của em, tạo thành một lớp học đông vui. Nha!
          - Ô! Anh ví em như bà Âu Cơ làm mẹ trăm con. Anh đùa dai vậy.
          - Anh không đùa. Anh nói rất thành thật".
          Thuỵ Mi ơi! Quỳnh nghẹn lời vì xúc động. Sự ấm dịu bất chợt không có gì cưỡng nỗi, khiến Quỳnh điếng lặng và lịm người. Biết trả lời thế nào? Tiếng hót tình yêu đầy tình âu yếm đã đến, mình đưa tay ngắt cánh lá vàng màu vương giả, không cảm giác đau nhức nơi bàn tay bị gai đâm chảy máu, mà cảm thấy vết thương sâu đậm đang rưng rưng ở trong lòng Quỳnh nè. Như nhà địa chất đào bới lớp chert, ngọc thạch lựu, kim cương… Quỳnh luôn hoài tưởng, mơ mộng, mong bắt gặp hình ảnh thân yêu, ngọt ngào xiết đỗi đã một thời làm chao đảo lòng ta. Quỳnh có muốn yêu người đã có vợ con đâu. Có muốn buồn nhớ và tủi hờn chi. Nhưng… Tự nhiên định mệnh run rủi, Quỳnh lại yêu say đắm và đầy khổ lụy.
          Giòng suy nghĩ miên man, choáng váng, liên miên, giờ Quỳnh hiểu dưới lớp vỏ trai mong manh kia còn ẩn dấu sự sống thực, là cuộc chạy trốn bản ngã mình, trốn nhân sinh quan ẩn dấu trong lớp vỏ số phận, nó gỏ trong tim Quỳnh đau nhức khốn cùng, không sao tả xiết. Khác nào Quỳnh tự buộc chặt với chàng, như con tằm nhốt mình trong kén để nhã tơ. Trong ký ức bỗng sống động, xúc động vì đường nét hòa nhập thân quen, vang dội lại lòng mình muôn vàn yêu thương, kiều diễm một thời. Kể ra cũng cần đem cuộc đời vô duyên, cuộc tình đen bạc và hờn tủi của mình kết tụ thành một hình hài bé nhỏ trong bụng. Và Quỳnh đã quyết định. Bây giờ, Quỳnh muốn quên, dùng tất cả tình cảm còn lại cho riêng con gái và học sinh. Nói thì dễ, không có nghĩa là Quỳnh quên ngay cuộc tình buồn, không hy vọng. Là hết yêu, quên sự ra đi, trở về. Sự đi, về, chua chát, phũ phàng dường bao trong hồi ức. Tựa như sự có mặt của Bá bên bờ nhánh sông không tên khi thuyền tình ghé lại. Mất hết rồi bao thi vị, ý nghĩa từ chiếc bóng yếu ớt, lung linh như nụ cười méo mó nở trên mặt nước xô sóng. Chiếc bóng chập chờn lúc trời choạng vạng tố sẽ thành lớp mạng nhện phủ chụp lên mình sự mù lòa buông thả.
          Khi Quỳnh tưởng tượng sau những ngày hành quân hoặc trấn thủ trên vùng biên giới, Bá về phép sống với vợ (dù anh ấy bảo: do bà xã "quá hơn chằn” thiếu hiểu biết, nên gia đình anh không hạnh phúc). Quỳnh đồng ý không hạnh phúc, nhưng chính anh đã tạo ra gia đình đó. Anh phải có trách nhiệm bảo vệ và vun đắp. Không vì lý do gì anh chối bỏ, cao chạy xa bay. Tuy nhiên, Quỳnh nghĩ đến hoàn cảnh mình, sự so sánh ấy khiến Quỳnh không thể vô tư lự. Nhất là sau nầy, Quỳnh biết Bá không chỉ có bà vợ lớn bé ấy, mà Bá còn nhiều cô bồ nhí khác. Những cô gái mê sự hào nhoáng xa hoa vinh sang và điạ vị danh vọng cao tột đỉnh… (trong đó có Quỳnh nữa, vậy mới đau! Thụy Mi ơi! Tuyệt vọng dường bao.
          Thiên kiến tình cảm đầy ngang trái. Con thuyền yêu không làm bằng ván ghép che nắng che mưa, mong chống chọi lại bão táp phong ba cuộc đời, mà như chiếc bóng bay giữa trời, hết chất thơ và trí tưởng tượng lãng mạn thiệt. Sau những bồng bột mặn nồng âu yếm, lẫn dày vò quá thể, nay Quỳnh không thể lún sâu vô, phải âm thầm rút lui, dứt khoát tách ra khỏi đời anh. Cuộc tình như bong bóng đã mọc thêm hai cánh bay vút đi quá đỗi là mau. Quỳnh chẳng nên tiếc nhớ, mà phải ngậm ngùi, điếng lặng. Thôi. [/I]
          Lần đó Mi ngậm ngùi xót xa, thương bạn lắm khi đọc mãi lời tâm sự của Quỳnh trong “Bút ký của chúng mình”. Rồi cô bâng khuâng băn khoăn xếp tập lại, để trong hộc bàn. Giờ ra chơi, cô ngồi trong lớp suy nghĩ, hồi âm cho Quỳnh:
          Xuân Quỳnh, bạn thân mến!
          Chúc mừng bạn có những suy nghĩ chính xác. Không ai có lỗi cả trong viêc để lại một góc tâm tư mình ngút ngàn hương yêu & chút ước nhớ luyến mong về thời vàng son xa xưa. Số phận đã tước đoạt trên tay ta niềm hạnh phúc bé xíu, mà định mệnh đã an bài vào mùa Đông năm kia cho hai người gặp nhau, (như trong câu chuyện huyền thoại), và yêu nhau. Chính là vì biết không phải là chuyện huyền thoại, nên con người ai cũng có đôi lần vấp ngã quá buồn. Câu chuyện về cái góc thiên đường của Quỳnh và Bá, thật là kỳ. Quỳnh như con chim non vừa bay ra khỏi tổ, cuộc sống tưởng bình yên phẳng lặng. Nào ngờ đã khắc ghi vô lòng Quỳnh nhiều điều quá đỗi buồn phiền, nó vẫn ngấm ngầm theo Quỳnh sát nút, kèm theo những tiếng hót tuyệt vời đầy tình âu yếm, ngọt ngào hương vị mùa Xuân đầy quyến rũ. Quyết định nên tiến tới bên nhau, hay không; vẫn do ở lòng ta, tùy ở cường độ yêu thương và sự cứng rắn mỗi người. Quỳnh à.
          Tiếng hót ân tình vẫn lách qua kẽ lá rì rào, vang lên giữa đám lá xanh, tình yêu theo không gian và thời gian, sẽ xuất hiện trở lại tươi xanh, hay úa vàng? Màu vàng lá úa thu phong, có khác với màu vàng anh của hoa mimosa không, hở Quỳnh? Có ai nói hai màu vàng khác nhau ấy, sẽ không cùng một mùa làm rụng lá chia phôi?!”…

          Đôi bạn thường say sưa viết trao đổi đủ thứ chuyện linh tinh, về kinh nghiệm nghề nghiệp, bản thân, chuyện đời phức tạp, viết cả những tập tục lý thú của nguời kỳ lạ nơi xa xôi. Đó là những giờ phút riêng tư ấm lòng, tuyệt diệu nhất của đôi bạn chân tình. Họ đến với nhau trong tình tri ngộ.
          ***
          - Mơ mộng gì, mà thừ người ra vậy?
          Thụy Mi hỏi, đập tay lên vai bạn. Ly nước vơi quá nửa, cái bánh ngọt kẹp lỏng lẻo giữa hai ngón tay Xuân Quỳnh khi thời gian vụt trôi qua. Sự im lặng trong bàn tiệc chia tay, sao buồn và quá lâu, Xuân Quỳnh không biết làm gì với hai bàn tay mất tự nhiên, trở nên lóng ngóng buồn thảm thế nầy. Mọi sự đã khởi sự bắt đầu, cũng như chấm dứt từ đây. Phải! Phải! (mọi sự đã khởi sự bắt đầu từ đây).
          Lần đầu tiên Mi đã gặp cô bạn đồng hành qua cái gật đầu nheo mắt mỉm cười ngầm chào nhau. Ồ! Bỗng dưng Mi cảm thấy mến thích người nầy lạ! Sau một thời gian quen biết, cô nhận thấy tính tình Quỳnh trầm lặng, dễ thương, nghệ sỹ, lãng mạn và vui tính. Tuy thỉnh thoảng Quỳnh có khùng khùng đôi chút. Ừ! Giống hệt cái điên điên của ta mà. Quỳnh có mái tóc dài buông thả trên thân hình thon thon, sóng mũi cao, miệng cười chúm chím coi cuốn hút truyền cảm, duyên dáng nhất là khi Quỳnh nói chuyện, giọng nói của gái Đà Lạt êm ái, nhỏ nhẹ, ngọt ngào rất có duyên cộng thêm phần tri thức. Đôi khi Quỳnh cười rõ tươi, lộ ra hàm răng trắng bóng như tráng men. Dù Xuân Quỳnh cười to, nhưng đôi mắt thì ngược lại, nó ánh lên một vẻ buồn mơ màng, sâu thẳm len lén nét đa tình. Quỳnh ăn mặc giản dị, thoải mái, mà ung dung. Quỳnh hay cười, dù cô đang rơi vào niềm cay đắng. Xuân Quỳnh biểu lộ tình cảm dưới đôi mắt to tròn tuyệt đẹp (mà các bạn thường đùa là "khung cửa sổ đa tình", hoặc có biệt danh đồng nghiệp đặt cho Huỳnh thị Xuân Quỳnh, “người đẹp mắt buồn rất bình thản”, nhất là được bạn trai tán thành.
          Mặc dù các cô giáo ở cạnh nhà nhau, nhưng họ dạy khác buổi, nên cô nầy đi dạy, thì cô khác ở nhà, kể như ít gặp mặt nhau để tỉ tê chuyện trò. Hai cô giáo tuy dùng chung một phòng học, cùng xử dụng chung bàn, ghế, tủ. Thụy Mi dạy buổi sáng, Xuân Quỳnh dạy buổi chiều. Hai cô có chìa khóa lớp, và chìa khóa tủ riêng đựng sách vở, dụng cụ thính thị chung. Các bạn thương Quỳnh, một phần dựa trên tính tình hòa nhã, đằm thắm, duyên dáng. Phần khác Quỳnh tiềm ẩn đâu đó chất thơ súc tích, giàu tình cảm pha chút lãng mạn thao thức dồn dập đến không ngờ, nên vô tình cô khá hấp dẫn và lôi cuốn họ, mà mặc nhiên Quỳnh không hề hay biết. Mặc dù họ có cuộc sống khác cô. Tuy thế, không có gì trở ngại trong tình bạn đầy thông cảm và thấu hiểu ấy. Xuân Quỳnh vừa đi dạy trẻ, vừa tiếp tục ghi danh trên đại học Sư Phạm cùng với Hương, Trầm Mây, Thu Thủy, Hạ, Bé, Oanh. Trong tương lai, chắc chắn nhóm nầy dù muốn dù không, “sẽ bị” tản mát đi dạy các trường Trung-học thôi.
          Riêng hai “cô giáo già” thì không vừa lòng, Họ làm bộ ư hử trong cổ họng, liếc nhìn nhau nhún vai bĩu môi rồi vội quay đi, nét mặt tỉnh queo. Quỳnh thấy từng cử chỉ của họ, cô biết nếu đối lập với quan điểm, hay có ý kiến, ý cò, với người khác, thì bị xem là khuynh tả. Không có ý kiến, cũng bị coi là khuynh hữu. Thôi mặc sự đời, cô sống cho chính mình, với nhu cầu nội tại, do sức mạnh nội tại, và vẻ đẹp nội tại, lù đù như thế mà thấm đủ. Song ở đời, ai cũng có nhân sinh quan riêng, phần Quỳnh mỗi buổi sáng thức dậy, cô đọc một đoạn kinh thánh, buổi tối trước khi lên giường, Quỳnh đọc một đoạn kinh thánh. Thế là nụ cười hồn nhiên lại tươi nở trên môi, thoáng hiện nét an bình. Quỳnh ung dung, nếu không muốn nói là bình thản trước mọi biến cố chung quanh, và chính mình. Từ những ưu điểm nầy mà tình thân ái giữa bạn bè, phụ huynh, học sinh, theo thời gian tăng trưởng vui vẻ. Thật đáng sống.
          Thật ra hai bà giáo già đối với Quỳnh có nhằm nhò gì! Xuân Quỳnh chỉ lưu tâm đến một người khác: đặc biệt quan trọng hơn. Hai cuộc sống hoàn toàn trái ngược, đã khẳng định mọi điều dứt khoát đưa anh ra khỏi đời cô: Nguyễn Bá, tự Rồng Vàng đi vào đời cô có trăm tim hoa tình yêu đua nở, phơi phới và phù vinh nhất. Vì, Bá có tất cả ưu ái Trời ban: Cao ráo, đỉnh đạt, tráng kiện, hào hoa, quyền hành, địa vị, danh vọng cao sang. Để Quỳnh tin tưởng anh hơn, có mấy lần Bá đưa Quỳnh về nhà cha mẹ, các em của chàng, (mãi đến bây giờ Quỳnh đâm ra nghi ngờ, không hiểu họ có phải là thân nhân, ruột thịt của Bá hay không nữa? Hay là anh nhận hờ đám “bá vơ” ở đâu đó, đưa họ về nhà anh làm “cò mồi”?).
          ***
          Một hôm, trên đường đi chợ về, Thu và Quỳnh gặp Liễu, (người em của Bá). Liễu mừng rỡ, ân cần hỏi thăm hai chị:
          - Lâu quá. Nay em mới gặp lại chị Thu, chị Quỳnh he.
          - Ồ. Mới ngày nào em còn bé tí xíu, học trên Couvent. Nay em lớn rồi ha.
          - Anh Nam vô Không-quân, đi Mỹ, trở về Việt Nam, ảnh đã có vợ và ba con, không phải anh cưới Quyên Hà, (như chúng ta tưởng đâu). Em xin lỗi, mãi nói chuyện ai, quên hỏi thăm chị và bé Nguyên Đào cuả chị Xuân Quỳnh, nay bé Đào lớn rồi ha chị?
          - Lớn rồi. Đã đi học. Còn em?
          - Em vẫn thường, hiện em dạy ở Mỹ Tho. Em xin lỗi, chị Thụy Mi có chuyện buồn hả?
          - Không.
          - Sao em thấy chị vẫn mặc áo quần đen?
          - Chị thích màu đen.
          - Vậy mà em nghĩ chị là cô phụ, hôm hổm em gặp anh Nam, ảnh vẫn hỏi thăm chị Mi, em lỡ nói chồng chị đã chết. Anh thắc mắc không hiểu tại sao. Thiệt là xin lỗi lần nữa nghen. Tuần sau, về Sài Gòn đi dạy lại, em sẽ đính chính.
          - Vậy sao!?
          - Còn chị Quỳnh thì em không cần cho anh Bá biết điều gì nghe.
          - Anh Bá đã chết trong lòng chị rồi sao?
          - Có thể lắm.
          - Bất cứ giá nào, chị cũng nắm bắt hạnh phúc. Vì con bé Đào chị à.
          - Níu kéo nhau để làm gì nữa. Hở em!
          - Như vậy, có tàn nhẫn và bất công không? nhất là con cuả anh Bá và chị lắm không?
          Trong mắt Liễu đã nhìn thấy nỗi quằn quại của người bị tước đoạt mọi quyền hạng, sạch trơn, vô nghĩa, trần trụi. Quỳnh khỏi cần bộc lộ niềm đớn đau phiền hận qua ngôn ngữ, cử chỉ. Mà, trải dài ra sự mệt mỏi, khinh mạn, cùng sức chịu đựng âm thầm cay đắng và sâu sắc, như tấm màn voan xám đục luôn vây kín từ mọi phía trên đỉnh Lâm Viên mù sương.

          Thụy Mi, Xuân Quỳnh, Liễu, chia tay nhau. Quỳnh cúi đầu bước đi cắn mạnh môi để ngăn chặn mọi đảo lộn khác thường. Trong tim họ bừng bừng cơn sốt tiếc thương, vang vọng trở về mỗi lần có người vô tình gợi nhớ đến người xưa. Quỳnh thương mình, lẫn thương anh và con. Duy có điều gay cấn giữa Quỳnh và Bá: Hai cuộc sống hoàn toàn trái ngược, Bá có tất cả quyền hành địa vị cao sang, danh vọng tột đỉnh. Cô chưa thấy bóng mây u tối nào phủ màu hắt ám, ngoài sự bay bướm, lả lướt, lăng nhăng, vô cùng rối rắm, khiến bà “phu nhân” nổi giận, đã làm nhục anh thường xuyên. Hôm đó, Quỳnh ngồi trong trường cùng Hội Đồng Trung Ương để chấm thi cho học sinh vô trường Trung-Học Công Lập. Tất cả giáo chức phải đến trung tâm thi tuyển làm việc trọn ba ngày. Chiếc phong bì lớn bìa màu vàng, cứng ngắt dày cộm, dán kín. Con niêm to tướng màu đỏ sậm bằng nhựa dẽo đè lên hai sợi chỉ tua vàng. Mặt trước phong bì có con dấu bưu điện in dấu ngày gởi đi, ngày đến. Xéo hai góc bì thư là con dấu “Tối mật” và “Thượng khẩn”.
          Ông chánh chủ khảo mặc bộ veston sang trọng, ông có bộ mặt béo phị, dấu hiệu ấy cho Mi biết ông sống đầy đủ, sung túc, minh xác về sự ông ta ăn uống mỗi ngày một tăng theo tỷ lệ thuận. Nếp nhăn xếp lớp dưới cái nọng cổ xệ từng nấc cứ rung rinh. Chốc chốc ông đưa ngón tay trỏ đẩy cọng kính gọng vàng chính xác về sát trên sóng mũi lân to bè. Mỗi khi ông nói hay cười đều híp mắt, đôi mắt him híp trông như một đường chỉ, nôm na hơn Mi coi ông giống như dân xì thẩu trong lò heo quay nơi Chợ Lớn, hơn là một chánh chủ khảo! Bụng ông quá phệ nên không có dây nịt nào vừa kích cỡ. Thay vào đó là hai quai dây vải, móc từ sau lưng quần, quàng lên vai, đan chéo trên lưng ông, và vòng ra bụng quần phía trước, quai có hai nút cài, giống như quần của em bé bự. Ông là người tốt tướng và “tốt bụng”. Mặc khác ông là người nghiêm nghị cẩn thận dùng cây bút đỏ gạch tên thí sinh nào yếu kém và phạm lỗi.
          Phía dưới văn phòng bỗng có một người đàn bà sửa mắt, mũi, cằm, bơm môi, trang điểm lòe loẹt diêm dúa, trang phục lộng lẫy cầu kỳ. Bà ta hất mặt lên, thẳng bước vô văn phòng, yêu cầu cho gặp Xuân Quỳnh ngay. Hân, (là anh tùy phái trực ban hôm ấy) ôn tồn, nói:
          - Mời bà vui lòng chờ ở đây. Cô Quỳnh bận chấm thi, không thể ra tiếp bà ngay.
          - Có lâu không?
          - Tôi không thể biết.
          Quen lối trịch thượng, hách dịch với lớp lính hầu ở nhà, bà ta quắt mắt nhìn mọi người, hỏi trống:
          - Cô Quỳnh ở phòng nào vậy?
          Hân tùy phái ít học nhưng có chút lịch sự thưa:
          - Dạ… Vì lý do an ninh trường thi, tôi xin miễn trả lời bà. Mời bà ngồi đợi.
          - Đợi… có lâu không?
          - Điều nầy, tôi lại càng không biết.
          - Tôi là phu nhân Đại-tá Bá, chồng tôi bị nó bỏ bùa mê thuốc lú, ổng về đánh đập tôi… Tôi đến đây… Huực... hic hic... hụ hụ.
          Hân đứng dậy, điềm đạm:
          - Thưa bà bớt giận, ở đây là trường thi, họ đang chấm thi, tôi có bổn phận bảo vệ an ninh. Ngoài ra việc cá nhân, tôi không muốn nghe, không có ý kiến. Mời bà im lặng ngồi chờ. Nếu bà bất tuân, buộc lòng tôi phải nhờ giới thẩm quyền can thiệp về việc bà gây rối, làm mất an ninh trật tự ở truờng thi. Thưa bà.
          Bà ta vung tay, trợn mắt hất hàm, chưởi đổng (hạ tiện như đã từng mạc sát thuộc cấp ở tư gia bà ta). Quày quả đùng đùng bỏ ra ngoài xe jeep, bà trút giận lên đầu anh lính, nạt nộ tài xế lái líu ríu xe đi một lèo.
          Thụy Mi suy nghĩ: đàn bà có yêu chồng mới ghen. Nhưng trong việc ghen để đem lại hạnh phúc, thì có hai cách: Thứ nhất, ghen để đem vinh danh kính phục đến cho chồng. Thứ hai, ghen để rồi đem đến sự nhục nhã xấu hổ về cho chính bản thân và cho chồng. Tiếc thay! Người đàn bà cao sang quyền quý đó, đã chọn cách quá ghen thứ hai. Quỳnh ngất xỉu tại phòng chấm thi, mọi người rối ben. Ông Chánh chủ khảo triệu tập phiên họp hội đồng bất thường gấp.
          Đang khi đó, khoảng hai giờ chiều, lúc các ông bà cô thầy trong phòng thi lăng xăng lo xúm lại bên Quỳnh giật tóc mai, mời bác sĩ. Bỗng vị đại tá anh minh xuất hiện. Tất nhiên ông oai phong đường bệ, lịch duyệt và trí thức lịch sự hơn bà xã... xệ! Ông ta xin lỗi ban giám khảo trường thi, xin lỗi các ban, ngành, kể cả anh tùy phái ít học, nhưng có tư cách của một người tự biết mình. Ông đại tá xin phép được đưa Quỳnh về nhà. Nhưng cô tránh mặt Bá, chối từ. Quỳnh viết vội vài chữ, nhờ tùy phái chuyển đến Bá: “Em đã và đang rất khổ sở vì những điều đáng hổ thẹn. Từ nay, hãy cho mẹ con em được yên vui và bình an. Xin đừng quấy rầy em. Chào vĩnh biệt. Xuân Quỳnh.”
          Quỳnh đã đoạn tuyệt mối tình mà cô tin yêu chân thật trong đắng cay, đầy nước mắt tủi nhục. Từ ngày quen nhau, Quỳnh vẫn đặt dấu hỏi về tình trạng gia đình Bá. Anh luôn miệng nói: “Anh đã ly dị khiếm diện từ lâu, nay bà ta đã mất dấu tích nơi đâu, không rõ”. Khi Quỳnh về nhà kể lại câu chuyện chẳng vui ở trường thi, thì cha mẹ, các anh chị em đều bán tín bán nghi về người đàn bà tự xưng là “vợ của chàng”. Tuy vậy Quỳnh đã quyết định dứt khoát. Dù bao lần Bá đến nhà năn nỉ có, hăm dọa có, cầu hôn có, giận dữ có, Bá đưa đủ giấy tờ chứng minh sự thật. Thôi. “Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin”. Niềm tin yêu trong Quỳnh đã nguội lạnh mất rồi. Tình yêu đó giống như ly nước ngọt ngào đầy ắp ân tình, vừa giáng mạnh xuống nền gạch nơi trường thi.
          Thụy Mi ái ngại nhìn bạn, dò hỏi:
          - Thế còn con của Quỳnh thì sao?
          - Sau nầy con mình lớn lên, Quỳnh sẽ nói một sự thật trăm phần trăm cho con biết: Ba của con là ai. Ba của con đã đạt được mục đích trên đường đờicó nhiều cách: suy nghĩ, hành động, quyết định khác nhau. Tình yêu cho đi, Quỳnh không ân hận, chỉ buồn là mối tình chân thật hoàn toàn bất vụ lợi đó, đã giết chết chính mình. Niềm vui, hạnh phúc duy nhất bây giờ của Quỳnh là nuôi dạy con thành nhân thôi.

          Mi nhận thấy lúc cô bé con đã lớn lên, đến tuổi vô trường trung học thì: Bé có nét giống ba vinh sang tri thức và đỉnh ngộ, có nét giống mẹ thùy mị, xinh đẹp và thông minh. Đồng thời bé có những nét dịu dàng và anh tú: đã tạo thành bé gái Huỳnh Uyên Nguyên Đào, mang họ mẹ.
          *

          Tình Hoài Hương
          Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-25-2020, 09:36 PM.
          Bút trần nào tả được lưu luyến!
          Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
          Tình Hoài Hương

          Comment


          • #80
            Đôi Bạn Chân Tình... (qua những phong thư "đa tình))



            Đôi Bạn Chân Tình Qua Những Phong Thư “Đa Tình…”


            Đà Lạt, tháng Mười Hai, năm l9…

            Anh Bửu Đan,
            Hai lá thư cuả anh gửi đến em (cách nhau khoảng hơn vài tháng), giữa lúc Hoài còn băn khoăn, bâng khuâng, xao xuyến. Tự đặt nhiều câu hỏi với lòng: "Không hiểu trong những lời văn đơn sơ, do em kém hoa mỹ, không biết thêu dệt những ý tình đẹp đẽ thơ mộng, và vô duyên tệ ở lần thư em gửi trước. Có làm anh phật ý không?". Ngờ đâu anh vẫn điềm đạm, thanh nhã để dung thứ cho em. Thật, đời của Hoài chưa bao giờ được diễm phúc như thế nầy. Anh à.
            Anh Đan thân của em! (Xin phép anh cho em được mạn phép và thân mật gọi anh bằng tên, xưng lại là em; Vì, chỉ lúc nào hân hạnh có đặc ân cao qúy, tốt đẹp như thế nầy, em mới dám ngỏ lời tâm sự cùng anh đang ở cách xa nghìn trùng thôi). Anh Đan ơi! Em không ngờ anh không thích sống ở chốn thị thành phồn vinh, nơi xa hoa đầy tin yêu quyến rũ, và thi vị vô vàn - để xoay lưng lại trước nỗi đam mê của con người, khước từ mọi cao sang danh vọng, qua bao lần đũng quần đã sờn, áo trận bạc mầu lại thay. Anh đi hoài đi mãi về chốn sơn khê, nơi bụi bờ lau lách, để... lội qua sông, ngày ngày tìm về kỷ niệm xưa rồi. Anh hở?

            Vâng! Em hiểu. Hoài hiểu anh hơn ai hết. Anh ơi! Việc thay đổi đồn trú của anh hôm nay, gián tiếp cho em có một phần trách nhiệm lớn. Và, tiện thể, cho em gửi đến anh trăm ngàn lần xin lỗi. Xin lỗi ngàn lần. Không ngày nào rảnh rỗi, mà em không nghĩ đến anh. Nhất là ở thời điểm quá ư lộn xộn, mệt mỏi, đau đớn cả tinh thần lẫn vật chất, giữa không gian và thời gian nầy. Ít nhiều gì, em vẫn nghĩ đến anh, nghĩ đến thứ tình cảm cao qúy thiêng liêng, chân thật xao xuyến, thơ mộng, và ngây ngất dịu nhẹ vô vàn.

            Lá thư trước, anh hỏi: "Em đã có người yêu chưa?". Lá thư sau cùng, anh nhắc lại: "Em đã có ý trung nhân chưa?" - Em vẫn ưu phiền và xót xa tự hỏi lòng: "Anh hỏi như thế để làm gì?" Tuy nhiên, nếu anh thành thật muốn biết về em, em thẳng thắng, chân thật để trả lời anh:
            - Em đã có rồi anh ạ. "Có" ở đây, không có nghĩa là em gặp ý trung nhân, tâm đầu ý hợp. Hay người yêu tha thiết. Mà, có nơi để nương tựa. Có lẽ “chúng em” chưa hiểu nhau bao nhiêu. Chàng là người phong nhã, ngọt ngào khôn khéo, biết ân cần chia sẻ nỗi niềm đắng cay đang bóp thắt trái tim em sầu héo khổ đau. Chàng chỉ là một người lính tầm thường, không hơn kém bộ áo trận bạc màu, ngày chia xa bên dòng sông cạn năm xưa. Lính mới trăm phần trăm, có lẽ anh ta không thua anh binh nhì là mấy.

            Từ ngày "Vắng xa anh" dễ cũng hai ba năm rồi, đời Hoài đã trải qua bao thăng trầm nhung nhớ, yêu đương, đau khổ, hận thù và khá gọi là chua chát đắng cay, bùi ngùi cho thân phận. Khung trời nầy, không còn êm ả thơ mộng đáng yêu, như khung trời Minh Long, Nghĩa Phú. Dù rằng trời Đà Lạt bao giờ và lúc nào cũng bàng bạc hơi sương, nên thơ, dịu mát. Chứ không oi nồng nắng cháy, với khói lửa chiến chinh, từ dạo em về xứ Quảng. Biết bao lần, em đặt bút xuống trang giấy mở rộng trước mặt, lắng sâu ý nghĩ mình, về những hoài niệm từ trong tiềm thức, cố gắng viết cho anh những lời tâm tình. Em mong anh chỉ giáo cho em được lĩnh hội ý lành, để em tiến lên, thoát ra khỏi vòng đai siết chặt từ mọi phía.

            Nhưng than ôi! Ý đã cạn, lời đã cùng. Em không thể đặt bút, dù chỉ viết, hoặc gọi: "Anh Bửu Đan ơi!". Tiếng nói của em tan loãng trong không gian bao la, em không bắt gặp lời anh đối thoại. Hoài hoàn toàn lạc lõng giữa vùng biển nhớ, cuồng cuộn trong dòng đời đen bạc xô sóng. Em đành nhắm mắt, đưa chân lên con thuyền yêu bồng bềnh trôi về bến mơ. Đành thôi! Mai đây, lúc nhận được cánh thiệp hồng (thế nào em cũng gửi cho anh biết, ngày vui nhất một đời người). Anh trai của em sẽ đọc bài thơ của ai đó:
            Mai mốt em tôi về xứ Bắc.
            Cách bao rừng núi cách bao sông.
            Tôi nằm mộng thấy em cười khóc,
            Lo ngại đời hoa bạc má hồng!

            Mai mốt em tôi về xứ Huế.
            Nói gì em là của... phương xa!
            Cầu cho đôi mắt em đừng mỏi.
            Tóc vẫn xanh mầu nhu thuở xưa.

            Anh có nằm mộng thấy em cười, khóc? Có đấy. Em cười ít, khóc nhiều. Anh à. Còn Hoài sẽ gửi đến anh hai câu thơ của thầy Phạm Lộc dạy Văn lớp Hoài ngày xưa:
            Từ dạo xa nhau, ai nỡ khóc.
            Thế nhân một chuyến lỡ sông đò.
            *
            Anh trai thân yêu của Hoài!

            Em muốn thức từ đêm nầy, qua đêm khác, khi đêm về trong cô lẽ, một mình ngồi trước ngọn đèn lạnh lẽo, em hướng tầm mắt vào đêm tối không cùng, tìm về chốn đầu đèo cuối núi. Chỉ những lúc nầy, những đêm khuya thanh vắng hiu hắt nầy. Em mới đủ can đảm trò chuyện cùng anh, trên trang giấy những điều rất thật, rất buồn thảm của đứa em gái sắp lấy chồng. Vì, mai đây khi trời sáng, từ mọi xó xỉnh, bóng đêm đã nhạt dần, nhường chỗ cho ngày dần lên, em lại khoát lên người chiếc áo gấm, dệt đầy giấc mơ hoa hạnh phúc. Không có gì xoi thủng được.

            Mong sao con thuyền hoa và giấc mơ hoa, trôi về bến bờ hoa hạnh phúc, vĩnh cửu bình yên một đời keo sơn gắn bó. Hẳn anh cũng cầu mong cho em được như vậy. Phải không anh?
            Hoài ở phương nầy luôn cầu cho anh mạnh khỏe, may mắn giữa chiến trường sôi động, và bình an trong tâm hồn. Em đang chào anh đây, xin chào anh thân yêu. Người anh trai Bửu Đan cư xử thanh lịch, tao nhã, tế nhị, rất đáng qúy trọng, và dễ thương nhất của em gái Trần Ngô thi Thương Hoài.

            ***

            Đà Nẵng, ngày 26 tháng 8 năm 1987

            Hoài thân mến,

            Anh vừa được thả trở về sau hơn 12 năm trong trại Tập Trung “cải tạo” khổ sai. Anh ra Huế thăm gia đình chú Tuấn Minh, thì nhận được mấy tấm carte của Hoài. Thật ngỡ ngàng, bất ngờ, và vui biết mấy. Anh không ngờ suốt 25 năm trời đằng đẵng, mà cô em gái vẫn còn nhớ anh Đan.

            Anh đã thật sự trở về. Nhưng lắm chua cay và ngang trái. Thôi, đời là thế. Phải không Hoài? Anh chả than van hay tiếc rẽ gì . Tuy nhiên cũng buồn. Anh có 4 con, hai trai lớn ở với mẹ. Còn lại bé Huyền Tôn Nữ My Vân và Vĩnh Tiến ở với anh. Các con lớn đã học xong cấp ba. Cha đi tù không được vào đại học. Chị đã rời vòng tay anh. Cũng phải thôi. Còn gì mà níu kéo nhau cho mệt. Hiện giờ anh ở Đà Nẵng, nhưng chắc Tết nầy anh sẽ đi kinh tế mới, chưa nhất định là đâu. Anh nghĩ với sức anh có thể tạo lại tất cả. Về Huế chuyến nầy thật buồn, chẳng còn ai cả, ngoài vợ chồng chú Minh. Tất cả mọi người đều đã ra đi. Kể cả mẹ vĩnh viễn bỏ anh; Người mà anh thương mến nhất đời.

            Phần em thế nào? Ổn định tốt? Anh xã đang làm gì? Các con em có lẽ lớn cả rồi, làm gì? Hoài lúc nầy vẫn trẻ chứ? Yêu đời như em dạo nào thì làm sao già được! Có lẽ em làm công nhân hay giáo viên gì đó phải không? Được thế thì tốt quá trong thời buổi nầy. Chẳng biết bao giờ được phép vào Saigon, anh xuống thăm gia đình Hoài nhe.

            Đà Nẵng của Hoài lúc nầy khác năm xưa nhiều. Ngày ấy sau khi em rời Đà Nẵng, thì chính phủ VNCH có nhiều kiến trúc mới, làm người ta khá choáng váng. Nhưng, trong đó anh vẫn thấy nhớ nhớ cái ngây thơ của mình ngày nào, xa xôi lắm. Còn bây giờ anh đi vào Đà Nẵng xa lạ, và cô độc vô cùng. Chắc anh ước mơ một vùng kinh tế mới xa xôi, để ổn định cuộc sống, Anh cần một vùng đất thật hiền hoà và thanh vắng, tạm gác lại xa hoa đô thị. Anh cảm thấy bây giờ anh thật nghèo, nghèo từ thể xác đến tâm hồn.

            Thôi nhé. Biên vài hàng để thăm Hoài và gia đình em, cầu xin em ổn định thật tốt. Anh không có gì hơn là hết sức cám ơn Hoài, còn nhớ đến anh và gia đình anh. Cầu chúc em và gia đình vạn sự an lành. Anh mừng.
            Anh Đan,
            * * *

            Đà Nẵng ngày 8 tháng 11 năm 1987.
            Hoài em!

            Cám ơn. Cám ơn em khi nhận được lá thư từ xa xôi gửi đến cho anh. Anh suy nghĩ thật nhiều trong vài tuần nay, nên quyết định trả lời cho cô em gái đây. Trời Đà Nẵng đột nhiên trở lạnh kinh khủng (khi nhận thư em). Đêm nay gió càng mạnh, có lẽ bão tố vùng nào, đã ảnh hưởng cho khí hậu mùa đông thật rồi. Ngồi nói chuyện với em, anh không đóng cửa sổ. Mặc kệ, để gió lạnh lâu lâu thổi vào. Đừng cho là anh thêm mắm thêm muối nghe em.

            Anh vừa đi Huế kỵ Me anh hôm 9 tháng 9 âm lịch. Me là người anh thương mến nhất đời. Ngày xưa anh bỏ Pháp để về Việt Nam, là do anh thương Me kinh khủng. Hoài biết không, ngày Me mất đột ngột, anh không biết, không ngờ, không khóc được, vì anh còn ở trong trại tù. Sự tiếc nuối đớn đau dày vò đến tột đỉnh cuộc đời anh. Không có gì đau đớn bằng! Em là người đầu tiên anh nói cho em biết nỗi đau đớn nầy. Rồi đây, chắc không còn một đớn đau dại khờ hồn xác nào, làm anh phải suy nghĩ; kể cả sự chia ly của vợ chồng anh.

            Em đừng buồn cho đời anh. Vì anh chả bao giờ chịu thương hại. Chắc em hiểu anh ít nhiều. Chuyện anh và chị “en face” đã xong xuôi. Từ ngày ra tù, anh chị gặp nhau mấy ngày Tết lạt lẽo, hời hợt, lúng túng, lẫn tránh, rồi mạnh ai nấy sống. Sự chia tay đã ngấm ngầm chấp thuận, an bài giữa hai đứa. Anh vẫn sống với bà mẹ vợ bệnh tật liên miên, và vợ chồng cậu em vợ trong ngôi nhà của anh. Bây giờ do họ đứng chủ hộ khẩu. Anh chăm lo mẹ vợ bình thường. Anh sống thoải mái trong một căn phòng riêng anh, một thiên đường cho sự tịnh dưỡng sau hơn 12 năm làm Trung Tá sĩ quan QLVNCH. Dù nay bị tù đày, anh đi và về âm thầm lặng lẽ như mây phiêu lãng, chẳng phiền hà đến ai, và anh lo cho hai con chu đáo.

            Chỉ cần “giải quản”, được phép đi đây đi đó, hai đứa (anh chị) ký tờ giấy là xong chuyện ly hôn. Chẳng ai luyến tiếc cho cuộc tình quá ngắn ngủi (1967-1975). Tám năm! Quá ngắn phải không em? Thế mà lắm đắng cay! Anh chấp nhận sự chia tay "quỳnh dao" vẫn nở đẹp đến ngày tàn. Sự ra đi như mây phiêu lãng trên bầu trời hạ chí, khi mình là kẻ yếu. Chắc em hiểu là bao giờ cũng đẹp. Lúc nầy anh chưa hận thù ai cả, kể cả không gian và thời gian. Với anh, Đà Nẵng chẳng còn gì mà luyến thương, anh có thể ra đi càng nhanh càng tốt. Nói vậy chứ trước khi gia đình em đi Paris, em nên về Đà Nẵng thăm thân nhân một chuyến. Chứ không sau nầy tiếc lắm đó! Đà Nẵng phồn vinh huyên náo muôn thuở. Nhưng đối với anh buồn lắm em ơi!

            Em biết không, vợ anh giàu lắm, có một hãng trái cây xuất khẩu tại Sài Gòn. Thế mà anh vẫn giã từ cô ta, anh chấp nhận lấy khó khăn, nghèo hèn thiếu thốn, để thử thách cuộc đời.
            Anh đọc thư em mà muốn cười quá! Em nói là: "Anh hãy sang bên kia sông, can đảm một chút, để xây lại viên gạch mái ấm, sẽ có gia đình hạnh phúc đầu tiên và cuối cùng bền lâu hơn". Sao mà em tôi có nghị lực và can đảm quá vậy! Chắc anh không làm được, với lứa tuổi năm mươi khá xế chiều của anh, anh sợ và ngán lắm rồi. Nhất là những người già như tụi anh. Anh nghĩ có xây lại lâu đài hạnh phúc ấy, chắc anh xây bằng plastique quá, vì mau hơn xây gạch nhiều. Cám ơn những lời an ủi của em gái, nhưng anh Đan chịu thôi. "Trả lại trăng sao cho đời".

            Bây giờ anh cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái, trong cuộc sống không bon chen, không dành giựt. Ngày tháng qua đời anh, như những quả bong bóng bay theo tiếng chuông nhà thờ. Thế mà có vài người muốn nhảy xỗ vào đời anh, để chia sẻ tình cảm, cuộc sống. Hoài ơi! Tức cười quá! Đó là vài người sắp điên, hay họ thương hại anh chăng? Chuyện đó còn lâu! Anh hứa với em như vậy. Anh không còn tình cảm, đã qua đi sự trìu mến trong nghĩa vợ chồng. Còn lại là niềm cay đắng. Có lẽ họ muốn làm thủ tục HO "cùng đưa nhau đi tìm hạnh phúc tị nạn" chăng!? Anh không muốn lại biên thư cho em, nói lên sự đỗ vỡ thêm lần nữa. Anh trai của Hoài bây giờ già lắm rồi. Xí nữa là đằng khác, nhưng chắc tâm hồn chưa già, mà còn trẻ hơn trước... Em thấy ớn anh chưa.

            Em biết không, từ dạo "xa em", anh đã đi học 2 năm bên Mỹ. Trở về Đà Nẵng anh tìm em, chẳng thấy em đâu. Anh đến nhà cũ, đường cũ hỏi thăm em, cũng chẳng ai biết. Buồn làm sao! Bao nhiêu lần anh xuôi ngược trên biệt thự Mimosa, số 2 Pasteur ở Đà Lạt, để tìm dấu vết em. Em vẫn biệt tăm. Biền biệt. "Gửi thư thư biệt. Gửi lời lời bay". Từ đó anh thêm một tật xấu là ghiền thuốc lá không đầu lọc, và cà phê không đường. Thế là anh tìm ra Đông Hà có cái lạnh và sự trống vắng của phố nhỏ. Anh hút thuốc và uống cà phê càng nhiều. Thật thú vị.

            Tại thị trấn điạ đầu nầy, vào một buổi nắng quái, anh gặp chị mặc bộ quần áo trắng, tóc thề đi giữa đám học sinh nhỏ, bụi đỏ bay mờ phố buồn. Anh chị yêu nhau và đám cưới vội vàng, nhưng đám cưới lớn nhất từ xưa đến nay trong thị trấn nhỏ. Tránh cho chị khỏi cảnh làm dâu, anh đã viện cớ với me anh, là đời quân nhân rày đây mai đó, anh đưa chị vào Đà Nẵng mua nhà ngay buổi đầu, cho chị tự do thoải mái... để rồi “tự do chia tay”. Ha ha…

            Em thấy không, tất cả có lẽ do Thượng Đế an bài. Tại sao ngày đó "người ta" không gật đầu ưng thuận một cái em nhỉ? "người ta" vui, "người ta" cười, lịch sự đoan trang, nhưng “em ấy” cứ lờ đi sự van nài của anh. “người ta” thản nhiên kết thúc chuyện tình bằng tấm thiệp cưới với ai, ở đâu, lúc nào, anh chẳng rõ. Em thấy "người ta" rất ác với anh không? "người ta" ngày đó quá đẹp, quá thần tượng đối với anh. Nên, "người ta" đã nhẹ nhàng xa anh không một lời từ biệt; “người ta” đẫy anh vào đường tiệm cận có cảnh đớn đau giữa hai lằn đạn nầy.

            Nếu em gặp lại "người ta" thì em nói giúp lại rằng: Ngày đó, anh yêu "người ta" đến cuồng điên, nồng nhiệt. Sau khi anh đi Huế trở vào Đà Nẵng gặp lại “nàng”, thấy sự hững hờ của "người ta", anh chấp nhận đi học xa quê hai năm. Chắc em không biết điều nầy. Chính Uyên và chú Minh biết rõ! Ghê gớm thay giọng nói ngọt ngào, thân hình thon thả, tóc thề gợn sóng, nụ cười duyên dáng, sóng mũi cao, đôi mắt đẹp trong sáng, thông minh, làm sao anh quên được. Dù qua bao năm tháng biền biệt phân ly.

            Cám ơn em đã gửi ảnh cho anh, anh không dám khen em vẫn đẹp, có lẽ là quá thừa. Có chăng là bây giờ em mệnh phụ một chút. Dù sao vẫn gợi lại hình ảnh người em gái thuở nào tóc thề ngang vai, đã chịu khó thăm anh tại Nghĩa Hành. Chắc em không nhớ con đường mòn xoắn ốc nón đìu hiu, lối cũ cheo leo ngày xưa đâu. Tự nhiên anh cảm thấy nhớ vô vàn, nhớ dĩ vãng thân thương êm đềm tuyệt diệu, và vô cùng ngắn ngủi. Với anh chỉ có buồn bã, xa vắng và ngắn ngủi. Phải không em?

            Lạnh quá! Chắc anh phải đi khép cửa… Thôi, mặc kệ nó, có lạnh thật, nhưng lại đê mê và thích thích. Anh tiếp tục nói chuyện và viết cho em đây. Có lẽ anh chẳng bao giờ có dịp đến thăm gia đình em, vì phép tắt khó khăn, xa xôi quá. Ngày 1-8-1988, anh hết quản chế, chắc lúc đó cô em Hoài và các con thân yêu, đã đến chân trời xa xôi bên Pháp rồi ha?!

            Nơi đó, dạo nào anh đã sống bảy năm trời, nhiều kỷ niệm lắm. Kỷ niệm thuở học trò. Ước gì ngày em lên máy bay, cho anh bám vào bánh xe, để cùng nhau đến Paris, thăm lại những con đường xưa, nơi mà anh đã đi, đã ở, đã sống bồng bềnh như những áng mây lang bạt, lãng tử từ thuở xa xưa ấy! Tự nhiên anh cảm thấy nhớ Paris chi lạ! Cũng lành lạnh thế nầy. Cũng cô đơn và trống vắng một cái gì không hiểu nổi. Anh hình dung Paris mùa chớm đông, tuyết chưa vội rơi phủ trên công viên, nhưng cơn gió lạnh đã sớm về.

            Tuy vậy, anh đã rời xa góc thiên đàng đó, về với Me anh. Vì như anh đã nói, không có gì qúy hơn, không có ai anh yêu hơn Me anh. Thế mà, giờ đây Me đã vĩnh viễn ra đi trong một hoàn cảnh buồn thảm. Khi đất nước nhuộm màu đen, quê hương đói khổ, rách nát đau buồn, gia đình phân tán rã rời, ly biệt, để hôm nay anh ngồi kể chuyện em nghe đây.

            Đôi khi anh không hiểu nổi ngọn gió nào, đưa em vào cái xứ xa lạ với anh quá trời. Ở mãi đâu vậy em? Mặc dù miền Nam anh đi nhiều, mà anh không hình dung ra nơi em đã sống. Anh tưởng bé của anh đã "du hành" qua Mỹ từ 1975, như Uyên, Phượng, em gái anh. Thành ra khi nhận cards của em, anh thấy đề Thành ông Năm, anh không hiểu em ở chỗ nào? Thôi, khuya quá rồi anh đi ngủ đây. Mai anh viết tiếp cho em nghe.

            Sáng nay vừa thức dậy anh lại nhận được thư em. Anh đọc mãi. Đừng thương hại và đừng an ủi anh nghe. Anh đại ghét. Hiểu anh đi. Anh không ngờ em gian nan cơ cực, kiên cường đến thế, và không ngờ em can đảm đến thế! Cũng may, mọi việc đều qua đi, và anh mừng là em đã ổn định dần dần. Nghe em nói 24/12 em sẽ dời hài cốt của Mẹ em ra Huế. Anh mừng vì đưa được Mẹ về vùng bình an nơi Mẹ sinh ra. Việc đó anh nghĩ là quý nhất.

            Vào khoảng thời gian đó, anh định rời Đà Nẵng vào thăm cô em út, hiện dạy tại Trường Cao Đẵng Sư Phạm, chồng cuả em Nga hiện là bác sĩ Trưởng Khoa. Có dịp em đến thăm em Nga nghe. Anh còn một bà chị ở tại Long Đất, Long Điền, con trai chị có quán cà phê đen, không nhạc không đèn màu, gần chợ. (Gớm thay ! “bác giải phóng" đổi đời! Cái nghề mà anh nghĩ con của một vị Tướng không bao giờ làm. Ấy vậy nay là một cứu cánh sinh tồn, danh dự lương thiện nhất của các cháu đó em.

            Anh dự trù ăn Noel ở Đà Nẵng xong là good bye. Anh không muốn hưởng cái Tết Đà Nẵng cô đơn lạnh lùng, xa lạ, kể cả gia đình bên vợ. Thành ra, nếu em đi Đà Nẵng trước Noel, thì cứ tự nhiên đến nhà anh. Không gì trở ngại. Chuyến vào, sẽ có đứa cháu làm kiểm soát viên lo vé cho em, mua dễ dàng. Có tiền và quen biết, mọi việc dù khó đến đâu, vẫn dễ dàng trong chế độ nầy. Em đừng lo.

            Chuyện xuất cảnh của gia đình em, sao em không làm thủ tục cho chồng em đi Pháp luôn? Tiện hơn là để anh chồng chờ chương trình HO, biết có lúc nào, hay không? Anh nghe nói vụ HO rồi. Người ta bàn tán xôn xao. Nhưng thôi, anh đã từng sống xa nhà, chán cảnh xa quê hương quá. Nếu có dịp gặp, anh sẽ nói rõ em hiểu lý do, thà anh chôn chân ở xó xĩnh vùng quê nào đó, cho xong đời "trai già từng xông pha chiến trận và phong sương mưa gió" Ha ha ha!

            Tội quá! An Hiệp là Quận 3 của Đà Nẵng, đường về Sơn Trà bây giờ phồn vinh lắm. Có bưu điện tư, không lạc thư đâu mà em sợ. Đó là cư xá Công Chức và Lao Động ngày trước, họ gọi là An Cư 1. Qua khỏi cầu Delattre xuôi về ngả Sơn Trà đó. Nếu em gửi thư bảo đảm hay sách gì đó cho anh, tốt nhất nên gửi tên con gái anh. Nhớ nhất là em không ban cho anh một ân huệ nào cả nghe.

            Việc chú Ưng Cần mất, anh có biết. Nhưng không được phép của ban quản chế. Hy vọng kỳ tới vào Sài Gòn anh sẽ đến thăm. Cám ơn em đến thăm gia đình thím Cần và báo tin cho anh biết. À, chắc em còn nhớ số bạn cũ trong Sư Đoàn 2 chứ! Đa số họ ở tù với anh, sức khỏe các anh ấy không lấy gì khả quan, có nhiều hoàn cảnh riêng thật buồn đau. Họ gửi lời thăm em đó.
            Thôi, thư đã khá dài. Anh phải đi bưu điện bỏ thư, kẽo em trông. Cầu chúc em và gia đình vạn sự tốt lành, và sớm đạt mọi việc cầu mong. Anh và hai con vẫn thường.
            Anh Đan
            * * *

            Đà Nẵng, ngày 11 tháng 11 năm 1987
            Hoài em thương,

            Vừa đi bỏ thư cho em hôm qua. Sáng nay anh định đi xuống chị Phụng nói chuyện chơi, uống ly cà phê do chị ta pha chế. Nhưng Đà Nẵng lạnh quá! Trời không mưa, nắng èo ọp cuối đông không đủ sưởi ấm, (vì anh không có áo lạnh che thân). Đành chế cà phê tại nhà, anh ngồi nói chuyện với em đây.

            Anh cứ viết, cứ nói với em mà không biết bao giờ mới đi gửi. Tâm trạng anh bây giờ là thế đó. Làm rồi bỏ, rồi tiếp tục vu vơ không chủ định. Đà Nẵng trở lạnh. Dễ thương thật. Nhưng anh muốn rời bỏ nó ngay, không luyến tiếc. Chi lạ thật Hoài ơi. Cảm thấy thú vị khi ngồi trong cửa sổ nhìn lá vàng, uống cà phê nghe nhạc (tại nhà nghe). Tự nhiên anh cảm thấy trống vắng lạ, nên quyết định không xuống chị Phụng, ngồi nhà viết thư cho em nè. Vì anh không thể nghe được tiếng đáp từ của em, không có được câu trả lời chính xác, đúng lúc. Anh cũng không được giận hờn vô cớ.

            Đêm qua chị Phụng (bạn thân của vợ anh), lên nhà anh ngồi tâm sự. Chồng chị ta đi Mỹ, hiện nay chị sống với bà gia và một con nhỏ. Chị có cơ sở đầy đủ, mệt mỏi cho cuộc sống, vài lần chị ta thử sang “tàu bè” đi thăm anh nhưng thất bại. Trống vắng và ngán ngẫm. Đôi khi nói chuyện với chị, anh cũng vui, trong cái vui của những người nếm đắng cay, không trọn vẹn cho cuộc tình. Anh thấy chị ta ray rứt trăn trở mãi khi nói:
            - "Anh Tùy đã lấy vợ".

            Thì có gì đâu, mà phải nói với an hem nhỉ. Tức cười thật. Anh thấy sao cứ xa lạ, không thể có âm tần đúng nghĩa. Tuy nhiên, đôi lúc câu chuyện giữa anh và chị ta có đồng hướng và thích thích. Nếu có em, em sẽ thấy “anh chị” thú vị qua những phân tích rất chí lý cho cuộc đời. Chị ta đi dạy học như em, trắng tay, làm lại, đứng đắn và đảm đang mà cũng xuôi tay. Huống hồ gì là anh vụng về, bỏ ngỏ, làm sao anh không lãnh bản án chia ly. Phải không em?

            Chị Phụng chưa tìm được cái gì đúng nghĩa yêu thương vợ chồng, cô đơn và gắng gượng (lời chị ta nói, chứ anh không có nhận xét). Tuy nhiên anh thích chị ta một điểm là thành thật, dám nói, và pha cà phê thì ngon tuyệt. Hoài đừng nghĩ là anh có ý đồ gì à nha. Nói thế, không có nghĩa là anh ghiền cà phê, hoặc lối nói chuyện của chị ta đâu nghe. Anh Đan hứa với em là anh không bao giờ đặt bút viết cho em:
            - Anh làm lại viên gạch tình yêu từ đầu, để rồi lại chia ly. Cứ tin anh đi.

            Từ hôm ra tù đến giờ, anh chưa biên thư cho ai, anh đại ghét nói về cuộc sống của mình, cho ai nghe, kể cả chú em Minh, và ba cô em gái. Tất cả các em vẫn biết anh đau buồn, anh giận. Nhưng không ai dám có ý kiến. Vì mọi chuyện, và vấn đề hôn nhân là do anh quyết định, do anh tạo nên. Đó, em thấy không, cuộc sống của anh bây giờ là như vậy. Rảnh rỗi chồng chất lên thất nghiệp, mới thú vị chứ. Anh phải chấm dứt cuộc sống vô bổ nầy khi xa Đà Nẵng.

            Thật ra anh chẳng còn gì để mà sợ. Niềm lo sợ đã ập đến đầy tan nát đớn đau, thì có thêm một chút, cũng không là gì. Còn lại chăng là mấy đứa con, là chứng nhân cho cuộc tình đau xót không trọn vẹn. Anh chỉ lo chúng nó buồn - khổ - giận - và hỗ thẹn, do cuộc tình cha mẹ chúng mà thôi - Các con đã lớn, chúng hiểu cái gì là đạo lý. Cái gì là cao thượng, thủy chung. Anh muốn nói với em nhiều về việc nầy. Nhưng thôi, để anh lo một mình được rồi.

            Anh vào Sài Gòn thì có nhiều chỗ làm và chỗ ở lắm. Nhưng anh nên tránh né Sài Gòn, (vì có người vợ phụ bạc ấy). Biết đâu lại gặp nhau. Gặp lại, nói gì đây!? Miền Trung thì anh chào thua. Cho nên anh quyết định vào Biên Hòa hay Long Điền. Tìm cho mình một chân trời ấm áp hơn đôi chút, (cho cuộc đời còn lại). "Họ" muốn anh ở lại Huế, Tam Kỳ, hay Đà Nẵng, để...
            đôi ta” làm lại từ đầu.

            Em thấy có vô lý không, khi họ hứa sẽ... "làm lại tình yêu vợ chồng từ đầu". (!?) Anh thấy nhàm chán và ghê sợ, không biết "cái đầu" nó sẽ bắt nguồn từ "cái đuôi" quá ẹ ở đâu? Có lẽ từ trong hư vô!? Ở lại để có một căn bản kinh tế. Một cuộc sống an bài. Một cuộc tình vật vờ chắp nối. Chán thật. Anh không hiểu nỗi khi "họ" nghĩ anh như thế nào! Cúi đầu chấp nhận chăng? Khó quá Hoài nhỉ! Thành ra, anh quyết định đi ngay, khi anh được "giải quản".

            Nếu có dịp vào Sài Gòn, anh sẽ đến thăm gia đình em. Biết bao giờ mới có dịp đó đây em. Anh cầu mong cho gia đình em đi trọn vẹn, tìm một định mệnh khác huy hoàng tươi sáng hơn. Ai mà khổ hoài phải không em? Nơi đất mới, anh nghĩ em sẽ được hưởng những mơ ước. Ít nhất là an bài cuộc sống bên chồng con. Anh hình dung cô em đang cần cù bên bàn may, hay nhíu mày khâu cúc áo. Nếu kim có chích vào tay em chảy máu, thì em đừng giận anh, vì anh cứ nhắc đến em hoài nghen.

            Tháng 7 vừa rồi, anh có đi Sài Gòn thăm tất cả bà con bạn bè, nhưng chú Minh cố ý dấu diếm, tránh né các tấm carte của em. Có lẽ chú Minh không muốn anh tìm lại một cái gì... làm anh nhớ nhung, đau buồn, xao động mạnh từ ngày xa xưa. Minh có lý của nó. Cho nên, trước ngày kỵ Me, chú Minh mới đưa cái carte cuối cùng em gửi thăm anh và gia đình. Là thế!

            Đột nhiên anh nhớ em kinh khủng và biên thư thăm em đó. Lúc đầu anh định viết thư thăm hỏi gia đình em thôi. Anh muốn dấu nhẹm em chuyện "anh chị chẳng lành". Nhưng không hiểu sao anh lại kể hết ra vậy. Anh hơi vội vàng phải không Hoài? Thực tế là thế. Anh không van xin nài nĩ ai hết. Có buồn thật, nhưng mình nên chọn cái nào đạo đức và danh dự nhất. Đó là niềm mơ ước của anh. Hiện giờ anh sống thật yên lặng, hoàn toàn không có sự phật lòng của mẹ vợ và bà con bên vợ. Anh không có ý kiến và không tham khảo bất cứ điều gì chẳng thuộc về anh nữa. Không có gì làm anh thắc mắc. Sự sống của anh biệt lập. Sự đi về của anh vẫn là của anh. Tiếp xúc bạn bè là quyền hạn hữu của anh. Thôi. Anh viết nhiều về anh quá! Chắc em mệt và nhàm chán. Anh muốn viết cho “em gái anh” biết rõ tất cả con người anh: Như dạo nào. Ít thích lệ thuộc. Cứng đầu mà lại đa tình đa cảm.

            Em hỏi anh Toà Sơ Thẫm ở Huế còn không, để em xin họ sao lục khai sinh? Việc nầy anh chịu thôi. Để lúc nào anh hỏi chú em Minh của anh, rồi anh trả lời em sau. Nha. Anh nghĩ bây giờ không còn tên cũ, mà thành: Toà Án Nhân Dân. Cái gì cũng là của Nhân Dân hết. Ủy Ban Nhân Dân. Quân Đội Nhân Dân. Viện Kiểm Soát Nhân Dân. Nhà Sách Nhân Dân. Nhà Hát Nhân Dân. Cửa Hàng Bách Hoá Nhân Dân. Cửa Hàng Phân Bón Nhân Dân... Nhưng, có một cái đặc biệt thuộc về nhà nước thôi. Ấy là Ngân Hàng Nhà Nước. Hahaha!!!

            Hôm nào anh hết bị "quản chế", cho anh vào xin học nghề may âu phục với em nghe. Anh hứa là anh rất có hoa tay. Cô giáo Hoài em dạy anh học may, càng mau tiến bộ. Thôi nhé! Hẹn thư sau anh nói chuyện nhiều. Ở Đà Nẵng sau 12 năm, khi anh lưu đày biệt xứ trở về, thì có nhiều chuyện cần kể cho em nghe lắm. Chúc gia đình em vạn sự an lành.
            Anh Đan.

            _ * _

            Đà Nẵng, ngày 22 tháng 12 năm 19
            Hoài thương muôn thuở!

            "Gieo gió thì gặt bão" Dù em có cầu Chúa, em cũng phải nhận thôi. Không ai có thể bước ra khỏi quy luật đó. Anh tìm kiếm mãi một mãnh đất nhà trong những quyển bút ký dài viết rất thật, rất đúng sự thật nầy, để nói với em những gì đã vượt xa tầm tay anh hơn một phần tư thế kỷ.

            Cám ơn em. Cám ơn em khi em trao anh những truyện dài: - Hiến Chương Tình Yêu. - Giữa Hai Lằn Đạn - Hoài Hương Xưa - Con đường Cảo Thơm. - Phút Định Mệnh Tình Cờ. - Chuyện Anh và Tôi. Vẫy Gọi Con Thuyền, Đường Thiên Lý xa mờ xa… vân vân... Cho anh được say đắm tìm về chút biệt hương xưa, bóng mây hạnh phúc đã phai lạt, tưởng chừng như không bao giờ tìm gặp lại. Cám ơn sự chứng nhân đích thực của anh - trong cuộc đời của cô em gái đẹp, đoan trang, ngoan hiền, nhiều tài sắc ở xứ hoa Anh Đào.

            Chắc em không bao giờ tưởng tượng được, sự trìu mến suốt cuộc đời của thằng con trai, đã quá thần thánh hóa, cho một người anh yêu (không đầu tiên trong đời) đã làm anh đau khổ nhiều. Hỗ thẹn, băn khoăn nhiều với đàn em ruột - (anh không thể giải thích với các em cuả anh được, điều gì đã vẫy gọi sự ra đi của em)?! - Anh không còn biết được bao nhiêu bâng khoâng lo lắng, đớn đau buồn nhớ dày vò mình. Kể từ ngày em xa rời Đà Nẵng. Anh cũng chẳng biết, em rời xa anh đột ngột... Vì lý do nào. Tại sao? Bởi đâu?

            Bây giờ thì anh đã rõ. Anh chỉ là một món đồ để lên bàn cân cho em chọn lựa. Cũng thú vị thật! Ngày ấy anh đã thua cuộc, và đã nhận lấy một cuộc đời quá khắt khe. Ngày xa em, anh đi Mỹ hai năm, có lẽ và nghĩ rằng: Nơi tột đỉnh văn minh và xa hoa của cuộc đời phù phiếm, anh sẽ nguôi khuây dần dần thương nhớ em, và lãng quên em: Một bóng mây hồng tuyệt vời hạnh phúc, mà anh không thể nắm bắt trong vòng tay anh đơn bạc.
            - Anh lãng quên hình bóng một cô gái, mà anh chưa bao giờ dám nắm bàn tay. Hay đặt nhẹ nụ hôn, cho dù trên tóc - Ngày đó anh sợ quá! Chỉ sợ tan vỡ - như bong bóng mây hạnh phúc cuộc tình mình. Thế mà, tại phương trời xa xôi, hơn nửa quả điạ cầu kia, anh vẫn nhớ em vô vàn nỗi nhớ. Nhớ về dĩ vãng đằm thắm, êm đẹp, mà anh muốn thực sự dựng xây cho suốt cuộc đời. Anh không lựa chọn, không thách thức, không lừa đảo, khi nhận em vào cuộc đời mình, không định kiến khi em về thăm quê hương, nên anh viết thư giới thiệu em đến thăm gia đình anh. Em đến đúng lúc, ngày ấy anh đã quá chán chường cho cuộc sống tự do, độc thân, bê tha. Anh chỉ cầu mong xây dựng một mái gia đình tuyệt vời; Trong đó, em sẽ là mẹ của những đứa con sắp ra đời - Là con dâu yêu của Me anh, một bà mẹ trân quý, Me buồn nhiều hơn vui (vì một cậu con trai cưng nhất nhà).

            Thế mà em đùa giỡn vô tư, vẫn thản nhiên, chẳng tha thiết, để rồi em vụt xa bay, ra khỏi tầm tay anh. Anh chấp nhận đau thương, âm thầm ra đi. Trong sự cầu mong em được xuôi về bến mơ, với một người nào đó, mà anh chắc là tuyệt vời nơi định mệnh. Cuộc đời lắm bon chen và muôn vàn trái trở, anh vẫn là anh, vẫn cô đơn và hờn tủi. Lẽ ra rứa, mà anh đã xây dựng cuộc đời, với người vợ tưởng là hiền, đẹp người đẹp nết, đoan trang và ngoan. Anh vẫn tự hào là đạo đức, cao thượng khi chấp nhận cuộc tình nầy.

            Cũng có tình yêu nồng cháy. Có hạnh phúc. Không ai lợi dụng ai. Anh hãnh diện với tất cả bạn bè, cũng như người đàn bà đó. Vì, anh đã đem lại tột đỉnh yêu thương chân thành trong tình nghĩa vợ chồng - Sự hào nhoáng vật chất xa hoa, anh dành điạ vị cao sang cho riêng nàng, và có những đứa con quá đẹp và thông minh.

            Sự tan vỡ và định mệnh qua đi, như khúc quanh cuộc đời đầy uẩn khúc bẩn thỉu. Anh không chút ân hận, không dày vò. Vì, anh đã tự hào làm tất cả. Làm tất cả cái gì cao quý của một người chồng trong thời vàng son đó. Sự ra đi của anh, và vợ anh, là một sự đạo đức, cao thượng. Không oán than, không thù hận. Không chê trách một ai, lẫn chê trách mình. Không ai còn mắc nợ ai.

            Cuộc tình tan vỡ đúng vào tuổi 50. Anh không ân hận, không xao động nhiều cho sự ra đi cuả nàng. Hầu như có sự tất yếu, và có sự chuẩn bị cho cuộc đời. Chẳng khác nào cuộc chia tay của "hoa Quỳnh Giao" vẫn nở đẹp, đến lúc tàn.
            * * *

            Thế rồi... Ngày nay, em lại đến trong chuyến xe đò khứ hồi Đà Lạt - Đà Nẵng. Em đến, và chúng mình đi giữa mùa đông giá buốt. Mưa bão từ không gian, thời gian, và trong cõi lòng anh đầy tái tê. Một tuần anh em mình vừa ở Đà Nẵng và Huế, dẫu sống thật gần, nhưng rất đỗi trang nghiêm và lạnh lùng xa vắng vô biên. Em ân cần trao anh mấy quyển bút ký, như sự hối lỗi rất chân thành. Em xin lỗi đã gieo vào đời anh niềm đau buồn ngày xưa ấy, em dặn anh hãy bình tĩnh, thông cảm, đọc từ từ cho biết, để biết nguyên nhân. Ngoài ra, em không có mục đích gì khác. Khi về nhà, anh thức trọn đêm đọc hết quyển thứ nhất, không hề chợp mắt. Tám giờ sáng anh qua Đà Nẵng đón em đi ăn sáng. Chúng mình chuẩn bị đi Huế.

            Trời ơi! Em đến làm gì nữa, hở Hoài? Đến làm gì khi mà, anh không bao giờ chấp nhận sự chia tay giữa em và anh ấy. Anh ấy đã đau khổ nhiều - Đã tạo dựng nhiều, hy sinh nhiều cho cuộc tình nầy - Anh không muốn dù cho một tình cảm nào nếu có, cho dù em chia sẻ với anh. Hoài ơi! Không có việc gì phải cản trở sự ra đi của em và các con em về vùng đất hứa. Tương lai của chúng rất cần cho sự sáng suốt, và hy sinh của em. Không lý do gì xa rời nếp sống gia đình em. Gia đình em, như một định mệnh dẫu tình cờ. Nhưng đủ ràng buộc, cột chặt tất cả lại bên nhau rồi. Em hiểu anh nói chứ!?

            Nếu em trở về với Hoà, anh khinh em. Nếu em trở về với anh. Anh không nhận. Không nhận, không có nghĩa là anh không còn yêu em như dạo nào. Mà có nghĩa là anh yêu em nhiều hơn trước. Anh yêu em nhiều lắm. Nên anh cầu mong em còn lại trong cuộc đời anh. Cầu mong hình ảnh em không bao giờ xoá nhòa trong ký ức anh. Chắc không bao giờ phai mờ. Kể cả ngày anh nhắm mắt xuôi tay. Biết đâu được trên vạn nẽo đường, anh lại gặp em. Chắc chắn bây giờ, anh đã thay đổi ý định đi kinh tế mới. Anh sẽ đi "kinh tế Mỹ" với các con thân yêu cuả anh - mà không bao giờ có người vợ

            Anh khẳng định từ giờ phút nầy, người đàn bà đó - đến với anh, chỉ nhận sự lạnh lùng và cô độc. Anh không muốn em nói điều gì với anh nữa. Vì anh không muốn em sẽ... - sẽ là người đó.- Người mà anh căm thù, và trao lại suốt cuộc đời sự lạnh lùng xa vắng. Anh vẫn hận đàn bà đó, chỉ muốn trả thù. (ý kiến nầy chưa bao giờ thay đổi, không biết sau nầy ra sao?)

            Trời vẫn lạnh em nhỉ? Chuyến xe lần đầu tiên trong đời. Và là lần cuối cùng, hai anh em mình ngồi chung xe, xuôi về Kinh Đô Huế, không đủ thì giờ cho mình tâm tình. Sau hai mươi lăm năm mới gặp lại. Không đủ sưởi ấm hai tâm hồn lạc lõng, bẽ bàng. Phải chăng, đó là đoạn đường, đưa anh và em vào nghĩa điạ?

            Nụ hôn đầu tiên trong phòng khách trên lầu hai, bên băng nhạc "Gợi giấc mơ xưa" ở nhà chú Minh, đã làm anh quá đau khổ, dày vò. Cho dù chỉ là môi hôn phớt nhẹ trên má. Anh giận anh, giận em, chúng mình đã phá hỏng sự trinh bạch của hai trái tim vốn dĩ từ thuở xa xưa rất trong sạch, mà anh nghĩ là chúng mình cao thượng nhất trên cõi đời nầy – Hôm ấy Anh đã cùng em bôi xoá hết rồi. Anh có khe khắt và gay gắt quá không? Hở? Buổi tối đó, em ngủ với vợ con của chú Minh. Anh ngủ với em trai, hai đêm. Mặc dù, chú Minh hỏi chúng mình, (khi cùng nhau bước lên cầu thang lầu ba):
            - Thưa anh. Nhà rất rộng, bây giờ anh chị muốn nghỉ ở phòng nào, để em lo.
            Nhà nầy có bốn từng lầu, phòng của riêng anh vẫn bỏ trống. Nhưng chúng mình tôn trọng nhau. Vã lại mình không muốn vợ chồng chú ấy hiểu lầm, tình cảm chúng mình không là thế. Trân trọng. Đồng ý không phạm lỗi lầm. Không có cử chỉ thất kính nào. Dù nhỏ nhặt nhất. Hôm sau, em đi thăm mộ ba mẹ em, ở nghĩa địa Phao Lô, dưới chân núi Ngự. Anh thăm bà con bạn bè, sót lại vài người lẽ loi. Mình ăn bữa cơm tối với gia đình chú Minh. Anh em kể lại nhiều chuyện vui buồn. Năm giờ sáng, em đến phòng báo thức anh dậy, chuẩn bị vào Đà Nẵng.

            Thỉnh thoảng mình gặp nhau vài lần ở nhà Thọ, bàn về việc nộp đơn cho chương trình HO sẽ ra đi. Chúng mình đi bộ trên phố phường huyên náo, mà lòng đơn điệu trống vắng vô ngần. Ngoài ra, không ai lợi dụng ai, dù tay nắm bàn tay, thêm một lần ấm áp. Chiều cuối, trước khi em lên đường đi vào Dalat, ngày 22 tháng 12 năm l987. Anh đến nhà anh ruột của em, trao trả em mấy quyển bút ký của em dày hơn 2800 trang. Chúng mình đi bộ lên chợ Hàn, vào tiệm ăn buổi cơm cuối cùng.

            Anh về, khoảng tối em đạp xe qua nhà, em chào gia đình mẹ vợ, và hai con của anh. Anh tiễn em đến bên chân cầu Dellatre lộng gió. Chúng mình ngồi ở bậc thềm xi măng, giữa lòng đại lộ lạnh lẽo vô vàn và vắng hoe. Anh buồn kinh khủng dưới cơn mưa phùn rét mướt. Em bị cảm cúm rất nặng, mà vẫn chịu khó đến bên anh phút chốc nói lời tạ từ trìu mến.

            Bên chiếc cầu tối đen, anh nghẹn ngào đớn đau biết ngần nào. Anh rất buồn và thương em tôi quá sức. Lòng anh muốn vỡ tan ra, thành từng giọt nước li ti trào lên khoé mắt, để tiễn biệt em về xứ lạ. Anh muốn khóc như nước mưa trong bầu trời gió bão mịt mùng. Nhưng, nước mắt không trào ra khoé mi, mà chảy ngược trở lại vào tim. Khiến lòng anh tan nát từng mãnh vụn, đớn đau xiết bao! Anh cố gắng nói chuyện với em lịch sự đàng hoàng. Xin trao nụ hôn chân tình, từ lần đầu và lần cuối trao gửi, để em yên tâm chuẩn bị đi Pháp.

            Em lên xe trở vào Đà Lạt lúc bốn giờ khuya. Anh trằn trọc thao thức bâng khuâng, lo lắng đau buồn. Không làm sao chợp mắt. Khi anh quyết định viết lá thư cuối cùng nầy ở trong quyển bút ký của em. Giờ phút em ngồi trên xe, đọc xong những hàng chữ nầy, là chúng mình vĩnh viễn xa nhau. Lòng anh quặn thắt niềm đau đớn kinh khủng. Tình anh yêu em dù không có gì hũy diệt nỗi. Nhưng, phải quyết định như vậy thôi. Phải không em yêu?

            Thôi nhé! Một lần nữa cám ơn em nhiều, khi anh được làm chứng nhân cho nhiều khúc ngoặt khốc liệt của một người con gái, mà anh yêu nhiều, và kính trọng nhất. Chắc Me yêu dấu của anh đã ngồi trong khung ảnh đang ngậm cười, trìu mến nhìn em, với những nén nhang mà em đã thắp lên trên bàn thờ (của người con gái quá dễ thương đã gọi hụt hai tiếng: "Me thương"). Thôi em ơi! Vĩnh biệt em. Vĩnh biệt mối tình mà anh đã yêu nhiều. Anh nhớ em nhiều. Anh khóc nhiều hơn cười. Buồn nhiều hơn vui. Hỗ thẹn nhiều hơn tự hào. Vĩnh biệt em ngàn đời yêu dấu.
            Em đã đi rồi, Thứ Ba hay Thứ Tư?
            Anh không còn nhớ.
            Vì bây giờ thời khóa biểu của anh,
            Không còn ngày Chủ Nhật.
            Và ngọn gió lùa, vừa khép hờ cánh cửa.
            Còn chờ ai... mà mở cửa! Phải không em?!
            Anh Đan.
            *


            Mùa đông biệt hương, năm 1987
            Tình Hoài Hương
            Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-17-2017, 12:15 AM.
            Bút trần nào tả được lưu luyến!
            Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
            Tình Hoài Hương

            Comment


            • #81
              Tháng 4 Đã Còng Lưng Vác Trên Vai...


              Tháng Tư Đã Còng Lưng Vác Trên Vai…
              Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-17-2017, 12:34 AM.
              Bút trần nào tả được lưu luyến!
              Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
              Tình Hoài Hương

              Comment


              • #82
                VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú * SÀI GÒN > RẠCH GIÁ


                Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-17-2017, 12:48 AM.
                Bút trần nào tả được lưu luyến!
                Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                Tình Hoài Hương

                Comment


                • #83
                  Tháng Tư: Lòng Mềm Nhũn Nỗi Tiếc Xót Ngậm Ngùi

                  Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-21-2017, 01:41 AM.
                  Bút trần nào tả được lưu luyến!
                  Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                  Tình Hoài Hương

                  Comment


                  • #84
                    Từ Ngày 17 Tháng Tư Năm Xưa


                    Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-17-2017, 01:06 AM.
                    Bút trần nào tả được lưu luyến!
                    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                    Tình Hoài Hương

                    Comment


                    • #85
                      30 Tháng Tư: Quốc Hận !!!


                      30 Tháng Tư: Quốc Hận
                      Bách Niên Thương Hải Biến Vi Tang Điền


                      Thật tình tôi không thể nào hiểu nỗi tại sao vận nước Việt Nam lại trở nên quá đen tối: sau khi hiệp định Genève 1954 diễn ra kể từ ngày 26 tháng 4 năm 1954 - rồi bản Hiệp Định được ký kết và kết thúc cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954. Thành phần tham dự: Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, Laos, Cambodia, Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Phía Quốc Gia Việt Nam ban đầu do ông Nguyễn Quốc Định làm Trưởng Đoàn. Sau, ông Trần Văn Đổ thay thế.

                      Đáng chú ý: Ông Trần Văn Đổ, Trưởng Đoàn Quốc Gia Việt Nam đã lên tiếng phản đối sự chia cắt đất nước. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (miền Nam Việt Nam) không ký Hiệp Định. Phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (miền Bắc Việt Nam) do Phạm Văn Đồng làm Trưởng Đoàn. Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối công nhận Hiệp định Genève.

                      Kể từ ngày 21-7-1954 – Khi miền Bắc Việt Nam ký Hiệp-định Genève xé đôi lãnh thổ Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương Bến Hải làm ranh giới, để chia lìa tách bạch hai miền Bắc Việt Nam và miền Nam Việt Nam ra đôi ngả phân ly nghẹn ngào:

                      - Ngày 11-11-1960 – Đại-tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu cuộc đảo chánh cùng Trung-tá Vương Văn Đông ở Liên-đoàn Dù, và Thiếu Tá Nguyễn Triệu Hồng, Đại-úy Phan Lạc Tuyên: đã đảo chánh nền Đệ-Nhất Cộng-Hoà hụt; thì “chiến tranh nội bộ” bắt đầu manh nha quyết liệt vì cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt rối rắm bùng nổ liên miên. Từ xưa tới nay sự thôn tính đất đai, tranh giành quyền lực, thế lực, vinh hoa, là mạng lưới quyến rũ dẽo dai và khổng lồ. Nước càng trong thì không có cá. Dù lòng người đơn giản, phước thiện, trong sáng và cao cả; ấy mà nếu du nhập vào hệ thống chính trị, sau khi bị cuốn hút vào cung cầu đó, thì thật khó lòng ít có ai rứt ra được.

                      - Ngày 27-2-1962 - Có 2 chiếc khu trục A1 Skyraider dội bom dinh Độc Lập, do Trung-úy Phạm Phú Quốc và Thiếu-úy Nguyễn văn Cử ném bom bắn cháy dinh Độc Lập. Phi cơ của ông Phạm Phú Quốc bị bắn rớt trên sông Sài Gòn, ổng đã vô tù, tất cả bom đạn còn nguyên, nghĩa là ông ta chưa kịp thả trái bom nào. Ông Cử đào thoát bay mút qua hướng Nam Vang, dân chúng bàn tán là ổng bị chính phủ ở bển bắt nhốt vô tù rùi!?

                      - Sau biến cố 02-11-1963 – Tổng-thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị thảm sát. Trải qua bao thăng trầm chính trị sục sôi… thì nền Đệ II Cộng Hòa có Tổng-thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu lên ngôi.

                      * Ngày 8-3-1965 - Kể từ khi có đoàn Thủy-quân Lục-chiến Mỹ tiên khởi, đông đúc khoảng 3.500 người rầm rộ đổ bộ lên đất liền tại Đà Nẵng, Mỹ viện cớ muốn giữ “an ninh cứ địa”. Do tướng Maxwell Taylor, thỉnh thoảng hút xì gà Schimmelpennick làm đại sứ Sài Gòn, ông dẫn đầu một cuộc phô trương cường quốc Mỹ, để thị oai với các nước tụt hậu, chậm tiến, đang có chiến tranh. Rồi…

                      * Ngày 16-8-1965 - Chính phủ Nguyễn Khánh chủ trương thành lập Hiến Chương Vũng Tàu. Trong nước loạn xạ bởi nhiều phe phái chính trị phản đối chính quyền đã hoạt động ráo riết. Sau đó có nhiều bất đồng, các đảng phái, sinh viên lục đục nội bộ, nên tan đàn rẽ đám. Hội-đồng Quân-lực Cách-mạng truất phế ông Nguyễn Khánh, cho ông lưu vong ra ngoại quốc làm đại sứ.

                      * Ngày 9-5-1969 - Hạ-sĩ Henry Kissinger đi lính trong Đệ-nhị Thế-chiến, sau lên làm cố-vấn an ninh quốc gia cho Tổng-thống Richard Nixon. Về sau tiến sĩ Henry Kissinger khai mạc hoà đàm Ba Lê (không có chính phủ miền Nam hay Quân-lực miền Nam). Suốt thời gian hoà đàm dưới sự giám sát chặt chẽ của Nixon, ngoại trưởng Kissinger “ráo riết đi đêm” với quân Bắc Việt.
                      - Người dân luôn dán mắt nhìn vô ti vi trắng đen, theo dõi công ty Pecten Việt Nam (là chi nhánh của Shell) đã sản xuất khoảng 1.500 thùng dầu thô/ngày, trong giếng dầu mang tên Pioncer sâu 4.500 feet dưới lòng biển. Hoan hô đại thắng!

                      - Một phái đoàn Mỹ có tên Project Concern, và phái đoàn Thanh-Thương-Hội Việt Nam do ông Lê Bá Công làm hội trưởng, hướng dẫn phái đoàn săn sóc y tế cho đồng bào Thượng tại miền Nam Việt Nam. Phái đoàn nầy được đồng bào kính trọng và hoan hô nồng nhiệt.

                      * Ngày 27-1-1973 – Trong chương 2 điều 2 tại nhiều năm hội nghị, sau đó Hiệp định Ba Lê đã ký kết đình chiến: Ngưng bắn. Ấy thế mà vào ngày 9 tháng * Ngày 9 Tháng 3 năm 1974 Việt-cộng câu súng 81ly vào trường Tiểu-học Nhị Quý, Cai-Lậy, Tỉnh Định Tường, giết 32 em học sinh nhỏ, và hơn 50 em học sinh khác đã bị thương la liệt và trầm trọng. Vô số trẻ em bị chết oan, thật đau đớn vô cùng thảm thiết.

                      * Ngày 11-3-1975 - Mất Ba Mê Thuột. Thiếu-tướng Phạm Văn Phú, Tư-lệnh Quân-đoàn 2/Quân-khu 2, ra lệnh quân đội triệt thoái khỏi Pleiku – Kontum (do chỉ thị của TT Nguyễn Văn Thiệu).

                      * Ngày 19-3-1975 – Một Tiểu-đoàn của Trung-đoàn 43 Bộ-binh đóng chốt phòng ngự tại Định Quán, quanh vùng phụ cận núi Chứa Chan. Gia Rai, Tiểu-đoàn nầy anh dũng đánh trả đối phương rất phi thường.

                      * Ngày N+5, 21-3-1975 triệt thoái cuối cùng Lực-lượng Quân-đoàn 2 khỏi Cao Nguyên, trên tuyến đường Liên-tỉnh lộ B.

                      * Ngày 22-3-1975 - Tỉnh Quảng Đức thất thủ.
                      * Ngày 23-3-1975 – Công-binh VNCH làm xong chiếc cầu dã chiến. Lực-lượng Quân-đoàn 2 cuối cùng vượt qua sông Ba, triệt thoái về Phú Yên.

                      * Ngày 25-3-1975 – Các đơn vị Quân-đoàn 1/Quân-khu 1 (Việt Nam Cộng-Hoà) triệt thoái ra khỏi Huế.

                      * Đêm 28-3-1975 - Lực Lượng hùng hậu của Quân-đoàn 1 do tướng Ngô Quang Trưởng lãnh đạo, đã triệt thoái khỏi Đà Nẵng.

                      * Ngày 8-4-1975 – Các phi trường Tân Sơn Nhất. Cần Thơ. Biên Hoà, có nhiều chiến đấu cơ F 5 – oanh tạc cơ A 37. Không một ai mà không nghe đồn ầm lên là: từ Lâm Đồng dọc theo rặng trường sơn, sông La Ngà chảy từ khu Tánh Linh, qua phía nam Định Quán, Rừng Sát ra cửa biển Cần Giờ: Đang bị đe doạ trầm trọng. Người ta lại đồn máy bay oanh tạc dinh độc lập hụt hay sao đó? Bây giờ thì chuyện không nói có, chuyện có nói không. Chả ai có thể đi đâu kiểm chứng, vì mọi ngã đường đông nghịt người không thể chen chân. Nhưng than ôi! Đúng thế thật, Trung úy Nguyễn Thành Trung, quê ở Bến Tre, đã bay chiếc F5 cất cánh từ Biên Hoà về thả bom xuống dinh Độc Lập. Phi cơ mang bốn quả bom. Y thả hai quả bom trước bị rơi ra ngoài sân dinh.

                      * Việt Nam Cộng Hoà có Sư-đoàn 18 tăng cường Lữ Kỵ-binh: Sư-đoàn 5 Thiết-giáp. Các Liên-đoàn Biệt Động Quân từ Quân-khu 1, chuyển về Quân-khu 2 để bảo vệ Xuân-Lộc, do Chuẩn-tướng Lê Minh Đảo là Sư-đoàn-trưởng Sư-đoàn 18 đảm nhiệm. Trận đánh vô cùng ác liệt bắt đầu xảy ra giữa quân đội miền Nam Việt Nam, với Quân-đoàn 4 và Sư-đoàn 6 Chủ-lực Quân-khu 7 của Cộng-sản Bắc Việt.

                      * Ngày 10-4-1975 – Hai Trung-đoàn 43 và 48 (của Sư-đoàn 18 Việt Nam Cộng Hoà) và một Lữ-đoàn Dù. Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh, từ Biên Hoà ra Xuân Lộc tiếp ứng. Giao tranh ác liệt dữ dội mạnh mẽ. Đường 12 bị cắt đứt là: Xuân Lộc > Biên Hoà. & Xuân Lộc > Bà Rịa.
                      * Ngày 17-4-1975 - Mất Phan Rang.

                      * Ngày 18-4-1975 - Mất thị xã Phan Thiết và toàn tỉnh Bình Thuận. Thành phần chính phủ do Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo đã xảy ra đột biến. Mặc dù vậy tổng thống Thiệu họp báo, lên Truyền-thanh, Truyền-hình đọc hiệu triệu vấn an quốc dân đồng bào. Đài phát thanh cho nhai đi nhai lại bản tin nầy suốt cả tuần.

                      * Ngày 19-4-1975 – Bình Tuy sống trong sôi động. Giao tranh ở tuyến đường số 1, từ phía Đông và Đông-Bắc Sài Gòn, tới Trà Võ. Bàu Nâu. Gò Dầu Hạ.

                      * Ngày 20-4-1975 – Khu Rừng Lá, (cách Xuân Lộc độ 20km) coi như mất liên lạc: Bộ Tổng Tham Mưu. Sân Bay Tân Sơn Nhất. Bộ Tư-lệnh Biệt-khu Thủ-đô. Tổng Nha Cảnh-sát, vân vân… (Thủ đô Sài Gòn có 12 Quận Nội-thành: Bình Thạnh. Phú Nhuận. Tân Bình. Gò Vấp. 6 quận ngoại thành: Hóc Môn. Củ Chi. Thủ Đức. Bình Chánh. Nhà Bè. Duyên Hải) > Đều báo động đèn đỏ 100%.
                      * Bộ Giáo Dục ra lệnh đóng cửa không thời hạn tất cả các trường: Tiểu-học. Trung-học. Đại-học trong toàn lãnh thổ tại miền Nam Việt Nam.

                      * Ngày 21-4-1975 - Hằng triệu triệu người già trẻ lớn bé ở miền Nam Việt Nam chồm tới bu quanh nhìn sững vào vô tuyến truyền hình. Toàn dân lắng nghe miết mãi. Khoảng nửa giờ sau vị nguyên thủ quốc gia: Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu chính thức tuyên bố từ chức, ông trở về với quân đội Việt Nam Cộng-Hoà. Ôi! Bàng hoàng sững sốt. Vì; hằng triệu trai trẻ lính tráng, quân đội và dân tộc Nam Việt Nam (có bốn nghìn năm văn hiến quyết chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng trên chiến trường) tin vào chính phủ Nguyễn Văn Thiệu mà. Từ khi nền Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đỗ, thì tất cả mọi thứ trên đời, trật tự xã hội bị đảo lộn tùng phèo sao?

                      Hồi xưa, nhà bác học lẫy lừng Pierre Curie khám phá ra chất phóng xạ radium vào năm 1900. Và, trước khi ông Mc Robert Namara cho trắc nghiệm khai quang hằng loạt chất độc màu da cam (Agent Orange), để tiêu diệt cỏ, hay tiêu diệt đối phương (?!). Thì ngày nay, Tổng thống Thiệu đã lưu lại danh thiên cổ gì cho núi sông? Khi mà ông Trạng Trình đã nói: “Bắc hữu kim thành tráng. Nam hữu ngọc bích thành”. Cố mà gìn giữ Việt Nam keo sơn gắn bó. Thật ra, Tổng-thống Thiệu làm tổng thống hai nhiệm kỳ, đã thành lập đảng Dân Chủ. Nhiều lần Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu lên đài truyền thanh và truyền hình mạnh mẽ đọc diễn văn; trong đó có những câu tuyệt vời bất hủ:
                      - Đừng nghe những gì Cộng-sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng-sản làm!
                      - Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng-sản.
                      - Công đức ngàn đời con tố mẹ, tình nghĩa trăm năm vợ tố chồng.
                      - Đất nước còn, còn tất cả; Cộng-sản thắng, mất tất cả.
                      - Tôi mà tham nhũng, thì cái chính phủ này sẽ sụp đổ chỉ trong 3 ngày!
                      - Nếu Hoa Kỳ không viện trợ cho chúng tôi nữa, thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm, mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!
                      - Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, làm bạn với Mỹ thì rất khó.
                      - Sống không có tự do là đã chết.
                      - Mỹ còn viện trợ, thì chúng ta còn chống Cộng-sản.

                      TT Nguyễn Văn Thiệu hùng hồn khẳng định tuyên bố “bốn không” rất chí lý:
                      1.- Không thừa nhận Cộng-sản.
                      2.- Không lập chính phủ liên-hiệp.
                      3.- Không trung-lập-hoá miền Nam Việt Nam.
                      4.- Không nhường một tấc đất cho Cộng-sản.

                      * - Tin đồn đã rùm beng:
                      1.- Việt Nam trung lập.
                      2.- Chính phủ Việt Nam có ba thành phần.
                      3.- Miền Nam Việt Nam bị miền Bắc “giải phóng” lan nhanh (chứ chả phải như lời Phó Tổng-thống Nguyễn Cao Kỳ hô hào: “Xung phong > Bắc Tiến”). Tổng thống Thiệu đã ủng hộ chương trình “Người cày có ruộng”, rầm rộ khuyến khích nông dân, củng cố lúa Thần Nông IR 3 và AR 8. Nhờ thế kho vựa miền Nam dư thừa lúa gạo. Việt Nam sản xuất gạo đi các nước. Sau năm 1967 do sự quậy phá của Cộng-sản Bắc Việt, nên nông dân thuộc các tỉnh miền Nam, miền Trung, Cao Nguyên, không thể cày cấy, gieo trồng nhiều. Do đó miền Nam Việt Nam bị khan hiếm lúa. Kinh tế hạn hẹp, Cộng thêm an ninh không an toàn yên ổn. Chính trị, kinh tế, tham nhũng, bè phái, bị đe doạ khiến miền Nam suy thoái trầm trọng. Bây giờ miền Nam Việt Nam phải nhập cảng gạo và “binh khí”, xin viện trợ tiền bạc vào Nam Việt Nam. Là vậy!

                      * Tổng-thống Việt Nam Cộng-Hoà Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Phó Tổng-thống Trần Văn Hương lên thay thế! Thành phần nội-các do cụ Trần Văn Hương đảm nhận được mấy ngày vắn vỏi.

                      - Ngày 22-4-1975 – Đường quốc lộ 4 nối liền Sài Gòn > Cần Thơ. Các hướng Tây Bắc. Đông Đông Bắc. Đông Đông Nam. Tây Tây Nam bị cô lập với Sài Gòn.

                      * Thứ Tư, ngày 23-4-1975 - Đô Đốc Noel Gayler Chỉ-huy-trưởng Hạm-đội Thái Bình Dương, đã lập cầu không vận Sài Gòn > Đệ Thất Hạm Đội (trong chương trình di tản người Mỹ và người Việt Nam ra đi), đang đậu ngoài khơi Vũng Tàu, người ta nghe & phao tin sẽ di tản khoảng vài ba trăm ngàn người Hoa Kỳ và người Việt Nam. (!?)

                      7 - Bảy Ngày Đen Tối Nhất: * Thứ Sáu, ngày 25-4-1975 -

                      Đêm 24-4-1975 – Khói lửa bạo tàn đã gây đau khổ quá sức hằng triệu dân đen lầm than khốn đốn, cơ cực. Miền Nam Việt Nam dỡ sống tức tưởi, dỡ chết không kịp nhắm mắt, không thể há miệng than Trời! Chắc chắn là chính phủ Nguyễn Văn Thiệu & thành phần nội-các đều nghe bùi tai về tướng cố vấn Lục-quân Mỹ Weyand gián tiếp khuyên chính phủ Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Quân-đội miền Nam Việt Nam bằng mọi giá phải tử thủ! Toàn thể nam nữ thanh niên trai trẻ, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã vâng lời ở lại giữ gìn từng pháo đài bị vây hãm, giành lại từng tấc đất quê hương ta, quyết phục vụ dân tộc và tử thủ vì dân tộc Việt Nam! Thì tin đồn chuyện Tổng-thống Thiệu bỏ rơi dân tộc, bỏ quê hương đất nước, chỉ là tin đồn nhảm nhí!

                      Khi chung cuộc kết thúc trong bi thương thế ấy, ai nở ra đi phản bội dân tộc, ai lìa bỏ quê hương cẩm tú giàu đẹp sao? Ai đành cao chạy xa bay mưu tìm cho chính mình sự sống riêng, phủi tay trong thau men nước người cho đành?! Nơi chốn xa lạ đó, ai có dịp lắng nghe tiếng nói của hiền dân vô tội gào than kêu khóc? Ai tận mắt xem đồng bào đau thương bị cấp lãnh đạo bỏ rơi, dân đang sống quằn quại trong cơn lốc chính trị kinh hoàng vỡ vụn? Toàn dân sẽ chết thảm dưới cơn sóng thần cuồng phong dữ dội nhất lịch sử Việt Nam nầy. Họ làm sao đành đoạn phủi tay bỏ lại quê hương và dân tộc cho đành?!
                      – Sáng sớm bạn Tonny Tơn từ Hạ Nghị Viện tất tả chạy về nhà, đã khẳng định với chúng tôi về việc Tổng-thống Thiệu và đoàn tùy tùng thân tín đã bôn tẩu bỏ nước ra đi!!! Người ta lại đồn ầm lên là ông Thiệu chở theo mấy chục tấn vàng của quốc gia (?!). Làm sao cõng cho nỗi hỉ?! Chuyện ấy rất khó tin, không bao giờ tin!
                      Nhưng khuya Thứ Sáu, ngày 25-4-1975 đương kim Tổng-thống Trần Văn Hương lên đài Truyền-thanh Truyền-hình chính thức tuyên bố: - “Gia đình Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu, và một số thân tín trong chính quyền đương thời đã chính thức rời khỏi Việt Nam, bay đi ngoại quốc ngày 24-4-1975”. Ôi! Sự đau đớn ấy có thật ở phi trường Tân Sơn Nhứt là: Tướng Timmes, Đại-sứ Martin, một số đoàn tùy tùng đông đảo “viên chức lừng danh cao cấp nhất” của chính phủ miền Nam Việt Nam Cộng Hoà đang làm cuộc “tẩu tướng”. Họ nôn nao lo âu đứng xớ rớ ở đó từ rất lâu, chờ đợi sẵn sàng để dọt đi.
                      Một chiếc xe Mercedes chở ông Nguyễn Văn Thiệu từ bến Bạch Đằng chạy nhanh vào phi trường Tân Sơn Nhứt lúc 21 giờ 30 đêm 24 tháng 4 năm 1975. Chung quanh “các ngài” đông đúc nôn nao ung dung ra đi, có lính Thủy-quân Lục-chiến Mỹ đứng dàn ngang dàn dọc bu quanh, để bảo vệ phái đoàn “các ngài” tống lên chiếc phi cơ C-118 lịch sử của Không-quân Hoa Kỳ. Ông Thiệu, Tướng Khiêm và đoàn tùy tùng lẹ làng tót lên máy bay, không hề ngoảnh lại. Hỡi Ôi là Trời ơi Đất ơi!!!

                      * Thứ Bảy, ngày 26-4-1975 – Ông Khiêu Samphan dẫn một phái đoàn Trung Quốc từ Mimót Nam Vang, đi qua ngả Xa Cam. Tại đó có một Đại-tá Không-quân người Pháp, một Thiếu-tá Pháp, {họ trực thuộc Nha An Ninh Tình-báo hải ngoại Pháp (SDECE)}. Họ đưa phái đoàn Trung Quốc nầy vào ở trong toà Đại-sứ Pháp Sài Gòn (!?)

                      * Vẫn ngày 26-4-1975 - Bão lửa chiến tranh xâm lược đã ùa vào xâm chiếm các khu sau đây: Long Khánh từ hướng Đông-Bắc đi Sài Gòn xa khoảng 80km. Long Khánh nằm giữa hai quốc lộ: 1 và 20- 105 kinh độ đông- 11 vĩ độ bắc, ở múi giờ 17 GMT – Giáp giới mặt Đông hướng Đông Đông Nam về Sài Gòn. Long Khánh có đỉnh núi Gia Ray cao 916 mét, là tấm bình phong che chắn thuận lợi cho toàn vùng. Muốn đi từ miền Cao Nguyên, hay từ miền Trung vào Sài Gòn xuống miền Tây, tất cả loại xe đều phải đi ngang qua vùng Long Khánh.

                      Sông Ray từ phía Nam của núi Gia Ray có đường đi qua Xuyên Mộc. Trảng Bom. Hố Nai. Biên Hoà. Long Thành. Nước Trong. Đức Thạnh (Bà Rịa). Lang qua vùng Phước Tuy. Xuyên Mộc. Đất Đỏ. Về hướng Tây Tây Nam > Bến Lức. Tân An. Trung Lương. Tân Hiệp. Long Định. Giao lộ 4. Cai Lậy đi An Hữu. Xuống tới Lộc Giang. Vàm Cỏ Đông qua Tây Vĩnh Lộc. Mỹ Hạnh. Hướng Bắc thì các đoạn đường 16 Phú Lợi. Thủ Dầu Một. Tây Bắc về Đồng Dù. Hóc Môn.

                      * Chủ Nhật, ngày 27-4-1975 - Mất thật rồi Bà Rịa. Phước Tuy. Nước Trong. Trảng Bom. Suối Đĩa. Cầu Rạch Chiếc. Rạch Cát. Cầu Bình Phước. Quán Tre lan ra tận xa lộ Đại Hàn.

                      * Vẫn ngày 27-04-1975 – Người ta bịa đặt ra: Caritas. Usaid. Usom. Juspao. Cords. The Asia Foundation. IUS, chỉ là những thành phần ấy vào miền Nam Việt Nam do CIA cầm đầu trá hình. Nay họ lo đóng cửa và chuồn bay đi hết rồi! Tất cả mọi liên lạc trong nội thành Sài Gòn với ngoại thành, đi các Tỉnh, hầu như tê liệt, trục giao thông chính dẫn đến phi trường, hải cảng, các bến xe miền Đông, miền Tây, miền Trung, hoàn toàn ứ đọng và “bế quang tắc lộ”.

                      Chao! Lúc đó thì người người tụm trăm tụm ngàn ở các nẽo đường chính, để nghe ngóng thăm dò tin tức. Toàn là những giả thiết, những tin đồn hoang mang. Người ta nhốn nháo, ồn cả lên, chèn ép nhau, xô đẩy nhau mong tìm đường chạy thoát thân, mong khỏi bị trụ lại nơi thành phố đông nghẹt người, từ các nơi dồn về Thủ-đô Sài Gòn hối hả, ngột ngạt, nghẹt hơi. Mọi tiếng động đều đinh tai nhức óc nổi hoài thâu đêm suốt sáng, không bao giờ ngưng. Người ta muốn điên vì đủ thứ chuyện thay đổi liên tục xảy ra từng giờ trên tivi, tin đã xấu càng xấu thảm xấu tệ biết bao! Toàn là những tin chả lạc quan vui vẻ gì!

                      * Thứ Hai, 28-4-1975 – Sân bay Tân Sơn Nhứt to lớn đồ sộ sầm uất nhất miền Nam Việt Nam đến thế, có F5, hoặc A 15, A 37, C 130. Mà nay chỉ còn có một số ít bom Daisy Cutters, và những phi cơ dân sự thường dùng trong nội địa, có phi cơ dân sự cũ từ thời Pháp để lại dùng bay ra ngoại quốc (không kể những phi cơ quân sự hiện có). Ngày 28-4-1975 Phi công Nguyễn Thành Trung (y thả bom hai lần, lần đầu y thả ở dinh Độc lập bằng F5, y cất cánh từ phi trường Biên Hoà). Lần sau vào chiều 28/04/1975: Một tốp phi cơ Dragonfly A 37 (phi đội Quyết Thắng) do phi công Nguyễn Thành Trung & Nguyễn Văn Lục dẫn đường, ép Trần Văn On & Nguyễn Văn Xanh bay cùng mấy tên “giặc lái” Từ Đề, Mai Vượng, Hán Văn Quang, họ xuất phát từ phi trường Phan Rang bay về thả bom ở phi trường Tân Sơn Nhứt. Nhiều tiếng nổ long trời lở đất đâu đó vang rền, khói lửa ngùn ngụt bốc cháy, đen nghịt thành phố.

                      * Ngày 28-04-1975 – Tổng thống Trần Văn Hương lên nắm chính quyền quốc gia Việt Nam được bảy ngày (7) thì tuyên bố rút lui. Theo yêu cầu của Lưỡng-viện Quốc-hội Việt Nam Cộng-Hoà, cụ Trần Văn Hương sữa “hiến pháp, hiến dâng” chức “tổng thống không dân cử” cho Đại-tướng Dương Văn Minh. Chả hiểu sao cụ Hương tụt lẹ xuống, cho ông tướng Dương Văn Minh trồi lên nắm chính quyền nhanh như chớp!? Việt Nam như quả bóng tròn, khi thì đá dưới gót chân, khi đội đầu, khi quay giò lái đá qua đá lại rồi “sút” bóng lăn xuống vũng bùn.

                      Một chính phủ sắp đến ngày diệt vong rồi hay sao, mà suy tàn đến độ xót xa thảm thiết tột cùng! Làm gì… thì cần ngồi lại thân thiện bên nhau và chia sẻ mọi quyền lực. Cần một lòng trung dũng đoàn kết vì nước vì dân. Thì toàn dân và toàn quân sẽ đứng vững như kiềng ba chân. Miền Nam Việt Nam sẽ không bị sụp đỗ toàn diện đâu. Lúc nầy Tổng thống Dương Văn Minh nói rất hùng hồn: “Không bao giờ đưa miền Nam Việt Nam cho Việt-cộng”.

                      * Thứ Ba, Ngày 29-04-1975 – Tổng-thống Dương Văn Minh ra lệnh trục xuất những người Mỹ cuối cùng phải đi ra khỏi đất nước Việt Nam. Chính lúc đó mất thật rồi: Nhơn Trạch. Thành Tuy Hạ. Cát Lái. Cầu Sông Buông. Long Bình. Biên Hoà. Phú Lợi. Lai Khê. Bến Cát. Bình Dương. Tân Uyên. Lái Thiêu. Gò Vấp: Hướng Tây Bắc Đồng Dù. Củ Chi. Hướng Tây Tây Nam Hậu Nghĩa. Tân Túc. Tân Hoà. Phú Lâm. Tin tức mỗi ngày mỗi giờ một xấu hẳn đi. Thế là trong thành phố Sài Gòn vốn dĩ ồn ào náo nhiệt, bon chen sợ hãi, càng tăng thêm nhốn nháo, xôn xao, xớn rớn hãi hùng hơn. Sài Gòn chìm trong biển tình đau thương tràn ngập mịt mùng. Sài Gòn như rắn mất đầu, người người xớn rớn ồn ào như núi lở, như động đất, như triều cường sóng thần vùi dập. Sài Gòn đã mất đi vẽ hào nhoáng thanh lịch sang trọng xa hoa của hòn ngọc viễn đông xưa.

                      Thành phố ấy giờ đây ồn ào náo nhiệt hỗn loạn, bụi bặm và rác rưỡi ụ từng đống to tướng. Sài Gòn càng hổn loạn, hoang mang lo sợ bùng lên dữ dội. Nhất là những gia đình giàu sang quyền qúy ở Sài Gòn, cư dân gốc Trung Hoa đã và đang sinh sống ở Chợ Lớn hãi hùng huyên náo loạn cả lên. Thuở xa xưa người Hoa có quốc tịch Anh, được người Pháp (đang cai trị nước Việt Nam lúc bấy giờ), cho phép người Hoa từ Singapore nhập cư vào Việt Nam. Họ giàu xụ! Có tiền rừng bạc bể nên độc chiếm thị trường kinh tế, thương mại sầm uất ở một giang sơn Chợ Lớn!

                      Dinh Độc Lập trước kia theo bản vẽ của kiến trúc sư Hermite, là dinh của Thống Đốc Pháp Charles Le Myre De Vilers rất uy quyền, xây cất năm 1875. Nhà văn Jules Boissiere đã nói: “Mounument don’t s’honoreraient avec raison les plus fíeres villes du monde” (Toà nhà ấy mà những thành phố kiêu hãnh nhất trên trái đất, sẽ lấy làm tự hào, thật là rất xác đáng). Dinh Dộc Lập và Sài Gòn đã lừng danh thành Hòn Ngọc Viễn Đông kể từ đó. Lúc xưa hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dội bom đã cháy Dinh Độc Lập, (vào tháng 2 năm l962), làm hư hại dinh. Tổng-Thống Ngô Đình Diệm cho xây lại dinh Độc Lập. Gia đình Ngô Tổng Thống phải dời sang Dinh Gia Long an vị, chờ kiến thiết lại. Bản vẽ Dinh Độc Lập do đồ án của kiến trúc sư đô thị gia Ngô Viết Thụ (đoạt giải Khôi Nguyên La Mã) đảm nhiệm. Theo thiết đồ của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, thì có hai vị Công-binh là: Đại-tá Nguyễn Văn Quý, Đại-tá Điển điều động một đoàn Công-binh Việt Nam xây dựng. Sau đó hoàn tất tốt đẹp.

                      Tiền đình dinh Độc Lập có quảng trường Pigneau De Béhaine, có đại lộ rộng thênh thang rợp bóng cây, có tượng Đức Mẹ ngự ở trước công viên Hoà Bình làm bằng đá hoa trắc. Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn kiến trúc theo lối roman và gothic, thế kỷ XII, thánh đường xây gạch trầm màu hồng có chiều dài 93m, rộng 35m, cao kể từ dưới đất lên ngọn tháp 57m, có sáu quả chuông to. Tất cả vật liệu chở từ Pháp qua Việt Nam, ngày 11 - 4 - 1880 là khánh thành.

                      Thuở còn Tây cai trị nước ta, con đường có tên là Norodom chạy từ Dinh Độc Lập suốt tới khu Thảo Cầm Viên. Trong đó có Viện Bảo Tàng tên gọi là Blanchard de la Bross, do Pháp xây dựng năm 1929. Ấy thế mà… Hết rồi vẽ sạch sẽ bóng loáng thanh cao rộng rãi trên những phố Catina, đại lộ sang trọng Norodom xa xưa, nào là đường Lê Văn Duyệt. Trần Hưng Đạo. Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, vân vân… thậm chí cả đường Duy Tân cây dài bóng mát có từng tốp mười tốp hai ba mươi người tụ tập lo lắng, bồn chồn xôn xao, hốc hác, băn khoăn đứng ngồi không yên, kể từ khi phi trường Tân Sơn Nhứt bị pháo kích.

                      * Ngày Thứ Tư hắc ám 30 tháng 4 đen tối năm 1975. Sài Gòn nóng như một hoả lò. Càng ghê rợn hơn, tin từ đài phát thanh Sài Gòn loan báo kể từ giờ phút nầy: Thiết quân luật 24/24. Tình hình thủ đô Sài Gòn từ sáng tinh mơ vắng lặng như tờ, không giống một thành phố chết, là gì!? Cho đến ngày hãi-hùng. Ngày đớn-hèn bi thảm. Ngày tối đen hắc-ám nhất lịch sử Việt Nam. Ngày đánh dấu than trầm-uất, thống-hận:

                      - 8 giờ:00 ngày 30-4-1975 - Sáng sớm, Tổng-thống Dương Văn Minh lên Truyền-thanh Truyền-hình ra lệnh buộc các tuyến phòng thủ của Lữ-đoàn Liên-binh Phòng-vệ Phủ Tổng-thống không được nổ súng.

                      - 9 giờ:00 ngày 30-4-1975 - Ông Dương Văn Minh đọc diễn văn trên đài Truyền-thanh: Yêu cầu Toà Đại sứ Mỹ và văn phòng tùy viên DAO Hoa Kỳ, phải rời khỏi Việt Nam ngay lập tức.

                      - 10 giờ:00 ngày 30-4-1975: Ông Dương Văn Minh leo lên làm Tổng thống được ba ngày! (3), ông liền “mở cửa khẩu” kêu gọi Quân-lực Việt Nam Cộng Hoà: “Ở đâu, hãy giữ nguyên vị trí ở đó”. “Ngưng chiến. Chờ bàn giao chính quyền miền Nam Việt Nam cho lực lượng Mặt Trận Giải Phóng vào chiếm”. “Chuẩn bị giao nạp vũ khí cho đối phương”.

                      * Ngày 30 tháng 4 năm 1975 - Khi Trịnh Công Sơn hát lui hát tới bài “Nối Vòng Tay Lớn”, không có nhạc đệm trên đài phát thanh Sài Gòn. Không những là ngày uất hận “nối vòng tay tang chế lớn”, mà còn là ngày co giật từng cơn run kinh phong nhăn nhúm rúm ró teo tóp lại. Ôi! Quả đúng là có một phép lạ như điềm dự báo trước kia, khi con chim bồ câu đã đậu trên bàn thờ Đức Mẹ Fatima, ở trên khu vực giáo dân Đà Lạt, nơi thường cung nghinh rước ảnh tượng Đức Mẹ đến từng nóc nhà vào năm 1974. Người ta nói: - “Con chim bồ câu tượng trưng cho sự hoà bình”. Nay “hoà bình” đã đến thật rồi sao?!

                      Dinh Độc Lập, vương cung Đức Bà và con đường Norodom độc đáo nầy, ấy vậy mà hôm nay đã do tướng Trần Văn Trà cầm đầu mặt trận Cách-mạng Lâm-thời 75 (!) tại Sài Gòn, cùng đoàn xe molotova rền rú ì ầm chạy đến cổng dinh cổng dinh Độc Lập lúc 11 giờ sáng. Khi ấy đại sứ Pháp tại Việt Nam là Jean Marie Mérilon, còn ở trong toà đại sứ ở trên “đường Thống Nhứt”. Ui chao! Chao ôi! Sụp đỗ toàn diện một chế độ. Bàng hoàng cả một dân tộc Việt Nam. Chiến tranh hai miền Nam Bắc đưa con người bải hoải lết lết tới đường cùng cuối bờ vực sâu.

                      Khi có những chiếc xe tăng ì ầm chạy trên các đại lộ chính, chở đầy bộ đội đầu đội nón cối, chân mang dép râu, cổ quàng khăn lau mặt, thân hình dắt đầy cành cây. Đoàn xe vượt qua cán nát chôn vùi nền Đệ Nhị Cộng Hòa do Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu bôn tẩu lánh cư và do tân Tổng-thống Dương Văn Minh ngồi trên ngai vàng lãnh đạo chỉ có ba ngày!!! Quân Bắc Việt được sự hổ trợ tối đa của Nga và Tàu-cộng cung cấp đầy đủ đạn dược, súng ống và xe tăng. Trong khi miền Nam Việt Nam bị Mỹ hứa lèo hứa cuội, rồi trở mặt phản bội, lãnh đạm bỏ rơi. Mỹ từ chối hết thảy, kể cả chính phủ miền Nam chỉ xin chi viện 300 triệu đồng. Cũng không!

                      Toàn Quân miền Nam thiếu thốn đủ mọi thứ. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải tự anh hùng oai dũng kiên cường chiến đấu, quyết liệt chống trả đến viên đạn cuối cùng, trong sự cô độc, vô cùng đắng cay chua xót và tuyệt vọng dường bao!!! Những Người Lính dũng cảm ấy chưa hề buông súng bỏ cuộc. Họ không bao giờ phản bội dân tộc và cương quyết ở lại giữ gìn quê hương Việt Nam dấu yêu.

                      Cho đến một *ngày thứ Tư: 30-04-1975: Họ phải cúi gầm đầu bật khóc; vì buộc lòng phải tuân phục thượng-lệnh. Đời sống ấy phơi bày cuốn phim cay nghiệt, có cảnh-tượng kém thanh-lịch, bóc trần những điều quá thật, làm tan nát đời nhau. Chẳng bao giờ xóa nhòa, tàn phai trong ký-ức mọi người. Tan hoang kinh khủng. Đau đớn tột độ! “Hạnh phúc Hòa Bình” đến, vội-vã chợt đi giật theo tấm áo đơn bạc. Lộ ra quá-khứ trần trụi. Hiện tại đọa-đày, tương lai đen tối mịt mù. Vẫn hay, vô cùng nghẹn ngào cay đắng!!! Bách niên thương hải biến vi tang điền!
                      ***

                      Tình HOÀI HƯƠNG

                      _ * _

                      (*) - Nguồn TỪ > Wikipedia, & sưu tầm đó đây
                      - Câu "Bách niên thương hải biến vi tang điền" là câu gồm 8 chữ, không phải là Thơ Đường Luật, có thể là loại Thơ Cổ Phong, nghĩa là thơ Cổ trước khi có Thơ Luật của Đời Đường ra đời. Cổ Phong có thể gồm thơ 3 chữ, 5 chữ, 6 và 8, không theo Luật Thi. Thơ Đường Luật thường gồm Thơ 5 Chữ và Thơ 7 Chữ theo Luật Bằng Trắc và Đối Ngẫu.

                      Bốn cuốn sách tham khảo gồm: Tự Điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh.
                      1. Tự điển Từ, & Ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân.
                      2. Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Tự Điển của GS Trịnh Văn Thanh.
                      3. Nguyễn Du Toàn Tập Quyển 1 Thơ Quốc Âm Truyện Kiều của Nguyễn Thạch Giang.

                      4. Theo cuốn Tự Điển Truyện Kiều (trang 68) & cuốn Tự Điển Từ & Ngữ VN (trang 1797) thì đa phần giống nhau trong sự giải thích: "Thương hải biến vi tang điền, mà viết tắt là 'Thương hải tang điền" nghĩa đen là "Biển xanh biến thành ruộng dâu", nghĩa bóng là những cuộc thay đổi lớn lao. Nhưng không ghi xuất xứ điển này từ đâu ra.

                      *5.- Theo cuốn Nguyễn Du Toàn Tập Quyển 1 Thơ quốc Âm Truyện Kiều của Nguyễn Thạch Giang thì điển Thương Hải Tang Điền, xuất xứ từ Thần Tiên Truyện vào thời Đông Hán. Tiên nhân Vương Phương Bình xưa đỗ Hiếu Liêm, làm quan chức Trung Tán Đại Phu, rồi bỏ quan đi tu tiên đắc đạo, giáng xuống nhà Thái Kinh (người đời Hậu Hán), cho mời tiên nữ Ma Cô đến. Ma Cô bảo Phương Bình rằng: "Tiếp thị dĩ lai, dĩ kiến Đông Hải tam vi tang điền." Nghĩa là: "Từ khi được tiếp hầu ông đến nay, tôi thấy bể Đông đã ba lần biến thành ruộng dâu."

                      6.- Cuốn Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Tự Điển của Trịnh Văn Thanh nói giống như cuốn Thơ Quốc Âm Truyện Kiều của Nguyễn Thạch Giang, nhưng đơn giản hơn một chút. (*)
                      *

                      Tình Hoài Hương
                      Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-15-2017, 02:07 AM.
                      Bút trần nào tả được lưu luyến!
                      Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                      Tình Hoài Hương

                      Comment


                      • #86
                        Bến Mê Ngày Tao Loạn:30/4


                        Ngày Tao Loạn: 30/4


                        Khổng Tử đã nói:
                        "Kẻ sĩ lo trước cái lo của thiên hạ. Vui sau cái vui của thiên hạ
                        ”.
                        Cũng như cổ nhân Nguyễn Trường Tộ đã nói:
                        “Nhất thất túc thành thiên cổ hận.
                        Tái hồi đầu thị bách niên thân”.
                        (Một bước lỡ để nghìn năm mang hận.
                        Ngoảnh đầu trông lại đã trăm năm).


                        Quả thực như thế. Những người lính làm viên gạch lót đường cho danh vọng, tham tàn, bạo lực, oằn vai nặng gánh, lưng gồnh mối thù phân chia hai miền Bắc. Nam: Nay người lính đem xương máu ra chiến trường đã là, đang là những viên gạch lót đường, dài dài… từ vĩ tuyến 17, nơi con sông Bến Hải có cầu Hiền Lương nghẹn ngào đớn đau tạm thời phân giới hai miền Nam Bắc. Họ quyết ở lại miền Nam Việt Nam dựng nước và giữ nước. Một thời gắn bó keo sơn mặc dù biết mình vô tình làm ván bài mưu lược chính trị sục sôi. Họ vẫn chia nhau ra trấn giữ đất nước, cố duy trì sự tồn-hưng một quốc gia trong thời chiến tranh:
                        Giống như Mã Viện xưa đã nói:
                        - “Làm trai, nên chết ở chốn biên thùy, lấy da ngựa bọc thây mà chôn, mới đáng qúy. Chớ chết trong tay lũ trẻ nâng đỡ. Nào có hay gì"!

                        Phân chia là thế! Nhưng lòng yêu nước thiết tha và hoài bão mong ước tự do an bình, ấm no cho toàn dân, thì “Quan, Tướng và Lính” đều có ước vọng giống nhau. Hôm nay nếu trải qua chung cuộc ngậm ngùi trong cơn xoáy đục ngầu, tưởng đã chia phần đều nhau: Là vậy. Ngày đêm kề cận sự chết, chiến tranh tàn khốc xảy ra trên từng đoạn đường giao tranh, trên những bước ngắn bước dài, bước thấp bước cao. Lòng lính càng quặn từng cơn đau buốt, khi họ đi kè kè hai bên lề đường: để hộ tống từng đoàn dân di tản tất tả chạy dọc theo ven những quốc lộ trên triền quê hương.

                        Sau 21 giờ - ngày 29-4-1975 - thiết quân luật bắt đầu 100%. Màn đêm đã sớm về đến khi khuya lắc khuya lơ, chúng tôi vẫn đứng thấp thỏm, thập thò từ trong cửa sổ ở phòng ngủ Hotel Hưng Đạo 2 đã tắt hết đèn đóm, tôi nhìn xuống đại lộ Trần Hưng Đạo, thì thấy lố nhố hàng hàng lớp lớp lính tráng: Tôi âm thầm quan sát “những tình thương và sự hy sinh cao cả bên lề cuộc sống”: Nào là: Thủy-quân Lục-chiến. Nhảy Dù. Biệt Động Quân. Bộ-binh, vân vân... (không kể có ba Lữ đoàn Dù. Ba Liên đoàn Biệt Động Quân đóng tại Hóc Môn. Gò Vấp. Bình Chánh. Nhà Bè. Tân Sơn Nhứt).

                        Quân đội đã đặt những ụ súng cối, súng máy, do các chiến hữu Sư-đoàn 5 – 18 – 22 – 25, ngỏ hầu chu tất việc bảo vệ an toàn lãnh thổ Việt Nam, Thủ-đô, và lương dân vô tội. Cứ một giờ, tốp lính nầy đến gác, là tốp kia lầm lũi âm thầm ra đi... Súng dài gác bên nhau, mũi súng chụm vào chỉa lên trời, báng súng dựng dưới mặt đường nhựa. Họ nói rất khẽ hay chỉ lặng lẽ ra hiệu lệnh. Họ là những quân nhân Quân-lực Việt Nam Cộng Hòa anh dũng quyết chiến đấu, hy sinh đến giờ phút cuối cùng. Súng lại đeo lên vai nòng chĩa xuống đất, họ lặng lẽ và tuyệt đối vâng lời thượng cấp, từ từ rút lui có quy củ, trật tự tôn nghiêm trong hàng quân ngũ. Họ nhìn nhau lặng lẽ nhếch miệng cười qua cái bắt tay giã từ vừa đủ chặt, dường như âm thầm nói lên niềm đắng cay, trào dâng trên sóng mắt tiếc thương, quặn đau trong lòng họ sự hy sinh vô vụ lợi, không điều kiện.

                        Từng tốp lính mười tốp bảy người, nhiều vô số đang nằm gối đầu trên vĩa hè, tay gác lên trán tư lự. Có người đứng hoặc ngồi bên đường. Dù ở trên vĩa hè, quân nhân đều có trật tự, nhịp nhàng, kỷ cương. Họ chia nhau ra canh giữ quê hương trong giờ phút lâm nguy khốn cùng. Những đóm lửa nhỏ lập loè loé lên trên bờ môi khô. Những đôi mắt dường như đọng ngấn lệ tủi hận đầy bi ai. Có người đang mặc áo giáp, đăm chiêu suy tư, bơ phờ, hốc hác. Có người đội mũ sắt, hất ngược mũ ra sau gáy, sợi quai mũ cứa vào cục yết hầu oan gia nhô cao cay đắng chạy lên chạy xuống cuống cổ. Có người đội mũ sụp che xuống gần tới mí mắt. Có người đội mũ lệch qua một bên. Họ mang giày đinh lấm lem bụi đỏ, lưng đeo ba lô nặng trĩu đường hành quân, râu ria lởm chởm, tóc tai không mấy chỉnh tề. Những bàn tay anh tài vẫn đưa lên ngang tầm mắt, nghiêm nghị đứng thẳng, ngực ưỡn ra oai vệ chào thượng cấp.

                        Bỗng dưng tình hình chính trị quyết liệt căng thẳng, vận nước đột biến từ góc 45/o, chỉ trong một tuần ngắn ngủi, vụt nhảy tọt lên 360/o nhanh như chớp. Khiến tôi vô cùng hoang mang, bàng hoàng sửng sốt, lo lắng, buồn phiền, bối rối tột cùng. Trở lui mắc núi, đi tới mắc sông, xoay quanh mắc vòng lẩn quẩn đủ mọi thủ thuật rối rắm. Mặc dù các bạn trong nhóm có nhiều sáng kiến, có nhận thức thời cuộc chính xác và quyết định đúng đắn, nhưng dẫu sao họ ở nơi xứ lạ quê người ồn ào náo nhiệt, tột cùng hổn loạn thế nầy, bốn anh ấy giống chú khỉ bị nhốt trong chuồng kín ở hotel Hưng Đạo 2: lòng và trí nóng như lò lửa, thì có tài giỏi đến mấy, họ cũng không biết đâu mà mò.

                        Tuần trước, bốn anh trong nhóm chờ đợi bầy trẻ nhỏ ngủ yên, liền khều mấy bà qua phòng tôi, để bàn tính chuyện lủi xuống miền Tây. Vì, nghe nói tại miền Tây bây giờ hoàn toàn bình yên tĩnh mịch. Vã lại Ngọc đã cho ba của anh đi xuống miền Tây dò đường đi nước bước trước rùi. Ngọc dặn dò ông ba nếu thấy tình hình bất ổn, thì ông lo tìm đường trở về Sài Gòn, hoặc đi ra Phú Quốc. Ngọc ấn định ngày giờ sẽ gặp ông ba ở điạ điểm chính xác ở miền Tây, nếu không y hẹn, có nghĩa là Ngọc sẽ đưa bầu đoàn thê tử, “hò” bạn bè cùng nhau ra đi. Ý kiến cuối cùng: mình phải sáng suốt dứt khoát ra đi, khi thấy Quân-lực Việt Nam Cộng Hòa đã triệt thoái hết về miền Nam, thì ở miền Tây ắt sẽ còn là nơi vững chắc như đinh đóng cột.

                        Tôi sống tạm bợ nơi Sài Gòn xa hoa, nhộn nhịp, và lắm xô bồ trong tháng 4 năm 1975, với ngàn lo âu, run sợ hãi hùng đầy cay đắng, băn khoăn lo lắng trăm mối tơ vò. Tin dữ loan ra thì có, tin lành về lại không. Nhìn xuống lòng đại lộ Hưng Đạo 2, tôi càng run rẩy nghĩ rằng: “Trận chiến nầy, hẳn là sẽ đến hồi quyết liệt để giành thắng. Nay mai sẽ có giao tranh trên cùng khắp các nẽo đường. Chạy đi đâu cho thoát ra khỏi con ngỏ sâu hun hút, đầy đạn bom đây! Hở Trời!? Tôi vô cùng hối hận khi đưa gia đình về đô thành. Chạy đi đâu, cũng không thể thoát khỏi nanh vuốt chiến tranh bạo tàn. Thì thà rằng cứ ở yên lại Đà Lạt, có lẽ gia đình tôi không đến nỗi nào khổ sở đến thế”!

                        Trên những con đường lớn nhỏ tại Sài Gòn đều đông nghẹt người đi bộ, người ta đông hơn kiến tràn ra ngoài lòng lề đường, chen lấn nhau đi kẹt cứng. Mặc cho từng hàng xe hơi đủ loại, xe gắn máy, xe đạp, xe xích lô, xe ba gác vân vân… chồng chất đủ mọi thứ lỉnh kỉnh lên xe. Họ ùn ùn hối hả đi đi, về về! Đi đâu?! Về đâu?! Hầu hết các doanh trại ven đô, các công sở ty mỏ, và thường dân lo đào hầm hố cá nhân. Những đại công sở và cao ốc, cũng như ngoài những đại lộ, gần trung tâm Sài Gòn đều ráo riết chuẩn bị. Thế mà bà mẹ Ngọc và hai cô Quy, Cúc, ung dung dẫn nhau đi từ hotel Hưng Đạo 2 tà tà qua chợ Đũi, xuống chợ Thái Bình dạo chơi, rồi ba mẹ con tấp vào ăn bún ốc, bún thịt nướng, ăn xoài, dưa hấu, thơm. Họ ăn xã láng... ăn đã đời.

                        Mấy tháng trước lo lánh nạn súng ống từ Cam Ranh chạy riết dài dài về đây, họ ăn uống có phần tiết kiệm khổ sở. Bây giờ yên ổn nơi thành phố vinh sang giàu có, họ cũng sẵn tiền dư bạc rủng rỉnh như ai, ngày ngày ở không trong phòng ngủ không biết làm gì, chẳng lẽ có bộn tiền có vàng leng keng trong túi, mà phải nhịn thèm “ăn mì ngóng cháo ngó” sao. Thế là ngày ngày họ đem con cháu đi ăn hàng xã láng cho đã. Lúc nào về phòng ngủ cô Cúc cũng khệ nệ bưng thêm: Khi thì quày chuối già hương to bự sư, mít ướt, mít ráo, hoặc một chục xoài cát thơm lựng. Do mấy bà vợ thừa nước đục thả câu, được đằng chân lần lên đằng đầu, cô Cúc cô Quy tha hồ leo lên đầu lên cổ đức ông chồng nhẫn nhịn hiền lành, tha hồ ăn hiếp chồng. Cánh đàn ông yêu quá hóa sợ mấy mụ vợ một phép, mặc “bà” muốn làm gì thì làm, lớp đàn ông im re xép ve:
                        Lỗ mũi mười tám gánh lông.
                        Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
                        Đêm nằm thì ngáy o o.
                        Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
                        Đi chợ thì hay ăn quà.
                        Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
                        Trên đầu những rác cùng rơm.
                        Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
                        (1)

                        Sau vài ba ngày no say ăn uống, thì bà cụ Tài đau bụng, trên ói dưới té re, thổ tả thổ te tá lả hoài! Bà cụ Tài tái phát bệnh đau bao tử ói ra máu tươi, máu bầm, máu loãng, rồi ói ra mật xanh mật vàng. Bà ôm bụng gò lưng quằn quại rên la dữ dội. Anh Ngọc vội vàng thuê xích lô chở bà đi cấp cứu tại bệnh viện Sài Gòn. Đã biết là bà cụ đau bao tử kinh niên, mà còn dám “tộn” mấy thức ăn mát mẻ thế, nếu bà không đau bao tử, cũng bị té re là cái chắc! Không biết bà cụ trúng độc do ăn bún ốc, hay cụ ăn quá nhiều thứ mà “trúng thực”? Ngày ngày chúng tôi ghé vô bệnh viện thăm, thấy bà cụ có phần thuyên giảm. Ngọc bảo cô Cúc ở lại bệnh viện trông coi mẹ. Còn anh sẽ đưa vợ con, gia đình cô em gái là Quy, cùng chúng tôi đi xuống miền Tây trước. Lúc nào bà mẹ khoẻ hẳn, thì cô Cúc sẽ đưa mẹ đi xuống Bạc Liêu.

                        Nghe thế, bà mẹ Ngọc dù rất yếu, bà lắc đầu quầy quậy, giẫy nẩy lên, chồm dậy khăng khăng nhất định đòi trở về hotel. Nếu có đi đâu, mà bà đi không nỗi, thì cõng bà đi cùng, chớ không trước không sau gì cả. Bà rất sợ con trai bỏ rơi. Bà thất kinh hồn vía, không dám kêu rêu con dâu bắt bà nhịn đói, không rên siết trước mặt Ngọc, bà không dám ăn uống bậy bạ nữa.

                        Ngọc đành chìu ý mẹ già, anh đưa mẹ về nghỉ tại hotel Hưng Đạo 2. Thật kinh hồn, chúng tôi chỉ sợ lây lan hết cả đám, thì khốn. Bà phải ở cách ly mình ên. Ngọc đi rước bác sĩ tư đến khám bệnh ghi toa, liền đi mua thuốc về cho bà uống. Anh Bàn phụ Quy, Luật, khiêng những tấm nệm chuyển qua phòng của tôi, đặt nệm ở giữa nền gạch cùng nằm xếp lớp với nhau. Bốn gia đình ngủ chung hai phòng cho ấm áp tình người. Chúng tôi cảm thấy vui vui, cũng đỡ lo sợ và buồn. Do thế, chuyện dự tính cả nhóm về miền Tây trước ngày 30-4 đã không thành. Phần vợ chồng tôi, khi thấy tình hình bất an, thì Luật chạy đến nhà anh Tạo rước bà mẹ anh xuống ở phòng ngủ. Tôi đến nhà Yến Nga để hỏi thăm tin tức.

                        Ở nhà, bốn đứa con của tôi tự trông coi nhau. Chẳng may bé Tồ bị đau bụng ỉa chảy té re. Bé Tuấn thay đồ cho em, giặt giũ áo quần, lau chùi phòng sạch sẽ. Bé DZũng tắm rửa cho em, cõng em và dỗ em ngủ. Bé Bi sợ hãi chui vào gầm bàn trốn, và ngủ quên trong xó góc. Khi trở về phòng trọ, nghe các con nói lại, tôi sợ hết hồn. May mắn là bé Bi chỉ đi cầu hai lần. Tôi cho con uống thuốc, (tôi đã mua sẵn đầy đủ mọi thứ thuốc dự trữ phòng hờ). Ngày hôm sau con đã thuyên giảm nhiều. Tôi lo sợ là con bị lây chứng thổ tả từ bà cụ mẹ của Ngọc thì khốn!

                        Chỉ trừ những đứa trẻ ngây thơ vô tội là ngủ chập chờn trong bóng tối mờ mờ. Còn mọi người lớn thì tắt hết đèn đóm, ngồi tụ vòng tròn lại một góc phòng, nơm nớp lo sợ và mong trời mau sáng. Ngoài đường vắng ngắt đến ghê rợn, khuya Sài Gòn càng khuya càng hoang vắng lạnh lẽo, bầu trời vần vũ mây đen báo hiệu cơn mưa đầu mùa. Đến năm giờ sáng thì quả thật trời đổ cơn mưa rả rích, kéo dài hơn ba giờ, trông thật ngao ngán. Cánh đàn bà lo chuẩn bị làm mì gói cho cả nhóm ăn, uống nước suối Vĩnh Hảo. Bốn người đàn ông bàn tính với nhau là: để tránh tai mắt người khác tò mò dòm ngó, và không biết tông tích của mình làm gì, ra sao, đi đâu, thì bốn anh sẽ đưa từng nhóm ra đi.

                        Điểm hẹn là ở nhà thờ Ngã Sáu (nhà thờ thánh Jeanne D’ Arc, trong khu nghĩa trang Huê kiều, do người Pháp gọi là Plaine Des Tombeaux, ở 116b Hùng Vương, phường 9 quận 5). Luật hướng dẫn lộ trình chu đáo, anh nhắc đi nhắc lại: ai không nhớ, thì ghi vào sổ tay, kẽo nơi xứ lạ không thuộc đường, lớ quớ sẽ lạc nhau. Cứ mươi phút là có một nhóm rời phòng ngủ. (Làm như chúng tôi đi quỵt nợ, trốn nợ tiền phòng không bằng. Mặc dù chúng tôi đã chi trả hết tiền ba phòng nầy, và đặt cọc phòng thêm trước mười ngày).

                        Anh Bàn không có vợ con gia đình bận bịu lu bu bên cạnh, nên anh rảnh tay dìu bà cụ Tài bệnh hoạn, cùng cô Cúc ẵm đứa con gái ba tuổi ra đi đầu tiên. Kế đến là gia đình Quy. Gia đình Ngọc, sau rốt là gia đình tôi gồm bảy mạng lủi thủi ra khỏi hotel. Tôi đứng trên cửa sổ tầng hai nhìn mấy anh chị lạ nước lạ cái cúi đầu lầm lủi ra đi, nhất là những đứa trẻ yếu ốm xanh xao, ngây thơ, hồn nhiên vô tội. Sao ai nỡ lòng để con em sớm bơ phờ nếm mùi đau khổ, gánh lấy nỗi ưu phiền, cơ cực đắng cay cuộc đời làm vậy! Tôi cảm thấy thật buồn.

                        Bốn nhóm gặp nhau ở nhà thờ ngã sáu rồi, lúc đó đã có nhiều người đi bộ, đi xe đạp, xe honda, xích lô qua lại trên đường đông đúc hơn. Tuyệt nhiên không thấy xe nhà, taxi hoặc xe bus. Chúng tôi ngoắt mãi vẫn không có chiếc xích lô máy, hay xích lô đạp nào chịu ngừng. Chẳng biết họ vội vã chạy đi đâu! Mãi về sau lâu thật lâu mới có hai chiếc xe ba gác trờ tới. Luật mặc cả giá xong, liền cho hai bà cụ cùng bầy nhóc ngồi lố nhố trên xe. Bốn anh kia phụ hai ông ba gác đẫy xe đi tà tà. Chúng tôi dắt díu nhau lẽo đẽo đi xuống khu Chợ Lớn. Quang cảnh ở Chợ Lớn khác hẳn ở khu Sài Gòn. Nơi đây ồn ào náo nhiệt đông đúc, người ta tụm năm tụm mười đông đen trên đường phố xí xa xí xô đi đi, nói nói, la la mắng chửi om sòm, buôn buôn bán bán đủ mọi thứ.

                        Thỉnh thoảng mới có chiếc xe bus khác tuyến đường chật như nêm vút qua, chạy về hướng xa cảng miền Tây. Ngọc vào nhà bạn thân cùng làm việc ở gần chợ Tam Biên, để dò hỏi tin tức cập nhật. Luật cũng có bạn Thành ở đường Nguyễn Tri Phương. Lúc bạn hai đến nhà đó, mọi người trong nhóm ngồi bệt ngoài vĩa hè nghỉ mệt chờ đợi Luật, Ngọc vào hỏi thăm tin tức. Kiểm chứng lại những tin nghe ngóng suốt dọc mấy lộ trình, thì mỗi người nghe một cách khác hẳn, người nói thế nầy, người nói thế nọ; càng hoang mang, băn khoăn, bồn chồn, lo lắng, rối tung rối mù, không phân định được điều gì xác thật là đúng, điều gì sai. Toàn nghe những tin vu vơ mù mờ như vịt nghe sấm.

                        Chúng tôi không rành đường dưới khu Chợ Lớn, nên cứ đi lo lắng sợ sệt đi lung tung loanh quanh đường nọ qua đường kia, đi vòng vòng khá xa Chợ Lớn. Chẳng biết tại sao chúng tôi quay trở về ngã Bảy? Khùng thiệt. Cuộc ra đi nầy thật vô duyên ngớ ngẩn hết chỗ nói. Thế là chúng tôi mò mẫm tìm về nhà thờ Huyện Sĩ. Tôi bàn với Luật để tôi đến khách sạn Hưng Đạo 2 lấy lại những đồ dùng cần thiết, đem đến nơi nầy. Luật quát mắng tôi:
                        - Coi chừng tiếc của mà toi mạng. Bỏ hết.

                        Tôi tiu nghĩu buồn xo theo các bạn vào cha chánh xứ xin cho ở nhờ ngoài vĩa hè trong khuôn viên nhà thờ Huyện Sĩ. Nhà thờ hình cung nhọn oai dũng với công trình thiết kế quy mô, đặc thù, tinh xảo, khang trang xinh lịch, còn được gọi là nhà thờ Chợ Đũi xây năm 1902. Thiết kế giáo đường do đức cha Bouttier kiến trúc theo phong cách gothique tuyệt tác tinh vi, cao sang với vật liệu đá granit. Do ông bà Huyện Sĩ Lê Phát Đạt giàu có nhất thời ấy bỏ tiền ra xây dựng. Sau khi tạ thế hai ông bà có mộ xây bằng đá cẩm thạch ở hậu cung. Hầu hết mọi người quá mỏi mệt ngao ngán chán chường, chẳng thiết tha sự gì ngồi bó gối ủ rũ buồn chán nơi xó góc trong một lớp học bỏ trống. Ông trùm họ đạo nầy đi lễ về ngang chỗ chúng tôi đang ngồi co rúm một xó, thấy chúng tôi hốc hác, trẻ con bơ phờ lem luốc nằm la liệt lăn lóc trên vĩa hè nóng và hanh nắng. Ông vào tận nơi tôi ngồi, ân cần hỏi thăm qua loa, rồi ông bảo tôi cử đại diện vài người đến nhà ông, để ông tiếp tế cho ít thức ăn.

                        Cô Quy, Cúc và tôi lẽo đẽo theo sau lưng ông, đến bên hai cánh cổng sắt màu xanh kín mít to cao lút đầu người. Mở ổ khoá cánh cửa sắt nhỏ phụ kế bên, ông mời ba chị em vào nhà ba tầng lầu có vườn cây trước sân mát mẻ, rộng rãi, ngôi nhà bề thế sang trọng xây đá hoa cương lát gạch men bóng láng. Ông mời chúng tôi ngồi ở sofa da nhung đỏ. Ông đi xuống nhà bếp. Chúng tôi chưa kịp quan sát kỹ lối trang trí tân thời trang nhã vinh sang trong phòng khách, thì bà vợ ông trùm và mấy con cháu gì đó từ phòng bên cạnh, xách ra ba bốn tụng đồ ăn thức uống đầy nhóc, nhiều nhất là mì gói, bánh mì khô, cá khô, tôm khô, khoai lang, dưa leo và củ sắn. Thêm một tụng khá to quần áo trẻ con, một tụng nhỏ hơn bốn tụng kia đựng độ năm bảy lít gạo, (bà vợ chu đáo lo đầy đủ, hình như bà đã nghe ông chồng kể lại, hoặc là gia đình họ đã từng làm việc thiện nầy, tôi không biết).

                        Ba chị em tôi cảm động ứa nước mắt, rối rít cảm ơn lòng từ bi thiện nguyện của ông bà trùm họ đạo Huyện Sỹ. Khệ nệ bưng các giỏ xách về lại góc trường học, chúng tôi cảm thấy có phần vui vẻ an tâm. Cô Quy, Cúc và chị Ngọc xúm lại chia nhau áo quần con trẻ. Còn tôi không nhận (vì đang có, tôi đã vứt bỏ lại ở hotel nhiều lắm, chỉ mang đi những bộ quần áo cần thiết, vậy mà các con mang vác còn không nỗi, nữa là tham lam chi mà quơ vô thêm sao).
                        Mấy chị em rủ nhau đi ra chợ Đũi mua hai cái nồi lớn, mua tô chén, muỗng, đũa, rổ, rá, củi, ba bó rau muống, mắm muối, chút bột ngọt, chuối cau, mua bình để nấu nước, mấy chai ni lông đựng nước (vã chăng thấy ăn uống tầm bậy tầm bạ ở ngoài chợ, sợ trúng nước đi “ị” té re như bà cụ Tài, thì khốn; chúng tôi không dám uống nước trà đá bán sẵn). Có tiền là có của tươi rau ngon.

                        Về lại chỗ cũ, Ngọc xin bà từ trông coi nhà thờ cho mượn hai cái lò để nấu ăn. Bà từ vui vẻ bảo chúng tôi cứ vào trong bếp tự tiện nấu nướng, khỏi mua củi hay mượn lò làm gì mất công. Nhưng chúng tôi không lấy củi của bà. Phụ nữ xăn tay áo lên lo làm bếp. Đàn ông đi tắm rửa cho con cháu, và tắm rửa chính họ ở ngoài giếng hay ở vòi nước. Chẳng mấy chốc nồi cơm trắng, canh mì gói nấu kèm với rau muống, trái bầu xắt nhỏ, khô cá sặc nướng, mọi thứ đã chín. Sau một ngày nhịn đói nhịn khát, kéo nhau đi thất thểu lang thang cầu bơ cầu bất ở ngoài đường mệt mỏi rã rời. Giờ đây cả nhóm ngồi bệt dưới nền xi măng, quây quần quanh hai mâm cơm nóng sốt. Một mâm dành cho trẻ con được cho ăn trước. Một mân cơm của người lớn thì ăn sau. Đây là buổi cơm tối thanh đạm, nhưng quả thật lần đầu tiên trong những ngày xa xứ, kể từ khi tôi về Sài Gòn ăn bữa cơm nầy cảm thấy rất ngon miệng. Thiệt đúng:
                        Đầu tôm nấu với canh bầu
                        Chồng chan, vợ ngó lắc đầu “ham ăn.”
                        Bầu ơi thương lấy bí cùng
                        Mai sau có lúc nấu chung một nồi!
                        (1)

                        Lúc đó có hai gia đình ở Huế, Đà Nẵng di tản vào Sài Gòn, họ cũng tay xách tay mang, con cái đùm đề, vừa vào xin ở nhờ, kế bên lớp học cạnh chúng tôi. Luật, Ngọc qua bắt chuyện hỏi thăm, rồi mời cả sáu người ấy qua bên lớp học nầy, vì chúng tôi nấu cơm và canh thật nhiều, nên nhân tiện mời họ dùng cơm. Hai người đàn bà tỏ vẻ e dè khách sáo hơn hai ông kia. Nhưng khi thấy chúng tôi thành thật chứ không qua loa mời lơi, họ cũng vui vẻ nhập vào nhóm. Cô Cúc đi lấy chén đũa của bọn trẻ vừa ăn xong, chạy ra vòi nước rửa sạch và đem vô. Chúng tôi vừa ăn vừa tỉ tê trò chuyện. Chỉ vài giờ ngắn ngủi, chúng tôi đã thông cảm và hiểu thấu những gian khổ, cơ cực trên bước đường gian truân lưu lạc, đồng hội đồng thuyền thật hợp ý nhau. Được biết hai gia đình Tâm và Phương có ý muốn về Phú Quốc, vì hồi xưa họ đã sinh sống ở đó. Nghe bạn mới tâm tình, chúng tôi hoan hỉ vui mừng như mở được tấc lòng. Vì quả thực chúng tôi rất muốn đi Phú Quốc, mà ngại một nỗi không rành đường, không biết lối mô tê, sợ lạc vào “mê cung Vẹm”, nên quá ngại ngùng. Tâm nói:

                        - Năm giờ sáng ngày mai phải ra bến xe bus Sài Gòn, đón xe đi một lèo tới xa cảng miền Tây, xe không ngừng ở mấy trạm phụ. Một ngày chỉ có ba chuyến xe bus đông nghẹt thôi.
                        - Thì ra bây giờ tôi mới hiểu: nguyên ngày nay chúng tôi đón xe bus lẻ tẻ dọc đường tới Chợ Lớn, mà chả thấy chiếc nào ghé trạm, là do vậy.

                        Thế là mọi người bảo nhau đi ngủ sớm. Phụ nữ rửa dọn nồi son chén bát, lau chùi chỗ nằm dưới nền xi măng (vừa dùng nơi ăn cơm). Đàn ông lo lùa bọn trẻ về lớp học bên hông nhà thờ, để dỗ con cái ngủ. Chị em phụ nữ xin đi tắm nhờ ở nhà bà từ. Cũng may là ở trong miền Nam lúa gạo dồi dào cò bay thẳng cánh, hầu kịp thời cung ứng cho cư dân ở miền Cao Nguyên và miền Trung, sau mỗi khi thấp kém mùa màng hay thiên tai lũ lụt. Chúng tôi mò tìm về miền Tây là phải lắm. Thật cám ơn nông dân và cư dân ở miền Tây Việt Nam hết sức.

                        Những giọt buồn lê thê xin gác lưng mây bay bay sau triền đồi Đà Lạt xa mờ xa nhé! Dù gần hay xa xôi muôn trùng sóng vỗ, thời khắc quý giá nầy vẫn mãi hoài ghi nhớ, chiếm ngữ trong hồn tôi giông bão. Chiến tranh biêu riếu đã hạ bức màn đen trong chung cuộc đầy bi kịch rồi chăng? Ví dù như thế thì họ và tôi hoàn toàn tin tưởng vào cấp lãnh đạo tối cao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tin các cấp chỉ huy đã và đang dấn thân từ các nơi còn trụ lại, rải rác khắp nơi… có thể là:
                        - Vùng I : Quảng Nam. Quảng Trị. Thừa Thiên.
                        - Vùng II : Dakto. Kontum. Pleiku. Đà Lạt. Khánh Dương.
                        - Vùng III : Bình Long. An Lộc. Long Khánh.
                        - Vùng IV : Nhất là hy vọng từ Long An về Miền Tây, vẫn còn… trấn giữ.

                        "Quốc hữu phân tắc thực" (nước có người giỏi, thì nước mới vững chắc). Mặc dù giàu sự dũng cảm hào hùng của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa: từ tất cả các binh chủng đang ở lại rải rác trên quê hương nầy; họ có kiên cường bất khuất anh dũng và oanh liệt quyết chiến đấu tại các chiến trường sôi động khói lửa, hay tại các địa phương, Tỉnh, Thành, nào... Nhưng nếu họ không còn những vị “thủ lĩnh”, họ đã mất cấp lãnh đạo. Hoặc giả họ không có những vị chỉ huy nữa. E là thua chắc!
                        “Nghĩ thân phù thế mà đau,
                        Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê!” (2)
                        *
                        (1) = ca dao.
                        (2) câu thơ của Nguyễn Gia Thiều.
                        * * *

                        Tình Hoài Hương
                        Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-15-2017, 02:22 AM.
                        Bút trần nào tả được lưu luyến!
                        Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                        Tình Hoài Hương

                        Comment


                        • #87
                          Cố Thiếu Tá Không-quân TRƯƠNG PHÙNG


                          Thưa quý độc giả thân kính,
                          Do thân nhân, bạn hữu, và số đông độc giả đã gửi thư yêu cầu THH post lại những bài viết về Ngày 30 Tháng Tư: Quốc Hận – Vì có vài trang website KHÔNG CÒN , hoăc (“bị đánh phá”). Thế nên THH xin mạn phép được post bài:
                          CỐ Thiếu Tá Không Quân TRƯƠNG PHÙNG.
                          Nay kính cẩn bút và trân trọng cám ơn HQPD
                          THH

                          ***

                          Chiều ngày 28/4/1975 - khoảng 5:45’ trong phi vụ hộ tống Trung-tá Nguyễn Văn Mạnh SĐ3 KQ và toán chuyên viên Vũ-khí & Đạn-dược đặt chất nổ, để phá hủy các cơ sở của Bộ Chỉ Huy Kỹ-Thuật & Tiếp-vận KQ (Biên–Hoà). Tôi, (Trần Văn Phúc) và Trung-úy Nguyễn Thành Bá, bay từ Dốc Sỏi ngang qua Cầu Mới Biên Hòa.

                          Tôi vừa quẹo trái từ hướng Tây sang hướng Đông, đột nhiên tôi thấy bốn chiếc A37 với đầy đủ bom đạn trong một đội hình dị thường, nghĩa là không giống ai, phi diễn không ra phi diễn, chiến đấu không ra chiến đấu, đang từ hướng Đông Bắc lao tới cùng một cao độ với chúng tôi. Tôi cứ lầm tưởng là phi cơ của các phi đoàn bạn (từ miền Trung di tản về Tân Sơn Nhứt tháng trước) đang bay hành quân, nên tôi vội vã kéo cần lái, cho phi cơ mình bốc vọt lên cao, để tránh hai bên đụng nhau trong gang tấc. Đồng thời tôi hét trong vô tuyến để lưu ý anh Bá, (bay chiếc số 2 theo tôi trong đội hình chiến đấu):
                          - Hai theo một! Coi chừng bốn A37 hướng 10 giờ!

                          Rồi tôi bay đảo lại và nhìn theo bốn chiếc A37 bay xa dần, tôi ngạc nhiên, vì thông thường một phi tuần khu trục đi bay hành quân chỉ có hai chiếc, hôm nay là ngoại lệ, đặc biệt vì có tới bốn chiếc. Tôi nói tiếp với Bá:
                          - Giờ nầy mà mấy thằng "ma gà" A37 còn mang bom đạn đi lang thang kìa!

                          Chúng tôi đã suýt đụng nhau với chúng nó trên sông Đồng Nai, mà không thể nào ngờ đó là bọn phản tặc! Trời lúc đó vẫn còn sáng tỏ, tôi chúi mũi cho phi cơ xuống thấp, bay dọc theo quốc lộ 1 đến Thủ Đức, tôi quẹo trái theo xa lộ Biên Hòa đến Long Bình rồi về Biên Hòa đọc theo Quốc Lộ 1.

                          Nhìn xuống dưới, tôi thấy dọc suốt lề đường có rất nhiều xe thiết giáp đậu cách nhau từng trăm thước một. Muốn khích lệ tinh thần cho các chiến hữu Bộ Binh, nên tôi bay rất thấp, vì vậy khi bọn phản tặc dội bom ở Tân Sơn Nhứt, tôi đã không trông thấy. Nếu tôi bay ở cao độ 5.000 bộ, chắc chắn tôi sẽ thấy những cột khói đen bốc lên từ Tân Sơn Nhứt (TSN). Chừng 20 phút sau, Chuẩn-tướng Huỳnh Bá Tính Sư–Đoàn-Trưởng SĐ3KQ báo cho chúng tôi biết:
                          - Có một phi tuần ba chiếc A37 vừa dội bom Tân Sơn Nhứt!
                          Tôi điếng hồn nghĩ ngay đến phi tuần A37 mà mình vừa gặp, nên tôi “chỉnh“ lại ông trên tần số:
                          - Như vậy phải là bốn chiếc A37, vì chúng tôi đã gặp bọn chúng cách đây không lâu! (mãi về sau nầy, khi tôi kiểm chứng với nhà nghiên cứu sử Nguyễn Hùng Kiệt, anh đã xác nhận: phi tuần của đám phản tặc nầy có tất cả bốn chiếc A-37, nhưng không biết vì lý do gì chỉ có ba chiếc dội bom Tân Sơn Nhứt mà thôi !?). Vào thời điểm Tân Sơn Nhứt bị dội bom, chiếc trực thăng của Tướng Tính chuẩn bị đáp xuống TSN, nên ông đã chứng kiến toàn bộ sự việc. Đối chiếu với thông tin của sử gia Nguyễn Hùng Kiệt, cả hai người (Tướng Tính & tôi) đều nói đúng sự thật!

                          Chúng tôi vội vã bay trở về Tân Sơn Nhứt, thì bọn phản tặc đã chuồn đi mất tăm biệt tích. Khi bay trên không phận TSN, đài Kiểm-soát Không-lưu (Sài Gòn Control Tower) báo cho chúng tôi biết: “phi trường chỉ bị thiệt hại nhẹ. Vài chiếc C-47 bị trúng bom (một chiếc gần phi đạo đang cháy như chúng tôi thấy), vài cơ sở bị hư hại như hậu trạm cũ, nơi trước đây chứa các phi cơ A-1, mới vừa dời về khu Tây lúc 1 giờ trưa, cạnh bãi đậu của A-37. Nhưng thật may mắn (?) hai phi đạo không hề bị trúng bom”.

                          Sau mấy vòng bay quanh Tân Sơn Nhứt, chúng tôi biết chắc chắn phi trường và nhất là hai phi đạo vẫn an toàn, không cần thiết phải bay đi Cần Thơ, nên tôi yên tâm mà bay trở lại Biên Hòa, để tiếp tục thi hành phi vụ hộ tống Trung-Tá Mạnh và toán chuyên viên vũ khí. Mãi đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn cảm thấy hối tiếc: vì Trời đã cho tôi một cơ hội ngàn vàng, để tôi có thể bắn hạ bọn phản tặc ác ôn (tôi đã học kỷ thuật không chiến Dogfight trong khoá Phi Tuần Trưởng với Trung-tá Nguyễn Văn Huynh PĐP PĐ 518), mà tôi lại vô tình để vuột mất cơ hội ngàn năm một thuở!

                          Trong trường hợp “tao ngộ chiến" hy hữu đó, bọn chúng không trông thấy chúng tôi, vì bị chói ánh mặt trời chiều nên không có phản ứng né tránh nào, mà chúng vẫn ung dung bay thẳng tới. Hoặc chúng tôi chỉ cần lách sang một bên, bật nút ARM - ON và bóp cò súng, bắn ngang hông ở phía sau bọn chúng, thì 800 viên đại bác 20 ly trên mỗi chiếc A1 của chúng tôi sẽ không tha bọn chúng. Hoặc lúc đó tôi gọi Paris (đài Kiểm Báo Không Lưu TSN) để báo động khẩn cấp. Các phi cơ F5-E đang ứng trực ở đầu phi đạo TSN, sẽ tức tốc cất cánh lên xơi tái bọn chúng, thì bọn chúng chẳng còn mạng, để sau nầy vung vít mà “bốc phét”! Đây có phải là vận mệnh thảm khốc đau buồn của đất nước Việt Nam đã an bài phải là ngày 30/4/1975 !?

                          Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ hộ tống Trung-tá Mạnh qua khỏi cầu Bình Triệu an toàn, chúng tôi mang đầy đủ bom đạn về hạ cánh lúc 8 giờ tối. Tôi gặp các anh bay F5 và họ cho biết là:
                          - Đang chờ lệnh đi ném bom trả đũa ở phi trường Phan Rang.
                          …Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra -không biết vì lý do gì- !? Tôi thấy nhiều anh em trong Tân Sơn Nhứt có phần giao động tinh thần vì cuộc dội bom vừa qua. Do Radar không thể phát hiện nếu bọn phản tặc bay thấp như lần vừa rồi, nên nhiều người lo sợ chẳng biết có thêm lần dội bom kế tiếp nào nữa hay không? …Khi trở vào biệt đội khu trục lúc nửa đêm, tôi thấy các anh em thuộc PĐ 514 và 518 đang nằm sắp lớp như cá mòi ngay trên nền nhà.

                          Tôi lặng lẽ nằm xuống một chỗ trống còn lại bên cạnh cái điện thoại dã chiến mới vừa móc dây. Tôi nằm đó, nghiêng qua trở lại rất lâu mà không thể nào ngủ được, vì trong lòng ngổn ngang những tiếc nuối & hối hận, cắn rứt tim tôi: khi mãi nhớ lại cơ hội ngàn năm có một, mà tôi đã vô tình để nó trượt thoát khỏi tay, tiếc thay, tôi đã không bấm cò đại bác bắn thẳng vào lũ phản tặc A37 lúc ban chiều (sau nầy, khi biết tên Nguyễn Thành Trung chính là kẻ đã “rước giặc vào nhà“, bay dẫn đường cho đám phản tặc A37 đó, tôi lại càng hối hận & tiếc nuối nhiều hơn nữa!). Quá mệt mỏi tinh thần và rã rời thân thể, tôi vừa chợp mắt tí xíu, là đã phải choàng tỉnh ngay lập tức, vì những tiếng nổ vang trời.

                          Phi trường bị pháo kích! Hàng loạt hỏa tiễn 122ly rít xé bầu trời điên loạn lao xuống, nổ tung lên cùng khắp trong căn cứ & phi trường TSN, nơi đang tập trung dày đặc những quân nhân KQ và gia đình của họ mới vừa đổ dồn từ ngoài vùng I, vùng II di tản về. Điện bị cúp. Nhưng cho dù điện không cúp, thì tất cả vẫn chìm trong bóng tối như địa ngục, vì sức ép nổ của những quả hỏa tiễn rơi quá gần, làm vỡ tung những bóng đèn trong biệt đội khu trục chúng tôi... Thật là may mắn đến kỳ lạ khi mọi người đang nằm sát nhau dưới nền nhà đều bình an vô sự!

                          Điện thoại reo! Do nằm sát gần điện thoại, tôi bốc máy lên nghe và chuyển lệnh điều động cất cánh khẩn cấp đến Thiếu-tá Lê Văn Sang, Trưởng Phòng Hành Quân PĐ Phi Long 518. Trong bóng tối dày đặc, không nhìn thấy mặt bất cứ ai, mà chỉ nghe tiếng nói của tôi vừa chuyển lệnh. Thiếu-Tá Sang hỏi luôn:
                          - Phúc đó hả, Phúc đi bay được không?

                          Theo đúng Huấn Thị Khu Trục, tôi vừa mới bay xong phi vụ yểm trợ rút quân hồi đầu hôm, nên tôi có quyền từ chối đề nghị này của Thiếu-Tá Sang, nhưng hình như cái mặc cảm “tội lỗi“ (vì thiếu cảnh giác đã để bọn phản tặc A37 vượt thoát) của tôi đang chờ có một cơ hội “chuộc lại lổi lầm“, đã bật lên tiếng nói:
                          - Đương nhiên là được, nhưng wingman (phi tuần viên) là ai?
                          Chưa có ai kịp lên tiếng, thì từ trong bóng tối cuối phòng, tiếng Thiếu Tá Trương Phùng vang lên:
                          - Trâu đạp cũng chết, chó đạp cũng chết. Tao đi với mi, xem coi có chết thằng Tây nào không!?

                          Phi trường đang bị pháo kích dữ dội nên lúc đó không có xe đưa đón Phi Hành Đoàn. Không thể chậm trễ, anh Phùng gọi tôi leo lên chiếc xe Jeep dân sự của anh phóng ra bãi đậu phi cơ. Anh Phùng lái xe như bay:
                          -… Mẹ nó! Tao chưa hề thấy tụi nó pháo dữ dằn như hôm nay! Tụi nó định “dứt điểm” mình bữa nay sao cà?
                          Rồi anh nói tiếp:
                          - Bất cứ giá nào mình cũng phải lên (cất cánh), hy vọng có thể bảo vệ bao nhiêu người vô tội ở đây. Nếu như mình bị hy sinh, âu cũng là dịp để mình đền ơn Tổ Quốc.

                          Nhìn anh lái xe vun vút như bay, tôi thầm cảm phục người đàn anh gan lỳ, quả cảm, người hùng của mặt trận Quảng Trị 1972 với chiến tích lẫy lừng đã “nướng sống" 15 chiếc xe Tăng T-54 của bọn Cộng Phỉ! Đến bãi đậu A-1, các anh em phi đạo đã ứng trực sẵn sàng, anh Phùng hét lớn trong tiếng nổ vang rền của đạn pháo:
                          - Nổ máy là “chock out” ngay (rút những khúc gỗ chận bánh xe phi cơ ra) rồi các bạn tìm chỗ núp! Mặc kệ chúng tôi, đừng để chết chùm hết cả đám đấy!

                          Máy vừa quay tròn vòng, thì có nhiều tiếng nổ long trời ở bãi đậu A-37 kề bên, nhiều quần lửa như cây nấm khổng lồ cuồn cuộn bốc phụt lên cao. Không chần chờ, tôi cho phi cơ di chuyễn ra khỏi ụ. Anh Phùng vẫn còn đứng cạnh máy bay. Anh ra dấu cho tôi biết là bình điện của phi cơ anh bị hư. Vì vậy, tôi quyết định cất cánh một mình, như đã Briefing trước đó. Tôi ra hiệu cho anh Phùng biết, và gọi Đài Saigon Ground Control (Đài Kiểm Soát Diện Địa Sài Gòn) để xin di chuyển ra phi đạo, đài trả lời ngay:
                          - Phi Long 51 (PL51)! Phi đạo sử dụng 25, gió hướng Nam 4 knotts, áp suất 29.92…

                          Nhận thấy gió ngang gần như thẳng góc với phi đạo và rất nhẹ (4 knotts), tôi có thể cất cánh bất cứ hướng nào. Nhưng tôi không thể dùng PĐ25 sẽ vô cùng nguy hiểm; vì khi bay lên, sẽ chui ngay vào đạn đạo của địch đang pháo kích. Nếu cất cánh PĐ 07, tôi quẹo trái để đến đầu PĐ 07, thì phải di chuyển ngang qua bãi đậu A37 đang cháy rực lửa, cũng rất nguy hiểm. Vì vậy tôi có ý định quẹo phải theo Taxi way #3, để cất cánh PĐ 07, nghĩa là ngược chiều PĐ sử dụng, và tôi chỉ có thể dùng ½ chiều dài phi đạo còn lại. Cứu binh như cứu lửa, không còn phương cách nào khác, tôi quyết định gọi:
                          - Saigon Ground Control! PL51 request taxi ra Whisky number three và cất cánh PĐ 07.

                          Ngay khi được phép, tôi di chuyển nhanh ra phi đạo 07 R, miệng lẩm bẩm: "Người đẹp của tôi ơi! Em ráng giúp anh thêm một lần nữa! Đừng ho hen nha cưng"! (Pilot chúng tôi xem chiếc máy bay mình lái như là người vợ, người tình muôn thuở, đặc biệt là em Skyraider tuổi già sức yếu, nên đôi khi em ưa “nũng nịu, nhỏng nhẽo" ). Sau khi thử máy (dù biết chưa nóng máy), tôi xin đài Saigon Tower cho phép cất cánh khẩn cấp. Vì chỉ còn lại ½ phi đạo, nên tôi phải dùng phương cách “Maximun Peformance Take Off" , và cất cánh lúc 04 giờ 25 phút sáng ngày 29/4/1975. Vừa rời khỏi phi đạo, lòng tôi rộn rã một niềm vui mừng khó tả, và cảm tạ ơn Trên cho tôi cơ hội cứu nguy cho mọi người trong Tân Sơn Nhứt. Sang tần số Paris (đài Kiểm Báo Sài Gòn) tôi báo:
                          - Paris! PL 51 vừa cất cánh một chiếc A1 với 10 trái MK 81. Xin nhận chỉ thị.
                          Đài Paris chưa kịp trả lời, tôi đã nghe:
                          - PL 51! Đây Tinh Long 06 (TL06), bạn đến Phú Lâm ngay! Chỗ có nhiều trái sáng. Bao lâu bạn tới?
                          - TL06! PL 51 mang 10 trái MK 81, sẽ có mặt trong 5 phút và request Random Attact! OK!

                          Khi lên tới Phú Lâm, tôi được Trung-úy Trần Văn Bảo, Trưởng Phi Cơ của chiếc AC-119K hướng dẫn oanh kích, mục tiêu là hai làn khói của hai giàn pháo 122 ly. Tôi rất ngạc nhiên, mục tiêu chỉ cách đài Radar Phú Lâm hơn 500 mét về hướng Tây. Nhờ lặng gió nên hai làn khói này vẫn còn la đà trên mặt đất. Lập tức, tôi vừa lao xuống vừa gọi:
                          - PL51 in hot và thả từng trái một!
                          Sau khi thả trái bom xuống mục tiêu thứ nhì, tôi ngưng lại và chờ đợi. Trong thời gian nầy, tôi nghe giọng Tướng Kỳ trong vô tuyến:
                          - Phi Long 51 trút hết bom đạn xuống target! Tối nay ghé nhà tôi nhậu!
                          Tôi hỏi lại:
                          - Giới chức vừa ra lệnh cho Phi Long 51, xin cho biết danh hiệu.
                          - Tôi Thần Phong 01, Thiếu Tướng Kỳ đây!
                          - Thần Phong 01! PL51 lên một mình với 10 trái bom 250 cân Anh, tôi có kinh nghiệm chống pháo kích. Thần Phong 01 an tâm. Tôi có thể ở đây thêm ba giờ nữa.

                          Khoảng 15 ; 20 phút sau, có lẽ bọn Cộng-phỉ nghĩ tôi đã hết bom, nên chúng bắt đầu pháo trở lại. Tôi nhìn thấy rõ nhiều giàn pháo, mỗi giàn 4 khẩu 122 ly liên tục phóng lên. Liếc nhìn về hướng Tân Sơn Nhứt và Sài Gòn có nhiều quầng sáng nháng lên, tôi liền lao xuống thả bom và thầm gọi: "Anh Phùng ơi! anh ở đâu, sao không lên tiếp tay với tôi? Một mình tôi làm không xuể đâu! Anh Phùng ơi"! Năm phút sau, khi định nhào xuống thả bom, tôi thấy có vài đám nổ dưới mục tiêu, tôi tưởng lầm là rocket của trực thăng võ trang bắn xuống, tôi liền cự nự Trung-úy Bảo:
                          - TL06! Bạn cho tôi đánh random attack, sao bạn lại cho gunship (trực thăng võ trang) vào “ăn có”? Nó bay cao độ thấp, lỡ tôi không thấy, nện ngay trên đầu nó, thì phiền lắm!
                          Anh Bảo liền cãi chánh:
                          - Không phải đâu PL51, tôi đã đuổi tụi nó qua bên Quốc Lộ 4 rồi. Để tôi quan sát kỹ lại.
                          Lúc đó có khoảng ba bốn chiếc trực thăng quây quần phía Đông Bắc Phú Lâm. Sắp nhào xuống thả bom lần kế tiếp, tôi lại thấy có ánh lửa nổ tung và tiếng anh Bảo la lên:
                          - Ê ...PL 51! Tôi thấy có một chiếc dường như là A-1 vào đánh phụ với bạn đó! Chắc chắn không phải là gunship đâu!
                          Tôi liền nghĩ ngay tới anh Phùng, nên trả lời anh Bảo:
                          - TL06! chắc là Thiếu Tá Phùng! Có thể anh Phùng bị trục trặc về vô tuyến! Bạn an tâm, monkey see monkey do (thấy tôi thả bom ở đâu, anh ấy sẽ thả bom ở đó).
                          Nhờ sự yểm trợ hỏa châu của TL-06, chúng tôi dễ dàng “lượm” những giàn pháo như lấy kẹo trong túi. Thanh toán xong các giàn pháo nầy, thì tôi cũng vừa hết bom.
                          - TL06, tất cả giàn pháo đã “clear“ (bị hủy diệt sạch) tôi giao ở đây cho bạn, PL 51 để dành 800 viên 20ly phòng thủ phi trường. Vì muốn biết người phụ tôi diệt pháo vừa rồi, có đúng là anh Phùng không? nên tôi sang tần số của Đài Sài Gòn:
                          - Saigon Tower! Đây PL51. Bạn cho biết: sau tôi còn có chiếc A1 nào cất cánh không?
                          Tôi được trả lời:
                          - Tụi nó pháo quá, chúng tôi núp dưới hầm trú ẩn, vừa lên nên không biết gì hết bạn à!

                          Khoảng 5:25’ sáng tôi về tới Tân Sơn Nhứt, trời vẫn còn tối đen như mực, ngoại trừ những ánh đèn phi đạo và taxi way, còn có hai đám cháy: một đám ở bãi đậu A37 như đã nói ở trên, còn đám cháy thứ hai... dù tôi đã đảo nhiều vòng, nhưng vẫn không nhận ra chính xác là nơi nào. Nhưng sau ít phút nhờ ánh sáng lờ mờ bập bùng còn lại của đám cháy, tôi vừa nhận ra là ở phía Nam của dinh Tướng Kỳ độ chừng trăm mét. Tự nhiên trán tôi rịn mồ hôi, tay run lẫy bẫy, tim đập dồn dập và ứ nghẽn lồng ngực muốn nghẹt thở, vì hình như đám cháy là ở khu cư xá C-7, là nơi vợ con tôi tạm trú, miệng tôi không ngớt cầu nguyện: "Cầu xin ơn Trên che chở cho vợ con của con, và những người khác được bình yên".

                          Ngay lúc đó, trong lòng lòng tôi bùng lên một cơn giận dữ & căm thù đám Cộng-phỉ trong trại Davis, nếu vợ con tôi có mệnh hệ nào, tôi thề sẽ thí mạng với bọn chúng! Mươi phút sau, tôi thấy chiếc TL07 cất cánh lên, để thay thế chiếc TL06 về đáp. Tôi tiếp tục bao vùng trên không phận Tân Sơn Nhứt, cho đến khi bình minh có ánh sáng lờ mờ, tôi nhận ra đám cháy chính là cư xá Nữ Quân Nhân. Tôi nóng lòng muốn đáp xuống, nhưng chưa có phi tuần nào lên thay thế.

                          Vài phút sau, tôi nhìn sang cánh phải: thấy có một chiếc AD-5 còn treo hai trái bom, cứ bám sát theo phi cơ tôi. Tôi sang tần số và gọi đài Saigon Tower một lần nữa, để xác định chiếc AD-5: “có phải là của anh Phùng không”. Câu trả lời vẫn là “Không biết”. Vừa lúc đó, “anh bạn dễ ghét” như muốn chơi trò trốn tìm “ú tim” với tôi, nên anh ấy cho phi cơ hết lòn sang trái lại chui qua phải. Tôi bất ngờ cắt bán kính, quẹo vòng thật gắt, định ra sau chiếc phi cơ nầy. Nhưng anh bạn “dễ ghét” là một cao thủ tuyệt đỉnh, lúc nào anh cũng bám riết theo sau, khi sang trái khi sang phải, cố ý trêu đùa tôi. Nếu là dog fight (không chiến) thì tôi bị tay lão luyện nầy “dớt rụng càng” rồi!

                          Trên tần số Paris, tôi nghe giọng của Thiếu-tá Hồ Ngọc Ấn Phi Đoàn Phượng Hoàng 514 liên lạc với TL07, cho biết: “phi tuần hai chiếc A1 của anh đang ở Long An, trên đường tiến về Sài Gòn. Đại-uý Nguyễn Tiến Thuỵ bay chiếc số 2. Khoảng mười phút sau, Trung-uý Trang Văn Thành, Trưởng Phi Cơ của TL07 gọi trên tần số:
                          - Phượng Hoàng 11, tôi nghi ngờ có một toán đặc công độ năm bảy tên, định cắt hàng rào kẽm gai phía Bắc phi trường, chỗ miếng đất trống hình tam giác ở An Nhơn. Bạn cho một trái ngoài hàng rào, đánh trục Đông sang Tây. Tôi giữ cao độ 5.000.

                          Vì biết phi tuần anh Ấn chưa đến nơi, nếu cần thiết tôi có thể dùng bốn cây đại bác 20 ly bắn dọc theo vòng rào. Tôi bay tới đó, mặt trời vừa ló dạng, trời tỏ hơn nhưng ở độ cao 4.000 bộ, nên tôi không thấy gì cả. Thình lình anh Phùng lao xuống thả một trái bom. Thì có tiếng anh Thành hốt hoảng la lên:
                          - Số 1 thả bom “như để “. Số 2 đánh dài hơn vài mươi thước.
                          Trái thứ nhì rơi dài hơn năm chục thước. Anh Thành hoảng hốt:
                          - Phượng Hoàng 11 Hold Highride (ngưng thả bom). Số 2 của bạn đánh gần nhà dân quá!
                          Thiếu tá Ấn liền lên tiếng:
                          - TL07! Ai khác đánh đó, chớ không phải Phượng Hoàng 11! Tôi chỉ mới tới Bến Lức, làm sao thả bom ở đó được!
                          Thì ra anh Thành lầm lẫn phi tuần của tôi- là phi tuần anh Ấn. Tôi vội lên tiếng:
                          - TL07! Đây PL 51. Đó là Phi Long 52 (chiếc số 2 của PL51) nó hư vô tuyến, chỉ còn hai trái, vừa thả hết rồi. Còn tôi đã “Empty” (hết bom).
                          Nhận ra tiếng của tôi, Đại-uý Thụy (người bạn cố tri cùng PĐ Thái Dương 530 với tôi ở Pleiku) gọi tôi:
                          - Ê Phúc! Mày về Cần Thơ đi, đáp ở đó (TSN) nguy hiểm lắm!
                          Nhìn đồng hồ xăng có 800 lbs, vừa đủ để bay đi Cần Thơ, nhưng tôi đã có quyết định đáp Tân Sơn Nhứt từ trước, nên trả lời:
                          - Vợ con tao còn kẹt lại đây, giá nào cũng phải đáp Tân Sơn Nhứt. Tình hình ở đây chưa đến nỗi nào đâu.
                          Đột nhiên anh Phùng gọi tôi:
                          - Ê ...PL51, đi Cần Thơ nha! Bay với mi gần 3 tiếng, chừ mới liên lạc được một xí. Tao nghe được nhưng bị câm. Bực mình quá!
                          Tôi vội bấm máy trả lời:
                          - Không! Tôi chỉ còn 600 pounds xăng, vả lại vợ con tôi kẹt ở đây. Anh đi Cần Thơ một mình trước nghen!
                          Lúc bấy giờ TL07 đang bay 5.000 bộ, nên anh Thành muốn xuống thấp để dễ quan sát, và nhìn thấy rõ hơn, nên anh báo cho chúng tôi biết:
                          - PL51! TL07 xuống cao độ để nhìn rõ hơn. Tôi không muốn đánh lầm vào nhà dân, tội họ lắm!
                          Không ngờ mấy phút sau, khi chúng tôi bay trên Lăng Cha Cả, ở cao độ 1.500 bộ, anh Phùng gọi tôi:
                          - Ê một! Mình đáp xuống Tân Sơn Nhứt đi!
                          Lo ngại vô tuyến bất thường của anh hư, nên tôi nhường cho anh Phùng đáp trước. Nhưng trước khi Touch Down (chạm bánh), anh Phùng lại gọi tôi:
                          - Một! Mi đáp trước đi, tao Go Around (bay lên lại). Mi chờ ít phút, tao về chở mi vô!
                          Nóng lòng vì vợ con ở kế bên đám cháy (cư xá Nữ Quân Nhân), nên tôi không bay theo anh Phùng như thông lệ. Tôi tiếp tục vào Final (cận tiến), thì Sài Gòn Tower báo cho chúng tôi:
                          - PL51, có SA7 bắn lên. Tôi thấy mấy cục lửa bằng cườm tay bay lên!
                          Vì tôi đã chứng kiến SA-7 bắn ở Kiến Đức vào cuối năm 1973, nên tôi có ý nghi ngờ:
                          - Saigon Tower, SA-7 bắn lên lúc đầu: là một vùng lửa to màu cam, sau đó đổi sang màu trắng xanh, và bay lên rất nhanh. Bạn quan sát kỹ chưa"?
                          Anh bạn nầy có vẻ bất bình trả lời:
                          - PL51, tôi báo cho bạn biết, mà bạn không tin, nếu bị bắn, bạn ráng chịu nha!
                          Tự nhiên tôi nhớ đến Trung-tá Phạm Văn Thặng Fulro khi ông "xỉn", ông thường ngâm nga... nên tôi nghêu ngao trên tần số: "Làm sao giết được người trong mộng …1 …2 …3…touch down"!

                          Di chuyển về bãi đậu lúc 6 giờ 55 phút, các anh em phi đạo reo mừng, công kênh tôi như đón một một vị cứu tinh! Rồi chúng tôi cùng nhau theo dõi chiếc TL07 đang nghiêng cánh trái ở cao độ chừng vài ngàn bộ, và xạ kích xuống mục tiêu. Từng tràng đại bác 20 ly (Minigun 6 nòng) nã xuống như mưa, tiếng kêu như bò rống. Tôi trấn an các anh em:
                          - Target đó ở ngoài vòng rào, chỉ là tình nghi thôi! Ông Trung-uý Thành muốn biểu diễn cho mọi người coi chơi cho vui vậy mà!

                          Tôi vừa dứt lời, thì đột nhiên chiếc TL07 trúng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7, đuôi phải gãy lìa. Có một vật màu đen đen rớt xuống(*), động cơ bên phải phát hoả và nổ tung, cánh phải gãy xuống, đồng thời phòng lái bốc cháy. Phi cơ ngoặc đầu qua trái, lao xuống và rơi vào spin (xoay tròn như bông vụ). Tất cả mọi người xung quanh tôi hoảng hốt hét lớn:
                          - Nhảy dù đi…
                          - Nhảy dù…
                          - Nhảy dù nhanh lên…

                          Nhưng quá trễ, tôi không thấy cánh dù nào kịp bung ra, chiếc phi cơ đã cắm phụp đầu xoáy xuống đất rất nhanh. Những cột khói đen lửa đỏ cuồn cuộn bốc phụt lên cao hàng trăm mét. Toàn bộ phi hành đoàn đều hy sinh. Tất cả anh em chúng tôi bàng hoàng sửng sốt, đứng chết lặng mà nước mắt tự dưng tuôn trào. Một lúc sau, mọi người cúi đầu lặng lẽ trở về làm nhiệm vụ của mình. Từ giờ phút nầy phi trường TSN thật sự không còn an toàn nữa, vì sự xuất hiện của SA-7 khắc tinh của tất cả các loại máy bay.

                          Riêng tôi, ngồi bệt xuống bãi cỏ bên lề phi đạo, mắt vẫn hướng về những cột khói đen bốc lên cao, như anh linh của Phi Hành Đoàn TL07 đang siêu thoát. Tôi hy vọng Thiếu-tá Trương Phùng bay đi Cần Thơ, tuy nhiên tôi vẫn có ý trông đợi anh Phùng trở về. Tôi chờ mãi tới khi anh tài xế xe bồn tiếp xăng giục tôi lên xe, để trở vô biệt đội khu trục. Trong lòng tôi thầm nghĩ:
                          - Đúng rồi, anh Phùng nên bay đi Cần Thơ là hợp lý nhất!

                          Sau 9:30’ giờ sáng ngày 29/4/75 bọn chúng bắt đầu nã đì đùng bằng đại pháo 130 ly, đặt ở Nhơn Trạch gần Thành Tuy Hạ - Cát Lái. Nhưng lúc bấy giờ không ai thèm màng tới việc diệt pháo nhỏ giọt vào Tân Sơn Nhứt nữa. Trong phi trường thỉnh thoảng đạn 130 rơi rớt đâu đó, may mắn sao không trúng tôi. (ha ha ha...) Cả căn cứ Tân Sơn Nhứt không một bóng người, bầu trời vô cùng u ám, một phần vì thời tiết chuyển mưa, một phần vì những làn khói đen lan toả la đà từ chiếc TL-07 đang bốc cháy.

                          Tôi có cảm tưởng như mình lạc vào trong bãi tha ma lúc hoàng hôn. Sau khi Quân Cảnh không cho tôi ra cổng (Phi Long) và không được nói một lời gì với vợ con (họ theo gia đình Vân về nhà), tôi trở vào Trung Tâm Hành Quân Không Quân chờ lịnh. Nữa giờ sau, tôi định đi ra ngoài bằng cổng trại Hoàng Hoa Thám; nhưng khi đến cuối sân banh, tôi gặp ba Thiếu-tá: Sơn, Bản, Liêu PĐ 530, họ đang chạy ngược chiều và kêu tôi:
                          - Ê Phúc! được lệnh đi Cần Thơ. Nhanh lên.

                          Tôi chạy theo họ ra bãi đậu, chiếc AD-5 của Thiếu-tá Hồ Văn Hiển PĐ 514 đang chờ. Tôi là hành khách bất ngờ bất đắt dĩ và cuối cùng thứ 20. Chúng tôi rời Tân Sơn Nhứt lúc 11 giờ trưa. Lúc bấy giờ trong Tân Sơn Nhứt có lẽ không còn phi cơ nữa (sau khi yểm trợ quân bạn ở Bến Cát xong, trên đường về Cần Thơ, Thiếu-tá Hiển đáp xuống, để rước chúng tôi). Khi đến Cần Thơ, tôi vội vã đi tìm anh Trương Phùng khắp nơi, nhưng tìm hoài không thấy anh Phùng đâu cả!
                          *

                          Tình Hoài Hương


                          ***

                          Ghi chú thêm: trước 30/4/1975 và sau... 2010:

                          *.- Thiếu-tá Không-quân Hồ Ngọc Ấn, Phi Đoàn Phượng Hoàng 514 (hiện ở Dallas). *- Đại-uý Không–quân Nguyễn Tiến Thuỵ, bay chiếc số 2, hiện ở Houston.
                          *- Đại-úy Không-quân Trần Văn Phúc (Phi-tuần Trưởng PT Khu-trục Phi-Long 51), hiện ở Cali.

                          *1.- Trên không phận Sài Gòn lúc bấy giờ (29/04/75) chỉ có ba chiếc phi cơ là: TL-07, phi cơ anh Phùng và phi cơ của anh Phúc. (TL 07 chỉ xuất hiện sau 6 giờ sáng. Phi tuần hai chiếc A-1: của Thiếu-tá Ấn & Đại–úy Thụy trên đường về Sài Gòn).

                          *2.- Có lẽ vì sợ SA-7 nên ông Đại Sứ Martin phải nói dối trước Quốc Hội Mỹ là: “Hai phi đạo bị trúng pháo kích, hư hại nặng nề, và ông ra lịnh di tản người Mỹ bằng trực thăng”?

                          *3.- ... đột nhiên chiếc TL07 trúng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7, đuôi phải gãy lìa. Có một vật màu đen đen rớt xuống(*)... Mãi đến năm 2010, khi vừa mới cải táng cho PHĐ TL07 xong, chúng tôi mới liên lạc được với Th/Sĩ I Nguyễn Văn Chín tự “Chín Dơi“, Gunner của TL07, là người duy nhất nhảy dù ra sống sót, anh chính là “vật” (hi hi hi) màu đen rơi xuống từ chiếc TL 07, mà anh em còn ở trong phi trường TSN đều thấy.

                          *4.- Vì Phi Hành Đoàn TL07 có rất nhiều người tình nguyện đi bay trong lúc khẩn cấp, nên hầu hết nhân viên trong PHĐ không ghi đúng tên trong phi lệnh. Tôi chỉ biết có: Trung-uý Trang Văn Thành (Trưởng phi cơ), xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, nhập ngũ ngày 12/9/1967 khoá 68A TTHLKQ Nha Trang. Anh Thành là cháu rể của Cố Thiếu-Tướng Võ Xuân Lành, TLP KQ. Anh Thành có hai biệt danh: ở quân trường Nha Trang anh có tên “Thành Thụt”, vì đôi mắt sâu thẳm, tánh tình anh rất cương trực, hăng say, năng nổ trong mọi công việc. Khi về PĐ C119 anh Thành có thêm một biệt danh là: “Thành Kampuchia” (vì màu da ngâm ngâm của anh). Đêm 28/4/75 anh Trung uý Trang Văn Thành tình nguyện bay thêm phi vụ Extra TL 07, mặc dù trước đó anh đã bay phi vụ TL01 hồi đầu hôm rồi. Trung uý Tào Thuận, hoa tiêu phụ. Thiếu uý Phạm Tấn Đức. Họ vĩnh viễn ra đi... nhưng để lại sự thương tiếc kính phục vô cùng của hàng vạn người trong và ngoài Tân Sơn Nhứt.

                          *5.- Sau ba năm ba tháng phục vụ trong PĐ Thái Dương 530 – Pleiku trấn thủ Cao Nguyên, tháng 4 năm 1974 tôi trở lại Biên Hoà và được đưa về PĐ Phượng Hoàng 518, KĐ 23 Chiến Thuật, SĐ3KQ. Sau đó tôi thường đi biệt phái ở Biệt Đội Khu Trục tại Tân Sơn Nhứt cho đến tháng 9 năm 1974, tất cả phi cơ A1 bị “đình động” (vì uống xăng!?). Vì vậy thời gian quen biết, chuyện trò cùng Thiếu-tá Trương Phùng không nhiều.
                          Tôi chỉ nhớ: Th/tá Trương Phùng sanh năm 1943 tại Thừa Thiên, anh gia nhập Không Quân vào đầu năm 1964, khóa 64B SVSQKQ Nha Trang, tốt nghiệp khóa L- 5 Quan Sát. Sau đó anh được tuyển chọn xuyên huấn T28 và A-1 Skyraider tại Hoa Kỳ. Trở về nước, anh phục vụ tại Phi Đoàn 110 Quan Sát, sau cùng là Phi Đoàn 518 Phi Long - Khu Trục A-1, KĐ 23CT, SĐ3 KQ Biên Hòa.
                          Anh là mẫu người hùng KQ từng tham dự hầu hết các chiến trường khắp bốn vùng chiến thuật, là người hùng diệt 15 xe tăng Cộng quân trong hai tuần lễ vào đầu tháng 4 năm 72 ở Quảng Trị, là một người đầy nhiệt huyết, không bao giờ từ chối bất cứ một phi vụ nào dù nguy hiểm. Anh là một phi tuần trưởng sĩ quan gương mẫu, lấy phương châm: Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm lên hàng đầu. Tuy nhiên tôi được hân hạnh cùng bay chung với anh hai lần:

                          - Lần đầu tiên
                          : (Phi Vụ Trời Giúp!?) Vào tháng 8/1974, khi CSBV vi phạm Hiệp Định Ba Lê, chúng pháo kích vào phi trường Biên Hòa, để trả đũa hành động nầy, Đại Tá Hoàng Thanh Nhã, KĐT KĐ23CT, SĐ 3 KQ chỉ thị hai phi tuần, mỗi phi tuần hai chiếc Khu Trục A-1 Skyraider, mỗi chiếc mang 6 trái bom CBU-25, thi hành một nhiệm vụ đặc biệt là oanh tạc Tổng Hành Dinh của MTGPMN ở đồn điền cao su, gần Lộc Ninh. Phi tuần số 1 do Thiếu-tá Phùng và Trung-uý Đinh văn Đức. Phi tuần thứ hai do tôi (Đại úy Trần Văn Phúc) và Trung-uý Nguyễn Tứ Đức.
                          (Bom CBU - 25 là loại bom dùng để chống chiến thuật biển người, phá giao thông hào, mỗi trái cân nặng 500 cân Anh (lbs), gồm 7 ống thẳng, dài độ 4 mét, buộc lại thành một khối tam giác, mỗi ống chứa 25 quả bom nhỏ như trái lựu đạn, có loại nổ trên mặt đất, có loại nổ chậm. Muốn đạt hiệu quả tối đa, nên thả bom nầy theo cách Skip bom, nghĩa là bay thật thấp, các trái bom nhỏ nầy được phóng xuống đất. Nếu thả bom từ trên cao thì không thể nào chính xác, càng cao các quả bom nhỏ nầy càng rải rộng ra, nếu thêm sức gió có thể thổi bay đi xa cách mục tiêu hàng ngàn mét).

                          Để bảo vệ vùng trời Lộc Ninh, nơi bọn CSBV trá hình MTGPMN đặt Bộ Tổng Hành Dinh, ngoài hoả tiễn tầm nhiệt SA-7, bọn CSBV còn bố trí rất nhiều khẩu đại bác phòng không 37 ly, hay 57 ly, điều khiển bằng radar. Nếu bay dưới 11 ngàn bộ, chúng tôi sẽ trở thành những “target sống” để bọn Cộng-phỉ tha hồ thực tập tác xạ. Vì vậy sau khi thảo luận, đồng ý chọn lối đánh mạo hiểm nhất (nhưng an toàn nhất), chúng tôi xin Đại-tá Nhã:
                          - Đại-tá ra lịnh chúng tôi đi dội bom ở đó, thì xin Đại-tá cho phép chúng tôi được chọn cao độ bay. Nếu như bay cao 12 hay 13 ngàn bộ, để tránh phòng không, thì thả bom không thể nào chính xác được, coi như không. Vì vậy chúng tôi xin chọn lối đánh "Truy Kích".
                          Ông đồng ý và nhấn mạnh thêm về tầm nguy hiểm:
                          - Nếu có ai gặp phải bất trắc, các bạn chịu khó trốn tránh qua đêm, cho đến sáng mai mới có phi vụ rescue. Còn các bạn khác lập tức bay về đáp, không được ở lại cover.

                          Vì tầm quan trọng của phi vụ nầy, là cảnh cáo cho bọn Cộng-phỉ biết: Không có bất cứ nơi nào trên lãnh thổ VNCH, là bất khả xâm phạm đối với Không Lực Việt Nam Cộng Hoà. Quân Đội VNCH sẵn sàng trả đũa những vi phạm Hiệp Định Ba lê của chúng. Sau cơm trưa sớm hơn thường lệ (11 giờ), chúng tôi bắt đầu nghiên cứu những tấm không ảnh (chụp những cơ sở nguỵ trang dưới hàng cây cao su) và thảo kế hoạch, tính toán giờ giấc, hướng bay một cách rất cẩn thận từng chặn đường. Để giảm thiểu sự nguy hiểm cho phi tuần thứ nhì (bay sau) của tôi, Thiếu-tá Phùng đề nghị nhập hai phi tuần lại thành một hợp đoàn bốn chiếc; dùng chiến thuật truy kích với yếu tố bất ngờ, chớp nhoáng, bay lướt trên ngọn cây.

                          Khi bọn chúng thấy, thì chúng tôi đã bay mất rồi, không kịp bắn chúng tôi. Với lối bay nầy, đòi hỏi người Leader phải có một khả năng, kinh nghiệm, bình tĩnh, sáng suốt, cũng như gan dạ, vì thỉnh thoảng một mình anh Phùng (Leader) phải “trồi lên lặn xuống” năm, ba trăm bộ, để nhận dạng những "check point" (điểm chuẩn) để tránh bay lạc. Anh Phùng phân chia nhiệm vụ cho từng người và lập lại nhiều lần là: mỗi chiếc phi cơ chỉ thả một lần, và chiếc kế nối tiếp với nhau.

                          Theo phi lịnh, chúng tôi cất cánh đúng 2 giờ trưa, nhưng bắt đầu 1 giờ bỗng dưng trời mưa như trút nước (có thể ông trời giúp chúng tôi?) tưởng chừng như phi vụ bị huỷ bỏ, cho đến sau 5 giờ chiều, cơn mưa tạnh hẳn. Chúng tôi được lịnh cất cánh khẩn cấp, anh Phùng nhắc lại:
                          - Phi vụ của chúng ta rất quan trọng và rất nguy hiểm, nhưng tôi (anh Phùng) tin tưởng vào chiến thuật mình đã thảo ra. Như các bạn đã biết: tụi mình không bay thẳng tới đó, mà mình bay vòng về hướng Bắc. Các bạn bớt căng thẳng đi! Có thể ông trời đã giúp mình hôm nay, nên đổ mưa mấy tiếng đồng hồ, vì vậy khi mình tới target mặt trời cũng sắp lặn, bảo đảm tụi nó không ngờ mình tới đâu! Chắc chắn mình phải bay đêm, các bạn cẩn thận coi lại tất cả các đèn phi cụ.

                          Như trong phi trình đã hoạch định, chúng tôi “joint up” ở 2.000 bộ với hợp đoàn chiến đấu (Tactical Formation), tất cả phi cơ bay bên cánh phải của anh Phùng và lấy Lai Khê làm điểm xuất phát, bay thật thấp về hướng Bắc, bên phải Quốc Lộ 13, qua khỏi Tống Lê Chân 5 dặm, thì đổi sang hướng Tây. Như dự đoán, chúng tôi bắt đầu lướt trên nhiều ổ phòng không, nhìn xuống chúng tôi thấy từng cụm năm ba tên Cộng-phỉ cố quay vòng những họng súng, để bắn vói theo phi cơ chúng tôi. Tôi gặp ít nhất năm khẩu phòng không trên đoạn đường dài chừng 20 dặm nầy. Khi thấy Lộc Ninh bên phải và nhận định mục tiêu, anh Phùng ra lịnh:
                          - Tất cả Phi Long coi lại Mills (độ của máy ngắm) lên cao độ 1.500 bộ, target 1 dặm, hướng 10 giờ (quẹo trái về hướng Nam để thả bom vào bên hông địch).

                          Lần lượt: "số 1 Rolling Hot”, rồi số 2, số 3 và số 4 Rolling Hot trong ánh sáng vàng nhạt cuối cùng trong ngày. Chúng tôi đã vượt qua rất nhiều hàng rào phòng không dày đặc, trên đường đi ngay cả đường về, rất nhiều lần chúng tôi lướt trên những ổ cao xạ, nhìn thấy bọn chúng quay vòng những họng súng để bắn vói theo (quá trể rồi! lúc đó chúng tôi đã khuất dạng). Khi chúng tôi bay về gần tới Tây Ninh, thì trời đã tối hẳn. Nhờ vào sự can đảm phi thường, nhờ sự thông thạo địa hình và đầy kinh nghiệm của Thiếu-tá Phùng, chúng tôi đã hoàn thành sứ mạng và an toàn về đáp lúc 8 giờ tối. Cám ơn ông trời đã ban cho chúng tôi một cơn mưa, và giúp chúng tôi hoàn thành phi vụ một cách tốt đẹp. Khi đáp xong, tôi ghi nhận thêm: Thiếu-tá Phùng thà ngậm đèn bấm soi sáng những phi cụ để bay, nhưng nhứt định không chịu hủy bỏ phi vụ, dù rằng trong phiên họp buổi trưa Đại-tá Nhã đã lưu ý hai lần:
                          - Nếu có gì bất trắc, các bạn rán chịu đựng qua đêm, sáng mai mới có trực thăng rescue.
                          Anh Phùng cười rằng:
                          - Mấy chuyện lẻ tẻ làm sao làm khó dễ tao được. Ngày mai tụi mình đi gặp Đại-tá Nhã, xin ông cho tụi mình bay lên đó diệt phòng không, ít nhất mình cũng “lượm” hàng tá cao xạ 37, hay 57 ly. Đứa nào bay với tao, thì theo tao tới câu lạc bộ Trần Thế Vinh???

                          - Lần thứ hai*6.- Để nhớ ơn người anh hùng vị quốc vong thân: cố Thiếu-Tá Không-quân Trương Phùng, có nhiều thân hữu quân dân góp sức truy tìm tung tích anh Phùng. Sau gần bao năm lặn lội tìm kiếm... Trong cơ duyên nhờ anh linh của cố Thiếu-tá Trương Phùng dẫn dắt, ngày 2 tháng 12 năm 2008, cựu KQ Nguyễn Toại Chí đã mang hài cốt Thiếu-Tá Không-quân Trương Phùng (vùi sâu dưới năm thước đất, gần cầu Bình Điền, Long An; trở về với gia đình). Hài cốt của cố Thiếu-tá Trương Phùng được hoả táng, đem về thờ phượng tại chùa Bữu Quang. Theo nhân chứng là cụ H. (cụ còn ở Việt Nam, 90 tuổi, xin tạm dấu tên) kể rõ rằng: “Động cơ của chiếc máy bay bị ra khói, buộc lòng anh Phùng phải đáp khẩn cấp xuống ruộng, gần cầu Bình Điền. Anh Phùng bị bắt khoảng 7 giờ sáng ngày 29/4/74. Ngay tối hôm đó bọn Cộng-phỉ khát máu đã hành quyết anh Phùng cạnh giao thông hào”.

                          *7.- Cũng sau nhiều năm tháng vất vã ngược xuôi tìm kiếm, ngày 21-7- 2010 có một nhóm thân hữu Dân Quân Chánh, gia đình Thiếu-uý Phạm Tấn Đức, cùng cựu Không-quân Nguyễn Toại Chí đã tìm được nhiều hài cốt của PHĐ 07 trong vòng đai của căn cứ Tân Sơn Nhứt. Họ đã mang hài cốt qúy vị ấy về an vị tại nghĩa trang An Khánh - Thủ Thiêm. (KQ NTC phụ trang).

                          . . . *8.- Cư xá Nữ Quân Nhân ở kế bên chưa đầy mươi mét, đã biến thành tro. Tôi (Phúc) vội vã lái xe Honda phóng nhanh trở về cư xá C-7 thăm vợ con. Vào phòng cư xá C-7 thì không thấy ai, hoảng hốt tôi đi vòng theo sidewalk để tới hầm trú pháo. Vô cùng may mắn khi tôi thấy một trái 122 ly không nổ, đã cắm sâu xuống nền ciment, cách phòng của vợ con tôi chừng ba thước, (nơi đó vợ con tôi & gia đình Trung-uý Phạm Trung Vân PĐ C7- 431; là em rễ vợ tôi).

                          Trước kia tôi thấy cái hầm nầy, đã bỏ hoang lâu năm, bên trên chỉ có vài lớp bao cát mục nát, tôi nghĩ chúng tôi không nên ở lâu, vả lại tôi không quen “đường sá” trong khu Tân Sơn Nhứt.
                          Vì vậy bất đắt dĩ tôi phải dời gia đình qua dinh Tướng Kỳ lánh tạm, dù sao ở đó cũng kiên cố hơn... Tôi chứng kiến chiếc trực thăng đáp xuống (khoảng sau 9 giờ sáng) Trưởng phi cơ là Thiếu-tá Quí, anh em Trung-tá Nguyễn Quốc Hưng & Trung-tá Nguyễn Quốc Thành, mỗi người cầm một cây M16. Tướng Kỳ vào nhà, ông cứ đi ra đi vô phòng làm việc nhiều lần. Khi ông bước ngang chỗ tôi đứng, tôi mạo muội hỏi:
                          - Thưa Thiếu Tướng, Thiếu-Tướng định làm gì bây giờ?
                          Ý của tôi hỏi Tướng Kỳ, là tôi muốn biết có di tản về Cần Thơ, (như lời ông kêu gọi tại đây đêm 25/4/75 là: “cần đánh một trận oai hùng cuối cùng”)? Chẳng biết ông có nhận ra tôi hay không, ông lắc đầu than:
                          - Anh em đã bỏ đi hết rồi, lấy ai mà đánh hở?!

                          Tôi đồng ý với Tướng Kỳ về việc nầy, vì sau khi tôi đáp xuống Tân Sơn Nhứt chừng 20 phút, tôi nghe rất nhiều tiếng phi cơ đủ loại ào ào cất cánh bay lên... Khoảng 9 giờ 30 phút Tướng Kỳ từ phòng làm việc bước ra, khi đi ngang tôi, Tướng Kỳ nói:
                          Mỹ đã từ chối cho tôi (Tướng Kỳ) một chiếc C-141. Nhờ cậu thông báo các thân hữu của tôi tự tìm đường thoát thân sang DAO, hay xuống bến Bạch Đằng. Bây giờ tôi đi rước Tướng Trưởng bên Tổng Tham Mưu.
                          Tướng Kỳ lên máy bay, tôi liền đi chuyển lời của ông cho một số người ở trong nhà nầy, lúc bấy giờ tôi mới biết: có hàng trăm người khác đang “tá túc” trên lầu, trong số đó có cựu Dân Biểu Nguyễn Văn Cử. Điều may mắn là mọi người đã thoát khỏi nguy hiểm, dù có rất nhiều trái pháo rơi xung quanh dinh, nhưng không quả nào lọt vô dinh Tướng Kỳ.
                          * * *

                          Tình Hoài Hương chân thành cám ơn Đại úy Không Quân Trần Văn Phúc {(Phi-tuần Trưởng PT Khu-trục Phi-Long 51) và quý vị Không-quân có tên trong bài viết} đã cho tôi mạn phép chuyển tải sự thật về ngày 28 & 29 tháng Tư năm 1975: trung thực, chính xác, nóng bỏng, & vô cùng đen tối hắc ám của lịch sử... Việt Nam.

                          * Đồng thời THH xin phép cám ơn quý vị nhiếp ảnh gia đã post những tấm hình đầy nhân bản lên internet, cho tôi có thể copy vô bài viết, ngỏ hầu phong phú hoá hình ảnh sống động và tài đức & nghệ thuật của quý vị.
                          Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-16-2017, 05:57 PM.
                          Bút trần nào tả được lưu luyến!
                          Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                          Tình Hoài Hương

                          Comment


                          • #88
                            Nguyên văn bởi Ai Uu Du View Post



                            Tháng Tư Đã Còng Lưng Vác Trên Vai…



                            Bầu trời xanh lơ điểm những hoa mây trắng qùy gối trên mặt hồ Xuân Hương sáng loáng như tráng men, rồi mây kéo lê thê bay vắt qua sườn đồi buồn thiu, mây lang thang trên con đường mòn đất đỏ vắng tanh, mây bò lên sườn dốc đầy cỏ vàng úa. Trong vùng sương mù và mây trắng xóa đó, tôi an phận đi và về giữa tiếng tíu tít và giọng cười nắc nẻ của các cô gái lí lí lắc lắc đang vui tươi ôm cặp đến trường. Cái lạnh cuối xuân mơn man lành lạnh ơn ớn len lén bay về làm tê tê bờ môi vụng dại, khiến hai gò má phụ nữ và trẻ em luôn ửng hồng. Những tà áo dài trắng hòa với sương mai mờ mờ lung linh quyện lẫn vào nhau trong màn sương mênh mông. Mây và sương ru tôi vào mộng tưởng hoài mong luyến nhớ vô vàn.
                            Tôi chợt cảm thấy lòng mình ấm lại những niềm vui khi ngày ngày tôi vẫn bình an, ung dung vui vẻ từ nhà đi trên đường quen thuộc đến nơi dạy học. Vợ chồng tôi đã có bốn con. Chồng tôi (Luật) phục-vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Lịch sử Việt Nam đang còng lưng vác trên vai những tang thương đau đớn, dày vò, bi thảm tàn khốc nhất trong cuộc chiến tranh hung tàn. Và hạnh phúc đơn sơ ấy chẳng có được bao lâu, nay sương muối mù mù nặng hạt còn thấm ướt mái tóc, khi tôi đứng lớp giảng bài, thì Luật hớt-hải chạy đến giữa những khung cửa kính kêu rè rè, bể loảng-xoảng, nâng nỗi khiếp sợ lên giếng mắt nhau. Ngoài xa, xa mãi tận hướng Du Sinh, hay Suối Vàng thì phải, từng hồi pháo-kích đì đùng nổ rền trời. Khói đen nghịt kéo theo mùi cháy khét tởm lợm, cùng sức nóng rợn người. Có điều gì lo nghĩ đắn đo phiền muộn hay sao, mà khi anh nhìn vào giếng mắt tôi, Luật đã vội vàng cụp mắt xuống, chơm chớp hai giọt mọng nước và quay đi lãng tránh, mà báo tin động trời chẳng lành:
                            - Mười ơi! Có lệnh từ thượng cấp cho ông già bà lão, phụ nữ, trẻ con di-tản gấp. Còn toàn thể quân nhân, cảnh sát, nam công chức, thì tuyệt đối phải tử-thủ tại Đà Lạt.
                            Tôi nghe Luật báo tin ấy, cảm thấy rụng rời bàng hoàng như sét đánh ngang tai. Tôi sực nhớ đến chuyện động trời: ngày 9 tháng 3 năm 1974, tại trường Tiểu-học Cai Lậy có loạt đạn 82 ly nổ rền. Ôi! Coi trên truyền hình có đoạn thời sự đã chiếu đi chiếu lại: thấy hằng trăm trẻ em vô tội chết đau đớn thảm thiết, thương tâm xiết bao! Bỗng dưng tôi lại nhớ vào khoảng năm 1973 có một thời người ta ùn ùn leo lên núi Lâm Viên để: xin nước của Phật Bà ban phước cho bá tánh, hầu trị tà ma bình an hay bệnh tật. Bà chị ruột của tôi đã đi. Và nữa… một số thị dân Đà Lạt nhiều người truyền tin cho nhau rằng: “Từ những cánh rừng xa hun hút, suốt ngày đêm đã xuất hiện nhiều đàn sâu róm nối đuôi nhau lũ lượt kéo xuống biển. Sâu róm chết la liệt trên đường (lúc băng qua đường). Những xe khách, xe đò, xe nhà đi từ Đà Lạt xuống Phan Rang… đều thấy”. Tôi không biết chuyện tiên tri về đoàn sâu róm và đoàn người sống trên đời lố nhố bỏ núi rừng băng đường vượt sông ùn ùn ra biển, thực hư ra sao. Tuy nhiên tôi tin rằng nếu ai đã từng sinh sống ở vùng Cao Nguyên thời ấy, đều biết, hoặc nghe rõ về chuyện Phật Bà hiện lên chỗ nọ chỗ kia, có cả chuyện mặt trời xoay quanh phụ nữ tiên mặc áo lụa trắng, thắt lưng xanh, tay bế hài nhi đứng trong vầng mây ...và đoàn sâu róm nườm nượp đi xuống biển.
                            Bây giờ tôi chưa biết tình hình náo động nầy sẽ ra sao khi ôm nhau chạy về nơi vô định, nên càng run sợ tột cùng! Phải cho các em học sinh dọt lẹ mà thôi. Tôi thều thào dặn-dò học sinh thu dọn sách vỡ lo chạy nhanh về với gia đình. Trong trường tôi có cô Phùng dạy sát bên vách lớp. Phùng xin tôi cho vợ chồng và đứa con nhỏ đi theo. Cuối cùng vô chồng tôi đồng ý cho họ đi nhờ xe nhà về Nha Trang. Vì Phùng không có phương tiện di chuyển, mọi ngả đường bộ về Sài Gòn bị phong toả, bế tắt. Chính phủ đã trưng dụng hàng không dân sự, để làm những việc hữu ích khác. Duy chỉ còn quốc lộ chính từ Đà Lạt xuôi về miệt Phan Rang, Nha Trang, Phan Thiết là có thể chưa bị mất. Không có một chiếc xe đò chở khách, nếu ai may mắn lắm hoạ may chủ xe cho lên ngồi trên mui, nhưng giá tiền một người đắt gấp mười lần giá thường ngày. An toàn nhất là ngoại trừ ai có xe nhà. Vợ chồng tôi vội leo lên chiếc Peugeot 404 của mình chạy về nhà. Đồ đạc trong nhà đầy dẫy! Tôi lính quýnh quờ quạng run rẩy không biết nên lấy thứ gì? Làm sao có thể gom đi cả gia tài đã dành dụm suốt đời người trong chiếc xe bé tí xíu? Luật la:
                            - Nhanh lên em. Bỏ của chạy lấy người. Còn người còn của mà. Mẹ, em và các con, cứ lo đi đi. Anh ở đây sẽ tìm cách gửi từ từ những thứ cần thiết theo xe đò xuống Nha Trang, cho mẹ con em dùng sau.
                            Trong khi chờ đợi tôi thu xếp hành trang, Luật kiểm soát xe cộ, sau đó anh báo với tôi sẽ đi châm xăng, dầu nhớt vào xe hơi đầy đủ. Tôi dặn dò các con thu xếp gọn gàng sách vở bút viết cần thiết, bỏ vào mỗi cái cặp riêng của con cần mang theo. Tôi không còn tâm trí để nhớ một cái gì, lấy cái nầy thì tiếc cái kia. Vì ngôi nhà đồ sộ sẽ buồn tênh và trống trải, mất mác hết khi vắng chủ nhân. Có thể ngôi nhà sẽ không bao giờ đón chúng tôi trở về. Mặc dù tôi đã để lại hết tất cả gia tài cồng kềnh quý giá, nặng nề, do công khó lao nhọc bao năm vợ chồng tôi tằng tiện dựng xây mua sắm. Tôi không giàu có lắm, nhưng giờ đây thì thứ gì cũng có thể không còn, tuy sự cần cù nhẫn nại chịu đựng, lòng tin yêu, độ lượng và tự trọng thì tôi không thiếu. Cái gì đời cũng ưu ái cho tôi sao!? Nhưng chưa chắc bây giờ tôi cần những thứ đó. Giống như chiếc xe thổ mộ đã chở quá đầy hàng, nếu chất thêm vài trái dưa lên nóc, chẳng biết xe và dưa sẽ đỗ lăn mất lúc nào. Vậy thì ta nên giữ lại những thứ gì thật sự cần thiết trong lúc khẩn cấp mà thôi.
                            Tôi lo nấu hai nồi cơm hơi nhão thật to, dùng khăn ẩm vắt ra từng nắm nhỏ. Tôi gói chà bông, ký lạp xưỡng, khô cá, khô bò, mấy kí giò lụa, dưa leo, cà chua, cà rốt, rau sống, hai thùng mì gói, mươi bọc cơm sấy, mấy ổ bánh mì ba tê gan và bơ sữa, tiêu, xì dầu, muối, đường... Có sẵn nồi xôi đậu xanh, nồi cá thu kho măng với thịt ba rọi ngày hôm trước còn dư, cả nồi trứng thịt heo kho Tàu đầy, do mẹ Luật đã nấu hồi sáng. Vừa làm các công việc trên, tôi bồn chồn lo lắng, bồi hồi, luyến tiếc về sự ra đi. Bởi vì tôi không thể biết cuộc ra đi sẽ lành dữ ra sao, các con trẻ bé dại cùng đi với bạn bè trên dưới hai mươi mấy người (chung chuyến ở hai chiếc xe khác nữa của bạn). Nếu bị lỡ đường, chúng tôi sẽ có thức ăn chia sẻ cho nhau lót dạ. Tôi khiêng một thùng nhựa 20 lít nước lọc ra sân. Hai cái bô có nắp đậy. Mùng, mền, quần áo len, quần áo mỏng, giày, dép linh tinh... cho bà mẹ chồng, tôi, và các con chu đáo, tươm tất.
                            Đã gần đến giờ hẹn, nhưng không thấy Luật đâu cả, tôi quá sốt ruột lo lắng vô cùng. Thì ra Luật chạy vào trong Hà Đông báo tin cho gia đình ông cậu Cương của anh, và gia đình bà Tề lo liệu di tản. Thật là tội, ở trong ấp mù tịt chuyện thời sự náo loạn, họ ung dung đi tưới rau, không hề biết chuyện nhốn nháo ngoài phố ra sao. Thế là Luật phải đưa cậu Cương ra phố bán hai cây vàng. Cầm đồng tiền giấy nhẹ, có thể mua gì cũng được, hơn cầm cả thỏi vàng, chả lẽ mua ly trà, ly nước dừa, mà đưa cả chỉ vàng, hay cả lượng vàng ra? Mất toi mạng như chơi. Có mà điên! Hầu hết các tiệm vàng trả giá rẻ mạc hai cây vàng, họ mua có năm mươi ngàn! năn nỉ hoài mà chả ai thèm mua giúp. May sao có bạn của Luật (anh chị Kim là chủ tiệm vàng ở Tùng Nghĩa đến nhà chờ đi chung) mua giúp cho cậu. Kim chạy giặc có những bọc vải ruột tượng, túi áo túi quần cả gia đình đâu đâu cũng vàng là vàng nặng trĩu. Họ rất sợ mất toi mạng vì thời buổi loạn ly mà có hằng tá vàng chình ình cả đống thế kia, chẳng khác nào “lạy ông tui ở bụi nầy” làm thể nào thu dú đâu được. Gia đình anh Kim cần đi chung với bạn bè có đông người thân thuộc, là điều rất mừng. Anh tin và gửi nhờ bạn mang mấy bọc vàng không sợ bị cướp giật giữa đường. Anh Kim móc túi lấy bốn trăm ngàn đưa cậu, đó là anh trả cho cậu giá rất cao, coi như Kim cho cậu tiền, chứ không phải anh mua vàng. Cậu của Luật vui mừng khôn xiết, cậu lo chạy nhanh về nhà thu xếp.
                            Các bạn thân hẹn nhau tập họp ở nhà tôi đúng hai giờ chiều là lên đường. Dưới chân đèo Krong Pha nhìn lên Đà Lạt tít mù cao, những bè mây trắng xoá kéo thành một dong dài, mong manh lả lơi như hơi sương quấn ngang đồi thông tiếp nối đồi thông rủ tóc, trải thành dải sô tang quấn trên triền quê hương. Đồi thông từ từ khép bức màn sô tang mỏng dính trong gió rì rào lao xao lay động cây cành nghiêng ngả. Rừng lá thấp xưa kia xanh thẩm mịt mùng ngút ngàn bao cây gỗ quý, hôm nay hầu hết cây cối xơ xác héo úa. Tôi thực sự xa nơi chôn nhau cắt rốn. Nơi đó, còn cha mẹ, anh, chị, các cháu, chồng tôi (anh phải nghe theo lệnh cấp trên ở lại Đà Lạt tử thủ), người thân xóm làng hiền hòa. Không hiểu họ sẽ xoay-xở ra sao khi tiếng đạn pháo ngày càng đinh tai nhức óc, dồn dập rót về trên đầu? Thỉnh thoảng súng đạn vun vút rền vang nơi xa xa, tạo thành những đường dài sáng loáng tóe lửa, vút qua vút lại trên bầu trời.
                            Con đường cái quan ngày xưa rộng thênh thang, nay chật như nêm. Đoàn xe nhà tôi và bạn gồm ba chiếc nối đít nhau chạy qua khỏi Krông Pha, tôi chẳng hề thấy ai đi ngược lên lại hướng núi, nơi chúng tôi đang đi xuống. Giòng người đen nghịt nối đuôi nhau đi chỉ một chiều xuôi về miền biển… Tôi định tâm nhìn quanh thấy hàng hàng lớp lớp xe hơi lớn, xe hơi nhỏ, xe lam, xe gắn máy, xe đạp, xe ba gác, xích lô, mà biết là hầu hết mọi người có phương tiện di chuyển như xe hơi nhà, xe jeep, xe GMC, xe honda, xe lam, xe ngựa, xe bò... cùng bầy trâu, bò, heo, chó, ngựa, gà vịt, chen chúc với người và người… tất tả xô đẩy nhau chạy bộ trên con đường chật như nêm, hổn-độn nối đuôi nhau chạy đi, chạy đi... ứ nghẽn. Họ lũ lượt kéo nhau tấp nập vội vã đi đông hơn kiến, kể cả những người gánh gồnh, vai mang lưng cõng, đều nối đuôi nhau lũ lượt tất tả lê lết đi bộ, bàn chân họ cột những tấm quần áo chen lấn trên đường nhựa nóng muốn rộp da.
                            Trên đầu súng đạn luôn ì oành nổ ầm ầm đùng đùng, oằng oằng oằng… pằng pằng pằng… chẳng lúc nào ngớt. Nhiều tràng súng từ xe sau ria tới tấp xẹt tới, xe chở những bao bố tiền to khổng lồ, tiền ơi là tiền rơi kín một góc đường phố và bay tá lã theo gió lồng lộng, mà các thứ xe cứ vùn vụt chạy đi, chẳng biết có ai dám cả gan đứng lại khum xuống nhặt tiền dưới cơn mưa chì bão lửa đó không? Cảnh thương tật, khóc than, thét mắng, đói khát, chết chóc, lẫn trong tiếng súng đạn gầm rú xa gần, khiến mọi người bị hút vào điệu quay chóng mặt, bàng hoàng đến rợn người. Những pha cướp giật bóc lột đánh chém nhau dã man và trắng trợn ven đường nhiều vô số kể. Gầm rú. Hò hét. Chửi rủa. Đánh đập. Nhìn bộ hành kiên nhẫn đi vội vàng, dáo dác nhìn ngược ngó xuôi, lo lắng bước thấp bước cao như thế, lòng tôi bâng khuâng nỗi đau xót lạ thường, tim chùng xuống ngàn đắng cay ngậm ngùi không thể tả.
                            Mãi đến buổi hoàng hôn khi qua khỏi Phan Rang đầy gió cát, tới Ba Ngòi nóng bức xé da. Đoàn xe di tản chậm hẳn lại, dường như không còn sức sống, cạn kiệt nguồn sống rồi chăng, những xe khác không còn yêu xăng, nên xe ù lì nằm ụ từng đám rải rác trên đường từ Phan Rang tới Ba Ngòi, xe chẳng thèm nổ chạy nữa rồi! Mẹ con tôi ôm nhau ngồi lặng-lẽ trên xe, cúi mặt thút-thít khóc, lòng tôi rối bời, ngổn-ngang trăm mối, lo-sợ tột cùng. Tôi cho con nhỏ mẹ già di tản, thì ăn ở đâu, ngủ ở đâu? Nhưng ba bên bốn bề ai ai cũng ùn ùn lũ lượt kéo nhau đi, đông kinh khủng thế nầy. Nếu gia đình tôi ở lại, có lẽ càng cô độc và sợ hãi hơn khi bóng đêm bao trùm xuống vạn vật, súng đạn ùa về nổ chát chúa, đinh tai nhức óc mỗi đêm thế nầy, làm sao đây!? Lương quân-nhân, công-chức, như “tiền lính tính liền”, rồi sẽ ra sao khi bồng bế nhau chạy về nơi vô-định? Mấy lúc trước tôi đã bòn nhặt cất dấu được một số tiền kha khá, (đề phòng khi hữu sự bất chợt như bây giờ, thì có mà chi dùng). Nào ngờ, Luật thấy trong nhà có tiền, anh nghe bạn than thở, là thể nào anh cũng “réo rắt, xeo nạy” cho bằng được, để anh mang tiền đi đưa cho bạn bè mượn. Cả chục lần thấy chồng ỉ ôi thở vắn than dài, “dằn vặt đay nghiến” tôi. Dù tôi đã quyết dú đút tiền cất đi, nhưng rồi tôi vẫn “lạt lòng nhẹ dạ” không nỡ từ chối lời anh yêu cầu. Vả lại, tôi không phải là loại đàn bà mê tiền hám lợi, bo bo ôm rịt giữ kỹ tiền, thấy vàng bạc là mắt sáng như đèn pha. Tôi “dại lòng” nên trút hết hầu bao, đưa tiền để anh đem cho bạn mượn trước mặt tôi. Thật ra tôi cũng biết hoàn cảnh tùy gia đình mỗi người bạn, đều khó khăn rất tội nghiệp. Họ có tự trọng nhưng quá khốn đốn mới muối mặt nhờ giúp đỡ. Bây giờ bất ngờ ra đi nên tôi chẳng còn dư bao nhiêu tiền, thì nếu mẹ con tôi không lo chắt bóp ăn rau ăn cháo, chắc là chết đói nơi xứ lạ quê người thôi. Nghĩ tới đó là tôi cảm thấy quá sợ hãi!
                            Gió lồng lộng thổi những hàng cau lao xao cúi rạp mình gần sát đất, khi những trái hỏa châu mắt thần bùng nở đỏ bầu trời nghiệt ngã đang đè lên đầu nhân thế, hòa cùng khói thuốc súng và từng đám mây trắng bay vội vã như đàn cừu hốt hoảng té chạy tứ táng trên đồi cỏ khô. Tiếng súng đạn bay vút lên không trung, tạo thành những màn nhện đỏ au đan chéo qua chéo lại, có đường cát tuyến tiếp tuyến trên không gian mịt mù, tiếng đạn nổ dòn, hòa cùng tiếng lao xao của rừng xoài, tiếng côn trùng đồng loạt tấu khúc dạ trường ngọt ngào bất tận… Đêm cuốn đi bởi giòng cuồng lưu cuồn cuộn xô đẩy nhau chảy theo làn sóng người đang tìm cách thoát thân khỏi tai trời ách nước.
                            Trời sập tối thì chúng tôi đến gần Vịnh Cam Ranh, nơi có chỗ neo tàu sâu, có sân bay chắc chắn và an toàn, có câu lạc bộ, có nhà máy làm nước đá, có hệ thống ra đa tối tân nhất bây giờ. Vịnh Cam Ranh là một lợi thế chiến lược tốt nhất của vùng Đông Nam Á. Từng là nơi tiếp liệu xăng dầu cho hạm đội trong chiến tranh Nhật-Nga từ 1904 > 1905 ngày xưa là thế, mà nay im lìm câm nín.
                            Đoàn chúng tôi cùng đi gồm: gia đình Trần Văn Ngọc: (mười chín người). Gia đình tôi (sáu người). Gia đình cô Phùng (ba người). Gia đình anh Bàn (mười người). Gia đình Kim mười người, (Kim từ giã chúng tôi đi về hướng Phan Thiết, có thân nhân ở đó). Nhà anh chị Trí ở Cam Ranh, mười tám người, và không kể họ hàng di tản. Nay ở tại nhà anh Trí có thêm đoàn chúng tôi, vị chi tại nhà có cả thảy là 58 người! Kinh khủng quá. Anh chị Trí, mẹ anh, em gái và các con anh chạy ra mừng rỡ tíu tít rôm rã chào đón. Chúng tôi đến bất ngờ, tôi, Phùng, gia đình Ngọc, Bàn, cùng hùn tiền đưa chị Trí, nhờ chị đi chợ nấu ăn giúp có lẽ vài bữa. Ban đầu chị Trí nói qua loa, không nhận. Nhưng sau thấy chị Bàn nhét tiền vô túi, chị Trí mừng rỡ xách giỏ đi chợ. Phút chốc hai ba nồi cơm trắng to tướng, nồi canh chua cá chim, cá thu kho và rau sống, rau muống luộc, đã đọn lên đầy nhóc. Những người mới tới dùng bữa no nê ngon lành. Nhưng tôi và Phùng có con dại, mệt quá nên chỉ ăn qua loa nửa chén cơm, rồi đi tắm rửa, giặt giũ áo quần. Phùng và tôi leo lên giường rù rì nói chuyện tới khuya. Phùng bảo đảm với tôi là chỉ cần chúng tôi an toàn tới Nha Trang, thì mẹ con tôi sẽ ở nhờ tại nhà bà cô của Phùng. Nghĩa là hai gia đình tôi và Phùng sẽ tách riêng gia đình: Ngọc. Quý. Cúc. Bàn. Ở Đà Lạt là quê hương tôi, dù gì tôi cũng dễ dàng xoay trở. Nếu về Nha Trang thì coi như tôi bơ vơ, lạc lõng. Tôi chỉ quen thân duy nhất cô Oanh trước kia dạy học ở Đà Lạt, hai năm nay Oanh đã đổi về Nha Trang. Chẳng biết Oanh có còn ở chỗ cũ không?! Còn Phùng về Nha Trang thì bà con hai họ nội ngoại có nhiều. Phùng hy vọng có thể lưu lại nhà thân nhân một thời gian, và tìm cách trở về Sài Gòn. Tôi thật mừng khi có Phùng cùng đi.
                            Bốn giờ sáng hôm sau, chị Trí lo dậy nấu mấy nồi cơm, canh cá tươi thật to như tối hôm qua. Tôm, cá, mực ở miền nầy quá rẽ so với Đà lạt. Chúng tôi ăn uống no nê xong, tất cả ba đoàn xe chúng tôi từ giã anh chị Trí, lên đường đi Nha Trang. Khi tôi tới chỗ trạm đổ xăng, vì xe hơi của tôi cũng cạn xăng, tôi đi tìm hầu hết mấy trạm xăng, không nơi nào mở cửa. Các chủ trạm xăng đều nói: “từ đây về Nha Trang các trạm xăng đều bị hết, khan hiếm, đóng cửa không có xăng từ một tuần nay”. Trời ơi! Lẽ ra tôi còn bình xăng phụ hơn mười lít dự trữ mà Luật đã bỏ sau cốp, nhưng tôi ỷ y là dọc đường có thiếu khối gì trạm bán xăng, mà lo. Thế nên tôi đã chia sạch xăng cho hai chiếc: xe be, xe lam; là bạn tôi đi cùng đoàn. Tôi không hề dự đoán có chuyện bất trắc nầy. Chết rồi. Không ai chịu bỏ xe của mình lại nửa đường, (dù xe của họ cũ, coi thổ tả). Thế là tôi đành bỏ chiếc xe hơi Peugeot 404 mới của mình nằm ụ tại Cam Ranh, đúng như Luật nói: “bỏ lại tất cả của cải qúy giá, bỏ hết, lo túm chạy lấy sáu mạng người. Còn người còn của”!
                            Mẹ con tôi, mẹ con cô Phùng leo lên xe lam của Qúy chật cứng những đàn bà, trẻ con cả thảy là mười sáu người. Mẹ của Luật và đàn ông, phụ nữ mạnh khỏe khác thì leo lên chiếc xe be không mui. Dạo trước xe be nầy dùng chở cây gỗ, nay chở người. Khoảng hơn hai chục người lố nhố chen chúc ngồi trên xe be trần trụi không có bờ vách, họ dùng những sợi dây dừa cột chặt thân người nầy vào người kia, rồi cột vô một cây gỗ cẩm lai và đống đồ đạc cao chất ngất. Xe be và xe lam chạy chậm rì, cà rị cà mò nhưng tôi vẫn lo sợ người ngồi trên xe be chen chúc chật cứng có thể lọt xuống đất! Xe không thể chạy nhanh trên đường dài ngoẵng có đủ mọi thành phần và tầng lớp… đông hàng vạn người gánh gồnh đi bộ, có đủ thứ loại xe lớn nhỏ. Thỉnh thoảng những chiếc xe bò lọc cọc chở đầy người phủ tấm bạt bay phần phật. Xe không có mui che mặt trời nên càng nóng rát. Nhóm người lết bộ tay bồng tay bế các em nhỏ khóc la thảm thiết, mặt mày trẻ lem luốc, đỏ ửng như con tôm luộc, mũi dãi lòng thòng. Đến gần ngả ba thì có một chiếc xe hàng mui bẹp dúm, bốn bánh xe chổng ngược lên trời quay tít, người trong xe ấy hò hét, máu me lênh láng. Mẹ con tôi sợ hãi bưng mặt nhìn đi chỗ khác, tôi tột cùng run rẩy hoảng loạn, tim nghẽn nghẹt ứ cơn đau mà thân thể muốn bay bổng lên chín tầng mây.
                            Xe lam của Quý bị hư, cũng do chất đầy người và quá nóng máy, xe lam nầy nhích chạy đường trường không có đèn. Chiếc xe be do Ngọc lái phải đi sát phía sau dọi đường cho xe lam chạy, thật quá nguy hiểm. Đèn pha của xe GMC nào đó dọi sáng trưng, suýt tí nữa thì xe lambretta của Quy chồm tới rất sát xe khách trước mặt, (hoặc là chúng tôi nằm gọn dưới lòng xe be)! Anh tài xế xe GMC nghiến răng gò lưng đạp thắng, trên xe mọi người đông nghẹt đều dồn đống chúi nhũi tới phía trước xe GMC. Bốn bánh xe GMC rít ken két dưới mặt nhựa, tỏa khói bay khét lẹt. Tôi khó có thể đoán tuổi đời anh lính dãi dầu sương chiều nắng gió ấy đã trải qua bao xuân xanh, khiến da mặt anh càng sạm đi lúc hiểm nguy nầy? Cả bộ quân phục mặc trên người hình như càng bạc phếch phong trần, hay do bụi cát rít dưới những bánh xe? Chúng tôi chỉ biết kêu Trời cứu mạng. Khi đèn xe rọi tới trước, tôi thấy những đứa trẻ con trạc bằng tuổi con tôi, nghe tiếng bánh xe lết trên đường nhựa, chúng hốt hoảng mệt mỏi quýnh quáng bám theo chân người lớn vọt lên lề. Thật hú hồn hú vía, nếu anh tài xế xe GMC không tháo vát, nhanh nhẹn, không có kinh nghiệm, ắt hẳn là tai nạn rùng rợn sẽ xảy ra không thể lường! Trong lúc nầy lòng tôi nổi lên sự ấm ức tức giận, vì chuyện tôi đã vứt bỏ lại chiếc xe 404, để leo lên chiếc xe thổ tả nầy! Biết làm sao được khi mình có lòng nhân không hề tính toán thiệt hơn, đã hậu hỉ trút hết xăng cho xe bạn!
                            * * *
                            Từ Cam Ranh khởi hành lúc mười giờ sáng, mãi đến mười giờ tối đoàn xe ì ạch nầy mới đến Nha Trang. Các ngã ba ngã tư giòng người đang cố chen lấn, giành cướp tí đất sống, xe và người vội vàng sát nhập chung nhau trườn lết tới vùng đất hứa hẹn an toàn. Họ cố chen từng bước, từng bước, ùn ùn tìm về vùng tạm cư có lẽ bình an hơn: Nha Trang… Chúng tôi ghi cho nhau địa chỉ bà con ở nhiều nơi, ngộ lỡ có biến loạn, hay cần liên lạc, thì biết mà tìm nhau. Chúng tôi chia ra nhiều hướng: Gia đình Phan Bàn ở nhờ với bà con của họ tại đường Nguyễn Tri Phương. Đại gia đình Trần Ngọc ở nhà bà con. Vợ chồng Phùng, bà mẹ Luật, tôi, và bốn con thì về nhà bà cô của Phùng. Có thêm chúng tôi, nhà bà cô hơi chật càng nghẹt thở hơn, cổng sắt cao lút đầu, màn che trướng rủ kín mít. Họ nói chuyện với nhau thì thầm to nhỏ, mắt la mày lém, dáo dác nhìn trước ngó sau len lén rù rì. Họ tỏ lộ vẻ khó chịu ra mặt bất an sợ sệt điều gì lạ lắm. Hay là họ sợ mẹ con tôi biết họ quá giàu, họ “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ đốt nhà” tôi nảy sinh ra trộm cướp của họ chăng? Sống tại nhà bà con của Phùng ba ngày hai đêm, tôi sợ các con ồn ào làm vướng bận, phiền gia đình bà cô, nên mỗi ngày chúng tôi phải đi qua bên trường Tiểu-học, ngồi ngoài gốc cây phượng mua quà bánh ăn qua loa. Chiều chiều chúng tôi mò ra biển ngồi dưới hàng dừa hứng gió mát, để cho các con nô đùa ở biển. Chờ sau giờ cơm tối mịt, chúng tôi mới dám mò về xin phép chủ nhà cho tắm rửa, đi nằm ngủ nhờ dưới gạch bóng loáng trải mền bông xuống nền nhà, mẹ con bà cháu đều chui vào nằm chen chúc trong một cái mùng rộng. Tóm lại, chúng tôi chỉ xin ngả lưng ngủ nhờ. Năm giờ sáng, tôi lo đánh thức cả nhà dậy, lại đi ra ngoài lộ sớm. Hai hàng nước mắt tôi thầm lặng vẫn tuôn trào.
                            Mặc dù từ Đà Lạt về Cam Ranh, biết tôi không có thân nhân ở đây Phùng đã cam đoan chắc chắn là: mẹ con chúng tôi khỏi lo vấn đề ăn ở Nha Trang trong thời gian vài tháng. Tôi ngây thơ đã tin bạn. Nay Phùng cảm thấy khó xử, tôi cảm thông vì nhà nầy không phải là nhà của Phùng. Dẫu sao Phùng cũng áy náy và hổ thẹn với tôi. Qua ngày thứ bốn, tôi thấy mặt mày ai nấy đều nặng như chì, khi Phùng bồng đứa con lên máy bay về Sài Gòn. Thái độ ngược đãi ấy đã được khẳng định mọi điều dứt khoát rằng: Sau khi gia đình Phùng an toàn tại Nha Trang, có đủ điều kiện để họ tìm đường trở về Sài Gòn, thì họ muốn bỏ rơi chúng tôi. Như thế thì đã rõ rồi, dễ hiểu quá. Phùng nên đi trước, mai mốt ông chồng Phùng sẽ về sau, là lưỡng tiện đôi đàng, ông sẽ ú ớ ù lì ngơ ngơ ngáo ngáo, là huề cả làng. Họ “siêu tổ chức” khỏi mất công “hứa lèo” với tôi. Mặc tôi xử trí ra sao thì ra.
                            Tôi thật ngây thơ, việc vợ chồng Phùng hứa suông chẳng khác nào đem con đi bỏ chợ. Thà rằng tôi ở lại Cam Ranh, dù sao gia đình anh chị Trí cũng là chỗ thân tình. Vả lại họ còn nợ tôi một món tiền hai trăm ngàn đồng, (do Luật “hứng nợ” đưa cho Trí). Rồi sau nầy cộng thêm nợ mới là: Trí nợ một số tiền khổng lồ: Công ty chúng tôi bán năm trăm căn nhà tiền chế Mỹ đã tháo gỡ cho dân ấp Vĩnh Linh, Cam Ranh. Tiền bán nhà nầy các bạn tin Trí, mà để Trí đứng ra làm thủ qủy thu tiền, thì anh ta đã thâu tóm hết, vung vít tiêu xài, Trí lem nhem không chuyển trả cho tôi và ai ai trong nhóm. Ý của tôi muốn nấn ná ở lại Cam Ranh mười ngày nửa tháng tại nhà Trí, là có ý muốn Trí trả bớt tiền cho tôi, sau nữa là để tôi giữ liên lạc dễ dàng với Luật. Dù sao đường đi từ Đà Lạt về Cam Ranh, cũng gần hơn đi Nha Trang, và nơi nầy chưa bị phong toả. Ôi người tính không bằng Trời tính!

                            _ * _

                            Tình Hoài Hương
                            Chị Hoài Hương kính mến
                            Đọc mấy bài diễn tả về ngày di tản của gia đình chị với đàn con nhỏ làm em lại nhớ đến ngày di tản của gia đình em nói riêng và mọi người ở thành phố Đà Lạt nói chung. Ngày đó phi trường Liên Khương tràn ngập những người là người. Có lẽ gia đình em đã may mắn hơn những gia đình di tản khác vì được di chuyển bằng máy bay. Mấy chục năm qua rồi mà những cảm giác lo âu , sợ sệt trong ngày di tản vẫn còn bám chặt trong đầu em mỗi tháng Tư về, dù thuở đó em chưa đủ khôn lớn để hiểu hết nỗi lo của cha mẹ.Tháng Tư buồn quá!! Ngoài những bài viết đầy cảm xúc của chị còn bao nhiêu bài viết khác về tháng Tư đau thương, khổ nạn mà em không thể đọc hết vì quá đau lòng. Em đang đếm từng ngày để mong cho tháng Tư qua mau để nỗi đau xót cũng dần dà trôi đi.
                            Cám ơn chị đã chia xẻ nỗi đau chung của ngày tang thương không thể quên này .
                            Kính mến
                            TL

                            Comment


                            • #89
                              Sinh Vi Tướng, Tử vi Thần


                              Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần
                              Anh Hùng Tử Khí Hùng Bất Tử

                              (Tác giả: Tình HOÀI HƯƠNG)
                              ***

                              Lòng tôi bỗng nhói buốt lên từng cơn rúng động đau điếng, xót xa, bàng hoàng run rẩy khôn tả xiết. Tôi rụng rời bi phẩn đến cực điểm, điếng lặng, dại khờ, đắng cay, nghẹn ngào, không thể thốt lên tiếng thở dài hoặc nói câu nào. Chúng tôi: trên bước đường ly tán là những lữ hành đơn độc mệt lã, nay xa lạ từ lãnh thổ của chính quê hương mình, đã ôm mặt khóc ròng, hai hàng nước mắt tôi và các bạn đều tuôn chảy. Tôi khóc vì vong gia thất thổ, khóc thân phận con người đớn hèn bọt bèo trôi nổi. Và; bởi chúng tôi ra đi về miền Tây là: Quá hy vọng tin tưởng vào các vị tướng, tá, sĩ quan, các vị quân nhân binh lính oai dũng: vẫn còn đóng chốt kiên cố ở miền Tây, còn giữ vững non sông và dân tộc trong giờ thứ 25.

                              Nào ngờ… tôi đã mất đất dung thân trên quê hương, nỗi đau đớn ấy nén dưới chiều sâu tâm hồn đã vọt lên tim, lên óc, lên cổ tôi những cục nấc nghẹn ngào tức tưởi theo dòng thời gian chảy về. Bây chừ chúng tôi đã quá tuyệt vọng... vì… máu, nước mắt, và tóc của những vị anh hùng đã vắt xỏa lơ lửng ngang lưng trời mãi hoài không tan biến. Từ đó bầu trời vần vũ mây xám và tạo thành những cơn mưa triền miên… đẫm ướt sông hồ sơn khê Việt Nam!!!

                              Ngờ đâu nay càng thương sầu nuối tiếc những vị anh hùng tuấn kiệt bất hủ đã oanh liệt tuẫn tiết. Chúng tôi thương họ hơn cả sự đau khổ cơ cực, đọa đày, biệt xứ vào những ngày ly tán trong tháng 4: Chúng tôi đã sửng sốt, rụng rời, vì nhiều lần trên đường loạn lạc, tai nghe tin khủng khiếp rõ mồn một từ miệng rất nhiều người tất tả xuôi ngược chạy về nơi nầy, chạy đi nơi khác: Tin tức sốt dẽo nhất là do người dân ngang nhiên xôn xao bàn tán ở hai bến phà: Cần Thơ, và Mỹ Thuận. Người ta nói như một lời khẳng định về vấn nạn miền Nam Việt Nam Cộng Hoà rằng:
                              - Không còn “Tướng, Tá” gì ráo.
                              - Đừng hòng mà có ý định “mưu đồ” chiếm lại Sài Gòn. Nghe.
                              - Các vị tướng, tá, úy, thậm chí cả hạ sĩ quan, binh lính, đã hy sinh. Họ cương quyết không chịu khuất phục vô tay bọn cướp nước, nên họ đã tuẫn tiết tự sát kìa. Chết thật rồi...

                              Khi từ Rạch Giá tìm đường trở lại thủ đô Sài Gòn, chúng tôi lật đật đến thăm những người bạn thân, (họ đang làm lớn trong chính phủ miền Nam Sài Gòn). Các anh bạn của gia đình tôi đã xác nhận rõ ràng: Những vị anh hùng trung liệt bất khuất lừng danh rất đáng kính trọng, đáng ngợi ca ngàn đời, lưu danh thơm thiên cổ ấy, là những vị anh hùng tử khí hùng bất tử. Sinh vi tướng tử vi thần mà sử sách đã vĩnh viễn ghi sau:

                              *1.- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú (1929) Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, Quân Khu 2. Tướng Phạm Văn Phú tuần tự giữ các chức vụ chỉ huy:
                              - 1953.- Ông tốt nghiệp khóa 8 - Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, sau đó phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù.
                              - 1954.- Đại úy Phạm Văn Phú Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.
                              - 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, đại úy Phú bị bắt giam. Sau Hiệp định Genève, ông được thả ra; tiếp tục phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. - 1962 Thiếu Tá Liên-Đoàn-Trưởng Liên-Đoàn Quan-Sát 77 Lực-Lượng Đặc Biệt.
                              - 1963 Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 2 Bộ-binh Quảng Ngãi.
                              - 5/1964.- Trung Tá Tham Mưu trưởng Lực Lượng Đặc biệt. - 1966.- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
                              - 1968.- Chuẩn-tướng Biệt Khu 44 Đồng Tháp Mười, miền Tây.
                              - 1969.- Chuẩn Tướng Tư Lệnh Lực Lượng Đặc biệt.
                              - 1970.- Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh - Tư Lệnh Quân Đoàn 4.
                              - 1973.- 10/1974 - Chỉ-huy-trưởng Trung-Tâm Huấn-luyện Quang Trung.
                              - 1974.- Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2 - Tư Lệnh Vùng II Chiến Thuật, Bộ Chỉ Huy đóng tại Pleiku, vùng Cao Nguyên miền Trung.
                              - 29/4/1975.- Thiếu tướng Trần Văn Phú uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng ở đường Gia Long. Ông đã tạ thế ngày 30-4-1975.

                              *2.- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam.- (23-09-1927) Tư-lệnh Quân Ðoàn 4. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tuần tự giữ các chức vụ chỉ huy:
                              - 1953.- ông Nguyễn Khoa Nam nhập ngũ Khóa III Thủ Đức - gia nhập binh chủng Nhảy Dù. - - 1965.- Thiếu tá Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù.
                              - 1967.- Trung Tá Lữ-đoàn-trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù. - 1969.- Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ-binh kiêm Tư lệnh Khu Chiến thuật Tiền Giang. - 1974.- Th/Tg Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân-đoàn IV & Vùng IV Chiến thuật.
                              - Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam dùng súng browning tự sát 01-5-1975.

                              *3.- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng
                              .- (27-3-1933 Hốc Môn) Tư-lệnh-phó Quân-đoàn 4.
                              Ông Lê Văn Hưng: khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức.
                              Tướng Lê Văn Hưng tuần tự giữ các chức vụ chỉ huy: Ra trường sau đó chỉ huy từ cấp Đại-đội. Tiểu-đoàn. Trung-đoàn thuộc Sư-đoàn 21 Bộ-binh.
                              - 1966.- Thiếu-tá Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 2/Trung-đoàn 31 Bộ-binh.
                              -1968.- Trung tá Lê Văn Hưng Trung-đoàn-trưởng Trung-đoàn 31 Bộ Binh tại Hậu Giang & thăng Đại-tá Tư-lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-binh.
                              - 6/1971.- Tư lệnh Sư đoàn 5.
                              - 1972.- Chuẩn-tướng Tư-lệnh-phó Quân-khu 3.
                              - 1973.- Chuẩn-tướng Tư-lệnh Sư-đoàn 21 Bộ-binh.
                              - 1974.- Tư-lệnh-phó Quân-đoàn 4.
                              Chuẩn-tướng Lê Văn Hưng đã tự sát bằng súng lục vào lúc 20g 45’, ngày 30.04.75.

                              *4.- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ - (22-8-1933 Sơn Tây). Tư-lệnh Sư- đoàn 5 Bộ-binh. Chuẩn-tướng Lê Nguyên Vỹ tuần tự giữ các chức vụ chỉ huy:
                              - 1951.- Ông học khóa 2 (Lê Lợi) trường Võ Bị Địa phương Huế. Tốt nghiệp Ðại Học Chỉ Huy Cao Cấp & Tham Mưu tại Mỹ.
                              - Đại úy Quận-trưởng Bến Cát (Bình Dương). - Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 8 thuộc Sư Ðoàn 5.
                              - 1965.- Thiếu tá Vỹ tham gia trong chiến trường An Lộc. Thiếu-tá Tư-lệnh-Phó Sư-đoàn 21 Bộ-binh.
                              - 1972.- Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại An Lộc.
                              - 1973.- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ-binh.
                              - 1974.- Chuẩn-tướng Tư-lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-binh căn cứ Lai Khê (Bình Dương)
                              - 30-4-1975.- Chuẩn-tướng Lê Nguyên Vỹ tự sát tại Bộ Tư Lệnh Lai Khê.

                              *5.- Chuẩn-tướng Trần Văn Hai.- (1929 Cần Thơ). Tư-lệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh. Chuẩn-tướng Trần Văn Hai đã tuần tự giữ các chức vụ Chỉ-huy:
                              - 1951.- Sinh viên Sĩ quan Trường Võ Bị Đà Lạt.
                              - 1960.- Thụ Huấn Khóa Chỉ-huy Tham-mưu tại Hoa Kỳ.
                              - 1963.- Thiếu-tá Chỉ-huy-trưởng TT Huấn-luyện Dục-Mỹ.
                              - 1965.- Trung tá Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Tỉnh Phú Yên, Chỉ huy các lực lượng Quân Cán Chính. - Tư-lệnh-phó Quân-đoàn 2; Quân-khu 2.
                              - 1968.- Tổng-giám-đốc Cảnh-sát Quốc-gia. Tết Mậu Thân, đại tá Hai có mặt ở Liên đoàn 5 Biệt Động Quân trong những giờ giao tranh đầu tiên tại Thị Nghè - Hàng Xanh, phụ trách mặt trận Chợ Lớn, Phú Thọ.
                              - 1970.- Chuẩn-tướng Tư-lệnh Biệt Khu 44.
                              - 1971.- Chuẩn-tướng Chỉ-huy-trưởng Binh-chủng Biệt-Động-quân.
                              - 1972.- Chuẩn-tướng Tư-lệnh-Phó Quân-đoàn 2 & Quân-khu 2 Đặc Trách Biên-phòng. - Chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam-Sơn, kiêm Chỉ huy trưởng Huấn Khu Dục-Mỹ.
                              - 1974.- Tư-lệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh, căn cứ Đồng Tâm Tỉnh Định Tường.

                              Chiều 30.04.1975.- Chuẩn-tướng Hai đã uống thuốc độc tự tử tại văn phòng Tư-lệnh, Ðồng Tâm. Mỹ Tho. Nơi Bộ-tư-lệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh.

                              *6.- Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn .- (24-3–1938 Vĩnh Thanh Vân. Rạch Giá). Đại Tá Tỉnh Trưởng Chương Thiện. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã tuần tự giữ các chức vụ Chỉ-huy:
                              - 1947.- Ông gia nhập vào trường Thiếu Sinh Quân.
                              - 1957.- Liên trường Võ Khoa Thủ Đức. Học chuyên môn: CC1 & CC2 Vũ Khí. Sau 9 tháng thụ huấn ưu hạng, ông làm huấn luyện viên tại trường VKTĐ.
                              - 1962.- TSQ Hồ Ngọc Cẩn vào trường sĩ quan hiện dịch, Đồng Đế. & thuyên chuyển về Biệt Động Quân vùng 4 Chiến Thuật: Trung-đội-trưởng Tiểu-đoàn 42 Biệt Động Quân. Ông tuần tự phục vụ tại các binh chủng: Dù. Thủy-quân Lục-chiến. Biệt-động-quân. Quân-báo. An-ninh Quân-đội. Lực-lượng Đặc-biệt: Tại các tỉnh Cần-Thơ (Phong-Dinh). Chương-Thiện. Sóc-Trăng (Ba-Xuyên). Bạc-Liêu. Cà-Mau (An-Xuyên).
                              - Tiểu-đoàn số 42, Tiểu-đoàn Cọp Ba-đầu-Rằn.
                              - Tiểu-đoàn số 44 Cọp Xám U-Minh Hạ). 1973.
                              - Đại Tá Tỉnh trưởng Tỉnh Chương Thiện.
                              - 30-4-1975.- Trong BCH hết đạn dược, ông đã bị bắt tại nơi đồn trú. - 14-8-1975.- Đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã bị kết án, xử bắn ở sân vận động tỉnh Cần Thơ, trước sự chứng kiến của đồng bào.

                              *7.- Ðại-tá Ðặng Sĩ Vinh.- Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Lúc 2 giờ ngày 30.04.75, Ðại-tá Vinh, cùng gia đình gồm: Vợ và Bảy người con, đã tự tử bằng súng lục!!! (1chồng + 1Vợ + 7người con = 9 nhân mạng, xin vui lòng xem phụ trang sau).

                              *8.- Đại-tá Nguyễn Hữu Thông.- Trung-đoàn-trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22Bộ Binh - Khóa 16 sĩ quan Võ Bị Đà Lạt. 31/3/1975, tự sát tại Quy Nhơn.

                              *9.- Đại-tá Lê Cầu*.- Trung-đoàn-trưởng 47 Bộ Binh (* mời xem phụ chú dưới bài viết)

                              *10.- Trung-tá Vũ Đình Duy, Trưởng Đoàn 66 Đơn Vị 101/QLVNCH, tự sát bằng độc dược ngày 30-4-75.
                              *11.- Trung-tá Nguyễn Văn Hoàn, Trưởng Đoàn 67 Đơn Vị 101/QLVNCH, tự sát bằng súng lục ngày 30-4-1975.

                              *12.- Trung Tá Đường, & Đại úy Bé... Chỉ huy lực lượng Thám-báo, chết ở chân cầu Vị Thanh 30-4-75.

                              *13.- Trung-tá Nguyễn Đình Chi.- Cục An Ninh Quân-đội. Tự sát 30-4-75.

                              *14.- Trung-tá Hà Ngọc Lương.- TT Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát 30-4-75 (cùng vợ, 2 con, 1 cháu).

                              *15.- Trung-tá Phạm Đức Lợi
                              .- Khóa 5, Thủ Đức. Phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM; là học giả, văn, thơ, soạn kịch… (bút danh: Phạm Việt Châu), cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH Hiệp Định Paris tại Hà Nội. Tự sát tại tư gia ngày 5/5/1975.

                              *16.- Trung-tá Nguyễn Văn Long.- Sanh năm 1919 tại Gia Hội. Huế.
                              Ông đã tuần tự giữ các chức vụ: Chỉ-huy Trưởng Phòng. - Chủ Sự. - Ty Cảnh Sát. - Ty Công An. - Khu 1 Đà Nẵng. Chánh Sở Ty Cảnh Sát Quốc Gia Đà Nẵng.
                              - Ngày 28-3-1975.- Trung-Tá Nguyễn Văn Long được lệnh phải rời Đà Nẵng vào Sài Gòn. Tính tình ông trầm lặng, ít nói, cương trực, mẫu mực, tận tụy, thanh liêm; nên gia đình ông sống rất thanh bạch. Trung tá Long có biệt danh là “Long lý” ; có nghĩa là không thiên vị ai, cứ công lý minh bạch lẽ phải mà thi hành. Khi nghe "tân tổng thống 3 ngày không dân cử", Dương Văn Minh ra lệnh tất cả quân đội: "ở đâu phải ở đó, buông súng, không được kháng cự", để ông Minh bàn giao chính phủ cho ban tiếp quản miền Nam.
                              - 30-4-1975.- Trung Tá Nguyễn Văn Long đã rút súng tự bắn vào đầu, tuẩn tiết dưới tượng đài Thủy Quân Lục Chiến. Trước trụ sở Quốc Hội. Sài Gòn.

                              *17.- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân.- Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2/Bộ TTM. Tự tử ngày 1/5/75.

                              *18.- Trung-tá Phạm Thế Phiệt.- 30-4-75.

                              *19.- Thiếu tá Trịnh Tấn Tiếp.- Quận-trưởng Kiến Thiện là một sĩ quan xuất sắc, trí dũng song toàn. Ngày 14-8-1975, Ông đã bị VC xử bắn tại sân vận động Cần Thơ.

                              *20.- Thiếu-tá Không-quân Nguyễn Gia Tập.- (25-12-1943). Phi-đoàn 514-518, Khu-trục Biên-Hoà.
                              Ông thụ huấn khoá 64D, năm 1964.
                              - Tốt nghiệp T 28 - ở Randolph AFB – TX. Hoa Kỳ.
                              - Tốt nghiệp TopGun – Khóa A 1e - tại Hurburt Field, Florida.
                              - Sĩ quan Liên-lạc trường Huấn-luyện Keesler Hoa Kỳ.
                              - Làm việc tại: Phi-đoàn Khu-trục 514 - 518 – Biên Hoà.
                              - Làm việc tại phòng Đặc-trách Khu-trục, Bộ Tư-lệnh Không-quân.
                              Thiếu tá Nguyễn Gia Tập tự sát bằng súng lục trước sân cờ, trong căn cứ Bộ Tư-lệnh Không-quân.
                              Thân nhân của Th/tá Nguyễn Gia Tập, đã đem thi thể Th/tá Tập về chôn cất tại Long Khánh. Thiếu tá Nguyễn Gia Tập là vị anh hùng phi công Khu-trục A 1 Skyraider.

                              *21.- Thiếu-tá Lương Bông.- Phó Ty An Ninh Cần Thơ. Tự sát 30-4-75.

                              *22.- Thiếu-tá Mã Thành Liên (Nghiã).- Tiểu-đoàn-trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu - khoá 10 Đà Lạt. Tự sát cùng vợ ngày 30-4-75.

                              *23.- Thiếu-tá Nguyễn Văn Phúc.- Tiểu-đoàn-trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa. Tự sát 29/4/1975.

                              *24.- Thiếu-tá Hải Quân Lê Anh Tuấn.- (1943 – 1975). Xuất thân Khóa 14 Sĩ Quan Hải Quân.
                              Ông là Chỉ Huy Trưởng Giang Ðoàn 43 phục vụ trên chiến hạm của Hạm Ðội. Duyên Ðoàn 27. Duyên Ðoàn 23. Phòng Tâm Lý Chiến Bộ Tư Lệnh Hải Quân.

                              Khi nghe lệnh từ ông Dương Văn Minh bắt buộc quân nhân buông vũ khí, giao đất nước Việt Nam vào tay giặc, thì Thiếu-tá Tuấn đứng trên chiếc soái đỉnh dùng súng colt bắn vào đầu tự sát, ông gục ngay trên tấm bản đồ hành quân.

                              *25.- Thiếu-tá Đỗ văn Phát: Quận Trưởng (kiêm Chi Khu Thạnh Trị Ba Xuyên. Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 33, Sư Đoàn 21 Bộ Binh), đã tuẫn tiết ngày 1/5/1975.

                              *26.- Thiếu-tá Trần Thế Anh.- Đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75

                              *27.- Thiếu tá Trần Đình Tự.- Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân.
                              11 giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975.- tại trung tâm hành quân của Liên Đoàn 32 BĐQ, Trung-tá Liên Đoàn-trưởng Lê Bảo Toàn nhận được lệnh từ cấp chỉ huy Quân Đoàn: “Hãy ngưng bắn ngay lập tức, ở yên tại chỗ, để đợi phía bên kia đến bàn giao khu vực.”- Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng trong đời Th/t Trần Đình Tự đã cưỡng lệnh cấp chỉ huy. Sau khi nhận lệnh buông súng, ông nói: "Tôi sẽ ở lại đánh nữa, tôi không đầu hàng. Tôi không thể nào để lọt vào tay tụi nó lần nữa"... Nhưng anh Tự không còn nữa, đã tử trận. Tên giặc Cộng rút con dao găm của anh Tự đeo bên hông, nó đâm mạnh vào bụng Trần Đình Tự, rọc mạnh xuống phía dưới. Ruột anh Tự lòi tuột ra ngoài. Chưa hả, nó còn ngoáy mạnh mũi dao vào tận trong bụng anh Tự. Anh Tự hét lên bi ai và nghẹn uất, đổ sụm xuống oằn mình giật từng cơn trong vũng máu đỏ. (xin xem phụ trang ở dưới).

                              *28.- Đại-úy Vũ Khắc Cẩn.- Ban 3 Tiểu-khu Quảng Ngãi. Tự sát 30-4-75.

                              *29.- Đại-úy Tạ Hữu Di.- Tiểu Đoàn Phó 211 Tỉnh Chương Thiện. Tự sát 30-4-75.

                              *30.- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, Trưởng ban văn khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM.

                              *31.- Đại-úy Nguyễn Hòa Dương.- Trường Quân-Cảnh Vũng Tàu. Tự sát 30-4-75 tại trường.

                              *32.- Trung-úy Đặng Trần Vinh.- Phòng 2, Bộ TTM. (con của Thiếu-tá Đặng Sĩ Vinh). Tự sát cùng vợ con 30/4/1975.

                              *33.- Trung-úy Nghiêm Viết Thảo.- Khóa 1/70 Thủ Đức. An Ninh Quân đội. Tự tử tại Kiến Hòa.

                              *34.- Trung-úy Nguyễn Văn Cảnh.- CSQG Trưởng-cuộc Vân Đồn. Quận 8. Tự sát 30-4075.

                              *35.- Thiếu-úy Không-quân Nguyễn Thanh Quan.- Khóa 1/70. PĐ 110 Quan-sát. Tự tử 30-4-75 tại Kiến Hòa.

                              *36.- Thiếu-úy Nguyễn Phụng.- Cảnh Sát ĐB. Tự sát 30-4-75 , tại Thanh Đa.

                              *37.- Thiếu úy Nhảy Dù Hoàng Văn Thái.- Khóa 5/69 Thủ Đức. Tại một bùng binh ở ngã 6 Chợ Lớn, Thiếu uý Thái và một nhóm 7 người bạn, mỗi người một quả lựu đạn, họ cùng mở chốt, để tự kết liễu đời mình vào ngày 30-4-1975.
                              Họ là một toán Nhảy Dù về bảo vệ Đài-phát-thanh. Đài Truyền-hình Việt Nam.

                              *38.- Chuẩn-úy Đỗ Công Chính.- TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát tại cầu Phan Thanh Giản.

                              *39.- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh.- Trường Truyền-tin Vũng Tàu. Tự sát 30-4-75 tại sân trường.

                              *40.- Thượng sĩ Bùi Quang Bộ.- Trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu.

                              *41.- Trung sĩ I Trần Minh.- Quân Cảnh, ông gác ở Bộ TTM. Tự sát 30.4-75.

                              *42.- Trung-sĩ Nhất Vũ Tiến Quang.- (10-9-1956 Kiên Hưng, Tỉnh Chương Thiện). 2-9-1969.- Vũ Tiến Quang vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam.
                              - 1972.- Ông Vũ Tiến Quang có chứng chỉ 1 Bộ Binh. Phục vụ tại Trung-đội Trinh-sát của Trung-đoàn 31 (Cà Mau).
                              Trung sĩ Vũ Tiến Quang làm thông dịch viên (cho cố vấn thiếu úy Hummer).
                              - 1972.- Vũ Tiến Quang có chứng chỉ 1 Bộ Binh.
                              - 1974.- Sau khi có chứng chỉ 2 Bộ Binh, Trung-sĩ Quang về sư đoàn 21 Bộ Binh Tiểu-đoàn Ngạc Thần (tiểu đoàn 2 Trung đoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. (xin xem phụ trang sau)

                              *43.- Nguyễn Xuân Trân.- Khóa 5 Thủ Đức. Tự sát 01-5-75.

                              *44.- Binh Nhì Hồ Chí Tâm.- TĐ 490. ĐP. (Mãnh Sư) Tiểu Khu Ba Xuyên. Cà Mau. Dùng súng M 16 tự sát ngày 30-4-75 tại Đầm Cùn, Cà Mau.

                              *45.- Luật sư Trần Chánh Thành.- Cựu Bộ-trưởng Thông-tin Đệ Nhất Cộng Hòa- Nguyên Thượng-nghị-sĩ đệ II Cộng Hòa. Tự sát ngày 3/5/75.

                              *46.- 6 toán thám sát của LĐ.81/Biệt Cách Nhảy Dù trong chiến khu D... 6 toán thám sát LĐ.81/Biệt Cách Nhảy Dù được trực thăng thả sâu trong mật khu VC. (xin xem phụ trang sau)

                              *47.- Qúy Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa: Địa Phương Quân. Nghĩa Quân... & ... vô danh ẩn tích. Và còn nhiều!... Rất nhiều chiến sĩ anh hùng vô danh ẩn tích khác.
                              *
                              Tình Hoài Hương

                              * * *

                              Phần phụ chú:

                              Thiếu tướng Phạm Văn Phú.- 10-3-1975.-
                              Trận chiến Ban Mê Thuột bùng nổ. Ngày 14/3/1975, có cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ Quân Đoàn 2 ra khỏi Cao nguyên.
                              - 1 giờ 45’ – 2/4/1975, Quân Khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân Khu 3. Bấy giờ Thiếu tướng Phú đã có ý định tự tử, nhưng bất thành.
                              - 15/4/1975: Tướng Phú lâm bệnh, phải điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Sau đó về tư gia. 29/4/1975. Thiếu tướng Trần Văn Phú đã uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng ở đường Gia Long. Thân nhân đưa ông vào bệnh viện Grall (Đồn Đất) Sài Gòn, nhưng không cứu kịp. Ông đã tạ thế ngày 30-4-1975.

                              Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: là một quân nhân đức độ, hiền hòa giản dị; không hề bị tai tiếng tham nhũng, ông thương yêu thuộc quyền như em cháu, được hầu hết binh sĩ kính trọng yêu mến. Khi nghe tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh tất cả quân đội buông súng, Thiếu Tướng Nam đi vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản, ở Cần Thơ, thăm chiến hữu thương binh an ủi họ lần cuối cùng. Ông trở về dinh Tư Lệnh ở Cái Khế, Thiếu Tướng Nam đưa khẩu Browning lên bắn vào màng tang lúc 7:00 giờ sáng ngày 1-5-1975’.
                              Các sĩ quan tự lo chôn cất ông, họ trân trọng kính cẩn nghiêm chào thi thể ông trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ. Lúc đó VC đã tiến vào Cần Thơ. Nhưng anh em tham mưu đã cố gắng lo chôn cất tử tế... Rồi anh em chạy về dấu hết súng, và xoi một cái lỗ nhỏ, để nhìn vào phòng của Tướng Nguyễn Khoa Nam. Nhưng không ngờ... trong ngăn kéo của Tướng Nam còn cây súng nhỏ. Anh Phong cũng kể sự nhân đức của Tướng Nam: Lúc Tướng Trương Dành Oai, đem mấy người ở Cần Thơ xuống tàu, chạy ra biển. Thì Tướng Nam ra lệnh:
                              - Phải quay trở lại. Nếu không sẽ bị pháo dập.
                              Tất cả chờ lệnh của Tướng Nam. Khi con tàu sắp vượt ra biển. Tướng Nam buồn bã nói:
                              - Để họ đi...
                              ... Và Tướng Nam buông điện thoại xuống.

                              *- Tôi; (đại úy Không-Quân Trần Văn Phúc) có một kỷ niệm khó quên với Tướng Nguyễn Khoa Nam:
                              Năm giờ sáng ngày 11/4/75 tôi nhấc điện thoại, nghe từ đầu dây:
                              Tôi, Tướng Nam Tư lệnh Quân Đoàn 4, cho tôi gặp phi tuần trưởng phi vụ Phi Long 71.
                              Đang mớ ngủ, nhưng hồn phi phách tán, tôi vội trả lời.
                              Dạ thưa Thiếu Tướng, là tôi…
                              - Anh cho tôi biết tên tuổi, cấp bậc, số quân?

                              Tôi thầm nghĩ: (bụng làm dạ chịu, phen nầy chắc chắn là mình "ngồi trong hộp" ít nhất 30 ngày (như trong số tử vi đã nói). Chả lẽ đêm hôm ấy tôi thả bom lầm vào quân bạn sao đây ha!? Lạy trời đừng chết ai nha). Ngừng giây lát, ông Tư Lệnh QĐ4 hỏi thêm tên phi hành đoàn của tôi, và phi hành đoàn bay trước đó. Tôi vừa đánh thức anh em dậy, vừa suy nghĩ: “Ui ! Có đại sự gì đây? Không lẽ cả 2 phi tuần đều ném bom lầm vào quân bạn hay sao? Chắc là có to chuyện gì rồi!!! Không. Không... không đâu”.

                              Cuối cùng Tướng Nam nhân danh Tư lệnh QĐ4 tuyên dương công trạng 5 anh em chúng tôi trước Quân Đoàn với ngôi sao vàng; và thay mặt đồng bào Thị xã Cần Thơ, Tướng Tư Lệnh cảm tạ chúng tôi đã lấy lại 2 khẩu đại bác 105 ly (bị mất ở quận Bình Minh), và dân chúng Cần Thơ đã tránh được một cuộc đổ máu kinh dị. Nghe xong cả người tôi nhẹ lâng lâng như muốn bay lên Trời, may quá, suýt chút xíu nữa thì tôi vọt miệng thưa:
                              - Dạ thưa Thiếu Tướng "rượu đậu nành" thả bom, chớ không phải do tôi ạ!!!
                              Có thể ông Tư Lệnh QĐ4 đã biết vận mệnh miền Nam Việt Nam sẽ đi về đâu; nên ông tướng khả kính mới phá lệ gắn huy chương qua điện thoại chăng??

                              - *Anh Ó Đen: Lúc còn ở tù, tôi, (Oden03) nằm sát bên Trung Tá Trưởng-phòng 2/ Q.Đ.4, là anh Nguyễn Đạt Phong có kể:
                              Lúc nghe phu nhân của Tướng Lê Hưng gọi, anh em tham mưu QĐ chạy qua, thì thấy 2 người nằm dưới nền nhà đầy máu, nên anh em đều tưởng cả 2 người chết. Nhưng phu nhân chỉ ôm Tướng Hưng, và yêu cầu cho chôn cất theo lễ nghi quân cách.

                              * Chuẩn-tướng Lê Nguyên Vỹ.- Bao lần Cộng-quân phía ở Đông Bắc không thể vượt qua căn cứ Lai Khê, mặc dù lực lượng họ đông gấp bội. Ông tận tâm làm việc, lo xây dựng tu bổ hệ thống phòng thủ kiên cố, và nhiệt tâm huấn luyện binh sĩ. Chuẩn-tướng Lê Nguyên Vỹ là một sĩ quan mẫn cán, quả cảm, có tài tham mưu. Một cấp chỉ huy thanh liêm, nổi tiếng về tinh thần dũng cảm, cương quyết chống cộng, bài trừ tham nhũng. Ông có cá tính trung trực và nóng như lửa.

                              - 30-4-1975 khi nghe Tổng thống 3 ngày Dương Văn Minh ra lệnh: "quân đội VNCH buông súng đầu hàng".
                              Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ cho binh sĩ treo cờ trắng trên hành dinh. Chuẩn tướng Vỹ liền triệu tập sĩ quan và binh sĩ dưới quyền, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ dõng dạc tuyên bố:
                              “Tôi không thể thi hành lệnh này. Tôi cần chọn riêng cho tôi con đường phải đi".
                              Ông oai dũng bình tĩnh nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh. Chuẩn-tướng Lê Nguyên Vỹ rút khẩu súng beretta 6.35 giơ lên tự bắn vào đầu, để tuẫn tiết vì quê hương. Ông tự sát lúc 11 giờ, ngày 30.04.75, tại Tổng-hành-dinh Lai Khê. Thi thể Chuẩn-tướng Lê Nguyên Vỹ an táng trong rừng cao su, (gần doanh trại Bộ Tư Lệnh). Sau đó thân nhân cải táng về ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.

                              * Chuẩn tướng Trần Văn Hai là một sĩ quan trong sạch, dũng cảm, đúng tư cách của một quân nhân. Trước khi đi Pleiku, làm Tư Lịnh Phó Quân Đoàn 2, (tháng 5/72) Ch/tg Trần Văn Hai đặt điều kiện với Tổng Thống Thiệu:
                              - "Khi nào giải toả núi Chupao, và 3 Quận phía Bắc Bình Định xong. Tôi sẽ rời chức vụ".
                              Khoảng 3 tháng sau, ông hoàn thành nhiệm vụ, & về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bô-binh. Vì ông không thể làm việc được với Tướng Toàn. Sau khi nhậm chức, ông không ở Pleiku, mà đặt Bộ-Chỉ-Huy Tham Mưu Tiền Phương tại Plei Mrong. Xa khoảng 10 dặm Tây Bắc Pleiku, cùng với Liên Đoàn 2 Biệt-Động-Quân.
                              - 1969, Đại tá Trần Văn Hai trở lại Phú Yên. Trong thời gian làm tỉnh trưởng Phú Yên, tướng Hai đã đối xử với dân khá tốt, nên được dân vô cùng quí trọng. Đại tá Hai tuy giữ chức vụ cao cấp nhứt trong ngành cảnh sát, tướng Hai vẫn thường xuyên ghé thăm các thuộc cấp cũ trong Biệt Động Quân. Một điều mà những ai ở vào địa vị của ông, rất ít khi làm. Năm 1965 thì được bổ nhiệm vào chức vụ Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phú Yên. Trong thời gian tại chức, ông đã chỉ huy các lực lượng Quân Cán Chính trong Tỉnh, bẻ gẫy những cuộc tấn công của Việt Cộng xuất phát từ mật khu Vũng Rô. Quân đội ta nhiều khi còn tổ chức những cuộc hành quân vào tận sào huyệt này. (trích dẫn từ Wikipedia).

                              Đầu năm 1966, phu nhơn của Thiếu tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Quân Đoàn II và Quân khu 2 - (là nữ ca sĩ Minh Hiếu) tới Phú Yên có việc riêng, và lệnh của tướng Vĩnh Lộc là: "phải đón tiếp chu đáo". Thiếu tá Hai lúc đó đã được thăng cấp Trung-tá quyết định: dùng tiền riêng thuê xe dân sự đưa đón, thay vì dùng công xa.
                              Vì chuyện này, mà Trung-tá Hai mất chức Tỉnh-trưởng, với lý do: "không hoàn tất chu đáo nhiệm vụ". Ngày ông ra phi trường đi đáo nhậm đơn vị mới, quân dân cán chính ra tiễn đưa rất đông. Không ít người đã nhỏ lệ tiễn đưa.

                              - Năm 1969, Đại tá Trần Văn Hai trở lại Phú Yên, để xem xét việc thực thi một số kế hoạch trong Chiến dịch Phượng Hoàng, đã đem theo rất nhiều quà để tặng dân chúng. Ông được quân dân tiếp đón như một người ruột thịt - khiến cho một trong những người tháp tùng ông lúc đó là Trung-tá Lê Xuân Nhuận, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đặc Biệt Khu 2 đã ngạc nhiên. Và sau này có thuật lại trong cuốn hồi ký "Cảnh Sát Hoá, Quốc Sách Yểu Tử của Việt Nam Cộng Hoà" rằng: "chắc hẳn là trong thời gian làm Tỉnh- trưởng Phú Yên, Tướng Hai đã đối xử với dân chúng tốt hết mực, nên mới được quí trọng làm vậy". (trích nguyên văn trong QT.ĐĐ.THSQ.QLVNCH & THH trích dẫn từ Wikipedia).

                              * Đại tá Hồ Ngọc Cẩn.- Trước ngày 30-4-1975, Đại tá Tỉnh Trưởng Hồ Ngọc Cẩn và một nhóm sĩ quan, binh sĩ... ở trong Tiểu Khu Chương Thiện, họ vẫn nhịn đói nhịn khát, chiến đấu quyết liệt, đến ngày 30-4-75 khi trong Tiểu khu không còn một viên đạn nào, và thức ăn nước uống không có một giọt! Ðại-tá Hồ Ngọc Cẩn & một tốp sĩ quan binh sĩ vẫn quyết tử thủ, để bảo vệ đồn bót. Sau cùng khi ông nghe tin muộn là tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh quân đội buông súng, Đại Tá Cẩn cho thuộc cấp tan hàng, chỉ còn một tướng, một binh, một chốt trong hầm. Họ đã bị Cộng-sản bắt tại hầm chỉ huy. 14-8-1975.- Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị lên án, Việt Cộng làm pháp trường đem ông ra xử bắn trước đồng bào.
                              Trước khi bị xử tử ông chính khí nói to:

                              - “Tôi chỉ có một mình, trong tay tôi không có súng. Tôi không đầu hàng ai. Muốn bắn cứ bắn đi. “Ninh Thọ tử bất ninh thọ nhục” (thà chết không chịu nhục). Nhưng, trước khi bắn tôi, hãy cho tôi mặc bộ quân phục và chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Cũng như các anh không cần phải bịt mắt tôi, để cho tôi nhìn thấy rõ quê hương và đồng bào lần cuối cùng. Việt Nam Cộng Hòa muôn năm. Đả đảo Cộng sản... (trích dẫn trong Wikipedia).
                              Tất nhiên là người công giáo thì ông không được phép tự tử - (cho dù tuẫn tiết), nhưng chuyện xử bắn một vị anh hùng suốt đời thanh liêm, tận tụy vì quê hương và dân tộc, thì dường như Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chết vì “đạo - Tổ Quốc & Quê Hương” trên hết. Lời đề nghị của Đại-tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ được một phần: là “không bịt mắt”, để ông thân ái mở to đôi mắt nhìn rõ đời, trước lúc Đại tá Cẩn hiên ngang anh dũng đi thẳng vào họng súng... vĩnh biệt thế gian, ông cất cánh bay về thiên đàng, (nơi miền đất hứa trên chốn bồng lai tiên cảnh: bác ái, vị tha, yêu thương & tự do muôn năm...)

                              Major Dang Si Vinh.- He moved in our neighborhood sometime in early 1974. His family - wife and seven children - soon earned sympathy from people along the paved alley of a Saigon suburb where most inhabitants were in lower middle class. His eldest son was about thirty years old and a first lieutenant in the Army Medical branch after graduated pharmacist from the Medical School. The youngest was a 15-year-old pretty girl. It would have been a happy family if Saigon had not fallen to the hands of the Communist North Vietnam army.

                              That was what people in the neighborhood said about the middle-aged RVN Army Major Dang Si Vinh, who was holding a job in the National Police Headquarters in Saigon. At about 2:00 PM on April 30, 1975, almost two hours after RVN President Duong Van Minh surrendered to the Communists, people near by heard several pistol reports from his home. After hesitating for safety, his neighbors got into his home to find Major Vinh, his wife and his seven children lying each on a single mattress, all dead, each by one .45 caliber bullet that gushed pools of blood from the horrible holes at their temples.

                              On a long dining table, decent meals had been served and eaten as if in an usual and peaceful dinner. There were nine small glasses, all had traces of a pink powder left at their bottoms. Apparently, Maj. Vinh and his relatives had taken the drug - probably sleeping pills - before Vinh gave each a finishing stroke with his .45 pistol. In an open small safe he left some hundreds of thousands South Vietnam piasters, rated about 500 dollars at the time, an indication of his poor circumstances as an army major. On the note along with the money, Vinh wrote: "Dear neighbors," "Forgive us. Because our family would not live under the Communist regime, we have to end our lives this way that might be bothering you. Please inform my only sibling, a sister named ... at... and use this money to help her bury us anywhere. "
                              Thank you, Dang Si Vinh.

                              *Anh Hoàng Hùng dịch (từ Major Dang Si Vinh) : Vào khoảng đầu năm 1974, Th/Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn. Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.

                              Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh. Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương. Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly.

                              Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống. Sau đó tử tự bằng súng lục Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết: “Bà Con mến, Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ Cộng-sản này. Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là ..., ở ..., và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi. Xin đa tạ Đặng Sĩ Vinh”.

                              * Thiếu tá Trần Đình Tự Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 38 Biệt Động Quân.
                              - 11giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, tại trung tâm hành quân của Liên Đoàn 32 BĐQ, Trung tá Liên Đoàn-trưởng Lê Bảo Toàn nhận được lệnh từ cấp chỉ huy Quân Đoàn:
                              “Hãy ngưng bắn ngay lập tức, ở yên tại chỗ để đợi phía bên kia đến bàn giao khu vực.”
                              Trung tá Toàn chết sững, buông cái ống liên hợp máy truyền tin rớt xuống đầu người lính truyền tin đang ngồi dưới chân. Ông đổ vật xuống chiếc ghế như cây chuối bị đốn ngang. Ông gượng dậy để lấy lại bản lãnh. Sau cú “Sốc”, Trung tá Lê Bảo Toàn đã điềm tĩnh trở lại, ông cầm máy gọi lần lượt từng Tiểu-đoàn-Trưởng:
                              - Tiểu-đoàn 30 Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Khoan.
                              - Tiểu đoàn 33 Thiếu tá Đinh Trọng Cường.
                              - Tiểu đoàn 38 Thiếu Tá Trần Đình Tự.

                              Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng trong đời Th/t Trần Đình Tự đã cưỡng lệnh cấp chỉ huy. Sau khi nhận lệnh buông súng và lời chào của Trung-tá Liên-đoàn-trưởng, anh quay qua Đại-úy Tiểu-đoàn-phó Xường:
                              - Anh Xường, tôi vừa nhận lệnh mình phải buông súng đầu hàng. Đây là lần chót, tôi yêu cầu anh và cũng là lệnh:
                              - Anh nói cho các đại đội trưởng và thay tôi dẫn đơn vị ra điểm tập trung. Tôi sẽ ở lại, đánh nữa, tôi không đầu hàng, anh hiểu cho! Tôi không khi nào để lọt vào tay tụi nó lần nữa". Tiếp đó, anh cho tập trung Bộ Chỉ Huy, trung đội thám báo, nói với họ đã có lệnh quy hàng, các anh em sẽ theo lệnh của đại úy Tiểu-đoàn-phó, còn ai muốn ở lại với anh đến giờ chót, thì đứng riêng một bên.
                              - Lần lượt số người tách khỏi hàng được gần 40 chiến sĩ. Trần Đình Tự đưa tay chào Đại úy Xường và các quân nhân dưới quyền, rồi anh dẫn những người quyết tử tiến vào khu vực vườn khoai mì để tiếp tục “Ăn thua đủ” với địch. Tên chỉ huy của giặc Cộng tiến về phía anh Tự, lớn tiếng lăng nhục QLVNCH, và chỉ ngay mặt anh Tự thóa mạ thậm tệ, rồi bắt anh cởi áo quần (Lon Thiếu-tá may dính trên cổ áo). Anh Tự đứng yên nhất định không chịu.
                              Tên chỉ huy VC mắt nổi gân máu, tiến đến sát Tự, tay giật mạnh bung hai hàng nút từ cổ xuống đến bụng. Tên giặc Cộng rút luôn con dao găm anh Tự đeo bên hông, nó đâm mạnh vào bụng anh Trần Đình Tự, rọc mạnh xuống phía dưới. Ruột anh Tự lòi tuột ra ngoài. Chưa hả, nó còn ngoáy mạnh mũi dao vào tận trong bụng anh Tự. Anh Tự hét lên bi ai và nghẹn uất, đổ sụm xuống oằn mình giật từng cơn trong vũng máu. Đồng thời với hành động dã thú ấy, tên giặc nghiêng đầu nhìn anh Tự rồi nói gọn:
                              - “Đem những thằng này bắn hết đi! Toàn là thứ ác ôn cả đấy”!

                              Tám quân nhân còn lại bị dẫn ra phía sau trường đễ chúng bắn xối xả mấy loạt AK 47. Xác họ bị quăng xuống cái đìa gần đó. Bọn VC dẫn nhau đi. Sự đền nợ nước của Th/t Trần Đình Tự là do lời thuật lại của Đại-úy Xường, Tiểu đoàn-phó Tiểu-đoàn 38 BĐQ. (nay anh Xường đã hy sinh trong trại tù CS Nghệ Tĩnh, năm 1979). Tôi gặp anh Xường lúc ở trại 8 Yên Bái năm 1997. Anh Xường bị VC bóp cổ chết trong ngục thất, vì sau nhiều lần trốn trại anh đều bị bắt. Xường xuất thân khóa 22 A Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

                              Người thứ hai thuật lại những giờ phút sau cùng của cố Thiếu-tá Trần Đình Tự là người lính Mũ Nâu mang máy truyền tin cho Th/t Tự – cũng bị tàn sát chiều ngày 30 04 75 một lượt với Tự và các anh em khác.
                              May mắn, chỉ có Đức Trọc (tên anh ta) bị thương giả chết, chờ VC đi xa rồi anh ráng bò vào nhà dân, được dân dấu diếm băng bó, rồi thuê xe Lam chở về Saigòn. Đức ráng sống, ráng tìm cách vượt biên sang Mỹ, để sau đó, kể lại cái chết đau buồn của thiếu tá Tự và đồng đội cho mọi người nghe. (trích từ Cánh Thép do baotri sưu tầm & Reply ghi lại: May-02-11 22:40)

                              Trung-sĩ Nhất Vũ Tiến Quang.- (10-9-1956 Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện). 2-9-1969.-
                              1975.- Vũ Tiến Quang thăng Trung-sĩ-nhất. Ngày 1-2-1975.- Ông Quang nổi tiếng trong trận đánh tại Thới Lai, Cờ Đỏ. Trung-sĩ Nhất Quang được tuyên dương trước quân đội, gắn huy chương Anh Dũng. Đơn vị Quang theo là trung đội trinh sát của trung đoàn 31 (Cà Mau).
                              30 tháng 4 năm 1975.- Vì tất cả đạn dược, lựu đạn, đạn M79 đã hết. Cuối cùng chỉ còn một ổ súng trong hầm chiến đấu cũng hết đạn.

                              Do có một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm Cộng Sản vào hầm lôi ra hai người: Đó là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu trưởng; và Trung-sĩ Nhất 19 tuổi: Vũ Tiến Quang. Họ đã anh dũng chiến đấu tới khi không còn một viên đạn cuối cùng, không chịu khuất phục đầu hàng. Ông Quang bị Cộng-sản bắn ngay tại chỗ. Trung-sĩ Nhất Vũ Tiến Quang chết lúc 15 giờ, ngày 30-4-1975.

                              * 6 toán thám sát của LĐ.81/Biệt Cách Nhảy Dù trong chiến khu D... 6 toán thám sát LĐ.81/Biệt Cách Nhảy Dù được trực thăng thả sâu trong mật khu VC. Toán nầy làm việc bằng máy PRC25, UHF-1, nên phải qua hệ thống trạm chuyển tiếp (Radio Relay Station) bằng phi cơ L-19, hoặc các đài tiếp vận truyền tin ở các núi cao.

                              Sau ngày 29 /4/75; họ đã hoàn toàn mất liên lạc bằng truyền tin với bộ chỉ huy LĐ81/BCND. Vì những đài yểm trợ tiếp vận truyền tin không còn, đã bỏ cửa trống không hoạt động. Các đài nầy cũng không hề thông báo cho những cộng tác viên thám sát biết tình trạng đất nước Việt Nam vào những ngày cuối cùng dầu sôi lửa bỏng ra sao!? Ôi! Đau khổ là các toán thám sát không hề hay biết lệnh buông súng đầu hàng ác ôn của T.T Dương văn Minh ngày 30/4/75.
                              Nên Mười tám (18) anh em thám sát của LĐ.81/BCND của 3 toán thám sát nầy, khi đó lương khô 5 ngày đã cạn, họ đã phải nhịn đói, mưu sinh thoát hiểm, lặn lội từ rừng sâu về đến một làng thuộc quận Tân Uyên, cạnh sông Đồng Nai, gần thác Trị An. Thì bị Việt Cộng bắt giam, bị bỏ đói, bị bắn chết, rồi thả xác lềnh bềnh trôi sông. Những xác của anh em thám sát bị sình thối. Việt Cộng liền bắt dân vớt lên, đem chôn dọc theo bờ sông Đồng Nai.

                              * Xác anh em thám sát của LĐ.81/BCND khác
                              đã chôn tập thể trong một cái giếng bỏ hoang.
                              Phần mộ sĩ quan toán trưởng là anh Tuấn đã được gia đình đến bốc cốt từ năm 93.
                              - Toán viên tên Nguyễn Văn Một đã chết rất thảm thiết.
                              - Anh Nguyễn Văn Sơn và t/s Võ Văn Hiệp đã chết, do bị giam giữ tra tấn vô cùng kinh khiếp ở quận Tân Uyên.

                              Do dân làng cho biết: có anh Đức còn ngáp ngáp chưa chết, được hai vợ chồng cụ già trong làng đem dấu anh Đức, và cứu sống. Hàng năm mỗi khi Tết đến, anh Đức đều trở lại chốn cũ ân cần chăm sóc hai cụ, để đền đáp ơn cao đức dày như cha mẹ tái sinh, tạ ơn cứu tử của ân nhân.
                              Các anh trong toán thám sát của LĐ.81/BCND ấy đã bị VC đánh đập, tra tấn rất dã man đến chết. Đó là những vị anh hùng của LĐ81/BCND âm thầm; sa cơ trong thảm cảnh tháng Tư ở Đại An, họ đã nhận lãnh những viên đạn oan nghiệt vào sau cái ngày 30-4-1975 kia! (do anh Tâm 888 & trích dẫn trong Wikipedia ). Qúy Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa: Địa Phương Quân. Nghĩa Quân... & ... vô danh ẩn tích.

                              Và còn nhiều!... Rất nhiều chiến sĩ anh hùng vô danh ẩn tích khác. Họ là những anh hùng vị quốc vong thân. Những bậc anh tài sinh vi tướng, tử vi thần. Là những vị anh hùng tử khí hùng bất tử! Họ là những anh hùng kiện tướng, đầy nhiệt huyết, yêu đồng đội, hy sinh vì dân, vì đất nước quê hương. Nhất là vì danh dự của một quân nhân Vịêt Nam Cọng Hoà. Họ rất anh dũng tự quyết định mạng sống mình, không chịu khuất phục địch.
                              Giống như chí sĩ Trần Hữu Lực thời xưa đã có câu tuyệt mệnh:
                              “Non sông đã chết. Ta há lại sống thừa. Từ mười năm giũa kiếm, mài dao. Chí mạnh, những mong phò tổ quốc. Lông cánh chưa thành. Việc bỗng đâu hoá hỏng. Dưới chín suối điều binh khiển tướng, hồn nhiên ngầm giúp bọn thiếu niên…”

                              Đó là sự trả giá tuyệt vời rất đáng kính trọng của một con người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, qua nhân cách sống của một quân nhân đặt tổ quốc trách nhiệm danh dự lên hàng đầu. Một sự tuẫn tiết vô cùng quan trọng, rất đắt về sự: Vinh quang. Chiến thắng. Bi lụy. Can trường chiến đấu đến hơi thở cuối cùng; cho đến khi thủ đô Sài Gòn hòn ngọc viễn đông hùng tráng bi phẫn đã đớn đau vỡ vụn! Họ không hề đầu hàng thua cuộc! Vì lý tưởng tự do ưu trội thật cao vời. Và, vì sự bất tử cao cả, hiên ngang đầy oanh liệt. Kiên cường. Bất khuất của người lính Việt Nam Cộng Hoà quá dũng khí, oai phong lẫm liệt. Ôi! Họ đã lưu danh thơm lẫy lừng thiên cổ.

                              Qúy ông ấy đã anh dũng, hiên ngang đứng vững giữa non sông gấm vóc trong quê cha đất tổ. Họ vĩnh viễn nằm lại trên dãi đất hình chữ S cong cong. Máu của họ đã chan hòa chảy ra nhào trộn với đất phù sa đẫm ướt cả lòng quê. Hai tay họ thân ái ôm trọn quê hương ghì siết ở trong lòng. Họ đã bất khuất và vẻ vang sống mãi trong dòng lịch sử dân tộc Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến. Lão Tử đã có câu:
                              “Để thân mình lại sau. Thế mà thân mình đứng trước. Gác thân mình ra ngoài. Thế mà thân mình vẫn còn".
                              Trân trọng lắm thay!
                              *

                              Tình Hoài Hương
                              ***
                              Bổ túc về: Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần

                              Trọng kính thưa độc giả thân quý,

                              Trải qua 42 năm, (khi miền Nam Việt Nam “bị mất nước” từ 1975 đến ngày nay 2014) - hầu như mỗi năm vào khoảng tháng Tư - thì hầu hết trên các diễn đàn, báo chí, … ở hải ngoại thường đăng “bảng DANH SÁCH & tưởng niệm các vị anh hùng miền Nam Việt Nam đã tuẫn tiết”.
                              Nhưng, ... mãi đến nay,
                              thể theo diễn đàn:
                              {“BẢO VỆ CỜ VÀNG” 2013 thì: Đại tá Lê Cầu - Trung-đoàn Trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh, ông đã KHÔNG TỰ SÁT ngày 10/3/1975”. (! , ?) = Và theo bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền thì: “Đại tá Lê Cầu đã bị vào tù, ở “Trại Cải tạo T.154”, - “Trại cải tạo Đá Trắng”, tại xã Phước Lãnh, quân Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Sau đó Đại-tá Lê Cầu lần lượt bị chuyển tiếp các trại: “Trại Cải tạo Tiên Lãnh”. - “Trại biệt giam Đồng Mộ”. Trại “Biệt giam Nhà Trắng”. –“Trại 1”, tức “Trại chính”. (trích dẫn ít đoạn ngắn từ BVCV)}

                              10/- Trung-tá Vũ Đình Duy, Trưởng Đoàn 66 Đơn Vị 101/QLVNCH, tự sát bằng độc dược ngày 30-4-75.
                              11/- Trung-tá Nguyễn Văn Hoàn, Trưởng Đoàn 67 Đơn Vị 101/QLVNCH, tự sát bằng súng lục ngày 30-4

                              Tình Hoài Hương trân trọng cám ơn qúy vị, qua:
                              Vài chi tiết do qúy anh Không Quân cho tin:
                              - Đại-Úy KQ Trần Văn Phúc.
                              - KQ thanbaokimnguu.
                              - Anh KQ Vũ Ngô Khánh Truất.
                              - Anh khongquan2
                              - & GĐ81/BCND do anh Tâm1888.
                              - Anh Ó Đen 3.
                              - Anh Phạm Phong Dinh . . .
                              - & . . . do Tình Hoài Hương sưu tầm lượm lặt trên Net & đã ghi thêm ở phụ trang phụ nầy. THH xin ghi lên đây, để quý độc giả tường, và nghiên cứu trung-thực & chính xác.
                              Nay kính
                              Trân trọng
                              *

                              Tình Hoài Hương
                              Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-16-2017, 11:13 PM.
                              Bút trần nào tả được lưu luyến!
                              Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                              Tình Hoài Hương

                              Comment


                              • #90
                                Bổ túc về: Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần

                                Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-16-2017, 11:02 PM.
                                Bút trần nào tả được lưu luyến!
                                Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                                Tình Hoài Hương

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X