Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Góc Truyện Tình HOÀI HƯƠNG...

Collapse
X

Góc Truyện Tình HOÀI HƯƠNG...

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Cố Thiếu Tá Không Quân TRƯƠNG PHÙNG Khả Kính




    Cố Thiếu Tá Không Quân TRƯƠNG PHÙNG Khả Kính







    Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-29-2019, 03:57 AM.
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

    Comment


    • #32
      [CENTER]
      Last edited by bebau; 05-10-2013, 05:56 AM.

      Comment


      • #33
        Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần (Anh Hùng Tử Khí Hùng Bất Tử)


        Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần (Anh Hùng Tử Khí Hùng Bất Tử)






        Last edited by Tinh Hoai Huong; 04-07-2017, 06:31 PM.
        Bút trần nào tả được lưu luyến!
        Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
        Tình Hoài Hương

        Comment


        • #34
          Khổ Hết Biết

          Last edited by Tinh Hoai Huong; 04-07-2017, 10:23 PM.
          Bút trần nào tả được lưu luyến!
          Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
          Tình Hoài Hương

          Comment


          • #35
            Không Xạo Không Phải Là Vẹm

            Nguyên văn bởi bebau View Post



            Tấm hình nầy là thân của chiếc AD-6 tụi Vẹm trưng bày ở Sài Gòn, đối diện với Thảo Cầm Viên vào thập niên trước KHÔNG phải là chiếc AD-5 của Th/Tá Trương Phùng.

            Comment


            • #36
              Về chiếc AD-6

              Nguyên văn bởi philong51 View Post
              Tấm hình nầy là thân của chiếc AD-6 tụi Vẹm trưng bày ở Sài Gòn, đối diện với Thảo Cầm Viên vào thập niên trước KHÔNG phải là chiếc AD-5 của Th/Tá Trương Phùng.
              ***


              Dạ... dạ... thì ra là như thế đấy!
              Quý anh đã lão luyện, từng trải trên đường binh nghiệp (Không-quân) ... nên chỉ cần nhìn một bên thân của chiếc máy bay "cụt đầu cụt đuôi, chả giống con gì" ; đã biết chắc đó là chiếc AD-6.
              THH bội phục và cám ơn anh philong51 & Anh bebau nhiều.
              Anh bebau thân kính, vậy THH kính xin anh bebau vui lòng delete GIÚP THH tấm hình "chiếc tàu bay méo mó" kia ra ngoài lề... cuộc sống chả có giá trị trung-thực và chính xác.
              Có nên không, thưa quý anh?
              Tình thân,
              THH
              Bút trần nào tả được lưu luyến!
              Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
              Tình Hoài Hương

              Comment


              • #37
                MẸ! Sợi Tơ Rung Bần Bật Giữa Lưng Trời


                Last edited by Tinh Hoai Huong; 05-13-2017, 06:41 PM.
                Bút trần nào tả được lưu luyến!
                Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                Tình Hoài Hương

                Comment


                • #38
                  Tóc Sương Mẹ Đã Bạc Rồi!



                  Tóc Sương Mẹ Đã Bạc Rồi!
                  Nhân Mother’s Day- con xin trân trọng kính dâng về Mẹ (& cha): Hai đoá hoa hồng trắng
                  Tình Hoài Hương
                  ***




                  Trăng sáng và xa xôi chiếu lung linh xuống vạn vật mờ nhòa dưới lớp sương mỏng như dải lụa đang vật vờ bay bay. Một dải mây hoe vàng xuyên qua lớp mây trắng xôm xốp lấp lánh ngoài ô cửa kính, trải ánh sáng bạc thành một con đường dài, rồi cắt khúc ngang ở tòa nhà lớn trên đồi dốc. Tiếng côn trùng râm ran ngân nga bản hoà tấu không nhịp nhàng âm điệu, bỗng chốc im bặt, rồi lại rè rè diệu vợi vang xa, khiến đêm khuya càng thêm mịt mùng, thăm thẳm...

                  Rất yếu tim và lo sợ, nhưng mẹ vẫn xin bác sĩ Phán và cô y tá cho phép mẹ đứng trên đầu giường tôi. Mẹ lâm râm đọc kinh, đôi mắt mẹ như lạc thần nhìn chằm chằm vào mặt con. Tiếng mẹ cầu nguyện nho nhỏ thành lời thống thiết van xin chí tình. Hai bên thái dương mẹ ướt đẫm mồ hôi, miệng há hốc mẹ bàng hoàng nắm chặt lấy bàn tay tôi, như tiếp thêm sức mạnh. Có mẹ ở bên cạnh, tôi xiết đỗi yên tâm và bình an. Khi thằng “cu tí” chào đời, mẹ chảy nước mắt mà hoan hỉ reo mừng. Mẹ thở phào như chính mẹ trút được cơn đau tột cùng sau cơn vượt cạn. Mẹ muốn san sẻ tất cả đớn đau, cũng như niềm vui mừng khôn tả xiết với tôi. Ôi thế mới biết tình mẹ thương yêu con biết ngần nào!

                  Còn thằng bé tí hon nhà tôi thì thuộc hạng rất ư khó chịu, con hay khóc nhè quá, đái dầm ướt đít, hay đi ị ra tã lót xí, thì cu cậu ngọ ngọe và la làng, mắt nhắm tít mà khóc thật to! Thấy cháu quấy thì mẹ lo sợ tôi không ngủ được, bà ngoại vội bế cháu ngồi nơi góc mùng, ru hời ru hỡi trong vòng tay già; cho con gái thiêm thiếp giây lát. Mẹ dỗ dành tôi như đứa trẻ lên năm:
                  - Con ăn hết dĩa thịt nạc kho tiêu, uống canh xúp ni đi.
                  Hoặc là:
                  - Mẹ thấy con không ngủ được. Phải ráng ngủ đi.
                  - Dạ… Dạ.

                  Thoạt tiên tôi len lén mở mắt nhìn mẹ say sưa, thấy mẹ ngẩng nhìn về phía tôi, tôi vờ nhắm mắt lại, sợ đôi mắt mình sẽ tiết lộ những ý nghĩ thầm kín. Mẹ nói lẩm bẩm một mình về sự tôi xanh xao gầy ốm. Mẹ đến bên giường, lấy khăn đuổi con ruồi đậu ở mũi tôi; tay tôi đang gác trên trán, mẹ nhẹ nhàng cầm tay con, đặt xuống nệm. Mẹ cúi sát xem tôi ngủ được không? Hơi thở mẹ thoảng qua gây cảm giác đầm ấm, thân thiết, trìu mến, ngọt ngào yêu thương, dễ chịu dường bao! giống như hơi nồng từ trái tim mẹ toả sức ấm ra cho tôi, chứ không phải do mền nệm, hay do lò lửa đỏ vùi tro đang đặt dưới gầm giường. Mẹ thuê phòng hạng đặc biệt trong viện của bác sĩ Phán cho tôi nằm.

                  Dù ở bệnh viện tư nhân đã có chương trình lo cho sản phụ, nhưng me chu đáo mua gạo thơm, kho thịt nạc, kho giò lụa, làm chà bông. Suốt mười ngày sáng sáng khoảng năm giờ mẹ lò mò dậy, tự tay mẹ nấu cho tôi ăn kèm một chén canh đổi món mỗi ngày. Mẹ vui khi thấy tôi ăn ngon miệng, âu sầu khi tôi non kém bữa. Mẹ lo lắng chu toàn từng ly từng tí. Khi tôi ăn uống xong, chén bát va chạm nhau lách cách vang nhè nhẹ, khi mẹ lau rửa. Chén dĩa, tô muỗng, mẹ rửa sạch trơn rồi úp lên khay khô ráo, lau chén và đậy khăn đàng hoàng. Sau đó mẹ đi giặt giũ phơi phong áo quần tã lót. Tưởng con và cháu đã ngủ say, mẹ tôi mỉm cười, nụ cười mẹ dịu hiền làm nhạt nếp nhăn trên khuôn mặt nhân hậu. Thỉnh thoảng mẹ ngồi trên bộ ván, ngoáy trầu trong cối đồng nhỏ xíu. Móm mém vừa nhai trầu mẹ vừa xếp cẩn thận áo ra áo, tả lót đúng chiều vuốt thẳng nếp. Khiến bà vợ ông bác sĩ phải khen:
                  - Bà cụ lo cho con gái út chu đáo lạ!
                  Không biết trả lời sao cho khỏi mất lòng bác sĩ, vốn dĩ là chỗ thân tình, mẹ cười hiền hậu.
                  Ngủ chập chờn tâm trí lâng lâng cái kiểu gì lạ, tôi bồn chồn khó chịu không thể mở mắt ra, nên choàng dậy, cả thân thể tôi mệt mỏi vô vàn. Mẹ đang ngồi bên bộ ván, vội nói:
                  - Chiều mà con ngủ rứa, là bị mộc đè, không dậy nỗi con à.
                  - Dạ phải. Bị mộc đè, không cách chi dậy nỗi.

                  Tôi nằm trên giường, người lâng lâng giữa trạng thái nửa thức nửa ngủ. Nhắm mắt thật lâu, tai tôi nghe bước chân mẹ nhẹ nhàng di động đi lại chỗ nầy chỗ kia. Mẹ đứng ở bên bàn rót nước trà. À không phải, mẹ đang châm nước sôi vào bình thủy, rồi đậy nắp, đặt bình thủy lên góc bàn. Mẹ đến cuối phòng thu dọn, Dọn dẹp xong, ấy là lúc mẹ ngồi xuống chỗ cũ, lò mò mở kim băng cài túi áo, mẹ lấy tiền ra đếm, tiền chẵn mẹ cất vào túi áo trong, tiền lẻ để túi áo ngoài, mẹ cẩn thận cài hai cây kim băng vào hai túi. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm hãnh diện khiêm tốn. Mẹ có tiền riêng lo cho con, cháu, mẹ mua các thứ thiếu do chính đồng tiền tần tảo, vun vén của mình có.

                  Nằm mãi càng cảm thấy mệt, tôi ngồi dậy, đầu choáng váng, tôi nghĩ: “có lẽ vì nằm nhiều, không vận động, lại mất ngủ suốt tuần, nên tôi yếu người đi”. Quơ chân xuống nền gạch tìm đôi dép, tôi lừ đừ thờ thẫn đến bên cái bàn kê ở góc tường, tay run run bưng bình thủy lên mở nắp ra. Bỗng dưng, đầu óc tôi quay cuồng, tối tăm mặt mũi, thân thể nặng nề, tôi ngả lăn ra bất tỉnh nhân sự. Khi tôi hồi tỉnh, vợ chồng ông bác sĩ và cô y tá reo mừng.

                  Còn mẹ. Trời ơi! Tôi không thể nào diễn tả sự khiếp sợ, trên đôi mắt mẹ tưởng đã lạc thần, con gà bị cắt tiết mất hết máu ra sao, thì mặt mẹ xám xanh y như vậy. Tất cả sự yêu thương, lo lắng tột cùng lộ ra rõ nét. Mẹ quá run sợ phải lìa con. Run cầm cập, mẹ lụm khụm đi nấu nước sôi, mẹ đắp lên hai vết bầm trên đầu, cánh tay, bắp đùi của tôi. Bác sĩ khám rất kỹ vết thương rướm máu ở đầu, ông chích nhiều thứ thuốc, chăm sóc cẩn thận nơi tôi bị đập mạnh đầu lên một chân tủ gỗ lim chìa ra ngoài. Bên thái dương kia tôi lại bị một cục u, to hơn nửa quả trứng vịt, tím bầm. Đầu tôi đau nhức kinh khủng, y như có tảng đá nặng đè lên, ê ẩm cánh tay trái và một bên sườn. Cổ xoay qua trở lại không được, tôi phải nhờ người khác giúp.

                  Mẹ đã bận rộn nuôi con, lo cho cháu suốt tuần. Nay tôi có thêm các vết thương, khiến mẹ càng khổ cực. Mẹ lâm râm đọc kinh cầu nguyện. Vì sự bất tỉnh kia nên tôi phải nằm điều trị thêm nhiều ngày, tôi lại hoàn toàn mất ngủ. Mẹ phàn nàn:
                  - Sau nầy con sẽ bị đau đầu, đau nhức thân thể hoài đó.
                  Thấy tôi cựa mình, mẹ quay lại nhìn:
                  - Con cần chi? Để mẹ làm cho.
                  - Mẹ đừng lo cho con. Mẹ ngồi cả ngày, cả đêm, mệt lắm. Mẹ ngủ đi kẽo con càng bị bệnh bi giờ.
                  * * *


                  Bầu trời nhàn-nhạt sau khi tráng nước mưa thì trở nên trong suốt như pha lê. Lưng trời sáng bạc ngất ngây đầy lâng lâng rung cảm điểm vài hoa mây phớt hồng thấp thoáng bay bay, trôi nhè nhẹ như bong bóng mây lơ lửng giữa bầu trời rộng thênh thang. Các mái nhà như kỳ cọ gội rửa sạch bon. Những con đường cành cây ngọn cỏ đều loáng nước và trở nên xanh tươi hơn.

                  Tôi rất mừng khi mẹ ở Tùng Nghĩa đến thăm, có mẹ ở lại giúp con, phụ chăm nom các cháu, là tôi rất an tâm. Mỗi lần đến thăm con cháu, mẹ mang rất nhiều quà bánh, mẹ khệ nệ bưng hết giỏ nầy đến giỏ khác, thậm chí cả gạo, rau, cá, thịt, tôm, vân vân… Có bao nhiêu tiền dành dụm, mẹ đã trút hết cho con cháu. Nhất là bà cưng các cháu ngoại hết sức; mặc dù chúng rất quậy, khiến ngoại mệt phờ người.

                  Mẹ cầm cái quạt giấy quạt cho mình và quạt cho con, cháu. Mùi dầu thoang thoảng bay, mẹ rất thích xức dầu Nhị Thiên Đường. Trời Đà Lạt khá mát mà mẹ dùng quạt, đủ biết mẹ mệt đến thế nào. Tôi muốn khóc hết sức khi ngồi cạnh mẹ. “Lên non, mới biết non cao. Nuôi con, mới biết công lao mẹ hiền” (cd) là thế. Tôi nhìn vẽ già nua hiện lên từng đường nét rõ ràng trên khuôn mặt già và mỏi mệt, mái tóc mẹ điểm muối tiêu, vành miệng móm mém, mẹ ưa nhai trầu dập từ cối đồng nhỏ xíu cầm lọt trong lòng bàn tay. Đôi mắt mẹ thoáng màu nâu, hấp háy sau làn mi dài lưa thưa, mẹ có cái nhìn ấm áp chuyển thành niềm vui dạt dào, bộc phát mừng rỡ:
                  - Cháu đói lắm hử? Mẹ cháu về rồi. Ù ơ... Cháu tham ăn y như con mẹ của cháu từ hồi nhỏ hè. Hì hì… Cháu biết không!?


                  Ơ! Tôi đây có phải là đứa con gái út (trong gia đình có mười anh chị), út lên mười vẫn còn rúc vú mẹ, vòi vĩnh mọi thứ khi thích? Út sau giờ học, tối ngày thui thủi một mình, vì thế tôi luôn quanh quẩn bên mẹ đó ư? Ngày ấy mẹ pha nước nóng, và ngồi trên chiếc đòn nhỏ bên hiên lát gạch hoa, mẹ bế tôi vào lòng, tôi thòng cái cổ đeo hai ba sợi dây chuyền bằng đất. Tôi ngửa mặt lên trời cười sằng sặc lúc cảm thấy nhột. Mẹ gội đầu cho tôi bằng nước bồ kết nấu với lá sả, lá cam, lá chanh, lá bưởi. Tắm cho con bằng xà bong thơm hiệu "cô Ba đeo kiềng vàng". Tôi có tính hư nết xấu ưa làm nũng, dậm chân dậm cẳng không chịu tắm, khóc nhè hoài; dù mẹ đã dỗ ngọt hun hít và gói cho tôi đòn bánh tét nhỏ xíu bằng gan tay, có dây lạt làm quai xách cột từ đầu nầy qua đầu kia.

                  Có ngày tôi say sưa nhìn: mẹ đeo đôi mục kính trắng, khéo léo may từng bộ áo quần đẹp nhất đầu xuân. “Con bé tôi” năm sáu tuổi ngồi bên thềm gạch hoa trong tòa nhà cao và rộng, tôi la lết bên mẹ và quá phục nhìn mẹ thoăng thoắt may áo quần mới. Tôi nghe mẹ kể chuyện cổ tích Trầu Cau. Tấm Cám. Mẹ kể chuyện hay đến nỗi đôi khi tôi đòi cái gì đó, mà mẹ không có cho con, thì mẹ mỉm cười nói: "Ngày xưa... có một người tiều phu vào rừng..." là mọi thứ hấp dẫn trên đời, đều không bằng câu chuyện cổ tích của mẹ.

                  Ngày ấy, gia đình ba mẹ tôi sống tại ngôi biệt thự số 5 La Rose ở đường Quang Trung, gần nhà Ga xe lửa Đà Lạt. Tôi đeo đôi hoa tai vàng tòn ten đong đưa theo mỗi cử động, cổ đeo kiềng vàng chạm trổ thẫm mỹ. Tôi diện quần sa tanh trắng, xúng xính trong chiếc áo nhung đỏ do mẹ tự cắt may, chân tôi mang hài cườm cùng màu với áo. Đầu tôi đội nón lá mười hai vành do mẹ chằm. Vai tôi đeo chiếc bóp đầm đỏ. Hai mẹ con ngồi xe kéo đi chợ Đà Lạt mua sắm đồ Tết suốt ngày.

                  Trước khi mua sắm, mẹ cho tôi ăn bánh bèo xong, tôi lại lết qua hàng mì quảng ăn no nê. Sau đó hai mẹ con chen lấn vào chợ vải mua quần áo, giày dép, vân vân… Tôi bị người lớn chen lấn, nên tụt lại đằng sau, kẹt giữa làn sóng người đông như kiến. Hốt hoảng, tôi vừa khóc vừa kêu "Mẹ ơi! Mẹ". Tay tôi nắm chặt lấy đuôi áo dài của mẹ rị kéo mạnh lại. Dù rách toạt mất một thân áo, mẹ tôi không hề la rầy, hay giận dữ. Mẹ đằm thắm bế con lên, cùng với hai giỏ xách đầy vật dụng mua sắm đang móc vào khuỷu tay. Lúc ra về, mẹ lại mua cho tôi mấy bịch bánh thuẩn, nải chuối cau. Ngồi trên xe ngựa, tôi sung sướng có những món đồ chơi xinh đẹp. Nhưng, về nhà đồ chơi cũng không quyến rũ con bé mập tròn ú nù giống hột mít như tôi (vì háu ăn), tôi quanh quẩn bên chân mẹ, líu lo hỏi chuyện:
                  - Mẹ nấu phở cho cả nhà ăn ha mẹ?
                  - Ừ. Ra ngoài sân chơi đi con. Ây. Coi chừng bị phỏng lửa.
                  - Chín chưa mẹ?
                  - Chưa được. Coi chừng phỏng nước sôi.
                  - Được chưa mẹ?

                  Sốt ruột, do cái tật mê ăn của con, nên mẹ đã làm trước cho tôi một tô phở. Tôi cứ bu bên mẹ rồi nhón chân lên bốc một nhúm hành ngò trong dĩa ở trên bàn. Tôi chạy theo mẹ đến bên góc đi văng, bỏ đầy hành ngò vào tô. Tay cầm đủa tay cầm muỗng, tôi cúi xuống thổi phù phù vào tô phở nóng. Nước miếng ứa ra miệng, bụng sôi lọc ọc, tôi cảm thấy đói cồn cào vì mùi thơm ngào ngạt:
                  - Mẹ cho con ăn thiệt no. Nghen. Con đói.
                  - Để nguội đã. Ăn từ từ thôi. Ngán tới con mắt chừ. Chớ tham ăn chi hì.
                  - Con ăn từ từ cho đến khi nào no tới con mắt, thì thôi. Mẹ ui.
                  Mẹ tôi phì cười nguýt yêu con gái tham ăn. Qua nửa tô phở, tôi buông đũa, hét to:
                  - Chết con rồi! Ơ hơ! Cay quá! Mẹ ơi. Mẹ.

                  Cay thật. Cay đến nỗi mặt tôi đỏ rần, hai lổ tai ù ù, lùng bùng, đầu lưỡi nhứt nhối, rát bỏng, môi miệng đỏ chót phồng rộp lên. Tôi thọc tay vào miệng cào cào lưỡi, xít xà, phun nước miếng phì phì. Mắt thấy sao bay trong màng lệ, tôi hoảng hốt chạy quanh nhà, vừa kêu vừa khóc. Tôi bức tóc bức tai, rồi chui tọt xuống gầm bàn, nằm lăn lộn trên nền gạch hoa. Tôi lại bò ra, chui lòn mấy vòng qua hai chân của mẹ. Hai tay tôi quệt nước mắt! Khổ nỗi ớt dính ở mấy đầu ngón tay, nên càng bị cay mắt hơn. Mồ hôi vã ra trên trán như tắm, mặc dù trời khá lạnh. Khiếp quá. Cay kinh khủng. Tôi kêu khóc inh ỏi, mũi dãi lòng thòng (chỉ vì mắt nhắm mắt mở, và tham ăn, tôi không thấy trái ớt xiêm xanh lẫn trong nhúm hành ngò, dù mẹ tôi có ý để ớt qua một bên mép dĩa to).

                  Mẹ vội lấy nước lạnh khuấy chanh đường, bế con vào lòng cho con súc miệng nhiều lần, nhổ ra. Mẹ xổ mái tóc dài, lấy đuôi tóc lau trên đôi mắt con, lấy khăn ướt lau mặt mũi con, mẹ vạch vú da cho con mút, (mặc dù con khá lớn khôn). Có bầu vú mẹ, tôi dịu cơn đau, mà vẫn thút thít khóc và nấc lên từng cơn.


                  Ôi! Lần ăn phở muôn đời ghi nhớ ấy, nó ớn lên tới con mắt thật. Mà mẹ yêu dấu là người họa sĩ tài ba đầu tiên đã âm thầm vẽ nét ngây thơ, hồn nhiên duyên dáng vào tâm hồn con tươi trẻ. Hình ảnh mẹ bất diệt, nên thơ, trong sáng, thân thương từng ấp ủ nơi con đây một thời xuân trẻ luôn khát khao niềm tin yêu, chưa hề phai nhạt, và làm quặn thắt lòng con. Một tình mẫu tử bất diệt và bao la co xiết thành khối mật, vừa dịu êm ngọt ngào, vừa nồng nàn lâng lâng men tình say say, trào dâng lên bờ môi con ngọt lịm từ bầu sữa mẹ tinh tuyền ngát hương yêu trong chiếc nôi đời lắc lư đong đưa theo tháng năm qua. Trái tim con thèm khát nhịp đập cuồng quay trong lồng ngực phập phồng, bồng bềnh chơi vơi trên sóng biển rong chơi đầy dáng vẻ yêu thương mệt nhoài.

                  Tôi cảm thấy thương mẹ không làm sao tả xiết. Tình yêu thương nồng thắm của người mẹ, giờ đây tôi mới hiểu thấm thía, thâm thúy, tình mẹ bao la như trời biển, êm đềm ngọt ngào, nồng nàn xiết bao trong từng giờ, từng tháng, từng năm. Mẹ tôi tận tụy cần cù hy sinh lo cho chồng, con, cháu; là hạnh phúc duy nhất của mẹ; là lẽ sống thầm lặng, mẹ đầy tình thương yêu và thủy chung hết mực. Tôi yêu kính mẹ vô vàn, mẹ âm thầm chịu đựng, hy sinh gắn bó, nhẫn nại, dốc hết sức cạn hơi mòn, hầu chu toàn cho con, cháu, có sức khoẻ bình an, hạnh phúc. Dù con khá lớn khôn, có gia đình con cái, dù các con đã vững vàng lập thân, từng trải.

                  Mẹ thân yêu! Mẹ nâng niu giữ gìn cho con bao kỷ niệm yêu thương, đậm sâu, dạt dào ân tình mặn-mà thuở thiếu thời. Đôi mắt con lẫn vào lòng mắt mẹ êm ái, ẩn chứa tất cả niềm vui tột cùng, tuổi thơ con trong sáng từng ấp ủ tình thương thầm lặng đến tận bây giờ. Nó vừa hiền, vừa lành, vừa vui, và trọng lượng tình yêu trong lòng mắt mẹ đã dành cho con, muốn vỡ vụn ra thành muôn hạt nước mòng mọng, tròn trịa, li ti lăn tăn long lanh rung rinh trĩu nặng bờ mi rưng rưng, trôi đến tận cùng tơ rung suy nghĩ, làm gợn sóng lăn tăn lung linh chơi vơi trong từng tế bào con run rẩy.

                  Hạnh phúc vô ngần khi con trở về trên dáng xưa yêu kiều, đầy hoa mộng đó. Chao! Dòng đời xuôi ngược nhiều ước mơ, hoài bão, hy vọng dạt dào, tràn đầy mộng đẹp vụt tan biến quá đỗi là nhanh. Và, hôm nay con không khỏi ngỡ ngàng, bâng khuâng xao xuyến và kinh ngạc; khi mẹ nhắc khéo chuyện: “Con tham ăn” đã lẫn vào lòng thời gian lúc nào; chẳng rõ! Hẳn là mẹ đang nghĩ đến câu:
                  - "Mẹ cho con ăn tô phở, khi nào con no, no lên tới con mắt thì thôi"!

                  Vui tột độ, khiến tôi dại người trong giây lát, bỗng quay qua nhìn mẹ hiền đăm đăm, và toét miệng cười ngất. Mẹ nhìn con gái lắc đầu mỉm miệng cười đôn hậu, hòa ái. Thật đáng yêu xiết đỗi từ đôi mắt đầy bao dung, thông cảm và thấu hiểu của mẹ biết ngần nào! Đó là cái gốc rễ tình yêu nơi chiếc nôi đời hồng hoang trinh nguyên, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi quê hương dấu yêu nầy tôi đã bập bẹ tiếng: "Mẹ... Mẹ" đầu tiên. Mẹ là sợi dây vàng rắc đầy kim cương lóng lánh, nối liền con cháu với niềm vui buồn quá khứ, dạt dào hạnh phúc ân tình trân qúy. Mẹ hiền mẫu sung sướng mỉm cười từ ái hằng cầu nguyện cho các con suốt bao năm trường được hạnh phúc, bình an. Phải không mẹ? “Gió thúc cội thung nhánh tùng khua rúc rắc. Nhớ cha mẹ già ruột thắt gan teo” (cd).
                  Mẹ tôi mắt phượng mày ngài
                  Vai ngang dáng nhỏ tóc dài chấm chân
                  Cười xinh chúm chím hạt huyền
                  Không hề quản ngại thuyền quyên một thời

                  Sớm khuya nắng gió cuộc đời
                  Bán buôn tất bật (thảnh thơi bao giờ)!
                  Rảnh rang chằm nón bài thơ
                  Vá may quần áo, mẹ thờ song thân.

                  Nhiều khi mẹ đã ân cần
                  Viếng thăm người bệnh, bạn gần xóm xa
                  Chia cơm xẻ áo nhiều nhà
                  Những chiều tần tảo vào ra mẹ cười

                  Nhẹ nhàng gánh thúng hoa tươi
                  Luyến lưu mẹ nói: “Xin mời mua hoa”
                  Kẻ trên người trước dần dà
                  Trao tình quý mến. Thiết tha mẹ hiền.

                  Mẹ tôi là một bà tiên
                  Gia đình đầm ấm đoàn viên một nhà
                  Ngọt ngào Con Cháu Mẹ Cha.
                  Niềm vui hạnh phúc bao la tình nồng.
                  (*)

                  Bây giờ, thời gian vút qua... “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều. Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau”. (cd) Các con bé bỏng của mẹ đã lớn khôn, đã có gia đình, đã làm cha, làm mẹ. Dù vậy con đây vẫn còn nhõng nhẽo, quấy rầy mẹ và thút thít khóc hu hu hu hụ hụ hụ như thuở nào! … “Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ. Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi. Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ. Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha...” (cd) ... khi cha mẹ đã vĩnh viễn lìa bỏ chúng con. Cha mẹ ôi!
                  * * *
                  cd = ca dao

                  (*) Thơ Tình Hoài Hương


                  THH xin phép cám ơn quý vị nhiếp ảnh gia: đã post những tấm hình đầy nhân bản lên internet, cho tôi có thể copy vô bài viết, ngỏ hầu phong phú hoá hình ảnh sống động, và tài đức & nghệ thuật của quý vị.
                  Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-29-2019, 04:00 AM.
                  Bút trần nào tả được lưu luyến!
                  Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                  Tình Hoài Hương

                  Comment


                  • #39
                    Bước Ngoặt Phiêu Lãng Bất Ngờ



                    Bước Ngoặt Phiêu Lãng Bất Ngờ
                    Tình Hoài Hương
                    ***



                    Chớm Thu tràn dâng tê buốt qua từng mạn nhện giăng mắc thành những tua viền lắc lư, giống sợi đăng ten đong đưa dai dẽo theo từng cơn gió heo may run rẩy thổi về. Sáng nào các khung cửa kính cũng đầy sương đọng, sương uốn éo chảy thành từng hàng nước ngoằn ngoèo trên khung cửa kính. Ánh sáng trắng nhạt vàng thau lọt qua những tấm kính mờ đục, không làm cho không khí trong nhà ấm áp hơn.

                    Tôi yêu mùa Thu kinh khủng, yêu những chiếc lá vàng cuối cùng hững hờ đan trên cành cây khẳng khiu. Mưa Thu lất phất nghiêng nghiêng bay bay trên nền trời chơm chớm sang mùa đang ngã màu xanh lam, trông ảm đạm bâng khuâng và da diết buồn. Con đường dốc bên cạnh rừng đầy lá thông khô được sương đêm rửa sạch trơn, trở nên láng mướt, nước ve vuốt đôi chân tôi mát lạnh khi bước chân trần êm ái dẫm lên đồi cỏ. Khiến tôi muốn ngã lưng nằm trên tấm thảm lá thông nâu nâu mượt-mà, để mơ màng nhìn lên trời cao, mà xao xuyến nghĩ về… Cảnh chuẩn bị đi học nơi rừng núi sình lầy gian khó ở trường Biệt Ðộng Quân Dục Mỹ Nha Trang khoảng vài tháng.

                    Chúng tôi gồm: Thuý Mai, Hồng, Lan, Thiên, Thanh, và tôi, thích làm vui lòng theo “thời trang” mà ta đã chọn: Rộn ràng ríu rít dạt dào cảm xúc ngất ngây, họ kêu hú nhau đi vào Võ Bị thăm bồ. Nào quà bánh, khăn tay, khăn tắm, áo lạnh, vân vân… Họ kèm theo giọt nước mắt nóng hổi mà ngọt ngào, cuống quít đắm đuối mê say từ bạn lòng nồng nhiệt trìu mến trao nhau tình mơ. Thú thật là tôi có vẽ hững hờ hơn các cô bạn có người yêu khác. Bởi vì lòng tôi đang “lao đao lấn cấn” về chuyện chúng tôi sẽ “hứa hôn” đã qua. Khiến Cảnh phải cau mày, anh chỉ dạy tôi từng ly từng tí về sự ân cần, âu yếm, khuyến khích, vuốt ve:
                    - Anh có cảm tưởng là chưa được yêu say đắm.
                    - Thì ra anh nghĩ như vậy.
                    - Sắp xa nhau, anh chẳng thấy em có vẽ bịn rịn, lưu luyến. Có thể là anh chưa đủ sẻ chia cùng em trọn nỗi niềm…
                    - Anh đi học, rồi lại trở về trường. Chứ anh có đi luôn đâu. Mà… em có buồn thì em dấu kín ở trong lòng.
                    Cảnh không được vui. Anh muốn trước mặt bạn bè: tôi nên tỏ ra “thật tình” với anh. Đừng quá “hồn nhiên” bình thản “vô tư lự” như nai. Nghĩa là có thể anh thấy trong tôi có sự “bấn loạn” nào đó. Tôi ít biết chăm sóc đến người yêu mình, ha anh?
                    - Vâng. Thì em đang yêu chút xiú mà anh.


                    Sau khi Cảnh đi học chừng ba ngày, thì anh Tuế vội vã chạy lên nhà báo tin cho tôi biết chị Hạc đi cấp cứu ở bệnh viện. Chị bị băng huyết, anh chị lo sợ sẽ bị hư thai, anh Tuế phải túc trực ngày đêm bên chị. Ở nhà cháu Cường không biết ra sao. Nhà anh chị ở dưới Tùng Nghĩa một mình thật neo đơn. Tôi đành bỏ tất cả chuyện học hành, xin phép nghỉ làm việc một tháng không ăn lương. Tôi lo thu xếp ít quần áo, tất tả lên xe đò xuống Tùng Nghĩa ở lại nhà anh chị, để lo cho cháu Cường giúp anh chị.

                    Ngày hai buổi tôi đi chợ, cơm nước, giặt giũ, trông coi cháu. Công việc tuy chẳng nặng nề, nhưng lụi hụi mãi, luôn tay bận rộn. Ít có ai biết “việc nhà không tên” bao gồm đủ thứ chuyện lu bu, lắt nhắt chả ra gì, mà khá bù đầu nầy ha. Tuy vậy, tôi cảm thấy vui vui khi thay đổi không khí về vùng hoang dã. Ở Tùng Nghĩa không quá lạnh như ở Đà Lạt, khí hậu tương đối dễ chịu, ấm áp, ôn hoà hơn. Làm tan nhạt ít nhiều dư vị lạt nhẽo, buồn bã sau ngày Cảnh ra đi.

                    Khoảng thời gian nầy có Quốc là biên tập viên thường thấp thoáng ra vào, lui tới nhà anh chị Tuế, Quốc bồng bế nô đùa cùng cháu Cường, nên tôi cũng đỡ cực nhọc. Có đều khổ cho tôi là cu tí Cường nầy, ban ngày cháu được “cậu Quốc” dỗ dành, ẵm cháu đi chơi chỗ nầy, chỗ nọ. Nên cháu cũng bớt nhớ mẹ. Cháu quyến luyến “cậu Quốc” hơn là cháu đeo bu bám theo tôi. Cũng phải! Vì tôi ít xuống nhà anh chị Tuế, còn Quốc là người lối xóm “nhất cận thân nhì cận lân” mà. Có cậu Quốc, cháu Cường “khuây khỏa” nguôi ngoa, ít nhớ vú mẹ đôi chút. Nhưng khi về đêm, cháu càng nhớ mẹ, cháu lại thèm khát cái bú ti, nên cháu ưa khóc nhè hoài. Cháu nhất định đòi “cậu Quốc” bế trên tay ru, thì cháu mới chịu ngủ yên đến sáng. Tối tối, khi Quốc làm hết công việc ở sở, anh đi ăn cơm ngoài tiệm xong, anh vẫn mua quà về cho chúng tôi ở nhà. Có ngày anh xách nguyên cào mên phở, hay bún bò giò heo. Mặc dù tôi cảm thấy nhột, lúng túng nên phản đối. Anh nháy mắt với tôi, tủm tỉm cười cười, giọng miền Nam vui tươi, ân cần, đầm ấm, Quốc ngọt như mía lùi:
                    - Thôi mà, em đừng cười nhạo anh. Đã biết em ưa ăn bún bò, thì… em cứ để đó, lỡ đêm khuya nếu hai dì cháu đói bụng, sẽ có sẵn, em hâm nóng mà ăn. Em à.

                    Mấy đêm sau, có lần tôi nấu chè, nấu xôi. Anh sang chơi và phụ tôi múc chè ra chén, anh thổi phù phù cho bớt nóng, rồi anh đút cho cháu, và tự nhiên đút cho cả cho tôi ăn. Tôi bắt chước anh làm y chang như vậy. Có lần tôi tinh nghịch giơ muỗng chè đậu ván lên tới gần miệng anh, Quốc nháy mắt nheo mày cười hả miệng ra, thì tôi liền đút cho cháu Cường ăn; khiến anh chưng hửng. Cả ba người cùng rúc rích cười, tiếng cười hồn nhiên vui vẻ và trong sáng. Thế là bỗng nhiên tôi và Quốc vô tình xích lại gần nhau hơn, một phần nữa do bận rộn khá nhiều vì cháu Cường.
                    Tôi vui, buồn, tức giận, có vài lần tôi ứa nước mắt vì cháu; lúc ấy đều có sự sẵn sàng tham gia trực tiếp của Quốc. Qua dây ràng buộc thật tình cờ hồn nhiên mà mật thiết ấy, tình cảm hai người âm thầm nở ra trong bí mật. Tôi có cảm tưởng mình đang trôi tuột xuống vực thẳm nóng bỏng, như rơm sắp táp vào lửa. Ý nghĩ của tôi vọng theo cung đàn, rung rinh đu đưa từ mộng mơ nầy, qua mơ mộng khác. Tôi thấy bao chua cay kiếp người được phơi bày theo làn khói thuốc của Quốc đang uốn lượn lên trần nhà. Bên ly cà phê sánh đen của Quốc pha chế mỗi đêm anh thức trắng ru hời cháu nhỏ. Tôi có cảm tưởng như tim tôi bốc cháy theo khói thuốc, theo hơi nóng của ly cà phê đắng đen như cuộc đời mình… từ từ trôi vào bờ môi vụng dại kia.

                    Mỗi đêm khi anh trở về bên phòng, hình như Quốc không ngủ được, băn khoăn trăn trở hay sao, tôi thấy qua vách ván từ khe hở, đèn néon bên nhà trọ của phòng Quốc chong thật khuya lắc khuya lơ. Đôi khi tôi suy nghĩ:
                    - "Tại sao ở bên Cảnh, tôi không có những suy tư, đằn vặt, buồn rầu hay xao xuyến, bồn chồn giống như khi Quốc vừa đi vắng"!?
                    Tôi hồi hộp trông ngóng mong chàng mau trở về gần bên hai dì cháu? Hay là tôi… tôi đơn thuần “mong ngóng” anh, khi có Quốc là tôi rất mừng, vì anh sẽ dỗ dành được cháu Cường nín khóc, cháu không làm tôi quá mệt nhọc? Ôi! Hay là… hay là... tôi đã lãng du về miền hạnh phúc thắng cảnh đào nguyên tưởng tượng mất rồi!? Tư tưởng tôi luôn hư cấu, ưa vẽ ra dáng dấp “ai” phai mờ từ vùng thảo nguyên xa xôi nào đó. Tôi vẫn mong chờ “ai” bên gốc thông già thế hở? Nay trong mênh mông chiều sương giá rét, tôi quay về giữa mối thất vọng lớn lao -Cuộc tình giữa tôi và Cảnh- Chưa hẳn mình tìm đến nhau chia sẻ ngọt bùi ấm êm hạnh phúc nguyệt cầm. “Mình” có những phật ý, lấn cấn kỳ lạ, mà "ta" không thể thấu hiểu. Sung sướng thay khi bằng tư tưởng, tôi có thể dĩ tưởng về cảnh vàng son một thuở, cho tôi nhìn thấy trước bức tranh hạnh phúc sẽ phát thảo riêng mình trong tương lai nhỉ!
                    * * *

                    Một buổi trưa giữa mùa Thu, nằm bên cạnh dỗ cháu Cường ngủ say rồi, tôi đọc sách. Tôi rất ít khi ngủ trưa, nếu khi nào ngủ trưa là tôi ưa bị nhức đầu chi lạ. Nhưng có lẽ hôm nay do cháu Cường "quậy" tưng trời, vì quá mệt nên tôi đã thiếp đi tự lúc nào.
                    Quốc ngồi ghé trên mép giường nệm, nhẹ đến nỗi tôi không hề hay biết. Tôi vẫn ngủ say như chết. Có lẽ Quốc ngồi lặng lẽ ngắm nhìn dì cháu chúng tôi ngủ lâu lắm hay sao, không rõ. Bỗng dưng giật mình choàng thức dậy, tôi mở mắt ra nhìn quanh. Hốt hoảng tôi định la lên, nhưng khi thấy bóng Quốc mập mờ trong tranh tối tranh sáng, tôi vừa mừng vừa sợ! Thấy tôi mở mắt ra, Quốc liền cúi xuống ôm siết tôi vào lòng, anh trìu mến thì thầm rất khẽ:
                    - Anh Quốc đây mà em…

                    Liền đó anh cúi xuống đắm đuối hôn vào đôi tôi mím chặt. Tôi sống qua giây phút tình cảm đột ngột, quả thật bất ngờ, bàng hoàng không thể ngờ đó, rồi vụt teo tóp héo hon rõ nhanh. Giống công tước Clarence nước Anh (vì mưu sát vua Edouartw thất bại, ông ta xin tự sát bằng cách nhảy vô trong thùng rượu nho mà trầm mình). Nếu ngày xưa tôi ngạc nhiên, phẫn uất vì tình yêu đầu đời đã hoàn toàn hủy diệt giấc mơ hạnh phúc cuả tôi nhanh chóng đến thế. Thì giờ đây, tôi khá kinh ngạc khi Quốc tự nhiên và liều lĩnh quá độ ấy (tôi không muốn nói là Quốc sỗ sàng, kém tế nhị). Khiến tôi bị tổn thương và hoàn toàn phật ý. Ôi dào! Chắc Quốc tưởng hể tôi gần gũi chuyện trò thân thiết, là có thể dễ dàng đưa đến tình yêu sao? Rất có thể Quốc nghĩ: “chúng ta” đút chè cho nhau ăn, là có trao nhau mau chóng tình yêu sao? Anh không biết là tính tôi ưa tinh nghịch, hay đùa dai. Nhưng thật ra tôi rất khó tính khó nết đấy!

                    Tôi nghĩ: “Nếu Quốc tinh tế nhã nhặn hơn một chút, nghĩa là anh không quá hấp tấp vội vàng hôn tôi đường đột. Có lẽ anh sẽ dần dà chiếm trọn tình cảm của tôi, và có thể khi đã yêu, thì tôi tha thiết say đắm nhiều”. Nhưng… Tuyệt nhiên tôi không thích chuyện anh “sỗ sàng & hấp tấp kém tế nhị” đó chút nào. Quốc chỉ hôn tôi một lần duy nhất. Vùng bật ngồi dậy rõ nhanh, tôi xô mạnh Quốc ra. Nhìn thái độ dứt khoát, cử chỉ ngắn gọn và mặt tôi đanh lại, thộn ra. Anh biết là tôi không bằng lòng. Quốc ngây người trong giây lát, rồi cúi đầu nhỏ nhẹ nói:
                    - Anh xin lỗi em.
                    - Không nên đột ngột thế. Ra ngoài sofa nói chuyện nghiêm trang đi anh.

                    Bỗng dưng tôi và Quốc đều cảm thấy ngượng. Tôi lúng túng e dè ngồi xuống ghế, hai cùi chỏ chống lên góc bàn, hai tay bưng lấy cằm, tôi nhíu mày (“xù lông nhím”) cúi gầm xuống nhìn sửng lọ hoa. Tôi không biết nên nói gì với anh cho phải phép. Khoảng năm bảy phút cả hai người đều ngượng nghịu im lặng, Quốc băn khoăn tỏ bày:
                    - Anh… yêu em từ lâu. Anh cảm thấy ngại ngùng, nên chưa dám nói ra. Rồi những ngày gần đây, được dịp tiếp xúc với nhau. Anh nghĩ tình yêu của anh đối với em được đáp lại. Anh hy vọng là em vui lòng chấp nhận.
                    - . . .
                    Quốc ngừng giây lát, đăm đăm nhìn tôi, dường như dò xét tình ý của người đối diện:
                    - Thế nên anh xin lĩnh hội ý kiến của em…
                    - Về việc gì? Anh!?
                    - Anh có ý định đưa ba má anh lên đây, đứng ra lo chuyện thưa trình cùng ba má em, xin cưới hỏi em. Vì, tháng Mười Hai nầy, anh sẽ công du qua Singapore, ít là một năm, anh mới trở về Việt Nam.

                    Tôi kinh ngạc đăm đăm nhìn người đối diện. Đôi mắt Quốc rất đẹp, đa tình và quyến rũ nhiều cô! Đôi mắt ở dưới trán ấy chỉ nhìn thấy sự việc trước mắt anh, nhưng đôi mắt tâm hồn của anh chưa soi rọi những điều bí ẩn thăm thẳm âm ỉ cháy trong lòng tôi, anh không thể chạm vào trái tim nầy. Đó là bước ngoặt khá bất ngờ của câu chuyện tình yêu... khởi điểm từ đâu, và sẽ kết thúc ở đâu!? Một chuyện tình thật chóng vánh, đột ngột kinh khủng. Mà tôi không bao giờ ngờ! Không bao giờ dám bàng hoàng nghĩ tới. Mãi lâu, thấy tôi ngồi im bất động, Quốc mồi điếu thuốc khác:
                    - Em có yêu Cảnh không?

                    Úi Trời! Lại một câu hỏi khá bất ngờ khác, khiến tôi kinh ngạc tròn xoe mắt ngẩng phắt lên nhìn Quốc đăm đăm. Chưa bao giờ tôi tự vấn lòng là: “tôi có yêu Cảnh hay không”? Thành thật thẳng thắng mà nói tôi cũng chưa bao giờ mở miệng ra nói với Cảnh: “Em yêu anh” cả. Tôi nhận tình yêu Cảnh trao không băn khoăn do dự, không tính toán so đo hơn thiệt, hay nồng nhiệt vồn vã quá đáng. Tình đó đến với tôi từ từ trong trái tim khắc khoải nhuốm ít ưu phiền, từ nơi phẳng lặng trong tâm tư nầy thường ẩn chứa nhiều đợt sóng ngầm. Tôi là một trong vô số người mang nhiều kỳ vọng, lý tưởng và hoài bão nhất; nhưng không thể điều gì cũng thành công và đạt tới mục đích.
                    Bị Quốc hỏi bất ngờ, tôi lờ mờ ngẩn ngơ ậm ự, ú a ú ớ… Tôi lúng ta lúng túng ngập ngừng những giải thích mông lung, không bằng cớ, băn khoăn, không phân định, chẳng chính xác đều bất lợi cho cả hai chàng trai phải lòng.

                    Đã nhận Cảnh vào đời mình, tức là tôi tha thiết muốn được yên ổn. Bình an nương tựa vào người mà tôi tin tưởng: sẽ chóng vánh đem lại đời mình niềm an thư. Hơn nữa với Cảnh, tôi mong anh là người chồng chững chạc, vững vàng, làm cột trụ gia đình êm ấm. Ít ra, Cảnh đã yêu tôi tha thiết. Đã quyết định cưới tôi làm vợ. Có một lần tôi run lẩy bẩy, mặt mày tôi tái xanh; vì tôi chứng kiến Cảnh đã lấy con dao lam cắt vô ngón tay đeo nhẫn của Cảnh, cho máu nhỏ giọt xuống một cái chum nho nhỏ con con, rồi Cảnh hoà máu với mực đỏ để viết vào trang đầu tiên của quyển bút ký: “Câu chuyện tình yêu D T Cảnh – Thụy Mi”. Đó là lần Cảnh đã ghi lại bài thơ “Nụ Hôn Đầu” vào tập bút ký của Cảnh:
                    Tình yêu bồng bềnh bay theo chân mây.
                    Cho đến một hôm dáng chiều hây hây.
                    Mình đã thân thiết quá đỗi thương yêu
                    người ấy... yêu thắm thiết mối tình đầu.
                    Mỉm cười khe khẽ nhìn nhau thật lâu.
                    Đằm thắm gửi nụ hôn nhẹ trên tóc.
                    Bàng hoàng say đắm dường như em khóc.
                    Bởi từ lâu... Vâng! Quả thật lâu rồi.
                    Chưa có ai in dấu ấn hôn môi.
                    Đôi môi kia biết có nồng giọt mật?
                    Hay sẽ nếm lầm mật đắng chia phôi!?
                    Dẫu sao ta vẫn thưởng thức hôn môi.
                    Thần tượng tình yêu mình đẹp muôn màu.
                    Dù kiếp nầy hay hẹn đến kiếp sau.
                    Trái đắng có trào lên đôi mắt ướt.
                    Nở xuống bờ môi nhau giọt hôn đầu.
                    (*)

                    Mỗi lần tôi đọc những trang bút ký có nét chữ nghiêng nghiêng, đều đặn rất đẹp của Cảnh nổi bật trên những tiết hoa tươi tắn kẻ khung trang trọng ấy, tôi vẫn rờn rợn nỗi nghẹn ngào và xúc động mãnh liệt. Như thể tôi vừa lãng du về miền hạnh phúc tuyệt vời muôn trùng xa tít, dường như tôi bị đánh mất những giọt máu từ lồng ngực quắt quay tiếc nhớ. Tưởng như đời mình đính chặt vào ô kẻ khung trân quý ở tên hai người ghép lại, và những giọt máu đỏ
                    trên lời thơ nồng nhiệt say đắm tin yêu từ trái tim Cảnh rỉ ra.

                    Lần đầu tiên Cảnh tỏ tình với tôi nhẹ nhàng, từ tốn và tự nhiên, tự nhiên trong cung cách hồn nhiên ở phương diện ngọt ngào duyên dáng khác. Có lẽ nên thơ tuyệt vời hơn nhiều, so với Quốc. Khổ thật, tôi thì tôi... không dám tự khoe là tôi đa tình lãng mạn, hoặc tự hào tôi là người ưa sự thanh cao, nhưng quả thật là tôi chỉ thích chuyện tình vui vẻ, êm đềm, lãng mạn mà nên thơ, (romantic xí), hơn là chuyện trần tục lộ liễu và vô duyên, thì “nom” thấy dị dị kỳ kỳ sao sao ấy.

                    Sau buổi trưa “hun hít dị hợm” đó. Tuyệt nhiên tôi không thích ngồi lâu một mình với Quốc. Tôi sợ anh lại tỏ ra bất nhã, hay có “sự kiện vồ vập lạ lùng” như hôm trước, khiến tôi sẽ buồn chán và bất mãn cự tuyệt Quốc hơn. Mặc dù thật tình là tôi đã có khoảnh khắc mến thương Quốc thật lòng trong phút giây nào đó, rồi lặng lẽ lìa xa (như tôi đã nói). Tôi mến anh như người thân thiết hằng mong. Tôi cảm thấy tiếc nuối một cái gì chưa toàn vẹn… như quỳnh hoa quá đẹp vẫn âm thầm vụt nở trong khuya muôn trùng, rồi hoa héo tàn ngay khi bình minh ló dạng. Lòng tôi cứ cảm thấy hối hận là mình đã để mất đi một người thân & thương. Tim tôi trống vắng, bâng khuâng, ray rứt, xót xa, băn khoăn, buồn buồn, mất mác, thương tiếc một điều gì đó, thật xa xăm mơ hồ mà quắt quay luyến nhớ vô vàn…

                    _ * _

                    Tình Hoài Hương


                    (*) Thơ Tình Hoài Hương

                    THH xin mạn phép cám ơn quý vị: nhạc sĩ & nhiếp ảnh gia: đã post nhạc & những tấm hình đầy nhân bản lên internet, cho tôi có thể copy vô bài viết, ngỏ hầu phong phú hoá hình ảnh sống động, và tài đức & nghệ thuật của quý vị.
                    Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-29-2019, 04:39 AM.
                    Bút trần nào tả được lưu luyến!
                    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                    Tình Hoài Hương

                    Comment


                    • #40
                      "Tóc Sương Mẹ Đã Bạc Rồi!
                      Nhân Mother’s Day- con xin trân trọng kính dâng về Mẹ (& cha): Hai đoá hoa hồng trắng"




                      Chị Hoài Hương quí mến

                      Đọc qua hai bài chị viết về mẹ, em rất cảm động với những kỷ niệm chị tả từ suốt thời tuổi nhỏ cho đến lúc mẹ chị nằm xuống. Mỗi dòng cảm nghĩ như mỗi sợi tơ rung lên nỗi cảm xúc trong lòng, khiến cho em phải chảy nước mắt. Lại càng thấy nhớ mẹ em những ngày cơ cực sau tháng 4/75 buồn đau, mẹ đã phải thay cha em nuôi một đàn con tuổi còn đi học. Em không thể nhớ hết là cả lũ tụi em đã làm cho mẹ mình khóc biết bao nhiêu lần vì đủ thứ chuyện...Tình mẫu tử thật cao cả, bao dung. Dù đã có biết bao nhiêu bài hát, bài thơ, phim ảnh ca ngợi, em thấy, hình như vẫn không diễn tả được đến tận cùng tình yêu của người mẹ đối với con. Vì trong nhiều, nhiều, nhiều câu chuyện của những cảnh đời khác nhau, sự hy sinh, lo lắng cho con là vô vàn phải không chị? Đó cũng là lý do mà em chưa bao giờ viết được một bài trọn vẹn cho mẹ mình.
                      Cám ơn chị đã chia xẻ đến với độc giả nỗi niềm riêng về người mẹ yêu quí của chị.
                      Kính chúc chị, một người mẹ, một người bà luôn có nhiều sức khỏe, đời sống an lành, và mãi vui bên các con, các cháu.
                      Quí mến
                      Thiên Lý
                      Last edited by thien ly; 09-01-2013, 08:32 PM.

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi thien ly View Post
                        "Tóc Sương Mẹ Đã Bạc Rồi!
                        Nhân Mother’s Day- con xin trân trọng kính dâng về Mẹ (& cha): Hai đoá hoa hồng trắng"




                        Chị Hoài Hương quí mến

                        Đọc qua hai bài chị viết về mẹ, em rất cảm động với những kỷ niệm chị tả từ suốt thời tuổi nhỏ cho đến lúc mẹ chị nằm xuống. Mỗi dòng cảm nghĩ như mỗi sợi tơ rung lên nỗi cảm xúc trong lòng, khiến cho em phải chảy nước mắt. Lại càng thấy nhớ mẹ em những ngày cơ cực sau tháng 4 buồn đau, mẹ đã phải thay cha em nuôi một đàn con tuổi còn đi học. Em không thể nhớ hết là cả lũ tụi em đã làm cho mẹ mình khóc biết bao nhiêu lần vì đủ thứ chuyện...Tình mẫu tử thật cao cả, bao dung. Dù đã có biết bao nhiêu bài hát, bài thơ, phim ảnh ca ngợi, em thấy, hình như vẫn không diễn tả được đến tận cùng tình yêu của người mẹ đối với con. Vì trong nhiều, nhiều, nhiều câu chuyện của những cảnh đời khác nhau, sự hy sinh, lo lắng cho con là vô vàn phải không chị? Đó cũng là lý do mà em chưa bao giờ viết được một bài trọn vẹn cho mẹ mình.
                        Cám ơn chị đã chia xẻ đến với độc giả nỗi niềm riêng về người mẹ yêu quí của chị.
                        Kính chúc chị, một người mẹ, một người bà luôn có nhiều sức khỏe, đời sống an lành, và mãi vui bên các con, các cháu.
                        Quí mến
                        Thiên Lý


                        Em Thiên Lý thương,
                        Chị THH chân thành cám ơn em Thiên Lý đã vui lòng ghé vào đọc bài viết rất buồn, đồng thời em ghi lời chia sẻ chân tình và cảm động về ba mẹ của em. Em ơi! Cuộc chia tay vĩnh biệt nào mà không tràn đầy nước mắt & đau đớn vô-vàn.
                        Nhân đây chị mượn trang chủ HQPD thành thật xin chia sẻ cùng em về nỗi buồn đã mất người yêu dấu:
                        (Ba mẹ em): Trung-tá NGUYỄN HỮU THÔNG - Văn-Hoá-Vụ Phó Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
                        Mến em,
                        THH
                        Bút trần nào tả được lưu luyến!
                        Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                        Tình Hoài Hương

                        Comment


                        • #42
                          Tàn Chiến Chinh Lính Ấy Khát Miếng Nước Trong


                          Tàn Chiến Chinh Lính Ấy Khát Miếng Nước Trong
                          Last edited by Tinh Hoai Huong; 04-07-2017, 01:47 AM.
                          Bút trần nào tả được lưu luyến!
                          Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                          Tình Hoài Hương

                          Comment


                          • #43

                            Last edited by Tinh Hoai Huong; 04-06-2017, 11:35 PM.
                            Bút trần nào tả được lưu luyến!
                            Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                            Tình Hoài Hương

                            Comment


                            • #44
                              Truyền Nhân Nam-Khoa-Y



                              Truyền Nhân Nam-Khoa-Y
                              Tình Hoài Hương
                              ***



                              Hai người ăn mặc chỉnh tề, đeo kính mát, mang theo hai mũ bảo hiểm, chuẩn bị chu đáo cho một ngày đi xa… Năm đổ xăng thật đầy bình, vui vẻ chở Mi Mi từ Sài Gòn đi lên Nghiã Trang “Đô Thành”. Cơn triều cường chảy hoài đến khúc quanh cầu Bình triệu, Thủ Đức, vẫn ngập tới nửa bánh xe, mặc dù mưa chiều hôm trước không to lắm, nhưng nước đọng còn dâng cao. Ồ, đó là nơi nhà ga cũ, nơi xưa kia mỗi lần đi qua đây, Năm và Mi bị ngập lụt nước mưa, phải bỏ cả giày dép ra, hai người lội bì bõm dưới nước bùn sình hôi tanh đen ngòm. Hầu đẫy chiếc dream chết máy khó khăn nhọc nhằn vô cùng, hì hục mãi không đẫy xe nỗi. Hai anh em nâng đầu xe lên cao cho nước chảy ra. Sau đó anh đạp hoài đạp mãi, thì xe nổ máy.

                              Năm chen lấn đoàn xe đông như kiến đang bì bõm trong sình lầy dù nước đọng, họ vẫn chạy nhanh. Nước bắn tung toé lên đầy ngực Mi. Chỗ đó vẫn luôn bị ngập lụt. Năm chạy xe đến gần cầu Gò Dưa mới có đoạn đường tốt. Chạy xe mãi đến gần ngã tư xa lộ Thủ Đức. Anh rẽ vào lối đi tắt, đi lung tung vòng vèo đến nghĩa trang Đô Thành thăm bạn thân nhất đời đã về cõi vĩnh hằng. Gửi xe xong, Mi mua một bó hoa, một bó nhang, hộp quẹt, nến. Hai người đủng đỉnh tới ngôi mộ Tấn, khi mặt trời đang đứng trên đỉnh đầu.

                              Gia đình Tấn chọn nơi nầy thật đẹp, nghĩa trang rộng khoảng 10 hecta đất gò cao ráo, phóng khoáng. Nơi mà hồi xưa Trung-tướng Mai Hữu Xuân đã mua, rồi nhờ ba của Năm đứng ra chăm chút cai quản. Tấn được vào nằm trong nghĩa trang nầy (nghĩa trang uy linh tương tự như Arlington ở Washington DC), là một vinh dự to lớn, vì Tấn nổi tiếng là một bác sĩ khá giỏi. Trước ngôi mộ xây đá cẩm thạch đen khá cao, rất đẹp, bia mộ Tấn có ghi đầy đủ tiểu sử. Hình Tấn chụp vào độ tuổi trung niên thật phong độ, trẻ trung, vui tươi, hiền hoà. Sau lưng bia mộ lớn là tấm bảng đen bóng, trên đó khắc ghi một bài thơ tiếng Anh, đại ý là:
                              I burst into tears at my birth.
                              Whereas one laughed for congratulations!
                              Now I am brought at an early grave.
                              One mourns over me crying.
                              Only me that I smile quietly.
                              “Lúc tôi mới sinh ra đời.
                              Tôi khóc thét lên.
                              Mọi người đều vui cười hoan hỉ.
                              Nay tôi đã nằm xuống.
                              Mọi người tiếc thương và than khóc.
                              Chỉ riêng tôi lặng lẽ mỉm cười”.
                              (THH)
                              (Chuyển ngữ câu tiếng Anh trên, không phải do nguyên bản của lời ghi từ bia mộ Tấn). Mi Mi cúi đầu lặng lẽ thì thầm gửi anh Tấn lời tống biệt cuối cùng:

                              - Thôi anh Tấn ơi! Nếu em có khóc thương tiếc nuối anh. Thì... Bây giờ em đành chấp nhận sự thật của tạo hoá ngàn năm an bài: Sinh. Lão. Bệnh. Tử. Sống. Gặp gỡ. Vĩnh biệt chia tay. Có tựu rồi tan. Có sống rồi chết. Ai ai cũng phải bước qua “cái Ải buồn phiền đau đớn” nầy! Mi thật buồn, và rất qúy trọng anh Tấn. Anh biết không? Nhớ ngày đầu tiên cách đây bốn chục năm, Mi Mi quen anh Tấn, hôm đó là ngày Mi Mi và anh Hoàng Năm Tony chia tay nhau ở trên bến xe Đà Lạt, gần tiệm cà phê Domino.

                              Dù Mi Mi chỉ gặp và trò chuyện cùng anh Tấn không đầy mười lăm phút, nhưng em thấy anh Tấn thật vui tính, dí dỏm, hiền lành, hóm hỉnh có duyên và dễ thương. Duy có một điều bây giờ em vô cùng nuối tiếc về anh Tấn. Vì, anh Tấn đã làm một chuyện rất tốt đẹp mãi lưu truyền đến nay. Mặc dù anh Tấn chết đi, nhưng anh đã để lại một kho tàng vô giá cho y học (nói chung, và cho cánh đàn ông nói riêng). Nếu em nhìn đúng khía cạnh thuần tuý về nghề nghiệp chuyên môn của anh Tấn. Em sẽ không nghĩ là anh Tấn “khích dục hay gia tăng độ dâm đãng”. Anh Tấn hãy lắng nghe Em, anh Năm, Sơn, đã từng thảo luận nè:


                              * Đây là một khía cạnh không kém quan trọng của xã hội. Rất ít ai dám đề cập đến. Ai cũng sợ nó. Vì, nó tế nhị, nhạy cảm (nếu không muốn nói là hơi trắng trợn). Vã lại nếu đàn ông mà không “làm tròn bổn phận thiêng liêng cao cả tuyệt vời” trong điạ vị cuả người chồng đối với vợ. Người Nam nhút nhát thú nhận “mình bất lực” ; thì còn gì là “đàn ông tính”! Ở đây không đề cập đến vấn đề “trai gái lố lăng lẵng lơ đĩ thoả”.

                              * Khoa Y học NIỆU nầy, chính thức công nhận chỉ chừng 15 hoặc 25 năm nay. Gọi đó là Nam Khoa Andrology - được phơi bày ra dưới lăng kính Y Học nghiêm túc, đứng đắn đàng hoàng cần thiết rất khoa học - (chứ không phải dưới lăng kính kích dục, cường dục, hay... dâm đãng điếm đàng vui chơi). Trước kia, chỉ có khoa trị liệu về các bệnh liên quan về Niệu. Còn chuyện kín đáo riêng tư “tế nhị phòng the” giữa tình yêu hai vợ chồng, thì ai ai cũng sợ lộ ra. Họ cứ sợ nói ra thì... người khác sẽ chê mình… “phóng đãng dâm tặc”.
                              Tony Năm có một phần suy nghĩ trong vấn đề nầy:
                              - Nhất là một số các bà vợ cho rằng: do chồng mình ưa bay bướm, đàng điếm, ăn chơi, sa đoạ, mà ra nông nổi ấy! Chứ gì!?
                              Sơn phản đối kịch liệt:

                              - Tầm bậy nữa rồi. Khoa nầy hiện nay đã chứng minh được sự cần thiết của môn y học. Dân số trên thế giới đa số trên 65% đã rơi vào tuổi khá cao, nếu chưa muốn nói là già. Còn lại 35% là tuổi trẻ. Do đó những vị cao tuổi của NAM và NỮ, đều tối cần thiết là Andrology. Nếu họ muốn có cuộc sống gia đình hạnh phúc lứa đôi trường tồn. Vấn đề bạn Tấn theo môn Nam Khoa, không phải tự ên do Tấn hứng khởi đề xướng ra, (nhất là ở Việt Nam có phong tục tập quán khác biệt hẳn Tây Phương). Mà là do một vị giảng sư đại học Y khoa: Lichsteinberger là tên của vị linh mục khả kính trong dòng Tên, ông ấy là một bác sĩ rất tài ba, xuất chúng trên nhiều lĩnh vực y khoa.

                              - Em nghĩ anh Tấn chọn ngành Y nam khoa nầy, chỉ vì xu hướng cá nhân. Vì chính anh Tấn đèo bồng một lúc ba bốn bà. Hai bà vợ lớn, bé. Cộng thêm hai bà bồ hờ kia nữa, là gì!
                              - Không đúng đâu. Trước kia, Tấn chỉ là một bác sĩ đa khoa giỏi. Sự trở về ngành chuyên môn, là do tình cờ mà thôi: Lúc ấy có một bác-sĩ giảng-sư dòng Tên, khi cùng làm việc trong bệnh viện ở Việt Nam, ông ta đã tâm sự với Tấn:
                              - Anh nên chọn về ngành Y-Nam-khoa. Vì cánh đàn ông các anh rất thiệt thòi. Anh có điều kiện, nên lưu ý về khoa đặc biệt nầy. Tôi hy vọng anh sẽ phát huy y-học Nam-Khoa tốt, để giúp nam giới trong vấn đề tình yêu vợ chồng.

                              Thế là sau khi về Pháp, vị linh mục đó gửi cho Tấn những tư liệu, tài liệu, sách vở chuyên môn, để Tấn nghiên cứu, nghiền ngẫm, học hỏi thêm. Ông bác sĩ dòng Tên ấy nghiên cứu kỹ về những cặp vợ chồng, về hạnh phúc lứa đôi trong xã hội. Nhưng thực tế là ông ta hoàn toàn không có điều kiện, để phát huy hay thực hành. Vì vậy, ông ta truyền đạt vấn đề nầy lại cho môn sinh giỏi là: Tấn. Tấn làm “truyền nhân” nghiên cứu kỹ càng. Thành thật mà nói: Không biết bao giờ ngành Y học Việt Nam mới có được một bác sĩ khác: được kết nạp vào E.D.A.C.T (Hiệp Hội Suy Nhược Dương Cường Toàn Thế Giới). Vậy thì, em không nên nghĩ đó là chuyện “kích dục” nha.
                              - Em chưa đồng quan điểm với anh... về việc nầy tí nào cả.

                              - Tại sao em cứ nhìn “nó” với bản năng tầm thường của một người đàn bà ru rú thu mình trong trôn ốc? Như con ốc len rụt rè nhút nhát? Mà em không chịu vươn mình lên đỉnh cao của y học và nghệ thuật và sự thật!? Anh hỏi em: Tại sao nữ giới đã có phụ-khoa, có sãn-khoa? Trong khi đó người đàn ông không nhiều thì ít, bị “trục trặc” yếu xìu vấn đề ấy, lại không có phép đi khám Nam-khoa? Theo như thống kê gần nhất, đàn ông từ 40 -> 60; 70; 80 tuổi - đa số bị trục trặc đến 65%, 85%. Mà chả có môn y-học nào để chuyên trị! Hở? Không công bằng.

                              - Có phải anh gián tiếp khuyên em: Hãy cứ nhìn vấn đề Nam-khoa một cách khoa học, chính chắn, lành mạnh. Em sẽ thấy nó bổ ích lành mạnh cho nhân loại. Chứ không phải để cánh đàn ông lợi dụng điều đó mà đi “ăn chơi” trác táng chắc?
                              - Ư Ứ Ừ. Nó phục vụ cho sự hoà hợp gia đình giữa vợ chồng. Em cứ nghĩ anh như thế, thật oan ơi ông địa! Đó cũng là quan niệm chung chung của một số ít phụ nữ, có chút mặc cảm về chồng mình quá bay bướm.

                              - À ra thế! Vì lúc đề cập đến chuyện nầy, có không ít đàn bà Việt Nam “kín cổng cao tường -rất khó nói”. Biết thắc mắc cùng ai? Thì anh Tấn đã dày công nghiên cứu y học, và mạnh dạn phổ biến trong Nam-khoa chuyên về Niệu-đạo-học Urologist nè!
                              - Đúng Mi Mi ạ! Hãy cùng nhau nhìn vào lăng kính Y-Học mà tìm hiểu, nghiên cứu, nghiền ngẫm lại em nhé! Anh chỉ công bằng, và lấy công tâm ra để cùng nhau chia sẻ, tâm tình, tìm hiểu, nói với nhau vấn đề tế nhị. Anh không có ý tranh chấp chuyện nầy với em. Hay bất cứ với ai gì cả. Nhá.
                              - Dạ vâng! Thưa ông tướng!
                              - Ông... Tướng gì nào?
                              - Tướng công E.D.A.C.T (Hiệp Hội Suy Nhược Dương Cường Toàn Thế Giới) đó!
                              - Vậy, em sẽ là nữ “trợ tá đắc lực của Urologist” nha.

                              - Hahaha!!! Hổng dám đâu. Thưa Tướng công E.D.A.C.T !!! Nay, đã già lắm, cuộc tình giữa hai người: Thật ra chỉ là những ủi an, sẻ chia trên phone khi vắng xa nhau, thân thiết, nồng nhiệt, vui vẻ, nâng vực nhau những lúc gặp muộn phiền, thất vọng nào đó. Chúng ta nói những chuyện đôi khi ba xàm ba láp, ân cần san sẻ, cũng có chút xí vui vui và hữu ích. Cho đến một ngày nào đó… có một trong hai người vĩnh viễn nằm xuống, đành đoạn rứt áo ra đi... Thế thôi.
                              ***


                              Nói rất thật tình thì Mi Mi không hề ưa thích gì bà Hoà, (là bà vợ bé) của bác sĩ Tấn. Vì Mi cho rằng: Bà Hoà giựt chồng người! Mi nghĩ cánh đàn ông các anh ưa bênh vực nhau. Nhất là Sơn, Năm Tony, họ với Tấn đã thân thiết từ hồi còn bé tí, nên họ coi nhau như ruột thịt. Kể cả con nhỏ Sáu (cháu ruột cuả bà Thủy) đang ngồi nói chuyện với Mi Mi về mấy anh ấy và bà Thuý:
                              - Cháu kêu bà Thúy bằng dì. Cháu mới thấy thấm thía nỗi đau của dượng Tấn. Chỉ vì dì Thúy và dượng Tấn thuở còn non trẻ: đã bồng bột vội vàng làm đám cưới. Họ chưa thật sự thấu hiểu nhau.

                              Khi về làm vợ chồng rồi, thì họ mới lộ ra cả trăm điều trái ngược, mà không ai có thể ngờ! Nhất là sau nầy khi dượng Tấn đã thành danh trên đường đời. Dượng Tấn càng không thể chấp nhận có một người vợ kém sút từ mọi mặt. Dì không biết ngọt ngào chia sẻ với chồng, không đảm đang. Theo cháu nhận xét thì: dì Thúy vốn là cô gái nông thôn, nên dì Thúy hơi nhà quê, ít học. Vì thế lối ăn nói cuả dì thiếu suy nghĩ, xử trí kém cỏi, không tế nhị, vô duyên, lại có chút trẻ con. Cộng thêm tính ghen là số một, làm mất danh dự chồng không kể xiết, cùng lười biếng và vô trách nhiệm. Ở nhà dì ưỡn ẹo rông rống ngồi chơi xơi nước, dì không làm gì cả. Nhàn cư vi bất thiện mà! Có tật xấu là khi dì Thúy tức giận, thì chuyên môn đi ngồi lê đôi mách nói xấu người nầy, nhún vai chê trách người kia. Dì Thúy chẳng chịu đi chợ búa cơm nước gì, chồng đi làm về luôn đói meo. Thế là dượng bỏ nhà ra đi ăn… “phở” mệt nghỉ. Trước tiên là tốn tiền, sau đó lây lan qua tốn tình! Dì Thúy nói:

                              - Tội gì chợ búa cơm nước chi cho mệt. Ổng làm tới chức bác sĩ, bác sĩ thiệt à, có nhiều tiền ổng cho gái ăn cũng vậy. Tui cứ kêu người ta bưng cơm tháng, tội gì tui chui vô bếp cho khổ! Ổng đi… coi kià:
                              Đi đâu? Nay mới về nhà???
                              Có thấy xó góc chổi chà dựng bên
                              Tôi hỏi: [“chỉ một mình ên
                              Sao mà thì thọt góc thềm làm thinh?
                              Nếu không có tật giật mình
                              Tại sao cúi mặt má phình tím thâm?
                              Dại khôn anh cứ thật tâm,
                              Kể ra… cho cả sơn lâm biết nào.
                              Thì tui… cha bảo chẳng gào
                              Ba bà có tức… ra ao nhảy ùm
                              Cùng nhau kéo cổ lùm lum
                              Cho anh chết ngộp khóc um mới chừa
                              Cái tật tành hanh ai ưa
                              Thấy gái, anh lấy vải thưa bịt liền
                              Anh mà mở mắt láo liên
                              Tui thề móc mắt rồi khiêng vô TÙ
                              (*)
                              Mi ngậm ngùi nghe cô cháu gái cuả bà Thúy kể tiếp:
                              - Đúng ra, dượng Tấn rất mất mặt với bạn bè khi mang vợ ra ngoài xã hội giao tế. Dì Thúy luôn đốp chát những câu thiệt vô duyên, như gáo nước tạt vô mặt bạn. Sau nầy, khi Tấn gặp bà Hoà thì khác hẳn, Tấn yêu bà Hoà thông minh, tế nhị, khôn ngoan, đảm đang, vui vẻ. Có thể nói Tấn rất hãnh diện vì đã gặp và yêu bà Hoà (là vợ lẽ). Vì thế, thời gian sau dì Thúy cứ buồn xo “ngồi trong bóng tối”.
                              Mi liếc nhìn Sơn dò hỏi. Anh gật đầu:

                              - Ưà, Sáu nói nghe thật lạ lùng! Vậy mà thật đó. Bà Thúy có ba đứa con với Tấn, nay con cái khôn lớn, thành đạt cả. Các con Tấn rất yêu mẹ. Tấn đã tạo cho bà Thúy có cái nhà tươm tất, có cửa tiệm để các mẹ con sinh sống. Đặc biệt là Tấn chưa hề ly dị với bà Thúy. Trên pháp lý mọi tài sản đều là của Tấn (trừ khi Tấn làm di chúc để lại). Theo anh nghĩ Tấn không ngờ... Nên, em đừng nghĩ rằng bà Hoà “cướp” hết nha: Chồng, và 2 tài khoản: Một bank tiền Việt Nam. Một bank tiền USD. Bà Hoà chỉ giữ mấy quyển sổ ghi tên Tấn thôi.

                              Bà Thúy vợ chính thức mới là người thừa kế tài sản, (khi Tấn nằm xuống xuôi tay, ba đứa con cuả bà Thúy rất tốt đã xúm lại thuyết phục mẹ chúng, nên làm giấy ủy quyền (vợ lẽ cuả cha); cho bà Hoà có tiền nuôi hai đứa em nhỏ cùng cha khác mẹ. Bà Thúy rất thân với bà vợ cũ của Năm. Hai bà có những tính giống nhau, nên mỗi lần gặp mặt, là họ xúm lại chửi Năm và Tấn ác liệt. Thật oan uổng và tội nghiệp lắm em! Hãy lấy công tâm mà xét xử công bằng đi.
                              - Thì anh cũng kinh khủng không vừa gì! Chắc anh muốn nói: Tình yêu chân thật phát xuất từ hai trái tim đồng điệu, thông cảm. Thì sự cần thiết ấy không có tộI, có lỗi. Phải không nà?

                              - Thôi em! Moi móc làm gì. Chuyện buồn mà! Anh không muốn tranh luận với em điều nầy. Có thể em nghĩ anh không công bằng, thiên lệch, khi anh chỉ đến thăm mẹ con bà Hoà, mà hầu như ít đến thăm mẹ con bà Thúy (vợ chính thức). Nếu em biết sự thật, em sẽ thấy anh có lý. Tấn cũng “đào hoa” ra phết đó em à. Ai có ngờ con người coi như có vẽ chậm chạp, lù đù, hiền lành, ít nói. Thế mà có khối bà, khối cô mê Tấn tít thò lò! Kỳ xưa, anh Tấn bị “hai bà: vợ lớn, vợ bé” đuổi ra khỏi nhà, chỉ vì anh ta có thêm “bà Ba” nữa mới chết! Tấn phải đi lang thang ngoài phố, ăn cơm quán, ngủ hotel suốt một năm. Ấy là vì hồi đó Tấn lại cặp một con bồ xinh xắn luôn xà nẹo khác. “Một vợ nằm giường lèo. Hai vợ nằm chèo queo. Ba vợ ra chuồng heo mà... nằm”. Anh Tấn định thuê nhà để bà đó về ở chung.

                              - Trời! Thì hồi đó chính Sơn thuê nhà cho Tấn ở đó mà. Cả đến bây giờ, khi anh Tấn chết rồi, lại có cô bác sĩ trẻ măng mê anh Tấn hết sức. Lúc sắp sữa liệm, cô ta chạy ra ngoài ôm mặt khóc nức nở! Cô bác sĩ nầy trẻ tuổi lắm, cô chỉ hơn con của Tấn năm bảy tuổi là cao. Tôi có biết cô ta. Theo tôi nghĩ có lẽ do cô ấy quý trọng tài năng của Tấn, thì đúng hơn. Nghe chị nói, tôi mới té ngữa ra. Ai dè cái bề ngoài Tấn đạo mạo, nghiêm trang. Mà ẩn chứa trong lòng những “sống động tình cảm sôi sục cồn cào” chứ. Có điều làm sao mà anh ta “dàn xếp” tuyệt hữu khi chia tay với bà nầy, hẹn hò chung sống với bà kia yên ổn. Dù họ:
                              BA BÀ đấu khẩu bên thềm
                              Nạt nhau đừng có vác mền giữa đêm
                              Lưng dài cao cẵng lại thèm
                              Suốt đêm anh lỡ say mèm “Phở, Bia”
                              Cơm không thể nuốt "ôm bia mộ” buồn!!! (hê hê hê!!!)
                              Lỡ "khiêng về" BA vợ khùng!!!
                              Bởi vì: Bà(1) nói lung tung,
                              Bà(2) trợn mắt. Bà(3) lủng củng trong mùng
                              BA BÀ chẳng thể thủy chung
                              Đánh anh chí choé lùng bùng lỗ tai
                              Chàng bèn than thở vắn dài
                              Ba bà bỏ tuốt. Một hai vái chừa !!!
                              (*)

                              Năm còn nhớ có lần đám bạn gặp nhau, Tấn mời tôi đi ăn cơm rồi giành trả tiền. Tấn moi trong ngăn bóp tờ một trăm xếp nhỏ xíu, nhét kỹ một góc kín.

                              Ai ơi! ngó lại mà xem
                              Thời nay có một anh thèm cặp ba
                              Bà hầu quạt đêm Hạ. Bà
                              úm mền. Bà bóp hông ‘đá’ tứ tung
                              “Em ơi, khe khẽ anh cưng
                              Ôi dào đau quá cái lưng sụm rồi!!!”
                              Bởi do BA BÀ tơi bời
                              Bị đây, tại đó chẳng rời vén vun
                              ‘Đây’ thì do ‘đấy’ ôm hun
                              Lim dim tám mắt môi chùn chụt thôi
                              Chu choa cái ấy em ơi
                              “Chắc là tui trốn cho rồi”. Về quê!!!
                              Trốn đâu BÀ cũng moi về
                              Nợ đời phải trả BÀ thề HƯỞNG DƯƠNG
                              ÔNG ở góc phố cuối vườn
                              Trốn đâu BÀ cũng tìm đường tương chao!
                              (*)

                              - “ÔNG ở góc phố cuối vườn. Trốn đâu BÀ cũng tìm đường tương chao”! Nhưng bây giờ chết đi, anh Tấn chả mang theo được đồng nào. Thậm chí mấy nút áo, nút quần, cũng bị lặt ra để lại trên trần thế. Theo tục lệ Việt Nam, họ nói phải cắt hết mọi thứ để lại, không có đem theo sắt đá nút neo gì hết. Xác mới nhẹ nhàng, dễ siêu thoát. Tuy vậy Tấn chết đi, còn để lại mối ưu phiền cho hai bà vợ, cùng bầy con hai dòng máu một cha khác mẹ, quả thật là rất buồn! Thiệt! Xét cho cùng, Mi vẫn thấy thương bà vợ lớn hơn. Bà lớn tất nhiên không khôn khéo, thất học, không biết cư xử, không biết cách giữ chồng, (như lời cô Sáu và Sơn nói).

                              Nên bị người khác giựt chồng là phải! Vì bà lớn quá yêu chồng, sợ mất chồng, nên “kè kè giám sát” từng hành vi, cử chỉ chồng. Khiến anh ta nổi giận vì sự ràng buộc khắt khe quá mất tự do, mà... xa! Còn bà nhỏ lanh lẹ, khôn ranh hơn là ngoan, có học, tinh tế là có chủ đích cả! (như lời anh ca tụng). Bà Hoà rất biết là Tấn có vợ con “đình huỳnh”. Nhưng bà ta vẫn có cách ngầm ngầm ma lanh để câu móc chiều chuộng chồng người. Vỗ về an ủi chồng người! Rồi đương nhiên nhào vô giựt chồng người... Anh cho là... là phải nốt!?
                              - Thôi, dù sao cũng là chuyện nói cho vui, chứ chả còn gì! Giữa hai bên chỉ là khoảng trống mênh mông. Thấy tội cho mấy đứa nhỏ con cuả hao người đàn bà: chúng cũng là anh chị em ruột cùng cha khác mẹ, mà hai bên chưa bao giờ quen biết nhau, từ xưa đến bây giờ, và mãi mãi... Họ đứng trên hai “chiến tuyến” khác hẳn nhau.
                              ***

                              (*) Thơ Vui Tình Hoài Hương

                              Tình Hoài Hương


                              THH xin phép cám ơn quý vị nhiếp ảnh gia: đã post những tấm hình đầy nhân bản lên internet, cho tôi có thể copy vô bài viết, ngỏ hầu phong phú hoá hình ảnh sống động, và tài đức & nghệ thuật của quý vị.
                              Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-29-2019, 04:41 AM.
                              Bút trần nào tả được lưu luyến!
                              Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                              Tình Hoài Hương

                              Comment


                              • #45
                                Chuyện: Ăn. Ăn... Ăn ... !!!


                                Chuyện: “Ăn. Ăn… Ăn” !!!
                                Tình Hoài Hương
                                ***



                                Thời xa xưa… khi còn nhỏ xíu, tôi được ba mẹ cho đi “ăn học” tử tế, đàng hoàng như ai. Nếu tôi “ăn không nói có” biếng nhác , "ăn không ngồi rồi", tôi liền bị ba mẹ cho "ăn đòn", "ăn bạt tai". Thế là tôi khóc ré lên như con heo bị chọc tiết, lăn ra nhà "ăn vạ". Anh chị có "ăn ngay nói thẳng" la rầy mắng nhiếc, thì em bảo anh chị ỉ làm lớn đã "ăn hiếp" em út.

                                Nếu tôi có "ăn vóc học hay", là được ba mẹ cưng chìu hết biết. Lớn lên học đòi người ta, tôi bắt đầu "ăn diện" , cái đời tôi ở nhà phá gạo mẹ cha chuyên "ăn hại" , "ăn nói bậy bạ" , “ăn ốc nói mò” , có khi “ăn không nhai nói không nghĩ” , mà lẽo đẽo đi theo sau lưng nàng, liếc mắt đưa tình, tôi cho hai ngón tay vô miệng huýt gió, hoặc xíp xì… xíp xì… tán gái “ăn thề” , thì tôi thuộc vào hạng số dzách!

                                Lớn thêm chút nữa dù tôi chả học hành là bao, mà tôi nèo nẹo bám váy xin tiền mẹ. Mẹ thương con dấu cha dúi cho tí đỉnh. Thế là tôi hí hửng lo đàn đúm “ăn chơi” , "ăn chặn" , "ăn to xài lớn". Hết sạch tiền chả biết làm gì tôi đi "ăn trộm" , "ăn cắp" , "ăn cướp". Chơi với bạn lại chuyên môn "ăn bòn" , "ăn quỵt", "ăn bẻo" , "ăn hối lộ". Ai nhờ vã cái gì cũng đòi “ăn hoa hồng”. Ân nhân giúp cho không mang ơn thì chớ, đã "ăn cháo đá bát".

                                Khi tôi có bạn gái “ăn ý”, “ăn nhịp” , “ăn khớp” với nhau, thì trong lòng tôi nẩy sinh ra cái chuyện ấy… luôn rạo rực, nhúc nhích. Tôi chằm chằm tìm cách “ăn thịt”, "ăn non" cô bồ nhí xinh đẹp ra phết. Lúc tỉnh người, hỏi ra, thì “ẻm” còn ở trong tuổi vị thành niên. Ba tôi nghiến răng trèo trẹo:
                                - “Thôi chết, “cá không ăn muối cá ươn”, hỏng cả đời trai mới nhớn rồi con ạ”!

                                Dù tôi chỉ là đứa học trò học bè non choẹt, nhưng không dám “ăn mặn khát nước”, đành phải vác trầu cau cùng cha mẹ, họ hàng, thân hữu lò mò đến nhà nàng, ba bên bốn bề xúm nhau “ăn hỏi”. Rồi lật đật lo chuyện “ăn cưới”. Cưới nhau về là a lê hấp xáp lại “ăn nằm”, tự do “ăn dầm nằm dề”.
                                Ba mẹ tôi rất phiền bực về cái chuyện tôi chỉ là đứa “con nít ranh” cà chớn cà cháo “ăn dưng ngồi rồi” , mà bày đặt “ăn mảnh” dang díu tình cảm lăng nhăng. Thiệt xấu hổ! Tuy thế hai cụ cũng thương con đứt ruột, Con dại cái mang mà! Các cụ chuyển cho chúng tôi một phần tài sản kha khá, dặn con liệu đó lo mà siêng năng cần cù “làm ăn”.

                                Dịp may đưa tới như cờ gặp gió, như cá gặp nước, như rồng gặp mây, vợ chồng son mở một tiệm tạp hoá, chủ tiệm và khách hàng hai bên “ăn giá” với nhau. Thuận buồm xuôi gió, đúng là có một thời huy hoàng! nên vợ chồng tôi đình huỳnh "ăn trên ngồi trốc", "ăn nên làm ra". Chúng tôi nay có một mụn con kháu khỉnh, cả nhà ta “ăn trắng mặc trơn” luôn luôn “ăn gỏi” , "ăn tôm hùm, ăn thịt quay" cùng sơn hào hải vị . Thiệt là "ăn sung mặc sướng".

                                À… Vợ sanh con,tôi phải “ăn kiêng”, hoặc đôi khi tôi len lén "ăn vụng phở”. Tôi chả thể nhịn thèm, bèn nói láo vợ đi "ăn cơm khách" mai về! Nhưng thực ra là tôi đi "ăn vụng". Nhiều lần thành "ăn đàng sóng, nói đàng gió". Gọi là trai hào hoa "ăn bánh trả tiền" hậu hỉ cho gái "ăn sương". Chứ mình keo kiệt không chi địa ra, tôi sẽ bị bọn ma cô đầu nậu cho "ăn đấm", "ăn đá", “ăn đòn” , rụng răng phải “ăn cháo” làm sao!? Hoặc có khi “ăn xôi nghe kèn”… ra nhị tì mà “ăn đất” là nguy to!

                                Hạnh phúc chẳng được bao lâu, thì gia đình tôi "làm ăn thất bại" , chủ và khách đều “ăn chẹt” , “ăn gian” , “ăn bớt” , “ăn chịu” , "ăn thừa nói thiếu" hai bên “tận tình” lừa dối nhau. Cộng thêm cái tội có tiền là sinh tật nầy nọ! Ông “ăn chả bà ăn nem” . Thành ra vỡ nợ!

                                Bấy giờ vợ đi chợ phải “ăn đong”, cả nhà buồn rầu bắt đầu cúi gầm mặt chả ai thèm nói với ai câu nào mà "ăn mắm mút dòi"; "ăn bờ ở bụi". Chồng “ăn gió nằm sương” , vợ “ăn đường” , con "ăn bám" ông bà nội! Nằm vắt tay lên trán, bắt chân chữ ngũ, nhớ lại thuở xưa khi chúng tôi còn ngồi trên đỉnh vinh sang giàu có, sao mà sung sướng hạnh phúc thế! Chả bù cho bây giờ! Thiệt khổ hết biết vì “cái ăn”.

                                Vợ con trốn chui trốn nhủi “ăn hại đái nát”, chẳng còn giữ thể diện hai mẹ con nó lò mò đến nhà bạn giàu có, bởi vì bạn ấy “ăn tiêu”, “ăn bận” hoặc “ăn xài” đều có căn bản, đúng mức “ăn chắc mặc bền” . Mỗi bữa cơm bạn tôi chỉ “ăn hương ăn hoa”, Mồng một ngày rằm bạn “ăn chay” một tháng hai ngày. Nhưng bạn ấy thích nhất là “ăn xổi” dưa cải dưa cà, “ăn vã” thức ăn với thịt heo luộc chắm nước mắm ớt.

                                Phần mẹ con tôi dù “ăn gửi nằm nhờ” mà “ăn như mỏ khoét” , lì lợm cúi đầu “ăn như hạm”, “ăn hớt” cuả người ta hoài. Chúng tôi “ăn ở” nhà người ta “ăn chực nằm chờ” , lỏ hai con mắt nhìn bạn “ăn no vác nặng”. Còn chúng tôi thì “ăn thật làm giả”. Thiệt là chẳng “ăn rơ” tí nào! Bạn thấy chúng tôi “ăn đứt” bạn về việc “ăn tạp” quá sá, chịu không thấu, bạn khúc khích cười, nửa đùa nửa thật bảo:

                                - Bà chị định ở đây “ăn vạ” , “ăn trả bữa” đấy phỏng!?
                                - . . .
                                Rồi bạn bồi thêm một câu:
                                - Khiếp! Tôi “ăn uống” dường như cũng “ăn phải đũa” bà chị rồi!

                                Nghĩ cho cùng thì mẹ con tôi trước kia cũng “đài các” như ai, mà bi chừ chả khác nào “ăn mày đòi xôi gấc”, nên không dám “ăn nói” trả treo “ăn miếng trả miếng” đanh đá cho “ăn người”. Nếu mà rơi vào trường hợp khác á hả, thì tôi quyết “ăn thua” đủ! Bất quá thì vô tù, chứ nhằm nhò “ăn nhập” gì cái chuyện ruồi bu. Thời buổi nầy mình như kẻ “ăn mày” chuyên “ăn lông ở lỗ” ở đầu đường xó chợ! Cùi rồi không sợ lở!

                                Sau một thời gian "ăn năn đã muộn" vì mình với bạn chả phải "ăn đời ở kiếp" với nhau, thôi "ăn khế trả vàng" ; nghiã là ta phải làm việc cho bạn, tận lực vắt óc ra để làm “kế toán”, tức là tôi phải có… kế ... "ăn theo", mà tính toán chi ly thiệt hơn trong việc “ăn ở” sao cho vừa lòng người! Cho có… tí đỉnh… tương chao chắm mút... (lợi thì có lợi. Nhưng… răng không còn)!
                                ***

                                Tình Hoài Hương
                                Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-29-2019, 04:42 AM.
                                Bút trần nào tả được lưu luyến!
                                Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                                Tình Hoài Hương

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X