Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chút tản mạn từ airforce đến airlines

Collapse
X

Chút tản mạn từ airforce đến airlines

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chút tản mạn từ airforce đến airlines

    CHÚT TẢN MẠN TỪ AIRFORCE ĐẾN AIRLINE

    Ngày xưa , xét trong các ngành nghề, thì ngành bay là số một. Nam thì hào hoa trong bộ áo bay không quần mà nhiều túi. Nữ duyên dáng, kiêu sa trong chiếc áo dài màu xanh da trời vừa kín đáo mà cũng vừa gợi cảm.
    Air Force Viêt Nam Cộng hòa được quốc tế hóa tên gọi là VNAF; tính theo thứ tự giai cấp thì “số dzách “ thì vẫn là ông Pilot ; lúc còn ở quân trường hàng tuần diện bộ đồ “lể” với đầy đủ dây biểu chương, huy hiệu ..về phép thì các cô phải lác mắt. Rồi khi đã tốt nghiệp bay về nước, anh nào cũng phải sắm cho được chiếc Lambretta trắng chiều chiều lạng qua Trưng Vương hay Gia Long đón em thì không còn gì bằng.
    Kế đó là các anh được gọi chung là “Phi hành đoàn” như Cơ phi ( Crewchief ), Xạ thủ (gunner), Quan sát viên , Áp tải, Y tá phi hành ..
    Pilot là quan thượng, từ Cơ phi trở xuống là quan hạ ..Làm việc là làm việc chung nhưng có phân công nhiệm vụ và theo cấp bậc quân giai rõ ràng. VNAF thì còn xuề xòa trong giao tiếp, USAF thì quân kỷ là số một, Câu lạc bộ của Sỉ Quan, tuyệt đối không anh quan hạ nào được vào; nhưng Câu lạc bộ Hạ sỉ quan thì lại kèm luôn Binh sỉ.

    Có một điểm chung là từ quan thượng đến quan hạ đều ăn cơm dưới đất mà làm việc thì trên trời.( Ngoại trừ mấy chàng trực thăng vừa bay vừa ăn gạo xấy ! )

    Pilot cũng có Pilot chính, Pilot phụ. Mấy anh bay " Có cánh" như F5, A37, Khu trục , L19.. thì solo một mình, ít khi bị la rầy khi làm việc. Còn các loại có “Phi hành đoàn” như C130, C123, C47, Caribu.. hoặc trực thăng thì mấy anh “Co” là phải sợ anh “Pi”, nhưng được quyền hét anh Cơ phi, Xạ thủ..Áp tải .. ( vì cấp bậc cao hơn).
    Nói chung nhóm Phi hành đoàn luôn gần gủi nhau hơn, vì chung một chuyến tàu, bay ra ngoài căn cứ thì phải ăn chung mâm, chơi chung chổ , ngủ chung phòng .Nhất là các chàng trực thăng thì như anh em một nhà , bởi trình độ, tuổi tác chênh nhau một hai mà thôi.
    Có nhiều anh tếu vườn nằm biệt đội suy nghỉ mới ngộ ra: -Ôi, Tao là Pilot tức là thắng tài xế, Cơ phi là thằng thơ máy, Áp tải là thằng lơ xe.. Có là cái “Trời “gì đâu ! Vậy mà mấy em vẫn khoái.

    Chuyện kể về phi hành đoàn thì hơi nhiều. Gặp mấy anh trực thăng chắc kể hoài không hết chuyện. Từ việc bị AK, phòng không bắn, đến việc rớt tàu trong rừng..cùng dắt díu nhau lội suối, vượt nguy. Anh Pilot Lê nầu kể:”-Tàu auto xuống bờ suối, tao bị ngất, thắng Tánh nó phóng lên giựt giây thoát hiểm kéo tao ra ngoài ..bửa đó nếu nó chậm chân là tụi VC nó tràn lên thịt tau rồi “
    Nhưng cũng có có anh vì một chút lợi ích riêng tư mà ra lệnh : -Tôi Tr/u lệnh cho hai anh CP, XT xuống khỏi tàu đề tôi cất cánh. Lúc đó mới thấy cái sai của một “con người” vì gia đình mà loại bỏ hai người đồng đội từng chiến đấu máu xương với mình. Người SQ đó bây giờ không biết ra sao, nhưng hai anh CP, XT ngày nào thì vẫn cơm ngày hai bửa. Tuy bị bỏ lại ở Đà Nẳng nhưng rồi các anh cũng về được Sài Gòn trước 30/4/75.

    Có anh lại tự cao tự đại hơn, lở vận ra nước ngoài rồi ân hận không nguôi.

    Ai không biết mấy chàng phi hành mà xuống đất làm việc là bị “I-náp”, thuộc thặng số, được bố trí giử nhiệm vụ " không phi hành". Ngày xưa khoảng năm 69, có “Ông trời con “ ở Biên Hòa bị I-náp, không còn được bay bổng mà vẫn mặc bộ đồ bay màu cam tươi rực rở, được ưu ái bố trí vào chức TMP huấn luyện, ông khệnh khạng đứng trước hàng trăm khóa sinh mà xỉ vã:’-Các anh là những con bò ghẻ lở của BTLKQ đưa xuống đây ..!!!”..

    Đó là vài nét của VN Airforce, còn Airlines phải tính ngược lại bởi nói đến VNAirlines là phải nói đến phái nữ.

    Tuy nói là chung một khối phi hành, nhưng mấy cô Tiếp viên hàng không thì quyền quí hơn nhiều. Ngay xưa Tiếp viên Air Việt Nam đều là những người đẹp. Những chàng Pilot cấp bậc cở một, hai bông thì chỉ đứng mà nhìn. Mỗi lần tàu đáp, nhìn các cô bước ra khỏi ga hàng không với khuôn mặt rạng rở. Phải nói, Tiếp viên hàng không trước 75 là khuôn mẩu của một cô gái đẹp Việt Nam.

    Còn hôm nay, không còn Airforce mà chỉ có Airlines . VN airlines vẫn có nhiều cô gái đẹp. Bởi trong danh sách tiếp viên hàng không vẫn có các Hoa hậu, Á hậu. Nhiều cô nói lưu loát hai, ba sinh ngử..Nhưng cái quan trọng là “mến khách “ thì chưa được đầy đủ cho lắm. Đặc biệt là thiếu hẳn một nụ cười.
    Lại thêm nhóm phục vu mặt đất, check in ticket thì cảm tính theo mùa. Vui cho qua, buồn ách lại, tiết kiệm từng câu nói với khách.
    Các anh nam trong buồng hành khách thì lại “thật thà” vô cùng, lúc nào cũng nghiêm nghị hầm hầm nét mặt, ra chừng ta đây là “xẹt cu ri ti”
    Nói là chê các anh chị Air Việt Nam, nhưng thật ra vẫn còn lịch sự hơn nhiều. Cứ đi máy bay Mỹ, Pháp, Đức mà xem. Đố mà tìm được cô “Ô-tét đờ le” nào dưới cái tuổi băm. Khô cứng, già ngắc, thô thiển..
    Tôi đã từng bị “lầm”khi nhìn say mê một cách thiện cảm về một cô ở quầy check in tại phi trường Bayern Munich. Cô còn trẻ, có một thân hình thật đẹp và một nét quyến rũ Tây phương. Nhưng khi làm việc với khách chưa bao giờ thấy cô nở nụ cười và chỉ biết độc hai chử “yes và no..” Ở Việt Nam ông bà ta thường nói đó là luật bù trừ của “Bà Mụ” đối với một người con gái. Hẳn nhiên bửa đó khi check in về Paris cô đã phán cho tôi một câu:-Ông đóng phí quá cước thì bay, không thì xin mời ông đứng sang bên để người khác tiếp tục..!
    Tưởng đã thoát nợ Air Đức, lại thêm cái nguyên tắc của Air France. Khi xếp hàng làm thủ tục về lại Sài gòn, đứng mỏi chân áng chừng hết 2 cây * ( cây gậy của người H’Mong đi rừng ), còn chừng chục mạng thì của sổ check in đóng lại cái cộp.-Closed , hết giờ !. Hai anh chị làm vé đứng dậy một cách tỉnh rụi xách túi dắt tay nhau ra về, bỏ chục mạng khách còn lại đứng như những con ngáo ộp. Lúc đó mới thấy tiếc :-Phải Việt Nam thì họ đã ráng làm cho hết rồi !

    ] Ông hàng xóm nhà tôi có lần cải cọ sao đó với một nữ tiếp viên , về nhà buồn tình văng miểng “-Ứ,ứ..thì giỏi lắm nó cũng là đứa bán vé, chạy bàn chứ có gì mà dử vậy…!”

    Air nội địa Mỹ thì ôi thôi quá nhiều hảng. Nhưng để tìm được một chiếc Air trên hai trăm chổ để bay thì hơi hiếm. Thêm cái nạn “Delay”, đến nổi tự lúc nào đã xuất hiện câu châm ngôn truyền miệng : “ Bay Air Mỹ mà không bị Delay mới là lạ..! “

    Anh bạn Tân ngố nhà tôi mặt ngố thêm ra khi nghe tôi kể về chuyến bay từ San Antonio qua Los Angeles theo lịch bay chỉ hơn 2 tiếng mà Air Blue lại cho tôi đi ngao du từ San Antonio đến Phoenix rồi thêm một sân bay lạ hoắc nào nữa mới về tới Los. Ngày đó khi đón được tôi , Tân ngố cười ngất:-Ừ thì tụi nó muốn cho mày đi du lịch vòng quanh nước Mỹ mà!
    Vòng đâu không thấy, chỉ thấy hai cái chân tôi lê lết qua ba cái “tẹt-mi-nô “ mất gần hai mươi bốn tiếng đồng hồ, và lúc đến Los thì đã “sổ đùi ”.

    Nhưng rồi một tuần sau , ông bạn ngố nhà tôi cùng gia đình đi ăn cưới ở Kansas tưởng cũng qua vài tiếng bay nhưng khi người gia đình đi đón thì mãi tới hai giờ khuya mới thấy một tiểu đội tàn binh thất thểu đi ra!. Lúc đó ông mới thấm thía với cái “airlines”.

    Việt Nam vào WTO, thêm vài hảng Air ra đời, có ông nhạc sỉ Việt kiều chơi ngông lập nguyên một hảng Air mới để cạnh tranh với Air Việt. Nhưng chỉ được vài tháng thì đổ nợ. Bây giờ không có tiền trả phải bị “huyền” hộ chiếu không cho xuất cảnh.

    Ở Việt Nam , Air Việt Nam giờ lại thuộc loại khá, bởi có Air cổ phần Jetstar , là hảng bay hợp tác với Úc nhưng lại theo phong cách Mỹ:- Vua Delay.
    Đây cũng là hảng Air duy nhất trên thế giới hù hè hành khách “phạt đến một triệu đồng “ khi khách nới vừa yên vị trên máy bay với một lý do thật đơn giản:- “ Không tắt điện thoại trên máy bay” …./.

    CAO NGUYÊN
    *Cây gậy đi rừng của người Thượng thường được vắt trên vai, đi khoảng một tiếng là đổi bên , hể mấy cây là tương đương mấy tiếng


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X