Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tượng Đài Tổ Quốc Không Gian - Vinh Danh Anh Hùng Không VNCH

Collapse
X

Tượng Đài Tổ Quốc Không Gian - Vinh Danh Anh Hùng Không VNCH

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tượng Đài Tổ Quốc Không Gian - Vinh Danh Anh Hùng Không VNCH


    Chân thành cám ơn quý Niên Trưởng trong Ban Điều Hành HQPD đã cho SVSQKQ có cơ hội đóng góp...
    Cánh Thép Channel

    Last edited by SVSQKQ; 03-23-2016, 03:45 PM.

  • #2
    Tượng Đài Tổ Quốc Không Gian (Hình Ảnh)



    Chúng tôi rất mong ước có được một TƯỢNG ĐÀI KHÔNG-QUÂN VNCH ở hải ngoại, trong tương lai, để tưởng niệm, vinh danh các chiến sĩ KQ/VNCH vị quốc vong thân hằng năm. Lưu lại hình ảnh lịch sử của các vị anh hùng của Tổ-Quốc Không-Gian. Một nơi, để các thế hệ trẻ Việt Nam hải ngoại quy tụ, tưởng nhớ và ghi ơn những người Chiến-sĩ Không-quân đã hy sinh cho tổ quốc Việt Nam Tự-do.
    Mỗi hội đoàn KQ/VNCH ở Hoa kỳ có thể sẽ bảo trợ, đảm trách công tác, đóng góp công sức gây quỹ, tìm kiếm tài chánh tạo dựng cho mỗi một bức tượng điêu khắc người chiến sĩ Không-quân. Mười hội-đoàn đóng góp sẽ hoàn thành 10 nhân vật không-quân điêu khắc của anh hùng Không-quân Tinh-Long Rực-Sáng. Hình ảnh tiêu biểu chung cho tất cả các cá nhân hoặc tập thể của các vị anh hùng Không-quân của KL/VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến-tranh Việt Nam
    Nếu Tập thể Không quân VNCH ở hải ngoại thực hiện được ước vọng Tượng đài Chiến-sĩ TINH-LONG RỰC-SÁNG nầy thì đẹp đẽ biết mấy! Rất Mong Lắm Thay!
    Last edited by SVSQKQ; 03-13-2015, 11:03 PM.

    Comment


    • #3
      Đài Kỷ Niệm Chinh Phục Không Gian

      Last edited by SVSQKQ; 07-25-2015, 08:30 PM.

      Comment


      • #4



        Việc xây dựng những bức tượng kỷ niệm khắp các điểm nổi bật ở thủ đô Sài Gòn đã được “Nội các Chiến tranh” của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thực hiện trên một quy mô lớn. An Dương Vương, thánh tổ Pháo binh, được đặt tại công trường Diên Hồng, trước Thượng viện, đường Bến Chương Dương. Phù Đổng Thiên Vương, thánh tổ Thiết giáp, nằm tại bùng binh Ngã 6 Sài Gòn. Trần nguyên Hãn, thánh tổ Truyền tin, tại bùng binh Quách Thị Trang, trước cửa chợ Bến Thành. Phan đình Phùng, thánh tổ Quân cụ, tọa lạc trước bưu điện Chợ Lớn. Trần Hưng Đạo, thánh tổ Hải Quân, tại công trường Mê-Linh…

        Bên cạnh những danh nhân lịch sử, các binh chủng còn có tượng đài kỷ niệm như tượng Thiên sứ Micae, thánh tổ binh chủng Nhảy Dù gần bệnh viện Sùng Chính, quận 5. Biệt Động Quân có tượng 3 người lính tại ngã sáu Lý Thái Tổ. “Tổ quốc Không gian” của Không quân trước mặt Tòa Đô Chánh và, đặc biệt hơn cả, là bức tượng TQLC trước Hạ viện.
        Last edited by SVSQKQ; 08-21-2016, 11:04 PM.

        Comment


        • #5
          SAIGON 1972 - Triển lãm vũ khí - Chân dung Anh hùng Mũ Đỏ, Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo

          SAIGON 1972 - Triển lãm vũ khí - Chân dung Anh hùng Mũ Đỏ, Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo và Anh hùng Không Quân Cố Đại Úy Trần Thế Vinh.




          Last edited by SVSQKQ; 03-24-2016, 01:54 AM.

          Comment


          • #6
            Anh-Hùng Trần-Thế-Vinh

            Vinh Thăng Những Cánh Chim Trời Trấn Giữ Không Gian
            Anh-Hùng Trần-Thế-Vinh
            Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi cùng cả nước ra sức ngăn chận cuộc xâm lăng của Bắc quân trên cả ba mặt trận chính Quảng Trị, Komtum và Bình Long, các đơn vị và chiến sĩ KQVNCH đã tạo được nhiều thành tích chói ngời cho quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa góp phần quan trọng trong những chiến công giữ vững miền Nam. Tuy nhiên trong năm này Không Quân VNCH cũng phải chịu nhiều mất mát và một trong những cái tang gây nhiều tiếc thương cho cả trong lẫn ngoài Quân Chủng là sự ra đi của ĐạI Úy Trần Thế Vinh Phi Đoàn 518 Phi Long trên vùng trời Quảng Trị.

            Đại úy Trần Thế Vinh sinh ngày 27-9-1946 tại Ninh Cường, Nam Định, Bắc Việt. Cùng gia đình di cư vào Nam năm 1954. Anh gia nhập Không Quân cuối năm 1964 khi đang theo học Đại học Luật Khoa.

            Sau khi mãn khóa hoa tiêu quan sát tại quân trường Nha Trang, Trần Thế Vinh được gửi theo học khóa phi công khu trục AD-6 tại Hoa Kỳ. Anh tốt nghiệp thủ khoa khi cùng học với nhiều phi công ngoại quốc khác. Được coi là một phi công “AS” sau các bậc đàn anh như Quốc, Chấn, Tế, Huề, Du . . . Về nước Trần Thế Vinh phục vụ tạI Phi Đoàn 518 Phi Long, bên cạnh những bậc đàn anh lừng danh qua những phi vụ Bắc phạt. Anh lần lượt mang cấp bậc Thiếu úy từ tháng 3 –1967, thăng Trung úy vào tháng 3-1969. Đại úy từ tháng 1-1972, giữ chức Phi tuần trưởng A-1 và từng được thưởng rất nhiều huy chương các loại, đáng kể nhất là những huy chương Anh Dũng và Phi Dũng Bội tinh các cấp cùng Chiến Thương Bội tinh.


            Khi chiến cuộc vùng Trị Thiên sôi động vì Bắc quân vượt vĩ tuyến mở cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng Trị. Ngày 01-4-1972 Phi đoàn 518 được biệt phái ra Sư Đoàn 1 KQ để trực tiếp yểm trợ cho các cánh quân vùng địa đầu giới tuyến, và ngay lập tức trần Thế Vinh hăng say tình nguyện tham dự tất cả các phi vụ không ngơi nghỉ bất kể thời tiết xấu như thế nào và phòng không địch đan kín bầu trời .

            Ngày 2-4-1972 Trần Thế Vinh thực hiện phi vụ đầu tiên tại vùng giới tuyến, hạ 5 chiến xa Bắc quân ở phía bắc Đông Hà, phi cơ của anh bị trúng đạn phòng không 12 ly 7 bên cánh trái nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn. Liên tiếp 3 ngày tiếp theo sau đó, ngày nào Đại úy Vinh cũng cất cánh bay và ngày nào cũng bắn hạ được xe tăng địch. Tổng cộng chỉ trong vòng 3 ngày 2, 3 và 4-7-1972 anh hạ tất cả 20 chiến xa Cộng quân, nhiều lần phi cơ bị trúng đạn phòng không nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn.

            Để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội, bộ Tư Lệnh KQ/VNCH đã phối hợp vớI Cục Tâm Lý Chiến thực hiện một chương trình truyền hình về các chiến công của quân chủng phát trên đài truỵền hình quốc gia tại Sài Gòn vào hai ngày 7 và 8-4-1972. Trong chương trình này Thiếu tá Lê Phước Hùng, phi đoàn trưởng PĐ 518 đã giới thiệu ĐạI úy Trần Thế Vinh là phi công anh dũng và xuất sắc nhất của đơn vị. Ông hứa với khán giả rằng trong tuần lễ kế tiếp sẽ đưa ĐạI úy Vinh về giới thiệu trực tiếp với công chúng. Trong khi mọi ngườI hân hoan và nóng lòng chờ đợi được thấy mặt viên phi công anh dũng một mình trong ba ngày liên tiếp bắn hạ 20 chiến xa CS Bắc Việt tại Quảng Trị thì bất ngờ sáng ngày 9-4 ĐạI úy Trần Thế Vinh gãy cánh trong khi thi hành phi vụ khẩn cấp giải vây cho căn cứ Phượng Hoàng lúc ấy do Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến phòng thủ đang bị Cộng quân vây chặt và tấn công dữ dội bằng pháo binh, chiến xa và bộ quân.

            Cùng Phi tuần viên Đại úy Phan Công Định, phi tuần trưởng Đại úy Trần Thế Vinh cất cánh rời phi trường Đà Nẵng vào lúc 8 giờ sáng Chủ nhật 9-4 trong lúc thời tiết rất xấu, trần mây rất thấp. Tầm nhìn xa không quá 50 mét khiến Đại úy Vinh đã quyết định áp dụng chiến thuật táo bạo là cả hai phi cơ bay rất thấp gần đến mục tiêu mới bốc lên cao và từ đó lách mây đâm xuống oanh kích để tạo yếu tố bất ngờ. Chiến thuật gan dạ nhưng đầy liều lĩnh này đã khiến địch quân không kịp trở tay và các chiến xa Cộng sản không thể tránh kịp phơi mình làm mục tiêu ăn bom và có 4 chiến xa trúng bom từ phi cơ của Đại úy Vinh ngay khi anh vừa đâm bổ xuống. Tuy nhiên vì xuống quá thấp, phi cơ của anh đã bị trúng đạn phòng không và bốc cháy không kịp bay ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đại úy Phan Công Định đã báo cáo phi cơ của Đại úy Vinh đâm xuống đất và không thấy có chiếc dù nào bay ra.

            Đại úy Trần Thế Vinh, Chim Thiêng đã bỏ trời xanh, bỏ người tình, bỏ bạn bè . . . Chim Thiêng đã về ngàn. . . Vinh đã anh dũng hy sinh đền nợ nước khi tuổi đời chưa tròn 26. Anh ra đi trong sự xúc động của cả nước, từ dân đến quân, cả trong lẫn ngoài quân chủng. Chiến tích một mình trong một tuần lễ hạ 21 chiến xa địch đã khiến anh trở nên một huyền thoại có thực của Không Lực VNCH. Ngay sau đó chân dung Đại úy Trần Thế Vinh xuất hiện trên những tấm bích chương cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân được trưng bày khắp mọi ngả đường trên toàn quốc. Chưa bao giờ hình ảnh và tên tuổi một phi công được nhắc đến với lòng tiếc thương yêu mến mãnh liệt như thế !

            Đại úy Trần Thế Vinh sống mãi trong Quân Sử hào hùng của Không Quân VNCH và Quân Lực VNCH !
            Last edited by SVSQKQ; 03-21-2016, 08:24 PM.

            Comment


            • #7
              Thiên Thần Mũ Đỏ Đại Tá Nguyễn Đình Bảo Người ở Lại Charlie




              NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE (TRẦN THIỆN THANH)
              Trong số những ca khúc viết về sự hy sinh của người lính đã nằm xuống để bảo vệ cho miền Nam VN (Việt Nam) khỏi rơi vào tay Cộng Sản thì “Người ở lại Charlie” của Trần Thiện Thanh (TTT) có lẽ là một trong những bài hát nổi tiếng nhất về loại này. Kể từ lúc Thanh Lan và Nhật Trường giới thiệu lần đầu tiên cho đến nay, hơn 40 năm đã trôi qua, mà vẫn còn có người nghe và hát lại bài hát này.
              Trong chương trình Video Asia 21 “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”( phát hành tháng 12 -1998), MC Việt Dzũng đã nói:
              “Anh đã ở lại cho một ngọn đồi có tên là Charlie. Charlie là một địa danh nằm trơ trọi giữa Tân Cảnh và Kon-Tum. Charlie chỉ được biết đến khi Tiểu đoàn 11 Dù đã chạm trán với những trận đánh "biển người" của địch quân. Những “thiên thần mũ đỏ” đã hứng những trận mưa pháo của giặc thù. Charlie được mọi người biết đến như một trận chiến gay go và tang tóc ngoài sức tưởng tượng của con người. Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo đã nằm xuống với Charlie. Anh đã trở thành bất tử qua ca khúc của TTT và anh cũng đã trở thành bất tử trong chiến sử của QLVNCH. Người đã ở lại cùng với Charlie, người đã ở lại cùng với quê hương mãi mãi. Chúng ta hãy nghe Duy Quang và Thanh Lan kể lại câu chuyện tình bất hủ của “Người ở lại Charlie”.
              Nhưng chúng ta là những người sanh sau đẻ muộn, lớn lên khi chiến tranh đã kết thúc từ lâu, giờ đây khi nghe lại bài hát này thì sẽ thắc mắc không biết “Charlie” là gì, tại sao mà kêu là “Charlie”? Còn “người ở lại” là ai và vì sao mà “ở lại”?. Hình như là trong bài hát đó không giải thích nhiều về việc này.
              Trần Thiện Thanh chỉ viết là “ Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành” . Đúng vậy, vào năm 1972 ở Việt Nam cái tên “Charlie” vẫn là xa lạ với tất cả mọi người dân trong cả nước. Vì “Charlie” chỉ là cái tên quân sự dùng khi liên lạc trên truyền tin vì sợ bên kia nghe lén. “Charlie” hoặc “C” hay “Cải Cách” là tên một ngọn đồi chién lược cao 1058 thước, cách quận Tân Cảnh 12 cây số và chỉ cách Thị xã Kon Tum ở phía nam vài chục cây số. (Kon Tum là một tỉnh cực bắc của Tây nguyên, miền Trung VN). Chung quanh Charlie là núi đồi trùng điệp, phía dưới là dòng sông Pô Kơ hiền hòa gần đường 14. Cách ngọn đồi này 50 km là đường mòn HCM, năm 1972 nó không còn là “đường mòn” từ bên Lào xuyên qua rừng thẵm nữa, mà là xa lộ “bypass” rộng thênh thang cho xe Molotova (như kiểu xe GMC) chạy từ Bắc vào chở bộ đội, súng đạn, nòng pháo bố trí chung quanh để tấn công vào ngọn đồi Charlie. Với 2 sư đoàn 320 (Thép) và Điện Biên cùng một Trung đoàn pháo tập trung bao vây để chiếm Charlie. Từ đây, bộ đội Miền Bắc sẽ tiến về chiếm Kon-Tum, Buôn Mê Thuộc và các tỉnh khác, quyết tâm kết thúc chiến tranh “Giải phóng” miền Nam năm 1972 này.
              Vậy mà ở Charlie chỉ có duy nhứt một Tiểu đoàn 11 Dù với vài trăm lính bảo vệ do Trung Tá Tiểu Đoàn trưởng là Nguyễn Đình Bảo chỉ huy. Với chiến thuật “Tiền pháo, hậu xung”, cộng quân từ chung quanh đã pháo kích hàng ngàn quả đạn đại bác 130 ly vào ngọn đồi này. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn Nhãy Dù đóng ở xa vài chục cây số, khi nhận được báo cáo kêu cứu, cũng không tin đó là sự thực, không tin là Bắc quân có đạn pháo 130 ly (tầm bắn 27 km, lần đầu tiên sử dụng ở chiến trường miền Nam) và họ đã nả mỗi lần hàng chục quả vào căn cứ Charlie nhỏ bé này suốt ngày.
              Sau khi nhận được tin cấp báo, pháo binh của Lữ Đoàn ở vùng phía bắc đã yễm trợ, bắn những quả pháo 75 ly và 105 ly vào cộng quân đang chuyển binh, nhưng không thấm vào đâu, (105 ly chỉ đi xa 10 km) vì họ đã lẫn tránh vào các khe núi chung quanh. Hàng ngàn cán binh trẻ từ miền Bắc đã bị nướng thiêu trong bom đạn (sinh Bắc tử Nam), nhưng họ vẫn mù quáng tiến lên bao vây ngọn đồi Charlie.
              Ngay ngày đầu tiên của trận đánh “biển người” này, cái hầm chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã lãnh trọn 1 trái đạn pháo 130 ly và ông đã chết ngay tại chổ, khi mảnh đạn ghim trúng ngay tim. Viên phó chỉ huy là Thiết Tá Lê Văn Mễ phải phân tán quân lính ra và tử thủ ở những giao thông hào chung quanh. Các máy bay của Không Quân được kêu gọi, cầu cứu đến để chở xác Trung Tá và các thương binh về căn cứ. Nhưng khi 3 chiếc máy bay đáp xuống thì bị bắn cháy tiêu luôn, vì không ngờ là địch quân quá mạnh và quá đông ở khắp vùng chung quanh. Bốn ngày trôi qua, với 96 giờ căng thẳng, những binh sĩ bị bao vây trên ngọn đồi Charlie này đã thức trắng đêm, cùng ngồi với cái xác chết của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo và các thương binh, tử sĩ nơi giao thông hào. Họ không ăn uống gì cả, chỉ nếm những giọt nước khô cạn từ bi-đông. Họ phơi lưng trần trụi dưới các cơn bão lửa đủ loại của cộng quân. Các toán quân bạn từ những ngọn đồi phía xa đã nhiều lần tiếp cứu, nhưng bị đánh bật ra, máy bay cũng không thể đến gần mà chỉ bay xa xa ném bom chung quanh. Chỉ còn một cách duy nhứt là mở đường máu thoát chạy chớ không thể ngồi đây chờ chết, trong khi đạn dược (vũ khí, thuốc men) sắp hết.
              Trong vòng 4 ngày qua, ngọn đồi Charlie nhỏ xíu này đã hứng hơn 2000 quả đạn pháo 130 ly (của Liên Xô viện trợ cho Bắc quân), hàng trăm binh sĩ phe ta đã chết. Phía bộ đội miền Bắc cũng đã nướng cả ngàn quân mà họ vẫn không hề nao núng. Cuối cùng thì Charlie đã bị mất và xác thân của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo quấn trong 3 lớp poncho (áo dù che mưa) đã bị bỏ lại Charlie, nằm trong giao thông hào, cùng chung với xác chết các đồng đội đã gục ngã chung quanh. Vài chục người lính “mở đường máu” chạy thoát được, sau khi đã vượt qua 20 cây số đường núi, đường rừng về kể lại câu chuyện này. Như vậy là sau 4 ngày đêm chiến đấu, ngọn đồi Charlie đã bị mất, cộng quân tràn ngập. Nhưng chuyện chưa hết, sau khi Tiểu đoàn Dù rút đi hết rồi, máy bay của Không Quân Việt-Mỹ, kể cả pháo đài bay B-52, mới bay tới Charlie trút bom đạn xuống tiêu diệt hết đám bộ đội CS đang vừa chiếm đóng ở đó. Thành ra, cái bi thảm khốc liệt và đau xót ở đây là xác chết của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo tuy đã gói trong 3 lớp vải dù poncho nằm lại ở giao thông hào mà cũng bị bom đạn của quân ta trút xuống cày nát xác thân ông. Charlie đã tan tành, chung quanh chỉ là khói tro quyện với thây người chết của cả hai bên. Thật là tàn khốc quá. Đúng là “Người đã ở lại Charlie”.
              Cố Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã nằm yên lại Charlie ngày 12 tháng 4 năm 1972 khi vừa đúng 35 tuổi. Rời Hà Nội vào Nam năm 18 tuổi thì ba năm sau, ông thi đậu Tú tài và tình nguyện gia nhập binh chủng Nhãy Dù sau khi tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Trong 14 năm ở lính, ông đã từng tham gia rất nhiều trận đánh lớn nhỏ từ khắp “4 vùng chiến thuật” từ trận Ấp Bắc, giải vây đồn Bổ Túc ở những năm 1960 mở đầu cho thời kỳ chiến tranh “giải phóng”, ông đã “trưởng thành trong khói lửa” và thoát chết nhiều lần. Từ trung đội trưởng Tiểu đoàn 8, ông qua tiểu đoàn 3, rồi làm Đại đội trưởng Tiểu đoàn 1, rồi tiểu đoàn 9. Tên tuổi ông đã gắn liền với nhiều trận đánh khốc liệt như: năm 1965 giải vây Đức Cơ, năm 1966 ở Cheo reo, Bồng Sơn. Năm 1967 hành quân khắp vùng Thừa Thiên, Quảng Trị, từ sông Hương ra tới Phá Tam Giang, đèo Ba Giốc. Sau Tết mậu Thân 1968 thì về vùng đồng Ông Cộ, Hóc Môn, Bà Điểm. Sau đó là Tống Lê Chân, Kà Tum, sông Vàm Cỏ, Khe Sanh, Hạ Lào. Từ tháng 5 năm 1971 ông về nắm chức Tiểu Đoàn trưởng 11 của binh chủng Dù cho đến lúc cuối ở Charlie. Nếu còn sống, có lẽ ông đã lên cấp Tướng, nhưng sau khi tử trận ông được thăng một cấp lên là Đại Tá.Trong thời chinh chiến, người ta thường nói “Một là xanh cỏ , hai là đỏ ngực” có nghĩa là nếu chết thì được chôn cất đàng hoàng, hoặc chiến thắng ở mặt trận thì được mang huân chương màu đỏ trên ngực áo. Nhưng trường hợp cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo ở đây, thì ông đã nát thân nơi Charlie mà không có được cả một nấm mồ xanh cỏ cho ông.
              Ngay trên đầu bản nhạc “ Người ở lại Charlie” Trần Thiện Thanh đã viết trang trọng như sau :
              “Tiếc thương ca cho Nguyễn Đình Bảo, người ở lại Charlie”
              Bài hát viết theo điệu Slow Rock (tiếc nhớ) mở đầu bằng một khúc dạo nhạc không lời, như tiếng kêu thương ray rức :
              Anh! Anh ! Hỡi anh ở lại Charlie
              Anh! Anh ! Hỡi anh giã từ vũ khí
              “Vâng, chính anh là ngôi sao mới
              Một lần này chợt sáng trưng,
              Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng”
              TTT đã ví Trung Tá Nguyễn Đình Bảo là một ngôi sao sáng trên trời chợt bừng lên rồi vụt tắt, là một cánh dù , vì ông thuộc binh chủng Nhảy Dù, mà loại vải dù này được đan bằng nổi tiếc thương, và cũng cánh dù này đã bao bọc xác thân ông khi ông chết ở Charlie (mà không có quan tài chôn cất đàng hoàng) .
              Và tại sao nhạc sĩ TTT lại viết ?
              “Vâng, chính anh là loài chim quý
              Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý
              Một lần gãy cánh bay
              Người để cho người nước mắt trên tay”
              Ở đây TTT muốn nói là con chim Đại Bàng là loài chim có cánh lớn bay qua được đại dương, nhưng chữ “Đại Bàng” cũng là cái bí danh của vị chỉ huy trưởng Nguyẽn Đình Bảo khi ông dùng để nói chuyện qua hệ thống đìện đài truyền tin. Ông còn bí danh khác là “Anh Năm” hoặc “008” (tiểu đoàn trưởng) .
              TTT cũng đã kể lại một số địa danh ở miền Trung mà ông Nguyễn Đình Bảo đã tham gia các trận đánh như sau:
              “Ngày anh đi, anh đi từ tổ ấm , anh ơi !
              Địa danh nào thiếu dấu chân anh …?
              “Tou-mơ-rong, Dak-to (ôi Đam-be, Đức Cơ), Krek, Snoul
              …trưa Khe-Sanh gió mù, đêm Hạ Lào thức sâu,
              Anh, cũng anh vừa ở lại một mình,
              Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành”
              Và ở câu hát sau:
              Đợi anh về,
              chỉ còn trơ vầng trán đứa bé thơ (với) tấm khăn sô
              bơ vơ, người goá phụ cầu được sống trong mơ …”
              Thật là đau đớn, vì ở nhà ông còn đứa con trai vừa được 7 tuổi tên là Tường vẫn chưa hiểu được sự mất mát to lớn khi có người lính vượt thoát được từ Charlie, ghé qua nhà báo hung tin. Đứa trẻ vẫn mong đợi người cha trở về mặc dù em đã được quàng trên trán mãnh khăn tang màu trắng (khăn sô).
              Nhật Trường ca tiếp :
              “Anh! nhớ anh trời làm cơn “bão”
              Anh, tiếc anh chiều rừng thay áo
              Ôi, vết đau nào đưa anh đến, ngàn đời của nhớ thương
              Hỡi “Bức chân dung trên công viên buồn”?
              Ở đây tác giả muốn chơi chữ đồng âm vì chữ “Bão” thì đồng âm với “Bảo” là tên của người lính Nguyễn Đình Bảo, nên khi nhớ đến người anh hùng này thì trời sẽ làm bão = Bảo. Nếu nghe lời ca thì ít ai để ý, nhưng nếu bạn có bản nhạc này trong tay thì sẽ thấy TTT viết chữ “bão” trong ngoặc kép như trên. Còn ở trong rừng buổi chiều thì trời tối, màu lá xanh sẽ chuyển sang đen, như là cánh rừng thay áo tang màu đen để thương tiếc cho anh. Riêng ở thành phố thì chính phủ làm lễ truy điệu, thăng cấp Đại Tá cho người anh hùng này và cho vẽ bức chân dung to lớn của ông treo ở công viên. Buồn thật là buồn, ai có đi ngang qua đó, xin vẫy tay chào ông một lần sau chót.
              “Xin một lần thôi, một lần thôi
              Vẫy tay tạ từ Charlie,
              “ Xin một lần nữa, một lần nữa
              Vẫy tay chào buồn anh đi …”
              Tóm lại, Charlie chỉ là cái tên gọi một ngọn đồi nhỏ xíu giữa núi đồi trùng điệp của Tây Nguyên và trận đánh ở đây trong vòng có 4 ngày đã xóa tên căn cứ này, cũng như đây chỉ là một trận nhỏ trong số hàng ngàn trận đánh của hai mươi năm Chiến Tranh Việt Nam. Nhưng nếu không có những người như Nguyễn Đình Bảo bỏ xác nơi đây để ngăn cản bước tiến quân như vũ bảo của Bắc Quân với các vũ khí tối tân, thì miền nam Tự Do không thể cầm cự được cho tới 1975 mới tan hàng ? Nếu không có bài hát này của TTT thì cũng không còn ai nhớ đến những người đã nằm lại Charlie như Nguyễn Đình Bảo và bè bạn của ông.
              Ở chương trình Asia 50 để vinh danh nhạc sĩ TTT, bài hát này lại được Trung Tâm Asia dàn dựng lại một lần nữa qua hai tiếng hát Lâm Nhật Tiến và Lâm Thúy Vân. Trong khi chờ đợi DVD phát hành vào ngày 15 tháng Tư năm 2006 này, ta hãy đọc đoạn văn sau đây của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam kể về bài hát này:
              “Vào thời điểm Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã đánh một trận khốc liệt, cũng lẫy lừng nhất trong quân sử VNCH, tuy nhiên đơn vị thiện chiến mệnh danh là Song Kiếm Trấn Ải này đã bị thương vong hơn bốn trăm chiến binh, cùng để lại nơi đồi Charlie xác thân người anh cả của tiểu đoàn: Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo. Và ca khúc đã thành hình với tiếng lời vang dội núi sông, thăm thẳm trong lòng người hơn ba-mươi năm qua, hiện vẫn còn tác động mạnh mẽ người nghe (trong cũng như ngoài nước).
              Nhạc cảnh Người Ở Lại Charlie trên sâu khấu Hý Viện Mirada chiều ngày 18 tháng Hai, 2006 có thể nói là tiết mục trình diễn thành công nhất về phương diện kỹ thuật và nghệ thuật của ba-mươi năm sinh hoạt sân khấu của cộng đồng Người Việt nơi hải ngoại.. Tập thể nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu lẫn đông đảo khối khán thính giả đồng hòa nhập vào tận sâu đáy thẳm của bi kịch - Bi kịch không riêng đối với những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù, qua lần đi khuất của Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo – Nhưng cũng là bi kịch của mỗi thân phận Người Miền Nam hiện thực qua hy sinh xả kỷ của Người Lính, sự chịu đựng âm thầm của Người Vợ-Đứa Con Người Lính. Và hôm nay ba-mươi mốt năm sau ngày mất quê hương, Nỗi Đau kia hằng mới vì Nỗi Đau Luôn Là Nỗi Đau Chung. Nhạc cảnh càng thêm cường độ xúc động với sự có mặt của Mỹ Lan, Trần Thiện Anh Chí – Những dấu tích miên viễn của Tình Yêu trong đời sống trần thế giới hạn của nhân sinh.”
              Last edited by SVSQKQ; 09-15-2017, 03:12 AM.

              Comment


              • #8
                Người ở lại Charlie _ (Trần Thiện Thanh sáng tác năm 1972)

                [MYOUTUBE]qw2UlA4ZIj4[/MYOUTUBE]

                Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
                Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí
                Vâng, chính anh là ngôi sao mới
                Một lần này chợt sáng trưng
                Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng
                Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
                Anh! Vâng, chính anh là loài chim quý
                Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý
                Một lần dậy cánh bay
                Người để cho người nước mắt trên tay
                ĐK:
                Ngày anh đi, anh đi
                Anh đi từ tổ ấm
                Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh ?
                Đợi anh về
                Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ,
                tấm khăn sô bơ vơ
                Người góa phụ cầu được sống trong mơ
                Toumorong, Dakto, Krek, Snoul
                Ôi Dambe, Đức Cơ, Krek, Snoul
                Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu
                Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình,
                vừa ở lại một mình
                Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.
                Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão
                Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo
                Ôi! Vết đau nào đưa anh đến
                Ngàn đời của nhớ thương
                Hỡi bức chân dung trên công viên buồn
                Xin một lần thôi, một lần thôi
                Vẫy tay tạ từ Charlie (2)
                Xin một lần nữa, một lần nữa
                Vẫy tay chào buồn anh đi (2)
                ĐK:
                Ngàn đời của nhớ thương
                Gởi bức chân dung trên công viên buồn
                Last edited by SVSQKQ; 09-09-2017, 05:50 PM.

                Comment


                • #9
                  Biểu Tình Phản Đối Liên Hiệp Với CS Trước Tượng Đài Tổ Quốc Không Gian

                  Người Công giáo tị nạn Bắc Việt biểu tình phản đối việc liên hiệp với cộng sản (5-11-1972)
                  Last edited by SVSQKQ; 05-19-2016, 12:33 AM.

                  Comment


                  • #10
                    Tượng Đài Tổ Quốc Không Gian

                    Comment


                    • #11
                      Anh Hùng Trần Thế Vinh

                      [MYOUTUBE]QZ3t1ByBwC8[/MYOUTUBE]

                      Comment


                      • #12
                        SVSQ/KQ Viếng Thăm Tượng Đài Tổ Quốc Không Gian

                        Comment


                        • #13
                          Tượng Đài Tổ Quốc Không Gian ở Đà Nẵng ...



                          Comment


                          • #14


                            Người đang qùy xuống để gắn lon là Trần Thế Vinh. Sau này là anh hùng diệt tăng csBV.

                            Comment


                            • #15

                              Comment



                              Hội Quán Phi Dũng ©
                              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                              website hit counter

                              Working...
                              X