Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Văn Hoá - Thiennga7A

Collapse
X

Văn Hoá - Thiennga7A

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    CHIM CÔ CÓ “Ê” KHÔNG?

    Hôm nay, xã đội nhận một đoàn chị em hộ lý, từ miền Bắc tăng viện cho chiến trường. Mà ông hai già xã đội trưởng đang thay mặt tiếp nhận.

    Ông Hai già, văn hóa mới qua lớp hai bổ túc, rị mọ đọc và đánh vần họ tên của các chị em. Ôi, NGUYỄN THỊ HOA, LÊ THỊ HỢI, TRẦN THỊ TUẤT, những cái tên bình dân, dễ đọc, dễ nhớ quá chừng. Tự nhiên lọt vô một cái tên khó đọc muốn chết, mẹ nó , mình đã dốt, gặp thằng cha viết cái tên này chắc còn dốt hơn, chữ gì xấu thấy mẹ, như gà bươi, rặn hoài chưa ra được, VŨ THỊ CHIÊM hay là VŨ THỊ CHIM

    Ông Hai già dở cái kiếng ra, hấp háy mắt, nhướng nhướng mấy cái, hắng giọng hỏi: “ Vũ thị Chiêm đâu?” – “Dạ, em đây, thủ trưởng!”

    Ông Hai già nhướng mắt hỏi lớn: “ Chim cô có ê hông?”

    Vũ Thị Chim tái mặt, chết mẹ, thằng cha này ghê thật! Bệnh riêng của mình giấu kín lâu nay, mấy con bạn thân còn chưa biết mà sao thằng già này mới nhìn mặt mình mà biết nhỉ! Lạ thật! Lạ thật!

    “Sao, chim của cô có ê hông?”

    -“Dạ, báo cáo thủ trưởng, thủ trưởng hỏi thế thì em xin báo cáo thật ạ! Chim của em bình thường, những ngày nắng ráo hanh hao thì nó cũng bình thường ạ! Nhưng mùa rét, hay những hôm trở trời, lạnh một tý thì quả tình nó có hơi ê ê ạ!”

    Comment


    • #17
      Huế-Saigon-Hà Nội

      Ngày còn trẻ, anh em mình chắc có nghe bài “Huế-Saigon-Hà Nội” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, Có lẽ những thanh niên đang suy tư, dằn vặt về “ mệnh nước nổi trôi” đều bị cuốn hút bởi những ca từ mượt mà trong điệu nhạc dồn dập

      : “Đường đi đến những nơi lao tù, ngày mai sẽ xây trường, hay họp chợ. Dân ta về cày bừa đủ áo cơm no”

      Đang thời chiến tranh khốc liệt, mà tưởng tượng đến một lúc nào đó, không còn nhà tù, anh em ta buông bỏ vũ khí, về quê hương, tự do cày bừa, làm ra lúa gạo, ấm no hạnh phúc, ôi còn gì bằng.

      [I] : “Hãy xóa hết dấu tích buồn xưa, ngày mai đây những con đường Nam Bắc nở hoa….Lòng không biên giới. Anh em ơi! Lắng nghe tình nhau. Ngày vui lớn sẽ qua trăm cầu. Mẹ dâng miếng cau, rồi dâng ngọn trầu. Cho hai miền trùng phùng, lòng thấy nao nao.” “Ngày Nam đêm Bắc tình chan trong mắt. Sẽ thấy trăm bình minh ngọt ngào.”[/I]

      Nhân dân hai miền cùng nhau xóa hết những hận thù, trong nhau không còn biên giới, chung tay đi trên những con đường nở đầy hoa. Mẹ Việt Nam dâng trầu cau, cho hai miền trùng phùng, một cuộc trùng phùng có trầu, có cau, biểu tượng của lễ nghi, của hôn phối, của hòa hợp,. Ôi sự “trùng phùng” của hai miền đượm tình dân tộc, đầy đủ lễ nghi, nghĩa tình. Và mượt mà hơn nữa, toàn dân “sẽ thấy trăm bình minh ngọt ngào”….

      Ôi, Vậy đó, Anh em mình đã vỡ mộng khi đối diện với một sự thực đau buồn.

      Ở đó không có “xóa hết dấu tích buồn xưa”, mà là luôn luôn nghe nhắc đi nhắc lại, năm này năm khác những mâu thuẫn, hận thù giữa hai miền. Tội ác của “ mỹ ngụy” luôn luôn được diễn tả, thêu dệt, đến nỗi hiện nay khi nói đến chế độ cũ, giới trẻ tưởng tượng ngay những gương mặt hung ác , dữ tợn, không có tính người.

      Ở đó không có “Lắng nghe tình nhau”, mà chỉ có một bên kể tội; và bên kia chỉ được quyền gục đầu nghe, không được cãi.

      Ở đó không có : “Mẹ dâng miếng cau, rồi dâng ngọn trầu. Cho hai miền trùng phùng” mà chỉ có những bà mẹ già lưng còng thêm, tóc bạc thêm, cố kiếm thêm chút gạo, chút quần áo, cho đàn con “đi học cải tạo” ở những địa danh lạ lẫm, xa xôi.

      Ở đó làm gì có “ lòng thấy nao nao”, làm gì có “ trăm bình minh ngọt ngào” , mà thay vào đó là hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn bình minh tủi nhục, đắng cay.


      Ôi Huế-Saigon-Hà Nội, “Quê hương ơi sao vẫn còn xa, Huế-Saigon-Hà Nội, bao nhiêu năm sao vẫn thờ ơ!”


      Comment


      • #18
        Châu Ký khuyên vua

        Thời Chiến Quốc, Châu Ký là vị gián quan, người cao 8 thước, dáng hình diện mạo ung dung thư thái, thầm cho mình đẹp,nghe đồn ở Bắc Thành có Từ Công cũng là người nổi tiếng điển trai…

        Một hôm, Châu Ký soi gương, hỏi vợ:” Ta với Từ Công, ai đẹp hơn?” Vợ đáp:” Mình rất đẹp! Từ Công sao có thể sánh được với mình!”

        Châu Ký chưa tin, lại hỏi người thiếp:” Theo ý nàng, ta với Từ Công, ai đẹp hơn?” Người thiếp thưa:” Ngài đẹp hơn, Từ Công sao có thể sánh được với ngài!”

        Một hôm, tiếp khách, Châu Ký hỏi: “Ông thấy tôi với Từ Công, ai đẹp?” Vị khách đáp: “Từ Công sao đẹp bằng ông được!”

        Ít lâu sau, có dịp tình cờ gặp Từ Công. Châu Ký thấy tự mình không đẹp bằng ông ta. Ngắm nghía vào gương soi, quả rõ ràng mình còn rất kém.

        Hôm sau vào triều gặp Tề Uy Vương, thưa rằng:” Kẻ hạ thần rõ ràng không đẹp bằng Từ Công, vậy mà vợ thần do yêu quý thần, nàng thiếp do sợ thần, người môn khách do cầu cạnh thần, nên cả 3 đều khen thần đẹp hơn họ Từ.”

        “Nay Bệ Hạ, ngồi trên ngôi cao, dân ai không sợ oai Bệ hạ, bề tôi ai không cầu cạnh Bệ hạ, thần e rằng Bệ hạ bị bưng tai bịt mắt nhiều chăng? sớm tối lời xu nịnh không ngớt chăng?” Tề Uy Vương suy nghĩ hồi lâu.

        Ngày sau, vua lệnh cho toàn dân, từ nay, ai nêu lên được những sai lầm của vua, ai dâng thư can gián vua , ai chỉ ra cách trị nước ngay nơi chợ búa, sẽ được trọng thưởng…!

        Lệnh vừa ban xuống, bá tánh lũ lượt đến trước bệ rồng, tấu trình lên vua những điều nên tránh, những việc cần làm. Chỉ trong vài tháng đất nước ổn định,chỉ trong vài năm trong thôn xã đầy tiếng hoan ca, ngoài đồng ruộng lúa vàng trải khắp.

        Các nước Triệu, Yên, Hàn Ngụy thảy đều ngưỡng phục.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi khongquan2 View Post
          35 - Sao bảo nó không đến
          36 - Sao bảo nó đến không
          37 - Sao nó bảo không đến
          38 - Sao nó đến không bảo
          39 - Sao không bảo nó đến
          40 - Sao không đến bảo nó
          41 - Sao đến không bảo nó
          42 - Sao đến nó bảo không
          43 - Không sao bảo nó đến
          44 - Không sao bảo đến nó
          45 - Không bảo nó đến sao
          46 - Không bảo sao nó đến
          47 - Nó không bảo sao đến
          48 - Nó sao ? bảo đến không..
          49 - Không bảo nó sao đến
          50 - Không, nó bảo sao đến
          51 - Không sao, nó bảo đến
          52 - Không sao đến nó bảo
          Last edited by nguyenphuong; 10-03-2013, 05:28 AM.

          Comment


          • #20
            [I]Châu Kỳ cục khuyên dzua

            Thời “Hậu” Chiến Quốc, Châu Kỳ cục là hậu duệ nhiều đời của gián quan Châu Ký, hiện là “gian” quan –không phải gián-của Tề Ủy Vương, cháu nhiều đời của Tề Uy Vương.

            Châu Kỳ cục vốn dốt nát, lại lười, nhưng giỏi chạy chọt, đã có mấy bằng Tiến sĩ các loại. Nghe ở Nam phương có Tử Công giỏi giang…

            Một hôm hỏi vợ:” Ta và Tử Công, ai giỏi hơn?” Vợ đáp:” Mình giỏi lắm! Tử Công sao có thể sánh được với mình!”


            Châu Ký chưa tin, lại hỏi người thiếp:” Theo ý nàng, ta với Tử Công, ai giỏi hơn?” Người thiếp thưa:” Ngài giỏi hơn, Từ Công sao có thể sánh được với ngài!”

            Một hôm, tiếp khách, Châu Ký hỏi: “Ông thấy tôi với Tử Công, ai giỏi?” Vị khách đáp: “Từ Công sao giỏi bằng ông được!”

            Ít lâu sau, có dịp gặp Tử Công. Châu Ký thấy kiến thức mình không bằng ông ta.

            Hôm sau vào triều gặp Tề Ủy Vương, thưa rằng:” Kẻ hạ thần rõ ràng không giỏi bằng Tử Công, vậy mà vợ thần do yêu quý thần, nàng thiếp do sợ thần, người môn khách do cầu cạnh thần, nên cả 3 đều khen thần giỏi hơn họ Tử.”
            “Nay Bệ Hạ, ngồi trên ngôi cao, dân ai không sợ oai Bệ hạ, bề tôi ai không cầu cạnh Bệ hạ, so với hạ thần uy thế gấp vạn lần, sao bệ hạ không nghĩ kế lâu dài.” Tề Ủy Vương suy nghĩ hồi lâu.

            Ngày sau, vua lệnh: Trong triều, ngoài nội, ai dám nêu những sai lầm của vua, ai dám dâng thư can gián vua, ai giữa nơi chợ búa dám bày cách cai trị đất nước, sẽ bị nghiêm trị…! Nặng thì tru di tam tộc, bảy đời con cháu không ngóc đầu, nhẹ thì “học tập” không biết ngày về.

            Lệnh vừa ban xuống, bá quan lũ lượt trốn tránh bệ rồng, bá tánh tìm đường trốn ra xứ khác, chỉ còn cột đèn trơ trọi. Người người nhìn nhau ngờ vực , nơi nơi chỉ còn những lời dua nịnh, khen ngợi vua quan” tài tình ưu việt”. Chỉ trong vài tháng đất nước “ổn định”, không có lời chỉ trích gièm pha. Chỉ trong vài năm, trong thôn xã bặt tiếng hoan ca, ngoài đồng ruộng cỏ hoang tràn ngập. Dân tình nhiều nơi đã phải ăn khoai củ thay cơm.

            Các nước Triệu, Yên, Hàn Ngụy thảy đều hoảng sợ.
            [/I]

            Comment



            Hội Quán Phi Dũng ©
            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




            website hit counter

            Working...
            X