Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thư gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Collapse
X

Thư gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Thư số 25 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

    Thư số 25 gởi
    Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
    ******
    Phạm Bá Hoa


    Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
    Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.


    Nội dung thư này, tôi giúp Các Anh nhận ra chân dung cố Đại Tướng Võ Nguyên Giáp của Các Anh từ một nét nhìn khác. Tôi nghĩ, từ nét nhìn đó sẽ giúp Các Anh phải suy nghĩ về vị Tướng mà khi ông chết đã tạo nên những cảm nghĩ khác nhau về ông ấy. Cố Đại Tướng Các Anh, nhìn từ góc cạnh lịch sử là vị Tướng có công hay có tội với Tổ Quốc Nhân Dân?

    Thứ nhất. Thân thế ông Võ Nguyên Giáp.

    Ông Võ Nguyên Giáp chào đời ngày 25/8/1911 tại Quảng Bình, trong gia đình nghèo. Học xong lớp 3 trường làng An Xá, ông Giáp học tiếp tại trường Đồng Hới, tỉnh lỵ Quảng Bình. Tốt nghiệp bậc sơ đẳng tiểu học. Năm 1925, vào trường quốc học Huế. Năm 1927, học sinh trường Quốc học Huế có cuộc bãi khóa, Nguyễn Chí Diểu bị đuổi học vì tội tổ chức. Ọng Giáp cùng với Nguyễn Khoa Văn, tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa từ trường quốc học Huế lan rộng đến các trường ở Huế, trở thành cuộc tổng bãi khóa. Kết quả là ông Giáp bị bắt và bị đuổi học. Ông trở về quê.
    Ít lâu sau, Nguyễn Chí Diểu đến làng An Xá tìm Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số tài liệu của “Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội” ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của ông Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh). Đọc xong, ông Giáp nói: "Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho tôi một lòng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật". Đó là sợi giây đầu tiên nối liền Võ Nguyên Giáp với Hồ Chí Minh.
    Năm 1928, ông Võ Nguyên Giáp vào Huế làm báo và hoạt động chính trị. Năm 1930, vì liên quan đến sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt. Cuối năm 1931, nhờ Hội Hồng Thập Tự của Pháp can thiệp, ông được tự do, nhưng không được ở Huế. Ông Giáp ra Hà Nội, vào học trường Albert Sarraut. Sau đó, ông vào đại học với khoa Kinh Tế Chính Trị, nhưng vì tham gia hoạt động chính trị nên bỏ học. Trong khoảng thời gian 1936-1939, ông Giáp thành lập “Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương”, cùng lúc giữ chức “Chủ Tịch Ủy Ban Báo Chí Bắc Kỳ” trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia báo tiếng Pháp Notre Voix (Tiếng Nói Của Chúng Ta), Le Travail (Lao Động), biên tập báo Tin Tức, và báo Dân Chúng. Từ năm 1939, ông dạy môn lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội.


    Thứ hai. Ông Võ Nguyên Giáp trong chiến tranh 1945-1954.

    Tháng 5/1940, ông Giáp với bí danh Dương Hoài Nam, cùng ông Phạm Văn Đồng, trốn sang Trung Hoa tìm gặp ông Hồ Chí Minh. Chẳng bao lâu sau đó, lẽ ra ông học quân sự tại căn cứ Diên An của Trung Cộng, thì ông Hồ bảo ông chuẩn bị về Việt Nam vì tình hình thế giới đang thuận lợi. Ông Giáp vào đảng cộng sản cuối năm 1940, và hoạt động trong “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội”, gọi tắt là “Việt Minh”. Đầu năm 1941, ông theo ông Hồ về Cao Bằng, ẩn trong hang Pắc Bó. Tháng 12/1944, theo lệnh ông Hồ, Võ Nguyên Giáp thành lập đội “Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân” với quân số 34 người, tiền thân của quân đội Nhân nhân dân Việt Nam ngày nay. Tháng 8/1945, ông Giáp trở thành Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương, rồi Ủy Viên Thường Vụ Trung Ương. Cũng thời gian này, khai sinh tên nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”, ông Giáp lần lượt giữ chức Bộ Trưởng Nội Vụ, rồi Bộ Trưởng Quốc Phòng, và Tổng Chỉ Huy Quân Đội, kể cả Dân Quân. Ông Giáp còn là Đại Biểu Quốc Hội từ khóa 1 đến khóa 6.
    Về phần “bác” Các Anh. Dưới tên Nguyễn Ái Quốc, ông Hồ đã dự đại hội “Quốc Tế Cộng Sản” lần thứ 4 năm 1923, và lần thứ 5 năm 1924 tại Liên Xô. Trong đại hội, “bác” Các Anh được cử làm “Ủy Viên Ban Phương Đông”. Năm 1930, theo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản, ông Hồ thành lập “Đảng Cộng Sản Đông Dương”, tiền thân của đảng cộng sản Việt Nam ngày nay. Theo tài liệu trong Wikipedia, “bác” Các Anh kết hợp tư tưởng cộng sản của Karl Marx & Friedrich Engels với tư tưởng của Lenin vào chủ trương cuộc cách mạng vô sản tại Việt Nam trong mục đích cuối cùng là lực lượng vô sản thống trị thế giới. (ông Karl Marx và ông Engels ra bản Tuyên Ngôn Cộng Sản ngày 21/2/1848).

    Năm 1952, để thực hiện cuộc cách mạng vô sản đó, “bác” Các Anh viết 2 thư gởi cho lãnh đạo Quốc Tế Cộng Sản là ông Stalin.
    Thư số 1 đề ngày 30/12/1952 với nội dung xin thuốc kí-ninh và súng đạn.
    Thư số 2 đề ngày 31/12/1952 với nội dung ngắn gọn như sau: “Xin gửi Ngài chương trình “Cải Cách Ruộng Đất” của đảng Lao Động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi, với sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi và Văn Sha San. Đề nghị Ngài xem xét và cho chỉ dẫn” (kèm theo thư là chương trình Cải Cách Ruộng Đất).
    Các Anh thấy sự kiện thật rõ ràng và chắc chắn, là “bác” Các Anh và lần lượt là những nhóm lãnh đạo trong Bộ Chính Trị, liên tục thi hành lệnh của cộng sản quốc tế. Nếu Các Anh hỏi tôi “lệnh đó là lệnh gì?” thì tôi sẽ trả lời Các Anh cũng rõ ràng và chắc chắn vào cuối cuộc chiến 1960-1975, vì đó là mục đích mà tôi viết thư số 25 này.
    Ngày 19/12/1946, chiến tranh giữa thực dân Pháp với Việt Minh cộng sản bùng nổ. Ông Võ Nguyên Giáp với chức vụ Tổng Chỉ Huy và Tổng Chính Ủy -đứng đầu quân sự với chính trị- và từ năm 1949 là Tổng Tư Lệnh Quân Đội kiêm Bí Thư Tổng Quân Ủy. Ông Võ Nguyên Giáp không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, cũng không trải qua các cấp bậc từ thấp lên cao, nhưng với Sắc Lệnh số 110 ngày 20/1/1948, ông trở thành Đại Tướng của “quân đội nhân dân” khi ông 37 tuổi. Cùng đợt “trở thành” cấp tướng với ông Giáp, cấp Trung Tướng có: Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, và Trần Tử Bình.
    Trong dịp trả lời phóng viên ngoại quốc sau đó, Đại Tướng Giáp nói: “Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nếu đánh (trận) thắng đại tá thì phong cấp Đại Tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong cấp Thiếu Tướng, đánh thắng trung tướng thì phong cấp Trung Tướng, đánh thắng đại tướng thì phong cấp Đại Tướng”.
    Các Anh có buồn cười không vậy? Tư tưởng “bác” Các Anh thật lạ lùng, nếu không nói là quái đản. Cứ đánh trận mà chiến thắng, thì căn cứ vào cấp bậc của cấp chỉ huy thực dân Pháp thua trận mà thăng cấp tương đương.
    Ông Võ Nguyên Giáp chủ trương kết hợp tư tưởng quân sự của “bác” Các Anh với lý luận quân sự Mác-Lênin, lấy ít đánh nhiều. Trong 9 năm đánh Pháp (1945-1954), phái đoàn quân sự Trung Cộng gồm 30.000 cán bộ sang huấn luyện quân đội dưới quyền ông Giáp.


    Điện Biên Phủ cách Hà Nội khoảng 300 cây số, dài 15 cây số và rộng 5 cây số, với sông Nậm Rồm giữa khu lòng chảo phì nhiêu đối với người Thái. Một sân bay nhỏ do quân đội Nhật xây cất năm 1944 (?) dọc theo sông Nậm Rốm. Rừng già và núi cao bao quanh, khống chế khu lòng chảo.
    Ngày 2/11/1953, Tướng Navarre, Tổng Tư Lệnh quân viễn chinh Pháp, được lệnh thành lập căn cứ chiến lược khu lòng chảo Điện Biên Phủ, để án ngữ trục giao thông liên lạc của quân Việt Minh cộng sản trong vùng Thượng Lào với tây bắc Hà Nội. Ngày 20/11/1953, Trung Đoàn 1 Nhẩy Dù chiếm xong khu lòng chảo, với tổn thất không đáng kể. Vài ngày sau đó, được tăng cường 6 Tiểu Đoàn Nhẩy Dù nữa, và tính đến ngày 15/12/1953, căn cứ này có 11 Tiểu Đoàn Dù phòng thủ.
    Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, sử dụng 15 trung Đoàn gồm Bộ Binh, Công Binh, Pháo Binh, và Cao Xạ tấn công Điện Biên Phủ, do 12.000 quân trú phòng dưới quyền chỉ huy của Đại Tá De Castries. Ít lâu sau, ông thăng cấp Thiếu Tướng. Chiến trường này với những trận đẫm máu!
    Năm 1954. Điện Biên Phủ bị tấn công từ ngày 13/3/1954, dữ dội và liên tục, đến ngày 7/5/1954 thì kết thúc với tổn thất nặng nề cho cả hai bên:
    Tổn thất của quân Pháp: Từ 1.747 tới 2.293 người chết + từ 5.240 tới 6.650 người bị thương + 1.729 người mất tích + 11.721 bị bắt làm tù binh.
    Tổn thất của quân Việt Minh cộng sản: 4.020 người chết + 9.691 người bị thương + 792 người mất tích.
    Với bản chất dối trá -hơn hết là dối trá trong truyền thông- những con số về tử vong trong các trận chiến mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đưa ra, không thể nào có được con số chính xác hoặc gần gủi với con số thật, nhưng quân của Đại Tướng Giáp tổn thất trong trận Điện Biên Phủ nêu ở trên là tin được, vì ít nhất cũng là con số đó. Các Tướng Trần Canh, Lã Quý Ba, và Vi Quốc Thanh của Trung Cộng, là cố vấn vĩ đại bên cạnh Tướng Võ Nguyên Giáp. Vì vậy mà cứ đợt xung phong này gục ngã thì đợt xung phong kế tiếp tràn lên. Đại Tướng Giáp nói “lấy ít đánh nhiều”, nhưng trận địa đã thể hiện ngược lại là ông Giáp “dùng sinh mạng thay vũ khí” mà Trung Cộng gọi là “chiến thuật biển người” trong chiến tranh xâm lăng Đại Hàn năm 1950-1953 nhưng họ thảm bại.
    Trận chiến Điện Biên Phủ đã dẫn đến Hiệp Định Geneve ngày 20/7/1954 chia dãi đất hình cong chữ S làm hai quốc gia: Từ vĩ tuyến 17 trở lên Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo, theo chế độ cộng sản độc tài. Từ vĩ tuyến 17 trở xuống Nam là nước Việt Nam Cộng Hòa do ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo, theo chế độ dân chủ tự do.
    Tóm lại. Rõ ràng và chắc chắn là “bác” Các Anh cùng nhóm lãnh đạo mà Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là cánh tay phải của ông Hồ, đã dùng chiến thuật thí quân, không phải giải phóng như ông Hồ tuyên truyền mà là nhuộm đỏ một nửa nước Việt Nam theo lệnh của cộng sản quốc tế.

    Thứ ba. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến tranh 1960-1975.

    Cuối năm 1960, ông Võ Nguyên Giáp thành lập tổ chức có tên là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” làm bình phong cho quân cộng sản hoạt động ngay trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
    Ngày 28/1/1968 (Tết Nguyên Đán). Chen lẫn trong tiếng pháo mừng Xuân là tiếng súng của quân cộng sản Võ Nguyên Giáp tấn công vào thủ đô Sài Gòn, cố đô Huế, và 30 tỉnh lỵ. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phản công mạnh mẽ và chiến thắng trên các chiến trường, riêng chiến trường Huế kéo dài 21 ngày. Sau đó, thủ đô Sài Gòn lại bị tấn công lần 2 vào ngày 12/5/1968. Kết quả hai đợt tấn công trên khắp chiến trường từ Quảng Trị tới Cà Mau:
    Tổn thất của Việt Nam cộng sản: 58.373 quân chết + 10.000 quân bị bắt + 6.000 quân buông súng đầu hàng + 17.000 vũ khí các loại bị ta tịch thu + Hơn 100 xác chiến xa do Nga sản xuất.

    Tổn thất của Việt Nam Cộng Hòa: 4.954 quân nhân hy sinh + 14.300 đồng bào bị giết + 1.946 đồng bào mất tích. Quân cộng sản đã đốt khoảng 60.000 nhà dân để gây hỗn loạn mà chạy.
    Riêng tại thành phố Huế. Theo tác giả David T. Zabecki trong quyển “The Vietcong Massacre at Hue” ấn hành năm 1976, số hài cốt tìm được do cộng sản Việt Nam đã giết trong 21 ngày chiếm giữ một phần thành phố Huế, và chôn tập thể trong các hầm là 2.810 người, trong tổng số hơn 5.000 người dân bị cộng sản giết chết. Theo sử gia Trần Gia Phụng, số người tìm được trong 22 mồ chôn tập thể là 2.326 xác trong tổng số dân bị giết là 5.800 người. Những con số của hai tác giả không hoàn toàn giống nhau, nhưng quá đủ để chứng minh bản chất dã man tàn bạo của quân cộng sản do lệnh của “bác” Các Anh và Võ Nguyên Giáp.
    Năm 1972. Tướng Giáp sử dụng 6 Sư Đoàn tấn công vào Quàng Trị, Dakto (Kon Tum), và An Lộc (Bình Long) của Việt Nam Cộng Hòa.
    Riêng mặt trận Quảng Trị. Cuối tháng 3/1972, khoảng 40.000 quân của Võ Nguyên Giáp tấn công Quảng Trị, và 2 tháng sau chiếm đóng phân nửa tỉnh này, kể cả Cổ Thành. Ngày 28/6/1972, quân lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu phản công, lần lượt chiêm lại các vị trí, và dồn quân của Tướng Giáp vào Cổ Thành. Ngày 7/9/1972, tấn công dữ dội vào Cổ Thành, và đến 8 giờ sáng ngày 16/9/1972 thì quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ được kéo lên đỉnh cột cờ Cổ Thành Quảng Trị.
    Sau 4 tháng 16 ngày chiếm giữ Quảng Trị, hồi ký của Tướng cộng sản Lê Tự Đồng, Tư Lệnh mặt trận Quảng Trị, phổ biến năm 1997 tại Hà Nội, thừa nhận tổn thất hơn 50% quân của 4 Sư Đoàn tham chiến. Riêng tại Cổ Thành với hơn 10.000 quân phòng thủ đã tổn thất chưa từng thấy. Báo Tuổi Trẻ ngày 26/7/1998 tại Sài Gòn, tường thật lời kể của cựu chiến binh Trung Đoàn 27 sống sót, khi vào Cổ Thành với hơn 1.500 quân, nhưng khi thoát ra khỏi Cổ Thành chỉ còn 1 tiểu đội!
    Năm 1973. Hội nghị Paris bắt đầu từ tháng 5/1968, giằng co đến ngày 27/1/1973 các bên mới ký “Hiệp Định chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình”. Hiệu lực ngay sau đó.
    Căn cứ Tống Lê Chân do Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân trú phòng, án ngữ trục liên lạc và chuyển quân của cộng sản qua lại giữa “trung ương cục Miền Nam” với “khu tam giác sắt” ở ranh tỉnh Phước Long-Bình Dương. Trong trận chiến “Mùa hè 1972”, căn cứ này bị quân cộng sản bao vây từ tháng 5/1972, và liên tục tấn công ngay cả khi Hiệp Định Paris có hiệu lực cho đến ngày 11/4/1974 là 702 ngày, được lệnh rút bỏ căn cứ để hành quân lưu động. Trận chiến Tống Lê Chân, là sự kiện chứng minh lãnh đạo Các Anh không tôn trọng chữ ký của chính họ trong Hiệp Định, cũng là dối trá trong bang giao quốc tế.
    Năm 1975. Lãnh đạo cộng sản Hà Nội thật sự xóa bỏ Hiệp Định Paris khi xua toàn lực từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đánh chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa vào ngày cuối tháng 4/1975! Trong bang giao quốc tế, quân của quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, ngoài hai chữ “xâm lăng” ra không còn chữ nào đủ nghĩa để chỉ hành động đó.

    Tóm tắt. Rõ ràng và chắc chắn là “bác” Các Anh và lần lượt những nhóm lãnh đạo mà cánh tay phải là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đứng đầu quân đội, đã đẩy vào cõi chết ít nhất là 4.000.000 quân của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, để “phanh thây uống máu quân thù” là quân và dân nước Việt Nam Cộng Hòa. Tuyệt nhiên không phải giải phóng như lãnh đạo Các Anh tuyên truyến, mà là nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế trong mục đích cuối cùng là thống trị toàn thế giới! (“phanh thây uống máu quân thù” là trích trong bài Tiến Quân Ca của quân đội ông Giáp, cũng là quốc ca của cộng sản Việt Nam)
    Hãy nhớ, lúc đương thời trong chức Tổng Bí Thư, ông Lê Duẫn cũng nói theo ý nghĩa như vậy: “Ta đánh đây là đánh cho Nga, đánh cho Tàu...”
    Đây là lời của lãnh đạo cộng sản quốc tế giúp Các Anh hiểu được tận gốc của củ nghĩa cộng sản: Ông Lenine khẳng định: “Nói láo nhiều lần, chuyện láo sẽ thành chuyện thật” Ông Gorbachev, người đã đưa chủ nghĩa cộng sản vào sụp đổ, đã nói: “Tôi đã bỏ nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng, đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”. Ông Boris Yeltsin, khi là Tổng Thống nước Nga thời hậu cộng sản, đã nói: “Cộng sản là không thể nào sữa chửa, mà cần phải đào thải nó”.
    Đó là câu trả lời mà tôi đã hứa ở phần 2.

    Nhận định về Tướng Võ Nguyên Giáp.

    Năm 1977 (?) Tại Hà Nội, một phóng viên ngoại quốc nêu câu hỏi với Tướng Giáp: “Đại Tướng có hối tiếc gì về hơn 4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ Cộng Sản?…” Đại Tướng Giáp của Các Anh điềm nhiên trả lời bằng tiếng Pháp: “Non, pas du tout”. “Không hối tiếc gì cả”. (con số 4 triệu quân mà ông Giáp đã thí trong chiến tranh do Đại Hội 4 CSVN năm 1976 đúc kết sơ khởi)
    Năm 1987. Tướng Peter Mac Donald trong Quân đội Hoàng Gia Anh 32 năm, sang Việt Nam gặp Tướng Võ Nguyên Giáp để viết cuốn “GIAP, les deux guerres d’ Indochine” “Giáp, hai cuộc chiến tranh Đông Dương” và ấn hành năm 1992. Tác giả nhận định: “Những tư tưởng của tướng Giáp được ghi lại trên giấy thường là chán ngán đến chết người”..... Để Kết luận P. Mac Donald viết: “Từ khi còn trẻ, tướng Giáp đã thấm nhuần lý thuyết Cộng Sản. Thật đáng tiếc là trải qua mấy chục năm dài, lẽ ra trí thông minh của ông đã có thể mách bảo ông rằng, cái chế độ mà ông tham gia xây dựng là sai lầm tệ hại, để từ đó tìm ra con đường khác bảo đảm hạnh phúc cho đồng bào của ông. Nhưng, ông Giáp đã mù quáng phục vụ đường lối Marx – Lénine theo như Hồ Chí Minh dẫn giải...”.
    Năm 1996. Với bài viết “Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là danh tướng hay hèn tướng?” của tác giả Phạm Trần Anh, ông kể chyện: “... Trong cuộc hội thảo tại trụ sở Quốc Hội Hoa kỳ, cựu Đại Tướng Westmoreland nói với tác giả rằng: “Tôi công nhận tài năng của tướng Giáp, phải có tài mới ở lâu đến hơn 30 năm chiến tranh trên cương vị tư lệnh quân sự cao nhất; nhưng phải nói thật là nếu như Tướng Giáp là viên Tướng Hoa kỳ thì ông đã bị mất chức từ lâu rồi, vì Quốc Hội và xã hội oa Kỳ không thể chấp nhận những tổn thất sinh mạng của quân đội cao đến như vậy”.

    Thứ tư. Thật sự Việt Nam có cần cuộc chiến tranh 1945-1975 không?

    Tôi có nét nhìn khác với nét nhìn của những người khóc lóc thảm thiết khi ông Võ Ngyên Giáp từ trần. Xin nhắc để Các Anh nhớ rằng, “bác” Các Anh là Chủ Tịch đảng, mà đảng cộng sản Việt Nam là “một chi bộ” của cộng sản quốc tế, cũng gọi là Đệ Tam Quốc Tế. Từ đó, “bác” Các Anh cùng nhóm đàn em tin cậy mà ông Võ Nguyên Giáp là cánh tay phải của ông Hồ, tuyệt nhiên không phải giải phóng quê hương như họ tuyên truyền, mà là từng bước đưa dân tộc Việt Nam vào thế giới cộng sản độc tài nghiệt ngã, vì Đệ Tam Quốc Tế do ông Lenin thành lập năm 1919 sau khi cướp chính quyền ở Nga. Năm 1920, đại hội quốc tế quy định 21 điều cho các đảng cộng sản hội viên. Ủy Ban Chấp Hành Đệ Tam Quốc Tế (ECCI), từ 10 đến 12 ủy viên, mỗi đảng lớn được hai ghế, các đảng nhỏ chỉ có quyền tham khảo chớ không có ghế. Liên Xô đương nhiên chiếm 5 ghế, cùng với chức Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành, vì Liên Xô là quốc gia tiếp nhận tổ chức. Trên Ủy Ban Chấp Hành là một Chủ Tịch Đoàn, và Chủ Tịch của Chủ Tịch Đoàn có quyền hạn rộng lớn mà ông Lenin nắm giữ từ năm 1920 đến năm 1924, sau đó là ông Stalin. Dưới đây là 5 Điêu, liên quan trực tiếp đến các đảng hội viên:
    Điều 9. “Liên hệ giữa các đảng hội viên với các cơ quan trung ương của Đệ Tam Quốc Tế, theo nguyên tắc thống nhất và kỹ luât vô sản. ECCI là cấp trên, các đảng hội viên là cấp dưới. ECCI có quyền đòi một đảng hội viên trục xuất một nhóm, hay một đảng viên vi phạm kỹ luật, hoặc trục xuất một đảng vi phạm quyết định của Đại Hội Đệ Tam Quốc Tế”.
    Điều 12: "Tất cả các đảng thuộc Đệ Tam Quốc Tế phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ".
    Điều 15: "Các đảng phải lập chương trình thích ứng với điều kiện của nước, và đúng với những nghị quyết của Đệ Tam Quốc Tế".
    Điều 16: "Tất cả quyết nghị của các đại hội thế giới Đệ Tam Quốc Tế, cùng các quyết nghị của Ủy Ban Chấp Hành của Đệ Tam Quốc Tế, đều ràng buộc các đảng hội viên thi hành".
    Điều 17: “Các đảng hội viên, chỉ là những chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, vì Đệ Tam Quốc Tế không phải là một tập hợp của những chi bộ quốc gia, mà là một tổ chức quốc tế thống nhất".
    Ông Lênin giải thích rằng, Đệ Tam Quốc Tế là "một đội quân vô sản quốc tế" mà nhiệm vụ là "thực hiện cách mạng vô sản quốc tế, thiết lập một Cộng Hòa Sô Viết Quốc Tế".
    Để thi hành lệnh của cộng sản quốc tế, “bác” Hồ Các Anh dẫn dắt các nhóm lãnh đạo qua từng thời gian –trong đó Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đứng đầu quân đội- thực hiện bằng được một nước Việt Nam vô sản, cho dù thiệt hại bao nhiêu triệu sinh mạng con người cũng chấp nhận. Khi nhuộm đỏ được Việt Nam, áp đặt một chế độ độc tài tàn bạo và khắc nghiệt phũ trùm toàn xã hội xã hội chủ nghĩa: (1) Bịt mắt bịt tai người dân, bằng hệ thống truyền thông của đảng. (2) Bóp nghẹt tư tưởng và trói chân trói tay bịt miệng người dân, bằng những điều luật vi phạm Hiến Pháp. (3) Bị khủng bố tinh thần bất cứ ai có suy nghĩ khác và hành động khác với đảng, bằng một lực lượng Công An Nhân Dân và thành phần côn đồ nhân dân, cộng với hệ thống nhà tù mà họ gọi là “trại cải tạo”
    Song song đó, là xã hội xã hội chủ nghĩa được lãnh đạo buông thả cho mọi người ăn chơi sa đọa, để không quan tâm đến những quyền tự do căn bản của chính mình và của mọi người mà Công Ước quốc tế công nhận.
    Thật đáng mừng cho Tổ Quốc Dân Tộc, vì một thành phần đông đảo công dâ đã thức tỉnh, gồm: Trí thức, sinh viên học sinh, giới trẻ, đảng viên, cựu đảng viên, thật sự dũng cảm tranh đấu cho quyền con người. Còn đại đa số không có điều kiện tiếp xúc với sinh hoạt hải ngoại ngang qua hệ thống internet với vô số tin tức. Đó là những tin tức liên quan trực tiếp đến Việt Nam, nhất là những tin tức ghi nhận những sự thật tồi tệ của lãnh đạo cộng sản “dội lại” từ hải ngoại. Chẳng hạn như: Năm 1953-1956, cải cách ruộng đất đã đấu tố 172.008 người. Năm 1954-1956, cuộc “bỏ phiếu bằng chân” vĩ đại lần 1 của 971.533 người chạy khỏi đất Bắc xã hội chủ nghĩa đề vào đất Nam dân chủ tự do sinh sống. Năm 1958, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi Công Hàm công nhận Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Cộng. Năm 1975, dùng phi cơ chớ 16 tấn vàng gồm 1.234 thoi của Việt Nam Cộng Hòa ra Hà Nội. Năm 2010 tại Đà Lạt, ông Trường Chinh trả lời nhà báo Đại Tá Bùi Tín rằng: “Tôi có biết chuyện này, nhưng đến nay thì hết sạch rồi...”. Năm 1975-2000, cuộc “bỏ phiếu bằng chân” vĩ đại lần 2 của 989.200 người Việt Nam Cộng Hòa cũ chạy trốn cộng sản bằng cách vượt biên vượt biển, sau khi để lại khoảng 450.000 xác chết trong rừng sâu và trên biển cả. Năm 1988, 8 đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào tay Trung Cộng. Ngày 3-4/9/1990, tại hội nghị Thành Đô, ông Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Thủ Tướng Đỗ Mười, đã thỏa thuận với ông Tổng Bí Thư Giang Trạch Giang và Thủ Tướng Lý Bằng của Trung Cộng, sẽ từng bước đưa nước Việt Nam trở thành một Tỉnh của Trung Cộng từ năm 2020. Ngày 30/12/1999, ký văn kiện giao 789 cây số vuông dọc theo biên giới cho Trung Cộng. Ngày 31/12/2000, ký văn kiện giao 11.362 cây số vuông trong Vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng. Tính đến cuối năm 2011, có từ 150.000 - 200.000 công nhân Trung Cộng tràn ngập khắp miền đất nước dưới dạng xây dựng 90% công trình của Việt Nam. Cùng năm 2001, các tỉnh biên giới đã cho Trung Cộng mướn 300.000 mẫu rừng đầu nguồn mà không biết họ sử dụng làm gì. Và ..v..v...
    Dưới nét nhìn của tôi, tất cả gộp lại là tội ác. Chỉ riêng hành động giao một vùng đất dọc biên giới và một vùng biển trong Vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng, đã là tội ác đối với Tổ Quốc và Dân Tộc. Mà khi đã là tội ác với Tổ Quốc và Dân Tộc, nếu còn sống phải bị luật pháp trừng phạt, nếu đã chết phải ghi vào sử sách để lưu truyền mãi mãi trong dân gian. Xin nhớ rằng, được người đời vinh danh, hay bị người đời nguyền rủa và lưu mãi trong sử sách truyền mãi trong dân gian, là chính mỗi người trong xã hội tự tạo cho mình chớ không ai khác. Riêng với đảng cộng sản Việt Nam, cho dẫu họ có thần thánh hóa "bác" Các Anh hay nhân vật lãnh đạo nào bằng cách nào bất cứ phương cách nào đi nữa, lịch sử vẫn dành bóng tối nhầy nhụa cho cộng sản độc tài, và ánh sáng lúc bình minh luôn luôn thuộc về lòng dân và bất cứ nhân vật nào hay tổ chức nào phục vụ người dân.
    Về phần Các Anh, Các Anh nghĩ sao?

    Kết luận.

    Tôi hy vọng là qua hình ảnh của: “Hằng trăm hằng ngàn “Đoàn Dân Oan” đòi lại công bằng liên quan đến đất đai để ổn định đời sống của họ. Hằng trăm “Đoàn Biểu Tình” đòi thực hiện quyền con người cho dân tộc mà lãnh đạo cộng sản đã ký vào Công Ước của Liên Hiệp Quốc. Hằng trăm vụ “Tham Nhũng Lớn” trong những tập đoàn doanh nghiệp nhà nước trong tay của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đến phá sản hằng loạt, đã gây lũng đoạn kinh tế tài chánh quốc gia. Hằng chục thành phố lớn thường xuyên bị “Chìm Dưới Nước Đen Ngòm” do phát triển một cách hỗn loạn, nhưng với “nhóm lợi ích” cứ phát triển nhanh càng rửa tiền nhanh, ..v..v.., sẽ giúp người dân nói cbng và Các Anh nói riêng, thấu hiểu xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của đảng cộng sản độc tài tàn bạo và khắc nghiệt đến mức nào!
    Tôi thông cảm với Các Anh, là Người Lính trong quân đội nhân dân Việt Nam, sinh ra, lớn lên, học hành, và trở thành Người Lính trong quân đội, tất cả những gì Các Anh học ở trường văn hoá, trường quân sự, lại thường học tập chính trị tại các đơn vị, cộng với những chính sách về các lãnh vực sinh hoạt xã hội, mà hơn hết là toàn bộ các phương tiện trong hệ thống truyền thông chỉ là tiếng nói của lãnh đạo đảng mà Các Anh theo dõi hằng ngày. Trôi dần theo thời gian, chính sách độc tài của cộng sản lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong sinh hoạt xã hội, rồi biến thành một nếp trong đời sống thường ngày đối với người dân nói chung, với Các Anh nói riêng từ lúc nào không ai biết.
    Nhưng tôi hy vọng là Các Anh, trong một mức độ nào đó đã hiểu được tại sao tôi viết loạt thư này gởi đến Các Anh. Thật sự là tôi muốn giúp Các Anh có được nét nhìn của người tự do như chúng tôi, để Các Anh nhận ra con đường cộng sản mà Các Anh đã và đang đi là tự mình nhốt mình trong nhà tù lớn xã hội chủ nghĩa. Từ đó, Các Anh hãy suy nghĩ mà chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.
    Tôi vững tin là bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào để làm nên lịch sử.
    Hãy nhớ, “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
    Texas, tháng 11 năm 2013
    *********
    Last edited by tieuchuy; 11-19-2013, 02:26 AM.

    Comment


    • #32
      Thư số 26 gởi người lính quân đội nhân dân Việt Nam.

      Thư số 26 gởi
      người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
      *****

      Phạm Bá Hoa

      Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi mà quê hương tôi có dân chủ tự do thật sự.
      Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền, cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.


      Với thư này, tôi giúp Các Anh nhận ra thỏa hiệp kinh hoàng giữa lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lãnh đạo Trung Cộng. Tiếp theo là những sự kiện rất trùng hợp, cho thấy lãnh đạo Các Anh đã và đang thực hiện những điều đã thỏa hiêp mà theo đó là “Việt Nam đã và đang từng bước sáp phập vào nước Trung Hoa”. Từ đó, Các Anh có thêm yếu tố mà suy nghĩ .....

      Thứ nhất. Hội nghị năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Cộng.

      Ông Nguyễn Văn Linh (Wikipedia - Nguyễn Văn Linh)
      , tên thật là Nguyễn Văn Cúc, chào đời ngày 1/7/1915 tại Hưng Yên. Không thấy nói trình độ giáo dục, nhưng năm 14 tuổi có tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên lãnh đạo. Ngày 1/5/1930, khi rải truyền đơn chống Pháp thì bị bắt với án tù chung thân tại trại tù Côn Đảo. Năm 1936, chánh phủ Pháp thay đổi lãnh đạo và ông được trả tự do. Ông Linh vào đảng cộng sản tại Hải Phòng.

      Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6, ông Nguyễn Văn Linh giữ chức Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành trung ương Trong đại hội 7 năm 1991 và đại hội 8 năm 1996, giữ chức Cố Vấn, Ban Chấp Hành trung ương. Ông chết ngày 27/4/1998.
      Ông Trần Quang Cơ (Google.vn - Hồi ký Trần Quang Cơ). Giữ chức Đại Sứ tại Thái Lan từ tháng 10/1982 đến tháng 10/1986. Giữ chức Thứ Trưởng Ngoại Giao từ tháng 1/1987 đến 1993 ông về hưu.

      Trước khi đến hội nghị Thành Đô.

      Từ đầu năm 2004, giới cán bộ ngoại giao và giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký và suy nghĩ của ông Trần Quang
      Cơ, nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao. Tập hồi ký 82 trang viết từ năm 2001, hoàn tất tháng 5/2003, nhưng chưa được phép xuất bản. Tác giả cung cấp những tài liệu giá trị về những vấn đề Việt Nam trong giai đoạn nguy khốn nhất, bởi chiến tranh Campuchia và tái lập bang giao (Các Anh gọi là quan hệ) giữa hai nước cộng sản đàn anh Trung Hoa với đàn em Việt Nam.
      Ngày 9/4/1987, Bộ Chính Trị quyết định thành lập “Tổ Nghiên Cứu Nội Bộ” để tìm giải pháp trong bang giao với Liên Xô- Trung Cộng - Camphuchia. Ông Trần Quang Cơ là một thành viên trong tổ nghiên cứu này. Ngày 20/5/1988, Nghị Quyết 13 nhắm giải quyết vấn đề Campuchia trước năm 1990, và cố gắng tái lập bang giao với Trung Cộng. Ngày 14/3/1989, Bộ Chính Trị quyết định rút hết quân khỏi Campuchia vào cuối tháng 9/1989. Ngày 13/6/1990, Đại Sứ Trung Cộng tại Việt Nam Từ Đôn Tín, đến gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch và nói: “Lần này tôi sang Hà Nội chủ yếu để bàn với các đồng chí Việt Nam về vấn đề Campuchia, đồng thời cũng xem xét nguyện vọng của các đồng chí, chúng tôi đã chuẩn bị ý kiến về quan hệ hai nước Trung Quốc - Việt Nam”.
      Ngày 29/8/1990, Đại Sứ Việt Nam tại Trung Cộng Trương Đức Duy trở về nước để gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trao thông điệp của Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân, mời các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên Trung Cộng vào ngày 3/9/1990, để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá bang giao giữa Việt Nam với Trung Cộng.
      Điều lạ là ngày 24/8/1990, Trung Cộng đã bác bỏ việc bàn chuyện bình thường hóa, mà đòi phải giải quyết vấn đề Campuchia trước. Theo ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ Trưởng Ngoại Giao nhận định: “Sự thay đổi đột ngột của Trung Quốc là do họ thấy Mỹ, Nhật, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, tỏ thái độ thân thiện với Việt Nam, nên họ muốn phá Việt Nam”.


      Ngày 30/8/1990, Bộ Chính Trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung Cộng. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Chúng ta cần bàn hợp tác với Trung Cộng để bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội và chống đế quốc, đồng thời hòa hợp giữa Phnom Penh với Khmer đỏ để giải quyết vấn đề Campuchia”. Quan điểm của Đại Tướng Lê Đức Anh là: “Phải bàn về hoà hợp dân tộc thực sự ở Campuchia, vì nếu không có Polpot thì chiến tranh vẫn tiếp tục”.
      Ngày 2/9/1990, Ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng đến Thành Đô đúng hẹn. Tháp tùng có ông Hồng Hà chánh văn phòng trung ương, ông Hoàng Bích Sơn Trưởng ban đối ngoại, và ông Đinh Nho Liêm Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, nhưng không có Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch vì cho rằng quan điểm ông Thạch không thích hợp trong lần họp này.


      Hội nghị Thành Đô.

      Ngày 3/9/1990. Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng của Trung Cộng, đón các vị lãnh đạo cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô.
      Buổi họp đầu tiên chiều hôm nay, ông Nguyễn Văn Linh nói đến nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, và đặt trọng tâm vào vấn đề bình thường hóa bang giao Việt-Trung.
      Ngày 4/9/1990. Buổi sáng tiếp tục họp. Những vấn đề hội nghị thảo luân hầu như đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ, nên quyết định khởi thảo một bản kỷ yếu của Hội Nghị. Lúc 2 giờ 30 chiều, tại khách sạn Kim Ngưu, lãnh đạo hai nước Việt-Trung cử hành nghi thức ký kết chánh thức. Hai bên riêng biệt do Tổng Bí Thư và Thủ Tướng ký. Đây là bước ngoặt mang tính lịch sử của bang giao hai nước Việt-Trung.
      Điều lạ là ông tác giả hồi ký chỉ cho biết hai bên đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ, nhưng không một chi tiết nào cho thấy hai bên đạt được những gì. Vậy, phải chăng những chi tiết đó thuộc loại tối mật chăng?
      Trong cuốn sách “Mao Chủ Tịch của tôi” của tác giả Hà Cẩn, Viện Văn Học Trung Cộng đã được giới thiệu trong “Những sự thật không thể chối bỏ” có đoạn viết: ”Việt Nam cuối cùng cũng đã xích lại gần hơn nữa với Trung Quốc. Những gì thuộc về quan hệ tốt đẹp của hai đảng từ thời Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch đã được Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh cụ thể hơn sau chiến tranh biên giới năm 1979. Không có gì có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc khi đứng cạnh nhau”.

      Sau hội nghị Thành Đô.

      Sau 2 ngày họp 3 và 4/9/1990, kết quả được ghi lại trong “Biên Bản” gồm 8 điểm. Trong đó có đến 5 điểm nói về Campuchia, 2 điểm nói đến bang giao quốc tế, chỉ có 1 điểm nói đến cải thiện bang giao Việt Nam - Trung Cộng. Tác giả nhận định rằng: “Thỏa thuận Việt Nam-Trung Quốc ở Thành Đô, hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của Việt Nam, mà ngược lại là một sai lầm hết sức đáng tiếc trong bang giao giữa hai nước.
      Sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã tác động rất lớn đến ông Nguyễn Văn Linh, và dẫn đến tư tưởng phục tùng Trung Cộng, kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Mặc dù Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công, Trần Xuân Bách can ngăn, nhưng ông Nguyễn Văn Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm: “Kéo Trung Quốc lại để thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vũng chắc bảo vệ xã hội chủ nghĩa. Dù Trung Quốc bành trướng thế nào đi nữa thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”.

      Tóm tắt. Những sử liệu của Trung Cộng đã chứng minh nhóm dâng nước và bán nước do ông Nguyễn Văn Linh đứng đầu. Những ai thật sự lương thiện đã không theo cộng sản, hoặc nhận thấy cộng sản tồi tệ nên đã ly khai khỏi đảng, đều công nhận rằng “cộng sản là dối trá và ngụy biện”. Cái cách mà ông Nguyễn Văn Linh dối gạt dân khi nói đến chủ trương “cởi trói” chính là cách ngụy biện cho đường lối độc tài của cộng sản: Vậy thì mỗi chúng ta hãy đem những sự thật này đến với nhân dân Việt Nam, vì đó là con đường ngắn nhất để cứu nước trước thảm họa đang đến rất gần. Đấu tranh cho dân chủ, trước hết phải lật đổ cộng sản.
      Cuối cùng, tôi không tìm thấy thỏa hiệp về tái lập bang giao giữa hai nước cộng sản Việt-Trung trong Biên Bản hội nghị Thành Đô, chỉ thấy được nhận định của tác giả cho rằng, thỏa thuận với Trung Cộng là một sai lầm hết sức đáng tiếc. Vậy, sai lầm đó là gì? Các Anh hãy theo tôi, để tìm sự thật qua những tài liệu mà tôi trưng dẫn liên quan đến nhận định của Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ lúc ấy.

      Thứ hai. Đi tìm sự thật trong biên bản hội nghị Thành Đô.

      Theo hồi ký của ông Trần Quang Cơ, “Biên Bản” hội nghị Thành Đô ngày 4/9/1990 có 8 điểm, trong đó 5 điểm về Campuchia, 2 điểm về quốc tế, chỉ có 1 điểm nói đến bang giao Việt Nam với Trung Cộng, nhưng không có chi tiết nào về nội dung. Nhưng tác giả thừa nhận thỏa thuận đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc. Tôi nghĩ, ông Trần Quang Cơ muốn nói đến sai lầm trong nội dung điểm cải thiện bang giao với Trung Cộng, và có thể vì vậy mà quyển sách vẫn chưa được lãnh đạo của ông cho phép ấn hành chăng?
      Vậy, sai lầm đó là gì?
      Mời Các Anh đọc đoạn văn dưới đây để tìm thấy sự thật mà tôi tin là cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ muốn nói nhưng không dám nói hoặc không được nói. Xin nhấn mạnh rằng, hồi ký của ông Trần Quang Cơ cũng như tài liệu dưới đây liên quan đến hội nghị Thành Đô hoàn toàn giống nhau, ngoại trừ vấn đề cốt lõi là tái lập bang giao giữa hai nước cộng sản Việt Nam với Trung Hoa thì giấu kín. .
      Tôi tin chắc rằng, nội dung thỏa hiệp bình thường hóa bang giao giữa Trung Cộng với Việt Cộng trong Biên Bản hội nghị Thành Đô ngày 4/9/1990, là tin tức mà tổ chức Wikileaks cho biết họ có trong tay khối tài liệu liên quan đến Việt Nam vào khoảng 2.300 điện tín gửi đi từ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, và khoảng 800 điện tín từ tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, trong số 251.287 điện tín tài liệu trao đổi giữa 250 tòa đại sứ và tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại hơn 90 quốc gia với Bộ Ngoại Giao tại Hoa Thịnh Đốn. Trong số hơn 3.100 điện tín liên quan đến Việt Nam có cả những loại “tối mật”, đặc biệt hơn cả là Biên Bản về cuộc họp tối mật giữa Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh & Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười của Việt Nam, với Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân & Thủ Tướng Lý Bằng của Trung Cộng, ngày 3 và 4/9/1990 tại Thành Đô. Biên Bản này có đoạn:
      “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước, do Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ. Việt Nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để đảng cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
      Vậy, có thể nói mà không sợ lầm lẫn là nội dung 1 điểm trong 8 điểm của Biên Bản Thành Đô liên quan đến vấn đề bang giao giữa hai nước cộng sản Việt Nam-Trung Hoa là đoạn văn bên trên. Và dưới đây là chuỗi sự kiện từ sau hội nghị Thành Đô 1990 đến nay, cho dù lãnh đạo Các Anh có phủ nhận đến đâu đi nữa, nó vẫn là một loạt dẫn chứng lãnh đạo Các Anh đã và đang thực hiện các bước tiến hành cần thiết đó.

      Nhìn lên biên giới.

      Ngày 30/12/1999 tại Bắc Kinh, lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung cộng đã ký Hiệp Ước biên giới trên bộ, và ông Nông Đức Mạnh với tư cách Chủ Tịch Quốc Hội đã phê chuẩn ngày 9/6/2000. Theo đó, biên giới Việt Nam mất 789 cây số vuông vào tay Trung Cộng, bao gồm Ải Nam Quan và 3/4 thác Bản Giốc.
      Xin hỏi: “Các Anh có chấp nhận sự thực này không? Nếu không, mời đọc vài đoạn ngắn trong bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hà Nội: “... Hiệp Ước bán phần đất biên giới chỉ được lãnh đạo Việt Nam thông báo trong nội bộ đảng, như thể đất nước này là tài sản riêng của đảng cộng sản vậy. Thông báo chánh thức đó như thế này: Toàn bộ diện tích các khu vực hai bên có nhận thức khác nhau khoảng 227 cây số vuông. Qua đàm phán, hai bên đã thỏa thuận khoảng 113 cây số vuông thuộc Việt Nam, và khoảng 114 cây số vuông thuộc Trung Hoa. Như vậy, diện tích được giải quyết cho mỗi bên xấp xỉ ngang nhau, hoàn toàn không có việc ta để mất một diện tích lớn như bọn phản động và bọn cơ hội chính trị bịa đặt”. Rồi ông Giang mỉa mai: Vậy là cái xấp xỉ đó có mất đất thật! Nhưng mất theo nguyên tắc nào? Vì sao Việt Nam chỉ có 320 ngàn cây số vuông lại phải xẽ cho Trung Hoa với diện tích 9 triệu 600 ngàn cây số vuông để họ có thêm 1 cây số vuông nữa? Cho dù Trung Hoa có 1 tỉ 300 triệu dân, nhưng đâu phải họ thiếu đất cho dân ở đến nỗi Việt Nam phải chia cho họ 1 cây số vuông?” .....

      Các Anh có cảm nhận được nỗi đau qua lời than của ông Giang không? Lời than của một ông Giang trong hàng trí thức của cộng sản, nghe sao mà đau đớn quá! Cay đắng quá! Lời than như nối dài lời dạy của Vua Trần Nhân Tông từ trong lịch sử xa xưa! Vào nửa cuối thế kỷ 13, khi trao quyền cho con (Trần Anh Tông), vua Trần Nhân Tông có lời dạy rằng:
      “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo làm người. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo, vô luân. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải, các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn là họa ngoại xâm. Họ không tôn trọng biên giới theo qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai và hải đảo của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu." Kẻ khác, mà vua Trần Nhân Tông nói đến, thuở ấy là Trung Hoa phong kiến, và bây giờ là Trung Hoa cộng sản. Ngắn gọn là Trung Cộng.

      Nhìn vào vịnh Bắc Việt.

      Sau khi chiếm được 789 cây số vuông dọc biên giới, ngày 31/12/1999, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Tang Jiaxuan sang Hà Nội gặp riêng ông Lê Khả Phiêu, đòi phân chia lại phần biển trong Vịnh Bắc Việt. Ngày 25/2/2000, Lê Khả Phiêu cử Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Dy Niên sang Bắc Kinh cho biết phía Việt Nam đồng ý giao thêm phần biển. Ngày 26/7/2000, tại khách sạn Shangri-La ở Thái Lan, Ngoại Trưởng Trung Cộng nói với Ngoại Trưởng Nguyễn Dy Niên ràng: “Trung Cộng muốn chia Vịnh Bắc Việt theo tỷ lệ 50/50”. Ngày 24/12/2000, Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng được Chủ Tịch Trần Đức Lương cử sang Trung Cộng gặp ông Hoàng Di, phụ trách tình báo và là cánh tay phải của Ngoại Trưởng Trung Cộng. Họ vẫn khăng khăng đòi tỷ lệ 50/50 trên vịnh Bắc Việt, gồm cả đảo Bạch Long Vĩ. Lê Công Phụng được lệnh Bộ Chính Trị cố gắng “xin lại 6%” gần khu vực Bạch Long Vĩ. Kết quả cuối cùng cuộc đi đêm của Lê Công Phụng, biên giới trên Vịnh Bắc Việt của Việt Nam từ 62% xuống còn 56%, và Trung Cộng từ 38% tăng lên 44%.
      Ngày 25/12/2000, Chủ Tịch nhà nước Trần Đức Lương sang Bắc Kinh ký Hiệp Ước bán biên giới trên vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng. Từ đó, tổ quốc Việt Nam bị mất 11.362 cây số vuông trên Vịnh Bắc Việt. Hãy nghe Lý Bằng nói với Trần Đức Lương tại Quảng Trường Nhân Dân ngày 26/12/2000 như sau: “Số tiền 2 tỷ mỹ kim để mua một phần Vịnh Bắc Việt là hợp lý”. Lý Bằng nói tiếp: “Trong thời gian chiến tranh, Trung Hoa đã giao cho Việt Nam vô số vũ khí để mua vùng đất Sapa, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc,.....
      Vậy là, chỉ hơn một năm, họ đã chiếm được 789 cây số vuông trên biên giới, và 11.362 cây số vuông trên Vịnh Bắc Việt, mà Trung Cộng không chết một mạng người, không bắn một viên đạn, không tốn một giọt xăng dầu, cũng không nhỏ một giọt mồ hôi, họ chỉ cần nhón 3 ngón tay cầm cây viết ký vào bản Hiệp Ước là xong. Với tư cách là “Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam”, có khi nào Các Anh cảm nhận được sự giằng xé từ trong chiều sâu tâm hồn của NGười Lính đối với Tổ Quốc và Nhân Dân không? Nếu KHÔNG, tôi xin hỏi: “Các Anh là người Việt Nam hay người Trung Hoa?” Nếu CÓ, tôi xin hỏi: “Vậy, Các Anh đang nghĩ gì......?”

      Nhìn ra Biển Đông.

      Ngày 2/12/2007, Quốc Vụ Viện Trung Cộng thành lập quận Tam Sa trong tỉnh Hải Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Lãnh đạo Các Anh phản ứng qua Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, đủ để gọi là có phản ứng, và sau đó im lặng hoàn toàn. Nhớ lại hồi tháng 5/2009, Trung Cộng trưng ra tấm bản đồ Biển Đông với hình chữ U thường gọi là “đường lưỡi bò” để giành chủ quyền hơn 80% diện tích biển này.
      Trích bài viết của tác giả Vũ Cao Đàm, giúp Các Anh nhận rõ thêm về chính sách bang giao phục tùng của lãnh đạo Các Anh đối với Trung Cộng:
      “Năm 2010, tôi đọc được một bài báo sặc mùi hiếu chiến được đăng trên trang mạng “Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn” là một trang mạng của Trung Cộng. Tôi đã dịch sang Việt ngữ và gửi đăng trên trang Bauxite Việt Nam (BVN). Ngay sau khi BVN đăng tải, tôi rất vui mừng vì bản dịch rất nhanh chóng lan truyền trên các trang mạng và blog của Cộng Đồng Việt Nam, và nhận được những lời bình luận sôi sục tình cảm yêu nước thương nòi, căm thù bọn cộng sản xâm lược khát máu Đại Hán, và thức tình lương tri của những ai đang còn mê muội ảo tưởng vào giọng lưỡi xảo trá “đồng chí quốc tế vô sản, anh em môi hở răng lạnh, 4 tốt, và 16 chữ vàng”. Bài báo kết thúc bằng lời nguyền của họ là: “hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa”.
      Ngày 28/8/2011, theo bản tin thông tấn xã Việt Mam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, trong buổi họp với Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Trung Cộng tại Bắc Kinh, Tướng Vịnh nói: "Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng... Việt Nam sẽ ‘kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam, và dứt khoát không để sự việc tái diễn... Việt Nam không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc”.

      Ngày 1/8/2012,
      theo bản tin của tỉnh Hải Nam thì họ sẽ làm chủ Biển Đông với hạm đội tàu cá lên đến 22.000 chiếc với 225.000 ngư dân. Trong số ngư dân, có đến 110.000 ngư dân sắp được võ trang. Riêng đoàn tàu cá loại lớn với 5.000 chiếc, sẽ dàn trải khắp vùng biển từ hải phận Bà Rịa Vũng Tàu đến quần đảo Trường Sa. Ngày 2/8/2012, tỉnh Quảng Đông cũng cho biết, hơn 1.000 tàu cá của thành phố Dương Giang đã quay mũi ra Biển Đông, ngay sau lời của Phó Chủ Tịch tỉnh Quảng Đông Liu Kun tuyên bố lễ hội đánh cá bắt đầu. “Phải chăng, Trung Cộng sử dụng đoàn tàu đánh cá khổng lồ của chúng để bao vây lấn chiếm Biển Đông, hay ít nhất là bao vây vùng đánh cá rộng lớn trên Biển Đông của Việt Nam?”
      Ngày 30/11/2012, tàu khảo sát Bình Minh 2 của Việt Nam đang công tác nghiên cứu trong vùng biển Việt Nam, bị hai tàu cào cá của Trung Cộng cắt cáp thu nổ địa chấn. Nhớ lại, tàu Bình Minh 2 đã một lần bị tàu hải giám của Trung Cộng cắt cáp ngày 26/5/2011.
      Ngày 6/12/2012, các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều loan tin Trung Cộng “ra lệnh cho cộng sản Việt Nam phải ngưng tất cả công trình dò tìm dầu khí ở Biển Đông, và không được quấy nhiễu tàu đánh cá của họ”.
      Tôi vẫn không quên là trong thời gian gần đây, Không Quân Nhân Dân Dân với Hải Quân Nhân Dân Việt Nam, được gia tăng đáng kể về khả năng tuần thám và chiến đấu. Nhưng tôi xin hỏi: “Có bao giờ Các Anh được hệ thống truyền thanh truyền hình báo chí, đưa tin Không Quân với Hải Quân Nhân Dân ra khơi để bảo vệ tàu cá của “Nhân Dân Việt Nam”, khi bị những đoàn tàu Trung Cộng rượt đuổi ủi chìm rồi tịch thu tài sản, còn bắt ngư phủ Việt Nam đem tiền chuộc mạng không?”
      Hỏi cũng là trả lời “Hoàn toàn không!” Vậy là, Hải Quân Nhân Dân Các Anh chỉ bảo vệ đảng độc tài chớ đâu có bảo vệ Dân mà kèm theo hai chữ Nhân Dân! Phải chăng lãnh đạo Các Anh mua để có được khoản tiền hoa hồng, còn máy bay với tàu chiến để phô trương chớ không phải ngăn chận Trung Cộng, vì ngư dân Việt Nam thì có Dân Quân Biển tự lo mà!. Rõ ràng là thực tế đã chứng minh điều đó.

      Nhìn trong nội địa.

      Tháng 11/2007, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng đảng cộng sản ban hành Quyết Định số 167/2007, về thăm dò khai thác quặng Bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2015, xét đến năm 2025, và giao cho Tập Đoàn Than & Khoáng Sản quốc doanh Việt Nam thực hiện. Tập đoàn này dành một hợp đồng cho Công ty Chalieco của Trung Cộng khai thác. Để nhận ra sự nguy hại đến an ninh quốc gia, Các Anh hãy đọc lời cảnh báo từ một số nhân vật quan ngại sâu sắc đến quyết định nói trên:
      Ngày 27/3/2009, báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội. Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám Đốc Công Ty Năng Lượng Sông Hồng thuộc Tập Đoàn Khai Thác Than & Khoáng Sản, được mời đến văn phòng trung ương đảng dự buổi tọa đàm. Sau đó, trong thư gởi Bộ Chính Trị, ông Sơn viết: “Lựa chọn nhà thầu Trung quốc là một sai lầm... Tôi có thể khẳng định, nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật, thì không một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng thầu trong bất cứ dự án Bauxite nào”.
      Ngày 3/4/2009 (Đối thoại online). Thiếu Tướng Công An Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến Lược & Khoa Học Bộ Công An, phân tách về địa thế của Tây Nguyên như sau: “Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri, sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và họ đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-tô-pơ, tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia.
      Ngày 17/8/2011, trên báo Dân Việt, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ Tịch Tổng Giám đốc Investconsult Group trong bài “Chuyên gia nói về người Trung Hoa thuê đất”, hiện tượng này là một sự tranh giành không gian sống. Không những thế, đó là một hệ thống các hành vi trong âm mưu của họ. Theo ông thì cứ cái đà này sẽ dẫn đến tình trạng từ sản phẩm cho đến ruộng đất, từ đất canh tác công nghiệp là rừng, cho đến đất canh tác cây lương thực đều nằm trong chiến lược của họ, tất nhiên là nguy hiểm cho Việt Nam.
      Ngày 31/8/2011 (trang Bauxite online). Giáo sư Vũ Cao Đàm nhận định: “Bằng chiêu bài“ hợp tác khai thác bô-xit”, đế quốc Trung Cộng đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương, cộng với những hợp đồng thuê 300.000 mẫu tây đất rừng đầu nguồn với các “đồng chí” của họ tại các địa phương trên suốt các vùng biên giới, Trung Cộng đã tạo ra một thế quân sự vô cùng nguy hiểm có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam khi bị Trung Cộng tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm một bầy nhung nhúc gồm trên 1.300.000 người lao động Trung Cộng, gồm những tráng đinh chắc chắn đã giải ngũ sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bọn chúng được các“ đồng chí” sắp xếp đều khắp đủ mọi miền trên đất Việt Nam đã tạo ra một đạo quân dự bị khổng lồ, cầm súng bắn được ngay, đang mai phục khắp đất nước này. Một nguy cơ đang rập rình chờ đợi và người dân Việt -những ai còn tỉnh táo- đành sống trong muôn nỗi phập phồng!”

      Tôi góp nhặt một số sự kiện trong số hằng ngàn sự kiện diễn ra ngay trong nội địa Việt Nam chúng ta, hẳn là Các Anh đã biết đến sự kiện kinh khủng này chớ? Tại nơi nhà thầu Trung Cộng đang khai thác ở Nhơn Cơ (Đắc Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng), bùn đỏ đang là thảm họa trong hiện tại và trong tương lai đối với con người và rừng thiên nhiên từ Cao Nguyên Miền Trung xuống thung lũng Đồng Nai, ra vùng duyên hải Đông Bắc Sài Gòn.
      Và thảm họa cao nhất ngay trong tầm mắt, là dân tộc Việt Nam chúng ta bị kẻ thù từ trong lịch sử xa xưa, tái hiện trong thế giới ngày nay thống trị lần nữa, với vũ khí chiến lược của họ là “4 tốt với 16 chữ vàng” mà lãnh đạo Các Anh dùng làm phương châm trong bang giao với Trung Cộng. Một Trung Cộng vừa thâm lại vừa độc, vừa gian lại vừa dối, trong mục đích bành trướng bá quyền của họ trên thế giới mà quốc tế cộng sản đã chủ trương từ đầu thế kỷ 20.

      Kết luận.

      Là Người Lính trong quân đội nhân dân Việt Nam, tôi nghĩ, có Anh 5 năm, 15 năm, thậm chí 20 năm hay 25 năm cầm súng, có bao giờ Các Anh suy ngẫm điều gì về quảng đời quân ngũ với súng đạn, có Anh đã thương tật tàn phế, có bạn đã gục ngã trên chiến trường? Và Các Anh đang còn súng đạn trong tay, có bao giờ Các Anh suy nghĩ: “Những sự kiện mất đất dọc theo biên giới, mất biển trong Vịnh Bắc Việt, mất quyền kiểm soát Biển Đông, mất quyền kiểm soát tại những làng mạc của Trung Cộng trải dài từ Móng Cáy Quảng Ninh cực bắc, dọc theo duyến hải đến tận Mũi Cà Mau cực nam, và từ rừng núi tây bác Hà Nội dọc theo Trường Sơn xuống tận Cao Nguyên miền Trung? Và liệu, đó có phải là dấu hiệu mà lãnh đạo Các Anh biến nước Việt Nam chúng ta từ từ mất hút vào tay Trung Cộng không, vì năm 2020 đang chập chờn phía trước?”
      Sau khi Các Anh nghiền ngẫm những sự kiện với dẫn chứng rõ ràng, tôi nghĩ là trong một mức độ nào đó, Các Anh hiểu được tại sao tôi viết loạt thư này gởi đến Các Anh. Thật sự là tôi muốn giúp Các Anh có được nét nhìn của người tự do như chúng tôi, để Các Anh nhận ra con đường cộng sản mà Các Anh đã và đang đi là tự mình nhốt mình vào nhà tù lớn do Bộ Chính Trị lãnh đạo bằng bản chất dối trá, và cai trị dối trá. Từ đó, Các Anh hãy suy nghĩ mà chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.
      Tôi vững tin là bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào để làm nên lịch sử.

      Hãy nhớ, “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Và Tự Do, không phải là quà tặng, mà chính chúng ta phải tranh đấu. (trích trên internet).

      Texas, tháng 12 năm 2013
      ********

      Comment


      • #33
        Thư số 27 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

        Thư số 27 gởi
        Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

        ******

        Phạm Bá Hoa

        Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc và Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
        Xin gọi chung Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ “Các Anh” viết hoa, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.


        Nội dung thư này, tôi giúp Các Anh hiểu về bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền trong bối cảnh một nhà nước Việt Nam vừa đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền, nhưng vẫn thẳng tay đàn áp Nhân Quyền ngay tại Việt Nam.


        Thứ nhất. Bộ Luật Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc .

        (Wikipedia) Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền gồm 30 Điều, được hơn 50 quốc gia tham dự đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948 tại Paris. Đã được dịch ra ít nhất là 375 ngôn ngữ. Năm 1966, đại hội đồng LIên Hiệp Quốc thông qua Bộ Luật Nhân Quyền gồm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các quyền Kinh Tế, Xã hội, Văn Hóa, và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự & Chính Trị. Như vậy, Bộ Luật Nhân Quyền Quốc Tế đã hình thành. Xin trích 9 Điều trong bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền:

        Ðiều 1: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và nhân quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm, và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.
        Ðiều 2: Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.
        Ðiều 3: Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do, và an toàn cá nhân.
        Ðiều 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.
        Ðiều 9: Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.
        Ðiều 17: Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
        Ðiều 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
        Ðiều 20: Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.
        Ðiều 28: Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ....

        Chắc Các Anh chưa quên là ngày 12/11/2013, Việt Nam đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Chính vì sự kiện này mà tôi cho là cơ hội đối với Mạng Lưới Blogger Việt Nam, sẽ hoạt động mạnh hơn để giúp người dân hiểu được những quyền căn bản của mình, và từ đó người dân biết phải làm gì để giành lại những quyền căn bản của mình từ trong tay nhà nước cộng sản độc tài.


        Thứ hai. Mạng Lưới Blogger hoạt động.

        Ngày 7/12/2013 tại Nha Trang. Từ 8 giờ 30 sáng, Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) trong nhóm blogger, Khổng Hy Thiêm, Võ Trường Thiện, và Việt Man (Phạm Văn Hải), đã tập trung ở Công Viên Bờ Biển trong màu áo phông trắng hoặc đen, viền xanh lá cây, với logo màu nâu của Mạng Lưới. Các blogger phân phát ba tài liệu, trong đó có toàn văn Công Ước Chống Tra Tấn mà Việt Nam vừa ký tham gia. Nhiều người dân đón nhận các tài liệu một cách vui vẻ và chăm chú đọc. Có người hỏi: “Tài liệu quý, tại sao các bạn không bổ sung thêm câu “xem xong xin vui lòng chuyền tay cho người khác?” Một số khác có ý kiến: “Mỗi người dân nên có một bản tài liệu này để hiểu được phần nào những quyền của mình. Vì dân mình không hiểu nên cứ bị bắt chẹt. Mấy tài liệu này rất tốt, nó giúp đỡ mọi người, cho nên tất cả cần phải đọc”...
        Các blogger cũng phát tài liệu cả trên xe buýt, trong nhà sách, đặc biệt Nhà sách Ponagar còn nhận 10 bộ tài liệu để phát cho khách hàng. Nhiều bạn trẻ hưởng ứng rất vui vẻ. Buổi kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền kết thúc vào khoảng 10 giờ sáng. Các blogger chụp hình với ba ngón tay giơ cao, trên ba ngón viết các chữ M, L, B, nghĩa là Mạng lưới Blogger Việt Nam.

        Ngày 8/12/2013 tại Hà Nội.
        Theo lời kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, một số blogger tập trung tại Công Viên Thống Nhất, thổi hằng loạt bong bóng màu xanh lá cây có in dòng chữ “Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng”. Theo dự trù, các Blogger sẽ mặc áo thung trắng viền xanh với huy hiệu của Mạng Lưới, nhưng áo đã bị Công An tịch thu ngày hôm qua rồi. Theo Blogger Hoàng Huy thì Công An rất đông, có cả côn đồ, dân phòng, Cựu chiến binh, Đoàn viên thanh niên bao quanh Công Viên. Nhưng người dân đến rất đông, vì vậy mà bong bóng được phân phát liền tay. Công An chìm cũng chen vào xin rồi họ dùng cây nhọn hoặc điếu thuốc đang cháy châm vào cho bể. Lợi dụng lúc nhiều người đang nhận bong bóng và tài liệu, Công An xông vào cướp balô đựng tài liệu Nhân Quyền, rồi nhét vào xe chạy khỏi Công Viên. Các bạn Blogger giải thích với Công An tại chỗ rằng, đây là tài liệu Nhân Quyền phân phát giúp người dân hiểu rõ chớ đâu có gì sai trái.Họ trả lời là tịch thu để kiểm soát. Có lúc xô xát, Blogger Đào Trang Loan bị Công An tát vào mặt nhiều lần. Bạn Lê Đức Hiền bị đánh chảy máu đầu, và một người khác bị đạp vào bụng một cách thô bạo.


        Ngày 8/12/2013 tại Sài Gòn.
        Từ 5 giờ chiều, các thành viên của Mạng Lưới Blogger bắt đầu thả bong bóng như một phần của hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Đó là chị em blogger An Đổ Nguyễn (tức Nguyễn Hoàng Vi) và Miss Sapphire (Nguyễn Thảo Chi), Cùi Các (Phạm Lê Vương Các), Lê Doãn Cường, Hoàng Dũng (phong trào Con Đường Việt Nam), blogger Bùi Thị Minh Hằng, nhà báo Phạm Chí Dũng, và cô blogger mi-nhon xinh đẹp Mí Rưỡi (Nguyễn Thị Yến Trang). Thành viên Mạng Lưới xuất hiện trong màu áo sơ-mi viền xanh lá cây và logo hình chữ W (nghĩa là viết tắt của từ web trong "world wide web", hoặc "we" - chúng ta, hoặc "word" - từ, chữ).


        Hàng trăm người dân đã vui vẻ tham dự cùng những blogger trẻ tuổi này. Các Blogger đang phân phát bong bóng màu xanh với dòng chữ màu đen và tài liệu Nhân Quyền cho nhiều người dân, trong khi chung quanh rất đông Công An chìm nổi và côn đồ. Blogger Hoàng Huy chia sẻ với đài RFI Việt ngữ: “... Khi chúng tôi tỏ ra ôn hòa ngồi hát, thì côn đồ xăm trổ khắp mình trông rất dữ tợn ở đâu xông tới đánh anh Châu Văn Thi tới tấp, và ném những bọc mắm tôm vào chúng tôi. Khi xung quanh có khá nhiều nhân viên trật tự đô thị, Công An giao thông 113 đứng đó khoanh tay đứng nhìn, như những con người vô cảm! Chúng tôi là những người đi truyền bá Nhân Quyền mà bị đối xử thô bạo như thế ư? Chúng tôi đã tỏ ra quá ôn hòa với các anh rồi, đổi lại các anh đối xử bằng côn đồ và bạo lực với chúng tôi như thế sao? Vậy xin gia nhập vào Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để làm gì?...”

        Thứ ba. Mạng Lưới Blogger chánh thức ra mắt ngày 10/12/2013.

        Khởi đi từ Tuyên Bố 258 được trao tay cho các tổ chức Nhận Quyền và các viên chức các tòa đại sứ tại Hà Nội quan tâm đến tình trạng Nhân Quyền Việt Nam. Hôm nay, 10/12/2013, Mạng Lưới Blogger Việt Nam chánh thức ra mắt tại Sài Gòn, trong bầu không khí thế giới kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền và vinh danh Quyền Con Người. Mạng Lưới Blogger Việt Nam ra đời để góp phần phát huy nhân quyền, tranh đấu cho tự do, bảo vệ phẩm cách và giá trị của người Việt Nam. Đây là mục tiêu, cũng là khát vọng, và là lý do duy nhất cho sự có mặt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam:

        (1) Chúng tôi tin rằng, mọi công dân Việt Nam phải có quyền tự do tư tưởng và tự do bày tỏ quan điểm mà không bị can thiệp hay đối xử bất công; tin rằng chúng ta có quyền tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương cách như đã được xác định bởi Điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
        (2) Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải được tôn trọng với những phẩm giá bẩm sinh, được đối xử trong tinh thần bác ái và được bình đẳng trong việc mưu cầu hạnh phúc cá nhân.
        (3) Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải có quyền quyết định vận mạng của mình và góp phần quyết định vận mạng của đất nước; và những quyền này không thể là đặc quyền, được giao phó hay dành riêng bởi một nhóm người, một tập thể nào trong xã hội......
        (5) Nuôi dưỡng niềm hy vọng như cách đây 65 năm, những người soạn thảo ra bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã hy vọng Tuyên Ngôn lịch sử đó sẽ là khởi đầu để chấm dứt mọi bất công, áp bức, chà đạp nhân phẩm giữa người và người trên trái đất này. .....
        (8) Chúng ta hãy cùng nhau hy vọng. Nỗi sợ hãi làm chúng ta tê liệt nhưng niềm hy vọng sẽ giúp chúng ta đạp lên sợ hãi mà đứng lên. Đứng lên vì dân tộc này, vì 90 triệu người dân trên đất nước có hơn 4000 năm lịch sử này phải có quyền đứng lên. Đứng lên vì chúng ta không thể tiếp tục quỳ. Đứng lên để một ngày không xa bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có thể ngẩng mặt cao đầu và tuyên bố với cộng đồng nhân loại rằng: xứ sở này là nơi mà những con người đang sống thực sự trong tự do, công bằng và bác ái”. (trích một số đoạn trong bài phát biểu của đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam)

        Lúc 5 giờ chiều, hai blogger Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn) và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) vừa ra khỏi nhà thì bị Công An với côn đồ hơn 50 người xông vào đánh đập dã man, họ dùng bạo lực lôi kéo mọi người vào trong nhà. Các bạn trong Mạng Lưới hay tin cùng chạy đến tiếp cứu thì bị Công An đẩy tất cả vào trong nhà một cách thô bạo và họ khóa cửa nhốt bên trong. Trong lúc hỗn loạn, Blogger Mẹ Nấm bị an ninh thường phục lao vào giựt đứa con trai 1 tuổi má Chị đang bế. Chị Hoàng Vi vào can thiệp thì bị Công An và côn đồ đánh đập túi bụi vào người, Mẹ Nấm bị tát nhiều lần vào mặt. Một cô gái trẻ đang mang bầu khi đến can thiệp cũng tiếp tục bị lực lượng ô hợp gồm an ninh thường phục và hội phụ nữ hành hung. Trong cuộc hành hung này có 9 bạn trẻ bị thương: Hoàng văn Dũng, Mẹ Nấm, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Tiền Tuyến, Trung Hiếu Hiế, Võ Công Đồng, Facebook Hoàng Bùi, Facebook Tin Ba, và Trần Hoàng Hận bị bắt về Công An Phường 17 Gò Vấp đánh đập dã man. Đến 2 giờ sáng mới thả ra, lúc ấy Anh Hận bị thương khá nặng nên phải vào bệnh viện điều trị.
        Với tình hình đó, các hoạt động vinh danh ngày Quốc Tế Nhân Quyền và ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam tại Sài Gòn, đã không thể diễn ra như dự định. Blogger Nguyễn Hoàng Vi chia sẻ trên facebook với bản tin “Bạo lực ở Sài Gòn trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền”. MLBVN lên án những hành vi bạo lực của lực lượng an ninh và côn đồ, đặc biệt là khi những hành vi đó nhằm vào phụ nữ và trẻ em. Một lần nữa, chúng tôi cảnh báo: Việc làm của các vị đang gây mất trật tự xã hội, chia rẽ những người dân, phá hoại tình cảm công dân và làm tổn hại đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế."
        Tại Hà Nội, bất chấp sự bao vây, cô lập của lực lượng an ninh, buổi ra mắt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra tại điểm hẹn ban đầu.
        Tại Hải Phòng. Blogger Phạm Thanh Nghiên, một thành viên của Mạng Lưới Blogger, đã bày tỏ sự phẫn nộ trước tin 2 người bạn đồng hành của chị là Mẹ Nấm và Nguyễn Hoàng Vi bị hành hung tại Sài Gòn. Chị nói: “Nhân danh một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, tôi khẳng định: Việc hành hung phụ nữ và trẻ con là một hành vi vi phạm nhân quyền đáng xấu hổ, nhất là khi nó lại xảy ra trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền và Việt Nam vừa mới được nhận vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Nó làm cho chúng tôi càng xác quyết niềm tin của mình với con đường đã đi như anh chị em chúng tôi đã bày tỏ trong lời giới thiệu Mạng Lưới Blogger Việt Nam là "Tranh đấu để bảo vệ nhân quyền, tự do, dân chủ, phẩm cách và giá trị của con người là mục tiêu, là khát vọng, và cũng là lý do duy nhất cho sự ra đời của Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Khi nào các hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam còn tiếp diễn, thì Mạng Lưới Blogger Việt Nam vẫn còn lý do để tồn tại."


        Trong tình trạng bị nhốt ở nhà, Phạm Thanh Nghiên đã gửi đến các bạn của chị biểu tượng của MLBVN với lời nhắn: "Niềm tin chiến thắng và lòng can đảm của các bạn sẽ xoá tan mọi sợ hãi. Những đàn áp của an ninh chỉ làm tăng thêm sức mạnh và sự trưởng thành của chúng ta... Cảm ơn những người bạn chiều nay đã không ngại khó khăn mà đến với tôi, thậm chí đã vì tôi mà phải chịu nhiều thương tích... Cảm kích vô cùng tấm lòng của các bạn... Tôi không thể nào khiến họ dừng tay với các bạn cũng như không có khả năng xoa dịu những vết thương của các bạn. Gửi đến các bạn sự tri ân sâu sắc, cầu chúc sự bình an luôn bên các bạn. Và điều duy nhất tôi có thể làm là sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa trong những hoạt động vì nhân quyền của mình thì may ra mới bớt đi những cảnh tượng như chiều nay..."

        Ngày 19/12/2013 tại Nghệ An. Sáng nay, trong mục đích giúp người dân biết những quyền của mình đã và đang bị nhà cầm quyền xâm phạm, một số bạn sinh viên đi phát cẩm nang Quyền Con Người cho người dân ở trên xe buýt, cho những người đi đường, cho các tiểu thương ở chợ Sò huyện Diễn Châu, Nghệ An, là nơi đã và đang xảy ra tranh chấp đất đai giữa nhà cầm quyền với các tiểu thương chợ Sò. Phản ứng của người dân khi nhận cuốn cẩm nang Quyền Con Người thì mỗi người nhận có thái độ khác nhau. Có người nhận được thì háo hức và đọc ngay. Có người còn e dè.

        Blogger Hành Nhân, một ngòi bút độc lập trong nước nhận xét: “Trong năm qua đúng là sự bắt bớ đàn áp đối với giới blogger gia tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, đã có nhiều người vượt qua được sự sợ hãi, lên tiếng nhiều hơn. Các phong trào dân sự cũng đang mạnh lên. Người ta lập hội này hội nọ, bày tỏ chính kiến trên mạng nhiều hơn. Tuy là có đàn áp, nhưng cũng có những niềm hy vọng, những điểm tích cực để mình hy vọng.”

        Thứ tư. Thế giới chỉ trích Nhân Quyền tại Việt Nam.

        Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) trụ sở tại Hoa Kỳ, đã xếp Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia cầm tù ký giả tệ hại nhất trên thế giới. Trong danh sách năm 2013 này, Việt Nam đứng hàng thứ 5, sau Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Quốc, và Eritrea. Xu hướng đàn áp của Hà Nội bắt đầu khi ông Nguyễn Phú Trọng nắm chức Tổng Bí Thư, từ đó số ký giả và blogger tự do bị bắt ngày càng gia tăng.
        Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới (RSF) trụ sở tại Pháp, liệt kê Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với cư dân mạng, chỉ đứng sau đàn anh Trung Cộng. Ông Benjamin Ismail, Giám Đốc phụ trách Ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc RSF, nhấn mạnh: “Năm 2013 cho thấy sự tăng cường đàn áp của nhà nước đối với những ngòi bút và những nguồn cung cấp thông tin độc lập tại Việt Nam. Trong số này phải kể đến việc chính phủ ban hành thêm các quy định mới siết chặt quyền tự do bày tỏ ý kiến của công dân như Nghị định 72 rồi tới Nghị định 174.


        Bà Farida Shaheed, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về quyền Văn Hóa. Bà công tác tại Việt Nam từ ngày 18/11/2013. Ngày 29/11/2013 kết thúc chuyến công tác, bà tuyên bố với báo chí tại Hà Nội rằng: “Việt Nam cần mở rộng không gian cho người dân bày tỏ quan điểm và để họ có thể đóng góp những kiến thức, kể cả kiến thức về truyền thống văn hóa, cho công cuộc phát triển đất nước..”. Bà Farida Shaheed cho biết là bà sẽ trình hồ sơ này lên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, gồm cả những khuyến nghị của bà về Nhân Quyền Việt Nam.
        Ngày 25/11/2013. Tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Scott Busby, Quyền Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ sau chuyến công du Việt Nam từ 29/10/2013 đến ngày 2/11/2013, tiếp xúc với một số đại diện cơ quan truyền thông Việt ngữ. Ông nói: “Trong lúc thảo luận với nhà cầm quyền Việt Nam, tôi đã khẳng định rằng, "Nếu muốn tăng cường bang giao với Hoa Kỳ, Việt Nam phải thực hiện những tiến bộ cụ thể về nhân quyền trong thời gian tới. Đồng thời tôi cũng nhấn mạnh với họ về sự quan trọng của những hoạt động xã hội dân sự, bao gồm việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do hành đạo, vận động nhân quyền, hoặc tổ chức các công tác nhân đạo.
        Ngoài các buổi họp với các giới chức Việt Nam, ông tiếp xúc một số nhân vật đang hoạt động trong những nhóm xã hội dân sự nhằm đẩy mạnh phong trào dân chủ hóa Việt Nam.
        Ông rất "thán phục và cảm kích trước nghị lực, sự can đảm và tinh thần lạc quan" của các thành viên xã hội dân sự này, vì bất chấp sự ngăn cấm của nhà cầm quyền khi tìm mọi cách để gặp ông. Theo ông, đó là một trong những dấu hiệu khác biệt rõ rệt so với chuyến thăm viếng Việt Nam của ông hồi năm 2011. Ông cho biết, ngoài việc thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc bắt bớ sách nhiễu các nhà hoạt động xã hội dân sự, ông cũng đã nêu ra trường hợp một số nhân vật bất đồng chính kiến bị kết án tù để kêu gọi giảm án hoặc trả tự do cho họ.
        Sau cùng là ông Scott Busby, lần lượt trả lời những câu hỏi của các cơ quan truyền thông Việt ngữ liên quan đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện nay.

        Kết luận.

        Tôi thông cảm với Các Anh, là những người sinh ra, lớn lên, học hành, và trở thành Người Lính trong quân đội, tất cả những gì Các Anh học ở trường văn hoá, trường quân sự, lại thường học tập chính trị tại các đơn vị, cộng với những chính sách về các lãnh vực sinh hoạt xã hội, mà Các Anh theo dõi hằng ngày. Trôi dần theo thời gian, chính sách độc tài của cộng sản lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong sinh hoạt xã hội, rồi biến thành một nếp trong đời sống thường ngày đối với người dân nói chung, với Các Anh nói riêng từ lúc nào không ai biết.
        Nhưng với phương tiện truyền thông trên thế giới ngày nay, trong một chừng mực nào đó, Các Anh có cơ hội tiếp xúc với thế giới tự do ngang qua hệ thống internet mà Các Anh gọi là “trang mạng”, tôi tin là trong những lúc mà Các Anh sống thật với trái tim và khối óc của chính mình, nhất thiết Các Anh có những suy nghĩ từ những câu tự hỏi, chẳng hạn như: “Tại sao trên đầu trang công văn có dòng chữ “độc lập-tự do-hạnh phúc” mà thực tế không phải vậy? Nói độc lập, nhưng tại sao đảng với nhà nước lại thẳng tay trấn áp bắt giữ những công dân yêu nước bày tỏ ý thức chính trị chống đối Trung Cộng lấn chiếm đất liền biển đảo Việt Nam? Tại sao trong các năm 2009-2012, Trung Cộng đã rượt đuổi ủi chìm, đã bắt giữ 1.186 tàu cá và 7.045 ngư dân đánh bắt cá trên vùng Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, vậy mà lãnh đạo đảng với nhà nước sợ Trung Cộng đến mức chỉ dám gọi là “tàu lạ” để chỉ tàu của Trung Cộng? Nói tự do, nhưng tại sao lại sử dụng Quân Đội, Công An, và côn đồ, thẳng tay trấn áp những người yêu nước mà điển hình là Mạng Lưới Blogger Việt Nam, phổ biến tài liệu hướng dẫn người dân hiểu được Quyền Của Mỗi Con Người mà Liên Hiệp Quốc công nhận, để người dân có cơ hội góp phần thực hiện những quyền đó trong một xã hội văn minh? Tại sao hệ thống truyền thông có đến 194 nhật báo và 590 tạp chí in, 61 trang tin điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình, với 17.000 nhà báo lãnh lương nhà nước, mà chỉ có một tiếng nói của đảng và nhà nước? Nói hạnh phúc, nhưng tại sao Điều 17 trong Hiến Pháp nói rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà thật ra là sở hữu của đảng, vì đảng toàn quyền quyết định?” Trong khi “nông dân chiếm đến 70%, hay là 62 triệu nông dân không có đất để sống? (Trích bài “Sở hữu toàn dân là tộc ác gốc” của cựu Đại Tá Bùi Tín).
        Tôi tin là Các Anh không quên những hình ảnh mà người dân bị thu hồi đất, bị cưỡng chế đất, đã tạo nên hằng ngàn Đoàn Dân Oan tập trung về Hà Nội và Sài Gòn khiếu kiện, là bằng chứng hùng hồn về tình cảnh khốn khổ khi người dân mất nhà mất đất!
        Các Anh cũng không thể không suy nghĩ, “tại sao nhà cầm quyền ra lệnh cho Công An rình giật tài liệu Nhân Quyền, xin bong bóng rồi đâm cho bể, liệng những bịt mắm tôm vào các blogger đang phân phát tài liệu về Nhân Quyền giúp người dân học hỏi cho biết?” Những hành động đó, tự nó là bằng chứng giúp người dân khẳng định: “đảng lãnh đạo bằng độc tài và dối trá, nhà nước thì cai trị với chính sách mánh mung côn đồ”. Hóa ra xã hội chủ nghĩa là như vậy sao?
        Cũng vì vậy mà Giáo sư Hoàng Tụy nhận định là xã hội Việt Nam không thể tái cấu trúc được mà phải phế bỏ nó để cấu trúc lại từ đầu, vì hiện nay sự giả dối đang thống trị toàn xã hội chúng ta. Trong khi đó, giáo Sư Hà Văn Thịnh cảnh báo tình trạng giả dối ở Việt Nam lan tỏa từ “A đến Z”, dối trá ngay trong hệ thống giáo dục. Xã hội chủ nghĩa là một xã hội dối trá, vô cảm, ích kỷ, và tàn nhẫn. Trong khi nhà văn Trần Mạnh Hảo khẳng định: “Hai chữ dối trá ngày càng phản ánh đậm nét thực trạng là một xã hội vô cảm”.
        Tóm tắt. Nhóm chữ “độc lập-tự do-hạnh phúc” mà “bác” Các Anh và lần lượt các nhòm lãnh đạo sử dụng từ khi có đảng cộng sản đến nay, đều thực hiện bản chất độc tài và dối trá.
        Nhưng tôi hy vọng là Các Anh, trong một mức độ nào đó đã hiểu được mục đích tôi viết loạt thư này nhằm giúp Các Anh có được nét nhìn của người tự do như chúng tôi, để Các Anh nhận ra chế độ mà Các Anh đã và đang phục vụ là tự mình nhốt mình trong cái gọi là ý thức hệ cộng sản độc tài và dối trá. Từ đó, Các Anh hãy suy nghĩ mà chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.
        Tôi vững tin là Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào để làm nên lịch sử.
        Hãy nhớ. Trong tác phẩm “Mao Trạch Đông Ngàn Năm Công Tội” của Tân Tử Lăng xuất bản năm 2007 tại Trung Cộng, ờ chương 12, tác giả Tân Tử Lăng kể lại: “Trong hội nghị Bộ Chính Trị tại Bắc Đới hồi tháng 8/1958, Mao Trạch Đông tuyên bố: “... Chúng ta phải thực hiện một lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng...”. (trích bài của “co pham” 31 Dec 2013)

        Và hãy nhớ “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

        Texas, tháng 01 năm 2014
        *********

        Comment


        • #34
          Thư số 53a gởi
          Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

          *********
          Phạm Bá Hoa

          Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
          Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.


          Nội dung thư này, tôi đưa Các Anh "đi dọc" theo sông Cửu Long từ thượng nguồn ngang qua lãnh thổ Trung Hoa, Thái Lan, Lào, và Cam Bốt, rồi từ biên giới Việt - Miên ra tận Biển Đông, Các Anh sẽ nhận ra tình trạng khô hạn vùng đồng bằng Cửu Long, trong khi nước mặn xâm nhập vào vùng này, dĩ nhiên là tôi sẽ giải thích một cách tổng quát về nguyên nhân.

          Thứ nhất. Vùng đồng bằng Cửu Long.

          Sông Mê Kông trên bản đồ quốc tế, nhưng khi chảy vào Việt Nam chúng ta thì gọi là sông Cửu Long, lớn hàng thứ ba Châu Á và là thứ 11 trên thế giới. Phát nguyên từ Tây Tạng, dài 4.200 cây số, chảy qua Trung Hoa, biên giới Lào-Thái, rồi Cam Bốt, trước khi đổ vào Việt Nam với hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang, rồi đổ ra Biển Đông theo 9 nhánh là Định An, Ba Thắc, Trần Đề, Đại, Tiểu, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, và cửa sông Ba Lai. Khoảng phân nửa chiều dài sông Mê Kông chảy ngang lãnh thổ Trung Hoa, có tên là Lạng Thương Giang.


          Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh, là: Tỉnh Long An (tức Long An và Kiến Tường cũ). Tỉnh Tiền Giang (tức Mỹ Tho cũ). Tỉnh Bến Tre. Tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Trà Vinh. Tỉnh Hậu Giang (Cần Thơ cũ). Tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Đồng Tháp (Sa Đéc và Kiến Phong cũ) Tỉnh An Giang. Tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Bạc Liêu. Và tỉnh Cà Mau.
          Vùng đồng bằng này do những trầm tích phù sa bồi đắp nhờ mực nước biển thay đổi qua nhiều thế kỷ, cũng từ đó mà hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển như những con đê thiên nhiên. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển, đã tạo nên những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo ven sông, ven biển, tạo nên những đầm mặn Cà Mau, những trũng thấp như Đồng Tháp Mười, Cái Sắn (Rạch Giá), và rừng U Minh (Cà Mau). Riêng rừng U Minh và quận Năm Căn, chịu ảnh hưởng của nước biển mặn, hình thành vùng ngập nước mặn với rừng cây đước và cây mắm.
          Sông dài, mưa nhiều, nước chảy mạnh, nên lưu lượng trung bình của hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang khoảng 90.000 thước khối trong 1 giây đồng hồ. Cũng trong 1 giây đồng hồ đó, hai nhánh sông này chuyên chở khoảng 15 phần 10.000 trọng lượng phù sa cho đồng bằng sông Cửu Long -nhất là "cù lao" 3 tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, và Vĩnh Bình- giúp cho vùng đất này mầu mở, ruộng đồng nương rẫy và vườn cây hoa trái tốt tươi (trích trong Wikipedia).
          Theo tài liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long là 40.548 cây số vuông, với tổng số dân là 17.330.900 người. Dù diện tích canh tác nông nghiệp chưa tới 30% của toàn quốc, nhưng sản lượng lúa thu được hơn 50% trong tổng sản lượng toàn quốc. Vì vậy mà đồng bằng sông Cửu Long, là vùng xuất cảng gạo nòng cốt của Việt Nam. Ngoài ra cây ăn trái và những đặc sản nổi tiếng của vùng này, vừa nhiều vừa đạt phẩm chất cũng như hương vị của từng loại.
          Cũng vì vậy mà hằng chục đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông, biến đổi khí hậu, là hai nguyên nhân đã và đang mang thảm họa vào đồng bằng sông Cửu Long.

          Thứ hai. Những đập thủy điện và thảm họa từ nó.


          Những đập thủy điện.

          Trung Cộng đã xây dựng một hệ thống đập thủy điện trên phần thượng lưu Mê Kông mà Trung Cộng gọi là "Lạng Thương Giang" mà không tham khảo ý kiến các nước vùng hạ lưu hoặc thông báo những tin tức về dòng chảy của con sông này. Sáu đập lớn đã xong hoặc đang xây dựng, là: (1) Đập Dacgaoshan, phiên âm là Đại Chiếu Sơn, hoàn thành năm 2003. (2) Đập Manwan, phiên âm là Mãn Loan, xong năm 2007. (3) Đập Jinghong, phiên âm là Cảnh Hồng, xong năm 2009. (4) Đập Xiaowan phiên âm là Tiểu Loan, cao 300 thước, xong năm 2010. (5) Đập Nuozhadu, phiên âm là Nọa Trát Độ, cao 248 thước, dự trù xong vào năm 2017. (6) Đập Gonguagao (không thấy phiên âm), dự trù xong vào năm 2020. Ngoài ra, còn 9 đập nhỏ cũng đang xây dựng.
          Theo sau Trung Cộng, là Lào với Cam Bốt cũng có 11 dự án xây dựng đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông trong phần lãnh thổ của họ. Lào với 9 dự án thủy điện là đập Pak Beng, Luang Prabang, Xayaburi, Pak Lay, Xanakham, Lat Sua, Ban Koum, đập Don Sahong, và đập Pak Chom. Cam Bốt với 2 dự án thủy điện là đập Strung Treng và đập Sambor.

          Thảm họa vùng đồng bằng Cửu Long từ những đập đó.

          Ông Peter Gleick, chuyên gia của Viện Thái Bình Dương có văn phòng tại California (Hoa Kỳ) nhận định: "Trung Cộng là một trong ba nước bỏ phiếu chống lại Hiệp Ước năm 1997 của Liên Hiệp Quốc về việc quản trị các dòng sông Mê Kông, và chưa bao giờ đồng ý đàm phán về việc cùng sử dụng chung dòng sông này. Các đập thủy điện trên đây đã làm thay đổi chu kỳ lũ lụt hạn hán tự nhiên của hạ lưu sông Cửu Long, làm giảm lượng nước, giảm trầm tích, và giảm lượng phù sa vào lưu vực Tiền Giang, Hậu Giang, và vùng duyên hải Việt Nam".
          Năm 2012, Tổ chức Ủy Hội Sông Mê Kong nhận định: "Trước mắt, Việt Nam sẽ phải đối mặt với 4 vấn đề sau đây. Về dòng chảy, ảnh hưởng đến nông nghiệp và ngư nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, bởi mức độ nước mặn từ biển xâm nhập vào những sông rạch vùng này sẽ gia tăng. Về phù sa, khoảng 26 triệu tấn phù sa/năm hiện nay, sẽ còn lại khoảng 7 triệu tấn/năm, dẫn đến suy giảm năng suất nông nghiệp, cùng lúc sẽ gia tăng hiện tượng xói lở bờ sông làm giảm dần diện tích đất liền. Về thủy sản, đồng bằng này sẽ thiệt hại khoảng 1 tỷ mỹ kim do tổn thất các loài cá trắng chiếm đến 65% lượng cá trên sông này. Trong khi đó, cá trắng lại là thức ăn của cá đen, chiếm 35% lượng cá còn lại, nên sự biến mất của cá trắng, cũng có nghĩa là cá đen cũng biến mất. Về mặt xã hội, khoảng 14 triệu nông dân và ngư dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp ngư nghiệp, sẽ bị ảnh hưởng nặng". Ủy Hội Sông Mê Kông nhận định tiếp: "Trong 17 đập thủy điện suốt chiều dài sông Mê Kông, không có đập thủy điện nào của Việt Nam, nhưng Việt Nam là quốc gia hạ nguồn gánh chịu mọi thảm họa từ các đập đó. Trong khi các đập thủy điện đó hoạt động sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho các quốc gia chủ nhà, nhưng Việt Nam sẽ mất đến 65% lượng cá, và hơn 100 loài sinh vật sẽ lâm vào cảnh giảm dần cho đến tuyệt chủng. Thiệt hại nông nghiệp do lũ từ những hồ chứa nước đổ xuống, ước tính vào khoảng 5 triệu mỹ kim mỗi năm. Lượng phù sa giảm trên đưới 65%, và nông dân ngư dân sẽ lâm vào tình cảnh thảm hại, tự nó sẽ tác động đến vấn đề xã hội".
          Theo bản tin ngày 5/5/2015 của đài RFA: "Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam hiện đang chịu những tai họa, nếu nhà cấm quyền Việt Nam không có biện pháp giải quyết kịp thời, thì trước mắt là những tổn hại sản xuất trong nông nghiệp, dẫn đến đời sống nông dân khốn khổ.....".


          Sáu tháng sau đó, vẫn đài RFA ngày 4/11/2015: "Các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông gây tổn hại nghiêm trọng đến an ninh lương thực của Việt Nam. Theo cảnh báo của giới chuyên gia được báo Straits Times của Singapore trích đăng. Những đập thủy điện ở thượng nguồn đang làm vùng hạ lưu dần dàn cạn sạch cá, tình trạng sói mòn dọc bờ biển trở nên tồi tệ hơn, nhiều diện tích đất trồng lúa mất đi do bị nhiễm mặn. Chưa hết, ông Marc Goichot, chuyên gia về thủy điện và sông ngòi, hiện đang làm việc trong WWFN Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên tại Việt Nam, khuyến cáo về dòng chảy trên sông Mê Kông đang bị chặn lại bởi nhiều đập thủy điện của Trung Cộng. Cũng phải kể đến 11 dự án thủy điện khác mà một số quốc gia đang xây dựng". Vẫn theo lời ông Goichot: "Những hoạt động khai thác cát quá đà đang đẫy nhanh tốc độ xói mòn những bờ sông, kế đến hiện tượng nguồn nước ngầm cạn kiệt, đã làm phát sinh tình trạng đất lún trong lúc mực nước biển cứ dâng cao khoảng 5 milimét mỗi năm, lấn dần vào đất liền của đồng bằng sông Cửu Long, đe dọa 13.000 mẫu tây diện tích canh tác lúa, và an ninh về lương thực của Việt Nam bị đe dọa là điều không thể tránh khỏi".


          Bản tin đài RFA ngày 21/11/2015, một nông dân tên Vị, sống ở Long Xuyên, An Giang, tâm sự với phóng viên rằng: "Bây giờ ruộng đồng khó khăn rồi, không còn cá, mà lúa cũng chẳng còn bao nhiêu. Cá thì hiếm hoi, ruộng thì ngập mặn, không còn phì nhiêu như ngày xưa nữa đâu. Mọi thứ khó khăn rồi. Mấy chả (ý nói các cấp lãnh đạo Việt Cộng. PB Hoa) ngồi trên đó, mấy chả ăn sung mặc sướng, ăn trên ngồi trốc, muốn nói gì thì nói chớ có ai quan tâm gì đến dân đâu! Mình là dân, ngồi dưới này hả họng như con cóc chờ mưa, còn mấy chả có hề hấn gì đâu…!” Vẫn theo ông Vị: "..... Hiện nay, người nông dân cảm thấy mình không còn ngây thơ để tin vào những luận điệu không có thật từ phía nhà nước. Biết rằng, mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như bày tỏ sự bất đồng đối với nhà cầm quyền, nhưng không thể nào tin vào họ được. Bởi bao nhiêu điều họ nói từ trước đến nay, làm cho người nông dân càng thêm khổ nhiều hơn. ..... Không riêng gì nông dân miền Tây, mà bất kỳ nông dân vùng miền nào trên đất nước này đều phải chịu sự chi phối của nhà nước. Cán bộ nhà nước lúc nào nói cũng hay, nhưng xét cho cùng thì họ tệ hơn rất nhiều so với các con buôn..... "
          Một người nông dân khác tên Thiệt, ở Năm Căn, Cà Mau, tâm sự: "Bây giờ mực nước cạn lắm rồi, cá cũng hiếm hoi lắm, tìm đỏ con mắt cũng không ra con cá đâu. Không giống như ngày xưa tôm cá đầy đồng. Vì nước ở thượng nguồn sông Mê Kông bị nó chặn hết rồi, cá cũng không về được nữa. Ngày xưa nước ngập đồng thì cá nó vô đồng để đẻ, bây giờ không có nước ngập đồng nữa, nó lấy nước đâu mà vô đẻ. Bây giờ mọi thứ đều cạn kiệt rồi, và đời sống của nông dân miệt vườn miền Tây đang rất khó khăn.... Ở các tỉnh như Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Cà Mau, Cần Thơ, càng ngày ngày càng nhiều diện tích ruộng bị nhiễm mặn, không thể trồng lúa được nữa. Người dân sống nhờ đồng ruộng với cá tôm, nhưng giờ đây dòng sông cạn kiệt, nước mặn tràn vào, không sản xuất được lúa, cũng không có cá tôm để bắt, làm sao mà sống đây! Nỗi lòng của người nông dân là như vậy, trong khi nhà nước với họ (ý nói Trung Cộng. PB Hoa) vẫn là anh em thân thiết, với bốn tốt và mười sáu chữ vàng gì đó với họ".

          Các Anh nghĩ sao thì tôi không rõ, nhưng viết đến đoạn này, tôi cảm nhận như có gì đó trên hai bên má, tôi đưa tay lên để gạt nó xuống, hóa ra đó là hai giọt nước mắt! Đúng là tôi khóc! Tôi khóc, vì lời than của ông Vị và ông Thiệt, hai nông dân của đồng ruộng Miền Tây, nơi mà tôi được chào đời (Sóc Trăng) và lớn lên trong những năm tiểu học. Với dòng chữ mà tôi tô đậm ở đoạn trên, vừa đọc vừa nghe như có dòng âm thanh rót vào tai làm cho tôi cảm nhận nỗi đau từ nơi sâu thẳm trong lòng!
          Ngày 26/1/2016, phóng viên Gia Minh của đài RFA, tường thuật rằng: "Lào sẽ khởi công xây đập Don Sahong từ tháng 4/2016, trong khi đập thủy điện Xayxaburi hoàn thành khoảng 60%. Đập thủy điện này đã bị các chuyên gia môi trường của Ủy Hội Sông Mê Kông phản đối, trong khi các quốc gia trong khu vực cũng phản ứng gay gắt. . . Theo đánh giá của 39 nhà "sinh thái thủy học" trên thế giới đã đăng trong tạp chí Science (Khoa học), thì những đập trên dòng chính Mê Kông chảy qua lãnh thổ Trung Cộng, và những đập trên lãnh thổ Lào, sẽ làm cho dòng chảy con sông bị thay đổi, luợng phù sa và cá giảm đi, và đường đi của cá vào mùa sinh đẻ bị chặn lại, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Thế rồi việc phá rừng để xây dựng đập và hồ chứa nước của công trình thủy điện cũng gây ra bao tác hại cho môi truờng sống của cư dân bản địa, cũng như muông thú trong rừng. Ngay cả Biển Hồ của Cam Bốt là hồ tự nhiên lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, nơi mà vào mùa mưa hằng năm nước về mở rộng diện tích mặt nước lên 4 lần so với mùa khô, tạo nên vùng đất ngập nước tuyệt vời làm nơi sinh sản cho các loài cá cũng như bồi đắp phù sa cho một vụ mùa lúa bội thu vào năm sau. Ngoài ra một khi nước rút từ Biển Hồ ra lại dòng Mê Kông mang theo nguồn thủy sản dồi dào cung ứng cho cư dân vùng hạ lưu......".

          Tiến sĩ Nguyễn Phong Phú, một chuyên gia tại An Giang, phát biểu như một lời khẳng định rằng: "Vì chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những đập thủy điện trên thượng nguồn, mà giờ đây người dân vùng đồng bằng Cửu Long không còn cá để bắt nữa. Những năm trước đây, người dân tỉnh An Giang và Đồng Tháp "chất chà" dọc theo bờ sông để cá vào đó trú ẩn, mỗi tháng bắt một lần cũng được chút ít. Bây giờ -năm 2016- thì dòng sông này còn con cá nào nữa đâu mà bắt".
          Ngày 11/03/2016, Ủy hội sông Mê Kông cho biết: "Hiện nay, Trung Cộng đã đưa vào hoạt động một số trong số 15 đập thủy điện lớn nhỏ trên thượng nguồn. Cũng trên dòng sông này, 11 đập thủy điện lớn nhỏ khác cũng được các nước hai bên dòng sông có kế hoạch xây dựng. Nhiều chuyên gia lo ngại, những cái đập không khác gì những quả “bom nước” khổng lồ lơ lửng trên đầu hai chục triệu người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam. Trung Cộng cũng từ chối thỏa hiệp với các nước liên quan về việc tận dụng dòng sông. Trên thế giới, đã có nhiều trường hợp các nước ngồi lại cùng bàn thảo, chia sẻ tin tức và hợp tác cùng sử dụng chung nguồn nước".

          Thứ ba. Giải pháp.

          Ngày 13/1/2016, Ủy Hội Sông Mê Kông họp tại thủ đô Phnom Penh của Cam Bốt, thảo luận những thách thức mà vùng này đang đối mặt, vì có những điều mà các bên vẫn chưa thống nhất được với nhau vì quyền lợi riêng. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1997 với những nguyên tắc căn bản và thực hành về luật nguồn nuớc quốc tế, củng cố thêm cho những thỏa thuận đang có về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông-UNWC1997, nhưng trong 4 quốc gia của Ủy Hội Sông Mê Kông, đến nay chỉ có Việt Nam phê chuẩn Công Ước này.


          Căn cứ vào Công Ước Liên Hiệp Quốc UNWC 1997 và vấn đề liên quan thủy điện tại lưu vực Sông Mê Kông, Tiến sĩ Tô Văn Trường nhận định: "Việt Nam là nước thứ 35 phê chuẩn Công ước UNWC. Công ước đã chính thức có hiệu lực và trở thành luật quốc tế áp dụng cho các nguồn nước quốc tế. Ngay từ khi Công Ước còn đang ở dạng dự thảo, 4 nước hạ lưu sông Mê Kông (Cam Bốt, Lào, Thái Lan, và Việt Nam) đã nghiên cứu, vận dụng nhiều quy định và đưa vào Hiệp Định Mê Kông (MRC) ký năm 1995. Do đó, tinh thần căn bản từ các quy định của Công Ước hoàn toàn có thể áp dụng trong lưu vực sông Mê Kông. Riêng về thủy điện trên dòng chính con sông này, MRC đã quy đinh rất rõ ràng về khối lượng nước và phẩm chất nước mà các quốc gia thành viên phải tôn trọng". Ông Trường phát biểu tiếp: "..... Xin lưu ý rằng Cam Bốt, Lào, và Thái Lan đã bỏ phiếu thông qua Hiệp Định MRC 1995, như vậy đã được coi là tán thành tinh thần của Convention 1997 trong các quy định nêu tại Công ước.” (trích bài của Gia Minh, đài VOA)


          Ngày 19/02/2016, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục Phó Tổng Cục Thủy Lợi thuộc Bộ Nông Nghiệp cho biết: "Gần 100 năm qua, đây là lần đầu tiên mà đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán và nước mặn xâm lấn nghiêm trọng nhất. Đã tàn phá nặng nề các cánh đồng và những vườn cây, cả các khu rừng, đến nước ngọt cho sự sống cũng thiếu trầm trọng". Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát cho biết: "Hạn hán và nước mặn xâm lấn đã phá hỏng nhiều đồng lúa, thiệt hại trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng Việt Nam". Trong khi đó, Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam dự báo: "Ngoại trừ thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang với Đồng Tháp, tất cả các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long đều bị nước mặn xâm lấn trong năm 2016 này. Riêng tỉnh Kiên Giang, nước mặn đã và đang phá hủy hơn 30.000 mẫu tây lúa....".
          Ngày 01/03/2016, bản tin của AFP cho biết: "Giáo sư Lê Anh Tuấn, chuyên nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Đại Học Cần Thơ, ước tính có hơn 1.000.000 mẫu tây đất trồng trọt của đồng bằng Cửu Long bị nhiễm mặn, mà hiện nay chưa có biện pháp nào để cứu vãn....."


          Ngày 7/3/2016, trong buổi họp tại Cần Thơ, Thủ Tướng đã hỗ trợ cho 9 tỉnh đã có thống kê về thiệt hại vì nước mặn từ biển xâm nhập vào, bằng cách cung cấp 137 tỷ đồng theo đề nghị của các tỉnh. Thủ Tướng mong muốn các tỉnh thống nhất hành động các biện pháp cấp bách trước mắt, để hạn chế thấp nhất thiệt hại và hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, dứt khoát không để hộ dân nào bị đói. Đồng thời thống nhất các giải pháp lâu dài và xác định nguồn lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Theo báo cáo, vùng bị thiệt hại nặng nhất, với 155.000 gia đình (trong ngước gọi là hộ dân. PB Hoa) gồm 700.000 người, thiếu nước ngọt trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu khô hạn tiếp tục kéo dài như hiện nay, thì toàn vùng dự báo sẽ có khoảng 500.000 mẫu tây không thể làm mùa được, chiếm hơn một nửa diện tích của các tỉnh ven biển và gần 30% diện tích gieo trồng của toàn khu vực.

          Theo Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát nhận định: "Những gì đang xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ là khởi đầu, và El Nino sẽ tiếp tục kéo dài ảnh hưởng đến giữa năm nay, diễn biến ngày càng nghiêm trọng hơn…"
          Bí Thư tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể phát biểu: “Chúng ta đầu tư cho xây dựng cản bản không nhỏ, nhưng tỉnh nào cũng làm cống đấp đê nhưng chưa hề phối hợp nhau. Trường hợp tỉnh Sóc Trăng với Bạc Liêu là điển hình. Hai tỉnh cạnh nhau, nhưng những mâu thuẫn dù ngồi lại với nhau vẫn không thể giải quyết được. Bạc Liêu cần lấy nước mặn vào để nuôi cá nuôi tôm, trong khi Sóc Trăng cần lấy nước ngọt, cứ vậy mà một bên muốn mở cửa lấy nước ngọt còn một bên muốn chặn cửa lại để lấy nước mặn, Rất khó đạt được hiệu quả…”.
          Sau khi nghe các tỉnh và các cơ quan trình bày, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước thách thức rất lớn mà trước mặt là nước biển dâng cao, xâm nhập mặn, và hạn hán. Riêng 160.000 mẫu tây lúa Đông Xuân bị thiệt hại tới 5.000 tỷ đồng và liên quan trực tiếp đến 1.500.000 người dân. Vụ Hè Thu tới đây, nếu khô hạn tiếp tục thì toàn vùng có tới 500.000 mẫu tây không thể xuống giống đúng thời vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 5.000.000 người dân, cùng lúc khoàng 750.000 người không đủ nước sinh hoạt.... Ngân Hàng Nhà Nước chỉ thị các ngân hàng thương mại khoanh nợ ngay, không tính lãi đối với các gia đình nông dân bị thiệt hại nặng nề. Hãy duyệt lại cẩn thận, và xóa nợ cho những gia đình thật sự kiệt quệ...."

          Ngày 10/3/2016, theo bản tin của đài RFA, thêm hai tỉnh vừa công bố tình hình thiên tai hạn mặn là Vĩnh Long và Trà Vinh. Như vậy, tính đến ngày 10/3/2016, có 8 tỉnh trong số 12 tỉnh vùng đồng bằng Cửu Long trong tình trạng hạn hán và nhiễm mặn đến mức độ nguy hiểm. Trong khi đó, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn thống kê đến ngày 7/3/2016, vùng đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 139.000 mẫu tây lúa bị thiệt hại.
          Cùng ngày 10/3/2016, tỉnh Bình Thuận -không thuộc đồng bằng Cửu Long- cũng tuyên bố tình trạng thiên tai bởi hạn hán.
          Ngày 11/3/2016, Việt Nam chánh thức gởi Công Hàm yêu cầu Trung Cộng xả nước từ hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông với dung lượng khoảng 43 tỷ thước khố nước, giúp Việt Nam thoát khỏi hạn hán.
          Trên báo Dân Việt ngày 14/3/2016, có bản tin: "Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cam kết "sẽ làm việc ngay với các cơ quan liên quan để sớm có phương cách xả nước hồ chứa thủy điện Cánh Hồng để giúp Việt Nam". Báo Dân Việt cũng nêu câu hỏi: "Liệu bao giờ thì họ hành động?"
          Ngày 14/3/2016, trong buổi hội thải tại trường đại học Cần Thơ, Tiến Sĩ Đỗ Võ Anh Khoa nhận định: "Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải giảm diện tích nông nghiệp, giảm diện tích đất trồng cỏ cho gia súc, giảm phát triển chăn nuôi gia súc, đồng thời sẽ tăng nhập cảng thức ăn chăn nuôi. Vì vậy mà nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, từ vựa lúa của toàn quốc, rất có thể sẽ phải đi mua lúa mua gạo về ăn". Trong khi Tiến Sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, phát biểu: "Đồng bằng sông Cửu Long đến trung tuần tháng 3, sẽ bị xâm nhập mặn khốc liệt. Cần Thơ chưa từng bị xâm nhập mặn bao giờ, thì đầu tháng 3 (2016) đến nay, nước mặn đã xâm nhập đến quận Cái Răng, với độ mặn giao động từ 1 phần nghìn đến 2 phần nghìn. Nhà máy nước tại Cái Răng, không được lấy nước sông lên để lọc, vì nước mặn đã vượt mức quy định theo tiêu chuẩn dưới 0,75 phần nghìn.
          "Nước mặn xâm nhập 13/13 tỉnh/thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long, nếu tốc độ xâm nhập mặn như hiện nay, thì trong 3 năm tới, đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ bị kiệt quệ, lúc ấy lương thực thực phẩm sẽ khan hiếm và đắt đỏ". (trích trong báo Ngày Nay ngày 19/3/2016).
          Ngày 15/3/2016, Ủy Hội Sông Mê Kông -trong đó có Việt Nam- sẽ làm việc với bốn nước Trung Cộng, Thái Lan, Lào, và Miến Điện trong phiên họp lần thứ 43 của Ủy Ban Liên Hiệp Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế trong 3 ngày 15-17/3/2016, với mục đích yêu cầu các quốc gia này giúp có giải pháp điều tiết nước cho vùng hạ lưu là đồng bằng sông Cửu Long.
          Cùng ngày 15/3/2016, ông Cao Đức Phát, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trong buổi họp tại Hà Nội, đã lên tiếng kêu gọi và đề nghị các tổ chức quốc tế hỗ trợ, cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị thiệt hại nặng nề do hạn hán, xâm nhập mặn, và thực hiện đắp đập tạm, đào ao, khoan giếng, vận chuyển nước sinh hoạt, nối dài đường ống cấp nước sinh hoạt, máy lọc nước các gia đình người dân. Về lâu về dài, Bộ này cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế tài trợ vốn các dự án ODA về xây dựng công trình và nâng cao năng lực quản lý để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, tại vùng đồng bằng Cửu Long là một thiên tai lịch sử từ trước đến nay của Việt Nam. Hiện nay, tình trạng này đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống hàng chục triệu người dân.... Bên cạnh đó, chánh phủ cũng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn và trữ nước ngọt, đồng thời với phương châm không để người dân nào đói, các địa phương phải thống kê những gia đình dân thiếu lương thực và cấp 15 kí lô gạo trên mỗi đầu người trong từng tháng....".
          Các Anh có nhận ra rằng: "Ông Bộ Trưởng Cao Đức Phát nói rằng, chánh phủ đã yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công nhiều công trình thủy lợi năm nước mặn và trữ nước ngọt, nhưng ông ta không nói vài trường hợp điển hình mà chỉ nói một cách quá ư là tổng quát, trong khi quốc tế muốn trợ giúp thì họ phải nắm được những công trính đó là gì? Đã làm được đến đâu? Hiệu quả như thế nào? ..v...v... Cách mà ông Phát kêu gọi quốc tế, chẳng qua là để người dân tường là ông ta lo cho dân lắm. Chắc là ông ta chưa nghe câu nói như một lời than, cũng là lời trách nhà nước, từ ông Vị mà tôi ghi lại ở đoạn trên, rằng: "Hiện nay, người nông dân cảm thấy mình không còn ngây thơ để tin vào những luận điệu không có thật từ phía nhà nước".
          Vietnamnet ngày 16/3/2016, một đoạn trong bản tin Sông Mê Kông cạn nước: "... Ta có quyền tự hỏi rằng, ai sẽ bắt đầu làm việc đó ở Việt Nam. Bảo vệ dòng sông Mê Kông là bảo vệ an ninh lương thực, an ninh quốc gia và sinh mệnh của chính chúng ta. Trên internet, đã bắt đầu xuất hiện ý kiến của một số chuyên gia về việc các nước ở hạ nguồn sông Mê Kông, cần liên kết lại để tạo sức mạnh pháp lý khi đấu tranh với những người đang giữ nước ở thượng nguồn, mà các nhà đầu tư không đếm xỉa đến lợi ích ngoài quốc gia của họ. Một cuộc đấu tranh pháp lý để bảo vệ Mê Kông có thể diễn ra theo nhiều cách, nhưng bây giờ nó cần được bắt đầu, bởi vì nó cũng khẩn cấp không kém gì những đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta. Vì không thể trông cậy vào lãnh đạo Việt Cộng quá lệ thuộc vào Trung Cộng, trí thức và các tổ chức Xã Hội Dân Sự, không thể để cho nhân dân ngồi chờ chết mà phải cấp bách mở chiến dịch "Cứu Nguy Đồng Bằng Sông Cửu Long" với sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp trong xã hội".
          Ngày 16/3/2016, Đất Việt online trích bản tin từ Tân Hoa Xã, rằng: "Trung Cộng cam kết sẽ xả lũ từ đập Cánh Hồng (tỉnh Vân Nam) từ ngày 15/3/2016 đến ngày 10/4/2016, với lưu lượng 2.190 thước khối trong mỗi giây đồng hồ. Ngoài ra, Trung Cộng đang thúc đẩy hợp tác về nguồn nước giữa các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông để giải quyết tình trạng hạn hán kéo dài...."

          Kết luận.

          Đồng Bằng Sông Cửu Long đang lâm nguy là sự thật. Chánh phủ Việt Cộng cũng như Ủy Hội Sông Mê Kông đang vận động với Trung Cộng xả đập giúp Việt Nam là sự thật, nhưng liệu họ có cột Việt Cộng vào điều kiện gì có lợi cho họ hay không? Thủ Tướng Việt Cộng có hứa giúp dân ở các tỉnh bị hạn hán và nước mặn xâm nhập với số tiền 137 tỷ đồng là sự thật, nhưng không rõ là đã cấp hay chưa? Nếu cấp rồi, thì liệu mỗi gia đình dân được bao nhiêu?
          Chẳng lẽ lãnh đạo Việt Cộng chỉ cấp một khoản tiền như vậy là xong rồi sao? Tôi nghĩ, cấp trung ương thể nào cũng có những phương tiện khác giúp đồng bào, như sử dụng những chiếc xe vận chuyển nước ngọt giúp người dân, chuyển những máy móc chuyên dùng để trợ giúp các tỉnh đắp đập ngăn nước mặn, thậm chí có thể thành lập một "Ủy Ban Liên Bộ Cứu Nguy Đồng Bằng Sông Cửu Long" với một ngân khoản rộng rãi, một quyên hạn cũng rộng rãi, và một trách nhiệm cụ thể trong một thời gian rõ ràng để thực hiện, ..v..v...
          Được chớ? Còn Các Anh nghĩ sao? Nghĩ gì thì nghĩ, nhưng đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

          Texas, tháng 3 năm 2016
          Last edited by tieuchuy; 04-01-2016, 08:26 PM.

          Comment


          • #35
            Thư số 57 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

            Last edited by Phòng Trực; 07-05-2016, 08:17 AM.

            Comment



            Hội Quán Phi Dũng ©
            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




            website hit counter

            Working...
            X