Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Anh Hùng Không Quân Trực Thăng Võ Trang VNCH

Collapse
X

Anh Hùng Không Quân Trực Thăng Võ Trang VNCH

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Anh Hùng Không Quân Trực Thăng Võ Trang VNCH

    TongLH xin chia sẻ 2 bài viết của tác giã Cao Nguyên 569 : THƠM RƠM và bài SẦU ĐÂU ĐẮNG HOÀI, một trong những người bạn " ngày xưa bấm Minigun, ngày nay bấm Viết ", đáo để vô cùng !

    Thơm Rơm

    *Tặng người bạn nông dân Nguyễn văn Đông-XTPH /PĐ239.
    *Để tưởng nhớ người bạn thân thiết Tô nghi Đồng Pilot PĐ239

    Trên đường từ Cần Thơ về Long Xuyên có một địa phương tên Thơm Rơm , đó là một vùng làng quê yên bình của huyện Thốt Nốt. Các cụ bô lão kể rằng :-ngày xưa đây là vùng đồng ruộng mênh mông, thẳng cánh cò bay. Thời nông dân miền Tây còn làm lúa một vụ, đây là vùng trồng lúa “Nanh chồn và Tàu Hương “ nổi tiếng. Không chỉ có gạo ngon, thơm phức mà rơm cũng cho một mùi hương thật đặc biệt. Sáng sớm đi ngang vùng quê nầy, trong làn sương lan tỏa vương vương trên từng gốc rạ, bổng nghe như có mùi rơm mới tỏa hương, nhẹ nhàng mà xao xuyến. Thơm Rơm từ đó được hình thành.
    Xin được mượn tên Thơm rơm để kể lại một chuyện đời.

    Anh Đồng điện cho tôi nói là vừa gặp thằng Đông XT ở bến xe Chợ Lớn, nó chạy xe xích lô. Hai anh em mừng quá kéo nhau tấp vào quán cà phê vĩa hè tâm sự.
    -Thằng Đông nhà ở Cần Giuộc , làm ruộng cực khổ quá nên lên Chợ Lớn thuê xe xích lô chạy kiếm ăn . Tao có cho địa chỉ của mầy dặn nó có chạy sang phía Khánh Hội thì tìm ..
    Nhờ có cuộc gặp tình cờ đó mà chúng tôi gặp lại nhau sau mười năm . Đông ốm nhưng rắn rỏi hơn ngày xưa nhiều. Cầm ly cà phê mà cứ xoay xoay trên bàn. Nói chuyện với tôi mà mắt cứ nhìn vào xa xăm.
    -Năm rồi con tao chêt một lúc hai đứa...
    Tôi lặng người :
    -Sao vậy?
    -Hai vợ chồng tao đi trả “vần công” xóm trên, tụi nó ở nhà tắm ao hụt giò chết cả hai. Gia đình tao như điên.
    Có cha mẹ nào mà không đau lòng đứt ruột vì con chết thãm như vậy. Tôi buồn theo nổi buồn của bạn.
    -Mầy kề lại chuyện nhà tao nghe ra sao !
    -Ừ , để thư thả chút đã.

    27/3/75 tao và thằng Tánh kẹt lại ở Đà Nẳng , trong lúc PĐ mình về vùng 2 gần hết. Mà mầy biết tại sao kẹt lại không? Ông Tr/u T đuổi hai thằng tao xuống để đón thêm hai đứa em vợ. Tụi tao lại là PHĐ chính hôm đó nửa chớ! Lúc đầu tụi tao không chịu xuống, ổng dỏng dạc lấy danh nghỉa Tr/u lệnh cho hai đứa tao rời tàu để cất cánh.
    -Trong lúc dầu sôi lửa bỏng vậy sao tụi mầy lại xuống !
    -Thì ổng “lệnh” mà , tao nghĩ thầm, mẹ..VC bắn mấy lần không chết thì cái vụ đi hay ở lúc nầy nhằm nhò gì ! Lúc đó trên tàu cũng cở 14,15 người , nếu tụi tao không xuống thì cất cánh không nổi..mà trên tàu con nít tùm lum..nên tụi tao ở lại.
    -Vậy rồi tụi mày làm sao?
    -Thì lội bộ ra cổng tiếp liệu, đón xe về phi trường chớ sao. Về lại PĐ thì vắng hoe hết rồi. Tất cả các PĐ đều di tản, phi đạo chỉ còn lại mấy chiếc hết xăng và hư thôi.

    Và như thế Đông và Tánh đã lẩn lộn trong dòng người ở lại sau ngày 27/3 được xem như ngày mất Đà Nẳng.
    -Vậy làm sao tụi mầy về được Sài Gòn?.
    -Tụi tao thay đồ Civil, đi bộ có, đi xe hàng có , nối đuôi theo mấy anh bộ binh đi từ từ ..mỗi nơi xin một tờ giấy tập làm thông hành .Tới Phan Rang thì băng rừng ..Tới Phương Lâm tụi tao xem như đã về được Sài Gòn. Mầy biết không tới Sàigòn râu tao mọc dài tới đây nè, về nhà Ông già tao nhìn không ra mà!
    -Rồi mầy có đi trình diện lại không?
    -Có chớ , thằng Tánh thì về Cai Lậy hẹn tao hai ngày lên BTL, tụi tao vào trình diện là bửa sau có SVL đi Cần Thơ liền. Nhưng chưa kịp đi Cần Thơ thì tan hàng.

    “Sau 30/4 tao về quê ở Cần Giuộc, được ba năm thì cưới vợ. Thằng con đầu của tao lúc chết mới 7 tuổi , thằng nhỏ 6 tuổi. Vợ tao sinh năm một . Mầy biêt ở nhà quê mấy thửa ruộng lớn thường có “vũng trâu nằm”, hai thằng nhỏ kéo nhau ra đó tắm, không dè lọt vô chổ sâu quá không hụt giò không ai thấy. Trưa hai vợ chồng tao về thăm chừng không thấy đâu đi kiếm thì thấy cái áo thun của thằng lớn trên bờ. Tao nhảy xuống mò hai đứa lên nhưng không cứu kịp..
    Vợ tau sau vụ đó “ ngất ngơ” luôn tới giờ .
    Ông già cho vơ chồng tao năm công ruộng, mà đất gò nên làm “thất” lắm, đâu có đủ ăn. Đâu có tiền mướn nhân công nhổ cỏ nên hai đứa tao phải đi làm vần công để lấy công về nhà. Bửa nào rảnh có ai kêu , cuốc đất, nhổ cỏ, đập lúa gì tao làm hết. Hồi xưa mình lính “công tử” giỏi lắm là xách cây M60 gắn lên gắn xuống cho Vũ khí phi đạo nó sửa thôi..Bây giờ cực quá..mà chắc tại cái số mầy ơi.!”

    -Rồi sao bây giờ mầy lại chạy xích lô..?
    -Thì tao chỉ chạy theo mùa thôi. Lúa cấy xong là tao lên đây thuê xích lô chạy, ngày trả hai chục ngàn. Có bửa kiếm được năm chục , mấy bửa mưa quá thì ăn bánh mì trừ cơm..nhưng vậy mà còn đở hơn ở nhà có vô ra được đồng nào !
    -Sao mầy lại gặp được Đồng bụng ?
    -Tình cờ thôi, bửa đó tao chở hai bao gạo của bà Mỹ Tho qua vựa số 5, gặp Đồng bụng ở đó..đâu dè vựa gạo của anh Hai ổng..Anh Đồng phụ bán , rồi mới biết địa chỉ của mầy.
    Uống thêm ngụm trà, rồi như nhớ lại việc khác, Đông vổ đùi tiếp:
    -À, tao có gặp Tài lùn, ảnh có cái sạp trong chợ Bình Tây . Mầy còn nhớ chị Anh, bà xã Tài lùn không, bả đứng bán sạp đó ..đủ thứ tạp hóa. Anh Tài kêu tao uống cà phê, ảnh nói nếu xích lô chạy không khá thì qua đây chạy ba bánh giao hàng cho ảnh, ngày có năm chục vững hơn..
    -Rồi mầy trả lời Tài lùn chưa ?
    -Tao ậm ừ nói để tính lại.

    Đồng và Tài là hai Pilot thân thiết của chúng tôi ở PĐ 239. Khi học bay ở Mỹ , Đồng bị bệnh, nằm bệnh viện Mỹ điều trị một thời gian, nhưng khi tốt nghiệp về nước thì đã mang theo cái bụng phề phệ nên được anh em PĐ đặt cho cái nickname là Đồng bụng.
    Tài và Đồng thuộc típ người dể gần. Tánh tình lại vui vẽ, hồn hậu, lại chỉ hơn chúng tôi một vài tuổi nên chúng tôi xem nhau như anh em một nhà.
    Nói là dân Không quân nhưng là dân “tác chiến” nên việc sống nay, chết mai là việc bình thường. Vì vậy, sự gắn bó của các Phi hành đòan trực thăng như là một qui luật bắt buộc. Ăn chung, ngủ chung, chơi chung..(hẳn nhiên là có cả chết chung!). Sau 75, có dịp gặp lại nhau anh em mừng vô cùng. Có khi hàn huyên tâm sự cả đêm chưa dứt.
    Tình đồng đội đưa những người ở lại tìm đến với nhau tự lúc nào. Chúng tôi hẹn nhau mỗi năm gặp mặt một lân để thăm hỏi , giúp đở nhau khi cần. Có lúc một vài người bạn cũ từ Mỹ về kịp ngày họp mặt lại càng vui hơn.
    Rồi cũng chính từ những lần gặp gở ấy mới thấy tình cảm của nhau. Có người đối xử với anh em như ruột thịt, cũng có người ngồi với anh em còn lại trong một tư thế miễn cưởng . Anh em biết hết , nhưng vẫn khề khà cho qua.
    Đông và Tánh mỗi lần gặp lại hay nhớ “chuyện xưa”, So với Tánh thì tánh tình Đông bộc trực hơn, nông dân Nam bộ mà :
    -Cái chuyện “Đà Nẳng” của ông Tr/u T tao nói với thằng Tánh thôi quên đi.Tao sống với bà xã theo đạo Phật nên bị ảnh hưởng, gieo nhân nào gặt quả đó mầy ơi, giờ thời cuộc thay đổi , vậy mà ở Sài Gòn ông Phan N còn ra vẽ “quan cách”, chỉ cái chuyện họp mặt mà cũng phải “xin ý kiến” tới lui . Vui thì dự, buồn thì vắng mặt, rồi bắt bẻ đủ thứ..Tao nói “Dạ thưa anh Phan N :-Thằng Trung sỉ Long giờ là Tiến sỉ khoa học, mà tánh tình nó có thay đổi đâu, vẩn là bạn bè, anh em như thuở nào.Tụi mình quí nhau là ở cái tình..!”

    Sau thời gian chạy xe xích lô, đến ba gác chở hàng cho vợ chông Tài –Anh thì Đông đổi nghể khi Tài xuất cảnh diện HO. Đông vẫn làm ruộng, hàng ngày kiêm thêm việc thu mua Gà Vịt ở quê đem lên Chợ Lớn bán kiếm tiền nuôi con. Nhìn Đông đúng là “đầu tắt mặt tối “. Trong lúc anh em chúng tôi có đứa đã sắm được xe máy loại xịn, thì Đông vẫn ì ạch với chiếc Deelim Hàn quốc loại nghĩa địa. Thỉnh thoảng lại ghé nhà thăm tôi , nhưng mấy lần như một đều kèm theo một con vit tàu hoặc con gà trống . Tôi cằn nhằn:
    -Mầy buôn bán không đủ nuôi con mà còn bày đặt, lần nào ghé cũng cho con nầy,con nọ..
    -Hè..thì có dư mới cho chớ bửa nào lổ tao đâu có ghé !
    Hẳn nhiên “bánh ít đi, bánh qui lại” , nên khi Đông về , bà xã tôi vẫn có một món tặng Đông treo lủng lẳng trên xe. Khi thì cái áo thun, khi là một gói cà phê.

    Mỗi lần gặp chuyện khó khăn, Đông thường tự an ũi mình là tại “cái số”, chuyện Gà Vịt đang ngon trớn thì bổng “phá sản”. Vụ dịch cúm H5N1 làm khắp nơi phải tiêu hủy Gà Vịt . Đông lại ghé nhà tôi tâm sự:
    -Số tao là số con Rệp hay sao á ! bửa thu gom đâu khỏang hai trăm con Gà , chở lên tới ngoại ô là bị tịch thu sạch. Tổ kiễm dịch chỉ giao tao được một cái biên nhận. Bửa đó mất đứt hai chục giạ lúa.
    Dịch cúm gà kéo dài. Hai đứa con sau ngày càng lớn. Đông buộc lòng phải đổi nghề.

    Đồng ruộng miền Tây luôn là vựa lúa của cả nước. Tôi nhớ thời học “đệ thất “ (Lớp 6 ) , trong bài học có nói về việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam , năm đó đạt kỷ lục xuất cảng 1 triệu 800 ngàn tấn. Giờ thì khác xa rồi, phải gấp vài chục lần . Ngày xưa nông dân VN chỉ làm lúa một mùa, sáu tháng làm, sáu tháng phơi đất. Vào thời kỳ 70 thì đã nhập được giống lúa ngắn ngày , tuy gạo không ngon nhưng thời gian sinh trưởng của cây lúa chỉ có 100 ngày nên làm được hai mùa và sản lượng tăng nhanh.
    Mỗi lần thu hoạch lúa xong là phải chuẩn bị ngay mùa vụ sau, rơm sau khi gặt được phơi ngay trên mặt ruông và sau đó đốt thành tro thay phân.
    Lúa gặt xong, rơm phơi đầy đồng thoảng mùi hương thơm là lạ .
    Ngày trước , khi xong mùa vụ, nhà nông thường hay làm cây rơm cạnh nhà để dành cho Trâu, Bò ăn. Nhưng khi có lúa ngắn ngày thì Trâu bò ăn không xuể, mấy anh chàng bò lại là mang tính “bảo thủ”, không khóai ăn rơm ngắn ngày , bởi vậy không đốt làm phân thì không biết để đâu.
    Nhưng rồi cái khó cũng ló cái khôn , rơm không chỉ để Trâu, Bò ăn mà còn được dùng làm Nấm. Mọi người đổ xô nhau mua rơm trồng nấm .
    Bạn Đông nhà tôi sớm trở thành một thương lái Rơm.

    -Giờ thằng lớn nhà tao đã ra trường , nó làm kỹ sư điện lạnh..tao hết lo.Nhưng còn thằng nhỏ đang học Đại học ..đóng tiền đũ thứ.
    -Nghề lái rơm chắc khỏe hơn nghề Gà Vịt.?
    -Mẹ..cực lắm mầy ơi. Mầy tưởng đi thu mua quanh vùng Cần Giuộc là đũ sao, có khi phải đi xúông tới Thủ Thừa, Tân Trụ..Rồi phài kiếm xe bò chở về .Có khi gặp xe máy cày thì đở. Có lúc 2 giờ khuya còn ì ạch ngòai đường.
    -Nhưng mà làm nghề tự do như mầy vẫn khỏe đầu óc hơn mấy thằng công chức..như thằng Tánh , nó nhận làm thủ kho tối ngày ôm cái kho xuất, nhập ..chết cứng luôn trong đó.
    -Ừ thì “cực xác “ nhưng khỏe cái tinh thần. Nhiều lúc mệt quá tao ngũ luôn bên đống rơm..tới khuya trăng lên, gió hiu hiu thổi lạnh, tao giật mình thức dậy mới lồm cồm vô nhà.
    -Vậy vợ mầy không đi tìm sao?
    -Quen rồi, từ lúc xảy ra vụ mấy đứa nhỏ tới giờ bả “tưng tửng” luôn , bây giờ bả ở Chùa nhiều hơn ở nhà. Mọi việc trong gia đình một mình tao lo hết. Tội nghiệp bả..
    -Rồi mầy tính theo cái nghề lái rơm nầy bao lâu ?
    -Năm nay năm chín, sáu mươi rồi còn gì . Tao tính làm thêm vài năm đến khi thằng nhỏ có việc làm đã.
    Rồi như muốn nói gì thêm điều gì đó tâm đắc hơn , Đông vội cướp lời tôi:
    -Tao quen cái mùi rơm nầy rồi ..Thơm rơm khó bỏ mà , nên chưa tính tới chuyện đó./.

    CAO NGUYÊN 569

    SẦU ĐÂU ĐẮNG HOÀI

    “Cá Trê nấu với ruột Bầu,
    Thương anh nên lá Sầu đâu đắng hoài..

    Mùa Đông ở Huế thật buồn , không chỉ buồn bởi sự trầm mặc, lặng lờ của dòng Hương Giang mà còn ở màn mưa bụi mịt mùng. Trong màn mưa giăng, bất chợt bắt gặp đâu đó hình ảnh lẻ loi, ủ rũ của nhánh Sầu đông như càng làm cho cảnh Huế thêm áo não. Mưa Huế không to, nhưng cái rét đũ làm người tha hương chạnh lòng nhớ quê. Người bạn Huế của tôi tâm sự “Huế là đất tán chứ không phải đất tụ”. Người Huế luôn yêu mến quê hương mình, luôn tự hào là người của đất Thần kinh, nhưng rồi vẫn muốn đi xa để nhớ!…”

    Miền Bắc gọi Sầu đâu là Xoan , Ở miền Nam , Sầu đâu còn được gọi là Thầu đâu hay cây gỏi cá. Lá Sầu đâu có vị đắng nhưng hậu ngọt, là một loại rau tuyệt ngon khi trộn chung với các loại khô cá nước ngọt như cá Lóc, cá Lăng. Đọt non của Sầu đâu ăn với cháo Cá hoặc cháo Rắn thì không còn gì bằng. Đây là một món ăn dân dã, nhưng là “đặc sản” từ lâu đời của vùng Tháp mười và An Giang.
    Vẫn có loại Thầu đâu tía không ăn lá được mà chỉ dùng làm dược liệu trị ghẻ lở,chống nấm, kháng khuẩn. Ngày nay các nhà khoa học cũng chiết xuất được hoạt chất từ cành và lá Sầu đâu làm thuốc lọc máu, rối loạn nhịp tim và cả việc điều trị cao huyết áp..
    Nhưng Sầu đâu ở Huế thì lại mang một phong thái khác. Người Huế gọi cây Sầu đâu là Sầu đông , có lẻ xuất phát từ cuốn sách “Mưa trên cây Sầu đông “ của tác giả Nhã Ca, là quyển sách gối đầu nằm của SV-HS vào những năm 70. Thời đó, tôi cũng không thoát khỏi cái vòng quyến rũ của quyển sách nên khi đến Huế phải chú ý tìm cho được cây Sầu đông xem nó ra sao. Mà đâu chỉ có tôi , thế hệ thứ hai sau tuổi tôi đã có nhiều trẻ em mang tên Đông Nghi, nhân vật chính của “Mưa trên cây Sầu đông”.

    o0o
    Sau thời kỳ “Mùa hè đỏ lửa 1972“ , với công tác mới tôi thường xuyên có mặt ở Huế; và khi mây mù báo hiệu mùa Đông tới tôi mới thấy thắm thía được nổi buồn của Huế qua vóc dáng của từng hàng Sầu đông trơ trụi qua từng con đường nhỏ ở Nội thành.
    Tôi trở thành người tạm trú thường xuyên của nhà anh từ những ngày cuối năm 72 và mãi cho đến khi trở về miền Nam vào đầu năm 75. Ba năm dài vừa làm việc, vừa học tập ở Huế đã để lại trong tôi biết bao là kỹ niệm .
    Chúng tôi gọi anh là “Minh cháy”, một nickname thân mật bởi anh từng bị bắn rơi ở Quế Sơn trong mùa Hè 72. Tàu bốc cháy rớt cạnh bờ suối, cả hai Pilot đều bị cháy phỏng. Anh nói chỉ nhớ mang máng là cố gắng rời khỏi tàu thật nhanh vì sợ phát nổ và vì hơi lửa quá nóng. May mà hôm đó anh mặc bộ nomex nên thân mình còn khá nguyên vẹn. Anh và Pilot Sáng mặt mày đều bị cháy xém, nhờ đồng đội cứu kịp đưa về bệnh viện. Điều trị một thời gian, qua vài lần phẩu thuật thẩm mỹ tuy không lành lặn hẳn như xưa nhưng với anh vẫn nghỉ đó là một điều may. Mỗi lần nhắc lại chuyện thoát chết ở Quế Sơn anh lại cười hề hề..rồi lại buồn :
    -Tội nghiệp anh Hoài, bay lead , Tàu anh và copilot Sinh bị dính pháo nổ bùng ngay bãi đáp. Phải mất gần tháng sau, mới đưa được hài cốt các anh về quê.
    Từ sau chiến trường Quế Sơn, phi đoàn chúng tôi có thêm hai cái nickname mới là Minh cháy và Sáng cháy . Và cái tên cùng “tiếp vỹ ngử “ ấy đã theo các anh cho mãi đến hôm nay.
    Nhưng Sáng cháy thì nghe đâu đang có cuộc sống khá sung túc ở châu Âu nhờ tài bươn chãi làm ăn của mình, còn Minh cháy thì ba mươi sáu năm qua cứ ũ rũ, eo xèo như ngọn Sầu đông trong mưa.

    o0o

    Tôi không bao giờ nghỉ rằng có một ngày nào đó lại gặp được anh, người trưởng phi cơ chiếc Alpha 2 ngày nào ở một đất nước xa lạ, nơi mà anh và gia đình phải tạm dung thân suốt hơn ba mươi sáu năm qua. Nếu tính theo số tuổi thì thời gian anh sống ở quê người nay lại hơn cả thời gian ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Gặp nhau, nhắc đến quê hương anh luôn đau đáu một nổi buồn xa xứ.
    Chúng tôi hay gọi anh là “Chị Tâm” bởi cái dáng vẽ thư sinh yếu đuối của anh. Gọi vậy nhưng anh không giận, mặc dù lúc đó cái lon trên ve áo của anh đã thành hình tam giác.
    Nhà của Chị Tâm và Minh cháy đều nằm trong thành nội và chỉ cách nhau một con đường ngang. Cả Phi hành đoàn đã có hết ba người là dân Huế, sáng vào Mang Cá đi làm, tối về nhà nên tôi phải trở thành dân tạm trú nhà Minh cháy thường xuyên. Ba Minh là một công chức trung cấp , nhà có xe con nên sáng sáng Minh lại lấy xe chở cả PHĐ vào bãi đậu, trưa lại chở về nhà Chị Tâm ăn cơm( ngoại trừ những buổi trưa bị standby ăn gạo xấy trên núi ), tối lại kéo nhau lên xe đi dạo phố , ngồi café Sông Hương . Đi bay thời chiến tranh như chúng tôi quả thật phải có nhiều người ganh tỵ.
    Trong nhóm, anh Minh là người lớn tuổi nhất, kế đó là chị Tâm đến tôi và Tôn thất Lợi. Lâu ngày quen hơi, anh em đối nhau như ruột thịt .
    Tôi nhớ rất rõ ngày tôi và anh chia tay, đó là buổi sáng 28/4, trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng của thành phố Sài Gòn, anh đã ghé lại nhà Bác tôi ở Thị Nghè –nơi tôi đang tạm trú vừa thăm vừa rủ tôi cùng đi. Đi đâu thì cả hai chúng tôi cũng chưa biết vì lúc ấy chúng tôi đang là những người “lạc ngủ”, đứa từ Đà Nẳng chạy về, đứa thì quân số của TTYKKQ chưa xuất viện. Anh nói -“ Cứ vào sân bay đã rồi tính, nếu đi được qua bên đó có anh em cũng vui ..” Tôi trả lời :”-Anh còn khỏe, nếu đi thì tốt rồi, còn tôi đầu cổ băng bó thế nầy thì làm sao ! “. Bởi tôi bị Crash tàu nằm TYVCH mới được chuyển về TTYKKQ được một tuần nay.
    Tôi từ chối , anh lặng lẽ ra đi, và chúng tôi lạc nhau từ đó.
    Ba mươi sáu năm sau, gặp lại nhau nơi đất khách quê người làm sao nén được cơn xúc động .
    Nhờ có thông tin trước nên anh đón tôi tại sân bay DFW đúng giờ, tôi thầm khen anh vẫn còn giử được tính chính xác trong giờ giấc, trước đây khi còn đi làm chung lúc nào anh cũng đúng hẹn, anh hay nói đùa : “ hẹn mà đi trể lở VC nó bắn chết thì răng! “.
    Gặp tôi với mớ hành lý cồng kềnh, anh nhanh tay giành lấy :
    -Bay dài có mệt lắm không ? trông L vẫn còn khỏe hỉ !
    -Cám ơn anh, lên máy bay toàn là ăn và ngủ, đâu phải như ngày xưa cố “banh” mắt ra mà nhìn , lớp thì sợ núi, lớp thì sợ “cắc bùm” . Ra cửa gặp anh là hết mệt rồi.
    Trên đường đưa tôi về nhà, anh hỏi han đủ thứ về những người bạn còn ở lại, nhất là hoàn cảnh của những người bạn cùng nhóm “Alpha 2” với anh và tôi như Minh cháy, Tôn thất Lợi, Tô Thủy, Xuân Tuy Hòa .v.v.Anh nhắc làm tôi nhớ ra , nhóm “Alpha 2” ngày đó của chúng tôi rốt cục chỉ có mình anh là rời khỏi Việt Nam sau ngày 30/4/75 mà thôi. Số còn lại “quan” như anh cũng có, quân cũng có và mỗi người sống trong một hoàn cảnh khác nhau đã ngần ấy năm.

    “… Anh Minh cháy không may mắn trong buổi phỏng vấn để ra đi theo diện HO. Tái phỏng vấn lần thứ 2 cũng bị từ chối, phải bươn chảy kiếm ăn , trong nhóm có lẻ anh là người khổ nhất “. Tôi nói với anh về những người bạn khổ còn ở lại và kể thật nhiều về cuộc sống vất vã của “Minh cháy” từ sau khi học tập cải tạo trở về.
    -Nghe nói sau giải phóng Minh cháy đi bán chợ trời phải không ?
    -Dạ đúng anh, em có gặp ở chợ Tân Định. Lúc đó không chỉ có anh Minh mà còn nhiều anh em đơn vị mình như Trí, Long xề, Tuấn Culi, Dư…Minh và Trí thì bán đồng hồ .Tuy không dư dả gì nhưng hể gặp lúc nào anh Minh nồng hậu với anh em, cũng mời cà phê, nước ngọt đầy đủ.
    -Mình nghe nói có thời gian Minh đạp xe đi bán bánh !
    -Em chưa gặp lần nào nhưng việc đó thì có. Thời gian sau khi rời chợ Tân Định cả gia đình thuê được một mặt bằng ở khu nhà thờ Ba chuông bán bún bò Huế cũng đắc khách lắm. Tưởng chừng thoát được cảnh khổ , nhưng chỉ được một thời gian thì mặt bằng bị lấy lại, hết chổ buôn bán, Bà già lúc đó cũng yếu sức, anh phải ra đường bán dạo.
    Tâm bổng thở dài :
    -Khổ hỉ ! …

    o0o

    “Nhấm ngụm cà phê, rít thêm hơi thuốc , Minh nói với tôi như một lời tự sự :
    -Thời gian kéo xe ba gác cho vợ chồng Tài là thời kỳ cay đắng nhất của anh. Không phải là vợ chồng Tài bạc đãi mà là cực quá. Anh nhớ lúc đi bán dạo để dành được năm chỉ, may gặp vợ chồng Tài kêu vào chạy hàng cho nó cho đở hơn, dù sao thì cũng có đồng tiền căn bản .Vợ chồng Tài đối với anh thật tốt, không giúp tiền nhưng giúp anh có việc làm. Hàng ngày anh chở
    hàng cho sạp của Tài ra bến xe giao về các tỉnh. Nhiều lúc khách thuê chở hàng nặng, trả giá cao anh ham quá còng lưng kéo xe từ chợ Bình Tây ra đến bến xe Tây Ninh ..mười lăm cây số chớ đâu có ít..lúc đường bằng phẳng còn đở, gặp đường lầy lội, ổ gà ..cái xe lại cọc cạch kéo vã mồ hôi. Có lần hàng nặng quá, xuống dốc xe mất thăng bằng chúi mủi hất văng anh lên trời. Khi hòan hồn lại thì thấy một đống hổn độn tứ tung. Người ê ẩm , tay chân rách nát máu me tùm lum , lúc đó anh chảy nước mắt thật sự …Nhưng rồi cũng phải ráng tiếp tục để kiếm tiền nuôi con. “
    Vừa nói anh vừa vén tay áo cho tôi xem những cái thẹo lớn , nhỏ còn in đầy trên hai cánh tay. Nhìn anh, thật khó mà tưởng tượng ra đây là chàng Pilot hào hoa ngày nào, chiều chiều ngồi trước tay lái của chiếc Peugeot trắng lượn lờ trên đường Lê Lợi để thả hồn theo những tà áo dài Đồng Khánh bay bay.
    Bửa cơm gặp gở tại nhà “chị Tâm” tại Dallas chiều ấy thật vui. Tâm và tôi miên man bắt chuyện mà toàn là chuyện xưa. Rồi tôi hỏi anh về những anh em, bạn bè cũ đang sống ở Mỹ. Anh nói ở gần đây có Trường, Hào, Thống ..Houston có Tuấn và Hảo..Anh Toàn và Sang thì ở Luciana. Một số khác ở Washington State, Cali..Lâu lâu mới gặp được một lần , không như bên nhà muốn uống cà phê cứ hú hí nhau là gặp.
    -Trước khi qua đây một tuần em có ghé thăm nhà anh , thăm Bác gái , cũng gặp được anh Quán ..Lâu ngày gặp nhau anh Quán rất mừng.
    -L thấy Bà già có khỏe không ?
    -Mới đầu Bác không nhận ra, em phải nhắc là bạn anh Tâm Bác mới nhớ..Bà già cũng còn minh mẩn lắm anh.
    -Anh Quán thì sao?
    - Gặp em, anh Quán nheo mắt hồi lâu:
    ..” Trời, L hỉ ! Chừ già đi rồi mập mạp hơn nên anh nhìn không ra! Mà sao chú còn nhớ nhà mà ghé cũng hay hỉ!
    -Thì em đi tìm từng nhà, em nhớ mang máng là trước nhà có dảy Sầu đâu lớn, nhưng bây giờ trống trơn, nhà cửa mọc lên đầy kín . Đến cửa nhà mình nhìn vào thấy cái tranh tượng anh Tâm đấp vẽ trên tường thì đúng là nhà nầy rồi, mà lúc đầu thấy vắng quá em không biết còn ai ở lại không..ghe lại thấy Bác còn khỏe em cũng mừng.
    -Mạ trên tám mươi mà bửa chú Tâm nó về còn dám đi máy bay một mình vào Sài Gòn đó chú.
    -Bửa em đi tìm nhà chị Ngọc để hỏi thăn tin tức về anh Tâm có nghe nói.
    -Vậy chú có ghé lại nhà của Minh không ? Thỉnh thoảng anh cũng có đi ngang nhưng không gặp .-Dạ anh Minh ở Sài Gòn từ 75 tới giờ, tụi em vẫn liên lạc nhau thường xuyên .
    -Về Sài Gòn có gặp Minh em nói có anh gửi lời thăm. Mấy năm trước đây anh cũng hay vào Sài Gòn vì mấy đứa nhỏ ở trong nớ, năm ni yếu rồi, ở đây chăm sóc cho Mạ già ..À hơn ba mươi năm mà em còn ghé thăm, mấy anh em KQ của em cũng hay hỉ !”
    Tâm ngồi lặng yên nghe tôi kể về chuyện thăm gia đình anh trước khi sang đây rồi nói nho nhỏ một mình:
    -Ở đây tụi mình cũng bận rộn với công việc, nhưng vẫn đở hơn anh em nhiều, nhất là tâm hồn được thư thả , sống ở quê người nhưng Tâm vẫn luôn nhớ về quê hương , ở đó còn bao nhiêu là bạn bè, anh em..Không biết làm sao để giúp Minh !

    Sau bửa cơm , Tâm lại kéo tôi ra sân uống trà , qua làn khói tỏa hương Ngâu thơm ngát, tôi thấy mắt Tâm đỏ hoe./.

    CAO NGUYÊN 569

    Comment


    • #17
      Những Anh Hùng Phi Công Trực Thăng VNCH.

      Comment


      • #18
        Phi Vụ Trực Thăng Của Không Quân ....

        Phi vụ trực thăng của không quân VNCH chuyễn quân vào Xuân Lộc tiêu diệt tàn quân Việt cộng 1973

        Comment


        • #19
          Hình Ảnh .....

          Comment


          • #20
            Trực thăng Không quân VNCH đang tiếp cứu thường dân bị thương trên quốc lộ 13 (An Lộc

            Comment


            • #21
              Bóng Hồng Trên Chim Sắt...

              Tàu gunship của PĐ 215 Thần Tượng - Nha Trang.







              Comment



              Hội Quán Phi Dũng ©
              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




              website hit counter

              Working...
              X