Thông báo

Collapse
No announcement yet.

10 Năm sự Kiện 9/11

Collapse
X

10 Năm sự Kiện 9/11

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 10 Năm sự Kiện 9/11

    Sự kiện 11 tháng 9, thường được viết tắt 9/11 hoặc sự kiện 911 theo lối viết ngày tháng tại Mỹ, là một loạt tấn công khủng bố cảm tử có phối hợp tại Hoa Kỳ diễn ra vào thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ.[1][2].
    Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Ngũ Giác Đài ở Quận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km (80 dặm) về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này.

    Nếu không tính 19 không tặc, có cả thảy 2.974 người thiệt mạng trong vụ tấn công, và 24 người liệt kê mất tích xem như đã chết.[3][4]

    Theo phúc trình của Ủy ban Quốc gia về vụ Khủng bố tại Hoa Kỳ (Ủy ban 11/9), tất cả 19 không tặc tiến hành cuộc tấn công đều là những tay khủng bố liên quan đến tổ chức Hồi giáo Al-Qaeda. Bản phúc trình cho rằng Osama bin Laden, người Saudi, thủ lĩnh của Al-Qaeda, là người chịu trách nhiệm về vụ tấn công, trong khi Khalid Shaikh Mohammed là người trực tiếp đặt kế hoạch cho cuộc tấn công. Chính phủ của nhiều nước khác, cũng như nhiều nguồn tin tức, đã đi đến hoặc phát biểu kết luận tương tự. Osama bin Laden quyết liệt bác bỏ mọi liên quan đến vụ tấn công trong hai lời tuyên bố vào năm 2001 [5]; nhưng về sau, trong một lời tuyên bố bằng video năm 2004, ông thừa nhận là có liên quan trực tiếp đến những cuộc khủng bố[6].

    Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, các không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới.

    Tấn công

    Máy bay không tặc đâm vào tòa tháp đôi WTC:

    Vụ tấn công khởi phát là việc cướp bốn chiếc máy bay thương mại. Với sức chứa gần 91.000 lít (24.000 gallon) cho các động cơ phản lực của mỗi chiếc, những chiếc máy bay này được biến thành những quả bom lửa đang bay.

    Năm tên không tặc cướp chiếc máy bay số hiệu 11 của American Airlines và sơ đồ cho thấy chiếc phi cơ bị đổi hướng để lao tới New York. Đồ họa: BBC

    5h45: Nhóm không tặc bắt đầu kế hoạch tấn công của chúng. Tại sân bay quốc tế Portland, thuộc bang miền đông bắc Maine, hai trong số 19 kẻ tấn công làm thủ tục lên máy bay. Hình ảnh của Abdulaziz al-Omari và kẻ cầm đầu Mohammed Atta bị camera an ninh ghi được khi chúng đi qua cổng kiểm tra an ninh sân bay, để từ đây bay tới Boston, nơi chúng sẽ lên chuyến bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines. Ba tên không tặc khác đã chờ sẵn tại đó để cùng al-Omari và Atta cướp chiếc máy bay.

    7h18: Tại sân bay quốc tế Dulles ở ngoại ô thủ đô Washington, hình ảnh của nhóm không tặc thứ hai gồm 5 tên được ghi nhận bởi camera an ninh, khi chúng trải qua các thủ tục kiểm tra an ninh trước khi lên chuyến bay số hiệu 77 của hãng hàng không American Airlines có đích đến là Los Angeles. Khalid al-Midhar và Nawaf al-Hazmi là những kẻ bị nhận mặt rõ nhất. Trong vài ngày trước đó, cả hai kẻ này đều nằm trong danh sách theo dõi, nhưng an ninh sân bay lại không biết điều này.

    8h14: Chuyến bay số hiệu 11 của American Airlines bị tấn công. Khoảng 15 phút sau khi máy bay cất cánh, nhóm không tặc dùng dao đâm ít nhất hai thành viên phi hành đoàn và một hành khách khi tìm cách giành quyền kiểm soát chiếc phi cơ. Báo động được phát đi 5 phút sau đó bởi tiếp viên hàng không Betty Ong. Cô dùng điện thoại trên máy bay để gọi về cho hãng American Airlines, thông báo: "Buồng lái của phi công không trả lời. Ai đó đã bị đâm tại khoang thương gia, và tôi e rằng đang có một cuộc tấn công."

    8h38: Kiểm soát không lưu liên lạc với giới chức quân sự sau khi nhận được một thông tin từ chuyến bay số hiệu 11, được cho là nhằm vào các hành khách: "Nếu các người hòng tạo ra bất cứ cản trở nào, các người sẽ tự gây nguy hiểm cho bản thân và chiếc máy bay này. Hãy ở nguyên vị trí." Một cuộc bắt cóc máy bay rõ ràng đang xảy ra. Hai chiến đấu cơ F-15 cất cánh 5 phút sau đó.

    Chuyến bay 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào mé bắc của toà Tháp Bắc WTC vào lúc 8:46:40 sáng giờ địa phương (12:46:40 UTC).

    Nhóm không tặc cướp chiếc phi cơ số hiệu 175 của hãng United Airlines và sơ đồ hành trình bị đổi hướng của chiếc máy bay này. Đồ họa: BBC

    8h46: Chuyến bay số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines bị cướp. Các phi công bị giết trong khi nhóm không tặc đe dọa đánh bom khi giành quyền kiểm soát chiếc máy bay. Khoảng 12 phút sau, nó được hướng tới New York. Một hành khách gọi cho cha của mình và nói: "Con không nghĩ là các phi công đang lái máy bay. Con cho là những kẻ tấn công định lái máy bay tới Chicago, hoặc đâu đó khác, rồi lao vào một tòa nhà. Nhưng cha đừng lo, nếu điều đó xảy ra, nó sẽ rất nhanh thôi."

    8h46: Chiếc máy bay số hiệu 11 của American Airlines lao vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), tại Manhattan, New York, với tốc độ 700 km/giờ. Toàn bộ 92 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn có mặt trên chiếc Boeing 767 đều thiệt mạng. Rất nhiều người đang làm việc tại Tháp Bắc cũng cùng chung số phận. Những người ở phía trên tầng 92 của tòa tháp 110 tầng, nơi chiếc máy bay lao vào, bị mắc kẹt vì không thể xuống phía dưới để thoát thân. Nhiên liệu từ chiếc Boeing bốc cháy và tạo nên một quả cầu lửa khổng lồ. Sức nóng từ lửa lan nhanh xuống tận các tầng thấp nhất của tòa tháp.

    8h52: Ngay sau đó, rất nhiều lính cứu hỏa được điều động tới hiện trường vụ cháy ở Tháp Bắc. Họ tìm thấy rất nhiều cửa sổ bị thổi tung và nhiều người bị bỏng. Lính cứu hỏa bắt đầu một sứ mệnh giải cứu và đi dần lên các tầng cao hơn bằng cầu thang bộ. Vào khoảng 9h00, người đứng đầu lực lượng cứu hỏa New York có mặt tại hiện trường, trong khi tổng cộng 235 lính cứu hỏa được điều động.
    Lúc 9:03:11 sáng giờ địa phương (13:03:11 UTC), chuyến bay 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào toà Tháp Nam, được truyền hình trực tiếp bởi các máy quay trước đó đang hướng ống kính về phía Tháp Bắc [7].

    8h54: Chuyến bay mang số 77 của American Airlines bắt đầu đổi hành trình khi những kẻ không tặc giành được quyền kiểm soát. Đây là chiếc phi cơ thứ ba bị cướp. Hệ thống thu phát tín hiệu của chiếc Boeing 757 bị ngắt chỉ hai phút sau đó. Hành khách bắt đầu gọi cho người thân của họ bằng điện thoại đi động, để thông báo về tình hình khẩn cấp trên máy bay. Họ nói rằng những tên không tặc dùng dao để tấn công.

    8h58: Lực lượng cảnh sát New York (NYPD) huy động gần 1.000 nhân viên để đối phó với thảm họa đang diễn ra. Hai máy bay trực thăng được điều động tới WTC. Các nhân viên cảnh sát có mặt tại Tháp Bắc khi chiếc Boeing 767 lao vào tòa tháp này trực tiếp giúp đỡ người dân thoát thân. Cho tới 9h00, cảnh sát yêu cầu toàn bộ dân thường tại WTC đi di tản.

    9h04: Nhưng khi việc sơ tán người dân còn đang diễn ra, Tháp Nam của WTC đã bị chiếc máy bay số hiệu 175 của United Airlines đâm vào theo kịch bản tương tự cú đâm ở Tháp Bắc. Vận tốc của máy bay khi lao vào Tháp Nam là 870 km/giờ. Nó tạo ra một lỗ thủng lớn từ tầng 77 tới tầng 85 của tòa tháp. Toàn bộ 65 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng ngay khi đó. Một cầu thang dẫn tới các tầng phía trên vẫn còn có thể sử dụng được, và đây chính là lối đi mà nhiều người sử dụng để chạy lên tầng thượng, với hy vọng được giải cứu.

    9h05: "Chiếc máy bay thứ hai đã đâm vào tòa tháp còn lại. Nước Mỹ bị tấn công", Chánh văn phòng Nhà Trắng Andrew Card nói với Tổng thống George Bush. Trong vòng 5 tới 7 phút sau đó, ông Bush vẫn nán lại phòng học ở trường tiểu học Emma E Booker, tại Saratosa, bang Florida. Ông tới thăm các trẻ em ở đây trong một giờ đọc sách.
    Chuyến bay 77 của hãng American Airlines lao vào Ngũ Giác Đài vào lúc 9 giờ 37:46 sáng địa phương (13: 37:46 UTC)

    Nhóm không tặc cướp chiếc máy bay mang số hiệu 93 của hãng United Airlines và hành trình bị đổi hướng của nó. Đồ họa: BBCChiếc phi cơ thứ tư, chuyến bay 93 của hãng hàng không United Airlines, rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville và thị trấn Stonycreek thuộc Quận Somerset, bang Pennsylvania vào lúc 10:03:11 sáng giờ địa phương (14:03:11 UTC),[8][9][10] xác vụn của chiếc máy bay đã được tìm thấy cách đó tám dặm. Người ta tin rằng máy bay bị rơi có thể là do nhóm không tặc cố ý làm như thế, nhưng cũng có thể là do hành khách trên máy bay đánh trả lại làm nhóm không tặc không thể kiểm soát được chiếc máy bay. Trong số những người có mặt trên bốn chuyến bay định mệnh này, không ai còn sống sót.

    Một số hành khách và nhân viên phi hành đoàn đã cố liên lạc bằng điện thoại từ trên máy bay.[11][12] Họ báo cho biết có nhiều không tặc đang có mặt trên máy bay. Sau này, FBI nhận diện được tổng cộng có 19 không tặc, bốn trên chuyến bay 93 của hãng United. Trên ba chuyến bay còn lại, mỗi chuyến có năm không tặc.

    Theo ước tính của Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia (NIST) có khoảng 17 400 người có mặt trong Trung tâm Thương mại Thế giới vào lúc xảy ra vụ tấn công, trong khi cửa quay của Cảng New York và New Jersey cho thấy có 14 154 người ở trong tòa tháp đôi vào lúc 8:45 sáng.[13][14] Đa số đều ở dưới điểm va chạm nên được cứu thoát an toàn, có 18 người cố xoay sở để thoát ra kịp lúc từ bên trên khu vực va chạm của tòa tháp phía nam trước khi nó đổ xuống.[15]. Có ít nhất 1 366 người bị kẹt ngay tại hoặc bên trên điểm va chạm của toà tháp phía bắc, không ai còn sống sót [16] Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, hàng trăm người chết ngay khi xảy ra vụ nổ, những người còn lại bị mắc kẹt trong tòa nhà, thiệt mạng khi tòa nhà sụp đổ.[17] Có đến 600 người chết ngay lập tức hoặc bị kẹt trong các tầng lầu ngay tại điểm va chạm hoặc bên trên của tòa tháp Nam.[16]

    Trong số những người có mặt trong Trung tâm Thương mại Thế giới vào lúc nơi này bị tấn công, ước tính có khoảng 200 người, tuyệt vọng vì bị nhấn chìm trong khói và sức nóng của nhiên liệu phản lực đang bốc cháy, liều mạng nhảy ra khỏi toà tháp đôi rực lửa để hứng chịu cái chết thảm khốc khi rơi xuống đường phố và trên mái của những toà cao ốc lân cận, hàng chục mét thấp hơn bên dưới.[18]

    Phản ứng tương tự cũng được ghi nhận khi những nạn nhân của vụ cháy tàu General Slocum (xảy ra năm 1981 với hơn 1.000 người chết), và vụ hoả hoạn tại xưởng may Triangle Shirtwaiste (năm 1911 với hơn 100 thương vong) tìm lấy cái chết khi cố tìm cách thoát khỏi tình thế nguy cấp.

    Nhiều người khác đang ở các tầng lầu cao hơn điểm va chạm (nơi máy bay đâm vào toà nhà) cố chạy ngược lên mái toà nhà với hy vọng sẽ được trực thăng đến cứu. Nhưng không có kế hoạch cứu hộ nào được lập ra cho một tình huống như thế. Những người khác bị chặn lại bởi cửa đã bị khoá chặt khi họ đang cố leo lên mái toà nhà.[19]

    Chiếc máy bay thứ tư

    Có những suy đoán cho rằng chiếc máy bay thứ tư, chuyến bay 93 của hãng United Airlines, bị nhóm không tặc dự định cho đâm vào Điện Capitol (Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ) hoặc Toà Bạch Ốc ở Washington, D.C..
    Những gì được ghi lại trong hộp đen cho thấy những hành khách, do Todd Beamer, Jeremy Glick và Mark Bingham lãnh đạo, cố gắng giành quyền kiểm soát máy bay từ tay nhóm không tặc mặc dù những không tặc, trong một nỗ lực bất thành, cho phi cơ lắc mạnh nhằm khống chế nhóm hành khách.[20][21] Theo băng ghi âm của dịch vụ khẩn cấp 911, một hành khách trên chuyến bay 93 yêu cầu người điện thoại viên cùng cầu nguyện với anh trước khi nhóm hành khách này xông lên tranh giành với nhóm khủng bố để chiếm lại quyền điều khiển chiếc phi cơ. Sau khi cầu nguyện xong, người hành khách chỉ thốt lên “let’s roll”. “Let’s roll” sau này trở thành tiếng hô xung trận của binh sĩ chiến đấu chống Al Qaeda tại Afghanistan.

    Không lâu sau đó, chiếc phi cơ rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc thị trấn Stonycreek, hạt Somerset, tiểu bang Pennsylvania vào lúc 10:30:11 sáng giờ địa phương (14:03:11UTC). Có những bất đồng về thời điểm chính xác máy bay rơi, dựa vào những chấn động được ghi nhận cho thấy có thể xảy ra lúc 10:06. Ủy ban 9/11 báo cáo rằng quân sư của al-Qaeda (đã bị bắt), Khalid Shikh Mohamed, khai rằng mục tiêu tấn công của chuyến bay 93 là Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, được dành cho bí danh “Khoa Luật”.[22]

    Khi các khu ngoại ô chung quanh Thành phố New York biết tin thảm họa đang xảy ra quá gần, nhiều trường học đóng cửa, di tản hoặc tự phong toả. Những khu học chính khác ngăn không cho học sinh xem truyền hình bởi vì nhiều em có cha mẹ đang làm việc trong tòa tháp đôi. Ở các bang New Jersey và Connecticut, các trường tư đều được di tản. Trường học tại Scardale, bang New York bị đóng cửa. Tại Greenwich, tiểu bang Connecticut, khoảng 15 dặm phía bắc Thành phố New York, hàng trăm học sinh có quan hệ trực tiếp với những nạn nhân của vụ tấn công. Greenwich, một trong những thị trấn giàu nhất thế giới, có nhiều cư dân tử vong hơn bất cứ thị trấn nào trong vùng.

    Theo tường thuật của hãng thông tấn Associated Press, thành phố đã nhận diện hơn 1 600 tử thi, nhưng không thể xác định nhân thân cho số tử thi còn lại (khoảng 1 100 người). Bản tường thuật cũng nói rằng thành phố có “khoảng 10 000 mẩu xương và các phần mô chưa thể xác nhận là phù hợp với danh sách tử vong”.[30]

    Con số thương vong lên đến 2 975 người, trong đó có 19 không tặc, 246 người trên 4 chiếc máy bay (không ai sống sót), 2 603 người thiệt mạng tại Thành phố New York, trong tòa tháp đôi cũng như trên mặt đất, và 125 người trong Ngũ Giác Đài.[31][32] Thêm vào danh sách nạn nhân là 24 người bị liệt kê mất tích.[23] Ngoại trừ 55 người thuộc các lực lượng vũ trang, tất cả đều là dân thường.[33] Hơn 90 quốc gia có công dân thiệt mạng trong vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới.[34] Các viên chức y tế Thành phố New York đưa tên Felicia Dunn-Jones vào danh sách nạn nhân. Năm tháng sau ngày xảy ra sự kiện 11/9, Dunn-Jones chết vì bệnh phổi do hít phải bụi khi tòa nhà WTC sụp đổ.[35]


    Thêm vào đó, tòa Tháp đôi cao 110 tầng của Trung tâm Thương mại Thế giới, cùng với năm tòa nhà khác thuộc khu vực WTC, gồm có tòa nhà số 7 của WTC, tòa nhà chọc trời khung bằng thép cao 48 tầng cách đó một khu phố, các tòa nhà số 6, 5, 4, 3 của WTC, phức hợp Trung tâm Tài chính Thế giới, và Nhà thờ Chính Thống giáo St Nicholas, cùng bốn trạm tàu điện ngầm hoặc bị sụp đổ hoàn toàn hoặc bị thiệt hại nặng nề.[36] Tính tổng cộng, trên Đảo Manhattan, có 45 tòa nhà bị thiệt hại. Các thiết bị truyền thông như tháp truyền hình, truyền thanh, radio hai chiều bị phá hủy nhưng các trạm truyền thông đã nhanh chóng phục hồi tín hiệu và phát sóng lại.[36][37] Tại Arlington, một phần của tòa nhà Lầu Năm Góc bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn, một phần khác bị sụp đổ.[38]

    Trách nhiệm

    Chính phủ Hoa Kỳ qui trách nhiệm cho tổ chức khủng bố al-Qaeda về vụ tấn công 11/9.[39] Tổ chức này từng nhận đã tấn công các mục tiêu quân sự và dân chính của Hoa Kỳ tại châu Phi và Trung Đông. Osama bin Laden, bác bỏ mọi dính líu cũng không nhận mình đã biết trước cuộc tấn công. Trước đó, bin Laden đã tuyên bố thánh chiến chống lại Hoa Kỳ. Sau thảm hoạ này, chính phủ Hoa Kỳ công bố al-Qaeda và bin Laden là thủ phạm chính.
    Tháng 11 năm 2001, lực lượng Hoa Kỳ cho phục hồi một băng video tìm thấy trong một căn nhà bị phá huỷ tại Jalalabad, Afghanistan, cuộn băng cho thấy Osama bin Laden đang nói chuyện với Khaled al-Harbi. Trong cuộn băng, bin Laden thừa nhận đã lập kế hoạch cho cuộc tấn công. Trong thế giới Hồi giáo, người ta tỏ vẻ hoài nghi về tính xác thực của cuộn băng này: ”Phóng viên tại Trung Đông của đài BBC, Frank Gardner, nói rằng trên đường phố trong thế giới Ả Rập, nhiều người tin rằng đây chỉ là một thủ thuật tuyên truyền của chính phủ Mỹ”. Cuốn băng được phát sóng trên nhiều mạng tin tức khác nhau trong tháng 12 năm 2001.

    Ngày 16 tháng 9 năm 2001, Osama bin Laden đáp trả bằng cách đọc một bản tuyên bố, “Tôi nhấn mạnh rằng tôi không tiến hành điều này, nó được thực hiện bởi các cá nhân với mục tiêu riêng của họ”. Bản tuyên bố được phát sóng trên kênh vệ tinh Al Jazeera của Qatar, cũng được phát sóng trên mạng lưới tin tức của Hoa Kỳ và thế giới. Phản ứng thứ hai của bin Laden xuất hiện vào ngày 28 tháng 11 trên Daily Ummat, một tờ nhật báo của Pakistan, “Tôi đã nói rằng tôi không dính líu đến các cuộc tấn công 11 tháng 9 tại Mỹ. Là một người Hồi giáo, tôi cố làm hết sức mình để khỏi phải nói dối. Tôi không biết gì về vụ tấn công, cũng không hề xem việc tàn sát phụ nữ và trẻ em vô tội, cùng những nhân mạng khác là một hành động thích đáng. Hồi giáo nghiêm cấm việc gây tổn hại cho phụ nữ, trẻ em vô tội và những người khác. Một hành vi như thế bị cấm đoán ngay cả khi đang ở trong thời chiến”.

    Tuy nhiên, không lâu sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, trong một thông báo ghi âm sẵn, bin Laden công khai thừa nhận sự dính líu của al-Qaeda vào vụ tấn công, và nhận có quan hệ trực tiếp với vụ tấn công. Ông ta nói rằng cuộc tấn công được thực hiện bởi vì “chúng tôi là một dân tộc tự do không chịu chấp nhận bất công, và chúng tôi muốn dành lại tự do cho dân tộc chúng tôi”.

    Ngày 27 tháng 9 năm 2001, FBI thông báo hình ảnh của 19 không tặc, cùng các thông tin liên quan đến quốc tịch và bí danh của nhiều nghi can [40]. Mười lăm không tặc đến từ Saudi Arabia, hai từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, một từ Ai Cập, và một từ Lebanon [41]. Khác với nhân thân thường thấy của những kẻ đánh bom cảm tử, họ đều là những người trưởng thành và có học thức [42].

    Theo kết luận của Ủy ban 9/11 trong bản tường trình ngày 22 tháng 6 năm 2004, cuộc tấn công được lập kế hoạch và tiến hành bởi các đặc vụ của al-Qaeda. Ủy ban cho rằng al-Qaeda chi một khoản tiền từ 400.000 USD – 500.000 USD để lập kế hoạch và tiến hành vụ tấn công, nhưng nguồn gốc số tiền trên vẫn chưa được xác minh [43].

    Động cơ

    Theo nguồn tin chính thức từ chính phủ Hoa Kỳ, vụ tấn công 11 tháng 9 là phù hợp với những gì Al-Qaeda tự nhận là sứ mạng của mình. Al-Qaeda bị nghi ngờ dính líu vào những vụ đánh bom các sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania, tổ chức này cũng nhận trách nhiệm vụ tấn công khu trục hạm USS Cole của Hải quân Hoa Kỳ tại Yemen năm 2000.

    Theo Hoa Kỳ, sự kiện 11/9 là một phần trong kế hoạch "giết người Mỹ ở tất cả những nơi nào trên thế giới có thể" mà bin Laden đưa ra. Chiến dịch khủng bố này lợi dụng niềm tin tôn giáo và khởi phát từ một giáo lệnh (fatwa) ban hành năm 1998 bởi bin Laden, Ayman al-Zawahiri, Abu-Yasir Rifa’i Ahmad Taha, Shaykh Mir Hamzah, và Fazlur Rahman.[44][45][46] Giáo lệnh này mở đầu với phần trích dẫn kinh Koran, “hãy giết những kẻ ngoại giáo bất cứ nơi nào ngươi tìm thấy chúng”, và đi đến kết luận “nghĩa vụ của mỗi người Hồi giáo” là “giết người Mỹ ở khắp mọi nơi.”[44]. Họ cáo buộc Hoa Kỳ:

    -Bóc lột nguồn tài nguyên vùng bán đảo Ả Rập.
    -Lũng đoạn nền chính trị của các quốc gia trong vùng.
    -Ủng hộ những chế độ và các vương triều bóc lột người dân trong khu vực Trung Đông, tức là áp bức nhân dân.
    -Đặt các căn cứ quân sự tại bán đảo Ả Rập, tức là xâm phạm đất thánh của người Hồi giáo, nhằm mục tiêu đe doạ các nước Hồi giáo láng giềng.
    -Âm mưu tạo mối bất hoà giữa các quốc gia Hồi giáo để làm suy yếu sức mạnh chính trị của khối này.
    -Ủng hộ Israel và nỗ lực hướng sự quan tâm của quốc tế khỏi việc chiếm đóng Palestine.

    Cuộc chiến vùng vịnh, kế đó là lệnh cấm vận và các vụ oanh tạc Iraq thực hiện bởi Hoa Kỳ, gần đây được trích dẫn như là chứng cớ cho những cáo buộc của bản giáo lệnh. Ngược lại với thái độ bất đồng của những người Hồi giáo ôn hoà, giáo lệnh này sử dụng các văn bản Hồi giáo nhằm biện minh cho những hành động bạo lực chống lại quân đội và công dân Mỹ cho đến khi tình hình được thay đổi: tuyên bố rằng “toàn thể chức sắc suốt trong dòng lịch sử Hồi giáo hoàn toàn đồng ý rằng thánh chiến (jihad) là bổn phận của mỗi cá nhân khi kẻ thù tìm cách hủy diệt các quốc gia Hồi giáo”.

    Những thông báo của Al-Qaeda ghi nhận được từ sau 11 tháng 9 hỗ trợ cho sự suy đoán này. Trong một băng video năm 2004, bin Laden rõ ràng là thừa nhận trách nhiệm trong vụ tấn công và nói rằng những hành động này là để “phục hồi sự tự do cho dân tộc chúng ta”, để “trừng phạt kẻ xâm lược” và để phá hoại nền kinh tế nước Mỹ. bin Laden tuyên bố rằng mục tiêu kéo dài của cuộc thánh chiến là “làm chảy máu nước Mỹ đến khi nước này kiệt sức”.

    Cả Hoa Kỳ và Al-Qaeda đều cố trình bày cuộc tranh chấp này là cuộc chiến giữa Thiện và Ác.

    Bản báo cáo của Ủy ban 9/11 khẳng định rằng thái độ thù nghịch của Khalid Shaikh Mohamed, người được xem là “kiến trúc sư trưởng” của vụ tấn công 9/11, xuất phát từ “sự bất đồng dữ dội với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ ủng hộ Israel”. Động cơ tương tự cũng được quy cho tên không tặc lái máy bay đâm vào toà tháp đôi WTC: Mohamed Atta được miêu tả bởi Ralph Bodenstein – người từng du hành, làm việc và nói chuyện với anh ta – như là “hoàn toàn tin rằng Hoa Kỳ muốn bảo vệ Israel”.

    Tuy nhiên, giáo lệnh năm 1998 của bin Laden được ban hành vào thời điểm ra đời thoả hiệp Oslo về Israel và Palestine, khi các bên tin rằng cuộc tranh chấp đang đến lúc chấm dứt bằng các thỏa hiệp.

    Ngược lại, chính phủ Bush cho rằng Al-Qaeda bị thúc đẩy bởi lòng căm thù tinh thần tự do và dân chủ thể hiện bởi nước Mỹ, trong khi những nhà phân tích độc lập cho rằng động cơ chính của Al-Qaeda là khuyến khích tinh thần đoàn kết Hồi giáo bằng cách tập chú vào một kẻ thù chung, như thế về lâu về dài giúp dọn đường cho sự hình thành một trật tự thế giới mới theo cung cách Hồi giáo quá khích.

    Hậu quả

    Phản ứng của Quốc tế

    Vụ tấn công tạo ra những phản ứng khác nhau trong nền chính trị toàn cầu. Phản ứng của các chính phủ và phương tiện truyền thông trên khắp thế giới là gay gắt lên án hành động khủng bố, với những hàng tít trên nhật báo Pháp Le Monde, tóm lược thái độ đồng cảm của quốc tế: ”Ngày hôm nay Tất cả chúng ta đều là người Mỹ”, và hàng triệu người trên thế giới tổ chức thắp nến tưởng niệm nạn nhân.

    Những nhà lãnh đạo của hầu hết các quốc gia Trung Đông đều lên tiếng kết án vụ tấn công, nhưng Iraq là một ngoại lệ, nước này đưa ra một thông báo chính thức, “những gã cao bồi Mỹ đang hứng chịu hậu quả tội ác của họ chống lại nhân loại” [47]. Trong khi đó, có một số ít người Palestine ăn mừng sự kiện này [48].

    Chỉ khoảng một tháng sau vụ tấn công, Hoa Kỳ dẫn đầu một liên minh quân sự quốc tế tiến vào Afghanistan để săn đuổi các lực lượng vũ trang của al-Qaeda hầu đánh đổ chính phủ Taliban vì cớ chứa chấp bọn khủng bố [49]. Chính quyền Pakistan quyết định đứng về phía Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Osama bin Laden và al-Qaeda. Nước này dành cho Hoa Kỳ một số phi trường và căn cứ quân sự làm hậu cứ cho chiến dịch tấn công vào Afghanistan, cùng lúc cho bắt giữ hơn 600 nghi can là thành viên al-Qaeda và giải giao những người này cho Hoa Kỳ [50]. Hoa Kỳ cũng được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Nga và Trung Quốc, trong việc hợp tác chống khủng bố toàn cầu.

    Công luận tại Hoa Kỳ

    Tổng thống George W. Bush nghe báo cáo về vụ tấn công WTC.Vụ tấn công tác động mạnh mẽ bao trùm lên toàn thể dân chúng Mỹ. Người ta bày tỏ lòng biết ơn đối với những nhân viên duy trì an toàn công cộng, nhất là lính cứu hỏa. Những người này đã bày tỏ lòng dũng cảm khác thường giữa tình thế hiểm nghèo nơi hiện trường trong khi họ phải gánh chịu con số tử vong cao chưa từng có khi thi hành nhiệm vụ. Thị trưởng thành phố New York, Rudolph Giuliani, giành được sự ngưỡng mộ toàn quốc vì những hoạt động không mệt mỏi của ông trong lúc này. Giuliani được tạp chí TIME chọn làm Nhân vật của Năm 2001.[51]

    Thành phố New York đã bị trọng thương bởi vụ tấn công và sẽ luôn luôn mang theo mình những vết sẹo vật chất và tâm sinh lý kể từ thảm họa này. Một làn sóng hiến máu tự nguyện đã dấy lên ngay sau ngày 11 tháng 9 để cứu sinh mạng người bị nạn. Theo một tường trình trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ ra ngày 7 tháng 5 năm 2003: “... lượng máu được hiến tặng trong những tuần lễ sau vụ tấn công 11/9 cao hơn nhiều so với cùng kỳ trong năm 2000 (2.5 lần trong tuần lễ đầu tiên sau vụ tấn công; 1.3 – 1.4 lần trong tuần thứ hai và tuần thứ tư sau vụ tấn công)”.[52][53]

    Xảy ra một số vụ quấy nhiễu và tấn công chống lại người Trung Đông và những người “trông giống người Trung Đông” [54][55], nhất là người Sikh. Tổng cộng có chín người thiệt mạng trên lãnh thổ Hoa Kỳ như là nạn nhân của những hành động trả đũa. Balbir Singh Sodhi, một trong số những nạn nhân, bị bắn chết ngày 15 tháng 9. Sodhi, giống những nạn nhân khác, là một người Sikh nhưng bị hiểu lầm là người Hồi giáo [54].

    Kinh tế

    Cuộc tấn công ngay lập tức gây ra những tác hại nghiêm trọng trên nền kinh tế của nước Mỹ và trên thị trường thế giới. Thị trường Chứng khoán New York (NYSE), Thị trường Chứng khoán Mỹ và NASDAQ đóng cửa trong ngày 11 tháng 9 và ngưng hoạt động cho đến ngày 17 tháng 9. Cơ sở vật chất và những trung tâm xử lý dữ liệu từ xa của NYSE không bị thiệt hại bởi vụ tấn công, nhưng các công ty thành viên, khách hàng và thị trường không thể liên lạc được vì những thiệt hại lớn mà các cuộc tấn công gây ra cho các phương tiện truyền thông gần WTC. Khi thị trường chứng khoán mở cửa trở lại vào ngày 17 tháng 9 năm 2001, sau thời gian đóng cửa lâu nhất kể từ Cuộc Đại Suy thoái (Great Depression) năm 1929, chỉ số Dow Jones (Dow Jones Industrial Average – DJIA) tuột xuống 684 điểm, tức 7,1%, chỉ còn 8920 điểm, sự tuột dốc chưa từng xảy ra chỉ trong vòng một ngày [56]. Đến cuối tuần, chỉ số DJIA rơi tự do 1369,7 điểm (14,3%), lần tuột giảm lớn nhất trong vòng một tuần trong lịch sử của chỉ số này [57]. Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ mất 1, 4 ngàn tỉ USD trong tuần này. Đến năm 2005, Phố Wall và Phố Broadway gần Thị trường Chứng khoán New York vẫn được canh gác cẩn thận nhằm ngăn ngừa một vụ tấn công tương tự vào tòa nhà này.

    Hoạt động kinh tế khu Hạ Manhattan, khu vực kinh doanh lớn thứ ba tại Hoa Kỳ (sau Midtown Manhattan và Chicago Loop) bị tàn phá ngay sau đó. 31, 9 triệu ft. vuông của khu văn phòng quận Manhattan Hạ hoặc bị thiệt hại hoặc bị hủy diệt [58]. Phần lớn những nơi bị hủy hoại là những khu xếp hạng A.

    Công cuộc tái thiết vẫn bị kìm hãm do thiếu sự đồng thuận về thứ tự ưu tiên. Điển hình, Thị trưởng Bloomberg xem cuộc vận động đăng cai Thế vận hội mùa hè 2012 của thành phố New York là trọng tâm cho kế hoạch phát triển của ông từ năm 2002 cho đến giữa năm 2005, trong khi Thống đốc Pataki ủng hộ Công ty Phát triển Hạ Manhattan, công ty này bị chỉ trích vì không làm được gì nhiều dù đã được cấp một ngân quỹ khổng lồ dành cho công cuộc tái thiết.

    Bầu trời khu vực Bắc Mỹ bị đóng cửa trong vài ngày sau vụ tấn công, các chuyến bay bị cắt giảm đáng kể cho đến khi có lệnh mới. Hệ quả của vụ tấn công là làm suy giảm các hoạt động hàng không đến gần 20%, tăng mức độ nghiêm trọng của các vấn đề tài chính cho ngành công nghiệp hàng không dân dụng vốn đã gặp nhiều khó khăn.

    Trong nhiều tiếng đồng hồ sau vụ tấn công, người ta phải cho di tản cư dân và người làm việc ở các tòa tháp cao trong các khu vực đô thị trên khắp nước Mỹ, kể cả Los Angeles, tại thành phố này lượng xe lưu thông giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay, trong khi những khu doanh nghiệp tại trung tâm các đô thị cũng trở nên hoang vắng.

    Cứu hộ, phục hồi, bồi thường

    Phải mất hàng tháng mới có thể hoàn tất các nỗ lực cứu hộ và phục hồi. Chỉ với công tác dập tắt những ngọn lửa đang cháy âm ỉ trong đống đổ nát của toà nhà WTC, người ta phải mất hàng tuần, còn việc dọn dẹp thì mãi đến tháng 5 năm 2002 mới xong. Những khán đài bằng gỗ được dựng tạm dành cho du khách đến thăm và quan sát những đội công nhân xây dựng đang miệt mài dọn dẹp những lỗ hỗng khổng lồ trước đây là tòa tháp đôi. Ngày 30 tháng 5 năm 2002, các khán đài này cũng đã đóng cửa.

    Nhiều quỹ cứu trợ được thành lập cấp tốc nhằm trợ giúp nạn nhân vụ tấn công, cung cấp những hỗ trợ tài chính cho những người sống sót và gia đình nạn nhân. Sau hạn chót, ngày 11 tháng 9 năm 2003, có 2.833 đơn xin bồi thường đã được tiếp nhận trong số 2.986 nạn nhân được thống kê.

    Ảnh hưởng sức khỏe

    Trong hằng ngàn tấn vật liệu đổ nát từ sự sụp đổ toà tháp đôi có các độc chất amiăng, chì, thuỷ ngân, cũng như mức độ tăng cao chưa từng có của dioxin và PAH (Polycyclic aromatic hydrocarbon) sản sinh từ những đám lửa âm ỉ cháy suốt trong ba tháng, gây ra chứng bệnh suy nhược cho các nhân viên cứu hộ và công nhân tái thiết,[59][60], chẳng hạn như Mark Marci thuộc Sở Cảnh sát New York (NYPD) chết vào ngày 3 tháng 9 năm 2007 do bệnh ung thư phổi di căn khắp thân thể.[61] Cũng có tác hại đến sức khỏe một số cư dân, sinh viên học sinh và nhân viên văn phòng ở khu Manhattan Hạ và Phố Tàu kế cận.[62]

    Một số lập luận khoa học cho rằng việc phát sinh các độc chất và các chất ô nhiễm trong không khí chung quanh toà tháp đôi sau khi sụp đổ có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực trên sự phát triển bào thai. Lo sợ về hiểm hoạ tiềm ẩn này, một trung tâm sức khoẻ môi trường trẻ em danh tiếng tiến hành phân tích những trẻ em có mẹ mang thai trong thời gian xảy ra vụ tấn công và sinh sống hoặc làm việc gần tòa tháp đôi.[63]

    Tuy nhiên ông Rudolph Giuliani, Thị trưởng New York, trấn an rằng mức độ ô nhiễm không đáng lo ngại. Bộ trưởng Môi trường Mỹ Christie Whiteman thông báo, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã cử nhân viên đo kiểm tra không khí ở New York. Kết quả cho thấy nồng độ các chất độc hại, kể cả bột chì (được dùng để pha những hỗn hợp màu và chất dẻo trong quá trình xây dựng) và lượng dioxin, đều chưa vượt quá mức cho phép.

    Sự sụp đổ của WTC

    Có nhiều ý kiến chung quanh sự sụp đổ của toà tháp đôi, những cuộc tranh luận sôi nổi bàn về nguyên nhân của sự sụp đổ thu hút nhiều kỹ sư về cấu trúc, kiến trúc sư và các cơ quan hữu quan thuộc chính phủ liên bang. Thiết kế của toà tháp đôi chứa đựng nhiều phát kiến mới khác với các tòa nhà chọc trời được xây dựng trước đó. Mặc dù lực va chạm khi máy bay phản lực đâm vào và các đám cháy bùng phát sau đó là chưa từng xảy ra trong lịch sử thảm hoạ ngành xây dựng, một số kỹ sư tin quyết rằng những toà nhà chọc trời được xây dựng theo thiết kế truyền thống (như Empire State Building ở thành phố New York và toà tháp đôi Petronas của Malaysia) sẽ chịu đựng tốt hơn trong một tình huống như thế, có lẽ vẫn có thể tồn tại. Nếu lập luận trên là đúng, thì các toà nhà chọc trời khác có cùng một kiểu thiết kế với toà tháp đôi WTC (như Tháp Sears và Trung tâm John Hancock ở Chicago) đang ở trong nguy cơ.

    Một cuộc điều tra cấp liên bang về an toàn phòng cháy và kỹ thuật xây dựng được tiến hành bởi Học viện Định chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hoàn tất ngày 6 tháng 4 năm 2005, thanh tra về công trình xây dựng, vật liệu và các điều kiện kỹ thuật đã góp phần gây ra thảm hoạ WTC. Cuộc thanh tra được tiến hành nhằm phục vụ các mục tiêu sau:

    - Cải thiện phương pháp thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng và sử dụng các toà nhà.
    - Cải thiện dụng cụ và phương pháp hướng dẫn dành cho các viên chức thuộc các ngành chức năng về an toàn và công nghiệp.
    - Chỉnh sửa và xây dựng bộ luật, định chuẩn và thực hành phòng cháy chữa cháy.
    - Cải thiện An toàn công cộng.

    Bản tường trình kết luận rằng khả năng chịu lửa của cấu trúc thép tòa tháp đôi đã mất tác dụng ngay khi máy bay va chạm toà nhà, nếu điều này không xảy ra chắc chắn tòa nhà vẫn còn trụ được. Hơn nữa, bản tường trình cũng khẳng định cầu thang của toà nhà đã không được gia cố đúng mức hầu có thể cung ứng lối thoát cho những người ở bên trên điểm va chạm.[64]

    Cuộc chiến chống Khủng bố

    Nhiều người Mỹ cho rằng vụ tấn công khủng bố 11/9 “đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới”: nước Mỹ đang bị đặt trong nguy cơ bị tấn công khủng bố mà trước đây đất nước này chưa từng bị. Hoa Kỳ tuyên chiến chống khủng bố với mục tiêu đem Osama bin Laden ra trước công lý và ngăn chặn sự xuất hiện của những mạng lưới khủng bố khác. Các mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng những phương tiện như cấm vận kinh tế và quân sự đối với các quốc gia được xem là dung dưỡng thành phần khủng bố, cùng lúc gia tăng các biện pháp giám sát toàn cầu và chia sẻ thông tin tình báo. Liên minh quân sự do Hoa Kỳ dẫn đầu tiến hành tấn công Taliban tại Afghanistan. Cùng với Hoa Kỳ, các quốc gia khác đang phải đối phó với các hoạt động khủng bố như Philippines và Indonesia cũng gia tăng sự chuẩn bị về mặt quân sự.[65][66] Tổng thống Bush cũng nhận được sự ủng hộ lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Nga (cũng bị khủng bố bởi các nhóm Hồi giáo cực đoan) và Trung Quốc, trong việc hợp tác chống khủng bố toàn cầu.

    Nhiều nước khác, trong đó có Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nga, Indonesia, Pakistan, Jordan, Mauritius, Uganda và Zimbabwe thông qua luật “chống khủng bố” và cho đóng băng các tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp hoặc cá nhân bị tình nghi có liên quan đến al-Qaeda. Các cơ quan tình báo và thi hành pháp luật tại một số quốc gia như Ý, Malaysia, Indonesia và Philippines bắt giữ nhiều nghi can khủng bố với mục đích đập tan những nhóm vũ trang trên toàn thế giới. Chiến dịch này dấy lên nhiều tranh cãi khi những người chỉ trích như Ủy ban Bill of Rights Defense cho rằng những hạn chế truyền thống trên các hoạt động theo dõi của liên bang nay đã bị bãi bỏ bởi Đạo luật PATRIOT; các tổ chức quyền tự do công dân như American Civil Liberties Union (ACLU) và Liberty cho rằng một số quyền con người đang bị nguy cơ hủy bỏ. Hoa Kỳ cho thiết lập một trại giam tại vịnh Guantanamo, Cuba để cầm giữ những “binh sĩ thù địch bất hợp pháp”. Tính hợp pháp của các trại giam này hiện đang bị tra vấn bởi một số quốc gia thành viên của Liên minh Âu châu, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và Tổ chức Ân xá Quốc tế.

    Bên trong nước Mỹ, Tổng thống Bush tiến hành một đợt tái cấu trúc cơ cấu chính phủ lớn nhất trong lịch sử đương đại của đất nước này với quyết định thành lập Bộ An ninh Nội địa. Quốc hội thông qua đạo luật USA PATRIOT (Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct Terrorism – Thống nhất và Củng cố nước Mỹ bằng cách Cung ứng những Phương tiện Thích ứng Cần có để Ngăn chặn Khủng bố), giải thích rằng đạo luật này sẽ giúp dò tìm và truy tố những phần tử khủng bố và tội phạm khác trong tương lại.

    Các nhóm bảo vệ quyền tự do của công dân phê phán đạo luật PATRIOT, nói rằng đạo luật này cho phép các cơ quan thi hành pháp luật xâm phạm sự riêng tư của công dân và hạn chế quyền giám sát tư pháp trên các cơ quan thi hành pháp luật và trên công tác thu thập tin tình báo. Chính phủ Bush viện dẫn biến cố 11/9 như là lý do để tiến hành một chiến dịch bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia nhằm “theo dõi các liên lạc bằng điện thoại và thư điện tử giữa Hoa Kỳ và nước ngoài mà không cần sự cho phép của toà án”.

    Biến cố 9/11 đã đem lại nhiều ủng hộ trong dư luận người Mỹ cho chính sách cứng rắn của Tổng thống Bush. Sau ngày vụ khủng bố xảy ra, sự ủng hộ của dân chúng Mỹ và uy tín của Tổng thống Bush, đang từ ở mức trung bình trên 50% dân chúng Mỹ ủng hộ, bỗng vọt lên ở mức cao trên 90%, đây là mức uy tín cao nhất trong lịch sử của dân chúng Mỹ dành cho một vị tổng thống. Tuy nhiên, chỉ số uy tín này đã giảm đáng kể, khi thu-chi ngân sách bị thâm hụt nghiêm trọng và quân đội Mỹ sa lầy và thất bại trong việc bình định tại Iraq, đến năm 2005, mức ủng hộ của dân chúng dành cho TT Bush có lúc xuống còn 34%. Chính sách cứng rắn của Mỹ, mặc dù vì lợi ích chung là chống khủng bố nhưng đã tạo hình ảnh xấu và đã gây mâu thuẫn với đồng minh. Lần đầu tiên các đồng minh then chốt của Mỹ trong khối NATO mẫu thuẫn với Mỹ rất gay gắt và tìm cách tạo 1 thế đối trọng khác trong khu vực. Hoa Kỳ nhận thức rõ điều này và đã bắt đầu có những điều chỉnh trong các chính sách ngoại giao.

    Tái thiết

    Ngay sau khi xảy ra vụ tấn công, Thị trưởng New York, Rudy Giuliani, tuyên bố, “Chúng ta sẽ xây dựng lại. Từ biến cố này chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mạnh mẽ hơn về chính trị, mạnh mẽ hơn về kinh tế. Đường chân trời sẽ được hàn gắn lại ”[67]. Đến tháng 5 năm 2002 đống đổ nát được dọn sạch,[68] tuy vẫn có những lời chỉ trích rằng nỗ lực không tương xứng với ngân quỹ khổng lồ dành cho công tác này.[69][70]

    Ngay tại địa điểm của những tòa nhà đổ nát, người ta xây dựng những kiến trúc mới. Tại địa điểm trước là tòa nhà số 7 của WTC nay là tòa cao ốc văn phòng hoàn tất năm 2006. Tháp Tự do dự kiến hoàn thành năm 2011, với chiều cao 541 m (1 776 ft) sẽ trở thành một trong những tòa nhà cao nhất Bắc Mỹ, chỉ sau Chicago Spire và Tháp CN ở Toronto. Ba tòa tháp khác được xây dựng từ năm 2007 đến 2012. Khu vực bị hư hại của Lầu Năm Góc đã được tái thiết chỉ một năm sau khi bị tấn công.[71]

    Tưởng niệm

    Trong những ngày sau khi xảy ra vụ tấn công, nhiều buổi tưởng niệm và canh thức được tổ chức trên khắp thế giới.[72][73][74] Còn ngay tại Bình địa, ảnh của các nạn nhân xuất hiện khắp mọi chỗ. Một người có mặt ở đó thuật lại rằng "không có cách nào tránh khỏi những khuôn mặt của các nạn nhân vô tội. Ảnh của họ hiện diện khắp mọi nơi, tại trạm điện thoại, đính vào trụ đèn đường, trên tường trạm xe điện ngầm. Mọi thứ ở đây khiến tôi liên tưởng đến một đám tang vĩ đại, mọi người buồn bã và lặng lẽ, nhưng rất thân ái với nhau. Trước đó, New York cho tôi cảm giác lạnh lẽo, nhưng bây giờ mọi người tìm đến giúp đỡ lẫn nhau."[75] Tại Ngũ Giác Đài, khu tưởng niệm được khánh thành ngày 11 tháng 9 năm 2008, [76] với một công viên thoáng đãng có 184 chiếc ghế dài hướng về Ngũ Giác Đài.[77] Sau khi được sửa chữa trong năm 2001-2002, người ta xây dựng một nhà nguyện và một tượng đài ngay tại địa điểm chuyến bay 77 đâm xuống tòa nhà.[78]

    Thiết kế cho Đài tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 được gọi là Crescent of Embrace gây ra tranh cãi vì thiết kế một hình trăng lưỡi liềm (crescent) lớn màu đỏ hướng đến Mecca. Do áp lực của công chúng, người ta cho biết đài tưởng niệm này sẽ được thiết kế lại để tránh sự nhầm lẫn với biểu trưng của Hồi giáo.

    Bản thiết kế của Michael Arad cho đài tưởng niệm Reflecting Absence được tuyển chọn vào tháng 8 năm 2006 qua một cuộc thi, với hai hồ phản chiếu đặt tại chân của hai tòa tháp, bao quanh bởi tên của các nạn nhân ghi chìm dưới đất.[79]

    Bên cạnh việc xây dựng các đài tưởng niệm, một số người thân và bạn bè của những nạn nhân vụ tấn công ngày 11 tháng 9 thành lập quỹ tưởng niệm, quỹ học bổng và các chương trình từ thiện nhằm tôn vinh những người thân yêu đã mất.

    Hiện trường, nơi trước kia tọa lạc Tháp đôi tại New York nay được gọi là Ground Zero (Khu vực số không), nơi đây hiện đang xây cất Tháp Tự do cao 541 m và 3 tòa nhà chọc trời được xây trên một hình bán nguyệt xung quanh khu tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố, dự định hoàn thành trong năm 2012.

    Kịch nghệ và Văn chương

    Vở kịch “The Guys” của Anne Nelson hướng vào hồi ức và cảm xúc của một người sống sót, một sĩ quan thuộc lực lượng cứu hoả, một nhà văn đã tìm đến để giúp anh viết những bài điếu văn dành cho các đồng đội đã thiệt mạng trong thảm hoạ. Vở kịch được công diễn lần đầu vào ngày 4 tháng 12 năm 2001.

    Extremely Loud and Incredibly Close, tiểu thuyết của Jonathan Safran Foer xuất bản năm 2005, là một trong những tác phẩm đầu tiên viết về vụ khủng bố. Cuốn sách được dẫn dắt theo lời kể của một cậu bé chín tuổi, Oskar Schell, cha của cậu đang ở trên tầng cao của Trung tâm Thương mại Thế giới khi hai chiếc máy bay phản lực đâm vào toà tháp đôi. Để kìm chế nỗi buồn khôn nguôi và đè nén những tưởng tượng kinh hoàng về thảm họa mà cha cậu phải gánh chịu, Oskar dấn mình vào một cuộc phiêu lưu trong tâm trí để truy tìm ra điều mà cậu hy vọng là sự bí mật của cha cậu. Trong cuộc phiêu lưu của trí tưởng tượng này Oskar vượt qua những nỗi sợ hãi vô căn cứ và an ủi nhiều linh hồn đau thương.

    Tác phẩm điện ảnh của Oliver Stone, Trung tâm Thương mại Thế giới, là câu chuyện kể về hai nhân viên thuộc Cơ quan quản lý cảng biển, John McLoughlin (Nicolas Cage) và Will Jimeno (Michael Pena), là những người tham gia vào công tác cứu hộ sau cùng còn sống sót và được toán cứu hộ đem ra khỏi khu bình địa (ground zero). Cuốn phim được trình bày như là một câu chuyện cảm động về những cư dân bình thường của thành phố New York tìm cách giúp đỡ lẫn nhau ngay giữa một cơn thảm họa khủng khiếp. Cuốn phim được bắt đầu trình chiếu trên toàn quốc (Hoa Kỳ) ngày 9 tháng 8 năm 2006.

    Chú thích

    1. “Security Council Condemns, 'In Strongest Terms' Terrorist Attacks on the United States”. United Nations (12 tháng 9 năm 2001). Truy cập 11 tháng 9 năm 2006. trích dẫn: The Security Council today, following what it called yesterday’s "horrifying terrorist attacks" in New York, Washington, D.C., and Pennsylvania, unequivocally condemned those acts, and expressed its deepest sympathy and condolences to the victims and their families and to the people and Government of the United States.
    2.“Bin Laden claims responsibility for 9/11”, CBC News, 29 tháng 10 năm 2004. Truy cập 7 tháng 9 năm 2006.
    3. http://www.cbsnews.com/stories/2006/...n2035427.shtml
    4. http://nymag.com/news/articles/wtc/1year/numbers.htm
    5. Vào năm 2001, Osama bin Laden hai lần tuyên bố rằng:
    "I stress that I have not carried out this act, which appears to have been carried out by individuals with their own motivation... I have already said that I am not involved in the 11 September attacks in the United States... I had no knowledge of these attacks..."[cần dẫn nguồn]
    6. Trong đoạn băng Video năm 2004, bin Laden nói rằng:
    While I was looking at these destroyed towers in Lebanon, it sparked in my mind that the tyrant should be punished with the same and that we should destroy towers in America, so that it tastes what we taste and would be deterred from killing our children and women. – Osama bin Laden (tất cả bản dịch tiếng Anh)
    7. Neilan, Terence. “2 Planes Crash Into World Trade Center”, The New York Times, 11 tháng 9 năm 2001. Truy cập 23 tháng 4 năm 2008.
    8. "The Attack Looms". 9/11 Commission Report. National Commission on Terrorist Attacks Upon the United States. 2004. http://govinfo.library.unt.edu/911/r...Report_Ch7.htm. Truy cập 2 tháng 7 năm 2008.
    9. “Flight 93 Hijacker: 'We Have a Bomb on Board'”. Fox News (13 tháng 4 năm 2006). Truy cập 23 tháng 4 năm 2008.
    10. “Hijacked Planes Used in Coordinated Attacks Upon New York, Washington”. Fox News (11 tháng 9 năm 2001). Truy cập 23 tháng 4 năm 2008.
    11. McKinnon, Jim, “The phone line from Flight 93 was still open when a GTE operator heard Todd Beamer say: 'Are you guys ready? Let's roll'”, Pittsburgh Post-Gazette. Truy cập 18 tháng 5 năm 2008.
    12. “Relatives wait for news as rescuers dig”, CNN, 13 tháng 9 năm 2001. Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
    13. Averill, Jason D., et al. (2005). "Occupant Behavior, Egress, and Emergency Communications" (PDF). Final Reports of the Federal Building and Fire Investigation of the World Trade Center Disaster. National Institute of Standards and Technology (NIST). http://wtc.nist.gov/NISTNCSTAR1-7.pdf. Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
    14. Dwyer, Jim and Kevin Flynn (2005). 102 Minutes. Times Books. p. 266.
    15. Dwyer, Jim, et al., “Last Words at the Trade Center; Fighting to Live as the Towers Die”, The New York Times, 26 tháng 5 năm 2002. Truy cập 19 tháng 5 năm 2008.
    16. a b Lipton, Eric. “Study Maps the Location of Deaths in the Twin Towers”, The New York Times, 22 tháng 7 năm 2004. Truy cập 22 tháng 4 năm 2008.
    17. “Heroism and Honor”. National Commission on Terrorist Attacks upon the United States. U.S. Congress (21 tháng 8 năm 2004). Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
    18. Cauchon, Dennis and Martha Moore, “Desperation forced a horrific decision”, USATODAY, September 2, 2002. Truy cập 9 tháng 9 năm 2006.
    19. “Poor Info Hindered 9/11 Rescue”, CBS News, May 18, 2004. Truy cập 11 tháng 9 năm 2006.
    20. Snyder, David. “Families Hear Flight 93's Final Moments”, The Washington Post, 19 tháng 4 năm 2002. Truy cập 23 tháng 4 năm 2008.
    21. “Black Box Recordings”. CNN.com (12 tháng 4 năm 2006). Truy cập 30 tháng 3 năm 2007.
    22. Fouda, Yosri and Nick Fielding (2004). Masterminds of Terror. Arcade Publishing. pp. 158-159.
    23. a b “24 Remain Missing”, September 11 Victims, 2006, August 12. Truy cập 7 tháng 9 năm 2006.
    24. “2008 9/11 Death Toll”, Associated Press, 2008, July 10. Truy cập 11 tháng 9 năm 2006.
    25. “American Airlines Flight 11”. CNN. Truy cập 7 tháng 9 năm 2006.
    26. “United Airlines Flight 175”. CNN. Truy cập 7 tháng 9 năm 2006.
    27. “American Airlines Flight 77”. CNN. Truy cập 7 tháng 9 năm 2006.
    28. “American Airlines Flight 77”. CNN. Truy cập 7 tháng 9 năm 2006.
    29. Roddy, Dennis B., “Flight 93: Forty lives, one destiny”, Pittsburgh Post-Gazette, 2001, October 28. Truy cập 7 tháng 9 năm 2006.
    30. (AP, ngày 23 tháng 1 năm 2005).
    31. “September 11: Chronology of terror”. CNN. Truy cập 7 tháng 9 năm 2006.
    32. “First video of Pentagon 9/11 attack released”, CNN, May 16, 2006. Truy cập 10 tháng 9 năm 2006.
    33. Stone, Andrea, “Military's aid and comfort ease 9/11 survivors' burden”, USA Today, 20 tháng 8 năm 2002. Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
    34. Walker, Carolee (11 tháng 9 năm 2006). “Five-Year 9/11 Remembrance Honors Victims from 90 Countries”. United States Department of State. Truy cập 18 tháng 5 năm 2008.
    35. DePalma, Anthony, “For the First Time, New York Links a Death to 9/11 Dust”, The New York Times, 24 tháng 5 năm 2007.
    36. a b “World Trade Center Building Performance Study”. FEMA (tháng May năm 2002). Truy cập 12 tháng 7 năm 2007.
    37. Bloomfield, Larry (1 tháng 10 năm 2001). “New York broadcasters rebuild”. Broadcast Engineering. Truy cập 18 tháng 5 năm 2008.
    38. “The Pentagon Building Performance Report” (PDF). American Society of Civil Engineers (ASCE) (tháng January năm 2003). Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
    39. Watson, Dale L. (6 tháng 2 năm 2002). “The Terrorist Threat Confronting the United States”. Federal Bureau of Investigation. United States Department of Justice. Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
    40. “The FBI releases 19 photographs of individuals believed to be the hijackers of the four airliners that crashed on September 11, 01”. Federal Bureau of Investigation. United States Department of Justice (27 tháng 9 năm 2001). Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
    41. Johnston, David. “TWO YEARS LATER: 9/11 TACTICS; Official Says Qaeda Recruited Saudi Hijackers to Strain Ties”, The New York Times, 9 tháng 9 năm 2003. Truy cập 19 tháng 5 năm 2008.
    42. Clayton, Mark (30 tháng 10 năm 2003). “Reading into the mind of a terrorist”. Christian Science Monitor. Truy cập 6 tháng 7 năm 2007.
    43. “9/11 panel: Al Qaeda planned to hijack 10 planes”. CNN (17 tháng 6 năm 2004). Truy cập 19 tháng 5 năm 2008.
    44. a b “Saga of Dr. Zawahri Sheds Light On the Roots of al Qaeda Terror”. The Wall Street Journal (2 tháng 7 năm 2002). Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
    45. “Tenth Public Hearing, Testimony of Louis Freeh”. 9/11 Commission (13 tháng 4 năm 2004). Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
    46. “Jihad Against Jews and Crusaders: World Islamic Front Statement” (23 tháng 2 năm 1998). Truy cập 8 tháng 9 năm 2006.
    47. “Attacks draw mixed response in Mideast”. CNN.com (12 tháng 9 năm 2001). Truy cập 30 tháng 3 năm 2007.
    48. Saleh, Heba (11 tháng 9 năm 2001). “Mixed response from Arab World”. BBC News. Truy cập 4 tháng 5 năm 2008.
    49. “U.S. President Bush's speech to United Nations”. CNN (10 tháng 11 năm 2001). Truy cập 14 tháng 4 năm 2008.
    50. Khan, Aamer Ahmed (4 tháng 5 năm 2005). “Pakistan and the 'key al-Qaeda' man”. BBC. Truy cập 8 tháng 9 năm 2006.
    51. Pooley, Eric. “Mayor of the World”. Time 2001 Person of the Year. Time. Truy cập 8 tháng 9 năm 2006.
    52. Glynn, Simone A. (7 tháng 5 năm 2003). “Effect of a National Disaster on Blood Supply and Safety: The September 11 Experience”. Journal of the American Medical Association (American Medical Association) 289 (17): 2246. doi:10.1001/jama.289.17.2246. PMID 12734136. http://jama.ama-assn.org/cgi/content...urnalcode=jama. Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
    53. “Red Cross Woes”. PBS (19 tháng 12 năm 2001). Truy cập 1 tháng 5 năm 2008.
    54. a b “Hate crime reports up in wake of terrorist attacks”. CNN (17 tháng 9 năm 2001). Truy cập 8 tháng 9 năm 2006.
    55. “U.S. Officials Should Have Been Better Prepared For Hate Crime Wave”. Human Rights Watch (14 tháng 11 năm 2002). Truy cập 11 tháng 9 năm 2008.
    56. Barnhart, Bill (17 tháng 9 năm 2001). “Markets reopen, plunge”. Chicago Tribune. Truy cập 3 tháng 5 năm 2008.
    57. Bob, Fernandez. “U.S. Markets Decline Again”, KRTBN Knight Ridder Tribune Business News, The Philadelphia Inquirer, 22 tháng 9 năm 2001. Truy cập 2 tháng 5 năm 2008.
    58. Hensell (14 tháng 12 năm 2001). “Tough Times Loom For Manhattan Commercial Market”. Realty Times. Truy cập 3 tháng 5 năm 2008.
    59. “New York: 9/11 toxins caused death”. CNN.com (24 tháng 5 năm 2007). Truy cập 10 tháng 7 năm 2007.
    60. DePalma, Anthony. “Tracing Lung Ailments That Rose With 9/11 Dust”, The New York Times, 13 tháng 5 năm 2006. Truy cập 3 tháng 5 năm 2008.
    61. Shapiro, Rich. “Cancer ends his fitness life after toil at the Pit”, New York Daily News, 10 tháng 9 năm 2007. Truy cập 3 tháng 5 năm 2008.
    62. “Updated Ground Zero Report Examines Failure of Government to Protect Citizens”. Sierra Club (2006). Truy cập 21 tháng 5 năm 2008.
    63. “CCCEH Study of the Effects of 9/11 on Pregnant Women and Newborns” (PDF). World Trade Center Pregnancy Study. Columbia University (2006). Truy cập 14 tháng 4 năm 2008.
    64. “Translating WTC Recommendations Into Model Building Codes”. National Institute of Standards and Technology (25 tháng 10 năm 2007). Truy cập 24 tháng 1 năm 2008.
    65. C. S. Kuppuswamy (2005-11-02). "Terrorism in Indonesia : Role of the Religious Organisation" (HTML). South Asia Analysis Group. Truy cập ngày 2007-07-06.
    66. Banlaoi, Rommel (2006). "Radical Muslim Terrorism in the Philippines". trong Tan, Andrew. Handbook on Terrorism and Insurgency in Southeast Asia. London: Edward Elgar Publishing.
    67. Taylor, Tess. “Rebuilding in New York”, Architecture Week, số ra 68, 26 tháng 9 năm 2001. Truy cập 21 tháng 5 năm 2008.
    68. “Silent Tribute Marks End of Ground Zero Search”, Fox News, 30 tháng 5 năm 2002. Truy cập 3 tháng 5 năm 2008.
    69. Lubell, Sam; Charles Linn (5 tháng 12 năm 2005). “Power Struggle Heats Up While Development Moves Slowly at Ground Zero”. Architectural Record. Truy cập 8 tháng 9 năm 2006.
    70. Buettner, Russ. “Fat cats milked Ground Zero”. Daily News. Truy cập 8 tháng 9 năm 2006.
    71. Oglesby, Christy. “Phoenix rises: Pentagon honors 'hard-hat patriots'”, CNN, 11 tháng 9 năm 2002. Truy cập 13 tháng 6 năm 2008.
    72. “Honoring the fallen, From New York to Texas, Americans pay respect to the victims of terrorism”, The Dallas Morning News, 15 tháng 9 năm 2001.
    73. Ahrens, Frank. “Sorrow's Legions; Washingtonians Gather With Candles, Prayers And a Shared Grief”, The Washington Post, 15 tháng 9 năm 2001.
    74. “Bush Thanks Canadians for Helping After 9/11”. Fox News (1 tháng 12 năm 2004). Truy cập 21 tháng 7 năm 2007.
    75. Sigmund, Pete (26 tháng 9 năm 2001). “Crews Assist Rescuers in Massive WTC Search”. Construction Equipment Guide. Truy cập 24 tháng 1 năm 2008.
    76. Wilgoren, Debbie; Nick Miroff, Robin Shulman. “"Pentagon Memorial Dedicated on 7th Anniversary of Attacks"”, The Washington Post, The Washington Post Company, 11 tháng 9 năm 2008. Truy cập 11 tháng 9 năm 2008.
    77. Dwyer, Timothy. “Pentagon Memorial Progress Is Step Forward for Families”, The Washington Post, 26 tháng 5 năm 2007. Truy cập 21 tháng 5 năm 2008.
    78. “DefenseLINK News Photos - Pentagon's America's Heroes Memorial”. Department of Defense. Truy cập 24 tháng 7 năm 2007.
    79. “WTC Memorial Construction Begins”. CBS News (6 tháng 3 năm 2006). Truy cập 22 tháng 7 năm 2007.


    (nguồn: http://vi.wikipedia.org/ và sưu tầm online thêm)

  • #2
    Tưởng Niệm 9/11

    Tác giả : Vi Anh
    (http://vietbao.com/)

    Tổng thống Barack Obama là vị tổng thống cho phép và theo dõi sát cuộc hành quân của Toán 6 Người Nhái của Mỹ, kết thúc mạng sống và chôn thi hài không dấu tích của Trùm Khủng bố Bin Laden. Nhơn kỷ niệm năm thứ mười cuộc khủng bố 911, TT Obama kêu gọi dân chúng Mỹ thể hiện sự tưởng nhớ tới các nạn nhân bằng cách chứng tỏ tình trắc ẩn từng được tỏ lộ sau những vụ tấn công hồi tháng 9 năm 2001 và tình nguyện tham gia những công tác phục vụ cộng đồng.
    Còn Cựu TT Bush là vị tổng thống chứng kiến, thể nghiệm cuộc khủng bố 911. Đó là một thảm kịch của nước Mỹ, một cuộc tấn công đầu tiên xúc phạm trực tiếp vào nội địa Mỹ, ngay thủ đô kinh tế của Mỹ. Nhơn kỷ niệm năm thứ mưới cuộc khủng bố 911, vị cựu thổng thống này lần đầu tiên bày tỏ cảm nghĩ, hành động và quyết định bước ngoặt của đời Ông, là mở cuộc chiến chống khủng bố của Ông trên truyền hình. Một thảm kịch mà chánh quyền và nhân dân Mỹ không thể nào quên.
    Phóng sư do kinh truyền hình National Geographic - theo Ô Schnall người phỏng vấn và dẫn chương trình nói - thực hiện trên phương diện lịch sử, tâm lý, xã hội học, hoàn toàn phi chánh trị [đảng phái], phát vào ngày 28 tháng 8, hai tuần lễ trước ngày kỷ niệm lần thứ mưới cuộc khủng bố 911, với chủ dề là “George W. Bush: The 9/11 Interview of a president facing crisis’.
    Hình ảnh minh hoạ cảnh hàng ngàn nười Mỹ bị quân khủng bố giết hại, cao ốc bị phá hoại, sụp đổ, vẻ mặt thay đổi của tổng thống, lời nói bình dân của một vị lãnh dạo quốc gia rất nhân bản và rất trách nhiệm trước niềm đau nỗi khổ của đất nước nhân dân làm khán thính giả không phân biệt chính kiến, thái độ với TT Bush khó cầm được nước mắt.
    Xin trích một vài lời – tuy ngôn từ khó chuyên chở, diễn tả hết tình ý – của con người, nhứt là con người có nhiệm vụ bảo quốc an dân trong cơn máu đổ thịt rơi của người Mỹ, là TT Bush.
    Diễn tiến tâm lý của TT Bush đại ý như sau.. TT Bush nói Ông nhớ chiếc máy bay đầu đâm vào tháp, như bao người Mỹ khác Ông tưởng đó là tai nạn. Chiếc thứ hai đâm vào, Ông nghĩ đó là cuộc khủng bố. Và chiếc thứ ba Ông cho đó là lời tuyên chiến của kẻ thù đối với nước Mỹ.
    Từ đó “Ông đổi ý về nhiệm vụ tổng thống của Ông…Tôi lên làm tổng thống chánh yếu tập chú vào vấn đề nội địa mà thành một tổng thống trong thời chiến – điểu mà tôi không dự đoán trước, cũng như tôi không muốn.” Và sau đó những ngày làm tổng thống của Ông là cố gắng lãnh đạo và lãnh đạo tốt cuộc chiến tranh chống khủng bố.
    Sau cuộc khủng bố một chút Ông tự hỏi tại sao chúng ta không biết trước việc này. Phải xem coi có gỉ sai trật trong hệ thống tình báo hay không. Kế đó Ông quyết định phải tìm những kẻ gây ra cuộc khủng bố và đưa chúng ra công lý. Tình báo của chúng ta phải hướng về phìa trước, chớ không nhìn lui..”
    Ông khẳng định niểm tin và tư tưởng của mình, “Quân khủng bố không bao giờ thắng. Chúng có thể tưởng chúng thắng. Chúng gây ra thiệt hại đáng sợ cho đời sống người dân và kinh tế của chúng ta. Nhưng chúng không bao giờ đánh bại chúng ta.. Chúng không hiểu điều đó. Chúng không hiểu chúng ta là một một quốc gia dân tộc dũng cảm, loại người rất can đảm và không nhượng bộ trước những cuộc tấn công dã man. September 11 hàng ngàn công dân mất mạng, và tôi thề là ngày ấy không tái diễn.”
    Và kết thúc phóng sự này, người dẫn chương trình đưa lên hình ảnh phản ứng của TT Bush về Toán 6 của lực lương Người Nhái của Mỹ hạ sát Bin Laden. TT Bush nói, “TT Obama gọi [và] nói với tôi Bin Laden đã bị giết. Và câu trả lời của tôi là – Tôi ngợi khen ông ấy và những người hành động đặc biệt đã thực hiện một nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm.. Và tôi vô cùng cám ơn. Tôi không cảm thấy hạnh phúc hay hân hoan. Mà tôi cảm thấy một kết cuộc. Tôi cám ơn công lý đã được thực thi.Và TT Bush kết thúc.“
    Sau cùng, September 11 là một ngày trên niên lịch; nó sẽ như Ngày Pearl Harbor Day (Trân Châu Cảng). Đối với những người như chúng ta sống qua ngày ấy, đó là một ngày chúng ta không bao giờ quên.”
    Sau cùng, qua phóng sự này, người ta thấy, nước Mỹ không biệt đảng phái, những lãnh đạo quốc gia, dân chúng Mỹ là một trong mặt trận ngoại giao và quân sự. TT Bush Cộng hoà vì cuộc khủng bố 911 mở cuộc chiến tranh chống khủng bố. TT Obama Dân Chủ tiếp tục tăng quân ở Afghanistan, tăng kinh phí quốc phòng, và quyết tâm đưa tên trùm khủng bố BinLaden ra trước ánh sáng, sống hay chết như lời TT Bush thề nguyền với quốc dân.
    Và người ta thấy không phải chỉ có TT Bush và người Mỹ cùng sống trong ngày thảm kịch này, nhớ. Toàn dân Mỹ, cả thế giới bây giờ và mai sau sẽ nhớ. Nhớ là một bổn phận, một đức tính của Con Người. Nhớ để ngăn chận những kẻ ác không có thể làm điều ác nữa. Nhớ để không phạm sai lầm nếu may mắn nắm giềng mối cộng đồng hay quốc gia. Nhớ để không bất động, không cho sai lầm tái diễn, không để cho cộng đồng, xã hội, quốc gia dân tộc mình sống, mình thuộc về bị chủ nghĩa sai lầm, tuyên truyền dối gạt, và kẻ ác giành quyền làm chủ.
    Cũng như ở Âu Châu, nhơn cơ hội kỷ niệm 60 năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã, lớp trẻ nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi vào và đem vào chương trình giáo dục lịch sử trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah.
    Ở Mỹ người Mỹ cũng thế đem vào chương trình học sử của trung tiểu học để thường xuyên nhắc nhở cuộc Nội Chiến vì lý do nô lệ Da Đen thời Hoa kỳ còn non trẻ. Để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ vì đó là môn thi ờ trường lớp và là bài học kinh nghiệm mà tiền nhân đã trá bằng xuơng máu, nước mắt, mồ hội.
    Làm như thế người Âu Châu lẫn người Mỹ -- tin chắc -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ.” Mà mục đích tối hậu, là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa. Do vậy cần phải giúp cho đàn hậu tiến những thông tin, những dữ kiện đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân.
    Thì thế hệ trẻ Việt ở Hải ngoại, nhất là ở Mỹ có quyền nhớ, có bổn phận nhớ phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa, do Ủy Ban Quân Quản của CS Hà Nội gọi trình diện “học tập cải tạo” trong vòng một tháng để bị đày đi tù biệt xứ và cấm cố hàng chục năm, không bản án.
    Tại sao không nên nhớ một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, máu đổ thịt rơi, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ? Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong thành tích diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Pol Pot, Mao Trạch Đông và Stalin nữa. Một triệu người Việt Miền Bắc phải di cư tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động! Suốt cả chục năm!
    Thảm kịch to lớn, trầm trọng và kinh hoàng này chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử 4000 năm của nước nhà VN. Và cũng chưa thấy lần nào trong lịch sử thế giới với qui mô lớn như vậy. CS Nga, Tàu, Đông Âu, Cuba, không có nước nào làm người dân đồng bào mình phải vượt biên tỵ nạn CS đông như vậy.

    Comment


    • #3
      Để tưởng niệm ngày 11 tháng 9 năm 2001 , tôi xin thực hiện slides show với những hình ảnh hai toà World trade center bị bọn khủng bối đánh sập gây bao thiệt hại vô cùng nặng nề cho quê hương thứ hai của chúng ta.
      Nhạc đệm : God Bless the USA do Lee Greenwood trình bày.

      NgưÔng ttduy



      Comment


      • #4
        Chuyện chưa kể của một nữ phi công cảm tử


        Chúng tôi sẽ đâm vào nó" - Penney nhớ lại ngày đó - "Việc này cũng có nghĩa tôi sẽ trở thành một nữ phi công cảm tử".

        Khi vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 diễn ra trên đất Mỹ, Heather Penney là một trong những nữ phi công đầu tiên được vội vã điều lên trời để tiêu diệt những chiếc máy bay đã bị không tặc khống chế. Vấn đề là máy bay của Penney không có vũ khí và để hoàn thành nhiệm vụ, cô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đâm thẳng vào mục tiêu.

        Sáng sớm ngày 11/9 lịch sử ấy, thiếu uý Heather “Lucky” Penney đang ở trên đường băng ở Căn cứ không quân Andrews và đã sẵn sàng tung cánh lên trời. Tay cô cầm vào cần lái chiếc F-16 và cô đã nhận được chỉ thị rõ ràng: bằng mọi giá phải bắn hạ chuyến bay số 93 của hãng hàng không United Airlines.

        Chuyến bay một đi không trở lại



        Heather Penney đã suýt trở thành nữ
        phi công cảm tử trong ngày 11/9

        Penney là 1 trong 2 phi công duy nhất đã được lệnh ngăn chặn chiếc máy bay. Nhưng điều đặc biệt nằm ở chỗ cô cất cánh khi chiếc F-16 hoàn toàn không có đạn thật, hay tên lửa, hay bất kỳ thứ gì có thể giúp bắn hạ chiếc máy bay bị cướp. “Chúng tôi không thể bắn hạ chiếc máy bay. Chúng tôi sẽ đâm vào nó" - Penney nhớ lại ngày đó - "Việc này cũng có nghĩa tôi sẽ trở thành một nữ phi công cảm tử".

        Trong nhiều năm, Penney đã không trả lời phỏng vấn về các trải nghiệm của cô liên quan tới sự kiện 11/9. Nhưng nhân lễ kỷ niệm 10 năm sự kiện này, cô đã có cuộc trò chuyện với tờ Washington Post, qua đó hé lộ đáp án cho câu hỏi: nước Mỹ và cụ thể là quân đội Mỹ đã có hành động đáp trả lập tức lại việc bị tấn công ra sao. “Chúng tôi phải bảo vệ không phận Mỹ bằng mọi cách có thể" - Penney nói khi tiếp phóng viên tại văn phòng ở công ty Lockheed Martin, nơi cô đang làm giám đốc chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.

        Penney, giờ là thiếu tá và không còn phải bay các nhiệm vụ chiến đấu nữa. Nhưng cô cũng đã có 2 lần tham chiến ở Iraq và là phi công bán thời gian của lực lượng Vệ binh Quốc gia, với công việc thường là đưa các vị khách VIP đi vòng quanh trên một chiếc máy bay phản lực Gulfstream. Cô cũng thích bay lượn trên trời bằng một chiếc máy bay Taylorcraft sản xuất năm 1941 vào bất cứ khi nào có thời gian rảnh. Song hàng ngàn giờ bay ấy của cô không có lúc nào tạo cảm giác căng thẳng khủng khiếp như khi cô lái chiếc F-16 phóng lên ngăn chặn chuyến bay 93.

        Ngày chiến tranh tìm đến với nước Mỹ

        Trở lại thời điểm năm 2001, Penney vẫn là một lính mới ở Phi đội máy bay chiến đấu số 121 thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia ở thủ đô Washington. Có thể nói cô lớn lên trong mùi xăng của những chiếc máy bay. Cha cô từng bay những chiếc chiến đấu cơ trong chiến tranh Việt Nam.

        Penney có bằng lái máy bay khi cô đang nghiên cứu văn học ở trường Purdue. Cô dự định trở thành một giáo viên. Nhưng khi quân đội mở một khoá huấn luyện đặc biệt để đào tạo các nữ phi công chiến đầu tiên, cô đã tham gia và gần như trở thành người đầu tiên trong danh sách. “Tôi đã xin nhập ngũ ngay lập tức. Tôi muốn trở thành phi công chiến đấu giống cha" - cô tâm sự.


        Trong ngày 11/9 định mệnh, Penney mới hoàn tất 2 tuần huấn luyện không chiến ở Nevada. Cả đội đang ngồi ở trong phòng nghe tóm tắt nhiệm vụ thì có người xuất hiện và thông báo một chiếc máy bay mới đâm vào toà cao ốc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York. Ban đầu tất cả phỏng đoán có thể một gã amatơ nào đó lái máy bay hạng nhẹ Cessna và gây chuyện. Nhưng khi máy bay tiếp tục đâm vào toà tháp còn lại, tất cả hiểu ra rằng chiến tranh đã tìm tới với nước Mỹ.

        Trong những giờ bị tấn công bất ngờ đầu tiên, Penney và các đồng đội không thể nhận được một mệnh lệnh rõ ràng.Khi đó hầu như không có một chiếc máy bay có vũ trang nào đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động và cũng không có hệ thống chỉ huy nào ra lệnh cho chúng bay tới Washington. Cho tới trước ngày 11/9, tất cả các con mắt phòng ngự đều chỉ quét qua những vùng trời có khả năng xuất hiện máy bay và tên lửa từ các nước "thù địch", giống thời Chiến tranh Lạnh.

        Những hình ảnh kinh hoàng về vụ khủng bố 11/9 vẫn tiếp tục làm người Mỹ nhói đau, dù đã một thập kỷ trôi qua
        “Chúng tôi hoàn toàn không có nhận thức về một mối đe doạ vào thời điểm đó, nhất là các đe doạ tới từ trong nước giống kiểu 11/9" - Đại tá George Degnon, Phó chỉ huy Phi đoàn số 113 nói. Ông cho biết mọi chuyện giờ đã rất khác và mọi thời điểm luôn có 2 chiếc máy bay trực chiến và các phi công không được ở cách chúng quá vài mét.

        Khi Penney và các đồng đội chưa biết phải làm gì thì có tin về chiếc máy bay thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc và có thể một chiếc thứ 4 hoặc hơn nữa sẽ lặp lại hành động này. Các máy bay chiến đấu có thể được vũ trang trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Nhưng ngay lúc đó, người ta cần có sự hiện diện của các chiến đấu cơ trên bầu trời, dù chúng có vũ khí hay không.

        Một nhân chứng tình cờ của lịch sử

        “Lucky, cô đi với tôi" - chỉ huy phi đội Marc Sasseville hét lên với Penney. Cả 2 mặc đồ bay và khi mắt họ gặp nhau, Sasseville liền cất lời: "Tôi sẽ đâm vào khoang lái". Penney trả lời không chần chừ: "Tôi sẽ đâm vào phần đuôi". Đó là một kế hoạch của 2 người, đồng thời giống như một "thoả thuận chết chung".

        Penney chưa bao giờ được bay trong tình trạng gấp gáp như vậy. Thường các phi công phải trải qua hoạt động kiểm tra và chuẩn bị kéo dài khoảng nửa tiếng trước khi bay. Cô định lặp lại đúng quy trình ấy thì Sasseville hét lên: "Lucky, cô làm cái quái gì thế. Nhấc mông lên máy bay đi nào".

        Penney vội vã trèo lên chiếc F-16, tăng ga cho động cơ, đồng thời hét to với đội mặt đất gỡ những miếng chêm nằm dưới bánh máy bay ra. Chiếc tai nghe của trưởng nhóm mặt đất vẫn mắc lại trên thân máy bay khi Penney bắt đầu tăng tốc. Ông này phải vội vã chạy theo máy bay để gỡ ra các nút an toàn, khi nó đã lăn bánh trên đường băng. Penney thì thầm một lời cầu nguyện của các phi công chiến đấu - Thượng đế, xin đừng cản bước con - và theo Sasseville lao vút lên trời xanh.

        Cả 2 bay về hướng Lầu Năm Góc với tốc độ lớn, ở độ cao thấp, vừa bay vừa nhìn ngó để tìm các máy bay khả nghi. Sasseville đã bình tĩnh hơn và bắt đầu bàn kỹ hơn về việc 2 người sẽ lao vào đâu để tiêu diệt chiếc máy bay bị cướp. "Chúng tôi không được huấn luyện để bắn hạ máy bay dân dụng" - Sasseville nhớ lại - "Nếu anh hạ được động cơ, máy bay vẫn có thể tiếp tục lướt trên không như tàu lượn và tiếp tục đâm vào mục tiêu. Vì thế tôi đã nghĩ tới việc đâm vào khoang lái hoặc cánh".

        Ông nói rằng đã tính tới việc sẽ giật cần thoát hiểm ngay trước khi va chạm với máy bay khả nghi. Penney thì lo lắng về việc cô sẽ đâm trượt mục tiêu nếu sử dụng lựa chọn thoát hiểm. "Nếu anh thoát ra ngoài và chiếc máy bay của anh hụt mục tiêu cần đâm vào, cảm giác thất bại sẽ còn kinh khủng hơn nhiều những suy nghĩ về cái chết" - cô tâm sự.

        Nhưng Penney đã không phải chết. Cô cũng không phải đâm vào chuyến bay số 93 vốn chở đầy trẻ em, doanh nhân và các cô gái trẻ xinh đẹp. Họ đã tự làm điều đó. Vài giờ sau khi cất cánh, Penney và Sasseville mới biết rằng chuyến bay số 93 đã đâm xuống Pennsylvania, sau khi các hành khách trên máy bay có chung một quyết định giống họ: làm mọi thứ để ngăn không cho bọn khủng bố thành công.

        "Những người hùng chính là hành khách trên chuyến bay số 93, các cá nhân đã sẵn lòng hy sinh bản thân" - Penney bùi ngùi nói - "Tôi chỉ đóng vai trò một nhân chứng vô tình chứng kiến lịch sử".


        Tường Linh

        Thứ Năm, 15 Tháng 9 Năm 2011 06:22
        Last edited by hung45qs; 09-16-2011, 06:16 AM.
        Hung45HTQS

        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X