Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Les Chansons Commencent...

Collapse
X

Les Chansons Commencent...

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    La Bohème

    Music: Charles Aznavour
    Lyrics: Jacques Plante
    Voice: Nara Noïan
    Guitar: Tigran Ter-Stepanian




    Comment


    • #17
      LA BOHÈME


      Với thế hệ trẻ, tức các “baby boomers” ở các quốc gia nói tiếng Pháp nói chung, ở miền Nam VN nói riêng, Et pourtant (lời Việt: Anh vẫn biết) là ca khúc nổi tiếng nhất, được ưa chuộng nhất của Charles Aznavour. Ông hát bản này trong cuốn phim ca nhạc hài kịch Cherchez l’Idole (1963) – cuốn phim mà trong đó Sylvie Vartan đã làm mê mẩn cả một thế hệ với ca khúc La plus belle pour aller danser (Em đẹp nhất đêm nay).

      Trong năm 1964, Et pourtant đã đứng No.1 trong 5 tuần lễ liên tiếp ở Pháp.

      Tuy nhiên, với mọi thành phần thính giả nói chung, trong đó có những người yêu nhạc tình cảm êm dịu, những nhà phê bình đặt nặng yếu tố nghệ thuật trong dòng nhạc, lời hát, ca khúc được xem là “cầu chứng” của Charles Aznavour phải là La Bohème (1965), với sự hợp tác của nhà đặt lời hát nổi tiếng Jacques Plante.

      La Bohème không chỉ là ca khúc để đời của Charles Aznavour mà còn được giới thưởng ngoạn xem là một “chanson française” (ca khúc Pháp) điển hình.

      [CHÚ THÍCH: “La Bohème” ở đây mang ý nghĩa thu hẹp và trừu tượng là “lối sống không cần biết đến ngày mai” (thường không một xu dính túi) của giới nghệ sĩ ở Âu châu, đặc biệt là tại Pháp. “Chanson” trong tiếng Pháp có nghĩa chung chung là “bài hát”, “ca khúc”, tuy nhiên trong lĩnh vực chuyên môn (nghiên cứu, phê bình), từ giữa thế kỷ thứ 19, khi được nhấn mạnh, “chanson française” có nghĩa là một ca khúc mang âm hưởng cổ điển của Pháp có giá trị nghệ thuật cao, cả nhạc lẫn lời]

      Nội dung La Bohème là hoài niệm của một họa sĩ về khu Montmartre của những ngày xưa cũ, nơi mà mình đã sống qua tuổi thanh xuân nghèo khổ nhưng thơ đẹp...

      Montmartre là một khu vực thuộc Quận 18, Paris, nằm ở hữu ngạn sông Seine; trung tâm là đồi Montmartre cao 130 mét, trên có Vương cung thánh đường Thánh Tâm (Basilique du Sacré-Coeur) với mái vòm bằng đá trắng, dưới chân đồi là các hộp đêm, quán rượu, gần đó là khu “đèn đỏ” Pigalle, nơi tọa lạc của hí viện nổi tiếng Moulin Rouge.

      Từ trước Đệ nhất Thế chiến, rất nhiều nghệ sĩ thời danh, đặc biệt là giới họa sĩ và ca nhạc sĩ, Pháp cũng như quốc tế, đã tới sống ở khu Montmartre, thoạt đầu chỉ vì giá mướn nhà, mướn phòng, mướn studio ở đây rẻ hơn những nơi khác, nhưng sau này còn vì “không khí nghệ sĩ” ở đây. Trong số này có các họa sĩ Salvador Dali, Amedeo Modigliani, Claude Monet, Pierre-Auguste Renoir, Piet Montrian, Pablo Picasso, Camille Pissaro, Vincent van Gogh…, nữ nghệ sĩ Pháp gốc Mỹ Josephine Baker, nhà soạn nhạc gốc Bỉ Django Reinhardt, văn sĩ gốc Thụy-sĩ Le Corbusier...

      Tuy nhiên, tới những năm sau Đệ nhị Thế chiến, vì cuộc sống ở khu Montmartre trở nên quá sức xô bồ, hỗn loạn, mất an ninh, giới nghệ sĩ đã dần dần bỏ sang khu Montparnasse bên kia bờ (tả ngạn) sông Seine, thuộc Quận 14, vốn được xem là khu vực của văn nghệ sĩ “nhà lành” và giới trí thức ở Paris.

      Từ đó, bộ mặt của Montmartre cũng thay đổi, với những kiến trúc tân kỳ, nhà cửa hàng quán khang trang, đường phố sạch sẽ, an ninh, đồng thời cũng mất đi những sinh hoạt đặc thù, không khí nghệ sĩ của ngày tháng cũ; riêng khu “đèn đỏ” Pigalle nổi tiếng nay trở thành khu bán các loại nhạc cụ.

      Vì thế, theo lời Charles Aznavour, ca khúc La Bohème chính là lời vĩnh biệt khu Montmartre của những ngày xưa cũ. La Bohème có lời hát khá dài và thật buồn; phiên khúc cuối (lời chàng họa sĩ khi về thăm chốn xưa) như sau:

      Je ne reconnais plus/Ni les murs, ni les rues/Qui ont vu ma jeunesse/En haut d’un escalier/Je cherche l’atelier/Don’t plus rien ne subsiste/Dans son nouveau décor/Montmartre semble triste/Et les lilas sont morts…

      Tạm dịch:

      Tôi không còn nhận ra những bức tường, những con phố chứng nhân của tuổi trẻ. Trên tận cùng cầu thang, tôi tìm lại căn phòng trọ có xưởng vẽ của mình. Không có bất cứ thứ gì tồn tại. Trong cái vỏ tân kỳ, Montmartre trông thật ảm đạm. Và hàng tử đinh hương đã chết khô…

      Ngoài nguyên tác lời Pháp, La Bohème còn được Charles Aznavour thu đĩa phiên bản lời Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, Anh và Đức. Từ đó, hầu như trong tất cả mọi buổi trình diễn của mình, Charles Aznavour đều trình bày ca khúc này... (theo HOÀI NAM)


      Last edited by Nguyen Huu Thien; 01-16-2020, 09:15 PM.

      Comment


      • #18
        Aimer c'est tout donner
        Natasha St-Pier





        Voici le plus grand amour, c'est de donner sa vie
        Pour tous ceux que l'on aime et ceux que l'on bénit
        Nous ne sommes fait que pour aimer

        Aimer c'est tout donner, aimer c'est tout donner
        Aimer c'est tout donner et se donner soi-même
        Et redire à jamais de toute éternité
        Aimer c'est tout donner
        Et se donner soi-même, et se donner soi-même.

        Sans amour à quoi bon vivre, et à quoi bon chanter?
        Sans amour à quoi bon rire, et à quoi bon rêver?
        Nous ne sommes fait que pour aimer

        Aimer c'est tout donner, aimer c'est tout donner
        Aimer c'est tout donner et se donner soi-même
        Et redire à jamais de toute éternité
        Aimer c'est tout donner
        Et se donner soi-même, et se donner soi-même

        Aimer c'est tout donner
        (pòemes de Sainte Thérèse de Lisieux)

        Comment


        • #19
          Les hommes qui passent
          Patricia Kaas




          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X