Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trang Thư Tín Bốn Phương

Collapse
X

Trang Thư Tín Bốn Phương

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trang Thư Tín Bốn Phương

    Hằng ngày BĐH/HQPD nhận được rất nhiều email của bạn bè thân hữu bốn phương gởi đến với nhiều tin tức, bài vở gồm nhiều thể loại khác nhau. Có rất nhiều bài viết rất đặc sắc nhưng cũng có một số thường để "đọc chơi rồi bỏ qua" vì sự trung thực trong các nguồn tin nầy rất khó kiểm chứng mà có lẽ nhiều người cũng đã nhận được. Thư gởi đến thuộc nhiều email groups khác nhau được gởi đến "undisclosed-recipients" mà đôi khi cả người gởi cũng không thể biết nguồn gốc vì thường chỉ có nhiệm vụ chuyển tiếp.
    Đây là một kho tàng về những bài viết trích dẫn từ báo chí online khắp nơi hoặc những chuyện "trên trời dưới đất" rất thú vị, được gởi tới nhằm mục đích phổ biến mà trang "Thư Tín Bốn Phương" xin đăng lại nhằm cống hiến cùng quý NT và đọc giả khắp nơi với sự dè dặt nhất, cũng như thành thật xin lỗi nếu có sự sơ sót hoặc nhầm lẫn về nguồn gốc vì nguyên do như đã thưa ở trên. HQPD xin đứng ngoài mọi tranh cải hay ngộ nhận do nội dung các bài gây nên và sẵn sàng đính chính nếu có sự yêu cầu hợp lý.

    Coi vậy mà không phải vậy!

    Saturday, July 30, 2011 2:00:19 PM
    Tạp Ghi Huy Phương



    Ngày 27 tháng 7, đài RFI vừa loan tin: “Nhân ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ ở Việt Nam, một số nhân sĩ, trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh cùng với câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm tất cả những người đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và hải đảo.

    Ðó là những người đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.”

    Báo chí ở hải ngoại, trong tinh thần “phấn khởi” cũng đã cho rằng: “Lần đầu tiên, Sài Gòn có một lễ tưởng niệm các chiến sĩ VNCH tử trận trong khi giữ đảo Hoàng Sa năm 1974, chống cự quân Trung Quốc lên chiếm đảo. Và cũng lần đầu tiên, bà quả phụ Ngụy Văn Thà, vị hạm trưởng chiếc Nhật Tảo đã tử tiết theo tàu chiến này, được mời tới dự lễ vinh danh người chồng quá cố của bà.”

    Chúng tôi, những người đã bỏ nước ra đi, sau bao năm bị cộng sản hành hạ, chửi bới, và vùi dập hình ảnh người lính VNCH, cũng phấn khởi khi đọc các bản tin trên báo chí, tưởng như bây giờ cộng sản đã đổi hướng, biết đến lẽ phải, biết trân trọng những anh hùng liệt sĩ đã chết cho đất nước dù đó là người lính miền Nam hay miền Bắc. Trong thời gian trước tháng 4 năm 1975, trước sự xâm lăng của Trung Cộng và vì sự khiếp nhược của vai vế “bề tôi,” chính phủ Hà Nội, đã cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của đàn anh Trung Cộng còn hơn là của Việt Nam Cộng Hòa, dù Việt Nam Cộng Hòa cũng là đất nước Việt Nam. Bây giờ ngay tại Hà Nội, thật bất ngờ khi nghe tin chính phủ cộng sản cho phép ông Nguyễn Ðình Ðầu, một nhà sử học, 91 tuổi, đứng ra tổ chức một buổi lễ tưởng niệm “đồng bào, chiến sĩ” hy sinh để bảo vệ đất và biển mà trong đó “bao gồm cả các chiến sĩ VNCH đã bỏ mình chống lại Trung Cộng xâm lăng quần đảo Hoàng Sa vào ngày 18 tháng 1, 1974,” khiến tôi phải quan tâm theo dõi, tưởng tượng hình ảnh những người lính Hải Quân VNCH ngày nào trên bàn thờ hương khói, mà lòng xúc động khôn cùng.

    Cũng chính vì nỗi xúc động này, tôi đã đi tìm trên những trang “lưới,” để hy vọng tận mắt thấy những hình ảnh của anh em tôi, thấy bà quả phụ Ngụy Văn Thà được vinh danh, dù là với một bó hoa nhỏ tri ân, nhưng tất cả những gì tôi thấy được ở đây, đọc được ở đây làm cho tôi mang cái cảm giác bị lừa, cũng như giới truyền thông thế giới bị lừa bởi cái tiểu xảo của cộng sản và cách loan tin vội vã gần như hoàn toàn sai sự thật của nhiều ký giả.

    Khoảng 50 người có mặt tham dự “buổi lễ tưởng niệm” trong một cái phòng nhỏ ở số 43 đường Nguyễn Thông Saigon có sự hiện diện của giới “nhân sĩ, trí thức” như các ông Nguyễn Ðình Ðầu, GS Tương Lai, ông Lê Hiếu Ðằng, Ðỗ Trung Quân và ông Huỳnh Tấn Mẫm (!).Chúng ta thấy gì trên sân khấu và trên bàn thờ? Thay vì bài vị và hình ảnh các tử sĩ của cả hai bên như ý nghĩa tưởng niệm, thì chúng ta chỉ thấy một bàn thờ Hồ Chí Minh và ngọn cờ máu. Bên phải bàn thờ “bác” có mấy hàng chữ lớn: “Kỷ Niệm 64 Năm Ngày Thương Binh Liệt Sĩ Việt Nam 27 tháng 7, 2011,” bên trái “bác” có câu: “Tưởng Niệm Ðồng Bào Chiến Sĩ Hy Sinh Bảo Vệ Biên Cương Hải Ðảo.” Lá cờ lớn sau ảnh Hồ Chí Minh màu đỏ, bàn thờ phủ khăn màu đỏ, bục thuyết trình phủ khăn đỏ, cả hai cây đèn cầy không thắp (!)và hai chục hoa “glaieul” cũng màu đỏ luôn. Không thấy có câu nào là “vinh danh tử sĩ VNCH,” cũng không có câu nào là “Hoàng Sa ngày 8 tháng 4, 1974” hay “buổi lễ tưởng niệm chung cho các chiến sĩ hai miền Nam Bắc.” Diễn thuyết xong, (cho ăn kẹo cũng không có ông trí thức XHCN nào dám lên tiếng ca tụng “công khai” các chiến sĩ VNCH), cuối cùng thì bà con lên thắp nhang khấn vái trước bàn thờ ông Hồ, mà không phải là ai khác!


    Bà quả phụ Ngụy Văn Thà (1) mặc áo bà ba ngồi ở hàng ghế thứ hai, “bị” mời lên thắp nhang trên bàn thờ “bác Hồ” vì không có bàn thờ nào dành cho anh hùng Ngụy Văn Thà, chồng của bà. Ðể kết thúc buổi lễ, người ta bắt bà cầm một tấm bảng có mấy chữ viết tay nguệch ngoạc “Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc vi phạm biển đất thuộc chủ quyền Việt Nam” để chụp ảnh đưa lên “net.”

    Ðó là những gì thuộc buổi lễ mà người ta ca tụng là “công khai,” “đặc biệt,” “hiếm có.” Ðừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!

    (1) Nếu bạn đọc muốn thăm hỏi bà quả phụ Ngụy Văn Thà xin liên lạc:
    Bà Huỳnh Thị Sinh
    151/10 Ðường Nguyễn Kim
    Phường 7- Quận 10 - Sàigòn
    Số phone mới: 848-3857-2760


    NguoiViet online

  • #2
    Phim vui: Chó săn...

    Chó săn ông chủ nhỏ

    STANDBY="Loading Windows Media Player components..." TYPE="application/x-oleobject">





    WIDTH="650" HEIGHT="480" ShowControls="1" ShowStatusBar="0" ShowDisplay="0" autostart="0">

    Comment


    • #3
      Ðại tướng Ðỗ Cao Trí và. . . Tôi !


      1. Lý do tôi phải mào đầu dài giòng để kể câu chuyện này, như sau:

      Sau khi Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tan rã, cả nước Nam tan rã, chúng ta phải sống tha phương nơi đất khách quê người. Vì nơi dung thân là nước Mỹ, giầu có, nên tấm thân của mình, của gia đình mình, trông lên những người bản xứ thì chẳng bằng ai, nhưng trông xuống những đồng bào của mình đang còn ở quê nhà, thì quả một trời một vực! Tuy vậy, đối với một số người thì là một sự đổi đời, còn với nhưng người khác, niềm hoài vọng ngày trở về cố hương xa lắc cứ dần dần bị xói mòn, riêng những người lính trận chúng tôi. . . Mời bạn đọc tiếp:

      Bản thân tôi thì không ra gì, dở chàng dở đục, nhưng bạn bè tôi, nhìn ngang nhìn ngửa đứa nào cũng nổi tiếng. Ngày trước, chúng nổi tiếng trên chiến trường, qua Mỹ chúng nổi tiếng bằng cái nghề tay trái: Làm báo viết văn! Tôi thích mang những sở trường của họ ra khoe với những người lạ, làm cứ như những ưu điểm của họ có thể lấp trống giùm cho tôi những nhược điểm của bản thân mình
      Ðại tướng Ðỗ Cao Trí lẽ dĩ nhiên không nằm trong trường hợp trên, vì nếu như bây giờ, ai người ta cũng có thể gọi bằng thằng, càng gọi khỏe càng lộ chất “ Ông” trong người mình ra. Thì ngày xưa, cái móng tay của ông ấy tôi cũng không bằng, huống chi nói là bạn với bè?
      Có điều, một vị tướng ngày xưa, thì thiếu gì thuộc hạ. Tôi có may mắn là thuộc hạ của ông Ðại tướng tài ba và nhiều tai tiếng này. . .
      Sau tết Mậu Thân, Việt cộng ngậm ngùi suy ngẫm học thuyết quân sự cũ rích: Tiến công và nổi dậy! Ðó là sở trường mà chúng gọi là tổng công kích.
      Công là đánh tới. Kích là bẩy lên, hay xúi giục ai nổi lên. Thành phần chủ lực ở ngoài tấn công vào. Ðám nằm vùng xúi dân nổi loạn. Khốn thay cho Việt cộng trong cuộc tấn công này, bộ đội chủ lực thì xâm nhập vào được nhưng chẳng có ma nào xúi được dân nổi lên cả, ngay cả những người dẫn đường cũng lặn luôn. Nên bọn cán ngố cứ như con dế bị ngắt mất cọng râu. Thế là làm mồi cho quân ta mà thôi!
      Nhân đây, tôi cũng xin mở một dấu hỏi to tướng, về âm mưu “ Thay ngựa giữa dòng” của người Mỹ. Họ đã biết trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy của Việt cộng, nhưng họ lờ đi “ Ðể xem mày ( VNCH) có chống cự nổi không, còn sức chống, tao giúp tiếp, dở quá, bỏ luôn.” Một bằng chứng là khoảng 26, 27 tháng Chạp là các cố vấn Mỹ ở các tiểu đoàn bộ binh và các đơn vị biệt lập đã cuốn gói trở về “ hậu phương” rồi!
      Thế rồi, thiên bất dung gian, kẻ gian đại bại. Ngay sau đó, trong khi ông Hồ mang cái hận ngàn thu ấy xuống âm ty địa phủ thì đám cán bộ mang tàn quân lết bên Căm Bốt để cùng nhau hát bài : “ Dậy mà đi!”
      Tôi tham gia cuộc hành quân Toàn-thắng của Sư đoàn 25 BB, mục đích để tiêu diệt nốt đám tàn quân ấy! Chiến đoàn tôi mang tên 333 từ hướng mật khu Ba Thu, đánh xuôi xuống vùng Mõm Chó, Chi Phu. Bravet rồi theo quốc lộ 1 thọc thẳng lên Svayrieng ( Xoài Riêng). Trận này, diễn tiến như thế nào, tôi sẽ kể sau.

      2. Mẫu giáo :

      Tôi có một thói quen. mỗi khi sắp tham dự vào một cuộc hành quân xa, tôi thường xin về Sài Gòn một thoáng để thăm mẹ . Phần nghĩ đến một thời gian dài sắp tới phải nhá cái khẩu phần C. chết tiệt. Phải về với mẹ để được ăn một món gì cho khoái khẩu. Phần vì tôi luôn đeo đẳng cái cảm giác, sự sống của những người lính trận chỉ đếm bằng từng ngày một. . . “ Mình không về gặp bả, ngộ có gì. . .”
      Tôi lại không bao giờ dám nói với mẹ là mình sắp đi xa:"Con hành quân ở vùng ven biên ấy mà, tạt về thăm đẻ một chút thôi rồi con phải đi liền!"
      “ Một chút” của tôi thường bị kéo dài bởi nồi canh cua rau đay nấu với mướp hương hoặc những miếng thịt heo cháy cạnh mà chỉ tự tay mẹ làm thì mới vừa miệng tôi thôi. . .
      Làn này, chính cậu “ Tà loọc” đã làm hại tôi:
      - Bà có hộp dầu ông hổ nào không, con xin cho Trung úy một hộp? Ở Miên nghe nói mùa này là mùa gió chướng, Trung úy lậi chỉ hợp với loại dầu này!
      Mẹ tôi ngừng têm trầu:
      - Lại đi đánh nhau tận bên Miên cơ à?
      Tôi thấy mẹ tôi lấy khăn lau nước mắt. Ăn cơm xong, mẹ ra đi văng ngồi nhai trầu, giọng bà như muốn khóc:
      - Ðánh nhau như vậy đủ rồi, hay để đẻ nói với chú Hạ ( thông gia nhà tôi), nói với bác Thuần xin cho con về văn phòng?
      Biết sẽ phải nghe điệp khúc ấy, tôi đứng dậy vuông vai, lấy chiếc áo trận, vừa mặc vừa nói như hát vọng cổ:
      - Mẹ ơi! Mai kia mốt nọ yên giặc con cũng trở . . . Dzề!.
      Mẹ tôi chì chiết:
      - Con người ta, cha mẹ bảo sao nghe vậy, chúng nó ăn trắng mặc trơn, nhơn nhơn ăn học. . . Còn cái thứ con nhà này. . . Ngu như bò!
      Mẹ tôi đưa hộp dầu ông hổ cho chú lính, mẹ nói:
      - Ở Miên họ hay dùng bùa ngải lắm đấy! Lại hay “thư” nữa đấy! Có người bụng cứ trướng lên, mổ ra một đống toàn răng với tóc không đấy nghe con! Con gái của họ, không phải như gái bên mình , đá gà đá vịt vào rồi không thích thì bỏ đâu đấy! Ðừng dại nghe con..

      Khác với những lần trước, mẹ tôi đưa tôi ra tận cổng, hành động này của mẹ khiến tôi vừa xúc động vừa lo lắng. Mẹ tôi chỉ vào chiếc balô căng đầy mà chú lính đang để vào băng sau xe jeep:
      - Mẹ có cho mang cho con một cỗ bài chắn, đóng quân ở đâu, trong lúc rảnh rỗi, thày trò rủ nhau đánh cò con cho vui, nhớ đừng đi lang thang nghe con.
      Hai mẹ con đang bịn rịn thì Hương phóng xe tới. Mặt cô đỏ au. Mẹ tôi giữ ý, chỉ Hương:
      - Thôi cô cậu giã từ rồi lên đường cho sớm, mẹ vào..
      Hương cầm lấy hai cánh tay tôi, chân dậm dậm xuống đất:
      - Em vừa lên hậu cứ kiếm anh, anh sắp đi Miên hả?
      Tôi cười:
      - Việc binh cốt ở thần tốc và bất ngờ, anh chưa xuất phát mà ngã ba Ông Tạ đã biết, Hàng Xanh đã biết thì còn đánh đấm cái mẹ gì nữa?
      Hương đưa ngón tay dí vào môi tôi:
      - Sao lại nói tục với em? Hôm nọ hứa cái gì nào? Em có tin mừng mới phải lên báo cho anh chứ bộ!
      Tôi sướng run lên, tôi biết ngay cái tin đó là gì rồi, nhưng cũng giả vờ hỏi:
      - Tin gì vậy?
      Nàng lại ghé sát vào má tôi, mái tóc có mùi bồ kết làm tôi ngây ngất:
      - Em “ Có” rồi. Hú vía, hú vía! Mà này, anh qua bên Miên, ăn bánh trả tiền nhe! Con gái Miên ghê lắm đấy!

      3. Ngày N. . .

      Lần đầu tiên từ khi tôi ra trường, tôi được “ đối đáp” với một vị Tướng, mà lại là vị tướng nổi danh mới oách chứ:
      Trung tướng Ðỗ Cao Trí ngoái cổ lại hàng ghế phía sau hỏi to:
      - Ông nào là Ðại đội trưởng Trinh sát đâu?
      Tôi đứng bật dậy như lò xo bung:
      - Có mặt.
      - Nãy giờ ông có nghe kỹ diễn tiến của ngày N và N+1 không?
      - Nghe rõ!

      Ông Tướng đứng dậy, đưa tay ra hiệu cho Ðại tá Lều Thọ Cường, Chiến đoàn trưởng chiến đoàn 333, đưa que chỉ bảng cho ông.

      Bây giờ tôi mới nhìn thấy rất rõ ngoại mạo một ông Tướng khét tiếng này. Vầng trán cao xám ngoét, đôi mắt sáng, đỏ au như mắt cá chầy ( Người ta bảo con mắt ổng có cô hồn đấy! Nhất tướng công thành vạn cốt khô mà!) Phần từ đầu tới thắt lưng, tướng pháp không chê vào đâu được, nhưng từ thắt lưng xuống tới đôi giầy “ Máp”, giống như củ khoai lang cắt đôi, dựng ngược, từ từ teo tóp. . . Tôi bỗng rùng mình, chua chát nghĩ đến chiếc bóng chênh vênh của Kinh Kha bên dòng Dịch Thủy:
      Gió hiu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê.
      Tráng sĩ một đi không trở về!

      Tướng Trì xòe nguyên bàn tay mum múp trên tấm bản đồ không ảnh, kéo một đường dài từ Gò Dầu Hạ, dọc theo quốc lộ 1 lên tận Svayrieng:
      ( Ôi! Những ai từng “ đi” nhận lệnh hành quân, còn nhớ chăng cái cảm giác xương sống lành lạnh, mỗi khi thấy ông đơn vị trưởng của mình xòe tay trên một tấm bản đồ 1/25.000 trong đó một ô vuông nhỏ xíu nhưng ngoài thực tế là một cánh đồng bát ngàn, đi mù con mắt mà vẫn không tới ?)
      - Ông Chuyên, cho các mục tiêu vừa thuyết trình, giạt ra xa quốc lộ 1 chừng một cây số...
      Bỗng ông ngừng lại:
      - Ông Cường, thằng Tiểu đoàn 1 của ông đến đâu rồi?
      Ðại tá Cường, rập hai chân lại trong một cữ chỉ vừa nghiêm trang, vừa như lấp ló có tin vui:
      - Thưa Trung tướng, thằng 1 của tôi vừa làm chủ Chi-Phu.
      - Tốt, như thế này nhá: Ông Cường cho Bộ chỉ huy Chiến đoàn của ông, dời từ đây lên Chi-Phu. Tôi nhắc các ông từ bây giờ bọn cố vấn Mỹ không theo mình vào Miên nữa đâu đấy!
      Ông nhìn mấy cố vấn Mỹ, rồi bảo người thông dịch viên:
      - Dịch nguyên văn cho “chúng nó” nghe câu này: “ Phải tập đánh độc lập đi, dựa mãi vào mãi thằng Mỹ mai kia mốt nọ, chúng qua cổng rút cầu thì sao?”
      Ông lại xòe bàn tay ra, dùng ngón trỏ và ngón giữa căng theo quốc lộ 1, rồi ông dùng que chỉ bảng chỉ ngay vào mặt Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Tư lệnh sư đoàn 25, gốc pháo binh:
      - Ông Thịnh, từ đây lên Xoài Riêng còn trong tầm bắn tác xạ của Tiểu đoàn 252 Pháo binh không?
      Tôi thích thú nhìn tướng Thịnh, ông Tướng có mấy sợi lông tài trên nốt ruồi đen, trên khuôn mặt to đen lạnh lùng như ông thần đất, mà mọi khi chúng tôi rất hãi, cũng phải đứng bật lên :
      - Thưa, tới!
      Bất ngờ tướng Trí chỉ ngay vào tôi:
      - Trung úy Hoàn, mở sổ tay ra.

      Tôi rụng rời. . . Trong cái nóng hầm hập của phòng hành quân tạm, mọi người đổ dồn về phía tôi, một sĩ quan có cấp bậc nhỏ nhất, lại được tướng Trí nhớ tên. Tôi đỏ mặt, tính háo danh, và sự sung sướng lấn át hết cảm giác sợ hãi. Tự tin hơn là tôi đã chuẩn bị một quyển sổ tay, mà những sĩ quan nào, hơn một lần bị “ ông Tướng sổ tay” hạch hỏi vì: “ Là cấp chỉ huy mà không có quyển các-nê-đờ-nốt là một sĩ quan tồi. . .”
      Tôi cầm quyển sổ tay. A! Có một điểm đầu tiên rồi đấy! Tôi thấy Tướng Trí cười:
      - Quân số hành quân của ông bao nhiêu?
      - Trình Trung tướng: 102. sĩ quan 9. Hạ Sĩ quan 15, binh sĩ. . .
      Tướng Trí hét lên:
      - Sao nhiều thế, sao sĩ quan nhiều thế, hạ sĩ quan ít thế? Bịa hả?
      Ðại tá Cường đỡ cho tôi:
      - Thi hành khẩu lệnh của Trung tướng trước đây, quân số các đơn vị Trinh sát phải luôn luôn bổ sung đầy đủ. Sĩ quan nhiều vì trong Trung đội viễn thám, mỗi Toán viễn thám phải có một sĩ quan trưởng toán. . .
      Tướng Trí ngắt lời:
      - Tôi biết rồi.
      Rồi ông lại dùng que thuyết trình chỉ xuống phía dưới, giọng ông chắc nịch:
      - Tất cả mở sổ tay ra.
      Như cái máy, Tướng, Tá phía dưới đồng loạt để tay lên túi áo trận.
      Tướng Trí đọc chính tả:
      - Viết đi: Sức mạnh của một đơn vị bộ binh chiến đấu ( phẩy) không phải ở lớp Sĩ quan chuyên chỉ tay năm ngón (phẩy) mà nằm trong lớp Hạ sĩ quan cốt cán( chấm) Tóm lại, bộ binh là hoàng hậu của chiến trường ( phẩy) mà chiến trường thắng hay bại tùy thuộc vào cấp bậc từ Hạ sĩ nhất đến Thượng sĩ nhất, viết rõ chưa? ( Chấm hết)
      Rồi ông lại chỉ vào mặt tôi:
      - Trung Úy lên đây.
      Con người nhỏ con kia sao toát ra cái uy quyền lạ kỳ. Tôi đã vào sinh ra tử nhiều lần nhưng chưa bao giờ tôi lúng túng đến như thế. Tôi ríu tíu đỡ cây que chỉ bảng:
      - Trung úy chỉ cho tôi xem đâu là Quốc lộ 1. Tốt. Ðâu là cây cầu chính vào thành phố. Tốt. . . Trung úy có thể chiếm thành phố này chỉ với một mình đại đội của Trung úy được không?
      Cả sống lưng của tôi như bị điện giật. . . Một đại đội Trinh sát với một nhúm người như thế này, làm sao đây?
      Tính háo danh của tôi lại bật dậy:
      - Ðược, thưa Trung Tướng.
      - Tốt, thế mới là trinh sát chứ! Như thế này nhá. Ông Cường cho . . .

      . . . Máu háo thắng cùng niềm kiêu hãnh cứ dâng lên từng đợt trong con người phàm của tôi cho đến khi tôi tập họp đại đội dưới một thửa ruộng khô vừa xong mùa gặt. Tôi huênh hoang khoe:
      - Ðích thân Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn vừa chỉ thị, một mình Ðại đội ta sẽ chiếm Tòa thị sảnh Svâyriêng !
      Từ sĩ quan cho tới lính mặt mày nhớn nhác. Có nhiều người nhẩy lên vì thích thú. Có người dơ cao khẩu M16 hét lên:
      - Chơi luôn!
      Có vài nét mặt đăm chiêu của sĩ quan, tôi lờ đi, nói lớn, ngất ngất hào khí:
      - Mọi người có nửa tiếng để sắp xếp lại quân trang quân dụng, bỏ lại hết thực phẩm, quân trang nặng nề. Tóm lại chỉ mang súng đạn cá nhân. Hai Trung đội trưởng trinh sát và Trung đội trưởng viễn thám ra đây nhận lệnh.
      Lệnh có gì đâu, nhưng nghe xong, mặt ai cũng như chàm đổ. . .

      Sau đấy khoảng hơn một tiếng. Hơn 10 chiếc xe vận tải dân sự từ Gò Dầu Hạ trở về Miên, bị chúng tôi trưng dụng. Trung đội trưởng kè súng vào hông người tài xế Miên, còn lính nằm ở phía sau. Ðạn lên nòng, xe cứ thế mà chạy. Trên quốc lộ phía bên Miên ngày ấy, cứ vài cây số lại có một cái bàn đặt ngay quốc lộ để đơn vị Miên nào đóng gần quốc lộ . . . thâu tiền mãi lộ!

      Ðoàn xe của Ðại đội cứ thế mà chạy, qua trạm, chạy luôn, khiến những người lính Miên trên các trạm ấy xả súng vào đoàn xe, cũng may không có ai bị thương.
      Tôi ngồi ngay xe thứ 2, xe trước tôi là Toán viễn thám 1 của Chuẩn úy Cừu.
      Bỗng tôi thấy đoàn xe chạy chậm lại, cái dốc cầu vào thị xã cong cong làm tôi không quan sát được chiếc xe phía trước.
      Có tiếng thằng Một:
      - Hải Ðiểu, đây Một.
      Tôi chụp máy:
      - Tôi nghe đây!
      Tiếng của Cừu gấp gáp:
      - Trình Thẩm quyền trên đường tụi Miên giăng concertina nhiều quá, có cả mấy con ngựa gỗ nữa. . .
      Một tràng súng xé không gian, tiếp theo là những tràng súng khác thi nhau vãi vào đoàn xe.
      Tôi hét to trong máy:
      - Cho xuống xe ngay, xung phong! Cả đại đội sẽ yểm trợ cho ông, chiếm ngay cái bốt canh kia kìa!

      Một chiếc trực thăng xà ngay xuống, tôi thấy rõ Tướng Trí đội nón đỏ đang quần quần ngay trên cái đồn tôi vừa ra lệnh cho Cừu chiếm. Chiếc trực thăng đảo một vòng rồi bay lơ lửng ngay trên đồn Miên. Tôi vừa hô xung phong vừa kinh ngạc nhìn lên thấy Tướng Trí đã ngồi vào vị trí của người xạ thủ đại liên. Ông xoay họng súng vào phía lô cốt, một tay khoác khóac như cổ động cho đám quân dưới đất. Có tiếng hét của Cừu:
      - Tụi nó bắn lên máy bay của ông Tướng kìa.
      Một khẩu đại liên phòng không từ một cái đồn nhỏ bên phải cầu đang khạc hung hãn lên hông bên kia của chiếc máy bay. Chiếc trực thăng chao nghiêng. . .
      Tôi kéo trung sĩ Thuận trong toán Viễn thám , chỉ tay về hướng ổ đại bác phòng không:
      - Cậu dẫn toán men theo bên này cầu, diệt phứt cái lô cốt kia đi cho tôi.
      Thuận nhận lệnh, anh dẫn toán chạy lên, vừa dùng súng M97 hướng mũi trực xạ, một tiếng nổ làm bật tung khẩu súng phòng không, đồng thời biến mất những tên lính Miên, xạ thủ của khẩu phòng không ấy. .
      Chiếc trực thăng chở Tướng Trí lại vòng tới, lần này ông lại bay thấp hơn, ông biến thành xạ thủ của chiếc “ gunship”, chĩa những lằn đạn về phía đồn chính.

      Bỗng mọi người dưới đất xanh mặt khi chiếc máy bay rung lên, như con rồng chuyển mình, bốc lên cao. Một cái nón đỏ, đúng là nón của ông Tướng bay vụt ra, xoay vòng vòng như chiếc lá rồi bay vút về phía cây cầu. . .
      Những người lính trinh sát vừa hò hét vừa tiến lên, đen kịt thành cầu, những tiếng la phát ra từ những trái tim nóng hổi:
      - Việt Nam, Việt Nam!
      Tôi kéo chú hiệu thính viên lao tới, hai mắt tôi rưng rưng. . .
      Thuận hớn hở chạy về phía tôi giơ cao chiếc mũ đỏ có ba ngôi sao gắn chéo. Người ta bảo nóng giận thì mất khôn, nhưng vui mừng quá cũng mất khôn luôn, với lại tính háo danh nằm sẵn trong tôi, nó sai bàn tay tôi, ném cái mũ sắt đang đội, lấy cái nón đỏ đội vào đầu. Lại nghĩ: “ Có ngày “mày” cũng được “ nằm” vào đầu tao thôi!”
      Tôi vừa đắc chí vừa chạy tới, chạy một quãng thì hiệu thính viên đưa cho tôi chiếc combiné:
      - Mặt Trời gập Trung úy.
      Tôi nghe tiếng Tướng Trí.
      - Ðừng bắn, đừng bắn nữa, chúng nó từ chân cầu đang phất cờ trắng kia kìa.
      Một hàng dài lính Miên, có cả đàn bà, con nít đang cầm những mảnh khăn trắng giơ cao trên đầu. Tôi vừa ra lệnh ngừng bắn thì hiệu thính viên lại đưa ống nghe cho tôi:
      Tiếng tướng Trí:
      - Tốt lắm, để một toán nhỏ lại giữ đầu cầu thôi, còn cậu tiếp tục đi.

      Như những con gà chọi đang say đấu, chúng tôi lao cả đoàn xe về phía trung tâm thành phố. Dưới đường người ta vẫn thong thả đi lại, những người lính Miên vẫn đeo súng lơ ngơ ngắm phố. Chắc không có một ai hiểu việc gì đang sắp xẩy ra với họ.
      Tiếng Cừu báo qua máy:
      - Trình Thẩm quyền mục tiêu kia rồi
      “Băng ga lo” hoành tráng, nơi tôi phải chiếm, đang ẩn mình dưới những tàn cây cổ thụ, mục tiêu diễm lệ của tôi kia rồi!
      Xe của Cừu húc đổ ngay con ngưạ gỗ, tiếp theo xe của tôi và các xe sau trờ tối. . .
      Cừu đưa khẩu colt vào ngay ngực tên lính gác, qua một người lính gốc Miên thông dịch.
      - Văn phòng Tỉnh trưởng đâu?
      Tên lính đưa tay chỉ về phía cổng lớn nơi có hai con ngựa đá rất to. Cả đại đội lại lao về phía đó. Chẳng có đội hình gì cả. Khi Ban chỉ huy của tôi chạy vào trong đại sảnh thì một cảnh tượng vừa tức cười, vừa thống khoái hiện ra trước mặt: Trung úy đại đội phó Trần Như Xuyên đang ghìm khẩu súng M16 về hướng những người mặc toàn lễ phục đang chắp tay lậy như tế sao!
      Té ra tại đây đang diễn ra buổi đại tiệc!
      Tiếng người thông dịch:
      - Trong các ông, ai là Tỉnh trưởng?
      Một người chắp tay xá xá. Bỗng có tiếng lao xao phía sau tôi. Có người lính hét to:
      - Sao sẹt! Sao sẹt kìa!
      - Vào hàng, Phắc!

      Tướng Trí xông thẳng đến tôi, ông đến trước tôi khoảng ba bước, ông rập hai chân vào nhau rồi đứng nghiêm chào tôi. Tất cả quan quân mặt ai cũng xanh như tầu lá! Chết mẹ tôi rồi! Cái nón đỏ có hàng lon Trung tướng tôi đang đội trên đầu, chỉ đem cho tôi cái thích thú phù du, nhưng sẽ là một thảm họa khôn lường cho tôi.
      Tôi vừa sợ hãi vừa xấu hổ , đưa tay lên đầu, giật ngay cái mũ xuống rồi bằng hai tay, trịnh trọng đưa trả nón, y như kẻ bại trận dâng cây kiếm quy hàng.
      Tướng Trí, chìa cả hai tay lấy chiềc nón đỏ. . . Mọi người chờ con thịnh nộ của ông Tướng Sấm Sét. . .
      Ông cúi xuống gỡ ba ngôi sao ra cười hiền từ:
      - Giữ giùm cậu ba ngôi sao này, còn tặng cậu cái mũ làm kỷ niệm, làm kỷ niệm thôi nhé ! Coi chừng quân cảnh bắt về tội tiếm phục quân hiệu đấy.
      Mặt tôi nóng ran lên như người lên cơn sốt.

      Tướng Trí đến ngay trước viên Tỉnh trưởng Miên, tính võ biền cố hữu của ông biến mất và y như một chánh khách chuyên nghiệp, ông dơ tay, bắt tay viên Tỉnh trưởng. Ông nói một tràng tiếng Pháp, tôi nghe lỏm bõm, hình như ông ra lệnh cho viên Tỉnh trưởng phải kêu gọi các lực lượng dưới quyền quy hàng, bằng cách ra lệnh cho các đơn vị ấy, tháo hết các cơ bẩm của các loại súng rồi cho chở lên các bộ chỉ huy liên hệ.
      . . Rồi y như ông chủ, chính tay ông khui whisky:
      - Vào đây, Ðại đội trinh sát vào đây, các chú khá lắm, “moi” phải khao các “toi” một chầu mới được. Tôi bước ra trước, nhưng ông làm tôi quê hết sức khi ông hỏi lớn:
      - Chú lính nào ít thâm niên nhất, cấp bậc nhỏ nhất vào đây.
      Rồi cũng y như khi lúc xung phong, chẳng kể quan lính, mạnh ai nấy ùa tới vây quanh ông y như một người thân. Chính tay ông rót cho mỗi người một ly ruợu nhỏ.
      Bỗng tướng Trí lấy tay đập vào trán:
      - Chú nào bắn trái M79 trúng ổ đại liên cứu “ moi” thế?
      Tôi chỉ vào viên Trung sĩ viễn thám:
      - Trình Trung tướng, Toán phó viễn thám, Trung sĩ Thuận !
      - Thấy “moi” nói có đúng không? Nhớ đấy ! Hạ sĩ quan mới là lực lượng nòng cốt của quân đội!
      Ông rút trong túi ra quyển sổ tay, nhìn chăm chăm vào bảng tên của Thuận, ghi xong ông hất hàm hỏi:
      - Trung sĩ nhất bao lâu rồi?
      Thuận hớn hở trả lới:
      - Thưa Trung tướng, gần hai năm.
      Tướng Trí nghiêm nghị:
      - Cho cậu lên Thượng sĩ.
      Rồi ông quay lại phía tôi, nhắc lại điệp khúc:
      - Phải nằm lòng, Hạ sĩ quan mới là nòng cốt. . .
      Lần này không thấy ông bắt ai ghi vào sổ tay cả.

      4. Cô gái Miên.

      Sau khi chiếm xong dinh Tỉnh trưởng, Ðại đội Trinh sát của tôi, được lệnh kéo trở ngược lại Bravét, một thị trấn nằm giữa Chi-Pu và Svrâyriêng, vừa đóng chốt, vừa giữ an ninh cho một toán công binh chiến đấu làm cầu. Ðây là một cây cầu nhỏ nhưng rất quan trọng về mặt chiến lược đã bị quân lính của Si- Ha-Núc phá sập khi họ rút lui về Nam Vang. . .

      Buổi chiều, tôi dẫn các Trung đội trưởng đi tìm chỗ đóng quân. Ðến cây cầu đang xây, tôi nói với Ðại đội phó Xuyên:
      - Cái thằng Trưởng toán công binh này, giờ này không đến nhận lệnh đóng quân là làm sao? Chúng nó làm gì mà túm quanh căn nhà sàn kia thế? Thôi ta vào đấy xem sao?
      Vừa thấy chúng tôi đến. Toán người đứng xung quanh nhà sàn bỗng bỏ chạy. Biết có việc gì không ổn, toán sĩ quan đi theo tôi chạy đến. Tôi vừa bước lên chân cầu thang đã nghe thấy tiếng quát của Xuyên:
      - Sĩ quan mà khốn nạn vậy à ?

      Trước mặt tôi là một người con gái Miên thân thể lõa lồ, nằm tênh hênh, bất động giữa sàn nhà, một toán 5, 6 người lính đang lui cui mặc đồ. Tôi hoa mắt lên vì giận, khẩu súng colt 45 run run chĩa vào một người, có lẽ là sĩ quan đang nghênh ngang đứng trước Xuyên:
      - Ông cấp bậc gì?
      - Chuẩn úy!
      - Mấy người hiếp dâm người phụ nữ này?
      - Bẩy người.
      - Tại sao ông làm cái việc vô lại này?
      - Xa vợ lâu ngày, kẹt quá ông ơi!
      Bỗng tôi nghe thấy người phụ nữ rên:
      - “ Miên tê! Miên tê” ( Trời ơi, trời ơi).
      Cô cong người lên, thở hắt ra , hai bàn chân rung rung, rồi xụi lơ. Hành động cuối cùng của một sinh vật trước khi lìa đời.
      Cơn giận như một nồi áp suất quá tải, bật tung, tôi nã luôn hai phát vào đôi chân đang giạng ra như thách thức của viên sĩ quan, mà ngay chiều hôm ấy, tôi biết anh ta là em của một ông Chuẩn tướng Chỉ huy trưởng của một Cục. . .

      5. Phúc hữu trùng lai!

      Sáu tháng sau, tôi dời Ðại đội trinh sát để sang Tiểu đoàn 2, người ta bảo, đi kèm với một sự may mắn thường là một tai nạn . . .
      Hai viên đạn súng colt hôm ấy, có một viên trúng bắp vế của viên sĩ quan nọ, và viên đạn này đã đưa tôi đến cái ngưỡng cửa của Quân lao Gò Vấp
      Tôi sẽ phải về trình diện phòng dự thẩm 1 ở bến Bạch Ðằng, nới có cái một ông Ðại tá tên X. chẳng tha một ai khi phải trình diện ông ta. . .
      Ðại tá Lều Thọ Cường bắt tay tôi như bắt tay một thuộc cấp lần chót. Tôi leo lên trực thăng, rồi nhìn xuống bến phà Neak-Luông. Nơi đóng quân của đơn vị tôi, nước sông cuồn cuộn đục ngầu, phẫn nộ. . . Bỗng lòng tôi chùng hẳn xuống. Tại sao cuộc đời lại có thể bất công thế nhỉ? . . .

      Tôi vừa xuống máy bay tại sân bay Trảng Lớn, thì gập máy bay của Trung tướng Ðỗ Cao Trí cùng sĩ quan tham mưu của ông cũng vừa đáp xuống. Tôi đang tính né qua cái cái hunger để tránh mặt ông thì có một Ðại tá cầm tấm bản đồ vẫy tôi:
      - Ðại úy, đến trình diện Trung tướng.
      Tướng Trí hỏi tôi:
      - Cậu đi phép hả?
      Tôi chưa kịp trả lời thì ông đã móc quyển sổ tay ra. Nhưng tôi vội nói:
      - Trình Trung tướng, tôi không về phép.
      Tướng Trí tròn mắt:
      - Dù hả, oai nhỉ, dù bằng máy bay cơ à?
      Giọng tôi bi ai:
      - Trình Trung tướng lần này tôi về Sài Gòn để ra Tòa án binh!
      - A! Cái vụ cậu nện cái thằng sĩ quan hiếp dâm chứ gì. Sao không bắn què cả hai chân nó luôn cho rồi? Quân đoàn đã có văn thư gửi Nha quân pháp về vụ này rồi ! Khỏi, khỏi, cho cậu về thăm cha mẹ, thăm bồ bịch 48 tiếng rồi trở lại mặt trận giết giặc cho tốt. . .
      Không để tôi cám ơn, ông bỏ đi ngay.

      Tôi đứng như trời trồng, giữa trùng vây của bụi, khói và nóng, thế mà người tôi mát lạnh, nhẹ tênh, tôi có cảm giác như đang đi vào cổng nhà Hương. Có giàn hoa thiên lý ngan ngát. Có nếp nhăn áo lụa vàng dậy muộn. Có hương bồ kết thoang thoảng quyện theo bước chân chim. . .

      6. Người đi, đi mãi. . .

      Một tháng sau, Tiểu đoàn tôi đang hành quân tại Kăm Pông Trapeck, vùng biên giới phía Ðông nam căn cứ Thiện Ngôn, trên một ngọn đồi trọc, một người lính hiệu thính viên chỉ về phía Trảng Lớn la to:
      - Một em gẫy cánh rồi!
      Tôi ngoảnh lại, một khối đỏ như một quả cầu, đang ôm một chiếc trực thăng xoay vòng vòng rồi đâm nhào xuống đất.
      Ngay tối hôm ấy, tôi được biết chiếc máy bay ấy đã chở cố Ðại tướng Ðỗ Cao Trí về miền đất yên lành không bao giờ có tiếng súng trận nữa.
      Tôi bước ra ngoài lều vải, chòm sao Hiệp sĩ (Orion) đêm nay có cái đầu bị mây đen che khuất, có thanh gươm mờ nhạt, nhấp nháy như muốn khóc.
      Nguyễn Trọng Hoàn

      Comment


      • #4
        Cựu KQ Lư Văn Bảy bị tù

        PT xin đăng lai bức thư email sau đây để biết sự khó khăn và nguy hiểm của người Việt trong nước khi muốn giao tiếp với cộng đồng ngưởi Việt hải ngoại. Trong trường hợp nầy là một cựu chiến hữu Không Quân QLVNCH.
        Thêm một chiến sĩ đấu tranh bị cầm tù



        Ông Lư Văn Bảy trong phiên xử tại Toà án Kiên Giang hôm 22/08/2011

        Hôm 22/08/2011, Tòa án tỉnh Kiên Giang đã xử ông Lư Văn Bảy 4 năm tù, 3 năm quản chế với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”.

        Ông Lư Văn Bảy năm nay 59 tuổi, ngụ tại thị trấn Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Theo cáo trạng của phiên tòa Kangaroo, không có luật sư bào chữa, ngoài gốc gác là một quân nhân thuộc binh chủng Không quân QL VNCH, sau năm 1975 ông có tham gia hoạt động chống Cộng trong “Mặt trận Liên tôn” vào tháng 9/1977, và sau đó bị bắt và bị giam cầm 6 năm tù đến 9/1983,...

        Ông Bảy là một cựu quân nhân, thuộc binh chủng Không quân QL VNCH. Năm 1970, lênh tổng động viên ban ra, khi đó ông tròn 18 tuổi, đành từ giã tuổi học trò để lên đường nhập ngũ, gia nhập binh chủng không quân và trở thành chuyên viên kỹ thuật phục vụ tại Sư đoàn 1 Không quân giới tuyến (đóng tại Đà Nẵng). Vì thuộc đơn vị trực thăng chuyên thả toán cho lực lượng biệt kích Lôi Hổ nhảy toán trong rừng, cho nên ông đã có dịp đi khắp các địa danh thuộc Vùng I địa đầu đất nước của miền Trung khô cằn sỏi đá, chứng kiến được những cảnh khổ đau mà nhân dân miền Trung phải chịu đựng, nhất là vào Mùa Hè đỏ lửa 1972. Nhờ đó ông cũng đã chứng kiến được cảnh tan hoang chết chóc trên con đường dẫn vào Quảng Trị với hàng đống thây người chất chồng thành núi, khiến cho một nhà báo Tây phương phải đặt tên là Đại lộ Kinh hoàng (Terror Boulevard).

        Vào ngày 28 Tết năm 1974 khi Trung Cộng tấn công Hoàng Sa thì ông Bảy đang đóng ở Đà Nẵng. Khi đó tinh thần chống ngoại xâm trong đơn vị đã dâng cao, thật sự đi vào lòng mọi người và toàn đơn vị đều tình nguyện hiến dâng cho Hoàng Sa.

        Ông Lư Văn Bảy, một con người luôn tâm huyết, đau đáu với vận mệnh của đất nước trước họa ngoại xâm từ Trung Cộng. Đó là lý do rất nhiều bài viết của ông mang sắc thái chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa-Trường Sa và vấn đề cho Trung Cộng khai thác Bô-Xít ở Tây Nguyên.

        Ông bắt đầu viết bài và gởi ra hải ngoại từ những năm 2005, 2006. Để che mắt lực lượng công an, ông đã dùng nhiều bút danh khác nhau như Chánh Trung, Hoàng Trung Việt, Hoàng Trung Chánh, hoặc Nguyễn Hoàng. Vào khoảng tháng 8 năm 2007, ông bắt đầu gởi bài trực tiếp đến Ban Biên Tập trang web Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ để nhờ hiệu đính bài vở và phổ biến rộng rãi đến các nơi.

        Kể từ đầu năm 2010, ông bắt đầu sử dụng bút danh Trần Bảo Việt và có gởi bài trực tiếp đến một số trang như Đàn Chim Việt, Thông Luận, Đối Thoại, Báo Tổ Quốc,...

        Tháng 1 năm 2008, ông bị công an tỉnh Kiên Giang đến tận nhà bắt, thu giữ máy vi tính có chứa nhiều bài viết trong ổ cứng. Tuy nhiên ngay sau đó, ông được thả ra với lời cảnh cáo và cam kết không viết bài nữa.

        Tuy nhiên, vì “không thể chịu nổi cảnh ngang trái trong xã hội ngày nay” và “không chấp nhận sự uơn hèn của CSVN trước giặt bành trương Trung Cộng”, cho nên chỉ sau một thời gian ngắn ông lại tiếp tục viết nhiều hơn và mạnh hơn. Chỉ riêng từ cuối tháng 10 năm 2010 cho đến trước lúc bị bắt vào 26/03/2011, ông đã viết khoảng 15 bài, tức là khoảng 1 bài trong mỗi tuần!

        Trong bài “Lời cuối cho những ai còn tự nhận mình là người Việt Nam”, ông đã nhắn nhủ với lãnh đạo CSVN bằng những lời nhẹ nhàng nhưng rất kiên quyết:
        “nếu ngay từ bây giờ mà quý vị sẵn sàng từ bỏ quyền lợi riêng trong vai trò độc tôn lãnh đạo, để chấp nhận con đường dân chủ đa nguyên phù hợp với trào lưu tiến bộ của thế giới, phù hợp với ý nguyện của toàn dân, đây là hành động tự cứu mình và cứu đảng ĐCSVN tiếp tục tồn tại song hành cùng với dân tộc bởi vì, sự bình đẳng giữa các đảng phái trong đó có ĐCSVN để toàn dân tự do chọn lựa người lãnh đạo đất nước”

        Tuy dân tộc Việt Nam vẫn phải oằn oại dưới cai trị của cộng sản trên toàn cõi Việt Nam gần 36 năm dài, nhưng ông vẫn tin tưởng rằng “Dân tộc Việt Nam sẽ hồi sinh sau những năm dài đen tối”.

        Trong bài “Phong trào Dân chủ Việt Nam: Niềm tin và hy vọng”, ông đã thể hiện niềm tin sắt đá hơn vào phong trào dân chủ Việt Nam, ngay sau khi cao trào đấu tranh đòi hỏi dân chủ bùng nổ tại các nước Bắc Phi, đưa đến sự sụp đổ đầu tiên của chế độ độc tại tại Tunisia và Ai Cập:
        “Cuộc cách mạng thành công của nhân dân Tunisia, Ai Cập, Sudan và đang lan rộng ra các nước Phi châu khác trong thời gian qua sẽ là kết quả đáng theo gương cho sự tranh đấu của nhân dân VN trong thời gian tới.
        Chắc chắn phong trào dân chủ VN sẽ là niềm tin và hy vọng, là niềm tự hào cho toàn dân trên con đường xây dựng quê hương đầy đổ nát”.

        Chỉ khoảng 10 ngày trước khi bị bắt hôm 26/03/2011, ông đã có bài “Nhận định tình hình và vài thiện ý cho phong trào đấu tranh dân chủ hiện tại” với một số nhận định và đề nghị, mà ông cho rằng “Nếu thực hiện được như thế thì con đường tranh đấu cho nền dân chủ đa nguyên của chúng ta chắc chắn sẽ sớm thành công trong sự ôn hòa và không đổ máu. Hồn thiêng sông núi sẽ không bao giờ quay lưng với con đường chính nghĩa của toàn dân tộc VN chúng ta”.

        Tuy luôn trăn trở với những ưu tư buồn phiền về vận mệnh của dân tộc, nhưng ông vẫn luôn nghĩ đến những con người kiên cường, những người tù bất khuất hiện vẫn còn đang bị giam hãm đâu đó trong các nhà tù cộng sản. Ông đã thể hiện tình “huynh đệ chi binh” cũng như tình người đối với thân phận nghiệt ngã của anh Nguyễn Hữu Cầu qua bài “Xin chút tình thương với người tù chính trị xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu” và ông cũng không quên người tù bất khuất Trương Văn Sương qua bài “Trương Văn Sương: niềm tự hào của dân tộc”.

        Những bài viết của ông hoàn toàn thể hiện tâm huyết, trăn trở của một con người yêu nước tha thiết. Rõ ràng những bài viết đó là vũ khí, là cái gai khiến chế độ run sợ, phải đem ông ra xử chóng vánh trong một phiên tòa Kangaroo không có luật sư bào chữa. Tuy thân xác đã bước vào nhà tù nhỏ, nhưng ông vẫn đặt Niềm tin và hy vọng vào Phong trào Dân chủ Việt Nam.

        Comment


        • #5
          Bài học từ đàn anh

          Comment


          • #6
            Việt Kiều vẫn còn rất... lấn cấn

            Chúng tôi, Việt Kiều vẫn còn rất... lấn cấn

            Nguyên Dung (danlambao) - Mấy hôm trước tình cờ đọc qua lời phát biểu của ông Dương Trung Quốc: "Tôi không nghĩ kiều bào còn lấn cấn nhiều về chế độ chính trị...", trong bối cảnh nhà nước đang ra rả kêu gọi “hòa hợp dân tộc”.

            Đọc xong câu phát biểu quả quyết ấy, lòng tôi vẫn có gì rất lấn cấn…

            Tôi không thuộc "tàn dư chế độ cũ", trái lại gia đình thuộc tầng lớp trí thức được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước. Bản thân tôi lớn lên dưới mái trường XHCN, đã được nhồi nhét kỹ lưỡng đạo đức XHCN, đạo đức người CS, lịch sử chói lòa của dân tộc, cuộc chiến hào hùng chống Pháp, chống Mỹ cứu nước… Tôi cũng bị học thuộc nằm lòng những nhân vật anh hùng có thật và cả không có thật trong lịch sử VN.

            Chỉ có điều khi trí não của tôi bắt đầu biết tư duy độc lập thì cũng là lúc tôi bắt đầu tự hỏi mình: Sao một đất nước tươi đẹp với lịch sử hào hùng, những nhà lãnh đạo tuyệt vời gần như thần thánh lại có hàng vạn, hàng trăm ngàn người dân ào ạt sống chết bỏ quê hương mà đi như vậy? Thế rồi tôi bắt đầu ngờ ngợ nhìn lại chung quanh mình… Thật khủng hoảng khi mỗi ngày vào lớp, những chiếc bàn, ghế trống rỗng, bạn bè cứ thưa thớt dần, thầy cô giáo cũng từ từ biến mất!… Chúng tôi thì thầm với nhau, chúng tôi buồn ngơ ngẩn vì không được nói lời chia tay. Làm sao cắt nghĩa được những đứa bạn học hàng ngày túm tụm chơi đùa, học hành cùng nhau, rồi bỗng dưng biến mất không một lời báo trước? Những cuộc chạy trốn thầm lặng mà quyết liệt những năm tháng đó vẫn ám ảnh tôi tới tận bây giờ.

            Trí óc non nớt của tôi không ngừng đặt những dấu hỏi. Có đôi lúc về nhà hỏi bố mẹ thì chỉ nhận được những cái lắc đầu chán ngán của mẹ, tiếng thở dài và lời đáp bâng quơ của bố: - Đất nước thế này thì không bỏ đi mới là lạ!

            Chẳng hiểu gì hơn, tôi bèn mở báo chí ra đọc thì chỉ thấy toàn những tin tức đại loại như: Toàn dân toàn quân quyết tâm thi đua lập chiến công mừng đại hội Đảng, mừng sinh nhật Bác, mừng kỷ niệm chiến thắng v…v…

            Hoặc Bộ A, bộ B đã đạt chỉ tiêu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao…

            Toàn những tin tức tốt đẹp, rặt một luận điệu như nhau!

            Không một tờ báo nào, không một ai giải thích cho tôi tại sao người VN từ Sài Gòn, Hà Nội tới tận những vùng đèo heo hút gió bấy giờ đều rùng rùng bỏ cha bỏ mẹ, bỏ nhà bỏ cửa, bỏ ruộng vườn để chạy trốn đất nước của mình. Có lần tò mò không chịu nổi, tôi bèn hỏi cô giáo chủ nhiệm lớp. Cô dạy văn, tôi nhớ mãi giọng cô đều đều khi giảng cho chúng tôi những bài thơ của Tố Hữu, và những bài thơ sặc mùi máu lửa cách mạng khác. Khi tôi hỏi cô tại sao ai cũng đi vượt biên hoặc tìm cách đi bảo lãnh, có phải người ta sợ CS phải không cô? Thì cô tái mặt lấm lét nhìn quanh, rồi bảo nhỏ với tôi: "Em không được hỏi thế nữa nghe chưa? Hỏi như vậy là vi phạm kỷ luật.”

            Sau đó chừng vài tháng, cô cũng biến mất, chúng tôi tới tìm thì hàng xóm bảo cô đi vượt biên rồi, nhà đã bị tịch thu. Một lần nữa chúng tôi lại ngơ ngác!

            Chúng tôi, những đứa còn lại tiếp tục đi học với hàng ngàn hàng vạn câu hỏi trong đầu, với nỗi thắc thỏm không biết bao giờ đứa bạn ngồi bên cạnh lại biến mất. Rồi tôi cũng hiểu ra rằng học sinh chúng tôi không có quyền hỏi, không có quyền thắc mắc. Chúng tôi chỉ được quyền học những gì ghi trong chương trình giáo khoa. Dù là những điều vô lý nhất, những điều không có thật…. Các thầy cô giáo vẫn lên lớp, giờ Pháp văn cô bắt chúng tôi dịch ra tiếng Việt những bài văn ca tụng mái trường XHCN, sự độc ác, đời sống nghèo khổ, bất công ở XH tư bản, nơi đó trẻ em nghèo không được đi học. Cô giáo dạy Pháp văn (một nữ tu, và cũng đã từng du học ở Châu Âu) lúc giảng tới đoạn này, đã cau mày, và im lặng vài giây, có lẽ cô áy náy biết mình đang bắt học sinh học những điều bịa đặt!

            Thế rồi cũng đến lúc tôi bỏ xứ mà đi, vì thuộc vào diện được ưu đãi nên tôi dễ dàng xin qua Châu Âu du học.

            Nhà sử học Dương Trung Quốc : "Tôi không nghĩ kiều bào còn lấn cấn nhiều về chế độ chính trị, có lẽ chỉ còn ở một thế hệ nào đó do hoàn cảnh lịch sử. Nói đến Việt kiều luôn có hai mặt, nhưng mặt tích cực là cơ bản, ta cần có chính sách ứng xử thích hợp, khai thác mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực"

            Năm đầu bên trời Âu, tôi vẫn mang trong người một tấm lòng đầy nhiệt huyết, một niềm kiêu hãnh vời vợi của dòng máu VN, dân tộc đã từng đánh thắng Tàu, Nhật, Pháp, Mỹ. Nhưng rồi ngoài cái niềm kiêu hãnh suông ấy, tôi nhận ra rằng mình chẳng có một tí vốn tri thức nào. Tất cả chỉ là những giáo điều học vẹt. Ngay cả lịch sử VN, tôi cũng rất mù mờ. Thế hệ chúng tôi chỉ được học một thứ lịch sử đã bị bóp méo, bẻ cong nhằm ca tụng và thần thánh hóa Đảng và những lãnh đạo Đảng. Qua sách vở, báo chí nước ngoài tôi mới biết tới vết nhơ lịch sử như Cải Cách ruộng đất, Mậu Thân, những góc nhìn đa khía cạnh của cuộc chiến hai miền Nam Bắc, ai thật sự vi phạm hiệp định Paris v..v….

            Câu hỏi cay đắng nhất của tôi là tại sao tôi phải học lịch sử của nước mình qua những thông tin lượm lặt ở nước ngoài? Tại sao và tại sao?

            Tại sao những chính sách sai lầm như: Cải Cách ruộng đất, đày đi cải tạo hàng trăm ngàn người lính chế độ cũ, đánh tư sản, đuổi dân đi kinh tế mới, đổi tiền, lại không bao giờ được chính quyền CS công khai đem ra mổ xẻ rút kinh nghiệm? Tại sao lại ỉm đi và thay vào đó là những khẩu hiệu được gào lên từ năm này qua tháng nọ: Đảng CSVN vinh quang dẫn dắt toàn dân đi từ thằng lợi này tới thắng lợi khác? Tại sao và tại sao?

            Tôi đi tìm gặp lại những người bạn, những thầy cô năm xưa. Từ khắp các nơi chúng tôi tìm về họp mặt. Giờ đây chúng tôi không phải e dè sợ sệt, nghi kỵ nhau nữa. Chúng tôi có thể nói với nhau tất cả những điều muốn nói.

            Cô lớp trưởng năm xưa bây giờ đã thành một doanh nhân thành đạt cười bảo chúng tôi: Nếu năm xưa, không đi vượt biên thì giờ chắc đang quét rác!

            Họ lần lượt kể cho tôi nghe lí do chạy trốn CS của họ. Thời gian đã làm mờ nhạt những ký ức đau đớn. Nhưng phải sống trong hoàn cảnh lúc ấy mới biết cái chết cận kề như thế nào, nguy hiểm rình rập từng người thế nào, nỗi đau kẻ ở người đi to lớn thế nào. Tất cả đều có một câu kết luận chung: Họ bỏ đi ngày ấy chỉ vì không còn sự lựa chọn nào khác! Qua những câu chuyện kể, lúc ấy tôi mới hiểu ra người ta bỏ chạy, sẵn sàng liều mạng, một sống hai chết, tự do hay là tù tội, kẻ liều mình đi trước phó mặc cho biển cả, cho sự run rủi của trời đất, để có cơ hội bảo lãnh kẻ đi sau. Những gia đình tan tác, những cuộc chia lìa bi thảm, chỉ vì chế độ CS quá hà khắc, quá nghèo đói. Vâng người ta sợ! Phải nói là sợ CS còn hơn sợ cái chết mất xác ngoài khơi. Tôi cũng gặp lại rất nhiều thầy cô, hơn hai mươi năm sau tôi lại hỏi cô giáo cũ của mình câu hỏi đã từng nung nấu tôi những ngày niên thiếu: Cô ơi ngày ấy cô dạy chúng em về cuộc sống tươi đẹp trong đất nước XHCN, thế cô có tin không ? Cô trả lời rằng cô không tin, cô chưa bao giờ tin vào những điều cô dạy chúng tôi dưới mái trường XHCN.

            Đau lòng thay cho thế hệ chúng tôi đã buộc phải học những điều mà cả thầy lẫn trò đều biết là dối trá!

            Ông Dương Trung Quốc lập luận rằng kiều bào không còn lấn cấn nữa về chính trị!

            Thưa ông chúng tôi vẫn còn lấn cấn, rất lấn cấn là khác. Ở hải ngoại hiện giờ có hai nhóm: một nhóm chống cộng cực đoan, dị ứng tất cả cái gì liên quan tới hai chữ CS và HCM. Tôi không muốn bàn nhiều về họ, tuy hiểu và thông cảm cho mối hận thù sâu sắc dẫn tới sự quá khích của họ. Phần lớn đó là những người bị lừa mang quần áo đi học tập một tuần, sau đó bị bắt đi đày hàng năm dài trong những vùng rừng thiêng nước độc, sinh hoạt ăn uống còn kham khổ hơn cả một con chó, ngay cả chữ tù đày cũng bị bẻ cong để gọi là Học Tập. Đó là những gia đình bị chính quyền một ngày nọ tới xúc đi kinh tế mới, tịch biên nhà cửa của họ để chia chác cho cán bộ. Đó là hàng vạn con người miền Nam, một sáng đẹp trời bị liệt vào thành phần tư sản và công an ngang nhiên đến tận nhà vơ vét tất cả của cải, vàng bạc. Họ căm thù Chính Quyền Cộng Sản vô cùng! Họ càng phẫn hận hơn khi thấy những kẻ khi xưa không ngừng rêu rao chửi bới họ là ăn bơ thừa sữa cặn đế quốc Mỹ nay lại tìm mọi cách lũng đoạn, ăn bớt ăn xén công quỹ quốc gia, để có tiền cho con cái, dòng họ qua Mỹ, cái xứ tư bản xấu xa mà sách giáo khoa VN năm nào đã nói là trẻ em nghèo không được đi học. Những kẻ khi xưa liệt họ vào thành phần tư sản để có cớ cướp bóc tài sản của họ, nay lại giàu có hơn họ hàng ngàn lần, mà sự giàu có lại tới từ tham nhũng, đám người năm xưa đánh tư sản nay nghiễm nhiên trở thành tư sản đỏ mà không sợ ai trừng trị.

            Nếu nhà nước thật lòng muốn xóa bỏ hận thù, muốn hàn gắn những vết thương sâu hoắm thì hãy ngừng ngay việc kêu gào hòa hợp bằng miệng. Việc giảm bớt thủ tục nhiêu khê cho Việt Kiều về thăm nhà, những cởi mở cỏn con làm sao hàn gắn được hết những vết thương lỡ loét, những tội lỗi tày đình của quá khứ. Muốn xóa bỏ hận thù với tầng lớp Việt Kiều chống cộng này, chính quyền còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Hãy nói thẳng và nhìn lại lịch sử. Hãy thẳng thắn nhận lỗi đã giam tù không xét xử hàng trăm ngàn người chế độ cũ, phân biệt đối xử con cái họ. Hãy cho du nhập báo chí, sách vở nói về cuộc chiến Nam Bắc với những cái nhìn đa chiều, những quan điểm của anh lính Bộ Đội và cả anh lính Cộng Hòa. Chính quyền Cộng Sản không thể chỉ kêu gào hòa hợp trong khi chỉ áp đạt lý luận của mình lên quá khứ, vẫn bóp méo lịch sử. Tất cả những ý kiến trái chiều đều bị chụp mũ là phản cách mạng. Hòa hợp không có nghĩa là kẻ chiến bại phải im mồm, kẻ chiến thắng mới được quyền độc diễn và độc thoại.

            Hãy cùng nhau nhìn nhận những sai sót hôm qua để chữa lành những vết thương thù hận hôm nay.

            Ở đây tôi chỉ muốn đề cập một cách sơ xài về những Việt Kiều chống cộng cực đoan, những con người còn mang nặng nỗi hận thù rất là chính đáng. Tầng lớp mà tôi muốn nói tới là những người Việt Kiều lúc nào cũng hướng về quê hương, yêu nước và muốn cống hiến rất nhiều cho quê mẹ. Họ rất đông đảo, ở khắp năm châu, bốn bể, có tri thức cao, có tấm lòng, rất nhiều trong số ấy đã được đào tạo tại những môi trường tốt nhất. Thử nghĩ nếu thu hút được sự đóng góp của họ thì cơ hội cho VN vươn ra thế giới sẽ nằm trong tầm tay. Nhưng... cũng nên tự hỏi tại sao hòa bình hơn 35 năm rồi, mà lực lượng bà con về giúp đỡ quê nhà lại èo uột thế? Lèo tèo vài ba tổ chức giúp VN về khoa học kỹ thuật, có thấm tháp gì so với hàng triệu kiều bào tại nước ngoài?

            Tại sao tới giờ đóng góp của họ chỉ giới hạn trong việc gởi tiền cho thân nhân, thành lập các hội nhóm đoàn thể riêng lẽ làm từ thiện?

            Ông Dương Trung Quốc và các ông lãnh đạo có hiểu vì sao không? Tôi nghĩ các ông hiểu, cũng như mọi người đều hiểu tại sao, chỉ có điều phía các ông không ai nhìn thẳng vào vấn đề, mà thay vào đó chỉ biết kêu gào và kêu gào.

            Thưa là vì nhóm Kiệt Kiều này tuy họ không mang lòng hận thù sâu sắc với chính quyền cộng sản, nhưng họ chán và khinh bỉ (xin lỗi vì dùng từ xác đáng) chế độ chính trị tham nhũng, quan liêu, và ngu dốt đang thống trị tại VN.

            Xin thưa họ hoàn toàn không có lòng tin vào bộ máy chính quyền hiện nay tại VN.

            Đối với họ, chính quyền cộng sản đồng nghĩa với tráo trở, khôn vặt, độc tài và tham lam vô tận.

            Khi nói về VN, hiện tình đất nước, họ thường thở dài và lắc đầu nguây nguẩy, buông những câu đại loại: Ai mà tin nổi tụi nó?

            Hay: Dại gì mà đầu tư ở VN! Tụi nó muốn cướp là cướp! Toàn là luật rừng!

            Hoặc: Thôi, làm ăn ở VN nhức đầu lắm, không đút lót không làm gì được đâu !

            Đó là những gì chúng tôi vẫn nói với nhau khi bàn về chế độ chính trị và môi trường làm việc tại VN.

            Ông chú tôi, Việt Kiều Pháp, từng được huân chương kháng chiến, đã từng đưa đón các ông lớn CSVN qua Paris ký kết các hiệp định tại Pháp, lúc về hưu ky ca ky cóp được ít tiền tiết kiệm, cộng thêm đám sinh viên Pháp cũng hùn lại trao cho ông một món tiền. Ông hồ hởi, phấn khởi đem về VN, tính thực hiện giấc mơ cuối đời của mình: xây một ngôi trường tình nghĩa tại cái làng nơi ông sinh ra. Ba tháng sau ông trở qua, mặt mày tiu nghỉu, tôi hỏi và được ông trả lời rằng CQ địa phương đòi ông xùy tiền thì mới cho xây. Cuối cùng ông quyết định mang tiền về trả lại cho sinh viên Pháp, vì thật lòng không biết cắt nghĩa làm sao với họ về khoản tiền bôi trơn ấy! Tôi vừa thương hại lại vừa buồn cười ông là CS lão thành mà còn ngây thơ: Ở VN không bôi trơn thì làm gì cỗ máy chạy?

            Chúng tôi luôn nhìn về nước nhà để rồi càng nhìn càng… chán ngán, càng bàng hoàng!

            Sống và được giáo dục tại những nước mà luật pháp nghiêm minh, bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do phản biện, đại đa số VK không chấp nhận và bất mãn về thể chế chính trị trong nước. Những ý kiến đóng góp của chúng tôi về sự cải tổ xã hội, giáo dục đều như nước đổ đầu vịt. Ngay cả các lãnh tụ thế giới qua VN hội họp, thì những phần phát biểu nhạy cảm đều bị báo Đảng cắt xén thảm thương huống chi những góp ý của chúng tôi?

            Các Việt Kiều về nước đầu tư, thử hỏi có ai không bị thuế má hoạch họe để phải xì tiền ra? Thử hỏi có ai không chung chi mà yển ổn làm việc? Thử hỏi ai không bị guồng máy hành chính vật cho tơi tả?

            Nền giáo dục băng hoại, trộm cướp tràn lan, nạn tham nhũng hoành hành từ làng quê heo hút tới bản doanh trung ương. Nạn bằng cấp giả, nạn chạy chức chạy quyền. Càng làm chức cao càng vô liêm sĩ, không biết từ chức. Không tự do báo chí, văn học. Tiền cứu trợ dân nghèo cũng bị xà xẻo, hệ thống giao thông bát nháo, dự án công cộng nào cũng bị cắt xén, các quan lớn nhỏ thi nhau ăn vô tội vạ trên quê hương kiệt quệ, nợ nần ngập đầu. Những trí thức phản biện đều bị nhốt giam, quy chụp cái mũ phản động. Vài năm gần đây để đánh lừa dư luận lại dùng quái chiêu: “Quần chúng tự phát ức chế” để thẳng tay đàn áp, đánh đập nhân dân bất mãn. Những vấn nạn đó làm Việt Kiều yêu nước đau xót và làm kiệt quệ lòng tin của họ, dẫn tới việc bất hơp tác, thờ ơ với lời kêu gọi của chính quyền. Thử hỏi nếu Việt kiều ồ ạt kéo về nước làm việc, rồi lập hội lập nhóm, biểu tình họ có bị khép vào tội phản động không? Trong khi điều đó lại hết sức bình thường tại nước ngoài? Hay chính quyền chỉ muốn Việt Kiều cũng ngoan ngoan và dễ dạy như người dân trong nước, lâu lâu cho ăn cái bánh vẽ là hài lòng trùm chăn, bịt tai bịt mắt trước mọi bất công của xã hội?

            Ngay bản thân tôi, nhớ lại hơn hai mươi năm trước, tôi đau đớn khi khám phá ra mình chỉ học những điều dối trá ở nhà trường. Hai mươi năm sau quay lại vẫn không có gì thay đổi! Cả một xã hội nói dối để sống, để làm việc, để được yên thân, để kiếm chác!

            Ngoài đường vẫn giăng đầy những khẩu hiệu sáo rỗng. Càng nhiều khẩu hiệu đạo đức càng suy đồi, người ta càng chán ghét.

            Tóm lại qua kinh nghiệm bản thân tôi nghĩ con đường hòa hợp dân tộc là con đường rất nhiều chướng ngại vật. Việc ra sức kêu gọi bằng mồm các Việt Kiều đóng góp xây dựng cho nước nhà là một điều khó thành hiện thực lúc này.

            Chừng nào cơ chế chính trị trong nước thay đổi thì họa may. Chừng nào hai chữ hòa hợp không mang tính áp chế của phe chiến thắng thì mới nói tới chuyện cởi bỏ hận thù, hàn gắn dân tộc. Chừng nào những sai lầm chết người trong lịch sử không còn bị ém nhẹm, bóp méo, mà được công khai đem ra mổ xẻ trước bàn dân thiên hạ thì mọi người mới sẵn lòng ngồi lại với nhau, hàn gắn trên những đổ nát. Chừng nào?


            30/01/2012

            Nguyên Dung
            (danlambaovn.blogspot.com)

            Comment



            Hội Quán Phi Dũng ©
            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




            website hit counter

            Working...
            X