Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tháng Giêng Rì Rào chuyện kẻ ở người đi.

Collapse
X

Tháng Giêng Rì Rào chuyện kẻ ở người đi.

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tháng Giêng Rì Rào chuyện kẻ ở người đi.

    (Liêu Thái/Người Việt)
    Quảng Nam: Mỗi năm, có vài triệu người từ miền Trung vào Nam kiếm sống, làm ăn, rồi lại năm sau, thêm một ít người đi, thêm một vài người ở lại quê nhà sau cuộc dấn thân mưu sinh áo cơm mệt mỏi.



    Họp mặt đầu năm, một kiểu nhậu có phong trào và trong đó, ông trưởng thôn đứng ra hô hào, tuyên truyền... Nhưng tiền để nhậu thì do... dân đóng! (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

    Năm nào cũng như năm nào, cứ đúng vào dịp Tết là có không biết bao chuyện vui buồn kẻ ở, người đi, diễn ra trong mọi gia đình, mọi ngóc ngách thôn xóm, mọi con đường...
    Mà dường như cái lao xao này bắt đầu từ Tháng Chạp, kéo dài đến Tết rồi lại sang Tháng Giêng với những nỗi niềm cơm áo gạo tiền...

    Thường, trong cái điều gọi là “kẻ ở, người đi” ấy cũng có ba bảy đường, có lúc là ở quê ra phố kiếm cơm, nơi đất khách, rồi sang bên kia đại dương, rồi lại chuyện sang bên kia... thế giới! Nói tưởng ngoa, nhưng đó là chuyện có thật, nó có thật bởi cái nghèo, bởi nỗi cơ cực và mong đổi đời, bởi một chút sĩ hảo, mặc cảm và không muốn ai biết mình nghèo...
    Nhưng trước khi có chuyện ngược xuôi tha phương cầu thực, gặp nhau cụng ly vào dịp Tết là cái truyền thống, đặc điểm của các tỉnh nghèo miền Trung.

    Họp mặt cuối năm, đầu năm

    Cứ mỗi dịp Tháng Chạp, chừng độ 25 âm lịch trở đi thì mọi nơi đua nhau tổ chức họp mặt cuối năm trên nhiều danh nghĩa: Họp xóm, họp lớp, họp đồng hương, họp bạn cũ, họp khối phố, họp thôn, họp làng, họp đội văn nghệ, họp... đủ thứ họp!

    Và mỗi lần họp mặt, không thể tránh khỏi chuyện rượu bia, chè chén say sưa, ôn chuyện cũ, kể chuyện mới, thậm chí kể khổ, kể quá khứ buồn tủi, kể nỗi vất vả để thấy mình đã vượt qua, mình đã “hơn người” như thế nào... Và có thể, sau một hồi kể, hát hò, nhậu nhẹt, lại đâm ra gây gổ, đánh nhau. Chuyện đánh nhau sau mỗi lần họp mặt cuối năm không phải là hiếm, thậm chí có trường hợp phải đi bệnh viện, mất ăn Tết.

    Nhưng vì họp mặt cuối năm, mỗi người còn bận bịu chuyện gia đình, còn lo chuyện đón Tết nên ít nhiều hạn chế được say sưa, ít nhiều giảm được các rủi ro hơn họp mặt đầu năm.
    Thường, những vụ tai nạn giao thông trên đường, tìm hiểu ra, phần lớn do quá chén trong các cuộc họp lớp, họp xóm đầu năm. Và không hiếm trường hợp chết một cách vô ích vì mấy ly rượu quá đà gọi là “tình đầu năm.”

    Có không ít kẻ nhân chuyện họp mặt để chuốc rượu bạn mình đến say mềm. Dường như chuyện chuốc rượu, thắng thua trong tửu lượng đang là “mốt thời thượng” của thanh niên bây giờ.
    Gần đây, các cuộc họp mặt năm mới còn có thêm chương trình “hát cho nhau nghe,” có quản trò, MC dẫn chương trình hẳn hoi. Hoặc nhậu xong, kéo nhau ra karaoke ca hát, bù khú tiếp, đến khi cạn túi, say khướt mới rồ xe về nhà. Và nguy hiểm, bi kịch thường bắt đầu từ mốc thời gian này.

    'Làm một năm, chơi một ngày'
    Giá một dàn nhạc cho thuê trong dịp Tết thường tăng từ 20% đến 50% giá ngày thường, và không phải nhóm nào cũng có thể nhanh tay kiếm được dàn nhạc.
    Karaoke là lối khác cho việc không thuê được dàn nhạc để hát cho nhau nghe. Giá karaoke trong ngày này thường cao gấp đôi ngày thường. Vào buổi tối có thể cao gấp 3, 4 lần ngày thường.

    Ở những vùng quê hẻo lánh, phố núi như Ðại Lộc, Quế Sơn, Phước Sơn... Giá một giờ karaoke từ 100 đến 200 ngàn đồng (tương đương $5 đến $10). Giá karaoke thành phố thì miễn bàn!
    Mặc dù giá cao ngất trời như vậy, những người vốn lao động quanh năm suốt tháng vẫn cứ vào hát, vẫn trút hầu bao mà chơi.

    Người lao động vốn tằn tiện, tiết kiệm, nhưng sao họ lại chơi vô tội vạ, chơi đến độ say khướt, chơi quên cả lối về, chơi không cần biết ngày mai lấy gì để mua gạo như vậy? Có lẽ cũng nên nghe một số ý kiến.

    Ông Trần Lạng, một nông dân chất phác, nhà khó khăn, thường phải loay hoay bán heo, bán gà mỗi khi Tết về... Chiều mồng Một, ông khật khừ bước ra từ dịch vụ karaoke, nói: “Tết thì mình chơi thôi, nếu mình không chơi thì bạn bè nó buồn, nó nghĩ mình năm vừa qua làm ăn không ra, tệ mạt. Với lại đó cũng là sĩ diện của con người....”

    Thanh niên khác, tên Trần Công Nghiệp, làm công nhân khu chế xuất Tân Bình, Sài Gòn, nói giọng lơ lớ pha miền Nam: “Em là công nhân giầy da, mỗi tháng lương kiếm được 2.5 triệu đồng, ăn uống, trả tiền thuê chỗ ở xong còn dư được chừng 500 ngàn đồng, mỗi năm để dành được chừng 6 tới 7 triệu đồng, chừng đó đủ mua vé xe về quê, chơi một trận tẹt-gas rồi mua vé vào lại Sài Gòn. Mỗi năm có một lần, chơi chứ suy nghĩ chi cho mệt. Làm mãi cả năm, chơi mấy ngày cho quên đời đi chứ!”

    Thường thì các cuộc họp mặt như thế này do bàn tính trước, mỗi người đóng góp một ít tiền để chơi. Nhưng đó là khoản ban đầu, đến khi nổi hứng, lại góp tiếp, chơi tiếp, thậm chí có người chơi đến hết tiền mới về.

    Và không hiếm trường hợp chơi xong cái Tết, quanh quẩn ba chuyện họp mặt cuối năm, đầu năm, lì xì, cúng kiếng... Ðến lúc vào lại thành phố làm ăn, giá vé xe tăng vọt, thiếu tiền, phải mượn bạn bè.

    Cũng có trường hợp họp mặt, bù khú xong, về nhà túng thiếu, vợ chồng gây gổ, đâm đơn ra tòa ly hôn. Nhưng đáng buồn hơn cả là những trường hợp say mềm, phóng xe như điên ngoài đường, gây tai nạn giao thông. Và cuộc hội ngộ vô hình trung lại thành bữa tiệc chia tay vĩnh viễn...


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X