Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những mẫu truyện ngắn...rất cảm động

Collapse
X

Những mẫu truyện ngắn...rất cảm động

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Giọt Nước Mắt Cám Ơn



    Đúng năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ mười lăm rồi, nên bác tài đem tấm bảng “tạm thời không đón khách” treo lên. Đúng ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.

    - “Bác tài, cháu…cháu muốn ngồi xe của bác.” Một bé gái chân đi cà thọt lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái nói vội vàng.

    Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi.
    Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: “Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm là một trạm thôi.”

    Hai chữ “cám ơn” làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: ”Lên xe.” Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: “Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống.” Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gất, không nói gì. Đây là xe taxi ở thành phố, giá mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.

    Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: “Thật cám ơn bác, bác tài.” Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột
    nhiên trong lòng có chút ái ngại. Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ. Em bé gái đợi mình ? Bác Chu đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đàng xa giơ tay vẫy vẫy, bác Chu tài xế rất kinh ngạc, xe bác ta màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ ? Đây là ba đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm ?

    Trong lòng em bé gái có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng “tạm không chở khách” treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học “tạm biệt”, bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: “Cám ơn bác, bác tài.” Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường. Thời gian qua rất nhanh, tình hình này tiếp tục thêm một năm nữa, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu ?

    - “Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần,” em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.

    - “Vậy thì bác đưa con về nhà.” bác tài nói.

    Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.

    - “Lần này không lấy tiền.” Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói: “Đây là món quà bác tặng cháu.”

    Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: “Cám ơn bác, bác tài.”

    Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa ? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa !

    Đã qua mười năm rồi. Bác Chu tài xế vẫn còn lái xe taxi.

    Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình “nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx.” Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngớ người ra, có người tìm ông ta ? Mười năm trước, ông ta lái chính là chiếc xe này. Điện thoại gọi thẳng đến tổng đài, người phụ trách tổng đài kinh ngạc đưa cho bác tài xế số điện thoại, bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.

    Gọi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: “Là bác sao, bác tài ?”
    Bác tài giựt mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.
    - “Cám ơn bác, bác tài.” Cô gái lại nói.

    Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư ? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói: “Từ trong lòng cháu cám ơn bác, bác tài.”

    Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe
    đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành thi lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng ? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.


    Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.

    - “Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu.”

    Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: “Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó.” Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.

    - “Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ.” Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: “Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này.”

    Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước. Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau ! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: “Cám ơn ba.”, xuống xe cũng câu ấy: “Ba, con cám ơn ba.”, làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc !

    Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: “Ba, cám ơn ba.”

    Trên đường trở về nhà, bác Chu mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái thọt chân ấy. Cô ta cười tươi với bác Chu tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S...” bác Chu tài xế kinh ngạc há hốc miệng, đọc nhanh như chớp, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.

    Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác Chu ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào ? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không ?

    Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: “Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài !”

    Cặp mắt của bác tài lại mờ mờ thêm một lần nữa...


    Linh Mục Giuse Maria Nhân Tài dịch
    Last edited by hung45qs; 03-30-2011, 05:17 AM.
    Hung45HTQS

    Comment


    • #17
      Đứa học trò năm xưa



      Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. "Teddy trông thật khó ưa".

      Chẳng những thế, cô thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích học tập của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những điều đọc được.

      Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 đã nhận xét Teddy như sau: "Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan... Em là nguồn vui cho người chung quanh".

      Cô giáo lớp 2 nhận xét: "Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu".

      Giáo viên lớp 3 ghi: "Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ".

      Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 nhận xét: "Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp".

      Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những món quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt một ít nước hoa trong chai lên cổ tay. Hôm đó Teddy đã nán lại cho đến cuối giờ để nói với cô: "Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa". Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học trò cưng nhất của cô.

      Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: "Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em". Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng ba trong lớp và "Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em". Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng "Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời". Rồi bốn năm sau nữa cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. "Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em", nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.

      Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: "Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ". Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: "Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô được gặp em".


      LatDat sưu tầm

      English version

      As she stood in front of her 5th grade class on the very first day of school, she told the children an untruth. Like most teachers, she looked at her students and said that she loved them all the same. However, that was impossible, because there in the front row, slumped in his seat, was a little boy named Teddy Stoddard.

      Mrs Thompson had watched Teddy the year before and noticed that he did not play well with the other children, that his clothes were messy and that he constantly needed a bath.. In addition, Teddy could be unpleasant. It got to the point where Mrs. Thompson would actually take delight in marking his papers with a broad red pen, making bold X's and then putting a big 'F' at the top of his papers.

      At the school where Mrs. Thompson taught, she was required to review each child's past records and she put Teddy's off until last. However, when she reviewed his file, she was in for a surprise.

      Teddy's first grade teacher wrote, 'Teddy is a bright child with a ready laugh. He does his work neatly and has good manners...he is a joy to be around.

      His second grade teacher wrote, 'Teddy is an excellent student, well liked by his classmates, but he is troubled because his mother has a terminal illness and life at home must be a struggle.'

      His third grade teacher wrote, 'His mother's death has been hard on him. He tries to do his best, but his father doesn't show much interest, and his home life will soon affect him if some steps aren't taken.'

      Teddy's fourth grade teacher wrote, 'Teddy is withdrawn and doesn't show much interest in school. He doesn't have many friends and he sometimes sleeps in class.'

      By now, Mrs. Thompson realized the problem and she was ashamed of herself. She felt even worse when her students brought her Christmas presents, wrapped in beautiful ribbons and bright paper, except for Teddy's. His present was clumsily wrapped in the heavy, brown paper that he got from a grocery bag. Mrs. Thompson took pains to open it in the middle of the other presents. Some of the children started to laugh when she found a rhinestone bracelet with some of the stones missing, and a bottle that was one-quarter full of perfume. But she stifled the children's laughter when she exclaimed how pretty the bracelet was, putting it on, and dabbing some

      of the perfume on her wrist. Teddy Stoddard stayed after school that day just long enough to say, 'Mrs. Thompson, today you smelled just like my Mom used to.'

      After the children left, she cried for at least an hour. On that very day, she quit teaching reading, writing and arithmetic. Instead, she began to teach children. Mrs. Thompson paid particular attention to Teddy. As she worked with him, his mind seemed to come alive. The more she encouraged him, the faster he responded. By the end of the year, Teddy had become one of the smartest children in the class and, despite her lie that she would love all the children the same, Teddy became one of her 'teacher's pets..'

      A year later, she found a note under her door, from Teddy, telling her that she was the best teacher he ever had in his whole life.

      Six years went by before she got another note from Teddy. He then wrote that he had finished high school, third in his class, and she was still the best teacher he ever had in life.

      Four years after that, she got another letter, saying that while things had been tough at times, he'd stayed in school, had stuck with it, and would soon graduate from college with the highest of honors. He assured Mrs. Thompson that she was still the best and favorite teacher he had ever had in his whole life.

      Then four more years passed and yet another letter came. This time he explained that after he got his bachelor's degree, he decided to go a little further. The letter explained that she was still the best and favorite teacher he ever had. But now his name was a little longer. The letter was signed, Theodore F. Stoddard, MD.

      The story does not end there. You see, there was yet another letter that spring. Teddy said he had met this girl and was going to be married. He explained that his father had died a couple of years ago and he was wondering if Mrs. Thompson might agree to sit at the wedding in the place that was usually reserved for the mother of the groom. Of course, Mrs. Thompson did. And guess what? She wore that bracelet, the one with several rhinestones missing. Moreover, she made sure she was wearing the perfume that Teddy remembered his mother wearing on their last Christmas together.

      They hugged each other, and Dr. Stoddard whispered in Mrs. Thompson's ear, 'Thank you Mrs. Thompson for believing in me. Thank you so much for making me feel important and showing me that I could make a difference.'

      Mrs. Thompson, with tears in her eyes, whispered back. She said, 'Teddy, you have it all wrong. You were the one who taught me that I could make a difference. I didn't know how to teach until I met you.'

      (For you that don't know, Teddy Stoddard is the Dr at Iowa Methodist in Des Moinesthat has the Stoddard Cancer Wing.)
      Last edited by Luctuan; 11-24-2011, 08:18 PM.

      Comment


      • #18
        Túi gạo của Mẹ


        Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.


        Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho
        con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày,năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.

        Học hết cấp hai,cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oàn lên vai người
        mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:
        - Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.
        - Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành,còn những việc khác, con không phải bận tâm.

        Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nỡ…

        Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…


        Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

        Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị nói:
        - Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

        Chị cẩn thận tháo túi. Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:
        - Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo
        mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được.

        Thầy vừa nói vừa lắc đầu.
        -Nhận vào.

        Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

        Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:
        - Tôi có 5 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?
        -Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.

        Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.


        Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:
        - Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?
        - Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế! Người phụ nữ bối rối.
        - Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? - - Nhận vào! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

        Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước
        thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.


        Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến, vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

        Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng
        tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:
        - Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa.Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này.Chị mang về đi. Tôi không nhận !

        Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc, hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.

        Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.
        Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng.Một bên chân quắt queo lại
        - Thưa với thầy,gạo này là do tôi... Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì
        thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm... Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !


        Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc,chị lặng lẽ
        chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng, ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.

        Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :
        - Chị đứng lên đi,người mẹ trẻ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hổ trợ cho học sinh vượt khó.

        Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:
        - Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín
        giùm cho.

        Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về. Lòng thầy xót xa.

        Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt
        đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra, học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.

        Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của thủ đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.

        Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc
        phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc, không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.


        Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.
        Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.

        Thầy nói:
        - Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

        Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân
        chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu tùng bước khó nhọc bước lên sân khấu.

        Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.
        - Chúng tôi biết,kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống,về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những
        người cha,người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…


        Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa
        cả, mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.

        Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu
        trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.

        Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:
        - Mẹ ơi ! Mẹ của con…


        Linh Đan dịch
        Last edited by hung45qs; 05-04-2011, 06:56 AM.
        Hung45HTQS

        Comment


        • #19
          THƯ TÌNH VIẾT MUỘN!

          Cụ Nguyễn Văn Tuyết
          (cụ vừa mới từ trần ở Paris, hưởng thọ 91 tuổi)



          Paris ngày 14 tháng 10 năm 2010
          Bà nó à!
          À mà thôi, gọi là EM đi cho tình tứ như ngày xưa chúng mình cùng chung giường chung gối, chung cả đường đi lẫn lối về em nhá. Dù rằng nay đôi ta mỗi người một ngả, lại đông con nhiều cháu mà còn xưng hô “anh em” thì e rằng con cháu nó cười. Nhưng đây là tình thư của anh gửi tới em, lá thư đầu tiên và cũng là lá thư cuối cùng. Anh viết thư này từ ngày 14/10/20xx, mỗi ngày vài dòng, khổ nỗi mỗi khi viết đến tên em là như có hơi nước che mờ cặp kính nên anh đành phải buông bút, dụi mắt thở dài! Viết lâu rồi đấy mà chưa nói được gì với em! Chuyện tình trong 60 năm dễ gì nói trong vài trang giấy, kể trong vài ngày.

          Thôi thì thế này nhá, nếu không xong để gửi qua đường bưu điện thì anh sẽ mang đến nơi em đang ở để trao tận tay. Anh biết nơi em ở rồi, kể từ khi em dọn về bên ấy, anh đã rất nhiều lần đi vòng quanh bên ngoài để ngắm một căn nhà 2 tầng(*) nhỏ-nhắn, xinh-xắn, mà nghe đâu em khoe với hàng xóm rằng:
          - “Tôi ở tầng dưới, còn tầng trên để dành cho nhà tôi”...

          ****************

          Em à!
          Nhớ lại ngày nào em là thiếu nữ 16 tuổi xinh tươi làng Vạn, hoa khôi huyện Yên Phong, còn anh là trai làng Đại Lâm, chúng mình cùng tỉnh Bắc Ninh, nhưng anh theo gia đình ra Hà Nội học nên không có dịp “thả thơ”
          Em còn nhớ những vụ “thả thơ” này không? Dì Phách, cô em gái của em nói rằng em đẹp lắm lại là con nhà có của nên trai huyện trai làng nhiều người ngấp nghé, mỗi khi em đi chợ thì họ len lén bỏ thư vào cái làn mây em xách tay, khi về nhà mới biết, thế là mấy chị em đọc thư tỏ tình của các chàng nhát gái mà cười bò ra, nghe cũng vui đấy nhỉ. Nhưng anh thì chưa có dịp thả thơ như thế.

          Khi bố anh cần người giúp ông trong việc kinh doanh nên đã bắt anh lập gia đình sớm, anh có quen biết nhiều cô gái ở Hà Nội nhưng không thương ai. Thế rồi một hôm bố anh bảo diện vào rồi đi chợ huyện Yên Phong với ông, anh hỏi bố rằng con đi chợ làm gì thì bố nói:
          - Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.

          Khi đến chợ rồi mới biết ngày đó em cũng đi chợ, có lẽ người lớn đã sắp xếp cho chúng mình trông thấy nhau. Nghĩ lại cũng buồn cười nhỉ, bây giờ khác xưa rồi, trai gái quen biết và yêu rồi mới dẫn cha mẹ hai bên gặp nhau.
          “Anh trông thấy em đi chợ anh thương”. Bố chưa kịp hỏi ý kiến anh có bằng lòng “cô ấy” hay không thì anh vội nói trước:
          - Chưa gặp đã bén hơi. Tại duyên số rồi bố ơi!
          Thế là bố khuyên anh “cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha” nên anh vội nhờ người đem tặng em “một thúng xôi vò, một con lợn béo một vò rượu tăm. Tặng em đôi gối em nằm, cái chăn em đắp..” năm đó chúng mình vừa tròn 17.

          Họ hàng nhà trai khen em xinh gái và có duyên, nhưng bố anh thì nói: “vợ chồng cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”, và để cho con đừng có ỷ lại nằm duỗi mà ăn nên ông cụ đã giao cho vợ chồng mình xưởng sửa chữa và cho thuê xe xích-lô.

          * Yêu em mãi mãi
          Nhạc Từ Công Phụng - Cố NT/KQ Vũ Văn Ước trình bầy

          Khởi đầu là thế, mình sống đầm ấm bên nhau, không vất vả về kinh tế nên năm 1941 em sinh con gái đầu lòng, anh đặt tên con là Trinh. Rồi lần lượt có thêm con Thục, con Thuý, cả ba xinh gái giống mẹ. Sau 3 cô con gái là em sinh liền cho anh 4 cậu con trai, tên các con là Phong, Tuấn, Quang, Anh. Đời sống gia đình đang thanh bình ấm êm, các con đi học có xích lô đưa đón thì bỗng “trời đất nổi cơn gió bụi”, em má hồng chịu nỗi chuân chuyên, bụng mang dạ chửa mà phải cùng gia đình di cư vào Nam. Vừa đến Hải Phòng thì em sinh con gái thứ tư nên mình đặt tên con là Nguyễn Thị Hải, và Hải là đứa con thứ tám cùng theo bố mẹ di cư 1954 vào vùng đất lạ.

          Cưới năm 1939 tới 1954 khi di cư mới được có 8 con nên em nói còn ít. Nhớ hôm dẫn em vào bảo sanh viện, anh nắm tay em an ủi thì em mỉm cười nói:
          - Anh còn phải đưa em vào bảo sanh viện tám lần nữa, vì thầy tướng số nói em sẽ có 16 người con tất cả”.
          Nghe em nói xong anh cười to khiến mấy bà bầu ngồi ở phòng chờ đợi quay sang nhìn vợ chồng mình, chắc họ tưởng mình vui vì mới có con đầu lòng. Nghĩ vậy nên anh ghé vào tai em thì thầm:
          - Bao nhiêu cũng được, chỉ sợ vất vả cho em thôi, còn anh thì ..lo tất.

          ************

          Vào tới Saigon, gia đình mình ở số nhà 247 đường Thành Thái, Chợ Lớn, gần ngã tư Trần Bình Trọng. Em vẫn tề gia nội trợ, còn anh, xoay đủ nghề. Từ mở trường dạy lái xe hơi lúc mới vào rồi làm tôm đông lạnh ở Rạch Giá, lập trại trồng nấm rơm ở suối Lồ Ồ Dĩ An, thầu xây dựng với anhThúc, làm cho USOM, và như em biết đấy, công việc cuối cùng của anh là làm việc ở tòa Lãnh Sự Pháp Saigon, nhờ đó mà sau 30/4/1975 gia đình ta đi định cư tại Paris.

          Tuy nhiên anh đã không giúp em được toại nguyện theo như lời khuyên của thầy tướng số nên trong thời gian ở Saigon, vợ chồng mình chỉ thêm được có 4 “cậu” là Tiến, Thắng, Thụy, Xương và 2 “cô” Loan, Hà, vị chi là 14 mụn con gồm 6 gái, 8 trai, còn thiếu 2 vì thế em mới nuôi thêm 2 cháu ngoại là Yến và Việt, con của Thúy để cho đủ 16 đứa.

          Nay tuy không được vuông tròn trọn vẹn nhưng tất cả đã ổn định cả rồi. Hiện tại ở Mỹ có 3 cô 2 cậu, ở Pháp có 4 cậu, 3 cô. Con nào cũng có gia đình hạnh phúc một vợ một chồng và đã tặng cho em rất đông cháu nội ngoại và đã hơn 10 chắt rồi đó. Duy chỉ còn cô út Thu Hà, đẹp, thông minh hoạt bát, nhiều chàng ngấp nghé lắm nhưng con gái út của chúng mình lơ là chuyện này mà lại siêng năng nghiên cứu kinh sách nhà Phật. Tại duyên số thôi.

          Anh rất hài lòng vì các con, trai gái thì hiếu thảo con dâu nào cũng coi như con đẻ, nhất là Yến, vợ Quang, hiện là chị dâu trưởng, là gương mẫu cho các em. Còn con rể ư? Các cụ xưa gọi con rể là tế-tử nên anh thấy tế-tử nào cũng tử tế cả, các anh ấy là người biết điều, lo toan mọi bề cho vợ con, lại hiền lành. Duy chỉ có chồng của Thúy, tức bố của Yến-Việt là quân nhân nên vất vả và luôn phải xa gia đình, nghèo và hơi ngang. Em nhớ không, lần đầu tiên hắn đến nhà mình thăm con Thúy mà lại ngồi gác chân mang giầy nhà binh lên bàn! Anh giận quá! Nhưng bù lại, nay mỗi lần anh sang Mỹ thăm con cháu, thì bố Việt chở anh ra khu chợ ABC mua bánh ngọt, đi ăn hủ tíu Mỹ Tho, lại còn bảo vợ chồng Việt “niềng” răng cho ông ngoại, anh thấy vui vui nên nói:
          - “Khỏi niềng, răng của ông còn rất tốt và đẹp nữa, con chỉ cần bỏ vào ly nước ngâm với thuốc sát trùng cho ông là được
          rồi.”
          Anh nói tới đâu rồi nhỉ? Thế đấy, còn minh mẫn nhưng hơi lộn xộn nên thư viết cho em cứ chuyện nọ xọ sang chuyện kia. À nhớ ra rồi, tới chỗ vuông tròn.

          Anh nói không được vuông tròn trọn vẹn là vì con gái đầu lòng đã ra đi khi vừa tới Mỹ, và hai con trai hy sinh cho Tổ Quốc, cậu cả Phong bị thương ở Ban-Mê-Thuột rồi hy sinh, cậu Tuấn thì tử trận trên biển, chìm theo hộ tống hạm HQ10 trong trận hải chiến để bảo vệ Hoàng Sa chống lại quân xâm lược Trung Cộng vào ngày 19 tháng 1 năm 1974.

          Em à, anh không muốn nhắc chuyện xưa làm đau lòng em khi mất đi 2 đứa con trai tuổi còn quá trẻ, nhưng cũng là một đóng góp cho đất nước như biết bao các gia đình khác. Mới đây ông HQ Đặng Thanh Long đã thay mặt Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng, Tổng Hội Hải Quân Hải Ngoại đem cuốn Hải Sử Tuyển Tập và Hải Sử HQVNCH đến tặng gia đình ta với bút tích ghi ở trang đầu như sau:
          “Kính biếu gia đình liệt sĩ Hoàng Sa HQ Nguyễn Văn Tuấn”.

          *************

          Thấm thoát thời gian mau thế đấy em nhỉ, chả cần nói nhiều thì các con cũng biết từ lúc có đứa con đầu
          lòng ở Hà Nội rồi có thêm cô Út Hà ở Saigon rồi gia đình ta di tản, bảo lãnh, vượt biển vượt biên mà được thế này cũng là tạ ơn trời đất lắm rồi. Nhưng bất hạnh thay, em lại bỏ anh mà đi! Dễ chừng gần chục năm rồi chứ ít sao? Lúc trước anh nhớ chính xác ngày giờ năm tháng em ra đi, nhưng sau lần anh bị té dập đầu thì trí nhớ không còn tốt. Thôi để anh mở sổ ra xem ngày nào em bỏ anh ra đi. Đây rồi, ngày 14 tháng 10 năm 2002, và anh viết lá thư này cho em cũng vào ngày 14 tháng 10, em đi đã được 8 năm rồi đó.

          Em à! Anh nhớ rõ là em bị bệnh thận, đang lọc máu thì bị té dập xương chậu và sau một thời gian ngắn thì em ra đi! Ngày đó mắt anh đã khô, khi thấy con cháu vây quanh mẹ, quanh bà nức nở khóc làm anh nghẹn cổ họng.

          Thôi thế cũng xong, vì hiện nay em luôn được mạnh khỏe, không còn lo lắng về bệnh tật, cuộc sống mới lại bình an, thảnh thơi mãi mãi. Nhưng cẩn thận nhá, mỗi lần “vân du” em nhớ mang theo áo ấm và gài dây an toàn kẻo gió mạnh lại thổi bay mất thôi.

          Em nhớ không? Lúc sinh thời mỗi lần mang thuốc và nước đến cho em thì anh chỉ nói vắn tắt: “thuốc đây, bà uống đi”! Nay anh muốn gọi tiếng EM, nói thật nhiều lời thương yêu thì giọng anh đã khò khè, thở không ra hơi! Hối hận quá!

          Khi em đi rồi mà đàn chim bồ câu cứ đúng giờ nó lại bay về đậu trên thành cửa sổ, cái của sổ của căn phòng trên tầng thứ 15 của tòa biu-dinh thuộc thị xã Alfort Ville, ngó ngay ra bờ sông Seine, từng đôi chim gù-gù sát cánh bên nhau chờ những miếng bánh mì mà em bẻ vụn ra rồi rắc cho chúng ăn.

          Ngày đó anh cằn nhằn em hoài vì cái việc cho chim ăn, nó ăn rồi ị, sương mù và mưa phùn làm bánh mì thừa ướt nhão nhẹt ra rồi mốc xanh lên khiến anh lại phải dọn. Bực mình anh la thì em nhỏ nhẹ nói: “tội nghiệp chúng nó”. Thôi đành cứ để em cho chim ăn rồi anh dọn phân và thức ăn thừa kẻo gió lùa vào phòng mình hôi cứt chim. Khi em về trên đó rồi, mình anh ở lại mỗi ngày phải nhìn từng đôi chim gù gù tỉa cánh cho nhau mà nhớ em vô vàn. Đó là lý do thầm kín anh không muốn rời căn phòng này để về ở với con cháu.

          ************

          Có những chiều Hè hoàng hôn nắng úa, đứng ngắm hình em treo trên tường, anh thì thầm: “sao em không nói với anh” rồi ngó qua cửa sổ anh bỗng thấy như có mưa phùn chiều Đông, thì ra mắt anh mờ và anh cảm thấy lạnh lẽo!

          Tất cả đồ dùng của em còn để nguyên chỗ cũ, nhìn đâu cũng thấy em vì thế các con xin dọn cho gọn gàng thì anh không cho. Bẩy cô cậu thay nhau thuyết phục bố về ở với các con nhưng anh nhất định không muốn rời xa nơi này, tuy không còn là tổ ấm nhưng còn cái ghế em ngồi, còn cửa sổ mà em đứng rắc bánh mì cho chim ăn. Anh không thổ lộ những điều thầm kín đó mà chỉ nói:
          - “Bố còn khỏe, tự lo cho mình được mà, các con cứ yên tâm”.

          Mà anh còn khỏe thực, mỗi sáng không còn lái xe ra Paris 13 để ăn hủ tíu và mua báo Văn Nghệ Tiền Phong nữa thì anh đi bộ quanh phòng, đi dăm ba bước anh dừng lại nghỉ dăm phút, cứ như thế mỗi giờ cũng đi được hơn một vòng. Anh cũng vẫn ăn được, mỗi ngày cô Hải mang cơm nóng canh sốt sang cho bố rồi dọn dẹp nhà của, Hải về thì cô út Hà sang lo mọi việc giấy tờ về sức khỏe của bố. Cậu cả Quang tuy ít nói nhưng phân công đâu ra đó cho các em trai Thắng Thụy Xương luân phiên trực đêm bên bố và chở bố đi Paris 13, khu phố Việt, phố Tàu.

          Tuy sống độc thân nhưng anh không cô độc, mỗi thứ Bẩy và Chúa Nhật là con trai gái dâu rể, cháu nội ngoại kéo nhau về tụ họp trong căn phòng nhỏ này. Khi trước còn khỏe thì anh nấu một nồi phở thật to, nay thì mỗi con mang theo một thứ, căn phòng không chỉ ấm cúng mà còn nóng lên nữa ấy chứ. Những lúc đó thì anh lại nghĩ đến em, để cho con cháu vui chơi, anh lẳng lặng đi nằm, ứa nước mắt vì sung sướng nghe tiếng cười của con cháu nhưng cũng ứa nước mắt khi thiếu tiếng em! Thì ra “con nuôi cha không bằng bà nuôi ông”, ông nuôi bà.

          Cách nay khá lâu, anh đang vịn tường để đi vào phòng tắm thì bị té, các con vội đưa đi cấp cứu, bệnh viện khám phá ra một mạch máu trong đầu bị nghẽn khiến anh té chứ không phải tại anh vô ý.
          Nhớ mãi hôm ấy thấy em đến thăm anh trong bệnh viện, anh vội vàng ngồi dậy, ba chân bốn cẳng chạy ra đón em và anh bị vấp té, choàng mở mắt thì biết anh vừa nằm mơ và giận quá tại sao mình không cẩn thận để bị té rồi tỉnh lại mà không được nắm tay em. Vừa lúc đó anh nghe cô ý tá nói:
          - Từ nay cụ phải dùng cái này.

          Ngó xem thì ra là cái gậy chống, ở cuối có 4 chân bịt cao su. Nếu anh chống gậy này mà đi thăm em thì đúng là “ba chân bốn cẳng rồi”.! Anh không thích chống gậy, trông giống ông cụ quá! Đối với anh, em vẫn còn khỏe và còn trẻ, người cõi tiên thì “trẻ mãi không già” mà.

          Nằm bệnh viện được mấy ngày thì anh đòi về nhà, nhớ căn phòng quá, nhưng các con không cho, lựa khi các con không có mặt, anh “ba chân bốn cẳng” vào phòng bác sĩ trực năn nỉ xin xuất viện và họ “đắc-co”
          Về nhà được mấy ngày thì anh lại “ba chân bốn cẳng” mang hoa đến tặng em, nhưng gõ của hoài mà không nghe tiếng ai trả lời, hình như mấy cô tiên đưa em vân du trên cẩu Vồng hay du Nguyệt Điện thì phải. Rõ chán! Cả đời ở bên nhau, anh chưa bao giờ tặng em một cánh hoa, tại anh thấy em là hoa đẹp rồi. Anh mong sớm có ngày được đoàn tụ cùng em nắm tay nhau tung mây lướt gió.

          * Một mai tôi qua đời
          Nhạc Phạm Trọng Cầu - Mỹ Linh trình bầy

          Sống với nhau hơn 60 năm, “sáu mươi năm cuộc đời” được 14 mặt con mà mình chưa bao giờ “to tiếng” với nhau, cằn nhằn thì có, nhưng chưa một lần em phải buồn phiền vì anh uống rượu, hút thuốc, đánh bạc và lăng nhăng, vì anh không thích những thứ đó, vì anh đã có em. Tính đến nay xa em đã 8 năm, thời gian cũng quá đủ suy ngẫm về thói đời hay coi thường hạnh phúc đang có sẵn trong tay mà không biết vun quén. Anh đang mong ngày tái ngộ.

          Cầu được ước thấy, mới tuần trước đây anh đang đứng vịn tường tập thể dục thì tự động ngã, bệnh viện cho biết những mạch máu li ti trên đầu bị vỡ, các con bao quanh lo lắng và bác sĩ họ đang cố gắng nối lại, nhưng anh nói:
          _ “Thôi”.

          Sống với con cháu như vậy là quá đủ rồi, lo cho các con như vậy cũng tạm ổn, nhìn lên không bằng ai nhưng nhìn xuống thì không ai bằng. Tuy các con không giầu có gì, nhưng đủ ăn và hạnh phúc, nhất là các con một vợ một chồng, như đũa có đôi và anh chị em thương yêu nhau. Anh nói với các con:
          _ “Các con như đũa có đôi, để ba về với mợ chứ, căn phòng trên lầu nơi mợ ở dành cho ba đã có sẵn tiện nghi rồi, các con đừng lo lắng và bịn rịn nữa. Chúc các con ở lại bình an, đùm bọc và thương yêu nhau như từ trước tới nay”.

          Em à! Hôm nay là ngày 14 tháng 9 năm 2010, chỉ còn đúng một tháng nữa là trùng vào ngày em đi, 14/10, bác sĩ cũng vừa báo cho biết họ sẽ “búc” vé cho anh. Như vậy là mọi việc đã sẵn sàng tốt đẹp, anh không mang theo gì cả. Khi nào có vé thì anh sẽ gọi phôn cho em biết để mở cửa cho anh vào. Nếu em nghe không rõ tiếng người mà chỉ thoáng phì phò tiếng gió thì biết đó là lúc anh đã cất cánh.
          Hẹn gặp em một ngày rất gần.

          Vĩnh biệt các con và các cháu cùng các chắt.

          Nguyễn văn Tuyết.
          ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

          (*) Mộ 2 tầng, ai đi trước nằm tầng dưới, ai đi sau nằm tầng trên
          Last edited by Luctuan; 11-24-2011, 08:21 PM.

          Comment


          • #20
            QUÁN CƠM CHỈ



            Chiều Chủ nhật, tôi bỗng dưng nổi cơn lười không muốn vào bếp nấu cơm
            nữa. Tôi nói Thảo ghé ngang quán hàng bán bánh mì, cơm chỉ gần góc
            đường Bolsa và Brookhurst (Quận Cam, California, nơi rất đông người
            Việt - BT) để mua hai phần bánh xèo về ăn, tiện thể, tôi cũng muốn mua
            vài cái bánh tiêu ăn thử, xem món bánh tiêu của quán hàng này ngon như
            thế nào mà cô em của Thảo nói là “phải” ghé mua mỗi lần đi xuống
            Little Sài Gòn.

            Tôi đặt mua hai phần bánh xèo trước, rồi quay sang quầy hàng thức ăn
            ngọt để mua bánh tiêu. Đã có một người khách đứng ở quầy hàng trước
            tôi, và bà đang bảo bà bán hàng gói cho bà “tất cả” những cái bánh
            tiêu nằm trong khay bánh. Tôi hấp tấp hỏi bà bán hàng còn bánh tiêu
            không thì bà bảo là hết rồi. Tôi buồn tình buông hai tiếng - “Thế à!”,
            rồi đứng qua một bên, không xếp hàng nữa. Thấy vậy, người khách hàng
            đang “gồm thâu” hết mười mấy cái bánh tiêu trong khay quay lại hỏi
            tôi:

            - Chị muốn mua mấy cái?

            Tôi trả lời:

            - Tôi chỉ muốn hai cái thôi.

            Bà khách, mà tôi quên hỏi tên, nên tôi tạm gọi là “bà khách bánh
            tiêu”, nói với bà bán hàng:

            - Dì để lại cho chị này hai cái đi.

            Tôi quay sang cười với bà khách hàng, nói:

            - Cám ơn chị. Tôi nghe cô em chồng quảng cáo bánh tiêu ở đây ngon nên
            muốn thử cho biết.

            Bà khách bánh tiêu cũng cười:

            - Chị không thấy tôi mua hết nguyên khay sao?

            Bà khách bánh tiêu nhìn qua quầy hàng thức ăn mặn nói:

            - Cho con hai hộp lớn sườn ram, một hộp canh khổ qua, và đổ cho con
            thêm hai phần bánh xèo.

            Bà bán hàng ngoái cổ vào phía nhà bếp gọi lớn trước khi bước sang quầy
            hàng cơm chỉ:

            - Hai phần bánh xèo nữa Tám ơi.


            Sau khi mua xong thức ăn rồi, bà khách bánh tiêu cũng đứng vào một góc
            quán hàng, gần tôi, chờ bánh xèo. Bà nói:

            - Bánh tiêu ở quán này ngon nhất vùng Little Saigon đó. Để qua đêm
            nướng lại ăn cũng còn ngon.

            Vừa lúc đó có một người Mễ và một người Việt Nam bước vào. Ông Mễ chậm
            chạp với cái gậy chống trên tay, nhường bước cho người Việt Nam đứng
            xếp hàng trước. Anh chàng Việt Nam này còn rất trẻ, chắc khoảng chừng
            trên dưới ba mươi tuổi, nhưng ăn mặc bê bối luộm thuộm và dơ dáy làm
            sao. Anh gọi mua một hộp cơm phần ba món, có cả canh, một hộp cơm
            rang, thêm mấy món mặn nữa để riêng. Bà bán hàng vừa múc thức ăn vào
            hộp vừa nói với anh:

            - Nhiều quá ăn sao hết.

            Nhưng người khách hàng không đếm xỉa gì đến lời nói của bà bán hàng,
            anh chạy sang tủ nước lấy mấy lon coke lạnh đưa cho bà. Anh có vẻ vội
            vã như sắp phải đi ngay. Bà bán hàng vừa gói thức ăn vừa nói như phân
            bua với tôi và bà khách bánh tiêu:

            - Mấy người này là vậy đó, có ai cho thì mua lung tung, mua nhiều quá
            hổng biết làm sao ăn hết.

            Tôi ngạc nhiên nhìn bà bán hàng, rồi nhìn bà khách bánh tiêu như thầm
            hỏi: “Ai lại bán hàng mà phàn nàn là khách mua nhiều bao giờ”. Bà
            khách bánh tiêu có vẻ hiểu ý tôi nên thì thào giải thích:

            - Anh chàng này là một trong những người homeless (vô gia cư, không
            nhà cửa. BT) đó, họ cứ đứng xớ rớ trước cửa mấy tiệm bán đồ ăn chờ xem
            có ai cho gì không.

            Bà bán hàng cầm mấy cái túi thức ăn và nước để trên mặt quầy nhưng
            chưa giao cho người khách homeless, bà nói: - “Hết thảy $17.5” -, rồi
            chờ thâu tiền. Tôi cũng đứng nhìn xem anh homeless này có chừng bao
            nhiêu tiền mà dám tiêu nhiều như vậy cho một bữa cơm chiều. Nhưng
            không có dấu hiệu gì chứng tỏ là anh sẽ lấy tiền ra trả. Bà bán hàng
            nói lớn, trống không:

            - Ai trả tiền cho “nó” đây?

            Tôi nhìn quanh quất không biết bà hỏi ai, vì ở trong quán hàng này,
            ngoài bà bán hàng, có tôi, bà khách bánh tiêu, và ông Mễ, thì đâu còn
            ai nữa. Bà bán hàng nhìn người khách homeless đang giơ tay chờ đợi
            giao hàng, rồi nhìn sang bà khách bánh tiêu:

            - Cô trả cho “nó” hả?

            Bà khách bánh tiêu lắc đầu nói không, rồi quay sang tôi nói nhỏ:

            - Tôi mới cho anh ta tiền hồi nãy.

            Ông Mễ, tay cầm một tờ $20, nãy giờ đứng yên lặng trước quầy hàng,
            thấy ồn ào nên lên tiếng hỏi:

            - What are you guys saying? I don’t understand. (Các vị đang nói
            chuyện gì vậy? Tôi không hiểu. BT)

            Bà bán hàng lặng im, bà không biết phải trả lời ông Mễ ra sao, bà đưa
            mắt nhìn bà khách bánh tiêu như nhờ bà nói giúp. Bà khách bánh tiêu
            quay sang ông Mễ giải thích:

            - We are talking about this man. He bought too much food, but he has
            no money to pay. What can we help you, sir? Do you need to buy
            anything? (Chúng tôi đang nói về anh chàng này. Anh ta lấy quá nhiều
            đồ ăn nhưng không có tiền trả. Chúng tôi có thể giúp gì, thưa ông. Ông
            có cần mua gì không ạ?. BT)

            Ông Mễ lắc đầu:

            - No, I don’t need anything. I promised to buy this man dinner. Just
            give him the food he wants. I will pay. (Không, tôi không cần mua gì.
            Tôi đã hứa sẽ mua bữa tối cho anh này. Bà hãy đưa đồ ăn cho anh ấy.
            Tôi sẽ trả tiền. BT)

            Bà khách bánh tiêu quay lại nói với bà bán hàng:

            - Ông Mễ nói ổng trả tiền cho người này.

            Bà bán hàng há hốc miệng nhìn người khách Mễ, nhưng vẫn chưa chịu đưa
            mấy gói thức ăn cho người khách homeless. Bà khách bánh tiêu nhắc lại:

            - Ông Mễ nói dì đưa đồ ăn cho người ta, ổng trả tiền.

            Bà bán hàng luống cuống thả hai gói thức ăn và bịch nước trên quầy.
            Người khách homeless nhanh tay chộp lấy rồi phóng nhanh ra cửa.

            Tôi ngạc nhiên nhìn ông Mễ, người đã rộng lòng chia chén cơm chiều nay
            cho người homeless. Ông chừng khoảng trên dưới bốn mươi tuổi thôi,
            khuôn mặt trắng trẻo, thân hình thon gọn, mạnh khỏe, nhưng hình như là
            hơi bị tật ở chân, vì ông phải nhờ vào chiếc gậy chống trên tay trong
            mỗi bước đi khập khễnh. Ông vừa cầm tiền thối lại vừa cau mày hỏi:

            - What is going on? Why was there so much commotion in here? Why
            didn’t she give the food to the customer? (Có chuyện gì đang xảy ra
            vậy. Sao ồn ào thế? Sao bà ta không đưa thức ăn cho khách?. BT)

            Một lần nữa bà khách bánh tiêu phải trả lời giúp bà bán hàng:

            - Because the saleswoman did not know who would pay for the food.
            That man is homeless, you know. (Bởi vì bà ấy không biết ai sẽ trả
            tiền đồ ăn. Anh chàng này là dân lang thang mà, ông thấy đấy!. BT)

            Tôi thêm vào:

            - That man ordered too much food for one person to eat. The
            saleswoman was just afraid that the homeless man was taking advantage
            of the people who were trying to help him. (Anh ta yêu cầu quá nhiều
            đồ ăn mà một người có thể ăn được. Bà bán hàng e ngại ông ta lợi dụng
            những người có lòng tốt. BT).

            Ông Mễ lắc đầu nói:

            - It’s ok. We still have jobs, we still have money. It is good that
            we can share with the less fortunate. We do whatever our heart says.
            How people act is their business. Don’t judge them if we don’t know
            their circumstances. Maybe he got more food because he wanted to save
            some for tomorrow, or perhaps to share with those who are in the same
            boat. (Không sao mà. Chúng ta vẫn còn có việc làm. Chúng ta vẫn còn có
            tiền. Chia sẻ cho những người có số phận không may là điều tốt. Chúng
            ta làm những điều mà trái tim mách bảo. Còn họ cư xử thế nào đó là
            việc riêng của họ. Đừng kết tội họ nếu ta không biết rõ tình trạng
            người ta thế nào. Có thể anh ấy lấy nhiều đồ ăn vì muốn để dành cho
            ngày mai hoặc có thể để chia cho những người cùng cảnh ngộ. BT)


            Nói xong, ông Mễ chống gậy chậm chạp bước khỏi quán hàng. Tôi, bà
            khách bánh tiêu, và bà bán hàng, đứng yên không nói được lời nào. Sự
            im lặng bao trùm lấy chúng tôi mãi đến mấy phút sau, khi bà bếp đem
            mấy phần bánh xèo ra để lên quầy hàng trước mặt, chúng tôi mới hết nỗi
            bàng hoàng.

            Tôi với tay lấy túi thức ăn của mình, trả tiền rồi chào bà khách bánh
            tiêu đi ra xe. Tôi kể cho Thảo nghe chuyện người Mễ trả tiền cơm cho
            người homeless Việt Nam. Thảo gật gù khen:

            - Ông Mễ đó thiệt hay nghen.

            Suốt một quãng đường về tôi im lặng nghĩ lại chuyện vừa xảy ra trong
            quán hàng cơm chỉ. Tôi cảm thấy có chút hổ thẹn vì mình đã không có
            được một tấm lòng quảng đại như ông Mễ đó, một người khác chủng tộc đã
            giúp đỡ người đồng hương của tôi. Tôi đã không nghĩ đến cái việc nhỏ
            nhoi tôi có thể làm là mua cho người đồng hương khốn khổ đó một phần
            cơm. Không những thế, tôi còn có những ý nghĩ coi thường người khách
            homeless vì... trẻ mà không chịu tìm việc đi làm, chỉ biết sống nương
            nhờ vào người khác, vì... người gì đâu mà....

            Tôi ngượng ngùng khi nhớ lại thái độ của mình khi đã cố tình bước lùi
            xa thêm một chút nữa, để “rộng chỗ” cho người đồng hương homeless khỏi
            “đụng chạm” vào tôi trong lúc anh lăng xăng chạy từ quầy hàng sang tủ
            nước. Ừ nhỉ, tại sao tôi lại nông nổi đến thế? Tôi không nghĩ được như
            ông Mễ: “Đừng xét đoán người khi không biết rõ hoàn cảnh của họ”.

            Tại sao tôi không băn khoăn tự hỏi, biết đâu những người homeless này
            có những cái khó khăn mà họ đang phải phấn đấu để vượt qua?

            Tại sao tôi không nghĩ là có thể vì một lý do nào đó nên họ không có
            cơ hội để tìm kiếm, giữ vững được công việc làm? Cũng có thể vì tuổi
            trẻ lầm lỡ, nên họ đã vướng mắc vào vòng lao lý, rồi vì cái quá khứ
            đen tối đó đã đưa họ vào tình cảnh hôm nay? Cũng có thể vì thất cơ lỡ
            vận nên họ mới trở thành homeless, không có một chốn nương thân, không
            biết ngày mai có gì ăn để sống?!

            Ông Mễ tôi gặp chiều nay cao thượng quá, có một trái tim to lớn quá.
            Ông giúp người mà không cần biết là có bị lợi dụng hay không. Ông cũng
            chẳng quản ngại là cái người được ông giúp không cùng chung một quê
            hương, xứ sở với ông. Tôi cũng cầu mong cho người homeless Việt Nam
            trẻ đó có thể thoát qua cơn đói nghèo hôm nay và sau này anh cũng sẽ
            bắt chước ông Mễ ngày nào, đem bát cơm Phiếu Mẫu chia cho những người
            bất hạnh hơn anh.


            Bảo Trân
            Last edited by Luctuan; 11-24-2011, 08:22 PM.

            Comment


            • #21
              Chuộc lương tâm



              Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

              Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ !” Mẹ tôi trả lời: “Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con ?” Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: “Con cần đồng hồ làm gì thế hả ?”

              Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: “Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp.” Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý; thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

              Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng. Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

              Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: “Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy ! Thôi, mẹ về đây.”

              Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: “Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ ?” Mẹ tôi trả lời: “Bố mày bán máu lấy tiền đấy !”

              Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi ? Trời ơi ! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa. Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

              Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng. Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: “Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé !” Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể. Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

              Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lỵ xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

              Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: “Chiếc đồng hồ vẫn còn đây.”Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !

              Tôi kinh ngạc hỏi: “Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ ?” Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: “Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy !” Tôi hỏi tiếp: “Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ ?” Thầy bảo: “Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người.”


              Lý Tử
              Last edited by Luctuan; 11-24-2011, 08:23 PM.

              Comment


              • #22
                Người Tình Của Cha



                Cha tôi nói, trong gia đình, quan trọng là người đàn bà. Giữ được êm ấm hay đổ vỡ cũng là do người đàn bà.

                Mẹ tôi mất cách nay đã 10 năm. Kể từ ngày ấy, cha chưa một lần rời khỏi cái tổ ấm chứa đựng 50 năm hạnh phúc với 10 đứa con “trứng gà, trứng vịt” của cha mẹ. Cha bảo, cha không muốn đi đâu khi không có mẹ.

                Ấy vậy mà vừa rồi thằng Út gọi điện: “Cha nói muốn lên Sài Gòn thăm con cháu một chuyến”. Tụi tôi thấy lo lo. Người ta hay nói, một người già bỗng dưng muốn đi thăm bạn bè, thân hữu, cháu con thì chắc chắc sẽ có thay đổi lớn. Dù vậy, nghe bảo cha chịu đi chơi thì mấy anh em tôi rất mừng, vội vàng mướn xe về đón cha lên. Mấy anh em phân công nhau: cha ở với mỗi đứa 1 tuần. Cứ thế mà xoay tua. Nếu hết tua mà cha vẫn còn muốn ở chơi thì bắt đầu làm lại tua thứ hai. Thỏa thuận xong đâu đấy rồi vậy mà bỗng dưng cha đổi ý: “Cha ở với vợ chồng con Bảy. Trước nay con Bảy nấu ăn giống mẹ, cha vừa miệng nhất”.

                Vậy là tôi, con Bảy cuống quýt dọn dẹp nhà cửa để đón cha về. Biết ý cha, ngày nào tôi cũng hỏi: “Hôm nay cha muốn ăn gì để con mua?”. Cha bảo: “Cha lớn tuổi rồi, ăn uống bao nhiêu đâu, gì cũng được”. Tuy cha nói vậy nhưng ngày nào tôi cũng cố gắng đổi món. Hôm thì cá rô kho tộ, bữa thì tôm kho tàu, thịt ba rọi nướng; bữa thì tôi nấu bánh canh, bún bò cho cha ăn... Theo thói quen, hôm nào tôi cũng chờ cha gắp vài đũa rồi hỏi: “Cha ăn được không cha?”. Cha gật đầu: “Con là đứa biết ý cha nhất”. Thấy vậy, 2 thằng con tôi cũng bắt chước. Mỗi khi lên bàn ăn, tụi nó lại tranh nhau hỏi: “Ông ngoại, ngon không ông ngoại?”. Cha tôi xoa đầu hai thằng cháu: “Ngon. Nhưng mẹ con nấu không giống bà ngoại nấu...”.

                Sau câu nói, tôi thấy mắt cha rơm rớm. Có lẽ cha nhớ mẹ. Mấy chục năm vui buồn, tôi chưa bao giờ nghe cha mẹ nặng lời với nhau. Cha không bao giờ kêu mẹ bằng “bà” mà gọi bằng “mẹ sắp nhỏ”. Cha kêu như thế dù “sắp nhỏ” của cha mẹ có đứa đã ngót nghét năm mươi tuổi.

                Mãi sau này khi mẹ mất, cha mới kể, lúc đầu, khi ông bà nội đi hỏi cưới mẹ cho cha, cha chê mẹ xấu nên đã bỏ đi biệt xứ. Hơn 3 năm sau, cha trở về, thấy mẹ vẫn còn ở vậy. Lân la làm quen, chuyện trò cha mới phát hiện mẹ là một cô gái hiền lành, đảm đang, hiếu thảo. Cha hỏi, sao mẹ chưa chịu lấy chồng thì mẹ trả lời: “Lấy người bạc bẽo như anh thì thà ở vậy còn hơn”. Lúc đó, cha trở ngược năn nỉ mẹ ưng lấy cha. Năn nỉ riết, mẹ cũng xiêu lòng nhưng giao hẹn: “Lấy tui rồi thì không được lẹo tẹo với mấy đứa xóm trên nghen. Anh mà có gì với tụi nó thì tui chết trước bỏ anh đó”. Cha nghe vậy thì mừng húm vì “mấy đứa xóm trên” đã đi lấy chồng hết trơn rồi.


                Vậy là cha mẹ thành vợ thành chồng. Rồi mẹ sinh anh Hai, anh Ba, chị Tư, chị Năm, chị Sáu, con Bảy là tôi và các em Tám, Chín, Mười, Út. Sau này, có những lúc nhà gặp khó khăn, chúng tôi cứ hay cật vấn: “Sao cha mẹ đẻ chi mà nhiều vậy?”. Mẹ cười hiền lành: “Đẻ cho sạch ruột thì thôi chớ có biết gì đâu mà kế hoạch như bây giờ?”.

                Cái chuyện cha mẹ đẻ tới 10 đứa con cứ bị chúng tôi đem ra làm đề tài bàn tán mỗi khi có dịp vui vầy. Đứa nào cũng nghĩ, chắc cha mẹ hạnh phúc lắm mới cho ra nhiều con như thế! Mãi sau này, trong một lần anh em tụ tập, anh Hai mới kể lại một câu chuyện mà nghe xong đứa nào cũng ôm bụng cười lăn, cười bò. Chẳng biết anh Hai có thêm thắt hay không nhưng anh cam đoan là “nghe dượng Chín kể sao, anh kể lại i sì...”.

                Lần đó mẹ sanh chị Năm được non tháng thì nghe tin cha có vợ bé. Tối tối hai người ngủ với nhau dưới ghe đậu ngoài vàm kinh. Chả là cha tôi buôn trái cây đường dài từ miền Tây lên thành phố, hay chở trái cây đi Sài Gòn bằng ghe mà. Lần đó cha đi 2 ngày thì có người báo cha chưa đi, còn neo ghe ngoài vàm để lên thêm hàng. Họ còn nói, thấy có người phụ nữ thấp thoáng trong mui ghe. Nghe vậy thì mẹ lên cơn ghen. Cái thói thường đàn bà, hễ đụng tới chuyện chồng chung thì đã “ba máu, sáu cơn”, cỡ nào cũng phải bắt tận tay, day tận mặt.


                Nửa đêm hôm đó, mẹ mượn chiếc xuồng, bơi ra chỗ cha đậu ghe. Mẹ hành sự êm đến nổi chẳng ai hay biết. Mẹ bò vô mùng rồi mà cha vẫn ngủ say như chết. Bắt gặp tại trận cha với người đàn bà khác, mẹ suýt ngất đi nhưng rồi mẹ bình tĩnh quơ hết quần áo của hai người rồi lia đèn pin vào mặt họ. Khi nhận ra tình thế hiểm nghèo, cha năn nỉ mẹ tha cho và hứa không bao giờ tái phạm. Mẹ chỉ vào mặt cha: “Ông ngồi yên đó, để tui dạy cái đứa dám giựt chồng tui”. Cha sợ thì ít, mà lo mẹ bị lên cơn sản hậu thì nhiều nên ngồi im re.

                Mẹ đưa trả quần áo cho người phụ nữ kia, bảo chị ta mặc vào rồi nằm xuống. Chị ta răm rắp làm theo. Mẹ nhịp nhịp cái roi tre thủ sẵn lên mông chị ta: “Nè, cô có biết anh Tám là chồng tui không? Biết hả? Biết sao còn dám rù quến? Đàn ông nào cũng có thói trăng hoa, không ít thì nhiều. Chồng tui không có lỗi. Ảnh mà hư hỏng là tại cô dụ dỗ. Cái thứ đàn bà lăng loàn, hư thân mất nết. Tui đánh cô 20 roi cho cô chừa”. Người phụ nữ kia run lẩy bẩy nhưng không dám trả treo. Còn mẹ tôi thì chỉ nói được vậy rồi... xỉu!

                Ấy vậy mà từ đó về sau, cha một lòng, một dạ, không bao giờ dám léng phéng nữa... Thế nên, sau khi mẹ mất, dù đã 10 năm nhưng bữa cơm nào cha cũng xới một chén cơm cho mẹ và rủ rỉ: “Mẹ sắp nhỏ về ăn cơm với tui”. Đã mấy lần chúng tôi bảo cha thôi đừng cúng nữa để mẹ siêu thoát thì cha nhất định không chịu...

                Cha ở chơi được một tuần thì anh Hai nhớ ra: “Cha rất thích bánh xèo. Anh em mình dẫn cha đi ăn bánh xèo đi”. Vậy là anh Hai làm chủ xị bữa tiệc bánh xèo ở cái quán nổi tiếng của thành phố. Đến nơi, chúng tôi gọi đủ thứ bánh xèo: hải sản, nấm, thập cẩm, củ hủ dừa... Khi người ta bưng bánh xèo thơm phức, giòn rụm ra, cha ngắt một miếng cho vào miệng rồi lấy đũa vạch cái bánh xèo ra săm soi: “Bánh xèo gì lạ lùng vậy?”. Cha chê bánh mỡ dầu nhiều, nhân bánh “hỏng giống ai”. Đặc biệt, bột bánh vừa bỡ, vừa nhạt, vừa hôi vì cho nhiều bột nghệ được pha chế sẵn...

                Biết cha nhớ bánh xèo mẹ làm nên mấy chị em chúng tôi quyết định phải tự tay đổ bánh xèo cho cha ăn. “Cha có ăn uống bao nhiêu đâu mà làm chi cho cực vậy?”. Tuy cha nói vậy nhưng chúng tôi biết cha rất vui. Tôi ngâm gạo rồi đi mướn người ta xay chớ không làm bằng bột pha sẵn bán ngoài tiệm. Lúc pha bột, cha ngồi kế bên chỉ dạy: cho vào bột nước cốt dừa vừa phải, đậu xanh cà ngâm một đêm cho tróc vỏ rồi đãi sạch nấu mềm, hành hương xắt nhuyễn, lòng đỏ trứng, muối, đường, chút nước nghệ tươi rồi nêm nếm vừa ăn. Nhân bánh thì chỉ có thịt vịt bằm nhuyễn xào vừa ăn, tép bạc, củ sắn, nấm rơm. Riêng món rau ăn kèm thì thật hoành tráng: Anh Hai lùng sục khắp nơi để mang về nào là đọt chiết, đọt xoài, bằng lăng, húng quế, đinh lăng, lá cách; cộng với diếp cá, sà lách, tần ô, rau thơm, húng lủi, cải bẹ xanh... Chị Năm còn cất công đi mượn về cái chảo gang và cái bếp than.

                Kể ra như vậy để mọi người thấy là anh em tôi đã chuẩn bị bữa tiệc bánh xèo cho cha chu đáo như thế nào. Tôi lại được tín cẩn giao nhiệm vụ đổ bánh xèo. Trước khi làm thật, tôi đã “xé nháp” cả chục lần để canh sao cho được cái bánh xèo giòn rụm ngoài rìa nhưng phía trong không bị khét, nhân bánh rãi đều để gắp miếng bánh chỗ nào cũng có thịt vịt, có tép, có đậu xanh... Cha ăn được non cái bánh rồi gật gù: “Cũng khá đó con nhưng vẫn chưa bằng mẹ”.

                ... Ngày cuối cùng trước khi cha về lại quê, anh em chúng tôi họp mặt đầy đủ. Dâu rể, con cháu gần ba chục người, ngồi chật nhà anh Hai. “Cha yếu rồi, không biết có còn lên chơi với con cháu được nữa không. Có điều cha muốn nói với tụi con là, đàn ông hay ham thích của lạ, thích bay nhảy nhưng cuối cùng cũng quay về nhà. Trong gia đình, quan trọng là người đàn bà. Giữ được êm ấm hay đổ vỡ cũng là do người đàn bà. Nói vậy không phải cha bao che cho mấy thằng rể hay anh Hai, anh Ba mà cha muốn nói với con Tư, con Năm, con Sáu, con Bảy, con Tám, con Chín, con Mười là phải rộng lượng, cái gì đáng nói thì nói, không đáng thì bỏ qua. Có như vậy gia đình mới êm ấm”.


                Chúng tôi lặng thinh. Cha cũng trầm ngâm hồi lâu rồi cất tiếng: “Nói vậy chớ cha cũng có lỗi với mẹ nên mẹ mới bỏ cha mà đi sớm như vậy”. Nói rồi cha lại rơm rớm nước mắt. Năm nay cha đã tám mươi tư tuổi rồi mà hình như trong tim cha, không có ai ngoài mẹ...


                Tuyết Anh
                Last edited by Luctuan; 11-24-2011, 08:24 PM.

                Comment


                • #23
                  Người lính cứu hỏa tí hon



                  Tại thành phố Calgary tỉnh bang Alberta (Canada), một bà mẹ trẻ 26 tuổi đau khổ nhìn đứa con trai mới 6 tuổi đầu thật dễ thương và cũng rất tội nghiệp đang chết lần mòn vì chứng bệnh ung thư máu ở giai đoạn cuối cùng. Trên cõi đời nầy, chắc không có danh từ nào đau thương ngậm ngùi cho bằng hai chữ “cuối cùng”.

                  Mặc dù tâm tư rối bời tan nát nhưng người phụ nữ trẻ vẫn quyết tâm phải làm một cái gì đó cho đứa con bất hạnh của nàng trước khi cháu ra đi. Như muôn ngàn bậc cha mẹ khác, nàng mong con mình lớn lên và thành đạt những ước vọng trong đời nhưng giờ đây thì mơ ước kia đã tan thành mây khói vì chứng bệnh ung thư oan nghiệt. Tuy thế nàng vẫn muốn cho giấc mơ của con mình thành sự thực .


                  Cầm lấy tay con nàng âu yếm hỏi:
                  - Billy, có bao giờ con mơ ước và mong muốn khi lớn lên con sẽ làm gì hay không?
                  - Mẹ ơi! Con luôn ôm mộng trở thành người lính cứu hỏa.
                  Bà mẹ trẻ nhìn con mỉm cười:
                  - Được rồi con. Để xem chúng ta có thể làm cho mơ ước con thành sự thật.

                  Ngay sau đó, nàng tới sở cứu hỏa địa phương gần nhà ở Calgary để gặp chàng lính cứu hỏa Bob, người có trái tim bao la như tỉnh bang Alberta . Nàng trình bày ước muốn cuối cùng của con trai mình và hy vọng là Billy sẽ được ngồi trên xe cứu hỏa đi một vòng phố.
                  Bob trả lời ngay:
                  - Được chứ! Chúng tôi sẽ làm hơn thế nữa. Vậy bà cứ chuẩn bị cho cháu nó sẵn sàng lúc 7:00 giờ sáng thứ tư , chúng tôi sẽ giúp cháu trở thành người lính cứu hỏa danh dự trong suốt một ngày. Cháu sẽ sinh hoạt trong trạm cứu hỏa, ăn uống chung với chúng tôi, đi công tác khi có kêu gọi cấp cứu... Ngoài ra, nếu bà cho chúng tôi biết kích thước của cháu, chúng tôi sẽ may cho cháu một bộ đồng phục lính cứu hỏa thực sự với nón đồng có huy hiệu Sở Cứu Hỏa Calgary, cộng thêm những sọc vàng chói trên đồng phục và đôi giày cao su. Hảng sản xuất đồ trang bị cũng gần đây để chúng tôi kịp đặt hàng.

                  Ba ngày sau, Bob đến đón Billy, trang phục đầy đủ cho cậu và hộ tống cậu từ nhà thương ra tới xe cứu hỏa ngay chỗ khóa cài và thang leo.
                  Billy ngồi đàng sau và phụ điều khiển xe về trạm cứu hỏa. Trong ngày đó có ba lần gọi cấp cứu và cậu đều được tháp tùng trong cả ba. Cậu ngồi trên xe cứu hỏa, xe hồng thập tự và cả xe của xếp cứu hỏa. Cậu còn được thâu hình trên bản tin địa phương.

                  Mơ ước đã thành hiện thực với tất cả tình yêu thương và sự ân cần của những người chung quanh đã như ánh hào quang soi sáng làm cậu sung sướng xúc động tới độ đã kéo dài cuộc sống thêm 3 tháng hơn sự dự liệu của tất cả các bác sĩ.

                  Nhưng con người không ai vượt qua được định mệnh, một đêm buồn nọ, Billy bắt đầu hấp hối và bà y tá trưởng, người luôn tin tưởng theo ý niệm là tại nhà vĩnh biệt , không một ai đáng chết trong cô đơn nên bà bắt đầu gọi thân nhân cậu bé xấu số vào nhà thương gấp. Sau đó bà sực nhớ lại cái ngày mà Billy sống trọn vẹn vai trò người lính cứu hỏa nên bà vội vả gọi giám đốc Sở Cứu Hỏa hỏi xem họ có thể gởi ngay một nhân viên trong đồng phục tới nhà thương với Billy trong khi cậu đang chết lâm sàng.

                  Vị giám đốc trả lời ngay:
                  - Chúng tôi sẽ làm tốt hơn thế nữa. Chúng tôi sẽ có mặt tại nhà thương trong vòng năm phút. Nhưng xin bà giúp giùm tôi một việc. Đó là khi bà nghe tiếng còi hụ và đèn chớp thì xin bà thông báo trên hệ thống phóng thanh là không có cháy nhà gì hết. Đó chỉ là sở cứu hỏa tới gặp một trong những nhân viên tuyệt vời nhất một lần cuối cùng nữa thôi. Và cũng xin bà mở rộng cửa sổ căn phòng của Billy.

                  Độ năm phút sau, một chiếc xe cứu hỏa trang bị khóa cài thang leo tới nhà thương và cầu thang được bắt lên một cánh cửa sổ đang mở rộng trên lầu 3. Rồi thì 16 lính cứu hỏa lần lượt leo lên thang vào phòng của Billy. Với sự đồng ý của mẹ cậu, họ lần lượt ôm cậu vào lòng thật lâu trong ngậm ngùi và nói với cậu rằng họ yêu thương cậu vô vàn.


                  Qua hơi thở hấp hối, Billy mệt mỏi nhìn vị giám đốc nói:
                  - Thưa ông giám đốc! Cháu đã thực sự là người lính cứu hỏa rồi phải không?
                  Vị giám đốc dịu dàng trả lời:
                  - Đúng vậy Bill! Cháu quả là lính cứu hỏa, và đấng tối cao Jesus đang cầm tay cháu đó.
                  Nghe tới đây, Billy mỉm cười nói:
                  - Cháu biết rồi. Chuá Jesus đã cầm lấy tay cháu suốt ngày nay và có cả các thiên thần đang ca hát.

                  Thế rồi cậu nhắm đôi mắt lại…một lần cuối cùng mang hình ảnh người lính cứu hỏa tí hon đi về vùng miên viễn…


                  Nguyen Tran phỏng dich
                  Last edited by Luctuan; 11-24-2011, 08:24 PM.

                  Comment


                  • #24
                    Đoạn kết một chuyện tình


                    Ngày đẹp trời, một cặp vợ chồng khoảng trên 60 tuổi đến văn phòng luật sư. Họ muốn làm thủ tục ly hôn. Cũng vẫn là một Chuyện Tình


                    Lúc đầu vị luật sư vô cùng ngạc nhiên, nhưng sau khi nói chuyện với đôi vợ chồng, ông đã hiểu đầu đuôi câu chuyện. Trong 40 năm chung sống, cặp vợ chồng này luôn cãi nhau và dường như chẳng bao giờ quyết định gì cho đúng đắn. Họ chịu đựng nhau đến bây giờ là vì các con. Bây giờ con cái của họđã lớn, đã có gia đình riêng, nên hai vợ chồng già không còn điều gì lo lắng nữa.

                    Họ muốn được tự do sau những năm tháng dài không hạnh phúc. Cả hai vợ chồng đều đồng ý ly hôn. Hoàn tất thủ tục ly hôn cho cặp vợ chồng này là điều không dễ vì tình sâu nghiã nặng. Vừa ký xong giấy tờ, người vợ già vừa nói với chồng: “Tôi thực sự yêu ông, nhưng tôi không thể chịu đựng hơn được nữa. Tôi thành thật xin lỗi”.“Không sao, tôi hiểu.”, ông chồng già đáp lại.

                    Nhìn cảnh này, ông luật sưđề nghị mời hai vợ chồng một bữa cơm tối. Người vợ trả lời: “Sao lại không? Dù ly hôn, ta vẫn sẽ là bạn cơ mà”. Bên bàn ăn, bầu không khí im lặng, nặng nềđến khó thở.Món ăn đầu tiên được mang ra là món gà quay. Người chồng lập tức gắp một miếng đùi gà cho vợ: “Bà ăn đi, đây là món bà ưa thích.”

                    Nhìn cảnh này, vị luật sư nghĩ “vẫn còn cơ hội cho họ hàn gắn lại”. Không ngờ người vợ cau mày, đáp lại: “Đây là vấn đề. Ông luôn chủ quan quá nên không bao giờ hiểu được tư tưởng của tôi. Ông không biết tôi ghét đùi gà chừng nào à?” Điều người vợ không nhìn thấy được là trong bao nhiêu chung sống, người chồng luôn luôn cố gắng làm vui lòng bà, dù là người thiếu nhận xét hay khéo léo. Bà không biết là đùi gà là món yêu thích nhất của ông, cũng như ông không biết bà ghét đùi gà. Dù ông chỉ muốn dành những miếng ngon nhất theo khẩu vị của ông, nhường những thứ tốt nhất cho bà, bà chưa bao giờ cảm nhận được là ông hiểu bà. Đêm hôm đó, cả hai ông bà đều không ngủ được.

                    Sau nhiều giờ trằn trọc, người chồng không thể chịu đựng nỗi nhớ nhung nữa. Ông hiểu rằng ông yêu bà và không thể sống thiếu bà. Ông muốn van bà quay trở lại làm vợ chồng. Ông muốn xin lỗi, muốn nói “Anh yêu em” thật nhiều. Ông nhấc điện thoại lên và bấm số của bà. Tiếng chuông reo không ngừng, nhưng bà không nhấc. Ông lại cố gắng bấm máy, suốt tối. Đầu bên kia, bà vợ cũng rất buồn. Bà không hiểu điều gì đã xẩy ra trong những năm tháng sống cùng nhau. Sau 40 năm, ông ấy vẫn chẳng hiểu bà.

                    Bà vẫn yêu ông nhưng bà không thể chịu đựng cuộc sống tẻ nhạt như thế nữa. Mặc cho chuông điện thoại reo liên hồi, bà không thèm trả lời, dẫu biết rằng người gọi là ông. Bà tự nghĩ: “Nói làm gì nữa khi mọi chuyện đã xong xuôi hết rồi. Mình quyết định ly hôn mà. Bây giờ đâm lao thì phải theo lao, nếu không mất mặt lắm”. Chuông điện thoại vẫn cứ reo rồi bà quyết định tháo dây điện thoại ra. Trong khi đầu bận suy nghĩ rối bời , bà quên bẵng đi là ông bịđau tim…

                    Sáng hôm sau, bà nhận được tin ông qua đời. Như một người mất trí, bà lao thẳng đến căn nhà của ông, để nhìn thấy thân thể ông trên chiếc divan, tay vẫn giữ chặt máy điện thoại. Ông buồn bã, thất vọng suốt đêm khi bà không cho cơ hội tỏ nỗi lòng và tim ông đã buông suôi. Bà đau đớn vì hối hận. Một cảm giác mất mát quá lớn bao trùm lấy tâm khảm bà.

                    Khi thanh toán tài sản của ông, bà tìm thấy trong ngăn kéo một hợp đồng bảo hiểm ông ta đã mua cho bà, từ ngày họ cưới nhau. Kèm vào đó, là một lá thư: “Gửi người vợ thân yêu của anh. Lúc em đọc lá thư này, chắc hẳn anh không còn trên cõi đời này nữa. Anh đã mua bảo hiểm này cho em, anh hy vọng nó có thể giúp anh thực hiện lời hứa của mình khi chúng ta lấy nhau. Đến khi anh không còn ở bên cạnh để chăm sóc cho em nữa thì mong số tiền này có thể giúp anh tiếp tục đùm bọc cho em. Đó là điều anh ước nguyện sẽđược làm suốt cuộc đời anh. Anh sẽ mãi mãi bên em và yêu em thật nhiều”. Nước mắt bà tuôn chẩy hai hàng. Bà cảm thấy yêu ông hơn bao giờ hết. Bà muốn nói vạn lời xin lỗi, muốn nói ngàn lời yêu thương nhưng ông không còn nghe được nữa.


                    Minhha
                    Last edited by Luctuan; 11-24-2011, 08:25 PM.

                    Comment


                    • #25
                      Mẹ hy sinh cứu con


                      Một phụ nữ trẻ đã hy sinh thân mình để che chở và bảo vệ đứa con nhỏ của cô trong trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản hồi tháng 3. Có một tin nhắn trên màn hình, viết:
                      “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.



                      Câu chuyện xúc động này đang lan truyền khắp thế giới mạng, khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.

                      Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.

                      Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.

                      Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: “Một đứa bé! Có một đứa bé!”.

                      Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.

                      Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.

                      Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt:

                      “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.
                      Last edited by hung45qs; 12-11-2012, 07:55 PM.

                      Comment


                      • #26
                        CHỈ BIẾT NGẬM NGÙI...


                        Trong chuyến viếng thăm tiểu bang Utah, tôi đi thăm hầu hết các thắng cảnh nơi đây.
                        Thủ phủ của tiểu bang là Salt Lake City. Hồ nước mặn Great Salt Lake rộng mênh mông nằm trong vùng đồi núi Rocky Mountains cao hàng ngàn bộ cách mặt biển. Ðộ muối trong nước cao gấp năm lần nước biển đại dương. Một kỳ công của Thượng Ðế đã ưu đãi cho vùng đất cao nguyên này.


                        Utah còn là Thánh địa của đạo Mormon, đang phát triển rất mạnh. Ðến Utah không thể không đến viếng Mormon Temple. Một thắng cảnh, một kỳ quan có chiều dài lịch sử gắn liền với sự khai khẩn, xây dựng và phồn thịnh của Utah. Ðạo Mormon (Mạc Môn) còn tên gọi khác là Ðạo LDS viết tắt của chữ Latter Day Saints, có nghĩa là Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Jesus Christ (The Church of Jesus Christ of Latter Day Saints). Ðền thờ trung tâm có sáu ngọn tháp cao chót vót xây dựng suốt bốn mươi năm mới hoàn thành. Trung tâm giáo hội (Temple Square) trải rộng 35 mẫu Anh là một quần thể kiến trúc vĩ đại, tân kỳ, lộng lẫy và trang nghiêm. Trên đỉnh tháp đền thờ (Temple Of The Lord) cao vút là tượng một người đàn ông bằng vàng đứng thổi kèn. Ðây là tượng của vị thiên sứ ánh sáng Moroni hiện ra vào ngày 21 tháng 9 năm 1823. Ngài soi dẫn cho tiên tri Joseph Smith đương thời biết nơi chôn giấu biên sử cổ xưa. Sách ấy chứa đựng trọn vẹn Phúc Âm vĩnh cửu do chính Ðấng Cứu Rỗi đã ban cho các dân tộc. Từ đó, kinh sách Mormon được dịch và viết ra dựa vào bảng khắc bằng vàng (Gold Plates) chôn cất trên đồi Cumorah gần làng Manchester thuộc tỉnh hạt Ontario, tiểu bang New York từ năm 421 sau Thiên Chúa. Toàn bộ sách Mormon là lời rao giảng của Chúa Jesus Christ giữa người Nephites không lâu sau khi Chúa phục sinh. Ngài tiên tri Joseph Smith còn được Chúa khải thị viết nên tập Giáo Lý và Giao Ước.

                        Luật tiểu bang Utah không cho mở sòng bài và các hình thức đánh bạc công cộng. Các chợ chỉ bán bia với nồng độ 3 phần trăm. Kết hợp với "Lời Thông Sáng" của đạo Mormon, đạo hữu không cờ bạc, không hút thuốc, không uống các loại nước có ga và có màu khiến cho đời sống nơi đây yên bình hơn, ít tội phạm hơn so với tình trạng chung trên đất Mỹ. Và có thể nói là môi trường thích hợp cho tuổi thơ được nuôi dưỡng và lớn lên trong nếp sống trong lành.


                        Tôi đi theo đoàn người vào thăm khu Temple Square. Dọc theo lối đi là những luống hoa khoe màu rực rỡ. Mặt nước hồ nhân tạo được xây cao trên mặt đất nằm im phăng phắc như tấm gương vĩ đại phản chiếu lấp lánh ánh mặt trời. Các hình tượng điêu khắc đầy nghệ thuật và phong phú được trưng bày trên những bực thềm và dựng rải rác trong khuôn viên rộng lớn. Các chức sắc, những người truyền giáo và tín hữu làm công tác thiện nguyện trang phục vét-tông cà-vạt chỉnh tề. Họ có nhiệm vụ giữ trật tự, hướng dẫn và giải thích những điều mà khách thăm viếng và tín đồ hành hương cần tìm hiểu.

                        Tôi vừa bước lên khỏi bậc thềm khu nhà thờ Church Office Building, tòa cao ốc 26 tầng dùng làm trung tâm điều hành của giáo hội, chợt một thanh niên trong bộ vét-tông đen trông chững chạc và đạo mạo đến trước mặt tôi :
                        - Thưa, bác là người Việt ?
                        Tôi nhận ra là một thanh niên Việt Nam. Có lẽ đây là thầy Tư tế, một chức phẩm trong dòng đạo này làm công tác thiện nguyện vào ngày Chúa Nhật. Tôi đứng lặng nhìn người thanh niên đang đứng trước mặt tôi có khuôn mặt giống người bạn của tôi năm xưa khi ở chung trong trại tù sau năm 1975. Sự bàng hoàng trải qua mấy phút đồng hồ, tôi mới thốt nên lời:
                        - Vâng, tôi là người Việt. Xin lỗi cậu về sự thất thố đã đường đột nhìn cậu trong khung cảnh này. Có điều tôi cũng xin thú thật là cậu có khuôn mặt giống người bạn tôi hồi còn ở quê nhà.
                        Người thanh niên hướng dẫn tôi đi thăm khu Bảo tàng viện và Nghệ thuật gồm tranh ảnh và những bức tượng điêu khắc các vị Lãnh đạo (Presidents) và 12 Sứ Ðồ từ thời khai sáng đạo Mormon đến bây giờ.
                        - Này, cậu qua Mỹ năm nào? Tôi gợi chuyện, khi người thanh niên đứng lại đợi đoàn khách thăm viếng còn trụt lại sau.
                        - Thưa bác, cháu qua đây vào giữa năm 1992 theo diện HO cùng với mẹ cháu và một người chị được định cư ở tiểu bang Utah này ngay từ ngày đầu.

                        - Thế ba cậu đâu ?
                        - Ba cháu chết trong trại tù An Ðiềm .
                        - Ba cậu tên gì?
                        - Tôn Long Mỹ .
                        Tôi sửng sốt đến lặng người, rồi nhắc lại:
                        - Tôn Long Mỹ là cha ruột của cậu sao?
                        - Vâng ạ. Me cháu bảo ba chết lúc cháu mới ba tuổi.
                        - Cháu ơi, Tôn Long Mỹ là bạn của bác sống gần nhau suốt ba năm trong tù.
                        Người thanh niên đứng khựng lại nhìn tôi rồi thảng thốt kêu lên:
                        - Ba cháu là bạn cùng tù với bác? Ôi, quý hóa quá. Ðiều ước nguyện của me cháu là mong gặp được người nào đã chứng kiến cái chết của ba cháu trong tù. Thượng Ðế ơi ! ngài đã chuẩn nhận lời cầu xin của con và ngày hôm nay Cha trên trời đã mang đến cho gia đình con ân sủng của ngài. Con xin tạ ơn Chúa , Amen.

                        Người thanh niên ngẩng đầu lên:
                        - Thưa bác, tên cháu là Tôn Thất Trương Thuật. Cháu nghĩ bác không phải là người ngụ cư ở tiểu bang này vì vậy xin phép bác cho Me cháu được gặp mặt trong ngày mai. Có được không, thưa bác?
                        Tôi móc bóp lấy tấm danh thiếp của con trai tôi đưa cho Thuật:
                        - Ðây là số phôn và địa chỉ nhà con tôi. Qua đây chỉ để thăm con cháu và viếng cảnh, tôi chẳng có gì phải bận bịu. Me cậu muốn gặp tôi giờ nào cũng được, còn cả tuần nữa tôi mới quay về Cali.
                        * * *
                        Cuộc thăm viếng vẫn tiếp tục nhưng hình ảnh của Tôn Long Mỹ qua những năm tháng trong tù như một đoạn phim hiện ra trong trí nhớ của tôi:
                        Mỹ nhỏ hơn tôi 5 tuổi, vóc người tầm thước, khỏe mạnh và xốc vác. Tính tình thuần hậu, phóng khoáng. Anh rất sùng đạo Phật. Tuy nội quy cấm mọi hình thức có tính cách tôn giáo, nhưng Mỹ vẫn cố lén ăn chay vào ngày mồng Một và ngày Rằm âm lịch..

                        Ban giám thị trại chỉ định đội 3 phụ trách xây dựng chiếc cầu treo bắc qua dòng sông Côn để dân chúng làng Thượng và tù nhân có thể qua lại trong mùa nước lũ. Bên kia sông là cánh đồng rộng chạy dài đến tận chân đèo. Mỗi năm, tù phải sản xuất đủ ba mùa lúa. Mùa mưa thì tháo bớt nước ra, mùa nắng thì thay nhau đêm ngày tát nước lên đồng.

                        Hai bên bờ sông toàn là đất núi bị nước xoi mòn lâu ngày thành sông. Người ta chọn nơi có hai mô đất nhô ra là nơi hẹp nhất của dòng sông để bắc cây cầu đi qua. Những ngày đầu khởi công, đội làm cầu phải đào đất, đóng kè xây dựng hai môi cầu cho vững chãi để giữ chân bốn thanh đường ray xe lửa làm trụ chịu đựng sức trì kéo của cây cầu treo dài 80 mét.

                        Mùa lũ, nước chảy xiết đã khoét lõm sâu vào chân dọc hai bên bờ. Ðể nâng giữ khối đất phía trên khỏi bị sụp lở, tù phải xây những lớp đá vào chỗ lõm bên dưới. Ðang trong mùa nắng hạn mực nước sông xuống thấp tận cùng nên hai môi cầu là hai khối đất khổng lồ đứng chênh vênh bên bờ vực. Ðám tù hì hục đưa đá tảng lấp đầy khoảng trống dưới chân môi cầu.

                        Mỹ là tay thợ xây trong toán cất nhà cửa từ ngày vào tù. Cách làm việc của anh là tận lực, yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao mặc dầu anh chỉ là tù nhân. Mỹ có quan niệm : Bất cứ lãnh vực nào người sỹ quan Miền Nam phải thể hiện tài năng trước bọn cai tù. Ðừng để họ lấy cớ sự sai sót mà mạt sát lăng nhục mình. Chính vì thế mà anh nhận công việc nặng nề nhất là xây bệ đỡ cho khối đất bên dưới môi cầu.

                        Hàng trăm viên đá chẻ được một đội tù khác cung cấp chất đống trên mô đất dự định xây móng chân cầu. Sức nặng của đống đá cùng với sự hỏng chân của doi đất, khối đất trên đầu Mỹ bất ngờ đổ sụp. Mỹ bị chôn sống dưới khối đất khổng lồ. Bạn tù đã nổ lực đào bới để cứu anh. Nhưng, con người chỉ là sinh vật bằng xương bằng thịt làm sao chịu đựng nổi sức nặng hàng chục tấn của đất đá đè lên. Xác anh cuốn tròn mềm nhũn như con sùng. Nước mắt chúng tôi chảy ràn rụa. Lần đầu tiên người tù không che dấu dòng lệ của mình trước mặt bọn cai tù. Mỹ ra đi để lại nỗi đau đớn tận cùng cho người vợ trẻ và hai đứa con thơ.
                        - Thưa bác, đây là vị Tiên tri Joseph Smith được Chúa mặc khải viết ra Giáo Lý và Giao Ước. Cũng là vị Chủ tịch đầu tiên của Giáo Hội bầu ra tại một buổi họp của Hội Ðồng Thượng Phẩm trong ngày 24 tháng Chín năm 1834 tại Kirtland, Ohio.

                        Lời giới thiệu của Thuật làm tôi bừng tỉnh. Trước mặt tôi là bức tượng bán thân bằng đồng đỏ mà mắt tôi chỉ nhìn thấy thân thể của Mỹ đầy máu. Tất cả xương trong người anh từ đầu đến chân hầu như nát vụn. Thi hài anh khi được khiêng lên nó oằn xuống thoạt trông như một chiếc bao tời đựng thịt. Ðầu và mặt anh hoàn toàn bị biến dạng . Ðến đây, tôi không còn tinh thần và hứng thú để đi xem hết các công trình nghệ thuật trong viện bảo tàng nữa nên cáo từ Thuật ra về.

                        * * *
                        Sáng ngày hôm sau, tôi nhận được cú phôn của Thuật thật sớm mời tôi đến nhà hàng Mỹ Tiên vào lúc 12 giờ trưa, nhân tiện me của cậu xin phép được gặp mặt.
                        Tôi vừa đến cửa nhà hàng, Thuật đã vội vàng ra đón. Một phụ nữ mặc áo dài màu khói hương đứng dậy cúi đầu:
                        - Kính chào ông anh.
                        Tôi thật sự xúc động, khi Thuật giới thiệu đây là me của cậu. Khuôn mặt người đàn bà thanh tú, phúc hậu nhưng trong ánh mắt vương vất nỗi buồn. Tôi cúi đầu chào đáp lễ, rồi ngồi vào chiếc ghế đối diện mà Thuật vừa mới kéo ra mời.
                        - Thưa ông anh, giọng Huế nhè nhẹ, trầm buồn, người đàn bà tự giới thiệu:
                        - Em tên là Trương Thị Ngọc nghe cháu Thuật nói gặp được ông anh, người ở cùng chung trại tù An Ðiềm với ba nó. Em mừng lắm. Mặc dầu anh Mỹ mất đã gần 25 năm mà lòng em cứ phân vân, thắc mắc mãi khi nhận được giấy báo của trại tù rằng chồng em chết vì bệnh nhiễm trùng gan cấp tính. Trong khi đó đã hai lần em được anh ấy về báo mộng với khuôn mặt đầy máu me nhìn em trong đau đớn. Hình ảnh đó chưa phai mờ trong trí nhớ của em. Trước khi đi Hoa Kỳ, chúng em có đến trại An Ðiềm để xin dời mộ nhưng Ban Giám Thị trại không xác định được vị trí nơi chôn anh Mỹ, còn tù nhân toàn là lớp hình sự sau này. Cái nghĩa địa tù bị nước trên đỉnh núi cao đổ xuống xói mòn gần hết. Em vô cùng đau khổ, đến lúc ra đi mà chưa lo cho chồng được mồ yên mả đẹp. Hai đứa con em biết rõ niềm trăn trở đó, chúng nó luôn luôn cầu nguyện mong được gặp người biết rõ về cái chết của ba chúng. Cách đây hai đêm, em nằm mộng thấy nhà em về chùa. Trong cơn mơ em mừng quá chạy đến ôm anh ấy nhưng hình hài đó tan biến ngay. Không biết có phải đây là điềm báo của anh Mỹ rằng em sắp gặp được ân nhân. Em hy vọng ông anh biết rõ cái chết của chồng em và còn nhớ địa điểm mộ phần của anh ấy.

                        Người phụ nữ nói một mạch như trút cả nỗi lòng u ẩn bấy lâu nay. Tôi trân trọng trước lòng trung trinh tiết nghĩa của người vợ sống trọn đời thờ chồng nuôi con. Trước khung cảnh này đây, tôi không muốn khơi lại hình ảnh cái chết khủng khiếp của Mỹ. Tôi không muốn tạo thêm sự khủng hoảng trong lòng mỗi người. Vì thế, buộc lòng tôi phải lặng thinh xem như đồng lõa với sự dối trá của một chế độ luôn luôn che đậy sự thật và chối bỏ trách nhiệm của mình.

                        - Thưa chị, tôi lên tiếng. Cái chết của anh Mỹ, anh em tù chúng tôi đau lòng lắm. Ðời người chỉ một lần chết, tiếc rằng anh ra đi quá sớm. Phải chăng định mệnh đã an bài. Mong chị và các cháu thôi băn khoăn về nó nữa. Tôi vẫn còn nhớ chỗ chôn anh ấy trong nghĩa địa tù. Hứa với chị khi về lại Cali, tôi sẽ vẽ sơ đồ địa điểm ngôi mộ của anh Mỹ.

                        Khi tôi ngưng nói, bà lấy khăn thấm giọt lệ còn đọng lại trong khóe mắt, rồi tiếp lời:
                        - Thưa ông anh, nếu được, xin gởi cho em bản vẽ địa điểm mộ của anh Mỹ càng sớm càng tốt. Cuối năm này, cháu Thuật đi Việt Nam với phái đoàn thuộc "Hội Bạn Người Cùi Việt Nam" trụ sở ở Mỹ kết hợp với nhóm "Vòng Tay Bạn Bè" ở Hà Nội làm công tác thiện nguyện ủy lạo, giúp đỡ và chăm sóc cho những người mắc bệnh cùi. Nhân dịp này em sẽ theo cháu về dời mộ cho ba chúng nó .
                        Thuật đang ngồi yên trong góc bàn chăm chú nghe, tôi liền quay sang hỏi:
                        - Cậu về Việt Nam công tác bao lâu ?
                        - Cháu tình nguyện một năm.
                        - Sao lâu đến thế !
                        Bà mẹ tiếp :
                        - Cháu nó theo ngành Y, còn một năm cuối cùng thực tập trong bệnh viện ở tiểu bang này trước khi ra trường. Người yêu của nó là nữ sinh viên Việt Nam qua Mỹ du học. Chúng nó yêu nhau và dự tính sau chuyến đi này trở về sẽ tổ chức đám cưới tại đây. Thằng con em, nó sống cho tha nhân. Sẵn lòng dấn thân giúp đỡ cho người nghèo khổ, hoạn nạn dù bất cứ dân tộc nào. Hai chị em nó có cùng một quan điểm: “Thương người như thể thương thân.”
                        Tôi ngắt lời :
                        - Vậy hiện giờ cháu gái ở đâu?
                        - Cháu có chồng là một Mục Sư Tin Lành người Mỹ hiện ở Colorado. Trận thiên tai, bão lụt nào ở Việt Nam bị thiệt hại nặng nề là vợ chồng nó đều gởi về cả tấn áo quần, chăn mền do Thánh đường quyên góp.

                        Sau bữa cơm trưa tại nhà hàng, tôi từ biệt mẹ con Thuật ra về. Một tuần lễ sau tôi lên máy bay trở lại tiểu bang Cali. Ðể thực hiện điều mình đã hứa, tôi ôn lại vị trí của nghĩa địa tù An Ðiềm để vẽ cách nào đơn giản nhất mà gia đình của Mỹ có thể tìm được mộ anh dễ dàng. Tôi không tưởng tượng được hiện giờ nghĩa địa ấy bị hoang phế ra sao, nhưng chắc chắn là nước mưa từ trên núi đổ xuống đã san bằng tất cả. Những tấm bia bằng gỗ tạp trải qua trên hai chục năm không thể tồn tại với thời gian. Rất may là ngôi mộ của Mỹ nằm sau gốc một cây đại thụ che chắn. Nước có thể xoi mòn phần trên mặt nhưng xương cốt Mỹ nằm sâu dưới đất không thể trôi theo dòng nước. Trong sơ đồ, tôi ghi rõ trên thân cây đó có bốn nhát búa hình chữ M do anh em tù trong đội thay nhau khắc vào. Ðó là dấu tích mà tôi hy vọng gia đình của Mỹ sẽ tìm ra.
                        Nhận được bản phác họa chỉ dẫn,Thuật điện thoại sang cảm ơn và tin cho tôi hay tháng tới sẽ lên đường về Việt Nam.

                        * * *
                        Ba năm sau, tôi trở lại Utah trong mùa Giáng Sinh. Ðồi núi vây quanh thung lũng rộng lớn trở thành những dãy núi tuyết sáng trắng. Tuyết phủ đầy trên mái nhà và tràn ngập hai bên lề đường.


                        Trong ngày Giáng Sinh, tôi theo đoàn người tiến vào khu Temple Square. Vừa bước chân vào đây là tôi cố ý tìm gặp cậu Tôn Long Trương Thuật để hỏi thăm tin tức về mẹ cậu và việc dời mộ của bố cậu như thế nào. Tôi dạo trong khu Tabernacle nổi tiếng với cây đàn Orchestra khổng lồ gồm 11,000 ống tupe kim loại ghép lại. Có thể nói đây là cây đàn lớn nhất thế giới. Rồi đến khu Conference Center, chứa 21,000 chỗ ngồi và 900 ghế cho ca đoàn. Hội trường được thiết kế với kỹ thuật hiện đại mà âm thanh của hai mảnh giấy cọ vào nhau trên khán đài, người ở cuối phòng cũng nghe được. Sau cùng, tôi tìm tới khu Joseph Smith Memorial Building, nơi đây chung quanh tường có những phù điêu chạm khắc mỹ thuật và tinh xảo nhưng vẫn không thấy Thuật đâu. Tôi ra về mà nghe lòng mình trống trải vô cùng.

                        Ngày mồng một âm lịch, tôi đến viếng cảnh chùa Tam Bảo. Những bông tuyết rơi đầy trời, phủ trắng cả sân chùa như trải thảm bằng bông. Hàng cây kiểng chạy dài trước sân lung lay những mảnh tuyết vỡ trên cành lá. Tôi đang dạo bước trên lối đi vào chánh điện, chợt một ni cô đến trước mặt tôi vái chào. Tôi sững sờ khi nhận ra người phụ nữ ba năm về trước,Trương Thị Ngọc. Bà cho biết đã quy y mang pháp danh Diệu Ngọc. Chỉ ba năm thôi mà trông bà cằn cỗi, già đi rất nhiều. Ðôi mắt tràn ngập nỗi ưu tư, sầu não. Bà mời tôi vào nhà khách dùng trà. Ni cô lên tiếng:
                        - A Di Ðà Phật, trước tiên bần ni xin đại diện gia đình bày tỏ lòng tri ân đến ông anh. Nhờ bản vẽ địa điểm ngôi mộ rõ ràng từng chi tiết nên chúng tôi đã tìm được mộ phần của anh Mỹ khá dễ dàng. Hài cốt của anh ấy đã được đem qua đây thờ trong chùa. Những tưởng linh hồn anh Mỹ được thanh thoát... Nói đến đây, chợt những giọt lệ long lanh trong mắt của ni cô trào ra.
                        Tôi ngạc nhiên, vội hỏi:
                        - Ðã có chuyện gì xảy ra?
                        Ni cô cúi đầu để dấu đi những giọt lệ mà một sa di cần phải đè nén. Hồi lâu bà mới ngẩng mặt lên:
                        - Sau một năm chăm sóc những nạn nhân bệnh cùi ở Việt Nam, cháu Thuật trở lại Hoa Kỳ. Ban đầu, Thuật trốn tránh người yêu của nó và cuối cùng quyết định dứt khoát không còn liên lạc với nhau. Một thời gian sau, trên mặt cháu xuất hiện những mụn sưng đỏ. Tôi hỏi, nó lảng tránh, không trả lời. Dần dần cháu nó ít về nhà hơn. Cách đây một năm, cháu về Việt Nam ở lâu dài. Vừa rồi tôi nhận được thơ của nó.


                        Bà ngưng kể, lấy trong túi áo trao cho tôi một lá thư đã nhàu, nội dung khá ngắn gọn: “Có lẽ ý muốn của Chúa dành cho con một đời phải hy sinh phục vụ cho nhân sinh đang gánh chịu nỗi thống khổ của căn bệnh hiểm nghèo. Con rất thỏa lòng khi chính bàn tay mình thoa dịu được nỗi cô đơn của bao người bất hạnh. Tuần này ở trại cùi Quy Hòa thuộc tỉnh Bình Ðịnh. Tuần sau có thể ở làng phong cùi Ðồng Lệnh tận tỉnh Tuyên Quang để chăm sóc cho các bệnh nhân. Mong me xem con như được Chúa đón đi từ lúc mới lọt lòng.”
                        Chờ tôi đọc xong bức thư, bà tiếp :
                        - Khi hiểu ra thằng con đã mắc bệnh phong cùi, tôi đã khóc suốt đêm trường. Mỗi lần nghĩ đến nó là lòng tôi quặn thắt như đứt từng đoạn ruột, tê dại cả tâm hồn.
                        - Thưa bà, tôi lên tiếng an ủi : Có phải chăng đây là sự sắp đặt củaThượng Ðế? Theo tôi được biết bệnh phong cùi không dễ truyền nhiễm cho người chăm sóc khi đã ngăn ngừa đầy đủ, vả lại đã có thuốc điều trị tổng hợp từ thập niên 70 – 80. Thuốc tiêu diệt được vi khuẩn, giảm thiểu lây lan.
                        - Nhưng, thưa ông anh, bà mẹ của Thuật nhìn tôi không còn là ánh mắt một ni cô mà trở về với ánh mắt chuyên môn của một y tá viên điều dưỡng, nghề nghiệp của bà ngày xưa:
                        - Thuốc có thể chữa lành bệnh với đa hóa trị liệu nầy, nhưng không phục hồi được tổn thương của dây thần kinh làm biến dạng mặt, biến dạng bàn tay bàn chân. Ðó là những dấu tích mà con tôi phải chịu đau lòng, mang mặc cảm tủi nhục suốt đời của người mắc bệnh phong cùi !

                        Nói đến đây, bất chợt ni cô Diệu Ngọc ôm ngực chạy về hướng tịnh thất.
                        Tôi thật sự xót xa trước nỗi đau của người mẹ như đã nhận lãnh cơn đau của con trai mình. Riêng về Thuật, tôi cảm nhận được đức tin cao cả của chàng. Ðức tin đã vượt lên trên những ước vọng tầm thường mà người phàm đeo đuổi. Tôi tin rằng Chúa sẽ dẫn dắt cậu ấy đi trọn vẹn cuộc đời hạnh phúc sống vì tha nhân.

                        Chỉ biết ngậm ngùi, tôi đẩy cửa bước ra ngoài. Gió mỗi lúc mỗi mạnh thổi nghiêng ngả hàng cây trụi lá đứng chơ vơ hai bên đường. Cái băng giá ngoài trời làm tăng thêm nỗi u hoài trong tôi. Lê đôi chân nặng trĩu, tôi bước đi dưới bầu trời đang cơn bão tuyết. Từng mảnh tuyết hắt vào mặt tôi như những mảnh vỡ thủy tinh thay nhau cứa vào da thịt tôi rát buốt. Tôi vuốt mặt, tuyết tan ra nhơn nhớt trên đôi tay. Bất giác, tôi có cảm tưởng như máu và đất trộn lẫn nhầy nhụa trên tay tôi ngày nào đã vuốt mắt cho Mỹ khi xác anh nằm bất động trên bờ sông Côn. Tôi lau nhanh những giọt lệ đọng bờ mi trước khi bước lên chiếc xe bus cửa mở sẵn đợi chờ.


                        Hạo nhiên Nguyễn Tấn Ích
                        Last edited by hung45qs; 01-07-2012, 03:03 AM.

                        Comment


                        • #27
                          Bạn Cũ Năm Mươi Năm



                          Dạo đó, tôi vừa mới trổ mã, bể tiếng, tay chân tự nhiên dài ngoằng ra, áo quần thành ngắn củn cởn. Tôi vụng về, ngơ ngác, làm cái gì cũng hư hỏng, má tôi cứ la rầy mãi. La rầy để quở trách mà cũng chan chứa tình yêu thương. Tôi ăn cái gì cũng ngon, đặt lưng xuống đâu cũng ngủ được say sưa.

                          Thời nầy, đệ nhị thế chiến vừa chấm dứt, nước Pháp đem quân trở lại Việt Nam để tái lập nền đô hộ cũ. Toàn dân đứng lên kháng chiến, cầm tầm vông vạt nhọn đánh nhau với Tây. Khí thế đằng đằng. Cũng như mọi thanh niên khác, tôi tham gia kháng chiến. Nói là đánh nhau với Tây, nhưng chạy thì nhiều hơn, vì lồ ô vạt nhọn không cự nổi với súng ống của Tây.

                          Tôi bị Tây bắt lãng xẹt khi đang ngủ giữa ban ngày. Bị trói ké, đem về giam tại thành phố. Trong trại giam, mỗi ngày phải đi làm lao động vệ sinh, dọn rác, quét lá, lấp các vũng bùn lầy, khai mương. Tôi làm quen được một ông lính kèn, mỗi ngày mượn cái kèn thổi tò te làm khổ lỗ tai mấy ông lính Tây chơi. Không có chi chói tai bằng nghe mấy anh tập kèn cứ ọ è từ giờ nầy qua giờ kia mãi.
                          Tập hoài rồi cũng thổi được. Một lần cao hứng tôi thổi khúc kèn báo hiệu tan giờ làm việc, tiếng kèn vang vọng, rõ ràng, làm mấy ông Tây tưởng đã hết giờ, rủ nhau ra về. Tôi bị phạt giam đói, và anh lính kèn cũng bị khiển trách, không cho tôi mượn cây kèn nữa. Nhưng sau đó hai tuần, tôi được cho ra khỏi tù. Họ phát cho tôi áo quần lính, và sung vào đội thổi kèn. Ban quân nhạc của Tây. Nhờ có một chút hiểu biết về âm nhạc Tây Phương, tôi học nhạc cũng khá dễ dàng, không như các ông bạn khác. Khi tập thổi kèn mà chơi, thì tôi cảm thấy vui, ham thích, thú vị, nhưng khi phải tập kèn vì bắt buộc, thì thật là chán nãn, mệt nhọc, bực mình. Ông trung sĩ chỉ huy đội quân nhạc không vui, vì đã chọn lầm người. Trước đó, ông tưởng tôi có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, nên đề nghị tuyển dụng. Về sau ông thường nói lời an ủi rằng, thiếu chó thì bắt bất cứ con gì ăn phân cũng được, miễn sao biết ăn phân thì thôi. Nghe ông nói vậy, tôi cũng tự ái, và bực mình. Thường thường,thì đội lính kèn được nhàn hạ. Mỗi ngày, mấy xuất thổi kèn báo hiệu buổi sáng thức dậy, như con gà gáy sáng, bao giờ làm việc, báo giờ nghỉ, giờ tan sở. Báo hiệu thật đúng giờ. Thế thôi. Còn ngoài ra thì chơi cờ, tán dóc, trêu ghẹo nhau, nhưng không được bài bạc. Mỗi sáng tiếng kèn vang vang: “ Tọ tè ti tọ tè ti.. ti tọ ti tè... “ Mà lũ con nít chuyển âm thành:“ Một ngàn, ba mươi vạn thằng Tây, xách cái bị, đi ăn mày. Mụ đi đâu tui bắt mụ lại, tui không cho mụ về.” Nghe y hệt tiếng kèn đồng.

                          Trong đám lính kèn, tôi chơi thân với Tư Thàn, vì anh cùng tuổi, cũng độc thân và cùng hoàn cảnh như tôi, bị Tây bắt và sung vào đội quân nhạc. Chúng tôi thường rủ nhau đi xem hát ban đêm. Chúng tôi biết và thuộc lòng tên đào kép của các gánh cải lương, hò quảng. Nhiều lần, Tư Thàn thổ lộ ước mơ của anh là được vào làm việc cho gánh cải lương, làm kép độc, nhờ đó, mà anh có thể mùi mẫn với các cô đào đẹp như tiên kia. Anh không có tham vọng được nổi tiếng, chẳng cần được khán giả mến mộ, chỉ mong gần gũi cái nhan sắc của các cô đào thôi.

                          Có lần, tôi nhặt được tấm ảnh của một cô gái nào đó. Hình chụp rất điệu, ngón tay trỏ tựa má, hai cái núng đồng tiền lún sâu rất duyên, mặt sáng và tươi, mắt ướt rượt. Có lẽ bên ngoài đẹp mê hồn. Tôi đưa tấm ảnh cho Tư Thàn xem, và bảo rằng đó là con Mười, em gái tôi ở Long Xuyên mới gởi lên. Kể từ khi thấy tấm hình nầy, Tư Thàn nể nang tôi lắm. Tôi có thể sai Tư Thàn làm những việc mà trước đây anh không bao giờ làm giúp. Tôi mượn tiền anh dễ dàng hơn, mà anh bớt nhăn nhó khó chịu. Tôi lờ mờ biết Tư Thàn mê cô gái trong tấm hình, và hy vọng được lòng tôi, thì sẽ được lòng em tôi. Vốn tính nhút nhát, nên Tư Thàn không bao giờ dám hỏi thẳng về em tôi. Chỉ một lần, anh đánh bạo hỏi tôi khi nào về thăm nhà, và có thể cho anh đi cùng, về chơi có được không. Tôi đáp rằng dĩ nhiên là được, và sẽ mời anh ở lại nhà vài hôm. Nghe vậy, Tư Thàn sướng đến đỏ cả mặt. Sau nầy, tôi cho Tư Thàn tấm ảnh đó, anh cất kỹ trong ví, lâu lâu mở ra xem mà mơ mộng . Buổi sáng, tôi và Tư Thàn thường hay ăn cháo trắng với hột vịt muối của cô Năm Cháo Trắng bán, cô nầy có nước da ngăm ngăm, duyên dáng. Hàng cháo gánh, ngồi chồm hổm ăn, hoặc ngồi trên các đòn gỗ thấp sát đất. Có nhiều anh lính trêu ghẹo, tán tỉnh cô, nhưng khi nào cô cũng vui vẻ, tươi cười, không làm mất lòng ai. Tôi cũng khoái cô nầy, thường giả vờ hết tiền, ăn thiếu nợ. Ðến tháng lãnh lương, thì trả, nhưng không trả hết, khi nào cũng xin khất lại một ít. Cứ nợ cô, thì cô phải nhớ đến số tiền nợ. Nhớ đến số tiền nợ, thì phải nhớ đến người mắc nợ, tức là cô phải nghĩ đến mình. Cái mưu kế nầy, tôi nghe được trong một tiệm hớt tóc mà mấy anh thủy thủ kháo nhau. Tôi có bày mưu nầy cho Tư Thàn, mà anh không chịu nghe theo, cứ sòng phẳng trả hết tiền, không bao giờ chịu thiếu một xu.


                          Một hôm tôi rủ Tư Thàn đi xem cải lương, anh viện cớ bận việc, tôi đi một mình. Khi ngồi trong rạp, nhìn xéo qua bên kia, thì tôi thấy Tư Thàn và cô Năm Cháo Trắng đang ngồi bên nhau. Tay Tư Thàn đưa lên chỉ trỏ, như đang giải thích gì đó. À thì ra Tư Thàn đã bí mật phổng được cô hàng cháo, mà anh em không ai hay biết. Tôi tránh mặt cho Tư Thàn làm ăn được tự nhiên.

                          Hôm sau, gặp Tư Thàn, tôi làm bộ giận, mà thực ra thì tôi cũng hơi ghen tức. Tôi thì đặt mưu tính kế, mà chẳng được cơm cháo gì, Tư Thàn cứ tự nhiên, thì vớ được cô hàng cháo. Tôi cứng giọng, nói với Tư Thàn:
                          “Mày phản bội em tao. Trả tấm hình con Mười lại cho tao. Tưởng mầy đàng hoàng, thì ra...”
                          “Tao làm gì mà gọi là phản bội?”
                          “Mầy còn giả vờ? Hồi hôm mầy đi đâu? Làm gì? Với ai? Có chối được không?”
                          “Ai nói với mầy?”
                          “Chính mắt tao thấy. Tao để yên cho chúng mày hú hí. Chối tội làm chi?”
                          Tư Thàn bẻn lẻn móc ví trả tôi tấm hình cô gái có hai cái núng đồng tiền. Anh có vẽ tiếc lắm. Cuối cùng anh nói:
                          “Em gái mày đẹp như thế nầy, thì chán chi người dòm kẻ ngó. Tao làm gì mà vói thấu. Trả hình lại cho mày là phải.”
                          “Mày định bắt cá hai ba tay sao? Con Năm Cháo Trắng cũng có duyên lắm đó chứ!”
                          “Ừ. Có duyên. Hồi hôm, em thú thật với tao em là ‘đầu gà đít vịt’ Mầy thấy da em ngăm ngăm không?”
                          Tôi hỏi Tư Thàn làm sao mà câu được em Năm Cháo Trắng? Trong lúc tôi bày mưu tính kế mà không được em đáp ứng. Tư Thàn cho rằng tôi ngu, đàn bà con gái không ưa những người bê bối, mang nợ mắc nần. Sau nầy về làm chồng quen thói nợ nần, ai mà chịu nỗi. Thì ra, tôi nhẹ dạ tin vào mưu kế tào lao của mấy anh thủy thủ gà mờ.

                          Từ ngày trả lui cho tôi tấm hình cô gái có núng đồng tiền, Tư Thàn không còn nể nang tôi như trước kia nữa. Tôi biết mình ngu, đòi lại tấm hình, chẳng ích gì, nhưng đã lỡ rồi, tiếc cũng không được.
                          Tôi thường ứng trực thế cho Tư Thàn, để anh có thì giờ đi chơi với cô Năm Cháo Trắng. Bỡi vậy, sau nầy cô thường múc cho tôi những tô vun, cháo muốn tràn ra ngoài. Từ đó, tôi không bao giờ thiếu nợ cô nữa.
                          Thường thường, Tư Phàn và tôi trốn trại đi xem đá gà ở xóm trong. Thiên hạ đánh cá ồn ào. Chúng tôi cũng thường bắt độ, khi ăn khi thua, mà thua thì nhiều hơn ăn. Những khi ăn tiền cá độ, chúng tôi dắt nhau đi ăn nhậu vui vẻ, ăn thâm cả tiền túi. Khi thua, thì hai đứa lủi thủi ra về, phải vay mượn tiền bạn bè để gỡ gạc. Có hai lần bị cảnh sát bố ráp, cả phường đá gà bỏ chạy, chúng tôi cũng sợ bị bắt, chạy trốn, cho nên mất luôn tiền cá độ. Từ đó, chúng tôi tìm ra một cách đánh cá khác, mà chủ cá độ không móc được của chúng tôi một xu. Hai đứa tôi đánh cá riêng với nhau, đứa nầy được, thì đứa kia thua. Chúng tôi gọi là lọt sàng xuống nia. Và sau cuộc đá gà nào, chúng tôi cũng có buổi ăn nhậu, vì một trong hai đứa thắng cuộc. Thời trước Tư Thàn có nuôi gà đá, nên nhiều kinh nghiệm, cứ nhìn vóc dáng bên ngoài, là biết ngay con gà có phong độ hay không. Thế là nợ Tư Thàn một số tiền bằng nguyên cả tháng lương. Nợ ít ít, thì còn nghĩ đến chuyện thanh toán, nợ nhiều quá, không còn muốn trả nữa. Tôi cứ khất mãi, và đến tháng lãnh lương cũng không trả bớt nợ cho Tư Thàn. Từ đó, giữa tôi và Tư Thàn có cái gì lấn cấn, tình bạn không còn như trước nữa. Tôi không dám ăn tiêu khi có mặt Tư Thàn, sợ bị hỏi nợ. Không phải tôi muốn giựt nợ, nhưng tôi tự bảo lòng, khi nào tiền bạc dư dả, thong thả mới trả

                          Một lần, Tư Thàn thấy tôi nói chuyện thân mật, cười nói với một cô nữ quân nhân. Giữa chỗ đông người, Tư Thàn hướng về tôi mà nói lớn:
                          “Sao mày nợ tao một tháng lương, lâu quá mà chưa trả? Phải vay mượn mà trả chứ?”
                          Tôi bị mất mặt trước đám đông, phát cáu, giận đỏ mặt. Tôi nghiến răng trả lời:
                          “Mầy còn đòi tiền nợ, thì tao đục cho trào máu.”
                          Tư Thàn lảng đi nơi khác, mà tôi thì cũng không hết giận, định đi theo gây sự thêm. Vì một món nợ đá gà, mà chúng tôi mất tình bạn.

                          Sau năm 1954, Tây rút về nước, chế độ Cộng Hòa được thành lập tại miền Nam. Chúng tôi được giải ngũ, về đời sống dân sự. Tư Thàn đem vợ là cô Năm Cháo Trắng về quê làm ăn. Tôi ở lại thành phố, làm đủ thứ việc, đủ sống qua ngày, nhưng vì con đông, cho nên khi nào cũng thấy thiếu thốn.

                          Mười mấy năm sau khi giải ngũ, một hôm tôi lái xe chuyển kinh sách cho hội Thánh Tin Lành về miệt Long Xuyên, trên đường trở về, chiếc xe làm nư, chết máy giữa đường, không biết làm sao mà sửa. Tôi ngồi bên vệ đường, dưới bóng cây nhỏ. Ðầu óc suy nghĩ, tính kế không ra. Tôi định bắt xe đò về tỉnh lỵ, rước thợ ra sửa xe. Chờ hoài mà không có xe qua. Phía dưới ruộng khô, có một nông dân đang cày đất với hai con trâu. Nắng cháy, cổ khát. Tôi thấy anh nông dân ngưng cày, lên bờ lấy bầu uống nước. Túng quá, tôi đánh liều kêu lớn:
                          “Nầy anh ơi, khát quá, cho tôi uống nước với”
                          Người nông phu mang áo đen, quần xà lỏn, chậm chạp băng ruộng, đem cái bầu nước đến cho tôi. Khi đến gần, thì anh reo lên:
                          “Mày đó phải không Quài. Sao biết tao cày ruộng ở đây mà ghé lại thăm?”
                          Tôi mừng quá, thét lớn:
                          “Tư Thàn! Mày! Ð. M. mày. Thằng quỷ. Mày ở đây hả ? Chiếc xe nó biết có mầy ở đây, nên chết máy, để cho tao gặp mầy.”
                          Tư Thàn và tôi xoắn lấy nhau, nhắc chuyện mười mấy năm trước. Ðủ thứ chuyện. Nói cho nhau biết tin tức gia đình mỗi người. Tư Thàn có hai thằng con trai. Ðời sống của gia đình thong thả, nhờ cô Năm Cháo Trắng buôn bán thêm ngoài chợ quận. Gạo cơm đủ ăn. Mười mấy năm, Tư Thàn chưa về lại Sài Gòn lần nào, vì cũng không có chuyện gì, mà chẳng còn ai để thăm viếng.


                          Tư Thàn bỏ dở luôn buổi cày ruộng. Tôi cũng bỏ kệ cho chiếc xe nằm ụ bên đường, đến đâu thì đến, theo Tư Thàn đi vào làng. Nhà Tư Thàn trống trải, đơn sơ như tất cả mọi nhà nghèo miền quê.

                          Tư Thàn lấy cái nơm làm bẫy, rải lúa cho gà ăn, và bắt được một con gà trống thiến lớn. Làm thịt, bao đất sét, nướng lửa rơm. Tư Thàn đem ra hai lít đế trong veo. Khi gà chín, tôi đập cái vỏ đất sét, để cả con gà lên chõng tre có lát sẵn mấy tàu lá chuối tươi, mà Tư Thàn đã rửa sạch. Chúng tôi bốc tay mà ăn, cầm đùi gà nhai, rượu vào đều đều, cạn chai nầy, qua chai kia. Chúng tôi cùng nhắc chuyện xưa, chuyện không đầu, không đuôi, chuyện nầy lẫn qua chuyện khác. Hai đứa nhỏ con Tư Thàn đi học về, cũng nhào vào xâu xé con gà. Tôi ép thằng lớn hớp một ngụm đế, nó nhăn mặt phun ra. Tư Thàn và tôi cùng cười vang. Khi trời xế chiều, thì cô Năm Cháo Trắng cũng gánh hàng về. Cô nhận ra tôi, kêu thét lên vui thú, và phát vào vai tôi nhiều lần đau điếng. Cô mắng:
                          “Cái ông khỉ nầy, tưởng chết rấp đâu rồi chớ. Làm sao biết tụi tôi ở đây mà ghé chơi? Vui quá xá”

                          Ðêm đó, cô Năm Cháo Trắng nấu cháo vịt, mượn hàng xóm thêm mấy lít đế, chúng tôi ngồi ăn nhậu dưới trăng cho đến khuya. Ăn uống no say. Tôi chợt nhớ tới món tiền mà tôi nợ Tư Thàn, trị giá bằng một tháng lương vào thời gian mười mấy năm trước, mà chưa trả, và cũng chưa hề toan tính thanh toán cho sòng phẳng. Cũng vì món nợ đó, mà cái tình bạn thân thiết giữa chúng tôi có một thời lấn cấn, mất đi cái mặn nồng, không còn như trước. Tôi chậm rãi nói lè nhè trong hơi men:
                          “Tao bậy quá, còn mắc nợ mầy mà chưa có dịp trả . Công việc làm ăn, cũng không khá, mà con cái đông đúc, có cơm no bụng từng ngày là may lắm. Tiền không có dư...”
                          Tư Thàn cười hiền hòa, giọng ấm áp nói:
                          “Thôi, quên chuyện xưa đi. Nợ nần cái khỉ gì? Chuyện cờ bạc thời trai trẻ dại dột, để tâm làm chi? Bạn bè gặp lại nhau, là quý rồi.”
                          Có lẽ vì rượu đã ngấm nhiều, mà nghe lời nói chí tình của bạn, mắt tôi cay xè. May mà tối trời không ai thấy. Tôi xịt mũi. Ðêm đó, tôi ngủ lại nhà Tư Thàn, và nói chuyện rầm rì trong bóng tối cho đến khuya.

                          Sáng hôm sau tôi ra chỗ xe nằm ụ, thì thấy chiếc xe chỉ còn là một đống sắt cháy nham nhở. Thì ra đêm qua, du kích đặt mìn phá, mà ngủ mê quá, chúng tôi từ làng trong, không nghe biết. Tôi lấy xe dò về Sài gòn, và bị đuổi việc. Nhưng may mắn, không bị hội thánh bắt bồi thường. Có lẽ họ biết, tôi đưa mạng cùi ra, có bắt đền cũng không moi được một xu, thì tha làm phước. Vã lại thời buổi chiến tranh, không ai dự liệu trước được chuyện bom mìn.

                          Tháng tư năm 1975 tôi đem gia đình chạy, chưa biết sẽ chạy đi đâu, về đâu, và làm sao mà sinh sống sau nầy. Cứ chạy đã. Vì sợ phải đi tù như một số bạn tôi, họ đã trở về miền Bắc vào năm 1954, và nghe đâu một số đã chết trong tù, một số còn bị giam giữ hơn hai mươi năm chưa được thả. Ðó là tin tức chính xác đi quành từ miền Bắc qua Pháp, và từ Pháp về miền Nam. Tôi được nước Mỹ cho vào cư trú, đi làm đủ thứ nghề tay chân. Cuối cùng vào làm y tá cho một trung tâm dưỡng lão của quận hạt. Hai mươi mấy năm đòi sống yên lành, no ấm, hạnh phúc.

                          Năm 2001, sau hai mươi sáu năm xa quê hương, tôi về lại Việt Nam một mình, lần thứ nhất, để sắp đặt việc cưới vợ cho đứa con trai út. Khi đang ở Sài gòn, tôi nghe tin bọn khủng bố đánh sập tòa nhà đôi chọc trời ở New York. Ban đầu tôi không tin, và nghĩ rằng mấy ông Vẹm hay nói dối, đặt chuyện xạo tuyên truyền, nói xấu đế quốc Mỹ. Nhưng sau đó, xem truyền hình, tôi sửng sốt, bàng hoàng. Lòng tôi đau nhói, và nhận ra rằng, quê hương mới là nước Mỹ, cũng muôn vàn yêu mến, thắm thiết không thua gì quê hương cũ Việt Nam. Tất cả mọi chuyến bay đều bị hủy bỏ, việc vào ra nước Mỹ cũng tạm ngưng. Tôi chưa thể trở vể lại Mỹ được, và trong lòng cũng tràn đầy lo ngại, không biết có thể về lại Mỹ được không. Hay là kẹt lại ở Việt nam mãi, cho hết cuối đời. Bảy mươi mấy tuổi rồi. Một đêm mất ngủ, tôi ra đứng ở hành lang khách sạn. Từ trên cao nhìn xuống phố phường bên dưới, tôi chợt nhớ, hơn năm mươi năm trước, nơi đây còn lau sậy um tùm, đất thấp ngập nước, hoang vu. Từ bên trong phòng vọng ra tiếng ngâm thơ khuya qua cái radio nhỏ, giọng khàn đục buồn não nề:
                          Sông kia rày đã nên đồng
                          Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
                          Ðêm nghe tiếng ếch bên tai
                          Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò..”
                          (*)

                          Lòng tôi chùng xuống, và chợt nghĩ hơn nửa thế kỷ trôi qua, vèo mau như mộng. Mới ngày nào đó, tôi bị Tây bắt đi tù, sung vào đội lính kèn. Bao nhiêu là đổi thay, bao nhiêu bãi biển đã biến thành nương dâu, bao nhiêu trũng hoang đã trở thành phố thị. Những thế hệ trước tôi và đồng thời với tôi, có lẽ đa số đã về với lòng đất. Yên bề. Những người còn sống sót như tôi, bây giờ ở đâu, làm gì. Bỗng tôi chợt nhớ đến Tư Thà. Nhớ tha thiết. Nhớ đến món nợ ngày xưa mà chưa trả được, lòng buồn rưng rưng. Tôi quyết định ngay, mong cho trời mau sáng, để thuê xe đi tìm thăm Tư Thàn.

                          Chiếc xe thuê riêng, chở tôi chạy về miền Tây, đi tìm Tư Thàn. Anh tài xế nghe tôi nói đi tìm một người bạn cũ, gặp nhau lần cuối đã hơn ba mươi năm trước, anh lắc đầu, có lẽ anh cho tôi là một ông già khùng lẩm cẩm.

                          Tôi chỉ nhớ mang máng cái nơi mà chiếc xe tôi lái bị đặt mìn hơn ba chục năm trước. Tôi vào làng hỏi xem ai có biết ai Tư Thàn, nay chừng trên bảy mươi tuổi, hồi xưa làm lính kèn ở Bộ Tổng Tham Mưu. Mọi người đều lắc đầu, ngơ ngác. Tôi đi lang thang quanh làng, và hy vọng, còn có người biết Tư Thàn ở đâu. Khi tôi chán nản trở lại đường cái, ngồi trong cái chòi bán nước bên vệ đường, thì gặp một bà già. Tôi chận lại hỏi. Bà nhíu mày một hồi, suy nghĩ lung lắm. Bỗng bà la lên:
                          “Tôi nhớ ra rồi, từ lâu không ai gọi ổng là Tư Thàn nữa. Mà ông là ai, tìm Tư Thàn có chuyện chi không?”
                          “Tôi là bạn lính kèn với Tư Thàn khoảng hơn năm mươi năm trước. Bây giờ, nhớ bạn, ghé tìm thăm.”
                          “Trời đất! Năm mươi năm làm chi mà không thăm nhau, giờ mới trổ chứng đi tìm!”

                          Mấy đứa trẻ con chạy ra ruộng kêu Tư Thàn về, người ta nói anh đang cuốc đất thuê. Tôi nghĩ không phải là Tư Thàn bạn tôi, bảy mươi lăm tuổi, còn sức đâu mà đi cuốc thuê. Lũ trẻ đưa về một ông già ở trần, xương sườn đếm được, tay chân khẳng khiu, chỉ mặc cái xà lỏn ngắn, đi chân đất. Da nhăn nheo, khô khốc, đen đúa, gầy gò, hai má hóp, miệng móm xọm, chỉ còn hai cái răng, một cái của hàm trên, một cái của hàm dưới, rất là thiếu mỹ thuật. Không có một nét nào của Tư Thàn cả, có lẽ tuổi ông nầy già hơn nhiều. Tôi nheo mắt nói:
                          “Tôi tìm Tư Thàn, hồi xưa làm lính kèn ở bộ Tổng Tham Mưu, có vợ là chị Năm Cháo Trắng.”
                          Ông lão phều phào:
                          “Ông là ai? Tìm tôi có việc gì không?”
                          “Tôi tìm Tư Thàn. Tôi là bạn cũ.”
                          “Ông là bạn cũ của tôi? Chắc ông tìm lầm người rồi.”
                          “Ông biết Cô Năm Cháo Trắng?”
                          “Vợ tôi, má thằng Ðộ, thằng Rề.”

                          Bây giờ thì tôi chắc chắn ông lão ngồi trước mặt tôi chính là Tư Thàn, không ai khác. Tôi còn mơ hồ thấy vài nét hao hao của thuở nào. Bố thằng Ðộ, Thằng Rề, hai thằng nầy tôi đã gặp hồi xưa. Ngày trước, Tư Thàn mong sinh được bảy đứa con đặt tên là Ðộ, Rề, Mi, Pha, Xôn, La, Xi, nhưng mới có mới có Ðộ, Rề, thì bà vợ tịt ngòi. Tư Thàn ngồi co một chân lên ghế dài, rất tự nhiên, cái quần xà lỏn kéo nhăn nhúm lên cao, để lòi nguyên bộ phận kín ra ngoài, một khúc đen điu, nhăn nhúm, mằm tựa trên một đùm bao da lưa thưa lông bạc trắng. Tôi mừng quá, nắm lấy hai vai Tư Thàn mà lắc:
                          “Mầy không nhớ ra tao là ai hả Tư Thàn!”
                          “Không. Ông có lầm tôi với ai khác không? Ông là ai?”
                          “Thế thì mày không phải là Tư Thàn, lính kèn ở bộ Tổng Tham Mưu hả?”
                          “Tôi, Tư Thàn lính kèn đây.”
                          Tôi làm bộ buồn bã đổi giọng:
                          “Có lẽ ông không phải là Tư Thàn tôi quen, mà là người khác trùng tên chăng?”
                          “Lính kèn, ở bộ Tổng Tham Mưu, trước năm năm mươi tư. Chỉ có Tư Thàn nầy thôi”
                          Tôi nắm chắc hai vai Tư Thàn mà lắc, và hét lên:
                          “Ð.M. mầy không nhớ ra tao là ai, thật không? Hay mày giả bộ.”
                          Tôi đưa tay lên miệng, với dáng điệu như đang thổi kèn và ca: “Một ngàn, ba mươi vạn thằng Tây, xách cái bị, đi ăn mày. Mụ đi đâu, tui bắt mụ lại, tui không cho mụ về.”
                          Nghe tiêng chửi thề và điệu kèn Tây của tôi, Tư Thàn nhào đến ôm lấy tôi mà thét lên:
                          “Ð. M. mầy, chỉ có mầy mới nói cái giọng nầy. Thằng chó chết, thằng dịch vật. Thằng Quài, mầy, Quài. Mà mầy sang trọng, và trẻ quá, ai ngờ, ai mà nhìn ra.”

                          Ðám trẻ con đứng xem cười ầm lên khi thấy hai ông già văng tục và gọi nhau bằng mầy tao. Tư Thàn cảm động quá, cái miệng móm méo xẹo, và khóc thành tiếng hu hu, làm tôi cũng khóc theo. Tư Thàn nghẹn ngào:
                          “Mầy còn nhớ đến tao, tìm thăm. Ðồ dịch vật. Lâu nay mày chết rấp nơi nào?”
                          Tư Thàn nhìn tôi từ đầu xuống chân, nói nho nhỏ:
                          “Tóc tai cũng còn, răng cỏ hai hàm còn nguyên, mặt mày có da có thịt, áo bỏ vào quần, đi giày đàng hoàng. Có phải mầy là Việt kiều về thăm quê hương không? Bây giờ mầy ở đâu? Làm gì?”
                          Tôi sợ Tư Thàn buồn, nói dối:
                          “Việt kiều cái con khỉ. Tao ở Sài gòn, nhờ có mấy đứa con vượt biên ra nước ngoài, và mấy đứa ở nhà, buôn bán, ăn nên làm ra. Giờ già rồi, về hưu, không làm gì nữa cả.”
                          Tôi hỏi thăm gia cảnh, Tư Thàn cho biết hai đứa con trai đều đã chết. Thằng Ðộ đi lính quốc gia, đã đền nợ nước, thằng Rề “hy sinh” cho “cách mạng”. Cô Năm Cháo Trắng chết bệnh. Tư Thàn không có ai để nương tựa, phải đi cuốc đất thuê kiếm ăn qua ngày. Tôi nhìn cái thân thể xương xẩu của Tư Thàn, không biết anh lấy đâu ra sức mà đi làm lao động chân tay. Tôi nói:
                          “Thôi, mầy đưa tao về nhà, thay áo quần, rồi cùng qua Long Xuyên, lu bù một bữa, anh em hàn huyên chơi, bỏ mấy mươi năm xa cách.”

                          Tư Thàn ngự trong căn chòi nhỏ, bốn bề che lá đơn sơ. Không bàn, không giường, chỉ có cái võng treo xéo. Trên bếp có cái nồi đen điu, méo mó. Tôi dỡ nồi ra xem, thấy còn có miếng cơm cháy. Tôi bốc ăn, mà cứng quá, răng già không nhai nổi. Thế mà Tư Thàn không còn răng, ăn cách nào đây?

                          Khi xe vào tỉnh lỵ Long Xuyên, tôi nhờ anh tài xế tìm cho một quán ăn ngon. Anh đưa chúng tôi vào quán nướng Nam Bộ. Tư Thàn gạt đi, không chịu vào, và nói:
                          “Kiếm chai đế và vài ba con khô cá sặc là đủ vui rồi. Ðừng hoang phí tiền bạc. Vào làm chi những nơi sang trọng nầy cho chúng chém. Gặp nhau là vui rồi. Ăn uống là phụ.”


                          Tôi ép mãi mà Tư Thàn không chịu. Cuối cùng, chúng tôi ra chợ, ngồi trên ghế thấp ở quán lộ thiên, ăn nhậu và nói cười vui vẻ, tự nhiên. Tôi uống rượu thay nước, vì sợ đau bụng. Anh tài xế cùng ăn, mà tôi không cho anh nhậu rượu, anh tỏ vẻ khó chịu, vùng vằng.

                          Ðưa Tư Thàn về lại tận nhà, tôi móc trong cặp một gói bao, bằng giấy báo đưa tặng. Tư Thàn mở ra xem, và giật mình, xô gói quà ra về phía tôi:
                          “Cái gì đây? Tiền đâu mà nhiều thế nầy? Tôi không lấy đâu. Ðừng bày đặt.”
                          “Có bao nhiêu đâu. Ngày xưa, tao nợ mầy chưa trả được, bây giờ trả lại cả vốn lẫn lời. Tao tính rồi, mầy nhận đi cho tao vui, bỏ công tao lặn lội đi tìm.”

                          “Không. Nợ nần cái khỉ gì. Ăn thua đá gà, chuyện tào lao thời trẻ dại. Tao đã bảo mày quên đi từ lâu. Bày đặt. Lấy tiền làm chi? Không có chỗ cất, bọn trộm cắp nó lấy đi, uổng lắm. Tao không lấy đâu.”
                          Thấy bộ Tư Thàn cương quyết quá, tôi xuống giọng, giả vờ nói :
                          “Mầy mà không nhận, tao có chết nhắm mắt cũng không yên tâm. Chưa trả hết nợ, thì sau nầy phải đầu thai làm trâu cày cho mầy. Khổ lắm. Thương tao, mầy cứ cầm đi. Ðể mua gạo. Ðể khi đau yếu có chút thuốc thang. Nếu không có nơi cất, thì đem gởi bà con. ”
                          Ðôi mắt già của Tư Thàn chớp chớp, và nói giọng run run như sắp khóc:
                          “Ð.M, tao già đến thế nầy, mà mày cũng còn định gạt tao như hồi xưa nữa sao? Thằng chó chết. Cái tình bạn của mầy, còn quý gấp trăm ngàn lần gói tiền nầy. Tao sẽ làm mâm cơm cúng bà Tư Cháo Trắng, nói cho bà biết cái tình bạn của mày. Dưới suối vàng, chắc bà cảm động lắm.”


                          Tràm Cà Mau
                          Last edited by hung45qs; 01-11-2012, 07:53 PM.
                          Hung45HTQS

                          Comment


                          • #28
                            Great story!! Thanks bác Hung45qs.
                            kq2

                            Comment


                            • #29
                              Bà Cụ Bán Rau

                              Bà Cụ Bán Rau
                              Bài Viêt: Nguyễn Xuân Diện
                              Diễn đọc: Hạt Sương Khuya



                              Câu chuyện dài 618 chữ kể về một cụ già đã yếu, lưng còng, giọng nói run run ngồi bán rau muống. Bà cụ chỉ có vài mớ rau muống, mà theo nhận xét của một người phụ nữ là “Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!”.

                              Một người thanh niên vì lòng thương, đã mua hết những mớ rau đó, nhưng chỉ đưa tiền mà không lấy rau. Trước khi đi, người thanh niên nhắn với bà lão: “Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!”.

                              Không ai ngờ, vì chờ đợi người thanh niên đến lấy rau, bà lão đứng dầm mưa suốt buổi chiều, bị cảm rồi mất. Câu chuỵện được kể bằng giọng ân hận, xót xa của chính người thanh niên mua rau, khi biết bà lão đã qua đời.



                              - Ăn rau không chú ơi?

                              Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

                              - Ăn hộ tôi mớ rau...!

                              Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.

                              - Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.

                              - Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!

                              Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.

                              Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:

                              - Rau này bà bán bao nhiêu?

                              - Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.

                              Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.

                              - Sao chú mua nhiều thế?

                              - Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!

                              Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.

                              Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...

                              - Nghỉ thế đủ rồi đấy!

                              Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.

                              Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.

                              Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.

                              Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.

                              Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:

                              - Bà bán rau chết rồi.

                              - Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.

                              - Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.

                              - Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.

                              Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.

                              Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia...

                              Gã không ngờ.........!

                              kq2 "Sưu tầm"
                              Last edited by khongquan2; 02-16-2012, 07:53 PM.

                              Comment


                              • #30
                                May mà có em



                                Quỳnh lấy vé máy bay về Việt Nam một cách vội vàng, mấy ngày nay nàng ăn, nói, đi, đứng như người mộng du. Tình cờ sang Cali dự đám cưới người cháu, Quỳnh gặp lại Trang, người bạn học thân nhất, ngồi cạnh nhau trong giảng đường Văn Khoa. Trang cho Quỳnh biết mới sang Mỹ được hai tháng. Khi Trang về thăm quê nội ở Trà Vinh, nàng đã tình cờ gặp Tân, thương binh cụt một chân, ngồi bán vé số ngoài vỉa hè độ nhật. Nghe tin Tân còn sống, tim Quỳnh co thắt, toát mồ hôi và xây xẩm cả mặt mày. Quỳnh thì thầm như người mất hồn: “Trời ơi! Tân ơi! Anh còn sống sao? Mấy chục năm rồi, Tân ơi! Anh có biết rằng em tiếc thương anh ngần nào không? Cám ơn trời Phật đã cho Tân còn sống.” Dù hoàn cảnh thế nào Quỳnh cũng phải trở về gặp lại Tân! Gặp lại sự sống của chính nàng.


                                Theo gia đình, Trang dự lễ mãn Khóa 22 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ngồi trên khán đài trong Vũ Đình Trường, sau bài diễn văn của Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, tiếng loa uy nghi dõng dạc:
                                - Quỳ xuống, các sinh viên sĩ quan.
                                Sinh viên sĩ quan thủ khoa nhận kiếm, cung bắn đi bốn hướng tượng trưng chí trai tang bồng hồ thỉ, sau khi hàng ngàn sinh viên khác nhịp nhàng quỳ xuống thẳng hàng để được gắn cấp bậc sĩ quan.
                                - Đứng lên, các tân sĩ quan.
                                Chỉ cần hai động tác quỳ xuống, đứng lên với cấp bậc trên cầu vai, họ đã phải bỏ biết bao tháng ngày gian lao, những bữa cơm chan mồ hôi, nước mưa trong rừng cao su... ngoài bãi tập.

                                Trên hai mươi năm qua rồi, đêm mãn khóa bập bùng kỷ niệm vẫn còn mới nguyên trong tâm hồn Quỳnh, đêm định mệnh để Quỳnh quen Tân do anh trai Trang; người bạn cùng khóa với Tân giới thiệu.

                                Ngồi trong xe cạnh nhau, hai người chỉ trao đổi những lời thăm hỏi xã giao chừng mực. Ở Tân, Quỳnh thấy người con trai đã được tôi luyện qua gian lao, nắng mưa quân trường, tóc hớt cao, nước da bánh mật sạm nắng, tự dưng với tuổi mười bảy của đứa con gái mới lớn, Quỳnh thấy thương và tội nghiệp Tân quá đi thôi. Tân từ biệt mọi người - sau khi xin địa chỉ Quỳnh- ra bến xe miền Tây về quê thăm mẹ! Tân chỉ có hai mẹ con.

                                Trước ngày ra đơn vị, Tân chọn binh chủng mũ nâu Biệt Động Quân như lời tâm sự: “Không đi lính thì thôi, đi phải chọn binh chủng xứng đáng và phải đánh đấm ra trò”. Tân có đến thăm Quỳnh đi phố, ăn trưa và trong bóng tối rạp Ciné Lê Lợi, cầm tay Quỳnh, Tân nói lời từ giã:
                                - Mai anh đi! Quỳnh ở lại vui! Ráng học giỏi.
                                Tân ra đơn vị, Quỳnh thấy hụt hẫng trong lòng vì tình tiết thương tâm trong cuốn phim “Le temps d’aimer et le temps de mourir” (Một thời để yêu và một thời để chết) mà Quỳnh và Tân đã xem! Suốt thời gian dài sau này Quỳnh cứ tự hỏi: “Tại sao có một thời để yêu lại phải có một thời để chết???”

                                Chiến trận đã cuốn Tân đi biền biệt! Những địa danh mịt mùng xa xôi: Bình Định, Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, Phá Tam Giang... tiếp nối trên đầu mỗi cánh thư đầy ắp yêu thương của Tân gởi về; một thứ hạnh phúc nhỏ nhoi mà nhiều lần Quỳnh đã mang vào giấc ngủ.

                                Tình yêu qua những cánh thư đã làm Quỳnh trưởng thành, nàng đọc báo, nghe đài phát thanh, tin tức những trận đánh lớn đã khiến nàng bỏ ăn! Đóng cửa nằm yên trong phòng một mình.

                                Quỳnh thường đi chùa! Một lần nghe có ông thầy ở Thủ Đức rất tài; làm phép trong tờ giấy bạc xếp thành hình tam giác, tránh được lằn tên mũi đạn. Quỳnh vội vàng thỉnh phép bọc bằng vải nhung tím, ép nylon gởi cho Tân và nàng bắt buộc Tân phải đeo bên mình, Tân phải sống để yêu thương nàng.

                                Lâu lâu, Tân gửi cho nàng gói mè xửng, chiếc nón bài thơ đánh dấu những địa danh chàng đã đi qua. Nhận được quà của Tân gởi về Quỳnh cảm động mừng rơi nước mắt.

                                Ra trường chưa được hai năm Tân đã được thăng cấp tại mặt trận hai lần và giữ chức vụ đại đội trưởng. Lần này, đơn vị Tân tham dự hành quân vượt biên sang Lào! Lam Sơn 719. Tiểu đoàn Tân vừa được đổ xuống một đỉnh đồi, xe tăng địch đã nằm sẵn từ chân đồi dàn hàng ngang tiến lên! Cái giá phải trả cho một trực thăng của Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã bị bắn rớt, và phóng đồ hành quân đã rơi vào tay địch trước đó hai ngày. Sau hai giờ chiến đấu bằng lựu đạn, đơn vị Tân đã bị tràn ngập. Thân nhân gia đình đến hậu cứ đơn vị hỏi thăm tin tức về chồng con họ một cách nhiệt tình, tự nhiên. Thấy Quỳnh đứng rụt rè bỡ ngỡ, người sĩ quan hậu cứ đến hỏi:
                                - Xin lỗi cô tìm ai?
                                Quỳnh lí nhí:
                                - Dạ! Em muốn biết tin tức Trung Úy Tân, Đại đội Trưởng.
                                - Cô là gì của Trung Úy Tân?
                                - Dạ! Vợ.
                                Má Quỳnh ửng đỏ. Người sĩ quan hậu cứ ranh mãnh trả lời nàng:
                                - Đơn vị đang trong vùng hành quân! Có tin tức gì tôi sẽ thông báo cho bà sau.
                                Chữ bà đã làm Quỳnh ngượng ngùng làm sao ấy. Nghĩ cho cùng rồi cũng đúng thôi. Quỳnh đã trao đời con gái cho Tân sau lần thăm ở Pleiku, khi Tân đang nằm điều trị ở Quân Y Viện để gắp một mảnh lựu đạn xuyên vào vai. Quỳnh chưa biết đam mê xác thịt, nàng muốn có con với Tân. Nếu lỡ Tân không về nàng còn giữ được giọt máu cho Tân! Cho mẹ Tân có người nối dõi tông đường! Quỳnh không có thời gian chọn lựa trong vòng tay Tân! Tình yêu đếm bằng phút giây với nỗi chết không rời! Tội cho Quỳnh biết bao, khi lỡ có người yêu ngoài mặt trận.

                                Quỳnh tỉnh dậy trong nhà thương, khi tuần sau lên hậu cứ và được người sĩ quan trực trả lời:
                                - Xin thành thật chia buồn cùng bà! Trung Úy Tân được báo cáo đã mất tích.
                                Ba năm trời Quỳnh đi mọi nơi, hỏi không biết bao người đội mũ nâu nhưng nàng không nhận ra được một tin tức nào của Tân.

                                Những ngày cuối tháng tư năm 1975, Cộng quân đánh vào Xuân Lộc pháo kích dữ dội vào Biên Hoa; gia đình gồm cha, mẹ Quỳnh và đứa em trai di tản, sau đó định cư tại thành phố Montreal, Canada.

                                Chuyện tình nàng và Tân phút chốc thoáng như mơ mà đã gần ba mươi năm! Một nửa đời người rồi còn gì!!!
                                Phi cơ ở độ cao, Quỳnh kéo chăn đắp lên ngực và thì thầm với chính mình:
                                - Tân ơi! Em phải về gặp anh! Dù thế nào em cũng không thể dối lòng mình được, em yêu anh suốt cuộc đời này.
                                Người tiếp viên thông báo, phi cơ đã vào địa phận Việt Nam.


                                Trước khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, phi cơ đảo đi một vòng lớn, qua khung cửa kính Quỳnh vẫn thấy thửa ruộng, mái tranh lụp sụp, sự nghèo đói làm vòng đai rộng lớn bao quanh thành phố Sài Gòn hoa lệ.

                                Qua báo chí, Quỳnh biết rằng hơn bảy mươi lăm phần trăm dân tộc mình là nông dân, suốt đời úp mặt xuống bùn cũng không kiếm đủ miếng ăn cho gia đình! Cộng thêm sự áp bức, bất công! Giàu sang chỉ dành riêng cho thành phần thiểu số cai trị và tất cả thảm trạng đó điều xuất phát ở cấp lãnh đạo có vầng trán quá thấp! Với vầng trán đó, họ đưa một dân tộc cần cù siêng năng thông minh trở nên nghèo đói nhất thế giới. Sài Gòn bây giờ là ô nhiễm, xe cộ đủ loại chen chúc luồn lách vô trật tự! Sự công xúc tu sỉ xảy ra ở mọi gốc cây, nhiều lần Quỳnh phải quay mặt đi vì hổ thẹn.

                                Ra xa cảng miền Tây, đón xe tốc hành, Quỳnh về Trà Vinh, thành phố Quỳnh đến lần đầu. Quỳnh xuống xe với hai chiếc va li nặng trĩu. Ngơ ngác cố nhớ lời Trang tả, nàng đi lần về phía đầu chợ; thành phố đã lên đèn.

                                Hàng chục anh xe lôi, xúm quanh hỏi Quỳnh về đâu? Nàng hỏi thăm Tân, cụt chân bán vé số ở đầu phố chợ. Có người nhanh nhẩu trả lời:
                                - Trung úy Tân! Biệt động Quân bán vé số! Cô lên xe tôi chở đến nhà ổng cho.
                                - Tân! Biệt Động Quân! Những tiếng thân thương Quỳnh mừng khôn tả.

                                Quỳnh đền ơn người chạy xe lôi hậu hĩnh! Trước khi mở cổng bước vào căn nhà ngói ba gian loang lổ gạch vôi nói lên đời sống khó khăn của chủ nhân nó. Quỳnh đưa tay đè lên trái tim, nén xúc động, Quỳnh gõ cửa. Người đàn ông chống nạng bước ra! Nhìn sững nàng! Miệng há hốc kinh ngạc! Đất như sụp dưới chân Quỳnh.
                                Tân không còn tin ở mắt mình:
                                - Có phải Quỳnh của anh đây không?
                                Nàng phóng tới ôm chầm lấy Tân:
                                - Vâng, em đây! Quỳnh của anh đây.
                                Ngoài ngõ, hàng xóm và trẻ em thật đông, tò mò nhìn vào. Người đàn bà tóc bạc như cước, từ nhà sau bước ra lắp bắp hỏi Tân:
                                - Cô này là ai vậy con?
                                Tân trả lời mẹ trong xúc động:
                                - Thưa má, Quỳnh bạn con.
                                Quỳnh chắp tay lễ phép chào bà. Mẹ Tân bước tới ôm tay Quỳnh vừa mếu máo khóc, vừa nói:
                                - Thằng Tân gặp lại con! Bây giờ có chết bác cũng vui lòng.
                                Mẹ Tân vén tay áo lau nước mắt. Tân chống nạng phụ Quỳnh mang mấy va li vào nhà.
                                Quỳnh đi tắm, thay đồ mát và bữa cơm đạm bạc được dọn ra. Ba người cầm đũa, Quỳnh ăn thật ngon miệng! Mấy chục năm ở Canada làm gì có những món này. Tân và mẹ nhìn Quỳnh ăn một cách ái ngại.
                                Gắp cho Quỳnh bông so đũa luộc, mẹ Tân hỏi Quỳnh:
                                - Cháu ở đâu về? Lập gia đình được mấy đứa con rồi?
                                Nàng liếc sang Tân, hình như anh hồi hộp chờ câu trả lời của Quỳnh.
                                - Thưa Bác, con ở Canada về. Con chưa lập gia đình. Dạ thưa bác, nãy giờ con quên hỏi thăm về vợ con anh Tân.
                                Tân ngượng ngùng cúi đầu và mẹ Tân cười, niềm vui trong ánh mắt:
                                - Bác đã tám mươi tuổi rồi! Thèm cháu nội lắm. Thằng Tân nhiều lần tâm sự với bác, thân nó tật nguyền và suốt đời nói chỉ thương mỗi mình con thôi! Có mấy mối được lắm, nết na có học, nhưng nó đều từ chối. Mỗi chiều bán vé số về tắm rửa cơm nước xong, nó nằm trên võng mắt nhìn lên tấm ảnh nó và con chụp chung chưng trên bàn viết đó. Tay đàn, miệng hát tới khuya. Lần nào bác cũng nghe nó hát bản... Em lây cu... lây cưa... gì đó. Nó hát bản đó hoài sao không chán. Nó nói bản nhạc đó là cuộc đời nó.
                                - Nghe xong, Quỳnh buông đũa, ngưng ăn, nắm chặt tay Tân và Quỳnh quay mặt đi để dấu dòng nước mắt tuôn trào. Hồi lâu, nén xúc động, nghẹn ngào Quỳnh hỏi:
                                - Anh thương em nhiều đến thế sao Tân?
                                Tân xoa xoa vai Quỳnh giọng như muốn khóc:
                                - Quỳnh! Em có biết tình yêu và hình bóng em đã nuôi sống cuộc đời tật nguyền của anh.


                                Hai người dìu nhau ra ngồi trên băng đá trước hiên nhà. Gió đi lào xào trên tàng cây vú sữa xum xuê trước ngõ, với giọng xúc động, Tân kể lại diễn biến cuộc hành quân sang Lào. Thiết giáp Cộng quân tràn ngập đơn vị, Tân bị đạn đại liên tiện đi mất chân trái. Tân bị bắt làm tù binh, bị giam cầm tại các tỉnh thượng du Bắc Việt, mười ba năm bị giam cầm, cách biệt với thế giới bên ngoài! Mười ba năm ở địa ngục trần gian.

                                Năm 1985 họ thả anh, về đây sống với đời buồn tủi tật nguyền, hằng ngày anh đi bán vé số. Hai mẹ con sống cuộc đời cháo rau túng thiếu trong căn nhà kỉ niệm của ba anh, người sĩ quan dù đã chết trong trận Điện Biên Phủ.

                                Quỳnh cũng kể cho Tân nghe, từ năm 1972 sau nhiều lần hỏi thăm, kiếm tìm, đơn vị cho biết Tân đã mất tích.
                                Tháng 4 năm 1975 gia đình nàng di tản và định cư tại Canada; cha mẹ nàng đã qua đời. Nàng làm việc ở một bệnh viện, em trai nàng đỗ bác sĩ đã lập gia đình được hai con. Riêng Quỳnh vẫn ở vậy.
                                “Em nghĩ rằng anh đã chết và em sẽ sống với hình bóng anh suốt cuộc đời này. Bây giờ đang ngồi bên anh em cứ nghĩ mình nằm mơ.”
                                Tân cúi xuống, vén tóc Quỳnh, hai người hôn nhau say đắm. Một nụ hôn của ba mươi năm và dài bằng nửa vòng trái đất.
                                Buông nhau ra, Quỳnh nũng nịu:
                                - Em muốn anh đàn và hát cho em nghe.
                                Tân gật đầu và Quỳnh vào nhà mang đàn ra. Dáng hao gầy, gương mặt nhiều nét kỷ hà học, dạo phiếm và Tân cất tiếng hát. Lời bài hát của một thi sĩ té lầu chết trong một cơn say và Phạm Duy phổ nhạc:

                                “Phố núi cao phố núi đầy sương
                                Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
                                Anh khách lạ đi lên đi xuống
                                May mà có em, đời còn dễ thương...”



                                Tân có ngón đàn thật điêu luyện! Giọng hát khàn đục chuyên chở nỗi niềm chia sẻ, xuyên suốt tim Quỳnh; trôi về thành phố núi của những cô gái má đỏ môi hồng, mái tóc ướt mềm. Thành phố đi năm phút đã về chốn cũ và trong khách sạn Bồng Lai, trên chiếc giường ra trắng muốt, nàng đã trao thân cho Tân trong một đêm mưa kéo dài.

                                Trời thật khuya. Trăng thượng tuần sáng vằng vặc. Quỳnh theo Tân vào phòng. Chiếc giường ngủ trải chiếu bong. Quỳnh ngất ngây trong vòng tay Tân. Mùi đàn ông, mùi nếp non rạ mới đã làm Quỳnh phiêu diêu trong hoan lạc tột cùng. Rõ ràng “đêm nay mới thật là đêm - ai đem trăng sáng trải lên vườn chè”.

                                Suốt ba tuần lễ ở nhà Tân, Quỳnh và mẹ Tân đi sắm đồ trang trí lại nhà cửa theo sự yêu cầu nhiều lần của nàng. Quỳnh thuê một chiếc xe du lịch đưa mẹ, và Tân ngắm cảnh Ao Bà Ôm. Tân chỉ cho Quỳnh nơi chú Đạt hôn cháu Diễm trong phim Yêu của Chu Tử do tài tử Anh Ngọc và Thanh Lan đóng. Những hàng cổ thụ, rễ dâng cao trên mặt đất! Mặt hồ gió mát! Phong cảnh tuyệt vời. Ba người cũng đi ngắm biển Long Toàn với những đồi cát chập chùng và những bữa ăn cua luộc ngon nhớ đời.

                                Bên Quỳnh, Tân như trẻ lại, ăn nói hào sảng như ngày nào khoác áo hoa rừng và đội chiếc mũ nâu.
                                Khỏi phải nói! Mẹ Tân thương quý Quỳnh qua cách đối xử phải đạo của nàng! Nhiều lần bà cảm ơn Quỳnh đã mang về đây niềm vui, hạnh phúc cho Tân, đứa con trai duy nhất và cũng là tài sản của đời bà.

                                Riêng Quỳnh, sau nhiều đêm ngỏ lời muốn Tân lấy nàng, Tân đã hỏi Quỳnh suy nghĩ kỹ chưa khi chọn một người tật nguyền làm chồng, trước khi chấp nhận, Quỳnh chọn căn nhà cũ kỹ, có giếng nước mát lạnh, tàng cây vú sữa cho bóng mát suốt ngày, làm nơi cư trú suốt đời bên tình yêu nồng nàn của Tân.

                                Quỳnh cùng Tân dạo phố, không một mặc cảm ngại ngùng nào “bên người yêu tật nguyền chai đá”. Trái lại, Quỳnh còn thầm hãnh diện có người chồng đã hy sinh một phần thân thể cho quê hương đất nước.

                                Trước khi Quỳnh trở lại Canada, gia đình Tân tổ chức một bữa tiệc, mời một ít bà con và một số hàng xóm cạnh nhà để tuyên bố lễ cưới giữa Tân và Quỳnh. Mọi người đều cảm động trước mối tình nồng thắm, cách chia gần ba mươi năm của hai người. Trong tiệc cưới, mẹ Tân đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy hạnh phúc của con trai mình.

                                Ba tháng sau, trên chuyến bay Cathay Pacific Airline, Quỳnh đã thu xếp mọi việc ổn thỏa để trở về sống suốt đời ở Việt Nam bên cạnh Tân - chồng nàng.
                                Khách cùng chuyến bay ngưỡng mộ nhìn Quỳnh, tay xách túi nhỏ và vai mang một hộp da như đựng nhạc khí kèn đồng.
                                Trong quầy khám hành lý, nhân viên hải quan hách dịch hỏi nàng:
                                - Sao không thấy bà kê khai hộp da bà mang trên vai. Chúng tôi được lệnh khám xét.
                                Quỳnh mở dây kéo, mọi người đều ồ lên một tiếng ngạc nhiên, khi nhìn vào bên trong lớp lót nỉ đỏ. Không có thứ nhạc cụ nào cả mà là một cái chân giả tuyệt đẹp.
                                - Bà mang chân giả này về cho ai? Nguyên do nào người này bị tật? Viên hải quan gắt gỏng.
                                Quỳnh trả lời một cách bình tĩnh:
                                - Nếu ở phi trường nước khác, tôi sẽ từ chối trả lời câu hỏi này. Nhưng ở đây tôi xin trả lời ông: Tôi mang chân giả này về cho chồng tôi! Anh bị thương trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở chiến trường Hạ Lào.
                                Sau một lúc bàn thảo, họ đồng ý cho Quỳnh đi. Đẩy xe hành lý bước nhanh một đỗi, Quỳnh còn nghe rõ câu nói hằn học lớn tiếng sau lưng cuả đám Hải quan. Nàngkhông thèm để ý, mỉm cười bước nhanh khi nhìn thấy Tân và mẹ vẫy tay chào nàng ngoài khung của kính bên kia đường.


                                Tường Lam
                                Last edited by hung45qs; 02-17-2012, 06:27 AM.
                                Hung45HTQS

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X