Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những mẫu truyện ngắn...rất cảm động

Collapse
X

Những mẫu truyện ngắn...rất cảm động

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Đôi Dép Tháng Tư


    Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, hắn “được Cách Mạng nhân đạo khoan hồng tập trung để bảo vệ tính mạng cho, vì nếu để ở ngoài sẽ bị nhân dân trả thù”.

    Huyện Củng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa là vùng hoạt động của “Cách Mạng” trước 75. Lúc mới “nhập môn” giữa vùng rừng núi này, mỗi lần đi ra ngoài “học tập lao động để sau này trở về không còn bóc lột như thời Mỹ Ngụy nữa, mà biết tự mình làm ra của cải vật chất hầu nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội”, hắn nơm nớp sợ đồng bào địa phương có tiếng là dân Cách Mạng, sẽ trả thù (thù gì thì hắn không biết), nếu họ bắt gặp và nhận ra hắn là “ngụy quân.”

    Một hôm, trên đường đi “lao động là vinh quang” ngang qua khu chợ, có mấy người dân chạy theo đoàn tù binh. Hắn lo lo; đang lúc chuẩn bị tinh thần chịu trận “nhân dân trả thù” thì có người dí vào túi áo hắn gói thuốc lá Sông Cầu. Đó là một nhân dân hoàn toàn xa lạ. Hắn sửng sờ, chưa kịp nói lời cảm ơn thì người đàn bà ân nhân đã lách vội vào đám đông như tìm đường chạy trốn. Từ đó về sau, nhiều người trong đám tù và hắn lâu lâu lại được “nhân dân trả thù” như thế; khi cục đường mía, lúc miếng kẹo lạc.

    Lại một hôm, đám tù được thả lỏng phân tán mạnh ai nấy tự đi tìm... cỏ tranh để cắt (về lợp nhà). Hắn được một phụ nữ quần áo vá đùm vá đụp mặt hốc hác, chạy đến trước mặt, mắt dáo dác ngó trước ngó sau một vòng rồi dí vào tay cho cái bánh ú làm bằng bột củ sắn mì với nhân hột mít. Chị ta nói,” Anh ăn cho đỡ đói. Bây giờ chúng tôi mới hiểu ra... và thương các anh quá”.


    Không thấy “nhân dân trả thù” mà chỉ gặp nhân dân “thương các anh quá”, nhưng Cách Mạng vẫn nhất quyết tiếp tục “bảo vệ tính mạng cho Ngụy quân ngụy quyền, những kẻ có tội với nhân dân mà lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy sạch nước Biển Đồng làm mực cũng tả không xiết”. Tháng lại tháng. Năm qua năm. Đêm đêm nằm nêm cối đến ngộp thở trong những dãy nhà được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai xen kẽ lớp xương rồng rồi lớp mìn bẩy, lớp hầm chông. Ngày ngày đi ra ngoài làm đủ thứ công việc của người tù khổ sai. Khi đi lẫn lúc về, đoàn tù binh phải dừng lại nơi cổng ra vào để lính gác đếm. Đi, đếm rất mau; về, vừa đếm vừa khám xét khắp người tù xem có lận theo trong túi áo thắt lưng con cóc con nhái, con rắn con rít, hay cọng rau nạm cỏ (như cỏ sam heo ăn được là tù ăn được)... gọi chung là những thứ “cải thiện linh tinh” bị cấm ngặt, nên trong khi chờ đợi, cứ phải ứa gan với cái bảng đỏ to tổ chảng trước mặt treo vắt ngang giữa hai cái lô cốt chằm chằm hai bên cửa ra vào, có hàng chữ màu vàng khè “KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” phía trên hàng chữ “TRẠI CẢI TẠO A30” . Mỗi lần như thế, hắn lại hình dung ra cảnh tú bà cho treo trước cửa nhà chứa của mụ, cái băng trắng chữ đỏ “Chữ Trinh đáng giá ngàn vàng”.

    “Ngày như lá tháng như mây”, chỉ là với thế giới bên ngoài. Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Hắn thường bày tỏ rằng, nhờ Ơn Trên phù hộ hắn mới qua khỏi hơn 2500 cái "thiên thu tại ngoại”, để có ngày được “Cách mạng khoan hồng” cấp cho tờ “Giấy Ra trại”. Trên đường về với gia đình tận vùng Cao Nguyên, hắn phải ghé lại Nha Trang để chờ mua vé xe cho chặng đường cuối. Hắn đi lang thang để nhìn lại cảnh cũ người xưa nơi thành phố mà hắn đã qua nhiều thời kỳ gắn bó. Thuở nhỏ “du học”; lớn đi thi Tú Tài; mấy tháng học Không Trợ tại Trường Không Quân, và những lần “quá cảnh” trên đường đi đi về vê. Người thiếu nữ đầu tiên đi qua đời hắn cũng từ bãi thùy dương cát trắng này. Nha Trang đã là một phần đời hắn.


    Hắn đi ngang quầy bán thuốc lá lẻ bên lề đường Nguyễn Hoàng. Bỗng dưng hắn nhớ và thèm một điếu thuốc CAPSTAN ngày nào. Sau khi tính nhẩm và chắc chắn số tiền Trại cải tạo cấp cho theo tiêu chuẩn nhà nước làm “của ăn đi đường” còn đủ để mua được hai điếu thuốc lá Song Long (hắn biết giá thuốc vì Trại thỉnh thoảng có mua giùm cho những ai có tiền cần mua), hắn mạnh bạo tiến đến phía quầy bán thuốc. Đã gần bảy năm, nay hắn mới được thấy lại nụ cười chào khách của những người bán thuốc lá bên đường mà trước kia hắn thường gặp. Hắn hân hoan như vừa tìm lại được một điều gì quý hóa đã mất từ lâu lắm. Nhưng bỗng dưng hắn chưng hửng khi thấy mặt cô gái bỗng nhiên tối sầm lại và tỏ vẻ dửng dưng với khách. Hắn ngạc nhiên trước thái độ thay đổi đột ngột của cô gái. Hắn kiểm điểm lại mình, và đinh ninh mình không hề có cử chỉ khiếm nhã nào hay nói năng gì khác ngoài lời hỏi mua thuốc lá. Hắn sực nhớ lúc nãy cô gái có liếc mắt xuống đôi chân hắn. Hắn chợt thoáng “lý đoán” ra nguyên nhân. Nhìn thẳng vào mặt cô bán thuốc, với vẻ nghiêm trang, hắn nói:

    “Anh vừa từ trại Cải tạo ra, đang trên đường về, nên đành phải mang đôi dép này”.

    Khi hắn vừa mới nói đến “Anh vừa từ trại cải tạo ra”, cặp mắt cô gái sáng lên và đôi má cô ửng hồng, nhếch lên để lộ ra cái núm đồng tiền. Hình như cô muốn nói điều gì mà không cất lên được. Cô luống cuống lấy trong hộc ra gói thuốc Hoa Mai còn nguyên rồi bằng hai tay đưa lên sát ngực hắn, với ánh mắt thương cảm trìu mến:

    “Anh cầm lấy, em biếu anh. Rất tiếc bây giờ không còn thuốc trước 75”.

    Hắn đã bỏ hút thuốc từ lâu, nhưng vẫn nhớ mãi gói thuốc của ba mươi năm về trước. Mỗi tháng Tư về, hắn lại càng thấy món nợ hắn mắc mỗi to hơn.

    Không phải nợ gói thuốc lá cô gái biếu. Nhưng là nợ chính cuộc đời cô mà hắn đã không bảo vệ được. Để ít ra cô khỏi phải nhìn thấy những Đôi Dép Tháng Tư đưa dân Nam đến cảnh bần cùng khốn nạn.


    Nguyễn Bá Chổi
    Last edited by hung45qs; 04-23-2014, 06:16 PM.
    Hung45HTQS

    Comment


    • #62
      Nhớ Mẹ

      Dưới quê học hành khó khăn nên mới lớp 2, thằng Út đã được gởi lên thành phố ở với chị Hai.
      Lâu lắm mẹ mới ra thăm. Lần nào chị Hai cũng nhằn vì mẹ cứ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày, lại vứt bã trầu lung tung. Lần nào cũng vậy.
      Đưa mẹ ra bến xe về quê xong, chị Hai về thấy nhà vắng ngắt. Tìm mãi mới thấy thằng Út đứng khóc sau kẹt cửa, tay cầm mấy cái bã trầu khô.
      An Hạ

      Euro

      Euro lần trước nhằm lúc má đang bệnh.
      Nhà có mỗi cái ti vi là đáng giá, ba đem cầm để thuốc thang cho má. Hễ đến giờ trực tiếp, ba vừa lo canh thuốc vừa lắng nghe tiếng bình luận câu được câu mất ở ti vi nhà hàng xóm.
      Nhưng một năm sau, ba lại ra đi trước má.
      Euro lần này, tuy không hiểu thế nào là bóng đá nhưng đêm nào cũng vậy, đến giờ má lại thức mở ti vi và ngồi khóc một mình.
      Đặng Quang Vinh

      Nỗi Niềm

      Cái điệp khúc ấy má tôi nhắc hoài mỗi khi soạn tủ:
      - Ba con không thích má cho ai quần áo cũ. Ổng nói: "Thà cho họ một số tiền, anh không thích hương áo em lại đưa cho người khác mặc."
      Giờ, hương xưa còn giữ lại, người xưa đã đi xa...
      Chiều nay, má đẩy sang tôi mớ quần áo cũ. Tôi chọn một bộ cho chị bán cơm ở vỉa hè, để rồi sau đó bao lần phải ngoảnh mặt đi mỗi khi thấy chị ấy tất tả ngược xuôi trên hè phố trong thấp thoáng bóng dáng của má tôi.
      Kim Thúy

      - Tính Cách

      Mẹ tôi buôn bán, chai lỳ trước cái cân cơm áo nhưng mẫn cảm trong nghệ thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số phận cải lương, bà đều hồn nhiên "ăn theo" một cách ngon lành. Có lần, cha tôi giỡn:
      - Coi chừng trôi ti vi...
      - Còn sách ông chưa viết ra đã hóa đá - Mẹ tôi trả miếng - Thế cũng mang danh nhà này, nhà nọ.
      Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi chạy vụt ra đường chận đường con bé bán trứng vịt lộn.
      - Mày biến đâu tài thế. Hì! có chui xuống đất rồi cũng gặp tao - Bà vừa nói vừa giằng mủng trứng, đếm lấy trừ nợ.
      - Dì ơi, cho con khất, mẹ con còn ốm!
      - Nhà này cũng đang ốm đây - Mẹ tôi cười bù - Khỏi bẻm mép.
      Con bé chưng hửng, lã chã nước mắt nhìn cải mủng không, rồi bưng lên, xiêu vẹo bước đi...
      Cha tôi cám cảnh, quay mặt, rút mùi soa chấm mắt.
      Lâu sau, ti vi phát vở kịch "Cô bé nghèo bán trứng bị xiết nợ". Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn cha tôi thì cười.
      Nguyễn Thị Hoài Thanh

      Mùa thi

      Ngày tôi thi tú tài, ba đạp xe hơn chục cây số, chờ tôi ngoài trường thi cả buổi, cốt để hỏi:
      - Con làm bài tốt không?
      Sợ ba nhọc lòng, tôi nói:
      - Ba chờ ngoài này, có khi con lại lo, không làm bài được.
      Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi:
      - Ba con có đến không?
      Chú đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo:
      - Ổng ở đằng kia, tao biểu đến ổng không chịu.
      Võ Thành An

      Giỗ Ông

      Sớm mồ côi, từ nhỏ anh em nó sống cùng Nội trên rẻo đất còm của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông Nội quy tiên. Chú lấy lại căn chòi, khuyên:
      - Mười bốn, lớn rồi, nên tự lập.
      Anh em nó dắt díu nhau tha hương, lên thành phố sống ở dưới gầm cầu.
      Trưa, phụ hồ về mệt, đói, giở nồi cơm, nhão như cháo, nó mắng:
      - Đồ hư.
      Con em mếu máo:
      - Em nấu để giỗ ông.
      Nó ngẩn người, chợt nhớ hôm nay tròn năm, ngày ông mất. Hồi ở quê, thường ngày ông thích cơm nhão. Thế mà...
      Ôm em vào lòng, nó gọi trong nước mắt:
      - Ông ơi!
      Lê Nguyên Vũ

      Con Gái

      Ngoại hấp hối, cả nhà dắt díu nhau về quê thăm Ngoại. Ngoại mất. Từ thành phố, anh Ba đang dở mùa thi cũng vội về chịu tang.
      Chị Hai lấy chồng quê ngoại, nhà cách có vài quãng đồng mà lại không về được. Bố chép miệng xót xa:
      - Con gái là con người ta.
      Mẹ gục đầu nức nở. Hơn hai mươi năm theo chồng xa xứ, đây mới là lần đầu tiên mẹ được về với Ngoại. Mẹ cũng là con gái…
      Lữ Gia

      Lòng Mẹ

      Nhà nghèo, chạy vạy mãi mới được suất hợp tác lao động, Thanh coi đó như cách duy nhất để giúp đỡ gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan, xứ người chẳng phải thiên đường, Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ.
      Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về cuộc sống trong mơ.

      Đêm. Chỉ còn mẹ. Hết nắn tay nắn chân Thanh rồi mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn ngào khi nghe mẹ nói:
      - Dối mẹ làm gì. Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!
      Hải Âu

      Comment


      • #63
        Nghẹn ngào

        Cậu bé 7 tuổi xin chết để cứu sống mẹ


        Khi vừa lên 5 tuổi, các bác sĩ đã phát hiện ra tế bào ung thư trong não của cậu bé Trần Hiếu Thiên. Trong khi đó, chỉ vài tháng trước, mẹ cậu, bà Chu Lộ, 34 tuổi, đã được chẩn đoán mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Phương pháp duy nhất có thể cứu được bà chính là cấy ghép thận mới.


        Hai năm dài, cả hai mẹ con cùng điều trị, cố gắng chống chọi lại với bệnh tật. Tuy nhiên, cả hai đều có dấu hiệu yếu đi. Trong khi đó, các bác sĩ cho rằng Hiếu Thiên sẽ không thể sống nỗi cho đến tuổi trưởng thành. Với tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, dù kiên cường với nhiều lần xạ trị, cậu bé 7 tuổi đã bị lấy mất đi thị giác, gần như bị tê liệt cả cơ thể, còn mẹ cậu thì liên tục trải qua những lần điều trị lọc máu.


        Mẹ Chu Lộ đang đọc sách cho con trai Hiếu Thiên khi cậu bé đã bị căn bệnh ung thư não làm mù mắt.


        Bà Chu Lộ đã cùng con trai chiến đấu với căn bệnh thận mãn tính của mình, cho đến khi nghe con bảo: "Con muốn cứu mẹ"


        Bà của Hiếu Thiên, 57 tuổi, đã chia sẻ: "Khi các bác sĩ cho tôi biết cháu trai tôi không thể sống sót. Nhưng, thận của cậu bé có thể cứu được mẹ mình, cũng như cuộc sống của 2 người khác. Khi tôi nói chuyện với con gái, con bé đã kiên quyết từ chối và không muốn nghe bất cứ điều gì về vấn đề này nữa"






        Tuy nhiên, cậu bé Hiếu Thiên đã nghe được câu chuyện của bà và mẹ. Và Hiếu Thiên đã xin mẹ để mình để cậu có thể cứu sống mẹ. Sau lần nói chuyện trong nước mắt với con trai, bà đã chấp nhận và bảo rằng nếu cậu bé có mất đi, thì điều an ủi duy nhất với bà chính là một phần của con trai vẫn sống mãi trong bà.


        Rạng sáng ngày 03/04, Trần Hiếu Thiên qua đời trên giường bệnh khi chỉ mới 7 tuổi. Trước khi đi, em liên tục nhấn mạnh chuyện mình muốn hiến nội tạng, đặc biệt là thận để cứu mẹ. 10 giờ sáng cùng ngày, bác sĩ thông báo ca phẫu thuật ghép thận của 2 mẹ con Chu Lộ và Trần Hiếu Thiên đã thành công. Hiện tại Chu Lộ đang nằm trong phòng theo dõi.

        Sau khi cậu bé qua đời vào ngày 2/4 vừa qua, thi thể của Hiếu Thiên đã được chuyển đến phòng mổ để lấy thận và gan. Các bác sĩ đã khẳng định thận của cậu bé đã được cấy ghép thành công cho người mẹ. Quả thận thứ 2 dành cho một cô gái 21 tuổi, và gan đã cấy ghép thành công cho một người đàn ông 27 tuổi.

        Đại diện phát ngôn của bệnh, Yi Tai cho biết cả ba ca cấy ghép đều thành công và cậu bé dũng cảm đã làm được một điều cực kỳ ý nghĩa. Ba người, trong đó có mẹ của cậu, đã được cứu sống và quay lại cuộc sống bình thường. "Cậu bé Chen đã thật sự làm được một điều cực kỳ dũng cảm".


        ST
        Last edited by hung45qs; 07-14-2014, 09:22 PM.
        Hung45HTQS

        Comment


        • #64
          C​ậu Bé, Người Mẹ và Chiếc Dương Cầm



          * MOZART-Piano Concerto No-21


          Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines.
          Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm, đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng "cần nâng đỡ" mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc".

          Một trong những học sinh đó là Robby.
          Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby.

          Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học.

          Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố khuyến khích cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói : "Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn". Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.

          Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế !

          Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập.
          - "Cô Hondorf … cô cho em diễn một lần thôi …", cậu nài nỉ.

          Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.

          Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi sắp xếp cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể "chữa cháy" cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục "hạ màn" của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. Áo quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.

          "Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ ? Tôi nghĩ "Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ ?".

          Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô Trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng … thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay.

          Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc : "Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó ?".
          Robby giải thích qua chiếc micro

          "Thưa cô Hondorf … cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm ? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay.
          Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt".


          Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi, tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby.

          Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào "cần nâng đỡ", nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby.

          Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại toà nhà Alfred P Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 04/1995 nơi cậu đang biểu diễn.

          Nhị Tường, Dịch Từ Reader’s Digest
          Last edited by hung45qs; 05-21-2014, 09:29 PM.

          Comment


          • #65
            Nỗi Ân Hận & Lòng Vị Tha



            Năm nay tôi đã gần bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc thọ được rồi. Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời. Nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được. Tôi viết lá thư này gửi các anh, các chị để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó. Hy vọng, câu chuyện của tôi nếu được in lên sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về cuộc đời này.

            Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi. Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.

            Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng của tôi. Chúng tôi đã báo cáo sự việc với nhà trường. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.


            Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một bao tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc. Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của S rất khá, với lý do đã có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi của mình. Chúng tôi hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công công tác. Chỉ có S không được nhận bằng tốt nghiệp và tạm thời không được phân công công tác. Đồng thời nhà trường có công văn gửi về địa phương S sinh sống đề nghị địa phương theo dõi và giáo dục S. Khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cải và tiến bộ thì nhà trường sẽ xem xét giải quyết trường hợp của S.

            Thời gian cứ thế trôi đi. Một số bạn bè học cùng chúng tôi vẫn có liên lạc với nhau. Duy chỉ có S là không ai biết rõ ràng ở đâu và làm gì. Nhà trường cho biết, S cũng không quay lại trường để xin cấp bằng và phân công công tác.

            Ngày tháng trôi qua, tôi chẳng còn nhớ tới chỉ vàng bị lấy cắp năm xưa. Trong đám bạn bè tôi, có những người rất thành đạt. Đặc biệt H đã trở thành một người rất giàu có bằng năng lực và sức lao động của chính anh. Anh là một người được xã hội biết đến.

            Một hôm, sau ngày tôi vừa nghỉ hưu, có một thanh niên mang đến nhà tôi một lá thư và một cái hộp giấy nhỏ. Anh thanh niên nói là một người nhờ chuyển, nhưng lại nói là không nhớ tên người đó. Tôi băn khoăn và hồi hộp mở thư ra. Lá thư chỉ vẻn vẹn mấy dòng: "Anh P thân mến, tôi xin được gửi trả lại anh chỉ vàng mà tôi đã lấy của anh cách đây mấy chục năm. Tôi sẽ đến gặp anh để xin anh thứ tội. Kính". Đọc thư xong, tôi thực sự bàng hoàng. Lá thư không ký tên. Tôi không còn nhận được chữ đó là của ai viết nữa. Tôi đoán đó là thư của S. Tôi mở chiếc hộp giấy nhỏ và nhận ra trong đó có một chỉ vàng. Đó là một chỉ vàng mới. Không hiểu tại sao lúc đó nước mắt tôi chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương. Ngày ấy, S là sinh viên nghèo nhất trong lớp. Bố S mất sớm. Mẹ S phải tần tảo nuôi năm anh chị em S ăn học. Có lẽ vì thế mà trong một phút không làm chủ được mình, S đã trở thành một kẻ ăn cắp. Nếu lúc đó, chúng tôi có được sự xót thương như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.

            Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn, mất ngủ. Có một nỗi ân hận cứ xâm chiếm lòng tôi. Ngày ngày tôi đợi S đến tìm. Tôi sẽ nói với S là tôi tha thứ tất cả và tôi cũng xin lỗi S vì lòng tôi thiếu sự thông cảm và thiếu vị tha.

            Một buổi sáng có tiếng chuông cửa. Tôi vội chạy ra mở cửa. Người xuất hiện trước tôi không phải là S mà là H. Tôi reo lên: "Ối, hôm nay sao rồng lại đến nhà tôm thế này". Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương mặt H trầm tư khác thường. Tôi kéo H vào nhà và nói ngay: "Mình vừa nhận được thư thằng S. Cậu có biết nó viết gì không? Nó đã trả lại tôi chỉ vàng và nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi". Khi tôi nói xong, H bước đến bên tôi và nói: "Anh P, anh không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tôi chính là người viết lá thư đó. Tôi chính là người đã ăn cắp chỉ vàng của anh". Nói xong, H như đổ vào tôi và khóc rống lên. Tôi vô cùng bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Khóc xong, H đã kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Vì cũng muốn mua một chiếc xe đạp sau khi tốt nghiệp đi làm, H đã tìm cách lấy trộm chỉ vàng. Và suốt thời gian qua, H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi. Thế rồi chúng tôi quyết định về quê S mặc dù biết S không còn sinh sống ở quê đã lâu.


            Vất vả lắm chúng tôi mới biết thông tin về S: Sau khi bị nhà trường gửi công văn đến địa phương thông báo về đạo đức của mình, S đã phải chịu quá nhiều tai tiếng và những ánh mắt khinh bỉ của hàng xóm. S đã xin đi khai hoang ở một huyện miền núi.

            Nghe vậy, chúng tôi lại tức tốc lên đường tìm đến nơi S đang sinh sống. Ở đó S sống cùng vợ con trong một ngôi nhà gỗ đẹp dưới chân một dãy đồi. S trồng trọt và mở một trang trại chăn bò lớn. Trông anh già hơn tuổi nhưng khỏe mạnh và đôi mắt nhân ái vô cùng. Cả ba chúng tôi ôm lấy nhau mà khóc.

            Tôi và H quyết định ngủ lại một đêm với S. H xin S cho H được kể sự thật cho vợ con S nghe để họ thanh thản và hãnh diện về chồng, về cha mình và H muốn được tạ lỗi với vợ con S. Nhưng S gạt đi và nói: "Chưa bao giờ họ tin tôi là kẻ ăn cắp". Trước khi chia tay nhau, H cầm tay S khóc và nói: "Mình có tội với cậu. Cậu đã tha tội cho mình. Nhưng mình muốn được trả một phần nhỏ cái nợ lớn mà đời mình đã mang nợ với cậu. Hãy nói mình phải trả nợ cậu như thế nào". S mỉm cười và nói: "Ông đã trả hết nợ rồi". Khi tôi và H còn chưa hiểu ý thì S nói: "Việc ông nói ra sự thật về tội lỗi của ông là ông đã trả hết nợ rồi. Đừng nghĩ gì về chuyện cũ nữa. Mà thực ra, ông nợ chính ông nhiều hơn là ông nợ tôi. Nợ người dễ trả hơn nợ chính mình". Cho đến lúc đó, tôi mới thực sự hiểu con người S. Tôi hiểu ra một điều gì đó thật xúc động, thật sâu sắc về cuộc đời này. Hóa ra, có những tâm hồn lớn lao và cao thượng lại nằm trong những con người khốn khó và giản dị như thế.

            Cũng trong cái đêm thức với S tại ngôi nhà gỗ của anh, chúng tôi mới biết những ngày đi học, khi nghỉ học, S vẫn đi quay mì sợi thuê để mua mì sợi cứu đói cho gia đình. Chúng tôi đã không hiểu được bạn bè mình. Chúng tôi đã làm cho một con người như S nếu không có nghị lực, không có lòng tin có thể dễ dàng rơi vào tuyệt vọng.

            Thưa các anh, các chị, câu chuyện tôi kể cho các anh, các chị chỉ có vậy. Nhưng với tôi đó là một bài học về con người và về cuộc đời. Kính chúc các anh, các chị mạnh khỏe, an khang và thịnh vượng.

            Thân ái
            Đ. V. P
            Hung45HTQS

            Comment


            • #66

              CON… TRƯỢT RỒI BỐ .! (câu chuyện đầy cảm động…)


              Nguồn thanhnientudo

              Hương không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt của bố. Nó cắm đầu đi vào nhà. Ngang qua chỗ mẹ nằm, nghe những tiếng thở khò khè khó nhọc, nó không cầm được nước mắt.

              Bữa cơm tối dọn ra nhưng bố con nó chưa ăn vội. Từ ngày mẹ bị bệnh, mâm cơm nhà nó bao giờ cũng chỉ có hai người. Bố bón cho mẹ bát cháo xong rồi hai bố con mới ăn.

              Bữa cơm tối nay có cá kho, bố đánh dưới ao lên nhưng nó ăn không thấy ngon. Hình như bố cũng vậy.

              -Không đỗ thì ôn thi tiếp. Con đừng buồn, nhìn con buồn bố nản lắm.

              Nó quay lại nhìn bố với đôi mắt ướt:

              -Con hết buồn rồi, bố đừng lo.

              Đêm, nó trằn trọc không ngủ được. Khó khăn lắm, mẹ mới chợp mắt nên nó không muốn tiếng trở mình của nó làm mẹ thức giấc. Nó sờ tay lên tường, mảng tường đã bong tróc chỗ lồi, chỗ lõm khiến bàn tay nó ram ráp. Nó nghĩ đến giấc mơ dở dang của mình…

              Nhưng nếu nó đi học thì bố mẹ sẽ thế nào đây? Bố lấy đâu ra tiền để vừa lo thuốc thang cho mẹ lại vừa lo cho nó học đại học. Bác sĩ đã bảo bệnh của mẹ sẽ khỏi nếu kiên trì chữa trị. Mẹ đã hy sinh rất nhiều cho nó. Nó không muốn mẹ phải hy sinh cả sự sống của mình chỉ để cho nó được học đại học. Với nó, mạng sống của mẹ quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời.

              -Bố à, chắc sang tháng sau con lên phụ giúp dì Hoa bán hàng cho… đỡ buồn.

              Nó nhìn bố thăm dò. Thực ra là nó đang nói tránh cái điều mà nó nghĩ: phải đi làm để có tiền đỡ đần cho bố. Sau một hồi suy nghĩ, bố đặt tay lên vai nó, giọng chùng xuống:

              -Cũng được con ạ.

              Nó lên phố bán hàng, bỏ lại phía sau những nỗi niềm và những giọt nước mắt. Cửa hàng của dì nó ở vị trí trung tâm thành phố, lại là đại lý lớn nên rất đông khách. Bận bịu với việc bán hàng, nó cũng quên đi nỗi buồn. Tiền ăn ở dì lo, còn tiền công tháng dì bảo nó gửi về quê cho bố mẹ. Cầm những đồng tiền đầu tiên kiếm được, nó thấy quyết định của nó thật có ý nghĩa, nhất là khi gọi điện về thấy bố khoe:

              -Bệnh của mẹ tiến triển nhiều rồi con ạ.

              Rồi một ngày, bố đột ngột xuất hiện ở cửa hàng với khuôn mặt của một người đang cố chịu đựng:

              -Tại sao con lại nói dối bố?

              Bố dằn từng tiếng một rồi chìa tờ giấy báo điểm đậu đại học mà nó đã cố giấu. Nó nhìn thấy trong mắt bố là cả một sự kiềm nén ghê gớm, nên câu trả lời của nó cũng trở nên đứt quãng:

              -Con… xin lỗi bố… nhưng bố ơi, làm thế nào mà con có thể đi học được khi mẹ đang bệnh? Làm thế nào mà con có thể để bố một mình vật lộn để vừa chăm mẹ vừa nuôi con học đại học. Con rất mong được vào đại học, nhưng lúc này con cần phải làm những việc quan trọng hơn. Đợi đến khi mẹ khỏi bệnh con sẽ lại học tiếp, con sẽ vào đại học bố ạ, chỉ là đi sau các bạn vài bước thôi.

              Lần đầu tiên trong đời, nó nhìn thấy bố khóc, đôi mắt ầng ậc nước…

              Comment


              • #67
                Xin phép post:
                Tấm lòng Tô Thị...
                Lương Tất Ðạt


                Lời tác giả: Như một món quà Giáng Sinh muộn để tỏ lòng biết ơn và nhớ ơn những người vợ đã một thời cưu mang, chăm sóc và chia sẻ cho những người tù thời mất nước!


                Tượng nàng Tô Thị. (Hình: Túy Sơn Viên)

                “Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa,
                Có nàng Tô Thị ,có chùa Tam Thanh...”

                Nhớ năm xưa thuở nhỏ, vào những buổi trưa hê oi ả, hay trong những đêm trường tĩnh mịch nằm nghe tiếng ru hời của Mẹ tôi với những câu ca dao, hay những bài thơ ngắn ngủi rất nhiều, và thật nhiều, cùng những tiếng võng đưa kẽo kẹt vang lên đều đặn mỗi ngày, tất cả đã tạo thành một giai điệu buồn não nuột, nhưng rất dễ ru ngủ... Và có lẽ, hằn sâu nhất trong ký ức tuổi thơ tôi vẫn là những điệu ru về câu chuyện nàng Tô Thị chờ chồng đến hóa đá. Tuy vậy, nhớ thì nhớ rõ lắm, nhưng cảm xúc dạo ấy thì thật sự trong tôi không hề có đến một chút mảy may, bởi vẫn nghĩ đó chỉ là huyền thoại...

                Thế nhưng, huyền thoại ấy trong tôi đã bắt đầu thay đổi, từ huyễn hoặc đã biến thành sống thật, từ phủ định đã nghiễm nhiên phải xác nhận. Bởi vì, bóng dáng người thiếu phụ trung trinh năm xưa ôm con đứng mỏi mòn với nỗi chờ mong chinh phu trên dãy núi Lạng Sơn đến hóa thạch đã thật sự kết thành hằng triệu, hằng triệu những hình ảnh của các Nàng Tô Thị luôn bàng bạc và lấp lánh trước mắt tôi và các tù nhân trong các ngục tù đọa đày dành cho những người vừa mất tổ quốc...

                Năm ấy, sau lời tuyên bố thất thủ của viên đại tướng một dạ hai lòng, hằng triệu những quân nhân và công nhân viên chức từng một thời chiến đấu để bảo vệ quê hương dưới mầu cờ phục vụ cho Tự Do-Dân Chủ-Công Bình và Nhân Ái đã phải đau đớn xót xa đành đoạn những công lao họ đã có... để cúi đầu chấp nhận giam mình trong những năm dài khổ ải đầy tủi nhục...

                Ba lô đã được các bà mẹ, hay những người vợ hiền thay thế bằng những túi xách tay gọn nhẹ với những vật dụng cá nhân được trang bị đầy đủ cho con, cho chồng với hy vọng đường xa cho mười ngày tạm vắng rồi tái ngộ...Và tôi đã có mặt với họ trên đường xa hôm ấy...

                Mười ngày rồi ba tháng, rồi một năm, rồi đến bao giờ... Sự chờ đợi trong niềm tin ngây thơ của người tù mất tổ quốc đã thực sự rã rời theo những ngày tháng khổ cực trong rừng sâu nước độc. Nỗi nhớ gia đình với cha mẹ, vợ con trong tâm tư của từng người tù đã mỏi mòn từng đêm hòa với tiếng chép miệng não nuột của đám tắc kè xanh đỏ đang bám víu trên cây cao đã vô tình biến thành những điệp khúc quen tai ru ngủ cho hàng triệu tù nhân tự an ủi lòng thôi đi những “sắp về, Tết về, hết về hay... chết về!”

                Thời gian vẫn trôi trong lặng lẽ, những công việc nặng nhọc và nguy hiểm cộng với những đói khát và thiếu thốn nhân lên từng ngày đã thật sự đè nặng trên đôi vai và tâm tưởng của tù nhân. Thân thể đã nhen nhúm những vết thương làm độc không có thuốc chữa bịnh tê phù đồng loạt xuất hiện cùng với các triệu chứng ghẻ ngứa đầy mình. Tận đáy lòng từ một số anh em chúng tôi đã nhen nhúm lên một chút gì thất vọng cho ngày về?

                Giữa lúc ấy, những lá thư và những gói quà nhỏ như mong mỏi đã được phép gởi đi từ những địa chỉ thân quen của những người mẹ nhân hậu, những người vợ hiền, và những đứa con ngoan trong mỗi gia đình tù nhân. Gói quà nhỏ theo quy định khắt khe của nhà cầm quyền được gia đình tù nhân chọn lọc từ sự dành dụm, chắt chiu khi mua sắm. Tuy ít mà đầy đủ cho những gì chúng tôi cần. Ðặc biệt, đọc những lá thư ân cần, âu yếm và động viên từ tấm lòng cha mẹ, vợ con và anh chị em gói ghém trên những lá thư khổ nhỏ, tất cả đã nhanh chóng biến thành những luồng gió mát dịu, hay những hơi ấm nồng nàn trong tâm hồn chúng tôi. Lời thư viết chứa chan niềm thương nhớ, đong đầy tình yêu thương và sắt son mầu chung thủy... Sẽ nhớ mãi đoạn cuối thư trước khi ngừng, tất cả đã không quên lời tái bút: Cha, Chồng, Con ơi đừng tuyệt vọng...

                Sau lần nhận thư và quà gởi từ gia đình, dẫu chưa được đối diện tương phùng với những người thân sau hơn 1 năm không gặp, nhưng tận đáy lòng tù nhân chúng tôi như đã vươn lên những ủi an và hy vọng. Niềm vui ấy đã được thể hiện qua những món quà nhỏ bé ít oi mà gia đình đã gởi, tất cả đã được chia nhau cho cả nhóm vui cùng.

                Dạo ấy, dường như trong các trại tù gần xa lớn nhỏ, ngoài những luật lệ chung của nhà cầm quyền phân chia các trại tù đông đến gần ngàn người thành những nhóm nhỏ từ Nhóm (A), đến Ðội (B), rồi Khối (K) hay Ðoàn (T) để dễ bề kiểm soát và điều hành. Nhưng trong lòng sinh hoạt thân thương của những người tù năm ấy, tất cả chúng tôi đã âm thầm kết đoàn với nhau thành những nhóm nhỏ tùy theo sở thích và những lý do riêng tư. Có nhóm 2 người, nhóm 3 hay 4, hoặc lên đến 5 người.

                Ngày vào tù, tôi độc thân một mình vì tuổi đời tuổi lính còn rất trẻ. Xa nhà, nếu có nhớ thì chỉ biết mong về người cha già và một đàn em nhỏ nhưng nhóm tù vui chung với tôi đại đa số đều đã yên bề gia thất. Họ đã có cả cha mẹ nguyên vẹn và một bầu đoàn thê tử thật hạnh phúc dễ thương. Bữa cơm chung mỗi trưa, chiều đến, chuyện tôi kể thì chẳng có gì thích thú, nhưng chuyện nhà các anh thì dài hơn cả Tờ Sớ Táo Quân tường trình cuối năm với nhiều tình tiết kỳ thú và thơ mộng...

                Qua từng ngày tháng ăn chung, vui ké trong những năm dài sống cận kề bên nhau, nhóm chúng tôi đã trở nên thân thiết và gũi gần hơn từ những câu chuyện gia đình của đôi bên đem ra nhau kể. Nguyễn Minh Ðức thăm nuôi lần nào cũng đem cuốn nhật ký viết tay trong những chiều rỗi rảnh cho người vợ hiền mới hứa hôn chưa đầy ba tháng đã phân ly. Lúc chia tay vợ hiền về trại, quà cáp chất đầy đến 3 bao tải nặng trĩu, vác đến tận nhà là cái lưng chàng muốn sụm...

                Anh Ba già đầu đàn thì đủng đỉnh nụ cười với nhiều niềm vui vì vợ con báo tin anh sắp thành ông nội, ông ngoại. Người vợ hiền đứng tuổi vẫn không quản đường xa từ Lục Tỉnh lên thăm chồng với bao nặng bao vơi quà với cáp cho chồng chia sẻ, lại còn ân cần nhắc anh đừng quên thuốc bổ...

                Anh Hiệp Rhade thì lúc nào cũng vui như pháo Tết, vợ chồng đều chung một tâm hồn nghệ sĩ, tuổi sắp tứ tuần với con cái đang ngưỡng tuổi dậy thì... mà vợ vợ chồng chồng vẫn còn thơ phú cầm kỳ viết tặng cho nhau. Lúc ra về, chị nhà luôn căn dặn anh đừng đốt phổi nhiều bằng những điều thuốc, nhưng thuốc hút chị mua gởi chồng thì hút hoài không hết!

                Bên cạnh tình yêu sôi nổi của vợ chồng anh Hiệp, người vợ mới cưới của Anh Nguyễn Mộng Hùng lại trầm lắng sâu đậm trong những lần gặp gỡ. Anh và chị chỉ đan tay nhau với những nỗi thương nhớ quấn quýt và tấm tức giọt lệ ngắn, giọt dài.

                Còn cặp tình nhân Ngô Thụy Chương thì lần nào cũng trẻ trung, lạc quan và yêu người yêu đời thắm thiết. Năm nào cũng thế, mỗi lần tái ngộ là trong tay của Chương cũng phải có một cuốn Agenda mới tinh thật dầy với nhiều ô vuông trống dành cho từng ngày nhật ký của Chương tha hồ mà thủ thỉ...

                Còn anh Tư Võ Hữu Cường thì diễm phúc nhất trong nhóm với một người tình thủy chung chờ đợi gần cả 10 năm. Chị là cô giáo cấp 1 và còn nhiều biệt tài khác trong nhiều ngành nghề. Tính thầm lặng và hay e lệ như cô nữ sinh thời trung học. Lần thăm nuôi nào cũng thế, chị luôn luôn là một trong những người vào thăm trại tù sớm nhất...

                Anh Tư Cường dáng mảnh khảnh mình dây, nhưng giọng thì trầm và thật vang vọng, đêm xuống một mình anh thường đàn và hát thầm cho chị nghe và hy vọng từ căn nhà xa tít Thị Nghè chị sẽ nghe và cảm nhận được...

                Những năm tháng của nhọc nhằn, khổ ải và tủi nhục vẫn thản nhiên trôi theo dòng đời mặc những thăng trầm của cuộc sống ở thế giới bên ngoài ra sao. Chắc chắn trong bốn bức tường sắt kín mít đầy ngạt thở dạo ấy, có lẽ chúng tôi cũng chưa thể biết hết và ngờ được những gì đã xảy ra cho người thân của mình. Những lần thăm nuôi ra về, nhóm cơm chung nào cũng vậy, và bạn tù nào cũng thế, tất cả đều đón nhận những tin tức lạc quan với một cuộc sống tương đối có sức khỏe dồi dào cho cha mẹ, vợ con và toàn thể thân nhân...

                Nếu có một thoáng gì bối rối và khó trả lời trước những câu hỏi thật lòng từ trước mặt người tù, thì cha già bảo chẳng sao, mẹ hiền cười phủ nhận, vợ con lảng tránh với những cử chỉ âu yếm và trấn an. Nhìn những món quà chất đầy trong các bao tải lớn nhỏ trước mặt trong những đợt thăm nuôi phải chăng tất cả nhiều ngần ấy đã quá đủ để xác nhận những gì người thân mình đã nói đúng theo sự thật?

                Sáu năm sau tôi về. Bạn và các huynh trưởng cũng lần lượt tiếp nối nhau ra trại trong cùng một ngày vui như hội lớn... Những bước chân vội vã bước nhanh, thật nhanh, vừa cười vừa nói trong tâm trạng vui tươi hớn hở, nhưng chắc chắn chẳng một ai sẽ buồn ngoảnh mặt lại để chào tạm biệt nơi chốn ấy, dù vẫn biết... đằng sau cánh cửa sắt khóa kín im lìm kia, bạn bè thân thiết vẫn còn người ở lại...

                Bao nhiêu nỗi háo hức mong chờ khi nhìn lại mái nhà xưa sau một thời gian xa cách tưởng như nghìn trùng. Cánh cửa bật mở, những nụ cười hớn hở, những vòng tay ôm ấm áp cuồng nhiệt. Câu nói mừng vui nào và ý nghĩa hơn bằng những giọt nước mắt của cha mẹ già, của vợ hiền con ngoan, và anh chị em thân ái. Nhưng khi bước sâu vào trong gian nhà quen thuộc, cảnh trí đã thay đổi thật nhiều, khác hẳn với những gì khang trang, đẹp mắt và ấm cúng mà 6 năm, 10 năm trước hơn người tù đã đi xa tưởng như không hẹn ngày trở lại.

                Căn nhà đã không còn bộ sofa đủ cặp mới mua năm nào khi vợ chồng mừng ngày mua nhà mới. Cái giường kiểu có chăn êm và nệm ấm, bàn máy may cho vợ hiền mừng ngày sinh nhật, cái tủ chè, quạt máy, chiếc máy truyền hình và biết bao vật dụng năm xưa hai vợ chồng ký cóp mua về,... tất cả đã tuần tự ra đi sau những lần thăm nuôi người tù. Ngay cả những đồ chơi cho con trẻ cũng không còn la liệt trong phòng của chúng. Biết bao nhiêu và bấy nhiêu đã theo những khó khăn nhọc nhằn và chịu đựng của vợ con và gia đình lần lượt âm thầm đi không trở lại...

                Trong ánh sáng lung linh của ngọn bạch lạp được thắp sáng vào bữa cơm chiều đầu tiên mừng người tù trở lại, bàn ăn được bày lên với những món ăn và thức uống mà tự lâu anh đã không có dịp được thưởng thức. Chung quanh vợ con và cha mẹ già cùng anh em tất cả đang quây quần nhìn anh với ánh mắt rụt rè, e ngại và ngầm mong đợi sự cảm thông nào đó từ người tù đang chậm rãi gắp thức ăn. Hôm nay người tù đã nhìn được khuôn mặt thật của vợ hiền và vóc dáng của đàn con ngoan, cũng như tất cả những khuôn mặt thân quen qua ánh sáng leo lét của ngọn đèn cầy đang đùa vui trong gió. Tất cả dường như đang phảng phất những nét buồn u uẩn, cùng sự mỏi mệt đã trĩu nặng bao năm dài chịu đựng. Anh chợt nhìn thấy thật rõ những vệt thâm quầng đậm trên mí mắt, vũng tối trên đôi gò má hóp như trũng sâu thêm trên khuôn mặt của mọi người... Cổ họng anh nghèn nghẹn và một cảm giác xót xa khó diễn tả khi anh vừa thoáng thấy những giọt nước long lanh trên đôi mắt của vợ hiền và người mẹ già ngồi kế cận...

                Trong những đôi mắt ấy, tận trong những giọt lệ đang chực chờ muốn trào tuôn dưới ngọn đèn bạch lạp lung linh mà anh vừa bắt gặp, biết bao những hình ảnh thương tâm và đau lòng đã xảy ra trong cuộc sống của mỗi người thân của anh đã âm thầm chịu đựng trong suốt những năm dài anh sống thản nhiên với các bạn tù trong các khu “cải tạo.” Ở đấy, đã có những hình ảnh xa xăm năm nào mà anh không hề tưởng tượng được. Cảm xúc y hệt ngày xưa anh đã từng nghe mẹ ru hời về câu chuyện nàng họ Tô chờ chồng hóa đá... mà anh chỉ biết nghe não nuột buồn với cảm giác rất dễ ru anh ngủ...

                Ðang miên man với những cảm xúc buồn vui lẫn lộn, như mặt hồ thoáng gợn trước những cơn gió mạnh vừa ùa đến, bất chợt, cô gái út ngoan xinh từ vòng tay mẹ lao xuống, sà vào lòng anh, ỏn ẻn cười... Anh cũng thấy những nụ cười hòa theo trên môi đấng sinh thành, trên môi người vợ hiền trung trinh và can đảm, trên môi các con ngoan và tất cả mọi người thân thiết. Một ý nghĩ thoáng qua, hay chính một điều an ủi tự lâu anh phải biết: “Vật chất chỉ là phù du, con người mới là đáng quý.” Sau bao nhiêu sóng gió phũ phàng và chua xót, tình yêu của người bạn trăm năm với anh vẫn không hề suy giảm. Trước bao nhiêu nghịch cảnh đầy khó khăn và thử thách, người vợ hiền vẫn trung trinh dài năm mong đợi đón anh về.

                Giây phút thiêng liêng này, anh thầm cám ơn mẹ với những câu ru hời năm xưa ru anh và các em anh ngủ, lời ru ấy luôn luôn hữu hình và sống thật. Và, hình bóng nàng Tô Thị ôm con chênh vênh trên dãy núi sẽ muôn đời sừng sững với tấm lòng trung trinh của vợ hiền ngàn năm vẫn đợi sẽ lưu truyền bất tận...

                Cám ơn những người vợ hiền chung thủy và đảm đang của những người tù mất Tổ Quốc...

                Nguồn:nguoi-viet.com

                Comment


                • #68
                  3 câu chuyện cảm động lòng người

                  Chúng ta thường hay dùng cái nhìn thành kiến, phiến diện của mình để đi đối đãi với người khác, mà không hề để ý đến suy nghĩ của họ. Chỉ có đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và nghĩ cho người khác trước khi nghĩ tới mình thì mới nhận được những điều tốt đẹp.
                  Dưới đây là những câu chuyện cảm động về cuộc sống đã được nhiều người chia sẻ. Hãy cùng đọc và suy ngẫm, rất có thể bạn sẽ tìm được một bài học cho riêng mình.

                  1. Câu chuyện cảm động số 1: Hiểu lầm

                  Trước đây tại Alaska, Mỹ, có một đôi vợ chồng trẻ tuổi sinh được một cô con gái xinh xắn, nhưng người mẹ vì khó sinh nên đã qua đời. Người cha quá bận rộn với công việc nên không có ai giúp anh trông cô con gái nhỏ. Thế là anh bèn huấn luyện chú chó của mình để có thể chăm sóc cô con gái mỗi khi anh vắng nhà.

                  Một hôm, anh phải đến một địa phương khác làm việc nên đã dặn chú chó ở nhà trông nom con gái. Ngày hôm sau anh trở về nhà, chú chó nghe thấy tiếng xe liền mừng rỡ chạy ra nghênh đón.

                  Khi anh vừa mở cửa nhà thì phát hiện khắp nơi đều là vết máu. Anh giật mình nhìn lên và cũng thấy những vũng máu loang lổ trên giường.
                  Hơn nữa, anh cũng không nhìn thấy con gái nhỏ yêu quý, trong khi đó, miệng chú chó đứng bên cạnh anh vẫn còn vương đầy máu.

                  Anh liền nghĩ ngay rằng, chắc chắn con chó này đã cắn chết và ăn thịt con gái mình. Trong lúc giận dữ, anh liền cầm dao trừng trị chú chó không vâng lời.
                  Sau đó, anh bất chợt nghe thấy tiếng cô con gái ở dưới gầm giường. Thế là anh tiến lại gần bế con gái lên kiểm tra, và rất ngạc nhiên vì cô con gái không có một vết thương nào.

                  Anh cảm thấy rất kỳ lạ, không hiểu rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra.
                  Nhìn lại chú chó, anh thấy trên đùi của nó bị mất một miếng thịt. Bên cạnh đó anh cũng phát hiện thấy một con sói nằm chết mà trong miệng vẫn còn ngậm miếng thịt ấy.
                  Khi người chủ nhân hiểu ra mọi chuyện thì đã quá muộn rồi…

                  Cảm ngộ:

                  Thông thường, khi bị kích động thì mọi quyết định của chúng ta đều sai lầm. Vậy nên, cho dù gặp bất cứ vấn đề gì, bạn hãy bình tĩnh và tỉnh táo phân tích trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

                  2. Câu chuyện cảm động số 2: Chiếc đinh

                  Có một cậu thanh niên trẻ tuổi tính tình rất nóng nảy. Một hôm cha đưa cho cậu một túi đinh và nói rằng: “Con trai, mỗi khi con nổi nóng thì hãy mang một chiếc đinh ra hàng rào sau nhà và đóng lên đó.”

                  Ngày đầu tiên, cậu ta đóng hết 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng một thời gian ngắn sau đó, cậu thanh niên này đã bắt đầu biết kiềm chế cơn giận của mình, vì vậy mà số lượng đinh đóng lên hàng rào cũng ngày càng giảm đi.

                  Cậu nhận ra rằng, việc kiềm chế cơn nóng giận có khi còn dễ dàng hơn là việc đóng đinh lên hàng rào kia. Cho đến một ngày, cậu thanh niên đã không còn nổi giận thêm một lần nào nữa.

                  Lúc này người cha lại nói với cậu: "Nếu trong một ngày con không nổi giận với ai thì hãy nhổ một cây đinh ở hàng rào ra."

                  Ngày này qua ngày khác, cậu thanh niên đều không còn nổi giận với ai và cây đinh cũng hàng ngày được gỡ bỏ xuống. Cuối cùng, cậu thanh niên vui mừng báo với cha cậu rằng, đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa.

                  Người cha đi cùng cậu tới hàng rào và nói: "Con làm tốt lắm, con trai ngoan của cha! Nhưng con hãy nhìn xem, mỗi chiếc đinh con rút ra đều để lại một cái lỗ thật sâu và hàng rào đã không còn được như lúc ban đầu nữa rồi! Những lỗ sâu kia cũng giống như vết thương mà lời nói của người lúc giận dữ để lại trong lòng người khác. Cho dù con có nói bao nhiêu lời xin lỗi đi nữa, thì vết thương kia vẫn vĩnh viễn tồn tại."

                  Cảm ngộ:

                  Chúng ta thường dễ dàng giận dữ với người thân của mình, bởi vì chúng ta biết rõ họ là người bao dung chúng ta nhất. Những lời nói lúc giận dữ cũng làm tổn thương người khác giống như chiếc đinh kia đã để lại lỗ sâu trên hàng rào vậy. Có thể là chúng ta vô tâm đấy, nhưng vết thương kia lại là vết thương thật sự. Vì vậy, hãy luôn yêu quý và coi trọng mọi người xung quanh chúng ta, đừng để đến khi sự việc đáng tiếc xảy ra, lúc ấy có hối hận thì cũng đã muộn rồi.

                  3. Câu chuyện cảm động số 3: Người lính trở về

                  Một người lính từ San Francisco gọi điện về cho cha mẹ mình: "Thưa cha mẹ, con đã trở về!"
                  Cha mẹ: "Ơn Chúa, con hãy trở về ngay đi, cha mẹ đã chờ đợi con lâu lắm rồi!"
                  Người lính: "Nhưng con có một yêu cầu hơi “quá đáng”! Con còn có một người bạn đi cùng nữa, và con muốn ba mẹ hãy chào đón cậu ấy như người trong nhà."

                  Cha mẹ: "Đương nhiên rồi! Cha mẹ rất vui mừng!"

                  Người lính: "Thế nhưng có việc này con cần phải nói trước cho cha mẹ biết. Cậu ấy bị trọng thương nên hiện giờ chỉ còn một tay và một chân!"

                  Cha mẹ: "Con trai! Cha mẹ rất lấy làm tiếc, nhưng chúng ta có thể tìm cho cậu ấy một nơi nào đó để sinh sống. Bởi vì con biết đấy, bạn của con bị tàn tật như vậy có thể sẽ đem lại gánh nặng lớn cho chúng ta. Con cứ về nhà trước đi, bạn của con có thể sẽ tìm được cuộc sống mới của cậu ấy!"

                  Người lính im lặng và cúp máy…
                  Mấy ngày sau, cha mẹ người lính nhận được giấy báo của cảnh sát nói rằng con trai của ông bà đã nhảy lầu tự tử. Hai người không thể tin điều đó là sự thật: "Tại sao lại vô lý như vậy? Nó có gia đình, nó lại vừa được trở về từ cõi chết."
                  Thế là, họ vội vàng lái xe đến đồn cảnh sát, vừa bước chân vào chỗ để xác, hai người họ kinh ngạc bởi vì nhìn thấy rõ ràng con trai của họ, chỉ còn lại một chân và một tay…

                  Cảm ngộ:

                  Chúng ta thường hay dùng cái nhìn thành kiến, phiến diện của mình để đi đối đãi với người khác, mà không hề để ý đến suy nghĩ của họ. Chỉ có đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và nghĩ cho người khác trước khi nghĩ tới mình thì mới nhận được những điều tốt đẹp.

                  Theo Cmoney.tw

                  Comment


                  • #69
                    Xin gửi đến quý vị cùng đọc với tôi một câu chuyện thương tâm có liên quan đến cuộc đời
                    của một thương phế binh QLVNCH. Thằng bé cầm cái lon đi xin những thức ăn dư thừa của thực khách
                    với lý do (lấy về cho heo ăn) một cách nói để che dấu sự thật, vì trong tâm của thằng bé nó muốn che dấu niềm tủi nhục, nó không muốn mọi người biết những thức ăn dư thừa nó lấy về để nuôi sống Cha Mẹ nó. Bởi vì trong sâu thẩm của tâm hồn nó vẫn có lòng tự trọng, nó không muốn thiên hạ chê cười Ba Mẹ nó.
                    Sau khi tác giả bài viết này đã tìm cách giúp gia đình nó, và ông ta đã có nhận xét:
                    "Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ.
                    Tôi xin cảm ơn cả hai: người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này.

                    Xin mời đọc


                    Thằng Nhỏ Cầm Cái Lon ...


                    Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ra đây? và hiện sống với ai? Thằng bé như đoán được rằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng:
                    - “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…”

                    Tôi hỏi tiếp:
                    - “Còn con có đi học không ?”
                    Thằng bé nói:
                    - “Con không có đi học… con ở nhà phụ với má nuôi heo…”…

                    Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nữa. Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.

                    Có lần thằng bé hỏi tôi:
                    - “Chú làm nghề gì vậy hả chú?”
                    Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là ” Chú đang làm thinh”.


                    Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bữa cơm độn qua ngày. Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cữ sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chỗ ngồi mà không bữa nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang dấu diếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ.

                    Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình 3 người ở thì chỗ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc thì thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều. Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nẫy nó vào. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào…. Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi.


                    Người đàn ông hốc hác cụt hai giò tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…

                    Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đình thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn. Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa. Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sau này nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm. Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó.

                    Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng bụng phình trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ.

                    Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa. Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình phương xa.
                    Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết! Tôi ghé vội qua nhà thằng bé thì mới hay mẹ nó đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Chỉ còn chèo queo một mình ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha.


                    Chúa nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa vì phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình nó. Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nỗi.
                    Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia dình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lỗi”. Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé “…Đời nầy cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đình nó như thế nào, tôi chụp hình ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney. Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đỡ gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến.



                    Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ. Tôi xin cảm ơn cả hai: người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này.

                    Minh Tạo
                    Hung45HTQS

                    Comment


                    • #70
                      đơn giản, chỉ là … mẹ


                      Có nhiều chuyện quý vị có thể đã xem, nhưng cũng mời xem lại để không quên tình mẹ ...​



                      Câu chuyện thứ 1 : CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ … MẸ (Đọc thấy trên FB KTS Lê Minh Hưng)

                      Trong 1 gia đình đông con:
                      - "Mẹ ơi ! Con muốn mua xe máy, mẹ mua cho con nhé !" -"Con muốn học anh văn !" -"Con muốn 1 cái váy mới !" -"Con cần 1 cái laptop mẹ à !"
                      - "Ừ, để mẹ lo"
                      20 năm sau:
                      - "Mẹ ơi! Con muốn làm chính trị gia, mẹ ủng hộ con nhé !" -"Con muốn học thạc sĩ, mẹ lo cho con nhé !" -"Con muốn làm ca sĩ !" -"Con muốn mở công ty điện tử !"
                      - "Ừ, để mẹ lo"
                      30 năm sau:
                      - "Mấy đứa có khỏe không ?" - "Con chuẩn bị đi họp rồi, mẹ sang nhà chú Ba chơi nha !" -"Con sắp đi làm đồ án, mẹ sang nhà em Tư nha" -"Con đi lưu diễn, mẹ sang nhà chú Út nha !" -"Con bận rộn rối trí lắm mẹ à ! Híc .."

                      - "Ừ, để mẹ tự lo..."


                      Câu chuyện thứ 2 : MỘT MÌNH MẸ
                      --- From: Xuan Canh Ta
                      Chuyện ngắn chạm đến tim

                      Chiến tranh ác liệt. Bố ra chiến trường. Mẹ cô độc dắt con lánh nạn khắp nơi. Hòa bình. Bố không trở về. Mẹ khóc hằng đêm trong ngóng mong.
                      Năm năm sau, mẹ quyết định lập bàn thờ, di ảnh bố.
                      Một mình mẹ vất vả nuôi con. Vậy mà căn bệnh ung thư quái ác lại cướp mất mẹ.
                      Hôm bức ảnh mẹ được đưa lên bàn thờ bên cạnh bố, bất ngờ bố trở về !
                      Tất cả chợt vỡ oà......
                      Bức ảnh bố được hạ xuống. Trên bàn thờ ...mẹ lại một mình.


                      Câu chuyện thứ 3 : MẸ GHẺ

                      Khi em 6 tuổi, theo cha về với mẹ ghẻ, làm đủ việc mà vết roi mới chồng lên dấu đòn cũ...
                      Dì muộn chồng, quá dữ dằn, ruột thịt chẳng ai muốn gần, đành lấy cha... Em 15 tuổi, cha mất. Đinh ninh em bỏ đi, ngày mở cửa mả, Dì đuổi khéo :
                      - Có muốn về với bà ngoại mày không ?
                      Em cúi đầu, nói trong nước mắt:
                      - Con đi rồi, mẹ ở với ai ?
                      Từ sau câu nói, bà mẹ ghẻ trầm tư, về, đi chùa, ăn chay.
                      Em trở thành cậu ấm, rồi thành một thạc sĩ, mẹ con thân thương, đổi thay như phép màu.


                      Câu chuyện thứ 4 : PHẤN SON

                      Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: "Bạn gái con xinh."
                      Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: "Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không ?…"
                      Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.


                      Câu chuyện thứ 5 : CUA RANG MUỐI

                      Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu.
                      Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, mua cua biển gạch son, rang muối, mời mẹ. Các con vui :
                      - Cua biển rang muối thật đó mẹ.
                      Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém :
                      - Còn răng đâu mà ăn !


                      Câu chuyện thứ 6 : VÒNG CẨM THẠCH
                      (Jang My)
                      Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm mọi cách nói thôi, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường... Đến khi tay mẹ đen sạm, nhăn nheo, mẹ vẫn chưa một lần có để đeo.
                      Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía , cười :
                      - Mẹ già rồi, tay nhăn nheo, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui !
                      Chị em rưng rưng…


                      Câu chuyện thứ 7 : XÓT XA

                      Tần tảo dành dụm những đồng tiền từ mớ rau, củ khoai, con cá, con tôm bắt được, gởi lên cho chị Hai ăn học. Trãi dài năm tháng,… chị Hai làm lớn, một công ty du lịch. Dễ chừng mãi bốn năm năm, chị Hai mới về. Cả nhà vui khôn xiết. Tờ mờ sáng, Má chèo xuồng qua chợ nổi, về, làm bữa cơm thịnh soạn :
                      - Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu !
                      Đang ăn, chị Hai giật mình, khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào :
                      - Ai làm bê bối cẩu thả thế này ? Kiểu này trên con, con bắt đổ bỏ, phạt trừ lương !
                      Chị Hai ngoe nguẩy lên nhà trên. Má ngồi im như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi, la lên, giọng còn ngọng nghịu:
                      - Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!


                      Câu chuyện thứ 8 : MẸ !
                      (Vương thị Vân Anh)

                      From: Mai Cong
                      Hãy đọc những truyện cực ngắn và...nếu có rưng rưng đừng trách người gửi !

                      Mẹ tần tảo cho con khôn lớn. Vai Mẹ nặng hơn khi con vào đại học.
                      Bao năm học xa nhà, tuần nào con cũng viết thư thăm Mẹ, Mẹ cầm thư con, rớt nước mắt vì vui, nhưng Mẹ có biết con nói gì đâu !
                      ...
                      Mẹ đâu biết chữ !


                      Câu chuyện thứ 9 : LÚC YÊU THƯƠNG HÉO ÚA
                      (Đọc thấy trên FB Phạm Hy Hưng)

                      Ngày bé, con ôm mẹ thật chặt, vùi vào lòng và thủ thỉ: Con yêu mẹ nhất trên đời.
                      Ngày bé, con vụng về mua chiếc cặp tóc và loay hoay bọc trong giờ thủ công thật đẹp để tặng mẹ với những lời chúc thật ngô nghê nhưng chân thành biết mấy…
                      Ngày bé, con pha cho mẹ cốc nước chanh đá mát lạnh để mẹ uống sau những giờ làm việc mệt nhọc và vất vả…
                      Ngày bé, con rơi nước mắt lo lắng khi mẹ ốm, con ôm cặp lồng chạy vội đi mua cháo tía tô, chạy nhanh quá con vấp ngã, hai đầu gối chảy máu, nhưng con không thấy đau, chỉ muốn chạy thật nhanh mang cháo về cho mẹ ăn rồi uống thuốc. Trên đoạn đường về nhà, con cứ hình dung ra đủ thứ đáng sợ, nước mắt ướt nhòa khuôn mặt, con sợ mẹ rời xa con mãi mãi…
                      Ngày bé, mỗi khi mẹ mệt, con liền đấm lưng, xoa dầu cho mẹ. Mẹ ôm con và nói: Con yêu mẹ nhiều không ?.
                      Ngày bé, mỗi khi thấy mẹ buồn, con liền kể tíu tít cho mẹ nghe đủ thứ chuyện trong thế giới trẻ con của mình. Con sợ mẹ buồn mẹ sẽ xa con.
                      Ngày bé, con viết tập làm văn, lúc nào cũng về mẹ, khắp nơi trong cuộc sống của con, đầy ắp hình bóng mẹ thân thương.
                      Ngày bé,…. trong con, mẹ là tất cả.…

                      Giờ con trưởng thành, con không còn nói yêu mẹ, ôm mẹ thật chặt mỗi khi ngủ.
                      Giờ con trưởng thành, mẹ ốm, con không còn chạy thật nhanh để mua bát cháo tía tô cho mẹ.
                      Giờ con trưởng thành, mẹ mệt mỏi lo toan, con không đưa bàn tay dịu dàng xoa xoa lên trán mẹ, vuốt nhẹ những nếp nhăn in hằn như cố để xóa đi.
                      Giờ con trưởng thành, mẹ cô đơn, con đang ở bên ngoài vui vẻ nói cười cùng những người bạn.
                      Giờ con trưởng thành, thế giới của con, mẹ đứng bên lề, mẹ đóng vai phụ.
                      Suốt một đời, thầm lặng hi sinh, mẹ mong con trưởng thành, khôn lớn… Nhưng trưởng thành rồi, con giúp được gì cho mẹ? Con cũng giống như lũ chim trời, đủ cánh thì bay đi…

                      Hóa ra trưởng thành lại là lúc yêu thương héo úa... /-
                      Last edited by nguyenphuong; 07-12-2018, 07:18 PM.

                      Comment


                      • #71
                        Đành rằng ta luôn cho con những điều tốt đẹp nhất, nhưng ta có bao giờ quan tâm điều con thực sự cần?
                        Trích trong một truyện ngắn đáng suy nghỉ :

                        " Tôi không biết phải nghĩ gì nữa. Mọi thứ như một vòng luẩn quẩn, như đám mây đen bám rịt trong lòng. Nặng nề và bí bách. Đêm nằm ôm con, tôi hỏi chồng, "Anh này, sau này anh muốn con làm nghề gì? Anh muốn con yêu người thế nào?".

                        Chồng tôi nói, "làm gì hay yêu ai chẳng được em. Miễn là nó vui!"

                        Phải! Tôi sẽ chỉ dạy con cách suy nghĩ đúng đắn, cách bảo vệ bản thân, cách phản ứng, cách đối đáp, cách đối nhân xử thế, cách tiếp thu kiến thức trong cuộc đời. Tôi sẽ không dạy nó phải chơi với người thế này, yêu người thế kia, học gì, làm gì... Tôi sẽ lắng nghe con trước. Nếu nó thật sự muốn tôi khuyên nhủ, tôi sẽ khuyên.

                        Tôi hỏi chồng thêm, nếu lỡ con chúng mình sau này vì lý do khách quan mà hư đốn, anh có hận nó không?

                        -Hận vì công sinh thành nuôi nấng rồi nó quay lưng với mình?

                        Chồng tôi hỏi lại tôi,

                        "Ô nó yêu cầu mình đẻ nó ra à mà mình lại đặt áp lực lên nó thế? Anh không thích kể công. Anh tin con mình chẳng bao giờ hư cả. Nhưng nếu nó có làm mình thất vọng thì cũng đành chấp nhận. Nó đã dành cho anh cả tuổi thơ của nó, cho anh trải nghiệm sự vui vẻ hạnh phúc chưa từng có. Anh biết ơn nó! Không trông mong không cần gì nhiều!"

                        Ừ thì làm cha mẹ ai chẳng đặt lên vai con những ước mơ hoài bão nào đó. Nhưng hãy gửi gắm, chứ đừng ép buộc."

                        Comment


                        • #72
                          SỰ THA THỨ


                          Từ một câu chuyện có thật:

                          Tại một quán ăn ở San Jose, có một cô hầu bàn phụ trách mang thức ăn lên cho chúng tôi, nhìn cô ấy trẻ trung tựa như một chiếc lá non.
                          Khi cô ấy bê cá hấp lên, đĩa cá bị nghiêng. Nước sốt cá tanh nồng rơi xuống chiếc cặp của tôi đặt trên ghế. Theo bản năng, tôi muốn nhảy dựng lên, nộ khí xung thiên. Thế nhưng, khi tôi chưa kịp làm gì thì đứa con gái yêu của tôi bỗng đứng dậy, nhanh chóng đi tới bên cạnh cô gái hầu bàn, nở một nụ cười dịu dàng tươi tắn, vỗ vào vai của cô bé và nói: “chuyện nhỏ thôi, không sao đâu”.
                          Cô hầu bàn vô cùng ngạc nhiên, luống cuống kiểm tra chiếc cặp của tôi, nói với giọng lúng túng: “Tôi… để tôi đi lấy khăn lau … ”.
                          Không thể ngờ rằng, con gái tôi bỗng nói: “Không sao, mang về nhà rửa là sạch thôi. Chị đi làm việc của chị đi, thật mà, không sao đâu.”
                          Khẩu khí của con gái tôi thật là nhẹ nhàng, cho dù người làm sai là cô hầu bàn.


                          Tôi trừng mắt nhìn con gái, cảm thấy bản thân mình như một quả khí cầu, bơm đầy khí trong đó, muốn phát nổ nhưng không nổ được, thật là khốn khổ.
                          Con gái bình tĩnh nói với tôi, dưới ánh đèn sáng lung linh của quán ăn, tôi nhìn thấy rất rõ, con mắt của nó mở to, long lanh như được mạ một lớp nước mắt.
                          Tối hôm đó, sau khi quay trở về khách sạn, lúc hai mẹ con nằm lên giường, nó mới dốc bầu tâm sự…

                          Con gái tôi phải đi học ở London 3 năm và để huấn luyện tính tự lập cho nó, chồng tôi quyết định không cho nó về nhà vào kỳ nghỉ, anh ấy muốn nó tự lập kế hoạch để đi du lịch, đồng thời cũng muốn nó thử trải nghiệm tự đi làm ở Anh Quốc.
                          Con gái tôi hoạt bát nhanh nhẹn. Khi ở nhà, mười đầu ngón tay không phải chạm vào nước. Những công việc từ nhỏ tới lớn cũng không đến lượt nó làm. Vậy mà khi rơi vào cuộc sống lạ lẫm tại Anh Quốc, nó lại phải đi làm bồi bàn để thể nghiệm cuộc sống.
                          Ngày đầu tiên đi làm, nó đã gặp phải rắc rối.
                          Con gái tôi bị điều đến rửa cốc rượu trong nhà bếp. Ở đó có những chiếc cốc thủy tinh cao chân trong suốt, mỏng như cánh ve, chỉ cần dùng một chút lực nhỏ là có thể khiến chiếc cốc bị vỡ, biến thành một đống vụn thủy tinh.
                          Con gái tôi thận trọng dè dặt, như bước đi trên băng, không dễ dàng gì mà rửa sạch hết một đống lớn cốc rượu. Vừa mới thả lỏng không chú ý, nó nghiêng người một chút, va vào một chiếc cốc, chiếc cốc liền rơi xuống đất, “xoảng, xoảng” liên tục những âm thanh vang lên. Chiếc cốc hoàn toàn biến thành đống thủy tinh vụn lấp lánh trên mặt đất.
                          “Mẹ ơi, vào thời khắc đó, con có cảm giác bị rơi xuống địa ngục.”… giọng nói của con gái tôi vẫn còn đọng lại sự hồi hộp lo lắng.
                          “Thế nhưng, mẹ có biết người quản lý ca trực đó phản ứng thế nào không? Cô ấy không hề vội vàng mà bình tĩnh đi tới, kéo con lên và nói: “Em gái, em không sao chứ?”
                          Sau đó, cô ấy quay đầu lại nói với những người khác: “Các bạn mau đến giúp cô gái này dọn dẹp sạch đống thủy tinh nhé!”
                          Đối với con, ngay đến cả nửa câu trách móc cũng không có!”
                          Lại một lần nữa, khi con rót rượu, không cẩn thận, làm đổ rượu vang nho lên chiếc váy trắng của khách, khiến cho chiếc váy trở nên loang lổ. Cứ tưởng vị khách đó sẽ nổi trận lôi đình, nhưng không ngờ cô ấy lại an ủi con: “không sao đâu, rượu ấy mà, không khó giặt.”. Vừa nói, vừa đứng lên, nhẹ nhàng vỗ vào vai con, rồi từ từ đi vào phòng vệ sinh, không nói toang lên, cũng không làm ầm ĩ, khiến con tròn mắt như con chim yến nhỏ vì quá đỗi ngạc nhiên.
                          Giọng nói của con gái tôi, mang đầy tình cảm: “Mẹ à, bởi vì người khác có thể tha thứ lỗi lầm của con trước đây, nên mẹ hãy coi những người phạm sai lầm kia như con gái của mẹ, mà tha thứ cho họ nhé!”
                          Lúc này, không khí trở nên tĩnh lặng như màn đêm. Tròng mắt của tôi ướt đẫm lệ…

                          Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết:
                          “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thân thiết của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
                          …..
                          Các bạn thân mến của tôi,
                          Chúng ta cảm động khi được người khác tha thứ. Điều đó khiến chúng ta có thể thay đổi hành vi và lời nói của chính mình. Hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta, sẽ là mỗi ngày hạnh phúc và may mắn!

                          THA THỨ, không dễ lắm đâu, nhưng hãy cố gắng bạn nhé!
                          Hung45HTQS

                          Comment



                          Hội Quán Phi Dũng ©
                          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                          website hit counter

                          Working...
                          X