Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tiến Trình Nhân Quyền

Collapse
X

Tiến Trình Nhân Quyền

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tiến Trình Nhân Quyền

    Tiến Trình Nhân Quyền

    Phạm Văn Bản

    Nhân quyền là quyền được sống, quyền hạnh phúc, quyền làm người một cách xứng đáng, nhưng đã bị ràng buộc bởi tập tục văn hóa, chế độ chính trị, niềm tin tôn giào, hoặc trình độ văn minh của mỗi dân tộc. Nhân lọai càng ngày được văn minh, thì những sự giải thích hoặc định nghĩa về nhân quyền lại càng thêm chi tiết, được luật pháp quốc gia hay công pháp quốc tế bảo đảm thừa nhận. Trong xã hội nhân bản có 3 quyền chủ yếu là nhân quyền, dân quyền, chính quyền. – Nhân quyền là tự chủ, dân quyền là tự do, chính quyền là dân chủ. Nhân quyền là quyền tối thượng của con người vượt trên mọi phạm vi của thể chế quốc gia, dân quyền và chính quyền được tôn trọng ngang nhau theo nguyên tắc bình quyền.

    I. Ý Niệm Nhân Quyền

    Ngay tự ngàn xưa nhân quyền được giải thích theo nhân sinh quan, tức sự tạo dựng con người theo niềm tin tôn giáo, hay văn hóa. Các giáo luật “cấm giết người” của Thiên Chúa Giáo, “cấm sát sinh” của Phật Giáo trở thành những văn kiện lâu đời, đề cập và trình bày nhân quyền. Ví dụ Mười Điều Răn:

    “Đạo Đức Chúa Trời có Mười Điều Răn: Thứ nhất, Thờ phượng và kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự. Thứ hai, chớ kêu tên Đức Chúa trời vô cớ. Thứ ba, giữ ngày chủ nhật. Thứ bốn, thảo kính cha mẹ. Thứ năm chớ giết người. Thứ sáu chớ làm sự dâm dục. Thứ bảy, chớ lấy của ngưòi. Thứ tám, chớ làm chứng dối. Thứ chín, chớ muốn vợ chồng ngưòi. Thứ mười chớ tham của người. Mười điều răn ấy tóm lại hai sự này mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự. Sau là yêu người như mình ta vậy.”

    - Triết gia Hy Lạp Socrates tranh đấu cho tự do, tức đòi hỏi nhân quyền, và bị chính quyền thời ấy xử tử hình. Ông chấp nhận hình phạt uống thuốc độc mà chết chớ không rút lại nguyên tắc dân chủ đề ra, để được tha.

    - Các nhà hiền triết Ðông phương: Mặc Tử đề cao “bốn biển một nhà,” đức Khổng Tử dạy “nhân nghĩa” cũng được hiểu là đề cập nhân quyền.

    - Nguyên lý “Một Bọc Trăm Con” của văn hóa Việt cũng nói lên tính “thân thương” “bình đẳng” trong xã hội “đồng bào,” tức tôn trọng nhân quyền. Nhân quyền còn được Tổ Tiên giải thích rộng rãi trong truyện tích Tiên Dung – Chữ Đồng: “Chỉ thấy con người, và chỉ lấy con người làm tiêu chuẩn căn bản để phục vụ, chớ không để ngọai vật làm ngăn cách hay chia rẽ theo giai cấp con người. Như Công chúa Tiên Dung mang của cải vật chất ra giúp dân… và Chữ Đồng đem tài năng giáo hóa dân chúng, để mọi người… cùng “về trời!” Hạnh phúc cực lạc!

    - Hiến Chương Magna Carta của Anh quốc ra đời ngày 15 tháng 6 năm 1215, khi Vua John và các lãnh chúa chấp nhận văn kiện này. Tuy Magna Carta chỉ đề cập đến quyền hạn của vua với các lãnh chúa, nhưng đã tạo ra hệ thống tòa án bắt vua tuân theo luật, chớ vua không còn sống trên luật như nhóm đặc quyền trong đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay. Bản văn mang những chữ: mạng sống, tự do, tài sản… đã đặt nền tảng cho sự cải tiến nhân quyền về sau.

    - Hiến Pháp Hoa Kỳ được chấp nhận vào năm 1787 chứa đựng một số bảo đảm cá nhân, nhưng có nhiều tiểu bang từ chối thông qua, nếu không có một đạo luật đặc biệt về nhân quyền. Và 10 tu chính án ra đời, sau này mang tên Ðạo Luật Nhân Quyền. Ðạo luật có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 1791 được gọi là Ngày Nhân Quyền.

    Tám tu chính án đầu tiên của Hiến Pháp Hoa Kỳ bao gồm những quyền căn bản và quyền tự do cho mọi công dân:
    - Tu chính 1: Tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp.
    - Tu chính 4: Cơ quan công quyền khám xét tư gia phải có trát tòa.
    - Tu chính 5: Quyền của người dân trong những vụ án hình sự.
    - Tu chính 6: Quyền được xét xử một cách hợp pháp, công bình, vô tư, không thiên vị.
    Và hiến pháp của các tiểu bang chứa đựng đạo luật hay tuyên ngôn nhân quyền được chi tiết hơn liên bang.

    - Ngày 26 tháng 8 năm 1789 Hội đồng Quốc gia Pháp quốc trong cuộc cách mạng 1789 thông qua bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền làm căn bản “tự do công bằng và tình huynh đệ.” Bản văn do Bá tước Emmanuel Sieyès biên soạn và được dùng làm Lời Mở Ðầu của Hiến Pháp của Pháp quốc.

    II. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

    Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc ban hành ngày 15 tháng 12 năm 1948, gồm 30 điều và Lời Mở Ðầu:

    - Xét rằng, mọi thành viên trong gia đình nhân loại đều có nhân cách, có những quyền bằng nhau và bất khả chuyển nhượng. Sự công nhận nhân cách và những quyền này là nền tảng của tự do, công chính và bình an trên thế giới.

    - Xét rằng, mọi sự xem thường và khinh thị nhân quyền đều đưa tới những hành động dã man xúc phạm tới lương tâm nhân loại, và sự trông đợi một thế giới mà mọi người đều được hưởng tự do ngôn luận, tín ngưỡng và không bị đe dọa đã được tuyên cáo là khát vọng cao cả nhất của con người.

    - Xét rằng, nếu con người không bị buộc phải xử dụng, như giải pháp cuối cùng, bạo lực chống lại độc tài và áp bức, thì nhân quyền phải được luật pháp bảo vệ.

    Do đó, Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố:

    - Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi dân tộc và quốc gia với mục đích để mọi cá nhân, mọi đoàn thể của xã hội, luôn luôn ghi nhớ và nỗ lực qua giáo dục để phát huy sự tôn trọng nhân quyền, và bằng các phương thức tiến bộ tại quốc gia cũng như quốc tế để bảo đảm tính chất toàn cầu và hữu hiệu của sự công nhận và tôn trọng nhân quyền, trong cả những Hội Viên và trong toàn thể các dân tộc nằm trong lãnh thổ các quốc gia đó.

    Sau đây là một số điều thường đề cập:

    Ðiều 1. Tất cả mọi người được sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân cách và nhân quyền. Mọi người đều được ban cho tri thức và lương tâm nên phải đối xử với nhau trong tinh thần huynh đệ.

    Ðiều 2. Mỗi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu ra trong bản Tuyên Ngôn này.

    Ðiều 3. Mỗi người đều có quyền sống, hưởng tự do và an ninh cá nhân.

    Ðiều 4. Không một ai sẽ bị giữ trong tình trạng nô lệ hoặc tôi đòi, nô lệ và buôn bán nô lệ phải bị cấm chỉ triệt để dưới mọi hình thức.

    Ðiều 9. Không một ai sẽ bị bắt giữ, giam giữ hay lưu đày một cách trái phép.

    Ðiều 18. Mỗi người có quyền về tư tưởng, về lương tâm và về tôn giáo.

    Ðiều 19. Mỗi người có quyền phát biểu ý kiến.

    Ðiều 20. Mỗi người có quyền tự do tụ họp và lập hội trong hòa bình trật tự.

    III. Nhân Quyền Của Nữ Giới

    Chúng ta thấy rằng 3 tôn giáo lớn của nhân lọai đã có những quan niệm khác biệt giữa hai người nam và nữ:

    - Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo ghi: Thượng Ðế lấy xương sườn của ông Adam để tác thành bà Eva, nói lên thẩm quyền của nam giới. Thánh Paul cũng dạy người vợ phải tuân phục chồng.

    - Ấn Ðộ Giáo tin rằng người nữ đức hạnh sẽ được tái sinh thành nam giới.

    - Kinh Koran của Hồi Giáo cho phép đa thê và có nhiều điều khoản khắt khe với phụ nữ.

    Do đó các nền văn hóa và niềm tin tôn giáo trên đã “trọng nam khinh nữ” và mang tư tưởng làm nền tảng trong công cuộc tổ chức chính trị xã hội của họ thành ra “chế độ phụ hệ,” coi người nữ lệ thuộc nam giới. Ngược lại, những nền văn hóa Việt, hay văn hóa Ai Cập lại “trọng nữ,” và gía trị của người phụ nữ lớn hay bằng với nam nhân. Ví dụ: Bà Trưng làm vua (Trưng Nữ Vương), Bà Triệu làm tướng… Văn hóa Ai Cập tạo ra các “nữ thần” và “đền thờ nữ thần” trong nền văn minh Babylon và Ai Cập.

    - Văn Hóa Việt được coi như văn hóa “lưỡng hệ,” chớ không nhất thiết là “mẫu hệ” như nhiều người lầm tưởng. Vì truyền thuyết Tiên Rồng đã xác định sự bình đẳng con người không phân biệt phái tính/ giới tính, mà qua nguyên lý “50 con theo mẹ Tiên, 50 con theo cha Rồng,” đã chẳng phải đề cao “nam nữ bình quyền” và đang là ước mong của nhân lọai ngày nay đó sao?

    - Trong thế kỷ 19 nhiều phụ nữ đấu tranh đòi “nam nữ bình quyền” trong bầu phiếu, hôn nhân, việc làm, lương bổng… Trải qua nhiều thời gian tranh đấu, đến đầu thế kỷ 20 người phụ nữ mới được quyền bầu phiếu. Ví dụ: Úc Ðại Lợi vào năm 1902, toàn thể Liên Bang Hoa Kỳ vào năm 1920, và Pháp Quốc vào năm 1944… và đến thập niên 1980, thì hầu hết người phụ nữ trên thế giới mới được quyền bầu phiếu, ngoại trừ các quốc gia Hồi Giáo.

    1. Phong Trào Giải Phóng Phụ Nữ

    Phong trào giải phóng phụ nữ đã bùng lên như ánh sáng mới cho cuộc đời nữ giới. Nhưng ngày nay kết quả thực tiễn cho thấy, thay vì giải phóng, phong trào đã làm tha hóa phụ nữ nhiều hơn. Sự thất bại của thiện chí này là do không giải quyết những vấn đề tận gốc rễ, đó là chưa kể ác ý thâm độc của Cộng Sản hay Tư Bản trong những “Thương vụ xuất khẩu cô dâu” như đang diễn ra tại Việt Nam, đem đi làm nô lệ tình dục cho những quốc gia phát triển kỹ nghệ giầu có Đài Loan, Đại Hàn, Tân Gia Ba… Họ đã lợi dụng phong trào gỉai phóng phụ nữ để tiếp tay phá hủy nền tảng gia đình, và đạo đức của con người, đồng thời cô lập hóa con người để dễ dàng cai trị và bóc lột!

    Giải phóng phụ nữ không thể chỉ có nghĩa là kéo nữ giới ra khỏi nhà mà ném vào xã hội như hiện nay. Phụ nữ bị tha hóa, vì từ cơ cấu tới cách thức và phương tiện điều hành, xã hội hiện nay hòan tòan mang tính chất nam giới, cực hóa nam giới. Việc giải phóng phụ nữ và cả nhân loại phải là việc cải tổ tận gốc, để xã hội, từ nền tảng đến mọi sinh họat, thực sự mang đầy đủ thành tố nam nữ. Con người, mọi người chỉ thực sự hạnh phúc trong xã hội được tác thành và hợp đúng cấu trúc chức năng nam nữ: “50 thuộc Tiên, 50 thuộc Rồng,” hai bên cân bằng và “Tiên Rồng Song Hiệp.”

    2. Nhân Quyền trong Luật Hồng Đức

    Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, bộ “Quốc Triều Hình Luật” do Quốc sư Nguyễn Trãi biên sọan từ năm 1428 và hòan thành trong triều đại Hồng Đức, niên hiệu của vua Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460-1497, nên thường gọi là luật Hồng Đức – Bộ luật này gồm có 722 điều so với 460 điều trong “Đại Minh Luật” của Trung Hoa. Bộ Quốc Triều Hình Luật được ông Deloustal dịch sang Pháp ngữ, và các giáo sư Trần Văn Liêm, Tạ Văn Tài, Nguyễn Ngọc Huy hợp tác với trường luật Harvard để dịch sang Anh ngữ, và Ohio University Press xuất bản năm 1987 với tựa đề “The Le Code: Law In Tradictional Vietnam.”

    Trang 203: “Vậy, nói chung, Quốc Triều Hình Luật đã có một số điểm rất tân tiến với tinh thần luật pháp hiện đại và riêng về mặt bảo vệ quyền phụ nữ thì bộ luật Hậu Lê này rõ rệt là tân tiến hơn luật Trung Quốc và luật Tây phương đồng thời. Đó là điểm son của nền pháp lý cổ Việt Nam phát xuất từ văn hóa cổ truyền Việt Nam.” Quốc sư Nguyễn Trãi đã tổng hợp được chủ nghĩa “đức Trị” tức tục lệ, và “pháp trị” tức hình luật, cũng như đã đem được nguyên tắc “nam nữ bình quyền” của văn hóa Tiên Rồng vào Quốc Triều Hình Luật.

    a. Quyền Bình Đẳng giữa Nam và Nữ, giữa Vợ và Chồng

    a1. So với Lụât Trung Hoa và các nước Đông Á

    Về Thân Nhân – Luật Hồng Đức định rằng nếu người chồng bỏ bê vợ mình vì si mê một người đàn bà khác, hay vì bất cứ lý do gì ngoại trừ phải thi hành công vụ, mà kéo dài tới năm tháng hay một năm nếu có con, thì người vợ có thể kiện chồng. Đặc biệt là những lý do này không có trong luật Trung Hoa và các nước Đông Á.

    Về Tài Sản – Theo điều 88 của “Đại Thanh Luật Lệ,” chỉ nam giới được hưởng quyền chia tài sản của cha mẹ. Còn theo điều 78, khi người nữ lấy chồng thì tất cả tài sản riêng của mình kể cả tài sản mình tự tạo lập ra hay nhận của cha mẹ ruột của mình, đều phải sát nhập hết vào gia sản của nhà chồng. Nếu ly dị hay cải giá, người nữ phải rời nhà chồng với hai bàn tay trắng, không lấy được các tài sản riêng mà mình mang đến gia sản nhà chồng.

    Trái lại, “Luật Hồng Đức” cho nữ giới được thừa kế ngang hàng với nam giới. Và cho người phụ nữ có chồng tiếp tục làm chủ tài sản riêng của mình. Khi ly dị hay cải giá, người phụ nữ có chồng có quyền lấy lại các tài sản riêng của mình.

    a2. So Sánh Với Luật Tây Phương

    Về Tài Sản – Trong khi “Luật Hồng Đức” cho vợ chồng hoàn toàn “bình đẳng về hôn sản” thì Hoa Kỳ mãi tới năm 1890 nhiều tiểu bang mới sửa đổi, và còn số tiểu bang vần áp dụng học lý Femme Couverte của Thông Luật (1*) theo đó “người vợ là vật sở hữu của chồng” không có quyền pháp lý đối với lợi tức do chính bà kiếm ra, cũng như đối với con cái và tài sản của bà, trừ khi hai vợ chồng ký hôn khế trước, và đặt tài sản của họ dưới chế độ giám hộ (Trust).

    Tổng Quan: Trong khi người phụ nữ Việt ở thế kỷ 15 đã có quyền tư hữu tài sản ngang hàng với chồng, và giữ vai trò quan trọng trong gia đình cũng như ngoài xã hội, đặc biệt giữ tài chánh và việc chi tiêu… thì mãi tới thế kỷ 18 ở Âu Châu, và thế kỷ 20 ở Mỹ Châu địa vị pháp lý của người phụ nữ Tây Phương mới được nhắc nhở, và địa vị của nữ giới còn thấp hơn trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Câu “lady first” chỉ là lời an ủi tránh mặc cảm vì thực tế chưa thóat khỏi Femme Couverte ràng buộc. Và cao trào phụ nữ (Feminism) chỉ thực sự nổi lên tại Hoa Kỳ vào thập niên 1960, và thu nhận thành quả tích cực vào những năm 1990.

    Quyền Tế Tự – nhiều nển văn hóa, tế tự là đặc quyền của nam giới. Ngày nay phụ nữ Âu Mỹ cũng đang tranh đấu để cho giới nữ tu được quyền thụ phong “Linh Mục” như nam tu sĩ, nhưng chưa được thể hiện... Đang khi suốt ngàn năm, cả trong phong tục lẫn luật pháp Việt Nam, thì người phụ nữ đã luôn được quyền tế tự ngang hàng với nam giới. Luật Hồng Đức đã tiến bộ hơn luật Tây Phương ít ra là 4 thế kỷ, ở chỗ đã dãnh cho phụ nữ quyền tham gia công vụ (làm quan) và nữ quan cũng được nhiều ưu đãi trong thủ tục nghị hội triều đình. Ví dụ, Bà Huyện Thanh Quan làm Cung Trung Giáo Tập trong Triều Nguyễn, và được Hòang Đế Minh Mạng tin dụng.

    VI. Nhân Quyền Ðối Với Dân Quyền

    Nhân quyền là sự tự do của con người và những quyền tự nhiên bất khả chuyển nhượng, như quyền sống, quyền không được hủy hoại thân thể như bán một trái thận hay nội tạng của mình… Nhân quyền cũng được gọi là “dân quyền tuyệt đối.” Dân quyền là quyền công dân được nêu trong Hiến Pháp và luật lệ quốc gia. Dân quyền có hai chiều, quyền lợi công dân được quốc gia ban phát, bảo đảm, và ngược lại người dân có bổn phận đóng góp cho quốc gia, xã hội.

    Các chế độ xã hội chủ nghĩa, độc tài thường viện dẫn “con người là sản phẩm của xã hội.” Nên Cộng Sản đã ấn định và áp dụng dân quyền có địa vị ưu thế hơn nhân quyền. Nhà cầm quyền của các chế độ này đã giải thích nhân quyền theo luật pháp của họ, và không lưu ý đến quốc tế nhân quyền. Câu thần chú “cứu cánh biện minh cho phương tiện,” tức là mục đích cuối cùng tốt thì hành động nào cũng tốt, làm cho các lãnh tụ đảng Cộng Sản đạt kết quả “nhân quyền” như sau:

    1. Tư bản lấy số triệu tiền tệ làm nấc thang gía trị và gọi người giàu là triệu phú. Các lãnh tụ Cộng Sản như Pol Pot đạt được 3 triệu, Hồ Chí Minh 6 triệu, Lenin 10 triệu, Stalin 30 triệu, và Mao Trạch Đông 30 triệu sinh mạng nhân dân trong cải cách ruộng đất, chiến tranh thanh trừng, và tập trung cải tạo, như lời Lenin đã từng xác nhận, “Mark không thành công vì không đổ máu!” Do đó các nền kinh tế Cộng Sản đều đẫm máu xương dân tộc, cũng như Việt Nam kinh tế hôm nay đã “tắm máu” từ khi Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam tiêu diệt 5% nông dân của mỗi làng trong cải cách ruộng đất miền Bắc vào những năm 1953-1956, là chứng cớ “vi phạm nhân quyền!”

    2. Theo Bác sĩ Lý Chí Tuy nói trong tác phẩm “The Private Life of Chairman Mao” thì những tội vi phạm nhân quyền trên cũng còn nhẹ, so với cái tội vĩ đại là đảng Cộng Sản đã hủy diệt tâm não của các thế hệ trẻ. Mao và đảng Cộng Sản đã giáo dục tuổi trẻ Trung Hoa yêu tàn ác hận thù, bạo hành phá họai. Thiện và Mỹ bị bôi đen. Tàn ác và vô đạo được vinh danh. Riêng đối với Mao Trạch Đông, người thày của Hồ Chí Minh thì các tội ác của chế độ phong kiến tàn ác trong lịch sử Trung Hoa cộng lại, cũng không bằng tội ác của Mao Trạch Đông gây cho dân tộc và làm cho đất nước nghèo đói chậm tiến.

    3. Biểu tượng “búa liềm” của chủ thuyết Cộng Sản được thay thế bằng thực tế “bị gậy” của tập đòan ăn mày. Mới ngày nào còn huyênh hoang “đánh Mỹ cứu nước,” thì nay tất cả các chức sắc Cộng Sản Việt Nam đứng sắp hàng trong Tòa Thánh Vatican xin bang giao, xin ban phép lành để hy vọng có đủ tín chỉ (credit) “nhân quyền” mà nhằm thóat khỏi ngọn roi trừng phạt của “đế quốc Mỹ” trong những ngày tháng sắp tới! Nhưng dù cho văn hóa Việt có yêu thương đùm bọc, có sẵn sàng tha thứ… thì lương tâm nhân lọai vẫn kết án Cộng Sản Việt Nam vi phạm và tạo vết nhơ làm hoen ố trang lịch sử thế giới.

    V. Vi Phạm Nhân Quyền

    - Vụ Thiên An Môn. Năm 1989 đoàn biểu tình của thanh niên, sinh viên học sinh Trung Quốc tại công trường Thiên An Môn đòi hỏi tự do dân chủ, và nhà cầm quyền đã đem chiến xa cán chết và tạo ra vụ tàn sát đẫm máu, được thế giới biết đến và tổ chức kỷ niệm sự kiện đau buồn này hàng năm. Nhưng những việc cha mẹ người Hoa còn mang nặng gía trị “trọng nam,” giết con gái mới sinh vì chính phủ chỉ cho phép mỗi gia đình một con. Ðiều này vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng mà ít ai lưu ý!

    - Ðàn Áp Tôn Giáo Việt Nam. Nhà cầm quyền CSVN hiện nay vẫn còn mang nặng gía trị “chính trị tôn giáo” của thời chiến tranh Việt Nam ngày trước, họ lo sợ các tổ chức “bán chính trị” đã lợi dụng tôn giáo như những việc làm của họ trước để gây xáo trộn và lũng đoạn chính trị, cho nên trung ương đảng phải quyết định:

    - Bắt giam các lãnh tụ quan trọng của các tôn giáo: Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, và các tu sĩ, chức sắc Hòa Hảo, Cao Ðài.

    - Giam giữ những ai khác chính kiến: Luật sư Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định… kể cả những người đảng viên Cộng Sản kỳ cựu Trung Tá Trần Anh Kim…

    - Xuất cảng phụ nữ ra nước ngoài để làm nô lệ dưới nhiều hình thức.

    - Và nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã là thành viên trong Liên Hiệp Quốc, nhưng lại không tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, thì thể diện quốc gia sẽ ra sao?

    Ðấu Tranh Nhân Quyền. Ðấu tranh nhân quyền tại các nước dân chủ như Hoa kỳ, Úc Ðại Lợi, Pháp Quốc, … đều có mục tiêu rõ ràng. Nhưng tại những quốc gia nghèo đói thì tranh đấu nhân quyền lại có nhiều mục tiêu tiềm ẩn… và cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc muốn lưu ý rằng, các nước nghèo cần tự tạo một tương lai sáng lạng hơn cho mình, bằng cách ngưng chi tiêu cho trang bị vũ khí chiến tranh… mà cần nâng cao dân trí và mức sống người dân bằng con đường giáo dục, chăm sóc y tế, sức khỏe và tạo cho dân chúng có cơ hội tốt hơn để thăng tiến và đạt những điểm nâng cao nhân quyền.

    Thuyết giảng nhân quyền cho người đói khát là việc vô tích sự. Ðòi hỏi quyền tự do di chuyển cho người không phương tiện là việc thiếu thực tế. Hô hào tự do tôn giáo cho chế độ độc tài tòan trị, thì việc bang giao Tòa Thánh Vatican và Cộng Sản Việt Nam… chưa là điều, ắt có và đủ, để đảng ta… thừa nhân quyền mà ban phát!

    VI. Kết Luận

    Nhân quyền là khát vọng của mọi con người, đặc biệt người Việt chúng ta khao khát nhân quyền hơn ai hết vì chúng ta đã mất quyền làm người bởi tập đòan lãnh đạo CSVN. Nhưng nhân quyền lại trở thành ước mơ trong chốn thiên đàng trần gian của người gặp nạn độc tài nghèo đói chậm tiến hành hạ? Nhân quyền đã chỉ hiển hiện trong những quốc gia dân chủ tự do và thịnh vượng?

    Phạm Văn Bản

    Ghi chú:
    (1*) Coverture. The state or condition of a married woman.
    2. During coverture, the being of the wife is civilly merged, for many purposes, into that of her husband; she can, therefore, in general, make no contracts without his consent, express or implied. Com. Dig. Baron and Feme, W; Pleader, 2 A 1; 1 Ch. Pl. 19, 45; Litt. s. 28; Chit. Contr. 39; 1 Bouv. Inst. n. 276.
    3. To this rule there are some exceptions: she may contract, when it is for her benefit, as to save her from starvation. Chit. Contr. 40.
    4. In some cases, when coercion has been used by the husband to induce her to commit crime, she is exempted from punishment. 1 Ha1e, P. C. 516; 1 Russ. Cr. 16.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X