Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Góc... Cafe_Coc

Collapse
X

Góc... Cafe_Coc

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Dã Tâm... Chúng Cọot...



    Năm ngoái bày trò cắt cáp Việt,
    Năm nay dở quẻ ép thuyền Phi.
    Chẳng quá thông minh thì cũng biết
    Dã tâm Trung Quốc nghĩa là gì?

    Hoàng Sa nhất quyết xây cầu cảng,
    Biển Đông cắm phập dàn khoan dầu.
    Ngư chính, ngư dân luôn lảng vảng,
    Tập trận, tuần tra tấp nập tàu.

    Hảo ý bên ngoài với Mỹ, Nga,
    Bên trong giả bộ vuốt ve ta.
    Em Phi nếu sợ co vòi lại
    Chú Việt có ngày bác chẳng tha.

    TuấnKhỉ (thivien)
    Last edited by PhiLan; 05-10-2012, 11:43 AM.
    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

    Comment


    • #32
      Nhân Quả...



      Nhân Quả

      Công an đạp nát mặt nhân dân
      Cán bộ đánh vỡ đầu nhà báo
      Cho nên cướp mới càng hung bạo
      Nổ mìn nhà lãnh đạo, chỉ huy.

      Mãi lộ trên mỗi bước đường đi
      Ắch tắc chẳng có gì khó hiểu!
      Động đến việc y kỳ nhũng nhiễu
      Trì trệ là tất yếu đương nhiên!

      Thơ ca thứ dở, thứ điên điên
      Cuộc sống khi phiền, khi tuyệt vọng
      Lẽ phải, điều hay thành lạc lõng
      Ngờ vực thay! Chấn động móng nền!

      Có nhẽ nào nhân quả đã quên?

      TuấnKhỉ (thivien)
      SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
      HỒ VI LAO KỲ SINH

      Comment


      • #33
        Kịch...



        ... dù chính kịch hay tiểu phẩm... bi kịch hay hài kịch...
        mở màn... thì phải có lúc hạ màn...

        chỉ có điều... muốn là một diễn viên chẳng tồi, bạn phải nhập vai một cách toàn tâm toàn ý... nhưng khi màn đã khép lại , mặt nạ đã rớt, phục trang đã cởi, tẩy trang đi... và nhớ _ xuất vai đi... đừng mang theo giọng khóc tiếng cười trong vở để trở lại đời thường... nó sẽ trở nên... không phải là Kịch mà là Kệch Cỡm...

        đem một cái Tâm Chân Thật để sống trong vở Kịch đã dàn dựng sẵn... nên khi màn hạ rồi... phải lỡ khóc lỡ cười cũng là lẽ đương nhiên...

        bạn là vợ tôi... là người tình của tôi... là con tôi... là bạn bè bằng hữu của tôi... trong đời thường hay trong mạng ảo... thậm chí là kẻ thù, căm ghét hoặc không ưa tôi... trong cái vở kịch dài này... hãy xuất vai đi... sống với tôi bằng cái tâm chân thật đi... màn đã hạ rồi...

        thử cắt một lát vào kiếp nhân sinh của tôi xem sao... trong mớ bộn bề hỗn độn đó, có thể tôi chẳng là gì của bạn... thử cắt một lát vào kiếp nhân sinh của bạn xem sao... trong cái mê cung rắm rối ấy, có thể bạn chẳng là cái đích đến của tôi...

        nhưng mà như thế đó... tôi & bạn vẫn phải ôm chầm nhau, hoà quyện nhau như một sự phi-lý-toàn-hảo...

        thôi thì cũng như thiền sư Hương Hải trong Nhạn Quá Trường Không đi hén...

        ... nhạn quá trường không
        ảnh trầm hàn thuỷ
        nhạn vô di tích chi ý
        thuỷ vô lưu ảnh chi tâm...

        ừ!... tôi đã lỡ bay trên dòng đời...
        bóng hình đã lỡ in chìm trong dòng nước lạnh...
        nhưng mà nè... nhạn kia đâu cố ý lưu lại dấu tích...
        cũng như dòng nước kia đâu cố tâm lưu ảnh nhạn làm chi..

        hì...


        SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
        HỒ VI LAO KỲ SINH

        Comment


        • #34
          Bựa...

          Những thằng đàn ông ra vẻ sống đạo mạo
          Mồm suốt ngày lải nhải đạo đức cao sang
          Đòi hỏi người khác phải giữ mình - trinh trắng
          Nhưng thực tâm cũng bẩn thỉu lắm rồi

          Đạo mạo à , cũng chỉ thế mà thôi
          Đã giả dối lại nghĩ mình sạch sẽ
          Đã bạo tàn lại tưởng mình đẹp đẽ
          Đã phũ phàng lại muốn được vị tha

          Mồm lải nhải đạo đức là vô giá
          Nhưng hỏi thử mấy thằng còn trinh hả ? ...
          Gắn vào mình... những nhận thức tầm thường.
          Nhưng cũng cứ vật vã trên giường giống như bao thằng khác )
          Thằng đàn ông ấy cũng chỉ là rơm rác
          Những giọt nước mắt tinh trùng thất lạc và ngu si...

          Nguồn: quán cafe chém gió
          Last edited by Phòng Trực; 05-24-2012, 06:13 PM.
          SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
          HỒ VI LAO KỲ SINH

          Comment


          • #35
            Kế Sách Tề...



            Sách Tề nhiều kế, thử điểm vài kế phù hợp tình hình ngoài khơi hiện nay.

            - Thuận tay dắt bò
            - Giương đông kích tây
            - Mượn Ngu diệt Quắc

            Nước Ngu ngày nay đối phố lại bằng chiêu cực độc đó là.

            - Hàng xóm cháy nhà, bình chân như vại.
            - Ném xương cho chó cắn nhau
            - Giả chết bắt quạ.

            Phàm là nước có chủ quyền, bất kể quân đội nước lân bang nào rục rịch di chuyển,hành quân là nước mình phải có sự chuẩn bị đối phó tình huống xấu. Nhất là quân đội nước nọ hành quân qua biên giới nước mình, dù để đánh nước khác cũng không thể chấp nhận.

            Nay Tề và Ngu còn đang có chuyện tranh chấp biển đảo, nhưng khi Tề đưa quân đi đánh Quắc dùng chiến thuyền tung hoành trên biển Ngu để áp đảo nước Quắc, thuyền bè đi lại nườm nợp như chỗ không người. Nước Ngu lại bình chân như vại, hay nói cách khác là chờ đợi hai hổ đánh nhau, con chột, con què.

            Làm thế khác nào đã công nhận biển của mình là của Tề rồi, nếu không thì phải phản đối việc Tề đưa thủy quân qua hải phận mình chứ. Cái lợi hai hổ đánh nhau chưa thấy, đã thấy cái thiệt về chứng cớ pháp lý. Sau này tranh cãi thế nào.?

            Vả lại chắc gì Tề đã dám đánh Quắc, có khi chỉ đưa thủy quân đến đó, dàn trận hằm hè nhau. Rồi tạm ngưng chiến với Quắc, sẵn thuyền, quân ngay đó quay sang thôn tính biển đảo của Ngu. Kéo về làm gì cho mất công, quân đã đi xa ngàn dặm không được việc này phải được việc khác.

            Nhưng chưa nói chuyện chiếm hải phận Ngu đó của Tề vì chưa xảy ra, chỉ có điều chắc chắn Tề đánh Quắc hay không thì Tề cũng đã thắng Ngu. Vì thủy quân Tề đi lại trên vùng biển của Ngu mà Tề nhận của Tề. Ngu không hề có lời phản đối.

            Source: Người Buôn Gió (multiply)

            Vài comments:

            SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
            HỒ VI LAO KỲ SINH

            Comment


            • #36
              CU GIẢ... Cao Cấp



              Cu là một loài chim. Chắc chắn là một loài chim. Cu giả thì chắc chắn là chim giả rồi


              Cu chỉ “gù” chứ không hót. Trời phú cho cu như vậy, chỉ “gù” thôi. Cũng như trời phú cho họa mi lảnh lót, còn chó lại gâu gâu.


              Cu “gù” mãi thì cu chán. Nghe xung quanh, họa mi lảnh lót, chích chòe ríu ran, sẻ đồng ríu rít.v.v. cu thấy hay hay. Cu nghe một hồi rồi cu nghĩ “Tưởng gì, hót chỉ có thế thôi sao. Thế thì mình cũng hót được. Mà hót hay nữa là đằng khác”. Thế rồi cu hót.


              Cu hót: “Pà pa các cu!” là la cúc cu!
              Chích chòe bay qua hỏi: “Anh bị sao vậy?”
              Tôi đang hót – Cu trả lời. Chích chòe chao cánh loạng choạng tý rơi. Cu nghĩ “Chích chòe ghen tị với tài năng của mình”.


              Rồi cu lại hót: “Ồ ê, ồ ê các cu!” đồ rê, đồ rê cúc cu!
              Sáo sậu bay qua hỏi: “Anh sao thế?”
              Tôi đang hót – Cu trả lời. Sáo sậu chúi đầu suýt đâm xuống đất. Cu nghĩ “sáo sậu “sốc” vì tài năng của mình”.


              Cu lại hót tiếp: “Ồ i, ồ i các cu!” đồ mi, đồ mi cúc cu!
              Họa mi bay tới hỏi: “Anh làm gì thế?”
              Tôi đang hót – Cu trả lời.
              Họa mi tròn mắt ngạc nhiên: “Anh hót?”.
              “Chứ sao. Thế anh tưởng tôi chỉ biết “gù” thôi à? Tôi biết tất. Kiểu gì tôi cũng hót được. Mà hay nữa là đằng khác.” – Cu cao giọng.
              Họa mi tý ngất hỏi: “Anh làm lại tôi nghe xem nào”
              Cu hót: “Ồ i, ồ i các cu!” đồ mi, đồ mi cúc cu!
              “Anh thấy có hay không?” – Cu vênh mỏ hỏi.
              Họa mi nén cười gật gù: “Lạ lắm! Lạ lắm!” – Nói đoạn phẹt ra một bãi rồi bay đi.
              “Tài năng của mình đến họa mi còn phải khen nữa là” – Cu nghĩ vậy và lại “hót” tiếp. Cu cứ thế “hót” mãi, “hót” mãi, “hót” đến quên mất cả tiếng “gù” của mình khi nào không hay.


              Sau này để phân biệt với loài cu “xịn” tức cu “gù” người ta gọi loại cu “đểu” kia là cu “hót”.@của bạn BIBÔ
              SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
              HỒ VI LAO KỲ SINH

              Comment


              • #37
                Viewpoint _ Quan Điểm


                1. MỸ: “Tao muốn đánh thằng nào, là tao đánh thằng đó. Ngoài ra, tao bao tiền súng!”

                2. NATO: “Mỹ đánh thằng nào, tao đánh thằng đó!”.

                3. NGA: “Thằng nào bật tao, tao cắt dầu lửa!”.

                4. ISRAEL: “thằng nào ngấm ngầm muốn đánh tao, tao đánh thằng đó!”.

                5. NHẬT: “thằng nào đánh tao, tao sẽ bảo Mỹ đánh thằng đó. Nếu chúng mày không ngừng tấn công, tao cho Maria Ozawa nghỉ việc!”.

                6. TRUNG QUỐC: “Thằng nào gần tao, tao đánh thằng đó!”.

                7. ĐÀI LOAN: “Thằng nào đòi đánh tao, tao bảo báo chí lên án thằng đó!”.

                8. NAM HÀN: “Thằng nào định đánh tao, tao tập trận với thằng Mỹ!”.

                9. BẮC HÀN: “Thằng nào làm tao bực, tao sẽ đánh thằng Nam Hàn!”.

                10. Berlusconi (ITALIA): “Thằng nào oánh tao, tao… ngủ với vợ thằng đó!”.

                11. SINGAPORE : “Thằng nào đánh tao? Chắc không thằng nào rảnh mà đi đánh tao!”.

                12. IRAQ : “Thằng nào đánh tao thì cứ đánh cho đã, chừng nào mệt thì tự động về!”.

                13. ARAP SAUDI : “Thằng nào đánh tao, tao mua thằng đó!”

                14. Binladen: “Thằng nào đánh tao, tao khủng bố thằng Mỹ!”.

                15. Liên Hiệp Quốc: “Tao dán cái mác… vùng cấm bay lên thằng nào, chúng mày úp sọt thằng đấy cho tao!”.

                16. CUBA : “Thằng nào oánh tao, tao cho Việt Nam một mình canh giữ thế giới!”.

                17. VIỆT NAM: “Chỗ nào có oánh nhau, tao bày tỏ quan ngại sâu sắc. Còn thằng nào oánh tao, tao tuyên bố chủ quyền, tao cắt điện luân phiên, sau đó tao… cực lực lên án!”
                SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                HỒ VI LAO KỲ SINH

                Comment


                • #38
                  Những Người Đàn Bà

                  Ngồi uống cafe_coc mà thiếu tờ báo trên tay... thì cũng mất ngon bạn nhỉ?!... Thôi thì PhiLan tui cũng rảnh rang... đọc báo giùm các bạn nghen...

                  Trong tuần qua có hai sự việc liên quan đến thân phận đàn bà làm mình chú ý. Việc thứ nhất được báo chí kèn trống một cách quá lố vì có liên quan đến chân dài. Vụ thứ hai chỉ có hai tờ báo đưa tin có lẽ do vụ việc chỉ liên quan đến hai phụ nữ có chân…không được dài lắm.

                  Nhân vật chính trong cả hai vụ đều là phụ nữ và nội dung hoàn toàn khác nhau nhưng lại nói lên bộ mặt thật của xã hội hôm nay.

                  Vụ thứ nhất là người mẫu Hồng Hà, cô bị bắt vì bán dâm với cái giá 1.000 đô la cho một đại gia nào đó mà theo báo chí ỡm ờ có thể là một quan tham mà nhà báo được chính quyền rỉ tai nên không tiện nêu tên vì lý do “nhạy cảm”.


                  Người mẫu bán dâm thì có gì là lạ trong xã hội Việt Nam khi cái nghề này tuy ồn ào trên báo chí nhưng có cô người mẫu nào giàu được nhờ khả năng và công việc của mình? Những ông bầu sau chiếc cánh gà của sàn catwalk chính là người chính thức hưởng lợi qua các hợp đồng mà người mẫu ký được với những công ty thời trang và sau một thời gian trong nghề, những người mẫu quen tiêu xài ấy sẽ không thể ngưng lại và chiếc xe lộng lẫy do báo chí thổi phồng chỉ có thể đổ xăng bằng các loại thu nhập ngoài…vòng phong tục!

                  Tuy với lý do gì, mình cho rằng bất cứ người đàn bà nào khi chấp nhận bán dâm cũng đều đáng thương, chí ít là thương hại. Là đàn bà, bạn nghĩ gì khi phải nhắm nghiền hai mắt để một tên đàn ông nào đó thân thể ngập ngụa mùi rượu, tởm lợm với thức ăn chưa tiêu hóa hết trong cuống họng, hì hục làm cái việc mà một con heo nọc xem ra còn dễ coi hơn?

                  Người chấp nhận làm công việc gọi là bán dâm ấy có vui được không khi báo chí mô tả họ như những kẻ làm băng hoại xã hội này kể cả cô người mẫu đang bị lên án? Người mẫu rồi sao? Họ không có những đau đớn ê chề từ đòn thù mà báo chí hết tờ này tới tờ khác đang thi nhau “bề hội đồng” họ? Cái giá 1.000 ngàn đô la trong khách sạn sang trọng khác gì với hai trăm ngàn tiền Việt của một cuộc bán dâm tại Vườn Tao Đàn? Giá cả không nói lên được bản chất vì đau đớn, nhục nhã lẫn ê chề không có giá và luôn luôn giống nhau. Cô gái từ miền Tây lên thành phố bán thân tuy hoàn cảnh có khác, thân phận có khác và giai cấp cũng có khác nhưng không vì thế mà cô người mẫu “hân hạnh” tăng giá theo như điều mà báo chí đang làm.

                  Đưa tin theo cách mà báo chí làm với cô người mẫu hiện nay là cách đưa tin đầy nọc đọc. Nọc độc ấy đang được sự hiếu kỳ rẻ tiền của xã hội tiếp tay chuyền vào cơ thể của hàng triệu cô gái Việt Nam khác bất kể thành thị hay thôn quê đang đứng trước nguy cơ không công ăn việc làm trong hoàn cảnh kinh tế mất định hướng và tuổi trẻ mất niềm tin như hiện nay.

                  Báo chí không dám đả động hay tìm cho ra cái tên đại gia ấy là ai? Hắn làm ở Bộ ở Cục nào trong chính phủ? Hắn có phải là công an hay hiệu trưởng một trường học nào đó hay không? Đó là những câu hỏi mà người đọc cần biết và người làm báo có tay nghề càng phải biết hơn. Tập trung vào một tấm hình duy nhất và loan tin theo bản tin của công an đưa cho thì xin lỗi các anh, hàng triệu người làm báo tốt hơn các anh nhiều mặc dù quanh năm họ không hề bước ra khỏi cửa.

                  Mình không hề xúc động một chút gì qua bản tin này, do đó bài báo về vụ người mẫu bán dâm kể như tốn giấy một cách ngu đần. Tuy nhiên mình lại xúc động thật sự ở một bản tin khác do Bee.Online đưa tin với đầy đủ hình ảnh: “Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất”.


                  Vụ việc xảy ra tại Cần Thơ khi bà Phạm Thị Lài 52 tuổi, với con gái ruột là Hồ Nguyên Thủy, 33 tuổi hiện đang làm kế toán của một doanh nghiệp kinh doanh vật tư xây dựng ở TP Cần Thơ. Hai người đã lột hết quần áo để chống lại với những người đàn ông đang có mặt trên công trường trên mảnh đất của bà bị nhà nước tước đoạt giao cho doanh nghiệp. Bà Lài được trả 500 ngàn cho một mét vuông đất trong khi đó chính quyền giao lại cho doanh nghiệp với con số tăng lên 10 lần.

                  Sau nhiều lần đấu tranh không thành công hai mẹ con bà đành sử dụng phương pháp cuối cùng: “Lấy cái xấu chống lại cái ác”.

                  Rõ ràng chị Hồ Nguyên Thủy không phải là người thất học, vì làm kế toán cho một doanh nghiệp tư nhân không thể thiếu kiến thức hay được lo lót như làm việc cho nhà nước. Trong lứa tuổi 30 chị không thể được xem là già nhưng chấp nhận không mặc quần áo để chống lại cái ác thì hành động này của mẹ con chị vừa đau đớn cho đàn bà Việt Nam vừa là một vết mực đen quất thẳng vào bức tranh đang được người ta cố hết sức để thổi phồng lên về sức mạnh và sự đẹp đẽ khó tin của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

                  Tâm lý xem bộ phận sinh dục của phụ nữ là nơi dơ bẩn đã được truyền bá trong cộng đồng nông nghiệp hàng ngàn năm nay và vì vậy khi chấp nhận khỏa thân thì người dân quê đang dùng đến thứ vũ khí cuối cùng để chống lại đám cường hào mới.

                  Cường hào không lộ mặt như những thứ Tổng, Lý trong thời Ngô Tất Tố. Cường hào hôm nay có khuôn mặt đẹp đẽ hơn nhiều và cơ ngơi của họ cũng đồ sộ gấp ngàn lần hơn. Họ là những người có chức danh nghe rất kêu như chủ tịch ủy ban này, bí thư thành phố nọ. Khuyển ưng của họ không phải là mấy tên võ biền ốm đói mà cả một rừng quân lính kêu đâu dạ đó, súng ống khiên nón đầy người…

                  Vậy mà hai mẹ con của bà Lý, người miền Tây của mình lại chỉ có thể đem hai cái vật chỉ bằng hai bàn tay ra chống một cách đau đớn như vậy thử hỏi mấy ai không nghẹn ngào, rơi lệ?

                  Nhìn cảnh hai mẹ con trần truồng bị đám sai nha lôi xềnh xệch trên mảnh đất của họ người đọc sẽ nghĩ sao so với tấm ảnh của cô gái trong đồn công an về tội bán dâm? Xã hội chưa lên án báo chí thì quả là chuyện lạ!

                  Đóng bản tin lại mình thẫn thờ tự hỏi: sao mà nhân phẩm con người hôm nay lại rẻ rúng đến như thế? Một bên khoe thân để lấy tiền, một bên đưa thân ra để chống lại bọn người tàn ác. Hai hình ảnh ấy nói lên điều gì tại quê hương của mình ngày hôm nay vậy?

                  Mình chỉ biết buồn và cầu nguyện cho hai mẹ con bà Lài và cũng không quên cho cả cô người mẫu tội nghiệp.

                  Mình cũng muốn cắn răng, như một tín đồ Thiên Chúa thường cho rằng nên cầu nguyện luôn cho kẻ thù để chúng sớm quay đầu lại với Chúa…nhưng sao không thể làm được? Có thể giận quá mất khôn, hay tận thâm tâm mình không tin rằng những hung thần của quê hương sẽ không bao giờ quy cải được?

                  Khi người đàn bà bị đẩy đến chân tường đến nỗi phải dùng đến thứ vũ khí trời ban cho để sinh tồn mà xã hội vẫn nhởn nhơ cười nói thì đến Chúa cũng hết lời chứ nói chi đến mình, một người ngoại đạo?

                  Nguồn: Blog Cánh Cò
                  Last edited by PhiLan; 05-30-2012, 08:07 AM.
                  SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                  HỒ VI LAO KỲ SINH

                  Comment


                  • #39
                    ĐẠO ĐỨC HỌC của sự nổi giận...

                    Theo dõi báo chí trong nước về các vụ công an đánh người - đánh một cách vô cùng tàn bạo, thậm chí, có khi đánh đến chết, trong đó hầu hết nạn nhân là những người vô tội, tôi có hai sự ngạc nhiên lớn:

                    (Công an mặc thường phục bắt giữ một người biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 10/7/2011)

                    Thứ nhất, đối với công an, tôi không hiểu tại sao người ta lại tàn nhẫn đến như vậy? Đánh những người yếu đuối đã nhẫn tâm. Đánh những người yếu đuối không có bất cứ một phản ứng nào kháng cự lại mình, thì lại càng nhẫn tâm hơn nữa.

                    Thứ hai, đối với dân chúng - không chỉ các nạn nhân mà là dân chúng Việt Nam nói chung, tôi cũng ngạc nhiên là tại sao người ta lại ít phẫn nộ khi chứng kiến những cảnh đánh đập người khác một cách dã man như vậy. Dĩ nhiên là có người phẫn nộ. Trên các blog của một số người, chúng ta có thể thấy rõ sự phẫn nộ ấy. Trong cách tường thuật. Trong sự lên án. Trong các kiến nghị, thậm chí, trong một số hành động kiện tụng cụ thể. Nhưng con số ấy rõ ràng là không nhiều. Nếu không muốn nói là cực ít. Còn lại hầu hết đều im lặng. Im lặng vì dửng dưng hay vì muốn né tránh một vấn đề “nhạy cảm”? Tôi không biết. Nhưng dù vì bất cứ lý do nào thì sự im lặng ấy cũng đều rất đáng ngạc nhiên. Nó giống như một sự nhẫn tâm.

                    Cả hai hình thức nhẫn tâm ấy – sự nhẫn tâm của các công an và sự nhẫn tâm của những kẻ chứng kiến, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, qua các phương tiện truyền thông – đều có một điểm chung: thiếu sự giận dữ.

                    Thường, người ta bạo động vì giận dữ. Giận dữ nảy sinh từ quan hệ và sự tương tác. Cãi qua cãi lại: giận. Đẩy qua đẩy lại: giận. Công an đánh người, thậm chí, giết người không phải vì giận. Ngay cả khi dân chúng phản đối thì sự phản đối của họ cũng khá hiền lành và nhẫn nhục. Vậy mà công an cứ nhào đến đánh. Đánh như một phản xạ có điều kiện. Nhìn cảnh họ đánh dân trên Youtube, không thể không nhớ đến những tên mật vụ phát xít. Chúng cũng đánh người và giết người một cách cực kỳ dã man nhưng không hề có chút thù hận nào cả.

                    Dân chúng, kể cả giới trí thức, khi nhìn cảnh dân bị đàn áp như vậy, cũng không nổi giận. Việc không nổi giận ấy không chừng cũng là kết quả của quá trình điều kiện hóa lâu dài. Hình như người ta xem đó là chuyện bình thường. Trong phần Ý kiến trên blog này, một số người, để bênh vực cho chính quyền Việt Nam, cũng xem đó là chuyện bình thường. Ừ, thì công an ở đâu mà chả đánh dân? Ở Trung Quốc cũng có. Ở các nước Phi châu cũng có. Ngay cả ở Mỹ và các quốc gia Tây phương cũng có. Có gì đáng ngạc nhiên đâu?

                    Bỏ qua chuyện điều kiện hóa hay không điều kiện hóa trong lý thuyết của Ivan Pavlov. Ở đây, tôi chỉ nhìn sự giận dữ từ góc độ đạo đức học.

                    Trong quan hệ cá nhân, nổi giận là điều không nên. Đó là lúc lý trí bị mất quyền kiểm soát và cũng là lúc các bản năng đen tối và hủy diệt ở con người lên ngôi. Trong trường hợp này, không phải sự nổi giận mà việc chiến thắng sự nổi giận mới là dấu hiệu của văn minh và văn hóa. Nhưng ở bình diện xã hội, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, nổi giận trước những bất công và phi lý lại là điều cần thiết. Ở đây, nổi giận không phải là kẻ thù của lý trí. Ngược lại, nó gắn liền với lý trí: nó xuất phát từ cảm giác bất bình khi thấy bảng giá trị chung, vốn được hình thành từ lý trí, bị xâm phạm. Đó là những sự nổi giận trí thức. Từ cấp độ này, sự nổi giận của con người mới thoát khỏi tính bản năng và xa cách hẳn với các loài động vật khác. Đó là sự nổi giận nảy sinh khi con người đóng vai trò chứng nhân hơn là nạn nhân, khi ở ngoài hơn là trong cuộc, khi bản thân mình không trực tiếp bị đe dọa.

                    Vì có tính trí thức như vậy, sự nổi giận trước bất công và phi lý cũng gắn liền với đạo đức. Người ta thường gọi đó là những sự giận dữ hay phẫn nộ đạo đức (moral anger/outrage). Gọi là đạo đức vì ba lý do chính: một, nó xuất phát từ ý thức về sự công bằng và công chính; hai là, nó vì người khác, nó muốn nhìn thấy người khác, dù đó chỉ là những người hoàn toàn xa lạ với mình, cũng được đối xử một cách công bằng và công chính; cuối cùng, nó là một trong những nguyên nhân làm cho người ta trở thành can đảm.

                    Can đảm không phải là không biết sợ. Can đảm là biết vượt qua cảm giác sợ hãi. Thời gian vượt qua được cảm giác sợ hãi kéo dài dài hay ngắn tùy từng người. Một trong những yếu tố giúp duy trì tình trạng không sợ hãi ấy chính là sự nổi giận.

                    Ngày nào dân chúng không nổi giận ngày ấy những kẻ cầm quyền độc tài và hung ác còn ăn ngon ngủ yên.

                    Source: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
                    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                    HỒ VI LAO KỲ SINH

                    Comment


                    • #40
                      Tổng Thống NGUYỄN TẤN DŨNG



                      Không khó để đoán ra cái đích mà Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới trong tương lai không xa. Một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.

                      Công tác nhân sự đã “cơ bản hoàn thành”

                      Thời gian đang chuyển dần về giữa năm. Hà Nội cũng đang chìm trong cơn nắng nóng tăng nhiệt theo từng tuần lễ, cùng với những trận giông bão khó có thể lường trước trong năm con Rồng này. Sự biến đổi về thời tiết như thế cũng tiềm ẩn những toan tính âm thầm trong nội bộ đảng và chính phủ. Sau vài vụ cưỡng đoạt đất đai ở Tiên Lãng và Văn Giang, dư luận càng đồn đoán nhiều hơn về một vị tổng thống trong tương lai không xa của đất nước Việt nam hậu cộng sản.

                      Đó là Nguyễn Tấn Dũng.

                      Chưa bao giờ kể từ năm 1975 cho đến nay, vai trò của thủ tướng lại trở nên đáng giá và hướng đến hình ảnh độc tôn như giờ đây. Được tích lũy qua hai nhiệm kỳ thủ tướng, gần như toàn bộ khối nhân sự của những bộ ngành quan trọng nhất đang thuộc về những chủ kiến sắp xếp và điều hành của Nguyễn Tấn Dũng.

                      Từ tháng 8/2012, khi chính phủ mới được thành lập và nhận được sự đồng thuận hầu như không một chút khó khăn từ Quốc hội, người ta đã có thể nhận ra những gương mặt thân cận nhất với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vương Đình Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải… Chưa kể đến một số hội đồng và ủy ban đóng vai trò tư vấn cho chính phủ cũng bao gồm những người được cho là thuộc phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng.

                      Mối tương quan trong đảng giờ đây đã trở nên lệch hẳn về đầu cân chính quyền. Ở đầu cân bên kia, Trương Tấn Sang, bất chấp nhiều cố gắng để tự PR bản thân, nhưng ứng vào vai trò Chủ tịch nước – một vị trí mà trước và sau đều thật khó biểu hiện quyền lực, và thực tế là hầu như không có một quyền lực thực chất nào, đã trở nên mờ nhạt, đặc biệt sau vụ nữ đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, cùng quê Long An với ông Sang, bị Quốc hội bãi nhiệm.

                      Trên con đường hành sự của mình, thực ra Trương Tấn Sang đã có nhiều cơ hội để tiến thân và trở nên một nhân tố nào đó mang tầm đối trọng với Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng với sự yếu kém cố hữu về công tác nhân sự và quan điểm dùng người rất thiếu nhất quán mà đã không thể được cải thiện từ khi ông Sang còn là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố và Bí thư Thành ủy TP.HCM, chính ông đã đánh mất những cơ hội đáng quý của mình.

                      Tại đất Bắc Hà, nơi hội tụ quá nhiều nhân sĩ và kịch sĩ, có thể nói chỉ riêng việc ông Sang tồn tại được trong suốt nhiều năm trời mà không bị tuột dốc về mặt chính trị cũng đã là một niềm an ủi lớn đối với ông. Chỉ có điều, để đạt được hiện tồn có vẻ bền vững ấy, bản thân ông đã phải trả giá khá nhiều. Không còn tỏa sáng với hình ảnh một vị lãnh đạo năng nổ và nhiều ý kiến sáng tạo, ông đã dần lui vào hậu trường với nhiều uẩn ức không thể biểu hiện bằng lời nói và càng không thể bộc lộ qua hành vi. Một số người thân quen với ông ở TP.HCM đã phải ngạc nhiên khi bình luận khuôn mặt ông như được làm bằng sáp, với nét chân tình đã chỉ bằng phân nửa người tiền nhiệm của ông – nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

                      Một hình ảnh độc tôn

                      Ngược lại với Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng – với quầng mắt hùm hụp thâm sâu qua ngày tháng, lại được xem là một nhân tố nổi bật trong việc dùng người và đối nhân xử thế.

                      Với các danh sĩ trong lịch sử, việc dùng người thường có hai chiều hướng trái ngược: hoặc biết sử dụng người giỏi hơn mình và qua đó chứng tỏ mình là người giỏi, hoặc dùng người kém hơn mình và phải biết nghe lời. Có lẽ Nguyễn Tấn Dũng thuộc về trường hợp thứ hai, cũng bởi trong con mắt tuyệt đại đa số nhân dân và giới quan chức, đây không phải là một vị thủ tướng có đầy đủ sự sáng dạ và quyết đoán. Thậm chí trong nhiều trường hợp và nhiều chủ đề khẩn cấp, Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra chậm chạp một cách không đáng có. Tầm nhận thức của ông, so với Trương Tấn Sang, được người đời đáng giá thấp hơn.

                      Thế nhưng tất cả những gì mà Nguyễn Tấn Dũng có được đến giờ này lại thuộc về công lao của tự thân ông. Đó là một quá trình đấu tranh và vươn lên không mệt mỏi, để cuối cùng phần lớn bộ máy nhân sự chính quyền các cấp, từ trung ương đến các địa phương, đều được đánh giá là vây cánh cho ông.

                      Lợi thế lớn nhất của Dũng là cương vị Thủ tướng – vị trí có thể ban phát rất nhiều bổng và lộc cho những địa chỉ cần được ban phát. Từ nhiều năm qua, trong con mắt của lớp quan lại thăng quan tiến chức nhờ luồn lọt và ân sủng của bề trên, Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành một ông vua không ngai. Mà thực tế với quyền lực tối hậu và vẫn có chiều hướng được tập quyền hóa của mình, Dũng cũng chẳng cần đến ngai, nếu tình thế không bắt buộc phải như thế.

                      Vị thế của Nguyễn Tấn Dũng càng được củng cố không chỉ trong đối nội mà còn trên trường đối ngoại, sau lời đề nghị viếng thăm Brazil nhưng bị từ chối của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Rõ là trong tầm quan sát của chính giới quốc tế và ở cả những quốc gia đang phát triển, một con người quá nhu mì, luôn tìm cách tỏ ra ôn hòa như Trọng đã chẳng thể hiện được vị thế lớn lao nào. Nói cách khác, ông có vẻ chưa xứng đáng đại diện cho tầm cỡ quốc gia để đứng cùng hàng hoặc ngang hàng với các nguyên thủ quốc gia khác. Cũng nói cách khác, đặc tính chính trị thời nay không cần đến những chính trị gia quá khuôn sáo hoặc giáo điều, cho dù đó có là người vô hại nhất đi chăng nữa.

                      Tài sản và quyền lực

                      Giữ được quyền lực cũng có ý nghĩa không kém thua so với giành giật quyền lực. Những gì mà Nguyễn Tấn Dũng giành được trên chính trường đã để lại sự trả giá cho cả một nền kinh tế đang trong tình cảnh suy thoái trầm kha và một xã hội hầu như biến mất nền tảng đạo đức và văn hóa. Thế nhưng điều được gọi là sự sói mòn niềm tin công dân đối với chính phủ có lẽ không thể quan trọng bằng việc chính phủ ấy duy trì được quyền lực và hơn thế nữa, các quan chức chính phủ gìn giữ được tài sản đã tích góp qua nhiều năm.

                      Nhưng với Nguyễn Tấn Dũng, sau khối tài sản khổng lồ mà có thể sánh ông với những đại gia giàu có nhất vùng Đông Nam Á, cái mà ông cần không chỉ là tiền bạc.

                      Con đường bằng phẳng nhất, diễn biến một cách hòa bình nhất vào những năm tới chỉ có thể là một cuộc chuyển giao quyền lực êm ái, một cuộc cách mạng nhung mà không phải đổ máu.

                      Những gì mà Bắc Kinh đang buộc phải tính toán thì Hà Nội cũng không nằm ngoài kịch bản đó. Trước làn sóng công phẫn của người dân ngày càng lan rộng và có thể đạt đến một điểm kích nổ vào bất kỳ thời điểm nào, một chính phủ muốn duy trì vị thế của mình, và trên hết là vị thế bảo đảm cho các tập đoàn độc quyền quốc doanh và những tập đoàn tư nhân mới nổi như nhóm lợi ích ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Bản Việt của con gái Nguyễn Tấn Dũng, có điều kiện để tiếp tục đè gánh nặng tham nhũng và thủ lợi lên đôi vai gày guộc của người dân đóng thuế và các thành phần doanh nghiệp khác, chỉ là tấm bình phong dân chủ cần phải được dựng lên càng khéo léo càng tốt.

                      Vào tháng 11/2011, lần đầu tiên Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho giới phân tích trong và ngoài nước ngạc nhiên bằng hành động tuyên bố về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Quốc hội, đồng thời trở thành quan chức cao cấp đầu tiên trong đảng đề xuất đất nước cần có một bộ luật biểu tình.

                      Với những người ngây thơ, thái độ thay đổi bất ngờ của Nguyễn Tấn Dũng là có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh bộ mặt quốc gia cần có sự cải thiện ít nhất về phấn sáp. Nhưng những người có kinh nghiệm trong giới phân tích chính trị và cả báo chí lại đã tỏ ra đặc biệt thận trọng. Không chính khách nào cho không ai cái gì, cũng như không hành động nào của chính khách lại không xuất phát từ một động cơ cụ thể. Nhất là sau sự việc người con trai của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị được tiến cử vào vị trí Thứ trưởng Bộ Xây dựng, còn con gái của ông là Nguyễn Thanh Phượng lại nắm giữ vị trí chủ chốt tại một ngân hàng tư nhân rất có tiềm năng là Bản Việt…

                      Với vai trò độc tôn trong hệ thống chính quyền và gần như độc tôn trong cả hệ thống đảng, những gì mà Nguyễn Tấn Dũng cần làm giờ đây và trong tương lai là gìn giữ được quyền lực và tài sản của ông và của gia đình ông. Về việc này, những người như Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn đã suy ngẫm một cách hết sức nghiêm túc, vì khác với các nước phương Tây, Việt Nam lại quá gần Trung Quốc, luôn kế thừa quốc gia khổng lồ này không chỉ vô số thủ đoạn chính trị mà cả những hậu quả chính trị không thể lường trước.

                      Trong lịch sử Việt Nam qua các triều đại, đã có nhiều cuộc cách mạng với nhiều đợt hồi tố mà đã làm tiêu tán tàn sản lẫn tính mạng của những quan chức thuộc triều đại cũ. Còn hiện tại, vị thế của chính quyền đương nhiệm lại quá khó để tồn tại thêm một thời gian đủ dài, đủ lâu cho các quan chức hưởng thụ khối tài sản tích cóp từ nhân dân.

                      Nhưng quá trình tích cóp vô thiên lủng như thế cũng lại gây ra một sự phát tác theo chiều hướng ngược lại: đến lúc này, ngay cả những quan chức lạc quan nhất trong đảng cũng phải thừa nhận số phận của đảng cầm quyền chỉ còn được tính theo đơn vị từng năm một. Đã có không ít kẻ âm thầm dịch chuyển tài sản, tiền bạc và cả người thân ra nước ngoài – một biểu hiện hoàn toàn tương đồng với giới quan chức Trung Quốc. Cũng đã có những đồn đoán không mấy thầm kín về một khả năng biến động mạnh sẽ diễn ra vào những năm 2014-2015, khi không khí phẫn uất của người dân đã tích lũy đủ lớn để có thể tạo ra sự đào thải chính quyền từ chính bản chất của nó.

                      Sẽ là “Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng”?

                      Ngã rẽ duy nhất trong cơ chế chuyển giao quyền lực không đổ máu và ít hao tiền tốn của chỉ còn là động thái thỏa hiệp với nhân dân – một thứ nhân dân giả hiệu nào đó do giới quan chức nặn ra, hoặc cùng lắm thì mới phải thảo luận về dân chủ với những người đối lập với chính quyền – nhưng lại được đại đa số xem là nhân dân đích thực.

                      Cũng bởi thế, không khó để đoán ra cái đích mà Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới trong tương lai không xa là một cuộc chuyển giao quyền lực, hay nói cách khác là sự thay đổi vị trí quyền lực, từ vai trò thủ tướng sang vai trò của một người đứng đầu quốc gia trong điều kiện hiến pháp được cách mạng hóa. Để có được kết quả ấy, một cá nhân có thể sẵn sàng hy sinh cả điều 4 Hiến pháp và sẵn sàng chối bỏ tư tưởng cộng sản – điều mà từ lâu họ đã không còn thuộc về nó, nhưng lại vẫn cần nó vào bất cứ hoàn cảnh nào cần phải bảo vệ quyền lực của mình. Cũng có nghĩa là một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng nhưng có vẻ ổn định và đỡ tốn xương máu, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.

                      Vấn đề còn lại chỉ là cuộc đấu tranh giữa các phe phái xem ai có thể trở thành thủ lĩnh dân tộc trong tương lai, bất kể người dân có muốn bầu cho họ hay không. Không phải các thành viên của Bộ Chính trị đảng không tơ tưởng về vấn đề nhạy cảm của thủ tướng. Thậm chí từ nhiều năm trước đây, một phương án chuẩn bị cho Đảng Cộng sản tiến hành tranh cử trong điều kiện đa đảng đã được chấp bút. Chỉ có điều, như một thông lệ bất thành văn, trước khi Bắc Kinh lên tiếng chính thức về một chủ đề cực kỳ quan trọng nào đó, không một ai trong giới lãnh đạo Việt Nam dám thở mạnh.

                      Những ngày gần đây, lần đầu tiên có dấu hiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bắt đầu tìm cách nổi lên như một quyền lực mới, tuy còn rất mỏng manh. Cùng với Trương Tấn Sang, đó sẽ là những thách thức đầy ngán ngại đối với Nguyễn Tấn Dũng trên con đường vươn tới cơ chế cộng hòa đại nghị và chức vị tổng thống Việt Nam của ông.

                      Ít nhất, đó cũng là một giấc mơ riêng của những quan chức như Nguyễn Tấn Dũng mà người khác không có quyền xâm phạm. Chỉ là không có bất kỳ sắc màu nhân dân nào trong giấc mơ đó mà thôi.

                      Từ nay trở đi, câu chuyện mà chúng ta đang kể sẽ còn tiếp diễn với những chi tiết phong phú và không kém quyến rũ, khiến những người đau đáu về hiện tồn và tương lai Việt Nam không thể bỏ qua. Cũng trong câu chuyện này, tâm điểm Nguyễn Tấn Dũng vẫn sẽ là một nhân tố mà chúng ta luôn cần quan tâm và cần luận bàn vào những thời khắc gay cấn nhất trên chính trường Việt Nam.

                      Nguồn: Tạp Chí Phía Trước 2012
                      SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                      HỒ VI LAO KỲ SINH

                      Comment


                      • #41
                        Rắc... Rối!...



                        Khi tôi còn nhỏ …
                        Bưởi là quả
                        Chim là động vật
                        Bướm là côn trùng
                        Ghẹ là loài giáp xác
                        Xếp hình là 1 trò chơi

                        Khi tôi lớn lên, mọi thứ trở nên thật rắc rối …
                        SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                        HỒ VI LAO KỲ SINH

                        Comment


                        • #42
                          Yêu Em...



                          Tôi yêu em giữa muôn trùng vất vả
                          Kiếp nhà nghèo có dư dả gì đâu
                          Tối đi chơi, vét túi để làm màu
                          Suốt tuần đó xin mì tôm ăn ké.

                          Tôi yêu em mắt tinh thành mắt lé
                          Ai cũng bảo rằng em chẳng mấy xinh
                          Nhưng riêng tôi, lại xiêu quán đổ đình
                          Bỏ ngoài tai những kẻ đang ghen tị.

                          Tôi yêu em đến đêm là mộng mị
                          Trong giấc mơ tôi được nắm tay em
                          Rồi vén váy cho tay vào trong hẽm
                          Em run lên, bấu chặt lấy lưng tôi (móa nhầm)

                          Tôi yêu em đến đêm là mộng mị
                          Trong giấc mơ em hớn hở shopping
                          Mắt chớp chớp, tay giơ lên cặp kính
                          Cha mẹ ơi, cái giá những triệu tư!

                          Tôi yêu em chẳng biết ngoan hay hư
                          Tôi chỉ thấy rằng tôi luôn nói dối
                          Để tránh đi cái ngoảnh đầu giận dỗi
                          Mỗi khi em tra hỏi ... “em mập không” ?!

                          Tôi yêu em thế mà vẫn chưa xong
                          Em luôn nói mong mãi là bạn tốt
                          Tôi không biết em ngu hay em dốt
                          Tôi yêu em, chứ bạn ... lộn cái bàn ...!! HG
                          SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                          HỒ VI LAO KỲ SINH

                          Comment


                          • #43
                            hình loc4httt + binhanhanhphuc + philan dự đám tang Nguyễn Văn Tài

                            Comment


                            • #44
                              hình loc4httt + binhanhanhphuc + philan dự đám tang Nguyễn Văn Tài

                              Comment


                              • #45
                                hình NGUYỄN VĂN TÀI

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X