Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đòn Tuyệt Mệnh

Collapse
X

Đòn Tuyệt Mệnh

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đòn Tuyệt Mệnh

    ĐÒN TUYỆT MỆNH

    Vũ Phan


    ~~~oo0oo~~~


    Năm 1942 chiến tranh nổ ra khắp các lục địa Âu Á Phi rồi lan rộng đến các nước Đông dương làm ông Lãm và người anh ruột đang sống ở Hà nội thấy không yên tâm. Ông vội đến nhà ông anh bàn bạc chuyện tạm thời về quê. Cả hai ngồi bên chiếc bàn kê ở căn phòng giữa nhà uống trà. Người anh hỏi
    - Cửa hàng trà của chú lúc này buôn bán có được không ?
    Ông Lãm đáp
    - Ít thôi … ai cũng lo sợ chiến tranh đói kém nên bớt chi tiêu. Thế hàng anh có bán chạy không ?
    Người anh trầm ngâm lắc đầu
    - Thỉnh thoảng vài khách cũ đến mua vì họ quen dùng rồi
    - Tôi tính tạm nghỉ một thời gian, đem gia đình về Bắc giang. Khi hết chiến tranh lại quay về Hà nội buôn bán
    - Sao chú có vẻ lo lắng thế ?
    - Tình hình ở đây có vẻ không ổn. Mua bán mổi lúc mổi kém. Những người buôn trà từ miền thượng du ngày càng ít mang hàng xuống
    - Họ còn nói gì nữa không ?
    - Không, có tin gì sao ?
    Người anh gật đầu
    -Tôi nghe vài người mang thuốc bắc từ các tỉnh gần biên giới tầu về Hà nội nói bây giờ trên đó thỉnh thoảng họ gặp những nhóm người hoạt động chống Pháp và cả Nhật gần xóm làng trên rừng núi
    Ông Lãm liền hỏi
    - Có phải Viêt minh không ?
    - Chắc vậy … những người tôi quen ở Hà nội cũng nói thế
    - Họ còn nói gì về những nhóm này không
    - Nhiều người Há nội có vẻ lo sợ … nghe đồn Viêt minh hoạt động bí mật cả ở các thành phố lớn
    Ông thở dài
    -Tôi sợ ở đây quân đồng minh đánh Nhật thì chạy nạn không kịp
    Người anh ngồi im lặng một lúc rồi nói
    - Ừ … nếu chú và gia đình về trên ấy một thời gian thì cũng tốt. Biết đâu đánh nhau ở đây thì tôi cũng phải đưa vợ con về lánh nạn với chú
    - Tôi gửi hàng hóa nhà cửa ở đây cho anh thăm nom hộ nhé. Có đứa con trai cả của tôi sẽ ở lại
    Người anh mỉm cười
    - Ừ, tôi sẽ cho chú người làm mổi ngày qua phụ bán hàng. Về Bắc giang chú tìm thêm nguồn hàng gửi về đây cho tôi nhé. Thế chừng nào thì đi ?
    - Cám ơn nhiều nhé. Dự định là ngày mốt đấy
    - Ừ về quê lúc rảnh chú có đến thăm ông Hộ làng bên nói tôi gửi lời nhé

    Chào người anh rồi bước ra đường mà lòng đầy nghỉ ngợi. Phố xá Hà nội xế chiều vắng người qua lại. Những cửa hàng trên phố thuốc bắc cái đóng cái mở. Mùi thơm nhẹ thoang thoảng trong không khí khô nóng của mùa hè. Hai anh em ông sinh ra ở Bắc giang, sống ở đó cho đến lúc gần mười lăm tuổi thì bố ông mang gia đình xuống Hà nội theo sự dẫn dắt của người chú có cửa hàng buôn bán trà gần phố hàng phèn. Cho đến năm nay ông đã gần năm mươi nên ông rất quen thuộc với các con đường và nhà cửa của thành phố yêu kiều này. Trên đường thỉnh thoảng một chiếc quân xa chở vài người lính Pháp ngồi im lặng với nét mặt tư lự sau thùng xe chạy ra hường cầu Long biên. Bên kia đất Châu âu, những chiếc xe tăng của quân Đức đã lăn bánh qua Paris và chiếm đóng hầu như toàn bộ nước Pháp.

    ***

    Về ngôi nhà cũ của gia đình ở một làng quê cạnh con sông nhỏ chảy lững lờ qua cánh đồng, ông Lãm bắt tay sửa sang những nơi hư hỏng rồi bắt đầu trồng các thứ rau xanh, cây ăn quả trong vườn với sự giúp đỡ của bà chị họ cạnh nhà. Sau đó rảnh rỗi ông đi thăm những người quen trong làng, Thấy nhiều thanh niên sau giờ làm việc ngoài đồng ở không sinh ra những thứ không hay, ông bèn mượn sân đình mở lớp dạy võ miễn phí nhằm rèn luyện cho họ sức khỏe dẻo dai và tinh thần mạnh mẽ.

    Lớp võ buổi chiều tối lúc đầu chỉ có ba thanh niên gần nhà ông. Tất cả thầy trò luyện tập thật hăng say. Ông nhớ các đòn thế mà người chú lúc trẻ vào làm ăn ở Hội an gần Đà nẳng học với một võ sư Nhật về dạy lại, rồi sắp xếp lược giản các chiêu thế quyền cước và cận chiến với vũ khí thành những bài dễ hiểu. Dân trong làng dần dần cảm phục và yêu mến người hàng xóm lâu năm trở về từ Hà nội. Họ nhờ ông mở lớp dạy thêm chữ cho những đứa trẻ thất học. Thời buổi chiến tranh, để cám ơn họ mang đến biếu cho ông những thứ trồng trọt ngoài đồng hay vườn nhà làm ông càng mến ngôi làng xưa.

    Dần dà tiếng tăm lớp võ của ông vang ra các làng khác nên có nhiều thanh niên đến xin thụ giáo. Số thanh niên đến học nay đã là mười người. Ông quan sát khí chất thể trạng từng người để dạy những bài quyền cước khác nhau. Trong đó có hai thanh niên cỡ mười sáu, mười bẩy học hỏi rất nhanh và dáng dấp khỏe chắc của con nhà võ. Người tên Tú ở trong làng nhìn hiền lành chân thật và khiêm tốn với mọi người. Người kia ở một làng trên đồi về hướng bắc, tướng tá hơi thấp nhưngg vạm vỡ và ít nói. Anh ta tên Hoạch, là con trai một lái buôn trâu bò miền cao nên nhà khá giả, muốn con mình có chút ít võ phòng thân.

    Cứ cuối tuần ông cho một cặp học trò lớn thi đấu với nhau để mọi người xem. Thường thì trận song đấu nào của Tú và Hoạch đều hay khiến ai cũng khen ngợi. Tú có lối ra đòn mềm mại nhu nhã nhưng ẩn chứa sức mạnh cuồn cuộn bên trong. Hoạch thường tung những đòn dũng mãnh nhanh nhẹn như cuồng phong. Hai bên rất ngang tài ngang sức. Sau một thời gian dài ông Lãm ngồi im lặng quan sát hai người học trò thi đấu, ông nhận thấy trận nào Tú bị thua Hoạch thì anh ta vẫn bình thường và vui vẻ chuyện trò với đối thủ. Ngược lại, Hoạch tỏ vẻ bực tức khó chịu khi bị Tú đánh bại và bỏ ra về. Những chuyện này làm ông suy nghĩ rất nhiều đến việc chỉ dạy thêm các bài khác gồm những thế cận chiến tinh vi dễ dàng gây chết người khi nó được người có tâm tính xấu xa sữ dụng.

    Ngoài thời gian dạy dỗ bọn học trò, ông đi sang những làng trên đồi tìm người buôn trà để mua rồi gửi về Hà nội. Công việc làm ăn mua bán ngày càng khó khăn khi chiến tranh lan dần ra khắp nơi.

    ***

    Thời gian trôi qua nhanh chóng. Ông Lãm từ Hà nội đã về đây được gần ba năm. Chủ nhật này ông dến thăm người bạn cũ ở làng kế bên. Từ ngày về Bắc giang dến nay, ông đến nhà ông Hộ nhiều lần. Lần nào họ cũng tâm đắc với những câu chuyện mới cũ. Bước qua khỏi cổng nhà, ông Hộ đang tưới cho chậu cảnh nhìn thấy ông liền nói
    - Anh đến chơi sớm. Uống trà với tôi nhé
    - Sáng sớm trước khi đi tôi uống rồi. Anh khỏe không, vẫn dạy kiếm cơm đấy chứ ?
    Ông Hộ cười và ngưng tay quay vào rót hai ly nước trà rồi đáp
    - Ừ … anh dùng trà đi. Dưới Hà nội buôn bán khá không ?
    - Vẫn vậy, được lúc nào hay lúc ấy
    Họ ngồi cạnh chiếc bàn gỗ ngắm cây cối và hoa cảnh trước hiên. Mùa hè mặt trời chiếu ánh sáng rực rỡ trên các tàn cây cao. Uống hết vài ly trà, ông Hộ nói
    - Nắng tốt, tôi vào nhà một lúc rồi mình đi dạo dọc bờ sông cho mát
    Ông gật đầu
    - Ừ thế cũng tốt
    Chủ nhà vào trong thay quần áo và cả hai ra khỏi cổng bước theo đường làng đi bộ về phía bờ sông. Họ trèo lên con đê thấp rồi chậm rãi đi xa lên hướng thượng lưu. Đến nơi có bãi bồi trồng ngô lên xanh rì, họ ngồi dưới bóng mát của một cây to trông xuống dòng nước trong xanh của con sông. Ông Lãm nhìn xung quanh nói
    - Hôm nay chúng ta đi xa hơn những lần trước
    - Ừ, nơi này phong cảnh đẹp
    ông Hộ cười đáp nhìn bóng đồi núi lờ mờ nổi lên ở cuối cánh đồng bên kia sông rồi hỏi
    - Làng anh mùa này trồng thứ gì nhiều hơn mọi năm ?
    - Trời khô thì họ trồng khoai bắp, nhà tôi cũng thế
    - Nông dân thường thì nghèo khổ, chiến tranh thì càng khổ hơn. Ngoài này thì người Pháp, trong nam thì người Nhật. Pháp đang thất thế. Chắc quân Nhật không nhún nhường lâu đâu
    - Nhật mà hất cẳng Pháp ở Đông dương thì đồng minh sẽ đánh
    - Đúng thế, máy bay đồng minh sẽ ném bom nơi lính Nhật đóng. Bên làng anh có nghe ai nói về Việt minh không ?
    Ông Lãm đáp
    - Có vài người từ Cao bằng, Lạng sơn về nói đến họ. Ở đây anh có nghe bao giờ không ?
    Ông Hộ đưa tay chỉ dãy đồi xa xa hướng tây bắc bên kia sông nói
    - Có, họ bảo với tôi lâu nay Việt minh về hoạt động trong khu vực đó. Nhiều làng trên thượng nguồn và bên kia con sông này bây giờ cũng có mặt họ. Nghe nói họ hoạt động bí mật lắm
    - Lúc còn ở Hà nội nghe những người am hiểu nói họ ngã theo phe đồng minh
    - Ừ, Viêt minh khôn khéo lắm, thật ra họ được sự ủng hộ từ phe tầu của Mao. Bây giờ các bên còn đánh nhau khắp Châu âu và Châu á, họ ẩn nhẫn chờ thời cơ lật đổ người Pháp
    - Chắc là vậy. Có ông giáo sư Hà nội nói chủ nghĩa họ theo xuất phát từ nước Nga, chống lại các nước phương tây
    - Tôi nghĩ chuyện đó mới đáng lo. Họ đang dựa vào tầu để có căn cứ ẩn náo và vũ khí, dùng tầng lớp ít học công nhân, nông dân bài xích giới trí thức, địa chủ, những người giàu có …
    Trên mặt sông thỉnh thoảng có những chiếc thuyền lên xuống thượng du và hạ du. Hai chú mục đồng đội nón lá dẫn bầy trâu xuống tắm mát trong dòng nước xanh lơ. Cảnh vật miền quê thật yên tĩnh dưới ánh nắng đùng đục tỏa rộng khắp nơi

    ***

    Cuộc sống của ông Lãm và gia đình ở Bắc giang đi qua với luồng tin tức đến từ khắp nơi. Một vài lần ông về Hà nội ít ngày rồi lại trở về quê. Lớp võ trong làng ngày càng ít đi theo thời gian. Hai học trò giỏi nhất là Tú và Hoạch vẫn có mặt. Ông dạy cả hai những đòn cao hơn dùng trong cận chiến khiến ai cũng hăng hái. Nhưng tính khí của Hoạch lộ ra càng lúc càng xấu hơn. Trong một lần đấu tay đôi, Hoạch với sức khỏe dũng mãnh áp đảo Tú tới tấp. Nhưng chàng trai làng ông luôn tránh được đòn của đối phương và sau cùng nhanh nhẹn gạt chân làm Hoạch ngã xuống sân. Anh ta nổi giận chồm dậy, nhân lúc mọi người không để ý vì thấy đã tan cuộc, đấm vào hông Tú rồi bỏ về.

    Từ đó ông Lãm không dạy thêm các đòn khác cho tay học trò này. Khi có dịp, ông chỉ riêng cho Tú những ngón tấn công khác dùng chống người có vũ khí. Nhưng Hoạch là người đa nghi nên anh ta vờ đi về nhưng lén lút quay lại rình xem vá oán giận ông.

    Một hôm luyện quyền với ông xong, Hoạch bổng nhiên gây sự với một học trò nhỏ hơn vì vô tình va chạm nhau lúc tập. Anh ta xông vào đánh nhưng bị Tú ngăn lại. Với nét mặt tức giận anh ta chửi thề và quát lớn
    - Mày đừng ỷ được học nhiều hơn tao mà nhảy vào chuyện này. Rồi có ngày chúng mày sẽ biết
    Hoạch bỏ về và từ đó không quay lại lớp học võ.

    Bẵng đi một thời gian khá lâu, một người thanh niên trong làng gặp ông bên sân đình cho biết là Hoạch đã bỏ nhà ra đi lên miền thượng du với một nhóm buôn bán trâu bò trên đó. Anh ta nhờ biết võ nên rất được trọng dụng. Tin đó làm ông giật mình nhưng nghĩ Hoạch chỉ dùng nó để tự vệ nên không quá lo lắng.

    ***

    Mùa hè nóng bức vừa đi qua. Tiết trời sang thu sáng thứ bẩy khá mát mẻ, ông đến thăm người bạn cũ ở làng bên. Ngồi nói chuyện uống trà trước hiên nhà gần đến trưa, ông đứng lên từ giã ông Hộ ra về.

    Đi dọc chân con đê về gần đến bìa làng, nới có hai hàng tre gai già rậm rịt, ông Lãm xếp cái ô đen lại cho khỏi lên vướng các nhánh cây rồi chậm rải bước lên lớp lá chết khô trên mặt đất. Hai tai lắng nghe tiếng gió rì rào từ ngoài sông thổi qua hàng tre đan vào nhau và suy nghĩ đến nhân tình thế sự gần đây thay đổi nhiều khi cuộc chiến tranh thế giới lần 2 vừa chấm dứt cách đây một tháng. Ông Hộ sáng nay tỏ ra bi quan về tình hình quốc sự sắp tới. Là người thông hiểu cả tây học lẫn văn chương thi phú đông phương, ông trỏ tay về phía bắc nói “ VN rồi sẽ khốn khổ nếu Tưởng Giới Thạch thua trận rút ra đảo “ . Ông Lãm nhớ ánh mắt nghiêm buồn của người bạn nhìn xa vời vợi lên những đám mây trắng bay lang thang đầu mùa thu giữa khung trời xám bạc. Hai chân ông bước đi mà đầu óc cứ nghĩ ngợi đến chuyện ông Hộ kể về các đội du kích Việt minh gần đây về hoạt động trong những vùng bên kia sông. Trong đó có một nhóm do một ngưới thanh niên giỏi võ chuyên làm công việc ám sát các chức sắc, địa chủ theo Pháp và thu tô thuế. Trong đầu ông nhớ đến tay học trò cũ tên Hoạch nhưng nghĩ anh ta vẫn theo nghề buôn bán trâu bò của gia đình. Khi qua khỏi hai hàng tre mọc ken vào nhau tạo thành lối mòn chật hẹp thì bất ngờ một người thanh niên dáng cao lớn đậm chắc từ sau những thân cây bước ra chắn ngang đường. Sau vài giây quan sát người thanh niên mặc bộ quần áo đen vừa mỉm cười với mình, ông Lãm nhận ra đó là Hoạch. Nhìn thấy cán dao rừng lộ ra dưới vạt áo bên hông trái của anh ta, ông nghĩ đến chuyện không hay sắp xảy ra nhưng vẫn cất tiếng hỏi

    - Lâu quá mới gặp lại anh. Dạo này công việc mua bán trâu bò trên mạn ngược của gia đình anh ra sao ?
    Đôi mắt ranh mãnh và sắc của anh ta lóe lên sự thù hận nhưng khóe miệng vẫn cười chào :
    - Chào thầy, lâu ngày quá mới gặp lại thầy ở đây… - anh ta bỏ lững câu nói vài giây rồi tiếp – thầy vừa đi qua thăm ông thầy nho làng kế bên về phải không ?
    - Ừ, tôi vừa ghé thăm người bạn cũ ở đó …
    Không khí đồng quê gần buổi trưa đầu thu bổng nhiên trở nên khô khốc tĩnh lặng giữa những bụi tre. Đôi mắt Hoạch đăm đăm nhìn ông rồi nói
    - Ông ta là một người phản nghịch làm tay sai cho Pháp
    Trước lời kết tội mơ hồ đó, ông Lãm bình tĩnh lắng nghe và bình thản đáp
    - Ông ấy là một thầy giáo hiền lành, không làm tay sai cho ai cả. Trái lại ông ấy là ngừơi yêu nước và chống quân Pháp
    Trước câu trả lời rõ ràng đó, anh ta có vẻ bí bèn xoay qua chuyện khác
    - Lúc tôi đến nhà thầy học, thầy có thái độ khinh ghét tôi so với những người học trò khác. Ông ngầm dạy cho thằng Tú các đòn hay những lúc tôi nghỉ học. Ông khinh rẻ nhà tôi nghèo chắc …
    - Mổi người tùy theo thể chất, tôi sẽ dạy theo cách khác nhau. Xưa nay tôi vẫn vậy, không ai giống ai bao giờ. Với tôi con người xứng đáng được tôn trọng ở phẩm giá chứ không phải giàu nghèo
    Tay học trò cười khẩy nhanh tay rút con dao rừng sắc lẻm bên hông ra rồi nói :
    - Hôm nay tôi muốn đấu với thầy xem ai thắng
    Ông Lãm biết Hoạch rình rập lâu ngày tìm cơ hội này để giết mình. Trong khoảng không chật hẹp này và không có vũ khí trong tay, ông khó địch nổi một người có sức vóc và con dao rừng bén ngót. Biết tay học trò này rất nóng nảy háo thắng, ông đưa xuôi cán cây dù làm bằng một đoạn tre già lên nước nâu bóng ra giữa hai người rồi nói
    - Nếu con dao anh chém đứt cán dù này thì xem như tôi thua còn anh thắng

    Với nụ cười khinh mạn, Hoạch giơ con dao lên rồi chém mạnh xuống. Lưỡi dao sắc phạt xéo qua khúc tre thật ngọt làm anh ta hơi mất đà nghiêng về phía trái. Ông Lãm nhanh như chớp đâm ngược cây cán được một bậc thầy làm dù Hà nội luồn thêm đoạn thép tốt bên trong xuyên qua cổ họng tay học trò phản nghịch rồi xoay mạnh làm anh ta ngã xuống chết với đôi mắt mở trừng trừng.

    Tuần sau, ông Hộ đến thăm ông cả buổi sáng và hỏi ông có biết tin một đội trưởng chuyên ám sát của nhóm du kích Việt minh vừa bị giết chết trên đường đê nằm giữa hai ngôi làng không. Ông Lãm lắc đầu nói không biết.



    Vũ Phan


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X