Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phân Ưu Gia Đình Cựu Trung Tá Bùi Quyền

Collapse
X

Phân Ưu Gia Đình Cựu Trung Tá Bùi Quyền

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phân Ưu Gia Đình Cựu Trung Tá Bùi Quyền

    SAUT NHẢY CUỐI CÙNG!



    Cựu SVSQ BÙI QUYỀN, Thủ Khoa Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam,
    Vinh Hạnh được Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM và Trung Tá TRẦN NGỌC HUYẾN, gắn lon Thiếu Úy nhân lễ Mãn Khóa 16 ngày 22/12/1962.

    Trung Tá Nhảy Dù Tố Quyên BÙI QUYỀN, từng là Tiểu Đoàn Trưởng, Lữ Đoàn Phó, từng xông pha các mặt trận khốc liệt trên khắp bốn Vùng Chiến Thuật, cho đến khi vận nước đen tối, chịu uất hận 13 năm trong ngục tù Cộng Sản.

    Ngày 30 tháng 5 năm 2020 tại ORANGE, CALI, lúc 83 tuổi đời, Anh NHẢY SAUT CUỐI CÙNG về bên kia thế giới, ở đó Anh sẽ gặp lại vị Cố Tổng Tư Lệnh QLVNCH, "Thầy Cùi Trần Ngọc Huyến" và biết bao đồng đội đồng môn đã từng chiến đấu vì Lý Tưởng Quốc Gia Dân Tộc Cao Đẹp, như Anh.

    Nguyện hồn Anh, hồn thiêng Sông Núi…


    Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Trung Tá CHT Trần Ngọc Huyến
    gắn cấp bậc Th/Uý cho Thủ Khoa khóa 16 Bùi Quyền.


    Tôi xin ghi lại vài dòng để Tưởng Niệm Anh.

    Đầu thập niên 90, một tin đồn gây hưng phấn cho giới cựu tù chính trị đang ngày đêm mong ngóng tin tức ra đi theo diện HO. Tin đồn rằng, Ông cựu Trung Tá Nhảy Dù Bùi Quyền, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5ND, Thủ Khoa Khóa 16 Trường Võ Bị Đà Lạt sẽ được qua Mỹ để tham dự Lễ Tốt Nghiệp Khóa phi công của con trai Ông. Tin đồn nói rõ, anh con trai đỗ Á Khoa của một Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Mỹ, được nhà trường hỏi ước nguyện thì cháu cho biết là muốn thân phụ tham dự Lễ Tốt Nghiệp này.

    Thế là, Ông Bùi Quyền, một cựu tù Cộng Sản 13 năm, ra tù tháng 2 năm 1988, qua Mỹ vào năm 1990 (?) do lời mời hoặc do vận động của chính quyền Mỹ thời Tổng Thống Bush Cha (1989 – 1993).

    Những cựu tù trông chờ ngày đi, ai ai cũng thèm muốn có một người con tài ba và hiếu đạo như người thanh niên đỗ Á Khoa Khóa Hoa Tiêu của Không Lực Mỹ kia.

    Về sau, những cựu tù cũng dần dần qua Mỹ (theo diện HO hoặc các diện khác) mới hay, Tin Đồn năm xưa là có thật. Và sự thèm muốn những người con tài ba và hiếu đạo vẫn âm ỉ trong lòng qua các cuộc vận động, sau cùng là sự hình thành các tổ chức Hậu Duệ tại Hải Ngoại, trong đó có Đoàn Thanh Thiếu Đa Hiệu, thế hệ 2 của Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

    Chúc mừng Phi Công hậu duệ của Khóa 16, đã theo bước chân cha, phục vụ Đất Nước Hoa Kỳ, cũng là Quê Hương Mới của người Việt tị nạn Cộng Sản Vô Thần.

    Khoảng thập niên 80, tôi gặp anh Bùi Quyền trong Trại Tù Xuân Lộc. Bấy giờ, anh đang miệt mài học chữ Thái và chữ Tàu, bất chấp mọi bất trắc. Một thôi thúc giúp anh quyết tâm tự học, đó là Tự Do. Anh nghiên cứu, viết văn, làm thơ lẫn viết nhạc. Tôi khoe anh bài thơ “Bước Chân Việt Nam Lưu Vong”, anh đọc và sau đó phổ nhạc vài đoạn ưng ý. Tôi nghe anh nói vậy, không nhớ là anh có hát cho nghe hay không. Dù sao đây cũng là một kỷ niệm trong tù giữa hai huynh đệ về hiện tình Việt Nam vào năm 1984.

    Trời xứ người có tuyết
    nhưng trời nào chẳng có mây trôi
    Ngọn mây Tần đó có biến ảo lòng anh đau xót
    Phố xứ người cao ngất
    tìm đâu bóng mát thân dừa
    Xe cộ xứ người hối hả thoi đưa
    mà bước chân Việt Nam thôi thúc
    “Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống”
    Tiếng trống Lam Sơn, tiếng nhạc ngựa Tây Sơn
    “Nhớ cố hương xao xuyến tấc lòng mau dồn chân,
    Cố bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu”

    Các anh đi mang theo ngọn lửa
    Ngọn lửa quê hương âm ỉ trong lòng
    Hàng triệu dân mình
    đang chờ đang nghĩ đang mong
    Ngọn lửa Diên Hồng
    bừng lên ngày quang phục!

    Những bước chân Việt Nam lưu vong hun đúc
    Phút giây rộn ràng trên đất Mẹ quê Cha
    Ôi lòng tôi như bừng nở muôn hoa
    Ôi Việt Nam!
    Việt Nam yêu dấu của ta!

    Trại Xuân Lộc 84.


    Được biết, giờ phút cuối, đầy đủ gia đình vợ con bên anh, âu đó là một Phước Báu. Tôi ước mong trong giây phút Lâm Chung Thiêng Liêng, có sự hiện diện của người con hiếu đạo, cũng như Anh từng có mặt trong Lễ Tốt Nghiệp Phi Công của cháu năm nào…

    Xin chân thành chia buồn cùng chị Bùi Quyền, các cháu và tang quyến, dù đã nhận biết về lẽ Vô Thường này.

    Cầu nguyện Mười Phương Chư Phật tiếp dẫn hương linh

    Nhảy Dù Tố Quyên Bùi Quyền
    Pháp Danh PHỔ THẾ
    Sớm Vãng Sanh Lạc Quốc…


    Nguyện hồn Anh, Hồn Thiêng Sông Núi, độ trì cho Việt Nam,
    Ôi Việt Nam yêu dấu của ta!

    Thành Kính,

    KQ Võ Ý, K17
    KQ Nguyễn Duy Diệm, K17
    KQ Nguyễn Đức Gia, K17
    KQ Lê Sĩ Thắng, K17
    KQ Hoàng Đình Ngoạn, K17
    KQ Lê Quốc Hùng, KĐP/SĐ3KQ
    KQ Nguyễn Phú Chính, PĐT/Chinook
    KQ Trần Văn Vinh, TPHQ/PĐ110

  • #2
    Một Số Điều Nhiều Người Chưa Biết Về Trung Tá Bùi Quyền
    Trần Huy Bích


    Từ trái sang: Bùi Quyền thời đi học, khi là sĩ quan Nhảy Dù,và khi tới Hoa Kỳ với những dấu hiệu của lao khổ và thời gian
    Trung Tá Bùi Quyền thuộc binh chủng Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạ thế chiều Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020 vừa qua. Hầu như ai cũng biết ông là một trong những sĩ quan lỗi lạc của QLVNCH. Tốt nghiệp Thủ khoa khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt cuối tháng 12 năm 1962, ông đã chọn binh chủng Nhảy Dù khi ra trường. Từ đó cho tới khi miền Nam sụp đổ cuối tháng 4-1975, ông được coi là “một quân nhân quả cảm, luôn có mặt ở tuyến đầu trong những trận chiến ác liệt nhất.” Mới ở cấp Đại Úy đã được Bảo Quốc Huân Chương. Còn Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, với sao vàng, sao bạc … cùng nhiều loại huân chương khác thì … đếm không xuể. Ông có mặt trong nhiều trận chiến ác liệt: Dak To – Tân Cảnh, giải vây An Lộc, lấy lại Quảng Trị, bảo vệ đèo Khánh Dương, và từ 4 tháng 4 năm 1975, bảo vệ Sàigòn. Ông không bỏ binh sĩ, chiến đấu tới phút chót, và sau lệnh phải
    buông súng ngày 30-4-1975, bị những người ở “bên thắng cuộc” nhốt vào “trại cải tạo” 13 năm với nhiều tháng biệt giam. Khi sang Mỹ năm 1991, ông được vị Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ (Tổng thống George H.W. Bush), và Học Viện Không Lực của Hoa Kỳ (U.S. Air Force Academy ở Colorado Springs, tiểu bang Colorado) đón tiếp một cách trang trọng.
    Nhưng một khía cạnh khác cũng khá đặc biệt về ông có lẽ nhiều người chưa biết. Một người bạn từ thuở còn đi học, gặp nhau từ 1954, 66 năm trước đây, xin được nói ít lời về khía cạnh ấy. Để thuật lại một số chuyện mang tính cách bạn hữu, từ đây trở đi xin được theo cách nói của bè bạn, dùng tiếng “anh” mỗi khi nhắc đến ông.
    Anh Quyền xuất thân từ một gia đình khoa bảng và văn học có danh tiếng từ nhiều đời. Từ nửa sau của thế kỷ 19, họ Bùi làng Châu Cầu của gia đình anh cùng họ Dương làng Vân Đình của các cụ Dương Khuê, Dương Lâm đã nổi tiếng với nhiều nhân vật xuất sắc.

    Năm Ất Sửu 1865 đời vua Tự Đức, ở làng Châu Cầu (nay thuộc tỉnh Hà Nam) có hai cụ Bùi Dị và Bùi Quế (anh em họ) cùng đậu Phó bảng. Khi vinh quy, được mừng đôi câu đối như sau:


    Bùi tộc đồng khoa song hội bảng

    Châu Cầu nhất nhật lưỡng vinh quy.

    (Họ Bùi đậu cùng khoa, hai người trên bảng thi hội

    Làng Châu Cầu trong một ngày hai đám rước vinh quy).



    Cụ Bùi Dị, thường được sử chép bằng tên tự Bùi Ân Niên, nổi tiếng văn thơ hay, làm quan trải các chức Hàn lâm, Nội các, Chánh sứ sang Trung Hoa, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Lại, Hiệp biện Đại học sĩ, Phụ chánh đại thần, Phó Tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám. Sau khi Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai khiến Tổng đốc Hoàng Diệu phải thắt cổ tự tử năm Nhâm Ngọ 1882, cụ giữ chức Kinh lược sứ, cùng Tiết chế Quân vụ Hoàng Kế Viêm điều động binh sĩ chống lại quân Pháp.

    Cụ Bùi Quế làm quan trải các chức Tham tri bộ Hộ, Tuần phủ Quảng Nam, Tuần phủ Thuận Khánh (Bình Thuận & Khánh Hòa). Quốc Triều Khoa Bảng Lục của Cao Xuân Dục cho biết cụ “cáo bệnh về hưu” và ghi lời nhận xét rằng “ông điềm đạm, tự lấy thế làm vui.” Theo tài liệu trong gia đình, cụ cáo quan lui về khi thấy đất nước đã mất chủ quyền, giống trường hợp hai người bạn thân là Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, “Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là.” Nguyễn Khuyến, Bùi Quế, và Dương Khuê là ba người “bạn đồng khoa”: cùng đậu Cử nhân năm Giáp Tý 1864 tại trường Hà Nội. Khoa ấy Nguyễn Khuyến đậu đầu (Giải nguyên). Thêm vào đó, các vị hợp tâm tính và có nhiều kỷ niệm chung với nhau.

    Cụ Bùi Quế sinh ra cụ Bùi Thức, tuy đậu Tiến sĩ năm 1898 đời vua Thành Thái nhưng không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học và viết sách.

    Cụ Bùi Thức sinh ra cụ Bùi Kỷ (đậu Phó bảng năm 1910 đời vua Duy Tân), hai cụ Bùi Khải và Bùi Lương (cùng đậu Cử nhân). Cụ bà Trần Trọng Kim và cụ Bùi Nam, thân phụ của anh Bùi Quyền, là em của các vị ấy. Cụ Bùi Nam còn một người em trai là Bùi Nhung, làm Giám đốc Đài Phát thanh Hà Nội, sau dời xuống Hải Phòng cho tới 1955. Người vợ đầu tiên của ông là bà Thụy An, một nhà văn nữ nổi danh, ở lại miền Bắc, sau bị nhà cầm quyền CS xử tới 15 năm tù vì có liên quan với nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm. Nói cách khác, anh Quyền là cháu, gọi các cụ Bùi Kỷ, Bùi Khải, Bùi Lương là bác ruột, gọi học giả Trần Trọng Kim là bác rể, gọi ông bà Bùi Nhung – Thụy An là chú thím. Anh là cháu nội của Tiến sĩ Bùi Thức, và chắt nội của Phó bảng Bùi Quế, một trong những người bạn thân nhất của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và Tiến sĩ Vân Đình Dương Khuê.
    Sau khi đậu Phó bảng, cụ Bùi Kỷ cũng không ra làm quan. Sau vài năm thử kinh doanh, cụ chuyên tâm dạy học và viết sách. Cụ thông thạo chữ quốc ngữ, học tiếng Pháp một cách nghiêm túc, từng sang Pháp hai năm, là một trí thức tham bác cựu học và tân học. Cụ Bùi Lương từng dạy ở Đại học Văn khoa Sàigòn trong thập niên 1950.
    Trong một bài thơ gửi cụ Bùi Quế, cụ Nguyễn Khuyến từng viết như sau:

    Kim lan từ thuở nhỏ chơi bời

    Đôi lứa như ta được mấy người

    Trời hẹn ngày cho ba vạn sáu

    Ta chung tuổi mới một trăm hai …

    Khi Nguyễn Khuyến làm bài thơ ấy, cả hai người cộng lại mới được 120 tuổi. Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi 1835, Bùi Quế sinh năm Đinh Dậu 1837, trẻ hơn 2 tuổi. Như vậy bài này làm năm Nguyễn Khuyến 61 và Bùi Quế 59. Chắc Nguyễn Khuyến nói theo tuổi ta, nhiều hơn tuổi thật một năm. Như vậy bài này được làm năm (1835 + 60) 1895, sau khi Nguyễn Khuyến cáo quan về hưu năm 1884. Cụ Bùi Quế cũng về hưu trong hoàn cảnh tương tự, dùng kiến thức về Đông y để giúp dân quanh vùng:

    Kẻ già nét bút chăm cùng trẻ

    Người khỏe tay đao hộ lấy đời

    (Trong từ “đao” ở đây, Nguyễn Khuyến muốn nói tới dao cầu, vật dụng để thái thuốc dùng trong Đông y).

    Nguyễn Khuyến quan tâm đến đời sống của bạn cho đến những chi tiết nhỏ. Khi vùng Châu Cầu bị lụt trong nhiều tháng, cụ viết:

    Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu

    Lụt lội năm nay bác ở đâu?

    Mấy ổ lợn con rày lớn bé?

    Vài gian nếp cái ngập nông sâu?


    Đó là những bài thơ được đem ra bình giảng trong chương trình Trung học của Việt Nam Cộng Hòa. Bài “Nước lụt hỏi thăm bạn” Nguyễn Khuyến làm để gửi Bùi Quế được in trong Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển của Dương Quảng Hàm (Sàigòn : Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo Dục, 1968, trang 171-72). Anh Quyền là hậu duệ của một gia đình có liên quan đến văn học.

    Khi còn trẻ, sinh làm con trai và rất giỏi võ (cả Judo lẫn Jujitsu), anh không thể không chịu ảnh hưởng của câu ca dao:

    Làm trai cho đáng nên trai

    Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài tan


    Hay những câu của Nguyễn Công Trứ, cũng được ghi vào chương trình Quốc văn bậc Trung học:

    Chí làm trai nam bắc đông tây

    Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.


    Đó là lý do anh đã chọn binh nghiệp. Sau khi vào quân trường, anh nhất quyết “đậu cho được Thủ khoa,” để có thể trong lễ mãn khóa, nhận cái vinh dự đại diện anh em, giương cung bắn đi bốn phương.

    Sinh viên Thủ khoa bắn tên đi bốn phương trong lễ mãn khóa tại trường Võ Bị Quốc Gia Viêt Nam, Đà Lạt

    Một khi đã bắn tên đi, trong tâm thức trọng trách nhiệm của một sĩ quan QLVNCH, được huấn luyện để tôn thờ Tổ quốc trong Danh dự với tinh thần Trách nhiệm, anh đã hết lòng với nhiệm vụ từ khi tốt nghiệp, ra trường:

    … Trót đem thân thế hẹn tang bồng
    Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung
    Hết bốn chữ “trinh trung báo quốc”



    Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diêm và Trung Tá Trần Ngọc Huyến, Chỉ huy trưởng trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt gắn cấp hiệu cho Thiếu Úy Bùi Quyền trong lễ mãn khóa Khóa 16, ngày 22-12-1962.
    Đó là lý do trong hơn 12 năm, từ 1963 đến tháng 4-1975, gần trọn tuổi thanh xuân, anh xông pha khắp bốn vùng chiến thuật để thi hành nhiệm vụ: giữ cuộc sống an bình cho dân miền Nam.
    Miền Nam bị sụp đổ. Tuy bị giam hãm và đày đọa, gian khổ đến cùng độ, anh vẫn vững tinh thần, không nản chí, không bỏ phí thời giờ. Gặp cơ duyên, anh tìm cách học tiếng Thái, tiếng Hoa, phòng cần tới khi vượt thoát khỏi trại giam. Vì học tiếng Hoa, anh có dịp ôn lại và học thêm một số chữ Hán căn bản. Kết quả là khi ra khỏi trường Chu Văn An năm 1957, số chữ Hán của anh chỉ ở mức sơ đẳng như hầu hết học sinh đã xong bậc Trung học. Nhưng sau 13 năm trong nhà tù CS, khi sang tới Hoa Kỳ đầu thập niên 1990, trình độ chữ Hán của anh đủ để nói chuyện một cách tương đắc với một người bạn có Cử nhân Văn chương Việt Hán của Đại học Văn khoa Sàigòn. Một người anh họ, hơn anh 14 tuổi và là con một vị Phó bảng, đã trông cậy ở anh trong việc đọc những tài liệu bằng chữ Hán về gia phả họ Bùi, để dựa vào đó soạn ra cuốn gia phả bằng chữ quốc ngữ cho các thế hệ sau. Nhưng vì đã bỏ ra gần trọn tuổi thanh xuân cho một cuộc chiến tranh khốc liệt, mỗi khi nghĩ đến những bạn hữu thân thiết đã nằm xuống, mối quan tâm lớn nhất của anh là tìm tài liệu để hiểu thêm rồi viết về cuộc chiến tranh ấy. Cũng do cơ duyên, một bạn thân của anh từ 1954, được coi là “ham học, chịu đọc,” đã sưu tầm được nhiều sách về văn học cũng như về cuộc chiến Việt Nam.
    Năm 2010, nhà tôi qua đời. Ở lại căn nhà cũ thì quá rộng, không thể trông coi xuể. Nhân đã về hưu, không còn phải đi làm, tôi có ý dời xuống Orange County, mua một căn mobile home nhỏ quanh Little Sàigòn để sống gần mấy người bạn cũ ở quanh đó. Vừa chọn xong một căn thì nhận được điện thoại từ anh Quyền, gọi từ San Jose, “Nghe nói Bích đang lựa mua mobile home. Chịu khó mua một căn hơi rộng, có dư ra một buồng, để thỉnh thoảng Quyền về ở. Quyền đang viết sách. Ở với Bích là tốt nhất.” Lúc ấy anh đang ở San Jose, thỉnh thoảng về Quận Cam khi có sinh hoạt với bạn hữu, nhất là bạn đồng ngũ trước. Đem niềm vui đến cho bạn, nhất là bạn từ mấy chục năm và có cốt cách đáng quý như anh, là điều chắc ai cũng muốn làm. Tôi bỏ chuyện mua một căn hai phòng ngủ, coi cũng tạm được, để đổi mua một căn rộng rãi, khang trang hơn với ba buồng ngủ. Căn này, ngoài phòng cho chủ nhân, có một
    phòng làm việc với một số kệ sách, và một buồng dành cho khách, mà người tới đầu tiên, cũng là người hiện diện thường xuyên nhất, là anh Quyền.
    Mỗi khi từ San Jose về, anh thường ở nhà tôi 3, 4 ngày, trước khi gọi điện thoại để chị Quyền tới đón. Quan tâm chính của anh là những tài liệu về cuộc chiến Việt Nam. Tùy theo câu anh hỏi liên quan đến khía cạnh nào, tôi đưa ra một ít cuốn, tóm lược những nét chính, anh ghi nhận rồi cho biết sẽ đọc kỹ hơn. Có mấy lần tôi đưa anh tới thư viện của Đại học UCLA. Họ có một số sách từ phía C.S. Anh cho biết khi tìm hiểu lại về một trận đánh trong quá khứ, ngoài những tài liệu của VNCH, của người Mỹ, anh cũng muốn đọc tài liệu của CS để có một cái nhìn thật đầy đủ trước khi đặt bút viết. Tôi thấy anh rất nghiêm túc trong công việc. Anh chú trọng tới khía cạnh quân sự của mỗi trận đánh, và muốn viết với tư cách một người nghiên cứu quân sử (lịch sử chiến tranh) hơn là người nghiên cứu lịch sử một cách tổng quát. Tuy đã về hưu, tôi được trường cho tiếp tục giữ thẻ thư viện với quy chế cựu nhân viên giảng huấn (faculty status), mỗi cuốn sách đem về được giữ 6 tháng (thay vì 2 tuần như những độc giả thông thường). Điều ấy cũng hữu ích với anh Quyền. Có nhiều cuốn không thể mua, chúng tôi tương đối rộng thời giờ trong việc chụp lại toàn thể hay một phần trước khi trả lại cho thư viện. Anh cũng được một người bạn Mỹ tặng một bộ bản đồ quân sự với những thông tin về địa hình khá chi tiết và rất rõ cho toàn cõi Việt Nam.

    Có những hôm anh yêu cầu tôi chở tới thăm một vài nhân vật quen biết cũ, có vai trò đáng kể trong những trận đánh anh muốn viết để phân tích. Một lần đến thăm một vị cựu Chuẩn tướng, từng làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Long – An Lộc. Một số lần khác, thăm một vài người bạn ở cấp từ Đại úy tới Trung tá, chỉ huy những đơn vị yểm trợ trong một số trận đánh anh tham dự. Anh đặt những câu hỏi khá cặn kẽ để biết thêm về một số điều chưa nắm vững, đúng phong thái của một người làm công việc nghiên cứu đối chiếu trước khi viết. Sau một lần đi tiếp xúc như thế về, anh áy náy nói với tôi, “Mất gần trọn ngày của Bích.” Tôi cười trả lời ngay, “Không nên nghĩ như thế. Những trao đổi giữa Quyền và các bạn ấy cũng rất có ích đối với mình. Đó cũng là những điều mình nên biết.” Chúng tôi sung sướng khi quan tâm tới nhau và đem niềm vui đến cho nhau.

    Theo thiển ý, những bài viết để phân tích các trận đánh của anh Quyền rất hữu ích. Trong PC của tôi còn một bài của anh về “Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù tại Ngok Wan,” trong đó anh viết rất tường tận về một trận đánh quan trọng trong vùng núi Ngok Wan, phía Đông Bắc Dak To (gần biên giới Việt Lào) từ 18/11/1967 tới 22/11/1967. Trận đánh có sự tham dự của Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù trong đó -- năm 1967 -- anh mới là một Đại Úy Đại đội trưởng (Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam còn là Trung Tá, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 3 Nhảy Dù). Bài viết rất công phu (28 trang) với bản đồ địa hình rất chi tiết, chứa đựng nhiều nhận xét tinh tế. Anh đã viết nhiều bài như thế về những trận đánh anh từng tham dự trong quá khứ, để lưu lại chút kinh nghiệm về quân sự cho những người muốn nghiên cứu một cách nghiêm túc cuộc chiến ở Việt Nam.

    Chúng tôi cũng trao đổi, chuyện trò về văn học. Anh rất vui thấy tôi lưu tâm đến cuộc đời của hai cụ Bùi Dị, Bùi Quế, và thuộc khá nhiều thơ của các cụ Bùi Dị, Bùi Kỷ. Có một kỷ niệm vui. Có lần anh cho biết tương truyền rằng nhà thơ Cao Bá Quát từng có một cặp câu đối mừng khi hai cụ Bùi Dị, Bùi Quế đậu Phó bảng đồng khoa. Chúng tôi lật từng trang những quyển về thơ văn Cao Bá Quát có ở nhà, cộng thêm một quyển mượn được từ UCLA, không thấy. Mãi sau, đến khi tôi nhớ ra rằng hai cụ đậu Phó bảng năm Ất Sửu 1865 trong khi Cao Bá Quát đã mất năm 10 năm trước đó từ 1855, sau khi cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương bị thất bại làm sao có câu đối mừng được, cả hai mới nhìn nhau cười. Các giai thoại văn chương đời trước để lại nhiều khi không chính xác, cần được kiểm chứng. Cũng nhờ anh, tôi trả lời được một cách tự tín trước câu hỏi, “Bản dịch bài ‘Bình Ngô đại cáo’ in trong Việt Nam Sử Lược là của cụ Bùi Kỷ hay cụ Trần Trọng Kim?” Nếu không có sự giúp ý của một người cháu gọi hai cụ bằng bác và sống gần hai cụ hồi nhỏ, câu hỏi ấy thật cũng khó trả lời.

    Hôm được mời làm diễn giả nói về cụ Trần Trọng Kim nhân dịp cuốn Một Cơn Gió Bụi được tái bản tại Mỹ, anh đang ở với tôi. Hôm ấy, “tài xế của TrT Bùi Quyền” được vinh dự mời lên hàng ghế đầu, ngồi cạnh “cháu của cụ Trần,” một trong hai diễn giả chính trong buổi giới thiệu sách. Câu anh nói, “Quyền muốn thỉnh thoảng về ở với Bích” đã khiến tôi cảm động, và đã giúp chúng tôi có những giờ phút vui, ngày tháng đẹp, và kỷ niệm rất khó quên với nhau.

    Cựu Trung Tá Bùi Quyền, một người cháu của học giả Trần Trọng Kim nói chuyện về bác mình tại Little Sàigòn, Nam California,nhân dịp tái xuất bản cuốn Một Cơn Gió Bụi tại Hoa Kỳ năm 2015.
    Từ cuối năm 2019, sức khỏe có dấu hiệu suy kém, anh về ở hẳn với chị Quyền và cũng để gần các cháu hơn. Trước khi đại dịch bùng phát mạnh ở Mỹ, anh Trần Minh Công và tôi thỉnh thoảng còn đến đón anh ra gặp các bạn học cũ, cùng uống cà phê, ăn trưa, rồi lại đưa anh về. Có lần chị Quyền đích thân chở anh ra gặp chúng tôi. Từ giữa tháng 3 năm nay, đại dịch khiến chúng tôi khó gặp nhau nhưng vẫn liên lạc qua điện thoại hay email. Anh yếu nặng từ giữa tháng 5, được sự chăm sóc rất chu đáo của chị Quyền và các cháu, với sự hỗ trợ của bác sĩ và một dàn y tá tận tâm. Tin anh ra đi khiến tất cả chúng tôi bàng hoàng.
    Chúng ta đúng khi quan niệm anh Quyền là một sĩ quan Nhảy Dù can trường và anh hùng, một nhà chỉ huy quân sự xuất sắc. Do cơ duyên, và chắc cũng do “gene” từ gia đình, tôi thấy thêm ở anh một trí thức có phong thái, cốt cách, với kiến thức vững chắc về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, yêu văn học Việt Nam, cổ văn học Trung Hoa. Trong một bài báo loan tin anh tới Mỹ, đăng trên New York Times số ra ngày 30 tháng 5, 1991, ký giả Dick Johnson đã cho biết anh nói thạo 5 ngôn ngữ. Điều ấy đúng. Bên cạnh tiếng mẹ đẻ, anh nói thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thái, tiếng Hoa. Anh cũng đọc và viết được chữ Hán, chữ Thái. Trong việc viết biên khảo, nhất là loại biên khảo quân sự, anh nghiêm túc, cẩn trọng, rành mạch, chu đáo. Nếu mục tiêu của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt là đào luyện cho đất nước những sĩ quan có tư cách và văn võ kiêm toàn, Trung tá Bùi Quyền của chúng ta rất xứng đáng với danh hiệu ấy.

    Trần Huy Bích

    Source:https://vietbao.com/p301409a303545/m...g-ta-bui-quyen

    Xin mời đọc lại bài:
    Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tại Ngok Wan
    (Chiến Dịch Kham zei 180)
    Tố Quyên, K16
    https://hoiquanphidung.com/showthrea...A%A1i-Ngok-Wan
    Last edited by dnchau; 06-08-2020, 05:41 AM.

    Comment


    • #3

      Comment


      • #4
        Lời từ biệt của con trai Trung Tá Nhảy Dù Bùi Quyền (Thủ Khoa Khóa 16 VBQGVN), nói trước linh cữu cha trong tang lễ sáng nay, ngày 10 tháng 6 /2020 được tổ chức tại Nam Cali.
        Rất ý nghĩa và cảm động!
        ***

        Thưa Bố,

        Growing up without you was difficult. I prayed every night hoping that you would somehow be miraculously released from the North Vietnamese’s government’s re-education camp and join us in America. Over time, I learned that you had the chance to leave Saigon in the final days of the South Vietnamese government but chose to stay to help organize the remnants of the remaining South Vietnamese Airborne battalions to defend the city. Although you did secure safe transit out of the country for mom, my brother, and me, how did you expect us to survive? Mom was a house wife and had never been in the workforce while my brother and I had just turned four and five, respectively. We only spoke Vietnamese. As a child growing up in a single parent home and the resultant financial struggles, I didn’t understand why a husband and father would choose this path and that thought made me both sad and a little angry.

        As I grew older and learned more about concepts such as duty, honor, and integrity, I understood more and came to accept that you had no choice on that fateful day you put your wife and two young sons on that airplane to flee a country that would soon no longer exist. I became very ashamed about my earlier feelings as a child because I came to appreciate that you had to stay and fulfill your oath to lead your men and to defend a government you swore to serve.

        Were the sequence of events that led me to meet a soon-to-be close family friend, USAF Colonel Masuoka, who became my USAF Academy Liason Officer and who ultimately helped me get an appointment at the USAF Academy the result of my childhood prayers? I am not sure but when Colonel Masuoka, with the direct help of the former President of the US, George Bush, called to let me know that you would be coming to Colorado Springs to physically attend my graduation and help me pin on my 2nd Lieutenant’s officer bars, I couldn’t believe it. How fitting that you were there at my graduation because my Academy’s class of 1991’s motto that is inscribed on our class ring reads “Duty First, Integrity Always”.

        Saying and understanding these words are easy. Living by these words day in and day out is more difficult, especially when confronted with decisions like on that day in April 1975 on an airplane tarmac with your wife and two young sons looking to you for assurances and hope. How internally torn that must have made you feel!

        I am so proud to be your son, Dad, and can only hope that I can live a life true to principles that you have lived by and pass down your legacy of duty, honor, and integrity to your grandsons. Your legacy in the South Vietnamese community is strong and secure. They call you, “Anh Hung Mu Do” or Hero with a Red Beret. How amazing a tribute and I cannot think of anything more appropriate to describe a man who has lived a truly heroic life.

        *****

        Bài đọc thêm về Trung Tá Bùi Quyền:

        1.Bùi Quyền, đã sống như thế (Song Thao):

        http://phamtinanninh.com/?p=4751

        2.Một số điều nhiều người chưa biết về Trung Tá Bùi Quyền (Trần Huy Bích)

        http://phamtinanninh.com/?p=4768

        Comment


        • #5
          Ngảy Dù Nam Xương Phan Nhật Nam, K18
          Viết Về Nhảy Dù Tố Quyên Bùi Quyền, K16

          Niềm ẩn mật của chim Quyên


          Trung Tá Bùi Quyền (1937-2020)





          Niềm ẩn mật của chim Quyên,

          Niên Trưởng Tố Quyên, Bùi Quyền




          Bài PHAN NHẬT NAM



          Thư gởi Người Bạn Lính thay lời dẫn nhập.

          Bác Võ Ý thân,

          Theo lời bác, tôi phải viết về Niên Trưởng Bùi Quyền vừa ra đi, 30 Tháng 5, 2020. Vì đây không phải là một niên trưởng bình thường thuộc Khóa 16 Trường Đà Lạt, nhưng là một niên trưởng hàng đầu: SVSQ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn SVSQ Võ Bị Quốc Gia, Liên Đoàn SVSQ mà Khóa 17 của bác và Khóa 18 của tôi thống thuộc trong thời đoạn 1960-1963 – Thời hoàng kim của Võ Bị Quốc Gia mà năm 45 năm sau 1975; ba mươi lăm năm (1950-1975) của Quân Đội Quốc Gia, Quân Lực VNCH; 31 năm các khóa Võ Bị không thể có và không hề có một thời rực rỡ như thế mà Khóa 16 là điển hình cụ thể. Nhưng bài viết nầy không nói về khía cạnh hình thức quân sự đẹp đẽ kia mà chỉ cố tường trình về một “Tố Quyên - Bùi Quyền khác” mà bản thân anh có cơ duyên (chung và riêng của Khóa 18) tiếp xúc, liên hệ với người niên trưởng từ một ngày cuối năm 1961 nơi Trường Đà Lạt cho đến sáng mùa Đông 2019 ở bến Xe Đò Hoàng, Nam Cali. Chỉ thiếu một năm là tròn 60 năm (1961-2020) của một chu kỳ đời sống mà lịch số Đông Phương quy định. 60 năm cho phép tôi có thể viết đôi điều về một Huynh Trưởng mà không sợ nhầm lẫn. Cũng có phần thức dục từ Bác Sĩ Ngô, Quân Y Sĩ LĐ 81 Biệt Cách Nhẩy Dù, người bạn trong văn giới với Giáo Sư Trần Huy Bích. Trần Huy Bích bạn thiết của Bùi Quyền từ Thập Niên 1950 cho đến ngày cuối cùng, 30/5/2020 – Tình bạn bền bỉ dài qua hai thế kỷ. Tưởng như chuyện đời xưa…



          Một, 1961



          201 Tân Khóa Sinh Khóa 18 có thể nói đồng mất hẳn phản ứng, suy nghĩ, hành vi của riêng tư cá nhân kể từ buổi sáng ngày 18 trước ngày 23 tháng 11, 1961, Ngày Nhập Khóa chính thức. Khi bước xuống xe GMC chở từ ga Đà Lạt vào trường, được những Sinh Viên Sĩ Quan y phục jasper (màu olive) lịch sự trang trọng, Alpha Đỏ có một gạch ngang hòa nhã tiếp đón. Các tiếng anh, tôi trao đổi thân mật lịch thiệp... Nhưng tất cả rất nhanh chóng biến mất sau khi hoàn tất phiếu ghi danh, uống chai nước ngọt, ăn chiếc bánh. Mấy anh ấy đi đâu mất rồi? Cả bọn nhớn nhác nhìn quanh... Bỗng một đoàn người mặc kaki vàng, găng tay trắng, giầy cao cổ, nón nhựa cứng đánh bóng từ đâu trong sân trường chạy đến. Và toán Tân Khóa Sinh thật sự khiếp đảm khi một “ông” (“ông” tự động thay thế đại danh từ “anh” đối với những đối tượng đáng lo ngại nầy) đứng lên chiếc bục cao nhất với tiếng hô lớn hơn bất cứ âm thanh nào con người có thể phát ra. Tân Khóa Sinh Khóa 18 theo lệnh tôi... Gió thao trường lồng lộng… Nắng thao trường... Kể từ giờ phút ấy, 201 con người thật sự rơi vào tình trạng mê khiếp vì nỗi sợ với mặc cảm “chưa cởi bỏ hết bê bối dân chính”. Bản thân dẫu đã quen với đời sống tập thể từ sinh hoạt Hướng Đạo từ tấm bé nay cũng không biết “họ” bắt mình làm những gì? “Họ” muốn mình như thế nào?”

          Từ mối “sợ” kể trên đã xẩy ra hoạt cảnh... Sâu đêm khuya, khi đã lên giường “ngủ theo lệnh” nhưng vẫn nghe rõ tiếng khóc nhỏ từ gã bạn giường bên cạnh, bỗng cửa phòng mở bung, bóng người đội mũ nhựa xuất hiện với tiếng quát. Các anh ngủ chưa? Anh đã vội nhảy nhanh xuống đất, đứng nghiêm, cao giọng. Thưa niên trưởng tôi đã ngủ! Hai mươi cái nhảy xổm vì “tội” nói dối – “Chưa ngủ, báo cáo ngủ!” Tiếp, “Hai mươi cái hít đất vì “tội”- “Ngủ mê phản ứng chậm!” Tuân lệnh! Từng giờ, từng giờ của ngày và đêm “kinh hoàng” như thế với tình trạng vong thân đáng sợ vừa kể ra được tạm chấm dứt trong buổi tối 24 Tháng 12, 1961 – Hôm nay, Tiểu Đoàn Tân Khóa Sinh Khóa 18 các anh được “miễn chạy”, cho đi đến phạn điếm và hát “Võ Bị Hành Khúc” để ăn Noel! Cho phép các anh đi và hát vì đêm nầy là Noel, chứ các anh còn lâu mới được là một sinh viên sĩ quan. Các anh chưa xứng đáng, nghe rõ chưa?! Nghe rõ! Người vừa ban lệnh là SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Tân Khóa Sinh Nguyễn Xuân Phúc vừa thay thế SVSQ Nhữ Văn Hải, Tiểu Đoàn Trưởng đợt I. Mà cả hai chỉ cần một tiếng hô cũng đủ khiến toàn khóa TKS K 18 tê liệt vì mối lo sợ.. Không biết hình phạt gì sẽ tới? Vì tội danh gì?!

          Phạn điếm hôm ấy rực rỡ trang nghiêm với hai khối SVSQ Khóa 16, 17 mặc đại lễ trắng oai vệ trong khi đám TKS K.18 chỉ có quân phục tác chiến bộ binh màu ô-liu, mũ nồi lục quân màu xám, có thêm khăn quàng cổ màu xanh da trời với huy hiệu Tự Thắng Để Chỉ Huy của trường Võ Bị. Khoảng cách để trở thành một SVSQ mới đi được hơn một nửa kể từ ngày 23/11, mà mỗi giờ qua là một “cơn ác mộng” có thật ngay giữa ban ngày! Cả bọn hân hoan cất tiếng “Ta đoàn sinh viên Võ Bị Việt Nam...” trên đường tới phạn điếm. Vào đến bên trong, Nguyễn Đức Tâm (Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ12ND, mất ngày 27/12/2019) khều nhỏ bảo anh: “Ông đứng ở giữa đằng kia, tay áo có ba vòng kim tuyến Alpha là “to” nhất.” Anh nhận xét: “Đấy là ông Bùi Quyền, Trưởng Khoa Thể Chất dạy khóa mình ngoài vòng PRI.”; Nguyễn Anh Vũ (Thiếu Úy Thủ Khoa K.18, Tiểu Đoàn 1 ND, tử trận 11/1964) chen lời giải thích: “Ông ấy cùng mang đai Đen Võ Đường Phạm Lợi với tôi.”. Vũ tiếp: “Ông ấy học Math G (Mathématique Génerale/Toán Học Đại Cương-Chứng chỉ toán bắt buộc của học vị Cử Nhân Toán/ Đại Học Khoa Học Sàigòn trước 1975) trước tôi.” Tâm kết luận: “Giỏi như vậy làm Liên Đoàn Trưởng SVSQ là phải.” Riêng anh cảm thấy rất rõ trong lòng. “Mình với ông niên trưởng nầy sao “xa” quá, dẫu ông ấy mới là SVSQ thôi, chứ chưa là sĩ quan! Cũng vì từ ngày nhập trường, ngày 23 của tháng trước đến giờ, Tân Khóa Sinh K. 18 chưa hề thấy một ai ngoài SVSQ Cán Bộ K.16! Anh hỏi câu mà biết ngay là hớ hênh, ngờ nghệch. Sao không thấy ông phạt ai (trong khóa 18) mình hết? Tâm trấn áp theo cách quen thuộc do học cùng lớp ở Phan Châu Trinh Đà Nẵng từ trước khi đi lính: “Sao mày ngu thế, ông ấy là liên đoàn trưởng của cả trường, đâu coi riêng K.18 để ra lệnh phạt cho mày!” Nhưng nhận xét của anh sau nầy hóa ra hiện thực... Suốt năm 1962, khi K.18 lên năm thứ nhất; khóa 17 năm thứ hai bị phạt tập thể một lần! Giới chức ra lệnh phạt và người chỉ huy cuộc phạt là ai. Chúng tôi quả tình không biết, vì tất cả cửa sổ trông xuống sân cỏ từ các phòng của K.18 đồng đóng kín. Chỉ biết, có một lần Vũ Xuân Thông (K.17, sau nầy Trung Tá Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), người cao lớn hơn một người Việt bình thường, diễn viên điện ảnh chung với Kiều Chinh đã có lần thi hành lệnh phạt với gói đồ giặt nặng trên vai do tội không chào kính! Người thi hành lệnh phạt Vũ Xuân Thông là Robert Lửa Nguyễn Xuân Phúc, năm 1972 là Trung Tá TQLC, Tiểu Đoàn Trưởng “TĐ2 Trâu Điên”, Lữ Đoàn Trưởng 369 TQLC mất tích (?) ngày 29/3/1975 nơi Bãi Mỹ Khê, Đà Nẵng. Và bản thân anh, cũng chỉ “lên” dần nấc bị phạt từ Đại Đội Trưởng Trần Châu Rết (Trung Tá Phi Đoàn Trưởng Trực Thăng sau nầy nơi vùng 4) đến Tiểu Đoàn Trưởng Lê Minh Ngọc (Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ7ND; Lữ Đoàn Trưởng LĐ4ND) với lời xưng danh luống cuống do hốt hoảng “SVSQ K.18 Pnn. Trung đội mười năm. Đại đội năm”. Tiểu Đoàn Trưởng Lê Minh Ngọc cũng phải bật cười trước khi ra lệnh phạt. Ba vòng vũ đình trường súng đưa cao khỏi đầu thêm tội xưng danh không chính xác! Hóa ra nhận xét đầu tiên của anh về Liên Đoàn Trưởng Bùi Quyền đã rất đúng: Ông rất “xa” mọi người! Xa tất cả. Không dính líu đến ai.

          Hai. 1967

          Trận chiến mặt trận Cao Nguyên Trung Phần, Bắc Komtum Kontum Chiến Dịch Dịch Kham Zei 180 mà phía cộng sản Bắc Việt gọi là Đác-Tô 1 bắt đầu từ ngày 3 Tháng 11, 1967 và chấm dứt đợt 1 khi viên Trung Đội Trưởng, Chuẩn Úy Mậu báo cho Đích Thân Tố Quyên, Đại Úy Bùi Quyền đã đứng trên hột lạc 1416 (Cao điểm trong bản đồ quân sự hình dạng hột lạc) đúng 7:30 sáng Ngày 19 Tháng 11, 1967.

          Đây không phải là một trận tránh bình thường trong chiến tranh VN nhưng là trận chiến điễn điển hình mang tính chính trị-quân sự lớn. Tại mặt trận B3 nầy từ khi khởi động chiến tranh xâm lược miền Nam (1960), Hà Nội đã điều động Thiếu Tướng Hoàng Minh Thảo đặt bản đoanh tại Mật Khu 609 (Thành hình tháng 9, năm 1960) trong khu vực Bản Tasseng trên đất Lào, Vùng Ba Biên Giới Lào-Việt-Campuchia. Dưới quyền Tướng Thảo có hai sư đoàn chủ lực F10 tức SĐ 325B, và SĐ1CSBV. Trong chiến dịch đánh Dakto kỳ này, Hoàng Minh Thảo sử dụng SĐ1, được tăng cường Trung Đoàn 24 của SĐ10. Để đối lại, Tướng Westmoreland điều động SĐ4 Bộ Binh và Lữ Đoàn 173 Nhẩy Dù Mỹ vào trận địa (Sư Đoàn 4 BB là đơn vị chủ lực của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên, 1950-1953; Lữ Đoàn 173ND là một trong ba đơn đơn vị Tổng Trừ Bị của quân lực Hoa Kỳ). Phía VN, BTL/ Quân Đoàn II ở Pleiku tổ chức hành quân Kham Zei với lực lượng cơ hữu là Trung Đoàn 42 Bộ Binh với lực lượng nhẩy dù tăng phái gồm Tiểu Đoàn 9 ND, đến Daktô từ ngày 9 Tháng 11, rời vùng khi CĐ3ND đến thay thế. Ngày 16/11/ 1967, tại Sài Gòn, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam, Chiến Đoàn Trưởng CĐ3ND (gồm TĐ2ND; TĐ3ND và Pháo Đội B/Tiểu Đoàn2/PBND) nhận lệnh chuẩn bị tham dự cuộc hành quân Kham Zei. Chiến đoàn được không vận lên Vùng II vào ngày, 17/11. Vì giới hạn bài viết nên chỉ tập trung vào cuộc đột kích Đỉnh Ngok Wan của lực lượng xung kích TĐ3ND do Đại Úy Bùi Quyền chỉ huy trong ngày 19/11. Tuy nhiên do tính cách quan trọng của chiến dịch cần nói rõ, CSBV đã đánh giá cao (và đánh giá đúng) tầm quan trọng có tính chiến lược về vị trí Đáktô (Quận Tân Cảnh). Vì (nếu) chiếm được Đaktô/Tân Cảnh, lực lượng CS sẽ theo Đường 14 trở về Nam đánh chiếm Kontum, từ đây uy hiếp Pleiku, bản doanh của Quân Đoàn II nơi vùng Cao Nguyên Trung Phần VN. Nhưng quan trọng hơn, từ Tân Cảnh sẽ theo Đường 14 tiến lên phía Bắc, tiếp xuống đến vùng Khâm Đức, từ đây đổ xuống đồng bằng Quảng Nam-Đà Nẵng. Trận chiến năm 1972 cũng nơi vùng hiễm hiểm yếu nầy, lực lượng Nhẩy Dù đã dùng xương máu của từng người lính để chống lại cơn cường tập của một quân đoàn CSBV trên những cao điểm được đặt tên Delta, Charlie... Và câu chuyện bài hát Người Ở Lại Charlie đã vang vọng trong tâm hồn người Việt Miền Nam từ đấy. Năm 1975, nơi chiến địa nầy, thêm một lần do không còn hiện diện của Người Lính QLVNCH, cụ thể Lính Nhẩy Dù, quân cộng sản vùng Daktô, Bắc Kontum ngang nhiên, công khai đổ xuống đồng bằng Quảng Nam sau khi những đơn vị Nhẩy Dù buộc phải lìa bỏ Cao Điểm 1062 thuộc Quận Thường Đức. Đà Nẵng mất tất nhiên trong ngày 29/3/1975, và Miền Nam sụp vỡ 30/4/1975 như một điều phải đến khi Người Lính không còn súng, đạn để giữ nước, an dân. Tố Quyên-Bùi Quyền năm 1975 sau nầy là Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5ND cũng có mặt đủ trong lần nước mất nhà tan, phần sau bài viết sẽ trình bày dủ đủ.

          Trở lại chiến địa Ngok Wan với Tố Quyên, Đại Úy Bùi Quyền (Tóm lược theo bài viết: Tiểu Đoàn 3 Nhẩy Dù tại Ngok Wan của Trung Tá Bùi Quyền, 2019)

          Ngày 18/11/1967... Đang điều động quân đến mục tiêu, Đồi 1416, khoảng 14:10g, Binh Nhất Hoàng, đeo máy truyền tin đại đội đứng sau lưng Đại Úy Quyền chuyển lệnh: “Mặt trời (Tiểu Đoàn Trưởng) muốn nói chuyện với đích thân”.

          Qua máy, Thiếu Tá Cần (Thiếu Tá Nguyễn Viết Cần, nguyên Tiểu Đoàn Trưởng TĐ11ND tân lập tạm thay thế Thiếu Tá Trần Quốc Lịch công du Okinawa- Pnn) cho biết, Trung Tá Nam (CĐ T/NKN) đang hối thúc TĐ3ND phải thanh toán mục tiêu (Đỉnh 1416) cho nhanh.

          Ít phút sau, Binh Nhất Hoàng lại đưa ống liên hợp máy truyền tin cho Đại úy Quyền và nói: “Đại bàng (CĐT/NKN) muốn gập gặp đích thân”.

          Đầu bên kia máy tiếng Trung Tá Nam... “Tố Quyên, anh ráng lên. Sài Gòn gọi tôi bảo phải thanh toán mục tiêu này càng nhanh càng tốt. Báo chí Mỹ (Đa số phản chiến, thiên cộng – Pnn) số ra ngày hôm nay dè bỉu mình, họ viết trên báo nói quân đội mình là “thỏ đế”, chỉ có quân đội Hoa Kỳ mới chịu đánh thôi. Sài Gòn nói rằng vì danh dự chung của quân đội, anh em Nhẩy Dù phải tỏ cho phía Mỹ biết quân đội mình đánh đâu có thua kém ai.”

          Lúc ấy, một chiếc L19 (Máy bay liên lạc, quan sát-Pnn) của Phòng Chiến Tranh Tâm Lý Quân Đoàn II bay vòng vòng thực cao trên đầu và một giọng nói qua chiếc loa trên phi cơ oang oang vọng xuống: “Các bạn cán binh Trung Đoàn 24! Mới đây trong cuộc đụng độ với tiểu đoàn nhầy dù, các bạn đã để lại trên 250 xác. Hiện nay, các bạn đang bị nhẩy dù bao vây. Các bạn nên ra hồi chánh để được hưởng chính sách nhân đạo của Chính Phủ VNCH và được về đoàn tụ với gia đình. Nếu không các bạn sẽ bị lực lượng nhẩy dù tiêu diệt!”

          Khoảng 15:00G, qua máy truyền tin hệ thống Tiểu Đoàn – Chiến Đoàn, Đại Úy Quyền nghe tiếng Thiếu Tá Cần nói chuyện với Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ (Phó Tổng Thống 31/Tháng10/1967/Bài viết, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương- Pnn), đang bay thị sát trên đầu. Đại khái ông Kỳ bảo Thiếu Tá Cần hãy vì danh dự quân lực VNCH mà ráng chiếm cho được mục tiêu này.

          …Tạm ngưng cuộc tiến quân (không thành công) từ sáng sớm, Đại Úy Quyền được lệnh rút hai đại đội về với tiểu đoàn (Do là Đại Úy thâm niên của đơn vị nên được chỉ định chỉ huy luôn các đại đội khác; cũng vì Tiểu Đoàn Phó, Đại Úy Nguyễn Chí Hiếu, K.14 đi học tham mưu –Pnn). Về đến Bộ Chỉ Huy (BCH) tiểu đoàn họp với Thiếu Tá Cần, ĐÚy Quyền được hỏi: “Bây giờ anh tính sao vì Tr/T Nam hối thúc tôi quá. Ông Nam nói là Bạch Long (danh hiệu Tư lệnh SĐND Dư Quốc Đống) và cả Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên cũng gọi máy hối thúc. Tướng Kỳ cũng đã nói chuyện và thúc tôi hồi chiều.”

          Đại Úy Quyền chợt nẩy ra ý nghĩ, nếu đánh trực diện (Ban ngày-Pnn) không được thì mình thử làm một màn đột kích đêm nay xem sao... Toán đột kích sẽ lặng lẽ theo bốn lộ trình tương đối nhìn thấy nhau để leo lên đỉnh phần sườn núi nguy hiểm cheo leo nhất địch không ngờ. Trong khi leo, nếu địch có nghi ngờ bắn xuống thì cũng giữ im lặng, ẩn mình vào vách đá hay lùm bụi nào đó và tuyệt đối không nổ súng. Đại Úy Quyền trình bày ý kiến và được tiểu đoàn cũng như chiến đoàn chấp nhận.

          Ngày 19/11/1967: Sau một đêm chuẩn bị tổ chức toán đột kích qua chọn lựa từ mỗi đại đội tác chiến của tiểu đoàn 10 khinh binh nhanh nhẹn, can đảm do một hạ sĩ quan kinh nghiệm chỉ huy, trang bị nhẹ, nhiều lựu đạn, ba-lô bỏ tại chỗ... Đúng 0 Giờ sáng, toán đột kích lặng lẽ rời vị trí đóng quân. 1 Giờ, thành phần đột kích tới nơi dự trù. Khoảng 1: 20, các toán bắt đầu leo... Tr/Úy cố vấn Taylor, bám sau người hiệu thính viên của Quyền, vẻ mặt rất căng thẳng. Nhìn Taylor, Quyền thấy thương cảm, do nhiệm vụ mà anh ta phải lặn lội đến đây, cách xa nước Mỹ nửa vòng trái đất, sống chết chưa biết ra sao… Bỗng nhiên không biết vì sao tên lính cộng sản gác ở trên bắn xuống dưới một loạt AK47, ơi ới gọi nhau ùa ra tuyến phòng thủ... Một số tên lính việt cộng khác quăng lựu đạn xuống...Tiếng lựu đạn lăn lóc cóc trên sườn núi rồi sau đó nổ tung văng đất đá xuống phủ lên toán đột kích! Tất cả gần như nín thở ráng áp sát mình vào vách núi. Toán VC ở trên đỉnh chạy qua chạy lại và giọng một tên chỉ huy cho lệnh bọn chúng báo động trực chiến tại chỗ! Biết trận đột kích gặp phải tình hình như thế đã không thành, Đại Úy Quyền quyết định đề nghị tiểu đoàn cho rút quân về để chuẩn bị trận đánh sắp tới dự trù vào lúc 8G.

          Vừa về đến BCH Tiểu Đoàn, Quyền được lệnh lên gặp Th/Tá Cần, ông chỉ xuống tấm bản đồ hành quân đặt trước mặt và giải thích. Sáng sớm nay, từ 5:30G, pháo binh các loại của Mỹ và của VN từ các vị trí pháo trong khu vực sẽ nối tiếp nhau xử dụng hỏa tập tiêu diệt (T.O.T.-Time OnTarget) bằng các loại đạn chạm nổ và nổ chậm trùm lên khu vực mục tiêu, trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Sau đó là một đợt oanh kích của không lực Mỹ bằng bom tọa độ (Sky Spot). Phía Mỹ đã đồng ý theo yêu cầu của Ban Tham Mưu CĐ dùng loại bom nặng, dư sức hủy diệt các công sự kiên cố trên mục tiêu Ngok Wan. Theo lệnh của Tr/Tá Nam, ngay khi vừa dứt đợt hỏa lực oanh pháo kích thì TĐ3ND bằng mọi giá phải tiến quân lên mục tiêu. Và lệnh của Tư Lệnh Nhẩy Dù Bạch Long, Thiếu Tướng Dư Quốc Đống là chiến đoàn phải chấp nhận tổn thất để thanh toán Ngok Wan cho thật nhanh.

          ...Về phần các đại đội của Đại Úy Quyền chừng 15 phút sau khi về đến nơi đóng quân thì đại liên M60 và súng cá nhân M16 của hai ĐĐ 32 và 34 đồng khai hỏa. Ngay trước tuyến của hai đại đội, tiếng la hét xen kẽ với tiếng AK 47 cũng như B40 của cộng sản đồng thời vang dội. Trong bóng đêm lờ mờ, từng chùm lá cây lao tới và ngã lăn lóc trước tuyến các đại đội nhảy dù. Đại Úy Quyền chưa kịp gọi hỏi tiểu đoàn sao chưa thấy pháo binh yểm trợ? Như để trả lời Quyền, sau những tiếng đạn rời nòng ít giây là hàng loạt tiếng nổ vang rền trước tuyến của hai ĐĐ 32 và 34. Tiếng la hét của VC gọi nhau ầm ĩ trong khi những tia chớp lóe lửa của các tràng đạn pháo binh chạm mục tiêu vẫn liên tục chớp nháy trong bóng đêm. Thời gian như đông lại trong cơn bão lửa... Tiếp sau những tia chớp lóe lửa của các tràng đạn pháo binh, thì lại một cơn địa chấn nữa tiếp nối... Lần này, đứng tại hố cá nhân Đại Úy Quyền thấy người chao đảo như đang đứng trên tầu thủy gặp sóng nhồi. Đã nhiều lần khi B52 thả gần vị trí đóng quân, Quyền cũng có cảm giác tương tự như vậy. Nhưng lần này không phải là B52 mà là bom tọa độ (Sky-Spot). Song, anh nghĩ chắc là loại bom nặng và đánh sát vị trí của tiểu đoàn (Do một kỹ thuật chỉ định, điều chỉnh không yểm rất tinh vi từ Ban Tham Mưu/BCH/CĐ 3 mới có thể thực hiện được. Phải có một bài viết riêng mới nói đủ vấn đề nầy –Pnn) nên mới ghê gớm như vậy. Cơn động đất này kéo dài độ khoảng 20 phút rồi sau đó là im lặng tuyệt đối... Im lặng của sự chết! Nỗi im lặng bị phá tan... Cá đại đội được lệnh rời công sự chiến đấu. Xung phong... Xung phong!! Trung Úy Ngô Tùng Châu (K.18 đàn em của Quyền), tay giữ nón sắt, thổi còi, tay xua lính tiến lên. Lính Tiểu Đoàn 3 dàn hàng ngang ào ào xung phong... Mùi thuốc súng, bom đạn pháo binh còn nồng nặc trong không khí, cây cối gẫy đổ ngổn ngang, xác VC nằm la liệt, súng ống vương vãi khắp nơi. Tiếng hò hét vang dội núi đồi buổi sáng, lính nhẩy dù vừa bắn vừa chạy lên mục tiêu... Xung phong! Xung phong! Chuẩn Úy Mậu vui mừng gọi Đại Úy Quyền trong máy. “Đích thân! Đích thân! Tôi ngồi lên hầm chỉ huy của nó rồi.” Đúng 7:30 sáng ngày 19/1/1967.

          ...Trung Tá Chiến Đoàn Trưởng NKNam ở đầu máy truyền tin cho biết là Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Quân Đoàn II sẽ dẫn một phái đoàn báo chí Mỹ (Báo chí VN/Đài Phát Thanh quân đội đã theo chiến đoàn từ trước-Pnn) đến quan sát trận địa, nên ra lệnh Đại Úy Quyền chuẩn bị một bãi đáp (L.Z) đủ chỗ cho 3, 4 trực thăng đậu.

          Một đoàn trực thăng bay đến. Mấy chiếc trực thăng võ trang của Mỹ lượn vòng vòng quanh đỉnh núi rồi bất thần hai chiếc UH-1D đáp xuống LZ... Một trực thăng Mỹ có gắn mấy ngôi sao ở bên sườn đáp gọn, và vị Tướng Mỹ cao lớn bước xuống cùng với Tướng Vĩnh Lộc. Hóa ra Tướng Lộc đi cùng với Đại Tướng Creighton Abrams, Tư Lệnh Phó Lực Lượng Hoa Kỳ tại VN đến quan sát chiến thắng của Nhẩy Dù VN, vì bên phía Tây cách Ngok Wan không xa, Lữ Đoàn 173 ND Mỹ đang bị lực lượng CSBV cầm chân. Sau khi quan sát tại chỗ hình ảnh thật của chiến địa và gặp Trung Tá NK Nam, Tướng Abrams lên trực thăng rời Ngok Wan lúc 11:30g. Sau khi tiễn đưa Tướng Abrams, Tướng Lộc quay lại nói với anh em nhẩy dù đứng gần LZ: Ông cũng như thượng cấp VNCH rất hài lòng và hãnh diện vì chiến tích này của TĐ3 ND. Tướng Lộc tuyên bố: Nhân danh Tư Lệnh QĐ2 tôi đặt tên cho đỉnh Ngok Wan này là Đồi Mũ Đỏ. Nhân lúc này, Đại Úy Bùi Quyền tiến lại chào Tướng Lộc và đại diện tiểu đoàn tặng ông giò lan rừng.

          Trận chiến làm nghiêng ngửa quan niệm chiến lược của phía cộng sản Hà Nội; đánh bạt nhận định sai trái của báo chí phản chiến, thiên cộng Mỹ về sức chiến đấu của Người Lính VNCH; chứng tỏ cho giới lãnh đạo quân sự Mỹ về khả năng tác chiến của Lính Nhẩy Dù VN so sánh với Nhẩy Dù Mỹ (Lữ Đoàn 173ND) cùng trên một chiến trường, chung một đối tượng tác chiến... Dẫu phía Mỹ được ưu tiên yểm trợ, không giới hạn phi pháo vẫn không thanh toán được mục tiêu đề ra. Trận chiến đã đưa danh tính Trung Tá Nguyễn Khoa Nam đến Quốc Hội, Tổng Thống Mỹ để trao tặng ông huy chương cao quý Distinguished Service Medal. Cũng từ chiến thắng Ngok Wan, Trung Tá Nam vinh thăng đại tá và ân thưởng Đệ Tam Đảng Bảo Quốc Huân Chương – Huân chương chỉ giành trao gắn cho cấp tướng lãnh. Như vậy, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam là sĩ quan cấp tá thứ hai sau Trung Tá Đỗ Cao Trí được nhận Đệ Tam Đảng Bảo Quốc Huân Chương (1955) trong lịch sử Quân Đội Việt Nam - Quân Lực VNCH (1950-1975).

          Trong Lễ Tưởng Niệm Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tại Hội Trường Đài SBTN vào ngày 3 tháng 5, 2015, tất cả vinh quang, tác động chính trị-quân sự lớn lao của chiến trận Ngok Wan, Đồi 1416 như đã trình bày trên được diễn giả Bùi Quyền kết luận đơn giản: Sau khi dọn dẹp các cái, đếm được tổng cộng 390 xác Việt cộng, ngoài một số súng còn nguyên vẹn gần 100 khẩu, còn vài chục khẩu khác bị cháy hay gẫy nòng, hư hại gồm súng phòng không và súng cối. Tố Quyên-Bùi Quyền kết thúc tường trình chiến trận lừng lẫy của đơn vị nhẩy dù với cách lạnh nhạt, dửng dưng!

          Ba – 1968-1972

          Sau chiến thắng Ngok Wan như kể trên, Thiếu Tá Nguyễn Viết Cần vinh thăng Trung Tá trở lại chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ11ND, đơn vị cũng vừa xong giai đoạn huấn luyện, lại được thử sức trong dịp Tết Mậu (1967-1968). Trung Tá Cần xin với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Đại Úy Bùi Quyền về giữ chức Sĩ Quan Ban 3 Tiểu Đoàn 11 – Một yêu cầu hợp lý có phần muộn màng vì cùng Khóa 16, nhưng Đại Úy Trần Đăng Khôi sau khi du học Mỹ về được chỉ định giữ chức vụ Sĩ Quan Ban 3 Lữ Đoàn 2, và Đại Úy Lê Minh Ngọc giữ chức Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 7. Tuy nhiên Đại Úy Bùi Quyền không tỏ ý nhỏ tỵ hiềm ( với hai bạn đồng khóa), có dịp ông luôn gọi Đại Úy Khôi xuống BCH/Tiểu Đoàn 11 (cùng chung Đồi Nón Đỏ, Căn cứ Nguyễn Huệ) bày bàn mạt chược, môn cờ mà mọi người quen biết trong và ngoài nhẩy dù đồng xác nhận: Bùi Quyền là một tay kỳ tài của giới xoa mạt chược – Ông có thể chuyển biến tình hình bài tệ hại nhất thành “đúp mũn” hay gì gì nữa nếu ông thấy có thể!

          Tiểu Đoàn 11 lâm sóng gió. Hai sĩ quan Đỗ Ngọc Nuôi và Nguyễn Văn Bạch nổ súng bắn chết viên quân cảnh Mỹ do người nầy tỏ vẻ hỗn láo với Trung Tá Cần tại quán Tour D’Ivoire Đường Trần Hưng Đạo Sài Gòn khi Tiểu Đoàn 11 ứng chiến dưỡng quân tại vườn Tao Đàn. Quân cảnh Mỹ vùng Sàigòn báo động kéo tới vây vườn Tao Đàn, đòi bắt giam hai kẻ nổ súng. Đại Úy Quyền, sĩ quan Ban 3 Tiểu Đoàn kéo giây kẽm gai, đóng chặt khu đóng quân, quyết liệt giải quyết sự việc theo quân pháp và quân luật VNCH. Nội vụ rúng động đến Tòa Đại sứ Mỹ, ngoại giao hai nước, liên hệ hai quân đội; cuối cuộc hai sĩ quan Nuôi và Bạch phải đi tù, Trung Tá Cần rời nhẩy dù thuyên chuyển về chỉ huy một Trung Đòan Bộ Binh Sư Đoàn 21 nơi Vùng 4. Ngày Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh tử nạn trực thăng 2/5/1970 tại Kiến Tường khi chỉ huy lực lượng Quân Đoàn 4 đánh sang Campuchia, TT/NVThiệu đến dự tang lễ, nhân cơ hội Trung Tá Cần bày tỏ nguyện vọng xin cho hai sĩ quan đàn em sớm ra khỏi quân lao vì chỉ muốn bảo vệ ông. Tai họa không tránh đối với người ở lại: Đại Úy Bùi Quyền phải đi tù quân kỷ tại Đại Đội 1 Quân Cảnh Bộ Tổng Tham Mưu – Chuyện vô lý nhất đã xẩy ra: Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn SVSQ Trường Đà Lạt-Thủ Khoa Khóa 16 Võ Bị Quốc Gia-Người chỉ huy dựng Cờ Vàng lên đỉnh Ngok Wan 1967 vinh danh Quân Lực VNCH trên diễn trường Chiến Tranh Việt Nam, trước dư luận phản chiến Mỹ – Đi tù vì lý do vi phạm quân kỷ! Nam Xương và Khôi Nguyên, Đại Úy Trần Đăng Khôi đến thăm Bùi Quyền nơi phòng giam với chai rượu. Tố Quyên thản nhiên rót rượu ra ly, mặt không lộ cảm giác nhỏ, và lời nói không lên giọng. Không biết Khôi Nguyên suy nghĩ những gì, như thế nào, nhưng đến nay, cuối đời bản thân Nam Xương vẫn không biết lý do lần Tố Quyên đi tù ở Đại Đội 1 Quân Cảnh?! Nhưng chắc chắn do sức “đì” rất nặng và kẻ thực hiện lần “đì” phải là một chức sắc không nhỏ trong nhẩy dù. Trung Tá Trần Đăng Khôi sau nầy là Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù mà Tố Quyên giữ chức phó cho đến sáng 30/4/1975.

          Sức “đì” kể ra trên đè xuống Tố Quyên kéo dài cho đến năm 1972. Ngày 9 tháng 6, 1972 từ Ngã Ba Xa Cam, Nam An Lộc, chỗ Tiểu Đoàn 6 ND, anh men qua nơi đóng quân Tiểu Đoàn 5 của Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu (K.14 Đà Lạt) vào An Lộc qua bãi đáp có ám danh là Khánh Ly. Chui xuống hầm chỉ huy Tiểu Khu Bình Long thấy đủ sĩ quan Lữ Đoàn 1. Đại Tá Lưỡng, Trung Tá Ngọc, Thiếu Tá Quyền, Đại Úy Miên mỗi người một áo thun. Ông Lưỡng chỉ Quyền bảo anh: Mầy hỏi ông Quyền sẽ có đủ chuyện cho mầy viết báo. Tố Quyên trả lời: Cậu ấy là khóa đàn em của tôi, Lê Lợi (Đại Tá Lưỡng- Pnn) để tôi lo. Thiếu Tá Quyền bảo Phan Thanh Miên, Trưởng Ban 2 cho anh xem bản đồ trận liệt và tường trình đủ diễn tiến từ khi Lữ Đoàn xuống Đồi Gió, vào An Lộc từ ngày 17 tháng 4, 1972. Qua câu chuyện với Tố Quyên, anh biết được những chi tiết nhỏ nhưng linh động khi Lê Lợi Lê Quang Lưỡng vào An Lộc bằng… lưng do chân bị vọt bẻ phải đi ngược! Và thấy ra đủ cảm gíác thảng thốt ngỡ ngàng trước một An Lộc hoàn toàn bị hủy diệt qua câu trao đổi ngắn bất chợt giữa hai người. Không còn gì hở Quyền? Vâng, kinh thật! (Mùa Hè Đỏ Lửa-Chương An Lộc, miền Đông không bình yên. NXB Hiện Đại SG, 1973- Pnn) Tố Quyên diễn đạt đêm hỏa ngục 11 rạng 12 tháng 5 một cách thản nhiên. Chúng nó pháo đến 8000 quả đạn trên một diện tích cậu thấy đấy dài không đầy hai cây số, ngang chỉ 900 thước từ cửa Phú Lỗ tính qua. Pháo cứ như mưa. Mưa mờ trời- Mãn Thiên Hoa Vũ! (MHĐL –Sđd-Pnn) Tố Quyên dùng cụm từ Hán-Việt để chỉ cảnh địa ngục trần gian. Bình thản đến độ như thế thì còn Đạo Vô Vi nào sánh được với Tố Quyên?

          Khi ngồi trong Tòa Soạn Báo Đời Đường Võ Tánh, Sài Gòn để viết về trận chiến An Lộc, Đỗ Quý Toàn lúc ấy giữ chức Tổng Thư Ký Tòa Soạn có câu hỏi. Cậu vào An Lộc có ai quen trong đó? Anh kể tên Quyền, Toàn đáp nhanh như tất cà mọi người khi nghe đến tên Bùi Quyền... Ông nầy học lớp tôi, nhưng tôi học C, ông ấy học B, ông học giỏi lắm, Sài Gòn năm ấy có mấy người học MG! Anh lẩm bẩm… MG hay GMC gì cũng tan nát cả, một chiếc xe jeep bị ném tung lên như một lon sữa bò bị đập dẹp (Trong thoáng ngắn anh thấy mình “có tội” trong cảnh bình an đang có khi người niên trưởng, những người lính quen thân đang trong vũng lửa An Lộc). Hóa ra 1967, Bùi Quyền đã là đại úy thâm niên hơn hết trong Tiểu Đoàn 3, đến 1972 mới lên được thiếu tá; từ sĩ quan Ban 3 Tiểu Đoàn “lên” được Ban 3 Lữ Đoàn?! Lại là thủ khoa Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia, sĩ quan được Tổng Thống Ngô Đình Diệm gắn cấp bậc Thiếu Úy Hiện Dịch Thực Thụ, 22 Tháng 12, 1962 theo Công Báo VNCH! Tố Quyên không hề tỏ ý, gợn cách băn khoăn đối với Khôi Nguyên, Trần Đăng Khôi người bạn cùng khóa, sống với anh từ 1955... Trên biên giới sự chết theo câu chuyện sau đây (Viết theo tài liệu Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù-Trung tá Bùi Quyền - TĐT/TĐ5ND/SĐND-QLVNCH Nguồn: https://haingoaiphiemdam)

          Bốn - 1975

          Tiểu Đoàn 5 ND do Trung Tá Bùi Quyền giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng từ tháng 8, 1972 trấn đóng khu vực Bắc đèo Hải Vân khoảng được nửa tháng thì vào đầu tháng 1/1975, được lệnh vào tiếp nhận một khu vực hành quân của Lữ Đoàn III ND tại mặt trận Thượng Đức thuộc Quận Đại Lộc Tỉnh Quảng Nam. Nơi đây có cao điểm 1062 mà những ngày của năm 1974 đã diễn ra những trận ác-chiến giữa Lữ Đoàn 1 ND với ba sư đoàn CSBV từ Mặt Trận B3 chuyển xuống theo Đường 14 mà phần trên đã đề cập. Trận chiến giành giựt cao điểm 1062 đúng ra thuộc quận Hiếu Đức bên cạnh Thường Đức, Đại Lộc được thực hiện theo tỷ lệ 1 chọi với 10 mà kết quả trận chiến khủng khiếp năm 1974 ấy đến hôm nay (trước, sau 1975) nhiều người dân (lớn tuổi) vẫn còn nhớ rõ. Không những lính nhảy dù mà người dân cũng không thoát được sự dã man, tàn độc, khát máu của cộng sản - Xác chết của dân và lính nghẹt giòng sông Vũ Gia!

          Trấn đóng Thường Đức, Quảng Nam đến ngày 15/3/1975, Tiểu Đoàn nhận công điện sẽ được một TĐ/TQLC thay thế khu vực trách nhiệm. Ngày 16, diễn tiến thay quân hoàn tất vào lúc 5 giờ chiều. Khi xuống đến chân núi, Trung Tá Quyền gặp hai bạn cùng khóa, Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc Lữ Đoàn Trưởng LĐ369/TQLC và Trung Tá Đỗ Hữu Tùng, Lữ Đoàn Phó. Trung Tá Phúc với bản chất phóng khoáng, bảo với Quyền trong tiếng cười: “Tụi nó đang đợi mày ở Ban Mê Thuột đấy! Quyền đính chính: Tao được lệnh về Sài Gòn. Phúc cười mỉa mai: “Sức voi mà về Sàigòn giờ này. Thôi mày lên đó đi, tụi tao nghĩ có lẽ tương lai gần cũng về húc ở đó. Chúc mày may mắn!!”

          Và đúng như lời Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc đã nhìn ra... Ngày 17 và 18/3, LĐIIIND cùng các Tiểu Đòan 2,3,5, 7 từ quân cảng Đà Nẵng xuôi Nam trên hai Dương Vận Hạm LST 404 và LST 504. Qua ngày 19, Hạm Trưởng LST 404 cho Trung Tá Quyền xem một công điện của Bộ Tư Lệnh Hải Quân lệnh cho LST 404 đổ “hàng” xuống Nha Trang rồi quay trở lại Đà Nẵng! Sau khi đọc xong công điện, Trung Tá Quyền nói với Hạm Trưởng Tá Lộc: Thì ông cứ việc đổ “hàng” theo lệnh! Hạm Trưởng Lộc cười buông xuôi. Hàng là các đơn vị nhảy dù của ông đấy! Hóa ra không phải về Sài Gòn theo như lệnh ban đầu mà toàn bộ LĐIIIND sẽ đổ quân lên Nha Trang và đặt thuộc quyền xử dụng của Quân Đoàn II, chỉ riêng TĐ7ND tiếp tục hải vận về Sài Gòn. Định mệnh gõ tiếng báo hiệu lần lâm tử của Lữ Đoàn 3, Tiểu Đoàn 2, 5, 6 Nhẩy Dù nào mấy ai thấy được!



          Sáng sớm ngày 19, LST 404 cập bến Cầu Đá Nha Trang, bãi biển thoạt đầu vắng vẻ, sau đó dân chúng dần tập trung xem lính nhẩy dù đổ bộ với bàn tán tỏ ý tin tưởng, vui mừng. Khoảng 7 giờ chiếc LST 504 tới tiếp. Lữ Đoàn Trưởng Trung Tá Lê Văn Phát cùng các tiểu đoàn trưởng đến Bộ Tư Lệnh QĐII lúc ấy tạm đóng tại khách sạn Grand Hotel trên đường Duy Tân để gặp Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú. Tại đây, Trung Tá Quyền gặp Trung tá Không Quân Nguyễn Văn Giang, là Giám Đốc Không Trợ của QĐII, một người bạn học CVA cũ, cũng là bạn mạt chượt thân thiết của Tố Quyên. Trung Tá Giang cho biết QĐII đã được lệnh bỏ Pleiku và KomTum, các đơn vị của QĐII rút về Nha Trang, tái phối trí lại dọc các tỉnh miền duyên hải theo kế hoạch từ Tổng Thống Thiệu trong cuộc họp ngày 14 tháng 3 tại Cam Ranh. Khi Trung Tá Quyền hỏi về tình hình các đơn vị của QĐII triệt thoái từ Pleiku về đến đâu thì Trung Tá Giang nét mặt đanh lại. “Còn đang kẹt tại Phú Bổn. Chưa biết về được nguyên vẹn không?” Giả từ, Trung Tá Giang siết chặt tay Quyền, nói với giọng thân thiết, cách nói của Nguyễn Xuân Phúc, Đỗ Hữu Tùng mấy ngày trước. “Cứ lên Khánh Dương đi. Tao còn ở đây thì sẽ dồn hết hỏa lực không trợ cho mày.”

          Thiếu Tướng Phạm Văn Phú TL/QĐII đi đến. Thiếu Tướng Phú đã là Đại Đội Trưởng 54 của TĐ5ND tại mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954. Với vẻ mệt mỏi, ưu tư, Thiếu Tướng Phú nhắn gởi với các Tiểu Đoàn Trưởng Nhẩy Dù: Các anh ráng chận chúng (sư đoàn CSBV-Pnn) ở Khánh Dương cho tôi rồi mình sẽ tính sau!! Thấy huy hiệu TĐ5ND trên vai áo Quyền, ông Phú vui vẻ bắt tay anh và nói lời hăng hái: Có thằng Tiểu Đoàn 5 ở đây là tôi phần nào yên tâm rồi! Sự tin tưởng của Thiếu Tướng Phú do có phần hiện thực: Tiểu Đoàn 5 là đơn vị cấp tiểu đoàn của quân đội Miền Nam (cũng có thể của cả quân lực thế giới) đã khai sinh nên những tướng lãnh. Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Phú, Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam, Hồ Trung Hậu, Lê Quang Lưỡng.) Nhưng thực tế hào hùng ấy có còn chăng trong cuộc chiến đang vào trận cuối nầy?

          Đoàn xe chở Lữ Đoàn IIIND theo yêu cầu của Tỉnh Trưởng Khánh Hòa chạy một vòng qua các phố chính của Nha Trang trước khi theo QL1 để ra Ninh Hòa, rẽ lên Khánh Dương vào vùng hành quân. Dân chúng hai bên đường chỉ trỏ, vẫy tay biểu lộ phần hân hoan tin tưởng! Nỗi ao ước được sống bình an dưới sự bảo vệ của Người Lính Cộng Hòa – Mối ao ước đơn giản của dân và lính Miền Nam mấy ai đã nói ra lời một cach đầy đủ? Vào vùng hành quân, lực lượng nhẩy dù được phối trí như sau:1/TĐ5ND được tăng phái 1 Chi Đoàn Thiết Vận Xa (TVX) đảm nhiệm tổ chức tuyến phòng ngự I tại đỉnh đèo M’Drack. 2/TĐ6ND tổ chức tuyến phòng ngự 2 tại khu vực giữa đèo M’Drak; 3/TĐ2ND chiếm giữ khu vực cuối là lực lượng trừ bị của Lữ Đoàn, tăng cường cho hai TĐ5 & 6ND khi có lệnh, thành hình tuyến phòng thủ 3. Nhưng đấy chỉ là lý thuyết, tình hình thực tế không phải là như vậy. Vì trước mắt Lữ Đoàn III là Sư Đoàn F10/CSBV gồm 3 trung đoàn: 24;28;66 và TĐ25 của Sư Đoàn 320 cơ hữu. (Quý độc giả lưu ý, TrĐn 24 là đơn vị đã bị TĐ3ND đánh bại tạu d8i4nh Ngok Wan phần Hai đã trình bày- PNN) Lực lượng bộ binh nầy được TrĐn 273 chiến xa, TrĐn 40 Pháo yểm trợ và TrĐn 198 Đặc Công tăng cường. Sau khi chiếm được Ban Mê Thuột, phía cs thực hiện kế hoạch chỉ để SĐ 316 trấn giữ, tổ chức củng cố phòng ngự BMT; tái tổ chức, xử dụng SĐF10 tăng cường TrĐn 25 tiếp tục tiến theo QL 21 chiếm Nha Trang, vượt qua đèo M’Track nơi Lữ Đoàn III Dù trấn giữ. Như vậy đứng về mặt tổng quát 4 trung đoàn cs tập trung đánh một lữ đoàn nhẩy dù theo tỷ lệ 4 đánh 1. Nhưng đấy chỉ là lý thuyết, trên thực tế, ba tiểu đoàn 2,5,6 ND phải bố trí dọc theo 28 cây số Đèo M’ Track mà mỗi vị trí chiến đấu chỉ được cấp đại đội đảm trách, thế nên tỷ lệ thực tế (sẽ) là 4; 8; hay 16 đánh 1 nếu tình thế yêu cầu, phía cộng sản thấy cần thiết (Đơn vị bộ binh CSBV thành hình theo TỨ CHẾ – Tiểu Đoàn có 4 Đại Đội; Trung Đoàn có 4 Tiểu Đoàn –Pnn) Đấy là chưa kể phần yểm trợ chiến trường- Chiến xa nặng T54 hơn hẳn Thiết Vận Xa M113, chiến xa M41 của VNCH; Pháo 130 Ly CS hơn hẳn 105 Ly của Pháo Binh Nhảy Dù. Và nếu kể quy mô lớn hơn thì phần chệnh lệch là một thảm hài kịch: CSBV đánh chiếm miền Nam là “Đánh cho Liên Xô. Đánh cho Trung Quốc – Lời Tổng Bí Thư Lê Duẩn! Trong khi quốc hội Mỹ với Đảng Dân Chủ chiếm đa số tại Hạ lẫn Thượng viện thì quyết định qua lời của Lynn Woolsey (Dân Chủ, CA): “Một dime cũng không cho!”; và chính phủ Mỹ thì tê liệt sau vụ Wartergate buộc TT/Nixon phải từ chức (8 tháng 8, 1974). Và chiến tranh VN thì chỉ còn mươi ngày của tháng 4 thì kết thúc với sự đánh giá của Nhà Sử Học: Lewis Fanning: “Không phải Cộng Sản Hà Nội đoạt thắng trong chiến tranh mà Quốc Hội Mỹ thua cuộc!!”.

          Phần trên là chuyện xa xôi ở Mỹ, nơi Đèo M’Track Khánh Hòa xẩy ra tình thế khác. Ngày 28/3 khoảng 1500g, một chiếc trực thăng từ hướng Dục Mỹ bay đến đáp tại ven đường ngay dưới chân đồi nơi BCH/TĐ đóng. Một sĩ quan của BCH/LĐ trao một phong bì lớn có một công điện mang tay gửi cho Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5ND với nội dung. 1/Lệnh cho TĐ5ND gửi trả BCH/LĐ chi đoàn Thiết Vận Xa và biệt phái 1 ĐĐ theo tùng thiết. 2/TĐ5ND tìm cách đoạn chiến và rút về phía sau tuyến II của TĐ6ND. 3/LĐIIIND dự trù sẽ về lập phòng tuyến mới tại khu vực Đèo Rù Rì, bắc thành phố Nha Trang. Đọc xong công điện, Trung Tá Quyền vội gọi máy gặp Trung Tá Trần Đang Khôi Lữ Đoàn Phó, Trung tá Khôi cho biết đây là lệnh của Tướng Phú. Vì là bạn cùng Khóa 16, TrTá Khôi nói vắn tắt: “Lam Sơn 719, hiểu chưa Tố Quyên?” Nghe xong câu này, Tố Quyên biết là tình hình đã trầm trọng vì Lam Sơn 719 là tên cuộc hành quân qua Lào năm 1971 trong đó các đơn vị VNCH phải rút vội sau những tổn thất khá nặng để tránh bị vây hãm.

          Trung Tá Quyền gọi máy mời Thiếu Tá Em, Tiểu Đoàn Phó và các đại đội trưởng về họp. Ông cho họ biết qua tình hình cùng lệnh mới của Lữ Đoàn, Trung Úy Hương, người miền Nam, bực tức và không nén được chửi thề. “Đ.M! Việc đéo gì mà phải rút. Làm sao tụi nó qua được tuyến của mấy đứa con tôi?” Thật vậy, Trung Úy Hương chỉ là cấp đại đội trưởng hẳn nhiên không thể biết được SĐ/F10 và TrĐn 25 đang hiệp đồng tấn công Tuyến 2 của Tiểu Đoàn 6, và TĐ2ND nơi Tuyến 3 cũng đã đoạn chiến, và rời vùng cùng với Bộ Chỉ Huy nhẹ của Lữ Đoàn. Sau khi cho biết tình hình chung, Trung Tá Quyền quyết định sẽ di chuyển về hướng Tây và tìm đường về Phan Rang. Sở dĩ ông nghĩ đến Phan Rang vì đây là quê quán của Tổng Thống Thiệu. Không lẽ ông Thiệu bỏ mặc quê quán của ông cho rơi vào tay Việt Cộng?!

          .. Trên đường lui quân, để tiết kiệm điện trì, Trung Tá Quyền cho lệnh chỉ hai trung đội đi đầu và đoạn cuối của tiểu đoàn mới mở máy truyền tin thường trực, còn các trung đội khác tắt máy và chỉ mở khi đơn vị chạm địch. Do ngày 29/3 vừa qua là ngày tiểu đoàn nhận tiếp tế lương thực, đạn dược và trang bị hành quân, nay sau hai ngày lui quân, đơn vị chỉ còn một ngày lương. Trung Tá Quyền chua xót nghĩ đến đây là lần đầu tiên trong đời chiến đấu, ông đành phải bỏ lại chiến địa các anh em đã bao lần vào sinh ra tử với mình. Kiểm điểm lại quân số thì ngoài ĐĐT/ĐĐ54ND bị tử thương còn bị thất lạc hơn một trung đội. Các sĩ quan thất lạc gồm cả Đại Úy Huỳnh Quang Chiêu, Bác Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, y sĩ trưởng của tiểu đoàn trong lúc pháo địch rơi giữa trục di chuyển, có lẽ vì cận thị nên không bám kịp bộ chỉ huy tiểu đoàn. Khoảng 6G ngày 30, TĐ5 di chuyển tới cao điểm 700m của dãy Chư Tô. Từ cao độ này nhìn xuống QL-21 tôi thấy gần như toàn bộ địa hình địa vật của khu vực đèo M’Drack, đồng thời quan sát tuyến đường địch di chuyển thấy ra ít nhất cũng cỡ đơn vị cấp trung đoàn vì đường vừa lớn và nhẵn Thời gian địch sử dụng ít nhất cũng cả tuần lễ trước.

          Ngày 31/3, sẵn sàng tiếp tục di chuyển, sĩ quan đều nặng ưu tư, trái lại không thấy vẻ gì khác lạ đối với anh em binh sĩ. Họ vẫn đùa dỡn với nhau trong khi dừng quân tạm nghỉ. Đặc điểm đáng yêu nầy Trung Tá Quyền bắt gặp nơi những người lính suốt 13 năm phục vụ trong Binh Chủng Nhẩy Dù. Đối với người lính, những hiểm nguy đang chờ đón họ mỗi giây, mỗi phút trên đường hành quân chỉ là những thử thách lẻ tẻ, không quan trọng.

          Ngày 1 tháng 4, Tiểu Đoàn bắt đầu xuống núi, vừa đi vừa nghỉ khoảng trưa thì đi được nửa đường, thấy còn quá sớm Tiểu Đoàn Trưởng Quyền cho lệnh tạm dừng quân. Trong khi ngồi nghỉ, ông bảo nhân viên truyền tin thử rà các tần số nội bộ của hai TĐ2 và TĐ6 xem có nghe được gì không. Tất cả đồng im lặng vô tuyến, bỗng nhiên trên hệ thống lữ đoàn văng vẳng có tiếng gọi danh hiệu Tiểu Đoàn 5. Bên kia máy, giọng của Thiếu Tá Trần Tấn Hòa, Tiểu Đoàn Phó TĐ6ND cho biết hiện đang nằm trên một chỏm núi của rặng núi Chư Ra ở phía Đông-Bắc Quốc Lộ 21. ThTá Hòa cho biết sau khi TĐ6ND bị tràn ngập và Tiểu Đoàn Trưởng bị tử thương hoặc bị bắt; tiểu đoàn bị cộng sản xử dụng hỏa công nên đành phải tan hàng. ThTá Hòa cũng cho hay là hoàn toàn mất liên lạc với lữ đoàn và Tiểu Đoàn 2 kể từ hôm 30/3/75. TrTá Quyền cho biết vị trí hiện tại của TĐ5, thúc dục ThTá Hòa lợi dụng đêm tối băng qua Quốc Lộ 21 để đến với TĐ5 rồi hai đơn vị sẽ tìm đường về Phan Rang.

          Khoảng qua chiều, hiệu thính viên mang máy lữ đoàn giật giọng gọi TrTá Quyền.. Đích thân, đích thân có ai gọi Tố Quyên. Cầm ống liên hợp, Quyền vui mừng vì chỉ có các cấp chỉ huy từ tiểu đàn trưởng trở lên mới gọi ông bằng danh hiệu này… Từ đầu máy xen lẫn tiếng cánh quạt trực thăng, nghe mơ hồ tiếng gọi Tố Quyên rất nhỏ. Mở hết âm lượng của máy, TrTá Quyền trả lời. Tố Quyên tôi nghe. Đầu máy bên kia nghe tiếng hét lớn: Có phải Tố Quyên đó không? Khôi Nguyên đây!” Trong niềm vui tột cùng vì đã bắt liên lạc được với lữ đoàn.. Quyền lớn tiến lập lại. Tao đây, Khôi Nguyên. Có lệnh gì cho tao không? Nhưng thay vì trả lời Quyền, Khôi tiếp tục cật vấn: Có đúng mày là Tố Quyên không? Nếu đúng thì mày có biết tao là ai không? Quyền chợt hiểu có lẽ Khôi nghĩ là TĐ5ND cũng chung số phận như TĐ6ND và hiện tại VC đã sử dụng tầng số hệ thống âm thoại của TĐ5ND để kiểm thính các liên lạc truyền tin của nhẩy dù. Nghĩ thế ra thế nên ông trả lời: Tao là Q. bạn thân của mày đây.” Khôi tiếp tục tra hỏi. Vậy mày có biết tao và mày có mấy thằng bạn thân không? Mày kể tên chúng nó cho tao nghe coi. Khôi Nguyên xử dụng mã khóa cuối cùng: Ở nhà gia đình tao thường gọi tao bằng tên gì? Quyền phì cười về sự cẩn trọng của Khôi và trả lời trong nụ cười: Mày là thằng Thịnh, còn mấy thằng Khiêm, Lộc…là bạn thân của tao với mày.

          Xong cuộc kiểm chứng, Khôi vui vẻ cho biết: Mừng cho mày và anh em TĐ5ND, sư đoàn đang nóng lòng vì bặt tin của mày. Vợ con mày ngày nào cũng lên Bộ Tư Lệnh trông ngóng tin tức của mày. Tao sẽ báo ngay cho Lê Lợi (Tướng Lê Quang Lưỡng) biết tin này để ông tướng và vợ con mày yên tâm...

          Ngày 2/4, Khoảng 5G sáng, trong tiếng rè rè của máy truyền tin dành riêng để liên lạc với Khôi Nguyên, Quyền được Khôi cho biết vì không đủ số lượng trực thăng nên BCH/LĐ tạm quyết định chỉ bốc Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và một số quân nhân bị thương ra khỏi vùng, còn thành phần còn lại sẽ do Tiểu Đoàn Phó chỉ huy và sẽ được bốc vào ngày mai ở một bãi đáp khác. Nghe vậy Tố Quyên cương quyết từ chối vì không thể rời tiểu đoàn trong giờ phút sinh tử này. Ông nói với Khôi: Một là bốc toàn bộ Tiểu Đoàn vào ngày mai hay chậm hơn nữa cũng được và hai là phải xin đủ trực thăng để bốc trong một đợt. Yêu cầu của Trung Tá Quyền cuối cùng được chấp nhận. Ngày 3/4/1975, qua hệ thống riêng giữa Tố Quyên và Khôi Nguyên, được biết sẽ có một hợp đoàn trực thăng gồm 4 chiếc Chinook CH-47A và 22 chiếc UH–1H sẽ đáp xuống bãi đáp và bốc toàn bộ TĐ lúc 11G trưa. Khi 4 chiếc Chinook cất cánh thì đoàn UH–1H đang lượn quanh bãi bắt đầu lần lượt đáp và các đại đội còn lại nhanh chóng chạy ra bãi và lên tầu. Tố Quyên và đám binh sĩ tùy tùng chạy tới chiếc CNC leo lên cất cánh cùng một lúc với hai chiếc trực thăng bốc quân sau cùng tại bãi.

          Trên chiếc CNC anh ngoái cổ nhìn lại khu vực đèo M’Drak với nhiều dao động xót xa trong lòng. Nghĩ tới những anh em nằm lại và một số không theo kịp đơn vị khi chạm địch vào rạng sáng ngày 29/3/75 vừa qua. Không biết bây giờ họ ra sao! Hơn mười năm chinh chiến để rốt cuộc với lần tháo chạy nầy hay sao?

          Ngày 3 tháng 4, Tướng Lưỡng, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù đến Phan Rang, gặp Trung Tá Quyền ông cho biết. Khi nghe tin LĐIII bị tràn ngập và mất tin tức của cả ba tiểu đoàn nhẩy dù ông đã thật sự choáng váng. Ông đã ra lệnh cho Trung Tá Khôi dùng trực thăng bay lên vùng Khánh Dương để tìm cách bắt liên lạc với các đơn vị vì ông không thể tin rằng tất cả ba tiểu đoàn đều bị tiêu diệt! Tướng Lưỡng nói: TĐ5ND là tiểu đoàn cũ của tao, tao biết không thể nào bị xóa sổ dễ dàng như thế được. Ông cho biết thêm: Sau khi thằng Khôi liên lạc được với mày (Tố Quyên –Pnn) và thằng Hòa (Tiểu Đoàn 2- Pnn) tao đã xin Tổng Tham Mưu (TTM) phương tiện để bốc tụi mày ra mà TTM nói không đủ phương tiện nên tao xin thẳng với Tổng Thống Thiệu. Tao nói: “Nếu Tổng thống không bốc chúng nó ra thì các TĐND khác sẽ không còn tinh thần để đánh đấm nữa đâu.” Ông Thiệu suy nghĩ một lúc rồi đích thân gọi Không Quân bắt lấy tất cả trực thăng của Vùng III và IV để đưa ra Phan Rang lấy tụi mầy về.

          Câu chuyện trên phải chăng là đề dẫn cho hồi ký viết sau nầy tại hải ngoại của Tướng Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn. Ai Mất? Hồi ký đề cập đến mưu định “bẻ bó đủa” của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đối với đơn vị lẫm liệt nầy?! Mưu định ấy như thế nào. Có thật không. Không phải là chủ đề của bài viết nầy. Chỉ biết tất cả những danh tính đề cập đến trong bài viết nầy hầu hết đã không còn, người sống thì tóc bạc dần đi. Và người viết chỉ lập lại tình cảnh như lời thơ hàm xúc của Trần Nhân Tông.

          .. Bạch đầu quân sĩ tại

          Vãng vãng thuyết Nguyên Phong

          Lính già tóc bạc còn đây

          Nghe ra như kể chuyện thời Nguyên Phong


          (Pnn phỏng dịch),

          Hậu Từ,

          Sáng 30 Tháng 4, 1975 trước giờ Dương Văn Minh ra lệnh buông súng, anh từ Hạ Viện theo đường Lê Lợi đến Ngã Sáu Sàigòn, rẻ vào Lê Văn Duyệt với ý định thăm người em ở Cư Xá Chí Hòa do linh cảm sẽ là lần cuối cùng (mà là lần cuối thật kể đến hôm nay, 45 năm sau 1975). Đạp xe trong lòng Sàigòn ầm vang tiếng đục đập từ nhà nhà người bỏ đi, công tư sở kín cửa do đám đông tìm của cải, thức ăn, đồ đạc.. Đầu trống vống và lòng khô khan “ừ…thì coi như đã chết..” anh nói ra lời với chính mình như nói với ai đó. Ngang qua Tổng Liên Đoàn Lao Công, xe đạp chậm do khối lượng xe, người đông đúc từ phía Ngã Sáu Chợ Lớn ùa xuống. Có chiếc xe jeep mang huy hiệu Nhẩy Dù đi ngược chiều. Anh nhìn ra Trung Tá Bùi Quyền ngồi im bất động. Thật ra cũng không ai nhìn thấy ai. Sau 23 Tháng Sáu nơi trại Long Giao, đôi lần thấy Tố Quyên và Khôi Nguyên với bộ đồ nhuộm đen, đầu đội mũ vải, loại y phục của người miền Nam tự động đi trình diện ở tù cộng sản. Anh tìm ra cách giải thích lần thấy mặt bất chợt nơi đường Lê Văn Duyệt sáng 30 Tháng Tư.. Hai Trung Tá Trần Đăng Khôi và Bùi Quyền là Lữ Đoàn Trưởng, Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 ND vào thời điểm ấy đặt Bộ Chỉ Huy nơi Trại Lê Văn Duyệt. Lần gặp mặt trước Tổng Liên Đoàn Lao Công có lẻ do Trung Tá Quyền muốn ra bến tàu hoặc qua Kho Năm tìm đường di tản? Điều lạ là dáng ngồi bất động, nét mặt không cảm giác tại giờ phút tử/sinh (phần chết nhiều hơn phần sống) lần thật chết của quê hương Miền Nam, tận diệt Sàigòn.

          Bản thân anh có thói quen và khả năng nhìn/thấy ra sự vật, việc, người (bình thường) để tìm ra “một điều gì đó”..Ví dụ như SVSQ Nhữ Văn Hải Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Tân Khóa Sinh Khóa 18 như phần đầu đã đề cập; một người mà nam tính lộ rõ từ âm nói, dáng người mà Chỉ Huy Trưởng kiêm Văn Hóa Vụ Trưởng, Trung Tá Trần Ngọc Huyến đã tinh tế nhận ra giữa hơn 200 SVSQ Khóa 16 để giao nhiệm vụ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng Tân Khóa Sinh nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ đầu tiên đối với tập thể Tân Khóa Sinh K18. Nhưng cũng chính SVSQ Tiểu Đoàn Trưởng Tân Khóa Sinh ấy lại là sĩ quan đầu tiên tử trận của Khóa 16 – Anh tự tìm ra đáp số – Do Thiếu Úy Nhử Văn Hải có cách di nhón gót tương tự như cái cây bị nhổ gốc! Nhưng với Niên Trưởng Tố Quyền–Bùi Quyền thì anh bất lực để giải thích: Tại sao ông ấy có vẻ lạnh nhạt, lãnh đạm đến vậy? Cách lãnh đạm rất dễ nhận ra khi so sánh với Nguyễn Ngọc Khiêm, Trần Đăng Khôi, Nguyễn Xuân Phúc. những người bạn thiết, chung Khóa 16 với Bùi Quyền từ những ngày tuổi rất trẻ nơi Trường Chu Văn An sau di cư 1954. Nguyễn Ngọc Khiêm (Khóa 17) là người nghe ra tiếng cười trước khi thấy mặt; người có thể nói đùa cả trước khi lâm tử (Bản thân anh là người khiêng cáng NNK lên trực thăng nơi chiến trận Nhị Bình, Hóc Môn, mùa Xuân 1968); Trần Đăng Khôi cho anh cảm giác thân mật, gần gũi trong dài ngày chung sống nơi Lữ Đoàn 2 (1968-1970); và Robert Lửa thì với những trận rượu nghiêng ngã trời đất nơi quán 222 Thủ Đức, ngay cả lúc bên bờ sông Mỹ Chánh, tháng 5, 1972 khi đối diện một quân đoàn CSBV.. Kệ mẹ nó, mầy ở đấy uống với tao! Robert Lửa quắt tròng mắt ra lệnh cho anh ngồi lại và.. dô! Nhưng bản thân anh và Tố Quyên thì chưa hề qua được ranh giới “lạ” cho dù đấy là người niên trưởng đầu tiên đón anh ngày ra tù, tháng 1, 1989.

          Nhưng lần hồi, cuối cuộc anh cũng tìm ra ẩn số về Tố Quyên khi về ở chung với Võ Ý nơi khu mobile home, 10200 Đường Bolsa, 2015. Ở nơi khu nhà nầy, anh có dịp ghé qua nhà Giáo Sư Văn Hóa Vụ Trường Võ Bị Trần Huy Bích, và biết ra Giáo Sư Bích là bạn (lại là bạn thân) của Trung Tá Nhảy Dù Bùi Quyền. Nên anh đã có lần nói lên điều thắc mắc: Tại sao một ông văn, một ông võ lại là bạn thiết với nhau được? Giáo Sư Bích nhỏ nhẹ giải thích.. Vì anh ấy với tôi học chung từ nhỏ, đến Đệ Tam tôi đi Ban C, anh ấy học Toán, rất giỏi toán! Và hôm nay chúng tôi cùng chung nghiên cứu Hán-Nôm. A, hóa ra là đây, Tố Quyên – Bùi Quyền không phải chỉ là Huyền Đai Nhu Đạo Kodokan, không phải chỉ là Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn SVSQ Trường Võ Bị, Thủ Khoa Võ Bị K.16 tốt nghiệp với điểm số cao nhất. Cũng không hẳn là người dựng Cờ Vàng lên đỉnh 1416 Ngok Wan; không là người chỉ huy lực lượng nhảy dù xung phong chiếm Cổ Thành Quảng Trị từ tháng 7, 1972. Những điều nầy chỉ là bế mặt, sâu kín nhất là lúc cuối đời, Tố Quyên cùng người bạn quý, Trần Huy Bích tìm hiểu phần thâm sâu của Hán-Nôm – Loại Linh Tự đơn âm hợp cùng Chữ Quốc Ngữ tạo nên thế bền vũng Ba Chân: Hán-Nôm-Quốc Ngữ – Nguồn Linh Tự nền tảng của Giòng Lạc Việt/Người Phương Nam trường tồn qua ngàn năm vũng chắc. Ngay tại hôm nay. Từ Linh Tự ấy con người tập trung, cô đọng, hướng nội khác với Sinh Ngữ Anh, Mỹ, Pháp đẩy người ta ra ngoài. Cuối cùng, như chim quyên đơn độc, Niên Trưởng Tố Quyên-Bùi Quyền đã thực hành cách cư xử của Kẻ Sĩ Phương Đông với bằng hũu.. Quân Tử chi giao như đạm thủy. Vâng cứ như nước lạnh. Loại nước sạch nhất. Trong trèo, bền vững hơn tất cả.

          Người Lính Phan Nhật Nam

          11/6/2020

          Sau ngày Tố Quyên - Bùi Quyền chuyển hóa nhục thân trong lửa.

          Ngày vỡ Trận Đồng Xoài nơi chiến địa Miền Nam (11/6/1965)

          Với TĐ7ND, TĐ52BĐQ, TĐ2/7 SĐ5BB.
          Last edited by Cù Hanh; 06-13-2020, 02:32 AM.

          Comment


          • #6
            Lời từ biệt của con trai Trung Tá ND Bùi Quyền, nói trước linh cữu cha…
            Phạm Tín An Ninh

            Lời từ biệt của con trai Trung Tá Nhảy Dù Bùi Quyền (Thủ Khoa Khóa 16 VBQGVN), nói trước linh cữu cha trong tang lễ ngày 10 tháng 6 /2020 được tổ chức tại Nam Cali.



            Anh Bùi Quang, (trưởng nam của Trung Tá Bùi Quyền), tốt nghiệp ưu hạng từ Trường Sĩ Quan Không Quân Hoa Kỳ (USAF ACADEMY) năm 1991


            Thưa Bố,

            Growing up without you was difficult. I prayed every night hoping that you would somehow be miraculously released from the North Vietnamese’s government’s re-education camp and join us in America. Over time, I learned that you had the chance to leave Saigon in the final days of the South Vietnamese government but chose to stay to help organize the remnants of the remaining South Vietnamese Airborne battalions to defend the city. Although you did secure safe transit out of the country for mom, my brother, and me, how did you expect us to survive? Mom was a house wife and had never been in the workforce while my brother and I had just turned four and five, respectively. We only spoke Vietnamese. As a child growing up in a single parent home and the resultant financial struggles, I didn’t understand why a husband and father would choose this path and that thought made me both sad and a little angry.

            As I grew older and learned more about concepts such as duty, honor, and integrity, I understood more and came to accept that you had no choice on that fateful day you put your wife and two young sons on that airplane to flee a country that would soon no longer exist. I became very ashamed about my earlier feelings as a child because I came to appreciate that you had to stay and fulfill your oath to lead your men and to defend a government you swore to serve.

            Were the sequence of events that led me to meet a soon-to-be close family friend, USAF Colonel Masuoka, who became my USAF Academy Liason Officer and who ultimately helped me get an appointment at the USAF Academy the result of my childhood prayers? I am not sure but when Colonel Masuoka, with the direct help of the former President of the US, George Bush, called to let me know that you would be coming to Colorado Springs to physically attend my graduation and help me pin on my 2nd Lieutenant’s officer bars, I couldn’t believe it. How fitting that you were there at my graduation because my Academy’s class of 1991’s motto that is inscribed on our class ring reads “Duty First, Integrity Always”.

            Saying and understanding these words are easy. Living by these words day in and day out is more difficult, especially when confronted with decisions like on that day in April 1975 on an airplane tarmac with your wife and two young sons looking to you for assurances and hope. How internally torn that must have made you feel!

            I am so proud to be your son, Dad, and can only hope that I can live a life true to principles that you have lived by and pass down your legacy of duty, honor, and integrity to your grandsons. Your legacy in the South Vietnamese community is strong and secure. They call you, “Anh Hung Mu Do” or Hero with a Red Beret. How amazing a tribute and I cannot think of anything more appropriate to describe a man who has lived a truly heroic life.

            *****

            (Bản dịch Việt Ngữ)

            Thưa Bố,

            Lớn lên không có Bố quả là khó khăn. Hồi nhỏ con cầu nguyện hằng đêm, hi vọng Bố sẽ thoát khỏi trại giam của nhà cầm quyền Cộng sản một cách kỳ diệu, và đoàn tụ với Mẹ và chúng con ở Hoa Kỳ. Với thời gian, con biết được rằng trong những ngày cuối của chính thể Miền Nam, Bố có cơ hội để rời Sàigòn nhưng Bố đã chọn ở lại để giúp tổ chức những thành phần còn lại của lữ đoàn Nhảy Dù trong việc bảo vệ thành phố. Mặc dầu Bố thu xếp được cho Mẹ, cho em con và con ra khỏi Việt Nam, nhưng làm sao Mẹ và chúng con sống nổi? Mẹ chỉ là một người nội trợ, chưa đi làm bao giờ, trong khi em con và con mới lên 4, lên 5. Mẹ và chúng con chỉ nói được tiếng Việt. Là một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình chỉ có người mẹ với những chật vật về tài chánh, con đã không hiểu tại sao một người chồng, một người cha lại có thể làm như thế. Ý nghĩ ấy đã khiến con vừa buồn vừa pha chút giận.

            Khi lớn thêm, con học được những ý niệm về nghĩa vụ, danh dự và liêm chính, con hiểu biết hơn, và chấp nhận được rằng trong cái ngày định mệnh ấy Bố không còn lựa chọn nào khác khi đưa vợ và hai đứa con còn nhỏ lên chiếc máy bay thoát ra khỏi một quốc gia sắp không tồn tại nữa. Con trở nên hổ thẹn với những cảm xúc đã có khi còn là một đứa trẻ, vì con hiểu được rằng Bố phải ở lại, làm trọn lời thề hướng dẫn những binh sĩ dưới quyền, và bảo vệ một chính phủ Bố đã tuyên thệ là sẽ phụng sự.

            Không rõ một chuỗi những sự kiện đưa con gặp một người sẽ thành bạn thân của gia đình, Đại Tá Masuoka của Không Lực Hoa Kỳ, người đã trở thành Sĩ quan Liên lạc với Học Viện Không Quân của Hoa Kỳ cho con, và cuối cùng giúp con được bổ nhiệm (tuyển chọn) vào trường, có phải do những cầu nguyện hồi nhỏ của con hay không? Con không biết chắc. Nhưng khi Đại Tá Masuoka, với sự giúp đỡ trực tiếp của cựu Tổng Thống George Bush, gọi điện thoại báo cho con biết rằng Bố sẽ tới Colorado Springs để đích thân tham dự lễ mãn khóa của con, và giúp con đeo cấp hiệu Thiếu Úy, con đã không dám tin. Việc Bố tới trong lễ mãn khóa của con thích đáng biết là chừng nào, vì châm ngôn của khóa 1991 của Học Viện Không Quân, được khắc vào chiếc nhẫn của lớp con, là “Nhiệm vụ: Trước hết, Chính trực: Luôn luôn.”

            Nói và hiểu những tiếng ấy thì dễ. Nhưng sống đúng theo nghĩa của chúng ngày này sang ngày khác khó hơn, nhất là khi phải đương đầu với những quyết định như trong ngày tháng Tư năm 1975 ấy trên sân bay, với vợ và hai con nhỏ đang nhìn vào Bố như nguồn bảo đảm và hi vọng. Trong thâm tâm Bố đã giằng xé biết là chừng nào!

            Thưa Bố, con rất tự hào là con trai của Bố, và chỉ hi vọng rằng con có thể sống một cuộc đời theo đúng những nguyên tắc mà Bố đã sống, và sẽ truyền cái di sản tinh thần trọng nhiệm vụ, danh dự, và liêm chính ấy cho các cháu của Bố. Di sản tinh thần của Bố trong cộng đồng người Việt Nam rất mạnh và vững chắc. Mọi người gọi Bố là “Anh Hùng Mũ Đỏ.” Sự kính ngưỡng thật là tuyệt vời. Con không nghĩ được một thứ gì thích hợp hơn để mô tả một người đã sống một cuộc đời thực sự anh hùng.

            (người dịch tại tang lễ: TS Trần Huy Bích)

            +++++++++++++++++++++++++++++

            Đôi lời giải thích của người dịch:


            Xin được nói thêm là trong bản dịch này, tôi đã không theo sát nguyên bản của anh Bùi Quang trong 3 chỗ:

            1/—Trong đoạn 1, anh Quang nói “hoping that you would somehow be miraculously released from the North Vietnamese’s government’s re-education camp”

            Trong những năm mới bị CS đưa vào trại, Tr. Tá Bùi Quyền không hi vọng sẽ được họ thả. Ông đã tìm đủ cách vượt thoát, kể cả học tiếng Thái, tiếng Hoa… Ông cũng thích thành công trong việc vượt ngục hơn là mong được họ thả. Vì thế, thay vì dịch sát từng chữ anh Quang viết, tôi đã dịch là ”hi vọng Bố sẽ thoát khỏi trại giam.”

            Khi Tr. Tá Quyền bị CS giam thì họ không còn là “the North Vietnamese’s government” như trong lời của anh Quang nữa (đất nước đã thống nhất) nên tôi đã dịch thoát là “nhà cầm quyền Cộng sản.”

            2/- Anh Quang nói “organize the remnants of the remaining South Vietnamese Airborne battalions.” Đúng ra phải dịch là “tổ chức những thành phần còn lại của những tiểu đoàn Nhảy Dù còn lại.” Nhưng vì lúc ấy (tháng 4-1975) Tr. Tá Quyền đang chỉ huy một lữ đoàn (Lữ đoàn phó, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù), tôi đã dịch thoát là “tổ chức những thành phần còn lại của lữ đoàn Nhảy Dù.”

            3/- –Trong đoạn cuối, anh Quang nói, “Your legacy in the South Vietnamese community.” Muốn bảo vệ tinh thần một Việt Nam thống nhất (chỉ khác nhau ở chấp nhận, hay không chấp nhận chủ nghĩa CS), tôi đã dịch là “trong cộng đồng Việt Nam.” Đúng ra, cũng có thể dịch là ”trong cộng đồng VN ở hải ngoại.” Nhưng nếu dịch như thế thì vừa quá kỹ lại vừa xa nguyên tác.

            Trong bài nói của anh Quang có một từ khó dịch. Sau khi nhắc tới Đại Tá Masuoka, anh Quang nói ông đã “ultimately helped me get an appointment at the USAF Academy.”

            Chữ “get an appointment” ở đây không phải là “lấy hẹn” mà là một từ đặc biệt, có nghĩa như “được bổ nhiệm” (vào một chức vụ), được dùng cho một số quân trường danh tiếng của Hoa Kỳ: West Point, Học Viện Hải Quân (ở Annapolis, MD), Học Viện Không Quân (ở Colorado Springs, CO), trường của anh Quang. Sinh viên được nhận vào mấy trường ấy đều là những thanh niên ưu tú, do một Thượng Nghị sĩ hay Dân Biểu Liên Bang đề cử, thủ tục tuyển chọn rất khó khăn, và sau khi được nhận, sẽ được hưởng một số quyền lợi, ưu đãi. Vì thế họ coi như được “bổ nhiệm” vào trường (để làm sinh viên sĩ quan). Dùng từ như thế để các tân sinh viên sĩ quan ý thức tầm quan trọng của mình hơn. Trong các thông cáo, nhà trường thường dùng những từ như sau:

            “Candidates seeking appointment to the Academy must …”

            Khi chấp nhận một ứng viên, nhà trường dùng từ “offer an appointment” và viết những câu như:

            “We will notify you of your appointment status on …”

            Source:[I]http://phamtinanninh.com/?p=4783[/I]

            Comment


            • #7
              Thưa các Anh,

              Chị Bùi Quyền đã gửi đăng trên Người Việt, số báo ra ngày hôm qua, một bản Lời Cảm Tạ, để cám ơn các đoàn thể, tổ chức ..., các thân hữu đã chia sẻ nỗi đau buồn với chị và các cháu, cùng tham dự tang lễ anh Quyền hôm Thứ Tư tuần trước. Chị đặc biệt cám ơn các anh trong binh chủng Nhảy Dù, các anh trong đại gia đình Võ Bị Quốc Gia, nhất là các anh đại diện các Khóa 16, 17, 18...

              Nhiều anh em ở xa, không có báo Người Việt. Chị nhờ tôi chuyển đến Quý anh bản Lời Cảm Tạ ấy qua đường dẫn sau:

              https://www.nguoi-viet.com/cam-ta/trung-ta-bui-quyen/

              Xin các Anh vui lòng giúp, chuyển hộ tới các bạn khác không có báo.

              Cám ơn các Anh rất nhiều.

              Thân kính,

              TH Bích

              Comment


              • #8
                Xin phép NT Cù Hanh post link from báo Người Việt:

                Comment



                Hội Quán Phi Dũng ©
                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                website hit counter

                Working...
                X