Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Pleiku Nắng Bụi Mưa Bùn

Collapse
X

Pleiku Nắng Bụi Mưa Bùn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Pleiku Nắng Bụi Mưa Bùn

    Pleiku Nắng Bụi Mưa Bùn
    Ng. Dân


    Kính tặng những ai, đã một lần đến và sống tại thành phố Pleiku để hồi tưởng về kỷ niệm.

    Thời chiến tranh Việt Nam, Pleiku là một địa danh mà hầu như ai cũng biết. Một thành phố, (đúng ra là một khu thị trấn) dân cư thưa thớt, mà đa số là dân người Thượng. Một nơi đèo heo hút gió xa tít tận miền cao. Vậy mà tiếng tăm, và vang bóng một thời.Cuộc chiến đã làm nên tiếng tăm? Hay nói đúng hơn là “người lính” đã làm nên một địa danh nổi tiếng này.Ngày trước, ai đã từng là lính chiến? Ai đã từng là kẻ “bị đày”? Và ai đã từng là dân “tứ chiếng”, là kẻ “giang hồ”? Thì đất địa Pleiku là nơi được mời gọi.


    Tôi đến Pleiku vào giữa năm 1969. Không phải là gì gì cả, mà là một sĩ quan mới ra trường. Về đơn vị binh chủng Lực lương Đặc biệt, SQ hoặc HSQ mới ra trường là phải đi tác chiến, thử lửa một thời gian. Ai cũng vậy. Coi như phải chấp nhận thử thách, gian nguy, phải rèn luyện “da ngựa dậm nghìn” cho đáng mặt làm trai.Những ngày đầu mới đến Pleiku thật lạ lẫm, chán chường. Một phố thị chỉ như là một thị trấn nhỏ lại lắm người. Dân địa phương thì ít mà tứ xứ thì nhiều. Những năm trước (từ 1966-67), từ khi có bước chân các “chú Sam” đến là sôi động hẵn. Người ta nói: Mỹ đến đâu là như có “mật” ở đó. Đàn ong, lũ kiến, ruồi nhặng bay theo. Có lẻ cũng không sai, vì từ dạo đó, Pleiku tiếng tăm lừng lẫy.Phố xá nhỏ hẹp. Phố Pleiku chỉ có 5-7 con đường ngang dọc. Đường phố chính là Hoàng Diệu, đi từ đầu đến cuối đường, hút chưa tàn điếu thuốc. Chung quanh thì làng mạc thưa thớt dân cư. Một thị trấn vùng núi, đèo heo hút gió. Vậy mà, những gì ở nơi khác có là Pleiku thời dạo đó vẫn có – có đủ cả. Có quán xá, có bar, có nhà hàng, có vũ trường, có đĩ điếm, có trác tán, ăn chơi… Dân tứ phương đổ về, góp phần cho Pleiku bao thứ hay, thứ dở. Người ta về làm ăn, về tìm việc, sinh nhai, sinh kế kiếm tiền. Về để kiếm sống, và cũng về … để chết.Một bộ Tư Lệnh Quân đoàn nằm đó, và một phi trường lớn cũng ở đó (phi trường Cù Hành). Ngày đêm xe cộ tấp nập tới lui và máy bay lên xuống không ngớt. Từng đoàn quân, từng đơn vị, lính ở đâu cũng lần lượt kéo về, ghé qua, trú đóng. Nhiều thứ lính, nhiều đơn vị, binh chủng, được gọi là “thứ dữ”, thứ “bất trị”, đều có mặt. Nhiều chủng tộc, sắc dân. Không lừng lẫy, tiếng tăm sao được? Người ta hát, qua câu vè ví von: “Pleiku đi dễ khó về, trai đi bỏ mạng, gái về nát thây”. Nghe mà phát ớn.Tuy nhiên, nói vậy, tiếng đồn như vậy, nhưng mà không hẵn là vậy. Thật sự thì Pleiku không dữ dằn, không khắc nghiệt lắm đâu. Mà là một nơi dễ mến, và cũng “thân thiết”.Tôi đã đến đấy gần hai năm và khi ra đi, cảm thấy nhiều lưu luyến. Xin kể:Pleiku có khí hậu giông giống như Đà Lạt. Một vùng đất cao nên khí hậu mát quanh năm. Cây cảnh hoa màu, Đà Lạt trồng được thứ gì thì Pleiku cũng trồng được thứ đó: bông hoa và rau trái. Ai đã có đến vườn hoa Phú Thọ? Một xóm ngoại ô (chỉ cách thị xã vài cây số?) với nhiều vẻ nên thơ, tình tứ, đẹp không ngờ. Hoa rất nhiều và đủ thứ. Hoa khoe săc muôn màu. Ngoài hoa là cây ăn trái. Mít ngon đặc sản vùng này. Tha hồ mua, tha hồ hái trái và tha hồ ăn, cho dầu “kẻo nhựa vân tay”. Mít, hoa chỉ là cái cớ. Nếu vào Phú thọ, khách còn tìm nhiều cái khác nữa: Cùng mấy em đi dạo, tìm “sầu riêng”, “măng cụt”, hái “vú sữa” chín mềm, mân mê “mận hồng đào” da trơn thơm ngát (nghĩa bóng). Mặc sức mà thưởng thức. Thú vị làm sao! Nhưng mà cũng phải cẫn thận, coi chừng. VC cũng thường mò ra và mời đi “du ngoạn”..Đi dạo biển hổ. Phong cảnh đẹp và thơ mộng. Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất địa rừng núi Pleiku. Một cái hồ khá là rộng, chu vi hàng mấy cây số (tôi không được rõ diện tích, nhưng thấy là lớn rộng). Nước phẵng lặng xanh trong. Bao quanh từng khoảng cây rừng, sương giăng mờ mịt. Nghe nói biển hồ không có đáy? Nước không bao giờ cạn kiệt. Một đồi đá thấp, nơi vui chơi, hò hẹn rất thơ mộng, rất trữ tình. Có am, có chùa, tượng phật, cây cảnh. Từ trên đỉnh dài xuống mé mặt hồ, từng nơi, từng chổ, hấp dẩn, gọi mời. Đã có biết bao mối tình hẹn hò, thề ước tại đây? Pleiku nắng bụi, mưa bùn? Những ngày mưa dầm rả rít, mưa không dứt, thành phố trở nên ãm đạm. Vậy mà cũng ít ai “an phận” nằm nhà, nằm queo doanh trại để mà nhai gạo sấy, thưởng thức lương khô? Nếu không phải bận công tác, trực hành quân thì cũng “bay” ra phố, vô quán cà phê, quán nhậu. Hay ít nhất cũng tạt vào “lữ quán” Bà Tám (cầu số 3) để giải buồn. Ở đây, các em tươi mát, chí nghĩa, chí tình. Tiền không có cứ “ghi sổ”, lương lãnh trả sau. Bà Tám rất là điệu nghệ.




    Nắng bụi? Đúng là như vậy. Bụi đường đất đỏ, màu đỏ gạch, bám vào trên thân thể, trên áo quần, trên nón, trên giày…Dầu anh đi về đâu, nếu một lần ghé qua Pleiku, người ta vẫn biết: anh về từ “miền đất đỏ bụi mù” Pleiku, phố núi.Dấu giày in phố núi - Bước chân anh lấm bụi hồng - Đất Pleiku, bụi mờ vươn theo nắng - Lê gót phong trần, anh một thuở dừng chân. Pleiku hầu như con gái khắp tứ xứ, khắp mọi miền. Đủ “kiểu”, đủ “cở”: Từ cô gái Huế nằng nặng giọng nói nghe êm tai đến các nàng “nẩu” (dân Phù Cát, Phú Yên, xứ Quảng). Quen nàng, chỉ nghe nàng nói cũng đã thấy vui tai. Dân miền Nam, tôi cứ “hả?” hoài mà không hiểu được nàng nói những gì. Các em Bình Định, Nha Trang, Tuy Hòa, Sài gòn, miền Tây, và cả dân Bắc (Kỳ) cũng không thiếu. Pleiku hầu như qui tụ “bông hoa” khắp mọi miền đất nước.

    Đã có nhiều cơ hội, nhờ quen với Tiểu đoàn 20/CTCT. Ban văn nghệ Tiểu đoàn qui tụ khá nhiều ca sĩ – con gái khắp mọi miền – Vài ba tuần lễ, một tháng mở “bale”, mở tiệc rước mời. Rước cả những “em Pleiku” (cở tuổi choai choai 16, 17, 18… ham vui, thích nhảy). Đến để mà tha hồ hát ca, nhảy nhót.


    Đơn vị B17/LLĐB, thời Thiếu Tá Ngô đình Lưu (tay chịu chơi, hào hoa phong nhả) ông cho lập một “vườn tao ngộ”. Trồng hoa kiểng, có ghế đá, xích đu, có bàn ngồi ngắm trăng, uống rượu, tán gẩu nói chuyện phào. Các cô rất thích. Thích vì được chìu chuộng săn đón. Ca hát nhãy nhót cho đã, mời các em ngắm, dạo vườn hoa – hoa muôn sắc, hoa muôn màu – các em rất thích. Thích thì cứ ngắm, cứ chơi. Và… thích nữa… thì cứ ở qua đêm cũng được…Nhờ thế, mà Pleiku dù là xứ “bị đày”, vẫn không thấy buồn, thấy chán. Vừa đi hành quân, lội rừng, đánh giặc, vừa chơi bất cần đời mà cảm thấy cuộc đời… vẫn đáng sống. Chiến tranh dù nghiệt ngã, chết chóc, dù hủy hoại mọi tương lai. Đời lình dù phải sống nay, chết mai, vẫn không sợ. Kẻ này đi, người khác đến, qua bao tháng năm, vẫn cứ chiến đấu, cứ vui chơi. Nếu không vui, nếu không “xả lán” quên đời thì làm sao mà chịu nổi. Cứ chơi, cứ lăn xả, và cứ… quên mình. Pleiku vẫn luôn là nơi yêu đời, vui sống.Không vui chơi ở đơn vị, thì vui chơi ở các tửu đìếm, nhà hàng. Hai cứ đìểm: Hoàng Liêng, Mimosa, là nơi “đóng quân” hàng đêm của lính. Có tiền thì vung vít, ít tiền thì một ly cà phê đá, một gói thuốc cũng đủ cho “nữa đêm về sáng”. Giờ giới nghiêm không là quan trọng. Chưa say, chưa xỉn chưa về. Say quá, gục ngã, nằm đường, có Quân Cảnh chở đưa về. Cùng lắm là “ký củ”. Cả mạng sống còn chẳng màng, sá gì năm, mười ngày “trọng cấm” lẻ tẻ.Ngang tàng mọi nơi, ăn chơi mọi chổ. Và có lẻ từ tính vung vít bạt mạng, chơi không biết sợ của lính núi rừng mà địch quân phải nể sợ. Sợ những thằng lính liều mạng, liều mình. Liều mà đánh giặc, giữ vững được đất nước quê hương. Sau này, quê hương, đất nước có phải bị mất đi là tại, do ai? Tại những tên (ngồi mát ăn bát vàng) hèn nhát, khiếp nhược. Chắc chắn không phải tại mấy tên lính “ba gai” chẳng bao giờ biết sợ, bất cần đời, coi thường mạng sống…


    Cà phê Hoàng Lan, những đêm không ngủ được, những lần nhậu xĩn quắc cần câu, ghé Hoàng Lan để thưởng thức hương vị tách cà phê. Đắng bờ môi mà ngọt ngào tình cảm. Mùi hương thoang thoảng. Hương hoa (từng nụ) Ngọc Lan phảng phất về đêm. Hương hăng hắt của mái tóc thả lững bờ vai của em (bé) Monique H’ Lem, người con gái Thượng lai Tây có dáng dong dỏng cao, mũi thẳng, cặp mắt lắng sâu màu xanh lục, đôi môi mọng, cười rất duyên, và… đẹp đéo chịu được. Tôi đã ghiền và đã mê “Hoàng Lan” hầu như một dạo. Trời xui đất khiến để tôi, dân trai xứ miền Tây (thiếu gì con gái đẹp) lại xúc động, mê say một người con gái Thượng xứ bụi mù. Không biết ai đã từng đến Pleiku, và đã từng “uống” cà phê Hoàng Lan (1970). Xin xẻ chia chút tâm tình này. Trên bốn mươi năm. Bây giờ vẫn nhớ.

    Còn nữa! Quán bún về đêm, có một “O” xứ Huế. Giọng nằng nặng, êm ái nhẹ nhàng, quyến rũ làm sao. Em chỉ là người làm công chạy bàn mời khách. Vậy mà đêm nào không ghé, không thưởng thức vị bún bò thơm lừng, ăn ớt vào “cay té lưỡi”, nước mắt tuông tràn, thì về nhà không ngủ được (vì đói). Em bé Huế dễ thương ơi! Bây giờ, em ở đâu? Chắc đã chồng con, đã già đi, da mồi tóc bạc? Nếu em còn sống? Dẫu sao, kỷ niệm một thời nơi xứ nắng bụi mưa bùn, cũng còn “một chút gì để nhớ, để thương”... Pleiku, một phố thị nhỏ mà đi không giáp. Đi hoài vẫn còn chổ để đi. Nếu có được một em bên cạnh đi không biết mõi, không biết chán, và thời khắc cũng như ngưng đọng, ngừng trôi. Các em là dân tứ xứ, và các anh cũng từ mọi nẻo về đây. Bọn anh vì “bị đày” mà đến, còn các em do “tự nguyện” mà về. Về đây đi em? Về để bắt gặp và làm quen (cả làm tình) với những tên lính “bụi” như anh. Chắc cũng không phải em ham tiền, ham cao sang danh vọng, hoặc ham làm kiếp “giang hồ” mà là do định mệnh an bày sắp đặt? Mình không tránh được. Cuộc đời lính, kiếp giang hồ, thân phận giống như nhau? Có các em để đời các anh thêm ý nghĩa (dù không trong sạch, chả thanh cao). Nhưng các em cũng đã góp phần, góp sức cho cuộc chiến, cuộc đời. Dở hay. Hay dở? Cứ mặc! Tầm thường hay thánh thiện? Chẳng màng! Chiều Biển Hồ. Một buổi chiều, sau chuyến hành quân về, chờ vự vụ lệnh (thời gian đó, đi phép bằng SVL), đi Sài gòn. Chúng tôi, hai thằng mượn chiếc xe Jeep của chỉ huy phó để đi một vòng phố xá. Nói là chỉ đi dạo phố, chứ thực sự là đi kiếm chổ nào đó để giải khuây.Trời xế chiều, Pleiku vắng ngắt một số đường. Hai đứa vừa đảo một vòng vẫn chưa có ý định đi đâu. Một chiếc xích lô ngược chiều chạy tới. Trên xe hai nàng con gái đẹp mặc áo dài. Trời, mặc áo dài đi dạo phố giữa xế trưa thì không phải là dân địa phương. Tên chạy xích lô cũng điệu, chạy chầm chậm và ngừng lại trước đầu xe Jeep. Tôi dừng xe, bước tới. Hai người đẹp có ý hỏi tìm địa chỉ nhà. Tôi móc ví trả tiền xe.
    - Xin đừng ngại. Hai cô về đâu tôi…, xin phép, chúng tôi có thể đưa hai cô đi. Tụi tôi chỉ đi chơi, đang rãnh…

    Một nàng e dè. Nàng kia bước xuống đưa địa chỉ tìm nhà.
    - Chị em em từ Qui nhơn lên tìm nhà đứa bạn. Địa chỉ này…
    - Đường Hai Bà Trưng. Cũng không xa mấy! Tụi tôi đưa hai cô đi. Nếu hai cô không ngại.

    - Sợ phiền các anh!
    - Không sao. Tụi tôi cũng muốn làm việc nghĩa. Vả lại, rất hân hạnh được các cô cho phép.

    Thằng bạn nhanh nhẩu tiếp xách cái túi hành trang để vào xe và trịnh trọng mời hai quí nương lên xe yên vị….

    Chó ngáp phải ruồi! Buồn ngủ gặp chiếu manh.! Ở đâu mà khiến xui như thế này?

    Vừa đi, vừa gợi chuyện. Thì ra hai cô giáo lên Pleiku chơi. Cũng muốn tìm biết đây đó một vài nơi xinh đẹp ở xứ bụi mù. Trời còn sớm. Mời hai nàng cùng đi một vòng Pleiku cho biết, và sau đó là ra viếng cảnh biển hồ.Một buổi chiều quá là mộng, là mơ, làm quên đi bao gian khổ chiến trận mấy ngày qua: leo rừng, lội núi. Và quên cả cái sự vụ lệnh đi phép đang chờ. Tôi, thằng bạn, cùng hai người khách bất chợt thật là vui. Hai nàng cũng thành tâm và quyến rủ. Bờ hồ sương giăng lãng đãng. Mặt hồ lăn tăn một ít cơn sóng gợn buổi chiều hôm. Cảnh vật quá mộng, quá thơ, quá hửu tình. Hai thằng lính hành quân về chưa kịp hớt tóc, chưa kịp diện đồ. Bù xù tóc tai, áo quần nhà binh xốc xếch, vẫn không làm suy giảm những ân tình của hai em gái hậu phương – hai cô giáo miền biển mặn, cát vàng khát khao “tình anh lính chiến”.Thêm một đêm, và gần một ngày (hôm sau) với tình yêu thương nồng thắm. “Hai mươi hai” giờ, quả là ý nghĩa, quả là thú vị cuộc đời.Chúng tôi chia tay, hẹn ngày tái ngộ, đưa hai nàng về địa chỉ hai nàng cần tìm. Lưu luyến chia ly, giã từ, hò hẹn…Tôi về, năn nỉ thiếu tá chỉ huy phó gần đứt lưỡi. Ông chỉ giận dỗi một lúc, rồi mọi việc cũng qua. Lên Ban 1 nhận sự vụ lệnh, bay Sài gòn đi tiếp mấy ngày (phép) còn lại.

    Tình người bản Thượng
    Làng Pleimrong, cách Pleiku khoảng 30km. Là một buôn làng giàu có thịnh vượng nhất vùng. Có một trại lực lượng đặc biệt (do Đ/úy Báu làm trưởng trại). Hầu hết biệt kích quân là người Thượng (khoảng một tiểu đoàn (350-400 quân)). Mỗi lần đi hành quân vùng Pleimrong là coi như đi dưỡng sức, vì địch (khi đó:1970) chỉ lẻ tẻ đơn vị nhỏ. Một vùng khá an ninh nhờ Đ/Úy Báu thường xuyên tung quân hành quân lục soát.. Một lần, tôi cùng đơn vị (tiểu đoàn) BKQ/ Tiếp ứng về đó hành quân, các đại đội thì đóng bên ngoài. Tôi, SQ phụ tá Toán A174 (chỉ huy TĐ)/BKQ/TƯ - chỉ theo với nhiệm vụ cố vấn - nên tà tà đi nhìều chỗ cho biết.


    Buồn, không làm gì, đi vào mấy nhà Thượng (kiếm những nhà giàu). Sức giàu của một nhà Thượng ở đây không thua gì người Kinh. Nhà sàn, cây danh mộc, mái ngói. Tài sản có hàng bạc triệu (năm 1970): một đàn bò 5-7 chục con, đàn dê cũng 5-6 chục. Heo lúc nhúc, gà lung tung chạy khắp vườn. Mua một con (gà) lớn nhỏ đều đồng giá. Nếu con nhỏ, sau này cũng lớn vậy thôi, núi rừng nuôi nó (người dân thượng bảo vậy). Vì thế không có chuyện so sánh lớn bé. Có một lần, vào dịp Tổng Thống Thiệu đến thăm, và ông được dân làng đãi rượu cần. Hai cái “ché” chứa rượu cần dành đãi tổng thống, trị giá 200.000 đồng/cái. Dân làng tổ chức tiếp đón rất rình rang.Nhà giàu, có con gái –thuộc hàng tiểu thơ – không làm gì, thường ở nhà dệt vải. Trông “tiểu thơ” ngồi dệt vải cũng quí phái lắm. Dệt những thứ thổ cẩm (từng miếng vừa vừa dùng làm xà rong, khăn choàng, có thể may áo dài) màu sắc sặc sở rất đẹp. Các nàng cứ lo dệt, dệt trên nhà sàn lót gổ đẹp. “Khách” đến chơi được lịch thiệp chào mời vào nhà. Nói chuyện, các nàng có thể nghe, nói được tiếng kinh (tiếng Việt) nhưng không rành lắm. Như vậy là có thể chọc ghẹo và làm quen. Gặp trai Kinh, hầu như mấy nàng cũng thích, tuy hơi e ngại. Ít nói, chỉ hay cưòi. Thân mật, ngồi sát vào nhau, sờ soạn, mó may, không phản đối, có phần như…thích? Ngay cả sờ ngực, sờ vú, hôn hít… Nhưng mà “bắt cái nước” thì tuyệt đối không, trừ khi là chồng nàng. Đó, dễ dãi như vậy đó, mặc tình mà vui chơi, mà thân mật. Sờ ngực khá thú vị, ngực căng cứng, no tròn. Hôn thì mùi hăng hăng như khét nắng. Cũng vì em dễ dãi, em thích. Cũng tại mình ham vui, thích khám phá tìm của lạ. Chứ không ham muốn gì đâu. Gái thượng mà không lai (lai Pháp) thì không thấy gì là đẹp. Xin lỗi nha! Nhưng tiến xa hơn nữa, hoặc sàm sở thì… coi chừng. Có thể bị mét (báo cáo), bị thưa vì có thái độ xấu xa. Tới tai ông tỉnh trưởng Đ/tá Yaba là rắc rối. Đ/tá Yaba rất uy quyền, rất có uy tín, được toàn dân thượng tin yêu. Ông bảo vệ người thượng, rất thẳng thắng với quân đội kinh (nếu có hành vi sai phạm). Còn nhớ, có một lần đi chơi, thăm mấy nữ nhân viên (kinh) ở tòa hành chánh tỉnh, tôi đậu xe nhằm “parking” của ông (tại tòa tỉnh trưởng, vì thiếu chổ đậu) bị ghi số xe, phù hiệu đơn vị, báo về Đ/tá Can (chỉ huy trưởng C2/LLĐB). Tôi bị kêu lên, ông la cho một trận, thiếu điều ký củ.Con gái thượng, con nhà giàu cũng khá là nết na chững chạc - nết na mà vẫn cho sờ mó? - Thấy trai kinh dường như thích (nhất là sĩ quan trẻ tuổi) nhưng dè dặt, cẫn thận. Thích thì thích nhưng khó mà rủ đi chơi riêng lẻ. Không biết có phải khó khăn gia đình? Tuy nhiên, đến chơi, ngồi bên nhau, chọc ghẹo, cha mẹ thấy, chẳng nói gì. Không biết họ bằng lòng hay vì sợ mà không nói?Thú vị nhất là ra rình xem tắm suối. Buổi trưa, không làm gì, tôi cùng một vài đứa rủ ra mé suối lén rình đàn bà con gái thượng tắm. Tắm có hai bến tắm: đàn ông tắm riêng và đàn bà con gái tắm riêng, khoảng cách khá xa. Và phái nữ luôn dành phần phía trên dòng nước chảy. Khi tắm, các ả cứ tự nhiên “thoát y”, lõa lồ thân thể.

    Như các nàng tiên. Trửng giởn, liếng thoáng, đùa cợt, té nước, chạy quanh…Cả một đám thân thể trần truồng. mặc sức mà rình xem cho đã mắt. Bất thần đứng dậy. Thấy có người, mẹ con chí chóe la lối, vụt chạy, quơ đồ đạc khăn áo che vào thân, tỏ ra hốt hoảng. Một lần bị như vậy coi như bến tắm phải bỏ đi. Tìm bến khác. Rình xem con gái thượng tắm rất vui, nhưng mà phải kín đáo và cẫn thận. Bị báo cáo, bị thưa là khốn. Ký củ và đổ đi chổ khác như chơi.Người thượng khá chân thật, rất tình người. Ít ranh ma, xảo trá. Trừ khi họ được chung sống nhìều với người kinh. Thời VNCH, dân tộc người thượng được luật pháp bảo vệ, lại có phần được ưu đãi nhiều thứ. Cũng nhằm mục đích lấy lòng để mua chuột, cai trị?Đến với họ, quen thân với người thượng cần nên giữ ý dè chừng. Tránh lợi dụng, tránh ma mảnh, lừa dối, gạt gẫm, hãm hại, nhất là lãnh vực tình cảm yêu thương. Người con gái thượng khi yêu rất thật, cho bằng cả lòng tin. Tuy nhiên, gạt gẫm, dối lừa, chơi qua rồi bỏ. Hậu quả khôn lường (cả vật chất lãn tinh thần). Nghe nói người thượng có biệt tài “thư”. Đối với ai gạt lừa bội phản. Thư một đống đá sỏi, da trâu trong bụng, cho bỏ thói Sở Khanh phản trắc lưu manh. Nghe nói thôi, chưa có dịp thấy.Ché rượu cần Làng Pleikép, cách thị xã Pleiku khoảng 10 km. Một làng được người Mỹ (qua VN giới thiệu yêu cầu) giúp vật liệu xây dựng nhà cửa, mọi thứ tiện nghi cho toàn thể dân làng. Đúng ra, Pleikép chỉ là một ấp.Một bữa, xây cất xong, tổ chức lễ khánh thành, mời “ân nhân” BCH/B17/LLĐB (Mỹ lẫn Việt). Chỉ huy trưởng đi công tác. Đáng lẻ chỉ huy phó đi, thiếu tá Quỳnh (CHP) kêu tôi (là trưởng Ban CTCT) đi thế.Một buổi tiếp đón khá trọng thể, Hai dãy thức ăn bày thẳng tắp chạy dài. Phía trên là bàn dành cho khách quí (VIP). Thức ăn là thịt dê thui nham nhở, còn sống, máu tuơm . Hai ché rượu cần hai bên. Hai chiếc ghế dành cho thượng khách (trung tá cố vấn Mỹ và tôi). Hai dãy người dân hai bên đông đúc. Mọi người vổ tay hoan hô mừng đón, chờ đợi khai mạc. Tr/tá Mỹ chào. Tôi chào. Hai tên đứng hai bên khá trịnh trọng, mỗi người dùng chiếc khăn trắng nắm cần câu (cần uống ruợu), lau, ngậm miệng nút cho ruợu ra. Xong, lau lại và hai tay cung kính đưa sang cố vấn Mỹ và tôi, mỗi người ngồi nút một cần. Phải uống cạn một “can” (theo nghi thức). Cái miệng ché rộng cở gang tay đầy nước tới miệng ché. Một thanh gác ngang, ở giữa là một que dính liền dài khoảng 2,5cm nằm trong nước hướng mủi xuống dưới. Nút (uống) ruợu (từ dưới đáy), nước trên miệng dực xuống, dực đến khi đầu que lên phía trên mặt nước, là một “can”. Dung lượng rượu có thể gần cả lít. Hai hàng người dân phía dưới đứng chờ. Thỉnh thoảng vổ tay tán thưởng. Tôi nâng chiếc cần nút. Từng giọt rượu nồng tuông chảy vào miệng, ngòn ngọt, thơm thơm, cũng dể uống. Tuy nhiên, càng uống, cơ thể nóng bừng. Chất rượu lan khắp cơ thể. Bên kia tên Mỹ cũng cố mà nút. Anh ta ngưng và tôi bên này, chiếc que cũng đã lộ ra trên mặt nước. Cơ thể đã nóng và đầu óc hơi choáng váng. Một tràng pháo tay vang dậy. Và hai tên “hầu cận” lại đổ thêm nước vào, lên đầy miệng ché. Kính mời nhị vị cạn thêm “can” nữa. Trời đất! Như vậy là nghi thức phải uống hai “can”. Bụng tôi đã sắp no phình. Tứ chi gần bủng rủng. Tên Tr/tá cố vấn Mỹ nút, và tôi cũng nút. “Bá quan văn võ” đứng dưới tiếp tục chờ. Cạn thêm ½ can, tôi gần muốn ngã. Đầu óc nóng bừng. Tên Mỹ vừa xong. Còn tôi. Chết bỏ cũng phải ráng cho cạn, dầu rằng uống không muốn nổi nữa. Vì thể diện, vì danh dự, tôi cố nút. Và sau cùng cũng cạn. Vổ tay vang dậy, mọi người xúm vào uống và ăn. Tôi được chuyền đưa cái nĩa với miếng thịt dê tươm máu. Đón nhận và cắn một cái, tôi lợm giọng, muốn ói. Phải ráng mà dằn. Để miếng thịt xuống, tôi ra dấu “người bạn đồng hành” (cố vấn Mỹ) xin kiếu. Tên Mỹ đứng dậy chào giã từ. Tôi cũng chào và từ giã bước ra. Lạng quạng, muốn ngã. Tên tài xế dìu tôi ra xe. Vừa lên xe, chạy ra chưa khỏi cổng là tôi ói. Ói tơi tả, ói dài dài về tới cổng trại. Đầu óc như muốn bể tung, nhức buốc. Ai đưa về phòng tôi cũng không nhớ. Miên mang, dã dượi, suốt một đêm và gần cả một ngày. Chiều đến, tạm tỉnh, Thiếu Tá Quỳnh Chỉ huy Phó đến thăm. Động viên khen ngợi:

    - Cậu đở chưa? Kể ra cũng không phải mất mặt. Ói trên xe, ói dọc đường không ai biết. Tham dự buổi lễ thành công. Cám ơn cậu. Một lần, cho biết. Tởn tới già. Sau này nghe nói đến rượu cần, tôi phát sợ.Thật sự, rượu cần ngon. Có lẻ rượu đãi khách quí, người thượng họ làm chất liệu ngon, tốt. Lại nước rượu đầu tiên, nguyên chất. Uống ngòn ngọt, thơm thơm, nồng nàng hương vị. Cũng là thứ rượu ngon. Ngon không thua gì rượu đậu nành, rượu nếp than, rượu đế. Cũng là “quốc tửu”. Hân hạnh lắm thay!...Cuộc đời binh ngiệp, trãi bao năm, tôi đã đi, đến khá nhiều nơi, nhiều chổ: đồng bằng, biển cả, núi rừng… qua bao nhiêu miền đất nước, quê hương. Pleiku vẫn là nơi đáng nhớ.Vùng cao nguyên đất đỏ: nắng bụi mưa bùn. Nghe qua, ai cũng ngại, cũng sợ, không muốn đến. Nhưng đã đến rồi, vẫn thấy luyến, thấy thương – Thương đất nước, thương tình người, thương cảnh vật. Trước đây, thời giặc giã chiến tranh là vậy. Bây giờ không biết sao?

    Viết về Pleiku, viết để nhớ về kỷ niệm. Và những ai, đã một lần đến Pleiku, xin cùng nhau chia xẻ chút nỗi niềm.

    Tháng Tư/11
    Ng. Dân


    <iframe width="900" height="450" src="https://www.youtube.com/embed/-HycOZ-rZAo" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>




    Pleiku còn mãi...

    Pleiku nắng bụi mưa sình,
    Nhưng em vẫn đẹp như tình đôi ta.
    Cao Nguyên vùng đất hiền hòa,
    Ra đi thì nhớ về nhà thì thương.
    Thương em sương khói chiều buông,
    Thương tà áo trắng trinh nguyên tóc thề.
    Loanh quanh khu phố một vòng,
    Đi dăm ba phút đã vòng thứ hai.
    Vậy mà cứ muốn đi hoài,
    Để mong tìm lại hình hài trong mơ.
    Cô em má đỏ môi hồng,
    Quanh năm áo ấm chẳng rời vai em.
    Cảm ơn đời đã có em,
    Để ta còn nhớ còn thương em hoài...

    GoldPig


    ***

    ĐƯỜNG LÊN PLEIKU
    Phố núi cao, phố núi đầy sương ...

    Về Tây Nguyên một sớm thu ươm nắng
    Chuyến lữ hành tôi tìm lại Pleiku
    Vẫn núi cao, mây trắng phủ đôi bờ
    Ven hồ Lak Dạ Quỳ lung linh nắng.
    Thung lũng mía, nương trà, trong buôn vắng
    Áo thổ cầm thấp thoáng dáng em đi
    Bẽn lẽn nhẹ nhàng, cô gái Ê-đê
    Trong vũ điệu tiếng cồng ru điệu hát
    Ngọn lửa hồng soi long lanh ánh mắt
    Chút rượu cần lữ khách ngả men say;
    Đêm lạnh Pleiku tôi ở lại đây
    Ôn dĩ vãng những ngày xưa năm cũ...

    Nguyễn Hải - Bình Mang Đen, Tây Nguyên – 11/2010



    Dầu anh đi về đâu, nếu một lần ghé qua Pleiku, người ta vẫn biết:
    anh về từ “Miền Đất Đỏ Bụi Mù”

    Pleiku, phố núi

    Dấu giày in phố núi -
    Bước chân anh lấm bụi hồng -
    Đất Pleiku, bụi mờ vươn theo nắng -
    Lê gót phong trần, anh một thuở dừng chân.


    ***

    PLEIKU CỦA ANH
    (Cảm tác từ bài viết "Pleiku Nắng Buị Mưa Bùn" của Nguyễn Dân
    và những hình ảnh về Pleiku của Hoa Phạm)

    Pleiku của anh những ngày nắng bụi,
    Trên con đường dài vắng chuyến xe qua,
    Đường đất hoang sơ không phố, không nhà,
    Chỉ có trời mây, hàng cây rất thấp.

    Bụi Pleiku, bụi một màu đỏ gạch,
    Anh đi qua thị trấn buồn ngẩn ngơ,
    Chiều chơi vơi sương mù mịt biển hồ,
    Hồ không đáy? nước không bao giờ cạn.

    Anh lính mới, vừa về vùng lửa đạn,
    Đóng quân ở đây phố lạ, người dưng,
    Thành Pleime heo hút gío xa xăm,
    Phi trường Cù Hanh, ai đi ai đến?

    Những ngày Pleiku mưa dầm rả rích,
    Thị trấn buồn ảm đạm ngủ trong mưa,
    Mới hôm qua nắng gío cuốn bụi mờ,
    Hôm nay đường phố mưa bùn tội nghiệp.

    Anh lính trẻ lang thang trong phố ướt,
    Qua mái hiên che, qua vũng nước buồn,
    Chiếc xe nhà binh đậu ở ven đường,
    Người ta sống giữa chiến tranh và chết chóc.

    Pleiku phố nhỏ, những con đường ngắn,
    Đầu đường cuối đường không đủ mỏi chân,
    Đường Hoàng Diệu anh qua đã bao lần?
    Bụi đất đỏ theo anh về quen thuộc.

    Bụi theo anh đường hành quân xuôi ngược,
    Thôn xóm xác xơ hay những buôn làng,
    Cô gái Ê Đê thấp thóang nhà sàn,
    Anh mơ một đêm rượu cần chếnh chóang.

    Pleiku của anh một thời chinh chiến,
    Đi đâu về đâu vẫn nhớ nơi này,
    Ai trách Pleiku tẻ nhạt, lưu đầy?
    Ai lưu luyến khi chia tay phố núi?

    Đầu sóng ngọn gío anh còn ở lại,
    Trận địa Pleiku có lúc kinh hoàng,
    Vẫn yếu mềm ngơ ngẩn một dáng em,
    Sống và chết, Tình yêu và nỗi nhớ.

    Bao nhiêu năm, bao mùa rừng thay lá,
    Bụi thời gian không che khuất bụi đường,
    Vẫn còn trong anh nắng bụi mưa bùn,
    Thành phố núi một góc đời trai trẻ.

    Nguyễn Thị Thanh Dương
    ( April, 2011)

  • #2
    Nguyên văn bởi KiwiTeTua
    Pleiku Nắng Bụi Mưa Bùn
    Ng. Dân
    .......
    Cà phê Hoàng Lan, những đêm không ngủ được, những lần nhậu xĩn quắc cần câu, ghé Hoàng Lan để thưởng thức hương vị tách cà phê. Đắng bờ môi mà ngọt ngào tình cảm. Mùi hương thoang thoảng. Hương hoa (từng nụ) Ngọc Lan phảng phất về đêm. Hương hăng hắt của mái tóc thả lững bờ vai của em (bé) Monique H’ Lem, người con gái Thượng lai Tây có dáng dong dỏng cao, mũi thẳng, cặp mắt lắng sâu màu xanh lục, đôi môi mọng, cười rất duyên, và… đẹp đéo chịu được. Tôi đã ghiền và đã mê “Hoàng Lan” hầu như một dạo. Trời xui đất khiến để tôi, dân trai xứ miền Tây (thiếu gì con gái đẹp) lại xúc động, mê say một người con gái Thượng xứ bụi mù. Không biết ai đã từng đến Pleiku, và đã từng “uống” cà phê Hoàng Lan (1970). Xin xẻ chia chút tâm tình này. Trên bốn mươi năm. Bây giờ vẫn nhớ.
    .......
    Hình ảnh do một người bạn KQ ở Pleiku ngày xưa gởi cho tôi với lời chú thích...

    Cô chủ quán cà phê Hoàng Lan - Pleiku nổi tiếng một thời (áo đen),
    là hoa khôi của trường Thánh Phaolo
    Hình chụp trong dịp Hội Ngộ Học Sinh & thân hửu Phố Núi năm 2018


    Comment


    • #3
      DQY tôi cũng đã đến Pleiku từ năm 1966( theo ông già đổi ra vùng II ),lúc đó đường vào Biển hồ còn chưa mở rộng ,và Bộ Tư lịnh Quân đoàn chưa dời đi ,đúng là xứ nắng bụi mưa bùn đất đỏ ,khác hẳn với Kontum không khí mát lạnh và không có đất đỏ nên sạch sẽ ,trại LLĐB B.12 đóng bên kia bờ sông Dakla là nơi tổ chức tiệc tùng mỗi cuối tuần ,con đường tỉnh lộ nối liền Pleiku- Kontum là QL.14 khi đó còn rất an ninh ,ban đêm dùng xe jeep cùng 2 người lính trang bị carbin M.2 và khẩu shotgun chạy dọc theo QL 14.rọi đèn săn bắn nai ,chồn gần sáng mới về.
      Nói về con gái thì tôi thấy gái thượng ở Kontum đẹp hơn vì đa phần là lai Pháp trắng bóc nói tiếng Pháp rất chuẩn (xứ Kontum là do cố đạo Pháp lập nên ).Năm 67 ông già đổi lên Kontum làm TMT Biệt khu 24 ,dinh TMT khi đó nằm trên 57 đường Nguyễn Hoàngdo5c theo bờ sông Dakla ngay góc Phan thanh Giản- Nguyễn Hoàng ,đối diện Ty ANQĐ ,cách nhà thờ gổ khoãng 100 mét.Hiện nay nếu lên Google map vẫn thấy địa chỉ này tuy có thay đổi nhưng rất ít.

      Comment


      • #4
        “Em Pleiku má đỏ môi hồng”
        (và gã KQ si tình)


        Trong một bài viết về CCKQ Pleiku cách đây hơn 20 năm, bài “Phi Vân – mây xám lưng trời”, tôi đã tả oán: bốn chữ “má đỏ môi hồng” nên dành cho con gái Đà Lạt thì chính xác hơn con gái Pleiku, bởi “em Pleiku má đỏ môi hồng” được Vũ Hữu Định nhắc tới trong bài thơ của anh, trên thực tế có lẽ chỉ đủ đếm trên 10 đầu ngón tay, hay cùng lắm là thêm 10 đầu ngón chân!

        Trong số “em Pleiku má đỏ môi hồng” hiếm hoi ấy có cô bé Hoàng Lan.

        Gọi cô là “cô bé” bởi vì ngày ấy – năm 1969 tới 1972 – cô chưa, hoặc mới bắt đầu từ giã thơ ngây.

        Gọi cô là “Hoàng Lan” bởi cái quán cà-phê mà cô ngồi “két” có tên là cà-phê Hoàng Lan, còn tên thật của cô là gì, tôi không được biết. Mãi sau này mới có một anh bạn cho tôi biết cô có tên tây là “Monique”, còn cái họ Thượng “H’Lem” mà tác giả Ng. Dân ghi ra, tôi chưa từng nghe, cũng như chưa từng nghe nói cô là “gái Thượng lai Tây”.

        Còn dung nhan, ngoại hình của “Hoàng Lan” thì tác giả Ng. Dân đã mô tả cực kỳ chính xác “...có dáng dong dỏng cao, mũi thẳng, cặp mắt lắng sâu màu xanh lục, đôi môi mọng, cười rất duyên”; riêng bốn chữ “đẹp đéo chịu được” nghe hơi sỗ sàng, tôi xin phép thay bằng tiếng Anh bồi “beautiful see whore mother”!

        Cô bé Hoàng Lan đẹp và có sức thu hút đến nỗi ngày ấy mỗi tuần tôi phải lặn lội từ phi trường Cù Hanh ra phố Pleiku tới quán Hoàng Lan uống cà-phê ít nhất là hai lần.

        Tôi sống ở xứ Thượng trên dưới 1000 ngày; 1000 chia cho 7 nhân 2, vị chi tôi đã uống cà-phê ở cái quán này khoảng 285 lần!

        Tôi mê cô bé Hoàng Lan tới mức ấy sao?!

        Thưa không – trăm lần không vạn lần không!

        Tôi tới quán Hoàng Lan chỉ với mục đích ủng hộ tinh thần một gã bạn Không Quân trồng cây si cô bé!

        * * *

        Xin được vào chuyện.

        Thoạt đọc bài Pleiku Nắng Bụi Mưa Bùn của Ng. Dân được KiwiTeTua post lên Diễn Đàn HQPD, thấy tác giả nhắc tới “Hoàng Lan” tôi không khỏi bâng khuâng hồi tưởng những ngày tháng sống nơi xứ Thượng, muốn chia sẻ đôi dòng về chốn cũ, nhưng lại ngại thiên hạ bảo mình bày đặt khoe cũng biết “người đẹp” nổi tiếng ấy, đồng thời cũng sợ gã bạn KQ nói trên, hiện định ở xứ Cờ Huê, hiểu lầm là khơi ra chuyện xưa để chọc quê hắn, nên thôi.

        Nhưng nay đã có “một người bạn KQ ở Pleiku ngày xưa” gửi hình và chú thích về “Hoàng Lan” cho KiwiTeTua, được bạn hiền phổ biến trên Diễn Đàn, tôi không phải e dè nữa.

        Ngược dòng thời gian, cuối năm 1969 tôi khăn gói quả mướp ra Căn Cứ 92 Không Quân (Pleiku), phục vụ tại Phòng Chiến Tranh Chính Trị dưới quyền Thiếu tá Lê Bá Định.

        Trong số sĩ quan trẻ ở cư xá sĩ quan độc thân (không phi hành), chẳng hiểu sao tôi lại thân nhất với X (xin phép được dấu tên thật của hắn).

        Lẽ ra, sống kiếp trấn thủ lưu đồn, càng có nhiều bạn thân càng tốt, thế nhưng X lại là một tay bạn không giống ai!

        Cũng xin có đôi dòng về Căn Cứ 92 Không Quân (Pleiku). Năm 1964, trong đà bành trướng của KQVN, Không Đoàn 62 Chiến Thuật được thành lập tại phi trường Cù Hanh, Trung tá Trần Văn Minh làm Tư lệnh, Thiếu tá Nguyễn Hữu Tần làm Tư lệnh phó.

        Qua năm 1965, Không Đoàn 62 CT dời về Nha Trang, không quân Pleiku thu mình thành “Căn Cứ 92” bé nhỏ có nhiệm vụ yểm trợ các biệt đội khu trục, trực thăng, quan sát được biệt phái tới. Quân số, kể Đài Kiểm Báo 921 (Peacock) trên đồi cũng chỉ lèo tèo hơn 200 chàng “trấn thủ lưu đồn”.

        Vào thời gian ông Phùng Ngọc Ẩn vừa bàn giao cho ông Đỗ Trang Phúc (1969), căn cứ không có bất cứ một cơ sở giải trí nào trừ câu lạc bộ Mây Cao Nguyên có từ thời Không Đoàn 62, nay chẳng còn mấy người lui tới bởi chẳng có gì hấp dẫn.

        Ngày ấy, sau giờ làm việc đám thiếu úy trẻ chúng tôi chia ra làm ba nhóm.

        - Nhóm thứ nhất (đông nhất) tới phòng khách Cư xá Vãng lai học nhảy đầm với “vũ sư” Lê Bá Định; cuối tuần đánh hơi thấy nơi nào có nhảy nhót “chùa” – thiết giáp, pháo binh, Tiểu Đoàn 20 CTCT... – bèn tới canh me.

        - Nhóm thứ hai, ít hơn, xuống khu gia binh gầy độ nhậu.

        - Nhóm thứ ba, ít nhất, là mấy anh chàng nhà lành không thích nhảy nhót, nhậu nhoẹt, sau bữa cơm chiều ở Mây Cao Nguyên trở về phòng nằm nghe nhạc, đọc sách, ngắm hình và viết “tình thư của lính” về cho em gái hậu phương.

        Tới cuối tuần, đa số mới ra phố Pleiku ăn uống, cà phê cà pháo, đi lễ nhà thờ, tán gái, hẹn đào, hoặc nếu kiếm được xe jeep, xe pick-up thì đi chơi Biển Hồ, Phú Thọ...

        Riêng X và tôi không thuộc nhóm nào cả. X là dân Sài Gòn trung lưu nhưng không thích nhảy đầm, gốc giá sống nhưng không biết nhậu. Còn tôi thì có ông cậu lớn làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 20 CTCT, có tư thất (với hầm chống pháo kích) bên Quân Đoàn, chỉ cách phi trường độ một cây số, nên thường cho tài xế chở tôi sang ăn cơm tối rồi ngủ lại, sáng ra mới về phi trường; không thì theo người cậu út, Trưởng ban Văn Nghệ của Tiểu Đoàn, đánh bạc ở cư xá độc thân hoặc đi nhậu ở khu gia binh quân đoàn...

        Nhưng vài tháng sau khi ra Pleiku, tôi không còn sang Quân Đoàn thường xuyên nữa vì đã trở nên thân thiết với X. Chỉ có thể giải thích: tôi thân với một tay "boring" như X là vì hắn không hợp với bất cứ tay bạn cùng khóa nào, trong khi rất quý mến tôi.

        Hắn rủ tôi ra phố Pleiku uống cà-phê Hoàng Lan mỗi tuần ít nhất hai lần, một vào ngày thường, một vào Chủ Nhật; có khi tới ba lần!

        Cà-phê Hoàng Lan lại không nằm trong cái diện tích “đi dăm phút đã về chốn cũ” mà ở tận khu Chợ Mới (lối đi lên nhà thờ Quân Đội, nếu tôi nhớ không lầm), từ phi trường quá giang xe hoặc đón xe Lam ra khu Diệp Kính, rồi lại đón xe Lam đi hết con đường Hoàng Diệu, sau đó mới cuốc bộ tới cà-phê Hoàng Lan.


        So với cà-phê Dinh Điền thì cà-phê Hoàng Lan chỉ uống tạm được, so với các quán cà-phê “thời trang” thì khung cảnh ở Hoàng Lan khá “boring”, lại không có nữ tiếp viên “tươi mát”, cái máy nghe nhạc chắc cũng cùng tuổi với nền Đệ Nhất Cộng Hòa, băng nhạc thì quanh đi quẩn lại chỉ hai ba cuốn, hát riết trở nên nhão, nghe Khánh Ly mà cứ ngỡ... Hương Lan!

        Thế nhưng nếu nói về số lượng khách thì có lẽ cà-phê Hoàng Lan chỉ thua cà-phê Đinh Diền vào giờ cao điểm. Bởi vì cà-phê Hoàng Lan có... “cô bé” Hoàng Lan, tức Monique H’ Lem trong bài viết của tác giả Ng. Dân.

        Rất tiếc tôi không phải một thi sĩ hay văn sĩ để mô tả trọn vẹn, và chính xác, những nét đẹp của “người đẹp” Hoàng Lan. Là một người yêu phim Pháp, tôi chỉ có thể viết cô bé có nhiều nét giống nữ diễn viên Pháp Mylène Demongeot mà tôi ái mộ (các phim Bonjour Tristesse, La vengeance de trois mousquetaires, Fantômas, v.v...


        Hoàng Lan không đẹp lồ lộ mà vẫn có sức quyến rũ, khiến đực rựa nào cũng phải mê mẩn. Ăn tiền nhất là đôi môi mọng, nhưng nụ cười thì luôn dừng lại ở một giới hạn cần thiết, như thể muốn nói “you can see but you can’t touch”!

        Vì thế, tay bạn X của tôi ngồi đồng ở cà-phê Hoàng Lan từ lúc chập choạng tối cho tới giờ giới nghiêm chỉ để “see” người đẹp, không được “touch” mà cũng chẳng dám “talk”!

        Nếu bàn còn trống, hắn luôn chọn cái bàn sát quầy tính tiền, bắt tôi ngồi quay lưng vào quầy, để hắn ngồi đối diện ngước mắt lên chiêm ngưỡng dung nhan người đẹp!

        Thời gian đầu, tôi hơi bực mình trước việc tốn tiền một cách vô lý, tiền mua một gói thuốc lá Mỹ Winston (gu của hắn và tôi) chỉ để đổi lấy hai nụ cười, một khi o-đờ cà-phê, một lúc tới quầy trả tiền trước khi về, nhưng rồi dần dần tôi đã cảm thông trước mối tình si của hắn, và về sau thỉnh thoảng tôi cũng móc bóp trả tiền cho hắn đỡ ngượng.

        Tôi không trồng cây si Hoàng Lan cho nên cũng không hưởn tìm hiểu về cô bé, nhưng có điều chắc chắn (lúc đó) cô không phải “cô chủ” (như người bạn KQ của KiwiTeTua đã viết), bởi chẳng có ai mới ngần ấy tuổi đã làm chủ quán. Có thể quán này là của cha mẹ cô; mà cha mẹ cô là ai tôi cũng không rõ. Ở quán có một cặp vợ chồng trung niên đảm trách mọi công việc trong bếp, thỉnh thoảng mới xuất hiện phía bên ngoài, nhưng cả hai người đều... không đẹp thì khó lòng mà sinh ra một tuyệt sắc giai nhân như Hoàng Lan; hay cô là con nuôi của họ? Tôi không thể trả lời...

        Lại có vài kẻ xấu mồm (?) kể với tôi rằng cô bé Hoàng Lan còn là một “cô đồng” thường được đưa tới “lên đồng” tại một cái “đền” nọ. Họ giải thích bởi vì Hoàng Lan có những nét đẹp nửa tiên nửa tục, là típ người mà “Thánh Cô” rất ưa thích!


        Đọc tới đây, có lẽ đa số độc giả đã có thể đoán ra đoạn kết của mối tình si này. Hơn 10 năm sau ngày rời Pleiku, X lấy vợ:

        ...Vợ anh không đẹp bằng em mấy
        Anh lấy cho anh bớt lạnh lùng


        Chỉ có điều là tôi ở Úc-thòi-lòi còn X ở xứ Cờ Huê và không bao giờ gửi hình gia đình cho nên tôi cũng không biết vợ hắn có nét nào giống cô bé Hoàng Lan Pleiku năm xưa hay không?

        Riêng tôi, nhìn hình Hoàng Lan trong tấm hình chụp năm 2018 được KiwiTeTua phổ biến trên Diễn Đàn, tôi nhận ra ngay bởi cô vẫn còn giữ được những nét đẹp của 50 năm về trước: đôi mắt, sống mũi, bờ môi, và cả cặp má phính...

        Nửa thế kỷ đã trôi qua, bao nhiêu nước đã chảy dưới cầu, mà mỹ nhân vẫn chưa... bạc đầu. Xin chúc mừng và gửi tới “cô bé Hoàng Lan” năm xưa những lời thăm hỏi thân tình của một người Pleiku ngày cũ.

        Cuối cùng, tôi hy vọng sau khi được biết tin tức, và nhất là được thấy tấm hình “cô bé Hoàng Lan” chụp trong dịp Hội Ngộ Học Sinh & thân hữu Phố Núi năm 2018, X sẽ cố gắng tham dự kỳ hội ngộ tới (dĩ nhiên phải để bà xã ở nhà).

        Để tìm một thoáng hương xưa, để nhớ lại thuở dại khờ: 285 buổi ngồi đồng ở cà-phê Hoàng Lan chỉ để đổi lấy 570 nụ cười tình (?) Ôi, The Shadow of Your Smile!

        Thiên Lôi Miệt Dưới
        Last edited by Nguyen Huu Thien; 06-25-2020, 09:28 AM.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Nguyen Huu Thien View Post

          .......
          Còn dung nhan, ngoại hình của “Hoàng Lan” thì tác giả Ng. Dân đã mô tả cực kỳ chính xác “...có dáng dong dỏng cao, mũi thẳng, cặp mắt lắng sâu màu xanh lục, đôi môi mọng, cười rất duyên”; riêng bốn chữ “đẹp đéo chịu được” nghe hơi sỗ sàng, tôi xin phép thay bằng tiếng Anh bồi “beautiful see whore mother”!

          Cô bé Hoàng Lan đẹp và có sức thu hút đến nỗi ngày ấy mỗi tuần tôi phải lặn lội từ phi trường Cù Hanh ra phố Pleiku tới quán Hoàng Lan uống cà-phê ít nhất là hai lần.

          Tôi sống ở xứ Thượng trên dưới 1000 ngày; 1000 chia cho 7 nhân 2, vị chi tôi đã uống cà-phê ở cái quán này ít nhất là 285 lần!

          Tôi mê cô bé Hoàng Lan tới mức ấy sao?!

          Thưa không – trăm lần không vạn lần không!

          Tôi tới quán Hoàng Lan chỉ với mục đích ủng hộ tinh thần một gã bạn Không Quân trồng cây si cô bé!

          .......

          Thiên Lôi Miệt Dưới
          Vài hàng tản mạn, giởn chơi cho vui, chứ viết hay như bác Thiện thì Kiwi chịu thua.

          Không hổ danh là sỉ quan Báo Chí của Không Quân, bác Thiện mà chúng tôi, Kiwi thường thân mật "gọi" là ông Thiên Lôi Miệt Dưới (theo danh xưng của ổng tự đặt, tui chỉ kêu theo), viết bài tuyệt cú mèo...

          Kiwi không có cơ hội đến quán cà phê Hoàng Lan 50 năm trước, để uống cà phê và chiêm ngưởng Monique “H’Lem" nên cũng không biết nhan sắc của cô ngày ấy như thế nào mà tác giả Ng. Dân đã mô tả “...có dáng dong dỏng cao, mũi thẳng, cặp mắt lắng sâu màu xanh lục, đôi môi mọng, cười rất duyên”. Và ông Thiên Lôi Miệt Dưới nhất quyết cho rằng "tác giả Ng. Dân đã mô tả cực kỳ chính xác..."

          "Rất tiếc tôi không phải một thi sĩ hay văn sĩ để mô tả trọn vẹn, và chính xác, những nét đẹp của “người đẹp” Hoàng Lan. Là một người yêu phim Pháp, tôi chỉ có thể viết cô bé có nhiều nét giống nữ diễn viên Pháp Mylène Demongeot mà tôi ái mộ (các phim Bonjour Tristesse, La vengeance de trois mousquetaires, Fantômas, v.v..."

          ..."Hoàng Lan không đẹp lồ lộ mà vẫn có sức quyến rũ, khiến đực rựa nào cũng phải mê mẩn. Ăn tiền nhất là đôi môi mọng, nhưng nụ cười thì luôn dừng lại ở một giới hạn cần thiết..."

          "Gọi cô là “cô bé” bởi vì ngày ấy – năm 1969 tới 1972 – cô chưa, hoặc mới bắt đầu từ giã thơ ngây."
          . Nếu như ông Thiên Lôi viết, thì đến năm 1975, cô Monique khoảng 18 hay 20?

          Ngày xưa giống như Mylène Demongeot thì cô Monique "Hoàng Lan" quả thật là một người đẹp.

          Cô "chủ quán" Hoàng Lan, Monique H’Lem, Một người bạn KQ ở Pleiku e-mail nói là "rất nhiều ông trồng cây si...". Không biết trong những cây si này có cây nào của bác Thiện nhà tui hông? Chỉ thấy bác Thiện cứ chối bai bải "... Thưa không – trăm lần không vạn lần không!..." 'em chả, em chả bao giờ...'

          Tui hông tin! Hhehhheee...

          Chúng tôi có cô bạn thân ở San Jose, cũng tên Monique, Monique "Sàigòn"..., năm 1975 cũng 19 tuổi, trạc tuổi cô Monique "Hoàng Lan" hay chỉ nhỏ hơn chừng 2 tuổi.



          Monique "Sàigòn" - Paris 2013



          Đến nhà 1 người bạn ăn uống - San Jose 2016
          Last edited by Nguyen Huu Thien; 06-12-2020, 02:19 AM.

          Comment


          • #6
            “Vài hàng tản mạn” và hai tấm hình do KiwiTeTua (Hà Bá Vùng Vịnh) post có mấy điểm cần sửa sai, lưu ý:

            (1) Đương sự không tin rằng tôi không trồng cây si người đẹp Hoàng Lan!

            KiwiTeTua là con chiên Chúa thì dù không ngoan đạo cũng phải nhớ lời Chúa dạy “Phúc cho những ai không thấy mà tin!” Theo luật giang hồ, một khi đã biết anh chàng X trồng cây si người đẹp Hoàng Lan, không ai có quyền nhảy vô, huống chi tôi và hắn còn là bạn cùng đơn vị!

            Cho nên ngày ấy tôi đã phải tìm đối tượng khác: một cô ca sĩ chính huấn của Tiểu Đoàn 20 CTCT, tuy không đẹp não nùng như Hoàng Lan nhưng nhan sắc và những đường cong nảy lửa cũng không thua gì nữ ca sĩ kiêm “Binh Nhất Danh Dự SĐ5BB” Phương Hồng Hạnh:

            Đào anh không đẹp bằng em mấy
            Anh tán cho anh bớt lạnh lùng.




            (2) Chú thích hình: Monique "Sàigòn" - Paris 2013

            Dù hậu cảnh trong tấm hình do KiwiTeTua post rất mờ, tôi cũng nhận ra đây là hang đá Đức Mẹ Lộ Đức (Lourdes) ở tận miền Nam nước Pháp (hình đính kèm) chứ không phải ở thủ đô Paris.


            Sự lẫn lộn này cho thấy "bộ nhớ" của KiwiTeTua đã có "vấn đề"; viết một cách chi tiết hơn, đương sự đã bị lơ-tơ-mơ, triệu chứng ban đầu của hội chứng ăn-dây-mơ (Alzheimer). Cần đi khám bác sĩ tâm thần.

            (3) KiwiTeTua "ăn gian" tuổi bằng cách nhuộm tóc. Bởi chẳng có ai đã bước vào tuổi "cổ lai hi" mà tóc còn đen nhánh như thế cả - trừ trường hợp đương sự tìm mua được "thiên niên hà thủ ô"!
            Last edited by Nguyen Huu Thien; 06-16-2020, 10:40 AM.

            Comment


            • #7
              kiwitetua có ăn gian hay không thì who know ! nhưng vẫn còn hơn nhiều người khác hói trụi lũi có tóc đâu mà nhuộm !
              Câu chuyện trồng cây si thì khoãng cuối năm 1973 ở Đà Nẵng có quán cà phê Thạch Thảo cũng khá nổi tiếng ,và trong đó có cô bé cashier xinh xắn dể thương.
              Mỗi lần hành quân về hoặc nghĩ dưỡng quân là tui dzọt dzìa Đà Nẵng cùng mấy anh bạn thân pilot trực thăng PĐ 233-239-253-257..cà phê cà pháo ,dancing...Nhưng ngày nào cũng phải 1 chầu cà phê Thạch Thảo ,mà khổ chủ là một chàng pilot đẹp giai ,cao ráo ,oai phong ( hiện nay chàng đang ở Santa Ana mắt mờ dầu tuổi cũng chỉ mới 70 ,đi đứng cũng hơi lạng quạng đi đâu phải có bx dìu !! ), thời đó chàng luôn luôn dành trả tiền để đứng cà rà lâu lắc tán dóc với cô bé ,nghe đám bạn nói là chàng chuyên làm khổ chủ cũng lâu rồi mà chưa nên cơm cháo gì !,thấy mà tội nghiệp DQY bèn tới gần xem mặt cô bé chợt nghe :
              - Ủa anh Đức mới về à ?
              Té ra cô bé là em của cô bạn gái tôi ( là cô bạn mà trước đây có 1 lần kể chuyện dắt em đi lên lầu tiêm Brodart Sài Gòn cho đám bạn quỷ sứ nghía em mặc underwear màu hồng ) .Xong chầu cà phê đó tôi mới dẫn anh chàng khổ chủ đẹp giai đến nhà cô bạn giới thiệu cho quen biết ,và từ đó mỗi khi có dịp cuối tuần trong club khu " Man Compound " cư xá sỉ quan độc thân có party là chàng rước mấy em nhí vào nhãy nhót.
              Thời gian qua nhanh quá mới quậy đó mà bây giờ gần hết xí quách rồi.!!

              Comment


              • #8
                1. Đọc thơ của Thiên Lôi mà Kiwi/Hà Bá nảy sinh ra 2 câu kế tiếp

                Đào anh không đẹp bằng em mấy
                Anh tán cho anh bớt lạnh lùng.

                Để anh nằm ngũ, mớ lung tung
                Anh nhớ bậy bạ, nhớ muốn khùng...


                Định reply hôm qua mà lu bu đủ thứ chuyện, rồi phải gở 2 trái mít mua mấy hôm trước. Mít wá ngon, lại rẽ rề... $15/trái, $25/2 trái, bán theo trái, bỏ đầy 3 bin, lựa lớn nhỏ dài tròn gì cũng được. Tháng rồi và tháng này tui đã mua 6 trái mít... ăn chắc cũng hơn 20 lbs mít rồi.

                Nhờ cô em dâu chỉ cách coi mít, bây giờ tui là chuyên gia mít số 1, lựa trái nào là ngon trái đó, ít sơ, đầy múi mít. Mỹ nó gọi là "Jackfruit Guru".


                2. Thiên Lôi Miệt Dưới mà làm bà già chồng thì chắc mấy đứa con dâu, treo cổ tự tử hết.

                Ai mà hông biết... Tui thấy, định edit sữa lại Lourdes nhưng làm biếng, hơn nữa cái trip là ở Paris, chỉ bỏ 1 ngày ghé Lourdes, và đề tài đang nói về Monique, ai "care" ba cái chuyện lẻ tẻ đó...

                3. Tui không tin chuyện sửa sang sắc đep, "có sao để dzậy người ơi", chưa phải nhuộm đen, nhuộm đỏ gì hết ráo..., tại ban đêm lại thêm ánh đèn nên không thấy chút ít tóc bạc cúa Kiwi. Hơn nữa tui ít théc méc, không "care" đường cong, "núi đồi" chập chùng, đít cong ngực nở..., tâm tư "âm u" như Thiên Lôi nên tóc ít có bạc màu.

                “Thiên niên hà thủ ô” là cái chi mô? Hồi nảy tui Google mới biết đó là một đám cây cỏ khô...

                Nho, cam, lê, mít, nhản, xoài, sầu riêng, chôm chôm, trái vãi tới mùa bán đầy, trái cây ngon ngọt hông ăn... Ăn chi ba thứ cây cỏ khô, “thiên niên hà thủ ô”, "đông trùng hạ thảo",... thấy ghê lại mắc tiền, cho đầy bụng, hông tiêu?

                Ăn uống ba thứ đó xong, có khi lại thẳng cẳng vĩnh biệt tình em, đi về miền Cực Lạc, hay nhẹ thì run rẩy, chỉ còn "húp cháo rùa" cho qua ngày tháng...

                Nhắc đến ducquany, tự nhiên tui lại thấy mấy cái sú cheng và cái xì líp màu hồng!

                Hà Bá Vùng Vịnh

                Last edited by KiwiTeTua; 06-14-2020, 12:18 AM.

                Comment



                Hội Quán Phi Dũng ©
                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                website hit counter

                Working...
                X