Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phương cách bảo trì sức khỏe

Collapse
X

Phương cách bảo trì sức khỏe

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Những thay đổi trong cơ thể khi về già

    NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CƠ THỂ KHI VỀ GIÀ.BS Nguyễn Ý Đức

    Với sự hóa già, sẽ có vài thay đổi về cấu tạo cũng như chức năng của một số cơ quan bộ phận chính trong cơ thể như sau đây.

    1- Thay đổi của bộ máy tiêu hóa-

    Sự tiêu hóa thực phẩm bắt đầu từ miệng.

    Thức ăn được răng nhai nghiền nhỏ để có thể nuốt xuống bao tử, với sự hỗ trợ của nước miếng.

    Bao tử co bóp, chuyển động như cái máy giặt quần áo để biến đổi thức ăn sang trạng thái lỏng, với tác dụng của dịch vị tiết từ bao tử. Một phần lớn chất đạm được tiêu hóa ở đây.

    Sau đó thức ăn được chuyển xuống sáu thước ruột non. Nơi đây, hóa chất hữu cơ của tuỵ tạng và ruột non tiếp tục tiêu hoá đạm chất và carbohydrate, đồng thời cũng có sự tiêu hóa chất mỡ dưới tác dụng của mật. Cũng chính ở ruột non, việc nuôi dưỡng cụ thể cho con người được thực hiện với sự hấp thụ các chất bổ dưỡng vào mạch máu.

    Khi thức ăn vào đến ruột già,nước được hút lại, còn chất bã được phế thải ra ngoài.Trung bình, diễn tiến hoàn tất sự tiêu hóa thực phẩm từ khi vào miệng tới khi phế thải kéo dài từ 7 đến 12 giờ đồng hồ.

    Với tuổi cao, sẽ có vài thay đổi như sau :

    Miệng khô vì hạch nước miếng tiết ít nước làm ta nhai khó khăn và giảm thưởng thức vị ngon của thực phẩm.

    Dịch vị bao tử giảm khoảng 25% khi ta tới tuổi 60, sự co bóp của bao tử cũng yếu đi chút ít.

    Nơi ruột non, hấp thụ calcium giảm làm yếu xương; hấp thụ sinh tố B12 kém mà sinh tố này cần cho việc tạo hồng cầu cũng như tạo ra sinh lực trong cơ thể.

    Trái với quan niệm thông thường, không có thay đổi mấy về chức năng của ruột già khi tuổi tăng. Nhiều người cứ cho là già hay bị táo bón, chứ thực ra sự đại tiện của người cao tuổi đều lành mạnh giống như của người trẻ. Vậy mà sự tiêu thụ thuốc nhuận tràng vẫn rất nhiều ở lớp tuổi cao này.

    Khi già, chức năng sản suất mật của gan, dịch tụy để biến hóa mỡ không thay đổi mấy. Dù có cắt đi 80% lá gan, ta cũng còn đủ mật cần thiết cho cơ thể.

    Thành ruột già mỏng hơn, vài chỗ phình ra thành túi nhỏ ( diverticul ), dễ bị nhiễm trùng.

    Nói chung, khi về già không có thay đổi đáng kể trong hệ thống tiêu hóa ngoài vài lủng củng nhỏ mà phần lớn liên hệ tới ăn uống không điều độ, thiếu dinh dưõng, không vận động cơ thể, tác dụng phụ của dược phẩm...Cho nên ta vẫn thưởng thức được những món ăn mà ta thích từ lúc còn trẻ.

    2- Thay đổi cơ quan hô hấp
    Bộ phận hô hấp, với nhiệm vụ mang dưỡng khí nuôi cơ thể, gồm hai lá phổi và phế quản.

    Phổi gồm cả triệu phế nang, mà khi dải rộng ra có thể bao phủ cả một sân quần vợt. Chính ở những phế nang này mà dưỡng khí được chuyển sang mạch máu nuôi cơ thể và lấy thán khí thải ra ngoài.

    Phế quản nom giống như một cái cây lộn ngược, với rất nhiều nhánh nhỏ để dẫn không khí vào phế nang.

    Nhịp thở trung bình khi nghỉ là 15 nhịp một phút, nhanh khi cơ thể họat động mạnh hoặc thán khí trong máu lên cao.Trong mỗi nhịp thở có khoảng 1/2 lít không khí ra vào phổi. Khi sự hô hấp ngưng chừng 5 phút thì não bộ đã chịu những tổn thất vĩnh viễn, trầm trọng.

    Với tuổi cao, không có thay đổi đáng kể về hô hấp, ngoại trừ trong phế nang dưỡng khí ít mà thán khí lại cao. Do đó dưỡng khí trong máu giảm, làm cho cơ thể chóng mệt khi hoạt động mạnh.

    3-Thay đổi hệ tuần hoàn

    Hệ tuần hoàn gồm bộ phận bơm đẩy là trái tim và mạng lưới mạch máu lớn nhỏ chạy khắp cơ thể.

    Tim được ví như toà nhà song lập hai tầng với hai tâm nhĩ ở trên, hai tâm thất ở dưới ngăn cách nhau bằng van để hướng dẫn máu lưu thông một chiều trên xuống dưới.

    Mạng lưới mạch máu gồm mạch máu phổi bắt nguồn từ tâm thất phải, đưa máu nhiều thán khí lên phổi để trao đổi lấy dưỡng khí. Còn mạng mạch máu tổng quát thì đưa máu đỏ nhiều oxy từ tâm thất trái đi nuôi dưỡng khắp châu thân.

    Mỗi ngày tim bơm khoảng 7000 lít máu vào hơn 100,000 cây số mạch máu lớn, nhỏ. Nhịp tim bình thường là 70-80 / một phút. Một tế bào máu chạy từ tim xuống ngón chân rồi trở lại tim mất 12 giây.

    Khi tới tuổi cao, sẽ có một vài thay đổi về chức năng cũng như cấu tạo của hệ tuần hoàn.

    Cách đây 5 thế kỷ, Leonardo da Vinci đã quả quyết là sự dầy cứng của mạch máu làm ta già, ngăn cản sự lưu thông của máu và làm giảm sự nuôi dưỡng cơ thể.

    Khoa học ngày nay đồng ý một phần nào với da Vinci, nhưng nêu câu hỏi là những thay đổi đó có phải do tuổi già hay do lối sống của con người mà ra.

    Thay đổi quan trọng nhất là vách tâm nhĩ trái dầy lên, cứng, kém đàn hồi, làm giảm sức bơm của tim, máu đi nuôi cơ thể ít oxy và dưỡng chất.

    Mạch máu cũng cứng, dầy kém đàn hồi vì có nhiều chất vôi và collagen đóng lên vách mạch máu, khiến máu lưu thông khó khăn, chậm chạp.

    Nói chung, với tuổi già, chỉ có một chút giảm sự lưu thông của máu trong cơ thể, giảm cung cấp dưỡng khí khiến ta mau mệt khi hoạt động mạnh.

    Còn thắc mắc là tỷ lệ tử vong do bệnh tim ở người già rất cao, thì đó là vì con người mắc bệnh tim do tập quán ăn uống, lối sống, môi trường xấu ... chứ không phải do sự hoá già mà ra.



    4-Thay đổi Xương-Thịt

    a-Xương

    Bộ xương giúp cơ thể đứng vững, di chuyển, che trở các bộ phận cốt yếu và là nơi dự trữ calcium.

    Xương được cấu tạo bởi một hỗn hợp gồm khoáng chất (nhất là calcium 45%), cơ mềm với mạch máu, tế bào ( 30% ) và nước ( 25% ).

    Có ba loại xương : xương dài cứng; xương ngắn mềm và xương dẹp.

    Xương được liên tục tu bổ để thay thế xương cũ bằng xương mới, và chất calcium giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo xương. Khi về già, calcium trong máu giảm, vì ruột non không hấp thụ calcium tốt như khi còn trẻ và vì khẩu phần không có cân bằng calcium. Do đó xương trở nên yếu, ròn, dễ gẫy lại lâu lành.

    Thêm vào đó, khi calcium trong máu xuống thấp, cơ thể lại lấy calcium ở xương ra để đáp ứng các nhu cầu khác như hoạt động của hệ thần kinh, làm đông máu, hoạt động của cơ thịt.

    Khối lượng xương cũng giảm, nhất là ở nữ giới khi tắt kinh vì kích thích tố nữ estrogen ít đi.

    b-Khớp xương

    Khớp là nơi hai mặt xương tiếp giáp với nhau.

    Có 3 loại khớp chính : khớp cử động tự do như khớp xương đầu gối, cổ tay; khớp cử động có giới hạn như xương sống; khớp không cử động như khớp xương sọ.

    Sở dĩ khớp cử động trơn tru được là nhờ hoá chất nhờn và sụn nằm độn giữa khớp, như một cái bao, bọc hai đầu xương, đồng thời cũng để tránh sự cọ xát của mặt xương.

    Khớp được giữ ở đúng vị trí để cử động nhờ những giây chằng như gân, nối xương với bắp thịt, giây chằng nối hai xương với nhau.

    Khi về già, hóa chất nhờn và sụn giảm bớt, gân và giây chằng ít đàn hồi làm cho sự co-ruỗi của khớp bị giới hạn. Với thời gian, khớp cũng gặp những thương trấn tuy nhẹ nhưng tích luỹ, khiến khớp hay đau nhức và cử động khó khăn.

    c- Cơ thịt.

    Trong cơ thể, cơ thịt chiếm gần nửa trọng lượng toàn thân.

    Đó là cơ ở trái tim, thành mạch máu, bao tử, ruột, nhất là cơ thịt ở bộ xương gồm những mô nối vào xương và khớp qua gân, giây chằng. Sự kết nối này giúp con người cử động, di chuyển một cách rất tài tình mỗi khi cơ co giãn hay đàn hồi theo ý muốn của ta. Cử động không những là nhu cầu sinh hoạt cho cơ thể mà còn để duy trì cơ thịt. Vì nếu không vận động, cơ thịt sẽ teo đi, và được thay thế bằng mô mỡ, nước.

    Khi cơ hoạt động, nó cần năng lượng do dưỡng khí và chất dinh dưỡng cung cấp, đồng thời nó cũng thải ra chất bã như lactic acid. Chất bã lactic acid, khi có nhiều, sẽ làm cơ mau mệt, và ta cần hít thở để oxy đốt acid này

    Chất dinh dưỡng là thức ăn do máu cung cấp như đường, đạm chất, mỡ.

    Với tuổi già, khối bắp thịt nhỏ dần do sự giảm kích thước nhất là giảm số lượng những tế bào thịt.

    Tế bào thịt, cũng như tế bào thần kinh, khi giảm đi sẽ không được thay thế. Sinh ra, ta đã có một số cơ thịt nhất định và số lượng này được dự trù là tồn tại suốt đời nguời. Khi không được xử dụng, kém dinh dưỡng hay không tiếp nối với hệ thần kinh, cơ thịt sẽ teo đi. Sự vận động cơ thể không làm tăng số cơ thịt nhưng làm chúng to hơn.

    Ở người cao tuổi, đã ít tập dượt lại sống quá tĩnh tại, chức năng bắp thịt thay đổi rõ rệt. Sức mạnh bắp thịt giảm chút ít vào tuổi 40,50; giảm 20% ở tuổi 50; giảm 40% khi ta 70-80 tuổi. Sự suy yếu này xẩy ra ở chân nhiều hơn ở tay.

    Ngoài ra, chức năng cơ thịt người già cũng giảm vì sự thoái hóa, mất tính đàn hồi của gân và giây chằng.

    5- Thay đổi não bộ

    Nặng chừng 1,5 kí lô, não bộ của người trưởng thành là một khối mềm như bột gạo ướt với cả ngàn tỷ tế bào thần kinh mầu xám nhạt. Mỗi tế bào thần kinh nối kết với nhau theo nhiều cách, tạo ra một mạng lưới có tác dụng sinh học rộng lớn để điều hòa mọi sinh hoạt của cơ thể.

    Sanh ra, ta có số tế bào nhất định, không tăng hay tái tạo, nhưng lại mất dần với niên kỷ. Mồi ngày có độ 50,000 tới 100,000 tế bào chết đi ở những vũng não khác nhau. Cho tới tuổi 65 thì hầu như 1/10 tổng số tế bào thần kinh sẽ bị tiêu hủy vĩnh viễn, không được thay thế.

    Câu hỏi thường được đặt ra là tế bào mất tới mức độ nào thì sẽ gây ra sự thay đổi các chức năng của não? Có nhận xét khoa học cho là, khi một tế bào thần kinh chết đi thì tế bào kế cận sẽ phát ra một hệ thống nối tiếp mới, để hoạt động thay thế tế bào đã mất. Nhờ đó não vẫn hoạt động đều hoà cho tới khi con người đi vào khâu tử, ngoại trừ khi não mang thêm những tổn thất gây ra do bệnh tật, thương tích.

    Khi về già, có những thay đổi sau đây:

    a-Cuống não.

    Cuống não chịu một phần trách nhiệm trong việc điều hoà nhịp thở của phổi, nhịp đập của tim, sự đi đứng, ngủ nghỉ. Tế bào cuống nào ít bị tiêu hao, ngoại trừ ở phần kiểm soát sự ngủ. Do đó người cao tuổi thường hay có khó khăn khi ngủ, nghỉ.

    b- Tiểu não.

    Tiểu não điều khiển tư thế, tác phong con người, như đi, đứng, ngồi, chạy, bằng cách kiểm soát chức năng của cơ thịt, gân, khớp xương. Tiểu não đặt một giới hạn cho các động tác cơ thể.

    Khi về già, tế bào tiểu não bị tổn thất rất nhiều, nên người cao tuổi đi đứng, cử động khó khăn, đôi khi không phối hợp nhịp nhàng với nhau được.

    c-Thông não.

    Thông Não nằm sâu trong não bộ, kiểm soát và điều hoà một phần cảm xúc như sợ hãi, tức giận; một số khả năng ngửi mùi vị, nghe âm thanh; điều hoà thân nhiệt, huyết áp. Thông não thay đổi rất ít với tuổi cao.

    d-Hệ viền.

    Bộ phận chính của hệ viền ( limbic system ) là hải mã ( hippocampus ), có nhiệm vụ quan trọng trong việc ghi nhận trí nhớ, nhất là chuyển trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Ngoài ra hệ viền còn điều hòa khứu giác, khả năng học hỏi, cảm xúc vui, sợ, giận dữ.

    Hệ viền bị ảnh hưởng rất nhiều vì tuổi cao. Tại vài nơi của hệ viền, có tới 30% tế bào mất đi, gây trở ngại cho sự học cũng như ghi nhận trí nhớ.

    e- Não.

    Não là hai khối hình bán cầu, mà phần chính là vỏ não với 75% tổng số tế bào thần kinh.

    Vỏ não được chia làm nhiều vùng với nhiệm vụ riêng biệt cũng như chịu những tổn thất khác nhau vì sự hóa già.Vùng kiểm soát cử động mất từ 20 tới 50%; vùng thị giác mất 50%, vùng thính giác mất 30-40%; vùng trí nhớ hầu như không bị thất thoát gì.

    Ngoài ra, với tuổi cao, máu đưa tới não bộ giảm, dưỡng khí và chất dinh dưỡng ít đi. Não thay đổi hình dáng, có nhiều hóa chất có mầu như lipofuscin được tạo ra, bám vào tế bào não, gây ra một số trở ngại cho nhiều chức năng cuả hệ thần kinh.

    Nhưng nói chung, não là cơ quan duy nhất trong cơ thể mà khi về già vẫn tiếp tục cải tiến, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, sự khéo léo, sức sáng tạo, sự xét đoán, độ nhậy cảm và sự khôn ngoan của con người.



    6-Thay đổi tính miễn dịch

    Khi sanh ra, con người đã được tạo hoá ban cho những hệ thống phòng thủ chống lại bệnh tật, mà khả năng miễn dịch là một .

    Khả năng này được thực hiện qua hai loại bạch huyết cầu T-cells, B-cells. Chúng tạo ra kháng thể đặc biệt để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh đó trong tương lai. Chúng cũng rất công hiệu trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.

    Lúc mới sanh, các huyết cầu này được tuyến ức ( Thymus) nằm sau xương ức sản xuất, huấn luyện để chống tác nhân gây bệnh. Đáng tiếc là tuyến thoái hóa với thời gian. Sau đó thì các huyết cầu miễn dịch sẽ được tủy sống, các hạch và lá lách sản xuất. Nhưng vì không được sự điều khiển, huấn luyện của tuyến ức nên chức năng phòng vệ cơ thể kém phần hiệu nghiệm. Người già do đó dễ bị các bệnh nhiễm trùng cũng như ung thư.

    Kết luận
    Nói chung, các thay đổi này cũng không gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt của người cao tuổi, nhất là khi họ duy trì được một nếp sống lành mạnh, tích cực và yêu đời.

    Comment


    • #17
      Lưu ý khi ăn trứng gà

      Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên trứng chỉ có thể phát huy được hết đặc tính của nó nếu như trứng được chế biến và ăn đúng cách.
      Bí ẩn bên trong quả trứng gà

      Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng, trọng lượng của một quả trứng gà nặng khoảng từ 55 - 60 gam, trong đó, vỏ của quả trứng chiếm 10% trọng lượng, 60% là lòng trắng và 30% là lòng đỏ. Trong một quả trứng gà có chứa khoảng 11% là protein, lòng trắng trứng gà là nguồn cung cấp dồi dào vitamin B2, còn thành phần chủ yếu trong lòng đỏ của trứng gà là chất béo, tuy nhiên những chất béo này lại có đặc tính rất dễ chuyển hoá vì thế chúng dễ dàng được tiêu hoá và hấp thụ tại hệ tiêu hoá trong cơ thể.


      Trong lòng đỏ trứng gà cũng có chứa 1,33 gam cholesterol trong mỗi 100 gam trọng lượng. Trung bình trong mỗi quả trứng gà có trọng lượng 60gam thì có chứa 7,9 gam protein, 7,9 gam chất béo, 103 đơn vị calo, 36 gam canxi, 132 gam phôt pho và 1,26 mg sắt.


      Sai lầm khi ăn trứng


      Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên trứng chỉ có thể phát huy được hết đặc tính của nó nếu như trứng được chế biến và ăn đúng cách.


      Trước hết, nhiều người cho rằng nên "kiêng" hẳn trứng nếu họ đang áp dụng một chế độ ăn kiêng, tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu lại phản bác điều này, và trái lại khuyên bạn nên bổ sung trứng vào trong chế độ ăn kiêng của mình, bởi lẽ trong trứng chỉ có chứa một hàm lượng tinh bột rất nhỏ thậm chí là không đáng kể, nhưng bù lại nó có chứa một lượng đáng kể protein, khoáng chất và các loại vitamin thiết yếu.


      Thêm vào đó, cũng có nhiều người coi việc ăn trứng loãng là một món khoái khẩu hay thậm chí là ăn trứng gà khi mới đẻ, với hy vọng sẽ đảm bảo được toàn bộ những chất bổ dưỡng có trong trứng. Nhưng đây quả thực đây lại là thói quen và suy nghĩ rất tai hại, thậm chí gây nên những hậu hoạ khôn lường.


      Bạn cần hiểu rằng, trong trứng có chứa một hàm lượng albumin nhất định, hàm lượng albumin này sẽ gây nên tác dụng " phản chủ" nếu bạn ăn trứng chưa chín kỹ. Hơn nữa, trong trứng cũng có chứa một chất tổng hợp mang tên avadin, gây nên những phản ứng với biotin ( một loại vitamin H), làm mất giá trị của biotin này. Chưa dừng lại ở đó, nếu ăn trứng chần hay trứng chưa chín kỹ sẽ dễ khiến cơ thể bạn bị những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng "tấn công".


      Một con số cảnh báo bạn: hằng năm trên thế giới có tới 5.000 người tử vong do bị các loại vi khuẩn trong trứng tấn công, và trong mỗi quả trứng có chứa tới 10.000 vi khuẩn salmonella gây hại sức khỏe.


      Cũng theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nhiệt độ an toàn để làm chín trứng là khoảng 250 độ F, tương đương với 121 độ. Chính vì thế, bạn nên từ bỏ thói quen ăn trứng chưa chín kỹ, nếu không muốn đối mặt với những rắc rối về mặt sức khoẻ.


      Cũng không có ít người cho rằng, trong trứng có chứa một lượng lớn cholesterol và nếu như một chế độ ăn uống có nhiều cholesterol độc hại sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng cholesterol trong máu, vì thế càng nên ăn ít trứng càng tốt.


      Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng việc tăng hàm lượng cholesterol trong máu không nguy hiểm bằng việc dư thừa chất béo trans và chất béo bão hòa. Hai loại chất béo này mới thật sự là “kẻ thù” nguy hại hơn nhiều so với hàm lượng cholesterol đối với sức khỏe con người.


      Hiệp hội Tim mạch tại Mỹ cũng thừa nhận rằng bạn vẫn có thể xem trứng gà như một món ăn khoái khẩu, miễn là bạn phải “làm chủ” được hàm lượng cholesterol thu nạp qua các loại thực phẩm.


      Lưu ý:


      - Các bà mẹ luôn nghĩ rằng bổ sung trứng gà cho con là rất tốt, nó sẽ giúp tăng hàm lượng protein cho trẻ. Tuy nhiên, có không ít những trường hợp trẻ bị dị ứng ngay sau khi ăn trứng gà, đặc biệt đối với trẻ từ 6 tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm. Vì thế, để an toàn cho bé bạn chỉ nên bổ sung trứng vào khẩu phần ăn của trẻ khi bé đã được hơn 1 tuổi.


      - Mặc dù trứng gà là loại thực phẩm chức năng, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều trứng gà bạn cũng sẽ phải đối mặt với những rắc rối về mặt sức khoẻ. Vậy một câu hỏi đặt ra là môĩ người nên ăn bao nhiêu trứng là đủ?


      Dựa theo kết quả nghiên cứu của Hiệp Hội Tim Mạch Anh Quốc, thì các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng mỗi người không nên ăn quá 4 quả trứng mỗi tuần


      - Các chuyên gia cũng khuyên những người dễ có nguy cơ bị dị ứng không nên ăn trứng và trứng cũng là một trong số những "thủ phạm" dễ gây nên hiện tượng táo bón nếu ăn nhiều.

      ( Dân Trí )

      Comment


      • #18
        Lưu ý khi ăn trứng gà

        Lưu ý khi ăn trứng gà
        Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên trứng chỉ có thể phát huy được hết đặc tính của nó nếu như trứng được chế biến và ăn đúng cách.
        Bí ẩn bên trong quả trứng gà

        Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng, trọng lượng của một quả trứng gà nặng khoảng từ 55 - 60 gam, trong đó, vỏ của quả trứng chiếm 10% trọng lượng, 60% là lòng trắng và 30% là lòng đỏ. Trong một quả trứng gà có chứa khoảng 11% là protein, lòng trắng trứng gà là nguồn cung cấp dồi dào vitamin B2, còn thành phần chủ yếu trong lòng đỏ của trứng gà là chất béo, tuy nhiên những chất béo này lại có đặc tính rất dễ chuyển hoá vì thế chúng dễ dàng được tiêu hoá và hấp thụ tại hệ tiêu hoá trong cơ thể.


        Trong lòng đỏ trứng gà cũng có chứa 1,33 gam cholesterol trong mỗi 100 gam trọng lượng. Trung bình trong mỗi quả trứng gà có trọng lượng 60gam thì có chứa 7,9 gam protein, 7,9 gam chất béo, 103 đơn vị calo, 36 gam canxi, 132 gam phôt pho và 1,26 mg sắt.


        Sai lầm khi ăn trứng


        Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên trứng chỉ có thể phát huy được hết đặc tính của nó nếu như trứng được chế biến và ăn đúng cách.


        Trước hết, nhiều người cho rằng nên "kiêng" hẳn trứng nếu họ đang áp dụng một chế độ ăn kiêng, tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu lại phản bác điều này, và trái lại khuyên bạn nên bổ sung trứng vào trong chế độ ăn kiêng của mình, bởi lẽ trong trứng chỉ có chứa một hàm lượng tinh bột rất nhỏ thậm chí là không đáng kể, nhưng bù lại nó có chứa một lượng đáng kể protein, khoáng chất và các loại vitamin thiết yếu.


        Thêm vào đó, cũng có nhiều người coi việc ăn trứng loãng là một món khoái khẩu hay thậm chí là ăn trứng gà khi mới đẻ, với hy vọng sẽ đảm bảo được toàn bộ những chất bổ dưỡng có trong trứng. Nhưng đây quả thực đây lại là thói quen và suy nghĩ rất tai hại, thậm chí gây nên những hậu hoạ khôn lường.


        Bạn cần hiểu rằng, trong trứng có chứa một hàm lượng albumin nhất định, hàm lượng albumin này sẽ gây nên tác dụng " phản chủ" nếu bạn ăn trứng chưa chín kỹ. Hơn nữa, trong trứng cũng có chứa một chất tổng hợp mang tên avadin, gây nên những phản ứng với biotin ( một loại vitamin H), làm mất giá trị của biotin này. Chưa dừng lại ở đó, nếu ăn trứng chần hay trứng chưa chín kỹ sẽ dễ khiến cơ thể bạn bị những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng "tấn công".


        Một con số cảnh báo bạn: hằng năm trên thế giới có tới 5.000 người tử vong do bị các loại vi khuẩn trong trứng tấn công, và trong mỗi quả trứng có chứa tới 10.000 vi khuẩn salmonella gây hại sức khỏe.


        Cũng theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nhiệt độ an toàn để làm chín trứng là khoảng 250 độ F, tương đương với 121 độ. Chính vì thế, bạn nên từ bỏ thói quen ăn trứng chưa chín kỹ, nếu không muốn đối mặt với những rắc rối về mặt sức khoẻ.


        Cũng không có ít người cho rằng, trong trứng có chứa một lượng lớn cholesterol và nếu như một chế độ ăn uống có nhiều cholesterol độc hại sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng cholesterol trong máu, vì thế càng nên ăn ít trứng càng tốt.


        Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng việc tăng hàm lượng cholesterol trong máu không nguy hiểm bằng việc dư thừa chất béo trans và chất béo bão hòa. Hai loại chất béo này mới thật sự là “kẻ thù” nguy hại hơn nhiều so với hàm lượng cholesterol đối với sức khỏe con người.


        Hiệp hội Tim mạch tại Mỹ cũng thừa nhận rằng bạn vẫn có thể xem trứng gà như một món ăn khoái khẩu, miễn là bạn phải “làm chủ” được hàm lượng cholesterol thu nạp qua các loại thực phẩm.


        Lưu ý:


        - Các bà mẹ luôn nghĩ rằng bổ sung trứng gà cho con là rất tốt, nó sẽ giúp tăng hàm lượng protein cho trẻ. Tuy nhiên, có không ít những trường hợp trẻ bị dị ứng ngay sau khi ăn trứng gà, đặc biệt đối với trẻ từ 6 tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm. Vì thế, để an toàn cho bé bạn chỉ nên bổ sung trứng vào khẩu phần ăn của trẻ khi bé đã được hơn 1 tuổi.


        - Mặc dù trứng gà là loại thực phẩm chức năng, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều trứng gà bạn cũng sẽ phải đối mặt với những rắc rối về mặt sức khoẻ. Vậy một câu hỏi đặt ra là môĩ người nên ăn bao nhiêu trứng là đủ?


        Dựa theo kết quả nghiên cứu của Hiệp Hội Tim Mạch Anh Quốc, thì các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng mỗi người không nên ăn quá 4 quả trứng mỗi tuần


        - Các chuyên gia cũng khuyên những người dễ có nguy cơ bị dị ứng không nên ăn trứng và trứng cũng là một trong số những "thủ phạm" dễ gây nên hiện tượng táo bón nếu ăn nhiều.

        ( Dân Trí )

        Comment


        • #19
          Dấu hiệu khi thiếu Sinh Tố

          Câu Chuyện Thầy Lang

          Dấu Hiệu Khi Thiếu Sinh Tố
          Sinh tố là những chất hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng và duy tŕ sức khỏe cũng như góp phần vào việc điều hành chức năng của các cơ quan, bộ phận trong người.

          Tên tiếng Anh của Sinh Tố là Vitamin, có nguồn gốc tiếng La Tinh “vita” có nghĩa là đời sống và amino là chất dinh dưỡng cần thiết.

          Hầu hết các sinh tố được cung cấp từ thức ăn, v́ cơ thể con người không tổng hợp được, ngoại trừ hai sinh tố D và K. Điều may mắn là trong thực phẩm đều có đủ các loại sinh tố.

          Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng sinh tố rất nhỏ nhưng lượng nhỏ đó giữ vai tṛ rất quan trọng cho sự sống c̣n của con người. Không có sinh tố th́ những sinh vật cao cấp như loài người không thể tồn tại.

          Một số công dụng của sinh tố:

          - Góp phần vào việc cấu tạo tế bào máu, xương và răng.

          - Điều hành có hiệu quả những chức năng của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt...

          -Giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng.

          -Giữ vai tṛ xúc tác trong các phản ứng sinh hóa và biến năng lượng để giúp tế bào hoàn thành các chức năng rất cần thiết cho sức khỏe của con người.

          -Ngoài ra, sinh tố c̣n có tác dụng hỗ trợ cơ thể sử dụng các khoáng chất, chất đạm, chất bột đường và nước.

          Điều cần lưu ư là các sinh tố không cung cấp năng lượng (calori) và không có khả năng tự nó làm tăng trưởng cơ thể như các chất đạm, chất béo, carbohydrate, khoáng chất và nước.

          Có 13 loại sinh tố chính. Đó là sinh tố A, C, D, E, K và tám sinh tố thuộc nhóm B như B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B5 (pantothenic acid), B6 (pyridoxine), B12 cobalamin), folacin (acid foli) và biotin.

          Đặc biệt, sinh tố A vừa có trong thực phẩm từ động vật như thịt, trứng... lại cũng có ở dạng gọi là caroten trong thực vật. Khi được đưa vào cơ thể, caroten được biến thành sinh tố A. Caroten có nhiều trong cà rốt, rau xanh, cà chua .. Caroten c̣n là một chất chống oxy hóa rất hữu hiệu.

          Ngoài ra c̣n một số chất không là sinh tố nhưng có các chức năng gần giống như sinh tố (vitaminlike substances). Chẳng hạn như bioflavonoid, carnitine, coenzyme, inositol.

          Sinh tố được chia ra làm hai nhóm: Nhóm ḥa tan trong chất béo như các sinh tố A, D, E, và K và nhóm ḥa tan trong nước gồm có sinh tố C và các sinh tố B.

          Sự phân biệt này rất quan trọng v́ cơ thể tồn trữ sinh tố ḥa tan trong chất béo ở gan và mô béo tương đối lâu hơn, nên t́nh trạng thiếu hụt các sinh tố nhóm này chậm xẩy ra. C̣n những sinh tố ḥa tan trong nước chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể và cần được bổ sung thường xuyên để tránh các bệnh gây ra do thiếu những sinh tố nhóm này.

          Đa số sinh tố rất dễ bị sức nóng và ánh sáng hủy hoại. Do đó, dù trong quá tŕnh tồn trữ và nấu nướng thực phẩm, một số sinh tố bị mất đi. Sự mất mát càng lớn khi thực phẩm được tồn trữ dưới ánh sáng, sức nóng hoặc không được ướp lạnh, cất giữ đúng cách.

          Sinh tố ḥa tan trong mỡ béo có tính chất ổn định hơn sinh tố ḥa tan trong nước khi thực phẩm được nấu nướng. Ví dụ, khi đun sôi th́ lượng sinh tố ḥa tan trong nước bị phân hủy trong nước nóng, cho nên muốn duy tŕ lượng sinh tố này th́ không nên nấu quá lâu và chỉ nên nấu với ít nước.

          Mỗi sinh tố có nhiệm vụ riêng của nó. Trong một số trường hợp, vài loại sinh tố có tác dụng hỗ tương nhưng không thể thay thế cho nhau.

          Ví dụ:

          -Sinh tố D có hiệu quả tốt hơn nếu dùng chung với sinh tố A.

          -Cặp sinh tố D và A hoạt động tốt hơn nếu có sự hiện diện của sinh tố B;

          -Sinh tố E được tăng hiệu năng khi đi chung với cặp sinh tố D và A;

          -Sinh tố C có ảnh hưởng đến tác dụng của sinh tố A;

          -Khi thiếu sinh tố B1 th́ sự hấp thụ những sinh tố khác trong cơ thể gặp trở ngại.

          Mặc dầu cơ thể cần sinh tố, nhưng sinh tố không thể thay thế thực phẩm. Nếu thay thế được th́ người ta đă không cần những bữa ăn rườm rà mà chỉ cần uống vài viên sinh tố.

          Các dấu hiệu khi cơ thể thiếu sinh tố.

          1-Thiếu sinh tố A

          Nhu cầu sinh tố A mỗi ngày là 900mcg.

          Thiếu sinh tố A sẽ đưa đến giảm thị giác, mờ mắt ban đêm, giác mạc khô và đục, răng yếu mau hư, da khô có vẩy, tóc khô gịn, cơ thể dễ bị nhiễm trùng, xương chậm phát triển.

          Tuy nhiên, t́nh trạng thiếu sinh tố A ít khi xẩy ra v́ thực phẩm ăn vào hàng ngày có rất nhiều sinh tố này.

          Sinh tố A có nhiều trong dầu gan cá, gan và thận động vật, sữa, ḷng đỏ trứng gà, các loại rau trái cây có lá và vỏ mầu vàng...

          2- Thiếu sinh tố D

          Thiếu sinh tố D sẽ làm giảm sự hấp thụ calcium và phosphore ở ruột với hậu quả là xương và răng mềm và biến dạng. Trẻ em thiếu sinh tố D sẽ bị bệnh c̣i xương: xương ngực nhô về phía trước, xương sọ chậm khép kín, xương sống cong, răng sữa chậm mọc, răng khôn mỏng manh, men răng mau hư.

          Ngoài ra, thiếu sinh tố D cũng đưa đến chứng co cứng và giựt các cơ (tetany), đặc biệt là cơ mặt, bàn tay, bàn chân.. Chứng này cũng xẩy ra trong trường hợp calcium huyết xuống thấp.

          Nhu cầu sinh tố D hàng ngày vào khoảng 5mcg.

          Thực phẩm cung cấp rất ít sinh tố D, nhưng thiên nhiên đă giúp cơ thể tạo ra sinh tố D qua tác dụng của tia nắng mặt trời lên da. Mỗi ngày ta chỉ cần phơi nắng khoảng mười phút, hai ba lần mỗi tuần là có đủ số sinh tố D cần thiết.

          Sinh tố D có nhiều trong các loại cá béo như cá trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ... Gan, ḷng đỏ trứng, bơ, sữa có một ít sinh tố D. Rau và trái cây hầu như không có sinh tố này.

          3- Sinh tố E

          Dấu hiệu do thiếu sinh tố E ít khi thấy ở con người, v́ sinh tố này có trong mọi loại thực phẩm. Ngoài ra, sinh tố được tồn trữ trong một thời gian khá lâu trong tất cả các mô bào.

          Sinh tố E giúp duy tŕ sự vẹn toàn của tế bào máu, bảo vệ tế bào phổi với ô nhiễm và giúp các tế bào này hô hấp hiệu quả hơn. Trái với sự tin tưởng của nhiều người, sinh tố E không tăng cường khả năng t́nh dục của nam giới.

          Trẻ sơ sinh, nhất là khi sinh thiếu tháng, không có đủ sinh tố E sẽ có một số dấu hiệu như phú nề, vết thương trên da, tế bào máu bất b́nh thường..

          Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 8mg sinh tố E.

          Sinh tố E có nhiều trong rau salad và các loại dầu thực vật ngoại trừ dầu dừa, mầm lúa ḿ, bắp, các loại hạt có vỏ cứng như hạt dưa, hạt bí, trong măng tây và các loại rau có lá màu lục...

          Thực phẩm động vật có rất ít sinh tố E.

          4- Sinh tố K

          Sinh tố K giúp cơ thể chống chẩy máu khi bị thương tích trên da thịt hoặc xuất huyết tại các cơ quan nội tạng. Sinh tố này cũng giúp gan tổng hợp các yếu tố đông máu, mà khi thiếu, máu sẽ ở trong t́nh trạng liên tục loăng.

          Khi thiếu sinh tố K, máu sẽ không đông, vết thương chẩy máu liên tục.

          Các vi khuẩn trong ruột tạo ra 80% số lượng sinh tố K cần thiết, phần c̣n lại do thực phẩm cung cấp. Sinh tố này có nhiều trong trà xanh, củ cải, đậu nành, dầu thực vật, gan, ḷng đỏ trứng...

          5- Sinh tố B1

          Thiếu sinh tố B1, con người trở nên dễ mệt mỏi, kém tập trung, ăn không ngon, đau bụng, buồn nôn, đầu ngón tay tê dại, nhịp tim nhanh, mất cảm giác v́ viêm dây thần kinh ngoại vi, sưng phù cơ thể...

          Sinh tố B1 (hoặc thiamine) có nhiều trong mầm lúa ḿ, mầm đậu nành, hạt hướng dương, gạo lức, ḷng đỏ trứng, gan động vật, thịt nạc, cá...

          Nhu cầu hàng ngày của cơ thể với sinh tố B1 là từ 1-3mg.

          6- Sinh tố B2

          Các dấu hiệu do thiếu sinh tố B2 gồm có: cơ thể mệt mỏi, vết thương chậm lành, thủy tinh thể đục, mắt cay không chịu được ánh sáng mạnh, lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gẫy, móng tay chân gịn...

          B2 có nhiều trong sữa, phó mát, thịt nạc, tim gan thận động vật, trứng, hạt ngũ cốc, rau có lá mầu lục...

          Mỗi ngày cơ thể cần 1,5mg B2.

          7- Sinh tố B3

          Khi thiếu sinh tố B3 hoặc Niacin, các triệu chứng sau đây có thể xẩy ra: giảm sinh lực, mất ngủ, hay quên, tâm thần căng thẳng, lo âu, tính t́nh gắt gỏng; nhức đầu, sưng và chẩy máu ở nướu răng, viêm ngứa trên da... Thiếu trầm trọng có thể đưa tới bệnh Pellagra với viêm da, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, giảm cân, giảm trí nhớ...

          Sinh tố này có nhiều trong các thực phẩm giầu chất đạm như gan, thận, thịt nạc, cá, nấm, các loại hạt, sữa, ngũ cốc, rau, trứng...

          Nhu cầu hàng ngày từ 5 tới 17mg sinh tố B3.

          8- Sinh tố B6

          Thiếu sinh tố B6 (Pyridoxine) có những biểu hiện như giảm sinh lực, ăn mất ngon, mất kư, ngủ mê, buồn rầu, tinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu, da chung quanh mắt, mũi, miệng trở nên nhờn và đóng vẩy,... Trẻ em thiếu sinh tố này thường hay lên cơn động kinh, bẳn tính...

          B6 có nhiều trong cám gạo và lúa ḿ, hạt hướng dương, có ít hơn trong trái chuối, trái bơ, cá, thận, gan, thịt gà, đậu nành...

          Nhu cầu sinh tố B6 khoảng 2mg/ngày.

          9- Sinh tố B12

          Mỗi ngày, nhu cầu sinh tố B12 là từ 2 đến 4mcg. Nếu ăn 100gram thịt ḅ là đă có đủ số lượng B12 này.

          Thiếu sinh tố B12 thường thấy ở người chỉ ăn rau trái cây hoặc những người không sản xuất được yếu tố nội tại tạo sinh tố B12, v́ bị cắt bỏ bao tử, thiếu máu ác tính, nhiễm kư sinh trùng ...

          Dấu hiệu thiếu sinh tố B12 gồm có: lưỡi viêm đỏ, cơ thể yếu đuối, ăn không ngon, da vàng nhợt, khó thở, giảm cân, đi đứng không vững, rối loạn thần kinh, tính t́nh cáu kỉnh, buồn rầu...

          Gan là cơ quan chứa nhiều sinh tố B12 nhất rồi đến thận, tim, thịt ḅ, cá, ḷng đỏ trứng, sữa, sữa chua, phó mát, ṣ, cua... Thực phẩm thực vật không có sinh tố B12.

          10- Sinh tố C

          Hiện nay, t́nh trạng thiếu sinh tố C trong cơ thể ít khi xảy ra, v́ có rất nhiều thực phẩm cũng như nước uống chứa sinh tố này. Tuy nhiên, khi thiếu, các dấu hiệu sau đây sẽ xuất hiện: giảm cân, mệt mỏi, kém tập trung, đau nhức khớp và cơ, khó thở, sưng và chẩy máu nướu, chẩy máu dưới da, vết thương lâu lành. Thiếu trầm trọng sinh tố C sẽ đưa tới bệnh scurvy với rụng răng, mềm xương, mạch máu dễ vỡ, chẩy máu, thiếu máu, suy tim, tử vong...

          Sinh tố C có nhiều trong các loại trái chua như chanh, cam, dâu, cà chua ... hoặc trong súp-lơ, khoai lang, khoai tây...Thịt cá chứa rất ít sinh tố C.

          Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 60mg sinh tố C.

          Kết luận:

          Trên đây là dấu hiệu khi cơ thể thiếu sinh tố trầm trọng. Sự thiếu trầm trọng này thường hay xảy ra khi con người ‘nhất bên trọng, nhất bên khinh’, chỉ thích ăn thực phẩm này mà bỏ rơi thực phẩm kia. Hoặc tiêu thụ thực phẩm không có chất dinh dưỡng.

          Cho nên, để tránh nguy cơ bệnh tật gây ra do thiếu sinh tố, cần ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. V́ mỗi thực phẩm có thành phần chất dinh dưỡng riêng.

          Ngoài ra, mỗi ngày có thể uống thêm một viên đa sinh tố, để trong ḷng đỡ thắc mắc, lo ngại thiếu vitamin. Đặc biệt là đối với quư vị tuổi cao, ‘ăn cho xong bữa‘, cốt sao no bụng th́ thôi...

          Texas-Hoa Kỳ

          BS NGUYỄN Ý ĐỨC

          Comment


          • #20
            24 dấu hiệu cảnh báo nên để ý tránh tai họa về sức khỏe

            Những dấu hiệu cảnh báo nên để ý… để tránh tai họa về sức khoẻ.

            Thanh Diệp sưu tầm

            "24 warning signs you cannot afford to ignore"

            Các vụ đau đớn hay bệnh tật thông thường rất có thể là chẳng có gì quan trọng… nhưng đôi khi lại cực kỳ nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cẩn phải cẩn thận cân nhắc những gì phải làm mỗi khi sự việc xẩy ra cho chúng ta

            1- Khi không (bỗng nhiên) thấy tức thở

            Lý do: Có thể là do nghẽn mạch phổi (pulmonary embolus)

            Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi. Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lý do khác là tim lên cơn đau hoặc trụy tim.

            Cả hai tình huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí . Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu

            2- Tim đập rộn trong khi đang ngồi yên

            Lý do: Có thể là do lên cơn đau tim (heart attack)

            Nhận xét: Đánh trống ngực (palpitations) có thể chỉ là vì ưu tư lo lắng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hay chứng loạn nhịp tim (arrhythmia) . Nên liên lạc với bác sĩ ngay

            3- Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường

            Lý do: Có thể là do huyết áp thấp

            Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng đươc gọi là "huyết áp thế đứng thấp" (orthostatic hypotension) gây ra bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp.

            Một lý do khác có thể là chứng "chóng mặt tư thế nhẹ " (benign positional vertigo) gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán

            4- Nước tiểu rò rỉ

            Lý do: Có thể là do chứng xón đái (urinary incontinence) mà nguyên nhân không phải vì lão hoá, nhiểm khuẩn đường tiểu (urinary tract infection-UTI) , bệnh tiền liệt tuyến, dây thẩn kinh bị ép hoặc tiểu đường

            Nhận xét: Đi gặp bác sĩ để chẩn đóan

            5- Đầu đau như búa bổ

            Lý do: Có thể là do xuất huyết não

            Nhận xét: Trong phần lớn trường hợp đó là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine) chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là hết. Nhưng một vài trường hợp hiếm xẩy ra là chứng nhức đầu có thể là dấu hiệu có khối u hay xuất huyết trong não. Cần đặc biệt chú ý là khi bị đau nhiều nửa bên đầu một cách đột ngột và kéo dài mà lại kèm theo buồn nôn, ói mửa, và chảy nước mắt. Trong trường hợp sau này phải đi bệnh viện gấp

            6- Mắt bị sưng vù

            Lý do: Có thể là do viêm dây thần kinh mắt (optic neuritis)

            Nhận xét: Giây thần kinh mắt có thể bị nhiễm khuẩn hay bị dị ứng. Nếu chữa sớm thì không hại gì cho mắt vì vậy cần đi bác sĩ khẩn cấp.

            7- Tai đau và mắt nhìn thấy hai hình (song thị)

            Lý do: Có thể do tai giữa bị nhiễm khuẩn

            Nhận xét: Bệnh có thể trở thành nghiêm trọng bất ngờ vì vậy cần đi bác sĩ cấp thời nếu chứng đau không dứt và/hoặc có bị thêm chóng mặt lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, nửa ngủ nửa thức, cổ cứng đơ, sưng ở sau tai, sốt nhiều và liệt mặt.

            8- Tự nhiên giảm sút ký

            Lý do: Có thể là do ung thư.

            Nhận xét: Nếu ăn uống vẫn bình thường như cũ mà đột nhiên bị sút cân thì có thể là bị bệnh ác tính.

            Một nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết (endocrinic abnormality) như bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disorder), trầm cảm hay tiểu đường. Nên đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.

            9- Đột nhiên đau háng

            Lý do: Có thể là do tinh hoàn bị xoắn

            Nhận xét: Đây là một khuyết tật bẩm sinh khá thông thường. Ống dẫn tinh trùng bị xoắn làm máu không chạy tới tinh hoàn. Cơn đau cũng giống như bị đá vào háng. Đôi khi ngoài cơn đau còn thấy bị sưng nữa. Trong vòng 4 hay 6 tiếng thì còn cứu đươc, chứ trễ từ 12 đến 24 tiếng thì coi như phải cắt bỏ. Một nguyên nhân khác có thể là nhiểm khuẩn mào tinh hoà (epididymis) tức là bộ phận trữ tinh trùng. Trong trường hợp này có thể dùng trụ sinh để chữa trị

            10 - Đau nhói gan bàn chân

            Lý do: Có thể là do bệnh thần kinh (neuropathy)

            Nhận xét: Đau nhói cứ tái phát ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể có thể là do sự nén ép dây thần kinh, tăng thông khí phổi (hyperventilation) hoặc bệnh thẩn kinh. Liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt

            11- Vết thâm tím mãi không tan

            Điều gì xẩy ra: Bệnh tiểu đường

            Nhận xét: Vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu
            hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân).

            Nên tìm cách giảm cân ( giảm 10 phẩn trăm trọng lượng ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và coi chừng thói quen ăn uống.

            12 - Răng đau buốt khi ăn xô cô la

            Điều gì sẽ xẫy ra: Viêm lợi

            Nhận xét: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là nhạy cảm với đồ ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng mất mầu và có mùi khi cà răng.

            Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trươc khi làm sâu răng

            13 - Vòng eo rộng 42 inch

            Điều gỉ sẽ xẩy ra: bất lực

            Nhận xét: Có thể bây giờ chưa có vấn đề nhưng trong tương lai bạn có thể bị loạn năng cường dương (erectile disfunction) . Nguyên do là vì khi đàn ông quá mập các động mạch thường hay bị nghẹt nên dòng máu không đủ làm cho cương. Hãy tập thể dục đều cho đến khi eo thon lại, thắt vừa dây lưng 34 inch

            14 - Mắt thoáng không thấy gì — chỉ trong một giây

            Lý do: Có thể là do đột quỵ (stroke)

            Nhận xét: Các yếu tố rủi ro chính của đột quỵ là cao huyết áp (trên 140/90) và cholesterol toàn phần cao hơn 200. Bị tê một bên người và tạm thời hai mắt không nhìn thấy gì là những dấu hiệu đáng chú ý nhất.

            Đột nhiên bị tê, nói liú lưỡi, hay mất thăng bằng có thể là bẳng chứng của một cơn đột quỵ nhẹ gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack- TIA). Đột quỵ nhẹ này thường báo trước một đột quỵ thật sự nên khi có triệu chứng của TIA thỉ phải gặp bác sĩ ngay

            15 - Có cảm giác như bị ợ nóng (heartburn)

            Lý do: Có thể là do chứng đau thắt (angina)

            Nhận xét: Đau ngực cả hàng giờ, lúc có lúc không, được bác sĩ gọi là "hội chứng mạch vành không ổn định" (unstable coronary syndrome). Nguyên nhân là vì các cục đông máu đươc tạo thành bên trong thành động mạch vành ngay tại chỗ mảng (plaque) bị bể vỡ. Khoảng 50 phẩn trăm những người có hội chứng trên đây sẽ bị lên cơn đau tim trong vòng 6 tháng sau. Mỗi khi thấy đau thắt ngực, cần phải đi bệnh viện

            16 - Đau lưng nhiều

            Lý do: Có thể là do chứng phình mạch (aneurysm)

            Nhận xét: Đau cũng tương tự như vừa dọn dẹp xong tủ quẩn áo bề bộn. Thế nhưng chườm
            nóng, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không khỏi. Nếu không phải vì tập thể dục thì đau lưng bất chợt như vậy có thể là dấu hiệu của chứng phình mạch. Chứng đau này chỉ hết khi động mạch chủ bị bể. Một nguyên nhân khác của chứng đau lưng này –kém phần nguy hiểm hơn–là sạn thận. Bác sĩ cho chụp CT scan để xác định vị trí và hình dạng của chỗ mạch phình, sau đó cho uống thuốc huyết áp hay giải phẫu ghép nối nhân tạo.

            17- Ngồi lâu trên ghế không yên

            Lý do: Có thể do các cơ lưng bị căng thẳng

            Nhận xét: Nếu cứ phải thay đổi vị thế ngồi luôn tức là có dấu hiệu các cơ lưng bị căng thẳng và điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới. Cẩn phải lựa chọn ghế ngồi cho thoải mái, sao cho đầu ở vị trí ngay đối với cột sống để giảm tối thiểu sức căng thẳng trên cổ, vai và lưng dưới

            18 - Bạn mới biết thân phụ bị cao huyết áp

            Điều gì sẽ xẩy ra: Bạn cũng sẽ bị cao huyết áp luôn

            Nhận xét: Vì bệnh cao huyết áp vừa phải không có dấu hiệu bên ngoài nên cẩn phải đo huyếp áp mỗi năm một lần, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử bị cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy là những người bị căng thẳng tinh thần vì cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp cũng có nhiểu rủi ro bị bệnh này luôn. Nếu số đo huyết áp cao hơn 140/90, bạn nên tập thể dục nhiều hơn, tìm cách sụt cân, giảm sodium trong chế độ ăn uống, ăn loại cá tốt cho tim, uống nhiều vitamin C.

            19 - Tay bị run khi tập thể dục

            Lý do: Có thể là do cơ bắp bị mỏi mệt

            Nhận xét: Nếu bạn đã bỏ tập cả nhiều tháng thì cơ bắp bị run có thể là vì mệt mỏi. Vì vậy khi mới tập trở lại bạn nên tập vừa phải, đừng tập quá mệt. Bạn hãy ngưng tập khi cảm thấy các cơ bắp bắt đầu run

            20 - Trong bàn tiệc bạn thấy mọi thứ đều quay cuồng

            Lý do: Do bạn đã quá chén

            Nhận xét: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Vì vậy nếu bạn uống quá nhiều, tất cả những gì trong cơ thể có liên quan tới hệ này sẽ đều bị suy yếu: trí phán đoán, khí sắc, khả năng phối hợp và quân bình, sự nhạy cảm với đau đớn, khả năng sinh dục… Bạn nên tránh đừng uống ruợu nhiều. Bạn nên nhớ là nếu nồng độ rượu trong máu hơn 0.06 phần trăm là trên pháp lý bạn đã bị coi như là say rượu

            21- Đau dai dẳng ở bàn chân và cẳng chân

            Lý do: Nhiều triển vọng là do gẫy xương vì sức nén (stress fracture)

            Nhận xét: Cũng giống như các mô khác trong cơ thể, xương tự tái tạo. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá mạnh, xương không có cơ hội để lành trở lại nên một vết gẫy vì sức nén (stress fracture) sẽ có thể xuất hiện. Vì thế mu bàn chân và phiá trước cẳng chân sẽ đau dai dẳng. Bạn càng tập thể dục thì càng đau và ngay cả khi ngưng nghỉ cũng đau. Uống thuốc ibuprofen hay paracetamol không ăn thua gì.

            Thuốc mầu phóng xạ cho thấy chỗ xương gẫy qua hình chụp tia X, và bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ tập cho đến khi xương lành. Trường hợp xấu nhất là bạn phải bó bột vài tuần.

            22 - Đau như cắt ở bụng

            Lý do: Vì vùng giữa xương sườn và háng có kẹt đầy các bộ phận nên đau có thể là triệu chứng hoặc của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng hoặc của túi mật bị sưng. Cả ba trường hợp đểu có cùng một nguyên nhân: vì một lý do nào đó các bộ phận này đã bị nhiễm khuẩn nguy hại đến tính mạng.

            Nhận xét: Nếu để bộ phận nói trên bể vỡ ra thì bệnh nhân có thể bị chết, vì vậy cẩn đi bệnh viện cấp thời

            23- Cẳng chân bị đau và sưng to

            Lý do: Có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis –DVT)

            Nhận xét: Chỉ cẩn ngổi một chỗ liền chừng 6 tiếng hay hơn là máu sẽ tụ ở cẳng chân dưới tạo thành cục đông máu (gọi là chứng huyết khối tĩnh mach sâu). Cục đông máu đủ lớn sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng. Xoa cẳng chân là điểu đầu tiên bạn sẽ làm nhưng cũng là điều tệ hại nhất vì cục đông máu lớn có thể chạy ngược lên phổi, điều nầy gây nguy
            hiểm đến tính mạng của bạn.

            Muốn chụp hình tia X để định bệnh DVT bác sĩ phải chích chất mẩu vào tĩnh mach. Bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục đông máu hoặc đặt cái lọc vào tĩnh mạch để chặn cục đông máu không cho chạy lên phổi


            24 - Tiểu tiện bị đau

            Lý do: Có thể là do ung thư bàng quang (bọng đái)

            Nhận xét: Rặn tiểu là cả một cực hình và nước tiểu lại có màu rỉ sắt. Đau và máu trong nước tiểu là hai triệu chứng của ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu tố rủi ro bị bệnh lớn nhất. Nếu khám phá sớm bệnh có 90 phẩn trăm triển vọng đươc chữa khỏi. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng có cùng các triệu chứng như trên

            Comment


            • #21
              Gai cột sống ở người cao tuổi

              Gai cột sống ở người cao tuổiGai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.
              Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

              Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

              Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

              Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

              Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

              Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

              Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

              Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.
              Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

              Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.

              Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

              (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

              Comment


              • #22
                Điều cần biết - Ung Thư Da

                Tôi Có Rủi Ro bị Ung Thư Da Không?
                Bạn có biết số người mắc bệnh ung thư da và tử vong vì bệnh ung thư da đang gia tăng ở Hoa Kỳ? Vấn đề này đặc biệt gây lo lắng cho nhiều người vì phần lớn các dạng ung thư khác đang giảm xuống. Ánh nắng mặt trời là nguồn phát ra tia tử ngoại (hay còn gọi là tia cực tím – Ultraviolet radiation – UV) – loại tia huỷ hoại da và gây ra bệnh ung thư da. Mức ảnh hưởng của UV phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, thời gian tiếp xúc với ánh sáng, và da có được bảo vệ hay không. Không có tia UV nào, cũng như không có cách phơi nắng nào, là an toàn cả.

                Phơi nắng có thể gây ung thư da ở mọi lứa tuổi. Da và mắt dễ bị tác hại của ánh nắng mặt trời nhất. Bạn cần đặc biệt cẩn thận đối với ánh nắng mặt trời nếu bạn:

                Có nhiều nốt ruồi to nhỏ khác nhau;

                Có tàn nhang hoặc rám nắng trước khi bắt nắng;

                Có da mỏng, hoặc tóc vàng, tóc đỏ hoặc tóc màu nâu nhạt;

                Thường xuyên ở ngoài trời.

                Melanoma là một loại ung thư da nguy hiểm nhất, và là nguyên nhân của hơn 75% tử vong do bệnh ung thư da gây ra. Ngoài ra, ánh nắng làm cho da già đi trước tuổi, da nhăn, tăng nhãn áp (cataracts), và những rủi ro khác cho mắt.

                Làm Sao Để Không Bị Tia Tử Ngoại Tác Hại?

                Nếu bạn làm việc ngoài trời, có 5 biện pháp quan trọng mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ da chống lại tác hại của tia tử ngoại UV và bệnh ung thư da:

                Che kín. Mặc quần áo che phủ thân thể càng kín càng tốt. Hãy chọn những loại quần áo nào có thể ngăn cản ánh sáng. Để biết quần áo nào có thể bảo vệ bạn, hãy áp dụng phương cách này: đặt tay bạn vào giữa tấm vải và một nguồn sáng. Nếu bạn nhìn thấy được tay bạn xuyên qua lớp vải, thì vải không đủ khả năng bảo vệ bạn với tác hại của ánh nắng mặt trời.

                Dùng kem chống nắng có độ SPF (Sun Protection Factor) 15 hoặc cao hơn. Chuyên gia đề nghị nên dùng sản phẩm có độ SPF tối thiểu là 15. Độ SPF là mức bảo vệ khỏi bị cháy nắng có trong kem chống nắng. 15 SPF ngăn được 93 phần trăm tia tử ngoại UV; 30 SPF ngăn được 97 phần trăm tia tử ngoại UV. Sản phẩm có nhãn hiệu “broad spectrum” (hệ quang phổ rộng) ngăn được cả hai loại tia tử ngoại UVB và UVA. Cả hai loại tia này đều có thể gây ung thư da.

                Đội nón. Nón có vành to là lý tưởng nhất, vì nó bảo vệ được cổ, tai, mắt, trán, mũi, và da đầu. Nón lưỡi trai bảo vệ mặt và đầu, nhưng không thể bảo vệ phía sau cổ và tai, là những vùng bệnh ung thư thường phát triển.

                Đeo kính mát cản tia UV. Kính mát cản tia UV có thể giúp bạn bảo vệ mắt chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Kính mát lý tưởng không nhất thiết phải là loại đắt tiền, nhưng nó phải cản được 99 đến 100 phần trăm tia tử ngoại UVA và UVB. Hãy xem kỹ nhãn hiệu để phân biệt. Kính đậm không phải là kính tốt nhất. Ngăn chặn được tia UV là do chất hóa học vô sắc được tráng lên mặt kính, không phải là màu sắc hoặc độ đậm nhạt của mặt kính.

                Hạn chế phơi mình dưới ánh nắng chiếu trực diện. Tia UV mạnh nhất khi mặt trời lên cao, vào khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu bạn không nhận định được mức độ khắc nghiệt của ánh nắng, thì hãy xem bóng của bạn. Nếu bóng của bạn ngắn hơn bạn, thì tia nắng mặt trời rất mạnh. Hãy tìm chỗ mát để tránh nắng.

                Bạn có thể kiểm tra chỉ số UV ở địa phương bạn. Chỉ số này thường được phổ biến trên báo chí , hoặc đài truyền hình trong mục dự báo thời tiết. Chỉ số từ 1 đến 10 dự đoán độ phóng xạ của tia UV rọi xuống mặt trái đất lúc 12 giờ trưa tại 58 thành phố. Số càng lớn thì mức phóng xạ càng cao. Chỉ số này giúp ta xác định khi nào cần tránh nắng và khi nào cần phải dùng đến những phương pháp đặc biệt. (Xin xem http://www.nws.noa a.gov/om/uvi.htm.)

                Tôi Có Cần Đi Khám Nghiệm Không?

                Rất cần: Nếu được phát hiện kịp thời, bệnh ung thư da hầu như có thể chữa khỏi. Các triệu chứng chính báo hiệu bệnh ung thư da là những chấm trên da và thường hay thay đổi về kích thước, hình dạng và màu sắc trong vòng một tháng đến một, hai năm. Những loại ung thư da thường thấy – basal cell và squamous cell – thường có hình dạng như một mụn mầu lạt, giống như sáp, trong như ngọc hoặc có các vẩy đỏ góc cạnh; hoặc vết lở không lành; còn dạng melanoma thì bắt đầu bằng những mụt ruồi nhỏ. Việc khám nghiệm thân thể rất quan trọng. Ta cần đi bác sỹ khám bệnh nếu thấy da có những thay đổi bất thường.

                Làm Sao Có Thể Biết Thêm Về Cách Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư Da?

                Có rất nhiều trang mạng cung cấp tài liệu về cách phòng ngừa, phát hiện, và chữa trị bệnh ung thư da như :

                Hội Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ cung cấp thông tin về ung thư da trên mạng mạng lưới tại http://www.cancer.org, gọi số 1-800-ACS-2345.

                Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (Centers for Disease Control and Prevention), cung cấp rất nhiều tài liệu về sức khỏe bao gồm cả bệnh ung thư da trên mạng lưới tại http://www.cdc.gov/ChooseYour Cover, gọi số 1-888-842-6345.

                Comment



                Hội Quán Phi Dũng ©
                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                website hit counter

                Working...
                X