Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nguồn gốc ra đời của “Áo dài bà Nhu” gần 60 năm trước – Ai là người thiết kế ra chiếc

Collapse
X

Nguồn gốc ra đời của “Áo dài bà Nhu” gần 60 năm trước – Ai là người thiết kế ra chiếc

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguồn gốc ra đời của “Áo dài bà Nhu” gần 60 năm trước – Ai là người thiết kế ra chiếc

    Nguồn gốc ra đời của “Áo dài bà Nhu” gần 60 năm trước – Ai là người thiết kế ra chiếc áo dài cổ thuyền?


    Từ hơn nửa thế kỷ nay cái áo dài cổ thuyền vẫn được quen gọi là “áo dài bà Nhu”, và được cho là do bà Ngô Đình Nhu thiết kế. Nhưng theo người mẫu trình bầy cái áo loại này đầu tiên thì câu chuyện không hẳn như vậy.


    Sự thanh lịch kín đáo là chuẩn mực tại một trong những buổi trình diễn thời trang chính thức đầu tiên ở Sài Gòn vào ngày 31 tháng 3 năm 1961, với những tà áo dài Việt Nam thướt tha sánh bước cùng đầm dạ hội phương Tây.

    Buổi trình diễn thời trang này năm trong khuôn khổ một hội chợ Tiểu Công nghệ với quy mô rộng được tổ chức ở phòng Văn Hóa của thành phố Sài Gòn trên đường Tự Do, nay là đường Đồng Khởi. Lồng trong chương trình là buổi trình diễn thời trang áo dài chính thức đầu tiên của Việt Nam theo lệnh của bà Ngô Đình Nhu. Tất cả được giao cho đạo diễn phim ảnh Thái Thúc Nha điều khiển.

    Mục đích chính là quảng bá việc sử dụng vật liệu địa phương vừa túi tiền của người bình dân. Tổng cộng 48 thiết kế khác nhau được trình diễn trước sự cổ cũ nồng nhiệt của khán giả. Một khoảnh khắc nổi bật đến vào lúc này khi diễn viên điện ảnh Kiều Chinh trình làng một kiểu áo dài cách tân với họa tiết lạ mắt. Cô lập tức thu hút sự chú ý.



    Diễn viên Kiều Chinh lần đầu tiên trình làng áo dài cổ thuyền năm 1961

    Diễn viên Kiều Chinh kể lại: “Hôm đó có một cái fashion show, mà Kiều Chinh lúc bấy giờ hãy còn trẻ lắm, được mời mặc cái áo, tôi không nhớ người vẽ kiểu áo là ai. Lần đầu tiên mặc một cái áo dài Việt Nam mà không có cổ và tay ngắn. Thời đó gọi là tay áo “trois quarts”, tức là ba phần tư. Lúc mà trình diễn fashion show thì bà Ngô Đình Nhu ngồi ngay hàng đầu. Đây là câu chuyện tôi nghe ông Thái Thúc Nha (giám đốc hãng phim Alpha) kể chuyện lại. Ông ấy nói rằng: “Khi em trình diễn cái áo này thì bà Nhu quay lại hỏi anh là “Con nhỏ nào đây?”, thì anh có trả lời rằng đó là diễn viên điện ảnh Kiều Chinh của hàng phim Alpha”.

    Bà Ngô Đình Nhu là em dâu của Tổng thống Ngô Đình Diệm và được coi là đệ nhất phu nhân không chính thức của VNCH. Trước đó bà từng gây chú ý và khơi lên không ít điều tiếng khi tự thân giới thiệu kiểu áo dài cổ thuyền này tại những sự kiện công cộng, như bữa tiệcở Dinh tổng thống vào năm 1958, hay một cuộc thi nữ công gia chánh ngân ngày Phụ nữ Việt Nam 3 tháng 3 năm 1960. Bà nói là có ấn tượng mạnh với áo dài của Kiều Chinh và sau đó đã cho phổ biến nó rộng rãi. Cái tên “áo dài bà Nhu” bắt đầu gắn liền với phong cách thời trang này.



    Nhưng ai đã thiết kế áo dài cổ thuyền này? Một số tài liệu tiếng Việt nói đó là giám đốc hãng phim Alpha – Thái Thúc Nha. Nhưng những thông tin từ báo chí tiếng Anh đương thời cho biết đó là hai vợ chồng người Mỹ gốc Nhật: Ken Uyemura và Michiko Uyemura.



    Ông Ken – một nhà chế tác gốm sứ và thiết kế công nghiệp – và bà Michiko – một nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp – đến Việt Nam vào năm 1957 theo một chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Bộ Ngoại Giao Mỹ nhằm giúp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ địa phương để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (Theo báo St. Petersburg Times).

    Tờ báo này tường trình chi tiết về hoạt động của hai người trong gần bốn năm họ làm việc ở Việt Nam, lưu ý rằng dự án của họ ở Sài Gòn được “chính thức công nhận là thành công nhất trong số những dự án tương tự ở một vài nước”.

    Show diễn thời trang nói ở đầu bài này là do hai vợ chồng Uyemura chuẩn bị cho tuần lễ Quốc Khánh VNCH vào cuối tháng 10 năm 1960 – Tờ Times cho biết.Vai trò thiết kế của họ được nêu rõ trong một bài tổng kết đăng trên tạp chí Chủ nhật của tờ báo vào tháng 4 năm 1961.“Cùng nhau, họ đã tạo nên một thế giới thời trang mới cho những người phụ nữ Việt Nam chú trọng tới phong cách”.




    Chú thích của bức ảnh Kiểu Chinh này nói thêm: “Thời trang Việt Nam chuyển hướng sang phong cách hiện đại với những nguyên tác này của Uyemura”.

    Ảnh này là Kiều Chinh mặc một chiếc áo dài truyền thống Việt Nam không cổ do Michiko thiết kế lại. Nó định hình xu hướng thời trang. Ken thiết kế vải.

    Bức ảnh Kiều Chinh trong chiếc áo dài do hai vợ chồng Uyemura thiết kế cũng xuất hiện trên một số tờ báo ở Mỹ vào thời điểm đó, thậm chí là trang nhất, đi kèm theo kô tả: “Vẻ kiều diễm phương Đông”.



    Nó lên báo một lần nữa vào năm 1964 làm ảnh minh họa cho một bài viết về trào lưu phụ nữ Mỹ mặc áo dài Việt Nam.

    Áo dài cổ thuyền tiếp tục được bà Ngô Đình Nhu chọn mặc trong nhiều sự kiện trong nước và quốc tế, để lại những hình ảnh mang tính biểu tượng này trong ký ức của công chúng, cũng như gợi cảm hứng thời trang cho nhiều thế hệ sau đó.




    Ông Ken và bà Michiko rời Việt Nam sang Đài Loan tiếp tục sứ mệnh hỗ trợ kỹ thuật vào năm 1961, trước khi quay trở về Mỹ năm 1964. Họ mở một cửa hiệu chuyên bán đồ trang trí nội thất do họ thiết kế và sản xuất ở Viễn Đông – Theo tờ Times. Ông Ken đã qua đời năm 2007, và bà Michiko vẫn còn sống ở tuổi 90.

    Có thể 2 ông bà không thể hình dung được ảnh hưởng của họ đối với sự phát triển của áo dài Việt Nam từ những thiết kế mà họ ra mắt gần 60 năm trước.

    Nguồn: VOA


    https://www.youtube.com/channel/UCRdD55JrlRDzHeec3bKrH4g


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X