Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tổng Giám đốc Y tế Thế giới là ai?

Collapse
X

Tổng Giám đốc Y tế Thế giới là ai?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tổng Giám đốc Y tế Thế giới là ai?

    Tổng Giám đốc Y tế Thế giới là ai?


    Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao)


    Tổng thống Donald Trump hăm doạ sẽ cắt bỏ phần đóng góp của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/WHO) vì cách tổ chức này giải quyết đại dịch Vũ Hán không minh bạch và có ẩn ý, đã gây ra thảm hại khủng khiếp cho cả thế giới. Ngay sau đó, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liền phản ứng mạnh bằng cách khuyến cáo lãnh đạo các quốc gia là "đừng chính trị hoá đại dịch Covid-19 nếu không muốn có nhiều túi đựng xác chết hơn nữa".

    Trước ông Trump, Thượng nghị sĩ Martha Mc Sally (Cộng Hòa ở Arizona), đã kêu gọi Tổng Giám đốc WHO hãy từ chức. Bà Sally cáo buộc Tedros đã giúp đảng cộng sản Trung Quốc giấu đi số trường hợp nhiễm bệnh thật sự Covid-19. Giới chức y tế Trung Quốc thú nhận là trước đó họ đã không tính những bệnh nhân không có triệu chứng. Trái lại những tài liệu nội bộ mà báo Epoch Times có được và nêu lên là đảng cộng sản Trung Quốc đã che giấu với thế giới số tử vong và số người bị nhiễm.

    Ông Tedros chẳng những không làm đúng nhiệm vụ của Tổng Giám đốc WHO là ít nhất thông tin đúng sự thật về sự tác hại của dịch corona, lại còn nhiều lần ca ngợi “Đảng cộng sản Trung Quốc đáng được chúng ta mang ơn và kính trọng vì đã khắc phục được dịch bệnh một cách tài tình! Họ chỉ cho áp dụng cách ly trước 6 ngày, điều này, thật sự chúng ta cũng không thể làm gì hơn. Trong thời gian ngắn kỷ lục, họ đã nhận diện được mầm bệnh và lập tức thông báo”.

    Nhiều tổ chức và nhiều người đã thấy cách làm việc của ông Tedros có gì mờ ám, không thể chấp nhận được, nên đã kêu gọi ký thỉnh nguyện thư yêu cầu LHQ can thiệp và đòi ông Tedros phải từ nhiệm. Tới nay đã có hơn 754 000 chữ ký.

    Nhưng ông Tedros Adhanom Ghegreyesus, Tổng Giám đốc WHO, là ai mà tận tình bênh vực đảng cộng sản Trung Quốc như vậy?

    Tổng Giám đốc WHO là con chốt của Tập?


    Virus Corona chính thức xuất hiện tại Vũ Hán ngày 8 tháng 12 năm 2019 nhưng thật ra nó đã xuất hiện ngày 7 tháng 11, tức trước đó một tháng. Ông Tedros luôn luôn muốn trấn an mọi người, để làm hài lòng Bắc Kinh, ông tuyên bố “ở bên ngoài Trung Quốc, trong 15 quốc gia, chỉ có 68 trường hợp nhiễm dịch, bằng 1% tổng số, và không có người chết”. Nhưng trước đó năm ngày, đã có 3 trường hợp bệnh ở Pháp được báo cáo.

    Ông François Godement, Cố vấn về Á châu của Viện Montaigne ở Paris, nhận xét “Ông Tổng Giám đốc WHO tỏ ra luôn luôn phò trợ Bắc Kinh trong dịch Vũ Hán. Trái hẳn với nhiều nước hội viên khác, chưa bao giờ thấy ông có lời phê bình Bắc Kinh. Mà cũng chẳng thấy ông đặt vấn đề về những con số nhiễm bệnh và tử vong do Bắc Kinh đưa ra. Cũng như có nhiều tuyên bố rõ ràng là rất khó chấp nhận được”.

    Cho tới ngày 14 tháng 1/ 2020, ông Tedros vẫn nói lấy đươc theo đảng cộng sản Trung Quốc là không có bằng chứng dịch coronavirus lây nhiễm từ người qua người mặc dầu lúc đó dịch bệnh đã tràn lan khá rộng rồi. Phải chờ tới 11 tháng 3, ông mới chịu tuyên bố dịch Vũ Hán là đại dịch toàn cầu. Trước đó, khi dịch bắt đầu lan rộng, nhiều nước đóng cửa biên giới, WHO lên tiếng không chấp nhận đóng cửa biên giới. Tổng thống Mỹ ra lệnh đóng cửa biên giới với những người đến từ Trung Quốc, Tập Cận Bình phản đối.

    Một nhà ngoại giao Tây phương nói rõ là “Trung Quốc muốn ông Tedros không đưa ra lời tuyên bố nào đi ngược lại với quyền lợi của họ. Trong lúc đó nhiều nhân viên chuyên môn của WHO đã từng báo động tình trạng thực tế hoàn toàn khác hẳn”.

    Ông François Godement phàn nàn cũng vì những tuyên bố sai lệch của WHO mà nhiều nước dựa theo đó, như Pháp hay Anh... đã ban hành trễ những biện pháp đề phòng, gây tai hại vô cùng nặng nề cho họ.

    Nhưng thật sự dịch coronavirus làm bao nhiêu người chết và bao nhiêu người bị nhiễm bệnh ở Trung Quốc? Có đúng như ông Tedros tuyên bố “có 3400 người chết và 82 000 người bị nhiễm bệnh hay không?”.

    Ai cũng biết thông tin của Trung Quốc hoàn toàn bị đảng cộng sản Tàu phong tỏa để ngăn chận những điều không có lợi cho đảng, mặc dầu điều đó có làm hại dân chúng đi nữa, nên về con số tử vong và lây nhiễm, người ta chỉ được biết theo thông báo chính thức mà thôi.

    Thật tội nghiệp cho ông Tổng Giám đốc WHO cả tin nên ông đã lập lại đúng theo con số của dảng cộng sản đưa ra. Và thế giới cũng tin nên báo chí cũng lập lại không khác hơn. Thế là đảng cộng sản Trung Quốc đã thành công áp đặt chế độ nói dối cấp Nhà nước của họ lên toàn thế giới!

    Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, là ai?

    Thấy Tổng Giám đốc WHO luôn luôn ủng hộ và không hết lời ca ngợi Trung Quốc trong lúc rõ ràng là du khách tới Trung Quốc về hoặc người từ Trung Quốc tới đã mang theo mầm bệnh và lây lan ra khắp thế giới, TNS Martha Mc Sally đã phải nói ra “Không bao giờ tôi tin người cộng sản”. Bà nói rõ thêm “Tổ chức Y tế Thế giới hãy ngưng bao che những lời nói dối. Tôi nghĩ ông Tedros nên rút lui khỏi WHO là phải. Chúng ta phải có biện pháp giải quyết vấn đề này. Thật đúng là người không biết trách nhiệm. Không thể chấp nhận được điều họ làm ở đây trong lúc chúng ta có bao nhiêu người chết trên khắp thế giới”.

    Đồng thời, TNS Rick Scott, Cộng hòa Florida, yêu cầu Quốc hội điều tra để coi WHO có thật sự giúp đảng cộng sản Trung Quốc che giấu tầm tác hại nghiêm trọng của dịch Vũ Hán hay không?

    Trong một thông cáo, TNS Rick Scott đặt thẳng vấn đề “Hoa Kỳ đóng góp cho quỹ của WHO là 14,67%. Vậy, hơn ai hết, Hoa Kỳ phải liên đới chịu trách nhiệm về sự nói dối của đảng cộng sản Trung Quốc nhằm che giấu đại dịch.

    “Chúng ta biết rằng Trung Quốc cộng sản nói dối về con số người chết và nhiễm bệnh, nói dối điều mà họ đã biết, và từ lúc nào họ đã biết. Vậy mà ông Tedros đã không mở cuộc điều tra nghiêm túc. Việc ông Tedros không hành động đúng nhiệm vụ của mình đã gây ra cái chết cho biết bao nhiêu người”.

    Tổng thống Mỹ và Thượng Nghị sĩ Cộng hòa đều lên án WHO đã coi nhẹ tầm quan trọng của dịch bệnh, tự biến mình đồng lõa với đảng cộng sản Trung Quốc trong kế hoạch che giấu dịch Coroanvirus, lại còn chỉ trích Mỹ đóng cửa biên giới. Người ta ngạc nhiên vì nhận thấy ông Tedros luôn luôn lập lại không sai luận điệu của đảng cộng sản Trung Quốc.

    Khi hiểu rõ chính sáxh đối ngoại của Tàu ngày nay, người ta sẽ thấy, ngoài làm áp lực lên WHO qua ông Tedros, Tàu còn đầu tư mạnh vào LHQ và sử dụng rất được việc các nước Phi châu cho quyền lợi của Tàu.

    Thật vậy, từ năm 2010, ảnh hưởng đối ngoại của Trung Quốc chỉ có lớn mạnh ra. Nhân lúc kinh tế phát triển, Trung Quốc tìm cách chiếm vị trí trên chính trường quốc tế và cho người của đảng cộng sản chiếm giữ vai trò quan trọng trong các tổ chức của LHQ. Như TQ đã cấy được Tedros vào WHO. Trung Quốc âm thầm từ Hội đồng An ninh đưa người của mình vào các cơ quan nắm lấy chức vụ chiến lược. Như Tổ chức Lương Nông (FAO), Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế (ICAO), Liên kết Viễn thông Quốc tế (UIT), Tổ chức LHQ về Phát triển kỹ nghệ, Interpol... Họ còn tham gia vào đội mủ xanh làm nhiệm vụ duy trì hòa bình ở Sudan trong lúc đó họ xâm lăng lãnh thổ và lãnh hải của các nước láng giềng, diệt chủng dân Tây Tạng, Hồi giáo Tân Cương, cả người Tàu theo Pháp Luân Công, đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc...

    Theo một nhà ngoại giao Pháp (Le Figaro, 9/4/2020), Trung Quốc đã và đang nỗ lực nắm lấy LHQ. Họ đã bắt tay chặc chẽ với một khối Phi Châu để sẵn sàng biểu quyết những đề nghị do họ đưa ra ở LHQ. Họ vận dụng những tổ chức của LHQ để mở rộng ảnh hưởng, áp đặt một “trật tự hậu Tây phương”. Hiện nay, đảng cộng sản Trung Quốc đang tìm cách đưa vào LHQ ngôn ngữ thuần Trung Quốc, không có những từ ngữ “Nhân quyền, Tự do, Dân chủ” vì theo họ, đó là những giá trị riêng của Tây phương đã đem tới áp đặt cho họ.

    Khối Phi châu bị Trung Quốc ảnh hưởng nay cùng với Trung Quốc bắt tay nhau làm thành một "Liên minh chống nhân quyền và chống Tây phương" (Le Figaro, nt) trong đó riêng Éthiopie giữ một quan hệ đặc biệt hơn hết mà Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, là người tận tình phục vụ cho đảng cộng sản Trung Quốc. Ông được đắc cử vào WHO nhờ hậu thuẫn mạnh của Bắc Kinh, điều đó ai cũng biết. Nhưng Trung Quốc chọn ông để làm con tốt còn do một yếu tố quan trọng hơn: Tedros Adhanom Ghebreyesus nguyên là đảng viên cấp lãnh đạo của đảng cộng sản cách mạng Éthiopie, tức thứ cộng sản cực kỳ ác ôn do ảnh hưởng Mao.

    Vì vậy Tedros mới chống Hoa Kỳ, nhất là chống Trump. Tổ chức Y tế Thế giới từng bước bám sát những lời tuyên bố của Tập Cận Bình, lập lại nguyên văn như con két. Đó là lý do tại sao WHO không hành xử đúng vai trò của mình, mà lại tận tụy làm những điều Bắc Kinh muốn. Đó cũng là lý do WHO từ chối cho Đài Loan giữ vai trò quan sát tại WHO. Cả khi Đài Loan muốn tham gia Ban nghiên cúu về Coronavirus.

    Tedros Adhanom Ghebreyesus đúng là cộng sản



    Cũng nói về Tổng Giám đốc WHO nhưng rõ hơn, trong bài “The Crimes of Tedros Adhanom”, viết trong thời gian ông ở Éthiopie, ông John Martin cho biết ông Tedros Adhanom là cựu thành viên của Mặt Trận Nhân dân Giải phóng Tigray (TPLF). Đó là đảng cộng sản cách mạng Éthiopie tàn bạo bị chính phủ Mỹ xếp vào loại tổ chức khủng bố trong những năm 90. Tedros Adhanom là nhân vật hàng thứ ba của Ủy Ban Thường vụ Bộ Chính trị Mặt trận.

    Bộ Y tế dưới thời Tedros Adhanom làm Bộ trưởng luôn luôn phân biệt đối xử theo quan điểm chính trị và chủ trương vi phạm nhân quyền và theo cách phân chia ta/địch. Tedros Adhanom được đắc cử Tổng Giám đốc WHO nhờ Tàu ủng hộ vì ông có thành tích giữ kín dịch bệnh ở xứ Éthiopie có nguồn gốc từ Ai Cập. Các Tổ chức quốc tế ở Éthiopie bị áp lực cũng không nhìn nhận đó là Choléra và đồng thời công bố số người bị nhiễm và số tử vong cũng dưới sự thật.

    Năm 2012, khi làm Bộ trưởng Ngoại giao, Tedros Adhanom ra lệnh đàn áp và trục xuất qua Yémen tất cả những người ly khai và nhà báo ngoại quốc đang ở Éthiopie.

    Ông John Martin viết tiếp "Vì vậy Tedros Aghanom tìm mọi cơ hội để đề cao Trung Quốc, cả về mặt nhân quyền. Ở Éthiopie, cũng có những trung tâm truyền thông (cơ quan tuyên truyền của đảng cs), áp dụng thẻ “Tín dụng xã hội” (Crédit social) để kiểm soát dân chúng, nghĩa là xứ Éthiopie không khác gì một phó bản của Trung Quốc nhưng thô sơ hơn. Ngoài ra nó cũng được cai trị bởi một đảng duy nhứ, với chủ trương rõ ràng là “quyền lợi trên các giá trị nhân quyền".

    Mọi người sẽ không ngạc nhiên khi hiểu tại sao WHO chỉ phóng đại những thông tin về dịch Vũ Hán của đảng cộng sản Trung Quốc đưa ra và cũng nhiều lần WHO ngăn cản các nước đóng cửa biên giới, nhất là chỉ trích mạnh Mỹ đóng cửa biên giới đối với Trung Quốc, để coronavirus kịp phát táng mạnh.

    Ông John Martin kết thúc bài báo của ông "Trong một thế giới pháp trị, Tedros Adhanom Ghebreyesus chắc chắn sẽ không còn ở đó làm Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, mà phải bị truy tố ra trước Tòa án quốc tế, cùng với phe cánh của ông, về tội ác chống nhân loại" (John Martin, Jade, Aude Digital).

    Thảm họa nhân loại do dịch bệnh này rồi cũng sẽ qua! Ai cũng nói thế giới ngày mai này sẽ không còn như trước đây, trước khi xảy ra dịch Coronavirus. Thế giới sẽ đổi mới tốt đẹp hơn, an toàn hơn. Hay thế giới lại cũng vì tiền bạc trên hết sẽ khép mình theo cái trật tự của Tàu “Tư bản toàn trị”, một mô hình hiện nay có nhiều nước đang mơ ước?

    Riêng đảng cộng sản Hà Nội, khỏi nói, vẫn cương quyết chạy theo Tàu chết bỏ!

    17.04.2020
    Nguyễn thị Cỏ May

  • #2
    TT Trump ra lệnh ngưng đóng tiền điều hành WHO
    Apr 14, 2020 cập nhật lần cuối Apr 14, 2020

    WASHINGTON, DC (AP) — Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Ba, 14 Tháng Tư, loan báo rằng ông ra lệnh cho chính phủ Mỹ ngưng đóng phần tiền của mình vào quỹ điều hành Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), trong khi chờ đợi kết quả điều tra về các báo động của tổ chức này về đại dịch COVID-19 và điều gọi là bao che cho dối trá từ phía Trung Quốc.

    Tổng Thống Trump nói rằng sự bùng phạt dịch bệnh đáng lẽ ra đã có thể chặn ngay được từ gốc và giúp có ít người thiệt mạng hơn, nếu cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc này có sự điều tra kỹ càng hơn về các báo cáo do Trung Quốc đưa ra.
    Tổng Thống Trump nói thế giới trông cậy vào tổ chức WHO trong nỗ lực cộng tác với các quốc gia khác để bảo đảm rằng các tin tức xác thật về mối đe dọa cho y tế thế giới được nhanh chóng chia sẻ.
    Ông Trump nói tổ chức WHO đã thất bại trong việc thi hành “nhiệm vụ căn bản” của họ và phải có trách nhiệm về những thất bại của họ.

    Tuy nhiên, Tổng Thống Trump cũng nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục cộng tác với WHO để có được điều mà ông gọi là các “cải cách có ý nghĩa.” (V.Giang - Báo Người Việt) (Đ.D.)

    Comment


    • #3
      Đoàn Xuân Thu (Melbourne, Úc)

      Mỗi năm, nước Mỹ đóng góp khoảng $400 đến $500 triệu cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Trong khi đó Trung Quốc chỉ chi có $40 triệu.

      Tổng Thống Mỹ Donald Trump kết tội WHO dùng tiền của Mỹ nhưng lại ủng hộ lập trường của Trung Quốc khiến dịch COVID-19 lan nhanh khắp toàn cầu.

      “Nếu WHO làm tốt công việc của mình bằng cách đưa các chuyên gia y tế tới Trung Quốc để đánh giá tình huống tại đây một cách khách quan và lên tiếng về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc thì dịch bệnh có thể đã được khống chế ngay tại nơi khởi phát với rất ít người tử vong.”

      Phê phán WHO xong, ông cắt luôn tiền tài trợ của nước Mỹ cho tổ chức này.
      Tuy nhiên theo luật pháp Mỹ, quyết định dừng tài trợ nước ngoài trong thời gian hơn 45 ngày phải được Quốc Hội thông qua bằng một đạo luật.

      Nhưng có người cũng biện hộ cho WHO là Tổng Thống Trump kỳ vọng WHO điều tra thông tin do các nước thành viên báo cáo lên là điều không thực tế.

      WHO không có đủ tiền và không có quyền đó. Đây là một tổ chức liên chính phủ và ở bất kỳ đâu mà họ hoạt động, WHO luôn cần sự cho phép và lời mời từ chánh quyền sở tại”
      Nói cách khác, nếu gặp một chánh quyền láo khoét, chuyên báo cáo láo như Trung Quốc, không lẽ họ nói gì mình cũng gục gặc cái đầu: “Nị nói đúng hay hết hay sao?”

      Công bằng mà nói cũng tại ông tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus một phần lớn. Dẫu đường đường bằng cấp đầy mình, là một tiến sĩ về sức khỏe cộng đồng, nhưng lại khù khờ, như hồi nhỏ tới giờ chỉ biết cỡi lừa, ngây thơ và ngu ngơ về chánh trị “láu cá” nên bị Trung Quốc xỏ mũi, làm xiếc, bằng cách thổi bùa vào mắt, rót mật vô lỗ tai (trâu)! Nghe rồi như bị thôi miên, tin liền hè mà không cần nhận xét để coi nó thực hư ra sao gì ráo trọi!

      Bị tổng thống Mỹ giận dỗi cắt kinh phí hoạt động, WHO trong thời gian tới chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc chống lại nạn đại dịch COVID-19 đang tràn lan khắp thế giới.
      Vì thế, chủ tịch Hiệp Hội Y Khoa Mỹ, Bác Sĩ Patrice Harris, gọi quyết định của ông Trump là “một bước đi nguy hiểm, sai hướng, và có thể khiến thế giới dễ thất bại trước COVID-19 hơn.”
      Tổ chức y tế Protection Our Care (Mỹ) cũng nói rằng: “Việc cắt nguồn tài trợ giữa lúc cao điểm của đại dịch toàn cầu là môt hành động vô trách nhiệm.”

      Về phía các chánh trị gia đối địch nhau, như nước với lửa, như chó với mèo, thì Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi phê phán là: “Tổng thống đã phớt lờ lời cánh báo của các chuyên gia y tế toàn cầu, coi thường khoa học. Ông là một nhà lãnh đạo kém cỏi, không chịu trách nhiệm, một người yếu đuối hay đổ lỗi cho người khác.”
      Bà thêm: “Lệnh của tổng thống tạm dừng tài trợ cho WHO khi tổ chức đang lãnh đạo toàn cầu chống đại dịch COVID-19 là một điều vô lý. Quyết định này nguy hiểm và bất hợp pháp!”

      Rồi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Liên Âu, Đức… cũng lên tiếng.
      “Đổ lỗi không giúp được gì. Virus này không có biên giới. WHO phải được hỗ trợ, vì đó là điều cực kỳ quan trọng để giúp thế giới giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19!”

      Ngay cả mấy đàn em “chút chít” của Mỹ, xưa giờ ít cả gan, dám làm phật lòng đại ca, như thủ tướng Úc, thủ tướng New Zealand, cũng sẽ tiếp tục ủng hộ và tiếp tục phần đóng góp cho WHO.

      Công bằng mà nói WHO được Liên Hiệp Quốc thành lập vào ngày 7 Tháng Tư, 1948, trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ, đã làm được rất nhiều việc như loại trừ bệnh đậu mùa, hạn chế các bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS, Ebola, bệnh sốt rét và lao…
      Đó là chuyện thành công, còn chuyện thất bại trong cơn đại dịch COVID-19 này là nếu WHO yêu cầu các nước đóng cửa biên giới sớm hơn 1 tuần, nhiều người có thể đã không mạng vong.
      Chỉ trích như vậy cũng đúng, chớ không phải không. Chính vì vậy mà Tiến Sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, 55 tuổi, làm tổng giám đốc WHO từ năm 2017, cúi đầu nhận lỗi, lỗi tại tui một phần, hứa sẽ rút kinh nghiệm sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.
      Cái này nghe quen quen nhe! Tui e rằng cái dây kinh nghiệm nầy, nó dài lắm! Rút tới bao giờ mới xong? Chắc ông khó lòng ngồi yên trên ghế đó để mà rút. Chắc phải có ông khác phải lên thay ông quá?

      Dù trong nước và ngoài nước Mỹ coi bộ ít ai theo cách rạch ròi đến nỗi tàn nhẫn: “You’re fired” (trong show truyền hình thực tế, rất ăn khách, lúc ông Donald Trump chưa làm tổng thống), đang giữa chừng trận đánh mà trảm tướng.
      Nộ khí xung thiên, ngài tổng thống lôi tướng ra chém cho chết ngắc, mà không sợ hành động “bốc đồng” đó sẽ làm xao động lòng quân.
      Giặc “coronavirus Wuhan” đang đánh ầm ầm mà tổng thống lại đưa tới 7,000, cả một sư đoàn chuyên gia về dịch tễ, là xưa vốn kinh nghiệm đầy mình, là lính chống dịch cực kỳ thiện chiến trên đầu trận tuyến, ra tòa án quân sự rồi cho giải ngũ hết ráo. Vậy thì còn ai mà “quánh giặc” nữa chớ?

      Vì thế cho nên, lãnh tụ các nước khác họ ủng hộ việc cải cách WHO từ từ, sửa đổi cũng từ từ, đuổi đứa nầy thay đứa kia, chớ không phải nắm đầu đuổi hết ráo như ngài tổng thống Mỹ làm.
      Họ làm vậy là vì nhân loại (chớ không phải vì quyền lợi, sanh mạng chánh trị của cá nhân mình), cốt chỉ để làm cho guồng máy của nó sau khi thay dầu, thêm nhớt, thêm kiến hiệu, hơn là thay một tổ chức hoàn toàn mới toanh.
      Mà chiếc xe dù tốt tới đâu mà ngài tổng thống nỡ lòng nào cúp tiền xăng thì làm sao mà nó lăn bánh cho được chớ?

      Thế nên mình thay thằng cha tài xế dở như hạch, tệ hơn “vợ thằng Đậu” thôi. Còn chiếc xe cứ để đó mà xài, cho một tài xế khác hay hơn leo lên cầm “vô lăng” mà “ủi” tới!

      ***

      Thưa Tổng Thống Donald Trump!

      Xin ông bớt giận, WHO đâu phải của riêng ông Tổng Giám Đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus này đâu?
      WHO là của toàn thể nhân loại, là của chúng ta, là của những người thọ thuế trên toàn thế giới.
      Ông ấy làm không được việc, làm không xong thì các quốc gia thành viên trên toàn thế giới, từ Châu Âu sang Châu Á, Châu Mỹ, từ Châu Phi cho tới Châu Đại Dương, sẽ bầu lên người khác lên thay.
      Tỉ như một mái nhà bị dột, ông thợ cả này lợp lại không xong thì mình là dân, là chủ, sẽ kiếm, mướn ông thợ cả khác.

      Chớ không lẽ mái nhà bị dột, thằng cha lợp nhà không biết lợp lại ra làm sao cho khỏi dột, khỏi ướt “đít,” mà mình giận lẫy, đốt nhà luôn cho đã nữa sao?
      Xin ngài hãy bình tâm suy xét và nghĩ lại cho mấy em, dân ngu khu đen (sợ chết gần chết) nhờ chút được hông?! Thưa tổng thống! (Đoàn Xuân Thu)
      Trích từ nhật báo Người Việt.

      Comment


      • #4
        Trong ngành Hành Pháp Hoa Kỳ, tổng thống là người có toàn quyền quyết định tối cao cho chiến tranh mậu dịch và chiến tranh bệnh hoạn -- tuyên chiến mà không cần thông qua biểu quyết của ngành Lập Pháp là Quốc Hội, và có thể nói trên thế giới ngày nay chưa mấy quốc gia nào mà có nhiều quyền hạn quyết định tuyên chiến như tổng thống của Hoa Kỳ. Ví dụ như chiến tranh thương mại Trade War, Tổng Thống Donald Trump đã tự quyết tuyên chiến với Trung Quốc mà không cần thông qua quốc hội, và đời sống kinh tế của toàn dân đều chịu dưới sự thành - bại của lời công bố tuyên chiến ấy. Một ví dụ khác, Tổng Thống Barack Obama, trong chiến tranh dịch bênh cũng đã tự tuyên chiến và đem 3000 quân qua các nước Tây Phi để ngăn chận giặc dịch bệnh, lập cầu không vận chuyên chở thuốc men, y cụ, chuyên viên... đã không cần thông qua sự biểu quyết của quốc hội. Và trên thế giới này, tổng thống Hoa Kỳ là người biết và thấy hết mọi sự diễn biến trên hành tinh trái đất và toàn hệ không gian từ lớn chí nhỏ, to chí bé qua ngành tình báo phúc trình cho ông từng giây từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng trong năm, chớ ông không thể nói rằng I don't know!
        Đành rằng trí tuệ thông minh nhân tạo Artificial Intelligence của khoa học điện toán (Computer Science) của Hoa Kỳ có thể tự đồng bộ hóa (synchronization) các hành vi thông minh như con người, chỉ không đọc được ý tưởng trong óc của đối lập vì vô hình, vô thanh, vô danh, vô xú. Nhưng tổng thống đã có cả một ban bệ cố vấn trên mọi lãnh vực của đời sống dân nước, chớ không thể ngây thơ cụ mà trả lời rằng I don't know! Mặt khác, có thể bài viết Chiến Tranh Vì Tiền sẽ xảy ra chăng, xin cầu cho nó đừng xảy ra!
        Last edited by Phạm Văn Bản; 04-19-2020, 08:02 PM.

        Comment


        • #5
          Theo truyền thống chính trị Hoa Kỳ xưa nay, mỗi khi có đại nạn thì tổng thống đương nhiệm mời và triệu tập các vị cựu tổng thống đến tòa Bạch Ốc để tham khảo ý kiến và làm cố vấn nhằm giải quyết những vấn nạn cụ thể mang lại ơn ích cho toàn dân. Hơn nữa việc triệu tập các cựu tổng thống này là hình ảnh chứng tỏ sự đoàn kết trên chính trường của Hoa Kỳ, vì một tấm hình bằng ngàn lời phân bua cho lưỡng đảng Cộng Hòa và Dân Chủ:

          Last edited by Phạm Văn Bản; 04-19-2020, 08:55 PM.

          Comment


          • #6
            Tổng Biên Tập Báo Đức BILD Trả Lời Chủ Tịch Trung Quốc



            KÍNH GỬI ÔNG CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH,

            Đại sứ quán của ông ở Berlin đã có ý kiến với tôi trong một bức thư ngỏ, vì chúng tôi đã đặt câu hỏi, liệu TQ có phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại khủng khiếp cho kinh tế vì Virus Corona gây ra cho toàn thế giới hay không.

            Đại sứ quán của ông gọi điều này là “nham hiểm đê tiện“ và công kích tôi khi cho rằng, tôi đã “khơi mào cho chủ nghĩa dân tộc“ sống dậy.

            Ông hãy cho phép tôi được nói vài lời.

            1. Ông điều khiển đất nước bằng sự kiểm soát mọi hoạt động của người dân. Nếu không có sự kiểm soát này, chắc ông không thể ngồi vào ghế chủ tịch nước. Ông có thể kiểm duyệt tất cả, kiểm soát mọi người dân của đất nước ông, nhưng ông lại làm ngơ không kiểm soát những chợ buôn bán thú hoang ở nước ông, vì nguy cơ nó tạo ra dịch bệnh rất lớn. Ông đánh sập mọi tờ báo hay trang mạng nào chỉ trích chính sách, nhưng không dẹp những nơi bán súp dơi. Ông không chỉ kiểm duyệt dân của ông, mà qua đó ông còn gây nguy hiểm cho toàn thế giới.

            2. Kiểm duyệt sẽ dẫn đến mất tự do. Ai không được sống trong tự do thì cũng mất luôn khả năng sáng tạo. Ai không có tư tưởng canh tân thì cũng chả phát minh được điều gì. Ngược lại, ông đã biến nước ông thành nhà vô địch thế giới về ăn cắp sở hữu trí tuệ. Trung Quốc giàu lên nhờ những phát minh của người khác, thay vì mình tự nghiên cứu ra. Nguyên nhân của nó là chính ông không để thế hệ trẻ của đất nước được tự do suy nghĩ. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của TQ là Virus Corona, mặc dù không ai muốn nhưng nó đã lan ra khắp thế giới.

            3. Khi ông, chính phủ và các nhà khoa học của ông đã biết từ lâu là Corona có thể truyền từ người sang người, nhưng ông vẫn để cả thế giới phải mò mẫm trong bóng tối. Các chuyên gia hàng đầu của ông không nhấc máy điện thoại, không trả lời thư điện tử khi những nhà nghiên cứu phương Tây muốn biết điều gì đã xảy ra ở Vũ Hán. Ông đã từng là một người tự hào vì theo chủ nghĩa dân tộc thì cũng phải nói ra sự thật dù ông cảm thấy đó là nỗi nhục quốc thể.

            4. Tờ Washington Post đã cho biết, các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán nghiên cứu về Virus Corona ở loài dơi, nhưng không tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Tại sao ông không giữ an toàn cho những phòng thí nghiệm cực độc như thế giống như ông canh chừng các nhà giam tù nhân chính trị? Ông có muốn giải thích điều đó với những người mất vợ mất chồng, những đứa con mất cha mẹ, những bố mẹ mất con trên toàn thế giới đang quằn quại trong buồn tủi hay không?

            5. Ở nước ông người ta đang thì thầm về ông đấy. Quyền lực của ông đang bị tróc bể từng mảng. Ông đã tạo ra một Trung Quốc mù mịt không minh bạch, một nhà nước kiểm duyệt con người đến mức vô nhân đạo và bây giờ nó đang làm lây lan một đại dịch chết người. Đó chính là di sản chính trị của ông.

            Sứ quán của ông còn viết cho tôi, tôi không xứng đáng với “tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc“. Tôi cho rằng, ông đánh giá tình "hữu nghị“ vĩ đại, khi ông tỏ ra hào phóng gửi khẩu trang tặng mọi nơi trên thế giới. Tôi không cho đó là tình hữu nghị, mà là một thứ Chủ nghĩa đế quốc đáng nhạo báng. Ông muốn Trung Quốc mạnh lên bằng cách dùng đại dịch xuất phát từ chính Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng chính ông không còn có thể cứu được vị trí của ông. Tôi nghĩ là sớm muộn gì thì Corona cũng kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.

            Xin gửi ông lời chào hữu nghị
            Julian Reichelt – TBT báo Bild
            Last edited by Nguyen Huu Thien; 04-19-2020, 09:18 PM.

            Comment


            • #7
              Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?

              Lanhee J. Chen
              Thứ Bảy, 11/04/2020


              Gặp mặt giữa lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom tại Bắc Kinh (Nguồn: internet).

              Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ “thiên về Trung Quốc” như Tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba. Tổ chức này còn bị phá hỏng và thao túng. WHO đã thất bại với phản ứng thiếu quyết đoán của mình trước dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014, vốn cướp đi hơn 11.000 sinh mạng. Giờ đây phản ứng của WHO đối với đại dịch coronavirus cho thấy họ sẵn sàng đưa chính trị lên trước sức khỏe cộng đồng. Cách mà WHO luôn hành động để tâng bốc các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy họ cần có những cải cách cơ bản.

              Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO – hơn 400 triệu đô la vào năm 2019, trong khi Trung Quốc chỉ đóng góp 44 triệu đô la, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Trump gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể sẽ treo khoản đóng của mình trong thời gian chính quyền của ông “kiểm tra kỹ” liệu Mỹ nhận được gì từ khoản đóng góp của mình. Ông và Quốc hội nên đi xa hơn thế.

              Trong khi Washington là người trả tiền (chính), Bắc Kinh hoạt động đằng sau hậu trường để gây ảnh hưởng lên các nhà lãnh đạo của WHO. Tổng giám đốc hiện tại, Tedros Adhanom Ghebreyesus, được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ trong chiến dịch tranh cử. Tedros là một lựa chọn gây tranh cãi, bị cáo buộc đã che đậy sự bùng phát dịch tả ở quê hương Ethiopia của ông, nơi ông từng giữ chức bộ trưởng y tế (2005-12) và bộ trưởng ngoại giao (2012-16). Trong những năm đó, Trung Quốc đã đầu tư vào Ethiopia và cho nước này vay hàng tỷ đô la. Ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại WHO, Tedros đã tới Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này: “Chúng ta có thể học được nhiều điều từ Trung Quốc”.

              Dưới sự lãnh đạo của Tedros, WHO đã chấp nhận những lừa dối của Trung Quốc về coronavirus và giúp che chắn cho chúng thông qua các đánh giá sức khỏe cộng đồng trông có vẻ đáng tin.

              Vào ngày 14 tháng 1, trước khi phái đoàn chính thức của WHO thậm chí còn chưa đến Trung Quốc, tổ chức này đã lặp lại tuyên bố của Bắc Kinh rằng “không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy virus lây từ người sang người”. Hai tuần sau, sau khi Trung Quốc báo cáo hơn 4.500 trường hợp nhiễm virus và hơn 70 người ở các quốc gia khác cũng bị nhiễm bệnh, Tedros đã đến thăm Trung Quốc và dành nhiều lời khen ngợi cho các nhà lãnh đạo nước này về “sự minh bạch” của họ.

              Hãy nhớ lại rằng Trung Quốc đã đợi sáu tuần sau khi bệnh nhân lần đầu tiên có các triệu chứng ở Vũ Hán mới tiến hành phong tỏa thành phố đó. Trong thời gian này, chính quyền Trung Quốc đã kiểm duyệt và trừng phạt các bác sĩ cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo, liên tục phủ nhận việc virus có thể lây truyền từ người sang người, và tổ chức một bữa tiệc cộng đồng ở Vũ Hán cho hàng chục ngàn gia đình. Trong khi đó, hơn năm triệu người đã rời đi hoặc bỏ chạy khỏi Vũ Hán, theo thị trưởng thành phố này. Trong số này có cả bệnh nhân là trường hợp nhiễm virus đầu tiên được xác nhận ở Mỹ.

              WHO cuối cùng cũng đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp vào ngày 30 tháng 1, sau khi gần 10.000 trường hợp nhiễm virus đã được xác nhận. Con số báo cáo của Trung Quốc đã tăng vào đầu tháng 2 lên hơn 17.000 ca nhiễm và 361 trường hợp tử vong, nhưng Tedros đã phê phán ông Trump vì hạn chế đi lại từ Trung Quốc và kêu gọi các nước khác không làm theo. Ông ta gọi tình hình virus lây lan bên ngoài Trung Quốc là “rất ít và chậm”. Phải đến ngày 11 tháng 3 WHO mới tuyên bố đại dịch. Vào thời điểm đó, số trường hợp được ghi nhận chính thức trên toàn thế giới đã là 118.000 ca tại 114 quốc gia.

              Ảnh hưởng của Trung Quốc cũng rõ ràng trong việc WHO loại trừ Đài Loan. WHO thậm chí còn không thèm trả lời các câu hỏi của Đài Loan vào tháng 12 về việc liệu coronavirus, trái với tuyên bố của Bắc Kinh, có thể lây từ người sang người hay không.

              Tháng trước, một phóng viên của truyền hình Hồng Kông đã hỏi Bruce Aylward, người lãnh đạo Phái đoàn chung của WHO và Trung Quốc về coronavirus, liệu tổ chức này có xem xét lại việc họ từ chối cho phép Đài Loan gia nhập hay không. Tiến sĩ Aylward, đang trên một buổi phỏng vấn từ xa qua video, ngồi bất động và im lặng trong gần 10 giây trước khi phóng viên nhắc anh ta một lần nữa.

              “Tôi xin lỗi”, cuối cùng anh ta cũng trả lời, “tôi không nghe rõ câu hỏi của chị, Yvonne”.

              “Cho phép tôi nhắc lại câu hỏi”, phóng viên nói.

              “Không, không cần. Hãy chuyển sang một câu hỏi khác vậy”.

              Khi phóng viên xoáy vào câu hỏi Đài Loan, anh ta ngắt kết nối. Phóng viên gọi lại và thử một chiến thuật khác: “Tôi chỉ muốn hỏi xem liệu ông có thể bình luận một chút về cách Đài Loan đã làm cho đến nay để ngăn chặn virus hay không”.

              Câu trả lời của anh ta là: “À, chúng ta đã nói về Trung Quốc, và, chị biết đấy, nếu chúng ta nhìn qua tất cả các khu vực khác nhau của Trung Quốc, họ đều thực sự đã làm rất tốt”.

              Cuộc trao đổi cho thấy WHO đã ưu tiên chính trị như thế nào so với sức khỏe cộng đồng. Họ đã tiếp thu quan điểm của Bắc Kinh về Đài Loan và tìm cách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bất cứ lúc nào. Và trong suốt cuộc khủng hoảng, WHO chưa bao giờ điều tra một cách cụ thể các tuyên bố của chế độ Trung Quốc về virus. WHO cũng không minh bạch về suy nghĩ của họ đằng sau các quyết định của mình.

              Là người đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO, Hoa Kỳ có đòn bẩy để thúc đẩy các cải cách triệt để tại WHO. Quốc hội nên đưa ra điều kiện cho tất cả các khoản đóng góp trong tương lai là WHO phải giải thích chi tiết về cách thức đạt được các quyết định về y tế cộng đồng, đồng thời điều tra chặt chẽ và độc lập về mức độ bùng phát dịch bệnh.

              Hoa Kỳ nên làm việc tích cực để thay đổi văn hóa và ban lãnh đạo của WHO. Chính quyền Trump đã có một bước đi tốt đầu tiên vào tháng 1 bằng cách tạo một vị trí đặc phái viên tại Bộ Ngoại giao chuyên chống lại các nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc tiếp theo của WHO không thể là một con rối của Bắc Kinh.

              Nếu những nỗ lực để biến đổi WHO không hiệu quả, Hoa Kỳ có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc rút khỏi tổ chức này và bắt đầu lại từ đầu. Điều đó có thể có nghĩa là tạo ra một tổ chức thay thế mở cửa cho bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng tuân thủ các tiêu chuẩn cao hơn về minh bạch, quản trị tốt và chia sẻ các thông lệ tốt nhất. Thế giới cần một tổ chức đáng tin cậy để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng vượt ra khỏi biên giới các quốc gia. Nếu WHO không làm được việc đó, thì chúng ta cần một tổ chức khác.

              Tác giả: Lanhee J. Chen là thành viên Viện Hoover và là giám đốc nghiên cứu chính sách trong nước tại chương trình chính sách công của Đại học Stanford.

              Nguồn: Lanhee J. Chen, “Lost in Beijing: The Story of the WHO”, Wall Street Journal, 08/04/2020.

              Biên dịch: Phan Nguyên

              Comment


              • #8

                Tedros Adhanom Ghebreyesus, is the 8th Director-General of the World Health Organization (WHO), who is not a medical doctor and is a member of a Marxist-Leninist Ethiopian political party, the Tigray People's Liberation Front with the ideology of Marxism -Leninism, and analysts have listed it as a perpetrator of terrorism. He also affiliates with the Ethiopian People's Revolutionary Democratic Front.

                Tedros Adhanom Ghebreyesus is an Ethiopian, and Ethiopia borrowed billions of dollars from China..., more than $13 billion during Tedros’ tenure as Foreign Minister between 2012 and 2016.

                5 Shocking Facts About WHO Chief Tedros Adhanom Ghebreyesus
                https://www.breitbart.com/politics/2...m-ghebreyesus/


                (Có lạ gì khi Tedros Adhanom Ghebreyesus bị Trung cộng ảnh hưởng...
                Tedros Adhanom Ghebreyesus là Director-General thứ 8 của World Health Organization (WHO), không phải là Bác sỉ Y Khoa và là một thành viên của đảng Tigray People's Liberation Front, một đảng khủng bố của Ethiopia, có nền tảng dựa trên lý thuyết Marxism -Leninism).
                Last edited by KiwiTeTua; 04-21-2020, 09:40 PM.

                Comment



                Hội Quán Phi Dũng ©
                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                website hit counter

                Working...
                X