Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng cử viên TT Joe Biden

Collapse
X

Ứng cử viên TT Joe Biden

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ứng cử viên TT Joe Biden

    Ứng cử viên TT Joe Biden từng tìm đủ cách ngăn chặn người dân VNCH
    tỵ nạn tại Hoa Kỳ năm 1975

    Nguyễn Trọng Dân



    (Joe Biden - “Nước Mỹ hoàn toàn không có trách nhiệm gì cả!”)

    Joe Biden, hiện đang là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020 và cũng người hiện nay ủng hộ quy chế hộ nhập cư rộng rãi, nhưng ông đã từng cố gắng tìm đủ cách ngăn chặn hàng chục ngàn người dân Việt Nam Cộng Hòa làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ được tỵ nạn vào Mỹ ngay năm 1975.

    Vào năm 1975, khi còn là thượng nghị sĩ, Joe Biden đã tuyên bố rằng “Hoa Kỳ không có nghĩa vụ, đạo đức hay nói cách khác, là không có trách nhiệm di tản để bảo vệ an toàn cho các các công dân nước ngoài”, ông phủ bác trách nhiệm là nước Mỹ phải lo ngại cho sự an toàn của những người dân Việt Nam Cộng Hòa khi quân cộng sản Bắc Việt tràn vào Sài Gòn năm 1975.

    Quan điểm đó của ông hoàn toàn trái ngược với quan điểm gần 30 năm sau đối với các phiên dịch viên người Iraq và Afghanistan, làm việc cho quân đội Mỹ “Chúng ta nợ những người này”, Tony Blinken, cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của ông, tuyên bố vào năm 2012. “Chúng tôi có một khoản nợ với những người này. Họ đã liều mạng để tới được Hoa Kỳ.”

    Vào năm 2015, Biden cho biết rằng việc ngăn những người tỵ nạn Syria ra khỏi Hoa Kỳ sẽ là một chiến thắng cho ISIS và đã tweet vào năm 2017 rằng “chúng ta phải bảo vệ, hỗ trợ và chào đón những người tỵ nạn” để duy trì lời hứa của Mỹ.”

    Khi Việt Nam Cộng Hòa bại trận vào năm 1975, Tổng thống Gerald Ford và chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành sơ tán di tản hàng trăm ngàn gia đình người dân Việt Nam Cộng Hòa đã sát cánh với Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến. Trong khi đó, tiếng nói hàng đầu tại Thượng viện phản đối nỗ lực giải cứu này của chính phủ lại chính là Thuợng Nghị sĩ Joe Biden.

    Hàng trăm ngàn người dân Việt Nam Cộng Hòa có nguy cơ bị sát hại bởi cộng sản, nhưng Biden vẫn khẳng định rằng Hoa Kỳ không có nghĩa vụ gì phải sơ tán dù chỉ là một người dân Việt Nam Cộng Hòa chứ nói gì đến cả trăm ngàn người.

    Vào tháng 4 năm 1975, Tổng thống Ford lập luận rằng, khi những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam thì cũng là lúc Hoa Kỳ nên sơ tán di tản những người miền Nam đã cộng tác với Hoa Kỳ suốt chiều dài cuộc chiến.

    Tổng thống Ford nói: “Hoa Kỳ đã có một truyền thống lâu đời về việc mở cửa cho những người nhập cư từ tất cả các quốc gia (bị ngược đãi đàn áp) . Và người Mỹ chúng ta luôn luôn là một quốc gia nhân đạo. Chúng tôi cảm thấy rằng những người dân Việt Nam Cộng Hòa đồng minh với Hoa Kỳ rất xứng đáng cũng như cần có cơ hội sống trong tự do.” (1)

    Nhưng Biden đã phản đối mãnh liệt và kêu gọi một cuộc họp giữa Tổng thống với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để nói lên sự phản đối của ông đối với yêu cầu tài trợ người tỵ nạn của Tổng thống Ford.

    Ngoại trưởng Henry Kissinger, người đứng đầu cuộc họp, nói với các thượng nghị sĩ rằng, tổng số danh sách những người dân Việt Nam Cộng Hòa có thể bị cộng sản giết hoặc bị nguy hiểm là khoảng hơn một triệu người và trong số này, danh sách tối thiểu cần phải di tản không thể giảm được là 174 000 người dân. (2)

    Biden lại cho rằng không cần thiết phải quan tâm đến đồng minh Việt Nam Cộng Hòa: “Hiện Chúng ta nên cần tập trung vào việc đưa quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Di tản người dân Việt ra ngoài cho an toàn và viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa là không cần thiết”.

    Kissinger cho biết:”có những người dân Việt Nam Cộng Hòa năm trong hoàn cảnh mà chúng ta [hải có bổn phận bảo vệ” , nhưng ông Biden đã trả lời: “Tôi sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ số tiền nào để đưa người Mỹ ra ngoài. Tôi không muốn điều này trộn lẫn với việc đưa người Việt ra ngoài.”

    Ford rất buồn với phản ứng của Biden, tin rằng việc không sơ tán người dân miền Nam sẽ là sự phản bội trắng trợn các giá trị đạo đức của người Mỹ: “Hồi Chúng tôi mở cửa cho Hungarians tỵ nạn (nhân vụ Liên Xô chiếm đóng Hungary) … Truyền thống của chúng ta là chào đón cứu vớt những người bị các chế độ tìm cách thủ tiêu. Tôi không nghĩ những người dân Việt Nam Cộng Hòa này lại có thể bị đối xử khác biệt với bất kỳ người tỵ nạn nào khác – như người tỵ nạn Hungary, người tỵ nạn Cuba, hay người Do Thái từ Liên Xô.” (3)

    Ủy Ban Đối ngoại Thượng viện thông qua dự luật đồng ý cứu trợ người tỵ nạn Việt Nam Cộng Hòa với số phiếu 14 thuận 3 chống. Biden là một trong ba Thượng nghị sĩ trong ủy ban đã bỏ phiếu chống. Nghị quyết cứu trợ tỵ nạn mở cửa nhận người tỵ nạn Việt Nam Cộng Hòa cũng đã thông qua Thượng viện thông qua với phiếu 46 thuận và 17 phiếu chống, trong đó Biden lại là người bỏ phiếu chống (4)

    Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 và hàng trăm ngàn người dân Việt Nam Cộng Hòa không thể trốn thoát di tản khỏi đất nước cuối cùng đã bị đưa đến các trại cải tạo, các trại tập trung, nơi họ thường bị bỏ đói hành hạ, tra tấn hoặc bị giết chết. (5)

    Julia Taft, người đứng đầu cơ quan tỵ nạn và tái định cư người tỵ nạn Đông Dương năm 1975, nói với cho cơ quan thông tấn NPR vào năm 2007 rằng những người tị nạn nên được giúp đỡ. “Ý tôi là, họ đã làm việc với chúng tôi, “Taft nói. “Họ là dịch giả hay là nhân viên dân sự. Họ cũng có thể là một quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, vốn là đồng minh và cũng là nạn nhân chung của cuộc chiến”. .

    Bất chấp sự phản đối của Biden và từ các đảng Dân chủ hàng đầu khác vào thời điểm đó, quân đội Hoa Kỳ đã sơ tán hơn 130000 dân Việt Nam Cộng Hòa ngay sau ngày bại trận, và hàng trăm ngàn người dân Việt Nam Cộng Hòa khác đã được tái định cư ở Hoa Kỳ vào những năm sau đó.

    Một trong những người tỵ nạn đó là Phạm Quang, người đã viết một cuốn tự truyện ấn bản năm năm 2010 với tựa đề “Ý thức về nghĩa vụ: Hành trình của chúng tôi từ Việt Nam đến Hoa Kỳ” về việc ông trốn sang Mỹ năm 1975 khi mới 10 tuổi với mẹ và ba chị gái, 11, 6, và 2 tuổi . Cha của ông, một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã không không thể di tản vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 và đã phải chịu đựng một thập kỷ trong một trại cải tạo trước khi có thể đến Mỹ đoàn tụ gia đình năm 1992.

    Nói chuyện với Washington Examiner, ông Phạm ca ngợi tấm lòng của Ford vì đã cứu những người tỵ nạn Việt Nam Cộng Hòa như gia đình ông và chỉ trích những người thuộc đảng Dân chủ như Biden vì đã cố gắng tránh xua đuổi mình, ông nói rằng “Chúng tôi cần được cứu vớt, và chúng tôi sẽ nhớ ơn những ai đã giúp cứu chúng tôi – cũng như “nhớ” luôn cả những ai chỉ muốn xua đuổi chúng tôi” (6)

    Ông Phạm Quang, lớn lên ở Mỹ, đi lính Thủy quân Lục chiến và tham gia đánh trận ở Vùng Vịnh lần thứ nhất, nói: “Những người tỵ nạn Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1975 đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ những người Mỹ sống gần các trại tị nạn và từ các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam vì họ cảm thấy họ có một trách nhiệm, một món nợ để giúp người Việt chúng tôi. Và chúng tôi rất biết ơn vì điều đó. ”

    “Khi bạn nhìn vào những người giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam chúng tôi, chắc chắn không phải là Thuợng nghị sĩ Biden”, Phạm Quang nói. “Những người Mỹ giúp người dân tỵ nạn cộng sản chúng tôi lại là những người mà bạn có thể không ngờ đến – Và sự rộng mở trong chính sách tỵ nạn dành cho người Việt không đến từ đảng Dân chủ.”

    Nhắc đến Biden, Phạm nói, “Ông ấy phải nhìn vào chính sách đối ngoại và lòng nhân đạo. Vấn đề người dân Việt Nam Cộng Hòa tỵ nạn năm 1975 là một vấn đề lớn đối với lòng nhân đạo. Ngay cả khi ông ấy hay ai chống lại chiến tranh, tại sao ông ấy lại không muốn cứu giúp người tỵ nạn? Tại sao ông ấy lại không thuơng hại gì đến gia đình gồm phụ nữ và trẻ em như chúng tôi đang cố gắng trốn thoát (khỏi thảm họa cộng sản)?

    Ông Phạm Quang còn tiếp. “Bất cứ một cuộc chiến nào nước Mỹ can dự cũng sẽ có những người tỵ nạn … Vì vậy, chúng ta cần nghĩ về nghĩa vụ đạo đức nhân bản của mình đối với những người không phải là người Mỹ, đặc biệt là với các đồng minh của người Mỹ chúng ta,”

    Khi được hỏi liệu có thật công bằng khi đánh giá Biden dựa trên hành động của ông từ năm 1975 hay không, ông Phạm Quang trả lời, “Là một người đang tranh cử Tổng thống, thì quan niệm trong quá khứ của ông cũng là một phần hồ sơ của cuộc đời ông để cử tri suy xét giống như mọi thứ khác. ”

    Jerry Dunleavy – Nguyễn Trọng Dân lược dịch

    Nguyên bản Anh Ngữ: https://www.washingtonexaminer.com/n...-out-of-the-us

    Chú Thích
    (1) Lại đạo đức giả! Tổng thống, Ford vẫn thừa sức cứu vãn Sài Gòn ra khỏi thảm họa cộng sản nhưng ông đã không thực hiện vì biết rõ kế hoạch Phản Bội đã vạch ra từ trước, để cả một dân tộc bị chìm vào thảm họa cộng sản; rồi làm bộ nhân đạo vào giờ chót, đem Tư Do che lấp nổi khổ của cả một dân tộc sống dưới chế độ cộng sản? Quả là khéo lừa người quá!

    (2) Đã biết trước như vậy mà sao vẫn toa rập với Nixon thực hiện chiến lược bội phản Việt Nam Cộng Hòa, rồi đến giờ chót lại giả đóng vai nhân đạo cùng với Ford ?

    (3) Có đem dân Việt Nam Cộng Hòa tỵ nạn qua thì dân Mỹ mới giật mình mà mở con mắt trước sự thật của cuộc chiến do dân Việt Nam Cộng Hòa qua đến Mỹ kể lại , mới té ngữa mình bị báo chí truyền thông & lực lượng phản chiến lừa đảo, để hết lòng ủng hộ Ronald Reagan về sau này.

    (4) Joe Biden lúc bấy giờ như bao nhiêu triệu người Mỹ khác còn trẻ, ngáo và chưa nhận ra thảm họa của sự phản bội bởi đất nước mình đem đến. Về sau này, tỉnh ngộ, sợ bỏ rơi đồng minh xanh mặt.

    (5) Sự thật bùng phát làm cả nước Mỹ tỉnh ngô…lẫn hối hận.!

    (6) Sai lầm duy nhất của người dân Việt Nam Cộng Hòa tỵ nạn tại Hoa Kỳ là họ chỉ biết nhớ ơn nước Mỹ đã cưu mang cuộc đời tỵ nạn của mình mà quên rằng chính nước Mỹ đã làm họ mất nước ly tán tù đày dưới sự tàn bạo của cộng sản!


    ______________________________________

    'The US has no obligation' - Biden fought to keep Vietnamese refugees out of the US
    by Jerry Dunleavy

    Joe Biden, the 2020 Democratic presidential front-runner and advocate of large-scale immigration, once tried to block the evacuation of tens of thousands of South Vietnamese refugees who had helped the United States during the Vietnam War.

    As a senator, the future vice president, now 76, was adamant that the U.S. had "no obligation, moral or otherwise, to evacuate foreign nationals," dismissing concerns for their safety as the North Vietnamese Army and Viet Cong swept south toward Saigon in 1975.

    His position was in stark contrast to the one he took nearly 30 years later over Iraqi and Afghan interpreters who had worked with U.S. forces. "We owe these people," his then top foreign policy adviser Tony Blinken said in 2012. "We have a debt to these people. They put their lives on the line for the United States".

    Biden said in 2015 that keeping Syrian refugees out of the U.S. would be a win for ISIS and tweeted in 2017 that "we must protect, support, and welcome refugees" to maintain the promise of America.

    As South Vietnam collapsed at the end of the Vietnam War in the spring of 1975, President Gerald Ford and the U.S. government undertook to evacuate thousands of South Vietnamese families who had assisted the U.S. throughout the war. The leading voice in the Senate opposing this rescue effort was then-Sen. Joe Biden.

    Hundreds of thousands of South Vietnamese allies were in danger of recriminations from the Communists, but Biden insisted that “the United States has no obligation to evacuate one — or 100,001 — South Vietnamese”.

    In April 1975, Ford argued that, as the last American troops were removed from the country, the U.S. should evacuate the South Vietnamese who had helped the U.S. during the war, too.

    “The United States has had a long tradition of opening its doors to immigrants of all countries … And we’ve always been a humanitarian nation,” Ford said. “We felt that a number of these South Vietnamese had been very loyal to the United States and deserved an opportunity to live in freedom”.

    But Biden objected and called for a meeting between the president and the Senate Foreign Relations Committee to voice his objections to Ford’s funding request for these efforts. Secretary of State Henry Kissinger, who led the meeting, told the senators that “the total list of the people endangered in Vietnam is over a million” and that “the irreducible list is 174,000”.

    Biden said U.S. allies should not be rescued: “We should focus on getting them [the U.S. troops] out. Getting the Vietnamese out and military aid for the GVN [South Vietnam’s government] are totally different”.

    Kissinger said there were “Vietnamese to whom we have an obligation,” but Biden responded: “I will vote for any amount for getting the Americans out. I don’t want it mixed with getting the Vietnamese out”.

    Ford was upset with Biden’s response, believing that failing to evacuate the South Vietnamese would be a betrayal of American values: “We opened our door to the Hungarians … Our tradition is to welcome the oppressed. I don't think these people should be treated any differently from any other people — the Hungarians, Cubans, Jews from the Soviet Union”.

    The Senate Foreign Relations Committee recommended that the bill be passed by the full Senate by a vote of 14 to 3. Biden was one of just three senators on the committee who voted nay. The conference report also passed the Senate as a whole by a vote of 46-17, where Biden again voted against it.

    Saigon fell on April 30, 1975, and hundreds of thousands of South Vietnamese who did not manage to escape the country were eventually sent to reeducation camps, where they were often abused, tortured, or killed.

    Julia Taft, who headed the U.S.’s Inter-Agency Task Force on Indochinese Refugee Resettlement in 1975, told NPR in 2007 that the refugees should have been helped. “I mean, they'd worked with us," she said. "They'd been translators. They'd been employees. They'd been part of the South Vietnamese army, which was an ally, and just general victims of the whole chaos”.

    Despite opposition from Biden, and from other leading Democrats at the time, the U.S. military evacuated over 130,000 Vietnamese refugees in the immediate wake of the collapse of South Vietnam, and hundreds of thousands more were resettled inside the U.S. in the following years.

    One of those refugees was Quang Pham, who wrote a 2010 autobiography, A Sense of Duty: Our Journey from Vietnam to America, about his escape to the U.S. in 1975 at the age of 10 with his mother and his three sisters, aged 11, 6, and 2. His father, a member of the South Vietnamese military, did not make it out with them and spent over a decade in a reeducation camp before making it to the U.S. in 1992.

    Speaking with the Washington Examiner, Pham praised Ford for saving Vietnamese refugees such as his family and criticized Democrats such as Biden for trying to keep them out, saying, “When we needed help, I remember who helped us — and who didn’t”.

    Pham, who grew up in the U.S., joined the Marines and served in the First Gulf War, said, "The Vietnamese refugees from 1975 had a lot of help from Americans who lived near the refugee camps and from Vietnam vets who felt they had a debt to help us. And I’m grateful for that".

    “When you look at the biggest supporters of Vietnam refugees, it definitely wasn’t Sen. Biden,” Pham said. “The people who wanted us weren’t necessarily who you’d expect — the openness wasn’t coming from Democrats”.

    Referring to Biden, Pham said, “You have to look at foreign policy and humanitarianism. The Vietnam refugee crisis was a big deal in 1975. Even if you were against the war, why wouldn’t you support the refugees? Why wouldn’t you support the families and women and children who were trying to escape?”.

    “If we get involved in wars, there will be refugees ... So we need to think about our moral obligation to non-Americans, especially to our allies,” Pham said.

    Asked whether he thought it was fair to judge Biden based on his actions from 1975, Pham replied, “As someone running for President, it’s part of his record, just like everything else".


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X