Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trại Lực Lượng Đặc Biệt Dak Seang và Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân 1965-1972

Collapse
X

Trại Lực Lượng Đặc Biệt Dak Seang và Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân 1965-1972

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trại Lực Lượng Đặc Biệt Dak Seang và Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân 1965-1972

    Trại Lực Lượng Đặc Biệt Dak Seang và Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân 1965-1972
    Trần Lý, 3-2020

    Trại LLĐB Dak Seang là một trong những Trại biên phòng hầu như bị quên lãng trong Quân sử QLVNCH tuy là nơi đã xảy ra nhiều trận đụng độ đẫm máu giữa Quân VNCH và Hoa Kỳ chống lại quân CSBV...

    Vị trí Dak Seang Tỉnh Kontum (trước 1975) có 4 quận: DakTo, DakSut, Kontum và Toumorong. Dak Seang thuộc Quận DakTo, tại xã này tháng 8 năm 1966 LLĐB Hoa Kỳ đã thiết lập một Trại Dân sự Chiến đấu, tuyển mộ các nhân sự sắc tộc Stieng, Sedan..

    Trại Dak Seang nằm phía Tây-Bắc Tỉnh Kontum, cách Thị xã Kontum 65 km về Tây-Bắc, và 16 km Bắc- Đông/Bắc Ben Het. Trại nằm trong khu vực thung lũng sông Dak Poko, khoảng 2 km phía Tây dòng sông, bao quanh bởi đối và các vùng đất có cao độ trung bình 700 m trên mặt biển, đa số phủ bởi các tầng cây rừng rậm rạp. Các phía Đông và Tây là các rặng núi cao đến 1800 m.. Trại nằm dọc sông Dak Seang (cùng tên)=[ Dòng sông máu], cách Kampuchea 10-15 km về phía Đông.

    Trại hình vuông, diện tích khoảng 3000 m 2, nằm trên một đồi thấp giữa hai suối Dak vai và Dak si (đều là nhánh của sông Poko).


    Lực lượng trú đóng gồm 3 ĐĐ DSCĐ (mỗi đại đội 132 người theo cấp số), một Trung đội Trinh sát, một đơn vị súng nặng trang bị 2 khẩu 105, 2 cối 160 . Bộ Chỉ huy lá A-245 SF Mỹ và 1 toán LLĐB VNVH (toán A-112) Trại có hệ thống phòng ngự, ngầm và nổi , giao thông hào cùng 9 lớp vỏng rào kẽm gai.. Ba chốt phòng thủ từ xa đật tại Núi Ek, Núi Sie và Núi Pút...

    Phi trường Dak Seang có phi đạo đất nện dài 1400 ft ,các C-130 có thể đáp được; cách Trại Dak Pek 27 km về phía Nam, cách Lào 14 km về phía Tây và cách Trại Dak To 23 km về phía Tây-Bắc...

    Các trận đụng độ 1965-1970 – Tháng 5-1967 CQ tấn công thăm dò các Trại Dân sự Chiến đấu trong khu vực Dakto (A-244)-Dak Seang (A-245) . Ngày 16 tháng 5, một đại đội CIDG từ Dak Seang hành quân giải tỏa Dakto, thu hồi xác 4 nhân viên tử trận đã đụng mạnh với lực lượng CQ thuộc Tr Đoàn 24 BV. Nhờ KQ oanh kích và yểm trợ CIDG rút quân.. Trung sĩ SF Gerard Parmentier của A-245 tử trận...

    – 18 tháng 8- 1968 CQ mở cuộc tấn công vào Dak Seang : Tr Đoàn 101 D CSBV định lợi dụng đêm tối và thời tiết xấu đề ‘thanh toán’ Trại thật nhanh chóng. 3 giờ 30 sáng CQ mở cuộc pháo kích vào Trại bằng súng cối và bắn B-40 vào chu vi phòng thủ.. sau đó tung 3 đại đội BB tấn công vào khu vực phía Tây, đồng thời một đại đội khác đành vào vòng rào phía Đông. Sau 20 phút, cả hai mũi tấn công đều bị chặn đứng tại vòng rào.. Đến 4 giờ 25 sáng, CQ chỉ qua được vòng rào thứ nhất và tuy KQ không thể yểm trợ vì mây mù quá thấp nhưng pháo binh đã yểm trợ rất hữu hiệu..và cuộc tấn công của CQ bị đẩy lui hoàn toàn...


    Trận Dak Seang tháng 4-1970
    Trận Dak Seang năm 1970 đúng hơn là một Chiến dịch quan trọng tại Vùng 2 CT trong các tháng 4-5 năm 1970. Chiến dịch gồm các trận đánh tại Trại CIDG Dak Seang và các cuộc hành quân của Biệt Khu 24 VNCH để giải tỏa áp lực của CQ và đẩy lui CQ về bên kia biên giới.

    Tin tình báo trong các tháng 2 và 3 năm 1970 ghi nhận CQ gia tăng hoạt động trong vùng Ba biên giới, đồng thời có thêm các kế hoạch tổng tấn công của CQ trên toàn quốc VNCH theo kiểu Mậu Thân (1968) ?. Các báo cáo trinh sát, máy cảm ứng điện tử ghi nhận các cuộc chuyển quân của CQ trong Tỉnh Kontum, đặc biệt quanh khu vực Dak Seang. Cung từ của tù binh chỉ nhắc đến Thị xã Kontum, Dak To và Ben Het .. không đề cập đến Dak Seang .. CQ đã huy động các Trung đoàn 28 (trách nhiệm phía Bắc Dak Seang ) , 66 (phía Nam), các TĐ Đặc công 20 và 37 và Trung đoàn Pháo 40 CSBV yểm trợ tổng quát vào chiến dịch ‘Mùa Hè’ này.

    Ngày 31 tháng 3, CQ mở nhiều cuộc tấn công trên khắp lãnh thổ VNCH nhưng chỉ đánh và rút, không chiếm đóng lãnh thổ kiểu 1968 (!)

    Trại Dak Seang: Trong các tháng 2 và 3 năm 1970, Tr Đ 28 CSBV đã di chuyển vào vùng thung lũng sông PôKô, không bị phát hiện, cắt cây sẵn sàng bằng cưa điện, đào các giao thông hào đến sát chu vi trại chừng 1000 m..Các vị trí phòng không được thiết trí dọc theo hành lang không phận Trại, các điểm quan sát pháo binh cũng được lựa chọn kỹ lưỡng...

    Trại Lực Lượng Đặc Biệt Dak Seang 1970
    Trưa 31 tháng 3 , một phi cơ C-7 của KQHK rời Phi trường Pleiku vận chuyển thực phẩm đến Trại theo phi vụ thường lệ và chuyển 100 quả đạn 105 ly về lại Pleiku để phân phối cho các Trại khác đang cần.. Không ngờ chỉ 24 giờ sau Dak Seang lại cần mọi loại tiếp liệu, dĩ nhiên là đạn!

    CQ bắt đầu tấn công vào Trại vào hừng sáng ngày 1 tháng 4 năm 1970 bằng pháo kích súng cối và súng không giật vào Trại, phá sập nhiều doanh trại và cột ăng ten vô tuyến, gây một số thương vong..LLĐB (SF) Mỹ phản ứng bằng đưa Đại đội 207 CIDG từ Trại Plateau Gi (A-111), trực thăng vận ban đêm đến bên ngoài chu vi Trại và sáng hôm sau vào tiếp viện cho việc phòng thủ. Một số đơn vị của Tr Đoàn 32 BB VNCH cũng đến trợ giúp..Một hàng rào lửa bằng Napalm đã chặn đứng quân BV ngoài vòng rào..44 phi suất được sử dụng trong đó 3 phi cơ AC-119 (Shadow) bao vùng suốt đêm.

    Trại Dak Seang bắt đầu được tiếp vận bằng KQ: Sáng 2 tháng 4, 2 chiếc C-7 Caribou, được Skyraiders hộ tống bay vào thả dù cho trại, một C-7 Caribou # 61-2406 bị hạ khi vừa thả xong., 3 nhân viên phi hành tử nạn. Phi đoàn 483 KQ Chiến lược tập trung C-7 từ Cam Ranh về Pleiku...

    Vào 4 giờ 45 chiều 2 tháng 4, quân BV tấn công mạnh, vượt rào nhưng bị đẩy lui nhờ không yểm.. 7 giờ tối, CQ tái tấn công đến gần vòng rào phía Tây và cụng bị trực thăng võ trang đẩy lui.. CQ tấn công thêm hai đợt nữa trong đêm.. Sáng sớm, 2 trực thăng bị hạ , SF đưa vào trận lực lượng trừ bị của họ : 2 tiểu đoàn CIDG xung kích (Mobile Strike Force=MSF) TĐ 1 và 4 của Lực lượng MSF số 2 được trực thăng vận đến một bãi đáp gần Trại..(TĐ 1 MSF có một toán Cố vấn Úc 10 người, 1 tử trận và 2 bị thương trong Trận) Một TĐ BĐQ VNCH cùng hành quân với TĐ 1 MSF tại một vị trí phía Nam Trại..Các cuộc đụng độ và tấn công liên tục của CQ kéo dài suốt ngày 4 tháng 4 và CQ dù sử dụng đặc công trong 6 đợt nhưng đều bị hỏa lực của quân trú phòng và phi pháo ngăn chặn không tiến nổi đến sát chu vi phòng thủ.

    Trong ngày 3-4 tháng 4 KQ yểm trợ 67 phi suất khu trục, 4 phi suất trực thăng võ trang và 6 phi suất B-52 .Ngày 3-4 16 phi vụ C-7 tiếp tục thả tiếp liệu cho Trại, tuy vẫn được các Skyraiders hộ tống nhưng 9 phi cơ trúng đạn. Ngày 4-4 , có 15 phi vụ : 6 trúng đạn, một bị hạ ( C-7 # 62-4180) toàn bộ phi hành đoàn 3 người tử nạn.

    Ngày 5 tháng 4 , số phi vụ tiếp tế giảm xuống còn 6 phi vụ và chuyển sang thả dù ban đêm và thay đổi hành lang bay vào vùng và kỹ thuật thả dù, dùng thêm AC-119 yểm trợ. 6 tháng 4 chiếc C-7 #63-9746 bị bắn rơi, 3 quân nhân tử trận. Ngày 6 tháng 4 CQ chuyển hướng lo chống đỡ cuộc hành quân giải vây của Biệt Khu 24, Trại Dak Seang tiếp tục bị pháo kích trong những ngày kế tiếp và các cấu trúc trên mặt đất của Trại hầu như bị san bằng . 8 tháng 4 các TĐ 1 và 4 MSF đến gần 900 m chu vi Trại từ hai phía Đông-Bắc và Tây-Bắc..KQ yểm trợ 134 phi suất khu trục..CQ tạm ngưng tấn công Trại.. Các ngày 9, 10 và 11 chỉ còn các đụng độ nhỏ giữa MSF và CQ.. Áp lực của CQ giảm rất nhiều.. CQ quay sang tấn công Trại Dak Pek vào ngày 12 tháng 4 như nghi binh.. Theo “Pacific Stars & Stripes -11 tháng 4-1970′ : Lực lương trú phòng Dak Seang hầu như sống dưới mặt đất .. kẹt trong Trại còn có 11 người của một ban nhạc VN trình diễn tại đây từ 31 tháng 3..’

    Các phi vụ C-7 tiếp tục thả dù ban đêm trong thời gian 10-12 tháng 4 và sau đó các C-7 rút về Cam Ranh.. Trực thăng vận tải đã bay được vào trại an toàn.


    Trại LLĐB Dak Seang 15/4/1970
    Tuy CQ vẫn bao vây Trại cho đến 8 tháng 5 những trận đánh thật sự tiếp tục giữa CQ và quân VNCH quanh khu vực Dak Seang...

    Báo cáo “sau hành quân” của B-24 ngày 22 tháng 5-1970 ghi nhận “Tổn thất tại Trại Dak Seang” : Hy sinh : 2 LLĐB Việt, 44 CIDG , 6 dân chính. Bị thương: 14 SF Mỹ, 4 LLĐB Việt, 80 CIDG (Sổ tổn thất không gồm thiệt hại của MSF).. Tổn thất của CQ không thể tổng kết chỉ đếm được 222 xác bỏ lại quanh rào trại.

    Tướng Lữ Lan Tư lệnh QĐ 2 cho phóng viên Star&Stripe biết: 104 quân nhân VN và Mike Force hy sinh (35 bên trong Trại) 430 quân nhân bị thương CQ bị hạ 896 do hỏa lực BB và 472 do KQ..

    KQ HK cho biết: 1 cố vấn Mỹ và 1 cố vấn Úc tử trận cùng 11 chiến sĩ KQ khi bay các phi vụ tiếp tế cho Trại... Các cuộc hành quân của Biệt Khu 24 quanh Dak Seang:

    Chiến dịch phản công của QLVNCH để giải tỏa Dak Seang của Biệt khu 24 có thể chia thành 5 giai đoạn: (Tư lệnh V2 là Tướng Lữ Lan, TL BK 24 là Đại tá Nguyễn bá Thìn (tự Long), các đơn vị tham dự cuộc hành quân gồm các Trung Đoàn 42 (thuộc SĐ 22) và 45 BB biệt lập (Tr Đ 45 nhập vào SĐ 23 vào năm 1972) , Liên đoàn 2 BĐQ (các TĐ 11,22 và 23 BĐQ).

    - Giai đoạn 1: 1 đến 7 tháng 4 - BK 24 tiến công từ phía Nam để chiếm các cao điểm phía Đông và Tây trại Dak Seang.
    - Giai đoạn 2: 8 đến 14 - BK 24 hành quân giải tỏa quanh Trại.
    - Giai đoạn 3 : 15 đến 28 - tiến công các cao điểm phía Bắc Trại Dak Seang
    - Giai đoạn 4: 29-4 đến 6 tháng 5 - tiếp tục hành quân quanh Trại
    - Giai đoạn 5: 7 đến 9 tháng 5 - các đơn vị của SĐ 22 BB hành quân yểm trợ cho việc rút các đơn vị khỏi Dak Seang...

    Tình trạng quanh Trại Dak Seang không mấy sáng sủa, CQ bao vây và pháo kích vào Trại .Việc tiếp tế đường bộ bị cắt đứt, Trại bị cô lập khỏi nguồn nước từ sông Dak Poko. Lực lượng trú phòng khoảng 550 quân gồm A-245 của 5th SF; Toán A-114 LLĐB VNCH và 3 ĐĐ CIDG cơ hữu... Dân sự tại Trại khoảng 700 nhân viên hành chánh và gia đình binh sĩ...

    Ngày 2 tháng 4, BK 24 đưa quân tiếp viện đến Căn cứ hỏa lực Tango (xem bản đồ) để yểm trợ cho Trại , quân tiếp viện gồm 1 TĐ BB VNCH cùng 2 TĐ Pháo binh Mỹ-Việt. Một TĐ BB khác dược đưa từ Kontum đến Tân Cảnh.


    Ngày 3 tháng 4 CQ bắt đầu tấn công thăm dò quân VNCH quanh Tango, tuy nhiên VNCH tiếp tục tiến quân chiếm các cao điểm : 2 TĐ BĐQ vào khu vực phía Tây và 1 TĐ BB bên phía Đông..KQ HK đã yểm trợ hữu hiệu.. : từ 1 đến 7 tháng 4 có gần 200 phi suất đủ loại...

    Giai đoạn 2: 8 đến 14 tháng 4
    Ngày 8 tháng 4 các đơn vị hành quân chiếm các cao điểm... Các ngày 13 và 14 : CQ tập trung tấn công các vị trí QLVNCH trong khu vực Đông-Bắc... Ngày 12 tháng 4 TĐ 1/ 42 được đưa vào một vị trí phía Đông-Nam Trại, cùng nhảy theo TĐ còn có toán Tiền sát Pháo Binh Mỹ, hoạt động chung với Toán Cố vấn 4 người của TĐ (Th tá Noll)... TĐ 1/42 bị CQ bao vây và tấn công liên tục... Giai đoạn 3: 15 đến 28 tháng 4.

    Đây là Giai đoạn giao tranh nặng nhất giữa quân BV và lực lượng BK 24 : mục tiêu chiến lược là vùng đất cao phía Bắc Dak Seang, quan trọng nhất là Căn cứ hỏa lực FSB 31, thiết lập tại Núi Ek một cao điểm cách Dak Seang 3 km về phía Bắc. (Mãi đến 25 tháng 4 quân VNCH mới chiếm được khu vực này)

    Ngày 15-4, một đơn vị xung kích VNCH được trực thăng vận vào khu vực Núi Ek : 4 trực thăng chuyển quân HK đầu tiên vào vùng đã gặp phòng không dữ dội của CQ , một chiếc UH-1H bị hạ (2 Mỹ và 2 Việt hy sinh ) và 3 chiếc phải dạt ra.. BB không tiếp cứu được các quân nhân sống sót , Đơn vị tiếp cứu của KQ đem được nhóm này ra nhưng lại mất thêm một trực thăng tiếp cứu khác loại HH-3 E cùng 1 nhân viên phi hành...

    Cuộc đổ quân này được ghi lại trên specialoperations.com (Dak Seang 15 April 1970), tóm lược như sau:

    “ĐĐ Trực thăng xung kích 170 của Lục Quân Hoa Kỳ chịu trách nhiệm đổ quân, bãi đáp theo ký hiệu của Trực thăng là LZ Orange. Kế hoạch là đưa TĐ3 / Tr Đ 42BB VNCH vào bãi đáp, các trực thăng của 170 được các trực thăng võ trang yểm trợ trực tiếp... Cuộc hành quân bắt đầu lúc 4 giờ 30 sáng 15-4 từ điểm tập trung tại phi trường KonTum và đến 6 giờ các toán quân bắt đầu vào bãi đáp. Hai quân nhân trinh sát Mỹ (Pathfinders) nhảy theo toán 6 trinh sát VN..và sau đó các toán 8 người tiếp tục đổ xuống..CQ phản ứng mạnh, Một trực thăng bị hạ ngay đợt đổ quân đầu tiên. KQ HK đã tập trung hỏa lực của các F-4 oanh kích khu vực và đưa 2 trực thăng Jolly Green(HH-3E) từ Đà Nẵng vào vùng đề tìm cách bốc các quân nhân Mỹ ra khỏi khu vực LZ..’ (WO Miller bị bắt làm tù binh và trao trả vào tháng 3-73 ; 2 xác quân Mỹ được thu hồi ngày 29-4-1970, một còn đang liệt kê mất tích..)

    Ngày 16-4, TĐ 3 /Tr Đ 42 được đưa vào một bãi đáp tại 1 km Đông Dak Seang, từ đây tiến về phía Bắc để đến FSB 31..TĐ này đụng CQ ngày 17-4 tại một vị trí 2 km Đông-Bắc Trại và bị thiệt hại nhẹ..Đơn vị không tiến thêm được trong suốt ngày 18-4..

    Các đơn vị VNCH thuộc Tr Đ 42 đụng độ với CQ trong suốt ngày 20-4. Vị trí của TĐ 1/42 bị CQ tấn công suốt đêm bằng cối và B40. Các phi cơ vận tải võ trang Shadow (AC-119G) và Stinger (AC-119K) oanh kích yểm trợ suốt đêm và khu trục không yểm ngay khi trời hừng sáng..Các ngày 21 và 22 CQ tiếp tục tấn công và tập trung vào các TĐ 1 và 3/42 đang tìm cách tiến về hướng Bắc.. TĐ 1 bị tổn thất nặng phải rút về Trại Dak Seang (23-4) và TĐ 3 trở thành mục tiêu chính của CQ; đến 24-4 BK24 quyết định đưa TĐ 2 vào trận, đổ quân thẳng trên đỉnh núi Ek.. KQ tập trung không yểm đủ loại, kể cả B52. Quân VNCH chiếm đóng Núi Ek từ 25-4..TĐ 3/42 hành quân ngược về Trại Dak Seang và giải tỏa vòng vây CQ quanh Trại.. về đến chu vi Trại ngày 26 và được rút về ngày 27-4 để bổ xung quân số..Hai TĐ BB khác của Tr Đ 45 được đưa vào trận..Các đơn vị VNCH bắt đầu phản công đẩy CQ khỏi khu vực.. Giai đoạn 4 : 29 tháng 4 – 6 tháng 5 Hoạt động của QLVNCH tiếp diễn với 2 TĐ 2 và 4 của Tr Đ 45 : TĐ đặt tại một Điểm chiến lược ở 1 km Đông-Bắc Dak Seang có pháo binh cùng hoạt động; TĐ 4 đóng quân cách TĐ 1 khoảng 1 km và bị CQ tập trung tấn công , phải lùi lại và KQ phải yểm trợ trong suốt các ngày 29 và 30..qua cả ngày 1 tháng 5 mới tiến nổi. Các cuộc đụng độ tiếp tục, CQ dùng các đơn vị nhỏ trì hoãn cuộc rút chạy, các toán nhỏ CQ phục kích liên tục quanh khu vực Núi Ek .. Suốt các ngày 2 đến 5 tháng 5, KQ phải oanh kích nhiều đọt để tiêu diệt các toán CQ đóng chốt cố thủ.. Giai đoạn 5 : Các ngày 7-9 tháng 5.. CQ bỏ chiến trường, các Tr Đ 28 và 40 CSBV rút chạy sau khi bị tổn thất quá nặng.. Chiến dịch Dak Seang chính thức chấm dứt ngày 9 tháng 5.. Vài điểm ghi nhận của Department of the Air Force USA trong CHECO Report “The Defense of Dak Seang” 15 Feb 1971 :


    – KQHK: Vận tải võ trang AC-130 lần đầu thử nghiệm tại VN trang bị đại bác 40 và hệ thống xạ kích điện tử để oanh kích xe cộ CQ trên đường mòn HCM được sử dụng công phá hầm hố của CQ, kết quả khá hữu hiệu. Hệ thống hướng dẫn mục tiêu X-Band Beacon và Infrared Fabric dùng cho AC-119K được thử tại Dak Seang với kết quả rất chính xác ngày 17 tháng 4.. – Phối hợp với KQVNCH : Theo KQ HK, các phi cơ quan sát hướng dẫn mục tiêu FAC của KQVNCH của KĐ 62 không liên lạc hữu hiệu với các FAC Mỹ . Sĩ quan liên lạc điều không KQVN tại Trung Tâm Điều Hành Không trợ Vùng 2 (DASC) chưa được huấn luyện đúng mức..có những mục tiêu trùng lập .. – Hoạt động phối hợp Pháo binh và Không yểm chưa hoàn hảo ..BB VNCH không tin tưởng vào pháo binh mà muốn được yểm trợ nhanh hơn bằng trực thăng võ trang… Vị trí pháo binh không được chú ý về phòng thủ đêm (?) Tư lệnh BK24 họp mỗi đêm lúc 20 giờ (?), và quyết định mọi hoạt động hỏa lực đêm phải có lệnh của chính ông (!).. Các phi vụ không kích thường phải dự trù trước (?) như số phi suất, loại bom đạn ..

    – Về Hệ thống chỉ huy của quân VNCH tại Dak Seang: Thiếu tin tưởng vào cấp chỉ huy thuộc quyền : hầu như chỉ Tư lệnh và TTM Biệt Khu quyết định mọi chuyện..(?) nên bộ TM BK24 không có kế hoạch lâu dài..hoàn toàn tùy vị tư lệnh – Tổng số phi vụ B52 trong chiến dịch lên đến 23 phi vụ Tác giả Vương Mộng Long ghi lại trong “Dak-Seang 1970” các hoạt động của BDQ :

    – Liên đoàn 2 BĐQ do Trung Tá Bùi văn Sâm chỉ huy trấn đóng tại Căn cứ hỏa lực Tango phía Đông- ĐôngNam của Trại DakSeang. LĐ và 2 TĐ 22 và 23 BĐQ cùng hoạt động trong khu vực Nam Dak Seang.. Ngày 7 tháng 4 TĐ 23 BĐQ do Đ Úy Nguyễn văn Thu chỉ huy đóng quân tại 3 ngọn đồi cao trên triền Đông-Bắc của rặng Ngok Remang và bị CQ tấn công vào sáng 8-4 và tràn ngập trong đêm TĐ trưởng và Cố vấn tử trận… Sau khi TĐ 23 bị thiệt hại nặng và rút khỏi vùng trách nhiệm TĐ 11 BĐQ vào thay cho 23 tại Tango và sau đó LĐ 2 BĐQ và TĐ 22 di chuyển lên Căn cứ Lima.. ‘ Trung sĩ Gary Littrell , thuộc toán cố vấn của TĐ 23 BĐQ được ân thưởng Huy chương Medal of Honor của Chính Phủ HK trong trận này.. Trận đánh oai hùng này của TĐ 23 BĐQ được Shelby Stanton ghi lại trong “Rangers at War” trang 263 : — “ Sáng 4 tháng 4 TĐ 23 tiến quân qua các khu rừng rậm, chiếm đóng đồi 763, dàn quân phòng thủ và lập một bãi đáp trực thăng phía Bắc khu đóng quân. Trung đoàn 28 CSBV đang chiếm ngự đồi 1043 về phía Tây và căn cứ của BĐQ nằm trọn trong tầm hỏa lực của pháo binh CQ ! CQ pháo ngay trưa 4 tháng 4 vào bộ Chỉ huy TĐ : trong đợt cối đầu tiên 20 quả đạn, đã gây tử thương cho TĐ trưởng và Cố vấn phụ tá, Cố vấn trưởng và cố vấn súng nặng đều bị thương nặng xem như bị loại khỏi vòng chiến..Cố vấn duy nhất còn lại là Gary Littrel...

    Littrell đã cố giúp cùng tái tổ chức hàng ngũ phòng thủ, di chuyển các binh sĩ bị thương ra khu bãi đáp tải thương..và nhận đạn và tiếp phẩm cùng Tr úy Nguyễn ngọc Khoan (ban 3 TĐ). Littrell sau đó giúp điều hành không trợ và cùng chiến đấu với Đ úy Nguyễn Công Bảo , ĐĐ trưởng ĐĐ 2/23.. CQ tiến đánh các vị trí của TĐ 23 từ trưa 5 tháng 4 , đặc công CQ phá rối suốt đêm và pháo kích liên tục vào bãi đáp trực thăng gây trở ngại cho việc tản thương ..TĐ 23 đẩy lui hai đợt tấn công của CQ trong các ngày 6 và 7 cùng các đợt pháo kích liên tục.. Ngày 7 tháng 4 , ĐĐ trưởng ĐĐ 1/23 trúng pháo kích bị thương.. Littrell đã giúp di tản Đ úy Trần Mừng.. CQ vẫn bị BĐQ đẩy lui dù bị tấn công và thiếu hụt đạn dược, KQ HK đã yểm trợ rất hữu hiệu.. BĐQ hầu như cạn đạn vào sáng 8 tháng 4 và được lệnh rút quân lúc 10 giờ 30 qua đồi 743 , băng rừng rồi vượt sông Dak Poko tìm về vị trí của TĐ 22 BĐQ.. Cuộc rút quân bắt đầu từ 11 giờ.. Littrell giữ nhiệm vụ liên lạc cùng cố vấn TĐ 22 để điều hành trực thăng và khu trục yểm trợ rút quân..Sau khi đánh tan được 2 cuộc phục kích của CQ, lực lượng còn lại của TĐ 23 qua sông Poko về khu an toàn .. TĐ 23 có 218 hy sinh và 19 mất tích.. “ Các phi vụ tiếp tế cho Trại Dak Seang bằng Caribou được ghi chép rất đầy đủ trong tạp chí của C-7A Caribou Association số April 2010 . Các chi tiết kỹ thuật. danh sách nhân viên phi hành trong tổng số 100 phi vụ (58 ban ngày/42 đêm) và nhân viên hy sinh đều... đươc liệt kê.

    Tiểu đoàn 90 BĐQ: Trong chương trình rút khỏi Việt Nam, Trại biên phòng Dak Seang được chuyển cho BĐQ VN vào ngày 30 tháng 11 năm 1970. Quân số tại Trại gồm 431 người được chuyển thành Tiểu đoàn 90 Biệt Động Quân Biên phòng.. TĐ 90 được đưa đi huấn luyện tại Dục Mỹ và không trở về Dak Seang ..TĐ 90 BĐQ trở thành một TĐ lưu động và trực thuộc Bộ Chỉ Huy BĐQ vùng 2 CT. Trại Dak Seang trở thành một tiền đồn do ĐPQ Kontum trấn giữ. (Theo Tướng Tất , khi còn là Đ tá, TĐ 90 BĐQ tham dự trận đánh Chupao ngày 23-7-72 cùng LĐ 2 BĐQ và là đơn vị thanh toán đỉnh Chupao).

    Dak Seang 1972
    Trong trận Tổng tiến công Hè 1972 tại Vùng 2 CT : CQ tiến đánh DakTo và Tân Cảnh : 24 tháng 4, 1972 CQ chiếm Tân Cảnh và sau đó tiến công Kon Tum . DakTo bị chiếm ngày 13 tháng 10..Dak Seang trở thành Tiền đồn duy nhất còn lại trong khu vực bị CQ chiếm đóng..và CQ thanh toán nốt Dak Seang để chiếm trọn vùng Ba biên giới , sửa soạn cho Hiệp định ngưng bắn “da beo” Paris ! Ngày 23 tháng 10, 1972 CSBV tập trung Tr Đ 66 BV và Tr Đ Pháo 40 BV (đưa 3 khẩu 105, 1 khẩu 155, 1 cối 160 và 1 khẩu 85 ) bao vây Dak Seang và tấn công Trại ngày 30 tháng 10.. Dưới mưa pháo , không chi viện .. Trại thất thủ trong ngày (Tác giả Lê Xuân Nhị có bài viết về trận này).


    Vĩnh biệt Dak Seang
    Liên đoàn 25 Biệt Động Quân: Đầu năm 1974, Bộ TTM QLVNCH đã tái tổ chức Binh chủng BĐQ gồm 45 Tiểu đoàn chia thành 15 Liên đoàn..Quân khu II có 5 Liên Đoàn (21 đến 25) Và LĐ 25 BĐQ gồm các TĐ 67, 76 và 90. (TĐ 67 từ CIDG của Trại Thạnh Trị Mộc Hóa khi chuyển đổi quân số còn 315)

    TĐ 76 từ Trại Cái Cai, Mộc Hòa quân số 396 người) Khi chuyển từ CIDG sang BĐQ, các TĐ 67 và 76 BĐQ biên phòng trực thuộc Liên đoàn 41 BĐQ của Vùng 4 CT đóng tại Chi Lăng (LĐ này giải tán vào 1974) Vào thời điểm đầu năm 1975 : Các cấp chỉ huy của LĐ 25 BĐQ gồm:

    – Liên đoàn Trưởng: Trung Tá Đặng Hưng Long
    – LĐ Phó : Trung Tá Lê Chữ
    – TĐT TĐ 67: Thiếu Tá Ngô văn Niên
    – TĐ 76: Thiếu Tá Phạm Công Toại
    – TĐ 90: Thiếu Tá Phan Bát Giác Với quân cơ hữu được đưa ra Vùng 2 từ Mộc Hóa, Kiến Tường đa số gốc Khmer, khả năng tác chiến và tinh thần rất thấp, bỏ ngũ... Quân số của LĐ 25 thiếu hụt. chỉ tương đương với 2 TĐ (đầy đủ)

    Trong cuộc rút quân 1975, theo Le Gro (VietNam from Cease-fire to Capitulation) Ngày 16 tháng 3-75 LĐ 7 và LĐ 25 BĐQ vẫn chống đỡ khu vực Tây Pleiku và một phần LĐ 25 bị CQ tấn công mạnh tại Thanh An.. Các LĐ 4 và 25 là các đơn vị sau cùng rút khỏi Thanh An-Pleiku.. Ngày 21 tháng 3 các đơn vị rút quân tập trung tại Củng Sơn..Các LĐ 6, 7 và 22 BĐQ vượt qua đèo Cà Lúi còn các LĐ 4, 23 và 25 bị kẹt lại..

    Tướng Phạm Duy Tất trong bài trả lời phỏng vấn của Đỗ Sơn xác nhận: “LĐ 25 BĐQ dự trù là “vật hy sinh cản đường” rút quân cho quân rút khỏi Pleiku, trì hoãn CQ tại Thanh An… tuy nhiên sau cùng LĐ25 cũng rút từ từ khỏi khu vực và không bị SĐ 968 CQ đuổi theo và ngày 18 tháng 3 LĐ 25... là toán quân đoạn hậu cho đoàn quân của ông Tất. Ông cho biết thêm LĐ 25 đã làm tròn nhiệm vụ cản đường cho cuộc Triệt thoái, sự thiệt hại của LĐ này đã dự liệu trước (?) không có gì là ngạc nhiên!

    Liên Đoàn 25 BĐQ chính thức... tan hàng trên Liên Tỉnh Lộ 7.

    Trần Lý

  • #2
    Đem con bỏ chợ là tội ác

    Đọc Những Anh Hùng Vô Danh đồn Dak Seang của Trường Sơn Lê Xuân Nhị mà ứa nước mắt. Một tiền đồn heo hút nằm giữa núi rừng, khi bị địch tấn công biển người thì chỉ có Không Quân mới kịp thời cứu mạng họ được. Về mặt lý thuyết thì Biệt Động Quân là lực lượng Tổng trừ bị của Quân Khu đặt dưới quyền điều động của tướng Tư lệnh Vùng.

    Nhưng khi Tư lệnh Vùng chỉ để tâm đi buôn Quế để kiếm tiền tư túi thì lính tiền đồn đành than: "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi"? Mong rằng những bản đồ dưới đây sẽ chỉ ra nơi họ đã gửi thân cho tổ quốc, để đồng đội thân nhân ai có đi qua ghé thắp cho họ vài nén nhang tưởng nhớ.
    https://hoiquanphidung.com/showthrea...%93n-Dak-Seang





    Last edited by TH-72G; 04-09-2020, 03:20 PM.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi KiwiTeTua
      Trại Lực Lượng Đặc Biệt Dak Seang và Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân 1965-1972
      Trần Lý, 3-2020

      Trại LLĐB Dak Seang là một trong những Trại biên phòng hầu như bị quên lãng trong Quân sử QLVNCH tuy là nơi đã xảy ra nhiều trận đụng độ đẫm máu giữa Quân VNCH và Hoa Kỳ chống lại quân CSBV...

      Vị trí Dak Seang Tỉnh Kontum (trước 1975) có 4 quận: DakTo, DakSut, Kontum và Toumorong. Dak Seang thuộc Quận DakTo, tại xã này tháng 8 năm 1966 LLĐB Hoa Kỳ đã thiết lập một Trại Dân sự Chiến đấu, tuyển mộ các nhân sự sắc tộc Stieng, Sedan..

      Trại Dak Seang nằm phía Tây-Bắc Tỉnh Kontum, cách Thị xã Kontum 65 km về Tây-Bắc, và 16 km Bắc- Đông/Bắc Ben Het. Trại nằm trong khu vực thung lũng sông Dak Poko, khoảng 2 km phía Tây dòng sông, bao quanh bởi đối và các vùng đất có cao độ trung bình 700 m trên mặt biển, đa số phủ bởi các tầng cây rừng rậm rạp. Các phía Đông và Tây là các rặng núi cao đến 1800 m.. Trại nằm dọc sông Dak Seang (cùng tên)=[ Dòng sông máu], cách Kampuchea 10-15 km về phía Đông.

      Trại hình vuông, diện tích khoảng 3000 m 2, nằm trên một đồi thấp giữa hai suối Dak vai và Dak si (đều là nhánh của sông Poko).


      Lực lượng trú đóng gồm 3 ĐĐ DSCĐ (mỗi đại đội 132 người theo cấp số), một Trung đội Trinh sát, một đơn vị súng nặng trang bị 2 khẩu 105, 2 cối 160 . Bộ Chỉ huy lá A-245 SF Mỹ và 1 toán LLĐB VNVH (toán A-112) Trại có hệ thống phòng ngự, ngầm và nổi , giao thông hào cùng 9 lớp vỏng rào kẽm gai.. Ba chốt phòng thủ từ xa đật tại Núi Ek, Núi Sie và Núi Pút...

      Phi trường Dak Seang có phi đạo đất nện dài 1400 ft ,các C-130 có thể đáp được; cách Trại Dak Pek 27 km về phía Nam, cách Lào 14 km về phía Tây và cách Trại Dak To 23 km về phía Tây-Bắc...

      Các trận đụng độ 1965-1970 – Tháng 5-1967 CQ tấn công thăm dò các Trại Dân sự Chiến đấu trong khu vực Dakto (A-244)-Dak Seang (A-245) . Ngày 16 tháng 5, một đại đội CIDG từ Dak Seang hành quân giải tỏa Dakto, thu hồi xác 4 nhân viên tử trận đã đụng mạnh với lực lượng CQ thuộc Tr Đoàn 24 BV. Nhờ KQ oanh kích và yểm trợ CIDG rút quân.. Trung sĩ SF Gerard Parmentier của A-245 tử trận...

      – 18 tháng 8- 1968 CQ mở cuộc tấn công vào Dak Seang : Tr Đoàn 101 D CSBV định lợi dụng đêm tối và thời tiết xấu đề ‘thanh toán’ Trại thật nhanh chóng. 3 giờ 30 sáng CQ mở cuộc pháo kích vào Trại bằng súng cối và bắn B-40 vào chu vi phòng thủ.. sau đó tung 3 đại đội BB tấn công vào khu vực phía Tây, đồng thời một đại đội khác đành vào vòng rào phía Đông. Sau 20 phút, cả hai mũi tấn công đều bị chặn đứng tại vòng rào.. Đến 4 giờ 25 sáng, CQ chỉ qua được vòng rào thứ nhất và tuy KQ không thể yểm trợ vì mây mù quá thấp nhưng pháo binh đã yểm trợ rất hữu hiệu..và cuộc tấn công của CQ bị đẩy lui hoàn toàn...


      Trận Dak Seang tháng 4-1970
      Trận Dak Seang năm 1970 đúng hơn là một Chiến dịch quan trọng tại Vùng 2 CT trong các tháng 4-5 năm 1970. Chiến dịch gồm các trận đánh tại Trại CIDG Dak Seang và các cuộc hành quân của Biệt Khu 24 VNCH để giải tỏa áp lực của CQ và đẩy lui CQ về bên kia biên giới.

      Tin tình báo trong các tháng 2 và 3 năm 1970 ghi nhận CQ gia tăng hoạt động trong vùng Ba biên giới, đồng thời có thêm các kế hoạch tổng tấn công của CQ trên toàn quốc VNCH theo kiểu Mậu Thân (1968) ?. Các báo cáo trinh sát, máy cảm ứng điện tử ghi nhận các cuộc chuyển quân của CQ trong Tỉnh Kontum, đặc biệt quanh khu vực Dak Seang. Cung từ của tù binh chỉ nhắc đến Thị xã Kontum, Dak To và Ben Het .. không đề cập đến Dak Seang .. CQ đã huy động các Trung đoàn 28 (trách nhiệm phía Bắc Dak Seang ) , 66 (phía Nam), các TĐ Đặc công 20 và 37 và Trung đoàn Pháo 40 CSBV yểm trợ tổng quát vào chiến dịch ‘Mùa Hè’ này.

      Ngày 31 tháng 3, CQ mở nhiều cuộc tấn công trên khắp lãnh thổ VNCH nhưng chỉ đánh và rút, không chiếm đóng lãnh thổ kiểu 1968 (!)

      Trại Dak Seang: Trong các tháng 2 và 3 năm 1970, Tr Đ 28 CSBV đã di chuyển vào vùng thung lũng sông PôKô, không bị phát hiện, cắt cây sẵn sàng bằng cưa điện, đào các giao thông hào đến sát chu vi trại chừng 1000 m..Các vị trí phòng không được thiết trí dọc theo hành lang không phận Trại, các điểm quan sát pháo binh cũng được lựa chọn kỹ lưỡng...

      Trại Lực Lượng Đặc Biệt Dak Seang 1970
      Trưa 31 tháng 3 , một phi cơ C-7 của KQHK rời Phi trường Pleiku vận chuyển thực phẩm đến Trại theo phi vụ thường lệ và chuyển 100 quả đạn 105 ly về lại Pleiku để phân phối cho các Trại khác đang cần.. Không ngờ chỉ 24 giờ sau Dak Seang lại cần mọi loại tiếp liệu, dĩ nhiên là đạn!

      CQ bắt đầu tấn công vào Trại vào hừng sáng ngày 1 tháng 4 năm 1970 bằng pháo kích súng cối và súng không giật vào Trại, phá sập nhiều doanh trại và cột ăng ten vô tuyến, gây một số thương vong..LLĐB (SF) Mỹ phản ứng bằng đưa Đại đội 207 CIDG từ Trại Plateau Gi (A-111), trực thăng vận ban đêm đến bên ngoài chu vi Trại và sáng hôm sau vào tiếp viện cho việc phòng thủ. Một số đơn vị của Tr Đoàn 32 BB VNCH cũng đến trợ giúp..Một hàng rào lửa bằng Napalm đã chặn đứng quân BV ngoài vòng rào..44 phi suất được sử dụng trong đó 3 phi cơ AC-119 (Shadow) bao vùng suốt đêm.

      Trại Dak Seang bắt đầu được tiếp vận bằng KQ: Sáng 2 tháng 4, 2 chiếc C-7 Caribou, được Skyraiders hộ tống bay vào thả dù cho trại, một C-7 Caribou # 61-2406 bị hạ khi vừa thả xong., 3 nhân viên phi hành tử nạn. Phi đoàn 483 KQ Chiến lược tập trung C-7 từ Cam Ranh về Pleiku...

      Vào 4 giờ 45 chiều 2 tháng 4, quân BV tấn công mạnh, vượt rào nhưng bị đẩy lui nhờ không yểm.. 7 giờ tối, CQ tái tấn công đến gần vòng rào phía Tây và cụng bị trực thăng võ trang đẩy lui.. CQ tấn công thêm hai đợt nữa trong đêm.. Sáng sớm, 2 trực thăng bị hạ , SF đưa vào trận lực lượng trừ bị của họ : 2 tiểu đoàn CIDG xung kích (Mobile Strike Force=MSF) TĐ 1 và 4 của Lực lượng MSF số 2 được trực thăng vận đến một bãi đáp gần Trại..(TĐ 1 MSF có một toán Cố vấn Úc 10 người, 1 tử trận và 2 bị thương trong Trận) Một TĐ BĐQ VNCH cùng hành quân với TĐ 1 MSF tại một vị trí phía Nam Trại..Các cuộc đụng độ và tấn công liên tục của CQ kéo dài suốt ngày 4 tháng 4 và CQ dù sử dụng đặc công trong 6 đợt nhưng đều bị hỏa lực của quân trú phòng và phi pháo ngăn chặn không tiến nổi đến sát chu vi phòng thủ.

      Trong ngày 3-4 tháng 4 KQ yểm trợ 67 phi suất khu trục, 4 phi suất trực thăng võ trang và 6 phi suất B-52 .Ngày 3-4 16 phi vụ C-7 tiếp tục thả tiếp liệu cho Trại, tuy vẫn được các Skyraiders hộ tống nhưng 9 phi cơ trúng đạn. Ngày 4-4 , có 15 phi vụ : 6 trúng đạn, một bị hạ ( C-7 # 62-4180) toàn bộ phi hành đoàn 3 người tử nạn.

      Ngày 5 tháng 4 , số phi vụ tiếp tế giảm xuống còn 6 phi vụ và chuyển sang thả dù ban đêm và thay đổi hành lang bay vào vùng và kỹ thuật thả dù, dùng thêm AC-119 yểm trợ. 6 tháng 4 chiếc C-7 #63-9746 bị bắn rơi, 3 quân nhân tử trận. Ngày 6 tháng 4 CQ chuyển hướng lo chống đỡ cuộc hành quân giải vây của Biệt Khu 24, Trại Dak Seang tiếp tục bị pháo kích trong những ngày kế tiếp và các cấu trúc trên mặt đất của Trại hầu như bị san bằng . 8 tháng 4 các TĐ 1 và 4 MSF đến gần 900 m chu vi Trại từ hai phía Đông-Bắc và Tây-Bắc..KQ yểm trợ 134 phi suất khu trục..CQ tạm ngưng tấn công Trại.. Các ngày 9, 10 và 11 chỉ còn các đụng độ nhỏ giữa MSF và CQ.. Áp lực của CQ giảm rất nhiều.. CQ quay sang tấn công Trại Dak Pek vào ngày 12 tháng 4 như nghi binh.. Theo “Pacific Stars & Stripes -11 tháng 4-1970′ : Lực lương trú phòng Dak Seang hầu như sống dưới mặt đất .. kẹt trong Trại còn có 11 người của một ban nhạc VN trình diễn tại đây từ 31 tháng 3..’

      Các phi vụ C-7 tiếp tục thả dù ban đêm trong thời gian 10-12 tháng 4 và sau đó các C-7 rút về Cam Ranh.. Trực thăng vận tải đã bay được vào trại an toàn.


      Trại LLĐB Dak Seang 15/4/1970
      Tuy CQ vẫn bao vây Trại cho đến 8 tháng 5 những trận đánh thật sự tiếp tục giữa CQ và quân VNCH quanh khu vực Dak Seang...

      Báo cáo “sau hành quân” của B-24 ngày 22 tháng 5-1970 ghi nhận “Tổn thất tại Trại Dak Seang” : Hy sinh : 2 LLĐB Việt, 44 CIDG , 6 dân chính. Bị thương: 14 SF Mỹ, 4 LLĐB Việt, 80 CIDG (Sổ tổn thất không gồm thiệt hại của MSF).. Tổn thất của CQ không thể tổng kết chỉ đếm được 222 xác bỏ lại quanh rào trại.

      Tướng Lữ Lan Tư lệnh QĐ 2 cho phóng viên Star&Stripe biết: 104 quân nhân VN và Mike Force hy sinh (35 bên trong Trại) 430 quân nhân bị thương CQ bị hạ 896 do hỏa lực BB và 472 do KQ..

      KQ HK cho biết: 1 cố vấn Mỹ và 1 cố vấn Úc tử trận cùng 11 chiến sĩ KQ khi bay các phi vụ tiếp tế cho Trại... Các cuộc hành quân của Biệt Khu 24 quanh Dak Seang:

      Chiến dịch phản công của QLVNCH để giải tỏa Dak Seang của Biệt khu 24 có thể chia thành 5 giai đoạn: (Tư lệnh V2 là Tướng Lữ Lan, TL BK 24 là Đại tá Nguyễn bá Thìn (tự Long), các đơn vị tham dự cuộc hành quân gồm các Trung Đoàn 42 (thuộc SĐ 22) và 45 BB biệt lập (Tr Đ 45 nhập vào SĐ 23 vào năm 1972) , Liên đoàn 2 BĐQ (các TĐ 11,22 và 23 BĐQ).

      - Giai đoạn 1: 1 đến 7 tháng 4 - BK 24 tiến công từ phía Nam để chiếm các cao điểm phía Đông và Tây trại Dak Seang.
      - Giai đoạn 2: 8 đến 14 - BK 24 hành quân giải tỏa quanh Trại.
      - Giai đoạn 3 : 15 đến 28 - tiến công các cao điểm phía Bắc Trại Dak Seang
      - Giai đoạn 4: 29-4 đến 6 tháng 5 - tiếp tục hành quân quanh Trại
      - Giai đoạn 5: 7 đến 9 tháng 5 - các đơn vị của SĐ 22 BB hành quân yểm trợ cho việc rút các đơn vị khỏi Dak Seang...

      Tình trạng quanh Trại Dak Seang không mấy sáng sủa, CQ bao vây và pháo kích vào Trại .Việc tiếp tế đường bộ bị cắt đứt, Trại bị cô lập khỏi nguồn nước từ sông Dak Poko. Lực lượng trú phòng khoảng 550 quân gồm A-245 của 5th SF; Toán A-114 LLĐB VNCH và 3 ĐĐ CIDG cơ hữu... Dân sự tại Trại khoảng 700 nhân viên hành chánh và gia đình binh sĩ...

      Ngày 2 tháng 4, BK 24 đưa quân tiếp viện đến Căn cứ hỏa lực Tango (xem bản đồ) để yểm trợ cho Trại , quân tiếp viện gồm 1 TĐ BB VNCH cùng 2 TĐ Pháo binh Mỹ-Việt. Một TĐ BB khác dược đưa từ Kontum đến Tân Cảnh.


      Ngày 3 tháng 4 CQ bắt đầu tấn công thăm dò quân VNCH quanh Tango, tuy nhiên VNCH tiếp tục tiến quân chiếm các cao điểm : 2 TĐ BĐQ vào khu vực phía Tây và 1 TĐ BB bên phía Đông..KQ HK đã yểm trợ hữu hiệu.. : từ 1 đến 7 tháng 4 có gần 200 phi suất đủ loại...

      Giai đoạn 2: 8 đến 14 tháng 4
      Ngày 8 tháng 4 các đơn vị hành quân chiếm các cao điểm... Các ngày 13 và 14 : CQ tập trung tấn công các vị trí QLVNCH trong khu vực Đông-Bắc... Ngày 12 tháng 4 TĐ 1/ 42 được đưa vào một vị trí phía Đông-Nam Trại, cùng nhảy theo TĐ còn có toán Tiền sát Pháo Binh Mỹ, hoạt động chung với Toán Cố vấn 4 người của TĐ (Th tá Noll)... TĐ 1/42 bị CQ bao vây và tấn công liên tục... Giai đoạn 3: 15 đến 28 tháng 4.

      Đây là Giai đoạn giao tranh nặng nhất giữa quân BV và lực lượng BK 24 : mục tiêu chiến lược là vùng đất cao phía Bắc Dak Seang, quan trọng nhất là Căn cứ hỏa lực FSB 31, thiết lập tại Núi Ek một cao điểm cách Dak Seang 3 km về phía Bắc. (Mãi đến 25 tháng 4 quân VNCH mới chiếm được khu vực này)

      Ngày 15-4, một đơn vị xung kích VNCH được trực thăng vận vào khu vực Núi Ek : 4 trực thăng chuyển quân HK đầu tiên vào vùng đã gặp phòng không dữ dội của CQ , một chiếc UH-1H bị hạ (2 Mỹ và 2 Việt hy sinh ) và 3 chiếc phải dạt ra.. BB không tiếp cứu được các quân nhân sống sót , Đơn vị tiếp cứu của KQ đem được nhóm này ra nhưng lại mất thêm một trực thăng tiếp cứu khác loại HH-3 E cùng 1 nhân viên phi hành...

      Cuộc đổ quân này được ghi lại trên specialoperations.com (Dak Seang 15 April 1970), tóm lược như sau:

      “ĐĐ Trực thăng xung kích 170 của Lục Quân Hoa Kỳ chịu trách nhiệm đổ quân, bãi đáp theo ký hiệu của Trực thăng là LZ Orange. Kế hoạch là đưa TĐ3 / Tr Đ 42BB VNCH vào bãi đáp, các trực thăng của 170 được các trực thăng võ trang yểm trợ trực tiếp... Cuộc hành quân bắt đầu lúc 4 giờ 30 sáng 15-4 từ điểm tập trung tại phi trường KonTum và đến 6 giờ các toán quân bắt đầu vào bãi đáp. Hai quân nhân trinh sát Mỹ (Pathfinders) nhảy theo toán 6 trinh sát VN..và sau đó các toán 8 người tiếp tục đổ xuống..CQ phản ứng mạnh, Một trực thăng bị hạ ngay đợt đổ quân đầu tiên. KQ HK đã tập trung hỏa lực của các F-4 oanh kích khu vực và đưa 2 trực thăng Jolly Green(HH-3E) từ Đà Nẵng vào vùng đề tìm cách bốc các quân nhân Mỹ ra khỏi khu vực LZ..’ (WO Miller bị bắt làm tù binh và trao trả vào tháng 3-73 ; 2 xác quân Mỹ được thu hồi ngày 29-4-1970, một còn đang liệt kê mất tích..)

      Ngày 16-4, TĐ 3 /Tr Đ 42 được đưa vào một bãi đáp tại 1 km Đông Dak Seang, từ đây tiến về phía Bắc để đến FSB 31..TĐ này đụng CQ ngày 17-4 tại một vị trí 2 km Đông-Bắc Trại và bị thiệt hại nhẹ..Đơn vị không tiến thêm được trong suốt ngày 18-4..

      Các đơn vị VNCH thuộc Tr Đ 42 đụng độ với CQ trong suốt ngày 20-4. Vị trí của TĐ 1/42 bị CQ tấn công suốt đêm bằng cối và B40. Các phi cơ vận tải võ trang Shadow (AC-119G) và Stinger (AC-119K) oanh kích yểm trợ suốt đêm và khu trục không yểm ngay khi trời hừng sáng..Các ngày 21 và 22 CQ tiếp tục tấn công và tập trung vào các TĐ 1 và 3/42 đang tìm cách tiến về hướng Bắc.. TĐ 1 bị tổn thất nặng phải rút về Trại Dak Seang (23-4) và TĐ 3 trở thành mục tiêu chính của CQ; đến 24-4 BK24 quyết định đưa TĐ 2 vào trận, đổ quân thẳng trên đỉnh núi Ek.. KQ tập trung không yểm đủ loại, kể cả B52. Quân VNCH chiếm đóng Núi Ek từ 25-4..TĐ 3/42 hành quân ngược về Trại Dak Seang và giải tỏa vòng vây CQ quanh Trại.. về đến chu vi Trại ngày 26 và được rút về ngày 27-4 để bổ xung quân số..Hai TĐ BB khác của Tr Đ 45 được đưa vào trận..Các đơn vị VNCH bắt đầu phản công đẩy CQ khỏi khu vực.. Giai đoạn 4 : 29 tháng 4 – 6 tháng 5 Hoạt động của QLVNCH tiếp diễn với 2 TĐ 2 và 4 của Tr Đ 45 : TĐ đặt tại một Điểm chiến lược ở 1 km Đông-Bắc Dak Seang có pháo binh cùng hoạt động; TĐ 4 đóng quân cách TĐ 1 khoảng 1 km và bị CQ tập trung tấn công , phải lùi lại và KQ phải yểm trợ trong suốt các ngày 29 và 30..qua cả ngày 1 tháng 5 mới tiến nổi. Các cuộc đụng độ tiếp tục, CQ dùng các đơn vị nhỏ trì hoãn cuộc rút chạy, các toán nhỏ CQ phục kích liên tục quanh khu vực Núi Ek .. Suốt các ngày 2 đến 5 tháng 5, KQ phải oanh kích nhiều đọt để tiêu diệt các toán CQ đóng chốt cố thủ.. Giai đoạn 5 : Các ngày 7-9 tháng 5.. CQ bỏ chiến trường, các Tr Đ 28 và 40 CSBV rút chạy sau khi bị tổn thất quá nặng.. Chiến dịch Dak Seang chính thức chấm dứt ngày 9 tháng 5.. Vài điểm ghi nhận của Department of the Air Force USA trong CHECO Report “The Defense of Dak Seang” 15 Feb 1971 :


      – KQHK: Vận tải võ trang AC-130 lần đầu thử nghiệm tại VN trang bị đại bác 40 và hệ thống xạ kích điện tử để oanh kích xe cộ CQ trên đường mòn HCM được sử dụng công phá hầm hố của CQ, kết quả khá hữu hiệu. Hệ thống hướng dẫn mục tiêu X-Band Beacon và Infrared Fabric dùng cho AC-119K được thử tại Dak Seang với kết quả rất chính xác ngày 17 tháng 4.. – Phối hợp với KQVNCH : Theo KQ HK, các phi cơ quan sát hướng dẫn mục tiêu FAC của KQVNCH của KĐ 62 không liên lạc hữu hiệu với các FAC Mỹ . Sĩ quan liên lạc điều không KQVN tại Trung Tâm Điều Hành Không trợ Vùng 2 (DASC) chưa được huấn luyện đúng mức..có những mục tiêu trùng lập .. – Hoạt động phối hợp Pháo binh và Không yểm chưa hoàn hảo ..BB VNCH không tin tưởng vào pháo binh mà muốn được yểm trợ nhanh hơn bằng trực thăng võ trang… Vị trí pháo binh không được chú ý về phòng thủ đêm (?) Tư lệnh BK24 họp mỗi đêm lúc 20 giờ (?), và quyết định mọi hoạt động hỏa lực đêm phải có lệnh của chính ông (!).. Các phi vụ không kích thường phải dự trù trước (?) như số phi suất, loại bom đạn ..

      – Về Hệ thống chỉ huy của quân VNCH tại Dak Seang: Thiếu tin tưởng vào cấp chỉ huy thuộc quyền : hầu như chỉ Tư lệnh và TTM Biệt Khu quyết định mọi chuyện..(?) nên bộ TM BK24 không có kế hoạch lâu dài..hoàn toàn tùy vị tư lệnh – Tổng số phi vụ B52 trong chiến dịch lên đến 23 phi vụ Tác giả Vương Mộng Long ghi lại trong “Dak-Seang 1970” các hoạt động của BDQ :

      – Liên đoàn 2 BĐQ do Trung Tá Bùi văn Sâm chỉ huy trấn đóng tại Căn cứ hỏa lực Tango phía Đông- ĐôngNam của Trại DakSeang. LĐ và 2 TĐ 22 và 23 BĐQ cùng hoạt động trong khu vực Nam Dak Seang.. Ngày 7 tháng 4 TĐ 23 BĐQ do Đ Úy Nguyễn văn Thu chỉ huy đóng quân tại 3 ngọn đồi cao trên triền Đông-Bắc của rặng Ngok Remang và bị CQ tấn công vào sáng 8-4 và tràn ngập trong đêm TĐ trưởng và Cố vấn tử trận… Sau khi TĐ 23 bị thiệt hại nặng và rút khỏi vùng trách nhiệm TĐ 11 BĐQ vào thay cho 23 tại Tango và sau đó LĐ 2 BĐQ và TĐ 22 di chuyển lên Căn cứ Lima.. ‘ Trung sĩ Gary Littrell , thuộc toán cố vấn của TĐ 23 BĐQ được ân thưởng Huy chương Medal of Honor của Chính Phủ HK trong trận này.. Trận đánh oai hùng này của TĐ 23 BĐQ được Shelby Stanton ghi lại trong “Rangers at War” trang 263 : — “ Sáng 4 tháng 4 TĐ 23 tiến quân qua các khu rừng rậm, chiếm đóng đồi 763, dàn quân phòng thủ và lập một bãi đáp trực thăng phía Bắc khu đóng quân. Trung đoàn 28 CSBV đang chiếm ngự đồi 1043 về phía Tây và căn cứ của BĐQ nằm trọn trong tầm hỏa lực của pháo binh CQ ! CQ pháo ngay trưa 4 tháng 4 vào bộ Chỉ huy TĐ : trong đợt cối đầu tiên 20 quả đạn, đã gây tử thương cho TĐ trưởng và Cố vấn phụ tá, Cố vấn trưởng và cố vấn súng nặng đều bị thương nặng xem như bị loại khỏi vòng chiến..Cố vấn duy nhất còn lại là Gary Littrel...

      Littrell đã cố giúp cùng tái tổ chức hàng ngũ phòng thủ, di chuyển các binh sĩ bị thương ra khu bãi đáp tải thương..và nhận đạn và tiếp phẩm cùng Tr úy Nguyễn ngọc Khoan (ban 3 TĐ). Littrell sau đó giúp điều hành không trợ và cùng chiến đấu với Đ úy Nguyễn Công Bảo , ĐĐ trưởng ĐĐ 2/23.. CQ tiến đánh các vị trí của TĐ 23 từ trưa 5 tháng 4 , đặc công CQ phá rối suốt đêm và pháo kích liên tục vào bãi đáp trực thăng gây trở ngại cho việc tản thương ..TĐ 23 đẩy lui hai đợt tấn công của CQ trong các ngày 6 và 7 cùng các đợt pháo kích liên tục.. Ngày 7 tháng 4 , ĐĐ trưởng ĐĐ 1/23 trúng pháo kích bị thương.. Littrell đã giúp di tản Đ úy Trần Mừng.. CQ vẫn bị BĐQ đẩy lui dù bị tấn công và thiếu hụt đạn dược, KQ HK đã yểm trợ rất hữu hiệu.. BĐQ hầu như cạn đạn vào sáng 8 tháng 4 và được lệnh rút quân lúc 10 giờ 30 qua đồi 743 , băng rừng rồi vượt sông Dak Poko tìm về vị trí của TĐ 22 BĐQ.. Cuộc rút quân bắt đầu từ 11 giờ.. Littrell giữ nhiệm vụ liên lạc cùng cố vấn TĐ 22 để điều hành trực thăng và khu trục yểm trợ rút quân..Sau khi đánh tan được 2 cuộc phục kích của CQ, lực lượng còn lại của TĐ 23 qua sông Poko về khu an toàn .. TĐ 23 có 218 hy sinh và 19 mất tích.. “ Các phi vụ tiếp tế cho Trại Dak Seang bằng Caribou được ghi chép rất đầy đủ trong tạp chí của C-7A Caribou Association số April 2010 . Các chi tiết kỹ thuật. danh sách nhân viên phi hành trong tổng số 100 phi vụ (58 ban ngày/42 đêm) và nhân viên hy sinh đều... đươc liệt kê.

      Tiểu đoàn 90 BĐQ: Trong chương trình rút khỏi Việt Nam, Trại biên phòng Dak Seang được chuyển cho BĐQ VN vào ngày 30 tháng 11 năm 1970. Quân số tại Trại gồm 431 người được chuyển thành Tiểu đoàn 90 Biệt Động Quân Biên phòng.. TĐ 90 được đưa đi huấn luyện tại Dục Mỹ và không trở về Dak Seang ..TĐ 90 BĐQ trở thành một TĐ lưu động và trực thuộc Bộ Chỉ Huy BĐQ vùng 2 CT. Trại Dak Seang trở thành một tiền đồn do ĐPQ Kontum trấn giữ. (Theo Tướng Tất , khi còn là Đ tá, TĐ 90 BĐQ tham dự trận đánh Chupao ngày 23-7-72 cùng LĐ 2 BĐQ và là đơn vị thanh toán đỉnh Chupao).

      Dak Seang 1972
      Trong trận Tổng tiến công Hè 1972 tại Vùng 2 CT : CQ tiến đánh DakTo và Tân Cảnh : 24 tháng 4, 1972 CQ chiếm Tân Cảnh và sau đó tiến công Kon Tum . DakTo bị chiếm ngày 13 tháng 10..Dak Seang trở thành Tiền đồn duy nhất còn lại trong khu vực bị CQ chiếm đóng..và CQ thanh toán nốt Dak Seang để chiếm trọn vùng Ba biên giới , sửa soạn cho Hiệp định ngưng bắn “da beo” Paris ! Ngày 23 tháng 10, 1972 CSBV tập trung Tr Đ 66 BV và Tr Đ Pháo 40 BV (đưa 3 khẩu 105, 1 khẩu 155, 1 cối 160 và 1 khẩu 85 ) bao vây Dak Seang và tấn công Trại ngày 30 tháng 10.. Dưới mưa pháo , không chi viện .. Trại thất thủ trong ngày (Tác giả Lê Xuân Nhị có bài viết về trận này).


      Vĩnh biệt Dak Seang
      Liên đoàn 25 Biệt Động Quân: Đầu năm 1974, Bộ TTM QLVNCH đã tái tổ chức Binh chủng BĐQ gồm 45 Tiểu đoàn chia thành 15 Liên đoàn..Quân khu II có 5 Liên Đoàn (21 đến 25) Và LĐ 25 BĐQ gồm các TĐ 67, 76 và 90. (TĐ 67 từ CIDG của Trại Thạnh Trị Mộc Hóa khi chuyển đổi quân số còn 315)

      TĐ 76 từ Trại Cái Cai, Mộc Hòa quân số 396 người) Khi chuyển từ CIDG sang BĐQ, các TĐ 67 và 76 BĐQ biên phòng trực thuộc Liên đoàn 41 BĐQ của Vùng 4 CT đóng tại Chi Lăng (LĐ này giải tán vào 1974) Vào thời điểm đầu năm 1975 : Các cấp chỉ huy của LĐ 25 BĐQ gồm:

      – Liên đoàn Trưởng: Trung Tá Đặng Hưng Long
      – LĐ Phó : Trung Tá Lê Chữ
      – TĐT TĐ 67: Thiếu Tá Ngô văn Niên
      – TĐ 76: Thiếu Tá Phạm Công Toại
      – TĐ 90: Thiếu Tá Phan Bát Giác Với quân cơ hữu được đưa ra Vùng 2 từ Mộc Hóa, Kiến Tường đa số gốc Khmer, khả năng tác chiến và tinh thần rất thấp, bỏ ngũ... Quân số của LĐ 25 thiếu hụt. chỉ tương đương với 2 TĐ (đầy đủ)

      Trong cuộc rút quân 1975, theo Le Gro (VietNam from Cease-fire to Capitulation) Ngày 16 tháng 3-75 LĐ 7 và LĐ 25 BĐQ vẫn chống đỡ khu vực Tây Pleiku và một phần LĐ 25 bị CQ tấn công mạnh tại Thanh An.. Các LĐ 4 và 25 là các đơn vị sau cùng rút khỏi Thanh An-Pleiku.. Ngày 21 tháng 3 các đơn vị rút quân tập trung tại Củng Sơn..Các LĐ 6, 7 và 22 BĐQ vượt qua đèo Cà Lúi còn các LĐ 4, 23 và 25 bị kẹt lại..

      Tướng Phạm Duy Tất trong bài trả lời phỏng vấn của Đỗ Sơn xác nhận: “LĐ 25 BĐQ dự trù là “vật hy sinh cản đường” rút quân cho quân rút khỏi Pleiku, trì hoãn CQ tại Thanh An… tuy nhiên sau cùng LĐ25 cũng rút từ từ khỏi khu vực và không bị SĐ 968 CQ đuổi theo và ngày 18 tháng 3 LĐ 25... là toán quân đoạn hậu cho đoàn quân của ông Tất. Ông cho biết thêm LĐ 25 đã làm tròn nhiệm vụ cản đường cho cuộc Triệt thoái, sự thiệt hại của LĐ này đã dự liệu trước (?) không có gì là ngạc nhiên!

      Liên Đoàn 25 BĐQ chính thức... tan hàng trên Liên Tỉnh Lộ 7.

      Trần Lý
      Nói rằng Trại Dak Séang do Địa Phương Quân trấn giữ là sai!
      Trại Dak Séang KHÔNG bàn giao cho Địa Phương Quân.
      Tiểu đoàn trưởng TĐ 90 BĐQ là Đại úy Nguyễn Hộ (K20 Thủ Đức) và một số binh sĩ đã chạy thoát về Ben Het.
      Sau khi mất Dak Séang thì TĐ 90 BĐQ được tái thành lập và trở thành đơn vị lưu động.
      Last edited by Yaly 82; 05-02-2020, 10:43 PM.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi Yaly 82 View Post
        Nói rằng Trại Dak Séang do Địa Phương Quân trấn giữ là sai!
        Trại Dak Séang KHÔNG bàn giao cho Địa Phương Quân.
        Tiểu đoàn trưởng TĐ 90 BĐQ là Đại úy Nguyễn Hộ (K20 Thủ Đức) và một số binh sĩ đã chạy thoát về Ben Het.
        Sau khi mất Dak Séang thì TĐ 90 BĐQ được tái thành lập và trở thành đơn vị lưu động.
        Thiếu Tá Vương Mộng Long,

        ... "Lực lượng trú đóng gồm 3 ĐĐ DSCĐ (Dân Sự Chiến Đấu)" (trích trong bài)

        Đọc bài, tôi không thấy đoạn nào nói là Địa Phương Quân trấn giữ Trại Dak Séang?
        Hay là Thiếu Tá cho Dân Sự Chiến Đấu là đơn vị Địa Phương Quân?

        Chỉ tác giả niên trưởng Trần Lý có thể giải thích...

        Thân,
        KiwiTeTua

        Comment


        • #5
          Anh KiwiTeTua mến,
          Có lẽ tác giả bài này đã theo bài viết của ông Lê Xuân Nhị nói là tiền đồn này do Địa Phương Quân trấn giữ.
          Thực tế ngày đó Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân Biên Phòng đã giữ Dak Séang.
          Đại úy Nguyễn Hộ là TĐT đã chạy thoát về Ben Het. Tôi đã xuống Ben Het bốc anh Hộ về Pleiku.
          Sau khi bị Cộng Quân tràn ngâp, quân ta không tái chiếm, bỏ đồn này luôn.
          Sau tháng 10 năm 1972 TĐ 90 BĐQ/BP mới đi lưu động.
          Có nhiều chuyện anh em khi viết nhưng không biết chắc, làm cho lịch sử sai lạc.
          .....
          Trích đoạn trên đây trong bài đã nói rằng Dak Séang do Địa Phương Quân giữ:
          "Tiểu đoàn 90 BĐQ: Trong chương trình rút khỏi Việt Nam, Trại biên phòng Dak Seang được chuyển cho BĐQ VN vào ngày 30 tháng 11 năm 1970. Quân số tại Trại gồm 431 người được chuyển thành Tiểu đoàn 90 Biệt Động Quân Biên phòng. TĐ 90 được đưa đi huấn luyện tại Dục Mỹ và không trở về Dak Seang ..TĐ 90 BĐQ trở thành một TĐ lưu động và trực thuộc Bộ Chỉ Huy BĐQ vùng 2 CT. Trại Dak Seang trở thành một tiền đồn do ĐPQ Kontum trấn giữ. (Theo Tướng Tất , khi còn là Đ tá, TĐ 90 BĐQ tham dự trận đánh Chupao ngày 23-7-72 cùng LĐ 2 BĐQ và là đơn vị thanh toán đỉnh Chupao)."
          Last edited by Yaly 82; 05-04-2020, 12:13 AM.

          Comment


          • #6
            Thiếu Tá VML thân mến,

            Cám ơn Thiếu Tá, chứng nhân của những trận đánh, đã giải thích... Chúng tôi chỉ COPY bài rồi POST lên HQPD để độc giả đọc, chứ đâu biết gì đâu.

            Thân mến,
            KiWiTeTua

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi KiwiTeTua View Post
              Thiếu Tá VML thân mến,

              Cám ơn Thiếu Tá, chứng nhân của những trận đánh, đã giải thích... Chúng tôi chỉ COPY bài rồi POST lên HQPD để độc giả đọc, chứ đâu biết gì đâu.

              Thân mến,
              KiWiTeTua
              Anh KiwiTeTua mến,
              Ngồi buồn (vì lệnh cấm ra khỏi nhà bởi bệnh Dịch) thấy chuyện người ta kể không đúng thì góp ý với các bạn cho vui.
              Trên đời này còn bao nhiêu chuyện "Phịa" mình hơi sức đâu mà sửa?
              Chuyện Dak Séang thất thủ, tôi có mặt nên mới lên tiếng.
              Cũng như, sau đó, đêm xảy ra chuyện căn cứ Ben Het bị tràn ngập, tôi cũng bay trên trời.
              Tôi đã chứng kiến AT3 của địch bay vào Ben Het như thế nào.
              Tôi đã nghe ông Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 95 BĐQ/ BP nói lời cuối cùng như thế nào trước khi rút chạy.
              Chẳng biết giờ này ông ta còn nhớ ông ta đã nói gì không? Nhưng tôi vẫn nhớ! Lúc đó là 8 giờ đêm giờ VNCH.
              Ông ta là Đ/úy Thanh hiện sống ở California.
              Nhưng ông Thanh đã không viết ra, tôi cũng đành im luôn.
              Tôi là người chưa bao giờ viết truyện của người khác.
              Tôi quan niệm rằng, viết lại lịch sử thì phải là người trong cuộc mới viết đúng,
              Người viết phải tôn trọng ngưòi đọc.
              Bóp méo lịch sử là có tội.
              Thân mến,
              VML

              Comment


              • #8
                Xin cám ơn NT Vương Mộng Long vì những gì NT viết ra hôm nay - “... viết lại lịch sử thì phải là người trong cuộc mới viết đúng. Người viết phải tôn trọng người đọc...” - cũng là nỗi ấm ức của tôi từ bao năm qua nhưng không thể viết ra bởi cả “người trong cuộc” lẫn “người nghe người khác kể rồi viết lại” đều cùng trong quân chủng Không Quân.

                Nhân tiện cũng xin phép hỏi NT một câu hỏi mang tính cách cá nhân: NT có họ hàng gì với cố Thiếu tá Vương Mộng Hồng bên Nhảy Dù không? Ngày ấy, những năm đầu thập niên 1960, Đại úy Vương Mộng Hồng (Khóa 14 VBQG) và dượng út của tôi (Khóa 13) mướn nhà sát vách ngoài cổng Hoàng Hoa Thám, hai gia đình rất thân nhau. Sau đó cả hai lần lượt hy sinh, Đại úy VMH tại mật khu Bời Lời, còn dượng út tôi tại Phú Bổn.

                Kính mến,
                KQ Nguyễn Hữu Thiện
                Last edited by Nguyen Huu Thien; 06-11-2020, 11:44 PM.

                Comment


                • #9
                  Anh Nguyễn Hữu Thiện mến,
                  Anh Hồng và tôi có bà nội khác nhau.
                  Bà nội của anh Hồng là Bà Cả (Thứ 1) còn bà nội của tôi là Bà Trẻ (Thứ 3)
                  Tôi gặp anh Hồng lần cuối cùng vào tháng 11 năm 1964, nhân dịp anh ấy về Trường Võ Bị để chọn tân sĩ quan Khóa 19 cho binh chủng Nhảy Dù.
                  Năm sau, tôi ra trường thì anh Hồng đã tử trận.
                  Thân ái,
                  VML

                  Comment


                  • #10
                    Xin cám ơn NT Vương Mộng Long. Vậy là thắc mắc của tôi đã được giải đáp thỏa đáng; tuy khác bà nội nhưng NT và cố Thiếu tá VMH có nhiều nét giống nhau, nhất là trong tấm hình dưới đây.

                    Nghe dượng tôi kể lại thì ngày ấy Đại úy VMH, Trưởng Phòng 3 Lữ Đoàn Dù, hy sinh trên chiếc H-34 tải thương, cùng với toàn bộ thương binh Dù và phi hành đoàn.

                    Ngoài người cậu lớn cũng Khóa 13, tôi còn người cậu thứ nhì xuất thân VBQG, Khóa 21, tên là Vũ Xuân Sơn (Sơn méo), sau về SĐ22BB, hy sinh ở Bồng Sơn; không biết ngày mới vào trường mẹ có bị “huynh trưởng” Vương Mộng Long huấn nhục không?!

                    Kính mến,
                    NHT


                    Trung úy BĐQ Vương Mộng Long
                    Last edited by Nguyen Huu Thien; 05-04-2020, 08:56 AM.

                    Comment


                    • #11
                      Xin cám ơn Quý Anh đã đọc bài viết nhất là Anh Vương Mộng Long, người trong cuộc. Tôi (ngoài binh chủng BDQ) ne^n tuy cố gắng tìm tài liệu nên không tránh được các sai sót (vô tình không chịu kiểm chứng kỹ ho+n ) Ông Long nói rất đúng tôi viết Dakseang do ĐPQ trấn đóng là dựa theo bài của ông Le Xuân Nhị, đăng trên nhiểu diễn đàn. Xin quý Anh TD 90 thứ lỗi . Xin cám ơn ông Long. Tôi viết loạt bài vè BDQ Biên phòng chỉ muốn vinh danh các chiến sĩ , theo tôi,, bi. bỏ quên trong Quân sử. Một lần nữa xin cám ơn Quý vị và Phi Dũng..Trần Lý
                      Last edited by Nguyen Huu Thien; 05-14-2020, 09:02 PM.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi Yaly 82 View Post
                        Anh KiwiTeTua mến,
                        Có lẽ tác giả bài này đã theo bài viết của ông Lê Xuân Nhị nói là tiền đồn này do Địa Phương Quân trấn giữ.
                        Thực tế ngày đó Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân Biên Phòng đã giữ Dak Séang.
                        Đại úy Nguyễn Hộ là TĐT đã chạy thoát về Ben Het. Tôi đã xuống Ben Het bốc anh Hộ về Pleiku.
                        Sau khi bị Cộng Quân tràn ngâp, quân ta không tái chiếm, bỏ đồn này luôn.
                        Sau tháng 10 năm 1972 TĐ 90 BĐQ/BP mới đi lưu động.
                        Có nhiều chuyện anh em khi viết nhưng không biết chắc, làm cho lịch sử sai lạc.
                        .....
                        Trích đoạn trên đây trong bài đã nói rằng Dak Séang do Địa Phương Quân giữ:
                        "Tiểu đoàn 90 BĐQ: Trong chương trình rút khỏi Việt Nam, Trại biên phòng Dak Seang được chuyển cho BĐQ VN vào ngày 30 tháng 11 năm 1970. Quân số tại Trại gồm 431 người được chuyển thành Tiểu đoàn 90 Biệt Động Quân Biên phòng. TĐ 90 được đưa đi huấn luyện tại Dục Mỹ và không trở về Dak Seang ..TĐ 90 BĐQ trở thành một TĐ lưu động và trực thuộc Bộ Chỉ Huy BĐQ vùng 2 CT. Trại Dak Seang trở thành một tiền đồn do ĐPQ Kontum trấn giữ. (Theo Tướng Tất , khi còn là Đ tá, TĐ 90 BĐQ tham dự trận đánh Chupao ngày 23-7-72 cùng LĐ 2 BĐQ và là đơn vị thanh toán đỉnh Chupao)."
                        Thiếu Tá Vương Mộng Long thân mến,

                        ... Trại Dak Seang trở thành một tiền đồn do ĐPQ Kontum trấn giữ. (Theo Tướng Tất , khi còn là Đ tá, TĐ 90 BĐQ tham dự trận đánh Chupao ngày 23-7-72 cùng LĐ 2 BĐQ và là đơn vị thanh toán đỉnh Chupao)."

                        Dù cho Thiếu Tá đã reply, và tôi reply Cám Ơn Thiếu Tá đã giải thích nhưng mấy tuần nay cứ thắc mắc, không nhận thấy câu nào trong bài cho rằng ĐPQ đã trấn giữ trại Dak Seang?

                        Hôm nay đọc đi đọc lại reply của Thiếu Tá, tôi mới nhận thấy.

                        Xin lổi Thiếu Tá.
                        Đây là sự sơ sót của tôi khi đọc lại bài... ĐPQ, trong đầu tôi lại đọc thành BĐQ nên không thấy.

                        Chắc cũng vì dịch COVID-19, luẩn quẩn ra vô trong nhà hoài nên mắt bị "quáng gà".

                        Thân mến,
                        KiWiTeTua
                        Last edited by KiwiTeTua; 05-15-2020, 04:25 PM.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi KiwiTeTua View Post
                          Thiếu Tá Vũ Mộng Long thân mến,

                          ... Trại Dak Seang trở thành một tiền đồn do ĐPQ Kontum trấn giữ. (Theo Tướng Tất , khi còn là Đ tá, TĐ 90 BĐQ tham dự trận đánh Chupao ngày 23-7-72 cùng LĐ 2 BĐQ và là đơn vị thanh toán đỉnh Chupao)."

                          Dù cho Thiếu Tá đã reply, và tôi đã reply Cám Ơn Thiếu Tá đã giải thích nhưng mấy tuần nay tôi cứ thắc mắc, không nhận thấy câu nào trong bài cho rằng ĐPQ đã trấn giữ trại Dak Seang?

                          Hôm nay đọc đi đọc lại reply của Thiếu Tá, tôi mới nhận thấy.

                          Xin lổi Thiếu Tá.
                          Đây là sự sơ sót của tôi khi đọc lại bài... ĐPQ, trong đầu tôi lại đọc thành BĐQ nên không thấy.

                          Chắc cũng vì dịch COVID-19, luẩn quẩn ra vô trong nhà hoài nên mắt bị "quáng gà".

                          Thân mến,
                          KiWiTeTua
                          Đúng là "Quáng gà!" nên Vương thành ra ...Vũ!
                          Hì! hì! hì!

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi Yaly 82 View Post
                            Đúng là "Quáng gà!" nên Vương thành ra ...Vũ!
                            Hì! hì! hì!
                            Thiếu Tá Vương Mộng Long thân mến,

                            Để KiwiTeTua edit sữa lại cho đúng tên, đúng là vừa "quáng gà", mà là giai "mới hơi hơi già" nên lẩm cẩm nữa!

                            Ngoài việc phải chăm sóc 2 con cẩu, còn bị sai vặt làm đủ thứ, việc trong việc ngoài..., đầu óc đủ thứ chuyện, lung tung ben..., nên ngoài chuyện "quáng gà", KiwiTeTua còn hay quên trước quên sau. Tự nhiên cứ nhớ đến tên của nhà văn Duyên Anh Vũ Mộng Long.

                            Khi về nhà, đứng đâu thì bỏ chìa khóa xe ở đó, một hồi chạy lòng vòng kiếm muốn chết luôn.
                            Chạy lên lầu, định lấy cái áo jacket, lên trển làm chuyện khác rồi chạy xuống. Không có áo, lại phải chạy lên lần nữa, có khi phải chạy lên chạy xuống lầu 2, 3 lần mới làm xong một chuyện. Bây giờ còn chạy lên chạy xuống lầu rần rần, không biết chừng nào thì hết chạy được nữa?

                            Kỳ trước, ông bạn dzàng Thiên Lôi Miệt Dưới (bác NH Thiện), ổng nói ổng dòm thấy viết trật tên liền, mà ổng không thèm nhắc, để cho "quê" chơi...

                            Thân mến,
                            KiwiTeTua

                            Comment


                            • #15
                              Đọc “tiểu sử” KiwiTeTua, Thiên Lôi Miệt Dưới biết chàng mới hơn 7 bó thì không thể đổ cho hội chứng ăn-dây-mơ, cái tuổi này cùng lắm mới chỉ lơ-tơ-mơ mà thôi. Điều quan trọng là nếu trước khi phát ngôn phải uốn lưỡi 7 lần thì trước khi đặt bút bình loạn hoặc théc méc phải đọc lại 77 lần!

                              Về việc trước đây TLMD không thèm nhắc, để cho KiwiTeTua “quê" chơi..., là có chủ ý cho đương sự “bài học thứ nhất”. Đồng ý rằng “everyone makes mistakes” nhưng khác nhau ở chỗ biết học hỏi từ mistake đó. Chẳng khác nào con nhím đực lang thang trong đêm tối gặp bụi xương rồng, tưởng là một nàng nhím cái bèn hí hửng... nhảy. Từ đó nhím ta nhớ đời: trước khi nhảy phải... sờ!


                              Last edited by Nguyen Huu Thien; 05-15-2020, 10:23 PM.

                              Comment



                              Hội Quán Phi Dũng ©
                              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                              website hit counter

                              Working...
                              X