Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Không quân VNCH và Kontum 1972 Trần Lý

Collapse
X

Không quân VNCH và Kontum 1972 Trần Lý

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Không quân VNCH và Kontum 1972 Trần Lý


  • #2
    Không Quân Vùng 2 Chiến Thuật và “Quế Tướng Công”


    Nguyễn Hữu Thiện


    Trong bài “Không quân VNCH và Kontum 1972”, tác giả Trần Lý đã nêu ra những thực tế đáng buồn (và đáng trách) sau đây (trích nguyên văn):

    (1) Tập Quân sử KQVNCH chỉ ghi có ba hàng ngắn ngủi (!) về vai trò của KQ tại mặt trận Kontum (trang 176):

    "Tại Vùng 2, khu trục cơ A-1, trực thăng UH-1 và vận tải võ trang đã hoạt động ngày đêm để giúp quân bạn giữ vững Tiểu khu Kontum".

    Tập Quân sử cũng không nhắc đến các A-37 (mà tài liệu CSBV ghi lại)... cùng các C-123 (ghi trong tài liệu Hoa Kỳ)... Điểm đáng lưu ý nhất là Quân sử của KQHK lại ghi nhiều hoạt động của họ tại Kontum hơn là tại An Lộc, nhất là về Trực thăng võ trang TOW mà lần đầu tiên... được thực tập chiến trường tại... Kontum!


    (2) Các tài liệu của CSBV ghi là họ bị các AD-6 và A-37 thuộc Sư Đoàn 6 KQ tấn công. Sự thật là SĐ 6 KQVN chỉ được thành lập vào tháng 6-1972 tại Pleiku và các phi cơ KQVN tham chiến (ở Kontum) đều thuộc SĐ 2 KQ .

    Phe CS như Hoàng Minh Thảo ghi sai về KQVN thì... có thể chấp nhận nhưng các vị Tư lệnh chiến trường VNCH mà viết 'không trúng' thì quả đáng tiếc:

    Người hùng Kontum: Đại tá (vinh thăng Tướng tại Kontum) Lý Tòng Bá trong ‘Hồi ký 25 năm Khói lửa’ (trang 157) ca ngợi chiến tích của Bộ binh chỉ nhắc đến KQVNCH có... 2 hàng: một hàng ngắn trang 63 và 1 hàng trang 180 và cả hai đều ‘thiếu' chính xác: C-123 chuyển quân là của KQVN (C-130 là của Mỹ); AD6 trong trận không thuộc SĐ6KQ!


    Tư lệnh Quân đoàn 2 (thay Tướng Ngô Du): Tướng Nguyễn Văn Toàn, trong tập hồi ký ‘Những sự thật Chiến tranh Việt Nam 1954-1975' trang 352-386 cũng không viết về các đơn vị KQVN tại Vùng 2!

    Trang 369: C-130 tiếp vận của ta; trang 374: A-37 và AD-6 của SĐ6 KQ(!)


    * * *

    Với tư cách là người phụ trách biên soạn cuốn Quân Sử Không Quân VNCH (do Liên Hội Ái Hữu Không Quân QLVNCH Úc Châu xuất bản năm 2005), cá nhân tôi bắt buộc phải nhìn nhận thiếu sót của mình (về vai trò và hoạt động của KQ trong trận Kontum) mà tác giả Trần Lý đã nêu ra.

    Nguyên nhân rất đơn giản: anh em chúng tôi không tìm được bất cứ tài liệu nào của phía VNCH về hoạt động của KQ ta trong trận này.

    Về những sai lầm, sai sót của tướng VC Hoàng Minh Thảo, các tướng VNCH Lý Tòng Bá, Nguyễn Văn Toàn khi ghi các đơn vị KQ tham chiến ngày ấy thuộc Sư Đoàn 6 KQ (trong khi Sư Đoàn này chưa được thành lập) tôi tạm giải thích như sau:

    Những gì ba ông tướng ấy viết không phải là “nhật ký hành quân” mà là “hồi ký chiến tranh”, vì thế một là không nhớ chính xác cho nên viết sai, hai là chỉ nghe người khác kể lại (sai) hoặc dựa vào nguồn tài liệu thiếu chính xác, cho nên viết sai.

    Tuy nhiên theo tôi, việc này có thể châm chước, nhưng những gì đáng buồn được tác giả Trần Lý nêu ra trong phần “Ghi chú bên lề” thì không thể không mổ xẻ:

    ...Sau khi chiến thắng Quân đoàn 2 tổ chức liên hoan... Các quân nhân được thăng thưởng, gắn huy chương (kể cả các quân nhân trong văn phòng Tư lệnh ) trừ các phi công 530 và các lính không quân (?). Ông Toàn xem như Chiến thắng Kontum... không (?!) có sự đóng góp của KQ! (Trong đêm liên hoan [một cựu Thái Dương cho biết] KQ chỉ có... 3 SQ đến dự)

    Ngày ấy, tôi chỉ là một viên Trung úy quèn, giữ chức vụ Sĩ Quan Báo Chí, thuộc Khối Chiến Tranh Chính Trị CCKQ Pleiku, cho nên tất cả những gì tôi có thể viết ra chỉ là: có một sự hục hặc giữa "Quế tướng công" Nguyễn Văn Toàn và Trung tá Lê Bá Định, Không đoàn trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật nói riêng, giữa Quân Đoàn II và Không Quân Vùng 2 CT nói chung; thậm chí cả đám cố vấn Lục Quân Mỹ bên Quân Đoàn cũng không ưa các cố vấn Không Quân Mỹ và KQVN.


    Trung tá Lê Bá Định

    Còn những nguyên nhân xa gần, chi tiết của sự hục hặc, thậm chí kình chống ấy, tôi xin để các niên trưởng ngày ấy nắm giữ những chức vụ quan trọng, hoặc là “người trong cuộc”, vui lòng viết ra để mọi người, trong đó tác giả Trần Lý hết thắc mắc.

    Riêng bản thân tôi, nguyên là một “đệ tử” của Trung tá Lê Bá Định khi ông còn giữ chức vụ Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị Căn Cứ Không Quân 92 Pleiku, có lẽ chẳng bao giờ có được câu trả lời cho câu hỏi nhức nhối:

    Ngày ấy, chỉ ít lâu sau khi Sư Đoàn 6 KQ được thành lập, Đại tá Phạm Ngọc Sang, Sư đoàn trưởng, đã cách chức Không đoàn trưởng KĐ72CT của Trung tá Lê Bá Định, phải chăng cũng có áp lực của "Quế tướng công"?


    Nhưng dù sao chăng nữa, đó cũng là chuyện giữa cá nhân với cá nhân, còn chuyện đáng buồn, đáng trách, đáng phẫn nộ chung cho KQVNCH chúng ta phải là việc Không Quân Pleiku nói riêng, KQ ở Vùng 2 CT nói chung, ngày ấy đã hy sinh biết bao xương máu mà chỉ có 3 sĩ quan KQ tới dự đêm liên hoan mừng chiến thắng “Kontum kiêu hùng”, còn thăng trưởng lon lá, huy chương thì phân phát cho đám quan lính ở văn phòng Tư lệnh Quân Đoàn!

    * * *

    Sau đây xin trích đăng hầu độc giả một đoạn hồi ký của cố Đại tá KQ Hoa Kỳ David Measels (1941-2014), ngày ấy là Sĩ Quan Cố Vấn Trực Thăng ở CCKQ Pleiku với cấp bậc Thiếu tá, để độc giả thấy cả cái đám cố vấn Lục Quân Mỹ bên Quân Đoàn II ngày ấy cũng không ưa Không Quân VN!


    Phi công Việt Nam không “chicken”!
    David Measels
    (Nguyễn Hữu Thiện chuyển ngữ)

    Trong đợt phục vụ cuối cùng tại Việt Nam (1972), tôi được đưa tới Toán cố vấn Không Quân AFAT-6, với nhiệm vụ cố vấn về không vận cho lực lượng trực thăng của KQVN ở Pleiku. Trong cương vị này, tôi đã được nghe nhiều lời chê bai, chỉ trích của các giới chức quân sự Mỹ, nhất là phía Lục Quân, dành cho các phi đoàn trực thăng của Không Quân Việt Nam. Thật tình mà nói, cũng có vài lời chê bai là đúng, nhưng đại đa số thì sai bét!

    Một trường hợp chê bai điển hình đã khiến tôi phải quan tâm xảy ra vào tháng 9 năm 1972. Lúc đó, trại Biệt Động Quân Biên Phòng ở Đức Cơ đang bị hai tiểu đoàn quân chính quy Bắc Việt công hãm trong suốt hơn 3 tuần lễ; lực lượng cố thủ xin được ưu tiên tiếp tế đạn đại bác 105 ly vì họ sắp cạn.

    Yêu cầu của họ được đáp ứng ngay, nhưng khi các trực thăng CH-47 Chinook của KQVN với sự yểm trợ của trực thăng võ trang tới gần mục tiêu thì đã bị dội lại bởi hỏa lực của địch, gồm cả súng cá nhân lẫn cao xạ.

    Trước sự việc này, vị Đại tá Lục Quân cố vấn bên Quân Đoàn II đã kêu tôi sang xài xể cho một trận. Theo ông ta, hỏa lực của địch không có gì đáng ngại, chẳng qua chỉ vì đám phi công Việt Nam “chicken”!

    Tôi liền thưa với ông Đại tá rằng xin ông cho phép viên Đại úy phụ tá dưới quyền tháp tùng tôi trên chuyến Chinook bay vào Đức Cơ ngày mai để mục kích tận mắt, và ông ta đồng ý.

    Ngày hôm sau trên đường vào Đức Cơ, khi còn cách trại khoảng một dặm, các trực thăng võ trang cho biết hỏa lực địch đang bắn lên, tuy nhiên chúng tôi không bị lãnh viên đạn nào cả. Nhưng tới khi còn khoảng nửa dặm thì chiếc Chinook bắt đầu lãnh vô số đạn, đạn súng nhỏ cũng như đạn phòng không 12 ly 7. Mỗi lần trúng một viên 12 ly 7, chúng tôi đều biết bởi tiếng rít của nó. Bỗng người xạ thủ ở cửa (door-gunner) bị trúng đạn vào đùi và ngã lăn ra sàn, cùng lúc hệ thống điện bị trúng đạn 12 ly 7 phát hỏa nhiều chỗ.

    Trong khi vị đại úy Biệt Động Quân Mỹ tháp tùng phi vụ lo chăm sóc người xạ thủ, và người cơ phi sử dụng bình cứu hỏa để dập tắt các đám cháy thì tôi nhào ra thay thế người xạ thủ, nhả đạn xuống đầu quân địch trong lúc chiếc Chinook bay vào. Cao độ lúc này chỉ còn chưa tới 100 bộ (khoảng 30 mét), và cho tới ngày nay, tôi vẫn còn nhớ rõ mặt mũi của những tên VC khi chúng bắn lên và tôi bắn xuống! Tiếng đạn rít qua hai bên tai tôi thật khủng khiếp và chiếc Chinook lãnh thêm vô số 12 ly 7.

    Sau khi thả “hàng” xuống căn cứ và bay lên, nhận ra những trục trặc nghiêm trọng, hai phi công Việt Nam dự tính cho phi cơ đáp khẩn cấp xuống vòng đai căn cứ, nhưng tôi đã ra sức ngăn cản, bởi tôi biết ở vòng đai gài đầy mìn, đáp xuống chắc chắn sẽ theo ông bà, thà cố gắng bay ra, dù có phải đáp xuống núi rừng thì cũng còn cơ may sống sót.

    Nhưng cuối cùng chiếc Chinook cũng lết về được tới Căn cứ Không quân Pleiku; sau khi đáp xuống phi đạo, dầu JP-4 từ phi cơ chảy ngập một khoảng đất lớn. Sau đó, chiếc Chinook này đã bị khai tử vĩnh viễn!

    Trước khi chia tay viên Đại úy Lục Quân, tôi bảo anh ta: “Anh làm ơn về kể lại cho ông Đại tá của anh những gì xảy ra hôm nay nhé, và - tôi nhấn mạnh từng chữ - nếu tôi còn nghe ông ấy nói phi công Việt Nam ‘chicken’ một lần nữa, tôi sẽ chơi tay đôi với ổng!”

    Sau đó, vị Đại tá đã điện thoại xin lỗi tôi.

    David Measels
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 03-25-2020, 09:28 AM.

    Comment


    • #3
      Kontum !

      Nguyên văn bởi Nguyen Huu Thien View Post
      Không Quân Vùng 2 Chiến Thuật và “Quế Tướng Công”


      Nguyễn Hữu Thiện


      Trong bài “Không quân VNCH và Kontum 1972”, tác giả Trần Lý đã nêu ra những thực tế đáng buồn (và đáng trách) sau đây (trích nguyên văn):

      (1) Tập Quân sử KQVNCH chỉ ghi có ba hàng ngắn ngủi (!) về vai trò của KQ tại mặt trận Kontum (trang 176):

      "Tại Vùng 2, khu trục cơ A-1, trực thăng UH-1 và vận tải võ trang đã hoạt động ngày đêm để giúp quân bạn giữ vững Tiểu khu Kontum".

      Tập Quân sử cũng không nhắc đến các A-37 (mà tài liệu CSBV ghi lại)... cùng các C-123 (ghi trong tài liệu Hoa Kỳ)... Điểm đáng lưu ý nhất là Quân sử của KQHK lại ghi nhiều hoạt động của họ tại Kontum hơn là tại An Lộc, nhất là về Trực thăng võ trang TOW mà lần đầu tiên... được thực tập chiến trường tại... Kontum!

      (2) Các tài liệu của CSBV ghi là họ bị các AD-6 và A-37 thuộc Sư Đoàn 6 KQ tấn công. Sự thật là SĐ 6 KQVN chỉ được thành lập vào tháng 6-1972 tại Pleiku và các phi cơ KQVN tham chiến (ở Kontum) đều thuộc SĐ 2 KQ .

      Phe CS như Hoàng Minh Thảo ghi sai về KQVN thì... có thể chấp nhận nhưng các vị Tư lệnh chiến trường VNCH mà viết 'không trúng' thì quả đáng tiếc:

      Người hùng Kontum: Đại tá (vinh thăng Tướng tại Kontum) Lý Tòng Bá trong ‘Hồi ký 25 năm Khói lửa’ (trang 157) ca ngợi chiến tích của Bộ binh chỉ nhắc đến KQVNCH có... 2 hàng: một hàng ngắn trang 63 và 1 hàng trang 180 và cả hai đều ‘thiếu' chính xác: C-123 chuyển quân là của KQVN (C-130 là của Mỹ); AD6 trong trận không thuộc SĐ6KQ!

      Tư lệnh Quân đoàn 2 (thay Tướng Ngô Du): Tướng Nguyễn Văn Toàn, trong tập hồi ký ‘Những sự thật Chiến tranh Việt Nam 1954-1975' trang 352-386 cũng không viết về các đơn vị KQVN tại Vùng 2!

      Trang 369: C-130 tiếp vận của ta; trang 374: A-37 và AD-6 của SĐ6 KQ(!)

      * * *

      Với tư cách là người phụ trách biên soạn cuốn Quân Sử Không Quân VNCH (do Liên Hội Ái Hữu Không Quân QLVNCH Úc Châu xuất bản năm 2005), cá nhân tôi bắt buộc phải nhìn nhận thiếu sót của mình (về vai trò và hoạt động của KQ trong trận Kontum) mà tác giả Trần Lý đã nêu ra.

      Nguyên nhân rất đơn giản: anh em chúng tôi không tìm được bất cứ tài liệu nào của phía VNCH về hoạt động của KQ ta trong trận này.

      Về những sai lầm, sai sót của tướng VC Hoàng Minh Thảo, các tướng VNCH Lý Tòng Bá, Nguyễn Văn Toàn khi ghi các đơn vị KQ tham chiến ngày ấy thuộc Sư Đoàn 6 KQ (trong khi Sư Đoàn này chưa được thành lập) tôi tạm giải thích như sau:

      Những gì ba ông tướng ấy viết không phải là “nhật ký hành quân” mà là “hồi ký chiến tranh”, vì thế một là không nhớ chính xác cho nên viết sai, hai là chỉ nghe người khác kể lại (sai) hoặc dựa vào nguồn tài liệu thiếu chính xác, cho nên viết sai.

      Tuy nhiên theo tôi, việc này có thể châm chước, nhưng những gì “đau lòng” mà tác giả Trần Lý nêu ra trong phần “Ghi chú bên lề” thì không thể không mổ xẻ:

      ...Sau khi chiến thắng Quân đoàn 2 tổ chức liên hoan... Các quân nhân được thăng thưởng, gắn huy chương (kể cả các quân nhân trong văn phòng Tư lệnh ) trừ các phi công 530 và các lính không quân (?). Ông Toàn xem như Chiến thắng Kontum... không (?!) có sự đóng góp của KQ! (Trong đêm liên hoan [một cựu Thái Dương cho biết] KQ chỉ có... 3 SQ đến dự)

      Ngày ấy, tôi chỉ là một viên Trung úy quèn, giữ chức vụ Sĩ Quan Báo Chí, thuộc Khối Chiến Tranh Chính Trị CCKQ Pleiku, cho nên tất cả những gì tôi có thể viết ra chỉ là: có một sự hục hặc giữa "Quế tướng công" Nguyễn Văn Toàn và Trung tá Lê Bá Định, Không đoàn trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật nói riêng, giữa Quân Đoàn II và Không Quân Vùng 2 CT nói chung; thậm chí cả đám cố vấn Lục Quân Mỹ bên Quân Đoàn cũng không ưa các cố vấn Không Quân Mỹ và KQVN.

      Còn những nguyên nhân xa gần, chi tiết của sự hục hặc, thậm chí kình chống ấy, tôi xin để các niên trưởng ngày ấy nắm giữ những chức vụ quan trọng, hoặc là “người trong cuộc”, vui lòng viết ra để mọi người, trong đó tác giả Trần Lý hết thắc mắc.

      Riêng bản thân tôi, nguyên là một “đệ tử” của Trung tá Lê Bá Định khi ông còn giữ chức vụ Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị Căn Cứ Không Quân 92 Pleiku, có lẽ chẳng bao giờ có được câu trả lời cho câu hỏi nhức nhối:

      Ngày ấy, chỉ ít lâu sau khi Sư Đoàn 6 KQ được thành lập, Đại tá Phạm Ngọc Sang, Sư đoàn trưởng, đã cách chức Không đoàn trưởng KĐ72CT của Trung tá Lê Bá Định, phải chăng cũng có áp lực của "Quế tướng công"?


      Nhưng dù sao chăng nữa, đó cũng là chuyện giữa cá nhân với cá nhân, còn chuyện đáng buồn, đáng trách, đáng phẫn nộ chung cho KQVNCH chúng ta phải là việc Không Quân Pleiku nói riêng, KQ ở Vùng 2 CT nói chung, ngày ấy đã hy sinh biết bao xương máu mà chỉ có 3 sĩ quan KQ tới dự đêm liên hoan mừng chiến thắng “Kontum kiêu hùng”, còn thăng trưởng lon lá, huy chương thì phân phát cho đám quan lính ở văn phòng Tư lệnh Quân Đoàn!

      * * *

      Sau đây xin trích đăng hầu độc giả một đoạn hồi ký của cố Đại tá KQ Hoa Kỳ David Measels (1941-2014), ngày ấy là Sĩ Quan Cố Vấn Trực Thăng ở CCKQ Pleiku với cấp bậc Thiếu tá, để độc giả thấy cả cái đám cố vấn Lục Quân Mỹ bên Quân Đoàn II ngày ấy cũng không ưa Không Quân VN!


      Phi công Việt Nam không “chicken”!
      David Measels
      (Nguyễn Hữu Thiện chuyển ngữ)

      Trong đợt phục vụ cuối cùng tại Việt Nam (1972), tôi được đưa tới Toán cố vấn Không Quân AFAT-6, với nhiệm vụ cố vấn về không vận cho lực lượng trực thăng của KQVN ở Pleiku. Trong cương vị này, tôi đã được nghe nhiều lời chê bai, chỉ trích của các giới chức quân sự Mỹ, nhất là phía Lục Quân, dành cho các phi đoàn trực thăng của Không Quân Việt Nam. Thật tình mà nói, cũng có vài lời chê bai là đúng, nhưng đại đa số thì sai bét!

      Một trường hợp chê bai điển hình đã khiến tôi phải quan tâm xảy ra vào tháng 9 năm 1972. Lúc đó, trại Biệt Động Quân Biên Phòng ở Đức Cơ đang bị hai tiểu đoàn quân chính quy Bắc Việt công hãm trong suốt hơn 3 tuần lễ; lực lượng cố thủ xin được ưu tiên tiếp tế đạn đại bác 105 ly vì họ sắp cạn.

      Yêu cầu của họ được đáp ứng ngay, nhưng khi các trực thăng CH-47 Chinook của KQVN với sự yểm trợ của trực thăng võ trang tới gần mục tiêu thì đã bị dội lại bởi hỏa lực của địch, gồm cả súng cá nhân lẫn cao xạ.

      Trước sự việc này, vị Đại tá Lục Quân cố vấn bên Quân Đoàn II đã kêu tôi sang xài xể cho một trận. Theo ông ta, hỏa lực của địch không có gì đáng ngại, chẳng qua chỉ vì đám phi công Việt Nam “chicken”!

      Tôi liền thưa với ông Đại tá rằng xin ông cho phép viên Đại úy phụ tá dưới quyền tháp tùng tôi trên chuyến Chinook bay vào Đức Cơ ngày mai để mục kích tận mắt, và ông ta đồng ý.

      Ngày hôm sau trên đường vào Đức Cơ, khi còn cách trại khoảng một dặm, các trực thăng võ trang cho biết hỏa lực địch đang bắn lên, tuy nhiên chúng tôi không bị lãnh viên đạn nào cả. Nhưng tới khi còn khoảng nửa dặm thì chiếc Chinook bắt đầu lãnh vô số đạn, đạn súng nhỏ cũng như đạn phòng không 12 ly 7. Mỗi lần trúng một viên 12 ly 7, chúng tôi đều biết bởi tiếng rít của nó. Bỗng người xạ thủ ở cửa (door-gunner) bị trúng đạn vào đùi và ngã lăn ra sàn, cùng lúc hệ thống điện bị trúng đạn 12 ly 7 phát hỏa nhiều chỗ.

      Trong khi vị đại úy Biệt Động Quân Mỹ tháp tùng phi vụ lo chăm sóc người xạ thủ, và người cơ phi sử dụng bình cứu hỏa để dập tắt các đám cháy thì tôi nhào ra thay thế người xạ thủ, nhả đạn xuống đầu quân địch trong lúc chiếc Chinook bay vào. Cao độ lúc này chỉ còn chưa tới 100 bộ (khoảng 30 mét), và cho tới ngày nay, tôi vẫn còn nhớ rõ mặt mũi của những tên VC khi chúng bắn lên và tôi bắn xuống! Tiếng đạn rít qua hai bên tai tôi thật khủng khiếp và chiếc Chinook lãnh thêm vô số 12 ly 7.

      Sau khi thả “hàng” xuống căn cứ và bay lên, nhận ra những trục trặc nghiêm trọng, hai phi công Việt Nam dự tính cho phi cơ đáp khẩn cấp xuống vòng đai căn cứ, nhưng tôi đã ra sức ngăn cản, bởi tôi biết ở vòng đai gài đầy mìn, đáp xuống chắc chắn sẽ theo ông bà, thà cố gắng bay ra, dù có phải đáp xuống núi rừng thì cũng còn cơ may sống sót.

      Nhưng cuối cùng chiếc Chinook cũng lết về được tới Căn cứ Không quân Pleiku; sau khi đáp xuống phi đạo, dầu JP-4 từ phi cơ chảy ngập một khoảng đất lớn. Sau đó, chiếc Chinook này đã bị khai tử vĩnh viễn!

      Trước khi chia tay viên Đại úy Lục Quân, tôi bảo anh ta: “Anh làm ơn về kể lại cho ông Đại tá của anh những gì xảy ra hôm nay nhé, và - tôi nhấn mạnh từng chữ - nếu tôi còn nghe ông ấy nói phi công Việt Nam ‘chicken’ một lần nữa, tôi sẽ chơi tay đôi với ổng!”

      Sau đó, vị Đại tá đã điện thoại xin lỗi tôi.

      David Measels
      Xin cám ơn Anh Thiện đã đưa bài lên Phi Dũng
      Tôi thắc mắc vì Tướng Toàn thiếu ' tư cách' của Người Chỉ huy !
      Trần Lý

      Comment


      • #4
        Lạc Long và Sơn Dương: Mùa Hè Đỏ Lửa... trốn biệt?!


        Các tài liệu của phía Hoa Kỳ mà tác giả Trần Lý tham khảo đã quên mất hai phi đoàn trực thăng 229 Lạc Long và 235 Sơn Dương của Không Đoàn 72 Chiến Thuật, đồn trú tại phi trường Cù Hanh, Pleiku.

        Tôi vẫn còn nhớ rõ ít nhất hai chuyện liên quan tới hoạt động của 229 và 235 trong Mùa Hè Đỏ Lửa:

        (1) Sau khi người Mỹ quyết định bỏ rơi Tân Cảnh, nơi Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lệnh Sư đoàn 22 BB tử thủ, chính Thiếu tá Lê Văn Bút, Phi đoàn trưởng PĐ-229 đã đích thân chỉ huy hai chiếc UH-1 liều chết bay vào cứu Đại tá Đạt và Bộ chỉ huy, nhưng đã quá muộn. Đại tá Đạt tự sát trong hầm chỉ huy. Ta phải bỏ lại một chiếc UH-1.

        (2) Đầu tháng 5, 1972, sau khi chiếc A-1 của Trung úy Nguyễn Đình Xanh, PĐ-530 Thái Dương bị bắn rớt tại Polei Kleng, Trung úy Xanh nhảy dù, trực thăng UH-1 của PĐ-235 đã bất chấp phòng không địch, bay vào cứu, nhưng cũng đã quá muộn, Trung úy Xanh đã bị địch bắt ngay sau khi chạm đất.

        Sau đây xin trích đăng một vài đoạn trong hai bài viết về 229 và 235.

        (Phi Ðoàn 229 Lạc Long - Trung tá Lê Văn Bút):


        Phi Ðoàn 229, Lạc Long được chính thức thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1970, tại Pleiku trong chương trình phát triển và tối tân hóa Không Lực VNCH.

        Huấn luyện và trưởng thành trong chiến trận vô cùng ác liệt,chỉ chưa đầy 6 tháng sau ngày xuất quân, Phi Ðoàn 229 Lạc Long đã được tuyên dương trước Quân Ðội do thành tích chiến đấu, yểm trợ quân bạn đánh bại bộ đội chính quy Bắc Việt tại Căn Cứ 6 Hỏa Lực Dakto. Nhành dương liễu đầu tiên được trao gắn trên hiệu kỳ Phi Ðoàn 229.

        Qua một mùa hè đỏ lửa 1972 từ Tây Nguyên xuống duyên hải, từ Dakto, Kontum, Ðức Cơ, Ban Mê Thuột, Ðức Lập xuống Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, An Lão vv… đâu đâu cũng có cánh chim Lạc Long 229. Phi Ðoàn 229 đã trở thành một đơn vị ưu tú tại Quân Ðoàn 2 và Quân Khu 2, đã đóng góp công lớn trên khắp các mặt trận giữ vững KonTum, tái chiếm Bồng Sơn, Tam Quan trong tay kẻ thù CSBV. Bằng những chiến tích đó, Phi đoàn 229 cũng đã phải trả một giá tương xứng bằng xương máu của hơn 30 anh em Lạc Long đã hy sinh tại mặt trận trong các phi vụ hành quân...

        (Phi Đoàn 235 Sơn Dương - Thiên Lôi Miệt Dưới):


        Thực tế sau này đã chứng minh một cách hùng hồn: trong những năm cuối cùng của cuộc chiến, khi Không Đoàn 72 Chiến Thuật đã lãnh trọn trách nhiệm ở vùng Tây Nguyên, Phi Đoàn 235 “Sơn Dương” trở nên nổi tiếng với các phi vụ đổ và bốc các toán Biệt Kích của B-14, B-15, cũng như “rescue” các phi công, các phi hành đoàn lâm nạn, “nghề” không thua gì Phi Đoàn 219 “Long Mã” (King Bee) đầy huyền thoại của thập niên 1960.
        Last edited by Nguyen Huu Thien; 03-23-2020, 10:05 PM.

        Comment


        • #5
          Thưa quý độc giả của HQPD,
          Sự thật, KĐ72CT được thành lập tháng 4 năm 1971 gồm 4 Phi Đoàn trấn đóng tại phi trường Pleiku. Bốn PĐ đó là: PĐ khu trục A1 Skyraider, hai PĐ trực thăng U1H và một PĐ Quan Sát gồm L19 và U17 (lúc này chưa có O2). KĐ72CT trực thuộc SĐ2KQ đóng tại Nha Trang.
          PĐT/PĐ 530 Thái Dương là Tr/Ta Lê Bá Định. PĐT/PĐ 229 Lạc Long là Tr/Ta Lê Văn Bút. PĐT/PĐ 235 Sơn Dương là Tr/Tá Vĩnh Quốc. PĐT/PĐ118 là Tr/Ta Võ Công Minh.
          Không Đoàn 72 CT vừa thành lập thì trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa nổ ra tại Kontum, các PĐ tân lập vừa hành quân vừa huấn luyện. Ban tham mưu (Staff) của các PĐ tân lập là những phi công kỳ cựu của các PĐ liên hệ khắp 4 Vùng CT được bổ nhiệm lên Pleiku. Trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, tất cả các PĐ thuộc KĐ72CT đều góp phần của mình tạo nên chiến công 'Kontum Kiêu Hùng'.
          Khoảng cuối năm 1973, SĐ6KQ được thành lập. KĐ72CT (Pleiku) và Căn Cứ 92 CT (Phù Cát) trực thuộc SĐ6KQ từ đây.
          Xin góp vài hiểu biết về hoạt động của KQ Pleiku như là một nhân chứng.
          Thân kính,
          KQ Võ Ý
          Last edited by Cù Hanh; 03-24-2020, 03:15 AM.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi Nguyen Huu Thien View Post
            Lạc Long và Sơn Dương: Mùa Hè Đỏ Lửa... trốn biệt?!


            Các tài liệu của phía Hoa Kỳ mà tác giả Trần Lý tham khảo đã quên mất hai phi đoàn trực thăng 229 Lạc Long và 235 Sơn Dương của Không Đoàn 72 Chiến Thuật, đồn trú tại phi trường Cù Hanh, Pleiku.

            Tôi vẫn còn nhớ rõ ít nhất hai chuyện liên quan tới hoạt động của 229 và 235 trong Mùa Hè Đỏ Lửa:

            (1) Sau khi người Mỹ quyết định bỏ rơi Tân Cảnh, nơi Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lệnh Sư đoàn 22 BB tử thủ, chính Thiếu tá Lê Văn Bút, Phi đoàn trưởng PĐ-229 đã đích thân chỉ huy hai chiếc UH-1 liều chết bay vào cứu Đại tá Đạt và Bộ chỉ huy, nhưng đã quá muộn. Đại tá Đạt tự sát trong hầm chỉ huy. Ta phải bỏ lại một chiếc UH-1.

            (2) Đầu tháng 5, 1972, sau khi chiếc A-1 của Trung úy Nguyễn Đình Xanh, PĐ-530 Thái Dương bị bắn rớt tại Polei Kleng, Trung úy Xanh nhảy dù, trực thăng UH-1 của PĐ-235 đã bất chấp phòng không địch, bay vào cứu, nhưng cũng đã quá muộn, Trung úy Xanh đã bị địch bắt ngay sau khi chạm đất.

            Sau đây xin trích đăng một vài đoạn trong hai bài viết về 229 và 235.

            (Phi Ðoàn 229 Lạc Long - Trung tá Lê Văn Bút):


            Phi Ðoàn 229, Lạc Long được chính thức thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1970, tại Pleiku trong chương trình phát triển và tối tân hóa Không Lực VNCH.

            Huấn luyện và trưởng thành trong chiến trận vô cùng ác liệt,chỉ chưa đầy 6 tháng sau ngày xuất quân, Phi Ðoàn 229 Lạc Long đã được tuyên dương trước Quân Ðội do thành tích chiến đấu, yểm trợ quân bạn đánh bại bộ đội chính quy Bắc Việt tại Căn Cứ 6 Hỏa Lực Dakto. Nhành dương liễu đầu tiên được trao gắn trên hiệu kỳ Phi Ðoàn 229.

            Qua một mùa hè đỏ lửa 1972 từ Tây Nguyên xuống duyên hải, từ Dakto, Kontum, Ðức Cơ, Ban Mê Thuột, Ðức Lập xuống Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, An Lão vv… đâu đâu cũng có cánh chim Lạc Long 229. Phi Ðoàn 229 đã trở thành một đơn vị ưu tú tại Quân Ðoàn 2 và Quân Khu 2, đã đóng góp công lớn trên khắp các mặt trận giữ vững KonTum, tái chiếm Bồng Sơn, Tam Quan trong tay kẻ thù CSBV. Bằng những chiến tích đó, Phi đoàn 229 cũng đã phải trả một giá tương xứng bằng xương máu của hơn 30 anh em Lạc Long đã hy sinh tại mặt trận trong các phi vụ hành quân...

            (Phi Đoàn 235 Sơn Dương - Thiên Lôi Miệt Dưới):


            Thực tế sau này đã chứng minh một cách hùng hồn: trong những năm cuối cùng của cuộc chiến, khi Không Đoàn 72 Chiến Thuật đã lãnh trọn trách nhiệm ở vùng Tây Nguyên, Phi Đoàn 235 “Sơn Dương” trở nên nổi tiếng với các phi vụ đổ và bốc các toán Biệt Kích của B-14, B-15, cũng như “rescue” các phi công, các phi hành đoàn lâm nạn, “nghề” không thua gì Phi Đoàn 219 “Long Mã” (King Bee) đầy huyền thoại của thập niên 1960.

            Sự việc đã trãi qua tròm trèm nửa thế kỷ, vì tôn trọng sự thật của lịch sử, tôi cố gắng kiểm chứng, có người nhớ có người quên ngay cả "người trong cuộc", cố Thiếu Tá Nguyễn Hoàng Mai vừa cất cánh về bên kia thế giới ngày 12/10/2019 vừa qua cũng không nhớ ngày tháng chính xác mặc dù anh và tôi thường ôn lại những chuyện xa xưa.
            Chúng tôi chỉ nhớ sau đêm Đaị Hội Khu Trục ở Pleiku do PD 530 tổ chức và chiến thắng Phú Nhơn, tỉnh Phú Bổn (Đ/Uý Trần Thanh Long Trưởng Phòng Hành Quân của PD 530 nhảy dù rồi bị bắt, Đ/Uý Quyên PD 229 bị bắn bể đầu gối sau khi cứu được Th/Tá Lân cùng bay chung với Đ/Uý Long trên chiếc AD-5), khí thế của PD 530 dâng cao thì vị Cố Vấn QD II vừa nhậm chức ( khoảng tháng 5 năm 1971 (?) thấy KD 72CT gồm 4 phi đoàn 118, 229, 235 và 530 đều tân lập nên tỏ ý chê bay Không Quân (KD 72CT) đánh giặc như con gà chết "Chicken."
            Rồi sau đó ông Cố Vấn John Paul Vann áp lực với Trung Tướng Ngô Dzu, TLQD II truy tố Đ/Uý Nguyễn Hoàng Mai (cấp bậc thời bấy giờ) và Th/Uý Nguyễn Ngọc Hùng (Hùng Hynos, hy sinh ngày 21/5/1972 tại triền Đông Bắc của đồi Chu Pao) ra Toà Án Mặt Trận Vùng II vì phi tuần của anh Mai đã "đánh tan" cả 1 tiểu đoàn với hơn 300 xác mặc quân phục BDQ Biên Phòng bỏ lại tại hiện trường (rất tiếc anh Mai không nhớ tên TD BDQ nầy cũng như ngày cùng địa danh ?)
            Lúc bấy giờ ông Định, PDT PD 530 vừa vinh thăng Trung Tá kiêm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 72 Tác Chiến thay thế Th/Tá Nguyễn Văn Trang. Ông rất bực mình và cho rằng ông Paul Vann "kiếm chuyện" với PD 530. Tại sao không điều tra cặn kẽ và lại chỉ truy tố 2 pilot của ông mà thôi, còn phi hành đoàn của chiếc FAC (L-19) liên quan thì không nói tới. Mọi người đều biết rằng dân khu trục chúng tôi như thiên lôi ai kêu đánh đâu, chúng tôi đánh đó.
            Trong lúc bất bình ông thốt : "Nếu gặp chiếc OH-58 của nó, các bạn bắn cho chết mẹ nó đi ! "
            Nhờ sự che chở (không hối thúc) của Tướng Dzu và Tr/Uý Sáng ở Nha Quân Pháp - Nha Trang (anh họ của Đ/Uý Đặng Ngọc Độ PD 530) giúp đở cố câu giờ nên anh Mai và Hùng chưa vào quân lao Nha Trang. Lúc bấy giờ tinh thần của anh Mai và Hùng xuống dốc thấy rõ. Chừng 3 hay 4 tuần sau, 1 buổi xế chiều Tr/Tá Đinh vào phi đoàn với vẻ mặt hớn hở, ông cho biết ông vừa "đại náo" bên QD II và kể rằng:
            - Thừa lịnh ông Chủ ( Chúng tôi thường gọi Đ/Tá Nguyễn Văn Bá KDT KD 72CT một cách thân thương là ông Chủ của buôn) moa qua QD II họp. Theo lời tường trình của vị Đ/Uý TDT TD BDQ BP trong lúc Cộng quân tấn công TD, ông mất liên lạc với chiếc O2 của Mỹ và lính của ông đa số là người Thượng. Khi thấy Cộng quân tấn công mà không được yểm trợ của KQ, bọn lính cưởi bỏ hết quần áo, mặc khố tản vào rừng sâu. Ông cùng 10 thuộc cấp chạy trốn trong 1 khe núi. Khoảng 1 giờ sau, ông liên lạc với 1 chiếc L-19 danh hiệu Sao Mai (PD 114 ở Nha Trang ?) và yêu cầu thả bom xuống vị trí đóng quân của ông lúc trước. Ông khẳng định con số hơn 300 xác măc quân phục BDQ là Cộng quân giả dạng. Ông cùng tuỳ tùng băng rừng vượt núi suốt hơn 3 tuần mới về đến Ben Het.
            Đây là cơ hội ngàn năm 1 thuở để "Moa" rửa hận (đưa anh Mai và Hùng ra Toà Án Mặt Trận) báo hại ông Đ/Tá Phụ Tá ông Paul Vann lảnh cái búa của "moa " vì việc làm tắc trách của phi hành đoàn của chiếc O2 , không theo dõi quân bạn bị Cộng quân overrun mà không hay biết rồi đổ lỗi anh Mai và Hùng đã thả bom lầm xuống quân bạn.
            Bây giờ ông phải xử lý với 2 người vô tội nầy đang chịu khổ trong quân lao như thế nào ? "
            (Ông Paul Van lấy cớ đi thăm tiền đồn để lánh mặt ngay sau khi hay tin Tướng Dzu phái 1 chiếc trục thăng bay đến Ben Het để rước vị D/Uý TDT)
            Lúc bấy giờ ông Định mặc 1 bộ đồ 4 túi, ngực không mang lon lá, duy chỉ có 2 bông mai bạc gắn trên chiếc kalo nhưng bị ông lận phía sau của dây thắt lưng và làm cho mấy ngài cố vấn bên QD II không biết ông Đinh là ai, cấp bậc gì ở Bộ Tư Lịnh Không Quân phái ra Pleiku và "quạt" bọn họ thậm tệ.
            Và cũng từ đó chúng tôi không nghe bất cứ lời khen chê gì từ ông Paul Vann, ngoại trừ xế chiều ngày 12/4/1972 ông dùng chiếc OH-58 xinh xắn của ông lao xuống và len lỏi trong rừng già để cứu Th/Uý Nguyễn Tài Cơ (hiện là Hội Trưởng Hội Ái Hữu KQ miền Bắc Cali ) vừa nhảy dù khi yểm trợ Tiểu Đoàn 11 Dù tại đồi Charlie - Kontum mà các chiếc trực thăng của 2 PD 229 và 235 không thể bay đến gần vì hoả lực phòng không quá mạnh.
            Trân trọng,
            Philong51.
            Last edited by philong51; 03-30-2020, 03:57 AM.

            Comment



            Hội Quán Phi Dũng ©
            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




            website hit counter

            Working...
            X