Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hoài Niệm Miền Nam Một Thời

Collapse
X

Hoài Niệm Miền Nam Một Thời

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hoài Niệm Miền Nam Một Thời



    Vũ Văn Liệu (ngồi)
    Quan Dương (đứng)
    Hình chụp tháng 12/69

    Hai thằng cùng quê Ninh Hoà học cùng trường Trần Bình Trọng, cùng khóa 6/69 Thủ Đức. Nhập ngũ cùng ngày vô quân trường Quang Trung ở cùng đại đội B Tiểu đoàn Trần Bình Trọng. Khi ra trường tháng7/70 thằng ngồi đổi về Quảng Đức thằng đứng về Ban Mê Thuột. Thỉnh thoảng hành quân mở đường dọc theo quốc lộ 14 gặp nhau tại Đức Lập chia nhau điếu thuốc. Sau 75 vô tù lại ở chung trại A30 và chung đội.Thằng ngồi xui hơn ở tù chưa tới ba năm được thả nên không đủ tiêu chuẩn đi tị nạn chính trị theo diện HO. Thằng đứng hên hơn ở tù sáu năm nên được đem cả gia đình qua Mỹ năm 93. Cả hai thằng giờ cho đến cuối đời không còn dịp ở chung với nhau nữa nhưng trong lòng mỗi đứa còn có chung một cố hương

    CỐ HƯƠNG

    Những đám mây đen từ phương Bắc
    Kéo về phủ kín khắp trời Nam
    Nả từng tia chớp vô thành phố
    Đổ trút lên đầu mưa tang thương

    Đàn chim sợ hãi bay ra biển
    Rớt lại quê nhà trăm vết thương
    Tiếng nấc bật kêu thành thảng thốt
    Mỏi cánh bay tìm một quê hương

    Kể từ đó điêu linh cuồn cuộn khói. Tôi bán tháo thanh xuân lên rừng làm củi chụm lửa nấu nồi canh giai cấp đỏ lòm. Chan nghẹn ngào lên từng vắt cơm. Những củ khoai mì rượt bắt nhau mỗi sáng. Mưa bão gầm trời trút bao điều tức giận. Tôi vẫn ngây thơ không hiểu mình đang mắc tội gì đây. Luật giang hồ muốn trả thì phải có vay. Tôi không vay tại sao phải trả. Tự lừa dối mình bằng những câu định nghĩa. Tôi sạch vốn đời mình lại thâm nợ đến đời sau. Má tôi già ngồi lết chợ quặn lòng đau. Chắt từng đồng mua gạo lên rừng nuôi thằng con chiến bại. Mưa trộn nhão những con đường đất đỏ.Vác cuốc ra đồng chân đi chàng hảng như mắc tiêm la

    Ba mươi năm sau những con chim vượt biển ngày xưa. Thời gian cũng nguôi ngoai niềm sợ hãi. Mang đôi cánh mới những con chim quay trở lại. Có một con chim đến muộn không chịu nhập bầy, vì đôi cánh kia còn rũ rượi ướt đẩm mưa, vì nó tởn những đám mây đen từ phương Bắc

    Bán nốt tuổi già trên đất khách
    Tôi trồng xuống lỗ hạt tai ương
    Thời gian mái tóc đen thành bạc
    Hạt nứt trên cành trái cố hương

    Quan Dương

  • #2
    Khóa 6/69 và hai trái mìn claymore


    Đọc bài viết, thấy tác giả Quan Dương nhắc tới Khóa 6/69 Thủ Đức, tôi bỗng nhớ lại một chuyện thương tâm đã xảy cho khóa này, do hai trái mìn claymore của Việt Cộng (các chi tiết có thể không nhớ đủ).

    Sau khi Khóa 3/69 chúng tôi ra trường, Khóa 6/69 mới vào trường Thủ Đức. Trong một lần đi ra bãi học quân sự, ra khỏi cổng số 9 (cổng sau) được một đoạn đường thì bị Việt Cộng cho nổ hai trái mìn claymore; cả chục SVSQ bị tử thương cùng với Thiếu úy TRỌNG.

    Thiếu úy Trọng (tôi không nhớ họ) là một sĩ quan cán bộ của Đại Đội 43 khi chúng tôi học Khóa 3/69, rất được anh em quý mến.

    Đại đội trưởng là Trung úy Ba, xuất thân Võ Bị Đà Lạt (kỷ luật thép), còn lại các sĩ quan Trung đội trưởng đều xuất thân Trừ Bị Thủ Đức. Nhưng những vị Thủ Đức này cũng chia ra hai thành phần (nếu không muốn nói là hai “phe”): được du học và không được du học Fort Benning (Trường Bộ Binh) Hoa Kỳ. Các vị được du học thường tỏ ra rất hãnh diện vì (1) có giỏi mới được đi du học, (2) trường này là “lò luyện thép” của Lục Quân Hoa Kỳ.


    Những đặc điểm để nhận ra những SQ cán bộ này, ngoài cái huy hiệu “FOLLOW ME” trên ngực, là (1) búp nịt (bằng đồng) và giày bốt-đờ-xô của họ được đánh bóng “như gương soi”, (2) quân phục luôn luôn ủi hồ cứng ngắc.

    Về lãnh đạo chỉ huy, đa số dân Fort Benning thường rất nguyên tắc, và hay “show off” khả năng... chạy bộ của mình bằng cách “phạt dã chiến” đám SVSQ chạy mệt nghỉ.

    Trung Đội 431 của tôi xui xẻo nằm dưới quyền sinh sát của Thiếu úy H, dân Fort Benning, còn Trung Đội 432 dưới quyền Chuẩn úy Trọng, không phải dân Fort Benning. Ngày nào tới phiên ông Trọng dắt Đại Đội đi học (lên lớp học hoặc ra bãi), là anh em được thoải mái (nhưng không có nghĩa là vô kỷ luật).

    Những buổi ra bãi, tới giờ ăn trưa, ông Trọng không thích “ăn trên ngồi trốc” với các huấn luyện viên mà thường ngồi ăn cùng với các SVSQ. Buổi tối, anh em phải gác tuyến phòng thủ, nếu trực đại đội, ông thường xuyên đích thân ra tuyến kiểm soát, dặn dò anh phải tỉnh thức, cảnh giác vì tuyến D là mặt nguy hiểm nhất của trường. Có khi ông dăng võng ngủ ngoài tuyến với các SVSQ...

    Cho nên dù cấp bậc của ông Trọng chỉ là Chuẩn úy (khi chúng tôi học Khóa 3/69), tin ông bị tử thương đã được loan truyền rộng rãi trong anh em “cựu” Đại Đội 43, và tất cả đều dành cho ông niềm tiếc thương vô hạn.

    (Anh bạn “Trung sĩ Thi sĩ” Phan Lạc Giang Đông của tôi cũng được BTL/KQ gửi theo học Khóa 6/69 nhưng may mắn không nằm trong số SVSQ tử nạn hoặc bị thương)
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 03-25-2020, 02:06 AM.

    Comment


    • #3
      Quan Dương viết:

      Bán nốt tuổi già trên đất khách
      Tôi trồng xuống lỗ hạt tai ương
      Thời gian mái tóc đen thành bạc
      Hạt nứt trên cành trái cố hương.

      Quan Dương

      Ôi thương quá những vần thơ kiêu bạc của người trai thuộc thế hệ "mầu tím hoa xim" của một thời ly loạn.
      Bây giờ thì đã quá nửa đời người trôi qua, những người Lính của QLVNCH, những người Lính biết mỉm cười ngạo mạn ngoài chiến trường và biết xót xa cho những kiếp hồng nhan nơi hậu tuyến...Họ, những người Lính đã gục ngã nơi rừng sâu, núi cả, hoặc trở về trong những chiếc hòm gỗ cài hoa, và thân xác họ giờ đây cũng đã tan biến vào lòng sâu của đất Mẹ, để biến thành những tố chất ươm mầm cho những nụ hoa kết thành những "trái sầu trái nhớ, trái thương thương" trên những cành cây cổ thụ của cố hương....

      Trần Ngọc Nguyên Vũ

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X