Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đi cyclo dạo phố SàiGòn

Collapse
X

Đi cyclo dạo phố SàiGòn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Mùa Phục Sinh....kq² tớ đang ăn chay hãm mình, xin các thầy: Thầy sáu miệt dưới, Bác sĩ Ducquany, Cậu hai TeTua tha cho tớ xin đừng cám dỗ, cuối tuần đi xem lễ nhớ cậu nguyện cho tớ......!

    kq²

    Comment


    • #17
      “Thiên Lôi Miệt Dưới” không phải “Thầy Sáu”

      (Ảnh minh hoạ)


      Thưa Thầy Ba khongquan2,

      Chắc Thầy Ba cũng biết, những chữ “Thầy Hai, Thầy Ba...” cho tới “Thầy Chín, Thầy Mười” là để gọi một người nào đó một cách trân trọng theo thứ tự ra chào đời trong gia đình, tuy nhiên riêng chữ “Thầy Sáu” còn được người Công Giáo sử dụng để chỉ một phẩm trật trong giáo hội: Phó Tế (Deacon).

      Một cách chi tiết, có ba thành phần “Thầy Sáu” (Phó Tế) khác nhau:

      (1) Những người đi tu để làm Linh Mục sẽ lần lượt lãnh nhận “7 chức thánh”, trong đó chức thứ sáu là Phó Tế, chức thứ bảy là Linh Mục. Vì thế, trong khoảng thời gian chuẩn bị lãnh nhận chức Linh Mục thì được gọi là “Thầy Sáu”. Chức thứ sáu này được xem là tối quan trọng bởi một khi đã lãnh nhận là hát bản “The River of No Return”, nghĩa là thề hứa đi tu trọn đời, không bao giờ trở lại cuộc sống trần tục.

      [Vì Linh Mục là chức cao nhất trong “7 chức thánh”, thời xưa (khoảng giữa thế kỷ 20 trở về trước), Linh Mục được gọi là “Thầy Cả”]

      (2) Những người đi tu với chí hướng làm Linh Mục, nhưng vì một nguyên nhân nào đó (trí tuệ hoặc thể lực) chỉ được lãnh nhận chức Phó Tế thì suốt đời chỉ là “Thầy Sáu” (Phó Tế vĩnh viễn). Lại có những người có chí hướng đi tu trọn đời nhưng tự đánh giá khả năng của bản thân, hoặc bản chất khiêm nhường chỉ muốn làm “thầy” chứ không muốn làm “cha”, ngay từ lúc đầu đã chỉ xin tu làm Phó Tế (Thầy Sáu). Ngoài miền Bắc, người ta thường gọi những vị Phó Tế vĩnh viễn này một cách trân trọng là “Cụ Sáu”; cho nên mới có chữ “Cha Cụ” khi nhắc tới các nam tu sĩ một cách chung chung.

      (3) Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, vì tình trạng khan hiếm Linh Mục ở một số địa phương, hoặc để đáp lại nguyện vọng của một số đối tượng, giáo hội cho phép một số người đã lập gia đình được theo các khóa tu tập để trở thành “Phó Tế vĩnh viễn”, tức “Thầy Sáu muôn năm”; thí dụ điển hình là nhạc sĩ Vũ Thành An.

      Như vậy, một khi Thầy Ba khongquan2 gọi Thiên Lôi Miệt Dưới là “Thầy Sáu Miệt Dưới” thì dù viết hoa hay không viết hoa, cũng có thể đưa tới ngộ nhận đương sự đã được lãnh nhận chức Phó Tế như nhạc sĩ Vũ Thành An cho nên mới được gọi là “Thầy Sáu”.

      Vì lẽ ấy, xin Thầy Ba khongquan2 và bằng hữu vui lòng gọi Thiên Lôi Miệt Dưới là “Anh Sáu”, như các bạn tù cải tạo ở Trảng Lớn, Đồng Ban, Sông Bé, Suối Máu đã ưu ái gọi trước đây.

      Thiên Lôi được gọi là “Anh Sáu” là do biệt hiệu “Sáu Lèo”. Muốn biết do đâu mà ở trong tù Thiên Lôi lại có cùng biệt hiệu “Sáu Lèo” với cố Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, xin đón đọc hồi ký “Cải Tạo Nửa Mùa – Vượt Biên Tài Tử” kỳ 4 sẽ rõ.

      Cẩn bút,
      Thiên Lôi Miệt Dưới



      “Anh Sáu” Miệt Dưới
      “Thầy Sáu” Vũ Thành An trong một chuyến về thăm thành Hồ (hình: Internet)
      Last edited by Nguyen Huu Thien; 03-10-2020, 09:57 PM.

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X