Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điệp Viên Đơn Tuyễn

Collapse
X

Điệp Viên Đơn Tuyễn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Điệp Viên Đơn Tuyễn

    Điệp Viên Đơn Tuyễn
    Huy Ngôn

    Đôi dòng - Để tri ân những chiến sỉ ngành An Ninh Tình Báo đã âm thầm chiến đấu và âm thầm hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, ngăn chận Cộng Sản xâm lược suốt cuộc chiến giữ nước trong giai đoạn 1954 – 1975.

    Đây là một chiến công có thật, tuy nhiên một số tên, nhân vật đã được thay đổi vì lý do an toàn cho bao người còn ở lại. Dù đã 36 năm qua, nhưng trong tâm trí chúng tôi, cứ tưởng vừa xảy ra vào ngày nào đó mới đây…Và còn biết bao công tác mà chưa hay không được kể ra đây, đành phải vùi chôn theo bánh xe thời gian đang quay… rất nhanh!

    Riêng tặng hai bạn CTM và CTT thuộc Trung Tâm Thẩn Vấn tỉnh Bình Thuận.


    *****

    Khi vừa mới rời nhà người chị bà con trên đường Trần-Hưng-Đạo Chợ Lớn, linh tính báo cho Hai Hóa biết có một điều gì đó không được ổn lắm trong lần thăm viếng nầy. Đã ngụy trang đế có nhân dạng như một ông già nông dân từ vùng quê lên thủ đô Saì Gòn có việc riêng tư, Hai Hóa ăn mặc thật giản dị, với chòm râu cằn màu muối tiêu, lưa thưa, tuy nhiên phía sau cặp kính lão rẻ tiền là một cặp mắt sáng lanh lợi. Đã nhiều lần, ông ta đến thăm gia đình người chị bà con nầy, mục đích là để xin ít tiền lo cho chi phí gia đình gồm vợ và hai cô con gái, đã trưởng thành. Hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, vì là nạn nhân của một trận pháo kích của Cộng Sản trong dịp Tổng công kích Tết Mậu Thân, nhà cửa bị cháy và đổ nát, tài sản khiêm tốn của gia đình bị hủy hoại hoàn toàn. Cá nhân Hai Hóa bị mảnh pháo kích gây thương tích nặng nơi cánh tay, phải nằm bịnh viện Gia Định gần cả tháng trời mới bình phục. Sau biến cố tang thương nầy, gia đình ông ta phải sống bằng sự giúp đở của chính phủ qua chương trình cứu trợ nạn nhân chiến cuộc, cũng như nhờ vã vào lòng hảo tâm của họ hàng, như người chị bà con mà ông vừa đến để xin một ít tiền trang trải trong cuộc sống những ngày tới.

    Ngoái nhìn lại phía sau một lần nữa để chắc chắn là không có điều gì khả nghi. Hai Hóa rảo bước nhanh về hướng trạm xe buýt gần ngôi nhà mà Ông ta vừa từ giã. Đầu óc suy nghĩ mông lung về gia đình đang tạm trú tại nhà một người quen ở ngã ba Bình Triệu để chăm sóc khu vườn tược của người chủ nhà tại đây với số tiền thù lao khiêm tốn, vợ Ông buôn bán một sạp trái cây tạm bợ, ven quốc lộ 13, nơi tập trung nhiều xe khách chạy đường Sài Gòn - Bình Dương, cũng như xe be chở gổ rừng từ vùng Phước Long, Bình Long về Sài Gòn. Cô con gái út nay đã 16 tuổi, phụ với mẹ buôn bán, trông coi gian hàng sau giờ học. Riêng cô con gái lớn 19 tuổi, đã lập gia đình với một người lính Địa Phương Quân, cũng sinh sống gần nơi Ông tạm trú. Hai Hóa thường lo lắng về cuộc hôn nhân của cô con gái lớn nầy, vì mặc dù cả hai vợ chồng Ông đều không muốn con gái mình lập gia đình với người con rể nầy, nhưng tình yêu đã kết hợp đôi trẻ ngoài ý nuốn của cha mẹ. Cuộc sống gia đình coi như tạm ổn định, nhưng bản thân Hai Hóa vẫn còn nhiều điều lo nghĩ, suy tinh cho tương lai của bản thân cũng như của gia đình. Đang suy nghĩ mông lung bổng Hai Hóa nghe có ai đó vổ vào vai mình, vừa chào hỏi bâng quơ:
    - Mạnh gỉỏi không ông bạn, lâu quá không gặp.

    Đang lúng túng và quá bất ngờ vì không biết người chào mình là ai, thi bổng xuất hiện một người thứ hai kè bên hông trái, tức là hai người lạ mặt kẹp Ông ta vào giữa, cùng lúc ấy một trong hai người nầy xuất trình sự vụ lệnh cho biết cả hai là nhân viên an ninh và yêu cầu Ông làm theo lệnh của họ. Ngay lúc đó có một chiếc xe taxi chạy trờ tới mở cửa, Hai Hóa bị đẩy vào xe ngồi giữa hai nhân viên an ninh đó. Ông ta được cho đeo một cặp kính mát tròng kính đã được che kín để người mang không nhìn được lộ trình của chiếc xe. Chiếc xe taxi chạy hướng về trụ sở Bộ Tư Lệnh CSQG, phía sau là hai xe Honda với nhân viên chạy bọc hậu. Hai Hóa ngồi bất động giữa hai nhân viên an ninh, đầu óc Ông ta quay cuồng với nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời nào cho đúng. Đây không phải là lần đầu tiên Ông ta đến nhà bà chị nầy, tại sao? Tại sao mà tin tức của ta bị lộ? Vào lúc nào bị lộ? Ông ta cố tìm câu trả lời thich đáng để đối phó với tình thế trước mắt. Ông ta nghĩ đến vợ con mình, đến tương lai đang chờ đợi gia đình mình… trước khi nghỉ đến tổ chức mà Ông ta đang phục vụ, bởi những gì đã xảy ra trong thời gian sau cuộc Tổng tấn công dịp Tết Mậu Thân, một phần nào đã ảnh hưởng đến tình cảm, suy nghĩ của Ông cũng như của vợ và hai đứa con thân yêu.

    Khoảng cuối năm 1966 khi đang công tác tại nông trường trồng mía tỉnh Thanh Hóa, lệnh từ cấp trung ương buộc Hai Hóa về Hà Nội trình diện tại Ủy Ban Thống Nhất nhận nhiệm vụ mới. Là một Cán Bộ miền Nam tập kết nên chuyện trình diện tại cơ quan nói trên cũng không làm cho Hai Hóa suy nghỉ gì nhiều, bởi đây là một tổ chức của đảng để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến bộ phận Miền Nam. Nhưng thực tế lại rất bất ngờ đối với Hai Hóa, bởi vì sau đó Ông ta lại làm việc với Cán Bộ Cục Nghiên Cứu, cơ quan phụ trách tình báo và quân báo lúc bấy giờ. Thì ra là Đảng đã có chủ trương đưa Ông ta trở vào miền nam hoạt động trong mạng lưới tình báo chiến lược nhằm móc nối với thân nhân là một sỉ quan cao cấp đang phục vụ tại cục An Ninh Quân Đội của chính phủ VNCH, cùng một mục tiêu khác nữa là cựu Bộ Trưởng Nộ Vụ, người nầy mặc dù đã không còn phục vụ cho chính phủ nhưng có quan hệ chặc chẽ với với các nhân vật cao cấp của Tòa Đại Sứ Mỹ. Nhân vật nầy cũng là người có họ hàng với Hai Hóa.

    Sau lần gặp gỡ với Cán Bộ Cục Nghiên Cứu để nhận nhiệm vụ tại Miền Nam, Hai Hóa được bố trí ngụ tại một ngôi nhà an toàn tại Hà Nội, được hướng dẩn chuyên môn về cách thức hoạt động mật hơn hai tháng, được cung cấp các loại giấy tờ tùy thân giả mạo do chuyên viên của Cộng Sản Đông Đức thực hiện với lý lịch ngụy tạo, được hướng dẩn kỹ lưỡng về cung cách sinh hoạt của xã hội Miền Nam, nhứt là ở địa bàn thành phố Sài Gòn. Trước khi lên đường xâm nhập Miền Nam bằng đường mòn Hồ Chí Minh. Cục nghiên Cứu đã tổ chức một buổi tiệc tiễn đưa Hai Hóa với nhưng lời lẻ động viên, khích lệ để hoàn thành tốt công tác giao phó. Hai Hóa đã phấn khởi lên đường với lời thề hứa sẽ tranh thủ móc nối được hai mục tiêu mà tổ chức đã chấm định. Trung thành với lý tưởng của đảng Cộng Sản mà đương sự đã có hai mươi năm phục vụ.

    Viễn cảnh được trở về Miền Nam hoạt động đồng nghĩa với việc gặp lại người vợ và hai cô con gái mà đương sự đã để lại nơi quê nhà vào năm 1954 để lên đường tập kết ra Miền Bắc theo sự bố trí của đảng. Hai Hóa đã lên đường xâm nhập vào Miền Nam với tâm trạng phấn khích sẽ gặp lại vợ con tại quê hương tỉnh Vĩnh Long thân yêu của mình sau bao năm xa cách. Chuyến đi trải qua nhiều nguy hiểm tưởng chừng như không thể tiếp tục vì bị máy bay B52 thả bom đánh phá liên tục, một phần bị bịnh sốt rét làm chậm trể cuộc hành trình, nhưng cuối cùng rồi Hai Hóa cũng vào được đến Miền Nam, trình diện tại phòng tình báo chiến lược thuộc Cục R để được hướng dẩn thêm về phương thức hoạt động, cách thức liên lạc, báo cáo. Sau đó đương sự liên lạc được với vợ con hiện đang cư ngụ tại tỉnh Vĩnh Long, và thời gian ngắn sau đó đưa cả gia đình lên ngụ tại một căn nhà thuê tại khu vực Hàng Xanh, Thị Nghè sinh sống bằng cách buôn bán trái cây để làm ngụy thức cho hoạt động mật của mình.

    Hai Hóa sau đó đã tìm đến nhà người chú bà con là một sĩ quan đang làm việc tại Cục An Ninh Quân Đội lấy lý do thăm viếng để tìm hiểu về công việc hiện tại của người nầy. Đương sự dùng ngụy tích là một hồi chánh viên vì viên sĩ quan nầy biết đương sự đã hoạt động cho Việt Cộng và đã tập kết ra miền bắc vào năm 1954. Sau nhiều lần đến thăm gặp vị sĩ quan nầy để tìm hiểu thăm dò tình cảm qua liên hệ gia đình, Hai Hóa đã đặt thẳng vấn đề móc nối xây dựng người bà con nầy để hoạt động cho Cộng Sản. Trái với mong đợi của đương sự, vị sĩ quan nầy đã từ chối thẳng thừng và đuổi Hai Hóa về, không cho đương sự đến nhà gặp gỡ nữa. Tuy nhiên vì nặng tình cảm gia đình nên vị sĩ quan nầy đã không có biện pháp nào đối với Hai Hóa.

    Về đối tượng thứ hai là vị cựu Bộ Trưởng Nội Vụ thì Hai Hóa cũng tìm cách tiếp cận nhiều lần, nhưng đương sự chưa dám mở lời tranh thủ. Một phần vì trình độ học thức quá chênh lệch giữa hai người, phần quan trọng nữa là lập trường của vị nầy chống Cộng quyết liệt, khó cho đương sự đặt vấn đề hầu móc nối cho tổ chức. Đã một vài lần Hai Hóa được giao liên hướng dẫn vào mật khu Suối Sâu thuộc quận Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh để sinh hoạt họăc báo cáo công tác với cán bộ của Phòng Tình Báo Chiến Lược Miền Nam. Đương sự cũng đã bị phê bình là công tác chưa có tiến triển gì đáng kể trong thời gian qua.

    Trong đợt Tổng Công Kích dịp Tết Mậu Thân của Cộng Sản vào Thủ Đô Sài Gòn nhà của Hai Hóa bị trúng đạn pháo kích của Cộng Sản. Phần đương sự bị mảnh đạn pháo trúng nhằm cánh tay bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Gia dịnh một thời gian, do đó đương sự mất liên lạc với tổ chức. Vì nhà cửa bị hư hại, đổ nát bởi đạn pháo kích của Cộng Sản nên gia đình đương sự được sự giúp đở của một người bà con xa cho tá túc tại nhà của người nầy nằm gần khu nhà thờ Fatima ở ngã ba Bình Triệu, phía Quốc Lộ 13 hướng đi về Bình Dương. Vợ chồng Hai Hóa có một sạp bán nước và trái cây ven quốc lộ để làm kế sinh nhai, vì khu vực nầy rất tấp nập xe đò chở khách và xe be chở gổ. Sau khi đã tạm ổn định, Hai Hóa tìm cách liên lạc với tổ chức là Phòng Tình Báo Chiến Lược Miền Nam bằng cách đến các khớp hẹn chính thức và dự bị hy vọng sẽ gặp lại người giao liên đã từng gặp đương sự trước đây. Tuy nhiên, việc làm nầy không có kết quả. Trong những lần đi tìm kiếm giao liên, đương sự vì cuộc sống túng quẩn nên cũng đã từng ghé ngang nhà người chị bà con tại Chợ Lớn để nhờ sự trợ giúp tài chánh cho gia đình, vì bà chị nầy cũng biết tình cảnh của đương sự. Chính vì liên hệ với gia đình bà chị nầy mà tung tích của Hai Hóa đã bị mật báo viên của Khối Đạc Biệt phát hiện, đưa đến việc câu lưu Hai Hóa.

    Trong thời gian bị giữ tại Khối Cảnh Sát Đặc Biệt để khai báo về quá trình hoạt động của đương sự, đặt biệt là giai đoạn xâm nhập vào miền nam để hoạt động cho Phòng Tình Bảo Chiến Lược, Hai Hóa đã tỏ ra thành khẩn cộng tác. Sau nhiều lần thử thách, động viên đương sự với sự đóng góp của vợ và hai con, Khối Đặt Biệt đã tranh thủ được Hai Hóa cộng tác để tìm cách xâm nhập vào Phòng Tình Báo Chiến Lược Miền Nam, một tổ chức tình báo quan trọng của Cộng Sản mà trong hai năm 1969, 1970 Khối Đặt Biệt đã đánh phá một số Cụm trực thuộc tổ chức nầy, câu lưu một số cán bộ như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy, Trần Ngọc Hiền v v… Kế hoạch xâm nhập mang ngụy danh “Thượng Đỉnh” được khai triển với tình báo viên Hai Hóa, nguyên là Thượng Úy của Cộng Sản, đã là một cuộc đấu trí ngoạn mục giữa Khối Cảnh Sát Đặt Biệt và Cục Nghiên Cứu của Cộng Sản Bắc Việt, cơ quan phụ trách tình báo và quân báo lúc bấy giờ của Miền Bắc.

    Khoảng sáu tháng sau ngày nhận lời hợp tác với Khối Cảnh Sát Đặc Biệt, Hai Hóa đã phát hiện được một cán bộ Cộng Sản từ Miền Bắc xâm nhập vào hoạt động trong lãnh thổ VNCH. Đương sự báo cáo đã từng gặp người cán bộ nầy khi còn công tác tại miền Bắc, qua sự giới thiệu của một người bà con. Người cán bộ nầy tên gọi là Đạt, là một kỷ sư, dạy học tại trường Bách Khoa Hà Nội, vợ của đương sự cũng là một giáo sư dạy cùng trường. Hai Hóa đã tình cờ nhìn thấy Kỷ Sư Đạt đi bộ trên đường Phan Thanh Giản gần Bệnh Viện Bình Dân. Một toán nhân viên hoạt vụ của Cảnh Sát Đặc Biệt được bố trí hưuớng dẩn Hai Hóa đi công tác tại khu vực bệnh viện để phát hiện mục tiêu là Kỷ Sư Đạt. Khoảng chừng một tháng sau công tác đã có kết quả, mục tiêu đã được phát hiện. Theo dõi đương sự được biết nơi cư ngụ là căn phố thuộc xã Phú Nhuận, thỉnh thoảng có đến có đến một ngôi biệt thự gần Bệnh Viện Bình Dân và một văn phòng trắc địa tai đường Nguyễn Huệ thuộc quận I Sài Gòn. Kết quả mật tra được biết đương sự xử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo mang tên Phạm Đức, có tên trong tờ khai gia đình tại ngôi nhà ở Phú Nhuận.

    Sau một thời gian bố trí theo dỏi mục tiêu Phạm Đức để tìm hiểu thêm một số chi tiết cần thiết khác, Khối Đặc Biệt quyết định bí mật câu lưu đương sự để khai thác tin tức về tổ chức cũng như nhân sự liên hệ hoạt động với đương sự. Kết quả đưa đến việc bắt giữ thêm một số người có liên hệ, đặt biệt là tịch thu được một số tài liệu, mật mã đang được Cục Nghiên Cứu Bắc Việt xử dụng cho những hoạt động tình báo trong miền Nam. Đây là mật mã hiện đại nhất của Cộng Sản mà lần đầu tiên cơ quan an ninh của VNCH tịch thu được. Phạm Đức là một cán bộ tình báo chiến lược hoạt động đơn tuyến trực thuộc Cục Nghiên Cứu của Cộng Sản Bắc Việt. Đương sự đã xâm nhập vào Niềm Nam bằng đường biển, do tàu giao thông của Cục Nghiên Cứu chuyên chở từ hải cảng thành phố Vinh ra hải phận quốc tế hướng về phía nam để rồi sau đó cập vào bến ở bải biển Nha Trang. Vì các tàu nầy được ngụy trang là tàu đánh cá, có được sự yểm trợ của Hải Quân Liên Sô đang hoạt động trong vùng biển Thái Bình Dương, nên việc xâm nhập vào hải phận của VNCH thường được thực hiện thành công. Đó là lý do tình báo của Cộng Sản Bắc Việt thời gian sau nầy thường xử dụng đường biển để đưa người xâm nhập vào Miền Nam, cũng như đón cán bộ trở về Miền Bắc sinh hoạt, báo cáo công tác… Loại tàu xử dụng công tác giao thông liên lạc nầy được Cộng Sản thuê đóng tại Phan Rí, dùng loại máy Yamaha của Nhật có công xuất mạnh mà các tàu đánh cá thường dùng vào thời điểm này nên đã dể dàng trà trộn vào dòng ghe thuyền đánh cá của Miền Nam để hoạt động đưa đón cán bộ tình báo đang hoạt động tại lảnh thổ VNCH. Nhiệm vụ của Phạm Đức là xâm nhập vào giới trí thức của Việt Nam để gây dựng cơ sở hầu khi có giải pháp chính trị cho chế độ Miền Nam thì Cộng Sản đã có sẳn một lượng trí thức thiên tả để xử dụng sau khi ký kết được Hiệp Định Ba Lê. Sở dĩ Cộng Sản xử dụng Phạm Đức vì anh ruột của đương sự là một nhạc sỉ nổi tiếng tại Miền Nam đang dạy tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, có một quá trình cộng tác với Hội Việt Kiều yêu nước tại Paris khi đương sự còn theo học âm nhạc tại Pháp. Gia đình của Đức thuộc vào loại khá giả, học thức, có quan hệ rộng rãi trong giới thượng lưu của Sài Gòn lúc bấy giò. Bên cạnh các yếu tố thuận lợi cho trí thức vận, Cộng Sản còn nhắm vào mối liên hệ gia đình của Phạm Đức với một thành viên trong phái đoàn VNCH đang dự hội nghị bốn bên tại Paris, để có thể thu thập tin tức về đường lối chủ trương chiến lược của Chính Phủ VNCH tại bàn hội nghị. Sở dỉ Cộng Sản chú trọng vào công tác chính trị nầy là vì sau khi thất bại trong cuộc tổng tấn công vào Miền Nam dịp Tết Mậu Thân, Cộng Sản nhận thấy khó giành thắng lợi bằng giải pháp quân sự nên chuẩn bị cho một giải pháp chính trị sau khi hiệp định Paris được ký kết.

    Theo lời khai của Phạm Đức với Khối Cảnh sát Đặc Biệt, thì sau khi vào Sài Gòn hoạt động được một thời gian thì Cục Nghiên Cứu Bắc Việt chỉ thị cho đương sự theo giao liên đi từ Sài Gòn ra Nha Trang để được tàu giao liên đưa trở ra Miền Bắc báo cáo công tác cũng như để được hướng dẩn thêm về nghiệp vụ. Đương sự cũng được gặp gỡ vợ con trong dịp nầy, nhưng được dặn dò là không được tiết lộ bất cứ điều gì liên quan đến công tác tại Miền Nam. Sau đó đương sự lại được tàu giao thông, liên lạc đưa trở lại Miền Nam nhưng đổ bộ lên một địa điểm ở bãi biển Phan Rí và đón xe vào lại Sài Gòn. Là một điệp viên hoạt động đơn tuyến do đó đương sự nhận chỉ thị trực tiếp từ cơ quan đầu não chỉ huy tình báo của Cộng Sản Bắc Việt lúc bấy giờ là Cục Nghiên Cứu, qua hệ thống ngắn, theo giờ giấc đã quy định trước. Các điện văn gởi cho Phạm Đức đều được mã hóa và phải cần có đến 3 chìa khóa mới mở được. Để chuyển báo cáo về cho Cục Nghiên Cứu Bắc Việt thì Đức dùng mực hóa học để viết và giao cho giao liên mang về căn cứ cũ để chuyển đi. Do đã tịch thu được toàn bộ tài liệu mật mã tại nhà Phạm Đức nên Khối Đặc Biệt đã thu được tất cả điện văn từ Miền Bắc gởi vào cho Đức để chỉ thị công tác cho đương sự.

    Khoảng chừng ba tháng sau ngày câu lưu Đức, Khối Đạc Biệt chận bắt được một bức điện văn gởi cho Đức, nội dung thông báo ngày giờ, địa điểm, ám tín hiệu và mật khẩu để nhận nhau tại khớp hẹn chính thức và dự bị cho Đức đi gặp giao liên của Cục Nghiên Cứu. Cả hai khớp hẹn nầy sẽ thực hiện trong cùng một ngày, khớp hẹn chính thức vào buổi sáng tại một địa điểm thuộc Chợ Lớn, khớp hẹn dự bị vào buổi chiều tại một địa điểm thuộc Quận I của Sài Gòn. Mặc dù trong quá trình làm việc với Phạm Đức, Khối Đặc Biệt đã phần nào cảm hóa, tranh thủ sự hợp tác của đương sự nên đã tịch thu được tài liệu mật mã cũng như mực hóa học mà đương sự đã cất dấu tại một số vị trí rất khó phát hiện trong nhà nơi Đức đang tạm trú. Những đánh giá về sự thành khẩn của đương sự vẫn còn hạn chế, do đó vẫn còn có thêm những thử thách sau này để xác định đương sự đã chuyển hướng hay chưa và với một mức độ nào đó... Kế hoạch được phát thảo đầu tiên là tranh thủ Đức để đương sự đi gặp giao liên, vì có thể người giao liên nầy đã từng gặp Đức trước đây. Tuy nhiên như đã nhận xét về sự thành khẩn hợp tác của đương sự vẫn còn hạn chế, do đó kế hoạch đi gặp giao liên được thực hiện bởi một nam nhân viên của Khối Đặc Biệt đóng vai Phạm Đức. Người nhân viên nầy có nhân dạng hao hao giống Đức, được trang bị máy thu phát vô tuyến để cơ quan có thể theo dõi và ghi nhận nội dung cuộc tiếp xúc với giao liên và chỉ xuất hiện ở khớp hẹn dự bị để gặp người giao liên mà thôi. Riêng tại khớp hẹn chính thức cơ quan đã bố trí một toán hoạt vụ để quan sát, phát hiện mục tiêu tình nghi là giao liên, bí mật chụp ảnh các đương sự cho Đức nhận diện xem đương sự có lần nào tiếp xúc với người giao liên nầy. Kết quả cho thấy trong số những người tình nghi là giao liên bị chụp ảnh không có ai là người quen với Đức.

    Đúng mgày giờ theo quy ước đã định, người nhân viên đóng vai Phạm Đức đã tiếp xúc được với một người nữ giao liên, giao một báo cáo viết bằng mực hóa học sau khi đã mã hóa cũng như nhận một chiếc gương nhỏ hình tròn dùng để soi mặt từ giao liên, trong đó có chứa tài liệu. Việc trao đổi tài liệu nầy diển ra trong một quán nước gần địa điểm tiếp xúc. Nội dung cuộc tiếp xúc được cơ quan kiểm thính, ghi âm cùng chụp ảnh mục tiêu. Trước khi chia tay, một câu nói của người nữ giao liên nầy khi nhận xét rằng Phạm Đức có vẻ mập (nói đến người đóng vai Phạm Đức), đã tạo nên nghi vấn là có thể người nữ giao liên nầy đã từng gặp Phạm Đức trước đây. Do đó một quyết định tức khắc từ thượng cấp, ra lệnh cho bí mật câu lưu người nữ giao liên nầy để khai thác tin tức liên hệ.

    Sau khi làm việc sơ khởi với người giao liên nầy, khai thác nội dung tài liệu mà Cục Nghiên Cứu gởi vào cho Phạm Đức do người giao liên vừa chuyển giao, Khối Đặc Biệt quyết định khống chế, tranh thủ người nầy để hoạt động cho Khối bằng cách trả tự do cho y thị với điều kiện y thị phải cộng tác với Khối Đặc Biệt để xâm nhập vào tổ chức Tình Báo Chiến Lược đang dùng y thị làm giao liên. Để khống chế y thị hoat động công tác Khối Đặc Biệt đã tạm thời đưa con gái của y thị đang làm việt tại một quán kem ở tỉnh Quảng Ngải, vào Sài Gòn tạm trú dưới sự giám sát của Biệt Đội Thiên Nga để học nghề và tạo công ăn việc làm cho cô gái nầy. Một chuyến phi cơ đặc biệt chở người nữ giao liên tên Nguyễn Thị Gái cùng toán nhân viên hoạt vụ của Khối Đạc Biệt bay ra tỉnh Quảng Ngải để bí mật đón đứa con gái của bà Gái đưa vào Sài Gòn trong ngày, đồng thời giới thiệu bà nầy với cơ quan F/ Đặc Biệt tỉnh Quảng Ngải để y thị liên lạc sau nầy khi cần thiết. Bà Gái sẽ trở về Quận Mộ Đức với một báo cáo đã mã hóa, viết bằng mực hóa học mà Khối Cảnh Sát Đặc Biệt mạo danh Đức phát thảo để gởi cho Cục Nghiên Cứu Bắc Việt, báo cáo các công tác mà Đức đã làm trong thời gian vừa qua.

    Mọi việc đã diển tiến đúng như dự liệu của Khối Cảnh Sát Đặc Biệt. Khoảng hai tháng sau ngày xử dụng nữ giao liên Nguyễn Thị Gái, Cục Nghiên Cứu Bắc Việt đã đánh một điện văn gởi cho Phạm Đức yêu cầu đương sự ra Nha Trang để tiếp xúc với giao liên, ngày giờ, địa điểm tiếp xúc chính và dự bị tại thị xã Nha Trang cùng ám tín hiệu và mật khẩu được chỉ thị trong bức điện nầy. Một kế hoạch được phát thảo để lại xử dụng người nhân viên của Khối Đặc Biệt đóng vai Phạm Đức để đi gặp giao liên tại Nha Trang ở nơi khớp hẹn dự bị tại đường Độc Lập thị xã Nha Trang. Toán hoạt vụ của Khối Đặc Biệt sẽ theo dỏi giao liên sau khi đương sự chia tay với Phạm Đức giả để phát hiện liên hệ của đương sự. Một toán công tác của Khối Đặc Biệt đã được hướng dẩn tường tận mọi tình huống có thể xảy ra trong lúc theo dỏi mục tiêu nầy, có thể xảy ra bằng đường bộ, đường hàng không hoặc đường thủy. Cơ quan E Đặc Biệt của Bộ Chỉ Huy CSQG Khu 2 là đơn vị yểm trợ chủ yếu cho công tác nầy.

    Một tuần lễ trước ngày gặp giao liên, một toán công tác của Khối Đặc Biệt đã đáp chuyến phi cơ dành riêng cho công tác nầy đi Nha Trang, chở theo can phạm Phạm Đức nhằm mục đích nhận diện các mục tiêu tình nghi là giao liên được bí mật chụp ảnh tại khớp hẹn chính thức. Chiếc phi cơ vận tải nầy cũng chở theo phương tiện xe cộ cho công tác theo dỏi, cũng như có cả một xe “van” được ngụy trang cho công tác tình báo kỹ thuật như chụp ảnh, kiểm thính và ghi âm cuộc tiếp xúc với giao liên. Mọi công tác chuẩn bị được nghiên cứu từng chi tiết, bộ phận hoạt vụ được đi quan sát thực địa để nắm vững được tình hình khu vực hoạt động, cách thức ngụy trang để tránh bị lộ diện. Một căn phòng ngủ tại một khách sạn đối diện với địa điểm tiếp xúc ở khớp hẹn chính thức được thuê mướn để từ đó có thể dể dàng quan sát, chụp ảnh các mục tiêu tình nghi là giao liên xuất hiện tại khớp hẹn nầy. Nhân viên hoạt vụ đã phát hiện một người đàn ông trung niên có mặt tại khớp hẹn nầy, tình nghi là giao liên qua cử chỉ thái độ của đương sự.. Hình ảnh của đương sự được bí mật chụp, để đưa cho can phạm Phạm Đức nhận diện xem có phải là người quen đã từng gặp mặt trước đây không, tuy nhiên Đức cho biết đây là người lạ mặt. Do đó việc bố trí cho Phạm Đức giả đi gặp giao liên tại khớp hẹn dự bị không có trở ngại và kế hoạch được xúc tiến như đã định.

    Người đàn ông trung niên bị phát hiện vào buổi sáng nơi khớp hẹn chính thức lại xuất hiện tại khớp hẹn dự bị vào buổi chiều, đến trao đổi ám tín hiệu và mật khẩu với Phạm Đức giả và sau đó yêu cầu Phạm Đức giả đi với hắn ta, cách xa một khoảng cách ngắn để không mất dấu. Nội dung cuộc tiếp xúc được kiểm thính, ghi âm và chụp ảnh một cách bí mật. Cả hai sau đó lên một chiếc xe Lambretta 3 bánh chở khách chạy về hướng biển, xuống xe tại bải Chụt, toán hoạt vụ của Khối Cảnh Sát Đặc Biệt vẫn bám sát với một khoảng cách an toàn. Tại đây người giao liên dùng tay ra dấu cho một chiếc tàu đánh cá đang đậu ngoài bờ biển, rồi từ trong đám đông tàu đánh cá có một chiếc thuyền thúng do một người đàn ông chèo vào phía bờ, hướng về chổ người giao liên và Phạm Đức giả đang đứng. Nhân viên đóng giả vai Phạm Đức vội hỏi người giao liên:
    - Chúng ta đi đâu vậy?

    Lúc nầy người giao liên quay sang đáp:
    - Chúng tôi nhận lệnh của thủ trưởng đưa đồng chí ra Hà Nội.

    Việc nầy thật bất ngờ ngoài dự liệu của cơ quan trách nhiệm điều khiển công tác, bởi trước đó không lâu, Phạm Đức đã được giao liên đón đưa ra miền Bắc để sinh hoạt và bồi dưỡng nghiệp vụ tình báo, do đó lần gặp nầy nhân viên đóng vai can phạm Phạm Đức chỉ được hướng dẩn gặp giao liên dể trao và nhận tài liệu, báo cáo. Tuy bị bất ngờ trước tình huống nầy nhưng người nhân viên hoạt vụ già dặn kinh nghiệm đã giữ được sự bình tĩnh và nói với giao liên là không có chuẩn bị việc đi ra Miền Bắc vì nghĩ đây là cuộc gặp gỡ định kỳ để giao tài liệu, do dó yêu cầu cho anh trở lại khách sạn đang tạm ngụ để lấy đồ đạc cá nhân. Sau một thoáng ngần ngừ, tay giao liên đồng ý và hối thúc Phạm Đức giả mau trở lại để lên đường. Phạm Đức giả quay bước trở ra đường lộ, tiếp xúc với sỉ quan chỉ huy công tác cùng với toán hoạt vụ đang bám sát mục tiêu. Dù nội dung cuộc tiếp xúc giữa người giao liên và Phạm Đức giả được kiểm thính, nhưng vị sỉ quan trách nhiệm vẫn lắng nghe người nhân viên đóng vai can phạm Phạm Đức báo cáo để đối chiếu với những gì đã nghe được qua hệ thống kiểm thính. Sau khi thảo luận, đánh giá tình hình diển tiếng của công tác vị sỉ quan trách nhiệm đã đi đến quyết định câu lưu chiếc tàu giao liên ngụy trang là tàu đánh cá cùng toàn thể thuyền viên gồm có 6 người kể cả người giao liên đã lên bờ đi gặp Phạm Đức giả. Tất cả toán giao liên nầy được đưa về tạm giữ tại E/ Đặc Biệt Bộ Chỉ Huy CSQG Khu 2 ở Nha Trang và sau đó được máy bay chở về Khối Đặc Biệt ở Sài Gòn để khai thác tin tức.

    Trong việc bắt giữ chiếc tàu giao liên Khối Cảnh Sát Đặc Biệt đã đánh lừa Cục Nghiên Cứu Miền Bắc sau đó bằng cách đã tung tin trên hệ thống phát thanh của đài Sài Gòn một bản tin ngụy tạo về một cơn gió lốc xảy ra ngoài khơi bờ biển Nha Trang đã làm chìm một số tàu đánh cá, thiệt hại một số nhân mạng, vào đúng ngày câu lưu chiếc tàu giao liên. Do đó khoảng hơn một tháng sau, Cục Nghiên Cứu lại đánh một bản tin gởi cho Phạm Đức yêu cầu đi gặp giao liên tại một địa điểm trong Chợ Lớn, có qui định ngày giờ ám tín hiệu, mật khẩu để nhận nhau.

    Cuộc đấu trí giữa Cục Nghiên Cứu Bắc Việt và Khối Cảnh Sát Đặc Biệt vẫn tiếp diển và công tác nầy chỉ ngưng sau khi Khối Cảnh Sát Đặc Biệt câu lưu anh của can phạm Phạm Đức, tức là nhạc sỉ Phạm Trọng với tội danh cung cấp và yểm trợ phương tiện cho cán bộ Cộng Sản hoạt động. Tin tức bắt giữ người nhạc sỉ nầy sau đó được báo chí Sài Gòn đưa tin qua tiết lộ của gia đình đương sự.

    Về phần tình báo viên Hai Hóa với công tác xâm nhập vào Phòng Tình Báo Chiến Lược Miền Nam của Trung Ương Cục vẫn tiếp tục khai triển, chờ cơ hội nối lại liên lạc với tổ chức nầy. Trên phương diện chuyên môn, đây là thành công đáng kể của Khối Cảnh Sát Đặc Biệt trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lược và những chiến công thầm lặng như kể trên đã góp phần đáng kể trong công việc bảo vệ Miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến 30- 4- 1975. Xin được thắp một nén hương để tưởng niệm và tri ân những chiến sỉ và đồng bào Miền Nam đã âm thầm ngã gục để bảo vệ tổ quốc thân yêu.

    Huy Ngôn

  • #2
    Thời gian qua cũng đã lâu rồi, gia đình dòng dõi nhà DQY cũng dây mơ rể má với bên tình báo nhiều, ông già khóa 2 TĐ, ra trường làm cho phòng nhì, các ông chú cũng nối gót theo khóa 6 TĐ, cũng theo chân ông già ,khóa căn bản Trường Cây Mai, xong qua Singapore học tình báo đồng minh, thời gian sau qua Okinawa Nhật khóa trung cấp, và năm 64 ông già là Trưỡng đoàn qua Baltimor theo học Trường tình báo Navy của khóa đầu tiên " Senior foreigner officers interlegence course " hay còn gọi là khóa tình báo cao cấp của các sỉ quan đồng minh gồm có Nhật, Đại hàn, Đài loan, Mã lai, Thái...Năm 59 ông già là Trưỡng phòng 2 Quân Khu Biên hòa ,sau đó ông cố vấn N.Đ.Nhu đưa về làm với Đ/tá Ng.v.Y, rồi về bên Cảnh sát làm phụ tá TGĐ /CSQG, các ông chú về bên 68/101. Ngay bản thân DQY cũng đã có lần mặc quân phục, mang Th/úy quân y, ôm cặp hồ sơ xe đưa ra TSN, chỉ 1 mình DQY lên chiếc Cesna 2 động cơ pilot Mỹ bay về Cần Thơ, xe đưa vào BTL/Q.Đ 4 giao cặp hồ sơ cho chi nhánh hình như là 69/101 năm 74.
    Tuy nhiên vẫn còn những sơ sót mà chúng ta khi biết ra đã quá trể :
    - Vị Th/tá CH Phó 68/101 sau 30/04/1975 lại là Th/tá quân báo VC !!
    - Dở nhất là trước 75 có lịnh đào tạo rất nhiều " điệp viên ngũ " Sleep agents mà không biết để làm gì !!, đó là dấu hiệu rỏ nhất Miền Nam VNCH sắp mất, theo quy định đám này sẽ không làm gì hết chỉ nhận tiền và nằm chờ cho tới khi nào có liên lạc hành động thì mới thức dậy. Nhưng hầu hết bị VC hốt tóm hết vì có tay trong chỉ điễm !!
    Còn nhiều lắm, cứ hỏi chị Thũy Trưỡng đoàn tình báo Thiên Nga dzui lắm.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X