Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Không Quân VNCH Trận Chiến Mùa Hè 1972

Collapse
X

Không Quân VNCH Trận Chiến Mùa Hè 1972

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Không Quân VNCH Trận Chiến Mùa Hè 1972

    Không Quân VNCH Trận Chiến Mùa Hè 1972
    Vương Hồng Anh/Việt Báo

    Đầu năm 1972, Không quân Việt Nam Cộng Hòa có 6 sư đoàn Không quân: Sư đoàn 1 Không quân đặt bản doanh tại Đà Nẵng yểm trợ cho Quân đoàn 1 & Quân khu 1; Sư đoàn 2 Không quân bản doanh tại Nha Trang và Sư đoàn 6 Không quân bản doanh tại Pleiku yểm trợ cho Quân đoàn 2 & Quân khu 2; Sư đoàn 3 Không quân đặt bản doanh tại Biên Hòa yểm trợ Quân đoàn 3 & Quân khu 3; Sư đoàn 4 Không quân bản doanh tại Cần Thơ, yểm trợ Quân đoàn 4 & Quân khu 4; Sư đoàn 5 Không quân bản doanh tại Tân Sơn Nhất là lực lượng tổng trừ bị của quân chủng Không quân.

    Khi trận chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ, tất các Không đoàn chiến thuật thuộc các Sư đoàn Không quân đã xuất trận, tiếp ứng kịp thời các đơn vị bộ chiến VNCH giữ vững phòng tuyến. Tại mặt trận Bình Long, các Không đoàn của Sư đoàn 3 và Sư đoàn 5 Không quân đã phối hợp cùng Không lực Hoa Kỳ thực hiện liên tục hàng loạt phi tuần không kích, phi vụ đổ quân, phi vụ tiếp tế, vận chuyển thương binh về phòng tuyến sau. Từ ngày 20 tháng 4/1972, khi hỏa lực phòng không của địch quá dày dặc, ngoài các phi vụ tiếp tế được thực hiện bằng Phi cơ C 130 của Không quân VNCH và Hoa Kỳ, trong nhiều hợp các phi công trực thăng Không quân đã thực hiện những phi vụ khẩn cấp đáp xuống ngay trong thị xã An Lộc-tỉnh lỵ tỉnh Bình Long.
    Tại mặt trận Cao nguyên, trong tháng 4/1972, các Không đoàn chiến thuật của Sư đoàn 6 và Sư đoàn 2 Không quân đã đặt trong tình trạng tác chiến 100% để yểm trợ cho các đơn vị của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù và hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh tại mặt trận Tân Cảnh-Dakto. Vào tháng 5 và tháng 6/1972, Sư đoàn 6 Không quân đã yểm trợ mạnh mẽ cho các đơn vị Biệt động quân Quân khu 2 giải tỏa áp lực địch trên Quốc lộ 14, đoạn từ Kontum đi Pleilu.

    Tại mặt trận Miền Tây, khi Cộng quân mở hàng loạt trận tấn công cấp tiểu đoàn vào một số vị trí của các đơn vị VNCH tại Chương Thiện vào ngày 7 tháng 4/1972, một số phi đoàn chiến thuật của Sư đoàn 4 Không quân đã thực hiện nhiều phi vụ, yểm trợ kịp thời cho quân bạn chận đứng các cuộc tấn công của Cộng quân. Trong tháng 5/1972 , Sư đoàn 4 Không quân đã yểm trợ cho Sư đoàn 7 Bộ binh hành quân truy kích 2 trung đoàn CQ dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt.

    Tại mặt trận Trị Thiên, khi cuộc tổng tấn công của Cộng quân vừa bùng nổ, tất cả các phi đoàn chiến thuật thuộc Sư đoàn 1 Không quân thống thuộc quyền điều động của Quân đoàn 1 đã nhập trận để yểm trợ cho Sư đoàn 1 Bộ binh tại phòng tuyến Tây Nam Huế, 2 lữ đoàn 147 và 258 Thủy quân Lục chiến, trung đoàn 2, 56 và 57 của Sư đoàn 3 Bộ binh tại cụm phòng tuyến Tây Bắc Quảng Trị. Do áp lực nặng của CQ, bộ Tổng Tham mưu QL/VNCH đã chỉ thị bộ tư lệnh Không quân điều động thêm 1 phi đoàn từ Quân khu 3 tăng cường cho Quân đoàn 1. Nhận được yêu cầu không yểm, trung tướng Trần Văn Minh-tư lệnh Không quân, đã trực tiếp chỉ định phi đoàn 518 Khu trục thuộc Sư đoàn 3 Không quân khẩn cấp tiếp ứng kịp thời cho các đơn vị bạn.

    Ngay sau khi có lệnh của trung tướng Trần Văn Minh, phi đoàn khu trục 518 do thiếu tá Lê Quốc Hùng-phi đoàn trưởng chỉ huy đã rời phi trường Biên Hòa trực chỉ miền Trung, chỉ hơn 1 giờ sau, phi đoàn đã có mặt tại Đà Nẵng và sẵn sàng thực hiện những phi vụ yểm trợ hoặc oanh kích CQ tại mặt trận giới tuyến. Sáng ngày đầu tiên 2/4/1972, do thời tiết xấu, phi đoàn đã không thực hiện được phi vụ nào cả, nhưng chiều cùng ngày, mặc dù thời tiết chỉ có 1,500 bộ (thời tiết tối thiểu cho an ninh phi trình của Không quân VNCH), thiếu tá phi đoàn trưởng đã cho một toán phi tuần do đại úy Trần Thế Vinh chỉ huy cất vào lúc 15 giờ 30. Với sự hướng dẫn của phi cơ quan sát, phi tuần của đại úy Vinh đã tiêu diệt 4 chiến xa CQ bên kia cầu Đông Hà. Kết quả trong hai ngày đầu tại chiến trường giới tuyến, phi đoàn 518 đã thực hiện 12 phi tuần và tiêu diệt 14 chiến xa của CQ.

    Diễn tiến một số trận săn đuổi và bắn hạ chiến xa CA của phi đoàn 518 đã được thiếu tá Lê Quốc Hùng-phi đoàn trưởng kể lại như sau:
    Ba ngày đầu tiên khi mặt trận bùng nổ, quân CSBV tràn đến gần bờ sông Đông Hà. Theo tin quân báo, có lẽ vì thời tiết xấu, Không quân Việt Nam không thực hiện được các phi vụ, nên khoảng 30 chiến xa của địch nằm ngổn ngang trên Quốc lộ 1. Tôi (thiếu tá Hùng) ra lệnh cho các phi tuần của đại úy Vinh và đại úy Xê cất cánh vào mục tiêu để tìm địch. Đại úy Vinh đã liều lĩnh cho phi cơ bay thấp 800 bộ tấn công chiến xa địch, sau đó bắn vào quân CSBV hộ tống, trong phi vụ này, chúng đã hạ được 4 chiến xa.

    Sáng ngày 3 tháng 4/1972, sau khi đón trung tướng tư lệnh Không quân ở Đà Nẵng, chúng tôi đã cất cánh tìm địch. Khi thấy hai chiến xa án ngữ ở cùng với đám tàn quân CSBV khoảng 100 tên. Tôi ra lệnh cho khu trục cơ Phi Long 2 tấn công bằng bom và đại bác. Trong khi đó, phi cơ của tôi chúc xuống nhả đạn, thì không hiểu vì trở ngại kỹ thuật gì mà đạn bác không nổ. Tôi kéo phi cơ lên 1,500 bộ và nghe thấy một tiếng nổ lớn trong phi cơ. Sau đó, dầu khói mịt mù ở phòng lái. Tôi biết mình bị đạn vì tôi đã từng bị đạn phòng không địch. Tôi định kéo ghế tự động nhảy dù ra ngoài, nhưng tôi nghĩ, nếu nhảy ra lúc này là chết ngay, vì đạn địch ở dưới bắn lên dữ dội, và lúc đó phi cơ tôi đang ở trong vùng đất địch. Tôi cố gắng bay thêm 6.5 km, trong thời gian này đã ba lần tôi định thoát ra ngoài, nhưng nhờ có người bạn bên phi cơ trinh sát khuyến khích bay thêm ít cây số nữa cho tới vùng đất bạn, nên tôi cố gắng lết. Cuối cùng tôi đến bờ Nam sông Đông Hà, tôi đã nhảy dù ra và đáp xuống đất cách sông 250 mét về phía bên đất quân mình.

    Khi oanh kích chiến xa CSBV, chúng tôi thường đánh từ Bắc vào Nam vì biết trước hỏa lực phòng không của địch rất nặng, nếu không may chúng tôi bị nạn thì cũng dễ thoát hiểm hơn. Điển hình là trường hợp thoát hiểm của tôi.

    Cũng theo lời của thiếu tá phi đoàn trưởng, phi đoàn 518 có nhiều phi công xuất sắc như đại úy Trần Thế Vinh, đại úy Trương Phùng, thiếu tá Dương Bá Trạc, đại úy Nguyễn Văn Xê, những phi công này tiêu diệt được nhiều chiến xa Bắc Việt. Những phi tuần của đại úy Vinh và đại úy Phùnng đã phá hủy 17 chiến xa trên chiến trường giới tuyến. Riêng trường hợp đại úy Trần Thế Vinh thì đại úy Định cùng bay một phi tuần với đại úy Vinh kể lại với phóng viên báo Diều Hâu như sau:

    8 giờ sáng 9/4/1972, 2 chiếc AD 6 do đại úy Vinh chỉ huy được lệnh đi đánh chiến xa địch tại giới tuyến. Thời tiết rất xấu, từ Đà Nẵng ra Quảng Trị phi cơ phải bay sát mặt đất, có khi chỉ cách lối 50 thước, 2 phi cơ nhiều lần được cho biết có 3 chiến xa địch dàn trận, với rất nhiều súng phòng không chĩa lên. Đại úy Vinh quyết định dùng chiến thuật núp từ trên mây đánh xuống. Lúc đó, cả hai chiếc AD 6 ở trên cao độ 1,300 bộ, và đánh chiến xa Bắc Việt theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. 10 giờ 15 phút, khi phi cơ quan sát cho biết đại úy Vinh vừa bắn cháy thêm 1 chiến xa địch, cũng là lúc tôi nghe tiếng đại úy Vinh hét lên trong ống nghe: Đạn phòng không bắn dữ quá. Có lẽ nguy mất. Cùng lúc chiếc AD-6 lao xuống và không lên nữa. Phi cơ quan sát báo cho thấy Vinh đã nhảy dù ra ngoài. Tôi quần nhiều vòng chỗ phi cơ Vinh đâm xuống, nhưng không thấy bóng chiếc dù và dấu vết gì cả.

    * Kế hoạch Không yểm tại mặt trận Quảng Trị:
    Cũng cần ghi nhận rằng, trong những ngày sôi động nhất của mặt trận Đông Hà, do thời tiết xấu và do những trở ngại về liên lạc xin không yểm với Không quân Hoa Kỳ, nên các đơn vị đơn vị trú phòng VNCH phải trông cậy vào sự yểm trợ của Không quân VNCH, nhất là phi đoàn 518 thuộc Sư đoàn 3 Không quân được tăng phái từ Biên Hòa tới.

    Sau khi thời tiết dần dần tốt trở lại, và sau khi các phòng tuyến các đơn vị bộ chiến đã được củng cố, những cuộc không tập bắt đầu gia tăng và càng hữu hiệu hơn trong các trận đánh vào các khu vực Cộng quân tập trung bộ binh, chiến xa, đại pháo và tiếp liệu.

    Trong tháng 5/1972, các thủ tục phối hợp để sử dụng không trợ đã được cải tổ sâu rộng, sau ngày bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 di chuyển Trung tâm Điều hành Không trợ Quân đoàn 1 từ Đà Nẵng đến Huế, được đặt chung và hoạt động kết hợp với Trung tâm Phối hợp Hỏa lực. Sự điều động này đã giúp sự phối hợp thêm hữu hiệu và tiết kiệm nhiều thời giờ. Để bổ túc, nhiều toán liên lạc không trợ cũng được tăng cường và hoạt động song song với các bộ chỉ huy Sư đoàn. Các sự cải tổ và sắp xếp lại hệ thống điều hợp và kiểm soát, đã giúp cho Quân đoàn 1 dần dần phục hồi công tác chiến thuật, phát triển khả năng sử dụng không trợ với hơn 6 ngàn phi xuất trong 1 tháng. Các vị trí pháo binh và địa điểm đóng quân của CQ, đặc biệt là nhiều dàn đại pháo 130 ly, đã bị thiệt hại nặng nề, phần lớn kết quả các trận hỏa tập của Không quân nhờ vào sử dụng bom Quang tuyến điều khiển (Laser-guided Bombing) và kỹ thuật sử dụng hệ thống Radar Điều khiển Không tập-từ sự phân tích các không ảnh.

    Trong chiến dịch Lam Sơn 72 tổng phản công tái chiếm Quảng Trị do bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 tổng chỉ huy, khai diễn vào cuối tháng 6/1972, các phi đoàn chiến thuật của Sư đoàn 1 Không quân đã phối hợp với Không lực Hoa Kỳ yểm trợ mạnh mẽ cho các đơn vị Nhảy Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân trong suốt gần 3 tháng của chiến dịch. (Biên soạn dựa theo một số bài viết trong KBC, tài liệu của trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ)

    Source:https://vietbao.com/a56675/khong-qua...en-mua-he-1972

  • #2
    Xin quý Anh KQ nhất là S Đ 6 xác định giùm :
    S Đ 6 chỉ chính thức thành lập vào tháng 6/72 ? và trong Mủa Hè đỏ lửa KQ tại Vùng 2
    thuộc S Đ 2 KQ ?
    Xin cám ơn Quý Anh
    Trần Lý

    Comment


    • #3
      Về thắc mắc của tác giả TRẦN LÝ

      Trong bài viết nói trên (Không Quân VNCH Trận Chiến Mùa Hè 1972), tác giả Vương Hồng Anh viết:

      Đầu năm 1972, Không quân Việt Nam Cộng Hòa có 6 sư đoàn Không quân: Sư đoàn 1 Không quân đặt bản doanh tại Đà Nẵng yểm trợ cho Quân đoàn 1 & Quân khu 1; Sư đoàn 2 Không quân bản doanh tại Nha Trang và Sư đoàn 6 Không quân bản doanh tại Pleiku yểm trợ cho Quân đoàn 2 & Quân khu 2...

      Và trong bài “Mặt Trận Tân Cảnh - Kontum 1972”, Cố Ðại Tá Trịnh Tiếu viết:

      Phi cơ chiến đấu của Sư Đoàn 6 Không Quân tại Pleiku xuất trận liên tục để yểm trợ quân bạn tại tuyến đầu...

      ...Ngày 31 tháng 5/1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lên Kontum ủy lạo binh sĩ và gắn cấp bậc Chuẩn Tướng cho Ðại Tá Lý Tòng Bá.


      * * *

      Trên thực tế, Sư Đoàn 6 Không Quân được thành lập sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Còn trước đó, hai đơn vị không quân đồn trú tại phi trường Cù Hanh, Pleiku là Không Đoàn 72 Chiến Thuật và Không Đoàn Yểm Cứ Pleiku trực thuộc Sư Đoàn 2 Không Quân ở Nha Trang.

      Có lẽ tác giả Vương Hồng Anh và cố Ðại Tá Trịnh Tiếu vì không phải là người trong Không Quân, chỉ biết đại khái SĐ6KQ được thành lập trong năm 1972 cho nên mới viết: vào thời gian Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, lực lượng không quân ở Pleiku thuộc SĐ6KQ.

      Thực ra, đây không phải một sai sót lớn (ngay trong Không Quân cũng có nhiều người sai sót như thế), hơn nữa trước sau Không Đoàn 72 Chiến Thuật và Không Đoàn Yểm Cứ Pleiku cũng trực thuộc SĐ6KQ thì nếu tác giả Vương Hồng Anh và cố Ðại Tá Trịnh Tiếu viết trực thuộc sớm hơn vài tháng thiết nghĩ cũng chẳng có gì đáng phải tranh luận.

      Nhưng vì có sự thắc mắc của Trần Lý, một tác giả chuyên về nghiên cứu đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối, tôi xin khẳng định: khi tôi cầm lệnh thuyên chuyển từ giã Pleiku vào giữa tháng 6/1972, SĐ6KQ vẫn chưa được thành lập; và sau đó được thành lập vào ngày tháng nào trong năm 1972, tôi không nhớ đích xác.

      KQ Nguyễn Hữu Thiện
      (nguyên Sĩ Quan Báo Chí CCKQ Pleiku)
      Last edited by Nguyen Huu Thien; 03-25-2020, 08:33 PM.

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X