Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chợ Thủ Đức, ‘phế tích bị bỏ quên’

Collapse
X

Chợ Thủ Đức, ‘phế tích bị bỏ quên’

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chợ Thủ Đức, ‘phế tích bị bỏ quên’


    Chợ Thủ Đức, ‘phế tích bị bỏ quên’

    Trần Tiến Dũng/Người Việt



    Mặt sau của chợ Thủ Đức trông xập xệ. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

    SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ngày nay để đi đến Thủ Đức, đa số người Sài Gòn chọn đường mới Phạm Văn Đồng, không kể đoạn từ phi trường Tân Sơn Nhất đến Cầu Đỏ, đoạn từ ga Bình Triệu cũ đến lối quẹo vào Kha Vạn Cân, đoạn này dù cảnh hai bên đường nhiều thay đổi nhưng vẫn gợi lại ký ức xưa nhất là khi đi đến Thủ Đức xưa.

    So với các chợ nổi tiếng của Sài Gòn-Gia Định trước 1975, như chợ Bến Thành, Đa Kao, Bà Chiểu, Bình Tây…. vẫn còn giữ được cái vẻ ngoài sầm uất bề thế thì chợ Thủ Đức dù vẫn y nguyên kiến trúc cũ, vẻ y nguyên như cũ với mái tôn màu đỏ bã trầu, cổng chợ ố vàng trông lụm cụm, thấp lùn như một khu lăng mộ cổ giữa một Thủ Đức giá đất đắt hơn cả vàng ròng.

    Cái chợ cũ thân thương với bao thế hệ người Thủ Đức vẫn còn đây, chưa bị cắn xé bởi các đại địa ốc như số phận của các di sản kiến trúc bị xóa sổ khác thì quả là điều may mắn.


    Chợ Thủ Đức nay vẫn may mắn còn họp chợ giữa phố trung tâm đất mắc như vàng. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

    Thời vua Minh Mạng, một người Hoa (Minh Hương), tên Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy), đến Đàng Trong theo cộng đồng người Hoa phản Thanh Phục Minh. Sau đó ông tự bỏ tiền xây một cái chợ đặt tên là danh hiệu của mình, Thủ Đức. Từ đó dân gian gọi chợ ông Thủ Đức, ngôi chợ này dần mua bán sầm uất hơn các chợ khác trong cả vùng Bến Gỗ, Ngãi Thắng, Long Bửu, Hội Sơn, Bến Đò, Gò Quéo, Giồng Ông Tố,… hạ nguồn sông Đồng Nai.

    Học sinh ở Sài Gòn ngày trước khi cùng nhau đi du ngoạn ở núi Châu Thới, Cù Lao Phố… ở Biên Hòa thế nào cũng rủ nhau đến chợ Thủ Đức ăn nem nướng, bún bì, bánh bèo,… Không biết món nem có từ bao giờ, chỉ biết rằng, vào thời Pháp thuộc, thi sĩ Tản Đà khi vào Nam nghe danh tiếng món này đã tìm tới Thủ Đức để ăn và khen nức nở.

    Còn với dân trung lưu Sài Gòn thì họ vẫn nhớ các hiệu nem nướng có tiếng như Tư Liên, Sáu Trọc, Bảy Khá, Mười Sồi… nhưng với các nhóm học sinh, sinh viên thì chỉ các sạp bán món nem nướng, bún bì, bì cuốn… trong nhà lồng chợ Thủ Đức là ngon nhứt hạng.


    Nhà thờ Thủ Đức vốn ở khu đất cao nhất phường Linh Xuân nay thì thấp gần ngang mặt đường. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

    Bên trong nhà lồng chợ Thủ Đức ngày nay vắng tanh, tiểu thương trả sạp, chuyển nghề vì không thể cạnh tranh được với các trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện ích đang mọc lên như nấm khắp Thủ Đức.

    Hỏi chuyện một cụ bà bán nhang đèn, giấy tiền vàng bạc, bà cho hay: “Thứ tui bán siêu thị đâu có thèm, nhờ vậy mà sống được qua ngày cậu ơi. Chừng nào dẹp chợ hả, tui chết nay sống mai, thây kệ!”

    Ngày xưa, Thủ Đức là một vùng nửa chợ nửa quê vốn hấp dẫn đối với người dân Sài Gòn vì có những chỗ vui chơi giải trí không ồn ào náo nhiệt. Cuối tuần, nếu dân Sài Gòn không đi tắm biển Vũng Tàu thường đến Thủ Đức tắm hồ, tắm suối, ăn nem nướng rồi vô chợ mua vài món thực phẩm tươi sống hay kẹo bánh địa phương mang về. Ngày nay, đâu còn ai muốn đi Thủ Đức chơi huống là ghé vô cái chợ cũ thấp bị đè giữa các tòa nhà mới.

    Nhạc sĩ Bảo Chấn, trước trong đội quân nhạc VNCH đóng quân gần chợ Thủ Đức kể: “Nhiều khi muốn nhìn lại chỗ đơn vị đóng quân rồi đi loanh quanh chợ Thủ Đức tìm ăn tô bún bì, nhưng sợ thấy cảnh đổi thay bèn thôi.”


    Các quầy hàng bên hông chợ nơi tiểu thương đang cố bám để mua bán sống qua ngày. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

    Thời gian gần đây, nhiều bài viết từ mạng xã hội đã dấy lên dư luận về hiện trạng, “Sài Gòn thành phố không ký ức.” Dư luận đưa ra danh sách các di sản kiến trúc từng là biểu tượng của đất và người Sài Gòn-Gia Định đã bị xóa mất như bùng binh Cây Liễu, tượng đài Trần Nguyên Hãn, thương xá Tax, sở Ba Son,… và tới đây việc chế độ nhân danh phát triển đô thị để vô trách nhiệm hoặc trục lợi các di sản kiến trúc vô giá khác hẳn sẽ chết không để lại xác.

    Với ngôi chợ Thủ Đức tuy không phải là công trình có biểu tượng sâu đậm như các công trình danh giá khác của Sài Gòn, việc chợ may mắn còn nguyên trạng tuy vẫn là niềm an ủi với dân địa phương và du khách; nhưng chợ Thủ Đức nguyên trạng như một phế tích bị bỏ quên, phụ bạc ngay giữa lòng một địa danh văn hóa một thời rực rỡ như xứ Thủ Đức thì quả là đáng tiếc. (Trần Tiến Dũng)


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X