Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chàng Thanh Niên và Đôi bàn tay

Collapse
X

Chàng Thanh Niên và Đôi bàn tay

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chàng Thanh Niên và Đôi bàn tay

    Chàng Thanh Niên và Đôi bàn tay


    Nhị Tường dịch


    Một thanh niên trẻ tốt nghiệp Đại học một cách xuất sắc nộp đơn xin vào chức vị quản lý nhân sự cho một công ty lớn.

    Anh đã vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên, và vị giám đốc đang phỏng vấn anh vòng cuối để có quyết định cuối cùng.

    Vị giám đốc phát hiện ra anh thanh niên này có kết quả rất xuất sắc trong suốt những năm học từ tiểu học đến đại học, trong học bạ không năm nào anh không được thành tích cao.

    Vị giám đốc hỏi:

    -“Anh được học bổng trong trường phổ thông phải không?”.

    Người thanh niên trả lời:

    -“Thưa không”

    -“Vậy chắc cha anh đã trả tiền học phí cho anh?”

    -“Cha tôi đã mất khi tôi lên một tuổi, mẹ tôi đã trả toàn bộ học phí”

    -“Mẹ anh làm việc ở đâu?”.

    -“Mẹ tôi làm thợ giặt”.

    Vị giám đốc yêu cầu anh chìa đôi bàn tay ra. Anh đưa đôi bàn tay ra, đôi tay mịn màng và hoàn hảo.

    Vị giám đốc hỏi:

    -“Trước đây anh có bao giờ giúp mẹ anh giặt đồ không?”

    -“Không bao giờ, mẹ tôi luôn muốn tôi học hành và đọc sách nhiều hơn. Hơn nữa, mẹ tôi có thể giặt nhanh hơn tôi”. Anh đáp.

    Vị giám đốc nói: “Tôi có một yêu cầu. Khi anh về nhà hôm nay, hãy đi rửa tay cho mẹ anh rồi hẵng đến gặp tôi vào sáng ngày mai”

    Người thanh niên cảm thấy cơ hội kiếm được công việc này khá cao. Khi về nhà, anh sung sướng yêu cầu mẹ mình cho anh được rửa đôi tay của bà. Mẹ anh cảm thấy rất ngạc nhiên, và hạnh phúc với nhiều cảm xúc đan xen, bà chìa đôi tay cho con mình.

    Anh thong thả rửa đôi tay cho mẹ mình. Nước mắt trào ra khi anh làm việc đó. Đó là lần đầu tiên anh nhận thấy đôi tay của mẹ mình quá nhăn nheo, thô ráp và thâm tím. Những vết thâm tím đó đau đớn đến nỗi người mẹ phải giật thót khi được kỳ cọ với nước. Đó là lần đầu tiên anh nhận ra rằng đôi tay đó đã phải giặt giũ mỗi ngày để có tiền đóng học phí cho anh. Những vết thâm tím trên đôi tay người mẹ là cái giá mà người mẹ phải trả cho những mảnh bằng tốt nghiệp, cho thành tích học tập và cho tương lai của anh.

    Sau khi rửa xong đôi tay cho mẹ, anh lặng lẽ giặt nốt tất cả những áo quần còn lại giúp cho mẹ mình.

    Tối hôm ấy, hai mẹ con nói chuyện với nhau rất lâu.

    Sáng hôm sau, anh đến văn phòng giám đốc.

    Vị giám đốc hỏi và nhận thấy mắt anh ngấn lệ: “Anh có thể kể tôi nghe anh đã làm và học được điều gì ở nhà trong ngày hôm qua không?

    Anh trả lời: ‘Tôi đã rửa tay cho mẹ tôi, và cũng giặt hết tất cả áo quần còn sót lại.

    Vị giám đốc nói: “Hãy kể cho tôi biết cảm xúc của anh lúc đó”

    Anh đáp: “Thứ nhất, giờ đây tôi biết thế nào là cảm kích và tri ân. Không có mẹ tôi thì không có sự thành công của tôi ngày hôm nay. Thứ hai, nhờ cùng làm việc và giúp đỡ mẹ, tôi mới nhận ra rằng, để làm được điều gì đó cũng khó khăn và vất vả biết bao nhiêu. Thứ ba, tôi đã nhận ra được giá trị và sự quan trọng của mối quan hệ trong gia đình.

    Vị giám đốc nói, “Đây chính là những điều tôi cần tìm kiếm ở một người quản lý. Tôi muốn tuyển một người biết đánh giá cao sự giúp đỡ của người khác, một người hiểu biết những xúc cảm của người khác khi họ hoàn thành công việc, và là người không coi tiền bạc là mục đích chính của cuộc đời. Anh đã được tuyển dụng”.

    Sau đó, người thanh niên đã làm việc rất chăm chỉ và nhận được sự quý trọng của những thuộc cấp. Họ làm việc cần mẫn và đoàn kết. Công ty phát triển rất lớn mạnh.

    {Một đứa bé thường được bảo vệ và chìu chuộng, sẽ phát triển tâm lý “sai khiến” và luôn nghĩ đến bản thân mình trước tiên. Nó sẽ thờ ơ trước những sự khó nhọc của cha mẹ. Khi nó bắt đầu công việc, nó sẽ luôn cho rằng mọi người đều phải lắng nghe nó, và khi nó trở thành một người quản lý, nó sẽ không bao giờ biết được những nhọc nhằn của những người làm công, và luôn đổ lỗi cho người khác. Đối với những tuýp người này, họ có thể có học vị cao, có thể thành công trong một giai đoạn nào đó, nhưng cuối cùng sẽ không có cảm thấy ý nghĩa của những gì mình có được. Họ sẽ càu nhàu và bực dọc và đấu tranh vì nhiều thứ khác. Nếu chúng ta là bậc cha mẹ kiểu này, chúng ta đã thực sự chứng tỏ tình yêu thương của mình hay là đang hủy hoại con mình?

    Bạn có thể cho đứa con mình sống trong một ngôi biệt thự rộng lớn, ăn cao lương mỹ vị, tấu dương cầm, xem một ti vi thật lớn. Nhưng khi bạn đang cắt cỏ hãy để cho chúng cũng được có trải nghiệm này. Sau bữa ăn, hãy để chúng rửa bát đĩa cùng với các anh chị. Đó không phải vì bạn không có tiền thuê người giúp việc, mà là vì bạn muốn thương yêu chúng theo một cách đúng đắn. Bạn muốn chúng hiểu rằng, một ngày nào đó khi tóc hoa râm, cha mẹ giàu có cỡ nào cũng vậy thôi, giống như người mẹ của anh thanh niên này. Điều quan trọng là những đứa con của bạn phải học được cách biết ơn về những sự khổ công và nhọc nhằn và biết cách làm việc như những người khác để hoàn thành mọi việc.

    Hãy gởi câu chuyện này đến thật nhiều người, biết đâu, có thể thay đổi được số phận của ai đó…



    Nhị Tường dịch


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X