Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mấy câu chuyện về ngày Lễ Tạ ơn - Huy Lâm

Collapse
X

Mấy câu chuyện về ngày Lễ Tạ ơn - Huy Lâm

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mấy câu chuyện về ngày Lễ Tạ ơn - Huy Lâm

    Mấy câu chuyện về ngày Lễ Tạ ơn

    Huy Lâm


    ---oo0oo---


    Lễ Tạ ơn là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất trong năm của người Mỹ. Trên thực tế, theo kết quả một cuộc khảo sát, số người mừng Lễ Tạ ơn ở Mỹ còn đông hơn người mừng Lễ Giáng sinh, mặc dù Lễ Giáng sinh có vẻ rầm rộ hơn. Lễ Tạ ơn năm nay rơi vào ngày Thứ Năm 23 Tháng 11 (ngày Thứ Năm thứ tư trong tháng).

    Theo truyền thống, Lễ Tạ ơn được xem là ngày khởi đầu cho mùa lễ cuối năm ở Mỹ. Ngày này đã được Tổng thống Franklin D. Roosevelt chính thức tuyên bố làm ngày lễ quốc gia năm 1939 và được quốc hội phê chuẩn năm 1941. Trước đó, Tổng thống Abraham Lincoln đã lấy ngày Thứ Năm cuối cùng của Tháng 11 làm ngày lễ nhưng vì đôi khi có những năm có tới năm ngày Thứ Năm trong tháng nên có hơi bị lộn xộn, thế nên Tổng thống Franklin đã đổi nó thành ngày Thứ Năm thứ tư trong tháng cho được nhất định.

    Truyền thống mừng ngày Lễ Tạ ơn được bắt nguồn từ năm 1621 khi những người di dân đầu tiên từ Anh Quốc tới định cư ở vùng đất mới và mùa thu năm đó đã mời những người thổ dân da đỏ đến ăn bữa tiệc mừng sau một mùa gặt hái thành công. Là vì mùa trồng trọt một năm trước đó gặp thất bại và mùa đông năm 1620 có tới một nửa trong số những người di dân đã chết vì đói. May mắn cho số người còn sống sót đã được những người thổ dân thuộc bộ lạc Wampanoag dạy cho cách trồng bắp, đậu và bí. Những thổ dân này còn dạy cho những di dân mới cách bắt cá và bảo quản các loại hải sản.

    Cho đến nay các nhà sử học chỉ tìm thấy có hai nguồn tài liệu nói về cái ngày Lễ Tạ ơn năm 1621, và một điều rõ ràng là món gà tây không có ghi trong thực đơn của bữa tiệc hôm ấy. Bữa tiệc kéo dài trong ba ngày và những món chính gồm có ngỗng, tôm càng, cá tuyết và thịt nai.

    Vậy thì tại sao ngày nay người Mỹ lại ăn thịt gà tây trong ngày Lễ Tạ ơn như là một truyền thống từ lâu đời?

    Có thể là vì ông Edward Winslow, một trong nhóm di dân lúc đó có viết một lá thư kể chuyện về bữa tiệc nổi tiếng đó và trong lá thư có nhắc tới một chuyến đi săn gà tây trước bữa tiệc hôm ấy.

    Một giả thuyết khác kể lại câu chuyện về nữ hoàng Elizabeth I, có một lần khi đang ăn tối bà nhận được tin là những chiến thuyền của Tây Ban Nha khi đang trên đường tới tấn công Anh Quốc đã bị đánh chìm ngoài khơi. Quá vui mừng vì bản tin chiến sự đó nên bà gọi thêm món ngỗng tối hôm đó. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những người di dân đầu tiên tới Mỹ đã nướng gà tây ăn trong ngày Lễ Tạ ơn là lấy cảm hứng từ câu chuyện đó.

    Tuy nhiên, một số người khác thì nói rằng vì gà tây là thổ sản đặc biệt của khu vực Bắc Mỹ và có rất nhiều nên những di dân thời đó ăn gà tây là một lựa chọn tự nhiên thôi chứ không có gì là khó hiểu cả.

    Có câu chuyện thú vị về nguồn gốc cách gọi tên con gà tây này trong tiếng Anh là “turkey”. Mà “turkey” cũng là danh hiệu của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Là vì khi xưa khi người Âu châu mới đặt chân đến Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 16 và lần đầu tiên họ thấy con gà tây thì lầm tưởng đó là giống gà trĩ ở Phi châu. Mà giống gà trĩ đó có nguồn gốc từ nước Thổ Nhĩ Kỳ và do đó người ta tiện miệng gọi chúng là “gà Thổ Nhĩ Kỳ” (turkey fowl). Lâu dần người ta tự rút ngắn lại thành chữ “turkey” và từ đó nó đã đi vào ngôn ngữ địa phương.

    George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, chính thức ra tuyên cáo về Lễ Tạ ơn vào ngày 3 Tháng 10 năm 1789. Sau đó đến năm 1846, nhà văn nữ Sarah Josepha Hale, tác giả của bài đồng dao nổi tiếng “Mary had a little lamp”, đã tự một mình đi vận động kêu gọi để công nhận Lễ Tạ ơn là ngày lễ chính thức của quốc gia.

    Ở Mỹ lúc đó thực ra ngày lễ này chỉ được tổ chức ở khu vực Bắc Mỹ còn ở miền nam thì hầu như không mấy ai biết. Hơn nữa, các tiểu bang lại mừng Lễ Tạ ơn ở những thời điểm khác nhau, có nơi mừng vào Tháng 10 và có nơi chờ mãi đến Tháng Giêng.

    Riêng với cuộc vận động của tác giả Hale kéo dài tới 17 năm, qua bốn đời tổng thống cho đến thời Tổng thống Lincoln thì lá thư bà viết mới đến được tay của ông. Đó là năm 1863, đúng lúc cao điểm của cuộc nội chiến, Lincoln đã ký thành luật, lấy ngày Thứ Năm cuối cùng của Tháng 11 làm ngày Lễ Tạ ơn và kể từ đó đã chính thức trở thành ngày lễ quốc gia.

    Đến năm 1939, vào thời kỳ kinh tế của nước Mỹ gặp khủng hoảng, Tổng thống Roosevelt đã dời ngày Lễ Tạ ơn lên sớm hơn một tuần để hy vọng có thể giúp cho các cửa hàng bán lẻ bán được nhiều hàng hoá hơn trong thời gian trước Lễ Giánng sinh.

    Nhiều tiểu bang đã ủng hộ ý kiến này của Roosevelt, tuy nhiên vẫn có 16 tiểu bang nhất định không chịu thay đổi ngày lễ này, làm cho bốn năm tiếp sau đó nước Mỹ mỗi năm mừng tới hai ngày Lễ Tạ ơn. Cuối cùng Roosevelt đã thay đổi ý kiến do bị áp lực từ quốc hội và đến năm 1941, một nghị quyết được quốc hội thông qua và đưa ngày lễ này trở về với ngày Thứ Năm thứ tư của Tháng 11.

    Vì sự lục đục đó mà thị trưởng của thành phố Atlantic là ông Thomas D. Tagger sau đó gọi những ngày Lễ Tạ ơn trong khoảng thời gian 1939-1941 là ngày “Franksgiving”. Đây là lối ghép của hai chữ “Franklin” (tên tục của Roosevelt) và “Thanksgiving” (Lễ Tạ ơn).

    Một truyền thống khá dễ thương trong dịp Lễ Tạ ơn của nước Mỹ là việc tổng thống ân xá cho con gà tây.

    Mỗi năm vào dịp Lễ Tạ ơn, người Mỹ ngốn hết hơn 50 triệu con gà tây, và cũng cứ mỗi năm vào dịp này, tổng thống Mỹ lại ân xá cho ít nhất một con gà tây, ra tay cứu độ để nó không bị đầy ải vào trong lò nướng của một căn bếp nào đó.

    Thông thường cứ mỗi năm vào dịp lễ thì một trại nuôi gà nào đó gửi tới Toà Bạch Ốc hai con gà tây thật đẹp để mừng lễ. Nhưng vào ngày 17 Tháng 11 năm 1989 – đúng 200 năm sau ngày George Washington đưa ra tuyên cáo về ngày Lễ Tạ ơn – Tổng thống George H.W. Bush đã chính thức hoá truyền thống tốt đẹp này khi ông ân xá cho con gà tây nặng 22 ký trong khu vườn hồng của Toà Bạch Ốc trước sự hiện diện của 30 em nhỏ. Ông Bush đã nói với các em: “Tôi bảo đảm với các bạn chú gà tây tốt mã này sẽ không phải nằm trên bàn ăn của bất cứ ai, không phải anh chàng này. Ngay lúc này đây hắn đã nhận được ân xá của tổng thống.”

    Việc ân xá gà tây của tổng thống cho đến nay vẫn còn được tổ chức như một nghi thức hàng năm trong dịp Lễ Tạ ơn tại Toà Bạch Ốc.

    Một truyền thống nữa trong ngày Lễ Tạ ơn ở Mỹ là xem đấu bóng bầu dục. Năm 1934, sân vận động của Đại học Detroit tổ chức trận đấu bóng bầu dục đầu tiên trong ngày Lễ Tạ ơn giữa hai đội Detroit Lions và Chicago Bears.

    Trận đấu này là ý kiến của ông G.A. Richards, chủ nhân đầu tiên của đội Detroit Lions. Ông muốn quảng bá đội bóng mới thành lập của ông trong một thành phố chỉ biết mê môn bóng chày, do đó ông đã đến gặp đài NBC để nhờ họ phát sóng trận đấu này qua hệ thống phát thanh toàn quốc của họ. NBC đồng ý và trận đấu trở thành trận đấu thể thao đầu tiên hết được phát sóng của hệ thống NBC.

    Trận đấu được rất nhiều người theo dõi và trở thành một truyền thống ở Mỹ và nay bóng bầu dục là một phần sinh hoạt quan trọng của ngày lễ.

    Kể từ đó đội Detroit Lions mỗi năm đều chơi một trận trong ngày Lễ Tạ ơn, chỉ tạm gián đoạn vì Thế chiến II. Đội Dallas Cowboys kể từ năm 1966 cũng mỗi năm chơi một trận trong ngày Lễ Tạ ơn, và chỉ vắng mặt trong hai năm 1975 và 1977. Đến nay người ta đã cho tăng lên thành ba trận đấu trong ngày lễ: trưa, chiều và tối. Trong ngày này, nếu người Mỹ không phải đi ra ngoài thì chỉ còn một việc là ăn nhậu và coi bóng bầu dục trong nhà.

    Một truyền thống đáng yêu khác của Lễ Tạ ơn ở Mỹ là cuộc diễn hành tại thành phố New York do hệ thống bán lẻ Macy’s tổ chức – cuộc diễn hành hàng năm này có rước xe hoa, có những đoàn cổ vũ, những ban nhạc diễn hành và những trái bóng khổng lồ được treo ở trên cao.

    Cuộc diễn hành này được bắt đầu từ những năm của thập niên 1920 khi nhiều nhân viên của Macy’s là di dân và họ muốn mừng ngày lễ của người Mỹ với kiểu lễ hội mà cha mẹ họ đã từng tổ chức ở Âu châu.

    Cuộc diễn hành đầu tiên bắt đầu từ đường 145 trong khu Harlem và kết thúc ở công trường Herald, là tuyến đường dài gần 10 cây số.

    Trong một ý nghĩa nào đó, có thể nói Lễ Tạ ơn đến nay đã xâm nhập vào một số quốc gia trên thế giới. Tuy người dân ở những nước này không mừng Lễ Tạ ơn như người Mỹ nhưng cứ đến dịp này hàng năm người dân ở một số nước Âu châu lại mong ngóng đến ngày Thứ Sáu đen để đi mua sắm với nhiều mặt hàng có giá hời. Thứ Sáu đen là ngày sau Lễ Tạ ơn và nhiều cửa hàng đại hạ giá nhiều mặt hàng để câu khách.

    Cách đây năm năm, công ty Amazon đã thử thời vận mang kiểu mua sắm của người Mỹ tới một thị trường mới. Nay thì không chỉ công ty Amazon mà còn rất nhiều cửa hàng bán lẻ nội địa khác cũng đã nhảy vào để cạnh tranh. Lẽ đương nhiên là người tiêu thụ được lợi vì có được nhiều lựa chọn các mặt hàng mà giá cả lại rẻ hơn những lúc bình thường khác.

    Trải qua nhiều trăm năm, mặc dù về hình thức, Lễ Tạ ơn ở Mỹ đã có một vài thay đổi nhưng về ý nghĩa thì vẫn giữ nguyên như ngày Lễ Tạ ơn trong năm 1621. Nó nhắc nhở chúng ta hãy tỏ lòng biết ơn với những người đã từng giúp đỡ chúng ta trong suốt hành trình của cuộc sống, cho dù là thân hay sơ. Kể cả những người lạ mặt ta gặp trên đường đã tránh lối cho ta bước đi, hay ở một hành lang nào đó đã mở dùm ta cánh cửa. Và vì vậy, Lễ Tạ ơn có thể được xem là ngày lễ ý nghĩa nhất của người Mỹ vậy.

    Huy Lâm

    http://thoibao.com/may-cau-chuyen-ve-ngay-le-ta-on/

  • #2



    The answers:

    - Turkey! (khongquan2)
    - Turkey! (ducquany)
    - Turkey... then You! (KiwiTeTua)
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 11-29-2019, 08:45 PM.

    Comment


    • #3
      Con gà tây này dzô dziên, tự nhiên xòe đuôi mần chi dzậy, xin HT Nguyen Huu Thien nói nó xếp đuôi lại cho anh em nhờ.!!

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi Nguyen Huu Thien View Post



        The answers:

        - Turkey! (khongquan2)
        - Turkey! (ducquany)
        - Turkey... then You! (KiwiTeTua)
        Bà này bả "mần thịt" tui thì có...Turkey..., then, oh là la ... KiwiTeTua


        She said (in English & Vietnamese)," You guys look so delicious...

        khongquan2 - ,... BBQ, roasting

        ducquany - ... hầm thuốc Bắc hay hầm làm soup nấu phở...

        Nguyen Huu Thien - thịt dai nhách, râu ria tùm lum, mất giờ vặt râu, nhổ lông.... chỉ có hầm cho mềm, làm xí quách ăn hủ tiếu được thôi...

        KiwiTeTua - Oh là la..., this guy looks so delicious, just right, good for everything... xào khô, xào ướt, mần gỏi, tái chanh, mần món gì cũng ngon..."


        Con gà Tây của thầy Thiên Lôi, nó mà xếp đuôi, bà con mắt lé hết hay đứng tim chết queo...
        Last edited by KiwiTeTua; 12-03-2019, 02:42 AM.

        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X