Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bên Dòng Sông Ông Đốc

Collapse
X

Bên Dòng Sông Ông Đốc

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bên Dòng Sông Ông Đốc

    Bên Dòng Sông Ông Đốc
    Nguyễn Vĩnh Long Hồ


    Dòng sông Ông Đốc chảy qua địa phận tỉnh Cà Mau, một tỉnh phía nam, phần đất tận cùng của đất nước Việt Nam mến yêu, đó cũng là một vùng đất trẻ nhất nước,.. được cấu tạo bởi đất bãi bồi, đất bùn phù sa và đất phèn. Cà Mau mới đươc khai phá vào cuối thế kỹ thứ 17 do di dân tứ xứ từ khắp miền đất nước đổ về đây khẩn hoang lập ấp. Đồng bào sinh sống ở đây gồm nhiều sắc dân kết hợp lại: Việt, Khmer, Hoa Kiều mà phần đông là người Triều Châu. Cà Mau là một kết hợp kỳ diệu của thiên nhiên, giữa biển mặn bao la và rừng xanh U Minh ngút ngàn. Một phần đất được cả nước phong tặng là “tiền rừng bạc biển” và rất nhiều phong cảnh nên thơ hữu tình như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối...những sân chim thiên nhiên như U Minh và Cái Nước là sân chim lớn nhất tại vùng U Minh.

    Cà Mau với cả một hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằng chịt với 7 con sông chính: Sông Ông Đốc, Bãi Háp, Cửa Lớn, Đồng Cùng, Trèm Trẹm đổ vào vịnh Thái Lan. Chảy ra biển Đông thì có sông Gành Hào và Đầm Dơi. Vì vậy, đời sống của người dân gắn bó với sông nước, lấy ghe xuồng làm phương tiện vận chuyển chính. Ngay trong rừng tràm, rừng đước U Minh, dân địa phương chèo ghe, bơi xuồng di chuyển chỗ nào cũng rất thuận tiện.

    *****

    Dân cư sống dọc trên bờ sông Ông Đốc, ai mà không biết chú Tư Cóc là dân chơi miệt vườn, nổi tiếng chịu chơi nhứt xứ. Hai vợ chồng già Tư Cóc sống đơn giản trong căn nhà lá tại xóm lưới gần cửa sông Ông Đốc. Chú Tư tuy tuổi đời chồng chất đã gần 70 tuổi rồi, nhưng xem ra cũng còn gân lắm. Mái tóc của chú bạc trắng hếu, cái miệng thì móm xọm chỉ còn trơ lại hai nướu răng, da mặt rạm nắng đã xếp li, tạo nên những nếp nhăn từng trải phong sương. Nhưng, lạ một điều là đôi mắt của chú không bao giờ già cả, vẫn còn rất tinh ranh. Chú đan lưới cho dân chài vùng cửa sông Ông Đốc và Bãi Hạp làm kế sanh nhai mà không cần phải đeo kính, và chú đan lưới vừa nhanh vừa khéo nên dân chài thuê chú đan lưới quanh năm suốt tháng. Mà nầy, đừng thấy mái tóc bạc trắng mà coi thường nghe bà con! Chú Tư Cóc thường tự hào, nói: “Đừng có thấy mái nhà phủ đầy tuyết mà bên trong không có lò sưởi nghe mấy cha!” Cứ để ý mà coi, mỗi lần thấy mấy bà vợ “liệt sĩ” la cà từ làng trên, xóm dưới là đôi mắt chú Tư láo liên, làm thím Tư Cóc nổi tam bành lục tặc nhiều phen. Vùng sông Ông Đốc là quê vợ, thím Tư thiết lập màn lưới tình báo nhân dân khắp nơi nên nhứt cử nhứt động của chú đều không thể nào lọt qua khỏi mắt của đám bà con bên nội, bên ngoại của thím.

    Thím Tư thi hành gia pháp bằng luật giang hồ rất nghiêm nhặt, nhưng cũng vô cùng khiếp đảm: “Không có cũng phải khai cho có, có khai cho chừa!” Chú Tư Cóc ớn nhất là cái lối tra tấn độc chiêu của bà vợ già mà chú đặt cho cái tên là tam độc: “Độc đáo, độc địa và độc ác”. Năm trước, chú Tư Cóc nếm mùi một lần rồi mà cho mãi đến bây giờ chú vẫn còn rét. Phương pháp tra tấn “tam độc” của thím được mấy vợ có chồng tốt số đào hoa tán thưởng hết mình. Một tay phong lưu có máu trăng hoa khét tiếng trên chốn giang hồ như chú Tư Cóc mà còn chạy mặt thì phải biết. Bây giờ, cứ mỗi lần thấy người đàn bà nào đi ngược chiều hoặc đi đến gần là chú mắt la mày lét, hết còn dám cọ quẹt hoặc liếc ngang, liếc dọc như hồi đó! Tuyệt chiêu “tam độc” của thím Tư Cóc rất dễ thực hành, dụng cụ vừa rẻ tiền, vừa dễ tìm mà đạt hiệu quả rất cao. Thím Tư thường tự hào về “đỉnh cao trí tuệ” của mình.

    Bà nào muốn học, thím Tư sẵn lòng chỉ cho miễn phí để bảo vệ hạnh phúc gia đình:
    - “Trước hết là mua một sợi dây thừng. Nè, không phải dùng sợi dây nầy thắt cổ chồng đâu nghe mấy má! Tù mọt gông đó! Kế đến là mua một bao bố, bà nào có thằng chồng to con, lớn xác thì phải may hai hoặc ba cái bao bố làm một cho chắc ăn. Dụng cụ thì đơn giản chỉ có vậy thôi, rồi tùy theo đối tượng mà tùy cơ ứng biến, linh hoạt ra chiêu. Kế an toàn nhất là phục rượu ông chồng có máu “35” nhậu cho xỉn, say hết biết trời đất, rồi lật ngửa ổng ra, dùng dây trói tay chân lại. Nhớ đừng có đánh đập gì ráo trọi, mất sức lao động lắm. Cứ nghe lời tui đi! Lấy cái bao bố trùm kín mấy ổng từ chân đến đầu, rồi buộc thắt miệng bao lại. Xong đâu đó, mấy bà lấy một con dao thật bén. Đừng có làm ẩu nghen mấy bà! Dao nầy không phải dùng để thiến đâu nghen!”

    Một bà cười, nói:
    - “Ngu sao mà thiến chớ! Để dành xài chớ bộ! Vậy chớ dùng con dao nầy để mần chi vậy hả, chị Tư?”.

    Thím Tư nói:
    - “Từ từ thôi mà, đừng có nóng vội! Mấy bà thông thả lấy con dao đó, khoét một cái lỗ nhỏ trên bao bố, vừa đủ lôi đầu “ông con” ra ngoài.”

    Một bà khác hỏi:
    - “Bộ sợ nó ngộp thở hả?”

    Thím Tư cười, tiếp:
    - “Đâu phải vậy nà, để hành tội đó chớ! Xong rồi, mấy bà lấy một gáo nước lạnh tạt vào mặt cho mấy ổng tỉnh dậy để nếm cái mùi đau khổ, nhức nhối khi “ông con” bị muỗi bu lại đốt. Mấy bà đừng có thấy mấy ổng quằn quại, rên la rồi động lòng từ bi hỉ xả. Thả mấy ổng ra lúc nầy là có nước mang họa vào thân. Mấy ổng mà nổi cơn khùng lên, đục cho mấy má phù mỏ thì ráng mà chịu nghe! Tui dám nói với mấy bà một câu: tam độc chiêu của tui là “nhất tiễn hạ song điêu” ông lớn, ông nhỏ gì đều phải bị trừng trị hết. Tôi chỉ dùng chiêu nầy một lần mà ông chồng tui cạch tới già. Đố cha ông Tư Cóc dám lén phén với bà nào nữa. Dầu có chun vô mùng bà nào mà nghe tiếng muỗi kêu vo vo bên tai, cũng phải tông mùng chạy riết về nhà... tự động làm bản tự kiểm điểm! Mấy bà không tin hả? Cứ thử một lần đi thì biết chớ gì!”

    Duy chỉ có dì Tám Bành quê ở vàm sông Đồng Cùng, cô em họ của thím Tư Cóc, là không đồng ý phương pháp nầy. Dì nói:
    - “Độc chiêu của chị Tư nhiêu khê quá đi! Còn chiêu của em là dùng “bạo lực cách mạng” để trấn áp thằng chồng có máu dê của em. Ngay khi nó vừa bước vào nhà là em thộp ngực nó quăng lên cái chõng một cái rầm, nhào tới “bóp” liền!”

    Dì Hân xóm trên nghe dì Tám Bành nói, bèn hỏi:
    - “Mà bóp gì mới được chứ?”
    - “Bóp cổ chớ bóp cái gì?” dì Tám Bành hỏi ngược lại. “Vậy chớ dì tưởng tui bóp cái gì của thằng chả?”

    Dì Hân cười toe toét, nói:
    - “Tại chị Năm nói không rõ ràng, em tưởng dùng “bạo lực cách mạng” là bóp hai quả...trứng gà của “thằng chả” chớ! hì...hì...hì...”

    *****

    Chú Tư Cóc tên trong khai sanh là Nguyễn văn Tư, sanh năm 1929 tại ấp Bình Phú, xã Bình Hòa, quận Tri Tôn thuộc tỉnh Châu Đốc, gần ngã ba lộ tẻ kinh Mạc Cần Dưng đi Tri Tôn. Cha mẹ của Tư Cóc sống về gói bánh tét, chẳng những ngon nhứt vùng nầy mà có thể nói ngon nhất quận Tri Tôn. Mỗi năm khi gần đến Tết Nguyên Đán là có nhiều gia đình tại thị xã Châu Đốc và các quận lân cận đến đặt mua bánh tét về làm lễ cúng gia tên. Những đòn bánh tét do ông bà cụ thân sinh của chú Tư làm ra từ những hột nếp mới dẻo thơm và mùi lá dứa ngọt ngào.

    Năm lên 15 tuổi, làm lơ xe đò cho hảng Thành Long chạy trên tuyến đường từ thị xã Châu Đốc qua ngã Mạc Cần Dưng đi Cần Đăng, Hang Tra, Trà Kiết đến Tri Tôn. Hồi đó, chỉ có con đường trải đá xanh, vắng ngắt và mỗi ngày chỉ có một chuyến xe Thành Long cũ kỹ, đưa rước khách hai bận đi và về.

    Một năm sau, Tư Cóc nổi máu phiêu bạc giang hồ, bỏ nghề lơ xe qua bên Cam Bốt làm “bạn biển” sống bằng đánh cá thuê ở Biển Hồ, người Miên gọi là “Bưng Tonlésap” mà bề dài của nó trên 160 km, nơi rộng nhất là 34 km. Đứng bên bờ nầy nhìn sang bờ bên kia, chỉ thấy trời nước mênh mông, mịt mù. Làm bạn biển tuy rất khổ cực trăm bề nhưng được chủ nhân trọng đãi lại lương hậu. Tư Cóc làm việc quần quật bất kể ngày đêm, nào là đánh bắt cá, phân loại cá rồi chặt đầu, mổ bụng, ướp muối phơi khô. Người làm bạn biển có câu ca dao truyền khẩu: “Biển Hồ cực lắm em ơi / Ban đêm xẻ cá, ban ngày phơi khô.”

    Tiền bạc dễ kiếm nhưng cũng dễ đi; vả lại, chỉ làm việc cực khổ trong vòng nửa năm. Nửa năm còn lại tha hồ nhậu nhẹt, ăn chơi xã láng chờ mùa cá năm sau. Lở hết tiền thì chủ cho vay nợ, tiền lời cắt cổ; vì vậy, mà bạn biển nợ nần lút đầu, trả hết đời con đến đời cha mà không bao giờ dứt nợ. Muốn giải nghệ về quê nhà không phải là chuyện dễ. Việt Kiều ở Cam Bốt thường dặn dò, nhắc nhở nhau ghi lòng tạc dạ câu nầy để làm kinh nghiệm bản thân: “Nam Vang đi dễ khó về/ Trai vô bạn biển, gái về tào kê”

    Có lẽ, Tư Cóc là một trường hợp ngoại lệ. Làm bạn biển được hơn nửa năm, vừa hết mùa cá là chàng ẵm hết số lương vọt về Châu Đốc mướn thợ đóng một chiếc ghe tam bản và mua sắm đủ dụng cụ đánh bắt cá, tự mình làm chủ lấy mình. Tư Cóc lại chuyên nghề đánh bắt cá linh, một cách làm chơi ăn thiệt. Hằng năm, từ mùng 5 âm lịch là con nước sông Cửu Long bắt đầu quay, nước đục phù sa là cá linh con vừa mới nở li ti, rời Biển Hồ trôi theo dòng nước, xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến tháng 6 và 7 con nước dâng lên cao, cá linh lội theo kinh rạch vào đồng ruộng và lớn dần. Vào tháng 10 âm lịch, theo con nước xuống, cá linh thật sự đã lớn là bắt đầu rời khỏi ruộng đồng, đổ ra sông Cửu Long để lội về Biển Hồ. Cá linh ở trong rong cỏ và chỉ ra láng trống ăn móng từng đàn vào lúc rạng đông và vào buổi hoàng hôn sắp tắt nắng. Lúc ấy, cá linh lội xanh cả mặt sông, đồng bào miệt vườn gọi là “cá linh lên”. Đặc biệt đúng mùng 10, cá linh vượt nước lên rộ gọi là cá “lên bờ rào”, có địa phương gọi là cá “lên đông ken”. Vào thời điểm nầy, khi thấy bầy nhạn trắng bay lượn trên mặt sông, ríu rít gọi nhau như chỉ điểm cho ngư dân đàn cá linh đã đổ ra sông là Tư Cóc chèo ghe riết tới. Cứ mỗi chài vãi ra là được cả giạ cá linh, có khi nặng quá không thể nào kéo lên nổi, phải giũ chài cho cá lội ra bớt. Chàng vãi hết lưới nầy đến lưới khác cho đến khi ghe đầy mới thôi. Qua hết mùa cá linh là hốt được bộn bạc, chưa kể số cá linh chở đem về cho tía má làm mắm. Mắm cá linh hương vị đậm đà không kém mắm cá trèn nổi tiếng ở Châu Đốc là bao nhiêu.

    Sau một tháng nghỉ ngơi lấy sức, Tư Cóc tiếp tục giăng câu cá bông lau hoặc neo ghe giữa ruộng đồng cắm câu cá lóc, cá bông, đặt trúm lươn...khi mùa mưa đến thì đi soi ếch, bắt cả rắn hổ đem ra chợ Châu Đốc bán.

    Thế rồi, một buổi sáng đẹp trời. Từng đàn chim én bay về, chao lượn trên dòng sông Hậu báo hiệu mùa Xuân sắp đến. Tư Cóc bị tiếng sét ái tình quá nặng sau khi gặp và trao đổi một vài câu xã giao với nàng Nây, cô gái Chàm ở xóm Châu Giang, đang giặt lụa dưới bến sông. Chàng đâm ốm tương tư, ngây ngất với mối tình si điên dại ấy, đến nổi mất ăn biếng ngủ, cá cắn câu cũng không buồn kéo bắt cá lên. Đêm đêm chàng neo chiếc ghe tam bản dưới bến đá ngó mong qua xóm Chà Châu Giang, leo lét những ngọn đèn dầu bên kia bờ sông Hậu để tưởng nhớ nàng Nây diễm kiều.

    Tuy chỉ cách nhau một dòng sông, đứng bên nầy thành phố Châu Đốc đợi chuyến đò ngang, người ta có thể nhìn thấy một xóm nhỏ xinh xinh với những dãy nhà sàn vách ván với mái đỏ cao vòi vọi, cất san sát bên kia bờ sông Hậu, mỗi căn nhà sàn đều đặt một cái thang gỗ bên cạnh con đường đi, lẩn khuất dưới hàng cây thốt lốt với những tàu lá xanh mượt mà, soi mình bên dòng nước. Đó là một cái xã hội khép kín và nếp sống huyền bí đượm màu sắc tôn giáo của đồng bào Chàm tại xóm Châu Giang, miệt Kotampong hoặc miệt Hà Bao, làm họ cách biệt hẳn với các sắc dân địa phương trong vùng nầy. Đàn ông đầu đội mũ trắng, vận sa rong màu sắc sặc sỡ, nước da ngâm đen nên người ta gọi họ là người “Chà Châu Giang”. Người phụ nữ Chàm với mái tóc đen huyền, óng mượt thường ngồi xõa tóc bên khung cửa sổ, mơ màng nhìn ra dòng sông chờ xuồng chài, ghe lưới của người thân trở về bến. Xóm Chà Châu Giang vào thời đó đã có trên 200 nóc gia sống rải rác quanh vùng. Cho dầu có đi đầu xóm đến cuối xóm cũng khó thấy một thiếu nữ Chàm, vì ban ngày họ bị cấm cung ở trong nhà dệt lụa, khuê môn bất xuất. Họ chỉ được phép ra bờ sông trước nhà tắm giặt. Hàng “Mỹ a” đen mượt, óng ả nổi tiếng ở Châu Đốc do họ dệt và nhuộm lấy. Họ chỉ ra khỏi nhà vào lúc ban đêm dưới sự giám sát của các bà cụ già hoặc người thân trong gia đình.

    Đồng bào Chàm xóm Châu Giang theo đạo Hồi, không ăn thịt heo và thờ Đấng Allah. Nhưng, họ lại ưa chuộng thịt “cá nược” mà giống cái có vú như người. Đối với dân chài lưới miền đồng bằng sông Cửu Long, cá nược là loài cá linh thiêng, bạn bè thân thiết của dân hạ bạc. Ngày nào đánh lưới được nhiều cá tôm, dân chài thường đứng đằng sau lái ghe, khua thùng thiếc hoặc vỗ ầm ầm vào be ghe, vừa la to: “Nược đua! Nược đua! Nược đua!...” độ vài phút sau là một bầy cá nược nổi lên, bơi lội đùa giỡn, nhào lộn biểu diễn chung quanh nghe để dân chài quăng cá cho ăn. Loài cá nược đó một loại cá heo sông Mekong, có tên khoa học là “Irrawady Dolphin” mà ngày nay gần như tuyệt chủng.

    Vì quá tương tư nàng Nây, Tư Cóc đánh liều, dùng lao đi săn lén cá nược, làm quà tặng cho gia đình nàng để làm quen; chẳng may, bị một người trên xuồng câu tôm bắt gặp. Nội vụ đổ bể, Tư Cóc bị dân chài quanh vùng cảnh cáo nghiêm nhặt, nếu còn tái phạm họ sẽ đốt ghe.

    Sáng sớm hôm sau, chàng mang cá nược bỏ lên ghe tam bản chở sang xóm Châu Giang biếu gia đình nàng Nây. Bà mẹ mừng lắm và cám ơn chàng có lòng tốt biếu cho cá quí, làm thức ăn đãi khách trong ngày lễ “vu qui” cho con gái. Tư Cóc nghe bà nói, chết điếng trong lòng, hỏi:
    - “Bao giờ cô Nây lấy chồng?”

    Bà mẹ đáp:
    - “Hai ngày nữa!”

    Chàng buồn bã đi xuống ghe, không nói một lời mà lòng đau như cắt. Ghe ra gần tới giữa dòng sông, chàng ngoảnh mặt nhìn lên bờ lần cuối, còn thấy nàng Nây đứng bên khung cửa sổ, đang lấy khăn tay lau nước mắt nhìn theo...Chàng biết đâu rằng, đồng bào Chàm xóm Châu Giang không bao giờ chấp nhận một cuộc hôn nhân ngoại chủng giữa trai Việt và gái Chàm. Nhưng với trai Chàm và gái Việt thì họ miễn cưỡng chấp nhận.

    Kể từ hôm đó, chàng bỏ hết công ăn việc làm, tối ngày vùi đầu trong men rượu: “tửu nhập phá thành sầu”. Thật không may, một hôm chàng ăn nhầm con “cua đơ” cùng họ với cua đinh, chàng bị trúng phong độc làm gương mặt nổi sần sùi như da con cóc, làm chàng phải chạy chửa cả năm trời mới khỏi và cái tên “Tư Cóc” gắn liền với cuộc đời chàng cho đến bây giờ.

    *****

    Sau Tết Bính Tuất 1946.

    Tư Cóc bỏ lại dòng sông Hậu cùng với mối tình buồn, khăn gói về quê ngoại ở miệt kinh Trèm Trẹm - Cạnh Đền, quận Thới Bình, tỉnh Cà Mau thuộc vùng rừng tràm, đước U Minh Hạ. Nơi đây, cảnh vật hoang sơ, tiêu điều và u tối nhưng rất hùng vĩ vì cây rừng bạt ngàn che khuất ánh mặt trời. Tư Cóc sống bằng nghề “phá sơn lâm” với cậu Ba Sùng. Cây tràm được đốn chở ra Vĩnh Thuận bán cho các vựa gỗ, rồi được kết thành bè, kéo về phân phối cho các tỉnh miệt Hậu Giang. Nhưng chỉ làm được vài tháng, Tư Cóc được cậu Ba Sùng móc nối hoạt động cho Mặt Trận Việt Minh do Cao Hồng Lĩnh, tên Xứ ủy do Hồ cử vào Miền Nam làm Đại Biểu Tổng Bộ Việt Minh lúc bấy giờ. Và đồng thời đề bạt Phạm Hùng theo con kinh Xáng Xà No xuống Vị Thanh - Hỏa Lựu, rồi từ đó xuống Cà Mau để tổ chức Mật Khu U Minh tại vùng tam giác: sông Trèm Trẹm - kinh Rạch Hạt - kinh sông Trẹm - Cạnh Đền. Nhờ tài tháo vác, lanh lợi, ăn nói hoạt bát và cái mã khá đẹp trai nhờ trị dứt bệnh phong sùi. Tư Cóc được giao cho nhiệm vụ giao liên, làm cái gạch nối giữa mật khu U Minh và cán bộ hoạt động nội thành Cà Mau.

    Một hôm, Tư Cóc được đồng chí Ba Hứa giao cho công tác đặc biệt, ông nầy về sau leo lên đến cấp bậc Đại Tá pháo binh và phục viên vào năm 1988, sau khi làm nghĩa vụ quốc tế ở Cam Bốt trở về . Ba Hứa nói:
    - “Đồng chí có một ngày chuẩn bị lương khô, nước uống và vật dụng cần thiết cho 4 người, kể cả đồng chí. Đúng 3 giờ sáng nay, đồng chí có nhiệm vụ chèo ghe ra tỉnh Cà Mau, đón 3 cô gái tự nguyện thoát ly gia đình đi theo cách mạng và đưa ba cô đó về mật khu U Minh để được huấn luyện khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho công tác đặc biệt.”

    Tư Cóc hỏi:
    - “Tui phải đi theo thủy trình nào để đi đón họ?”
    - “Cứ chèo ghe theo thủy trình thường lệ. Nhưng, đồng chí nhớ đậu ghe qua đêm tại đầu doi đất, nơi tiếp giáp giữa rạch Cái Tàu và sông Ông Đốc, sẽ có người tiếp xúc đồng chí và cho biết tình hình cụ thể trong tỉnh. Dạo nầy bọn mật thám Pháp bung ra hoạt động khắp tỉnh để truy lùng các tổ chức cách mạng. Đồng chí rõ chưa?”

    - “Thưa đồng chí, rõ!” Tư Cóc hỏi. “Nhưng, đồng chí bắt liên lạc với tui là ai?”
    - “Đồng chí Sáu Võ,” Ba Hứa nói. “Đây là mật khẩu để nhận nhau. Nếu có ai hỏi đồng chí đây là đâu thì trả lời: “U Minh Hạ”, chỉ vậy thôi! Đồng chí quán triệt chưa?”

    - “Báo cáo đồng chí: Rõ!”

    Tư Cóc nghe nói đi ra tỉnh đón gái là trong lòng rất ư là hồ hởi, phấn khởi. Chàng gắp rút chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm cần thiết theo chỉ thị của thượng cấp và còn nhiều thứ khác nữa kìa...Đến nửa đêm, Tư Cóc chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng và chuyển xuống ghe xong, chỉ chờ con nước ròng là nhổ sào rời bến. Khoảng 2 giờ sáng, con nước vừa đổi dòng là Tư Cóc vội vã nhổ sào khởi hành. Nhờ chèo ghe thuận theo con nước lớn nên rút ngắn được thời gian, đến 4 giờ chiều đã đến điểm hẹn. Tư Cóc cũng thấm mệt, cắm sào trên doi đất xong là ngã mình xuống sạp ván, ngủ thiếp đi lúc nào cũng không hay...

    Cái doi đất nơi tiếp giáp giữa con rạch Cái Tàu và sông Ông Đốc là vùng đất bãi bồi do phù sa bồi đấp. Cây bần, cây mù u mọc xen kẽ với cỏ năng, cỏ lát, phi lau tràn bờ. Phía trong xa xa là rừng tràm, tán lá xanh ngắt một màu chưa người khai thác. Tư Cóc đang ngủ ngon giấc, bỗng một cơn gió mạnh từ ngoài biển thổi vào lướt trên mặt sông, tạo nên những đợt sóng lưỡi búa vỗ vào bờ làm chiếc ghe chòng chành. Tư Cóc giật mình thức dậy, đẩy cánh cửa khoang nhìn ra bờ sông. Một cảnh tượng thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng vĩ hiện ra trên dòng sông Ông Đốc. Một đàn cò trắng cả ngàn con từ đâu bay về như một đám mây trắng vần vũ trên bầu trời, che kín trên một quảng sông dài, tiếng kêu ríu rít, tiếng đập cánh làm xao động buổi hoàng hôn tĩnh mịch, trước khi rủ nhau bay về tổ, đậu trắng cả khu rừng tràm. Phương tây, mặt trời như một quả cầu đỏ rực, từ từ lặn xuống sau rặng cây xanh phía chân trời xa xa, chỉ còn vài ngọn cau già vương víu một ít bụi nắng trên những tàu lá xanh, phe phẩy trong cơn gió chiều.

    Màn đêm buông xuống dần. Dòng sông Ông Đốc trở nên yên tỉnh chi lạ. Chỉ còn nghe tiếng sóng vỗ róc rách vào mạn thuyền hòa lẫn tiếng gió lùa trên những ngọn bần, dừa nước, mù u...lao xao trong gió. Tư Cóc cảm thấy đói bụng, lấy cái nồi đất, múc nước mưa đựng trong cái khạp, vo gạo, rồi đặt trên cái cà ràng đằng sau lái, nổi lửa nấu cơm chiều. Nồi cơm vừa chín tới là con trăng 16 tròn, to và ửng đỏ lừng lững vượt lên khỏi rặng cây đen thẩm bên kia làng.

    Trên dòng sông rộng, sóng gợn nhấp nhô, mấy giề lục bình lững lờ trôi theo con nước tấp vào ven bờ lau sậy. Hương tràm phảng phất như hoa sen dịu dàng, hòa lẫn hương hoa lục bình nồng nàn, tỏa ngát trên sông. Đó là hương rừng Cà Mau tình tứ và lãng mạng. Những ngọn đèn dầu mù u trong nhà của ai đó ở thôn xóm bên kia sông được thấp lên khi tỏ khi lu, tiếng chày đôi đôi giã gạo nhịp nhàng vang lên từng chập dưới ánh trăng thanh “cắc cùm cum...cắc cùm cum...” nghe sao thắm thiết tình quê hương dạt dào. Tư Cóc chạnh lòng nhớ nhà, nhớ dòng sông Hậu, nhớ nàng Nây buồn đến ứa nước mắt. Trăng bây giờ đã sáng hẳn, cao thăm thẳm trên nền trời xanh trong vắt, lấp lánh muôn vạn vì sao. Một vài cánh vạc ăn đêm lạc loài, bay ngang dòng sông rộng, rơi lại phía sau những tiếng kêu thương khắc khoải, buồn não nuột, kéo dài lê thê trong đêm trường hiu quạnh...

    Tư Cóc cố nuốt trôi mấy chén cơm còn nóng hổi với vài con khô cá sặc rằn, rồi thổi ngọn lửa cháy bùng lên, nấu một ấm trà uống cho ấm lòng chờ đến giờ hẹn. Gần nửa khuya, sương xuống dầy đặc trên dòng sông. Tư Cóc đốt một ngọn đèn bão, móc lên cây sào. Nửa giờ sau, thấp thoáng trong sương mù, một ánh đèn dầu leo lét, lắc lư khi mờ, khi tỏ và tiếng mái dầm khua sóng nước sột soạt đang tiến về phía ghe của mình. Tư Cóc đứng trên ghe, lên tiếng:
    - “Ai đó!”
    - “Qua đây mà!”

    - “Qua là ai mới được chớ!”
    - “Qua đi giăng câu lạc bến,” bóng đen cập chiếc xuồng ba lá đằng sau ghe của Tư Cóc, hỏi. “Đây là ngã ba sông Ông Đốc và rạch Cái Tàu, phải không chú em?”

    - “Không phải!”
    - “Vậy đây là đâu?”

    - “U Minh Hạ!”

    Người lạ đột nhiên hỏi:

    - “Chú là Tư Cóc?”
    - “Dạ phải, còn đồng chí là ai?”

    - “Gọi qua là Sáu Võ được rồi.”

    Tư Cóc cười, nói:

    - “Mời anh Sáu Võ lên ghe uống nước trà, bàn chuyện làm ăn.”
    - “Được, lên thì lên! Chờ qua cắm sào cái đã!”

    - “Buộc xuồng đằng sau lái ghe tam bản của tui là được rồi!”

    Tư Cóc chìa tay ra, kéo Sáu Võ lên ghe, định đưa vào trong khoang. Bỗng Sáu Võ cẩn thận nhìn chung quanh một lượt, nói:

    - “Khoang đã! Đồng chí chống ghe vào sâu trong đám cỏ lát cho chắc ăn. Mình nói chuyện tiện hơn. Dạo nầy, tàu tuần duyên của bọn lính Tây từ ngoài biển thường chạy vào đây lắm!”
    - “Vậy cũng được, để tui chống ghe vào sâu trong rừng tràm cũng được mà,” Tư Cóc nói. “Rừng tràm ngập nước, đừng lo!”

    Cả hai hì hục chống ghe vào sâu trong rừng tràm một khoảng khá xa. Tư Cóc mang cây đèn bão vào trong khoang, vặn nhỏ tim đèn lại, rồi rót nước mời khách. Dưới ánh đèn dầu leo lét vừa đủ cho Tư Cóc nhận diện Sáu Võ. Bất chợt, Tư Cóc mừng rỡ reo lên:
    - “Anh Sáu, bác tài xe đò Thành Long, phải không?”

    Sáu Võ giựt mình, hỏi:
    - “Chú em là ai? Sao biết qua là tài xế xe đò Thành Long?”
    - “Bộ anh Sáu quên em thiệt hả?” Tư Cóc vỗ vai Sáu Võ, nói. “Em là thằng Tư lơ xe đò Thành Long nè, nhớ chưa?”

    - “Trời đất quỷ thần ơi! Mầy thiệt đó hả, Tư?” Sáu Võ mừng rỡ, lấy tay vò đầu Tư Cóc, nói. “Thiệt không dè, anh em mình còn có dịp gặp lại nhau tại chốn nầy. Anh Sáu mừng lắm đó! Xa nhau mới có mấy năm mà bây giờ trông chú lớn đại làm sao tao nhìn cho ra chớ!”
    - “Còn ai đặt cho anh cái tên Sáu Võ vậy? Nghe có vẻ oai phong lắm đó nghe!”

    - “Mình là dân xe đò màem,” Sáu Võ cười, nói. “Sau khi em bỏ nghề lơ xe đò Thành Long, qua bên Cam Bốt làm bạn biển thì anh Sáu gặp nạn nên phải bỏ chạy lên hang “Tức Chụp” trên núi Cô Tô lánh nạn. Bất đắc dĩ, anh Sáu phải gia nhập lực lượng võ trang Việt Minh.”
    - “Anh gặp nạn gì, phải bỏ trốn lên trên đó vậy?”

    - “Nói cho cùng cũng do máu mê cờ bạc mà ra nên nổi!”
    - “Lúc đó, em đã khuyên anh Sáu nhiều lần rồi, bỏ trường gà đi mà anh không chịu ghe em.”

    Sáu Võ thở dài, hối hận, nói:
    - “Anh Sáu cũng muốn lắm chớ! Nhưng, lúc đó anh đang đặt hết kỳ vọng con gà ô “La Thông tảo Bắc”, chưn xanh mắt ếch, giống gà nòi Cao Lãnh, ngoài cú đá sở trường “hồi mã tam thương cước”, nó còn đá nhanh như sấm sét, còn có thể cùng lúc phóng ra tuyệt chiêu liên hoàn cước. Lúc đó, nó đã đấu 4 trận, chưa thua trận nào. Mỗi ngày, sau khi xe về bến là anh trở về nhà, dành hết thì giờ o bế nó. Anh Sáu có giao hẹn với Má Chín Mành sẽ cáp độ con “La Thông tảo Bắc” với con gà điều lông đỏ “Cáp Tô Văn” vào mùng 2 Tết Nguyên Đán Ất Dậu tại trường gà quận Tri Tôn. Anh đặt hết gia tài vào trận đấu cuối cùng nầy. Thắng hay bại gì cũng từ giã trường gà.”

    Tư Cóc cười, nói:
    - “Làm tài xế xe đò chạy trong quận nhỏ như anh, làm gì có gia tài sự sản chớ! Nói dóc hoài, cha nội!”
    - “Em nói cũng đúng lắm! Lương vài chục bạc hàng tháng mà nhằm nhò gì! Thật ra, độ gà nầy anh đại diện cho giới đại diền chủ trong tỉnh Châu Đốc là ông Cả Hay ở Nhà Bàng và ông Hội đồng Vạn ở cù lao Ông Chưởng, tỉnh Long Xuyên. Còn tên Má Chín Mành đại diện cho tụi tài phiệt ở Châu Đốc và Tàu Chợ Lớn. Trận nầy tính sổ gần 10.000 đồng lận, chớ ít sao. Đó là một số tiền khổng lồ! Nếu con gà ô thắng, anh được thưởng 10%, cộng với 500 đồng tiền cá độ là anh đủ tiền mở một tiệm chạp phô cho tía má anh dưỡng già.”

    Tư Cóc nôn nóng, hỏi:
    - “Sao, độ gà đó thắng hay bại vậy, anh Sáu?”

    Sáu Võ uống một ngụm trà, chậm rãi, kể lại độ gà lịch sử đó:
    - “Sáng mùng 2 Tết! Đúng hẹn, mọi người có mặt tại trường gà Tri tôn chờ trận thư hùng. Riêng dân ghiền độ có trên vài trăm người. Đấu trường hình vuông, mỗi cạnh 7 thước, được bao quanh bởi một tấm vĩ bằng tre đan, bề cao gần một thước. Khán giả và những tay cá độ đứng hoặc ngồi chung quanh để xem. Phe ông Cả Hay và Hội Đồng Vạn ngồi một bên, đối diện là Má Chín Mành và vài ba tên xì thẩu ngồi một bên. Tên Phnôm Xây là tên Tàu lai Miên to như hộ pháp vừa làm “sư kê” (chăm sóc gà) vừa là cận vệ của y. Nghe đồn rằng, tên nầy võ nghệ cao cường, một mình có thể lần lượt đánh hạ ba tên võ sĩ trên võ đài. Con gà điều lông đỏ của Má Chín Mành là gà Mã Lai pha giống Nam Dương, mình thon chân nhỏ, cựa của nó nhỏ và cong như thanh bảo kiếm, vảy mỏng hướng thiên, xếp thành hàng đều đặn thuộc loại gà xạ rơi...”

    Tư Cóc hỏi:
    - “Tại sao gọi là “gà xạ rơi” vậy, anh Sáu?”
    - “Đó là nghề riêng của từng loại gà: “gà đi trên” chuyên tấn công phần trên địch thủ; “gà chạy dưới” chuyên môn đá đòn vĩa; “ga xạ rơi” sở trường đập cánh bay lên cao, dùng cựa và móng tấn công đồng loạt khắp mình địch thủ,” Sáu Võ nói. “ Con gà ô của anh Sáu, thuộc loại “hồi mã tam thương” và con gà điều lông đỏ “xạ rơi” là kỳ phùng địch thủ làm không khí chung quanh trường gà thật sôi động. Kẻ quăng người bắt ồn ào. Tiền cá độ giữa hai phe tăng lên đến 10.000 đồng. Sau khi trọng tài đọc rõ các quy luật của trường gà và hai đồng ý ký giao kèo về tiền độ. Anh Sáu và Phnôm Xây ôm gà ra giữa sân.”

    Sáu Võ uống thêm mấy hớp trà, hồi tưởng lại độ gà lịch sử giữa con gà ô và con gà điều. Anh còn ấm ức văng tục:
    - “Thằng Phnôm Xây là thằng láu cá, thủ đoạn gian hùng. Khi thả gà, nó xô con gà lông điều ra phía trước để chiếm thế thượng phong. Ngay vừa khi thả ra, con gà điều đập cánh bay lên vừa ngang tầm cổ, tung hai cú đá song phi, thọc hai cái cựa cong và nhọn hoắc vào cổ con gà ô. Bị tấn công bất ngờ, con gà ô liền vỗ cánh bay lên cao, đá móc ngược vào bầu diều địch thủ, hóa giải thế công của con gà điều. Cả hai lườm nhau như kẻ tử thù; bất ngờ, con gà điều đá nạp hai cú đá liên hoàn vào mắt và cổ con gà ô. Bị thương nhẹ ở cổ, con gà ô bỏ chạy. Con gà điều thừa thắng xông lên, rượt nà theo; bất ngờ, con gà ô xoay mình lại, tung liền hai cú đá song phi vào bầu diều của con gà điều đang trên đà lao tới. Trúng cú đá nầy, con gà điều bị hất tung lên, một chùm lông đỏ rơi lả tả trên mặt đất. Con gà ô liền nhập nội, vô luôn đòn vĩa, dùng mỏ ghì cổ địch thủ làm điểm tựa, đá móc ngược hai cú đá liên hoàn vào ức; hình như, con gà điều lãnh thêm một cựa nhọn vào bầu diều vì cựa của con gà ô có vấy máu. Sau hai hiệp quần thảo với nhau, con gà điều có vẻ yếu thế. Còn con gà ô cũng bị trúng thương khá nặng trên lưng và vết thương đang rỉ máu. Nhưng, con gà ô trên cơ thấy rõ, nếu kéo thêm vài hiệp nữa, con gà điều thua là cái chắc. Đến hiệp thứ ba thì xảy ra chuyện...”

    Tư Cóc nóng ruột, hỏi:
    - “Xảy ra chuyện gì vậy, anh Sáu?”

    Sáu Võ kể tiếp:
    - “Khi tiếng kẻng vừa vang lên bắt đầu hiệp thứ ba. Thằng Phnôm Xây giở thủ đoạn ác độc, bằng cách tẩm nọc rắn hổ mang vào móng ngón út của nó, được mài giũa nhọn như lưỡi dao. Thừa lúc thả gà ra, nó đưa con gà điều gần sát con gà ô của anh Sáu, rồi thừa lúc anh Sáu sơ ý, nó thọc móng tay nhọn có tẩm nọc rắn hổ mang vào bầu diều của con gà ô. Nghe con gà ô la “oắc” một tiếng lớn, rồi rướn mình lên, giẫy đành đạch. Anh Sáu nhìn thấy ngón tay út của nó vấy máu. Anh biết ngay là con gà ô bị ám toán, anh liền chụp cổ tay của nó. Tiện tay, anh Sáu tung ra đòn “loan đài trửu”, đánh hất ngược cùi chỏ từ dưới lên cằm của nó. Bị trúng đòn bất ngờ, Phnôm Xây té bật ngữa ra phía sau. Anh luôn dùng đòn “cầm nả thủ”, nắm chặc cổ tay của nó, đưa lên cao cho mọi người nhìn thấy, rồi hét lớn: “Phnôm dùng móng tay tẩm nọc rắn hổ ám toán con gà ô của tôi!” Vừa dứt lời, cả trường gà ồn ào như vỡ chợ, dân cá độ chữi thề, những con bạc đang say máu đỏ đen định xông vào trong bồ, bề hội đồng Phnôm Xây. Sợ bạo động xảy ra, trong tài lật đật tuyên bố độ gà nầy kể như huề.”

    Tư Cóc tức mình nói:
    - "Đâu có được anh Sáu! Còn mạng con gà ô thì sao? Tên Má Chín Mành phải đền tiền thiệt hại cho anh chớ!"
    - “Em nói đúng! Nó đồng ý trả tiền thiệt hại cho anh 1.000 đồng với điều kiện.”

    - “Còn điều kiện gì nữa? Chuyện đó rõ như ban ngày,” Tư Cóc hỏi. “Thằng Má Chín Mành còn đòi điều kiện gì nữa chớ hả, anh Sáu?”
    - “Điều kiện của nó như vầy,” Sáu Võ nói. “Anh phải đấu với võ với thằng Phnôm Xây. Nếu thắng, Má Chín Mành mới chịu đền bù thiệt hại. Còn nếu thua, kể như huề; rủi ro, có người có người chết thì ráng mà chịu. Không ai thưa kiện ai!”

    - “Thằng Má Chín Mành chơi cha thiệt đó!” Tư Cóc nói. “Anh tính sao? Bỏ cuộc hả?”
    - “Đâu bỏ cuộc dễ dàng như vậy! Bằng mọi giá, anh phải đấu với nó một trận; mặc dầu, nó to như hộ pháp, cao hơn anh một cái đầu. Nghe đồn, Phnôm Xây là cao thủ trên võ đài!”

    - “Anh liều mạng thật đó!”
    - “Tội nghiệp ông cả Hay và Hội đồng Vạn,” Sáu Võ nói. “Hai ông nhứt định không cho anh đấu võ với nó và bằng lòng trả cho anh 1.000 đồng tiền thiệt hại.”

    - “Tại sao anh Sáu không nhận chớ!”

    Sáu Võ nhìn Tư Cóc, rồi lắc đầu, nói:
    - “Mạng con gà ô chỉ đáng giá 20 đồng bạc là cùng. Nhưng, lòng tự ái dân tộc mới là chuyện đáng kể. Anh Sáu phải dạy chúng nó bài học lễ nghĩa!”
    - “Anh gan cùng mình thiệt đó! Không biết võ nghệ mà dám đấu với nó! Em phục anh luôn!”

    - “Thằng Má Chín Mành cũng nghĩ như em vậy, nên nó đem thằng Phnôm Xây to con lớn xác ra hù dọa anh Sáu! Chớ nó đâu biết, anh Sáu có nghề!”

    Tư Cóc ngạc nhiên, hỏi:
    - “Anh học võ hồi nào vậy? Sư phụ của anh là ai?”

    Sáu Võ kể:
    - “Năm anh lên 12 tuổi. Hằng ngày, theo ông nội vào núi Két, núi Bà Đội đi hái thuốc Nam về trị bịnh người nghèo làm phước. Một hôm, anh mãi mê đi tìm củ hà thủ ô, nên bị lạc vào một hang động khá rộng. Anh gặp một đạo sĩ đang ngồi tham thiền trong một cái cốc lợp bằng cỏ tranh. Nghe tiếng động, ông quay đầu nhìn lại thấy anh. Mái tóc và chòm râu bạc phất phơ dài tới ngực, nhưng đôi mắt ông cụ cực sáng, trong ánh mắt như có ánh hào quang tỏa ra, chứng tỏ nội lực của ông vô cùng thâm hậu. Ông hỏi: “Cậu nhỏ đi lạc đường phải không?” Anh gật đầu. Sau đó, ông thu nhận anh làm đồ đệ. Từ đó, cách vài ba hôm, anh trở lại hang động để sư phụ truyền dạy võ thuật. Và trong suốt 6 năm trời theo học võ với sư phụ, anh cũng không biết ông là ai. Cho tới một hôm, ông ra đi biền biệt, không một lời từ giã. Cho mãi đến bây giờ, anh Sáu không gặp lại sư phụ. Không biết ông còn sống hay đã qua đời rồi cũng không chừng. ”

    Tư Cóc hỏi:
    - “Anh Sáu đấu với thằng Phnôm Xây ở đâu?”
    - “Ngay tại bãi đất trống trước trường gà, dưới sự chứng kiến của khán giả,” Sáu Võ chậm rãi kể lại trận thư hùng. “Anh Sáu bước ra giữa sân trước, Phnôm Xây đi phía sau lưng anh; đột nhiên, hắn lướt tới một cách thần tốc, phóng ngưới lên, giáng xuống một quả đấm lén nặng ngàn cân vào sau gáy của anh. Bị tấn công bất ngờ, nhưng anh đã đề phòng trước rồi, anh liền nghiêng đầu né đòn, vừa xoay người lại, đưa bàn tay trái nương theo cánh tay phải của hắn, vừa vuốt vừa đẩy một cách uyển chuyển để hóa sức mạnh và làm lệch hướng quả đấm; cùng lúc, anh sử dụng cước pháp “hoàng mãng bãi vĩ” trả đòn, nhấc chân phải ra phía sau, tung một ngọn cước dũng mãnh, vẽ một vòng cung vào vùng hông của hắn. Thằng Phnôm Xây cũng nhanh chóng xoay người sang trái, dùng gối chận cước, đồng thời tung ra đòn “long thăng trửu” dùng chỏ đánh tạt ngang cằm của anh, anh nghiêng người qua bên phải, dùng chân trái phóng ra một cước “báo tử tiễn vĩ”, đá vét gót ra phía sau, trúng phóc vào hạ bộ của hắn. Anh Sáu chỉ dùng có một nửa thành công lực, cũng đủ làm cho thằng Phnôm Xây đau đớn, lấy hai tay bụm hạ bộ, nhăn mặt nhíu mày như khỉ ăn ớt.”

    Tư Cóc khoái chí, cười ha hả, hỏi:
    - “Rồi sao nữa, anh Sáu?”
    - “Anh dùng chân phải duỗi thẳng, đá bạt vòng vào đầu của nó với tất cả sức mạnh để kết thúc nhanh trận đấu. Thằng Phnôm Xây bị trúng ngọn cước “hoành bãi thích cước” ngã nằm dài xuống đất, rồi gượng đứng dậy, dơ tay đầu hàng. Dân cá độ hoan nghênh nhiệt liệt và cái tên Sáu Võ ra đời từ đó.”

    Tư Cóc hỏi:
    - “Thằng Má Chín Mành có chịu trả 1.000 đồng cho anh không?”

    Sáu Võ nói:
    - “Mụ nội thằng Má Chín Mành cũng không dám giựt số tiền nầy của anh. Nhưng hắn còn ấm ức lắm! Câu chuyện tưởng như vậy đã giải quyết xong. Nào ngờ, đêm đó xảy ra chuyện lớn,” Sáu Võ nói. “Nửa đêm hôm đó, Má Chín Mành sai tay chân bộ hạ nổi lửa đốt cháy rụi trường gà, lửa lan rộng ra cháy thêm mấy căn nhà trong xóm gần đó. Má Chín Mành hô hoán lên là Sáu Võ đốt trường gà. Vừa nghe tin nầy, anh vọt lẹ lên đồi “Tức Chụp”, nằm về phía tây núi Cô Tô thuộc địa phận xã An Ninh, quận Tri Tôn. Đồi nầy chi chít những hang động rất an toàn. Anh định trốn vài ngày rồi trở về nhà. Nhưng thật không dè ...”
    - “Anh không dè chuyện gì vậy?”

    - “Đồi Tức Chụp là căn cứ địa của bọn Việt Minh, anh bị chúng nó ép buộc gia nhập gia nhập lực lượng võ trang Việt Minh. Nếu không, chúng sẽ cho người đốt nhà cha mẹ của anh. Phải đấp chăn mới biết chăn có rận. Tụi Việt Minh mà kháng chiến cái con mẹ gì; chẳng qua, tụi nó cướp công kháng chiến của người Việt Quốc Gia yêu nước, rồi tàn sát họ để bịt miệng. Đồng bào Miền Tây Nam Bộ nói đúng không sai: “Khế chua mà chanh cũng chua / Dân mình Tây giết còn thua giặc Hồ”.

    Cóc nói:
    - “Em nghe cán bộ Việt Minh nói rằng, những người bị họ lên án tử hình đều là bọn Việt Gian kia mà.”
    - “Chẳng lẽ bọn con nít mới lên 5, 6 tuổi biết làm Việt Gian sao chớ?” Sáu Võ phùng mang, trợn mắt kể lại những vụ giết người tập thể mà anh đã chứng kiến mấy tháng trước đây. “Tại xã Phú Lâm, tỉnh Châu Đốc, bọn cán bộ Việt Minh khát máu dùng mã tấu chặt đầu, mổ bụng và đâm chết trên 400 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo gồm cả ông già bà cả, đàn bà trẻ con rồi chôn ba hầm tập thể, sau khi họ cướp sạch vòng vàng, tiền bạc. Tại làng Phú Thuận, tỉnh Kiến Phong, bọn Việt Minh bắt 235 chức sắc và gia đình, thân nhân của chiến sĩ Dân Xã Hòa Hảo rồi đâm chết bằng dao găm và chôn tập thể. Và anh còn chứng kiến một vụ giết người man rợ khác, gọi là cho đi “mò tôm” tại Vàm Nao...”

    - “Vàm Nao ở đâu vậy, anh Sáu? Em nghe cái tên quen quen!”
    - “Vàm Nao cách Tân Châu khoảng 40 km. Dân thương hồ từ Tân Châu, Hồng Ngự muốn đi Châu Đốc phải xuống Vàm Nao trước, rồi ra sông Hậu đi vòng trở lên Châu Đốc,” Sáu Võ kể tiếp. “Bọn Việt Minh xô cả trăm đồng bào theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo vào trong khoang ghe, gài chặt cửa lại. Đợi cho con nước lớn, chúng chèo ra sông cái, đục ghe cho chìm xuống đáy sông sâu.”

    Tư Cóc hỏi:
    - “Bây giờ, anh Sáu tính sao?”
    - “May cho anh lần nầy gặp được em,” Sáu Võ nói. “Anh định trốn qua Nam Vang làm “bạn biển” một thời gian. Nghe nói, lúc trước em có qua bển làm nghề nầy, phải không Tư? Em thấy làm nghề “bạn biển” sống được chớ?”

    - “Làm nghề nầy cực lắm! Suốt ngày lênh đênh trên mặt nước. Nhưng, nếu chịu khó cũng kiếm ăn được lắm! Em đố cha bọn Việt Minh truy tầm được tông tích của anh Sáu,” Tư Cóc thở dài, nói. “Có lẽ, sau khi đón 3 cô gái ăn phải cháo lú đi theo bọn Việt Minh về mật khu U Minh, em cũng cũng tìm cách chuồn về kinh Mạc Cần Dưng!”
    - “Không được đâu!” Sáu Võ nói. “Em mà về đó là tụi mật thám Pháp hốt ngay. Phải tìm một nơi an toàn để trốn mới được.”

    - “Em đi xuống rừng U Minh kiếm củi, làm sao tụi Tây biết em theo Việt Minh mà bắt chớ!”
    - “Em khờ quá đi! Chính mấy thằng cán bộ Việt Minh nằm vùng loan tin nầy chứ ai!” Sáu Võ giải thích. “Nó loan tin như vậy, em không thể bỏ trốn về quê nhà được. Đây gọi là chiêu “qua cầu rút ván” của tụi nó!”

    Tư Cóc lo ngại, hỏi:
    - “Bây giờ tính làm sao đây, anh Sáu? Hay là em theo anh trốn sang Miên luôn, được không anh?” Tư Cóc nói. “Em có sẵn kinh nghiệm làm bạn biển mà!”

    Sáu Võ lắc đầu, nói:
    - “Hiện thời, anh chưa biết qua Miên làm nghề gì để sanh sống,” Sáu Võ cúi đầu suy nghĩ một lúc, rồi nói. “Tạm thời, em có thể trốn về cù lao Ông Chưởng, tá túc nhà ông Hội Đồng Vạn. Bao giờ yên nơi, anh Sáu trở lại đón em đi chịu không?”

    Tư Cóc lo ngại, hỏi:
    - “Nhưng chắc gì ông Hội Đồng Vạn cho em nương tựa?”

    Sáu Võ trấn an, nói:
    - “Đừng lo! Trên đường trốn qua Miên, anh sẽ tạt qua cù lao Ông Chưởng. Anh sẽ gởi gấm em cho ông Hội Đồng Vạn trước. Ông ta là một người tốt, anh em mình có thể tin cậy trong lúc ngặt nghèo.”
    - “Được như vậy thì hay quá,” Tư Cóc mừng rỡ, nói. “Còn nhiệm vụ đi đón ba cô gái ở Cà Mau, anh Sáu tính sao?”

    - “Anh Sáu đã khuyên tụi nó hết lời là nên trở về mái ấm gia đình. Nhưng, mấy đứa nó nhứt định không chịu nghe, nằng nặc đòi theo Việt Minh đi kháng chiến,” Sáu Võ chậc lưỡi, nói. “Đi theo để làm hộ lý cho bọn cán bộ nồng cốt Việt Minh, chớ kháng chiến cái con mẹ gì! Tụi nó muốn chết, cho chết luôn. Ngu ráng chịu!”

    Có tiếng gà rừng gáy óc eo từ trong rừng sâu, văng vẳng vọng về. Sáu Võ thò đầu ra ngoài khung cửa sổ, nhìn ra ngoài trời, đoán chừng quá nửa đêm về sáng. Sáu Võ nói:
    - “Sắp tới giờ anh phải đi rồi! Em chờ con nước bắt đầu lớn là nhổ sào, chèo ghe ra thị xã Cà Mau! Nhớ đậu ghe dưới bến đò, chờ anh dẫn bọn họ xuống ghe. Nghe rõ chưa?”
    - “Dạ, nghe rõ rồi!”

    Sáu Võ dặn dò xong, rồi ra đằng sau lái, kéo sợi dây luộc cho chiếc xuồng ba lá vừa cập sát chiếc ghe tam bản là nhảy ngay xuống xuồng. Vì con nước còn đang ròng, Sáu Võ phải dùng cây sào bằng tre chống xuống nước, xuồng lướt ào ào trên lau sậy trở ra sông lớn, rồi bơi tuốt qua bờ bên kia. Giao xuồng câu cho đồng chí Khoai, lấy xe đạp phóng thẳng ra thị xã Cà Mau, sắp xếp công việc cho sáng hôm sau...

    Sau khi Sáu Võ đi rồi, Tư Cóc đóng cửa khoang lại ngủ lấy sức để còn phải chèo ghe một đoạn sông dài nữa. Khoảng 3, 4 giờ sáng là con nước bắt đầu lớn, tiếng chim bìm bịp kêu giục giã trong mấy rặng cây dừa nước. Tư Cóc giật mình thức giấc, có tiếng ai hát nghe văng vẳng từ đầu doi đất vọng lại. Đó là bài ca vọng cổ trử tình của nhạc sĩ Sáu Lầu sáng tác năm xưa: Từ là từ phu tướng / Báu kiếm sắc phong lên đàng / Vào ra luống trong tin chàng / Và năm canh mơ màng / Em luống trông tin chàng / Oâi gan vàng thêm đau...

    Tư Cóc chống cái phên cửa sổ, nhìn ra đầu doi đất, thấy thấp thoáng vài ba ghe câu từ ngoài biển theo con nước lớn trở về, cắm sào san sát bên nhau, ăn uống, ca hát ồn ào vui nhộn dưới ánh trăng, vì nơi đây là tụ điểm cho họ nghỉ ngơi sau một ngày vật lộn mệt nhoài với sóng biển để đánh bắt cá. Tư Cóc lấy tay vốc nước sông rửa mặt cho tỉnh người rồi đứng dậy, lấy cây sào tre chống ghe ra khỏi khu rừng tràm. Một người trong bọn họ trông thấy Tư Cóc đang chèo ghe tới, bèn lên tiếng gọi:
    - “Ê, anh Hai ơi! Ghé lại đây, nhậu vài ba sợi với tụi nầy một chút chơi, rồi có đi đâu t-ì đi!”

    Tư Cóc chấp nhận liền, nói:
    - “Nhậu thì nhậu, chớ sợ gì mà không dám chớ!”

    Tư Cóc chèo ghe riết tới, cắm sào bên cạnh các ghe câu, nhập bọn với họ. Nhìn mấy con hùm đang giẫy đành đạch trên đống than hồng trong cái cà ràng và bên cạnh đó là một lít đế đã lưng chai. Bốn người dân chài đang ngồi vây quanh, vừa nướng tôm vừa hơ lửa cho ấm. Một thanh niên rót rượu ra chén, đưa qua ghe cho Tư Cóc.
    - “Nhấp môi một vài hớp cho ấm bụng đi, cha nội!’
    - “Gọi tui là Tư được rồi, anh bạn mình!”

    - “Anh chèo ghe về miệt nào vậy, anh Tư?”
    - “Thị xã Cà Mau!”

    - “Vậy sao!” người đó vui vẻ, nói. “Tụi nầy đang chờ con nước lớn cũng ra thị xã Cà Mau để giao hết mớ cá tôm nầy cho chủ vựa. Kiếm vài chục bạc rủng rỉnh, phong lưu cũng được vài ba đêm cho sướng cuộc đời, trước khi trở lại biển!”
    - “Bộ mấy cha chưa vợ hả? Sao tự do vậy?”

    - “Mấy cha có gia đình đi về nhà, úm vợ hết rồi, chỉ có tụi nầy độc thân mới còn ở nán lại đây,” anh ta hỏi. “Còn anh Tư ra thị xã Cà Mau làm gì sớm vậy?”
    - “Tui hả?” Tư Cóc cười, nói. “Đi coi mắt đến ba cô vợ!”

    - “Thôi đi cha nội! Lấy vợ khổ lắm đó!” một người đứng tuổi, nói. “Sống một mình đi biển với tụi nầy, đời độc thân sướng hơn nhiều!”
    - “Để tui suy nghĩ lại coi,” Tư Cóc nhìn mấy con tôm hùm, vỏ đã đổi sang màu đỏ, nói. “Cho tui xin một con tôm làm mồi coi, mấy cha!”

    - “Nè, ăn con nầy đi! Bự nhứt đó! Đói bụng không? Tụi nầy còn một ít cơm nguội trong nồi!”
    - “Cám ơn mấy bạn! Tui không thấy đói!” Tư Cóc vừa thổi vừa lột vỏ con tôm, cho vào miệng nhai ngấu nghiến, rồi ực nửa chén rượu còn lại, khà một hơi dài khoan khoái, nói. “Thôi, bây giờ tui nhổ sào đi cho kịp con nước. Hẹn gặp lại mấy anh tại thị xã Cà Mau nghe!”

    *****

    Tư Cóc chào từ giã mấy người bạn sơ giao vui tính, đứng dậy nhổ sào, chèo ghe theo dòng sông Ông Đốc hướng ra thị xã Cà Mau, gần tới trưa thì đến bến đò. Cà Mau là giao điểm của những dòng sông, kinh rạch như: sông Ông Đốc, Bãi Háp, Gành Hào, Đầm Dơi. Kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kinh Cà Mau - Bạc Liêu... mặt sông mênh mông chảy về nhiều ngã trên phần đất tận cùng của quê hương. Mỗi buổi sáng, khi trời vừa rạng đông là ghe xuồng của đồng bào từ các làng mạc, dọc theo hai bên những dòng sông đổ về đây tấp nập. Họ hợp thành chợ nổi, mua bán đủ loại thực phẩm và các mặt hàng cần thiết, các loại trái cây bán theo từng mùa và đủ loại thủy sản nhiều vô số...

    Khi Tư Cóc chèo ghe đến bến đò, chợ nổi cũng sắp tan. Tư Cóc vội vã kiếm một chỗ cắm sào gần bến đá, chờ đón người cho tiện. Tư Cóc mua vài con cá trê vàng, làm sạch sẻ cho vào cái nồi đất kho quẹt, ăn với cơm nguội cho đở đói lòng.
    Khoảng 4 giờ chiều. Một cơn mưa rào bất ngờ vội qua thị xã Cà Mau. Bến đá trở nên vắng vẻ, chỉ còn lại vài ghe câu đang cắm sào chờ con nước rời bến, ra sông cái giăng câu đêm; bất ngờ, Sáu Võ xuất hiện, đứng trên cây cầu đúc xi măng, gọi:
    - “Ê, anh kia! Còn đưa đò rước khách qua bên kia sông không đó!”

    Biết ngay là Sáu Võ đưa các đồng chí gái đến. Tư Cóc đội cái nón lá lụp xụp trên đầu, đứng đằng sau lái, đáp:
    - “Dạ còn chớ! Mấy người đi đó, anh Hai?”
    - “Chỉ có ba cô gái thôi!”

    - “Xin mời ba cô xuống đò! Tui nhổ sào liền bây giờ!”

    Sáu Võ trở lên bờ, dẫn ba cô gái mơn mởn đào tơ, bước xuống cây cầu đúc thì Tư Cóc cũng vừa chèo ghe trờ tới. Chờ cho ba cô gái bước xuống ghe, chui vào trong khoang xong xuôi. Sáu Võ nói:
    - “Thôi, đi đường bình an! Nhớ lời anh Sáu dặn ghe!”

    Tư Cóc vẫy tay chào từ giã, rồi vung mái chèo tách bến ngược dòng lên quận Thới Bình. Cơn mưa chiều đã dứt hột từ lâu, màn đêm vừa buông xuống là mặt trăng đã vượt lên trên rặng tre làng bên kia sông. Trời càng về khuya thật yên lặng, chỉ còn nghe tiếng mái chèo khua nước róc rách và chiếc ghe nhẹ lướt trên dòng sông; thỉnh thoảng, mới thấy vài ngọn đèn dầu mù u le lói trong nhà ai đó, thấp thoáng sau mấy lùm cây. Bỗng có tiếng súng nổ “cắc bùm” từ một gốc trời nào đó dội về. Tư Cóc dừng tay chèo, ngước mặt nhìn lên bầu trời, một viên đạn lân tinh vạch một đường sáng bay vút lên trên không như một vệt sao băng. Một trong ba cô gái đẩy cánh cửa khoang, thò đầu ra, hỏi:
    - “Súng nổ ở đâu vậy, đồng chí?”
    - “Bộ sợ rồi hả?” Tư Cóc cười, nói. “Nếu sợ, qua đưa mấy cô trở lại Cà Mau về sum hợp với gia đình. Còn kịp mà!”

    Cô ta cố giữ giọng bình tỉnh, nói:
    - “Còn lâu mới sợ! Phải chiến đấu như người cộng sản chớ bộ!”

    Đến nửa đêm, ghe vượt qua cái doi đất, rẽ phải, để vào con sông Trèm Trẹm được một đoạn, rồi cắm sào dưới rặng cây bần ven sông, ngủ qua đêm. Tư Cóc mở cánh cửa khoang, đánh thức mấy cô gái dậy, nói:
    - “Mình ngủ qua đêm ở đây! Qua mệt thắt họng rồi! Con nước ngược chèo mệt lắm đó!”

    Một cô khác nói:
    - “Em đói bụng rồi! Đồng chí có gì ăn không vậy?”
    - “Còn hai con cà trê vàng kho quẹt. Nhưng, cơm thì hết sạch rồi,” Tư Cóc nói. “Thôi, qua bắt nồi cơm lên, chừng nửa giờ thì có ăn.”

    - “Đồng chí cứ để tụi em nấu cơm, rồi cùng ăn cho vui.”

    Tư Cóc thắp ngọn đèn bão móc trên vách, ánh sáng tỏa lung linh trong ghe, vừa đủ để ngắm nghía ba đồng chí gái, cô nào cũng còn trẻ măng, khoảng 16, 17 tuổi là cùng, thơm như múi mít. Cô lớn nhất tự giới thiệu:
    - “Em tên là Liễu,” nàng nhìn cô gái có mái tóc thề óng mượt, tiếp. “Còn đây là em Hạnh.”

    Cô gái thứ ba nhỏ tuổi nhất, trông gương mặt còn rất ngây thơ, nhanh nhẩu lên tiếng:
    - “Còn em tên là Mây!”

    Liễu thân mật nhìn Tư Cóc, hỏi:
    - “Còn đồng chí tên gì?”
    - “Tư Cóc là bí danh của qua! Nhưng, kêu qua bằng anh Tư được rồi!”

    - “Anh Tư chèo ghe từ hồi chiều tới giờ, mệt gần ứ hơi rồi,” Liễu nói. “Anh vào trong khoang nằm nghỉ để tụi em ra đằng sau lái nấu cơm, hâm nóng lại nồi cá. Bao giờ xong, tụi em sẽ đánh thức anh dậy dùng cơm.”

    Nói xong, cả ba cô ra đằng sau lái múc nước sông vo gạo, nổi lửa nấu cơm. Còn lại Tư Cóc một mình nằm dài trong khoang ghe, mùi thơm da thịt của ba nàng còn phảng phất bên đầu mũi, trong đầu suy nghĩ vẩn vơ rồi âm thầm cười một mình. Chắc hẳn, phải có âm mưu đen tối gì đây?

    Gần một tiếng đồng hồ sau, Liễu đẩy cánh cửa khoang sang một bên, rồi đánh thức Tư Cóc dậy, nói:
    - “Anh Tư thức dậy chuẩn bị dùng cơm nè!”

    Tư Cóc vừa dụi mắt ngồi dậy là Liễu đẩy cái mâm cơm vào trong khoang. Cả bốn người ngồi chung quanh mâm cơm, ăn ngon lành. Thoáng một cái nồi cơm, cá hết sạch trơn. Bỗng nghe có tiếng vượn hú từ trong rừng tràm vọng lại, tiếng khỉ kêu khọt khẹt trong mấy lùm cây ven sông. Liễu hỏi:
    - “Đây là đâu, sao mà buồn quá vậy, anh Tư?”
    - “Vùng nầy giữa con rạch Cái Tàu và sông Trèm Trẹm thuộc U Minh Hạ. Hai bên bờ là rừng tràm, đước...bạt ngàn. Khỉ đột, đười ươi, dã nhân... con nào, con nấy to lớn như người đàn ông lực lưỡng. Chúng thường kéo cả bầy ra bờ sông, tắm lúc ban đêm,” Tư Cóc giọng nghiêm chỉnh, kể tiếp. “Năm trước, có một cô gái ở quận Thới Bình xuống miệt nầy đốn tràm về cất nhà. Tối ngủ quên trong ghe, bị khỉ dột lén mò vô hiếp có chửa...”

    - “Ghê vậy sao?” Liễu giọng run run hỏi. “Bị khỉ đột hiếp rồi đẻ ra cái giống gì vậy, anh Tư?”
    - “Nửa người nửa ngợm, lông lá tùm lum tà la, lại thêm cái đuôi lòng thòng nữa đó,” Tư Cóc le lưỡi dài thượt, nói. “Trông dễ sợ lắm mấy cô ơi!”

    Hạnh nghe nói cũng rùn mình, khiếp sợ, nói:
    - “Mình ăn cơm xong rồi, anh đưa tụi em rời khỏi chỗ nầy lẹ lên đi, anh Tư ơi!”
    - “Nội mẹ qua bây giờ chèo cũng không nổi nữa, oải lắm rồi!” Tư Cóc ngáp dài mấy cái, nói. “Hồi nãy, mấy cô nói cứng lắm mà! Mới nghe nói đến khỉ đột là đã sợ xanh mặt rồi, làm sao chiến đấu như người Cộng Sản được chớ!”

    Hạnh hỏi:
    - “Làm sao biết mình bị khỉ đột hiếp hả, anh Tư?”
    - “Dễ biết lắm! Mấy cô nghe cho kỹ đây,” Tư Cóc giọng nửa đùa, nửa thật, nói. “Sáng thức dậy mà thấy một bệt sình có dính mấy chùm lông khỉ dưới rún là đã bị khỉ đột hiếp rồi đó!”

    Mây năn nỉ:
    - “Anh làm ơn ngủ trong khoang ghe, bảo vệ cho tụi em đi, anh Tư!”
    - “Đâu có được nà! Cho dầu mấy cô có kê súng vô đầu qua, qua thà nhảy xuống sông tự vận, chớ nhứt định qua không ngủ chung với mấy cô trong khoang ghe đâu,” Tư Cóc không bỏ qua cơ hội, lên lớp. “Tuy qua lớn hơn mấy cô vài tuổi. Nhưng, qua là một người có “đạo đức cách mạng”, sống, chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại; rủi ro, qua dằn lòng không đậu thì phiền lắm, làm sao qua ăn nói với Bác Hồ đây?”

    Liễu hỏi:
    - “Tiến thoái lưỡng nan! Anh Tư định giải quyết “sự cố” nầy làm sao đây?”
    - “Dễ thôi mà!’ Tư Cóc nói. “Mấy cô cứ ngủ trong khoang ghe, nhớ đóng cửa khoang lại cho cẫn thận là được rồi!”

    Mây hỏi:
    - “Còn anh Tư ngủ ở đâu?”
    - “Qua hả? Mấy cô đừng lo!” Tư Cóc ngáp dài thêm mấy cái nữa, nói. “Qua leo lên bờ ngủ dưới gốc cây dừa, khỉ đột mà léo hánh đến thì qua đuổi chúng nó đi. Mà thôi, qua lên bờ ngủ trước nghe mấy cô! Khuya rồi đó!”

    Nói xong, Tư Cóc ôm cái nóp leo lên bờ, trải gần gốc cây dừa, rồi chui vào ngủ. Trời về sáng, sương đêm xuống dầy đặc. Tư Cóc thấm lạnh, cuộn mình trong nóp; thỉnh thoảng, ló đầu ra khỏi nóp, ngó xuống ghe, nghe động tỉnh. Độ chừng ba cô gái đã ngủ say, Tư Cóc chun ra khỏi nóp, lội trở xuống ghe, tay nắm cây sào, rướn người lên thật nhẹ nhàng, lấy tay đẩy cánh cửa khoang, rồi bò vào bên trong... ai mà biết Tư Cóc làm gì ở trong đó! Độ chừng 5 phút, là thấy Tư Cóc lặng lẽ trườn mình xuống sông, lội trở lên bờ, chui vô nóp, khoái chí cười khúc khích một mình...

    Trời vừa rạng đông, tiếng gà rừng gáy rộ khắp nơi. Tư Cóc giựt mình thức dậy, cuốn nóp quăng lên vai, lội trở xuống ghe. Vừa thấy mặt Tư Cóc là ba cô mếu máo khóc, nói:
    - “Tụi em bị khỉ đột hiếp cả đám rồi, anh Tư Cóc ơi!” Liễu nức nở, hỏi. “Tính làm sao bây giờ đây, anh Tư?”

    Tư Cóc làm bộ, hỏi:
    - “Làm sao mấy cô biết là đã bị khỉ đột hiếp chớ?”

    Cả ba cô lấy tay trật sợi dây lưng quần xuống khỏi rún, chỉ cho Tư Cóc thấy mấy bệt sình, còn dính một chùm lông khỉ màu xam xám thấy phát khiếp. Tư Cóc hoảng quá, la lên:
    - “Thôi, chết mẹ rồi! Mấy cô bị khỉ đột hiếp thật rồi đó nghen!”

    Cả ba vừa nghe Tư Cóc nói, liền òa lên khóc, hỏi:
    - “Anh nghĩ cách nào cứu tụi em đi! Nếu mà có chửa là tụi em tự vận hết cho anh coi!”

    Tư Cóc làm bộ gãi đầu, gãi tai, suy nghĩ một hồi lâu, nói. “Qua chỉ còn có mỗi một cách nầy; may ra mới cứu được ba cô!”

    Liễu mừng rỡ, hỏi:
    - “Cách gì vậy hả, anh Tư?”

    Tư Cóc nói, giọng quả quyết:
    - “Là mấy cô phải để cho qua “pha giống” thôi!”

    Hạnh không hiểu, hỏi:
    - “Anh Tư lấy cái giống gì để pha đây?”
    - “Lấy cái giống của qua, pha với giống khỉ đột là không sợ có chửa.” Tư Cóc
    khoe. “Cái giống của qua có nòi “cách mạng” nên nó mạnh lắm!”

    Mây ngây thơ hỏi:
    - “Rồi anh Tư lấy cái giống gì bôm vô trong...để pha chớ?”

    Nghe cô Mây hỏi, Tư Cóc mắc cỡ đỏ mặt, không biết giải thích làm sao, cứ ú ớ mãi, cuối cùng mới nói nên lời:
    - “Qua lấy cái “vòi” của qua bôm vô, chớ lấy cái giống gì chớ!” Tư Cóc cố nín cười, hỏi tiếp. “Trời gần sáng bét rồi! Không còn thì giờ đâu! Ai tình nguyện để qua pha giống trước đây?”

    Liễu là đàn chị, giọng cương quyết, nói:
    - “Chị xung phong cho anh Tư Cóc pha giống trước để hai em rút kinh nghiệm!”

    Tư Cóc biết mấy cô nàng trúng kế, khoái chí, nói:
    - “Pha giống kỵ chỗ gió! Đồng chí Liễu ở lại trong khoang với qua. Còn đồng chí Hạnh và Mây ra đằng sau lái, ngồi chờ đến phiên mình, rõ chưa?”

    Chờ cho hai nàng ra ngồi đằng sau lái xong, Tư Cóc gài cánh cửa khoang lại, bắt đầu “pha giống” cho Liễu. Một chập sau, hai nàng thất kinh hồn vía khi nghe tiếng Liễu rên hừ hừ từ trong khoang phát ra. Kế nghe Liễu giẫy giụa, làm chiếc ghe chòng chành chao nghiêng ngã và sau cùng là tiếng đập tay vào vách nghe rầm rầm. Mây sợ xanh cả mặt, nói:
    - “Sao em sợ quá! Chị Hạnh ơi!”
    - “Chị cũng sợ như em thôi! Không biết thằng cha Tư Cóc bôm cái giống gì để pha giống khỉ đột vậy cà?” Hạnh đoán già đoan non, lo lắng, nói. “Chị nghĩ, chắc cái chất nầy nóng lắm làm cho chị Liễu bị phỏng. Nghe chỉ rên hừ hừ mà phát ghê!”

    Mây thì nghĩ khác, nói:
    - “Em chỉ lo cái vòi của thằng chả quá cở thợ mộc, làm sao chị Liễu chịu cho thấu! Em sợ quá chị Hạnh ơi!”

    Vừa lúc đó, hai nàng nghe tiếng Liễu thở hổn hển, dồn dập liên hồi; bất ngờ, nàng gào lên: “Anh giết em, anh Tư Cóc ơi!...” Liễu giẫy thêm mấy cái nữa, rồi nằm xụi lơ cán cuốc. Trong khoang ghe giờ im lặng như tờ, Mây sợ quá khóc thét lên:
    - “Chị Hạnh ơi! Chị Liễu bị thằng cha Tư Cóc giết chết rồi, mình tính làm sao bây giờ đây?”

    Hạnh còn nhát gan hơn. Vừa nghe tiếng Liễu gào lên: “Anh giết em, anh Tư Cóc ơi!...” là nàng sợ đến tè ướt cả quần, hai tay ôm lấy ngực, trấn áp cơn sợ hãi, nói:
    - “Chị thà để cho có chửa, chớ không dám để cho thằng cha Tư Cóc pha giống đâu, Mây ơi!”

    Mây giọng run run, hỏi:
    - “Nếu chị đẻ ra thằng con nửa người, nửa ngợm, nửa điên, nửa khùng lại thêm cái đuôi khỉ dài lòng thòng nữa thì chị tính làm sao đây? Không lẽ, chị đem quăng nó xuống sông được à?”

    Hạnh trả lời một cách dứt khoát:
    - “Dễ ợt! Chị lấy dao chặt mẹ nó cái đuôi, rồi giao cho bác Hồ và Đảng ta nuôi dưỡng. Biết đâu, nhờ chánh sách giáo dục của bác Hồ: “trồng cây 10 năm, trồng người 100 năm” mà sao nầy, thằng con chị trở thành Tổng Bí Thư Đảng, Chủ Tịch Nước hoặc Thủ Tướng Chánh Phủ. Chừng đó, nó tha hồ mà làm trò... khỉ!”
    - “Chị thì lúc nào cũng lạc quan tếu!” Mây nói.

    - “Chớ sao!” Hạnh nói. “Chuyện đời như “Tái ông thất mã”, trong cái rủi, có cái may thì sao? Có ai biết ngày mai sẽ ra sao!”

    Vừa lúc đó, Liễu đẩy cánh cửa khoang, chun ra đằng sau lái, ngồi bó gối bên cạnh cái lu nước mưa, mặt mũi bơ phờ, đầu bù tóc rối như vừa chết đi sống lại. Hạnh và Mây mừng quá, cả hai nhào tới ôm Liễu khóc ngất. Tư Cóc ló đầu ra ngoài cửa khoang, hỏi:
    - “Bây giờ tới phiên ai vô, cho qua pha giống tiếp đây?”

    Cả hai đồng thanh trả lời:
    - “Không cần đồng chí pha giống đâu! Tụi tui đẻ ra giống gì nuôi giống đó!”
    - “Cái nầy là mấy cô nói đó nghe! Tư Cóc hăm he. “Sau nầy, có đẻ ra bầy khỉ con, đừng có trách qua nghe chưa!”

    - “Chuyện nầy, không cần đồng chí lo! Bác Hồ và Đảng lo, được chưa!”
    Tư Cóc nghe hai nàng trả lời một cách dứt khoát như vậy, trong bụng mừng hết lớn, cười thầm: “Bây giờ mà mấy em đòi pha giống. Mụ nội qua cũng không còn sức đâu để mà pha cho mấy em!”
    - “Thôi được, mấy em không chịu pha giống thì thôi! Qua không ép mấy em!” Tư Cóc nhìn con nước bắt đầu lớn, nói. “Thôi, chúng ta chuẩn bị lên đường, kẻo trể con nước đó!”

    Tư Cóc nói xong, vói tay lấy cái nón lá máng trên vách ghe đội lên đầu, rồi chun ra đằng sau lái, máng hai cây dầm vô hai cây cột chèo, nhổ sào nhắm hướng mật khu U Minh, cắm đầu chèo riết tới...

    Liễu nhìn Hạnh và Mây, trấn an:
    - “Chị không sao đâu! Hai em vào trong khoang nghỉ đi, chị ngồi ngoài nầy hóng gió một chút lấy sức.”

    Sau khi hai nàng chun vào khoang ghe tiếp tục đánh giấc. Giờ chỉ còn hai người đằng sau lái. Liễu nhìn Tư Cóc nghiến răng trèo trẹo, nói:
    - “Kể từ giờ phút nầy, tui nói cho anh biết. Anh mà lén phén đòi pha giống hai con nhỏ đó là tui mổ bụng anh, dồn trấu thả trôi sông đó. Nghe rõ chưa cha nội! Nói cho mà biết, con nầy không phải tay vừa đâu nghe, anh Tư! Tui mà bắt gặp anh pha giống với bất cứ con mẹ đàn bà nào thì ếch, nhái, ễnh ương... tôi đều dứt nọc hết, đừng nói chi Cóc!”

    *****

    Trong mật khu U Minh, tình yêu của lớn dần trong âm thầm, lén lút. Nhưng, cũng không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của tên Ba Hứa. Một hôm, cả hai bị hắn gọi lên hội trường, chữi cho te tua:
    - “Tui nói cho hai đồng chí biết: đây là căn cứ địa của cách mạng, chớ không phải là chỗ cho mấy người mèo mả, gà đồng đâu nghe! Tui nghiêm khắc cảnh cáo hai đồng chí, phải học tập rốt ráo để quán triệt chính sách “ba khoan, một đừng” của Đảng đề ra...”

    Tư Cóc nghe nói, phê bình liền lập tức:
    - “Hồi nào tới giờ, tui chỉ biết có chính sách “ba khoan” thôi! Làm gì có thêm “một đừng” nữa chớ!”
    - “Đúng vậy! Đảng chỉ mới đề ra chính sách “ba khoan” thôi! Nhưng “một đừng” là của tui thêm vô, được không đồng chí?” không đợi Tư Cóc trả lời, Ba Hứa nói luôn một hơi. “Hãy nhớ cho kỹ chính sách “ba khoan, một đừng” nè: khoan yêu, yêu khoan cưới, cưới khoan “đ...” mà lở có “đ...” thì làm ơn “đừng” có đẻ dùm cái! Các đồng chí nghe rõ rồi chớ!”

    Tư Cóc cười thầm trong bụng: “Cưới mà khoan “đ...”, bác Hồ chưa chắc nhịn được, đừng nói chi tui!”

    Ba Hứa nói vậy, chớ không phải đơn giản như vậy đâu...

    Thế rồi, mùa Hè năm sau. Vào một mùa nước nổi tưng bừng, rừng U Minh trở thành một biển nước mênh mông. Cơn mưa vùng nhiệt đới thổi qua vùng biển mặn Cà mau; hình như, kéo dài bất tận. Bầu trời ảm đạm và buồn ray rứt. Liễu nhận được lệnh của cấp trên điều về căn cứ cách mạng Xẻo Quít nằm giữa ranh giới xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long thuộc quận Cao Lãnh, làm công tác “hộ lý” cho một số cán bộ cách mạng lão thành từ miền Bắc vào trong Nam công tác. Nhận được tin sét đánh nầy, từ thị xã Cà Mau, Tư Cóc cấp tốc bơi xuồng ngày đêm trong mưa bão, trở về mật khu U Minh để gặp người yêu, bàn việc chạy trốn.

    Và ngay trong đêm đó, Tư Cóc liều mạng chở Liễu trên chiếc xuồng ba lá mỏng manh, vượt khỏi khu rừng già U Minh theo con sông Trèm Trẹm - Cạnh Đền, băng qua sông Cái Lớn, rồi theo con sông Cái Bé rẽ vào sông Ô Môn để ra sông Hậu, rồi từ đó bơi ngược lên cù lao Ông Chưởng vài mươi cây số nữa. Họ thay phiên nhau bơi xuồng cả ngày lẫn đêm, thuận con nước là nhổ sào đi liền. Sau 6 ngày vất vả liều mạng, bỏ ngũ, chạy trốn kháng chiến, họ đến được cù lao Ông Chưởng, tìm đến nhà của ông Hội đồng Vạn không mấy khó khăn.

    Nhờ Sáu Võ gởi gấm trước, nên ông Hội đồng Vạn nhận lời giúp đở liền. Từ đó, hai vợ chồng Tư Cóc được cấp cho hai mẫu ruộng canh tác, miễn đong lúa ruộng trong vòng 5 năm. Vào thời đó, hầu hết đất đai tại vùng cù lao nầy đều thuộc về gia đình ông Hội đồng Vạn. Đất đai vùng cù lao nầy rất mầu mở do phù sa sông Hậu bồi đấp. Bên hữu ngạn là xã Kiến An, tả ngạn là xã Long Điền, dân cư trù phú và giàu có. Phần lớn là nhà gạch cất dọc theo hai bên bờ sông Hậu, những mái nhà lợp ngói đỏ nổi bật lên giữa những vuờn cây ăn trái, cành lá xanh um. Còn dưới sông thì cá tôm nhiều vô số kể; vì vậy, mới có câu ca dao: “Ba phen quạ nói với diều / Cù lao ông Chưởng rất nhiều cá tôm.”

    Nhờ vậy, đời sống của vợ chồng Tư Cóc càng ngày càng khá giả; thỉnh thoảng, nhớ cha nhớ mẹ, cả hai vợ chồng lén đưa nhau về kinh Mạc Cần Dưng thăm viếng. Cho mãi đến năm 1954. Sau khi hiệp định Geneve được ký kết giữa thực dân Pháp và Việt Minh chia đôi đất nước, vợ chồng Tư Cóc trả đất đai lại cho ông Hội đồng Vạn, trở về quê nhà tậu vườn đất, sống với cha mẹ già. Qua năm sau, Liễu sanh cho anh chàng Tư Cóc tốt số đào hoa một thằng con trai là Nguyễn thiện Chiến. Cái tên thì nghe ngon lành lắm, nhưng không chiến chút nào cả. Không biết khi song thân qua đời; có lẽ, Tư Cóc bị ông thầy địa lý dỏm, tán nhằm cái huyệt gì không biết mà thằng Chiến càng lớn, càng khờ câm, không giống Tư Cóc một chút nào cả. Nhưng ngược lại, từ khi thằng Chiến ra đời, vợ chồng Tư Cóc làm ăn phất lên như diều gặp gió, mua được hai máy cày Nhật Bổn cho nông dân mướn làm mùa. Vì muốn có cháu nội sớm bồng ẵm cho vui nhà vui cửa, nên khi Chiến vừa lên 19 tuổi đã có vợ rồi.

    Thế rồi vận xui ập đến. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đúng là oan gia gặp đường hẹp, thằng cha Thượng tá Ba Hứa tiếp thu tỉnh Châu đốc; tình cờ gặp lại đồng chí Tư Cóc, bây giờ đã thành tay tiểu tư sản nhất nhì vùng kinh Mạc Cần Dưng. Tất cả tài sản của vợ chồng Tư Cóc gầy dựng nên bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình bị nhà nước chuyên chính vô sản chụp cho mấy cái mũ: “bốc lột giai cấp nông dân”, “ngồi mát ăn bát vàng”, “làm giàu trên xương máu đồng bào”... rồi tịch thu hết gia sản. Nhưng, Ba Hứa còn nghĩ chút tình đồng chí năm xưa, chỉ ra lệnh tịch biên toàn bộ gia sản mà thôi. Vợ chồng Tư Cóc, con dâu bị đuổi ra khỏi nhà. Cuối cùng, phải trở về quê vợ bên dòng sông Ông Đốc, cách cửa biển khoảng 6 cây số, sống bằng nghề đan lưới cho dân chài vùng biển cho đến tận bây giờ.

    Còn vợ chồng thằng Chiến bây giờ sanh sống ra làm sao? Trước hết, phải kể đến thằng con trai tên Nguyễn văn Lanh - cháu nội đích tôn của vợ chồng Tư Cóc - thằng Lanh bây giờ cũng ngoài 20 tuổi rồi. Cả gia đình sống bằng nghề hạ bạc, trôi nổi từ dòng sông nầy đến dòng sông khác gần thị xã Cà Mau. Thằng Lanh hiện diện trên cõi đời trần ai, khoai củ nầy cũng do bản chất khù khờ của người cha Hai Lúa.

    Chuyện là như vầy nè.

    Còn nhớ Tết Bính Thìn năm 1976. Sau khi Chiến đưa vợ về quê mẹ ở sông Ông Đốc. Một hôm, không biết vợ Chiến ăn phải giống “sò lông” mò được ngoài cửa sông Đồng Cùng, nơi tiếp giáp với biển. Nàng bị bịnh “thượng thổ hạ tả” thiệt dữ dội, uống đủ thứ thuốc mà cũng không cầm được. Vì vậy, Chiến phải nhờ đến người bạn thân là anh Thà - dân miệt Chắc Cà Đao - cùng thay phiên chèo ghe với mình ra bịnh viện Cà Mau, xin thuốc cho vợ uống.

    Tờ mờ sáng sớm hôm sau. Chiến có mặt tại bịnh viện Cà Mau. Và phải ngồi ở “Phòng chờ đợi” hơn một tiếng đồng hồ mới tới giờ bác sĩ Cách Mạng làm việc. Ông ta hỏi:
    - “Anh ốm bịnh gì thế?”

    Chiến đáp:
    - “Con vợ tui đau, chớ không phải tui!”
    - “Nhà anh đâu?”

    - “Dạ, tui không có nhà! Vợ chồng tui sống trên ghe!”
    - “Anh sống ở đâu thì kệ bố anh! Tôi hỏi mụ vợ anh đâu?”

    - “À, con vợ tui bị thổ tả mấy hôm rồi, nằm liệt giường ở trên ghe!”

    - “Sao anh không đưa mụ vợ vào bệnh viện cho tôi xem bệnh?”
    - “Dạ, từ đó ra đây bằng đường sông, gió to, sóng lớn làm sao con vợ tui chịu cho nổi chớ!”

    - “Thôi được, vợ anh sơi đồ biển trúng độc, bị thổ tả cũng dễ trị thôi mà! Tôi đi “nấy” thuốc, anh ngồi chờ tôi tí nhá!”

    Một lát sau, vị bác sĩ cách mạng trở lại với chai thuốc có màu vàng, sền sệt như củ nghệ mài. Hắn nói:
    - “Đây “nà” thuốc truyền thống dân tộc miền núi, chuyên trị thổ tả hết ý đấy! Nhưng, anh phải nhớ “nắc” thật kỹ trước khi uống, mới có kết quả tốt!”
    - “Cách mấy giờ cho uống một lần?”

    - “Cách bốn giờ cho uống một “nần”! Mỗi “nần” một thìa canh!”

    Chiến cầm chai uống, kêu trời:
    - “Cách bốn giờ “nắc” một lần, sức đâu mà tui “nắc” cho nổi hả, bác sĩ?”

    Bác sĩ cách mạng bực quá, hét lớn:
    - “Anh “nắc” không nổi thì nhờ người khác “nắc” hộ cho, sao được chứ?”

    Chiến nghe nói cũng nổi khùng lên, hét:
    - “Đố cha thằng nào dám nắc dùm. Tui chém bỏ mẹ nó tại chỗ liền!”

    Bác sĩ cũng chịu hết nỗi, phải thét lên:
    - “Anh “nấy” thuốc, rồi ra khỏi đây ngay! Đồ ngu như “nợn”!...”

    Chiến cũng nhịn hết nỗi, nói:
    - “Ông ngu chớ ai ngu!”

    Nói xong, Chiến cầm chai thuốc đi một hơi ra bến đò. Bước xuống ghe rồi mà trong lòng vẫn còn ưu tư, lo lắng. Thà thấy thế mới hỏi:
    - “Xảy ra chuyện gì vậy, bạn? Trông sắc mặt của anh không được vui?”

    Chiến đưa chai thuốc cho Thà xem, rồi nói:
    - “Hồi cha sanh, mẹ đẻ cho đến bây giờ, tui chưa từng nghe qua cái loại thuốc nào, cho bịnh nhân uống ly kỳ như cái loại thuốc truyền thống của dân miền núi nầy, nghe anh Thà! Thiệt đổi đời, cái gì cũng thay đổi tận gốc rễ hết trơn!”

    Thà cũng không hiểu, hỏi:
    - “Thuốc cho vợ anh uống ly kỳ ở chỗ nào vậy, anh Chiến? Anh làm ơn giải thích cho tui nghe coi; may ra, tui có thể giúp được gì cho anh!”
    - “À, bác sĩ dặn tui phải “nắc” thật kỹ trước, rồi mới cho vợ uống!” Chiến hỏi. “Mà nắc thật kỹ là nắc làm sao mới được chớ?”

    Anh bạn Thà nói:
    - “Không biết dân ở miệt kinh Mạc Cần Dưng hiểu ra làm sao thì tui không biết! Chớ dân miệt Chắc Cà Đao, theo tui hiểu, anh phải “lãng mạng” với vợ của anh trước, rồi cho uống thuốc sau,” Thà giải thích. “Anh làm sao cho chị “tới bến” nhiều lần càng tốt, anh phải quằm cho chị đổ mồ hôi mẹ, mồ hôi con thì thuốc sau khi uống, sẽ có tác dụng thấm vào đường ruột mau hơn, chớ không có sao đâu!”
    - “Tui cũng nghĩ như anh vậy! Nhưng ngặt một nỗi,” Chiến lại than thở. “Thằng cha Bác sĩ Cách mạng khùng dặn tui: cách bốn giờ cho uống một lần, thế mới chết tui chớ! Cầu ba ngày cho uống một lần thì may ra. Ráng lắm một ngày một lần cũng đủ bứt gân rồi cha nội à!”

    Thà an ủi, nói:
    - “Về cái khâu cho chị uống thuốc nầy. Anh làm một mình đi! Không ai giúp được gì cho anh được đâu!”

    Vì thương vợ, Chiến cũng ráng phấn đấu cho vợ uống thuốc theo đúng chỉ tiêu của bác sĩ dặn: “Phải “nắc kỹ” trước khi uống, cách bốn giờ cho uống một lần!”. Nhờ vậy, khi vợ Chiến hết bệnh thổ tả thì vài tháng sau, Chiến báo cho tía má một tin thiệt vui: “Vợ con mang bầu rồi, tía má ơi!”. Sau nầy hiểu ra, nhờ bác sĩ cách mạng nói ngọng mà vợ Chiến mới có bầu. Trong cái rủi ro vẫn có cái may là ở chỗ đó!

    *****

    Con trăng rằm 15, tròn như cái nia, đỏ ối đang lừng lững nhô lên trên mặt biển Đông. Con trăng rằm cuối cùng của thế kỹ thứ 20 tỏa sáng rực rỡ trên dòng sông Ông Đốc. Một cơn gió bấc từ ngoài biển thổi vào đất liền hơi lành lạnh. Thím Tư ngồi nép sát bên chồng cho ấm. Nhìn mấy đòn bánh tét bắt đầu sôi sùng sục trong cái thùng thiếc đặt giữa sân nhà, chú Tư bỗng nhớ đến cha mẹ mà rưng rưng nước mắt.

    Còn thím Tư nhìn chồng, âu yếm, hỏi:
    - “Không biết hồi đó, ông có pha giống cho con Hạnh và con Mây chưa vậy hả, ông Tư Cóc? Khai thiệt đi thì tui khoan hồng!”

    Tư Cóc vuốt mái tóc bạc trắng của vợ, rồi mỉm cười một, nói:
    - “Bậy nà, tui mới có pha giống cho mỗi một mình bà mà thôi! Đã mấy chục năm trôi qua rồi mà bà còn thắc mắc mãi chuyện nầy...”

    Bỗng Tư Cóc hỏi bâng quơ:
    - “Không biết dì Hạnh và dì Mây bây giờ làm gì? Ở đâu? Hả má thằng Chiến?”

    Thím Tư nghe chồng hỏi liền làm mặt giận, nói:
    - “Bộ nhớ hai đứa nó rồi, phải không ông Tư Cóc?” thím Tư tiếp. “Con Mây thì tui không biết nó ở đâu! Còn con Hạnh ở bên dòng sông Cửa Lớn. Nghe nói bây giờ nó khá lắm! Qua bên đó, hỏi nhà của dì Sáu Tét ai mà không biết!”
    - “Vậy sao?” chú Tư Cóc tò mò, hỏi. “Bộ dì Hạnh đi theo cách mạng, làm “hộ lý” cho bộ đội cụ Hồ sao hả bà? Nội nghe cái biệt danh “Sáu Tét” của dì Hạnh là tui đủ thất kinh hồn vía rồi!”

    Thím Tư nghe chồng hỏi, nỗi sùng, nói:
    - “Ông đó nghe, ăn nói lãng nhách! Bộ ai làm “hộ lý” cho bộ đội đều bị “tét” hết sao chớ! Ông muốn biết con Hạnh, nó tét cái gì thì chèo ghe qua bên đó mà hỏi nó!”

    Tư Cóc thấy vợ sắp nổi cơn ghen lên, bèn lấy tay vuốt mái tóc bạc trắng của vợ, rồi âu yếm nói:
    - “Tui đâu có huỡn chèo ghe qua đó, hỏi con Hạnh làm gì chớ! Bà còn nhớ chuyện hồi đó không? Tui chỉ pha giống có mỗi một mình bà mà thôi! Còn hai đứa kia, tui đâu có thèm ngó ngàng gì tới đâu nà!”
    - “Thôi đi cha nội! Làm bộ hoài! Chớ không phải tại ông hết “xí quách” rồi hả?” thím Tư hỏi gằn. “Thành thật khai báo đi thì tui tha, thề không hỏi nữa: vậy chớ ông có “pha giống” hai đứa nó chưa?”

    Tư Cóc làm bộ cười nghiêng ngửa, nói:
    - “Làm gì có chuyện đó mà bà cứ hỏi tới, hỏi lui hoài vậy, má thằng Chiến!”

    Thím Tư muốn biết chuyện nầy có thiệt hay không? Chỉ còn có nước bắt thang lên hỏi ông trời, họa may biết được mà thôi, thím Tư Cóc ơi...

    Nguyễn Vĩnh Long Hồ


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X