Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lời tha thứ làm rúng động nước Mỹ.

Collapse
X

Lời tha thứ làm rúng động nước Mỹ.

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lời tha thứ làm rúng động nước Mỹ.

    Lời tha thứ làm rúng động nước Mỹ.

    Hôm 3 tháng Mười, một thanh niên da đen 18 tuổi đã làm rúng động nước Mỹ, và có thể còn xa hơn nữa, với thông điệp tha thứ của anh. Tất cả các kênh truyền hình lớn tại Hoa Kỳ đã ngưng các chương trình thường lệ để truyền đi diễn biến cảm động này.


    Biến cố này đã diễn ra trong phiên tòa xét xử cô Amber Guyger, 31 tuổi, cảnh sát viên người da trắng, tùng sự tại sở Cảnh Sát thành phố Dallas. Ngày 6 tháng 9 năm ngoái, 2018, sau một ca trực kéo dài tới 15 giờ liên tiếp, cô mệt mỏi trở về căn nhà của mình ở lầu 4 một chung cư.

    Vì lo nói chuyện điện thoại cho nên cô đã đậu xe ở garage của tầng thứ 3 và lầm lũi đi vào phòng của anh Botham Jean, là một căn phòng ngay dưới căn phòng của cô ở lầu 4. Cửa không khoá cho nên cô Amber đã đi vào phòng dễ dàng và ngạc nhiên khi thấy anh Botham đang ngồi ăn kem trong phòng khách, cô liền rút súng ra. Vì vừa mới đi từ ngoài sáng vào trong tối nên cô nhìn không rõ và phán đoán sai lầm phản ứng của anh Botham nên đã bắn hai phát súng trúng vào tim anh.

    Botham Jean, 26 tuổi, người da đen, nhập cư từ đảo St. Lucia, là một nhân viên kế toán đã chết trong căn phòng của mình một cách bất ngờ, ngỡ ngàng không hiểu tại sao mình phải chết!

    Trong bối cảnh căng thẳng vì vấn đề mầu da và vì tình trạng bạo hành của cảnh sát, phiên tòa xử cô Amber Guyger đã diễn ra hết sức căng thẳng. Thoạt đầu công tố viện Dallas dự định đưa cô ra toà về tội ngộ sát. Nhưng các cuộc biểu tình phản đối dữ dội đã nổ ra. Vì thế, tội danh chính thức của cô là tội sát nhân với khung hình phạt có thể là chung thân.

    Trước toà, cô Amber đã khai rằng cô hối hận và xin lỗi về sự lầm lẫn của mình và cho biết không một ngày nào cô tìm được bình yên được trong suốt cuộc đời cô. Tuy nhiên khi bị vặn hỏi là khi bắn một người như vậy thì lúc đó cô có ý gì, cô đã trả lời là bắn để giết.

    Kết thúc 4 ngày xét xử, bồi thẩm đoàn đã nhất trí kết tội cô là ‘sát nhân’. Công tố viện đã đề nghị 28 năm tù nhưng bổi thẩm đoàn đã ân giảm xuống còn 10 năm tù. Những gì xảy ra bên ngoài phòng xử án sau phán quyết chung thẩm rất căng thẳng. Nhiều nhóm bất mãn đã lên tiếng tố cáo là bất công, quá nhẹ, và nhiều người bà con của nạn nhân cũng lên tiếng là công lý chưa được thực hiện. Cảnh sát chống bạo động được tăng cường trước tòa và tại các vị trí trọng yếu trong thành phố để chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

    Nhưng bên trong toà án thì một cảnh tượng hoàn toàn khác hẳn đã xảy ra. Đây là một diễn biến mà những phóng viên kỳ cựu đã mô tả là chưa từng chứng kiến một sự việc cảm động như thế bao giờ.

    Người em trai của Botham tên là Brandt Jean, 18 tuổi, khi được cho phép nói lên lời cuối với tội nhân, đã sử dụng thời gian đó tại tòa án để đưa ra một thông điệp tha thứ:

    “Tôi không muốn nói hai lần hoặc hàng trăm lần cô đã lấy đi những gì, và bao nhiêu từ chúng tôi.

    Tôi nghĩ rằng cô biết điều đó.

    Nhưng tôi chỉ hy vọng rằng cô đến với Chúa với tất cả mọi tội lỗi và tất cả những gì tôi nghĩ là xấu xa mà cô đã từng làm trong quá khứ.

    Ai trong chúng ta cũng có thể đã làm một cái gì đó chúng ta không nên làm.

    Nếu cô thực sự hối hận. Tôi biết tôi có thể nói về phần tôi là tôi tha thứ cho cô.

    Và tôi biết nếu cô đến với Chúa và xin Ngài tha thứ thì Ngài sẽ tha thứ cho cô.

    Và tôi không nghĩ không ai có thể nhắc lại chuyện này nữa.

    Một lần nữa tôi đã nói về phần mình bất kể những điều tệ hại đối với gia đình tôi, tôi yêu mến bạn như bất cứ ai khác.

    Tôi không hy vọng cô sẽ khổ đau và chết như anh tôi nhưng cá nhân tôi cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho cô.

    Tôi chưa từng nói điều này trước mặt gia đình tôi hoặc bất cứ ai nhưng thực tâm tôi không muốn cô phải ngồi tù.

    Tôi muốn những điều tốt nhất cho cô bởi vì tôi biết đó là những gì chính xác anh Botham của tôi cũng muốn cho cô.

    Và điều tốt nhất là dành cuộc sống của cô cho Chúa Kitô. Tôi không biết nói gì hơn.

    Tôi nghĩ rằng dành cuộc sống của cô cho Chúa Kitô là là điều tốt nhất mà anh Botham của tôi cũng mong muốn nơi cô.

    Một lần nữa tôi yêu mến cô như một con người

    Tôi không muốn bất cứ điều gì xấu cho cô.

    Ngập ngừng một lúc, anh quay sang phía chánh án hỏi:

    Tôi không biết tôi có thể dành cho cô ấy một cái ôm không.

    Xin vui lòng cho phép tôi. Xin vui lòng.

    Bà chánh án Tammy Kemp rất bối rối trước đề nghị này. Sau một lúc suy nghĩ bà nói “Được”.

    Chứng kiến cảnh này bà chánh án Tammy Kemp đã rơi lệ.

    Bà cũng đích thân bước xuống ôm chầm lấy các thành viên trong gia đình nạn nhân, trước khi ôm cô Amber Guyger và trao cho cô một cuốn Kinh Thánh. Đức Cha Edward Burns, Giám Mục Dallas nói ngài rơi lệ trước cảnh này, và lên tiếng ca ngợi tinh thần Kitô giáo của anh Brandt Jean, em trai của nạn nhân Botham Jean.

    Ngài nói: “Thật là một tấm gương đáng kinh ngạc về tình yêu và sự tha thứ Kitô giáo, chúng ta đã chứng kiến cảnh anh Brandt, em trai của nạn nhân Botham Jean tuyên bố tha thứ cho cô Amber Guyger, khuyến khích cô ấy hiến dâng cuộc sống của mình cho Chúa Kitô và đã ôm cô ấy.”

    Đức Giám Mục nói thêm: “Tôi cầu mong rằng tất cả chúng ta hãy noi gương người thanh niên xuất chúng này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trong cộng đồng của chúng ta và cho toàn thế giới.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X