Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hoa Kỳ tiếp tục thu thập hoạt động tình báo ở biển Đông

Collapse
X

Hoa Kỳ tiếp tục thu thập hoạt động tình báo ở biển Đông

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hoa Kỳ tiếp tục thu thập hoạt động tình báo ở biển Đông

    Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động thu thập tình báo ở biển Nam HảiGreg Torode - DCVOnline lược dịch


    Tư lệnh hải quân Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục dò thám phần biển Nam Hải mà Trung Quốc cho là khu vực đặc quyền kinh tế của họ, bất chấp lời cảnh cáo của Bắc Kinh là những hoạt động như thế sẽ là "một chướng ngại lớn lao" cho mối quan hệ quân sự đang được cải thiện giữa hai bên.

    Đề đốc Kevin Donegan, tư lệnh lực lượng hải chiến của đệ thất hạm đội có căn cứ nằm ở Nhật Bản, nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra "hải phận quốc tế" ở vùng biển Nam Hải, ông nói rằng đây là điều quan trọng sinh tử cho sự tự do đi lại trên những con đường mậu dịch này.

    Khi được hỏi cụ thể về những hoạt động tương lai của tàu thám thính và thám hiểm đại dương, chẳng hạn như chiếc USNS Impeccable, là chiếc tàu đã từng bị chận trước đây trong lúc hoạt động trong khu vực biển Nam Hải đang còn tranh chấp, ông Donegan nói: "Chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động trong hải phận quốc tế. Chúng tôi sẽ hoạt động trong khu vực mà chúng tôi được phép hoạt động."

    Định nghĩa về hải phận quốc tế, ông nói, là ,“đã được xác định rõ ràng bởi cộng đồng quốc tế và luật quốc tế. Chúng tôi sẽ không xâm phạm lãnh hải của người khác."


    Trái: cuộc trưng bày sức mạnh về hàng hải chưa hề có, với sự tham dự của 14 nước để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập hải quân Trung Quốc. Phải: Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Wu Shengi (giữa) trong buổi lễ ở thành phố cảng Qingdao hôm 20 tháng Tư, 2009 cùng với khách mời đến từ 14 nước. Nguồn: AFP and AP
    --------------------------------------------------------------------------------

    Ông nói ông không muốn đề cập đến công việc thám thính một cách chi tiết, nhưng bày tỏ mối quan tâm về sự xây dựng quân đội “không tiên đoán” được của Trung Quốc và ông nói đây là điều quan trọng cho sự ổn định trong vùng khi Hoa Kỳ và các nước khác trong vùng hiểu biết hơn ý đồ xây dựng quân sự của Trung Quốc.

    Kêu gọi cho sự hợp tác và trao đổi lớn lao hơn với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), đề đốc Donegan nói rằng những cải thiện gần đây về mặt thông tin là những dấu hiệu tốt nhưng còn nhiều việc cần phải làm để hạn chế sự nguy hiểm do hiểu lầm gây ra. Ông Donegan phát biểu hôm thứ Sáu khi hàng không mẫu hạm George Washington và các chiến hạm hộ tống đang ghé thăm Hồng Kông - một ngày sau khi tướng Xu Caihou, nhân vật thứ hai trong quân đội Trung Quốc viếng thăm Hoa Thạnh Đốn.

    Trong buổi họp với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Robert Gates ở Ngũ Giác Đài, tướng Xu Caihou đồng ý bảy bước hướng đến những gì Hoa Thạnh Đốn hy vọng cho mối quan hệ quân sự vững chắc giữa hai bên, nhưng ông cũng nhấn mạnh bốn "trở ngại chính" - sự yểm trợ quân sự của Hoa Kỳ dành cho Đài Loan, sự hiện diện của tàu thám sát hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển mà Bắc Kinh xem như là đặc khu kinh tế của mình, sự thiếu tin tưởng lẫn nhau và những chướng ngại pháp lý cho những trao đổi hỗ tương.

    Căng thẳng ngày càng gia tăng trong vùng biển Nam Hải khi Trung Quốc cho gia tăng tuần tra bằng tàu ngầm xuất phát từ một căn cứ mới thành lập ở đảo Hải Nam mà hải quân Hoa Kỳ và những nước tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này, chẳng hạn như Việt Nam đang chú tâm theo dõi.


    Đề đốc Kevin Donegan
    Nguồn: http://www.navy.mil
    --------------------------------------------------------------------------------

    Mặc dù xưa nay Hoa Kỳ đứng bên lề những cuộc tranh chấp ở biển Nam Hải, Hoa Thạnh Đốn đang theo dõi vùng này một cách tỉ mỉ hơn, đã lên tiếng bày tỏ mối quan tâm về chuyện Trung Quốc áp lực lên những hãng dầu Hoa Kỳ liên quan đến chuyện thăm dò, khai thác dầu khí với Phi Luật Tân và Việt Nam. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền toàn vẹn của mình lên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong lúc Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Brunei cũng cho mình có chủ quyền một phần trên quần đảo Trường Sa.

    Có tiềm năng nằm trên những mỏ dầu và khí, những quần đảo này nằm trên những thủy lộ giữa châu Âu và Á châu mà hầu hết nguồn dầu của Nhật Bản và Trung Quốc đi ngang qua đây. Trung Quốc chính thức hóa tính chủ quyền của mình hầu hết trong vùng biển này hôm đầu năm theo Luật Quốc tế về Biển của Liên Hiệp Quốc – cho
    mình có chủ quyền lên một khu vực gần "tuyến lịch sử" trải dài được vẽ trong hải đồ của Quân đội Nhân dân Trung Quốc.

    Ngay cả khi viên chức chính phủ Hoa Kỳ chẳng hạn chư đề đốc Donegan cũng tránh né chuyện xung đột lãnh hải -- chỉ kêu gọi giải pháp chính trị, ôn hòa -- những điều ông nói nêu bật sự khác biệt tương phản trong sự diễn dịch vấn đề này giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

    Hoa Kỳ và những nước lớn trong vùng tin rằng đánh cá hay thăm dò dầu khí bất hợp lệ trong thềm lục địa thuộc đặc khu kinh tế bị ngăn cấm tuy nhiên vùng biển này vẫn được tự do đi lại cho tàu buôn và chiến hạm -- bao gồm cả việc do thám -- có nghĩa là những đặc khu kinh tế như thế được xem như là "hải phận quốc tế." Cả Hoa Kỳ lẫn Liên bang Xô-viết trước đây đều có những công tác do thám như thế trong thời kỳ chiến tranh lạnh, là một trường hợp điển hình. Tuy nhiên, Trung Quốc xác quyết sự hạn chế những hoạt động do thám như thế, như tướng Xu đã nói rõ tuần rồi.

    Các nhà phân tích quân sự và ngoại giao tin rằng tình hình có thể xấu đi trong 18 tháng tới khi Trung Quốc đưa vào hoạt động tám chiếc tàu ngầm mới có khả năng phóng hỏa tiển liên lục địa.


    Tàu ngầm Trung Quốc, Song-class. Nguồn: defencetalk.org
    --------------------------------------------------------------------------------

    Người ta đoán chừng Hoa Kỳ sẽ triển khai tàu thám thính chạy với tốc độ chậm như chiếc USNS Impeccable, kéo những thiết bị phát hiện tàu ngầm với khả năng hoạt động mạnh để thu thập tin tức của từng chiếc tàu ngầm của Trung Quốc và để giúp những hoạt động liên quan đến tàu ngầm của mình. Chiếc tàu Impeccable không vũ trang đã bị đối đầu bởi tàu dân sự Trung Quốc hôm tháng Ba và bị bắt buộc phải đứng khựng lại chút khi chiếc này cố chạy khỏi vùng biển giữa Hải Nam và Việt Nam. Ngũ Giác Đài ngay sau đó đã gởi một chiến hạm vào vùng này. "Hải Nam quan trọng sinh tử cho Trung Quốc để đưa tàu ngầm của họ vào hoạt động bí mật ở vùng Thái Bình Dương," một tùy viên quân sự Á châu nói. "Hoa Kỳ biết điều này và muốn thu thập "tiếng động lúc hoạt động đặc hiệu" (sonar signature) cho mỗi một chiếc tàu ngầm Trung Quốc. Như thế cuộc đua đang được tiến hành giữa hai bên."

    Mới gần đây một viên chức cao cấp của Ngũ Giác Đài nói với Quốc hội Hoa Kỳ là "cùng lúc PLA cải tiến những cơ sở của họ như ở Đảo Hải Nam chẳng hạn, chúng ta thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa sự qủa quyết trong những phản ứng của Trung Quốc đối hoạt động của Hoa Kỳ trên không cũng như trên biển."

    Giáo sư Carl Thayer, một nhà phân tích trong vùng Á châu của Viện Phòng thủ Úc nói hiện không thấy có dấu hiệu nào cho thấy cả hai đều nhượng bộ trong thời gian tới. "Chúng ta có thể thấy Hoa Kỳ sử dụng phương pháp nhử - vừa vuốt ve vừa hăm dọa - đối với Trung Quốc cho quyền hoạt động của họ trong vùng biển Nam Hải. Nhưng Trung Quốc khôn ngoan hơn với sự phản đối của họ. Trung Quốc đã thông báo cho Hoa Kỳ biết và Hoa Thạnh Đốn sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn về chuyện khi nào và như thế nào Hoa Kỳ có thể tiến hành những công tác thám thính của họ được."


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X