Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trả “công bằng” cho Việt Cộng (kỳ 2)

Collapse
X

Trả “công bằng” cho Việt Cộng (kỳ 2)

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trả “công bằng” cho Việt Cộng (kỳ 2)

    Trả “công bằng” cho Việt Cộng (kỳ 2)

    “Tự tử” trong đồn công an gần như trở thành “đặc sản” ở xứ Lừa. Nguyên nhân chết vì thắt cổ bằng “dây thun quần”, bằng “dây cột giày”, vì “ăn năn hối hận” là lý do nhà cầm quyền Việt cộng đưa ra để chối bai bải việc vi phạm nhân quyền, bắt người vô tội, nhục hình tra tấn nghi phạm đến chết. Tuy nhiên, do trong đồn công an chỉ có “côn” an và nghi phạm nên không ai được nhìn thấy tận mắt sự việc xảy ra. Nhưng dựng bảng cấm nền đỏ chữ vàng ở nơi công cộng (kiểu của ngành công an) thì không thể chối cãi được. Ðiển hình là bảng “Cấm nhiều chuyện” vô cùng khó hiểu, không có quy định ở bất cứ luật nào, luật sư Ta lẫn Tây cũng đều phải bó tay không giải thích được “Cấm nhiều chuyện” nghĩa là cấm làm cái gì? Có thể nói đây là minh chứng sự ngu dốt lẫn hợm quyền của lãnh đạo công an ở địa phương (có bảng cấm) theo kiểu “không cao nhưng làm cho cả thế giới phải ngước nhìn” (nhại theo slogan của một thương hiệu beer).

    Bảng cấm nhiều vô số.





    Ngành Môi trường Việt Nam đã lập nên kỷ lục thế giới khi hiện nay du khách ngoại quốc nào cũng biết Việt Nam là xứ đi đâu cũng thấy rác ngập tới… lỗ mũi, nhưng không ai quan tâm. Ðến mức độ có anh Tây (thầy giáo tiếng Anh) chịu hết nổi mùi rác phải tự mình đi lượm rác quanh khu nhà “ảnh” thuê trọ, rồi liên lạc về xứ Tây của “ảnh” kêu bạn bè “ảnh” qua lượm rác phụ “ảnh”. Ðặc điểm nhận biết từ xa nơi có đống rác bự sù sụ là bảng “Cấm đổ rác” của cơ quan môi trường nhà nước. Ở xứ tư bổn, anh hùng là người đã từng “vào sinh ra tử” nơi chiến trường, hoặc xả thân cứu người khác trong tình huống nguy hiểm, có khi chính người cứu bị hy sinh luôn, thì mới được phong anh hùng. Còn ở xứ Lừa chỉ cần “Bỏ rác vào thùng” là trở thành “Anh hùng đất Việt” ngay lập tức. Ai không tin cứ đọc các pa-nô treo nhan nhản ngoài đường – nào là “Vinh quang cho những người đổ rác đúng chỗ, Xấu hổ cho những người vứt rác ra đường”, “Ðổ rác vào thùng, anh hùng đất Việt”.

    Nếu đập thủy điện ở các quốc gia khác được xây dựng nhằm mục đích chính là điều tiết nước phục vụ nông nghiệp, mùa nắng cung cấp nước, mùa mưa giữ lại nước phòng ngập úng mùa màng, còn phát điện chỉ là nhiệm vụ phụ, thì ở xứ Lừa làm ngược lại. Ðập thủy điện xây lên nhằm mục đích phát điện bán giá rẻ qua Lào, Campuchia; dân trong nước vẫn xài điện giá cao nhập từ Trung Quốc. Vì vậy, mùa nắng “quan đập” giữ nước lại phía thượng lưu để dành phát điện, mùa mưa “quan đập” sợ nước nhiều quá bể đập, “quan đập” bèn bảo vệ đập bằng cách nửa đêm cho xả nước ào ạt xuống hạ lưu. Nhà dân nghèo, thóc gạo, rau màu đang trồng, heo bò gà chó, tài sản, người lớn, con nít… đều trôi tuốt tuồn tuột ra biển hết. Cứ đến mùa mưa là tình trạng trên được lặp đi lặp lại. Hình ảnh người dân và gia súc loi ngoi lóp ngóp trong làn sóng lũ được phát đi phát lại trên các đài truyền hình, các tờ báo điện tử… Vậy là “bọn giũa neo, bưng phở” (chữ dùng của dư luận viên và lực lượng AK47 Việt cộng) đổ đồng tiền mồ hôi nước mắt về Việt Nam “làm từ thiện”. Rồi các ông Tây bà Ðầm cũng ùn ùn ra tay từ thiện. Rõ ràng, ngành thủy điện xứ Lừa đã đắc dụng chiêu “Nhất tiễn song điêu”, chỉ cần xả đập là tiện lợi đôi đường – vừa bảo vệ được đập (có điện bán) vừa thu được hàng núi ngoại tệ trong “cơn khát” đô-la của “đảng ta”. “Thành tích” này của ngành thủy điện Việt Nam cả thế giới không ai lập được.


    Con rồng Pikachu


    Cổng chào đỏ – Quảng Ninh


    Tòa nhà trung tâm hành chánh của Đà Nẵng

    Trước tình hình đó, ngành văn hóa cũng chen chân “bành trướng” cho cả thế giới nhìn vào “ngưỡng mộ” bằng phong trào thi đua dựng cổng chào làng, xã, huyện, quận, tỉnh, thành phố. Cả nước đâu đâu cũng có “công chình dzăng quá”, chỗ lổm chổm cổng chào. So sánh về quy mô cổng chào thì đế quốc Mỹ “thua toàn tập” không thể sánh ngang với cổng chào ở xứ Lừa. To bự, màu mè như cổng chào của tiểu bang Iowa cũng “xếp giáp quy hàng” cổng chào nhiều tỉnh thành, huyện xã, làng… của “đảng ta”. Từ “con rồng Pikachu” đình đám ở Hải Phòng, tạo thành “hiện tượng” lan tỏa khắp cả nước, những câu chuyện gây cười cho dân chúng chưa kịp nguội thì tới cổng chào 198 tỷ của Quảng Ninh. Trong khi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh “kỳ vọng” cổng chào sẽ mang đến vẻ “uy nghi, vững chãi, khác biệt” thì trên mạng xã hội dân chúng thi nhau đăng hình cái cổng chào bằng thép đỏ choét này cùng với hình hàng loạt cô gái đang chổng mông cúi gập người theo tư thế “Downward facing dog”. Kế tiếp là cổng chào tỉnh Cần Thơ khiến người dân liên tưởng tới hình ảnh cái quần lót ren của chị em. Nhiều người đã đăng hình cổng chào Cần Thơ kèm theo hình quần lót ren trên trang Facebook cá nhân. Tiếp đó lại lùm sùm “công trình thế kỷ” chọc thẳng lên trời, “đập vô mặt” (mặt chớ không phải mắt) bàn dân thiên hạ là tòa nhà Trung tâm hành chánh của thành phố du lịch Ðà Nẵng. Người dân lại có dịp bàn tán xôn xao, so sánh tòa nhà này với “của quý” của mấy ông. Thêm vào vấn đề vị trí xây dựng, một “thằng” tròn, một “thằng” vuông đứng cạnh nhau cùng chọc thẳng lên trời, xung quanh thấp lụp xụp, thiệt là quang cảnh dị hợm không giống con giáp nào.


    Cổng chào ở Cần Thơ

    Trước tình hình “nóng” của các ngành khác, ngành giáo dục cũng không thể ngồi im nhìn “mấy thằng khác” qua mặt. Vì vậy ngành giáo dục xứ Lừa phải “tạo sự khác biệt” bằng cách thay vì dạy kiến thức khoa học, văn hóa, lịch sử cho học trò, thì bây giờ nhắc đến giáo dục Việt Nam thì người ta đều nghĩ tới chữ “dâm”. Từ hơn chục năm nay, sự nghiệp giáo dục của “đảng ta” luôn nổi đình nổi đám với các vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm, mua dâm, thông dâm (đổi tình lấy điểm), ấu dâm… đình đám trên mặt báo. Chưa hết, anh Nhạ ngọng bộ trưởng bộ dâm dục, í lộn, bộ giáo dục còn chỉ đạo cho ngành giáo dục cả nước trường nào cũng treo băng-rôn “Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời”. Ðã là “học tập suốt đời” mà chỉ “hưởng ứng” có một tuần lễ thôi hà? Trình độ văn phạm tiếng Việt như vậy nhưng các trường cả nước đều răm rắp thực hiện và “biến tấu” ra nhiều cái đọc lên khôi hài đáo để luôn. Mới đây, trên mạng lan truyền ảnh khẩu hiệu tiếng Anh trong một trường học với kiểu dịch lạ đời: “Kính thầy mến bạn- Teacher glasses like you”, “Ði học đúng giờ – Go to schooltime”, “Nói lời hay-Làm việc tốt – Or tu say-Good work.” Kiểu này thì trình độ tiếng Anh của ngành giáo dục xứ Lừa quả là “vô đối” (không có đối thủ), Tây lông nhìn thấy rối trí quá choáng váng mặt mày té xỉu liền.


    Bảng hiệu tiếng Anh trong một trường học





    Ngành chữa cháy xứ Lừa lâu nay nổi tiếng hễ lỡ cháy thì cứ yên chí cháy hết đi, khi nào cháy sạch rồi lực lượng chữa cháy của “nhà nước ta” mới tới nơi. Câu khẩu hiệu “Phòng cháy chữa cháy” của ngành (viết tắt PCCC) được dân chúng sửa lại thành “Phải chết cho chết” hoặc “Phải cháy cho cháy”. Năm ngoái, trong khi dài cổ chờ lực lượng chữa cháy chính quy của nhà nước, người dân đã “phát minh” ra cách chữa cháy vô cùng hiệu nghiệm là lấy phân tươi trong xe hút bồn cầu phun lên đám cháy, rồi họ tự dập tắt lửa luôn. Chiêu chữa cháy này đáng được gọi là “độc cô cầu bại”, cả thế giới phải tới Việt Nam học tập.

    “Thành tích” của “đảng ta” còn rất nhiều, trong vài bài báo không thể liệt kê hết được, tôi đành tạm ngưng bằng câu “Văn bất tận ngôn”.

    TPT


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X