Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tiếng Hát KQ Trần Đình Phước

Collapse
X

Tiếng Hát KQ Trần Đình Phước

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tiếng Hát KQ Trần Đình Phước

    Xin chân thành cám ơn NT Trần Đình Phước gởi tặng.

    "Nhạc phẩm “Ngày Anh Đi” do Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác vào năm 1964 cùng lúc với nhạc phẩm “Anh Về Với Em” được rất nhiều người biết đến và được nhiều các ca sĩ trình bày trong cuối thập niên 60’s và 70’s.
    Nhạc phẩm “ “Anh Về Với Em” cho đến nay vẫn còn nhiều người hát và phổ biến. Riêng, nhạc phẩm “ Ngày Anh Đi” coi như đã chìm vào quên lãng. Ngay cả các trung tâm sản xuất băng nhạc cũng chưa nghe ca sĩ nào hát.
    Kính mời thưởng thức nhạc phẩm “Ngày Anh Đi “do một người đã từng là lính, nhưng không phải là ca sĩ hát nhạc phẩm này..." (tdp)
    Ngày Anh Đi - Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh





    Last edited by chimtroi; 07-17-2021, 09:46 AM.

  • #2
    Sài Gòn Thứ Bảy - Anh Bằng


    Last edited by chimtroi; 07-17-2021, 09:47 AM.

    Comment


    • #3
      Anh Về Với Em - Trần Thiện Thanh





      Last edited by chimtroi; 07-17-2021, 09:48 AM.

      Comment


      • #4
        Bông Hồng Cài Áo

        Bông Hồng Cài Áo

        Trần Đình Phước


        Tháng Bảy, năm 2008.Tôi về Sài Gòn thăm mẹ tôi đang bệnh nặng. Lần này, tôi cố gắng dành thời giờ đi thăm nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Ông là một nhạc sĩ mà tôi ngưỡng mộ qua các bài hát do ông sáng tác như :Bóng Mát, Đan Áo Mùa Xuân, Nắng Lên Xóm Nghèo, Những Ngày Xưa Thân Ái, Tóc mây, Trăng Tàn Bên Hè Phố…Trước đó, tôi được biết ở Houston -Texas các học trò cũ, những thân hữu của ông đã tổ chức một buổi văn nghệ vinh danh và gây quỹ giúp ông, vì biết ông đang bệnh nặng.

        Tôi chưa một lần gặp mặt nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, mà chỉ được nghe tên ông thôi! Phải mất hơn hai ngày tôi mới tìm ra nơi trú ngụ của ông, sau khi đã thăm hỏi nhiều nơi. Đó là một căn phòng nhỏ, nằm trên lầu một, phòng P-11, thuộc Cư Xá Vĩnh Hội - Quận Tư.

        Nhìn ông nằm trên giường bệnh, dáng điệu uể oải, mệt mỏi. Tôi thấy xót xa vô cùng. Tôi hỏi thăm cô giáo Trần Thị Lý, là vợ nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ vì sao ông bị như thế! Cô cho biết là nhạc sĩ bị Stroke tất cả ba lần. Từ đó một phần cơ thể bị liêt. Ông nằm một chỗ đã lâu rồi, việc chữa trị rất khó khăn và tốn kém.

        Cô hỏi tôi:“ Làm sao tôi quen nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ?”

        Tôi nói với cô:” Tôi chưa hề gặp mặt nhạc sĩ bao giờ. Tình cờ nghe ông bệnh, nên muốn đến thăm vì tôi rất yêu thích các nhạc phẩm do ông sáng tác. Đặc biệt, một bài hát viết về Mẹ quen thuộc được rất nhiều người biết đến, thường được hát trong dịp lễ Mother’s Day và Vu Lan. Đó là “Bông Hồng Cài Áo”, phổ từ ý thơ của Thầy Nhất Hạnh, được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác khoảng năm 1963-1964…

        Trước khi chào từ giã, tôi ngỏ ý xin phép cô Lý được chụp hình chung với ông, vì đây là dịp quý báu tôi may mắn được gặp nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Sau vài phút đắn đo, suy nghĩ. Cô đã đồng ý. Cô nói với tôi: “Từ khi nằm trên giường bệnh đến nay, nhà tôi chưa bao giờ chụp hình với bất cứ ai!

        Tôi cảm ơn cô đã cho phép. Tôi nghĩ “Có lẽ đây là một trường hợp ngoại lệ dành cho tôi, một người từ phương xa được cơ duyên hiếm quý này.”

        Vài tháng sau nghe tin nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mất. Lòng tôi cảm thấy buồn vô hạn. Ông ra đi vào ngày 16 tháng 01, năm 2009. Thôi! cũng xong một kiếp người. Nền tân nhạc Việt Nam đã mất đi một ngôi sao sáng tác và cũng mừng cho ông đã không còn chịu đựng những năm tháng triền miên bệnh hoạn.

        Ông đã trở về cõi vĩnh hằng, thoát những cơn đau hành hạ về thể xác, để được nhìn thấy Nắng Lên Xóm Nghèo, nơi đó có Bóng Mát của Những Ngày Xưa Thân Ái, và những Bông Hồng Cài Áo rực rỡ vào mùa Vu Lan được dành cho những ai hạnh phúc và may mắn còn có Mẹ ở trên đời.

        Xin nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ nhận nơi đây lòng trân quý của tôi, một người may mắn gặp ông và được chụp hình chung với ông khoảng vài tháng, trước khi ông đi về miền miên viễn.

        Xin vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ trong vô vàn thương tiếc. Cầu chúc ông được an nghĩ nơi chốn bình an. Ở đó không còn nhữmg phiền muộn, khổ đau của thế thái nhân tình.

        Trần Đình Phước
        (Lễ Mẹ - Năm 2017)

        Xin mời thưởng thức bài hát:

        Bông Hồng Cài Áo
        ---oo0oo---

        Thơ: Thầy Nhất Hạnh
        Nhạc: Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ
        Trình bày: Trần Đình Phước

        Thực hiện Vidéo: Nguyễn Đình Tú

        Last edited by khongquan2; 01-27-2019, 07:49 PM.

        Comment


        • #5
          Sài Gòn Thứ Bảy
          Nhạc sĩ: Vũ Chương tức Nhạc sĩ Anh Bằng

          Nhạc phẩm Sài Gòn Thứ Bảy xuất hiện vào cuối thập niên 1960 đã được những ngưòi lính Việt Nam Công Hoà và những người yêu của lính nhiệt liệt tán thưởng. Bài hát đã nói lên tâm trạng của một người lính được về Sài gòn nghĩ phép vào cuối tuần, gặp lại người yêu dấu, sum họp cùng gia đình, bạn hữu và những nối nhớ nhung lãng mạn của đời lính phong trần, bôn ba kháp bốn vùng chiến thuật.

          Ngoài ra, những khắc khoải những chờ mong của người yêu lính khi hay tin cấm quân, cấm trại 100%, khiến người yêu không được về phép cuồi tuần.
          Sau năm 1975, bài hát Sài gòn Thứ Bảy bị chìm vào quên lãng và ngay ở hải ngoại nhạc phẩm này cũng ít được các trung tâm hay các ca sĩ cho phổ biến đến khán thính giả.

          Nhạc phẩm “Sài gòn Thứ Bảy” do nhạc sĩ Vũ Chương, cũng là nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác. Ấn phẩm số 67, được Sóng Nhạc xuất bản, số kiểm duyệt 3485 TBTTCH/BC3/XB ngày 14-11-1967.
          tdp

          https://drive.google.com/file/d/1q2n...7Ddy-xS0J/view





          Comment


          • #6
            https://drive.google.com/file/d/1agW...Qsk5IyMWp/view


            Anh về với Em
            ( Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh )

            Kính gửi Quý Niên Trưởng và các bạn,
            Nhạc sĩ Trần Thiên Thanh viết một số nhạc phẩm về sum họp và chia tay như: Ngày Anh Đi, Không Bao Giờ Ngăn Cách, Giây Phút Tạ Từ, Tạ Từ Trong Đêm…được mọi người yêu nhạc rất thích. Tuy nhiên, một trong những bài hát được các ca sĩ hát nhiều nhất. Đó là bài “ANH VỀ VỚI EM”, do nhà xuất bản Diên Hồng phát hành ngày 09 tháng 10, năm 1964.
            Tôi nhớ lại, có một lần theo NPT là bạn cùng lớp đến Đài Phát Thanh Quân Đội nằm trên đường Hồng ThậpTự, phía sau Thảo Cầm Viên Sài gòn, dưới chân cầu Thị Nghè, để thăm một bà chị đang làm việc ở đây. Tình cờ gặp nhạc sĩ Trần Thiện Thanh ở phòng chương trình. Anh ký tặng cho tôi bài hát “Anh Về Với Em”. Tôi đem về nhà và tự tập hát một mình. Thời gian sau, có dịp ghé Đài Phát Thanh Quân Đội, gặp nữ ca sĩ Tâm Đan phụ trách chương trình “Quân Nhân Vui Sống”, cô đã cho tôi có dịp hát bài “Anh Về Với Em “ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh trong chương trình này.
            Hôm nay, kính mời quý Niên Trưởng và các bạn cùng nghe “Anh Về Với Em”, một bài hát ca ngợi về tình yêu và lòng chung thủy của người lính VNCH, do nhac sĩ Trần Thiên Thanh sáng tác.
            Bài hát này tôi đã hát cách đây hơn 50 năm trong chương trình Quân Nhân Vui Sống , các quân trường, cũng như đơn vị nơi tôi thụ huấn và phục vụ.
            Xin được đốt một nén nhang lòng, để tưởng nhớ đến NPT, một bạn học rất thân của tôi, là con trai duy nhất của gia đình, thay vì được miễn dịch vì lý do gia cảnh, nhưng NPT đã tình nguyện nhập ngũ khoá 7/68 SVSQ Thủ Đức. Sau khi mãn khoá NPT được thuyên chuyễn về Sư Đoàn 7 Bộ Binh, vài tháng sau NPT hy sinh ở chiến trường Môc Hoá, vào năm 1969. Anh đã ra đi giữa tuổi thanh xuân, đang ươm nhiều ước vọng./.
            Kính chào,
            Trần Đình Phước - San José California


            ANH VỀ VỚI EM
            Nhạc Sĩ TRẦN THIỆN THANH ( 09 tháng 10, năm 1964)

            Anh về với em, như chim liền cánh, như cây liền cành.
            Như đò với sông, như nước xuôi giòng, vào lòng biển xanh.
            Em ơi! Trăng còn sáng, nên tin yêu vẫn còn mang.
            Em ơi! Sương còn xuống, nên tim côi mong sưỡi ấm.
            Ta xa nhau lâu rồi, ta mong nhau lâu rồi.
            Gần nhau đêm nay thôi.
            Anh về với em, mai ta lại cách xa nhau muôn trùng.
            Bao ngày nhớ nhung, vơi hết tâm sự vừa cạn một đêm.
            Sao em lại khóc, khi anh ra đi vì em? Hay chăng ân tình lớn.
            Hơn không gian đôi mình cách,
            Mai nay anh đi rồi, mai nay anh đi rồi.
            Mai nay anh lại đi.

            (Điệp khúc)

            Không trách em yếu mềm, khi con tim đơn côi,
            Không muốn em dối lòng, khi mang mang buồn tủi.
            Anh muốn em hiểu rằng. đời lính chiến phong sương,
            Mà một lần về thăm, bằng vạn ngày gần nhau.
            Em biết không những chiều, khi sương thu giăng giăng.
            Anh nhớ xưa chúng mình, hay đi trên đuờng vắng.
            Anh nhớ xưa một lần, lặng ngắm áng mây trôi!
            Làm người yêu lính chiến, mấy khi gần nhau.

            Bây giờ cách xa… chim kia lìa cánh, cây kia lìa cành.
            Bây giờ cách xa, đôi đứa đôi miền nhạt nhòa chiều mưa.
            Xin cho ân tình sẽ, bao la như sương đầu núi,
            Xin cho ân tình sẽ, không mau tan như bọt nước.
            Anh đi… anh lại về... Em ơi tơ duyên đầu.
            Xin trăm năm bền lâu.(1)
            Anh đi… anh lại về …Em ơi tơ duyên đầu,
            Xin ghi sâu vào tim (2)





            Comment


            • #7



              https://drive.google.com/file/d/1emO...-ca0TEDz7/view

              Liên Khúc Ngày Anh Đi & Anh Về Với Em

              NgàyAnh Đi và Anh Về Với Em là hai nhạc phẩm do Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác vào năm 1964. Anh Về Với Em được phổ biến nhiều ở trong nước trước năm 1975 và sau này ở hải ngoại. Riêng, Ngày Anh Đi, có thể nói là đã bị bỏ quên và ít có ca sĩ nào trình bày nhạc phẩm này. Xin được hát Ngày Anh Đi và Anh Về Với Em thành một liên khúc, để tưởng nhớ nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Ông mất ngày 13 tháng 05, năm 2005 tại Nam California.

              Hôm nay, đúng 14 năm nhạc sĩ Trần Thiện Thanh mất. Sự ra đi của ông đã để lại bao nhiêu thương tiếc cho những người ái mộ ông, trong số đó có tôi.

              Trần Đình Phước
              (San José, California)

              Comment



              Hội Quán Phi Dũng ©
              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




              website hit counter

              Working...
              X