Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thư Hiệp Thông với Đồng Bào vườn rau Lộc Hưng - ĐGM Nguyễn Văn Long

Collapse
X

Thư Hiệp Thông với Đồng Bào vườn rau Lộc Hưng - ĐGM Nguyễn Văn Long

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thư Hiệp Thông với Đồng Bào vườn rau Lộc Hưng - ĐGM Nguyễn Văn Long


    Đức Giám Mục Vincent Nguyễn văn Long

  • #2



    “Nói giọng Bắc, nhưng không gạt bà con”


    (Nguồn: Báo Tiếng Dân)
    FB Tuấn Khanh


    Liên tục trong nhiều ngày, những nạn nhân của vụ cưỡng chiếm đất đai tại phường 6, Tân Bình, Sài Gòn xuất hiện trên các video – tự tố cáo và được phỏng vấn – đã mô tả khá rõ những gì đang diễn ra. Dĩ nhiên, giờ đây không còn một tên gọi nào khác, ngoài việc khẳng định sự bất lương của kẻ cầm quyền là điều cần phải ghi nhớ.

    Hầu hết những người xuất hiện trên video đều nói giọng Bắc. Chỉ có một số ít người nói giọng Nam. Nhưng nguồn gốc của họ, là những người đã tìm cách di cư khỏi một chế độ đang âm mưu một cuộc đại cướp bóc và giết hại dân lành. Đấu tố, xét lại… ở miền Bắc sau 1954 là những minh chứng bằng lịch sử của máu và nước mắt Việt Nam, trên phông nền rầm rập tiếng hô vang chủ nghĩa quốc tế cộng sản, đậm màu Trung Quốc.

    Những người nói giọng Bắc ở vườn rau Lộc Hưng hôm nay cũng run rẩy và đau đớn, không khác gì cha ông của họ vào những ngày ôm con gà, tượng chúa cùng niềm hy vọng vào Nam, rồi nghe người thân của mình bị chôn sống, bị chặt đầu ở quê mình mà bàng hoàng vì thấy mình may mắn còn sống sót. Những người nói giọng Bắc thật thà, chỉ mong được sinh sống làm ăn. Khốn khó mấy cũng cam, bắt đầu lại mọi thứ cũng thuận. Trên tay của họ là cái cuốc, hạt giống và mồ hôi thấm đất. Họ không chọn cầm AK, hay bao bố để bắt cóc ai đi trong đêm khuya vì lý tưởng đại đồng.

    Chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm mọi thứ để có thể an cư gần một triệu ngưởi ở miền Nam, những người không chọn chế độ cộng sản làm bạn đường, tự nguyện xuống tàu để có thể bắt đầu lại cuộc đời. Mọi thứ ổn định cho đến năm 1975, khi nước VNDCCH ở phía Bắc mở cuộc chiến vào nước VNCH và hoàn tất. Và dù muốn hay không, tất cả những gì thuộc về hành chính, tài sản và sở hữu của người miền Nam đều phải được quyền công nhận khi chính quyền mới gọi là thống nhất và hoà bình. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Có ít nhất đã có 3 lần, chính quyền mới mở các đợt cướp bóc tài sản và xoá quyền sỏ hữu của hàng triệu người dân một cách vô lương, gọi là đánh tư sản. Cướp và âm mưu cướp từ chính quyền mới là những điều có thật.

    Trãi qua những ngày tháng ấy, tưởng chừng mọi thứ sẽ chỉ còn là dĩ vãng. Non nửa thế kỷ của một nước Việt Nam tuyên bố giàu mạnh, công bằng và văn minh, vườn rau Lộc Hưng may mắn còn sót lại, vì mảnh đất có vẻ nghèo nàn ấy chưa có dịp lọt vào mắt xanh những kẻ cầm quyền cơ hội. Và vào lúc đất nước “cường thịnh”, ai đó đã chợt nhận ra vài ngàn mét vuông giữa lòng Sài Gòn là một món lợi khổng lồ. Một món lợi phải được khai thác như thường lệ, nhân danh dự án, quy hoạch vườn hoa, trường học, quảng trường, tượng đài… Những kẻ cơ hội và cướp ngày nhân danh mọi thứ, nhưng không hề thât sự có gương mặt hay số phận con người.

    Hàng trăm nhân viên đủ loại của nhà nước giàu mạnh, công bằng và văn minh ấy đã bịt mặt, mở cuộc cướp đất, phá nhà của hơn 100 gia đình, khi Tết Nguyên Đán 2019 chỉ còn vài tuần lễ nữa. Khắp nơi, trong nhịp phát triển hào hùng của Việt Nam, văng vẳng tiếng khóc, tiếng kêu giọng Bắc quen thuộc về nỗi đau và căm giận. Tiếng kêu có của cả những người không là nạn nhân, mà chỉ là người chứng kiến.


    Mới đây thôi, một quan chức của chính quyền đã nói rằng “tôi nói giọng Bắc, nhưng không gạt bà con” để cố thuyết phục về tính liêm chính trong vụ cướp đất của hàng ngàn người dân tại Thủ Thiêm, quận 2. Nhưng lẫn trong tiếng quát tháo bắt người, đập nhà vào đầu tháng 1/2019 ở vườn rau Lộc Hưng cũng không thiếu những giọng Bắc hung hăng, công khai hiện hình là bọn cướp đất phá nhà dân lành. Những giọng Bắc từ nhà cầm quyền, gợi nhớ biết bao điều.

    Ôi đất nước những ngày huy hoàng, “có bao giờ được như thế này đâu”, nhưng bên tai, sao chỉ còn nghe thấy những giọng Bắc hốt hoảng và đau thương với cuộc đời của mình. Những giọng Bắc của con trẻ, người già, phụ nữ, và của những người thương phế binh yếu ớt không còn nơi nương tựa. Những nỗi đau thương sao như di sản cha truyền con nối. Chỉ khác là họ hôm nay, không may mắn bằng cha mẹ mình ở thế kỷ trước, vì không biết phải bước chân xuống chuyến tàu nào để thấy được hy vọng.

    Những giọng Bắc nạn nhân ấy, không thể gạt chúng ta. Những giọng Bắc nghẹn ngào như cào cấu vào tim người. Nó mãi mãi nhắc chúng ta – những người Việt – về một sự thật được ghi lại trong lịch sử của đất nước này về những loại giọng Bắc được biết: của người dân chân chất và của bọn trá nguỵ.
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 01-13-2019, 11:55 AM.

    Comment


    • #3
      Lời ai điếu cho một Vườn rau


      (Nguồn: Báo Tiếng Dân)
      Blog VOA
      CanhCo


      Câu hỏi “Tết này họ sẽ ra sao?” tôi tự hỏi lấy mình từ ngày 4 tháng 1 này, bắt đầu một năm mới của vòng quay thời gian, ngày mà đồng bào tôi bắt đầu chạm tay vào nỗi đau mất nhà, mất cả đồ đạc tùy thân cũng như vật dụng quen thuộc mà 112 gia đình tại Vườn rau Lộc Hưng nhận chịu.

      Tôi đặt bản thân mình và gia đình vào hoàn cảnh của họ để chia sẻ nỗi đau này nhưng thú thật là tôi bất lực. Buồn nhiều hơn đau vì tài sản tôi chưa bị mất. Cám cảnh cho đồng bào tôi với cuộc sống đã tối tăm nay lại càng tăm tối. Vậy thôi, tôi không có sự uất ức trong tim, không có sự đau đớn nghiệt ngã khi nhìn đống gạch vụn nơi mà trước đây là căn nhà nhỏ bé của tôi. Tôi chỉ biết thở dài và tưởng tượng đến những điều khổ sở nhất sẽ đến với họ, vậy thôi.

      Tôi không thể tưởng tượng ra được từ đây tới Tết những nạn nhân này sẽ sống ra sao khi căn nhà của họ không còn nữa để mà đi về. Các cháu sẽ bỏ học hay tiếp tục đến trường với tâm trạng rối bời vì không biết sau khi tan trường mình sẽ về đâu? Những bếp lửa nhóm bằng cách nào khi chung quanh họ chỉ là đồng không mông quạnh, họ đơn độc giữa bầy sói vì tất cả mọi phương tiện kiếm sống đều đã tan nát dưới chiếc cạp của xe xúc, dưới xích sắt của xe ủi đất và dưới cây búa của “lực lượng” cưỡng chế. Họ chỉ biết nhìn và căm hờn nắm chặt bàn tay, nước mắt chảy dài trong tủi hận.

      Nghĩ tới nạn nhân rồi lan man lần tới thủ phạm.

      Thủ phạm chính khiến cho Vườn rau Lộc Hưng đi vào lịch sử của Sài gòn là luật đất đai được viết bởi Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật đất đai là thủ phạm lớn nhất của bất công, tham nhũng, cướp bóc, và tiếp tay nuôi dưỡng tham quan ô lại. Chính luật này đã đẩy không biết bao nhiêu người trở thành tay trắng, và hơn thế nữa, bỏ hết cả tuổi thanh xuân của mình đi khiếu kiện để chỉ nhận được kết quả là con số không to tướng.

      Luật đất đai cũng nuôi dưỡng, vỗ béo cho các nhóm lợi ích chuyên sống nhờ vào bất động sản. Nó gây cho bao gia đình tan nát bên cạnh những gã nay trở thành đại gia.

      Kế đến là cán bộ của UBND Tân Bình, nơi cố tình tranh thủ sự khuất tất của luật này để đẩy người dân vào đường cùng của cuộc sống. Hai mươi năm qua chính UBND Tân Bình cố tình không chịu cấp giấy chứng nhận cho người dân mặc dù Luật đất đai 1993 qui định: Đất đai được sử dụng trước 15/10/1993 thì được công nhận quyền sử dụng . Như vậy chính quyền quận Tân Bình phải có trách nhiệm cấp sổ đỏ cho người dân khu đất này vị họ đã sử dụng ổn định từ trước 1993. thậm chí trước 1975.

      Cán bộ cấp cao của Quận Tân Bình có thể tự mãn với thành tích tàn phá nhà cửa của người dân Vườn rau nhưng e rằng không ai có thể ngủ yên trước lời rên xiết của nạn nhân ngày một lớn dần lên. Cán bộ thì cũng là người cho dù sắt đá đến đâu cũng phải động lòng vì nỗi đau của đồng loại…nhưng tiếc thay những điều xảy ra chứng minh suy nghĩ của nhiều người đã lạc hậu. Người cộng sản không thể động lòng trước sự rên xiết, khóc than, họ chỉ động lòng trước đồng tiền và quyền lực. Trong vụ cưỡng chế Vườn rau động cơ của họ là quyền lực, họ chuẩn bị leo cao trèo sâu vào hệ thống bằng những thủ đoạn lấy thành tích đàn áp người dân làm bàn đạp tiến thân.

      Chỉ có điều chắc chắn là con cái, gia đình của họ sẽ không thể nào yên ổn.

      Bạn bè của họ tuy vẫn bằng mặt nhưng không bằng lòng vì cái ác tiềm ẩn trong từng sợi tóc của gia đình họ không thể nào che giấu. Con cái họ đến trường sẽ bị bạn bè của chúng lấm lét nhìn như những hồn ma hiện về từ Vườn rau Lộc Hưng. Sự ngây thơ hồn nhiên của chúng đã bị cha mẹ chúng tước đoạt bằng những quyết định phi nhân. Chúng không còn là trẻ con nữa mà trở thành cô độc như một người lớn mang cảm giác phạm tội.

      Và vì thế, Tết này cả gia đình họ tuy êm ấm trong nhà cao cửa rộng nhưng tâm hồn thì hoang sơ như nghĩa trang dành cho nơi chôn vùi đạo đức.

      Chắc gì họ không gặp ác mộng trong dịp Tết này vì tiếng than dậy đất của 112 gia đình không nơi nương tựa? Mặc dù ác mộng đối với người cộng sản rất xa xỉ vì chỉ có họ mới tạo ác mộng cho người khác, không ai, kể cả Thuợng đế có thể tạo những cơn ác mộng trong giấc mơ của họ, ngoại trừ khi họ bị đồng chí đem thẳng vào nhà tù để suy gẫm hành động tàn ác của mình và phe cánh.

      Người cộng sản rất giỏi phá hoại, ngay cả cái tên của một địa danh cũng bị họ làm cho tan nát. Sài gòn hoa lệ nay không còn hoa nữa vì lệ đã tràn ngập lòng dân. Hoa, còn chăng là những vòng hoa cườm đặt trước khu Vườn rau Lộc Hưng như một lời ai điếu.

      Last edited by Nguyen Huu Thien; 01-16-2019, 10:31 PM.

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X