Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đại Tá Võ Ân Và Tôi

Collapse
X

Đại Tá Võ Ân Và Tôi

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đại Tá Võ Ân Và Tôi

    Hồi ký những năm tháng chiến đấu bên cạnh cố Đại Tá Võ Ân để tưởng nhớ đến 1 cấp chỉ huy, 1 đồng đội, 1 người anh, người đã viết nên 1 huyền thoại oai hùng vào những ngày cuối cùng của chiến trận.
    Trần hứa Tín

    Cuối năm 1966, lần đầu tiên tôi tham dự cuộc hành quân Đại Bàng 800, sau khi ra trường vào giữa năm 1966 và theo tiểu đoàn đi thụ huấn tại trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn. Trong hơn 2 tháng huấn luyện , tôi đã làm quen được với đơn vị và không bỡ ngỡ nhiều với cách chỉ huy 1 trung đội trừ hành quân tác chiến thực sự. Đây là cuộc hành quân hỗn hợp của SĐ22 BB QLVNCH, SĐ 1 Không Kỵ Hoa Kỳ và SĐ Mãnh Hổ Đại Hàn. Vùng trách nhiệm của Sư đoàn 22 được chia cho Trung Đoàn 40 phụ trách Vùng Tam Quan Bồng Sơn. Trung Đoàn 41 chịu trách nhiệnm Phù Cát và Phù Mỹ. Sư Đoàn 1 Không Kỵ chịu trách nhiệm các quận Hoài Ân, An lão và An Khê. Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn chịu trách nhiệm vùng Tuy Phước, Phú Phong, Vân Canh. 2 Tiểu Đoàn 2/41 và 3/41 cùng bộ chỉ huy TRD hành quân vùng Phù Mỹ, Tiểu Đoàn 1/41 của chúng tôi và tiểu đoàn 4/41 làm trừ bị hành quân vùng Phù Cát tương đối ít nặng.

    Cánh quân chính của TRĐ đụng độ với 1 TRĐ của SĐ3 sao vàng, 1 Sư Đoàn địa phương của địch, phần lớn do bộ đội chính qui từ miền Bắc đưa vào mới được thành lập từ năm 1965 phân tán, ẩn dấu trong vùng đồi núi hướng tây của tỉnh Bình Định và chỉ tập trung đánh những trận lớn đã được điều nghiên kỹ. Cánh quân trừ bị của chúng tôi chỉ đụng độ lẻ tẻ với du kích và đám chính qui địa phương nên không có gì đáng kể. TĐ chúng tôi bắt tay với TĐ 4/41 tại vùng An Mỹ giáp ranh với Quận Phù Mỹ. Đó là lần đầu tiên tôi gặp Thiếu Uý Võ Ân, dáng người nhỏ nhắn ốm yếu đeo súng colt xệ xệ bên hông, tay cầm bản đồ với 1 hiệu thính viên đi cạnh đến gặp Th/Uý Lê đình Kiên đại đội trưởng của tôi. Tôi đang ngồi nghỉ ở 1 gốc dừa nghe 2 ông ĐĐT cười nói líu lo với nhau giọng miền trung rất vui vẻ.

    Chấm dứt hành quân Đại Bàng 800 là giai đoạn Bình Đinh và phát triển nông thôn. Trung Đoàn lập căn cứ tại Trà Quang, Phù Mỹ, tung các TĐ hoạt động tiêu diệt du kích và bình định lãnh thổ. 3 tiểu doàn thay phiên nhau nằm vùng trách nhiệm :1 TĐ chịu trách nhiệm từ Đèo Nhông, Dương Liễu giáp ranh với đèo Phù Cũ và TrĐ40. 1 TĐ chịu trách nhiệm phía nam Mỹ Hoà , Mỹ Hiệp giáp ranh với SĐ Mãnh Hổ tại Cầu Cương. 1 TĐ chịu trách nhiệm vùng hướng Đông, các xã Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Mỹ Thọ.

    Thỉnh thoảng tôi có gặp Trung Uý Ân tại mấy quán ăn của quận Phù Mỹ. Phố xá lèo tèo năm dọc theo quốc lộ với vài ba hàng quán. Vẫn dáng người nhỏ nhắn, nụ cười hiền lành. Tôi không quen và chưa bao giờ nói chuyện với Tr/U Ân cho khi tôi thuyên chuyển về TĐ4/41 của Đ/U Võ văn Đường, sau này là Trung Tá trưởng Ty CS Chương Thiện, bị CS hành quyết với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn Tại sân vận động Cần Thơ. Tôi không ở ĐĐ của anh Ân, thỉnh thoảng có gặp anh lúc chuyển quân.

    Đ/U võ văn Đường là 1 sĩ quan tài giỏi với lối điều quân tiêu diệt du kích rất hiệu quả của ông, nhưng làm cho chúng tôi rất cực.

    Những năm tháng làm trung đội trưởng là thời gian nhọc nhằn nhất của tôi. Đại đội được bổ sung nhiều sĩ quan, được chia thành nhiều toán nhỏ, mỗi toán 5 binh sĩ và 1 sĩ quan đi nằm vùng diệt du kích. Mỗi toán chịu trách nhiệm 1 ô vuông trên bản đồ 1:50,000=1 cây số vuông xen kẽ trong vùng hoạt đông. Mỗi toán nằm vùng 7 ngày , về nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục đổi vùng khác. Hồi đó Ngoài tôi còn Trần văn Trường cùng khoá 20 Phụ Thủ Đức, Lê Yên Đỗ và Nguyễn Ba ( Ba rỗ) khoá SQ đặc biệt, Huỳnh thanh Quang,Nguyễn châu Bàng K21DL . Chiến thuật này rất có kết quả, các toán chúng tôi đã ngăn chăn tiếp tế của dân, bắt buộc đám du kích phải mò về lấy lương thực và bị các toán nằm vùng chúng tôi tiêu diệt. Thời tiết nắng ráo thì không có gì , ban ngày chúng tôi đi rảo trong làng xóm chứng tỏ sự hiện diện của chúng tôi vừa bắn chim có mặt mọi nơi trong khu vực trách nhiệm,vừa kiểm soát, ngăn chặn tiếp tế. Ngày đó tôi xài carbine điều chỉnh thật tốt, cứ mỗi phát mỗi con chim cu rơi xuống. Cực nhất là những hôm mưa gió, ban đêm phải lầm lũi tìm chỗ kích, không thể nằm trong nhà dân sợ lộ địa điểm mà nằm ở ven làng, ướt đẫm nước. Poncho gấp làm đôi che kín người, ngột ngạt và nóng bức. Quan cũng như lính chia nhau ca gác đêm vì nhiều khi cho lính về ngủ với vợ, toán chỉ còn 3,4 người ! Sau 1 thời gian khu vực đã bình định, không cần chiến thuật nằm vùng nữa, đỡ khổ cho tụi tôi. Những năm 67, 68, 69 là những nằm yên bình, chỉ là những đụng độ lẻ tẻ với đám du kích và lâu lâu với đám cấp trung đội của huyện đội và tỉnh đội.

    Đám sĩ quan trẻ chúng tôi rất vô tư, không cần biết đến nhưng gì ngoài hành quân, được về nghỉ ngơi phá phách nhậu nhẹt, gái gú, vui đùa với nhau. Chẳng cần biết đến lý tưởng quốc gia hay CS, chỉ biết là mình phải đánh nó nếu không nó đánh mình, trên nói sao dưới thi hành như vậy, không thắc mắc, chỉ đâu đánh đó. Bạn mình đụng tụi nó thì mình nhào vô cứu bồ, nhiều khi muốn nhào vô cũng không được ! nghe bạn mình kêu cứu ơi ới trên máy truyền tin mà lịnh trên phải nằm 1 chỗ, chửi thề, đá chó đá mèo cho quên bực tức. Từ Trung đội trưởng, leo lên ĐĐ phó rồi ĐĐ trưởng, vẫn lặn lội, vẫn vô tư.

    Cuối năm 69, Tiểu đoàn trưởng là Đ/U Lê văn Tá, 1 sĩ quan già về nắm TĐ không bao lâu được thuyên chuyển đi đơn vị khác Đ/U Võ Ân mới tân thăng vài tháng từ TĐ4 về nắm TĐ. Đ/U Lê đình Kiên lên lon cùng khoảng thời gian với anh Ân, khoá 19 ĐL làm TĐ phó. Đám SQ lóc nhóc bọn tôi làm 3 ĐĐ trưởng tác chiến: Phan đìnhThành , Lê yên Đỗ và tôi. Trong 3 thằng tôi là Tr/U thâm niên hơn.

    Anh Ân là 1 người rất hoà nhã, rất ít khi thấy anh chửi thề, và rất khôn khéo được cảm tình của thượng cấp . Anh chưa hề giữ chức phó cho ai. Từ Trung Đội trưởng, lên làm ĐĐ trưởng, rồi TĐ trưởng, Sau này làm Tr.Đoàn trưởng. Tài đánh giặc lì lợm của anh nổi tiếng từ trung đoàn đến Sư Đoàn, những cấp bực của anh đều được thăng thưởng từ mặt trận. Anh là SQ duy nhất của khoá 12 TĐ đeo lon Đại Tá.

    Tôi nhớ đi hành quân với anh, mỗi lần báo cáo đụng địch là mỗi lần anh hào hứng, phấn khích. Sau khi nghe báo cáo tình hình, anh hỏi : nhào vô được không mi, nhào vô đi ! Có tau đằng sau đừng lo ! Nghe được khuyến khích, tụi tôi cứ việc lủi vô nên lập được nhiều chiến công, tuy nhỏ nhưng đều đặn mà những đơn vị ít lập được.

    Sau mỗi cuộc hành quân, tụi tôi được xả láng, được về thành phố Qui Nhơn vui chơi, để cấp phó coi chừng đơn vị nên càng thích thú, không bao giờ từ nan bất cứ nguy hiểm nào, cấp chỉ huy thông cảm, chơi đẹp với mình thì mình phải chơi đẹp lại ! Tuổi trẻ chúng tôi không có gì khác để khích lệ ngoài việc lên lon lên lá và việc được xả láng sau mỗi lần hành quân, như vậy là đủ, cấp chỉ huy nào biết ý là tụi tôi sẽ chơi hết mình khi đụng giặc. Ở các TĐ khác cấp ĐĐ trưởng không được đi cả đám mà thay phiên nhau đi. Anh Ân cùng xả láng với bọn tôi. Nhỏ con nhưng lì lợm, anh có tửu lượng cao, nhưng cũng có lúc tới bến. Khi nào anh tới bến là biết liền, bắt đầu chử thề, cười hô hố và miệng phun nước miếng liền liền !

    Anh có vợ và 2 đứa con nhỏ, đứa con lớn là thằng Sơn lúc đó khoảng 3,4 tuổi. Anh lấy vợ khi còn ở trung đoàn 42 biệt lập trước khi thuyển chuyển về TrĐ 41. Chị Ân cũng người miền trung, dáng cao , mảnh mai, xinh xắn, chắc cao hơn anh Ân ! Chị là con gái của 1 ông thượng sĩ ở câu lạc bộ trung đoàn 42. Đám SQ độc thân chúng tôi mỗi đứa cũng có 1 căn ở cư xá SQ trung đoàn vì SQ có gia đình lúc đó không nhiều. Khi nào được về nghỉ ngơi ở hậu cứ, anh Kiên thường kéo cả đám qua nhà anh Ân để chọc phá và uống bia mỗi khi chúng tôi cạn túi. Anh Ân thì không bao giờ từ chối đám en út. Uống đến chừng nào anh bắt đầu chửi thề và phun nước miếng là tụi tụi chạy làng mà có uống cũng không nổi nữa, đứa nào củng xỉn luôn rồi và để chị Ân vui vẻ với chồng.


    Th/U Lợi, Đ/U Võ Ân, Đ/U Lê đình Kiên, hiệu thính viên
    trong 1 cuộc hành quân tại Bình Định năm 1969.

    Khoảng thời gian 69, Trung Tá Trần đình Vỵ làm TrĐ trưởng, ông xuất thân từ binh chủng Nhảy Dù và có nhiều kinh nghiêm tác chiến. Ông tánh tình hiền hoà, nhã nhặn như 1 nhà tu hơn là 1 cấp chỉ huy quân đội nhưng rất nghiêm khắc khi chỉ huy. Tôi nhớ sau này, khi về làm chỉ huy hậu cứ Tr/Đ trong 1 buổi tiệc cho SQ tham mưu và đám cố vấn tham dự, ngoài bia, tôi còn kêu mua cả can rượu nếp than 20 lít cho buổi tiệc, tôi uống rượu đã dở, gặp rượu nếp than ngọt dễ uống, quắc cần câu lúc nào không biết. Buổi sáng hôm sau, buổi họp thường nhật của BCH , tôi còn chưa tỉnh nên không đi họp được, Tr/Tá Vỵ kêu tôi lên xát xà bông thật kỹ: uống được bao nhiêu thì uống, không được bỏ họp, nếu không thì đừng uống ! Tôi đứng nghiêm nhận lỗi nhưng trong lòng cố bào chữa : ông có uống đâu, bữa nào ông thử uống say cho biết đời là gì ! Đã nói Tr/T Vỵ là nhà tu mà, không rượu chè, thuốc lá, còn mấy thứ khác… ai mà biết !

    Có giai thoại được kể lại trong đơn vị là hồi còn làm ĐĐ trưởng, Anh Ân đã hăng say với nhiệm vụ của mình đến độ có lần bị thương, được nghỉ tái khám anh đã khập khễnh ra đơn vị tiếp tục hành quân thay vì như người khác, muốn kéo dài tái khám càng lâu càng tốt để được nghỉ ngơi vui chơi, đời lính biết sống được ngày nào thì cứ sống và hưởng thụ.

    Có 1 chuyện không hay mà tôi vẫn còn nhớ là Th/U Nguyễn Ba bị đì sao đó vì anh ta là 1 SQ có hanh kiểm không được tốt , hắn ra trường cùng thời với Lê yên Đỗ và tôi, tính tình có vẻ bất cần và có tác phong không đứng đắn. 1 hôm nhậu say, Ba cầm súng đi từ BCH trung đoàn băng qua sân bay, vừa đi vừa bắn vừa gọi tên anh Ân ra thanh toán. Đám SQ chúng tôi đang ngồi nhậu tại nhà anh Ân chưa biết chuyện gì xảy ra, mấy tên lính hộ vệ của anh sách súng gờm ngoài cửa. Mặt anh đỏ lên anh chửi thề đ.m. Anh kiên và mấy SQ kéo anh ngồi xuống. Tôi và Đỗ chạy ra sân bay cản Ba lại, nhưng hắn vẫn vừa quơ súng vừa bắn lên trời vừa kêu anh Ân ra nói chuyện. 1 lát SQ ban an ninh của TRĐ Tr/U Đạt ra phụ với tụi tôi lấy lại súng của Ba, tôi không nhớ sau đó như thế nào, chắc chắn là an ninh quân đội sẽ làm việc với Ba, đó là chuyện bất thường hiếm thấy trong quân đội. Anh Ân cười cười nói, nhậu tiếp đi các cụ mi, nhưng bàn tiệc đã không còn hào hứng, ngồi 1 lát rồi tan. Sau đó tôi không gặp Ba nữa, nghe nói hắn bị thuyên chuyển đi đơn vị khác sau khi ở quân lao ra.

    Năm 1970, tình hình của Cao Miên biến đổi, Vua Sihanouk bị Lon Nol lật đổ do Mỹ đạo diễn vì Vua Sihanouk thân Trung Cộng, cho phép quân đội Bắc Việt xử dụng hành lang để chuyển quân đội, tiếp vận vào miền Nam và cũng là nơi ém quân, cất dấu các kho vũ khí, đạn dược, xằng dầu phục vụ cho chiến trường miền nam. Quân Bắc Việt chuẩn bị các trận đánh rất kỹ lưỡng trước khi xua quân vượt biên giới tấn công các đơn vị của ta rồi rút chạy qua căn cứ địa của chúng được chính phủ Sihanouk cho phép đặt trên đất Miên. Chúng ta không làm gì được vì những qui ước quốc tế ràng buộc. Khi Lon Nol lên, quân CS Bắc Việt dưới sự chỉ đạo của Trung Cộng bao vây Nam Vang để lật đổ Lon Nol nhằm đưa Sihanouk trở lại cầm quyền. Lon Nol đã kêu gọi với Mỹ và VNCH giúp đỡ để củng cố địa vị. Đó là 1 dịp danh chính ngôn thuận cho Mỹ và VNCH hành quân sang Miên để giúp Lon Nol và để tiêu diệt các lực lượng Bắc Việt trên đất Miên cũng như phá huỷ các kho vũ khí và tiếp liệu cuả CSBV nhằm đánh phá miền nam.

    Theo tin tình báo các kho tiếp liệu và quân sự của VC được thiết lập tại biên giới cao nguyên trung phần thuộc vùng 2 và biên giới tây Ninh vùng 3.

    Chiến dịch Toàn Thắng được phát động ngày 1-5-1970 của tư lệnh vùng 3 Trung Tướng Đỗ cao Trí và vùng 4 của Thiếu Tướng Nguyễn viết Thanh cùng với khoảng gần 20 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ tiến sâu vào nội địa Miên ở các khu Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu, Svay Rieng, Kompong Trach…

    Kết quả cuộc hành quân được coi là chiến thắng lớn với 25 ngàn vũ khí cá nhân và cộng đồng được tịch thu, 1 số hoả tiễn và đạn dược không lồ tương đương với số đạn dược được xài trong 1 năm của VC, lương thực và nhiên liệu tiếp tế cho quân CS trong 4 tháng…

    Nhưng 1 tai nạn trực thăng đã làm cho tướng Đỗ cao Trí thiệt mạng trong nhưng ngày đầu tiên của cuộc tấn công.

    Không có hành động quân sự vượt biên giới nào ở QK2 được tổ chức, có lẽ QLVNCH và Mỹ đang dồn hết lực lượng tấn công yểm trợ ở miền Nam.

    Cuối năm 1970, TRĐ được lịnh tăng phái 1 tiểu đoàn lên ngã 3 biên giới xuyên qua vùng Đức Cơ cùng với 1 chiến đoàn đặc nhiệm tấn công qua vùng tam biên. TĐ1/41 được lịnh di chuyển bằng đường bộ lên cao nguyên.

    Tiểu đoàn làm 1 mũi tiến của chiến đoàn trong cuộc hành quân, ngày đầu tiên vượt biên giới không có đụng độ nào. Chúng tôi vượt quan những khu rừng chồi mọc đầy những củ nhân sâm, lính tráng có vẻ thích thú hái đầy ba lô làm chiến lợi phẩm đầu tiên khi qua xứ Miên. Buổi tối tìm chỗ đóng quân trên trục di chuyển. Anh Ân gọi máy kêu tôi và Thành lên gặp. Lệnh của chiến đoàn, TĐ chia làm 2 cánh tiến lên mục tiêu là 1 ngon đồi cách chỗ đóng quân khoảng 5km được biết là 1 căn cứ quân sự và tiếp liệu của VC. Anh Ân có vẻ rất hào hứng nói với tụi tôi là các cánh quân khác lấy được rất nhiều súng, mình rán lấy 1 mớ đem về nghe ! tụi tôi dạ khan. Anh Ân nói với tôi, ngày mai cụ mi chỉ huy 2 đại đội của mi và Thành đi theo đường ni, tau đi dường ni, anh thảy bản đồ cho tôi coi rồi nói sq ban 3 chép lại đường tiến quân cho tôi. Anh nói, mấy thằng đệ tử có nhổ 1 mớ củ sâm đang nấu nước , cụ mi ở lại uống với tau chút nước sâm cho khoẻ ngày mai lấy sức đi lấy súng ! Anh lúc nào cũng lạc quan và tự tin như vậy !

    Đêm đó thật yên tĩnh, nhưng tôi không thể nào ngủ được, lạnh buốt từ bên trong cơ thể lạnh ra. Giấc ngủ chỉ chập chờn lúc gần sáng. Tôi gọi máy cho Thành chuẩn bị lên đường và nói đêm qua lạnh quá, tao không ngủ được. Thành nói Tao cũng vậy ! Sau này hỏi ra, lính đứa nào cũng “phát lãnh” như vậy ! trong củ sâm có tính hàn, nấu 1 nồi sâm uống như uống nước… hèn chi !

    Đúng giờ xuất phát, trên bầu trời, máy bay quan sát O-1 bay tit trên cao, trực thăng võ trang Cobra quần quần trên đầu yểm trợ. Tất cả vẫn yên lặng, không 1 tiếng súng, khi gần tới chân đồi vào mục tiêu, oanh tac cơ phản lực bắt đầu đánh bom lên đỉnh đồi tạo những tiếng nổ kinh hồn. Đạn phòng không bắn lên nổ thành những đốm đen trên trời quanh những chiếc phản lực quần trên đầu , chừng nửa giờ sau, tất cả đều im lặng. Trên tần số nội bộ lịnh của TĐ là dừng quân đợi lệnh, tôi không biết chuyện gì xảy ra, chỉ còn chiếc O-1 cao vút trên trời. Cobra và phản lực đã mất dấu. Tôi hỏi anh Ân qua vô tuyến bây giờ làm sao, anh nói dừng lại chờ lịnh vậy thôi. Tôi cho con cái nghỉ mệt, khỏng nửa tiếng sau anh Ân gọi tôi trên máy : chừ tính sao ? vô không mi ? Coi bản đồ, tôi ước tính từ điểm đứng lên mục tiêu khoảng chừng 1 cây số đường núi, chắc cũng phải mất hơn 2 tiếng, bây giờ là 3 giờ chiều. Tôi nổi máu anh hùng rơm không cần suy nghĩ : chơi luôn anh. Mà thật ra có biết ất giáp gì đâu, kêu húc là húc thôi ! cấp ĐĐ của tôi chỉ đâu đánh đó, ù ù cạc cạc, mà không đánh cũng không được, lệnh mà ! Tiến được khảng 45 phút qua 1 trảng tranh rộng. Lệnh TĐ kêu dừng lại. tôi kêu hiệu thính viên đổi máy qua tần số chiến đoàn. Ở trên la ơi ới : tôi kêu các anh dừng lại chờ lệnh mà sao các anh vẫn tiến tới mục tiêu, máy bay quan sát báo cáo cho tôi biết. Các anh rút lui ngay lập tức, bằng mọi cách, bằng mọi giá, càng xa càng tốt ! Anh Ân gọi tôi cho lệnh rút, tôi nói tôi nghe trên tần số chiến đoàn rồi. Mình không đủ lực lượng tấn công, có cả 1 trung đoàn địch đang chờ trên đồi, có nhiều xe tăng nguỵ trang được phi cơ phát hiện. Anh Ân cho hướng rút lui và tập họp, tụi tôi chạy marathon sút quần đến trời sụp tối cũng khoảng 7 giờ rưỡi, 2 cánh quân bắt tay được với nhau. Lệnh chiến đoàn hỏi tới đâu, chúng tôi báo cáo điểm đứng. Lệnh cho đến điểm cách thêm 3 Km về hướng đông. Cha con nối đuôi lầm lủi đi trong ánh trăng còn sót lại của cuối mùa. Đến khi đi hết nổi, chúng tôi dừng lại, bố trí sơ sài, không đào hầm hố tránh tối đa tiếng động và ánh sáng. Khoảng 2,3 giờ sáng, tôi nghe tiếng rì rầm của chiến xa địch ở khoảng cách không xa, và cả ánh sáng của đèn chiến xa lấp loáng, 1 đêm không ngủ, chúng tôi banh mắt chờ đợi cho trời sáng để có phi cơ yểm trợ, lệnh rút lui khẩn cấp khi TĐ báo cáo địch đang lùng kiếm bằng chiến xa. Tụi tôi tiếp tục co giò chạy. Không thể chống cự với lực lượng địch với chiến xa, đơn vị không được trang bị hoả tiễn M72 chống chiến xa, mỗi ĐĐ chỉ có vài quả chưa được xử dụng bao giờ. Trời sáng rõ, phi cơ lên lại trên bầu trời, oanh kích mục tiêu cả ngày. Chúng tôi không hiểu tại sao không xử dụng B52 rải thảm vào mục tiêu rôi cho chúng tôi vô lục soát như mọi lần mà kêu chúng tôi chậy vắt giò lên cần cổ ! Qui ước là Mỹ không thể xử dụng B52 sâu trong nội địa Miên. Ai biết đâu ! Anh Ân cười xoà giả lã khi gặp tụi tôi. Cuộc hành quân chấm dứt, bên ta vô sự ! Uổng quá, anh Ân nói các cánh quân khác lấy được rất nhiều chiến lợi phẩm, vậy mà mình đi về tay không !

    Về lại vùng hành quân trách nhiệm ở Bình Định, anh Ân cất nhắc tôi làm TĐ phó cho anh một thời gian rồi thuyên chuyển qua làm TĐ phó cho anh Kiên lúc này đang chỉ huy 1 tiểu đoàn, và đến giữa năm 1971 tôi xin về BCH TR/Đ vì có nhiều va chạm với các SQ nhiều thâm niên và cấp bực cao hơn tôi trong đơn vị.

    Ở BCH 1 thời gian tôi xin được biệt phái sang CSQG, Đại Tá Vỵ vừa tân thăng, vui vẻ cho tôi được thuyên chuyển. Tôi rời Tr/Đ đầu năm 72.

    Tôi gặp anh Ân ở Qui Nhơn khoảng giữa năm 1973, Anh đeo lon Trung tá và ở BTL/SĐ chờ bổ sung đơn vị, tôi thì đang về Qui Nhơn thăm gia đình. Anh Ân kêu tôi vô quán, 2 anh em uống với nhau vài chai bia, anh nói đang chờ bổ nhiệm chức Trung đoàn trưởng. Anh kể đám lau nhau bây giờ làm Tiểu Đoàn trưởng hết, Phan đình Thành, Lê yên Đỗ, Hồ Hữu, Nguyễn văn Phú. Tôi nói tôi có biết. Tôi chúc mừng anh nhận chức Trung Đoàn trưởng sớm rồi chúng tôi chia tay.

    Cuối năm 1973, tôi đang làm chỉ huy trưởng CSQG quận Dakto, Dakto bây giờ đã nằm trong tay VC. Nghe cho oai vậy thôi chứ là 1 quận lưu vong, gom số dân thượng di tản từ Dakto khoảng vài ngàn người, cất tạm nhà cho họ ở năm1Một lát SQ ban an ninh của TRĐ Tr/U Đạt ra phụ với tụi tôi lấy lại súng của Ba, tôi không nhớ sau đó như thế nào, chắc chắn là an ninh quân đội sẽ làm việc với Ba, đó là chuyện bất thường hiếm thấy trong quân đội. Anh Ân cười cười nói, nhậu tiếp đi các cụ mi, nhưng bàn tiệc đã không còn hào hứng, ngồi một lát rồi tan. Sau đó tôi không gặp Ba nữa, nghe nói hắn bị thuyên chuyển đi đơn vị khác sau khi ở quân lao ra.

    Năm 1970, tình hình của Cao Miên biến đổi, Vua Sihanouk bị Lon Nol lật đổ do Mỹ đạo diễn vì Vua Sihanouk thân Trung Cộng, cho phép quân đội Bắc Việt xử dụng hành lang để chuyển quân đội, tiếp vận vào miền Nam và cũng là nơi ém quân, cất dấu các kho vũ khí, đạn dược, xằng dầu phục vụ cho chiến trường miền nam. Quân Bắc Việt chuẩn bị các trận đánh rất kỹ lưỡng trước khi xua quân vượt biên giới tấn công các đơn vị của ta rồi rút chạy qua căn cứ địa của chúng được chính phủ Sihanouk cho phép đặt trên đất Miên. Chúng ta không làm gì được vì những qui ước quốc tế ràng buộc. Khi Lon Nol lên, quân CS Bắc Việt dưới sự chỉ đạo của Trung Cộng bao vây Nam Vang để lật đổ Lon Nol nhằm đưa Sihanouk trở lại cầm quyền. Lon Nol đã kêu gọi với Mỹ và VNCH giúp đỡ để củng cố địa vị. Đó là 1 dịp danh chính ngôn thuận cho Mỹ và VNCH hành quân sang Miên để giúp Lon Nol và để tiêu diệt các lực lượng Bắc Việt trên đất Miên cũng như phá huỷ các kho vũ khí và tiếp liệu cuả CSBV nhằm đánh phá miền nam.

    Theo tin tình báo các kho tiếp liệu và quân sự của VC được thiết lập tại biên giới cao nguyên trung phần thuộc vùng 2 và biên giới tây Ninh vùng 3.

    Chiến dịch Toàn Thắng được phát động ngày 1-5-1970 của tư lệnh vùng 3 Trung Tướng Đỗ cao Trí và vùng 4 của Thiếu Tướng Nguyễn viết Thanh cùng với khoảng gần 20 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ tiến sâu vào nội địa Miên ở các khu Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu, Svay Rieng, Kompong Trach…

    Kết quả cuộc hành quân được coi là chiến thắng lớn với 25 ngàn vũ khí cá nhân và cộng đồng được tịch thu, 1 số hoả tiễn và đạn dược không lồ tương đương với số đạn dược được xài trong 1 năm của VC, lương thực và nhiên liệu tiếp tế cho quân CS trong 4 tháng…

    Nhưng 1 tai nạn trực thăng đã làm cho tướng Đỗ cao Trí thiệt mạng trong nhưng ngày đầu tiên của cuộc tấn công.

    Không có hành động quân sự vượt biên giới nào ở QK2 được tổ chức, có lẽ QLVNCH và Mỹ đang dồn hết lực lượng tấn công yểm trợ ở miền Nam.

    Cuối năm 1970, TRĐ được lịnh tăng phái 1 tiểu đoàn lên ngã 3 biên giới xuyên qua vùng Đức Cơ cùng với 1 chiến đoàn đặc nhiệm tấn công qua vùng tam biên. TĐ1/41 được lịnh di chuyển bằng đường bộ lên cao nguyên.

    Tiểu đoàn làm 1 mũi tiến của chiến đoàn trong cuộc hành quân, ngày đầu tiên vượt biên giới không có đụng độ nào. Chúng tôi vượt quan những khu rừng chồi mọc đầy những củ nhân sâm, lính tráng có vẻ thích thú hái đầy ba lô làm chiến lợi phẩm đầu tiên khi qua xứ Miên. Buổi tối tìm chỗ đóng quân trên trục di chuyển. Anh Ân gọi máy kêu tôi và Thành lên gặp. Lệnh của chiến đoàn, TĐ chia làm 2 cánh tiến lên mục tiêu là 1 ngon đồi cách chỗ đóng quân khoảng 5km được biết là 1 căn cứ quân sự và tiếp liệu của VC. Anh Ân có vẻ rất hào hứng nói với tụi tôi là các cánh quân khác lấy được rất nhiều súng, mình rán lấy 1 mớ đem về nghe ! tụi tôi dạ khan. Anh Ân nói với tôi, ngày mai cụ mi chỉ huy 2 đại đội của mi và Thành đi theo đường ni, tau đi dường ni, anh thảy bản đồ cho tôi coi rồi nói sq ban 3 chép lại đường tiến quân cho tôi. Anh nói, mấy thằng đệ tử có nhổ 1 mớ củ sâm đang nấu nước , cụ mi ở lại uống với tau chút nước sâm cho khoẻ ngày mai lấy sức đi lấy súng ! Anh lúc nào cũng lạc quan và tự tin như vậy !

    Đêm đó thật yên tĩnh, nhưng tôi không thể nào ngủ được, lạnh buốt từ bên trong cơ thể lạnh ra. Giấc ngủ chỉ chập chờn lúc gần sáng. Tôi gọi máy cho Thành chuẩn bị lên đường và nói đêm qua lạnh quá, tao không ngủ được. Thành nói Tao cũng vậy ! Sau này hỏi ra, lính đứa nào cũng “phát lãnh” như vậy ! trong củ sâm có tính hàn, nấu 1 nồi sâm uống như uống nước… hèn chi !

    Đúng giờ xuất phát, trên bầu trời, máy bay quan sát O-1 bay tit trên cao, trực thăng võ trang Cobra quần quần trên đầu yểm trợ. Tất cả vẫn yên lặng, không 1 tiếng súng, khi gần tới chân đồi vào mục tiêu, oanh tac cơ phản lực bắt đầu đánh bom lên đỉnh đồi tạo những tiếng nổ kinh hồn. Đạn phòng không bắn lên nổ thành những đốm đen trên trời quanh những chiếc phản lực quần trên đầu , chừng nửa giờ sau, tất cả đều im lặng. Trên tần số nội bộ lịnh của TĐ là dừng quân đợi lệnh, tôi không biết chuyện gì xảy ra, chỉ còn chiếc O-1 cao vút trên trời. Cobra và phản lực đã mất dấu. Tôi hỏi anh Ân qua vô tuyến bây giờ làm sao, anh nói dừng lại chờ lịnh vậy thôi. Tôi cho con cái nghỉ mệt, khỏng nửa tiếng sau anh Ân gọi tôi trên máy : chừ tính sao ? vô không mi ? Coi bản đồ, tôi ước tính từ điểm đứng lên mục tiêu khoảng chừng 1 cây số đường núi, chắc cũng phải mất hơn 2 tiếng, bây giờ là 3 giờ chiều. Tôi nổi máu anh hùng rơm không cần suy nghĩ : chơi luôn anh. Mà thật ra có biết ất giáp gì đâu, kêu húc là húc thôi ! cấp ĐĐ của tôi chỉ đâu đánh đó, ù ù cạc cạc, mà không đánh cũng không được, lệnh mà ! Tiến được khảng 45 phút qua 1 trảng tranh rộng. Lệnh TĐ kêu dừng lại. tôi kêu hiệu thính viên đổi máy qua tần số chiến đoàn. Ở trên la ơi ới : tôi kêu các anh dừng lại chờ lệnh mà sao các anh vẫn tiến tới mục tiêu, máy bay quan sát báo cáo cho tôi biết. Các anh rút lui ngay lập tức, bằng mọi cách, bằng mọi giá, càng xa càng tốt ! Anh Ân gọi tôi cho lệnh rút, tôi nói tôi nghe trên tần số chiến đoàn rồi. Mình không đủ lực lượng tấn công, có cả 1 trung đoàn địch đang chờ trên đồi, có nhiều xe tăng nguỵ trang được phi cơ phát hiện. Anh Ân cho hướng rút lui và tập họp, tụi tôi chạy marathon sút quần đến trời sụp tối cũng khoảng 7 giờ rưỡi, 2 cánh quân bắt tay được với nhau. Lệnh chiến đoàn hỏi tới đâu, chúng tôi báo cáo điểm đứng. Lệnh cho đến điểm cách thêm 3 Km về hướng đông. Cha con nối đuôi lầm lủi đi trong ánh trăng còn sót lại của cuối mùa. Đến khi đi hết nổi, chúng tôi dừng lại, bố trí sơ sài, không đào hầm hố tránh tối đa tiếng động và ánh sáng. Khoảng 2,3 giờ sáng, tôi nghe tiếng rì rầm của chiến xa địch ở khoảng cách không xa, và cả ánh sáng của đèn chiến xa lấp loáng, 1 đêm không ngủ, chúng tôi banh mắt chờ đợi cho trời sáng để có phi cơ yểm trợ, lệnh rút lui khẩn cấp khi TĐ báo cáo địch đang lùng kiếm bằng chiến xa. Tụi tôi tiếp tục co giò chạy. Không thể chống cự với lực lượng địch với chiến xa, đơn vị không được trang bị hoả tiễn M72 chống chiến xa, mỗi ĐĐ chỉ có vài quả chưa được xử dụng bao giờ. Trời sáng rõ, phi cơ lên lại trên bầu trời, oanh kích mục tiêu cả ngày. Chúng tôi không hiểu tại sao không xử dụng B52 rải thảm vào mục tiêu rôi cho chúng tôi vô lục soát như mọi lần mà kêu chúng tôi chậy vắt giò lên cần cổ ! Qui ước là Mỹ không thể xử dụng B52 sâu trong nội địa Miên. Ai biết đâu ! Anh Ân cười xoà giả lã khi gặp tụi tôi. Cuộc hành quân chấm dứt, bên ta vô sự ! Uổng quá, anh Ân nói các cánh quân khác lấy được rất nhiều chiến lợi phẩm, vậy mà mình đi về tay không !

    Về lại vùng hành quân trách nhiệm ở Bình Định, anh Ân cất nhắc tôi làm TĐ phó cho anh một thời gian rồi thuyên chuyển qua làm TĐ phó cho anh Kiên lúc này đang chỉ huy 1 tiểu đoàn, và đến giữa năm 1971 tôi xin về BCH TR/Đ vì có nhiều va chạm với các SQ nhiều thâm niên và cấp bực cao hơn tôi trong đơn vị.

    Ở BCH 1 thời gian tôi xin được biệt phái sang CSQG, Đại Tá Vỵ vừa tân thăng, vui vẻ cho tôi được thuyên chuyển. Tôi rời Tr/Đ đầu năm 72.

    Tôi gặp anh Ân ở Qui Nhơn khoảng giữa năm 1973, Anh đeo lon Trung tá và ở BTL/SĐ chờ bổ sung đơn vị, tôi thì đang về Qui Nhơn thăm gia đình. Anh Ân kêu tôi vô quán, 2 anh em uống với nhau vài chai bia, anh nói đang chờ bổ nhiệm chức Trung đoàn trưởng. Anh kể đám lau nhau bây giờ làm Tiểu Đoàn trưởng hết, Phan đình Thành, Lê yên Đỗ, Hồ Hữu, Nguyễn văn Phú. Tôi nói tôi có biết. Tôi chúc mừng anh nhận chức Trung Đoàn trưởng sớm rồi chúng tôi chia tay.

    Cuối năm 1973, tôi đang làm chỉ huy trưởng CSQG quận Dakto, Dakto bây giờ đã nằm trong tay VC. Nghe cho oai vậy thôi chứ là 1 quận lưu vong, gom số dân thượng di tản từ Dakto khoảng vài ngàn người, cất tạm nhà cho họ ở nắmMột lát SQ ban an ninh của TRĐ Tr/U Đạt ra phụ với tụi tôi lấy lại súng của Ba, tôi không nhớ sau đó như thế nào, chắc chắn là an ninh quân đội sẽ làm việc với Ba, đó là chuyện bất thường hiếm thấy trong quân đội. Anh Ân cười cười nói, nhậu tiếp đi các cụ mi, nhưng bàn tiệc đã không còn hào hứng, ngồi một lát rồi tan. Sau đó tôi không gặp Ba nữa, nghe nói hắn bị thuyên chuyển đi đơn vị khác sau khi ở quân lao ra.

    Năm 1970, tình hình của Cao Miên biến đổi, Vua Sihanouk bị Lon Nol lật đổ do Mỹ đạo diễn vì Vua Sihanouk thân Trung Cộng, cho phép quân đội Bắc Việt xử dụng hành lang để chuyển quân đội, tiếp vận vào miền Nam và cũng là nơi ém quân, cất dấu các kho vũ khí, đạn dược, xằng dầu phục vụ cho chiến trường miền nam. Quân Bắc Việt chuẩn bị các trận đánh rất kỹ lưỡng trước khi xua quân vượt biên giới tấn công các đơn vị của ta rồi rút chạy qua căn cứ địa của chúng được chính phủ Sihanouk cho phép đặt trên đất Miên. Chúng ta không làm gì được vì những qui ước quốc tế ràng buộc. Khi Lon Nol lên, quân CS Bắc Việt dưới sự chỉ đạo của Trung Cộng bao vây Nam Vang để lật đổ Lon Nol nhằm đưa Sihanouk trở lại cầm quyền. Lon Nol đã kêu gọi với Mỹ và VNCH giúp đỡ để củng cố địa vị. Đó là 1 dịp danh chính ngôn thuận cho Mỹ và VNCH hành quân sang Miên để giúp Lon Nol và để tiêu diệt các lực lượng Bắc Việt trên đất Miên cũng như phá huỷ các kho vũ khí và tiếp liệu cuả CSBV nhằm đánh phá miền nam.

    Theo tin tình báo các kho tiếp liệu và quân sự của VC được thiết lập tại biên giới cao nguyên trung phần thuộc vùng 2 và biên giới tây Ninh vùng 3.

    Chiến dịch Toàn Thắng được phát động ngày 1-5-1970 của tư lệnh vùng 3 Trung Tướng Đỗ cao Trí và vùng 4 của Thiếu Tướng Nguyễn viết Thanh cùng với khoảng gần 20 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ tiến sâu vào nội địa Miên ở các khu Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu, Svay Rieng, Kompong Trach…

    Kết quả cuộc hành quân được coi là chiến thắng lớn với 25 ngàn vũ khí cá nhân và cộng đồng được tịch thu, 1 số hoả tiễn và đạn dược không lồ tương đương với số đạn dược được xài trong 1 năm của VC, lương thực và nhiên liệu tiếp tế cho quân CS trong 4 tháng…

    Nhưng 1 tai nạn trực thăng đã làm cho tướng Đỗ cao Trí thiệt mạng trong nhưng ngày đầu tiên của cuộc tấn công.

    Không có hành động quân sự vượt biên giới nào ở QK2 được tổ chức, có lẽ QLVNCH và Mỹ đang dồn hết lực lượng tấn công yểm trợ ở miền Nam.

    Cuối năm 1970, TRĐ được lịnh tăng phái 1 tiểu đoàn lên ngã 3 biên giới xuyên qua vùng Đức Cơ cùng với 1 chiến đoàn đặc nhiệm tấn công qua vùng tam biên. TĐ1/41 được lịnh di chuyển bằng đường bộ lên cao nguyên.

    Tiểu đoàn làm 1 mũi tiến của chiến đoàn trong cuộc hành quân, ngày đầu tiên vượt biên giới không có đụng độ nào. Chúng tôi vượt quan những khu rừng chồi mọc đầy những củ nhân sâm, lính tráng có vẻ thích thú hái đầy ba lô làm chiến lợi phẩm đầu tiên khi qua xứ Miên. Buổi tối tìm chỗ đóng quân trên trục di chuyển. Anh Ân gọi máy kêu tôi và Thành lên gặp. Lệnh của chiến đoàn, TĐ chia làm 2 cánh tiến lên mục tiêu là 1 ngon đồi cách chỗ đóng quân khoảng 5km được biết là 1 căn cứ quân sự và tiếp liệu của VC. Anh Ân có vẻ rất hào hứng nói với tụi tôi là các cánh quân khác lấy được rất nhiều súng, mình rán lấy 1 mớ đem về nghe ! tụi tôi dạ khan. Anh Ân nói với tôi, ngày mai cụ mi chỉ huy 2 đại đội của mi và Thành đi theo đường ni, tau đi dường ni, anh thảy bản đồ cho tôi coi rồi nói sq ban 3 chép lại đường tiến quân cho tôi. Anh nói, mấy thằng đệ tử có nhổ 1 mớ củ sâm đang nấu nước , cụ mi ở lại uống với tau chút nước sâm cho khoẻ ngày mai lấy sức đi lấy súng ! Anh lúc nào cũng lạc quan và tự tin như vậy !

    Đêm đó thật yên tĩnh, nhưng tôi không thể nào ngủ được, lạnh buốt từ bên trong cơ thể lạnh ra. Giấc ngủ chỉ chập chờn lúc gần sáng. Tôi gọi máy cho Thành chuẩn bị lên đường và nói đêm qua lạnh quá, tao không ngủ được. Thành nói Tao cũng vậy ! Sau này hỏi ra, lính đứa nào cũng “phát lãnh” như vậy ! trong củ sâm có tính hàn, nấu 1 nồi sâm uống như uống nước… hèn chi !

    Đúng giờ xuất phát, trên bầu trời, máy bay quan sát O-1 bay tit trên cao, trực thăng võ trang Cobra quần quần trên đầu yểm trợ. Tất cả vẫn yên lặng, không 1 tiếng súng, khi gần tới chân đồi vào mục tiêu, oanh tac cơ phản lực bắt đầu đánh bom lên đỉnh đồi tạo những tiếng nổ kinh hồn. Đạn phòng không bắn lên nổ thành những đốm đen trên trời quanh những chiếc phản lực quần trên đầu , chừng nửa giờ sau, tất cả đều im lặng. Trên tần số nội bộ lịnh của TĐ là dừng quân đợi lệnh, tôi không biết chuyện gì xảy ra, chỉ còn chiếc O-1 cao vút trên trời. Cobra và phản lực đã mất dấu. Tôi hỏi anh Ân qua vô tuyến bây giờ làm sao, anh nói dừng lại chờ lịnh vậy thôi. Tôi cho con cái nghỉ mệt, khỏng nửa tiếng sau anh Ân gọi tôi trên máy : chừ tính sao ? vô không mi ? Coi bản đồ, tôi ước tính từ điểm đứng lên mục tiêu khoảng chừng 1 cây số đường núi, chắc cũng phải mất hơn 2 tiếng, bây giờ là 3 giờ chiều. Tôi nổi máu anh hùng rơm không cần suy nghĩ : chơi luôn anh. Mà thật ra có biết ất giáp gì đâu, kêu húc là húc thôi ! cấp ĐĐ của tôi chỉ đâu đánh đó, ù ù cạc cạc, mà không đánh cũng không được, lệnh mà ! Tiến được khảng 45 phút qua 1 trảng tranh rộng. Lệnh TĐ kêu dừng lại. tôi kêu hiệu thính viên đổi máy qua tần số chiến đoàn. Ở trên la ơi ới : tôi kêu các anh dừng lại chờ lệnh mà sao các anh vẫn tiến tới mục tiêu, máy bay quan sát báo cáo cho tôi biết. Các anh rút lui ngay lập tức, bằng mọi cách, bằng mọi giá, càng xa càng tốt ! Anh Ân gọi tôi cho lệnh rút, tôi nói tôi nghe trên tần số chiến đoàn rồi. Mình không đủ lực lượng tấn công, có cả 1 trung đoàn địch đang chờ trên đồi, có nhiều xe tăng nguỵ trang được phi cơ phát hiện. Anh Ân cho hướng rút lui và tập họp, tụi tôi chạy marathon sút quần đến trời sụp tối cũng khoảng 7 giờ rưỡi, 2 cánh quân bắt tay được với nhau. Lệnh chiến đoàn hỏi tới đâu, chúng tôi báo cáo điểm đứng. Lệnh cho đến điểm cách thêm 3 Km về hướng đông. Cha con nối đuôi lầm lủi đi trong ánh trăng còn sót lại của cuối mùa. Đến khi đi hết nổi, chúng tôi dừng lại, bố trí sơ sài, không đào hầm hố tránh tối đa tiếng động và ánh sáng. Khoảng 2,3 giờ sáng, tôi nghe tiếng rì rầm của chiến xa địch ở khoảng cách không xa, và cả ánh sáng của đèn chiến xa lấp loáng, 1 đêm không ngủ, chúng tôi banh mắt chờ đợi cho trời sáng để có phi cơ yểm trợ, lệnh rút lui khẩn cấp khi TĐ báo cáo địch đang lùng kiếm bằng chiến xa. Tụi tôi tiếp tục co giò chạy. Không thể chống cự với lực lượng địch với chiến xa, đơn vị không được trang bị hoả tiễn M72 chống chiến xa, mỗi ĐĐ chỉ có vài quả chưa được xử dụng bao giờ. Trời sáng rõ, phi cơ lên lại trên bầu trời, oanh kích mục tiêu cả ngày. Chúng tôi không hiểu tại sao không xử dụng B52 rải thảm vào mục tiêu rôi cho chúng tôi vô lục soát như mọi lần mà kêu chúng tôi chậy vắt giò lên cần cổ ! Qui ước là Mỹ không thể xử dụng B52 sâu trong nội địa Miên. Ai biết đâu ! Anh Ân cười xoà giả lã khi gặp tụi tôi. Cuộc hành quân chấm dứt, bên ta vô sự ! Uổng quá, anh Ân nói các cánh quân khác lấy được rất nhiều chiến lợi phẩm, vậy mà mình đi về tay không !

    Về lại vùng hành quân trách nhiệm ở Bình Định, anh Ân cất nhắc tôi làm TĐ phó cho anh một thời gian rồi thuyên chuyển qua làm TĐ phó cho anh Kiên lúc này đang chỉ huy 1 tiểu đoàn, và đến giữa năm 1971 tôi xin về BCH TR/Đ vì có nhiều va chạm với các SQ nhiều thâm niên và cấp bực cao hơn tôi trong đơn vị.

    Ở BCH 1 thời gian tôi xin được biệt phái sang CSQG, Đại Tá Vỵ vừa tân thăng, vui vẻ cho tôi được thuyên chuyển. Tôi rời Tr/Đ đầu năm 72.

    Tôi gặp anh Ân ở Qui Nhơn khoảng giữa năm 1973, Anh đeo lon Trung tá và ở BTL/SĐ chờ bổ sung đơn vị, tôi thì đang về Qui Nhơn thăm gia đình. Anh Ân kêu tôi vô quán, 2 anh em uống với nhau vài chai bia, anh nói đang chờ bổ nhiệm chức Trung đoàn trưởng. Anh kể đám lau nhau bây giờ làm Tiểu Đoàn trưởng hết, Phan đình Thành, Lê yên Đỗ, Hồ Hữu, Nguyễn văn Phú. Tôi nói tôi có biết. Tôi chúc mừng anh nhận chức Trung Đoàn trưởng sớm rồi chúng tôi chia tay.

    Cuối năm 1973, tôi đang làm chỉ huy trưởng CSQG quận Dakto, Dakto bây giờ đã nằm trong tay VC. Nghe cho oai vậy thôi chứ là 1 quận lưu vong, gom số dân thượng di tản từ Dakto khoảng vài ngàn người, cất tạm nhà cho họ ở nằm sát QL 14 về hướng nam, cách Kontum chừng 12 Km. Quận trưởng Dakto là trung tá Lò văn Bảo người Nùng đi lính từ hồi Pháp hiền lành chẳng bao giờ có lệnh lạc hay họp hành gì với đám cảnh sát, tôi chẳng có việc gì làm, chiều chiều tôi về Kontum ra sân bay quá giang về Qui Nhơn với gia đình vài bữa mới lên lại.

    Tôi gặp lại anh Ân trong 1 tiêm ăn trong phố Kontum, anh đang làm trung đoàn trưởng TR/Đ53 SĐ23BB. Anh nói bữa nào ghé BCH/TrĐ chơi. Tôi lái chiếc xe Jeep xanh trắng của cảnh sát, mặc đồ CSDC, một mình hỏi thăm đường vô thăm anh. BCH hành quân Tr/Đ đóng ở phía nam cầu Dakbla, hướng tây QL14, xéo xéo căn cứ B15 LLDB. Tứ QL rẽ vào khoảng 10Km. Đám lính SĐ23 nhìn tôi ngạc nhiên sao cảnh sát lại vô đây có buông vài lời khiếm nhã, tôi làm lơ cho qua. BCH trung đoàn 53 đang lập căn cứ phòng thủ. Anh nói trung đoàn bây giờ không như ngày xưa, vẫn có hậu cứ ở Ban mê Thuột nhưng hành quân lưu động như cấp tiểu đoàn và đụng địch cấp trung đoàn trở lên chứ không phải đám du kích lẻ tẻ như ngày xưa, anh cười hiền hoà nói bây giờ đánh giặc ve kêu luôn, cái chết kề cận ! Mi chạy làng là đúng. Tôi cười nói nhưng dậm chân tại chỗ, anh nói mi vừa muốn sướng vừa muốn lên lon nữa sao ? tôi nói đám lau nhau tụi tôi đàn em của anh mang lon thiếu tá hết tôi vẫn lẹt đẹt. Tôi hỏi chị và mấy đứa nhỏ đâu anh bây giờ ở đâu, anh nói ở hậu cứ Ban mê Thuột, tôi nói vợ tôi vẫn nhắc cám ơn chị đã cho đi ké xe đi dạy và đi chợ khi tôi rời TrĐ41 trước khi vợ tôi được thuyên chuyển về Qui Nhơn, nếu không có chị chắc bà xã tôi cực lắm. Anh cười nói chuyện nhỏ , cụ mi có cần tao giúp gì bây giờ không, tôi nói không cần gì đâu anh. Tôi ăn bữa cơm trưa với anh và đám SQ của BCH rồi ra về. Ít lâu sau trung đoàn 53 di chuyển đến vùng hành quân mới và tôi cũng thuyên chuyển về Qui Nhơn.

    Trận chiến càng trở nên khốc liệt những năm sau đó bất lợi cho QLVNCH vì Mỹ rút quân khỏi VN và cắt viện trợ tối đa.

    Tháng 3/1975 trước tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Đó có thể là 1 lá bài mà Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu thử xem phản ứng của Mỹ, nếu chúng ta triệt thoái khỏi cao nguyên, bị CS lấy đất, liệu Mỹ có xét lại chương trình rút lui hoàn toàn khỏi VN và vẫn cắt viện trợ, phủi tay khỏi nơi đây ? Nếu Mỹ không có 1 hành động tích cực, vẫn giữ quyết định của mình thì sự thua trận của QLVNCH chỉ còn là thời gian, không có súng đạn, không có tiếp tế thì lấy gì mà đánh đấm ! Sự hỗn loạn và mất tinh thần chiến đấu dẫn tới việc mất Quân khu I, III và IV và mất cả miền nam trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ đầu tháng 3 dến cuối tháng 4-1975.

    Điều này đã được xác nhận sau 4 thập niên từ khi chấm dứt chiến tranh, các tài liệu hồ sơ của Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã được bạch hóa. Số phận của Việt Nam Cộng Hòa đã được định đoạt và Nam Việt Nam sẽ chỉ tồn tại cho đủ thời gian để Hoa Kỳ rút chân khỏi cuộc chiến một cách an toàn. Đây là một thực tế phũ phàng của lịch sử. Việt Nam Cộng Hòa có cái giá phải trả khi hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ.

    Tôi cũng là 1 trong số tất cả mọi người sống ở miền nam Việt Nam lúc bấy giờ đều quan tâm, hồi hộp theo dõi tin tức chiến sự hàng ngày. Lúc đó, chúng tôi vẫn không hiểu tại sao chúng ta lại rút khỏi cao nguyên, tại sao chúng ta phải rút khỏi vùng 1 ? trong khi chúng ta đang có 1 quân lực hùng mạnh ! Tin trận chiến ở phi trường Phụng Dực, tin tức của anh Ân, người ta gọi là người hùng chiến trận không làm tôi ngạc nhiên, anh vẫn gan lì như bao giờ, anh vẫn lăn vào cuộc chiến 1 cách dũng mãnh như bao giờ. Những tin tức bất lợi cho anh sau đó vì bị bỏ rơi, không tiếp tế, không tiếp viện…anh và các binh sĩ của anh đã chiến đấu đơn độc 1 cách oai hùng trong 8 ngày trước khi vượt thoát khỏi địa ngục kinh hoàng của căn cứ B50, sống sót trở về với dăm ba người lính làm tôi vừa mừng vừa tủi. Mừng cho anh và tủi cho phận nước tôi !

    Rồi đến lúc chúng tôi phải rời bỏ thành phố Qui Nhơn thân yêu vào ngày 29-3-1975. Tôi theo dòng người chạy vào Nha trang, tưởng đã yên thân, phòng tuyến Nha Trang bị vỡ, chỉ nghe thôi chứ chưa thấy, chạy tiếp theo đoàn quân ô hợp như rắn mất đầu, mặc sức mà cướp bóc, mặc sức mà hãm hiếp…Rồi Phan Rang, rồi Phan Thiết… không còn gì diễn tả nổi nỗi kinh hoàng đó. Thật nhục nhã, thật đau thương, đoàn quân hỗn loạn với đủ mọi màu áo dù, TQLC, BĐQ…tan tác , còn đau hàng ngũ, còn đâu kỷ luật là sức mạnh của quân đội, còn đâu những chiến tích huyền thoại tưởng chừng không 1 quân đội nào có thể so sành được, chỉ có chen lấn nhau, chỉ dành nhau mọi ưu tiên để chạy về nam….

    Ngày 31-3 tôi theo dòng người vào đến Bình Tuy. Trong bãi dương bên đường, lính tráng dầy rẫy, toàn là lính nhưng có trật tự hơn, độ ngũ hơn, kỷ luật đã được tái lập ở cửa ngõ vào Bình Tuy .

    Có ai gọi tên tôi bên đường, tôi quay mặt về phía có tiếng gọi, anh Ân đang ngồi đó với mấy SQ, trên bàn đầy những chai bia đã cạn. Tôi mừng rỡ chạy lại, 3 bông mai đen và 1 vạch đeo trên cổ áo, tôi dơ tay chào anh, anh đã mang lon Đại tá. Anh vừa phun nước miếng , dấu hiệu anh đã ngà ngà vừa nói với tôi: mất hết rồi mi ơi, vợ con tau mất hết rồi. Tôi đứng lặng người không biết phải làm gì. Anh nói : mi ngồi đây uống với tau. Tôi hỏi anh ở đây làm gì ? anh nói thành lập đơn vị mới đánh tiếp ! tôi ngồi với anh 1 lúc rồi nói: tôi phải về Sg tìm vợ con tôi, anh ở lại nghe, anh gục gặc cái đầu bắt tay từ giã tôi.

    Tôi không còn gặp anh hay biết tin tức gì của anh từ đó cho đến những năm 90’s, khi chương trình HO được tiến hành. Nghe nói anh qua Mỹ cùng với vợ con và ở Denver, TB Colorado. Định tìm số dt liên lạc với anh thì nghe anh đã mất sau khi bị stroke 1 thời gian.

    Thành kính thắp nén hương lòng gởi đến anh với tất cả tình cảm mất mát dành cho 1 người anh, 1 chiến hữu, 1 anh hùng của QLVNCH, anh vẫn còn hiện diện mãi mãi trong tâm tưởng của tôi và tất cả mọi người lính đã chiến đấu trong cuộc chiến 20 năm trên phần đất Việt nam điêu linh tội tình.

    Trần hứa Tín

  • #2
    Buồn. Thương.

    Mỗi lần đọc những bút ký, hồi ký như “Đại Tá Võ Ân Và Tôi”, tôi lại cảm thấy buồn. Buồn cho thân phận nhược tiểu của đất nước phải lệ thuộc “người bạn đồng minh” Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lược, để rồi cuối cùng bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn.

    Vừa buồn vừa thương. Thương nhất là anh em Bộ Binh. Vẫn biết anh em Không Quân phục vụ tại các đơn vị tác chiến cũng vào sinh ra tử hằng ngày, nhưng ít nhất trước khi “đi không tìm được xác rơi” cũng có một cuộc sống tương đối thoải mái, gần gũi gia đình, vợ con, người tình..., chứ không “cực” như anh em bên BB. Phải nói là “cực” tới mức thê thảm!

    Ngày còn phục vụ ở Pleiku, mỗi lần ra phố, nhìn thấy phù hiệu “tam sơn nhị hà” trên vai áo anh em Sư Đoàn 22 BB, lòng tôi luôn luôn dâng lên một niềm cảm phục xen lẫn xót xa, thương tội... Đêm Tân Cảnh bị Bắc Quân tràn ngập, tôi bàng hoàng, chết lặng...

    Xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ cố Đại tá Võ Ân và những vị chỉ huy cũ của Sư Đoàn 22 BB mà tôi vẫn còn nhớ tên, dẫu chưa một lần được gặp - cách riêng người hùng (cố Đại tá) Lê Đức Đạt, vị Tư lệnh Sư đoàn có call-sign “Soleil Đạt” (Mặt Trời).
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 12-14-2018, 09:18 PM.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X