Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tâm Tình Bạn Đọc

Collapse
X

Tâm Tình Bạn Đọc

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tâm Tình Bạn Đọc

    Trong hộp thơ của Phạm Văn Bản có số lá thư bạn đọc, một trong giới thanh niên người miền Bắc ngày nay đang du học ở Pháp, đã gởi thư này tâm tình với người viết. Bởi thế, Phạm Văn Bản xin mạn phép quý niên trưởng và anh em để đăng tải thư bạn đọc trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay. Phạm Văn Bản cũng xin cảm tạ Ban Biên Tập Hội Quán Phi Dũng cũng như kính chúc quý niên trưởng và các bạn luôn an mạnh, thăng tiến trên đường phục vụ cho quê hương và dân tộc.

    Aubière ngày 12 tháng 06 năm 2007
    Résidence Cézeaux, batiment 1, chambre 40
    9 rue Roche Genès 63170 Aubière Cedex, France
    Tel : (33) 06 75 64 16 48
    E-mail : daubetangthuong@hotmail.com

    Kính gửi chú Phạm Văn Bản,

    Cháu xin chuyển đến chú những ý kiến cá nhân của cháu về bài viết của chú cũng như nêu lên vài điểm thảo luận thêm.

    Trong bối cảnh ngày nay, khi cả thế giới đều phải e dè trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc, chúng ta không thể nào khoanh tay làm ngơ mặc tình cho bọn bá quyền phương Bắc dùng bọn tay sai bán nước CSVN làm công cụ thao túng, chi phối vận mệnh Việt Nam tiến tới từ từ nuốt chửng và sáp nhập đất ta vào bờ cõi bọn chúng. Hiểu được rằng chiếm thì dễ nhưng giữ thì khó, bọn Hán tộc phải tìm cách đặt điều bịa chuyện hòng lừa toàn dân Việt tin rằng người Việt có nguồn gốc từ người Hoa hoặc tệ hơn nữa thì quá trình một ngàn năm Bắc thuộc đã đồng hoá về mặt giống nòi nghĩa là người Việt ngày nay ai cũng có huyết thống chung với người Hoa, như vậy chống lại Hán tộc là chống lại tổ tiên mà truyền thống của Việt tộc thì luôn luôn nhớ về nguồn cội. Bài viết « Trong nỗi bất an hãy tìm về sử Việt » của tác giả Nguyễn Khoa Thái Anh và bài viết « Cái học và cái không đáng học » của chú Bản đều là những công trình tâm huyết, có ý nghĩa, đầy giá trị và rất đáng trân trọng. Ở đây chúng ta chưa bàn đến tính chính xác đích thực như là thước đo giá trị cho những bài viết này mà phải ghi nhận mong ước cống hiến cho nước nhà. Chỉ riêng ở điểm này chú Bản thật xứng đáng được tất cả độc giả chứ không riêng gì cháu ghi nhận và ngợi khen.

    Truyện Hồng Bàng là truyện cổ, thật sự ở Việt Nam ngày nay rất ít người biết và đã từng đọc qua nó vì không có tái bản lại. Nếu muốn tìm hiểu thì phải chịu khó lang thang vùi đầu vào các tiệm sách cũ. Cháu có thể cung cấp vài địa chỉ tại Sài Gòn cho những người thật sự có đam mê tìm hiểu về lịch sử nước nhà để họ hiểu cặn kẽ thêm những bài viết tương tự như của chú (khu vực sách cũ đường Nguyễn Thái Sơn quận Gò Vấp, đường Trần Bình Trọng quận 05, đường Nguyễn Thị Minh Khai quận 03, đường Lí Chính Thắng quận 03). Tuy nhiên khả năng tìm thấy truyện Hồng Bàng thì không chắc chắn lắm nhưng những tác phẩm cổ khác về nguồn gốc tộc Việt thì có thể tìm được như « Đại Việt sử kí toàn thư » của Lê Văn Hưu, « Việt điện u linh tập » của Lí Tế Xuyên, « Lĩnh Nam chích quái » của Trần Thế Pháp, « Đại Nam quốc sử diễn ca » của Lê Duy Cát… Ngoài ra không biết hiện tại trong các nhà sách như Xuân Thu, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Văn Cừ, Minh Khai, Văn Nghệ… có còn bày bàn tác phẩm « Giai thoại dã sử Việt Nam » của Nguyễn Khắc Thuần hay không. Đây là tác phẩm có trích dẫn rất nhiều những mẩu chuyện trong quyển « Công dư tiệp kí » của Vũ Phương Đề. Nhưng thật sự trong bối cảnh xã hội tất bật ngày nay, thật khó lòng mà tìm ra được những người tâm huyết đến độ đi tìm tòi, cóp nhặt lại từng trang viết xưa với hi vọng tìm về nguồn cội. Do vậy chú Bản nên nghĩ đến việc phổ biến bài viết của mình rộng rãi hơn nữa về Việt Nam.

    Vì website Danchimviet luôn bị chú ý đặc biệt, bị tường lửa ngăn chặn tại Việt Nam nên những bài viết thuần tuý về văn hoá lịch sử, hoặc ít dính dáng đến đề tài chính trị nhạy cảm thì cần phải được đăng tải nhiều để đồng bào ta có nhiều cơ hội tiếp xúc. Thành thật mà nói, không riêng gì cháu là một thanh niên trẻ tuổi lòng còn đầy nhiệt huyết mong muốn ra sức cho nước nhà mà dân tộc ta chắc chẳng mấy ai lại đi ưa Hán tộc, kẻ thù không đội trời chung luôn rình rập dòm ngó chúng ta lại còn đô hộ, áp bức dân ta suốt một thời gian dài đằng đẵng như vậy. Chúng ta thật sự không biết đến hoà bình phần lớn là bởi bọn giặc ngoại xâm phương Bắc này. Nay chú Bản đã đưa ra được nhiều lập luận, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ những giả thuyết bịa đặt, vu cáo, mơ hồ của các sử gia Trung Quốc ba trợn, và các sử gia Việt Nam lầm lẫn thời xa xưa cũng như hiện tại thì nên truyền đạt đến mọi người để chúng ta nhìn nhận rõ hơn nữa bản chất gian manh, thâm độc của Hán tộc và tự hào hơn nữa về tổ tiên Việt tộc. Cá nhân cháu luôn ủng hộ hết mình những việc làm vì dân, vì nước. Trên mặt trận lịch sử văn hoá, bằng tất cả hiểu biết và khả năng của mình cháu quyết hỗ trợ chú Bản cũng như tất cả những ai đang dấn thân vì dân tộc. Đó là những suy nghĩ tự đáy lòng cháu sau khi đọc bài viết của chú xin được tỏ bày cùng chú.

    Còn sau đây là một số ý kiến đóng góp thêm của cháu có liên quan đến ý tưởng chủ đạo về nguồn gốc Việt tộc xuyên suốt trong bài chú đã viết. Với người Việt, những ai làm lợi cho dân tộc, những ai có thể vì dân tộc thì đều được trân trọng và ghi nhận. Ví dụ tiêu biểu nhất là Lí Nam Đế, tổ tiên ông gốc là người Trung Quốc sang Việt Nam sinh sống đã bốn đời. Thế nhưng ông đã cùng anh mình là Lí Thiên Bảo chiêu mộ lực lượng, sử dụng những người tài đất Việt như Tinh Thiều và Triệu Túc (đứng đầu 2 ban văn võ) và Triệu Quang Phục (sau này là Triệu Việt Vương còn gọi là Dạ Trạch Vương) đứng lên đánh đuổi ngoại xâm giành lại độc lập cho nước nhà. Việc Lí Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân được coi là một sự tái khẳng định chủ quyền dân tộc sau bao nhiêu năm bị đô hộ. Thế nên ông vẫn được tôn thờ là anh hùng dân tộc. Cũng chính vì suy nghĩ có phần cao thượng và nhân văn này mà chúng ta thường bị thua thiệt trên mặt trận đối đầu với Hán tộc. Chẳng hạn trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết :

    - …Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập…
    là hoàn toàn không đúng. Triệu Đà là kẻ đã cướp nước ta từ tay An Dương Vương Thục Phán sau đó đổi tên nước ta thành Nam Việt. Hắn không phải là anh hùng của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể nào tôn thờ hắn được. Có thể là Nguyễn Trãi muốn chọn cùng mốc thời gian cho các triều đại giữa hai nước, nhưng dù sao đi nữa ông cũng không thể để xảy ra sự lầm lẫn lớn như vậy. Ngoài ra việc ngoài tiếng nói ra, chúng ta không có chữ viết, phải dùng Hán tự và chế độ khoa cử luôn dùng sách vở, điển tích của Trung Quốc do chúng không muốn chúng ta nhớ đến cội nguồn dân tộc mà chỉ biết đến danh nhân Trung Hoa mà thôi. Từ bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, cho đến Truyện Kiều, Chính Phụ ngâm khúc, Cung oàn ngâm khúc, có tác phẩm nào không viết bằng tiếng Hán hoặc dùng điển tích Trung Quốc đâu. Do vậy chúng ta sẽ dễ dàng mắc sai lầm trong việc xác định nguồn gốc của mình. Tệ hại hơn nữa, một số người lại luôn đưa ra lí lẽ các lễ lộc ở Việt Nam đều mang màu sắc Trung Quốc (chẳng hạn như độc giả Trần Công) để biện hộ cho lí lẽ ta bị Hán hoá từ đời nào rồi, đổ thừa lỗi cho tổ tiên mà không muốn nhận lấy trách nhiệm về mình. Không sai, tết Nguyên đán, tết Đoan Ngọ, lễ cúng cô hồn… là của Trung Quốc thật nhưng có phải ta tổ chức lễ như họ đâu. Ngày tết Nguyên Đán ta ăn bánh chưng, bánh dày, dưa hấu… Sự tích bánh chưng, bánh dày do hoàng tử Lang Liêu tức Tiết Liêu vương được một nàng tiên chỉ cho làm đã chứng minh rằng chúng ta cúng tổ tiên ông bà như vậy là để chứng tỏ chúng ta nhớ về khởi thuỷ dựng nước bởi các vua Hùng chứ không phải bởi tên thái thú Tàu nào cả. Nó cũng đồng thời chứng minh nhận định của chú Bản rằng chúng ta không bao giờ quên đi nguồn gốc Tiên Rồng cả nên vua Hùng là vua đất Việt sẽ được mẹ Tiên hết lòng che chở và giúp đỡ. Tết Đoan Ngọ chúng ta đâu có phải để tưởng nhớ lão nhà Nho Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông Mịch La sau khi can ngăn vua Sở không được, đó không phải là việc của chúng ta và người Việt chúng ta không dư nước mắt để khóc lóc vô ích vậy đâu. Hãy nhìn lễ Hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội cầu Lim mà xem, đâu là màu sắc Trung Quốc. Không, không bao giờ có chuyện đó được, lễ hội dân gian Việt Nam là tiếng nói của dân tộc Việt Nam, là kết tinh của một quá trình lao động và sáng tạo không ngừng nghỉ của người Việt Nam. Trong quá trình phát triển, có thể vì hoàn cảnh bắt buộc, có thể vì học tập cái hay cái lạ nên chúng ta sẽ có thể vay mượn đôi nét văn hoá Trung Quốc nhưng chúng ta là chúng ta, chúng ta có cái riêng của chúng ta không cần phải bắt chước hay vay mượn của ai cả. Đó là sự kiêu hãnh mà mỗi người Việt Nam chúng ta cần có và phải có. Truyện cổ tích Chử Đồng Tử và Tiên Dung còn có tên khác là Sự tích Đầm Nhất Dạ và Bãi Tự Nhiên chính là khát vọng bình đẳng giữa mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam, việc một anh đánh cá nghèo khổ không có nổi manh khố mà được nàng công chúa cao quý yêu thương thật là đẹp và thâm thuý biết bao. Tư tưởng hoà đồng tương ái này hoàn toàn xa lạ với tư tưởng « Thống trị và bị trị » ở Trung Quốc lúc bấy giờ thì làm sao người Việt lại là người Hán được? Sự tích Trầu Cau nói lên sự thuỷ chung, tình nghĩa vợ chồng, tình cảm anh em luôn khắng khích không gì có thể chia lìa. Sự tích ông đầu rau là một bài ca đẹp về nghĩa vợ tình chồng và đạo nghĩa sống trên đời, một thứ tình cảm rất đậm đà, rất Việt Nam không đáng cho chúng ta hãnh diện hay sao? Hãy thử đọc lại những câu ca dao, những câu nói trích trong truyện cổ dân gian mà xem, coi thử tinh thần người Việt là như thế nào :

    - Nợ tình chưa trả cho ai
    Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
    - Xung quanh những chị em người
    Giữa hòn non nước mình tôi với chàng

    Một ngàn năm Bắc thuộc, một sợi dây liên hệ với Hán tộc là chuyện hiển nhiên, nhưng không có nghĩa rằng chúng ta là họ hoặc tệ hơn nữa Việt tộc là bản sao của Hán tộc. Một dân tộc nhỏ bé có thể vững vàng tồn tại bên cạnh một anh bạn láng giềng đồ sộ, hung hăng, hiếu chiến, đầy mưu ma chước quỷ thì dân tộc đó phải có một xuất phát điểm tuyệt vời như thế nào. Trong Đại Nam quốc sử diễn ca, Lê Duy Cát đã tái hiện lại cảnh tượng hào hùng của nước ta dưới thời hai vị nữ vương tài ba là bà Trưng :

    - Biên thùy đóng cõi Mê Linh
    Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
    và bà Triệu :
    - Vú dài ba thước vắt lưng
    Cưỡi voi, gióng trống trong rừng kéo ra
    Cũng toan ghánh vác sơn hà
    Cho Ngô biết mặt đàn bà nước Nam

    Đây là một câu trả lời đích đáng cho tư tưởng thiên triều của bọn phương Bắc và là bản anh hùng ca của dân tộc chúng ta.

    Ngày nay, chúng ta đã có những phương tiện tân tiến hơn trước rất nhiều thì việc tìm hiểu, tra cứu, sưu tầm và bổ sung hẳn sẽ không còn đầy trắc trở như trước. Rất mong những sử gia Việt Nam và những Việt có tâm huyết hãy tiếp tục con đường vinh quang này. Cũng mong mỏi thay những sử gia nước ngoài có tinh thần trung thực hãy giúp đỡ Việt Nam thêm. Việc chúng ta làm hôm nay không phải chỉ vì người xưa, vì thế hệ mai sau mà còn vì chính bản thân chúng ta. Hãy tiến lên và tiến lên mãi mãi. !!!
    Lời kết là lời đáp lại hùng hồn nhất cho bài viết của chú Phạm Văn Bản.


    Kính bút


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X