Thông báo

Collapse
No announcement yet.

"Bên thua cuộc"

Collapse
X

"Bên thua cuộc"

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • "Bên thua cuộc"

    "BÊN THUA CUỘC"
    Trần Kim Bảng, K20


    Ngày Chủ Nhật 8 Tháng 7 năm 2018 vừa qua, Khóa 20 - Nguyễn Công Trứ ở San Jose, California rất vui mừng được tiếp đón 2 người bạn cùng khóa đến từ xa, anh Phạm Cang và anh Lê Quang Liễn. Hai bạn về đây để tham dự Đại Hội kỷ niệm Sinh Nhật lần thứ 64 của Binh Chủng Thuỷ Quân Lục Chiến, là một trong hai lực lượng Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa; cũng là dịp họp mặt của các cựu chiến binh trong binh chủng này, đã một thời bôn ba trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật để bảo vệ quê hương miền Nam, chống lại quân tay sai Tàu cộng.

    Lợi dụng ít thời gian ngắn ngủi trước khi hai bạn rời khỏi San Jose, một số ít bạn K20 chúng tôi cũng đã đến họp mặt để trước hết là thăm hỏi sức khoẻ hai bạn, sau là ôn lại một vài nét đại cương từ những ‘ngày xưa thân ái’ trên đồi 1515 ở Đà-Lạt khi còn đeo ‘alpha đỏ’, một đặc tính cố hữu không thể thiếu của các CSVSQ/ TVBQGVN mỗi khi có dịp hội ngộ.

    Thế rồi thời gian đã không ngừng lại, chúng tôi phải chia tay nhau, chúc nhau ‘thượng lộ bình an’ và hẹn gặp lại nhau vào một ngày không thể định trước.

    Tôi về đến nhà hôm ấy, một phút trống rỗng chợt đến giữa lúc trưa hè nóng nực, khá mệt mỏi nhưng không muốn nằm nghỉ vì biết chắc không thể nhắm mắt. Tôi bèn bấm nút computer để đọc e-mail, vẫn là thói quen mỗi khi rảnh rỗi. Vì là thành viên của nhiều diễn đàn Internet, cho nên có hàng trăm e-mail mỗi ngày chui vào inbox, tôi không thể đọc hết được. Tôi chỉ chọn lựa, để lại một số ít e-mail, nói đúng hơn là một số ít bài viết quen thuộc để đọc, còn lại bao nhiêu thì delete hết.

    Hôm nay, một bài viết có tựa đề ‘Thắng Cuộc và Thua Cuộc qua Tô Phở Tàu Bay’ đập vào mắt tôi, do một người bạn rất thân hồi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, định cư ở Úc,gởi vào inbox. Tác giả của bài viết này là ông Mai Xuân Vỹ,người mà tôi chưa hề quen biết, nhưng tựa đề bài viết của ông khiến tôi tò mò. Và cũng vì trước ngày Saigon bị VC chiếm vào ngày 30-4-1975, tôi là một trong số nhiều bạn bè thích ăn phở Tàu Bay trên đường Lý Thái Tổ (lúc ấy phải gọi là quán phở thì đúng hơn là tiệm phở) -- rất gần nhà thờ Bắc Hà, đối diện bên kia đường là cơ sở của Tiểu Đoàn 6 Quân Cảnh - và quán ở sát cạnh một con đường hẻm. Đến nay đã 43 năm xa cách, không biết tiệm phở này bây giờ ra sao, vì vậy, lại thêm một động lực nữa khiến tôi muốn biết về tô phở Tàu Bay đã liên quan gì đến bên thắng cuộc và thua cuộc.

    Ý nghĩa của câu chuyện này không đơn giản. Tôi muốn cám ơn tác giả bài viết, cám ơn người bạn đã forward, nhưng xin phép quý độc giả được tạm ngưng ở đây và sẽ xin quay trở lại đề tài này ở cuối bài. Bây giờ tôi xin tiếp tục nói về buổi gặp gỡ hai người bạn Khóa 20, Phạm Cang và Lê Quang Liễn.

    Có lẽ phần đông các bạn K20 đều biết, một đơn vị Thuỷ Quân Chiến dưới quyền chỉ huy của anh Phạm Cang đã bị địch vây bắt ở cửa biển Thuận An, sau nhiều ngày hành quân liên tục, mệt mỏi, lại rơi vào hoàn cảnh bi đát, không được tản thương, không được tiếp tế đạn dược, không lương thực, không thuốc men, và đang chờ để được ‘di tản chiến thuật’ bằng phương tiện của Hải Quân. Lúc ấy, ở nơi đây, mọi thứ cần thiết, cho dù là phòng thủ hay tấn công, đều đã cạn hết, chỉ còn lại tình huynh đệ chi binh; vì thế mà toàn thể đơn vị đã bị địch bắt làm tù binh.

    Sự kiện này xảy ra không lâu trước ngày Saigon bị thất thủ, 30-4-1975. Rồi sau ngày này, một thời gian khá lâu thì một cuốn sách mang tựa đề “Bên Thắng Cuộc” do tác giả là một nhà báo VC, Huy Đức xuất bản ở hải ngoại, được tung ra thương trường và được quảng cáo rầm rộ. Trong cuốn sáchnày, tác giả có đề cập đến anh Lê Quang Liễn với ý tứ bôi nhọ, lệch lạc, không đúng sự thật, và anh Liễn sau đó, khi biết chuyện cũng đã lên tiếng phản kháng. Còn nhiều sự kiện khác nữa xảy ra trên chiến trường miền Nam lúc gần ‘đứt phim’, cũng đã được Huy Đức mô tả trong sách của đương sự, không đúng sự thật, mà trong đó nhiều bạn K20 đã vừa là cấp chỉ huy trực tiếp, vừa là nhân chứng trong các trận đánh, đã cho biết: ‘hoàn toàn sai’, nhưng không ai lên tiếng, ngoại trừ trường hợp của anh Liễn như đã vừa nêu.

    Sau khi tiễn chân hai bạn Cang và Liễn, tôi trở về nhà, đang đọc bài “Thắng Cuộc và Thua Cuộc qua tô phở Tàu Bay” trên Internet, như vừa giới thiệu ở trên, thì điện thoại reo. Tôi bắt điện thoại lên, nghe, người bạn ở đầu bên kia là anh Phạm Đức Hùng, cùng Khóa 20, đại đội E với tôi, buông lời trách móc:

    -“Sao có Phạm Cang và Lê Quang Liễn đến đây mà mày không cho tao biết, tao muốn hỏi tụi nó một vài chuyện ở cửa biển Thuận An, năm xưa.”

    Tôi chưa kịp trả lời thì Hùng nói tiếp:

    - “Hành động của thằng Liễn lúc ấy rất đáng ngưỡng mộ. Tao đọc báo ở đâu đó, cũng đã lâu rồi, tao cũng có nghe phỏng vấn của Dương Phục, nhớ lõm bõm như vậy, bây giờ muốn nóichuyện trực tiếp với nó, nhưng rất tiếc... không gặp.”

    Sự thật, thì câu chuyện này đã rơi vào quá khứ, và quả thật là đã lâu rồi, hầu như không ai muốn nhắc đến nữa. Nhưng hôm nay, tình cờ một ngọn gió đã thổi vào đống tro tàn ‘thắng/thua’ của một thời binh lửa ngút trời trên quê hương, làm tôi ngứa ngáy. Đến khi nghe Hùng nói qua điện thoại, tôi càng muốn tìm lại bài viết cũ -- có liên quan đến một số bạn K20 đã từng tham dự vào các trận đánh thư hùng, rất cận kề trước giờ buông súng -- mà dường như, nếu tôi nhớ không lầm thì đã một lần được phổ biến trên diễn đàn của khóa; có lẽ vì Hùng không tham gia vào diễn đàn nên không biết.

    Hiện tại, ai cũng thấy, khoảng thời gian dành cho thế hệ của chúng ta -- những người đã tham dự vào cuộc chiến ‘thắng/thua’ -- đã sắp hết, nhưng niềm hy vọng đặt vào các thế hệ đi sau thì chẳng bao giờ hết. Có lẽ, đó là truyền thống của dân tộcmình, đã cho phép tôi nghĩ như vậy. Vì thế, tôi xin muốn đăng lại bài viết cũ dưới đây, để hy vọng các bạn trẻ, nhất là các bạn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu có dịp ghé mắt vào. Và nhân đây tôi cũng muốn nêu ý kiến, có lẽ di sản tinh thần truyềnthống của Trường Võ Bị, Tập San Đa Hiệu cũng đã đếnlúc phải trao lại cho Tổng Đoàn Than Thiếu Niên Đa Hiệu.

    Bài viết cũ dưới đây, tuy đã 5 năm nhưng nội dung của nó vẫn còn phù hợp với hiện tình đất nước, tôi đã kéo từ Internet xuống và xin trích đăng một phần.Nếu quý vị độc giả muốn đọc thêm có thể vào địa chỉ:
    https://baovecovang2012.wordpress.co...uoc-vo-phuong/


    Những ai thuộc “BÊN THẮNG CUỘC”?
    Tôi không đọc cuốn “Bên thắng Cuộc” của tác giả, nhà báo Huy Đức nên không dám có ý kiến. Tôi chỉ đọc lời khen/tiếng chê trên các diễn đàn internet. Từ giữa Tháng 12/2012 đến nay, đã có khá nhiều lời khen/tiếng chê nhưng tôi chỉ chú ý đến phát biểu của một số người mà tôi biết rất rõ. Trong số này, phần lớn là những người đã một thời làm lính. Tôi tin là lính nói thật. Lính đúng nghĩa, chứ không phải “lính kiểng”. Những năm đầu của thập niên 1960, là lúc mà thế hệ của những người tôi sắp nói đến, một khi đã chấp nhận đời lính thì không được phép hoạt động chính trị. Trong ý nghĩa đó, lính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ biết bảo vệ Tổ Quốc, không được phép phục vụ lợi ích của bất kỳ đảng phái nào. Họ chiến đấu vì lý tưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những gì họ phát biểu đều dựa vào Danh Dự của một người lính chuyên nghiệp, chỉ biết nói sự thật. Trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam, họ đã chiến đấu cho lý tưởng của họ,cũng là lý tưởng của quân đội và quyết bảo vệ danh dự của người lính cho đến khi không còn sức. Trước hoàn cảnh oan nghiệt của ngày 30-4-1975, một số người đã gục ngã, số còn lại, bằng cách này hay cách khác, đã bị bắt đi tù, sống như tù binh chứ không phải hàng binh như những đồn đãi lấy lòng Bên Thắng Cuộc. Tôi chỉ muốn nhắc đến sự thật này, và nhân tiện đây, muốn nêu một câu hỏi:

    Những ai thuộc Bên Thắng Cuộc? Tôi xin nhấn mạnh đến “những ai” vì biết chắc rằng, cộng sản Hà Nội không thể đơn độc thuộc về Bên Thắng Cuộc được. Trước khi bàn đến“Những ai thuộc Bên Thắng Cuộc?”, tôi nghĩ đến những chiến binh đã phát biểu liên quan đến những sự kiện được mô tả trong “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức.


    “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”
    Là câu thơ trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, có lẽ chỉ đúng cho một số trường hợp. Nhưng cho dù trong trường hợp nào cũng chẳng ai chê trách cái “hèn” của những người bị “sa cơ lỡ vận”. Trong cuộc chiến vừa qua có nhiều người đã chọn cái chết, trước khi hoặc sau khi bị “sa cơ”. Có nhiều người không phải là “hùm thiêng”, bị “sa cơ” mà vẫn không “hèn”,sau “Tháng Tư Nghiệt Ngã”. Cả hai trường hợp, đều rất đáng khâm phục.

    Trong trường hợp thứ hai, đã có nhiều chiến binh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị “sa cơ” mà vẫn không “hèn”và đã được nhiều người nhắc đến. Trong số những chiến binh ấy, qua phát biểu của họ, tôi biết có liên quan đến những sự kiện được diễn tả trong cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức,nhưng tác giả đã không nhắc đến. Dĩ nhiên, những thiếu sót của một nhà báo là chuyện không thể tránh, không đáng trách nếu vô tình. Nhưng dù thế nào, bài báo sẽ giảm giá trị. Ở đây,tôi chỉ nhắc đến lý do tại sao anh Lê Quang Liễn lại được chú ý hơn những người khác có cùng hoàn cảnh như anh.

    Trước hết, tôi xin tóm tắt vài sự kiện theo sự hiểu biết của mình:

    Anh Phạm Cang, anh Phạm Văn Tiền, và anh Nguyễn Văn Sử đã bị bắt ở cửa biển Thuận An cùng với anh Lê Quang Liễn. Đơn vị của các anh đã chiến đấu trong tuyệt vọng, không được tiếp tế lương thực, đạn dược. Hoàn cảnh này đã được mô tả trong nhiều tài liệu, sách báo trước đây. Có một điều chắcchắn là các đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến tham gia mật trận này đều bị bắt làm tù binh, chứ không phải hàng binh như ông Huy Đức đã viết.

    Anh Nguyễn Văn Nghiêm và anh Nguyễn Trọng Nhi thuộc Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù đã làm chủ tình hình - nơi có chiếc cầu nối liền đường Phan Thanh Giản, Saigon đến Xa Lộ Biên Hòa – cho đến giờ phút khi các anh nghe lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Tại đây, cả hai anh đều nắm rất vững tình hình lúc bấy giờ, không hề có một đơn vị nào của Việt Cộng xuất hiện, thì làm gì có chuyện VC bảo vệ chiếc cầu như Huy Đức đã viết.

    Anh Phạm Văn Hồng biết rất rõ người Mỹ, Gerald Kosh, một trung uý của Lực Lượng Đặc Biệt mũ xanh đã cùng đi trong chiếc Ford Falcon với anh đến bến cảng Đà Nẵng, rồi cùng xuống chiếc Tuần Dương Hạm HQ16 với nhiều quân nhân khác đến quần đảo Hoàng Sa. Tại đây anh Phạm Văn Hồng đã bị giặc Tàu bắt làm tù binh cùng với nhiều chiến binh khác. Trong một cuộc phỏng vấn với ông Huy Phương trên đàiSBTN, anh Hồng đã tiết lộ khá nhiều chi tiết thú vị. Ông Huy Đức chẳng biết gì về chuyện này cả, nên đã diễn tả sai lệch trong cuốn sách của ông.

    Anh Vương Mộng Long thuộc Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân - đã được nhắc đến trong cuốn e-book Comrades In Arms, tác giả là một cựu chiến binh Mỹ đã từng tham dự cuộc chiến Việt Nam, tiến sĩ Roger Canfield - liên quan đến mặt trận Long Khánh vào những ngày sau cùng của cuộc chiến, tức những ngày sau cùng trong “chiến dịch Hồ Chí Minh” là một trong 4 chiến dịch đánh chiếm miền Nam của Việt Cộng. Trong suốt trận này,Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của Thiếu Tá Vương Mộng Long là đơn vị trấn giữ cổng Tòa Hành Chánh và sân bay Long Khánh.Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đã đánh tan một trung đoàn Cộng Sản, và bắn cháy gần hết số chiến xa VC đi theo yểm trợ đơn vị này khi chúng tiến sát vòng đai hướng Đông của tòa hành chánh tỉnh. Chính Thượng Tướng VC Hoàng Cầm đã phải thú nhận thảm bại này trong hồi ức “Chặng Đường Mười Nghìn Ngày” của y. Huy Đức đã sai lầm khi trích dẫn lời cái gọi là “Chủ Tịch Nước” Lê Đức Anh huênh hoang rằng, “Quân VC đã cắm cờ trên nóc Tòa Tỉnh Long Khánh”.


    Trường hợp Lê Quang Liễn
    Riêng trường hợp của anh Lê Quang Liễn đã bị ông Huy Đức khai thác kỹ hơn, nhưng những gì ghi trong sách “Bên Thắng Cuộc” của ông, nhiều bạn cho biết, hoàn toàn bịa đặt.

    Sự thật như thế nào? Trong một cuộc phỏng vấn với ông Dương Phục trên đài Saigon Houston 900AM, anh Liễn đã cho biết, ở trang 52 của cuốn sách nêu trên, dưới tựa đề “Ngụy Quân”, ông Huy Đức đã dựa vào một bài báo của Phan Xuân Huy viết cho tờ Tin Sáng của Ngô Công Đức, là tờ báo thuộc thành phần “thiên Cộng” ở miền Nam trước đây, để hạ nhục binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và hạ nhục cá nhân anh. Sau 40 năm anh mới biết chuyện này. Anh Liễn cho biết, tất cả chỉ là điều tưởng tượng được gọt dũa cho phù hợp với nghị quyết 36. Ông Huy Đức đã xin lỗi anh Liễn trên facebook, đồng thời đã hứa là sẽ sửa chữa và lùi lại ngày phát hành cuốn sách “Bên Thắng Cuộc”của ông. Anh Liễn đã ghi nhận và lưu lại làm bằng chứng.

    Tôi nghĩ, còn rất nhiều người khác nữa là những nhân chứng của nhiều trận đánh hoặc các biến cố xã hội trước khi có lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh, đã được mô tả trong “Bên thắng Cuộc”, nhưng tác giả Huy Đức đã không hề biết đến sự thật. Chỉ riêng trường hợp của anh Lê Quang Liễn được nhắc đến khá chi tiết nhưng cũng sai sự thật như vừa nêu trên. Tại sao vậy? Lẽ dễ hiểu, khi tác giả Huy Đức từ Bắc vào Nam, ông chỉ “vồ” được một bài báo “nịnh Việt Cộng” của nhà báo Phan Xuân Huy, con rể của ông Dương Văn Minh,viết láo lếu về đơn vị và cá nhân anh Lê Quang Liễn nhằm“nâng bi” Việt Cộng. Còn những trường hợp khác, đã không có nhà báo miền Nam nào đề cập đến, cho nên ông Huy Đức đã không có cơ hội “vồ” được, thì lấy gì để viết. Chuyện đơngiản chỉ có thế!


    Tình “Huynh Đệ Chi Binh”
    Về trường hợp của ông Dương Văn Minh, nhiều người gọi ông là “hèn tướng”, “đần”, “nhiều lần cờ đến tay không biết phất”, nhưng dù có hèn cũng không đáng chê trách vì như trên đã nói, ông là người đã nhiều lần bị “sa cơ lỡ vận” có lẽ cũng tại “đần”. Và vì đã một thời “khoác chiến y”, bây giờ đối với“cách mạng” ông là người “có tội”, nên phải hèn, nhưng ông không bị đi tù như các thuộc cấp của ông. Nếu có đáng chê trách chăng, thì chỉ đáng chê trách khi ông hèn đến độ không dám mở miệng, trong lúc ông có thể yêu cầu Bên Thắng Cuộc “nương tay” đối với các chiến binh đã một thời làm việc dưới quyền ông. Lời yêu cầu có thể chẳng đi tới đâu nhưng thể hiện được tình “huynh đệ chi binh”, một thứ tình thiêng liêng trong quân ngũ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
    Anh Lê Quang Liễn đã thể hiện được thứ tình thiêng liêng này khi anh đem xác người em ruột – trong lúc cùng đoàn người dân di tản ra khỏi vùng đất đang giao chiến, đã bị một viên đạn vô tình gây tử thương – lên một chuyến tàu để chuyển về Saigon. Nhưng không xong, lúc ấy con tàu bắt buộc phải lùi xa bờ để tránh những làn mưa đạn pháo của địch. Anh Liễn còn kẹt trên tàu nhưng quyết định nhảy xuống nước, bơi vào bờ, trở lại đơn vị để cùng chịu chung số phận “bị bắt” ở cửa biển Thuận An với đồng đội của mình. Một hành động như thế vào những ngày cuối cuộc chiến, hầu như không ai làm được. Về chuyện này, tờ Thời Báo Houston số 321 phát hành ngày 4 tháng 1 năm 2013 đã mô tả chi tiết hơn, như sau: (xin trích nguyên văn)

    “Một số thường dân chạy theo lính đã trúng đạn chết,trong đó có sinh viên Lê Quang Thể 19 tuổi là em ruột ông Liễn. Sáng hôm sau, một quân vận đỉnh LCM vào gần bờ đón thương binh, Tiểu Đoàn Trưởng Cang phân nhiệm cho TĐ Phó Liễn hướng dẫn anh em đưa thương binh và tử sĩ của đơn vị xuống tàu tản thương. Dưới trận mưa pháo dày đặc của địch, tàu kéo cửa và lùi ra khơi trong khi Liễn còn kẹt trên tàu, chưa kịp mang xác em trai mình lên. Để thoát nạn, ông Liễn chỉ việc ở lại trên quân vận đỉnh với đồng đội bị thương,nhưng tiểu đoàn phó đã quyết định nhảy xuống nước, lội vào bờ, để tiếp tục chiến đấu với đồng đội.

    Trên đường vừa đánh vừa rút xuôi Nam về phía cửa Tư Hiền, quân nhân TQLC lần lượt bị bắt sau khi hết đạn, khôngcó chuyện đầu hàng như Phan Xuân Huy dựng đứng. Ngoài ra, khi nói lính TQLC “đã bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An”, Phan Xuân Huy tự chứng tỏ mình không có cả khái niệm sơ cấp nhất về hệ thống quân giai: các đơn vị TQLC triệt thoái không thành công khỏi cửa Thuận An là những người lính thuộc quyền của Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Quân Đoàn 1 tại Huế.”


    Nhà báo Phan Xuân Huy không phải là người “sa cơ”, ông là người “thời cơ”, ông không phải là người Bên Thua Cuộc,thế mà ông vẫn hèn. Ông viết báo để nịnh “cách mạng”, nói đúng hơn là nịnh Việt Cộng, bẻ cong ngòi bút, thay trắng đổi đen. Dưới ngòi bút của ông, trại tù đã biến thành trại hè, tù nhân đã biến thành người đi nghỉ hè. Thật hết sức lố bịch!
    Cách biến hóa rất độc đáo này của một nhà báo “thời cơ”, thật rất đáng khinh bỉ! Nhà báo Huy Đức đã đưa sự kiện độc đáo này vào tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” của mình và sau đó đã xin lỗi, như vừa nêu ở trên...

    Võ Phương
    Tháng 2-2013



    Như đã thưa chuyện với quý độc giả, tôi xin quay trở lại bài viết của tác giả Mai Xuân Vỹ.
    Trước hết tôi xin phép tác giả, chỉ tóm tắt ý chính hoặc trích dẫn nguyên văn nếu cần, để chứng minh, sau khi chiếc xe tăng của Cộng quân húc đổ bức tường trước cổng Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30-4-1975 thì người CS hân hoan ca tụng về sự ‘thống nhất’ của họ. Nhưng không phải vậy, không hề có thống nhất, mà sự chia rẽ sau ngày này vẫn âm thầm và mãnh liệt,không chỉ trong hàng ngũ đảng viên CS dù ở cấp cao hay cấp thấp, giữa Nam và Bắc, mà còn ngấm sâu vào từng gia đình theo phương thức mà người dân thường châm biếm: “người miền Nam nhận họ, người miền Bắc nhận hàng”.

    Ngày còn trong tù ‘cải tạo’, tôi đã nghe câu nói truyền miệng đáng hổ thẹn này, cho đến nay thì đã nhàm chán, không còn ai muốn nghe nữa. Nhưng hiện tại, nhiều sự kiện kỳ thị Nam-Bắc và ‘tranh ăn’ vẫn thường xuyên xảy ra trong xã hội cộng sản; đã 43 năm, vẫn chẳng có gì thay đổi, mà trong đó,người miền Nam vẫn luôn là người thua cuộc.

    Tác giả Mai Xuân Vỹ viết:
    “Đất nước tôi vẫn là hai nửa đối kháng kể từ Hiệp Định Genève năm 1954. Chỉ khác là bây giờ biên giới không còn là vĩ tuyến 17. Hôm nay ngày 30 Tháng Tư tôi đi ăn phở. Chính xác hơn là đi ăn phở Tàu Bay! Tôi đến quán trên đường Lý Thái Tổ kế nhà thờ Nam Hà, đối diện bệnh viện nhi đồng. Hai quán kề sát nhau cùng chung một bờ tường đều kẻ chữ: Phở Tàu Bay. Quán sát hẻm- là vị trí nguyên thủy của phở Tàu Bay năm xưa – với nhân viên phục vụ mặc áo vàng. Quán bên cạnh: áo xanh. Cả hai đều ghi rõ dưới bảng hiệu: Phở Tàu Bay Chính Gốc. Hoặc Quán Cũ không chi nhánh gì gì đó!

    Một sự lựa chọn dưới đây theo ý tác giả, tuy chỉ là lựa chọn tiệm phở để bước vào, nhưng nào có khác gì sự lựa chọn của một số các bạn đã từng kể cho tôi nghe về chuyện ‘đi khỏi quê hương, hay ở lại’ ngay sau giờ phút Saigon lâm chung:

    “...Gần nửa thế kỷ trước, có rất nhiều sĩ quan VNCH đã phải lựa chọn, phải quyết định vận mệnh của mình trong đường tơ kẽ tóc để rồi hoặc ở trong trại ‘cải tạo’ hoặc ở Port Chaffee. Bây giờ đây, tôi đứng trước hai tiệm phở Tàu Bay kề sát nhau. Cả hai đều kẻ bảng phở Tàu Bay chính gốc. Tôi phải quyết định một lần trước khi được... ăn phở chính gốc!
    Trong một tích tắc, chẳng hiểu vì lý do gì, chẳng biết là đã suy nghĩ ra sao, chỉ sau vài giây ngần ngừ, tôi bước hẳn vào quán bên phía bên tay phải. Quán hẹp và ngắn. Chỉ một hai bước sải là đến chân cầu thang dẫn lên lầu. Khách ngồi chật tầng dưới. Tôi bước tiếp lên cầu thang và chợt giật mình vì khuôn mặt quen quen. Chừng như một phản xạ, tôi quay người chìa tay cho một người đàn ông áo thun trắng quần kaki vàng sậm với một bao da ở thắt lưng: Ông có phải là ông Khang? Chính xác!”


    Tác giả diễn tả “ăn lại kỷ niệm nhiều hơn ăn phở...” Thế mới biết, kỷ niệm xưa, nhất là kỷ niệm tình bằng hữu rất quý! Ta hãy nghe ông Vỹ kể:

    [I]“Người đàn ông vui vẻ trả lời. Khuôn mặt cởi mở bừng lên với một nụ cười hiền lành. Ông Khang bắt tay tôi và có vẻ hơi ngỡ ngàng trong ánh mắt; bởi tôi không có vẻ gì là khách quen của ông hay của ba ông ngày xưa. Ít ra là bằng cái đánh giá đầu tiên qua số tuổi. Nhưng ông không hỏi... Ông mời tôi lên lầu vì khách đã đầy ở tầng dưới và chúc tôi ăn ngon miệng. Tôi ăn lại tô phở Tàu Bay của gần nửa thế kỷ trước. Tô phở ngon. Thơm... Nhưng thực sự là tôi ăn lại kỷ niệm nhiều hơn ăn phở. Tô phở không có giá, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người Bắc xưa lúc di cư vào Nam chỉ ăn rau muống chứ không ăn giá! Tôi ngày ấy chỉ là cậu học trò nhỏ ngày ngày đạp xe ngang qua tiệm phở ngửi mùi thơm từ tiệm bốc ra.

    Hiếm họa năm thì bảy lượt tôi mới có chút tiền còm mẹ cho để đường hoàng bước hẳn vào tiệm, kêu tô phở. Thành thật mà nói, tôi không tài nào nhớ được cái hương vị của phở Tàu Bay ngày xưa. Tôi nghĩ tôi ăn lại đúng cái hương vị cũ qua khuôn mặt của ông chủ quán. Ông chính là nhãn hiệu cầu chứng tại tòa của phở Tàu Bay gia truyền Sài Gòn xưa!”


    Tác giả cho biết thêm, “sự chia cắt không ở biên giới địa lý mà ở trái tim”:

    “Chỉ đến khi tôi mua mấy tô mang về cho mẹ và cô em gái, ông Khang mới đến ngồi nói chuyện với tôi. Tôi hỏi ông về chuyện hai tiệm Tàu Bay kề vai sát cánh với nhau. Và ông điềm đạm kể cho tôi chuyện gia đình ông. Chuyện của sự vui vầy sum họp Bắc Nam sau 21 năm chia cắt. Chuyện của những người anh em ông từ phía bên kia vĩ tuyến 17 vào Sài Gòn. Chuyện của sự chia cắt không ở biên giới địa lý mà là ở sự cắt chia của trái tim. Tôi cảm ơn ông vì đã chia sẻ chuyệnnhà của ông cho tôi biết. Và từ biệt ông. Ông Khang nhã nhặn bắt tay tôi từ biệt. Ông dặn hâm nước dùng riêng trước khi đổ vào tô bánh và thịt. Ông gọi taxi trước cho tôi, và cho một chú bé xách hai cái bọc nhựa chứa những tô mang đi ra tận taxi.”

    Nỗi niềm thông cảm của những người thua cuộc qua bút pháp của tác giả, một khi đã hiểu nhau thì dễ trở thành tri kỷ,cho dù trước đó chẳng hề quen biết...

    “Ông chỉ đối xử đặc biệt với tôi vì tôi “biết” tiệm phở của Ba ông, và giờ là của ông. Ông kể quán bắt đầu “lộn xộn” kể từ khi 3 người con từ miền Bắc vào nhận họ hàng vào những năm 80. Và kết quả ông Khang là người thua cuộc. Theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bố ông di cư vào Nam năm 54 mang theo tiệm phở. Và ông mặc nhiên là người miền Nam, phía thua cuộc. Những người anh em của ông từ bên kia vĩ tuyến 17 vào dành được phần nhà sát hẻm, khiến ông trở thành người thua cuộc lần thứ hai. Ông kể bằng cái giọng Bắc quen thuộc của những người di cư tôi từng biết vào những năm xưa ở Bảy Hiền, ở xứ đạo Nam Hà trên đường Lê Văn Duyệt. Giọng ông đều đều trải đời với cái nhẫn của kẻ thua cuộc.

    Tôi nhìn ông cảm khái. Có chút chạnh lòng khi nhớ lại những tháng ngày sau 75 tôi cũng bị đối xử phân biệt vì là con cái của sĩ quan VNCH. Người Cộng Sản đối xử công bằng với những người thua cuộc không phân biệt già trẻ lớn bé. Tôi tuy là trẻ con nhưng lại là con của phía những người thua cuộc.

    Ông Khang may mắn hơn tôi: Bố ông chỉ bán phở, nếu không chắc cũng tàn đời trong trại ‘cải tạo’ rồi. Vậy thì bây giờ đây tôi cho bạn biết: quán sát hẻm, áo vàng là quán của phía thắng cuộc (VC)*. Thắng cuộc hai lần theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Quán còn lại dĩ nhiên là phía thua cuộc (VNCH)*.

    Bạn chọn vào quán nào theo ý thức hệ của bạn là tùy hỉ. Tôi không muốn lên gân... Chỉ là một tô phở thôi mà. Có gì đâu bạn nhỉ? Tôi cũng không vơ đũa cả nắm. Đã có nhiều kẻ thắng cuộc vỗ ngực (xưng danh) “đỉnh cao trí tuệ.” Và cũng có kẻ thắng cuộc ngồi tỉnh táo viết sách đúc kết những đúng sai của chính mình. Cũng có một vị cảm khái trong ngày 30 Tháng Tư là “cũng có triệu người buồn.”

    “Đã bao năm trôi qua... Đã bao nhiêu dâu bể, bao nhiêu nước chảy qua cầu. Cả thế giới đều biết đến cái thông thái“đỉnh cao trí tuệ” ấy rồi. Nói làm gì nữa thêm thừa... Bạn cứ tự đúc kết và rút ra kết luận cho chính mình... Tôi đi giữa nắng Sài Gòn ngày 30 Tháng Tư. Tôi thấy phố. Tôi thấy cờ. Nhưng tôi không thấy mưa sa như Trần Dần năm xưa. Chỉ thấy tràn căng mầu nắng chan hòa. Thứ nắng khỏe mạnh của xứ nhiệt đới. Nắng. Nắng chói kinh thành. Nắng chói lọi Sài Gòn thành phố phương Nam, một thời là kinh thành của Việt Nam Cộng Hòa cũ.”

    “Tôi đi ngang nhà thờ Nam Hà, và nhớ lại những ngày sau 30 Tháng Tư gần nửa thế kỷ trước. Những thanh niên với băng đỏ trên cánh tay hăm hở dồn những đống sách vun cao châm lửa đốt trong sân nhà thờ. Lửa bốc thành ngọn khét mùi da thuộc của những bìa sách quý. Tôi nhớ đến lửa cháy ở kinh thành Hàm Đan 2000 năm xưa. Sách Xuân Thu nói là Hàm Đan cháy suốt ba tháng ròng. Và các sử gia chép vào sách những chuyện phần thư khanh nho của Tần Thủy Hoàng,người có công thống nhất cả một đất nước Trung Hoa mênh mông rộng lớn. Bạn đừng lo. Cứ nhìn lại 2000 năm lịch sử đi.

    Có triều đại nào tồn tại vĩnh viễn đâu? Chỉ tồn tại một lịch sử. Và lịch sử sẽ phán xét hết thảy từ những chuyện ở cấp quốc gia đến tận cấp... phường! Những ai bán nước những ai thương dân. Ai là “ngụy” ai là đạo tặc. Con cháu Việt nhiều trăm năm sau sẽ đọc sử và biết những bậc anh hùng, những kẻ lưu xú vạn niên.”


    Thưa quý độc giả,
    Trên đây chỉ là một trong nhiều bức tranh của ‘người thua cuộc’, tôi đã từng nghe và từng biết rất rõ. Thực sự thì chẳng có gì lớn lao lắm, nhưng nó đã cho thấy bản chất ‘tham lam và ích kỷ’ của những con người ‘bên thắngcuộc’, đã hơn 20 năm xây dựng “chủ nghĩa xã hội” ở miền Bắc trước khi vào miền Nam. Thật đáng buồn, nhiều người đã hiểu lầm “Cộng Sản 75 khác với Cộng Sản 45”. Nhưng than ơi! Nó vẫn vậy! Họ đã đem ‘chất keo khốn nạn’ từ Bắc vào Nam! Chẳng biết đến chừng nào mới rửa hết chất keo đáng ghê tởm?

    Một lần nữa xin cám ơn tác giả Mai Xuan Vỹ về nội dung bài viết của ông. Ông đã viết những gì mà nhiều người biết nhưng không viết, trong đó có tôi. Tôi cũng là một trong những người ‘bên thua cuộc’ biết khá nhiều về những bức tranh tương tự, chẳng đâu xa, ngay trong bà con xa gần, hoặc bạn bè thân thiết của mình. Thắng/ thua trong một trận đánh, là lẽ thường tình, không đáng quan tâm, nhưng hậu quả của thắng/ thua mới thật sự đáng quan tâm vì nó cho ta một bài học đáng suy ngẫm. Nếu chỉ nói về chuyện gia đình thôi, thì ông bà ta đã có lời khuyên “lọt sàng thì xuống nia” chứ có đi đâu mà thiệt.

    Nhưng chuyện ‘thắng/ thua’ giữa quốc gia và cộng sản thì có khác, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hàng triệu hay triệu triệu gia đình. Và nếu chúng ta thua chính đồng bào ta như thời phong kiến ‘vua Lê chúa Trịnh’ hay ‘Trịnh - Nguyễn phân tranh’,... hay gì gì đi nữa thì cũng không đến nỗi phải lo nhiều. Nhưng điều đáng nói hiện nay: chúng ta đã và đang thua Giặc Phương Bắc; hậu quả của nó như đã thấy ở Biển Đông và nhiều lãnh địa khác trên khắp 3 miền đất nước; rồi sẽ còn thấy nhiều nữa, sẽ rất kinh hoàng!!!

    Source:Đa Hiệu 114


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X