Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lính Lê Dương của Tây (French Foreign Legion)

Collapse
X

Lính Lê Dương của Tây (French Foreign Legion)

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lính Lê Dương của Tây (French Foreign Legion)

    Không thề trung thành với nước Pháp
    Binh đoàn lính Lê Dương (French Foreign Legion - FFL) được thành lập năm 1831, sau khi quân đội Pháp không cho phép tuyển binh sĩ nước ngoài vào. Binh đoàn là nơi tập hợp những người nước ngoài được thuê để chiến đấu cho nước Pháp. Đội quân đánh thuê chuyên nghiệp này không tuyên thệ trung thành với nước Pháp mà chỉ thề trung thành với Binh đoàn FFL.

    Để trở thành lính FFL, người ta chỉ cần ký và hoàn thành các điều khoản nói rõ trong hợp đồng. Ngoại trừ một số tội phạm nhất định bị từ chối, binh đoàn lính Lê Dương sẵn sàng tiếp nhận mọi loại người. Tuy nhiên, khi đã đặt bút ký thì họ không còn được rút lui ra. Trong quá khứ, Pháp từng sử dụng lực lượng này để bảo vệ và mở rộng các thuộc địa. Sau đó, FFL tiếp tục chiến đấu cho Pháp trong Thế Chiến II và trong các cuộc xung đột khác.

    Binh đoàn FFL tập hợp chiến binh từ 138 quốc gia. Tuy nhiên, họ có cơ hội trở thành công dân Pháp. Điều kiện tối thiểu là 3 năm chiến đấu hoặc bị thương trong khi chiến đấu cho nước Pháp. Năm 1999, Paris ban hành luật tự động cấp quốc tịch cho lính FFL bị thương trong khi chiến đấu.

    Hiện nay, binh đoàn lính Lê Dương Pháp có khoảng 8,000 người. Được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhằm đảm trách vai trò phản ứng nhanh của Quân đội Pháp. Xét về quốc tịch thành viên, binh đoàn này đa dạng tương đương lực lượng Mũ Xanh của Liên Hợp Quốc.

    Ngay từ thời kỳ đầu, binh đoàn lính Lê Dương là nơi gột rửa tiếng xấu cho những người có quá khứ tù tội, nhơ nhớp. Những người có tiền án, lừa đảo hay đào ngũ từ các quốc gia khác, đều được gia nhập binh đoàn này. Tên họ cũ được thay thế bằng tên họ mới, cho phép họ tiếp tục sống giữa xã hội mà không bị kỳ thị.

    Hiện nay, Pháp thu nhận ứng viên từ 17 tới 40 tuổi. Theo luật, mọi tầng lớp, bao gồm cả người nhập cư bất hợp pháp hay người vi phạm pháp luật đều được tuyển chọn nhưng tội phạm giết người, tội phạm tình dục và buôn bán ma túy không được gia nhập binh đoàn này. Pháp hợp tác với Tổ chức Cảnh Sát Hình Sự Quốc Tế (Interpol) để điều tra lý lịch các ứng viên.

    Lính FFL không nhận được nhiều tiền so với binh sĩ Mỹ. Khi thi hành công tác tại những mặt trận cam go hay ở những xứ đang có chiến tranh, như Afghanistan và Mali, lính Lê Dương nhận khoảng 1,450 USD/tháng trong 2 năm đầu tiên. Mỹ trả cho binh sĩ cấp bậc thấp nhất 1,733 USD/tháng và tăng lương 6 tháng một lần.

    Binh đoàn FFL là môi trường lý tưởng cho những người thích uống rượu. Ngay khi đang ở trong khu vực có chiến tranh, lính Lê Dương vẫn có thể uống rượu trong lúc nghĩ dưởng quân, không đang chiến đấu.. Uống rượu trở thành một truyền thống của lực lượng này.

    dịch theo Business Insider


    Trong thời chiến tranh Tây & Việt Minh, đám lính Lê Dương này, tập trung đủ thành phần (dân giang hồ, đầu trộm đuôi cướp, tù tội, giết người, đâm thuê giết mướn,....tứ xứ được chính phủ Tây khoan hồng, thâu nhập vào đội quân Lê Dương) và đám Tây đen "mặt gạch" của các xứ thuộc địa của Tây bên North Africa (Morocco, Senegal, Algeria,..) hay "đi ruồng" (hành quân) vào các làng xã VN, giết hại, hảm hiếp,... là nổi kinh hoàng của dân quê VN hồi đó.


    <iframe width="900" height="450" src="https://www.youtube.com/embed/O_UIuikQtzM" frameborder="0" allow="autoplay; encrypted-media" allowfullscreen></iframe>


    <iframe width="900" height="450" src="https://www.youtube.com/embed/lK8T3IxQo4M" frameborder="0" allow="autoplay; encrypted-media" allowfullscreen></iframe>

  • #2
    Thời trung học ,thỉnh thoãng ra ngồi ở Brodard ngoài đường Tự Do.Sài Gòn tôi và vài người bạn thường mua loại " Café Liégeois" vì nó có mùi vị khác với cà phê thường uống ,độ ngọt là do cream và cà phê đông đá ăn với bánh bícuit.
    Tuy nhiên khi hỏi về nguồn gốc loại cà phê này thì có người giải thích :lúc Napoléon Bonaparte tham dự mặt trận bên Nga vào mùa Đông ,tuyết rơi khi bảo cận vệ mang cà phê cho ông thì bị đông đá ,không thể dùng đường làm ngọt nên ông múc cà phê và ăn với bánh kem ,thấy vị lạ từ đó ông dùng cà phê kiểu đó ,lúc đầu chỉ có ông cùng vài người thân cận ,rồi lan ra đoàn quân danh dự và tên gọi món cà phê đó là cà phê legion .Tôi cứ thắc mắc hoài không biết có vị nào biết giải thích giùm.

    Comment


    • #3
      “Liège” chứ không phải “Légion”

      Thiên Lôi Miệt Dưới


      Tui cũng chẳng hay gì hơn ducquany nhưng nhờ chút vốn liếng mấy năm học chương trình Pháp nên được biết chữ “liégeois” trong “café liégeois” là từ tên thành phố Liège của Bỉ (Belgium) chứ không phải chữ “légion” (lê-dương).

      Vương quốc Bỉ nhỏ bé là trái độn giữa Pháp, Hòa-lan và Đức, sử dụng ba ngôn ngữ chính Pháp, Flemish (tiếng Hòa-lan đã được địa phương hóa) và tiếng Đức; thủ đô Bruxelles (Brussels) và tỉnh Liège ở phía đông, gần biên giới Đức, nói tiếng Pháp.

      Nguồn gốc chữ “café liégeois” không dính dáng gì tới Napoléon Bonaparte (Hoàng đế Nã-phá-luân đệ Nhất) mà, theo Wikipedia, do việc liên quân Pháp - Bỉ đã cầm chân liên quân đế quốc Áo - Phổ (Đức) tại Liège trong Đệ Nhất Thế Chiến, nhờ đó phòng tuyến Pháp có thì giờ củng cố.

      Trong trận này, sử sách gọi là Battle of Liège, thành phố đã bị quân Áo pháo kích liên tục hơn một tháng trời, vì thế các quán cà-phê ở Paris đã... trả thù bằng cách đổi tên “café viennois” (cà-phê thành Vienne, kinh đô Áo) thành “café liégeois” (cà-phê thành Liège) để vinh danh quân dân thành phố anh hùng này.


      Riêng ở Thụy-sĩ, nơi hơn phân nửa dân số nói tiếng Pháp, cho tới nay vẫn tiếp tục gọi là “café viennois”, rất có thể vì tuy mang tiếng trung lập, họ luôn luôn về phe Đức!

      Noi gương người Pháp, tui đề nghị từ nay người Việt mình gọi món “vịt Bắc Kinh” của Tàu là “vịt Bắc C...”!

      * * *

      Nhân nhắc tới Napoléon Bonaparte, chắc hiền huynh ducquany cũng biết giai thoại một buổi sáng ông còn đang ngái ngủ, ngửi mùi phó-mát Camembert lại cứ tưởng mùi của... Hoàng hậu Joséphine, nhờ vậy mà sau đó hiệu phó-mát này nổi tiếng thế giới.



      Thiên Lôi Miệt Dưới
      Last edited by Nguyen Huu Thien; 10-05-2018, 09:41 AM.

      Comment


      • #4
        Đúng ngay chóc!

        Nhưng thêm một chút cho có chuyện nói dóc chơi cho dzui...., mặc dầu mang tên Café Liégeois nhưng loại "kem" cà phê này không phải xuất xứ từ hay gần thành phố Liège của Bỉ (Belgium), tên Café Liégeois thoát thai từ chử Café Viennois.

        Hồi còn ở VN, tui khoái uống nước mía Viễn Đông và ăn phá lấu, đu đủ khô bò ở đó, cháo cá, xí quách "hầm bà lằng" trong Chợ Cũ, ...... Nhắc đến những món ăn vặt ở SàiGòn hồi đó, thèm quá trời.

        Khi nào muốn ăn bánh hay đồ ngọt thì ghé ăn "bánh chantilly" và kem ở Givral (lâu quá không nhớ tên nhưng là the best chantilly 'whipped cream' cho đến giờ) Tui khoái Givral hơn Brodard (tiệm sáng sủa, trông thoáng và bánh ở Givral có nhiều loại và ngon hơn).

        Trên đường Cách Mạng (trước đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, tên đường là Ngô Đình Khôi), có chổ là lò bánh của Givral nơi này làm đủ loại bánh, rồi đem xuống tiệm Givral ở đường Tự Do bán... Vì là nơi lò "gốc" nên nếu vào đây mua "bánh chantilly", pate, croissant, sửa tươi,...., giá rẽ hơn vào Givral ăn rất nhiều. Vào đến chổ này, mùi bánh thơm ngào ngạt, đủ loại bánh mới làm, thấy thèm muốn xỉu luôn....

        Bác ducquany còn thèm Café Liégeois không? Để tui chỉ cho làm dể ẹt, rẽ rề. Cần nhất là cà phê ngon thì nó thơm và ngon thôi. Làm y chang như "Root Beer Float" của Mỹ nhưng thay thế Root Beer bằng cà phê đen...

        Nguyên liệu:
        1. Cà phê đen, bỏ chút cream + đường (nếu thích ăn ngọt)

        2. Coffee ice cream (vô supermarket Mỹ mua hiệu Breyer's)

        3. "Chantilly" là Whipped Cream (nếu kiếm mua được "chantilly" chổ nào ngon như chantilly ở Givral ngày xưa, chứ whipped cream ở supermarket không thơm gì hết).

        Cách làm:
        - Múc vài cục Coffee ice cream quăng vô 1 cái ly lớn.
        - Đổ chút cà phê đen vào
        - Xịt một mớ Whipped Cream vô
        - Gắn 1, 2 cái bánh kẹp Roulé D'or lên (xem hình)
        - Gắn trên Whipped Cream 1 trái mứt cherry cho nó đẹp.


        Xong rồi bắt ghế ngồi, để cái ly Café Liégeois trước mặt, đốt điếu thuốc hút phì phèo.... mặt lim dim, lừ đừ, coi ngầu ngầu một chút là y chang mấy cha nội lính ngồi ở Brodard hồi đó...

        Hà Bá vùng Vịnh Cali

        Café Liégeois nè....




        Last edited by KiwiTeTua; 10-05-2018, 05:38 PM.

        Comment


        • #5
          Lúc nhỏ thích ra ngồi Givral hay Brodard ngó ông đi qua bà đi lại ,chơi với mấy tên Tây con nghe tụi nó phịa tui có biết đâu mà cải ,còn bây giờ hổng dám mê mấy thứ đó quá ngọt mặc dầu tính hảo ngọt vẫn còn..! Cám ơn nhiều vì tới bây giờ mới biết xuất xứ món cà phê đó.

          Comment


          • #6
            Nhắc đến thời xa xưa ,tui có nhiều kỷ niệm với tiệm Brodard ,nhớ 1 lần tui đưa cô bạn gái đến tiệm này giải khát sau khi dạo phố ,vào trong thấy lủ bạn tây lai ngồi bàn sát chân cầu thang ,nháy mắt xong dắt cô bạn lên lầu ,nường mặc jupe ngắn thời à la mode nên lâu lâu cho tụi bạn chiêm ngưởng ,sau đó uống xong 2 đứa qua rạp REX xem phim ,ngồi rù rì tui hỏi nhỏ : hôm nay em mặc quần chíp màu hồng phải hông ?, cô bé kêu : Sao anh biết ?,-À hồi nảy khi vào Brodard đám bạn anh ngồi ở chân cầu thang nhìn lên khi em đi lên ,và tụi nó cho anh biết. Một màn ngắt véo tưng bừng..!!

            Comment


            • #7
              COLOR CODE:

              Black: Unavailable
              White: I’m a virgin
              Sky blue: Love me tender
              Pink: Here I am
              Red: Eat me!

              (Thiên Lôi Miệt Dưới)

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi Nguyen Huu Thien View Post
                COLOR CODE:

                White: I’m a virgin
                Red: Eat me!

                (Thiên Lôi Miệt Dưới)
                "Hôm đó tiệm bán sale, buy 2 get 1 FREE, toàn size SMALL và MEDIUM, em mặc đâu vừa. Còn có mấy cái size LARGE và XLARGE màu TRẮNG và màu ĐỎ, em mua hết luôn..... Màu TRẮNG và màu ĐỎ không hà!"

                Hà Bá Vùng Vịnh Cali

                Comment


                • #9
                  Hồi đó tui còn khờ lắm ,đâu có biết cái " COLOR CODE "mắc dịch này ,màu gì tui cũng mần tới luôn ..hu..hu.,may quá chừng hổng bị bắt đền .

                  Comment



                  Hội Quán Phi Dũng ©
                  Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                  website hit counter

                  Working...
                  X