Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có nên sợ chụp hình quang tuyến?

Collapse
X

Có nên sợ chụp hình quang tuyến?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Có nên sợ chụp hình quang tuyến?

    Có nên sợ chụp hình quang tuyến?
    Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

    Bệnh nhân vẫn thường lo ngại đặt câu hỏi với bác sĩ về sự an toàn của các phương pháp chụp hình để chẩn bệnh những khi phải đi chụp hình quang tuyến X-ray, chụp hình CT scan, hay chụp hình vú mammogram. Trong suốt cuộc đời, có thể nói, ai ai cũng đã từng trải qua một số thử nghiệm chụp hình như thế. Câu hỏi lẩn quẩn trong đầu óc nhiều người: Bao nhiêu thì nhiều và có nguy hiểm dài lâu hay không?

    Trong một bài viết cách đây ít năm, tôi đã giải thích về cơ sở vật lý và phân biệt về các phương pháp chụp hình để định bệnh trong y khoa, và cũng có đề cập sơ đến mức độ an toàn của mỗi phương pháp. Sau đây xin bàn thêm vào chi tiết.

    Nói cho đúng, không có một công thức nào để đo lường và có thể trả lời chính xác cho câu hỏi về mức độ an toàn của các phương pháp chụp hình chẩn bệnh. Lý do, mức độ ảnh hưởng của phóng xạ không đơn giản đi theo tỉ lệ thuận của một đường thẳng theo cấp số cộng, cấp số nhân hay cấp số lũy thừa, hoặc ngược lại, vô hại tùy theo mỗi cá nhân. Trên nguyên tắc, khi liều lượng phóng xạ càng cao, càng lập lại nhiều lần trong thời gian ngắn hạn thì mức độ hiểm nguy càng nhiều. Ngược lại, lâu lâu chỉ bị nhiễm một chút phóng xạ thì cũng không hề hấn gì.

    Nhiễm phóng xạ, có thể hủy hoại tế bào, xảy ra cho mọi người, mọi ngày, cho dù chưa hề đi khám bác sĩ một lần nào trong đời. Tia sáng mặt trời, sóng vũ trụ, hay những tia phóng xạ khi đi máy bay ở cao độ, thường xuyên tấn công cơ thể con người. Thêm vào đó, đất đá cũng chứa phóng xạ, nhiễm vào thức ăn, nước uống và không khí, cuối cùng thâm nhập vào cơ thể.

    MilisievertS (mSv) là đơn vị để đo mức độ phóng xạ hấp thụ bởi cơ thể con người. Mỗi năm, một người ở Mỹ bị nhiễm độ 3 mSv từ ánh nắng mặt trời, không khí… Cộng thêm 3 mSv nữa là nguồn phóng xạ đến từ các nhà máy điện, màn ảnh TV, computer… Cuối cũng là phóng xạ đến từ các phương pháp chụp hình như X-rays và CT-scan.

    Thí dụ, so với độ nhiễm phóng xạ là 0.035 mSv, khi bay xuyên bang từ California sang New York chẳng hạn, thì chụp hình quang tuyến bàn tay nhiễm độ 0.001 mSv, chụp hình nguyên răng hàm nhiễm 0.01 mSv, chụp hình phổi là 0.1 mSv, và chụp hình vú sẽ là 0.4 mSv.

    Chụp hình CT scan bao gồm tập hợp của nhiều X-ray, sẽ nhiễm phóng xạ cao hơn, khoảng 7 đến 12 mSv, và lên đến 25 mSv cho phương pháp PET/ CT. Hiện nay, ở Mỹ mỗi năm có khoảng 85 triệu CT scan so với khoảng 3 triệu của thập niên 1980s.

    Một số nghiên cứu cho rằng các phương pháp chụp hình ngày càng bị lạm dụng, một phần vì giá thành ngày càng rẻ hơn, phần khác do bác sĩ sử dụng nhiều hơn vì sợ kiện tụng về bất cẩn y tế. Một nghiên cứu năm 2009 của Viện Ung Thư Quốc Gia, National Cancer Institute, cho biết, khoảng 2% các ca ung thư là do ảnh hưởng của CT scan. Tuy nhiên, nếu chỉ chụp hình CT scan chỉ có vài lần trong đời thì mức độ bị ung thư rất thấp. So ra thì mức độ nguy hiểm cũng là tương đối, ví dụ, nạn nhân của hai trái bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, trung bình chịu khoảng 1000 mSv lượng phóng xạ, nguy cơ chết vì ung thư, theo ước tính, tăng khoảng 5% cho suốt cuộc đời còn lại.

    Trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ với liều lượng thấp, mức độ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng rất khó mà đo lường. Theo cơ quan FDA thì cứ một hình chụp CT scan có thể tăng nguy cơ bị ung thư lên 1/2000. Nhưng đó là cách tính ngược, ước lượng từ những độ phóng xạ cao hơn và rất khó để chứng minh. Bởi vì, nếu chỉ đi chụp hình CT scan một vài lần trong đời, không ai biết nguy cơ bị ung thư là bao nhiêu cả. Mặc khác số lần chụp hình và khoảng thời gian giữa những lần chụp có đủ để cho cơ thể hồi phục là một chuyện khác. Thí dụ, chụp hình vú 10 lần trong một ngày khác với chụp hình mỗi năm một lần trong vòng 10 năm.

    Câu kết luận về mức độ nguy hiểm của việc chụp hình quang tuyến là rất thấp, có thể nói tỉ số nguy cơ gây ra ung thư là 1 trên 1 triệu, nếu chỉ đi chụp một hình quang tuyến như chụp hình phổi chẳng hạn, ít hơn nguy cơ bị ung thư khi uống một lon soda hay hút một điếu thuốc lá.

    Theo ước lượng thống kê thì cứ mỗi một mSv phóng xạ sẽ làm giảm tuổi thọ đi khoảng 90 giây đồng hồ. Giả sử, cả đời không hề bị nhiễm phóng xạ thì có thể sống lâu hơn khoảng độ 4 tiếng đồng hồ.

    Nghĩ cho cùng, đa số các phương pháp chụp hình trong y khoa vẫn an toàn hơn so với những điều ta hành động, tiêu thụ mà không suy nghĩ trong cuộc đời. Phóng xạ từ quang tuyến có thể nguy hiểm, nhưng rất cần trong việc định bệnh. Mức độ nguy hiểm có thể rất nhỏ so với tắm nắng, hay uống thuốc ibuprofen kinh niên chẳng hạn.

    Dĩ nhiên là phải có sự cân nhắc, thận trọng giữa bác sĩ và bệnh nhân. Ví dụ, chiếu điện phóng xạ để trị bệnh ung thư vẫn là chọn lựa ưu tiên hơn là chờ chết vì ung thư mà không trị. Hay, chụp hình phổi để định bệnh còn hơn là chịu chết vì sưng phổi, lao phổi hay ung thư phổi. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nếu không cần thiết, và lựa chọn đúng phương các định bệnh, ví dụ như siêu âm thì an toàn hơn là X-rays chẳng hạn. (Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh)

    Source:https://www.nguoi-viet.com/phu-nu/co...h-quang-tuyen/

  • #2
    DQY tôi đã làm chuyên viên quang tuyến đến giờ là 24 năm, trong đó gần 20 năm làm chuyên viên CT.scan.Thật ra không thể tranh cải là quang tuyến không hại ,nhưng những ích lợi đem lại thì vô cùng to lớn ,ví dụ khi xảy ra tai nạn chấn thương đầu ,hoặc có biểu hiện xuất huyết trong nảo như strock còn gọi là tai biến mạch máu nảo ,thì việc cần làm ngay là phải xác định tình trạng bịnh nhân ngay lập tức.Lúc đó nếu có ông bác sỉ nào nói khoan ,để từ từ chờ xem sao !!chớ chụp CT.scan có hại ,bạn nghỉ sạo? chấp nhận bại liệt suốt đời hoặc chết hơn là quang tuyến có hại làm giảm thọ...2 phút ??
    Bây giờ đi sâu vào chuyên môn một tý ,khi chụp CT.scan lúc nào cũng có 2 số đo mà người tech phải ghi cho mỗi case chụp là CT dose và DLP ( Dose Length Producted ), nghĩa là tùy theo bộ phận chụp ,đầu ,mình ,cổ ,lưng ,tay chân....mỗi thứ có CT Dose khác nhau ,mà brain hay đầu là nặng nhất ,rồi tới DLP thì mỗi bịnh nhân dài ngắn mập ốm khác nhau thì lượng quang tuyến hấp thụ khác nhau ,tất cả tính bằng mGy chớ không phải là mSv :
    ( Based on the data you provided, your head received an absorbed dose of 44 mGy and, since x rays have a radiation weighting factor of 1, an equivalent dose of 44 mSv. Because radiation risks to nerve cells and the brain are relatively low compared to other tissues and the skull is a small fraction of all the bones in the body, the tissue weighting factor is low. Therefore, your effective dose is much less than 44 mSv, and was likely to have been in the 1–2 mSv range, which, as you know, is typical of head CT scans.).
    Nói về chụp xray thường thì bây giờ dose xray bằng khoãng 1/400 lúc xưa ,vì độ nhạy của phim hay tấm cảm ứng cao ,hơn nữa xray chụp có hộp cassette nếu nhìn kỹ thì thấy bề mặt nó rằn ri chớ không trơn lu như mu bà bóng ,đặc điểm của nó là chuyển đổi xray thành ánh sáng thường in lên mặt cảm ứng hay phim ,cho nên chỉ dùng ít radiation hơn.Nhưng trong dentist thì không thể nhét cái hộp cassette vào miệng nên chỉ có phim hay cảm ứng nên phải dùng xray nhiều hơn .Nhưng không phải cơ sở nào cũng dùng loại tốt ,giá trung bình 1 hộp 14/17 chụp phổi là gần USD 1000.00 ,ở VN hở ra là nó chôm liền nên xài loại rẻ !! Nếu nói thêm thì dài lắm ,tới đây xin ngưng.
    Cám ơn DQY

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X