Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Từ Tâm

Collapse
X

Từ Tâm

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Từ Tâm

    Góc của Phan - Từ Tâm

    Phan



    Đã bao đời văn minh nhân loại nói đến con tim như khối óc thứ hai của con người, nhưng để chứng minh con tim có lý trí riêng của nó thì con người không nghĩ ra được thước đo như chỉ số IQ để tính sự thông minh của lý trí, không ai chứng minh được hành vi, hành động nào đó của con người hoàn toàn được điều khiển bởi con tim. Người ta chỉ cảm nhận được việc làm không do lý trí điều khiển thì nói là từ tâm, là nói tắt về lòng nhân từ, đức từ bi từ trong tâm (tim) phát ra. Như một sáng tôi thức dậy sớm theo thói quen, ngồi cà phê một mình ngoài patio nhà bạn khi trời còn chưa tỏ mặt người. Trời rạng dần cây lá ngoài sân sau nhà thì góc trên của patio cũng lộ ra cái tổ chim. Trời sáng ra mới thấy rõ con chim non đậu bất động trên thành tổ. Bấy giờ anh bạn chủ nhà mới bưng ly cà phê ra patio ngồi với tôi. Tôi nói với anh ấy, “Tôi không tin được là con chim non đậu yên bất động đã hơn tiếng đồng hồ… không một tiếng kêu.”</p><p> Anh bạn tôi trả lời, “Chắc nó chết quá! Trong tổ có ba con chim con. Hôm qua bị chim cú mèo tấn công. Ba con bay ra thì hai con bay được. Con này còn non quá nên rớt xuống đất. Cũng may cho nó là tôi ra kịp lúc chứ không thì cú mèo đã ăn thịt nó. Con cú mèo thấy người thì sợ nên bay đi… Tôi bỏ nó lại tổ để chờ chim mẹ. Tôi có thấy con chim mẹ đảo về tổ cũ như tìm kiếm nó, nhưng giống chim én này thoáng thấy bóng người là bay mất. Bây giờ con chim con đã đói khát tới không cất nổi tiếng kêu, nên chim mẹ không về tìm nữa…”</p><p> Tôi đã hiểu vì sao con chim non không ở trong lòng tổ cho an toàn, ấm áp mà nó đậu cheo leo trên thành tổ hiểm nguy với cú mèo, sức gió. Thì ra là bản năng sinh tồn, nó đậu như thế thì mẹ nó mới thấy được nó để cứu nó khi nó đã không cất nổi tiếng kêu…</p><p>Nhưng lọn gió vô tình như tôi tiên đoán đã ném nó xuống đất lần nữa. Anh bạn tôi đã mất hết bản tính thường ngày của anh là một người tính toán bất tận, lo việc làm ăn không mệt mỏi, chăm sóc nhà cửa, nuôi dạy con cái… Con người anh của đời thường biến mất theo lọn gió vô tình; rất chính xác là con người lý trí của anh đã biến mất, anh hành động theo chỉ bảo của con tim. Anh nhẹ nhàng tóm con chim non vào lòng bàn tay anh. Con chim bé bỏng, yếu ớt vì đói khát đến động lòng một ông Trùm sò! Anh nhúng tay vào vũng nước mưa đọng trên bàn ăn ngoài trời, nhỏ cho con chim non vài giọt nước. Nó đã khát tới không khép mỏ lại được. Tôi thấy nó mười phần chết đủ mười. Nhưng lòng từ bi bất ngờ của ông Trùm trỗi dậy trước sinh linh bé bỏng. Anh gọi đứa con gái trong nhà, “đem ra đây cho ba mấy hạt cơm”.<br /> Đứa con gái chỉ sợ con chim non chết trong bàn tay to lớn ba nó nên khẩn thiết dặn dò, “Ba phải cẩn thận. Ba coi chừng ba làm chết nó đó!”</p><p> Anh mớm cơm hạt cho con chim non. Nó không nuốt nổi vì sức cùng lực kiệt.<br /> Cuối cùng anh quyết định bỏ con chim non lại tổ của nó, cho nó vài hạt cơm vì nước thì anh đã cho nó uống vài giọt rồi. Đặc biệt là lời van vái của ông Trùm, “Cầu trời cho con chim mẹ trở về cứu nó, chứ không thì nó chết thôi… Nó còn nhỏ quá, làm sao mình cho nó ăn được.”</p><p>Tôi nói mọi người hãy vào nhà thì con chim mẹ mới dám về. Thế là tôi với anh, thêm mấy đứa con anh cùng quan sát qua màn cửa sổ. Phút nhiệm màu tới. Con chim mẹ quay về tổ cứu con. Thế thì ai đưa nó về mái nhà xưa? Lý trí con chim không đủ để nhớ đường bay năm trước sao năm sau nó bay trúng phóc đường bay cũ trong mùa chim thiên di. Động vật có linh tính, linh cảm, là những suy nghĩ từ trái tim. Thú rừng bỗng kéo nhau lên đồi cao nghĩa là sắp có sóng thần hay lũ lụt. Lý trí thú rừng không đủ để dự báo thời tiết còn nhanh, sớm hơn cả đài khí tượng tối tân… Chắc chắn có một nguồn năng lực siêu nhiên trong động vật mà khoa học chưa chạm tới được. Tôi nghĩ thế khi con chim mẹ vụt trở về. Nó chỉ mổ hạt cơm có sẵn, mớm vào miệng con chim con. Sự kỳ diệu của tạo hoá, của vũ trụ đồng loạt diễn ra khi con chim non cất tiếng kêu. Mẹ nó bay đi rồi trở lại lần sau với cọng cỏ khô, chắc là sửa lại căn nhà sau khủng bố cú mèo.<br /> Bên trong cửa số, mấy đứa trẻ con vui mừng hớn hở. Nhưng cộng hết niềm vui của chúng lại cũng không bằng nét rạng rỡ trên gương mặt người cha của chúng. Chưa bao giờ tôi thấy anh bạn trẻ hài lòng với cuộc sống đầy lo toan cơm áo gạo tiền, việc làm, chăm sóc nhà cửa, nuôi dạy con cái… Những thứ ấy chỉ hằn lên gương mặt anh nét đăm chiêu, sương gió trước cuộc đời, làm anh già trước tuổi. Nhưng trái với lý trí anh luôn phải lo toan cuộc sống cho gia đình nên lạnh lùng đưa ra những quyết định là sản phẩm của trăn trở, trằn trọc… Hôm ấy, gương mặt anh vui vẻ cả ngày. Vẫn lo dọn dẹp nhà cửa bên trong, thay nhớt xe ngoài garage, cắt cỏ tỉa cây ngoài sân trước, sân sau… Khi mệt, ông Trùm lấy chai bia ra ngồi ngoài patio giải khát. Nhìn ngắm cái tổ chim như báu vật của đời. Nụ cười của anh đúng là tìm lại được rạng rỡ bẩm sinh, làm cho gương mặt anh như phát quang khi anh nói, “mọi hôm ngồi đây nghe chim non kêu phát nhức đầu với tụi nó. Nhưng hôm nay nghe con chim này líu lo lại được, sao tôi thấy vui tai…”<br /> Đủ biết khi người ta làm một việc từ tâm thì bản thân thay đổi đến chính bản thân cũng không nhận ra mình. Tôi hoàn toàn tin toàn bộ câu chuyện xuất phát từ tâm của ông Trùm không làm việc thừa bao giờ. Lý trí anh ta rất mạnh, tính toán chuyện làm ăn giỏi lắm. Tinh thần anh ta cũng vững, khó dụ được ông Trùm này lắm. Nhưng tiềm ẩn trong con người cứng cỏi vì sinh tồn với cái đầu lạnh vẫn là trái tim nóng hổi lòng thương xót vạn vật của con người. Trái tim có điều khiển hành vi của con người, nhưng để chứng minh trái tim có bộ não riêng thì khoa học tới nay vẫn chưa đủ sức. Nếu lần tìm tri thức của con tim thì kim cổ đã nhiều câu chuyện đi vào sách sử. Người ta chỉ đặt được tên gọi chứ không lý giải nổi nên phần lý trí con người tích lũy được trong não bộ thì gọi là tri thức. Hành vi xuất phát không từ lý trí thì gọi là tâm thức. Đôi khi bước quá một bước chân có thể té ngã là mệnh lệnh từ tri thức, nhưng tâm thức vẫn chấp nhận rủi ro – bước quá một bước chân bình thường vì không ai nỡ giẫm lên những sinh linh bé nhỏ trên đường nhân sinh.</p><p> Chuyện về trái tim cổ nhất có lẽ là câu chuyện mang tính thần thoại. Vào thời Chiến Quốc bên Trung Hoa đã xảy ra câu chuyện tráo đổi trái tim được ghi chép trong “Liệt Tử-Thang Vấn thiên”. Biển Thước cho hai người là Công Hộ và Tề Anh uống rượu có thuốc mê, hai người mê man bất tỉnh ba ngày, ông mở lồng ngực của hai người này để tráo đổi trái tim của họ. Sau đó cho họ uống thuốc giải mê, hai người tỉnh lại, hồi phục sức khỏe và trở về nhà.<br /> Nhưng Công Hộ trở về nhà của Tề Anh, nhận vợ Tề Anh là vợ mình. Tề Anh cũng trở về nhà của Công Hộ, nhận vợ của Công Hộ là vợ mình. Vợ của hai người bị tráo tim thực sự khủng hoảng. Cuối cùng phải dắt nhau đến quan phủ. Sau đó Biển Thước đã giải thích toàn bộ câu chuyện để quan phủ có thể phân xử.</p><p> 2500 năm trước, Biển Thước là thần y cổ đại, tiếng tăm lẫy lừng, người xưa không ai hoài nghi về thuật thay tâm của thần y, đặc biệt là được ghi chép trong Liệt Tử – điển tích của Đạo gia. Song ngày nay đọc truyện cứ thấy bàng bạc tính thần thoại. Do văn minh mà con người không còn hiểu được thiên nhiên như chim thiên di nhớ đường bay, động vật hoang dã biết lánh nạn trước khi sóng thần, núi lửa phun trào có thể nguy hiểm đến sinh mạng. Ngày nay đọc truyện về Biển Thước như truyện thần thoại là bởi văn minh hay u minh?</p><p> Với lịch sử cận đại, việc thay tim lại được chú ý đến khía cạnh thay đổi cả tâm tính con người.<br /> Vào ngày 02 tháng 12 năm1967, bác sĩ phẫu thuật tim Christiaan Barnard đã thực hiện thành công ca cấy ghép tim đầu tiên trên thế giới, tuy nhiên bệnh nhân chỉ sống được 18 ngày sau phẫu thuật. Bệnh nhân thứ hai chấp nhận cấy ghép tim là một nha sĩ 59 tuổi. Ông là bệnh nhân cấy ghép tim đầu tiên trên thế giới sống sót ra viện và sau đó ông đã sống thêm được 19 tháng.</p><p> Đến năm 1970, tỷ lệ có thể sống sót một năm của các bệnh nhân thay tim rất thấp, chỉ có 15%. Nhưng đến những năm 1980, tỷ lệ bệnh nhân thay tim có thể sống tới 5 năm đã tăng lên 50% nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật ghép tim và sự ra đời của các loại thuốc chống đào thải nội tạng lạ trong con người nên người được ghép tim ngày càng có thể sống lâu hơn. Hiện nay trên thế giới, thời gian dài nhất của bệnh nhân thay tim sống được là 28 năm. Nhưng chuyện thay tim luôn song hành với những chuyện kỳ diệu khác.<br /> Năm 2008 ở Georgia – Hoa Kỳ có ông Graham, 69 tuổi, được thay tim đã 12 năm trước, người hiến tim là anh Cottle, 33 tuổi. Không lâu sau cuộc giải phẫu thay tim, ông Graham đã đến gặp người vợ của người hiến tim cho mình, hai người họ đã yêu nhau và rất nhanh đi đến hôn nhân.<br /> Điều sách báo nói chỉ đào sâu vào cảm tính của hai trái tim đã từng yêu nhau khi ông Graham đã mang trong người trái tim của anh Cottle đã hiến tặng ông nên ông dễ có cảm tình với cô vợ goá của anh Cottle. Và cô vợ goá của anh Cottle cũng dễ dàng chấp nhận tình yêu của ông Graham vì tình yêu đó xuất phát từ trái tim mà cô đã từng yêu thương 12 năm về trước. Chỉ có điều khoa học bó tay là ông Graham cũng lại tự nổ súng vào đầu để kết liễu đời mình y chang như anh Cottle đã làm 12 năm trước nên mới có quả tim để cho ông Graham.</p><p>Cùng năm nhiều chuyện về tim. Tờ Daily Mail năm 2008 đã đăng tin, Sheridan, 63 tuổi, sống ở New York, đã được thay tim tại bệnh viện Mount Sinai. Điều làm người ta thắc mắc đến ngẩn ngơ là sau khi thay tim, ông Sheridan chưa từng biết vẽ thế mà trở thành một họa sĩ với rất nhiều bức tranh độc đáo đã khiến người thưởng ngoạn tranh kinh ngạc. Người ta tìm ra được người hiến tim cho ông là một họa sĩ vừa qua đời vì tai nạn giao thông.</p><p>Như vậy người họa sĩ quá cố đã vẽ tranh bằng con tim nên khi tặng lại trái tim họa sĩ cho người không biết vẽ thì người không biết vẽ bỗng có được tài nghệ về hội hoạ của người hiến tặng tim.</p><p> Điều này rất vô lý đối với y học phương tây vì y học phương tây chỉ xem trái tim trong cơ thể người là cái bơm bơm máu, đem khí oxy và dinh dưỡng đi nuôi tế bào khắp cơ thể. Y học phương tây là sự trình bày và phân tích các bằng chứng khoa học. Y học phương Tây không thừa nhận tinh thần và lý trí riêng của con tim. Nhóm nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Gary Schwartz thuộc Đại học Arizona đã ghi chép lại được hơn 70 câu chuyện thay tim khó lý giải tương tự như Graham. Cuộc nghiên cứu đã chỉ ra được việc người ta sau khi được ghép tim có những biến đổi về tính cách và phẩm chất giống như người hiến tặng.<br /> Việc thay tim đã làm nhiều nhà khoa học, tâm lý học cũng chịu thua với biết bao nhiêu khoa học kỹ thuật hiện đại có trong tay họ, thì họ cũng không lý giải được trường hợp của cô Claire Sylvia, 47 tuổi, sinh sống ở Massachusetts đã trải qua việc thay tim với trái tim hiến tặng. Nhưng những sự việc lạ lùng sau đó đã làm thay đổi quãng đời còn lại của cô. Điều đã khiến cô viết nên cuốn tự truyện “Sự thay đổi con tim”.</p><p> Luật cấy ghép nội tạng ở Hoa Kỳ nghiêm cấm tiết lộ thông tin cá nhân của người hiến tặng. Nhưng trong giấc mơ, cô Claire đã gặp được người hiến tặng trái tim cho mình. Claire dựa vào thông tin trong giấc mơ mà tìm được gia đình của người hiến tặng quả tim.</p><p> Claire Sylvia là vũ công chuyên nghiệp. Vào cuối thập niên 80, cô bị chứng bệnh tăng huyết áp phổi đột ngột, có nguy cơ tử vong cao. Năm 1988 cô được thay tim và phổi cùng lúc.<br /> Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật, điều cô muốn làm nhất sau khi được tái sinh là uống bia dù trước đó cô không thích uống bia. Claire viết trong cuốn sách “Sự thay đổi con tim” của cô. “Một ý nghĩ kỳ lạ nổi lên trong tim tôi, có lẽ người hiến tặng nội tạng cho tôi – chàng trai trẻ tuổi kia thích uống bia, và cậu ấy đã truyền tải sở thích của mình qua trái tim cấy ghép ấy cho tôi”.</p><p> Một tháng sau khi cấy ghép tim phổi, Claire xuất viện. Cô thấy rằng mình bắt đầu thích ăn những món mà trước đây cô chưa bao giờ yêu thích như ớt xanh, đùi gà chiên KFC…<br /> Dần dần cô nhận ra thêm tính cách của mình ngày càng trở nên nam tính. Claire viết, “Tính cách của tôi trở nên hung hăng, quyết đoán và tự tin hơn, tôi ít bị cảm lạnh hơn trước đây, thậm chí cả cách đi bộ của tôi cũng trở nên nam tính”.<br /> Claire viết về giấc mơ của cô, “Tôi mơ thấy mình đang đứng trên một thảm cỏ xanh ngoài trời, bên cạnh là một chàng trai trẻ với mái tóc vàng nhạt, tên cậu ta là Tim, có thể là Tim Leiden, tôi không chắc lắm, vì vậy tôi gọi cậu ta là Tim L. Khi tôi bỏ lại cậu ấy trong giấc mơ, tôi cảm thấy rằng giữa chúng tôi vẫn còn một số điều chưa nói ra, vì vậy tôi đã quay lại để nói lời tạm biệt và hôn cảm ơn cậu ấy. Tôi cảm thấy mình như vừa hít một hơi thật sâu và hít cả cậu ta vào cơ thể mình. Khi tôi thức dậy sau giấc mơ, tôi linh tính rằng Tim L. là người đã hiến tặng trái tim cho tôi, tính cách và tinh thần của cậu ấy đã hòa tan trong tôi”.</p><p> Sau đó Claire gọi điện thoại cho bệnh viện đã làm phẫu thuật cho cô để hỏi han thì không được trả lời vì luật nghiêm cấm không được tiết lộ thông tin cá nhân của người hiến tặng nội tạng.<br /> Claire đã nhờ một người bạn lục tìm tất cả các cáo phó liên quan đến tai nạn xe cộ ở Boston ngay trong tuần lễ cô được làm phẫu thuật cấy ghép tim phổi. Claire tìm được một cáo phó liên quan đến cái chết trong một tai nạn xe máy của một thanh niên 18 tuổi, tên Tim Lamirande.</p><p> Claire viết tiếp, “Tim trong giấc mơ của tôi là có thực, đột nhiên đầu gối tôi run rẩy, rồi gục ngã trên ghế. Cáo phó cho biết Tim có 5 chị em gái và 2 anh em trai. Cuối cùng tôi cũng biết được danh tính của người hiến tặng nội tạng, biết rằng cậu ta có một gia đình, và đây chính là bằng chứng: một cái tên, một địa chỉ ở một thị trấn nhỏ thuộc ngoại ô Boston”.</p><p> Cả gia đình của người hiến tặng tim đều bị sốc khi Claire gọi điện thoại thăm hỏi họ. Ngay người lo liệu cuộc cấy ghép nội tạng ở bệnh viện cho Claire tên là Gail Eddy cũng bối rối. Claire nói: “Tôi hỏi cô ấy liệu có khả năng trong lúc tiến hành phẫu thuật cho tôi, một bác sĩ nào đó đã vô tình nói ra tên của Tim và tôi cũng đã ghi nhớ lại một cách vô tình. Nhưng Gail nói, bác sĩ không bao giờ biết được danh tính của người hiến tặng nội tạng”.</p><p> Claire lại mơ thấy Tim lần nữa, cô bắt đầu viết thư cho gia đình Tim, và họ đồng ý gặp mặt Claire. Claire viết lại: “Em gái thứ tư của Tim là Anne đã nói với tôi: Hãy cho chúng tôi biết, làm cách nào mà cô tìm được chúng tôi?” Người nhà của Tim cho biết anh ta thích ăn đùi gà chiên của KFC, thích ăn ớt xanh, thích uống bia, và không bị cảm lạnh bao giờ… Khi Claire kể về việc gặp Tim trong giấc mơ của mình, cả gia đình của Tim đều kinh ngạc. Chị gái Carla của Tim cho biết, “Ngoài cô ra, những người đã tiếp nhận nội tạng của Tim chưa có ai từng liên lạc với chúng tôi.” Sau này Claire mới biết rằng gia đình Tim ngoài hiến tặng tim và phổi cho cô, họ còn hiến tặng cả giác mạc, thận và gan cho những bệnh nhân khác.<br /> Chúng ta thử nghĩ về liên hệ giữa cô Claire với anh Tim. Ngoài việc trái tim đôi khi gạt bỏ trí óc con người sang một bên để quyết định làm một việc gì đó mà lý trí ngăn cản. Bạn thấy một đứa trẻ sắp gặp nguy hiểm trước vực sâu, bên bờ sông, ghềnh thác… Sự nguy hiểm không chừa ai nên lý trí chúng ta không cho phép bản thân đến những nơi nguy hiểm làm gì. Nhưng bạn không bỏ đi được trước sự nguy hiểm rình rập đứa bé. Vậy hành vi mạo hiểm của bạn để cứu đứa bé trước khi quá muộn là do cơ quan nào trong cơ thể bạn điều khiển? Có phải do cảm xúc của bạn trước sự ngây thơ, dễ thương của đúa bé đã khiến bạn mạo hiểm cứu nó? Không có bằng chứng thuyết phục nào đủ mạnh để chứng minh cho những hành vi nghĩa hiệp, đạo đức là do con tim điều khiển, nên tư tưởng đông phương có thuyết Nguyên thần ở trong tim.<br /> Đông y đã được Hoàng Đế truyền lại từ 5000 năm trước, bản chất thuộc về “y học Thần truyền”, bắt nguồn từ thần “Thượng Đế” trong Đạo gia. Tất cả trình bày và phân tích trong đông y đều căn cứ vào thánh kinh “Hoàng Đế nội kinh”. Do đó, có sự khác nhau đến đối lập về bản chất và phương pháp nghiên cứu giữa y học phương đông và y học phương Tây.</p><p> Theo sách “Hoàng Đế nội kinh”, Nguyên thần của con người cư ngụ ở tim. Nguyên thần là linh hồn, vô hình. Hoàng Đế nội kinh có nói: “Có nguyên thần con người mới sống, không có nguyên thần thì là người đã chết”. Bằng chứng là y học tây phương đã cấy ghép hoàn chỉnh một cơ thể người có thể tự hô hấp, tiêu hoá và bài tiết như người sống nhưng người ghép ấy chỉ sống đời sống thực vật.</p><p> Từ khái niệm nguyên thần ngụ trong tim của đông y mới có thể hiểu được bí mật trong những câu chuyện thay tim cổ đại và hiện đại. Khi thần y Biển Thước thực hiện việc hoán đổi trái tim giữa hai người, ông cũng tráo đổi cả linh hồn của họ vì trái tim ẩn chứa linh hồn. Sau đó, thân xác người này lại mang linh hồn của người kia, nên khi trở về nhà sau phẫu thuật, họ đã nhầm nhà và nhầm vợ.</p><p> Graham đã nhận được trái tim của Cottle, và đó là nguyên thần của Cottle, cho nên bề ngoài Graham vẫn luôn là Graham, nhưng trái tim chứa đựng linh hồn của Cottle, do đó Graham đã nhanh chóng đến gặp người vợ góa của Cottle, đã yêu và kết hôn với cô. Tương tự như vậy Sheridan đã được thay tim và đã nhận được những đặc điểm của người hiến tim, do đó ông đã trở thành họa sĩ…</p><p> Cơ Đốc giáo của phương tây từ lâu đã nói đến linh hồn, đều này tương tự như thuyết Nguyên thần ở phương đông. Có thể thấy được văn hóa cổ đại đều tin rằng sinh mệnh con người không chỉ có thân thể hữu hình mà còn ẩn chứa vô hình, siêu nhiên nữa. Điều này cho thấy khoa học kỹ thuật, y học hiện đại dư sức có thể hoàn thành việc cấy ghép tim, nhưng lý luận y khoa hiện đại không thể giải thích được tất cả các hiện tượng thay đổi xảy ra sau khi cấy ghép tim.</p><p>Tóm lại, con người có người hữu thần và người vô thần, nhưng bề ngoài như nhau. Ai cũng có đầu mình và tứ chi, những cơ phận trên người được gọi bằng con là đều quan trọng. Con mắt là cửa sổ của linh hồn, nhưng người mù vẫn sống. Con truyền giống quan trọng hơn nữa vì không có nó thì lấy gì để duy trì giống nòi, nhưng hoạn quan vẫn sống. Chỉ con tim ngừng đập mới chấm hết đời người.</p><p>Theo tài liệu về tim. Trái tim là bộ phận duy nhất trong cơ thể người không bị ung thư, hơn nữa lại là liều thuốc hữu hiệu nhất.</p><p>Tôi gấp hết sách vở tham khảo lại để tự hỏi mình có Nguyên thần trong tim không? Niềm vui không che giấu là trái tim con người không bị ung thư. Trái tim có thể giết 95 % vi khuẩn ung thư trong 24 giờ; Ngoài ra, người tâm bình khí hoà là tim còn có thể tiết ra nhiều hormone trị liệu cho những căn bệnh khác của con người. Nhưng y học cổ truyền và y học hiện đại tính sao đây với những trái tim hoại thư trong lồng ngực của người cộng sản vô thần, quân khủng bố cuồng tín? Chỉ là người thường trong đời vô thường. Xin hãy giữ lấy Nguyên thần trong tim mình để đôi khi làm những việc lý trí phản đối nhưng từ tâm không bao giờ bị ung thư…

    </p><p><strong>Phan</strong>


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X