Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nami today tăng quy mô, cuộc đua không hồi kết - và raiden network

Collapse
X

Nami today tăng quy mô, cuộc đua không hồi kết - và raiden network

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nami today tăng quy mô, cuộc đua không hồi kết - và raiden network

    Offchain không trực tiếp thay đổi hiện trạng của blockchain, nhưng thực tế để Offchain phát triển, luôn cần phải có một nền tảng công nghệ đã qua cập nhật Onchain.

    2. Các giải pháp tăng quy mô

    2.1 On-chain – Sự cải tiến đến từ bên trong

    Lại quay lại với phép ẩn dụ với chiếc xe bus, hẳn nhiên cách đơn giản nhất để chở được nhiều người hơn là dùng một chiếc xe bus lớn hơn, đi trên một con đường to hơn, và tạo thêm nhiều xe để dùng. Tương tự như vậy, với blockchain, các giải pháp On-chain hướng đến trực tiếp tăng công suất của toàn hệ thống, với các block dữ liệu lớn hơn, giải pháp SegWit, xác nhận phân quyền, ….

    Các giải pháp này đòi hỏi phải trực tiếp thay đổi cấu trúc của hệ thống blockchain, điều này đồng nghĩa với yêu cầu về sự đồng thuận trên toàn nền tảng Ethereum, Bitcoin – có thể thấy đây là một điều kiện tương đối cao, nhưng đổi lại độ lan tỏa của bản cập nhật được đảm bảo.

    2.2 Off-chain – Sự cải tiến đến từ bên ngoài

    Khác với sự can thiệp trực tiếp của On-chain, nhóm Off-chain hướng đến các giải pháp không gây biến đổi đến hiện trạng của hệ thống mà tập trung tăng hiệu quả sử dụng những nguồn lực sẵn có hoặc tạo ra các kênh phụ để giảm tải cho mạng chính. Điển hình cho các giải pháp Off-chain có thể nói đến việc “tóm gọn đa giao dịch” – thay vì thực hiện nhiều giao dịch nhỏ, hệ thống sẽ gộp hết các lệnh này vào một giao dịch lớn duy nhất, hay như việc tạo các kênh phụ, các mạng quản lý giao dịch chuyên biệt (Tipbots, Coinbase,…).



    Tuy các giải pháp Off-chain không trực tiếp thay đổi hiện trạng của blockchain, nhưng thực tế để các giải pháp Offchain phát triển, luôn cần phải có một nền tảng công nghệ đã qua cập nhật On-chain.

    Hiện nay các giải pháp tăng quy mô xử lý điển hình nhất cho blockchain Bitcoin và Ethereum có thể kể đến Sharding, SegWit, GHOST, Lightning, Raiden,tăng cỡ block,..v..v…

    Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào giải pháp “Kênh giao dịch” vốn được ứng dụng trong cả Lightning Network của Bitcoin và Raiden Network của Ethereum.

    Với những ai quan tâm về sự phát triển của BItcoin, Lightning Network cũng là một giải pháp cho phép người dùng tạo lập kênh giao dịch trực tiếp, giảm tải những giao dịch quy mô nhỏ với tần suất lớn trên hệ thống của Bitcoin - Và đặc biệt, phiên bản thử nghiệm của Lightning Network đã được phát hành color=#FF6633]bản thử nghiệm Beta vào ngày 15 tháng 3
    [/url]vừa qua.

    Còn trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào ý nghĩa của Raiden Network đối với Ethereum.

    3. Payment Channel – Kênh thanh toán

    Trong các giải pháp thanh toán và truyền tải dữ liệu blockchain truyền thống, cứ sau mỗi một giao dịch đơn lẻ, hệ thống sẽ báo cho các node (giao điểm – hoặc cũng có thể hiểu đây là các máy tính thành viên) và thu về sự xác nhận. Quá trình này như đã nói ở trước, có thể phù hợp với các giao dịch với khối lượng lớn, nhưng hoàn toàn không khả thi đối với các thanh toán nhỏ, ví như trả tiền cho 1 cốc bia chẳng hạn.

    Từ đó, các “Kênh thanh toán” (Payment Channel) được sử dụng.

    Có thể hiểu đơn giản, khi 2 cá nhân, A và B, muốn thực hiện một thanh toán, thay vì kết nối qua blockchain và thực hiện các giao dịch đơn lẻ, 2 người sẽ tạo một kênh giao dịch kết nối trực tiếp với nhau. Nhờ kênh thanh toán trực tiếp này, các giao dịch được dự kiến sẽ được xử lý gần như ngay lập tức, thay vì sự trì hoãn vài chục giây, vài chục phút hay vài tiếng.

    Có thể tham khảo miêu tả quá trình xử lý giao dịch cơ bản như dưới đây:



    Kênh giao dịch sẽ được ứng dụng công nghệ MultiSig (đa chữ ký) nên chỉ khi có sự đồng thuận của cả 2 bên, kênh mới được thiết lập. Đồng thời, vào thời điểm bắt đầu kết nối, blockchain vẫn sẽ được thông báo về quá trình tạo kênh, từ đó vẫn đảm bảo tính minh bạch trong theo dõi giao dịch.

    Và để đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp lặp chi (khi A hoặc B thực hiện thanh toán cùng 1 tài sản cho nhiều bên khác nhau), các bên tham gia sẽ phải gửi kèm một số tiền khi họ “ký” và tạo ra kênh thanh toán – số tiền này sẽ bị “khóa” trong kênh thanh toán và chỉ được giải phóng khi kênh được đóng.

    Tổng khối lượng đặt cọc của cả 2 bên tham gia tạo kênh sẽ chính là hạn mức thu chi của toàn kênh. Trong cả quá trình duy trì kênh thanh toán, khoản tiền được các bên gửi vào sẽ có thể đổi chủ vô số lần. Thay vì phải liên tục cập nhật lên “sổ cái” trên toàn hệ thống, giờ đây chỉ cần cập nhật sổ cái của 2 người tham gia trong cùng một kênh . Từ đó, dù 2 bên có thực hiện bao nhiêu lượt giao dịch, cả quá trình này sẽ chỉ cần phải kết nối với blockchain 2 lần – 1 lần khi thiết lập kênh giao dịch, cộng với 1 lần khi đóng kênh, tổng hợp lại tổng khối lượng giao dịch giữa 2 bên.

    Để có thể liên hệ dễ hơn, một trải nghiệm trên Kênh Thanh toán sẽ diễn ra như sau:

    A là một chủ quán cà phê, và B là một khách hàng. Mỗi ngày B sẽ đến uống cà phê tại cửa hàng của A. Để việc thanh toán được thuận tiện, A và B tạo 1 kênh thanh toán. B sẽ gửi 0.5 ETH và A sẽ không gửi gì cả (vì A là người bán hàng). Vậy qua kênh thanh toán này, mỗi ngày B sẽ đến uống và thanh toán số tiền tương ứng cho bên A. Mỗi lần thanh toán sẽ diễn ra gần như ngay lập tức, nhanh như khi ai đó quẹt thẻ tín dụng. Và khi B sử dụng hết hạn mức của mình, hoặc chỉ đơn thuần muốn qua một quán cà phê khác, kênh thanh toán sẽ được đóng, số tiền được “khóa” trong kênh sẽ được giải phóng và được gửi về ví của từng người.


    Bài viết của nami today
    [/color]


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X